1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận vai trò của lao động phi chính thức trongquá trình phát triển kinh tế tại thành phố đà nẵng

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Lao Động Phi Chính Thức Trong Quá Trình Phát Triển Kinh Tế Tại Thành Phố Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Thị Diệu Linh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh Tế Nguồn Nhân Lực
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 886,18 KB

Nội dung

Đặc biêt, hậu quả của đại dịch Covid-19 trực tiếp làm suy giảm cơ hội việc làm, đẩy lao động ra khỏi khu vực chính thức và sang làm công việc phi chính thức, và tình hình kinh tế nhìn ch

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ



MÔN: KINH TẾ NGUỒN NHÂN LỰC

Đ

ề tài:

VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC TRONG

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Họ & tên học viên : Nguyễn Thị Diệu Linh

Trang 2

MỤC LỤC

1 Tính cấp thiết của đề tài 2

2 Mục tiêu của đề tài 2

Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN NHÂN TỐ LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 3

1.1 Khái niệm 3

1.1.1 Người lao động 3

1.1.2 Việc làm phi chính thức 3

1.1.3 Người lao động phi chính thức 3

1.2 Vai trò của lao động phi chính thức 4

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động phi chính thức 5

Chương II THỰC TRẠNG CỦA NGUỒN LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 7

2.1 Thực trạng hiện tại cho lao động phi chính thức ở Việt Nam hiện nay 7

2.2 Thực trạng hiện nay của lao động phi chính thức tại thành phố Đà Nẵng 8

2.2.1 Sự gia tăng của lao động phi chính thức: 8

2.2.2 Sự đóng góp đáng kể vào nền kinh tế và đa dạng hóa nguồn lực 9

2.2.3 Vấn đề về quyền lợi và bảo vệ xã hội 9

2.2.4 Tác động của COVID-19 9

2.2.5 Phương pháp quản lý và chính sách 10

2.3 Đánh giá thực trạng về nguồn lao động phi chính thức tại địa bàn thành phố Đà Nẵng 11

2.3.1 Thành tựu 11

2.3.2 Hạn chế 12

Chương III ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUYỀN LỢI CỦA LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2023 – 2030 14

3.1 Một số khả năng tương lai cho lao động phi chính thức cho giai đoạn 2023-2030 14

3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao quyền lợi của lao động phi chính thức tại thành phố Đà Nẵng tại giai đoạn 2023 - 2030 15

3.2.1 Tạo ra hợp đồng lao động linh hoạt: 15

3.2.2 Hoàn thiện cơ chế, chính sách để khuyến khích người lao động và người sử dụng lao động thực hiện ký kết hợp đồng, tham gia BHXH 15

3.2.3 Cung cấp đào tạo và phát triển kỹ năng: 15

3.2.4 Tạo cơ hội việc làm, khởi nghiệp theo hướng bên vững: 15

3.2.5 Thu hút lao động phi chính thức tham gia BHXH 16

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

1

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh mục tiêu biến Việt Nam thành một quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 đang trở nên rõ ràng Hiện tại, Việt Nam hiện có hơn 36 triệu lao động tham gia vào

nhận làm các công việc dễ tổn thương, không được đóng bảo hiểm xã hội, không có hợp đồng lao động Đặc biêt, hậu quả của đại dịch Covid-19 trực tiếp làm suy giảm cơ hội việc làm, đẩy lao động ra khỏi khu vực chính thức và sang làm công việc phi chính thức, và tình hình kinh tế nhìn chung suy yếu của nhiều hộ gia đình sẽ buộc nhiều người phải tìm kiếm bất cứ loại hình việc làm nào có thể để làm thường, sẽ là ệc làm vi phi chính thức Dẫn đến một hệ lụy vô cùng lớn khi mà các người lao động phi chính thức không được bảo hộ quyền cơ bản và phải chịu rủi ro về kinh tế

Mặc dù việc làm phi chính thức tồn tại ở mọi quốc gia, nhưng mỗi quốc gia cần một phương pháp riêng biệt để giảm tỷ lệ việc làm phi chính thức Các chính sách phải linh hoạt và phù hợp với đặc điểm và nguyên nhân cụ thể của từng trường hợp việc làm phi chính thức

Là một trong những thành phố trọng điểm của quốc gia, sự hiện diện của lao động phi chính thức tại Đà Nẵng không chỉ đóng góp cho sự phát triển kinh tế của thành phố mà còn đảm bảo rằng nhiều người dân tại địa phương có cơ hội kiếm thu nhập và cải thiện cuộc sống của họ Tuy nhiên, cần xem xét cẩn thận các biện pháp hỗ trợ và quản lý để đảm bảo rằng quyền lợi và điều kiện làm việc của họ được bảo vệ Nhận thức được tầm quan trọng đó, tác giả lựa chọn “Vai trò của lao động phi chính thức trong quá trình phát triển kinh tế tại thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu sâu hơn và từ đó đưa ra những giải pháp cải thiện quản lý, bảo vệ quyền lợi lao động và tạo điều kiện tốt hơn cho lao động phi chính thức tham gia vào nền kinh tế

2 Mục tiêu của đề tài

Một là, phân tích về vai trò và sức ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực trong thực trạng lao động phi chính thức tại ở địa bàn thành phố Đà Nẵng Và phân tích các xu hướng và nghiên cứu các yếu tố tác động lên lao động phi chính thức, cũng như các vấn đề liên quan đến quyền lợi lao động và bảo vệ xã hội Điều này bao gồm việc xem xét cách mà lao động phi chính thức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, sự đa dạng hóa nguồn nhân lực và sự đóng góp vào các ngành kinh

tế cụ thể

Hai là, đề xuất các chính sách và giải pháp để tận dụng tiềm năng và giải quyết các thách thức liên quan đến lao động phi chính thức tại Đà Nẵng và xu hướng của nguồn lao động phi chính thức đến năm 2030

Trang 4

Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN NHÂN TỐ LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 1.1 Khái niệm

1.1.1 Người lao động

Theo pháp luật Việt Nam, người lao động[là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người

sử dụng lao động Người lao động có thể là người lao động phổ thông, lao động chân tay hoặc lao động trí óc

1.1.2 Việc làm phi chính thức

Đặc trưng của lao động phi chính thức là có trình độ chuyên môn thấp Trình độ càng cao thì

tỷ lệ lao động phi chính thức càng giảm, xu hướng này quan sát được qua nhiều năm và ở cả hai giới, nam và nữ

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), việc làm phi chính thức bao gồm tất cả các thỏa thuận việc làm trong đó không trang bị cho cá nhân người lao động sự bảo vệ về mặt pháp lý hoặc xã hội thông qua công việc của họ, do đó khiến họ dễ gánh chịu các rủi ro kinh tế Định nghĩa này bao gồm cả người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức và người lao động làm việc phi chính thức bên ngoài khu vực phi chính thức Ở Việt Nam, hầu hết các việc làm thuộc khu vực KTPCT được coi là việc làm phi chính thức

1.1.3 Người lao động phi chính thức

Người lao động có việc làm phi chính thức (còn gọi là lao động phi chính thức) là những người làm các công việc mà theo luật định hoặc trên thực tế không được pháp luật lao động bảo

vệ, không phải đóng thuế thu nhập hoặc không được hưởng các chế độ bảo trợ xã hội và chế độ việc làm khác (như không được thông báo trước về việc sa thải, không được trợ cấp thôi việc, không được trả lương hàng năm hoặc không được nghỉ phép khi ốm đau,… ) Công việc đó thường không được khai báo, có tính chất tạm thời hoặc ngắn hạn, có số giờ làm việc hay mức lương dưới ngưỡng quy định, đôi khi không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật Theo định nghĩa này, người lao động tự làm và người chủ cơ sở được xác định là lao động phi chính thức khi cơ sở làm việc của họ thuộc khu vực phi chính thức Tất cả lao động gia đình không được trả công trả lương đều được xác định là lao động phi chính thức Lao động làm công hưởng lương không có hợp đồng lao động, không được người chủ sử dụng lao động chi trả bảo hiểm xã hội hoặc không có các cam kết nào đảm bảo các phúc lợi xã hội trong lĩnh vực lao động cũng được xác định là lao động phi chính thức bất kể họ làm trong cả cơ sở thuộc khu vực chính thức hay phi chính thức [1]

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam có đề cập về lao động có việc làm phi chính thức thức là những người có việc làm thuộc một trong năm nhóm sau

3

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

- Người chủ của cơ sở, lao động tự làm trong khu vực phi chính thức;

đồng lao động nhưng không được cơ sở tuyển dụng đóng bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc;

nông, lâm nghiệp và thủy sản

Ví dụ:

dự án xây dựng thời vụ Họ thường làm việc theo yêu cầu và không có hợp đồng lao động chính thức với các công ty xây dựng Thường xuyên, họ làm việc trong các dự

án cụ thể và sau đó đi tìm công việc khác khi dự án hoàn thành

nhiều nhân viên làm việc thời vụ hoặc theo ca làm việc Họ thường không có cam kết làm việc lâu dài và thường thay đổi chỗ làm việc theo mùa du lịch hoặc nhu cầu của nhà hàng và khách sạn

Những ví dụ trên cho thấy rằng lao động phi chính thức thường làm việc trong các công việc không đòi hỏi cam kết dài hạn và thường không được bảo vệ bởi quyền lợi lao động và bảo vệ xã hội như lao động chính thức

1.2 Vai trò của lao động phi chính thức

Lao động phi chính thức có chiếm một bộ phận lực lượng lao động tương đối lớn Xem xét về không gian, khu vực phi chính thức có địa bàn rất rộng, bao gồm cả kinh tế phi chính thức ở nông thôn (người lao động làm phi nông, lâm nghiệp và ngư nghiệp) cũng như kinh tế phi chính thức ở thành thị Đây có thể xem là thị trường lao động “vùng đệm”, tạo cơ hội việc làm cho người lao động hướng tới thị trường lao động hoàn hảo, đạt được sự nhất thể hóa thành, thúc đẩy quá trình hội nhập của họ vào khu vực kinh tế chính thức của quốc gia, cả ở thành thị lẫn nông thôn Dưới đây là một số vai trò quan trọng của lao động phi chính thức:

thích nghi nhanh với thay đổi trong nhu cầu thị trường lao động Họ có thể đi làm việc tại nhiều công ty hoặc ngành công nghiệp khác nhau mà cần sự linh hoạt trong việc tạo nguồn lao động

ngành công nghiệp mà có sự cần đến tăng cường lao động trong các mùa cao điểm hoặc trong các dự án đặc biệt Họ đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thị trường lao động mà không cần tạo ra nhiều cam kết dài hạn

Trang 6

- Sự đa dạng hóa nguồn nhân lực: Lao động phi chính thức thường bao gồm các người lao động có kỹ năng và kinh nghiệm đặc biệt trong các lĩnh vực cụ thể Sự đa dạng hóa này

có thể làm cho nền kinh tế mạnh mẽ hơn và tạo ra cơ hội phát triển trong các ngành khác nhau

lực lên thị trường lao động chính thức, giúp đảm bảo rằng công việc ổn định và quyền lợi lao động được bảo vệ

làm chủ doanh nghiệp Họ có thể tạo ra các doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần vào sự đa dạng hóa của nền kinh tế và tạo ra việc làm cho họ cũng như người khác

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng lao động phi chính thức thường đối diện với các thách thức liên quan đến quyền lợi và bảo vệ xã hội Cần có chính sách và quản lý thích hợp để đảm bảo rằng họ nhận được sự bảo vệ và quyền lợi xứng đáng

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động phi chính thức

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc xuất hiện và phát triển của lao động phi chính thức, có thể kể đến như:

a Kinh tế:

làm chính thức, người lao động có thể buộc phải tìm kiếm các công việc phi chính thức để duy trì cuộc sống

cung cấp các phúc lợi như bảo hiểm xã hội, khiến nhiều người chọn lao động phi chính thức để kiếm thu nhập ngay lập tức

b Chính trị và Pháp lý:

khó khăn cho sự phát triển của lao động phi chính thức Chính sách quản lý và kiểm soát lao động có thể thúc đẩy hoặc ngăn chặn sự phổ biến của lao động phi chính thức

c Xã hội và Văn hóa:

khả năng tìm kiếm việc làm chính thức Những người có giáo dục và kỹ năng thấp hơn có thể gặp khó khăn hơn trong việc tìm việc chính thức

hưởng đến sự chấp nhận của lao động phi chính thức Ở một số nơi, họ đặt vấn đề có thể tạo ra nguồn thu nhập quan trọng hơn việc được ký hợp đồng lao động hay có bảo

hộ chính phủ

d Công nghiệp và Ngành nghề:

5

Trang 7

- Ngành công nghiệp không chính thức: Các ngành nghề như nông nghiệp, xây dựng,

và dịch vụ có thể có nhiều lao động phi chính thức hơn do yêu cầu công việc mùa vụ hoặc tăng cường theo nhu cầu thị trường

e Công nghệ và Thị trường lao động:

biến đổi trong thị trường lao động, làm giảm nhu cầu về lao động chính thức trong một số ngành công nghiệp

lao động đàn hồi có thể thúc đẩy sự phát triển của lao động phi chính thức

Những nhân tố này có thể tương tác và ảnh hưởng đến sự xuất hiện và phát triển của lao động phi chính thức theo nhiều cách Những ảnh hưởng này này đòi hỏi sự quan tâm từ phía chính phủ

và các tổ chức xã hội để cải thiện điều kiện làm việc và đảm bảo quyền lợi của lao động phi chính thức

Trang 8

Chương II THỰC TRẠNG CỦA NGUỒN LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC

TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1 Thực trạng hiện tại cho lao động phi chính thức ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam đang trong thời kỳ có số lượng dân số ở độ tuổi lao động cao gấp đôi so với dân số

ở ngoài độ tuổi lao động Hằng năm, hơn 75% dân số trong độ tuổi lao động tham gia vào thị trường lao động Mặc dù vậy, đa số người lao động Việt Nam đang phải làm các công việc phi chính thức, thiếu bảo hiểm xã hội và hợp đồng lao động Điều này là một thực tế không thể tránh khỏi

Dựa theo Tổng Cục Thống kê tính đến năm 2021, Việt Nam có 33,6 triệu lao động làm việc phi chính thức, chiếm 68,5% tổng số lao động có việc làm Tuy tỷ lệ này thấp hơn so với một số nước trong khu vực như Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, nhưng vẫn cao so với nhiều nước trên thế giới

Lao động phi chính thức của Việt Nam không chỉ hoạt động trong khu vực phi chính thức mà còn làm việc trong khu vực chính thức Trong năm 2021, gần 6 triệu lao động phi chính thức của Việt Nam tham gia vào khu vực chính thức, trong đó 47,8% là hộ sản xuất kinh doanh cá thể và 36,9% là làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân Điều này đòi hỏi sự quan tâm và theo dõi tiếp tục từ các cơ quan chức năng

Khu vực nông thôn có tỷ lệ lao động phi chính thức cao hơn khu vực thành thị, chiếm 77,9%

so với 52,0%, và đang đối mặt với nhiều khó khăn hơn

Năm 2021, có đến 42 trong số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tỷ lệ lao động phi chính thức trên 70%, thậm chí nhiều tỉnh còn trên 80% (26 tỉnh) và dường như có mối liên hệ thuận chiều giữa tỷ lệ lao động phi chính thức với tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực NLNTS và tỷ lệ hộ nghèo của các tỉnh Những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao với tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực NLNTS cao thường sẽ có tỷ lệ lao động phi chính thức cao Ngược lại, những tỉnh phát triển tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất có tỷ trọng lao động trong nông nghiệp nhỏ thì tỷ lệ lao động phi chính thức cũng ở mức thấp hơn

Lao động phi chính thức thường làm các công việc giản đơn, ít đòi hỏi trình độ kỹ năng hoặc trình độ chuyên môn kỹ thuật Khoảng 35,3% lao động phi chính thức làm nghề giản đơn, chiếm

tỷ trọng cao nhất các nhóm nghề

Có đến 97,8% lao động phi chính thức không tham gia vào bất kì một loại hình bảo hiểm nào, 35,5% trong số họ là lao động làm công hưởng lương Chỉ có một tỷ lệ nhỏ (2,1%) người lao động phi chính thức cho biết họ có tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện Tỷ lệ tham gia bảo hiểm

xã hội TN của người lao động tăng rất chậm trong hai năm qua (từ 1,6% năm 2019 lên 2,1% năm 2021) Điều này cho thấy nhiều người lao động chưa nhận thức được tầm quan trọng của BHXH

và các chính sách của BHXH chưa thực sự hấp dẫn đối với người lao động

7

Trang 9

Việc làm phi chính thức vốn được coi là những việc làm bấp bênh, thiếu tính ổn định, tuy nhiên nhiều lao động vẫn chấp nhận gắn bó với công việc này trong thời gian dài Có tới 41,1% lao động phi chính thức đã làm công việc thiếu ổn định này từ 3 đến 9 năm và 39,1% làm từ 9 năm trở lên

Song, cùng với việc suy giảm cơ hội việc làm trong khu vực chính thức, hậu quả của đại dịch Covid cũng đang đẩy lao động ra khỏi khu vực chính thức và sang làm công việc phi chính thức,

và tình hình kinh tế nhìn chung suy yếu của nhiều hộ gia đình sẽ buộc nhiều người phải tìm kiếm bất cứ loại hình việc làm nào có thể để làm, mà vốn dĩ thường là phi chính thức Điều này sẽ phần nào đối trọng với xu hướng suy giảm về tỷ lệ phi chính thức Minh chứng từ Số liệu Điều tra Lao động – Việc làm (ĐTLĐVL) của Việt Nam cho thấy năm 2020 số lượng việc làm giảm nghiêm trọng nhất ở lĩnh vực Nông nghiệp, mất 721.000 công việc; 99% trong số này là trong công việc phi chính thức (ILO, 2020b) “Nhìn chung, lao động phi chính thức chiếm tới 61% những người bị mất việc làm trong Quý 2 tại Việt Nam Tuy nhiên, giữa Quý 2 và Quý 3, khi có

sự tăng trưởng tích cực trở lại về việc làm ở Việt Nam, thì phần lớn (86%) công việc phát sinh (hoặc phục hồi) là ở kinh tế phi chính thức” (ILO 2020b, 44) Điều này khẳng định rằng, trên hết, việc làm phi chính thức đã đóng vai trò như một vùng đệm trước những biến động về nhu cầu lao động được phản ánh rõ nhất thông qua các sự chuyển dịch về việc làm phi chính thức, so với việc làm chính thức [4]

Việc làm phi chính thức có tác động tiêu cực đến thu nhập, an toàn và sức khỏe của người lao động, nhưng đôi khi họ buộc phải làm như là lựa chọn cuối cùng để đảm bảo cuộc sống trong bối cảnh hệ thống phúc lợi xã hội còn hạn chế hoặc thu nhập từ việc làm chính thức không đảm bảo Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực giải quyết tình trạng này và chính thức hóa việc làm phi chính thức để đảm bảo việc làm cho người lao động, nhưng tình trạng vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gần đây

2.2 Thực trạng hiện nay của lao động phi chính thức tại thành phố Đà Nẵng

2.2.1 Sự gia tăng của lao động phi chính thức:

Dựa trên dữ liệu từ Báo cáo "Đánh giá tình hình lao động phi chính thức tại Đà Nẵng" (năm 2022) của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đà Nẵng, cho biết số lao động phi chính thức đã tăng đáng kể trong thời gian gần đây Nghiên cứu này đã xác định rằng Đà Nẵng cũng như nhiều thành phố lớn khác ở Việt Nam, đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể này có thể qua các yếu tố như sau:

tại Việt Nam Sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch đã tạo ra nhiều cơ hội làm việc, đặc biệt là cho lao động phi chính thức Khi nhu cầu của các địa điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn cần lao động trong mùa cao điểm

kiếm cơ hội làm việc Điều này có thể gây ra sự gia tăng của lao động phi chính thức

Trang 10

- Khả năng hấp dẫn đầu tư: Đà Nẵng đã thu hút một số dự án đầu tư nước ngoài, tạo ra nhu cầu về lao động phi chính thức trong các ngành công nghiệp này

thức để tạo thu nhập cho gia đình hoặc tham gia vào các ngành nghề tự do

Sự gia tăng của lao động phi chính thức cũng đặt ra nhiều thách thức và cơ hội đối với Đà Nẵng trong việc quản lý và tận dụng nguồn lực lao động phi chính thức để đảm bảo rằng họ được bảo vệ và có cơ hội phát triển trong thị trường lao động đang thay đổi

2.2.2 Sự đóng góp đáng kể vào nền kinh tế và đa dạng hóa nguồn lực

Lao động phi chính thức tại Đà Nẵng thường làm việc trong các ngành kinh tế như xây dựng, dịch vụ nhà hàng, khách sạn và du lịch Trong những thời kỳ cao điểm hoặc mùa vụ, họ có thể nhanh chóng tập trung vào các công việc quan trọng để đáp ứng nhu cầu thị trường Điều này đã giúp các doanh nghiệp và dự án xây dựng hoàn thành dự án đúng tiến độ và đảm bảo tính ổn định của các ngành kinh tế

Một số lao động phi chính thức đã tự mở các cửa hàng nhỏ, quán ăn, dịch vụ cá nhân, và các hoạt động kinh doanh khác tại Đà Nẵng Họ đóng góp vào tạo việc làm và tạo giá trị kinh tế cho cộng đồng bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đa dạng Họ cũng thực hiện đăng ký kinh doanh và đóng thuế cho các hoạt động của họ Thuế và các khoản đóng góp khác vào ngân sách quốc gia từ phần này có thể giúp hỗ trợ việc xây dựng và cung cấp các dịch vụ công cộng và cơ

sở hạ tầng cần thiết

2.2.3 Vấn đề về quyền lợi và bảo vệ xã hội

Một số lao động phi chính thức không chỉ ở riêng Đà Nẵng mà ở cả nước có thể đối diện với các vấn đề liên quan đến quyền lợi và bảo vệ xã hội Họ thường không được bảo hiểm xã hội, không có quyền nghỉ phép, và thường không được hưởng các quyền lợi khác như lao động chính thức

Hầu hết lao động phi chính thức không có BHXH (97,9%), chỉ có 0,2% được đóng BHXH bắt buộc, còn lại 1,9% đóng BHXH tự nguyện Ở nhóm lao động phi chính thức, chỉ có 0,1% chủ

cơ sở và 1,2% lao động gia đình có đóng BHXH bắt buộc, còn ở các vị thế việc làm khác thì tỷ lệ này gần như bằng không Điều này có thể do một số chủ cơ sở nhận thức được việc đóng BHXH nhằm bảo đảm quyền lợi của bản thân cũng như cho những lao động có mối quan hệ thân thiết với chủ cơ sở [2]

2.2.4 Tác động của COVID-19

Đại dịch COVID-19 đã có tác động nghiêm trọng đối với lao động phi chính thức tại Đà Nẵng, gây ra nhiều thách thức và tình trạng khó khăn, đồng thời tạo áp lực không nhỏ tới việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành BHXH Việt Nam Theo thống kê, năm 2021, toàn TP Đà Nẵng có hơn 27.308 doanh nghiệp hoạt động với hơn 363.000[lao động Dịch Covid-19 đã đẩy nhiều lao động vào tình trạng không có việc làm, mất việc làm hoặc buộc phải trở thành lao động phi chính thức Trong đó, có hơn 2.225 doanh nghiệp ngừng hoạt động và 538 doanh nghiệp giải thể Ước 9

Ngày đăng: 12/06/2024, 16:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[5] Viện khoa học và thống kê - Hội thảo “Báo cáo Tổng quan về lao độ ng có vi c làm phi ệ chính thức ở Vi t Nam ệ ”. Đăng ngày 28/11/2022 tại: https://vienthongke.vn/ho%CC%A3i-tha%CC%89o-cong-bo-bao-cao-to%CC%89ng-quan-ve-lao-do%CC%A3ng-co-vie%CC%A3c-lam-phi-chinh-thuc-o%CC%89-vie%CC%A3t-nam/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng quan về lao đ"ộ"ng có vi c làm phi"ệ"chính thức ở Vi t Nam"ệ
[6] Tin thành phố Đà Nẵng (2022) - Mở rộng độ bao phủ bảo hiểm xã hội đối với lao động phi chính thức. Đăng ngày 29 6 /0 /202 2 tại: https://danang.baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/tin-thanh-pho-da-nang.aspx?CateID=0&ItemID=17228&OtItem=date Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mở rộng độ bao phủ bảo hiểm xã hội đối với lao độngphi chính thức
[7] Báo điện tử Chính phủ (2020) . Tập trung hỗ trợ lao động phi chính thức khó khăn do COVID-19. Đăng ngày (08/09/2020) tại https://baochinhphu.vn/tap-trung-ho-tro-lao-dong-phi-chinh-thuc-kho-khan-do-covid-19-102278739.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập trung hỗ trợ lao động phi chính thức khó khăn doCOVID-19
[8] Báo dân tộc & phát triển - Đà Nẵng (2021). Nỗ lực tạo sinh kế cho hàng chục ngàn người mất việc làm vì Covid-19. Đăng ngày 04/11/2021 tại https://baodantoc.vn/da-nang-no-luc-tao-sinh-ke-cho-hang-chuc-ngan-nguoi-mat-viec-lam-vi-covid-19-1635909011604.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: ỗ lực tạo sinh kế cho hàng chục ngàn ngườimất việc làm vì Covid-19
Tác giả: Báo dân tộc & phát triển - Đà Nẵng
Năm: 2021
[9] Tạp chí thị trường(2022). Để lao động phi chính trở thành lao động chính thức. Đăng ngày 29/11/2022 tại https://thitruongtaichinhtiente.vn/de-lao-dong-phi-chinh-tro-thanh-lao-dong-chinh-thuc-43388.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để lao động phi chính trở thành lao động chính thức
Tác giả: Tạp chí thị trường
Năm: 2022
[1] Tổng Cục Thống kê (2022). Tổng quan về lao động có việc làm phi chính thức ở Việt Nam 2017-2021 Khác
[3] Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (2022). B áo cáo về tình hình thị trường lao động và một số giải pháp trọng tâm nhằm phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập, tr .16, tr. 25 Khác
[4] Niall O'Higgins & Christian Viegelahn (2021). Lao động có việc làm phi chính thức ở Việt Nam: Xu hướng và các nhân tố quyết định (Bản tiếng Việt): NXB ILO Việt Nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w