1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN (POL105), KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN (POL106), CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (POL107), LỊCH SỬ ĐẢNG CSVN (POL108), TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (POL109), PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (LAW101), TIẾNG ANH GIAO TIẾP 1 (ENG201), TIẾNG ANH GIAO TIẾP 2 (ENG

29 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các học phần về lý luận chính trị và pháp luật, Các học phần về ứng dụng CNTT và sử dụng ngoại ngữ, Các học phần về khoa học tự nhiên, môi trường, Các học phần về kinh tế, quản lý và quản trị đại cương
Chuyên ngành Lý luận chính trị và pháp luật, Ứng dụng CNTT và sử dụng ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên, môi trường, Kinh tế, quản lý và quản trị đại cương
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 413,92 KB

Nội dung

Biểu Mẫu - Văn Bản - Lý luận chính trị - Khoa học xã hội I.1. Các học phần về lý luận chính trị và pháp luật 1. Triết học Mác - Lênin (POL105) - Số tín chỉ: 3 - Mục tiêu của học phần: + Cung cấp những hiểu biết có tính căn bản, hệ thống về triết học Mác – Lênin từ khi hình thành và phát triển, sự vận dụng Triết học Mác – Lênin vào lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam + Xây dựng thể giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật làm nền tảng cho việc nhận thức các vấn đề, nội dung các môn học khác. Sau khi học xong môn học này, trang bị cho sinh viên thế giới quan khoa học, không những có cách nhìn đúng đắn về cuộc sống mà còn hành động tích cực, hiệu quả trong công việc, trong cách học làm người... + Hình thành thái độ tích cực, biện chứng trong việc đối nhân xử thế. Bên cạnh đó môn học còn rèn luyện các kỹ năng tư duy phản biện, phân tích đối tượng toàn diện, đa chiều tránh rơi vào phiến diện - Nội dung cơ bản: Học phần gồm 3 chương: Chương 1, Trình bày những nét khái quát nhất về triết học, triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội. Chương 2, Trình bày những nội dung cơ bản của CNDV BC, gồm vấn đề vật chất và ý thức; phép biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của CNDVBC. Chương 3, Trình bày những nội dung cơ bản của CNDVLS, gồm vấn đề hình thái kinh tế - xã hội; giai cấp và dân tộc; nhà nước và cách mạng xã hội; ý thức xã hội; triết học về con người. Môn học không chỉ cung cấp những nội dung cơ bản để hình thành nên thế giới quan duy vật khoa học cho sinh viên, mà còn cung cấp cho sinh viên phương pháp biện chứng để vận dụng, định hướng trong học tập, công việc và trong các lĩnh vực khác của cuộc sống sau này. 2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin (POL106) - Số tín chỉ: 2 - Mục tiêu của học phần: + Một là, trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Học phần cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản về sự ra đời và phát triển của các quan hệ kinh tế trong quá trình vận động và phát triển của xã hội đặc biệt đi sâu vào phân tích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, khoa học, cập nhật tri thức mới, gắn với thực tiễn, tính sáng tạo, kỹ năng, tư duy, phẩm chất người học, tính liên thông, khắc phục trùng lắp, tăng cường tích hợp và giảm tải, lược bớt những nội dung không còn phù hợp hoặc những nội dung mang tính kinh viện. + Hai là, trên cơ sở đó hình thành tư duy, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội và góp phần giúp sinh viên xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp vị trí việc làm và cuộc sống sau khi ra trường. + Ba là, góp phần xây dựng lập trường, ý thức hệ chủ nghĩa Mác – Lênin cho sinh viên. - Nội dung cơ bản: Nội dung chương trình gồm 6 chương. Trong đó, chương 1 bàn về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của Kinh tế chính trị Mác – Lênin. Từ chương 2 đến chương 6 trình bày nội dung cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin theo mục tiêu môn học. Cụ thể các vấn đề như: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường; Giá trị thặng dư và quan hệ lợi ích trong nền kinh tế thị trường; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường; Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; Cách mạng công nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế trong quá trình phát triển của Việt Nam. 3. Chủ nghĩa xã hội khoa học (POL107) - Số tín chỉ: 2 - Mục tiêu của học phần: + Cung cấp những hiểu biết có tính căn bản, hệ thống về sự ra đời, các giai đoạn phát triển; đối tượng, phương pháp và ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học. + Hình thành khả năng luận chứng được khách thể và đối tượng nghiên cứu, biết phân tích, phân biết được những vấn đề chính trị- xã hội trong đời sống hiện thực + Sinh viên có thái độ học tập tích cực, phải nhận thức được thực chất giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của môn học, từ đó nhận thức đúng hướng đi đúng đắn của nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội. - Nội dung cơ bản: nội dung môn học gồm 7 chương: Chương 1: Nhập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, giới thiệu lịch sử ra đời của các học thuyết về CNXH. Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, giới thiệu về vai trò và nhiệm vụ lịch sử của giai cấp công nhân; Chương 3: Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giới thiệu về chế độ mới xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Chương 4: Dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chương 5: Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chương 6: Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chương 7: Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Các chương 4,5,6,7 giới thiệu vấn đề dân chủ, nhà nước, giai cấp và dân tộc, tôn giáo, gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 4. Lịch sử Đảng CSVN (POL108) - Số tín chỉ: 2 - Mục tiêu của học phần: Học phần “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” cung cấp cho sinh viên những những nội dung cơ bản, khách quan, chân thực về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử lãnh đạo, đấu tranh và cầm quyền của Đảng. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng. Ben cạnh đó, học phần giúp cho sinh viên nâng cao nhận thức về thời đại mới- thời đại Hồ Chí Minh, góp phần bồi đắp nhận thức lý luận thực tiễn Việt Nam, giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức tự hào dân tộc. - Nội dung cơ bản: Học phần “Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam” bao gồm phần mở đầu và 4 chương, cung cấp hệ thống kiến thức về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền 1930- 1945, lãnh đạo hai cuộc kháng chiến hoàn thành giải phóng dân tộc 1945- 1954, lãnh đạo cả nước quá độ lên CNXH 1975- 2018 Song song đó học phần còn tích hợp giảng dậy những kỹ năng tư duy phân tích giải quyết những vến đề chính trị, văn hóa, xã hội, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, cũng như củng cố tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm và thái độ học tập của người học. 5. Tư tưởng Hồ Chí Minh (POL109) - Số tín chỉ: 2 - Học phần học trước: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Mục tiêu của học phần: Sinh viên học được cách tư duy của Hồ Chí Minh và biết vận dụng để giải quyết những vấn đề thiết thực trong cuộc sống, học tập. Sinh viên hiểu biết có tính hệ thống tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam; về vấn đề văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới ở Việt Nam. Từ đó có chủ động đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái. Sinh viên hiểu biết sâu sắc hơn chủ nghĩa Mác - Lênin, đây là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng ta, của dân tộc ta. Sinh viên hiểu biết và tu dưỡng, rèn luyện bản thân theo phẩm chất đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Nội dung cơ bản: Quá trình hình thành phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Những tư tưởng và những hoạt động cơ bản của Hồ Chí Minh đã chỉ đường vạch lối cho cách mạng giải phóng dân tộc và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, về vấn đề đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, về Nhà nước của Dân, do Dân, vì Dân. Những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới, nền đạo đức và con người mới ở Việt Nam. 6. Pháp luật đại cương (LAW101) - Số tín chỉ: 3 - Mục tiêu của học phần: + Cung cấp cho người học những kiến thức chung về nguồn gốc ra đời nhà nước, luật pháp. + Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về bản chất, chức năng và các kiểu nhà nước, pháp luật, bộ máy nhà nươc CHXHCNVN. + Cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu về Hệ thống pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, và trách nhiệm pháp lý. + Trang bị kiến thức về nội dung cơ bản các ngành luật trong hệ thống pháp luật VN. + Phát triển kỹ năng phân tích, lập luận, và thuyết trình hiệu quả. - Nội dung cơ bản: Môn học khái quát về nguồn gốc ra đời nhà nước và pháp luật; bản chất, chức năng và các kiểu nhà nước, pháp luật; về bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam; về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý giúp người học hiểu rõ tính chất pháp lý, cơ cấu của hệ thống các văn bản quy phạm Pháp luật. Giới thiệu những nội dung cơ bản nhất của những ngành luật chủ yếu ở nước ta hiện nay. Từ đó người học được tiếp cận nghiên cứu các ngành luật chủ yếu trong hệ thống Pháp luật Việt Nam để có thể tiếp cận các ngành luật khác phát sinh từ các ngành luật gốc. Đại cương về pháp luật quốc tế, gồm những kiến thức chung về công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế, luật thương mại quốc tế. Ngoài ra, chương trình học lồng ghép Pháp luật Phòng chống tham nhũng. I.2. Các học phần về ứng dụng CNTT và sử dụng ngoại ngữ 1. Tiếng Anh giao tiếp 1 (ENG201) - Số tín chỉ: 3 - Mục tiêu của học phần: Cung cấp cho người học một lượng từ vựng và những mẫu câu Tiếng Anh cơ bản để có thể sử dụng trong giao tiếp hàng ngày và công việc thông thường. Sau khi kết thúc khoá học, người học có trình độ tiếng Anh giao tiếp cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở mức độ cơ bản (A1) + Cung cấp cho các kiến thức về văn hoá, du lịch, đời sống, xã hội thông qua các chủ đề trong bài học để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống và chuyên ngành của người học. - Nội dung cơ bản: Học phần Tiếng Anh Giao Tiếp 1 bao gồm 6 bài học, từ bài 1 đến bài 6 trong giáo trình Life A1- A2. Mỗi bài học cung cấp từ vựng và các điểm ngữ pháp cơ bản, cần thiết trong hoạt động giao tiếp giúp người học nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh và có thể tự tin giao tiếp trong các tình huống thông dụng hàng ngày. Các chủ đề trong bài học còn cung cấp các thông tin về đời sống, ẩm thực, thể thao và du lịch giúp nâng cao kiến thức của người học. Các hoạt động trong bài học còn giúp người học rèn luyện khả năng trình bày, tranh luận, và làm việc nhóm. 2. Tiếng Anh giao tiếp 2 (ENG202) - Số tín chỉ: 3 - Mục tiêu của học phần: + Cung cấp cho người học một lượng từ vựng và những mẫu câu Tiếng Anh mở rộng để có thể sử dụng trong giao tiếp về các chủ đề chuyên sâu hơn như phim ảnh, nghệ thuật, khoa học và du lịch trong đời sống hàng ngày cũng như trong công việc. Sau khi kết thúc khoá học, người học có trình độ tiếng Anh giao tiếp cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở mức độ sơ cấp (A2) + Cung cấp cho các kiến thức về văn hoá, du lịch, đời sống, xã hội thông qua các chủ đề trong bài học để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống và chuyên ngành của người học. +Nâng cao kỹ năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, thuyết phục, tranh luận, thuyết trình, làm việc nhóm. - Nội dung cơ bản: Học phần Tiếng Anh Giao Tiếp 2 bao gồm 6 bài học, từ bài 7 đến bài 12 trong giáo trình Life A1- A2. Mỗi bài học cung cấp từ vựng và các điểm ngữ pháp cơ bản, cần thiết trong hoạt động giao tiếp giúp người học nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh và có thể tự tin giao tiếp trong các tình huống thông dụng hàng ngày và trong công việc. Các chủ đề trong bài học còn cung cấp các thông tin về đời sống, ẩm thực, thể thao và du lịch giúp nâng cao kiến thức của người học. Các hoạt động trong bài học còn giúp người học rèn luyện khả năng trình bày, tranh luận, và làm việc nhóm. I.3. Các học phần về khoa học tự nhiên, môi trường 1. Môi trường và con người (NAS101) - Số tín chỉ: 3 - Mục tiêu của học phần: + Học phần “Môi trường và con người” cung cấp cho người học những kiến thức chung về các khái niệm cơ bản về môi trường, tài nguyên và con người; Mối quan hệ tác động qua lại giữa dân số - tài nguyên - môi trường; Các vấn đề môi trường toàn cầu; Chiến lược và các nguyên tắc phát triển bền vững; Thực trạng môi trường và tài nguyên Việt Nam; Các công cụ và Chiến lược quản lý môi trường của Việt Nam. Ngoài ra, môn học còn đề cập đến các Công ước, Luật, Nghị định, Thông tư về quản lý, bảo vệ môi trường và tài nguyên của Việt Nam và trên thế giới. + Bên cạnh đó, học phần còn cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về về dân số, môi trường và tài nguyên, những kỹ năng đạt được, còn giúp sinh viên nâng cao ý thức bảo vệ môi trường hướng đến phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội một cách bền vững. + Đồng thời, học phần còn góp phần phát triển kỹ năng tính toán và phân tích một số chỉ tiêu về môi trường, tài nguyên, dân số; Kỹ năng phân tích, đánh giá ô nhiễm và đề xuất các giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên. Phát triển kỹ năng đọc hiểu tài liệu và đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm, tìm kiếm thông tin, chuẩn bị đề cương, thuyết trình chủ đề nghiên cứu. - Nội dung cơ bản: Học phần gồm 06 chương, cung cấp cho người học kiến thức tổng quan các khái niệm về môi trường, quản lý môi trường; một số nguyên lý sinh thái áp dụng trong quản lý môi trường và tài nguyên; Dân số, tài nguyên và môi trường, tài nguyên thiên nhiên; ô nhiễm môi trường; Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Ngoài ra, học phần giới thiệu các Công ước, Luật, Nghị định, Thông tư về quản lý, bảo vệ môi trường và tài nguyên của Việt Nam và trên thế giới. I.4. Các học phần về kinh tế, quản lý và quản trị đại cương 1. Tinh thần khởi nghiệp (BUS101) - Số tín chỉ: 3 - Mục tiêu của học phần: Tinh thần khởi nghiệp là môn học bắt buộc thuộc nhóm kiến thức đại cương. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ý tưởng sáng tạo và đổi mới, khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh, thái độ chấp nhận rủi ro. Bên cạnh đó môn học này rèn luyện cho sinh viên có tinh thần khởi nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. - Nội dung cơ bản: Môn học Khởi nghiệp hệ thống tất cả các kiến thức mà sinh viên đã và sẽ học trong chuyên ngành; bổ sung các mảng kiến thức còn thiếu cần thiết khi tham gia vào thị trường lao động, thị trường kinh doanh. Môn học này đồng thời tạo cơ hội giúp các sinh viên đánh giá được khả năng kinh doanh của mình; có thể chọn một ý tưởng kinh doanh, biến ý tưởng của mình thành một bản kế hoạch hành động cụ thể mang tính thực tiễn cao có thể xúc tiến thành lập cơ sở kinh doanh. Yếu tố này giúp sinh viên có thể làm giàu chân chính cho bản thân, gia đình và xã hội ngay từ khi còn trên giảng đường đại học. Ngoài ra, chương trình còn có các hoạt động ngoại khóa và hỗ trợ sau đào tạo như tư vấn, hỗ trợ tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn, các nhà đầu tư… Đây là cơ hội để các bạn trẻ biến ước mơ, hoài bão của mình thành hiện thực. 2. Quản trị học (MAN201) - Số tín chỉ: 3 - Mục tiêu của học phần: Quản trị học là môn chuyên môn bắt buộc thuộc nhóm kiến thức đại cương. Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về quản trị trong các tổ chức và đặt nền tảng cho sự vận dụng các kiến thức này vào công tác quản trị các hoạt động của doanh nghiệp, làm cơ sở để sinh viên tiếp tục tiếp nhận kiến thức ở các môn quản trị chuyên ngành. - Nội dung cơ bản: Môn học cung cấp cho người học những nguyên lý và kỹ thuật cần thiết được thực hiện khi con người kết hợp với nhau thành các tổ chức để hoàn thành những mục tiêu chung. Môn học bắt đầu với khái niệm quản trị là gì và nhà quản trị là ai, làm gì, làm việc ở đâu? Tại sao phải nghiên cứu quản trị? Những khía cạnh của môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức cùng với tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt động của tổ chức. Nguyên tắc, hình thức, nội dung các nguồn thông tin; công tác quản trị thông tin như thế nào? Các mô hình và khái niệm cơ bản được các nhà quản trị trong tổ chức sử dụng để đưa ra các quyết định. Trong quá trình học, sinh viên sẽ trao đổi và thảo luận, đồng thời giải quyết vấn đề theo tình huống. Bên cạnh đó, môn học tích hợp giảng dạy các kỹ năng tư duy như phản biện, giải quyết vấn đề và kỹ năng mềm bao gồm: giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình. 3. Marketing căn bản (MAR201) - Số tín chỉ: 3 - Mục tiêu của học phần: Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về những khái niệm cơ bản của marketing và các hoạt động marketing của doanh nghiệp; tìm hiểu cách thức lập kế hoạch và tổ chức thực hiện một chiến lược marketing hỗn hợp thông qua 4 phối thức sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến.Bên cạnh đó môn học rèn luyện cho sinh viên kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. - Nội dung cơ bản: Marketing căn bản là môn học cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về marketing, ảnh hưởng của marketing trong doanh nghiệp, xu hướng của tiếp thị trong xu thế toàn cầu hóa, môi trường và thông tin về marketing. Môn học sẽ cung cấp những kiến thức về phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu và định vị hàng hóa trên thị trường, phân tích các đặc tính và hành vi của khách hàng. Môn học còn giúp cho người học nắm bắt được 4 yếu tố trong hoạch định, tổ chức và thực hiện một chiến lược marketing hỗn hợp (Marketing Mix): chiến lược phát triển sản phẩm (Product), chiến lược định giá sản phẩm (Price), chiến lược phân phối (Place), chiến lược chiêu thị (Promotion). Trong quá trình học, sinh viên sẽ trao đổi và thảo luận, đồng thời giải quyết vấn đề theo tình huống. Bên cạnh đó, môn học tích hợp giảng dạy các kỹ năng tư duy như phản biện, giải quyết vấn đề và kỹ năng mềm bao gồm: giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình. I.5.Các học phần về khoa học xã hội, nhân văn và đa văn hóa 1. Văn hiến Việt Nam (SOS102) - Số tín chỉ: 3 - Mục tiêu của học phần: + Học phần Văn hiến Việt Nam cung cấp một hệ thống kiến thức về những giá trị truyền thống của dân tộc như: đạo đức, lối sống, tư tưởng, tôn giáo, nghệ thuật…. của người Việt Nam. Từ những giá trị truyền thống tốt đẹp đó trước ngưỡng cửa của thời đại mới ngày nay như thế nào cho có hiệu quả, để tạo nên cho văn hóa Việt Nam có một đặc trưng riêng của mình. + Thông qua học phần sinh viên có sự hiểu biết thêm về văn hóa Việt Nam và những cơ sở nền tảng của văn hóa, bản sắc của văn hóa Việt Nam nói chung. + Trang bị cho sinh viên những kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, phân tích... Qua đó, Sinh viên có thể phân tích, khái quát, vận dụng kiến thức đang học vào cuộc sống. - Nội dung cơ bản: Học phần bao gồm 09 chương: cung cấp một hệ thống kiến thức về những giá trị truyền thống của dân tộc như: đạo đức, lối sống, tư tưởng, tôn giáo, nghệ thuật…. của người Việt Nam thông qua: các khái niệm, nền tảng VHVN; Những vấn đề về bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống; Tín ngưỡng; Những danh nhân VN... Từ những giá trị truyền thống tốt đẹp đó, sinh viên cần có thái độ hành vi như thế nào để góp phần giữ gìn, phát huy và tạo nên bản sắc đặc trưng trước ngưỡng cửa của thời đại mới ngày nay 2. Kinh tế, văn hóa, xã hội ASEAN (SOS101) - Số tín chỉ: 3 - Mục tiêu của học phần: Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, dân số, các chỉ số về kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo, chế độ chính trị của các quốc gia Đông Nam Á; Lịch sử phát triển chính trị- ngoại giao, kinh tế - xã hội của các nước ASEAN từ sau khi giành độc lập đến nay; Những đặc trưng của mô hình phát triển kinh tế các nước Đông Nam Á; Định hướng chuyển đổi mô hình kinh tế của Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu; Tổng quan về ASEAN và các cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). - Nội dung cơ bản: Khái quát quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Đông Nam Á thông qua việc trình bày sự phát triển kinh tế xã hội của các nước trong Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, xã hội, dân cư, các giai đoạn lịch sử chính, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội cơ bản, chính sách đối ngoại với các quốc gia trong khu vực và quốc tế... Gợi mở cho sinh viên những so sánh, đối chiếu giữa mô hìnhcon đường phát triển kinh tế - xã hội các nước Đông Nam Á với mô hìnhcon đường phát triển kinh tế - xã hội các nước Đông Bắc Á và một số nước trong khu vực và thế giới. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Triển vọng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Các nước Asean. Tổng quan về Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) I.6. Các học phần về tố chất cá nhân chung 1. Phương pháp học đại học (SKL101) - Số tín chỉ: 3 - Mục tiêu của học phần: Học phần “Phương pháp học đại học” cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về những thay đổi cũng như thách thức ở môi trường đại học. Từ đó giúp người học từng bước thích nghi với những thay đổi này; Cung cấp cho người học những kiến thức về kỹ năng, phương pháp học tập ở bậc đại học – cao đẳng: Kỹ năng nghe giảng và ghi chép bài trong lớp, kỹ năng tìm và tham khảo tài liệu, kỹ năng thảo luận và thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ học tập. Ngoài ra học phần còn giúp sinh viên biết cách thiết lập mục tiêu học tập, quản lý thời gian khoa học và biết sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập một cách hiệu quả; Cung cấp cho người học những vấn đề cơ bản của nghiên cứu khoa học, xây dựng một đề cương nghiên cứu khoa học, viết tiểu luận. Bên cạnh đó, học phần còn góp phần phát triển kỹ năng phân tích, lập luận, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, thuyết trình cũng như củng cố thái độ học tập tích cực và ý thức tự đánh giá điều chỉnh trong quá trình học tập của sinh viên. - Nội dung cơ bản: Học phần gồm 10 chương, gồm: Những thay đổi và thách thức ở môi trường đại học; Các nội dung liên quan đến các kỹ năng tự học tập, tự nghiên cứu, tương tác, ứng dụng công nghệ thông tin, các phương pháp nâng cao, tìm hiểu và thực hành hoạt động nghiên cứu hoa học. Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về phương pháp học tập ở bậc Đại học- Cao đẳng: Kỹ năng nghe giảng và ghi chép bài trong lớp, kỹ năng tìm và tham khảo tài liệu, kỹ năng thảo luận và thuyết trình; cách thiết lập mục tiêu học tập, quản lý thời gian khoa học và biết sử dụng bản đồ tư duy trong học tập một cách hiệu quả; Ngoài ra, học phần giới thiệu cho người học những vấn đề cơ bản của nghiên cứu khoa học, xây dựng một đề cương nghiên cứu khoa học, viết tiểu luận. Bên cạnh đó, môn học tích hợp giảng dạy các kỹ năng như giải quyết vấn đề, kỷ năng thuyết trình, xử lý tình huống và kỹ năng làm việc nhóm. Phần tự chọn 1. Đại cương về Công nghệ thông tin và Truyền thông (INT01) - Số tín chỉ: 3 - Mục tiêu của học phần: + Cung cấp cho người học những kiến thức chung về thông tin và CNTT, vai trò của CNTT và truyền thông trong sự phát triển của xã hội, tác động của CNTT và truyền thông đối với giáo dục + Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về phần cứng máy tính, các loại phần mềm, cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, an toàn và bảo mật dữ liệu + Cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu về xử lý văn bản, xử lý bảng biểu và trình chiếu + Trang bị kiến thức về mạng, internet và các quy tắc về văn hóa và đạo đức trong CNTT trong quá trình sử dụng các sản phẩm công nghệ thông tin + Phát triển kỹ năng phân tích, lập luận, và thuyết trình hiệu quả. - Nội dung cơ bản: Học phần gồm 09 chương, cung cấp cho người học kiến thức tổng quát về CNTT, và truyền thông, nhằm giúp người học có những kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT trong học tập và làm việc. 2. Thống kê ứng dụng (NAS203) - Số tín chỉ: 3 - Mục tiêu của học phần: Trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về thực hành thống kê để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, quan sát thực nghiệm, làm cơ sở cho dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai và là điều kiện tiên quyết cho các môn học kinh tế - xã hội khác. Sinh viên sẽ thu thập thông tin ban đầu về các hiện tượng kinh tế – xã hội và việc xử lý các thông tin đã thu thập, trình bày dữ liệu bằng bảng và đồ thị, tóm tắt dữ liệu bằng các đại lượng số. Qua việc ước lượng các tham số tổng thể, kiểm định giả thuyết về tham số tổng thể, phương pháp chỉ số và dự báo trên chuỗi thời gian; sinh viên có thể áp dụng vào việc phân tích định lượng các vấn đề về kinh tế - xã hội - Nội dung cơ bản: Học phần gồm 8 chương, cung cấp cho người học kiến thức tổng quát về thống kê học, nhằm giúp người học hiểu về kiến thức thống kê áp dụng vào thực tiễn. Người học được giới thiệu cơ bản về các phương pháp thống kê căn bản trong thu thập và phân tích dữ liệu, làm cơ sở cho việc ra quyết định trong quản lý, Các phương pháp thu thập và trình bày dữ liệu: Lập bảng phân phối tần số, vẽ đồ thị tần số, tần suất, tổ chức, đa giác, tần số tương đối tích lũy; xác định giá trị đo lường độ tập trung: Mode, Median, Mean; tìm các giá trị đo lường độ phân tán: Standard deviation (độ lệch chuẩn), Coefficient of variation (hệ số biến thiên); ước lượng: trung bình tổng thể, tỉ lệ tổng thể; kiểm định: trung bình tổng thể, tỉ lệ tổng thể, phương sai. Ngoài ra, học phần giới thiệu phần mềm SPSS để hỗ trợ cho người học tham gia NCKH và hỗ trợ công tác thực tiễn. 3. Các vấn đề xã hội đương đại (SOS204) - Số tín chỉ: 3 - Mục tiêu của học phần: + Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về thực trạng, nguyên nhân của một số vấn đề xã hội đang xảy ra trong xã hội hiện nay như: Một số vấn đề về lao động và việc làm, Truyền thông trong xã hội hiện đại, Giới và Bình đẳng giới, Tình yêu - hôn nhân - Gia đình, Bạo lực học đường, Vị thành niên phạm tội, Giới trẻ và các chất gây nghiện, Stress. + Cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu về khả năng phân tích, đưa ra các giải pháp và cách thức phòng ngừa các vấn đề xã hội đang xảy ra hiện nay. + Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng làm việc nhóm hiệu quả. - Nội dung cơ bản: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa một số vấn đề xã hội đang xảy ra trong xã hội hiện nay như: Một số vấn đề về lao động và việc làm, Truyền thông trong xã hội hiện đại, Giới và Bình đẳng giới, Tình yêu - hôn nhân - Gia đình, Bạo lực học đường, Vị thành niên phạm tội, Giới trẻ và các chất gây nghiện, Stress. 4. Giao tiếp đa văn hóa (SOS205) - Số tín chỉ: 3 - Mục tiêu của học phần: + Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về những nền văn hóa xa lạ, giúp người học thay đổi quan niệm về bối cảnh giao tiếp trong giai đoạn hiện nay và từ đó tiến hành giao tiếp có hiệu quả hơn trong công việc. Cách tiếp cận này kết hợp thế mạnh của 2 lĩnh vực: giao tiếp liên văn hóa (intercultural communication)- đặt nền tảng trên các lý thuyết về tâm lý học và các lĩnh vực liên quan- và kinh doanh quốc tế (international business). + Cung cấp cho sinh viên những kỹ năng xử lý tình huống khi gặp phải trong thực tế trong môi trường làm việc đa văn hóa (kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề...). Trải nghiệm bản thân trong cuộc sống (công tác xã hội, làm thêm...). Bên cạnh đó, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên phát triển kỹ năng thích ứng với môi trường làm việc đa văn hóa để làm hành trang bước vào cuộc sống làm việc năng động hiện đại sau khi tốt nghiệp ra trường - Nội dung cơ bản: Học phần cung cấp một cách tiếp cận với các nền văn hóa khác nhau, giúp người học thay đổi quan niệm về bối cảnh giao tiếp trong giai đoạn hiện nay và từ đó tiến hành giao tiếp có hiệu quả hơn trong công việc. Cách tiếp cận này kết hợp thế mạnh của hai lĩnh vực: giao tiếp liên văn hóa (intercultural communication) - đặt nền tảng trên các lý thuyết về tâm lý học và các lĩnh vực liên quan - và kinh doanh quốc tế (international business). Những nội dung chính của học phần: Giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, các cách thức vượt qua sự khác biệt văn hóa, văn hóa và giao tiếp, tác động của văn hóa lên tiến trình giao tiếp, tầm quan trọng của việc học hỏi văn hóa, sốc văn hóa, các giá trị văn hóa đối lập nhau, các giá trị văn hóa đối lập nhau, giao tiếp phi ngôn ngữ, tìm hiểu văn hóa Việt Nam, điều nên làm và không nên làm trong văn hóa Việt Nam dưới cái nhìn của người nước ngoài, tìm hiểu văn hóa Việt Nam trong kinh doanh, tìm hiểu văn hóa Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp… 5. Kinh tế học đại cương (ECO201) - Số tín chỉ: 3 - Mục tiêu của học phần: Môn học trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản nhất về kinh tế học và cách thức vận hành của nền kinh tế ở cấp độ vi mô cũng như vĩ mô, người tiêu dùng và doanh nghiệp tương tác với nhau như thế nào trên thị trường và tác động của các chính sách của chính phủ đến nền kinh tế. - Nội dung cơ bản: Học phần gồm 8 chương, cung cấp cho người học kiến thức tổng quát về kinh tế học, gồm kiến thức cơ bản nhất của kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Kinh tế vi mô sẽ cung cấp kiến thức về cung cầu, cân bằng thị trường, sự hình thành giá cả và sự can thiệp của chính phủ vào các loại thị trường. Sự lựa chọn của người tiêu dùng và nhà sản xuất trong các loại thị trường. Người học được giới thiệu về các loại chi phí sản xuất, doanh thu, và lợi nhuận. Nghiên cứu về cấu trúc các loại thị trường, sự lựa chọn tối ưu của nhà sản xuất trong các loại thị trường đó. Ngoài ra, Kinh tế vĩ mô sẽ cung cấp những khái niệm cơ bản như: Lạm phát, thất nghiệp, chu kỳ kinh tế, các phương pháp đo lường tổng sản lượng quốc gia, tổng cung và tổng cầu, phương pháp xác định trạng thái cân bằng của nền kinh tế. Các chính sách kinh tế vĩ mô gồm chính sách tài khóa và tiền tệ được chính phủ sử dụng để điều tiết nền kinh tế. 6. Kỹ năng hành chính văn phòng (SKL202) - Số tín chỉ: 3 - Mục tiêu của học phần: Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cơ bản về công tác văn phòng, cũng như một số nghiệp vụ cơ bản về công tác văn phòng.… Bên cạnh đó môn học rèn luyện cho sinh viên kỹ năng cơ bản trong nghiệp vụ xử lý trong công việc văn phòng như: Tiến trình xử lý công văn, Thu thập và xử lý thông tin, Tổ chức hội họp, Tổ chức chuyến đi công tác, Tiếp khách trực diện, Tiếp khách qua điện thoại, Soạn thảo công văn, Kỹ thuật viết Email, Lưu trữ tài liệu, Thực hành Photocoppy… - Nội dung cơ bản: Học phần gồm 4 bài, cung cấp cho người học kiến thức tổng quát về những kỹ năng cơ bản về công tác nghiệp vụ văn phòng và quản trị hoạt động hành chính văn phòng, nhằm giúp người học khi đi làm thực tế ở doanh nghiệp biết vận dụng một cách khoa học và hiệu quả. Người học được giới thiệu cơ bản về khả năng tư duy, phản biện cũng như xử lý tình huống trong công tác văn phòng. Ngoài ra, học phần giới thiệu thêm những dẫn chứng thực tiễn hiện nay các doanh nghiệp đang làm thực tế, minh họa cũng như giới thiệu thêm các biểu mẫu, các quy chế chi tiêu nội bộ thực tế của doanh nghiệp, các quy định của pháp luật…giới thiệu thêm về xu hướng quản trị trong văn phòng, các mô hình hiện đại hóa, các phương pháp hiện đại được ứng dụng trong hành chính văn phòng. II. GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP II.1. Các học phần cơ sở ngành 1. Tổng quan về Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (TRA306) - Số tín chỉ: 2 - Mục tiêu của học phần: Kiến thức: - Trình bày các khái niệm về du lịch, sự ra đời của ngành lữ hành, điều kiện phát triển ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành -Phân tích hoạt động kinh doanh và quản trị của ngành QTDVDLLH, áp dụng vào Kinh doanh du lịch ở Việt Nam, những yêu cầu nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, xã hội, hội nhập Kỹ năng: -Sv có thể phối hợp làm việc nhóm, thuyết trình trước lớp Thái độ: -Học tập nghiêm túc, định hướng việc làm sinh viên sau khi ra Trường - Nội dung cơ bản: Trình bày các khái niệm, điều kiện phát triển du lịch, các loại hình du lịch, phân tích hoạt động kinh doanh ngành Dịch vụ DL-LH, hoạt động của du lịch lữ hành ở Việt Nam, nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, xã hội. Từ đó nhận thức chính xác về ngành học và khả năng định hướng công việc làm sau khi ra Trường. 2. Tổng quan du lịch (TOU305) - Số tín chỉ: 2 - Mục tiêu của học phần: Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: lịch sử phát triển của ngành du lịch thế giới, ngành du lịch Việt Nam, sự nghiệp kinh doanh du lịch của ông Tổ “nghề du lịch” Thomas Cook, các xu hướng hoạt động du lịch hiện đại, khái niệm cơ bản về sản phẩm du lịch, những đặc tính của sản phẩm du lịch, cách phân loại các loại hình du lịch. Bên cạnh đó môn học rèn luyện cho sinh viên kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng thuyết trình. - Nội dung cơ bản: Môn học bao gồm 8 chương (30 tiết): Trong đó 25 tiết dạy lý thuyết và 5 tiết thực hành trên lớp. Chương 1. Các khái niệm cơ bản về du lịch Chương 2. Loại hình du lịch và sản phẩm du lịch Chương 3. Động cơ du lịch và điều kiện phát triển du lịch Chương 4. Tính thời vụ trong hoạt động du lịch Chương 5. Tác động của du lịch đến các lĩnh vực kinh tế; văn hóa – xã hội; môi trường và chính trị Chương 6. Kinh doanh du lịch Chương 7. Tổ chức quản lý du lịch Chương 8. Quá trình hình thành và phát triển du lịch. 3. Địa lý du lịch Việt Nam (TOU301) - Số tín chỉ: 3 - Mục tiêu của học phần: Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về các giá trị bản địa và truyền thống; các phương pháp sử dụng du lịch như một công cụ phát triển kinh tế cộng đồng bản địa, đánh giá tiềm năng của du lịch để tạo ra sự thịnh vượng của cộng đồng thông qua các cam kết, kế hoạch và các điển hình tốt nhất về bền vững, và sẽ làm nổi bật vai trò của ngành, nghề du lịch. Các quy trình xã hội và chính trị thông qua đó các nhóm và cá nhân làm việc để thiết lập mối quan hệ và huy động nguồn lực để đáp ứng nhu cầu giải trí và du lịch của cộng đồng. Vai trò của nhà cung cấp dịch vụ giải trí và phát triển các kỹ năng cần thiết và kiến thức cần thiết để đóng góp cho quá trình phát triển cộng đồng được nhấn mạnh. - Nội dung cơ bản: Môn học gồm 5 chương, cung cấp hệ thống kiến thức về đối tượng nghiên cứu, các nguồn lực phát triển du lịch, phân tích tài nguyên du lịch (tài nguyên du lịch tự nhiên; tài nguyên du lịch nhân văn); cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; Đánh giá được giá trị sử dụng của tài nguyên du lịch cho việc hình thành các sản phẩm du lịch; khái niệm và nội dung tổ chức lãnh thổ du lịch; khái niệm về phân vùng du lịch, hệ thống vùng du lịch ở Việt Nam; tìm hiểu sản phẩm du lịch đặc trưng và địa bàn hoạt động chủ yếu. Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế. Các tuyến điểm du lịch quan trọng. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch theo quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020 tầm nhìn 2030. 4. Luật du lịch (TOU309) - Số tín chỉ: 2 - Mục tiêu của học phần: Trình bày các kiến thức pháp luật du lịch; Hiểu về trình tựu thành lập doanh nghiệp luật du lịch, trình tựu cấp thẻ hướng dẫn du lịch; Vận dụng luật du lịch trong hợp đồng kinh doanh du lịch; Hình thành các giá trị đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần và thái độ phục vụ chuyên nghiệp, từ đó có sự đam mê cũng như trách nhiệm về bản thân và công việc của mình. - Nội dung cơ bản: Học phần trang bị cho người học những nội dung cơ bản, có hệ thống những kiến thức về pháp luật trong hoạt động du lịch như các khái niệm, quy định về các loại hình kinh doanh du lịch, quy định để chứng nhận các điểm du lịch, tuyến du lịch, địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp du lịch, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, pháp luật về ký kết hợp đồng trong các hoạt động du lịch, các hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động du lịch. 5. Phát triển du lịch bền vững (TOU302) - Số tín chỉ: 2 - Mục tiêu của học phần: Kiến thức: -Trình bày kiến thức cơ bản phát triển du lịch bền vững, các tiêu chí, nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch bền vững vùng sinh thái nhạy cảm. -Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam thông qua mô hình phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam và thế giới Kỹ năng: -Làm việc nhóm, thuyết trình trước lớp Thái độ: -Học tập nghiêm túc, định hướng vị trí việc làm sau khi ra Trường - Nội dung cơ bản: Trang bị cho SV thông hiểu về những khái niệm, kiến thức cơ bản về phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững trong du lịch nói riêng và các tiêu chí, nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong du lịch. Ngoài ra còn phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, du lịch có trách nhiệm, tham khảo mô hình phát triển du lịch theo hướng phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam và trên thế giới. 6. Tâm lý du khách (TOU304) - Số tín chỉ: 2 - Mục tiêu của học phần: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch, đặc điểm tâm lý của khách trong tiêu dùng du lịch và những đặc điểm tâm lý cá nhân phổ biến của khách du lịch, đặc điểm của khách du lịch theo vùng lãnh thổ. Ngoài ra học phần giúp sinh viên có kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong hoạt động kinh doanh du lịch. Học phần xây dựng cho sinh viên lòng yêu nước, yêu con người Việt Nam; hình thành lòng yêu nghề, sự kiên trì, nhẫn nại, chuyên nghiệp trong công việc. - Nội dung cơ bản: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch, đặc điểm tâm lý của khách trong tiêu dùng du lịch và những đặc điểm tâm lý cá nhân phổ biến của du khách, đặc điểm của khách du lịch theo vùng lãnh thổ. Học phần được giảng dạy trong 30 tiết trên lớp và 60 tiết tự học với phương pháp thuyết giảng, phát vấn, thảo luận nhóm và thuyết trình. 7. Thanh toán quốc tế (TRA308) - Số tín chỉ: 2 - Mục tiêu của học phần: Cung cấp cho người học những kiến thức chung về tiền tệ thế giới, tỷ giá hối đoái và thị trường hối đoái; các phương tiện thanh toán, các phương thức thanh toán quốc tế; Cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu về tỷ giá hối đoái, các phương tiện thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán quốc tế để vận dụng hợp lý các phương thức thanh toán quốc tế trong giao dịch của hoạt động các doanh nghiệp du lịch. - Nội dung cơ bản: Giới thiệu cho sinh viên những kiến thức căn bản về tiền tệ thế giới, tỷ giá hối đoái và thị trường hối đoái và các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, cách phát hành và lưu thông các phương tiện thanh toán quốc tế, cách thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế. 8. Văn hóa ẩm thực trong du lịch (TOU307) - Số tín chỉ: 2 - Mục tiêu của học phần: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về văn hóa ẩm thực Việt Nam và một số nước trên thế giới; Vai trò của Văn hóa ẩm thực trong phát triển Du lịch. Bên cạnh đó học phần rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tổ chức, giới thiệu và phục vụ hoạt động ăn uống cho khách du lịch một cách hiệu quả. Học phần xây dựng cho sin...

Trang 1

I.1 Các học phần về lý luận chính trị và pháp luật

1 Triết học Mác - Lênin (POL105)

- Số tín chỉ: 3

- Mục tiêu của học phần:

+ Cung cấp những hiểu biết có tính căn bản, hệ thống về triết học Mác – Lênin từ khi hình thành

và phát triển, sự vận dụng Triết học Mác – Lênin vào lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Xây dựng thể giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật làm nền tảng cho việc nhận thức các vấn đề, nội dung các môn học khác Sau khi học xong môn học này, trang bị cho sinh viên thế giới quan khoa học, không những có cách nhìn đúng đắn về cuộc sống mà còn hành động tích cực, hiệu quả trong công việc, trong cách học làm người

+ Hình thành thái độ tích cực, biện chứng trong việc đối nhân xử thế Bên cạnh đó môn học còn rèn luyện các kỹ năng tư duy phản biện, phân tích đối tượng toàn diện, đa chiều tránh rơi vào phiến diện

- Nội dung cơ bản:

Học phần gồm 3 chương: Chương 1, Trình bày những nét khái quát nhất về triết học, triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội Chương 2, Trình bày những nội dung cơ bản của CNDV BC, gồm vấn đề vật chất và ý thức; phép biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của CNDVBC Chương 3, Trình bày những nội dung cơ bản của CNDVLS, gồm vấn đề hình thái kinh tế - xã hội; giai cấp và dân tộc; nhà nước và cách mạng xã hội; ý thức xã hội; triết học về con người

Môn học không chỉ cung cấp những nội dung cơ bản để hình thành nên thế giới quan duy vật khoa học cho sinh viên, mà còn cung cấp cho sinh viên phương pháp biện chứng để vận dụng, định

hướng trong học tập, công việc và trong các lĩnh vực khác của cuộc sống sau này

2 Kinh tế chính trị Mác - Lênin (POL106)

- Số tín chỉ: 2

- Mục tiêu của học phần:

+ Một là, trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng Học phần cung cấp cho sinh viên những tri thức

cơ bản về sự ra đời và phát triển của các quan hệ kinh tế trong quá trình vận động và phát triển của

xã hội đặc biệt đi sâu vào phân tích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Đảm bảo tính cơ bản,

hệ thống, khoa học, cập nhật tri thức mới, gắn với thực tiễn, tính sáng tạo, kỹ năng, tư duy, phẩm chất người học, tính liên thông, khắc phục trùng lắp, tăng cường tích hợp và giảm tải, lược bớt những nội dung không còn phù hợp hoặc những nội dung mang tính kinh viện

+ Hai là, trên cơ sở đó hình thành tư duy, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội và góp phần giúp sinh viên xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp vị trí việc làm và cuộc sống sau khi ra trường

+ Ba là, góp phần xây dựng lập trường, ý thức hệ chủ nghĩa Mác – Lênin cho sinh viên

- Nội dung cơ bản:

Nội dung chương trình gồm 6 chương Trong đó, chương 1 bàn về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của Kinh tế chính trị Mác – Lênin Từ chương 2 đến chương 6 trình bày nội

Trang 2

dung cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin theo mục tiêu môn học Cụ thể các vấn đề như: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường; Giá trị thặng dư và quan hệ lợi ích trong nền kinh tế thị trường; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường; Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; Cách mạng công nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế trong quá trình phát triển của Việt Nam

3 Chủ nghĩa xã hội khoa học (POL107)

- Số tín chỉ: 2

- Mục tiêu của học phần:

+ Cung cấp những hiểu biết có tính căn bản, hệ thống về sự ra đời, các giai đoạn phát triển; đối tượng, phương pháp và ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học + Hình thành khả năng luận chứng được khách thể và đối tượng nghiên cứu, biết phân tích, phân biết được những vấn đề chính trị- xã hội trong đời sống hiện thực

+ Sinh viên có thái độ học tập tích cực, phải nhận thức được thực chất giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của môn học, từ đó nhận thức đúng hướng đi đúng đắn của nước ta tiến lên chủ nghĩa

xã hội

- Nội dung cơ bản: nội dung môn học gồm 7 chương:

Chương 1: Nhập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, giới thiệu lịch sử ra đời của các học thuyết về CNXH Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, giới thiệu về vai trò và nhiệm vụ lịch

sử của giai cấp công nhân; Chương 3: Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giới thiệu về chế độ mới xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Chương 4: Dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Chương 5: Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Chương 6: Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Chương 7: Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội Các chương 4,5,6,7 giới thiệu vấn đề dân chủ, nhà nước, giai cấp và dân

tộc, tôn giáo, gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

- Nội dung cơ bản:

Học phần “Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam” bao gồm phần mở đầu và 4 chương, cung cấp hệ thống kiến thức về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền 1930- 1945, lãnh đạo hai cuộc kháng chiến hoàn thành giải phóng dân tộc 1945- 1954, lãnh đạo cả nước quá độ lên CNXH 1975- 2018

Trang 3

Song song đó học phần còn tích hợp giảng dậy những kỹ năng tư duy phân tích giải quyết những vến đề chính trị, văn hóa, xã hội, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, cũng như củng cố tính kỷ luật,

ý thức trách nhiệm và thái độ học tập của người học

5 Tư tưởng Hồ Chí Minh (POL109)

- Số tín chỉ: 2

- Học phần học trước: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

- Mục tiêu của học phần: Sinh viên học được cách tư duy của Hồ Chí Minh và biết vận dụng để

giải quyết những vấn đề thiết thực trong cuộc sống, học tập Sinh viên hiểu biết có tính hệ thống

tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam; về vấn đề văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới ở Việt Nam Từ đó có chủ động đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái Sinh viên hiểu biết sâu sắc hơn chủ nghĩa Mác - Lênin, đây là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng ta, của dân tộc ta Sinh viên hiểu biết và tu dưỡng, rèn luyện bản thân theo phẩm chất đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Nội dung cơ bản: Quá trình hình thành phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh Những tư tưởng

và những hoạt động cơ bản của Hồ Chí Minh đã chỉ đường vạch lối cho cách mạng giải phóng dân tộc và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh

về Đảng Cộng sản Việt Nam, về vấn đề đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, về Nhà nước của Dân, do Dân, vì Dân Những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới, nền

đạo đức và con người mới ở Việt Nam

6 Pháp luật đại cương (LAW101)

- Số tín chỉ: 3

- Mục tiêu của học phần:

+ Cung cấp cho người học những kiến thức chung về nguồn gốc ra đời nhà nước, luật pháp + Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về bản chất, chức năng và các kiểu nhà nước, pháp luật, bộ máy nhà nươc CHXHCNVN

+ Cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu về Hệ thống pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, và trách nhiệm pháp lý

+ Trang bị kiến thức về nội dung cơ bản các ngành luật trong hệ thống pháp luật VN

+ Phát triển kỹ năng phân tích, lập luận, và thuyết trình hiệu quả

- Nội dung cơ bản:

Môn học khái quát về nguồn gốc ra đời nhà nước và pháp luật; bản chất, chức năng và các kiểu nhà nước, pháp luật; về bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam; về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý giúp người học hiểu rõ tính chất pháp lý, cơ cấu của hệ thống các văn bản quy phạm Pháp luật Giới thiệu những nội dung

cơ bản nhất của những ngành luật chủ yếu ở nước ta hiện nay Từ đó người học được tiếp cận nghiên cứu các ngành luật chủ yếu trong hệ thống Pháp luật Việt Nam để có thể tiếp cận các ngành luật khác phát sinh từ các ngành luật gốc Đại cương về pháp luật quốc tế, gồm những kiến thức chung về công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế, luật thương mại quốc tế Ngoài ra, chương trình học lồng ghép Pháp luật Phòng chống tham nhũng

Trang 4

có trình độ tiếng Anh giao tiếp cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở mức độ cơ bản (A1)

+ Cung cấp cho các kiến thức về văn hoá, du lịch, đời sống, xã hội thông qua các chủ đề trong bài học để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống và chuyên ngành của người học

- Nội dung cơ bản:

Học phần Tiếng Anh Giao Tiếp 1 bao gồm 6 bài học, từ bài 1 đến bài 6 trong giáo trình Life A2 Mỗi bài học cung cấp từ vựng và các điểm ngữ pháp cơ bản, cần thiết trong hoạt động giao tiếp giúp người học nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh và có thể tự tin giao tiếp trong các tình huống thông dụng hàng ngày Các chủ đề trong bài học còn cung cấp các thông tin

A1-về đời sống, ẩm thực, thể thao và du lịch giúp nâng cao kiến thức của người học Các hoạt động trong bài học còn giúp người học rèn luyện khả năng trình bày, tranh luận, và làm việc nhóm

2 Tiếng Anh giao tiếp 2 (ENG202)

- Số tín chỉ: 3

- Mục tiêu của học phần:

+ Cung cấp cho người học một lượng từ vựng và những mẫu câu Tiếng Anh mở rộng để có thể sử dụng trong giao tiếp về các chủ đề chuyên sâu hơn như phim ảnh, nghệ thuật, khoa học và du lịch trong đời sống hàng ngày cũng như trong công việc Sau khi kết thúc khoá học, người học có trình

độ tiếng Anh giao tiếp cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở mức độ sơ cấp (A2)

+ Cung cấp cho các kiến thức về văn hoá, du lịch, đời sống, xã hội thông qua các chủ đề trong bài học để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống và chuyên ngành của người học

+Nâng cao kỹ năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, thuyết phục, tranh luận, thuyết trình, làm việc nhóm

- Nội dung cơ bản:

Học phần Tiếng Anh Giao Tiếp 2 bao gồm 6 bài học, từ bài 7 đến bài 12 trong giáo trình Life A2 Mỗi bài học cung cấp từ vựng và các điểm ngữ pháp cơ bản, cần thiết trong hoạt động giao tiếp giúp người học nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh và có thể tự tin giao tiếp trong các tình huống thông dụng hàng ngày và trong công việc Các chủ đề trong bài học còn cung cấp các thông tin về đời sống, ẩm thực, thể thao và du lịch giúp nâng cao kiến thức của người học Các hoạt động trong bài học còn giúp người học rèn luyện khả năng trình bày, tranh luận, và làm việc nhóm

Trang 5

A1-I.3 Các học phần về khoa học tự nhiên, môi trường

1 Môi trường và con người (NAS101)

+ Đồng thời, học phần còn góp phần phát triển kỹ năng tính toán và phân tích một số chỉ tiêu về môi trường, tài nguyên, dân số; Kỹ năng phân tích, đánh giá ô nhiễm và đề xuất các giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên Phát triển kỹ năng đọc hiểu tài liệu và đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm, tìm kiếm thông tin, chuẩn bị đề cương, thuyết trình chủ đề nghiên cứu

- Nội dung cơ bản:

Học phần gồm 06 chương, cung cấp cho người học kiến thức tổng quan các khái niệm về môi trường, quản lý môi trường; một số nguyên lý sinh thái áp dụng trong quản lý môi trường và tài nguyên; Dân số, tài nguyên và môi trường, tài nguyên thiên nhiên; ô nhiễm môi trường; Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Ngoài ra, học phần giới thiệu các Công ước, Luật, Nghị định, Thông tư về quản lý, bảo vệ môi trường và tài nguyên của Việt Nam và trên thế giới

I.4 Các học phần về kinh tế, quản lý và quản trị đại cương

1 Tinh thần khởi nghiệp (BUS101)

- Số tín chỉ: 3

- Mục tiêu của học phần: Tinh thần khởi nghiệp là môn học bắt buộc thuộc nhóm kiến thức đại

cương Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ý tưởng sáng tạo và đổi mới, khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh, thái độ chấp nhận rủi ro Bên cạnh đó môn học này rèn luyện

cho sinh viên có tinh thần khởi nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

- Nội dung cơ bản:

Môn học Khởi nghiệp hệ thống tất cả các kiến thức mà sinh viên đã và sẽ học trong chuyên ngành;

bổ sung các mảng kiến thức còn thiếu cần thiết khi tham gia vào thị trường lao động, thị trường kinh doanh Môn học này đồng thời tạo cơ hội giúp các sinh viên đánh giá được khả năng kinh doanh của mình; có thể chọn một ý tưởng kinh doanh, biến ý tưởng của mình thành một bản kế hoạch hành động cụ thể mang tính thực tiễn cao có thể xúc tiến thành lập cơ sở kinh doanh Yếu

tố này giúp sinh viên có thể làm giàu chân chính cho bản thân, gia đình và xã hội ngay từ khi còn trên giảng đường đại học

Trang 6

Ngoài ra, chương trình còn có các hoạt động ngoại khóa và hỗ trợ sau đào tạo như tư vấn, hỗ trợ tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn, các nhà đầu tư… Đây là cơ hội để các bạn trẻ biến ước mơ, hoài bão của mình thành hiện thực

2 Quản trị học (MAN201)

- Số tín chỉ: 3

- Mục tiêu của học phần: Quản trị học là môn chuyên môn bắt buộc thuộc nhóm kiến thức đại

cương Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về quản trị trong các tổ chức và đặt nền tảng cho sự vận dụng các kiến thức này vào công tác quản trị các hoạt động của

doanh nghiệp, làm cơ sở để sinh viên tiếp tục tiếp nhận kiến thức ở các môn quản trị chuyên ngành

- Nội dung cơ bản:

Môn học cung cấp cho người học những nguyên lý và kỹ thuật cần thiết được thực hiện khi con người kết hợp với nhau thành các tổ chức để hoàn thành những mục tiêu chung Môn học bắt đầu với khái niệm quản trị là gì và nhà quản trị là ai, làm gì, làm việc ở đâu? Tại sao phải nghiên cứu quản trị? Những khía cạnh của môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức cùng với tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt động của tổ chức Nguyên tắc, hình thức, nội dung các nguồn thông tin; công tác quản trị thông tin như thế nào? Các mô hình và khái niệm cơ bản được các nhà quản trị trong tổ chức sử dụng để đưa ra các quyết định

Trong quá trình học, sinh viên sẽ trao đổi và thảo luận, đồng thời giải quyết vấn đề theo tình huống Bên cạnh đó, môn học tích hợp giảng dạy các kỹ năng tư duy như phản biện, giải quyết vấn đề và

kỹ năng mềm bao gồm: giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình

3 Marketing căn bản (MAR201)

- Số tín chỉ: 3

- Mục tiêu của học phần:

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về những khái niệm cơ bản của marketing và các hoạt động marketing của doanh nghiệp; tìm hiểu cách thức lập kế hoạch và tổ chức thực hiện một chiến lược marketing hỗn hợp thông qua 4 phối thức sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến.Bên cạnh đó môn học rèn luyện cho sinh viên kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

- Nội dung cơ bản:

Marketing căn bản là môn học cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về marketing, ảnh hưởng của marketing trong doanh nghiệp, xu hướng của tiếp thị trong xu thế toàn cầu hóa, môi trường và thông tin về marketing

Môn học sẽ cung cấp những kiến thức về phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu và định vị hàng hóa trên thị trường, phân tích các đặc tính và hành vi của khách hàng

Môn học còn giúp cho người học nắm bắt được 4 yếu tố trong hoạch định, tổ chức và thực hiện một chiến lược marketing hỗn hợp (Marketing Mix): chiến lược phát triển sản phẩm (Product), chiến lược định giá sản phẩm (Price), chiến lược phân phối (Place), chiến lược chiêu thị (Promotion) Trong quá trình học, sinh viên sẽ trao đổi và thảo luận, đồng thời giải quyết vấn đề theo tình huống

Bên cạnh đó, môn học tích hợp giảng dạy các kỹ năng tư duy như phản biện, giải quyết vấn đề và

kỹ năng mềm bao gồm: giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình

Trang 7

I.5.Các học phần về khoa học xã hội, nhân văn và đa văn hóa

1 Văn hiến Việt Nam (SOS102)

- Số tín chỉ: 3

- Mục tiêu của học phần:

+ Học phần Văn hiến Việt Nam cung cấp một hệ thống kiến thức về những giá trị truyền thống của dân tộc như: đạo đức, lối sống, tư tưởng, tôn giáo, nghệ thuật… của người Việt Nam Từ những giá trị truyền thống tốt đẹp đó trước ngưỡng cửa của thời đại mới ngày nay như thế nào cho

có hiệu quả, để tạo nên cho văn hóa Việt Nam có một đặc trưng riêng của mình

+ Thông qua học phần sinh viên có sự hiểu biết thêm về văn hóa Việt Nam và những cơ sở nền tảng của văn hóa, bản sắc của văn hóa Việt Nam nói chung

+ Trang bị cho sinh viên những kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, phân tích Qua đó, Sinh viên có thể phân tích, khái quát, vận dụng kiến thức đang học vào cuộc sống

- Nội dung cơ bản:

Học phần bao gồm 09 chương: cung cấp một hệ thống kiến thức về những giá trị truyền thống của dân tộc như: đạo đức, lối sống, tư tưởng, tôn giáo, nghệ thuật… của người Việt Nam thông qua: các khái niệm, nền tảng VHVN; Những vấn đề về bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống; Tín ngưỡng; Những danh nhân VN Từ những giá trị truyền thống tốt đẹp đó, sinh viên cần có thái

độ hành vi như thế nào để góp phần giữ gìn, phát huy và tạo nên bản sắc đặc trưng trước ngưỡng cửa của thời đại mới ngày nay

2 Kinh tế, văn hóa, xã hội ASEAN (SOS101)

- Số tín chỉ: 3

- Mục tiêu của học phần:

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, dân số, các chỉ số về kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo, chế độ chính trị của các quốc gia Đông Nam Á; Lịch sử phát triển chính trị- ngoại giao, kinh tế - xã hội của các nước ASEAN từ sau khi giành độc lập đến nay;

Những đặc trưng của mô hình phát triển kinh tế các nước Đông Nam Á; Định hướng chuyển đổi

mô hình kinh tế của Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu;

Tổng quan về ASEAN và các cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

- Nội dung cơ bản:

Khái quát quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Đông Nam Á thông qua việc trình bày sự phát triển kinh tế xã hội của các nước trong Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo

Về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, xã hội, dân cư, các giai đoạn lịch

sử chính, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội cơ bản, chính sách đối ngoại với các quốc gia trong khu vực và quốc tế

Gợi mở cho sinh viên những so sánh, đối chiếu giữa mô hình/con đường phát triển kinh tế - xã hội các nước Đông Nam Á với mô hình/con đường phát triển kinh tế - xã hội các nước Đông Bắc Á

và một số nước trong khu vực và thế giới

Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Triển vọng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Các nước Asean Tổng quan về Cộng đồng kinh tế Asean (AEC)

Trang 8

I.6 Các học phần về tố chất cá nhân chung

kỹ năng thảo luận và thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin

để phục vụ học tập Ngoài ra học phần còn giúp sinh viên biết cách thiết lập mục tiêu học tập, quản

lý thời gian khoa học và biết sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập một cách hiệu quả; Cung cấp cho người học những vấn đề cơ bản của nghiên cứu khoa học, xây dựng một đề cương nghiên cứu khoa học, viết tiểu luận

Bên cạnh đó, học phần còn góp phần phát triển kỹ năng phân tích, lập luận, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, thuyết trình cũng như củng cố thái độ học tập tích cực và ý thức tự đánh giá điều chỉnh trong quá trình học tập của sinh viên

- Nội dung cơ bản:

Học phần gồm 10 chương, gồm: Những thay đổi và thách thức ở môi trường đại học; Các nội dung liên quan đến các kỹ năng tự học tập, tự nghiên cứu, tương tác, ứng dụng công nghệ thông tin, các phương pháp nâng cao, tìm hiểu và thực hành hoạt động nghiên cứu hoa học

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về phương pháp học tập ở bậc Đại Cao đẳng: Kỹ năng nghe giảng và ghi chép bài trong lớp, kỹ năng tìm và tham khảo tài liệu, kỹ năng thảo luận và thuyết trình; cách thiết lập mục tiêu học tập, quản lý thời gian khoa học và biết

học-sử dụng bản đồ tư duy trong học tập một cách hiệu quả;

Ngoài ra, học phần giới thiệu cho người học những vấn đề cơ bản của nghiên cứu khoa học, xây dựng một đề cương nghiên cứu khoa học, viết tiểu luận

Bên cạnh đó, môn học tích hợp giảng dạy các kỹ năng như giải quyết vấn đề, kỷ năng thuyết trình,

xử lý tình huống và kỹ năng làm việc nhóm

sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, an toàn và bảo mật dữ liệu

+ Cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu về xử lý văn bản, xử lý bảng biểu và trình chiếu + Trang bị kiến thức về mạng, internet và các quy tắc về văn hóa và đạo đức trong CNTT trong quá trình sử dụng các sản phẩm công nghệ thông tin

Trang 9

+ Phát triển kỹ năng phân tích, lập luận, và thuyết trình hiệu quả

- Nội dung cơ bản:

Học phần gồm 09 chương, cung cấp cho người học kiến thức tổng quát về CNTT, và truyền thông, nhằm giúp người học có những kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT trong học tập và làm việc

- Nội dung cơ bản:

Học phần gồm 8 chương, cung cấp cho người học kiến thức tổng quát về thống kê học, nhằm giúp người học hiểu về kiến thức thống kê áp dụng vào thực tiễn Người học được giới thiệu cơ bản về các phương pháp thống kê căn bản trong thu thập và phân tích dữ liệu, làm cơ sở cho việc ra quyết định trong quản lý, Các phương pháp thu thập và trình bày dữ liệu: Lập bảng phân phối tần số, vẽ

đồ thị tần số, tần suất, tổ chức, đa giác, tần số tương đối tích lũy; xác định giá trị đo lường độ tập trung: Mode, Median, Mean; tìm các giá trị đo lường độ phân tán: Standard deviation (độ lệch chuẩn), Coefficient of variation (hệ số biến thiên); ước lượng: trung bình tổng thể, tỉ lệ tổng thể; kiểm định: trung bình tổng thể, tỉ lệ tổng thể, phương sai Ngoài ra, học phần giới thiệu phần mềm

SPSS để hỗ trợ cho người học tham gia NCKH và hỗ trợ công tác thực tiễn

3 Các vấn đề xã hội đương đại (SOS204)

- Số tín chỉ: 3

- Mục tiêu của học phần:

+ Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về thực trạng, nguyên nhân của một số vấn đề

xã hội đang xảy ra trong xã hội hiện nay như: Một số vấn đề về lao động và việc làm, Truyền thông trong xã hội hiện đại, Giới và Bình đẳng giới, Tình yêu - hôn nhân - Gia đình, Bạo lực học đường,

Vị thành niên phạm tội, Giới trẻ và các chất gây nghiện, Stress

+ Cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu về khả năng phân tích, đưa ra các giải pháp và cách thức phòng ngừa các vấn đề xã hội đang xảy ra hiện nay

+ Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng làm việc nhóm hiệu quả

- Nội dung cơ bản:

Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa một số vấn đề xã hội đang xảy ra trong xã hội hiện nay như: Một số vấn đề về lao động và việc làm, Truyền thông trong xã hội hiện đại, Giới và Bình đẳng giới, Tình yêu - hôn nhân - Gia đình, Bạo lực học đường, Vị thành niên phạm tội, Giới trẻ và các chất gây nghiện, Stress

4 Giao tiếp đa văn hóa (SOS205)

Trang 10

- Số tín chỉ: 3

- Mục tiêu của học phần:

+ Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về những nền văn hóa xa lạ, giúp người học thay đổi quan niệm về bối cảnh giao tiếp trong giai đoạn hiện nay và từ đó tiến hành giao tiếp có hiệu quả hơn trong công việc Cách tiếp cận này kết hợp thế mạnh của 2 lĩnh vực: giao tiếp liên văn hóa (intercultural communication)- đặt nền tảng trên các lý thuyết về tâm lý học và các lĩnh vực liên quan- và kinh doanh quốc tế (international business)

+ Cung cấp cho sinh viên những kỹ năng xử lý tình huống khi gặp phải trong thực tế trong môi trường làm việc đa văn hóa (kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề ) Trải nghiệm bản thân trong cuộc sống (công tác xã hội, làm thêm ) Bên cạnh đó, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên phát triển kỹ năng thích ứng với môi trường làm việc đa văn hóa để làm hành trang bước vào cuộc sống làm việc năng động hiện đại sau khi tốt nghiệp ra trường

- Nội dung cơ bản:

Học phần cung cấp một cách tiếp cận với các nền văn hóa khác nhau, giúp người học thay đổi quan niệm về bối cảnh giao tiếp trong giai đoạn hiện nay và từ đó tiến hành giao tiếp có hiệu quả hơn trong công việc Cách tiếp cận này kết hợp thế mạnh của hai lĩnh vực: giao tiếp liên văn hóa (intercultural communication) - đặt nền tảng trên các lý thuyết về tâm lý học và các lĩnh vực liên quan - và kinh doanh quốc tế (international business)

Những nội dung chính của học phần: Giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, các cách thức vượt qua sự khác biệt văn hóa, văn hóa và giao tiếp, tác động của văn hóa lên tiến trình giao tiếp, tầm quan trọng của việc học hỏi văn hóa, sốc văn hóa, các giá trị văn hóa đối lập nhau, các giá trị văn hóa đối lập nhau, giao tiếp phi ngôn ngữ, tìm hiểu văn hóa Việt Nam, điều nên làm và không nên làm trong văn hóa Việt Nam dưới cái nhìn của người nước ngoài, tìm hiểu văn hóa Việt Nam trong kinh doanh, tìm hiểu văn hóa Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp…

5 Kinh tế học đại cương (ECO201)

- Số tín chỉ: 3

- Mục tiêu của học phần:

Môn học trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản nhất về kinh tế học và cách thức vận hành của nền kinh tế ở cấp độ vi mô cũng như vĩ mô, người tiêu dùng và doanh nghiệp tương tác với nhau như thế nào trên thị trường và tác động của các chính sách của chính phủ đến nền kinh tế

- Nội dung cơ bản:

Học phần gồm 8 chương, cung cấp cho người học kiến thức tổng quát về kinh tế học, gồm kiến thức cơ bản nhất của kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô

Kinh tế vi mô sẽ cung cấp kiến thức về cung cầu, cân bằng thị trường, sự hình thành giá cả và sự can thiệp của chính phủ vào các loại thị trường Sự lựa chọn của người tiêu dùng và nhà sản xuất trong các loại thị trường Người học được giới thiệu về các loại chi phí sản xuất, doanh thu, và lợi nhuận Nghiên cứu về cấu trúc các loại thị trường, sự lựa chọn tối ưu của nhà sản xuất trong các loại thị trường đó

Ngoài ra, Kinh tế vĩ mô sẽ cung cấp những khái niệm cơ bản như: Lạm phát, thất nghiệp, chu kỳ kinh tế, các phương pháp đo lường tổng sản lượng quốc gia, tổng cung và tổng cầu, phương pháp

Trang 11

xác định trạng thái cân bằng của nền kinh tế Các chính sách kinh tế vĩ mô gồm chính sách tài khóa

và tiền tệ được chính phủ sử dụng để điều tiết nền kinh tế

6 Kỹ năng hành chính văn phòng (SKL202)

- Số tín chỉ: 3

- Mục tiêu của học phần:

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cơ bản về công tác văn phòng, cũng như một

số nghiệp vụ cơ bản về công tác văn phòng.… Bên cạnh đó môn học rèn luyện cho sinh viên kỹ năng cơ bản trong nghiệp vụ xử lý trong công việc văn phòng như: Tiến trình xử lý công văn, Thu thập và xử lý thông tin, Tổ chức hội họp, Tổ chức chuyến đi công tác, Tiếp khách trực diện, Tiếp khách qua điện thoại, Soạn thảo công văn, Kỹ thuật viết Email, Lưu trữ tài liệu, Thực hành Photocoppy…

- Nội dung cơ bản:

Học phần gồm 4 bài, cung cấp cho người học kiến thức tổng quát về những kỹ năng cơ bản về công tác nghiệp vụ văn phòng và quản trị hoạt động hành chính văn phòng, nhằm giúp người học khi đi làm thực tế ở doanh nghiệp biết vận dụng một cách khoa học và hiệu quả Người học được giới thiệu cơ bản về khả năng tư duy, phản biện cũng như xử lý tình huống trong công tác văn phòng Ngoài ra, học phần giới thiệu thêm những dẫn chứng thực tiễn hiện nay các doanh nghiệp đang làm thực tế, minh họa cũng như giới thiệu thêm các biểu mẫu, các quy chế chi tiêu nội bộ thực tế của doanh nghiệp, các quy định của pháp luật…giới thiệu thêm về xu hướng quản trị trong văn phòng, các mô hình hiện đại hóa, các phương pháp hiện đại được ứng dụng trong hành chính văn phòng

II GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

-Phân tích hoạt động kinh doanh và quản trị của ngành QTDVDL&LH, áp dụng vào Kinh doanh

du lịch ở Việt Nam, những yêu cầu nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, xã hội, hội nhập

Kỹ năng: -Sv có thể phối hợp làm việc nhóm, thuyết trình trước lớp

Thái độ: -Học tập nghiêm túc, định hướng việc làm sinh viên sau khi ra Trường

- Nội dung cơ bản:

Trình bày các khái niệm, điều kiện phát triển du lịch, các loại hình du lịch, phân tích hoạt động kinh doanh ngành Dịch vụ DL-LH, hoạt động của du lịch lữ hành ở Việt Nam, nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, xã hội Từ đó nhận thức chính xác về ngành học và khả năng định hướng công việc làm sau khi ra Trường

Trang 12

Bên cạnh đó môn học rèn luyện cho sinh viên kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng làm việc nhóm

và kỹ năng thuyết trình

- Nội dung cơ bản:

Môn học bao gồm 8 chương (30 tiết): Trong đó 25 tiết dạy lý thuyết và 5 tiết thực hành trên lớp Chương 1 Các khái niệm cơ bản về du lịch

Chương 2 Loại hình du lịch và sản phẩm du lịch

Chương 3 Động cơ du lịch và điều kiện phát triển du lịch

Chương 4 Tính thời vụ trong hoạt động du lịch

Chương 5 Tác động của du lịch đến các lĩnh vực kinh tế; văn hóa – xã hội; môi trường và chính trị

Chương 6 Kinh doanh du lịch

Chương 7 Tổ chức quản lý du lịch

Chương 8 Quá trình hình thành và phát triển du lịch

3 Địa lý du lịch Việt Nam (TOU301)

- Số tín chỉ: 3

- Mục tiêu của học phần:

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về các giá trị bản địa và truyền thống; các phương pháp

sử dụng du lịch như một công cụ phát triển kinh tế cộng đồng bản địa, đánh giá tiềm năng của du lịch để tạo ra sự thịnh vượng của cộng đồng thông qua các cam kết, kế hoạch và các điển hình tốt nhất về bền vững, và sẽ làm nổi bật vai trò của ngành, nghề du lịch Các quy trình xã hội và chính trị thông qua đó các nhóm và cá nhân làm việc để thiết lập mối quan hệ và huy động nguồn lực để đáp ứng nhu cầu giải trí và du lịch của cộng đồng Vai trò của nhà cung cấp dịch vụ giải trí và phát triển các kỹ năng cần thiết và kiến thức cần thiết để đóng góp cho quá trình phát triển cộng đồng được nhấn mạnh

- Nội dung cơ bản:

Môn học gồm 5 chương, cung cấp hệ thống kiến thức về đối tượng nghiên cứu, các nguồn lực phát triển du lịch, phân tích tài nguyên du lịch (tài nguyên du lịch tự nhiên; tài nguyên du lịch nhân văn); cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; Đánh giá được giá trị sử dụng của tài nguyên du lịch cho việc hình thành các sản phẩm du lịch; khái niệm và nội dung tổ chức lãnh thổ

du lịch; khái niệm về phân vùng du lịch, hệ thống vùng du lịch ở Việt Nam; tìm hiểu sản phẩm du lịch đặc trưng và địa bàn hoạt động chủ yếu Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế Các tuyến điểm du lịch quan trọng Định hướng phát triển sản phẩm du lịch theo quy hoạch phát triển

du lịch đến năm 2020 tầm nhìn 2030

Trang 13

4 Luật du lịch (TOU309)

- Số tín chỉ: 2

- Mục tiêu của học phần: Trình bày các kiến thức pháp luật du lịch; Hiểu về trình tựu thành lập

doanh nghiệp luật du lịch, trình tựu cấp thẻ hướng dẫn du lịch; Vận dụng luật du lịch trong hợp đồng kinh doanh du lịch; Hình thành các giá trị đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần và thái độ phục

vụ chuyên nghiệp, từ đó có sự đam mê cũng như trách nhiệm về bản thân và công việc của mình

- Nội dung cơ bản:

Học phần trang bị cho người học những nội dung cơ bản, có hệ thống những kiến thức về pháp luật trong hoạt động du lịch như các khái niệm, quy định về các loại hình kinh doanh du lịch, quy định để chứng nhận các điểm du lịch, tuyến du lịch, địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp

du lịch, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, pháp luật về ký kết hợp đồng trong các hoạt động du lịch, các hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động du lịch

Kỹ năng: -Làm việc nhóm, thuyết trình trước lớp

Thái độ: -Học tập nghiêm túc, định hướng vị trí việc làm sau khi ra Trường

- Nội dung cơ bản:

Trang bị cho SV thông hiểu về những khái niệm, kiến thức cơ bản về phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững trong du lịch nói riêng và các tiêu chí, nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong du lịch Ngoài ra còn phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, du lịch có trách nhiệm, tham khảo mô hình phát triển du lịch theo hướng phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam và trên thế giới

Ngoài ra học phần giúp sinh viên có kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong hoạt động kinh doanh du lịch Học phần xây dựng cho sinh viên lòng yêu nước, yêu con người Việt Nam; hình thành lòng yêu

nghề, sự kiên trì, nhẫn nại, chuyên nghiệp trong công việc

- Nội dung cơ bản:

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch, đặc điểm tâm lý của khách trong tiêu dùng du lịch và những đặc điểm tâm lý cá nhân phổ biến của du khách, đặc điểm của khách du lịch theo vùng lãnh thổ Học phần được giảng

Trang 14

dạy trong 30 tiết trên lớp và 60 tiết tự học với phương pháp thuyết giảng, phát vấn, thảo luận nhóm

và thuyết trình

7 Thanh toán quốc tế (TRA308)

- Số tín chỉ: 2

- Mục tiêu của học phần: Cung cấp cho người học những kiến thức chung về tiền tệ thế giới, tỷ

giá hối đoái và thị trường hối đoái; các phương tiện thanh toán, các phương thức thanh toán quốc tế; Cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu về tỷ giá hối đoái, các phương tiện thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán quốc tế để vận dụng hợp lý các phương thức thanh toán quốc tế trong giao dịch của hoạt động các doanh nghiệp du lịch

- Nội dung cơ bản:

Giới thiệu cho sinh viên những kiến thức căn bản về tiền tệ thế giới, tỷ giá hối đoái và thị trường hối đoái và các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, cách phát hành và lưu thông các phương tiện thanh toán quốc tế, cách thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế

8 Văn hóa ẩm thực trong du lịch (TOU307)

- Số tín chỉ: 2

- Mục tiêu của học phần:

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về văn hóa ẩm thực Việt Nam và một số nước trên thế giới; Vai trò của Văn hóa ẩm thực trong phát triển Du lịch

Bên cạnh đó học phần rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tổ chức, giới thiệu và phục vụ hoạt động

ăn uống cho khách du lịch một cách hiệu quả

Học phần xây dựng cho sinh viên lòng yêu nước, yêu con người Việt Nam; hình thành lòng yêu

nghề, sự kiên trì, nhẫn nại, tận tụy trong công việc

- Nội dung cơ bản:

Học phần cung cấp những kiến thức về đặc điểm, xu hướng phát triển của văn hóa ẩm thực Việt Nam và văn hóa ẩm thực thế giới; Đặc trưng văn hóa ẩm thực phương Đông và phương Tây; Mối quan hệ giữa văn hóa ẩm thực và việc kinh doanh du lịch

Học phần được giảng dạy trong 30 tiết trên lớp và 60 tiết tự học với phương pháp thuyết giảng, phát vấn, thảo luận nhóm và thuyết trình

9 Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý du lịch (TOU306)

- Số tín chỉ: 3

- Mục tiêu của học phần:

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về hệ thống thông tin địa lý (GIS) và kỹ năng sử dụng các kiến thức GIS vào quản lý và kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành

- Nội dung cơ bản:

- Trang bị cho sinh viên các kiến thức về thành phần, các chức năng của một hệ thống thông tin địa lý (GIS)

- Rèn luyện cho SV kỹ năng về xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu địa lý các chức năng phân tích

dữ liệu không gian cũng như phi không gian, quá trình xây dựng và biên tập bản đồ chuyên đề trên một phần mềm GIS phổ dụng (MapInfo, Arcview)

Ngày đăng: 12/06/2024, 14:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w