Động cơ đốt trong trở thành cơ chế vận hành thống trị cho ô tô và xe tải trong khoảng 100 năm, nhưng động cơ điện trở nên phổ biến cho những loại xe khác như tàu lửa và xe cỡ nhỏ.Động cơ
Trang 1Đ I H C BÁCH K Ạ Ọ HOA HÀ N I Ộ
TR ƯỜ NG ĐI N – ĐI N T Ệ Ệ Ử - -
BÁO CÁO H C T P : NG D NG VỀỀ XE ĐI NỌ Ậ Ứ Ụ Ệ
Trang 2L I NÓI ĐẦẦUỜ
Sau thời gian gần 4 tháng học tập tại Đại Học Bách Khoa Hà Nội, chúng em cảm nhận được rằng, khác với khi còn học trung học phổ thông, bước vào giảng đường đại học, được tiếp cận với một phương thức đào tạo mới chúng em sẽ phải học tập với một tinh thần hoàn toàn khác, mà điểm khác biệt rõ rệt nhất là chúng em phải thể hiện sự tự chủ, tính độc lập trong học tập Nhưng chúng em luôn vững tin vì biết rằng đồng hành cùng chúng em luôn là các thầy cô giáo – những người đang ngày đêm tận tụy trên giảng đường để truyền đạt cho bao thế hệ sinh viên những kiến thức quý báu cùng những kỹ năng, kinh nghiệm để làm hành trang vào đời
Đặc biệt trong bộ môn Nhập môn ngành điện, được sự phân công ưu ái của nhà trường, chúng em được thực hiện học phần này dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Công Phương Dù mới qua bước đầu làm việc với thầy, em đã cảm nhận được ở thầy sự tận tình, nhiệt huyết vô cùng lớn Dù rất bận bịu, áp lực, thầy đều không hề tiếc thời gian phân tích, chỉ bảo, đưa ra những lời khuyên vô cùng kịp thời và quý báu
Em xin được gửi tới thầy lời biết ơn sâu sắc nhất! Chúng em đã cố gắng hoàn thiện tốt nhất báo cáo này trong khả năng của mình, tuy nhiên do không có nhiều kinh nghiệm nênbản báo cáo này khó tránh khỏi còn nhiều thiếu sót Vì vậy em mong nhận được sự thôngcảm, chỉ bảo của thầy cũng như quý thầy cô giảng viên, giáo vụ của Trường Điện – Điện
tử
Sau cùng , chúng em xin kính chúc các thầy cô Khoa Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa đặc biệt là thầy Nguyễn Công Phương thật nhiều sức khỏe và gặt hái nhiều thành công trong công tác giảng dậy của mình
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 5 tháng 1 năm 2023
Trang 3M C L CỤ Ụ
I GI I THI U CHUNG VỀỀ XE ĐI NỚ Ệ Ệ 5
1, Xe đi n là gì?ệ
2, L ch s ra đ iị ử ờ
3, S phát tri n c a xe đi nự ể ủ ệ 6
4, Xe đi n – L ch s thăng trầầm c a phệ ị ử ủ ươ ệ ừng ti n t ng thách th c đ ngứ ộ c đốốt trongơ
4.1, Quá kh huy hoàngứ 7
4.2, Và l ch s đầầy trăốc trị ử ở 8
4.3, K nguyên c a xe đi n đã đêốnỷ ủ ệ 9
II CẪẤU T O VÀ NGUYỀN LÍ HO T Đ NGẠ Ạ Ộ 11
1, Xe máy đi nệ
1.1, Cầốu t oạ
1.2, Nguyên lí ho t đ ngạ ộ 12
2, Xe ố tố đi nệ
2.1, Cầốu t oạ
2.2, Nguyên lí ho t đ ngạ ộ 13
III Năng lượ ng cho xe đi nệ 14
1 Tầầm quan tr ngọ
2 M t sốố hộ ướ ng nghiên c u và thành t u đi n hình trên thêố gi iứ ự ể ớ 15
2.1, ng d ng cống ngh nano gi m th i gian n p ăốc quyỨ ụ ệ ả ờ ạ 15
2.2, Cống ngh n p đi n khống dầyệ ạ ệ 15
3 M t sốố lo i nguốần s d ng cho ố tố đi nộ ạ ử ụ ệ 16
3.1, Nguốần hốỗn h p cho xe hybridợ 16
3.2, ẮẤc quy chì – axít 16
Trang 43.3, ẮẤc quy Lithium – ion 17
3.4, Pin nhiên li u – Fuel Cellệ 17
3.5, Siêu t đi n – Ultra-Capacitorụ ệ 18
4 Phươ ng pháp s c cho xe đi n và gi i phápạ ệ ả 18
4.1, Tr m s c xe đi n năng lạ ạ ệ ượ ng m t tr i là gì?ặ ờ 18
4.2, T i sao tr m s c xe đi n năng l ng m t tr i tr thành xu ạ ạ ạ ệ ượ ặ ờ ở hướ 1ng? 4.3, u đi m c a tr m s c năng lƯ ể ủ ạ ạ ượ ng m tặ tr iờ 19
4.4, Các chêố đ tr m s c xe đi n năng lộ ạ ạ ệ ượ ng m t tr iặ ờ 20
5 So sánh đ ng c đi n v i đ ng c đốốt trongộ ơ ệ ớ ộ ơ 21
6 Thu n l i và h n chêố c a xe đi nậ ợ ạ ủ ệ 23
6.1, Thu n l iậ ợ 23
6.2, H n chêốạ
IV NG D NG C A XE ĐI NỨ Ụ Ủ Ệ 25
1 S tăng tr ng trong năm 2022 ự ưở 25
2 Tiêầm năng phát tri nể 27
2.1, Các chính sách v i ngành cống nghi p xe đi nớ ệ ệ 27
2.2, H thốống tr m s cệ ạ ạ 28
2.3, Cống ngh pinệ 29
V CÁC NGÀNH H C LIỀN QUANỌ 30
VI T NG KỀẤTỔ
Trang 5I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE ĐIỆN
1, Xe điện là gì?
Xe điện hay xe chạy bằng điện là một phương
tiện giao thông sử dụng một hoặc nhiều động cơ
điện để tạo lực đẩy Xe điện có thể sử dụng bộ gom
dòng, với điện từ bên ngoài xe, hoặc có thể chạy tự
động bằng pin (đôi khi được sạc bằng tấm quang
năng, hoặc bằng pin nhiên liệu hay máy phát
điện) Xe điện bao gồm tàu và xe đường bộ, xe mặt
nước và xe dưới nước, máy bay điện và tàu vũ trụ
điện
2, Lịch sử ra đời
Xe điện lần đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ 19, khi mà điện là phương pháp ưa chuộng cho động cơ xe đường bộ, với sự thoải mái và dễ vận hành hơn xe chạy xăng thời bấy giờ Động cơ đốt trong trở thành cơ chế vận hành thống trị cho ô tô và xe tải trong khoảng 100 năm, nhưng động cơ điện trở nên phổ biến cho những loại xe khác như tàu lửa và xe cỡ nhỏ
Động cơ điện có nguồn gốc từ năm 1827, khi mục sư người Hungary Ányos Jedlik chế tạo động cơ điện thô sơ nhưng khả dụng đầu tiên, cùng với stator, rotor, và commutator; một năm sau, ông dùng nó cho một chiếc ô tô tí hon Năm 1835 , thợ rèn và nhà sang chế người Mỹ Thomas Davenport chế tạo một tàu điện đồ chơi , chạy bằng một động cơ điện đơn giản
Xe điện sản xuất hàng loạt xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1900 Năm
1902, công ty ô tô Studebaker gia nhập thị trường ô tô với xe điện, mặc dù công ty cũng bắt đầu bán xe chạy xăng từ năm 1904 Tuy nhiên, với sự ra đời của dây chuyền lắp ráp ô
tô ít tốn kém bởi Ford, thị phần ô tô điện giảm sút đáng kể
Đa số nhà sản xuất ô tô dân dụng chọn xe chạy xăng trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 20, tuy nhiên xe tải điện vẫn được sử dụng cho đến những năm 1920 Một số thay đổi đã làm giảm sút sự phổ biến của xe điện Cơ sở hạ tầng đường xá được cải thiên yêu cầu quãng đường đi lớn hơn so với mứcthông thường của xe điện, và việc phát hiện những mỏ dầu lớn tại Texas, Oklahoma, và California hạ giá thành xăng dầu, giúp giá xe động cơ đốt trong rẻ hơn trên quãng đường dài Xe điện nhiều lúc được quảng cáo là xe cao cấp cho phụ nữ, phần nào có thể đã khiến nam giới không ưa chuộng Ngoài ra, xe động cơ đốt trong trở nên dễ dàng vận hành hơn với sự ra đời của starter điện bởi CharlesKettering năm 1912,khiến việc dùng thanh quay bằng tay không còn cần thiết eliminated the need of a hand crank for starting a gasoline engine, và tiếng ồn của xe đốt trong được
Trang 6khắc phục với sự sáng chế của bộ giảm thanh động cơ bởi Hiram Percy Maxim năm
1897 Cuối cùng, quy trình sản xuất hàng loạt xe chạy xăng bởi Henry Ford năm 1913 hạ giá thành của xe chạy xăng đáng kể so với xe điện
Edison và 1 chiếc Detroit Electric mẫu 47 năm 1947
3, Sự phát triển của xe điện
Trong thế kỷ 21, xe điện chứng kiến sự trỗi dậy trở lại nhờ vào những tiến bộ công nghệ và nỗ lực tập trung vào năng lượng tái tạo và giảm thiểu tác động của giao thông vận tải lên biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, và những vấn đề môi trường
khác Project Drawdown miêu tả xe điện là một trong 100 giải pháp hiện đại tốt nhất để giải quyết biến đổi khí hậu
Chính phủ các nước, bao gồm Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, bắt đầu giới thiệu các ưu đãi dành cho xe điện từ cuối thập niên 2000, dẫn đến thị trường xe điện ngày càng phát triển kể từ 2010 Sự quan tâm của người dân ngày càng tăng cùng với những kế hoạch phát triển xanh, đặc biệt kể từ sau đại dịch COVID-19, được kỳ vọng sẽ khiến thị trường xe điện tiếp tục tăng trưởng Trong đại dịch COVID-19, các đợt phong tỏa đã giảm lượng khí nhà kính thải ra từ các phương tiện chạy bằng xăng hay dầu diesel Năm
2021, Cơ quan Năng lượng Quốc tế nói rằng chính phủ nên nỗ lực nhiều hơn trong việc
Trang 7tăng từ 2% thị phần toàn cầu năm 2016 lên 30% năm 2030, với hầu hết sự tăng trưởng dựkiến diễn ra ở Trung Quốc, Bắc Mỹ, và châu Âu Một đánh giá năm 2020 cho rằng nhữngnước đang phát triển ít có khả năng sử dụng xe điện 4 bánh rộng rãi, nhưng xe điện 2 bánh có thể tăng trưởng mạnh Xe điện 2 bánh và 3 bánh có nhiều hơn bất kỳ loại xe điệnnào khác.
Xe điện 3 bánh Super Winner
4, Xe điện – Lịch sử thăng trầm của phương tiện từng thách thức động cơ đốt trong
4.1, Quá khứ huy hoàng
Có một thực tế mà nhiều người không biết rằng xe điện thậm chí đã ra đời trước cả khi những chiếc xe chạy bằng động cơ đốt trong được vận hành Tại Scotland, Robert Davidson
đã chế tạo một chiếc xe tải chạy bằng động cơ điện từ năm 1837 Những chiếc xe buýt chạy pin đã từng chạy trên các đường phố châu Âu, khởi đầu từ Paris năm 1881, sau đó lan nhữngthành phố khác như London, Berlin hay thậm chí cả New York tại Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ thời kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ hai, xe điện so kè với xe động cơ đốttrong trên thị trường Công ty Vận chuyển và vận tải hành khác Detroit thậm chí còn vận
Trang 8hành một đội taxi lên đến cả trăm chiếc Thời điểm này, do công nghệ của xe động cơ đốt trong còn hạn chế, chúng còn ồn và tỏa ra mùi khó chịu từ nhiên liệu cũng như các chất bôi trơn, nên xe điện có phần chiếm ưu thế hơn, nhất là đối với phụ nữ nhờ sự êm ái cũng như không tỏa ra mùi khó chịu của mình Ngay cả vợ của ông trùm xe hơi Henry Ford cũng sử dụng một chiếc xe điện từ Detroit Electric đến tận năm 1930 cũng vì lí do này
4.2, Và lịch sử đầy trắc trở
Tại Hoa Kỳ thời kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ hai, xe điện so kè với xe động cơ đốttrong trên thị trường Công ty Vận chuyển và vận tải hành khác Detroit thậm chí còn vận hành một đội taxi lên đến cả trăm chiếc Thời điểm này, do công nghệ của xe động cơ đốt trong còn hạn chế, chúng còn ồn và tỏa ra mùi khó chịu từ nhiên liệu cũng như các chất bôi trơn, nên xe điện có phần chiếm ưu thế hơn, nhất là đối với phụ nữ nhờ sự êm ái cũng như không tỏa ra mùi khó chịu của mình Ngay cả vợ của ông trùm xe hơi Henry Ford cũng sử dụng một chiếc xe điện từ Detroit Electric đến tận năm 1930 cũng vì lí do này
Trang 9
Tuy nhiên, vẫn có những dự đoán về sự phát triển cũng như xu hướng xe điện ngay từ giữa thế kỉ 20 Tay viết David Ash đã tiên đoán về sự thống trị trong tương lai của những mẫu xe điện từ năm 1967, như là một biện pháp giảm ô nhiễm từ khí thải nhà kính phát sinh
từ việc đốt cháy nhiên liệu Chuyên gia năng lượng Edwin F.Shelly cũng đã khuyến khích việc sản xuất xe điện từ những năm 80 sau thời kỳ khủng hoảng dầu mỏ tại Hoa Kỳ Nhưng đáng tiếc là thời kỳ đó xe điện đã không đạt được bước tiến nổi bật nào
4.3, Kỷ nguyên của xe điện đã đến
Chuyên gia ô tô từ lâu đã đánh giá Xe điện (EV) là quá đắt, bất tiện và không thực
tế Nhưng mọi chuyện đã thay đổi vào năm 2022, EV đã không còn là “đồ chơi” của riêng giới công nghệ và các nhà bảo vệ môi trường mà dần trở thành một phương tiện
“khá hợp lý” cho người dùng phổ thông
Trang 10Nhận ra tiềm năng của ngành EV, hàng chục tỷ USD đang được đổ vào các dây chuyền sản xuất, với quyết tâm cho ra đời những mẫu xe mới, những công nghệ pin tân tiến…
Hiện tại, không chỉ riêng Tesla với những dòng xe điện nổi trội như Tesla Model S, nhiều thương hiệu xe hơi lớn khác trên thế giới đều đang sở hữu ít nhất một mẫu xe hơi điện cho riêng mình, có thể kể đến BMW với mẫu i3, Audi với mẫu e-tron, Hyundai thì có mẫu Ioniq VinFast của Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc chơi khi sở hữu mẫu VF e34 hay mẫu VF8 đã ra mắt bản thương mại, cùng với mẫu VF9 đang được bàn giao
Trang 11II CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG
1, Xe máy điện
1.1, Cấu tạo
Một chiếc xe máy điện sẽ bao gồm 4 phần chính như sau :
- Động cơ xe máy điện : Gồm 2 loại là động cơ có chổi than và động cơ không có chổi than
+ Động cơ có chổi than được xuất hiện từ thời điểm bắt đầu có dòng xe máy điện Đây là loại động cơ khá phổ biến, chạy khỏe và có thiết kế đơn giản tuy nhiên nó lại tiêu thụ lượng điện năng lớn vì thế với mỗi lần sạc điện nó sẽ khiến xe máy điện di chuyển được quãng đường không dài và người dùng cũng phải sạc thường xuyên hơn Ngoài ra nếu sử dụng loại động cơ này thì sau một thời gian bạn còn phải thay chổi than cho nó
Do vậy, nó không được ứng dụng nhiều như động cơ không chổi than
+ Với các động cơ không chổi than thì hoạt động rất bền bỉ, không phải thay thế gì trong quá trình dùng Đặc điểm nhận dạng của loại động cơ này là nó được thiết kế nằm ởbánh xe Tuy vậy, loại động cơ này lại có giá thành khá đắt đỏ
- Tay ga điều khiển
+ Hệ thống tay ga điều khiển của xe máy điện cũng nằm ở bên tay phải như các loại
xe máy thông thường khác Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm biến từ 3 chân kết hợpvới một nam châm hình khuyên giúp quét qua cảm biến khi người dùng vặn tay ga và nhờ đó giúp xe có thể di chuyển
- Bình điện xe máy điện
+ Đây là bộ phận lưu trữ điện năng cung cấp cho hoạt động của xe máy điện và là một bộ phận không thể thiếu được và có ảnh hưởng tới quãng đường và tốc độ tối đa của xe
+ Hiện nay trên thị trường thì có 2 loại bình điện đó là ắc quy và pin Lithium Ắc quy tuy có giá thành rẻ hơn nhưng nó lại có độ bền kém hơn và khối lượng nặng hơn các loại pin Lithium rất nhiều Do vậy, nó được dùng trong các dòng xe từ đời đầu tiên, còn hiện tại thì pin Lithium đang dần thay thế
- Bo mạch điều khiển
Trang 12+ Hệ thống bo mạch này bắt tín hiệu từ điều khiển của tay ga xe đạp điện để đưa ra dòng điện thích hợp tới động cơ giúp xe có thể di chuyển được Hệ thống này còn có nhiệm vụ cung cấp điện cho hệ thống đèn trên xe Hiện nay thì hệ thống bo mạch còn được tích hợp cả các tính năng thông minh khác như hiển thị mức năng lượng, tốc độ xe khi di chuyển.
1.2, Nguyên lí hoạt động
Động cơ trong xe máy điện được cấu tạo gồm phần vỏ và phần lõi Phần vỏ có chứcnăng bảo vệ cho động cơ tránh được những tác nhân của môi trường Bên trong vỏ có nam châm giúp động cơ quay được khi có dòng điện đi qua lõi Phần lõi được cấu tạo từ những cuộn dây đồng, bao gồm trục và các mắt động cơ Khi dòng điện truyền qua lõi của động cơ xe đạp điện thì sẽ xuất hiện từ trường Sự tương tác giữa 2 từ trường của roto
và stator sẽ tạo ra chuyển động gọi là mô men Chuyển động này làm quay động cơ từ và làm bánh xe chuyển động và làm xe có thể di chuyển
2, Xe ô tô điện
2.1, Cấu tạo
Cấu tạo của xe ô tô điện đơn giản hơn rất nhiều so với xe ô tô xăng Các thành phần chính của một chiếc xe điện bao gồm:
Trang 13Ắc quy xe điện (pin lưu trữ năng lượng): Hoạt động như một hệ thống lưu trữ điện, pin cung cấp năng lượng cho các động cơ điện trên xe Nó sẽ lưu trữ năng lượng dạng dòng điện 1 chiều DC
Bộ chuyển đổi DC/DC: Chuyển đổi điện áp cao từ ắc quy xe điện thành điện ápthấp (12V) để cung cấp cho các phụ kiện trên xe và sạc lại ắc quy phụ
Động cơ điện: Là thành phần chính của xe điện, động cơ chuyển đổi năng lượngđiện thành động năng và làm quay các bánh xe Ngoài ra, động cơ điện còn một tính năngquan trọng khác là tái tạo năng lượng nhờ cơ chế phanh Khi phanh xe, dòng điện xoaychiều sẽ chuyển thành dòng điện một chiều để lưu trữ lại trong pin và sử dụng trongtương lai
Bộ biến tần: Có chức năng biến đổi dòng điện một chiều (DC) trên ắc quy thànhdòng điện xoay chiều (AC) để sử dụng cho động cơ điện Ngoài ra, biến tần còn thực hiệnchuyển đổi dòng điện xoay chiều khi phanh thành dòng điện một chiều để sạc lại cho ắcquy
Cổng sạc: Cho phép sạc điện cho ắc quy với nguồn điện bên ngoài
Bộ sạc trên bo mạch: Bộ sạc này được tích hợp trên xe để chuyển đổi dòng điệnxoay chiều (AC) từ cổng sạc thành dòng điện một chiều (DC) để sạc cho ắc quy
Bộ điều khiển: Điều chỉnh năng lượng điện từ pin đến động cơ điện Nó xác địnhtốc độ của ô tô khi người lái đạp chân ga và tần số biến thiên của điện áp được đưa vàođộng cơ Nó cũng kiểm soát mô-men xoắn được tạo ra
Ắc quy phụ: Cung cấp nguồn năng lượng điện cho các phụ tùng trong xe điện.Trong trường hợp không có ắc quy chính, các ắc quy phụ sẽ tiếp tục nạp điện cho xe
Hệ thống nhiệt (làm mát): Hệ thống này duy trì nhiệt độ thích hợp cho động cơđiện, các thiết bị điện tử và các bộ phận khác
Truyền động (điện): Truyền năng lượng cơ học từ động cơ điện đến các bánh xe
Trang 14Cụ thể đối với một chiếc ô tô chạy hoàn toàn bằng điện, sau khi đạp bàn đạp, ô tô sẽhoạt động như sau:
Bộ điều khiển lấy và điều chỉnh năng lượng điện từ pin và biến tần
Với bộ điều khiển được thiết lập, biến tần sau đó sẽ gửi một lượng năng lượngđiện nhất định đến động cơ (theo độ sâu của áp lực lên bàn đạp)
Động cơ điện chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ học (quay)Vòng quay của roto động cơ làm quay bộ truyền động để các bánh xe quay và sau
đó ô tô chuyển động
III Năng lượng cho xe điện
Trong ô tô điện, vấn đề dự trữ và quản lý dòng năng lượng luôn là vấn đề phức tạp, gây hạn chế các tính năng của xe Các nghiên cứu trên thế giới đặt ra mục tiêu đối với hệ thống nguồn là tăng khả năng lưu trữ năng lượng, giảm kích thước và trọng lượng đồng thời phải có sự linh hoạt trong khả năng quản lý, phân phối và điều khiển dòng năng lượng trong các chế độ hoạt động của xe Trên thực tế, nguồn năng lượng là vấn đề được quan tâm hàng đầu, cũng là lĩnh vực được đầu tư lớn nhất trong những nghiên cứu về ô tôđiện hiện nay
1 Tầm quan trọng
Nguồn năng lượng được coi là vấn đề lớn nhất trong ô tô điện, nó được sự quan tâmđặc biệt của các nhà nghiên cứu trong cả giới hàn lâm và giới công nghiệp Khi ô tô điện
Trang 15trở thành một sản phẩm thương mại thì những vấn đề liên quan đến nguồn năng lượng cũng là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng
2 Một số hướng nghiên cứu và thành tựu điển hình trên thế giới
Những nghiên cứu về hệ thống nguồn năng lượng trên thế giới rất đa dạng và phongphú, khó có thể được trình bày một cách đầy đủ trong khuôn khổ một bài báo cáo Trong phần này, một số hướng nghiên cứu và thành tựu nổi bật trên thế giới sẽ được điểm qua
có được cái nhìn bao quát với những hướng nghiên cứu khác nhau
2.1, Ứng dụng công nghệ nano giảm thời gian nạp ắc quy
Thời gian nạp ắc quy là một trong những mối quan tâm lớn nhất của cả nhà khoa học, nhà sản xuất và người sử dụng ô tô điện Loại ắc quy được sử dụng nhiều nhất cho ô
tô điện hiện nay là ắc quy Lithium (sẽ được đề cập tới ở phần sau), cùng loại với pin máy tính xách tay và điện thoại di động mà chúng ta hay sử dụng Ta thấy rằng, thời gian để nạp đầy pin cho một chiếc điện thoại hay máy tính mất từ 30 phút tới hơn một tiếng đồng
hồ Với một chiếc ô tô điện, thời gian nạp trung bình 8 giờ, quá lâu khi so sánh với thời gian đổ đầy một bình xăng vốn chỉ khoảng ba phút Đây rõ ràng là một điểm yếu lớn của
ô tô điện cần phải được khắc phục
2.2, Công nghệ nạp điện không dây
- Nạp điện không dây (Wireless Power Transfer), còn được biết đến với tên gọi nạp điện cảm ứng (Inductive Charging) không phải là một công nghệ quá mới mẻ Công nghệnày đã được ứng dụng để nạp điện cho một số thiết bị điện tử cầm tay như điện thoại di động Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ này để nạp điện cho ô tô vẫn còn nhiều vấn đềcần nghiên cứu
- Về mặt nguyên lý truyền tải năng lượng, nạp điện không dây không khác gì chiếc bếp từ đã trở nên phổ biến trong nhiều gia đình Thiết bị gồm cuộn sơ cấp nối với nguồn
và cuộn thứ cấp nối với tải Cuộn sơ cấp được cấp điện xoay chiều tần số cao, tần số này càng cao thì hiệu suất truyền tải càng lớn Dòng điện xoay chiều sinh ra từ trường biến thiên, cảm ứng qua cuộn thứ cấp và sinh ra dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp
- Vấn đề an toàn, nhiễu điện từ, khoảng cách và hiệu suất của nạp không dây được đặt
ra khi sử dụng ở công suất lớn cho ô tô điện Những thí nghiệm ban đầu tại Trung tâm nghiên cứu của giáo sư Hori tại Đại học Tokyo, Nhật Bản (Hori-lab) cho thấy tại khoảng cách lớn, với tần số cao, nạp không dây vẫn có hiệu suất tốt Những vấn đề về an toàn và nhiễu vẫn đang được nghiên cứu