XÂY DỰNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC “CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TẠI ĐẢNG BỘ XÃ HÒA HỘI

12 9 0
XÂY DỰNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC “CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TẠI ĐẢNG BỘ XÃ HÒA HỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhất đến vấn đề đạo đức. Người không để lại những tác phẩm đạo đức lớn nhưng những tư tưởng lớn của Người về đạo đức đã nằm trong những bài viết, bài nói ngắn gọn, được diễn đạt rất cô đọng, rất quen thuộc với con người Việt Nam. Bản thân Người lại thực hiện trước nhất những tư tưởng ấy, nhiều hơn cả những điều Người đã nói, đã viết về đạo đức Người vừa là một nhà đạo đức học lớn, lại vừa là tấm gương đạo đức trong sáng nhất, tiêu biểu nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: chuẩn mực đạo đức cách mạng chung nhất của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giải quyết mối quan hệ “với tự mình” bao gồm những giá trị về: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đây là các đức tính cần có của người cách mạng, tất yếu. Trong di chúc, Người viết: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”. Trong bối cảnh hiện nay, việc Đảng ta đánh giá còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo cấp cao, chủ chốt từ Trung ương đến địa phương, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước. Theo đó, có thể thấy việc nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là hết sức quan trọng, cần phải làm thường xuyên.

1 1 MBTH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II BÀI THU HOẠCH LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HỆ TẬP TRUNG TÊN MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TÊN BÀI THU HOẠCH: XÂY DỰNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC “CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TẠI ĐẢNG BỘ XÃ HÒA HỘI ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG Bằng số Bằng chữ TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 1 2 MỤC LỤC 3 PHẦN I MỞ ĐẦU Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhất đến vấn đề đạo đức Người không để lại những tác phẩm đạo đức lớn nhưng những tư tưởng lớn của Người về đạo đức đã nằm trong những bài viết, bài nói ngắn gọn, được diễn đạt rất cô đọng, rất quen thuộc với con người Việt Nam Bản thân Người lại thực hiện trước nhất những tư tưởng ấy, nhiều hơn cả những điều Người đã nói, đã viết về đạo đức Người vừa là một nhà đạo đức học lớn, lại vừa là tấm gương đạo đức trong sáng nhất, tiêu biểu nhất Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: chuẩn mực đạo đức cách mạng chung nhất của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giải quyết mối quan hệ “với tự mình” bao gồm những giá trị về: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Đây là các đức tính cần có của người cách mạng, tất yếu Trong di chúc, Người viết: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” Trong bối cảnh hiện nay, việc Đảng ta đánh giá còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo cấp cao, chủ chốt từ Trung ương đến địa phương, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước Theo đó, có thể thấy việc nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là hết sức quan trọng, cần phải làm thường xuyên Xuất phát từ thực tế trên, qua quá trình học tập và nghiên cứu môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại Học viện Chính trị khu vực II, em chọn đề tài “Xây dựng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính trong đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh tại Đảng bộ xã HÒA HỘI” để làm bài thu hoạch hết môn học Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài thu hoạch có phần kết cấu nội dung như sau: Phần I Tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính” Phần II Thực trạng xây dựng phẩm chất đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính” theo tư tưởng Hồ Chí Minh tại Đảng bộ xã HÒA HỘI hiện nay 4 Phần III Một số giải pháp xây dựng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh tại Đảng bộ xã HÒA HỘI PHẦN II NỘI DUNG 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC “CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” 1.1 Một số vấn đề lý luận chung về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh: là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức: là sự kết hợp những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa đạo đức nhân loại; truyền thống với hiện đại; phương Đông và phương Tây, được hình thành và phát triển từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc Đạo đức học Mác-Lênin đem đến cho tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn, tạo nên một cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức Bản chất, đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Về bản chất: Tư tưởng Hồ chí Minh về đạo đức mang bản chất cách mạng và nhân văn của giai cấp công nhân Đó là đạo đức mới, khác hẳn về bản chất với đạo đức cũ, đạo đức phong kiến Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức thể hiện sự thống nhất giữa chính trị với đạo đức Hồ Chí Minh luôn nhất mạnh vào tác dụng to lớn, nhiều khi mang tính quyết định của đạo đức cách mạng trong sự nghiệp cách mạng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, lý luận và thực tiễn, nói và làm Hồ Chí Minh dạy cán bộ, đảng viên nhân dân và chính Người là tấm gương sáng về nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, nhiều khi giáo dục đạo đức chỉ bằng hành động, việc làm Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức thống nhất giữa đức với tài Nhấn mạnh đạo đức là gốc, đồng thời Hồ Chí Minh rất coi trọng trí tuệ, tài năng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức thống nhất giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường Đạo đức cách mạng được hiểu là những hành vi đạo đức thực hện những nhiệm vụ cách mạng lớn lao, cao cả như đấu tranh giành độc lập tự do và xây dựng chủ nghĩa xã hội Đạo đức đời thường là những hành vi đạo đức trong 5 cuộc sống hằng ngày, trong lao động, học tập, công tác; trong ứng xử với mọi người xung quanh, với cấp trên, cấp dưới, với nhân dân, bạn bè… Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức rất toàn diện Hồ Chí Minh bàn đến việc rèn luyện, tu dưỡng, xây dựng đạo đức trong mọi môi trường như gia đình, công sở, xã hội 1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính” Theo Hồ Chí Minh: “cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính” và cán bộ, đảng viên “không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân” Người giải thích rõ thế nào là cần, kiệm, liêm, chính để mọi người hiểu và dễ thực hiện với mọi người Cần là siêng năng, chăm chỉ cố gắng dẻo dai Cần là làm việc có kế hoạch, tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn gàng, có sáng tạo, có năng suất cao; làm việc, lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm, phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta” Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức Cần và kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người Tiết kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình, từ cái to đến cái nhỏ; tiết kiệm không phải là bủn xỉn Khi không nên tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu Khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào, cho Tổ quốc thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng Liêm là trong sạch, không tham lam; là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một đồng xu, một hạt thóc của Nhà nước của nhân dân Phải trong sạch, không tham lam Không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ Người đã chỉ ra những hành vi trái với chữ liêm như: cậy quyền thế, dìm người giỏi, sợ khó nhọc… Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn Điều gì không thẳng thắn, đứng đắn tức là tà Hồ Chí Minh cho rằng cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cần có của con người, một lẽ tự nhiên như bốn mùa của trời, bốn phương của đất Nó là thước đo 6 phẩm chất của người của mỗi người, vì “thiếu một đức thì không thành người” Cần, kiệm, liêm, chính đặc biệt cần thiết đối với cán bộ, đảng viên vì họ là những người có quyền, nếu thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút Cán bộ, đảng viên mà suy thoái đạo đức thì ảnh hưởng đến thanh danh của Đảng, đến nhiệm vụ cách mạng Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, của thi đua ái quốc, là cái cần để làm việc, làm người, làm cán bộ, phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TẠI ĐẢNG BỘ XÃ HÒA HỘI HIỆN NAY 2.1 Tổng quan về Đảng bộ xã HÒA HỘI Đảng bộ xã HÒA HỘI là tổ chức cơ sở Đảng trong hệ thống tổ chức Đảng ở nước ta; là hạt nhân chính trị ở cơ sở; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của địa phương và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả; chủ động và phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giàu đẹp, văn minh Đảng bộ xã thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh; lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng; lãnh đạo xây dựng đảng bộ, chi bộ và công tác tổ chức, cán bộ; lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở Tổ chức bộ máy của Đảng bộ xã bao gồm: Ban chấp hành Đảng bộ xã (15 đồng chí); Ban Thường vụ Đảng ủy xã (05 đồng chí); Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy xã (05 đồng chí); 03 đồng chí cán bộ giúp việc cho Đảng ủy xã (Tổ chức, Văn phòng, Tuyên giáo Đảng ủy) Toàn Đảng bộ có 10 Chi bộ trực thuộc với 134 đảng viên (08/10 Chi bộ có Ban chi ủy Chi bộ) 2.2 Một số kết quả đạt được Trong thời gian qua, để xây dựng và nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên nhất là phẩm chất đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính”, Đảng bộ xã đã tập trung giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện, giữ gìn đạo đức, lối sống, phòng, chống các biểu hiện suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong đội ngũ cán bộ, đảng viên thông qua việc triển khai đầy đủ các văn bản, quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, Tỉnh ủy, Huyện ủy Trong đó, chú trọng việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) 7 gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW và các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (Quy định số 101-QĐ/TW ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Quy định số 55-QĐ/TW ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; Quy định số 08QĐi/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trưng ương; Quy định số 47-QĐ/TW ngày 01/11/2021 của Ban Chấp hành Trưng ương Đảng về những điều đảng viên không được làm) Hàng năm Đảng bộ xã đều có tiến hành rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh chuẩn mực đạo đức cơ quan, đơn vị theo chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên Các Chi bộ đều có xây dựng kế hoạch của tập thể, cá nhân và bản cam kết đăng ký vào “Sổ phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện của đảng viên”, sát thực tế, có chất lượng (hàng năm 10/10 Chi bộ triển khai với 100% đảng viên triển khai thực hiện trừ đảng viên miễn công tác, miễn sinh hoạt) Trong sinh hoạt Chi bộ định kỳ, các Chi bộ đều tổ chức sinh hoạt, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chuyên đề từng năm Hằng tháng, Chi ủy hoặc Bí thư Chi bộ có nhận xét, đánh giá kết quả đăng ký vào “Sổ phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện của đảng viên” trong sinh hoạt Chi bộ Từ đó, cấp uỷ đã đánh giá được mức độ chuyển biến trong nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các quy định của Trung ương, đây là thước đo việc xây dựng phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên Triển khai sinh hoạt nội dung 27 biểu hiện theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và liên hệ với nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị để cán bộ, đảng viên tự soi rọi lại bản thân nhằm có biện pháp khắc phục, phòng, tránh Qua thực hiện, hầu hết cán bộ, đảng viên không vi phạm những biểu hiện về suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy xã, các Chi bộ trực thuộc, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện Nghị quyết và các Quy định nêu gương, việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao của cán bộ, đảng viên 8 được thực hiện thường xuyên Từ đó, kịp thời chấn chỉnh những sai phạm, khuyết điểm, thiếu sót của cán bộ, đảng viên 2.3 Một số hạn chế và nguyên nhân Công tác triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết và các Quy định của Trung ương tuy có chặt chẽ, nghiêm túc, nhưng hình thức triển khai, quán triệt chưa đa dạng Vẫn còn tình trạng nói chưa đi đôi với làm, nói nhiều làm ít; trong lối sống, đạo đức của một số cán bộ, đảng viên có lúc chưa thật sự gương mẫu Một số Chi ủy hoặc Bí thư Chi bộ đánh giá kết quả rèn luyện của đảng viên vào “Sổ phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện của đảng viên” chưa cụ thể, chưa sát với tình hình thực tế, còn chung chung dẫn đến hiệu quả giáo dục, rèn luyện chưa cao Việc đấu tranh, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị cơ bản được thực hiện tốt, nhưng vẫn còn đảng viên vi phạm nguyên tắc xây dựng Đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước đến mức phải xử lý kỷ luật Tinh thần tự phê bình và phê bình ở mộ số Chi bộ còn ít; vẫn còn một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện thấy đúng không ủng hộ, thấy sai không dám đấu tranh, sợ đụng chạm Một số Chi bộ chưa thật sự chú trọng kiểm tra, giám sát nội dung thực hiện Nghị quyết, các Quy định của Trung ương đối với tổ chức đảng và đảng viên Nguyên nhân Một số Chi bộ chưa quan tâm đúng mức trong triển khai, học tập giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ, đảng viên Công tác giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên có lúc chưa thường xuyên Một số cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ chủ chốt thiếu tu dưỡng, chưa thật sự là tấm gương tiêu biểu để quần chúng Nhân dân noi theo Một số Chi bộ thiếu kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở việc thực hiện Nghị quyết của Trung ương và kế hoạch, chương trình hành động của Chi bộ mình Một vài cán bộ, đảng viên còn xem trọng lợi ích cá nhân; thiếu thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống dẫn đến vi phạm 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC “CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TẠI ĐẢNG BỘ XÃ HÒA HỘI Việc xây dựng đạo đức cách mạng nói chung và phẩm chất đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính” nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài của 9 Đảng bộ xã Với vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở, Đảng bộ xã cần phải tiếp tục phát huy vai trò của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ này Để nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng phẩm chất đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính” theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời gian tới, Đảng bộ xã cần thực hiện một số giải pháp sau: Một là, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành chức năng về vai trò, ý nghĩa của việc phải thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng trong cả hệ thống chính trị; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức thực hành “cần kiệm liêm chính” cho đội ngũ cán bộ, đảng viên như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn trong Di chúc của Người Gắn thực hiện Chỉ thị 05 với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, coi đây là giải pháp đột phá để việc tự soi, tự sửa, tự rèn luyện đạo đức cách mạng nói chung, “cần, kiệm, liêm chính” nói riêng trở thành việc là thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên Hai là, tiếp tục thực hiện “cần kiệm liêm chính” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và sinh hoạt thường kỳ của chi bộ; trong đó, cấp ủy phải quy định trong năm ít nhất phải chuyên đề cụ thể về “cần kiệm liêm chính” với những nội dung thiết thực, để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể Thông qua đó, xây dựng tác phong, lề lối làm việc “cần, kiệm, liêm, chính”, tận tụy phụng sự nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tại các cơ quan nhà nước phù hợp với đặc điểm, tình hình, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên Ba là, nâng cao trách nhiệm và phát huy vai trò gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị nói riêng theo nguyên tắc “trên trước, dưới sau”, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu rèn luyện đạo đức cách mạng, thực hành “cần kiệm liêm chính” trong công việc lẫn đời tư, tại nơi công tác cũng như địa bàn cư trú Đồng thời, thực hiện nghiêm kỷ luật Đảng, Điều lệ Đảng, quy định về quy hoạch cán bộ, quy định về những điều đảng viên không được làm và các quy định về nêu gương… Thông qua đó, nâng cao tinh thần, ý thức chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trong mỗi cán bộ, đảng viên và kiên quyết đưa ra khỏi Đảng, miễn nhiệm, thay thế, buộc từ chức và đưa ra khỏi Đảng đối với những cán bộ, đảng viên suy thoái, bất liêm, bất chính, tham ô, tham nhũng,v.v , đã mất uy tín trong Đảng và trong nhân dân 10 Bốn là, phát huy vai trò của nhân dân, dựa vào nhân dân để “sửa chữa cán bộ và tổ chức ta” trong giám sát các cơ quan, tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên Tạo điều kiện để nhân dân giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên có chức, có quyền thực hiện Điều lệ Đảng, kỷ luật Đảng, các quy định về nêu gương trong rèn luyện đạo đức cách mạng gắn với yêu cầu phải “cần kiệm liêm chính” trong thi hành công vụ, chấp hành chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan công tác và địa bàn cư trú mà không sợ bị đe dọa, trả thù Thông qua đó, làm cho việc học tập và làm theo Bác, tự giác rèn luyện “cần kiệm liêm chính” trở thành việc làm hằng ngày, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức cơ sở Đảng, thiết thực xây dựng và chỉnh đốn Đảng Năm là, tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh chuẩn mực đạo đức cơ quan, đơn vị theo chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên Sáu là, tiếp tục thực hiện nghiên túc việc xây dựng kế hoạch của tập thể, cá nhân và bản cam kết đăng ký thực hiện tu dưỡng, rèn luyện của đảng viên Việc đăng ký và thực hiện tu dưỡng, rèn luyện của đảng viên phải gắng với quá trình hoạt động và công việc, nhiệm vụ được giao Việc nhận xét, đánh giá kết quả phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện của từng đảng viên trong sinh hoạt Chi bộ phải đi vào trọng tâm, không làm qua loa, chiếu lệ, hình thức Từ đó, cấp uỷ có thể đánh giá được mức độ chuyển biến trong nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các quy định của Trung ương Bảy là, tiếp tục triển khai sinh hoạt nội dung 27 biểu hiện suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị để cán bộ, đảng viên tự soi rọi lại bản thân nhằm có biện pháp khắc phục, phòng, tránh Định kỳ cấp ủy phải có đánh giá những mức độ thực hiện đối với từng cán bộ, đảng viên Tám là, tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy xã, các Chi bộ trực thuộc, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện Nghị quyết và các Quy định nêu gương, việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao của cán bộ, đảng viên Thông qua công tác này để tiếp tục nâng cao đạo đức cách mạng, nhất là phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính” trong cán bộ đảng viên 11 PHẦN III KẾT LUẬN Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà đạo đức học lỗi lạc mà còn là một tấm gương đạo đức sáng ngời, chính điều này đã đem lại cho tư tưởng và tấm gương đạo đức Người có một sức sống mãnh liệt và sự cổ vũ lớn lao không chỉ với nhân dân Việt Nam mà còn cả thế giới trong cuộc đấu tranh vì dân chủ và tiến bộ “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là một giá trị đạo đức của người cán bộ Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường Suốt đời Người sống trong sạch, vì dân, vì nước, vì con người, không gợn chút riêng tư Người đã đề ra tư cách người cách mạng cho cán bộ đảng viên phấn đấu và tự mình gương mẫu thực hiện Người là tấm gương cụ thể, gần gũi mà mọi người đều có thể noi theo Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên không thể trong ngày một ngày hai, mà cần phải rèn luyện thường xuyên Thực tiễn luôn thay đổi, đặt ra những yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng và trước những tác động của nền kinh tế thị trường, nếu không rèn luyện, giữ gìn đạo đức cách mạng sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, làm mất niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng Thiết nghĩ mỗi tổ chức Đảng, mỗi người cán bộ, đảng viên cần phải coi việc rèn luyện, tu dưỡng, giữ gìn đạo đức cách mạng nói chung, phẩm chất đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính” nói riêng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một công việc thường xuyên, tự giác và suốt đời Đây là việc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên, bảo vệ nền tản tư tưởng của Đảng, củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Mỗi đảng viên phải thật sự là một tấm gương về cần, kiệm, liêm, chính để cán bộ, quần chúng noi theo 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 2 Ban Chấp hành Trung ương (2016), Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoà” trong nội bộ 3 Ban Chấp hành Trung ương (2018), Quy định số 127-QĐ/TW ngày 01/3/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của Đảng bộ, Chi bộ cơ sở xã, phường, thị trấn 4 Ban Chấp hành Đảng bộ xã HÒA HỘI (2020), Báo cáo sơ kết 04 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII giai đoạn 2016-2020 5 Ban Chấp hành Đảng bộ xã HÒA HỘI (2020), Báo cáo sơ kết 04 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị giai đoạn 2016-2020 6 Bộ Chính trị (2016), Chỉ thị 05 – CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ... sau: Phần I Tư tưởng Hồ Chí Minh phẩm chất đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính” Phần II Thực trạng xây dựng phẩm chất đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính” theo tư tưởng Hồ Chí Minh Đảng xã HÒA HỘI Phần... Một số giải pháp xây dựng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, theo tư tưởng Hồ Chí Minh Đảng xã HÒA HỘI PHẦN II NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC “CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” 1.1 Một... cứu mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh Học viện Chính trị khu vực II, em chọn đề tài ? ?Xây dựng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh Đảng xã HỊA HỘI” để

Ngày đăng: 11/03/2022, 15:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan