1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của FDI đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

57 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của FDI đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Tác giả Vừ Thành Nam
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Phúc Hải
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế học
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 15,58 MB

Nội dung

Ví dụ, Harding và Javorcik 2011 đã nghiên cứu với 105 quốc gia trong khoảng giai đoạn từ 1984 đến 2000 và nhận thayrằng các ngành tiếp nhận dòng vốn FDI có giá trị đơn vị sản phẩm xuất k

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUÓC DÂN

KHOA KINH TE HOC

CHUYEN DE THUC TAP TOT NGHIEP

Dé tai :TAC DONG CUA DAU TU NUOC NGOAI DEN HOAT DONG XUAT KHAU CUA VIET NAM

Họ và tên sinh viên : Võ Thành Nam

Mã sinh viên : 11163557

Lớp : Kinh tế học 58

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Phúc Hải

Hà Nội - 05/2020

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 22a C1T221122112111211211211211.11.11.12 re 5

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE TÁC DONG DAU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI DEN XUAT KHẨU CUA NƯỚC NHAN DAU TƯ 9

1.1 Tổng quan về dau tư trực tiếp nước ngoài và thương mại quốc tế 9

1.1.1 Dau tư trực tiẾp nước ngoài - 2 + x+2x++x+Ex£EEEEEEEEEEkerkerkrrrkerrees 9 1.1.2 Thương mai quỐc tẾ :- ¿+ £+S£+EE+EE+EEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkee 10 1.2 Mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư 10

1.2.1 Một số lý thuyết và nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ¬ 11 1.2.2 Tac động của FDI đến xuất khẩu ở nước nhận đầu tư - - 13

1.2.3 FDI tác động đến kim ngạch xuất khâu của nước nhận dau tư 14

1.2.4 FDI tác động đến cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của nước nhận đầu tư 14

1.2.5 FDI tác động đến thị trường xuất nhập khâu của nước nhận đầu tư 15

1.2.6 Tác động của xuất khẩu đến FDI ở nước nhận đầu tư - - 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CUA DAU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI XUẤT KHẨU CUA VIỆT NAM GIAI DOAN 2000-2018 22

2.1 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2018 00077 . :::Œ1 22

2.1.1 Thực trang dau tu truc tiép nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2000-2018 ¬ 22 2.1.2 Thực trạng xuất khẩu ở Việt Nam giai đoạn 2000-2018 26

2.2 Thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoai đến xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2018 - G5 3331131113311 1113 11 911 9 1H ng ng ng 32 2.2.1 Thực trạng tác động của FDI đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 32

2.2.2 Thực trạng tác động của FDI tới cơ cấu hàng hóa xuất khâu ở Việt Nam 38

2.2.3 Thực trạng tác động của FDI tới thị trường xuất khâu của Việt Nam 40

2.3 Đánh giá tác động của FDI đến xuất khâu của Việt Nam - 42 2.3.1 Kết quả dat được - ¿2s 2t k2 211271271211211211211.211211 211111 xe re 42 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân - 2-22 +¿+++++++EE++EEEEEtEE+tEkvzrxrrrrerkesree 43

Trang 3

CHUONG 3: MOT SO GIẢI PHÁP NHẰM TANG CƯỜNG TÁC ĐỘNG TÍCH

CUC VÀ HAN CHE TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CUA FDI DEN XUẤT KHẨUCUA VIET NAM 0007 453.1 Dinh hướng phát triển xuất khâu và triển vọng thu hút FDI vào Việt Nam đến

Trang 4

DANH MỤC BANG BIEU, HÌNH VE

Bảng 2 1: Quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2000-2018

¬— 22

Bang 2 2: FDI được cấp giấy phép theo ngành kinh tế giai đoạn 2000-2018 25Bảng 2 3: Trị giá xuất khâu hàng hóa theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương 27Bảng 2 4: Số liệu về hoạt động xuất khẩu của khu vực FDI tại Việt Nam (có bao gồm

In DO" ốẽốốố 33Bảng 2 5: Đánh giá về sức ép cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

¬— 35

Bảng 2 6: Số liệu về hàng xuất khẩu theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương của Việt

Nam giai đoạn 2000-2018 11 3 2119391191101 HH HH HH HH nh 38

Hình 2.1: Quy mô dự án FDI tại Việt Nam - c cà 23

Hình 2.2: Kim ngạch xuất khâu của Việt Nam giai đoạn 2000-2018 26

Trang 5

DANH MUC CHU VIET TAT

Khu vuc Mau dich Tu do ASEAN

Diễn đàn hop tac A~Au

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A

Hiệp định thương mại song phương

Diễn đang hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình DươngLiên minh châu Âu

Đồng tiền chung châu ÂuCục đầu tư nước ngoài

Đầu tu trực tiếp nước ngoàiQuỹ tiền tệ quốc tế

Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩmNguyên tắc tôi huệ quốc

Công ty đa quốc giaNguyên tắc đãi ngộ quốc gia

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tếQuy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễnTập đoang xuyên quốc gia

Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển

Báo cáo đâu tư toàn câu

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do lựa chọn đề tài

Ké từ khi thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế và hội nhập quốc

tế, nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi rõ nét về mọi mặt với tốc độ tăng trưởngcao, ôn định

Về đầu tư, sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực ngày01/01/1988 cho tới cuối năm 2018, đã có 89 quốc gia và vùng lãnh thé dau tư gần 11.000

dự án tại Việt Nam, đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, trung bình mỗinăm nhà nước cấp phép cho khoảng 400 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài Những nămgần đây, trị giá vốn FDI thu hút được đã vượt ngưỡng 10 tỉ USD So với nhiều quốcgia, những con số trên đây chưa hắn an tượng nhưng đối với Việt Nam, điều này mang

ý nghĩa vô cùng quan trọng Đó là nguồn vốn bồ sung rat cần thiết dé tiến hành công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm;

góp phần tích cực chuyên dịch cơ cấu kinh tế đất nước, tăng nguồn thu cho ngân sáchnhà nước, đặc biệt, đầu tư trực tiếp nước ngoai có khả năng ảnh hưởng lớn đến hoạtđộng xuất khâu của Việt Nam Bên cạnh những tác động tích cực cần phát huy, cũng cónhững tác động tiêu cực cần hạn chế Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành nghiêncứu và đánh giá một cách chính xác và rõ ràng mối tác động của đầu tư trực tiếp nướcngoài tới hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khuyếnkhích những tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực, phát huy tối đa vai trò

của FDI cũng như hoạt động xuất nhập khẩu đối với phát triển kinh tế Việt Nam.

2 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề này là Tac động của FDI đến hoạt động

xuất khẩu cua Việt Nam, dựa trên các số liệu về FDI và hoạt động xuất nhập khẩu của

Việt Nam giai đoạn từ 2000-2018 dé đánh giá Trong chuyên dé này em cũng xin đưa

ra một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực giữaEDI và xuất nhập khẩu tại Việt Nam thông qua việc điều chỉnh một trong hai nhân td

3 Tổng quan các nghiên cứu3.1 Lý thuyết về thương mai quốc tế và tính lưu động của yếu té sản xuất -

“International trade and Factor mobility”- Mundell.

Trong nghiên cứu nay dựa vào mô hình H-O-S, Mundell đã chỉ ra rằng có sựthay thé giữa dòng thương mại quốc tế và dòng di chuyên các yếu tố sản xuất Trong

cùng các điêu kiện giả thuyét như mô hình H-O-S, sự lưu chuyên hoàn hảo của các yêu

Trang 7

tố sản xuất giữa các khu vực trong nền kinh tế tạo nên xu hướng san bằng giá cả hànghóa ngay cả khi không có thương mại quốc tế

3.2 Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm — IPLC — Raymond Vernon

Lý thuyết này được S Hirsch đưa ra trước tiên và sau đó được R Vernon pháttrién một cách có hệ thống từ năm 1966 Hai ý tưởng làm căn cứ xuất phát của lý thuyếtnày rất đơn giản, đó là: (1) Mỗi sản phẩm có một vòng đời, từ khi xuất hiện cho đến khi

bi đào thải; vòng đời này dài hay ngắn tuỳ vào từng sản phẩm; (2) Các nước công nghiệp

phát triển thường nam giữ những công nghệ độc quyền do họ khống chế khâu nghiên

cứu và triển khai và do có lợi thế về quy mô

3.3 Tổng quan một số nghiên cứu thực nghiệm

Trong những năm gan đây, các nghiên cứu đề cập đến mỗi quan hệ giữa FDI vàchuyển dich cơ cau nganh xuất khẩu bắt đầu được quan tâm và thực hiện nhiều hơn Cụthể, về mặt tác động của FDI đến sự đa dạng hoá trong xuất khẩu, nghiên cứu củaIwamoto và Nabeshima (2012) bằng cách áp dụng mô hình GMM trong phân tích dữliệu mảng cho thấy FDI góp phần làm đa dạng hoá xuất khẩu tại các nước thuộc OECD.Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc tham gia của các công ty đa quốc gia vàonước sở tại góp phần thúc đây làm đa dang sản phẩm xuất khẩu hon do có sự cạnh tranhgiữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp đa quốc gia Nghiên cứu củaBanga (2006) kiêm tra thực nghiệm về tác động FDI của Nhật Bản và Hoa Kỳ vào lĩnhvực sản xuất của An Độ chỉ ra rằng việc vốn dau tư từ Hoa Kỳ đã góp phan làm đa dạnghoá xuất khâu tại quốc gia này Tadessa và Shukralla (2011) đã điều tra mối quan hệgiữa FDI và sự đa dạng hoá xuất khẩu tại 131 quốc gia kéo dài từ năm 1984 đến 2004bang cách sử dụng phương pháp tham số và bán tham số Nghiên cứu này đã phát hiện

ra rằng sự gia tăng của cô phiếu FDI làm tăng cường đa dạng hoá xuất khẩu, mặc dùcường độ của mối quan hệ này rất khác nhau giữa các quốc gia vào các thời kì khácnhau Hơn nữa, các nghiên cứu của Harding và Javorcik (2009) cho các quốc giaTrung và Đông Âu, Ancharaz (2003) cho Mauritius, Nicet-Chenaf và Rouiger (2008)cho các nước Địa Trung Hải cũng cho thấy răng sự tham gia của FDI có những đónggóp tích cực vào đa dạng hoá sản xuất

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng quan tâm đến việc tác động của

FDI đến sự tăng trưởng của xuất khhau quốc gia Ví dụ, Harding và Javorcik (2011)

đã nghiên cứu với 105 quốc gia trong khoảng giai đoạn từ 1984 đến 2000 và nhận thayrằng các ngành tiếp nhận dòng vốn FDI có giá trị đơn vị sản phẩm xuất khâu cao hơncác ngành khác, và kết luận răng sự đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có tác động dẫn đến

tăng trưởng xuât của quốc gia sở tại Ngoài ra, nghiên cứu của Jun-Dong Kim va

In-6

Trang 8

Soo Kang (1997) về mối quan hệ giữa FDI và xuất khâu tại Hàn Quốc và Nhật Bảnbang sử dụng ước lượng OLS và ước lượng IV cũng chi ra rang sự tham gia của vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài góp phan tăng trưởng xuất khâu các ngành của Hàn Quốc,đặc biệt là ngành dét may Nghiên cứu của Zhang va Song (2001) về vai trò của FDItrong việc thúc day xuất khẩu ở Trung Quốc cũng chi rõ trong giai đoạn 1980-1990,các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có sự tăng trưởng rõ rệt trong xuất khẩu; cụ thé

là tăng từ 0,05% ở năm 1980 đến 12,58% vào năm 1990 và năm 1999 là 45,5% Bàinghiên cứu này cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của FDI trong việc thúc day tăngtrưởng xuất khẩu, cụ thé là từ năm 1986-1997, sự thay đổi 1% về mức độ của FDI trongnăm trước có làm tăng 0,29% xuất khâu trong năm sau dựa trên số liệu của 24 tỉnh thành

của Trung Quôc.

Một số nhà kinh tế học Việt Nam cũng đã thực hiện những nghiên cứu về mốiquan hệ giữa vốn đầu tư nước ngoài và tình hình xuất khẩu tại Việt Nam Sử dụng cơ

sở dit liệu bao gồm dòng vốn FDI vào Việt Nam từ 23 quốc gia năm 1990 đến 2004,Nguyễn Thanh Xuân và Xing (2008) đã dùng mô hình trọng lực để phân tích về mốiquan hệ này Bài nghiên cứu đã nhìn nhận ra rằng phần lớn vốn FDI chảy vào Việt Nam

có nguồn gốc từ các nước Châu A và khi vốn FDI được tăng 1% có thé làm tăng xuấtkhẩu lên 0,13% lên các nước nguồn FDI đầu tư vào Việt Nam Ngoài ra, nghiên cứunày còn cho biết thêm rằng không có bằng chứng chứng minh rằng Hiệp định Thươngmại tự do (FTA) với các nước ASEAN trong đó có Việt Nam thúc đây tăng trưởng xuấtkhẩu sang những quốc gia này, nhưng thực nghiệm lại cho FTA với Hoa Ky lại cải thiệnđáng ké xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ Bên cạnh nghiên cứu trên, DaoThị Hồng Nguyên và Sun (2012) nghiên cứu về đầu tư trực tiếp của nước ngoài vàhành vi xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước và kết luận rang sự tham gia củacác doanh nghiệp FDI vào nền kinh tế đã làm tăng cạnh tranh với các doanh nghiệp địa

phương và có sự lan toả từ EDI sang các doanh nghiệp trong nước Theo Nguyễn Trí

Thanh và Nguyễn Anh Dương (2011), Vốn FDI có tác động tích cực giúp kích thíchxuất khẩu của Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn, và với tác động dài hạn là lớn

hơn Bên cạnh đó, trên tạp chí tài chính, Thạc sĩ Phạm Thiên Hoàng (2009) từ Viện

Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương cũng đã khang định vai trò của đầu tư trựctiếp nước ngoài đến sự phát triển kinh tế ở Việt Nam Trong bài báo, thạc sĩ cho biếtrằng các doanh nghiệp FDI đang dong góp khoảng 23,5% tông dau tư toàn xã hội (gần20% GDP) và tỷ trọng đóng góp vào xuất khâu của khối doanh nghiệp này đã tăng mạnh

từ đưới 50% tổng kim ngạch trước năm 2003 lên trên 60% vào năm 2012 và trên 70%

từ năm 2015 trở lại đây.

Trang 9

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu phục vụ cho chuyên đề được thu thập quaNiên giám thống kê Thành phố Hà Nội, trang web của Tổng cục Thống kê, Hệ thống

cơ sở dir liệu thống kê ngành công thương, Phòng thương mai và công nghiệp Việt

Nam.

- Phương pháp phân tích định tính: Sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích

dé làm rõ thực trạng các nhân tố có khả năng anh hưởng đến tác động của FDI đến xuấtkhẩu của Việt nam giai đoạn 2000-2018 Đồng thời vận dụng các kỹ năng lập bảng biéu,

biêu đô băng phân mêm Excel đê đưa ra các nhận xét.

5 Kết cấu đề tàiKết cấu đề tài bao gồm 3 chương với nội dung chính như sau:

Chương I: Cơ sở lí luận chung về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoàiđến hoạt động xuất khau của nước nhận đầu tư

Chương II:Thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến hoạtđộng xuất khẩu ở Việt Nam giai đoạn 2000-2018

Chương IIT: Một số giải pháp nhằm tăng cường tác động tích cực và hạnchế tác động tiêu cực của FDI đến xuất khẩu của Việt Nam

Trang 10

CHƯƠNG 1: CO SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE TÁC DONG ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI DEN XUÁT KHẨU CUA NƯỚC NHẬN DAU

1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại quốc tế1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direct investment - FDI):

FDI là hình thức đầu tư rất phô biến của đầu tư quốc tế, vi vậy có rất nhiều cáchđịnh nghĩa FDI của các tổ chức khác nhau:

Theo định nghĩa của IMF (International Monetary Fund) trong Balance of

payments manual, Fifth edition, 1993: "dau tu trực tiếp nước ngoài là loại hình dau tưquốc tế mà nhà dau tư nước này đặt lợi ích dài hạn trong các công việc dau tư và kinhdoanh ở doanh nghiệp tại một nước khác Mục tiêu của nhà đầu tư là giành được một

mức độ ảnh hưởng hiệu quả trong quản lý."

Theo định nghĩa cua OECD trong The Detailed Benchmark Definition of Foreign

Investment, Third edition, 1996: "dau tw trực tiép nước ngoài thể hiện mục tiêu đạtđược lợi ích dài hạn của một nhà dau tư vào một nên kinh tế Lợi ích dài hạn nghĩa là

sẽ ton tại một mối quan hệ lâu dài giữa nhà dau tư trực tiếp và doanh nghiệp; và nhađâu tư sẽ có một mức độ ảnh hưởng đáng kể trong quản lý doanh nghiệp."

Đặc điểmi) Các chủ dau tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiêu tùy theo quyđịnh của luật đầu tư từng nước Tùy thuộc vào tình hình kinh tế, mục tiêu thu hút vốn

và nhu cầu quản lý, các nước quy định các tỷ lệ góp vốn tối thiêu khác nhau IMF đưa

ra một ngưỡng góp vốn tối thiểu là 10% tong vốn đầu tư

ii) Quyền điều hành doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn của chủ đầu

tư trong vốn pháp định Mức độ góp vốn càng cao thì mức độ ảnh hưởng của nhà đầu

tư cảng lớn Nếu góp 100% vốn pháp định thì nhà đầu tư toàn quyền quyết định hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Việc nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trìnhđiều hành quản lý doanh nghiệp giúp đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

iii) Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả hoạt độngkinh doanh và được chia theo tỷ lệ góp vốn trên vốn pháp định sau khi đã nộp thuế chonước sở tại và trả cô tức nếu có Với FDI, các nhà đầu tư tự mình hạch toán lợi nhuận

và chịu trách nhiệm về việc kinh doanh của mình do đó không để lại gánh nặng nợ nầncho nền kinh tế

iv) FDI thường đi kèm với chuyên giao công nghệ Dù có hay không có chủ ý thi

trong quá trình chuyên von vào một nước nhà dau tư cũng đem lại kèm theo dòng von

Trang 11

đó máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất Hơn nữa, để hoạt động có hiệu quả nhàđầu tư cũng sẽ áp dụng những kinh nghiệm quản lý mới và tăng cường đảo tạo nhânlực Chính vì đặc điểm này mà các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển luôn chútrọng thu hut FDI dé nhanh chóng hiện dai hóa nên kinh tế.

1.1.2 Thương mại quốc tếKhái niệm thương mại quốc tếLuật Thương mại Việt Nam 2005 có nêu cách hiểu về hoạt động thương mại như

sau:

Hoạt động thương mai là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gom mua banhàng hóa, cung ứng dich vu, đầu tu xúc tiến thương mai và các hoạt động nhằm mụcđích sinh lợi khác, Điều 3 khoản 1, luật thương mại Việt Nam 2005

Như vậy, khái niệm “thương mại” cần được hiéu là toàn bộ các hoạt động kinhdoanh trên thị trường Nếu hoạt động trao đôi hàng hóa (kinh doanh hàng hóa) vượt rakhỏi biên giới quốc gia mình thì người ta gọi đó là thương mại quốc tế (ngoại thương)

Thương mại quốc tế (ngoại thương) là một ngành kinh tế thực hiện chức năng

lưu thông hàng hóa giữa thị trường trong nước và thi trường nước ngoài Nói cách khác

thương mại quốc tế là sự trao đổi dưới hình thức mua bán hàng hóa và những dịch vụkèm theo như lắp ráp, bảo hành, bảo hiểm, thanh toán quốc tế, vận tải quốc tế của mộtquốc gia này với một quốc gia khác hoặc một tô chức quốc tế

Đặc điễm của thương mại quốc tếXuất phát từ định nghĩa, thương mại quốc tế có những đặc điểm sau:

i) Chủ thé là những nhà xuất nhập khẩu mang quốc tịch khác nhau (hoặc có trụ

sở kinh doanh ở các nước khác nhau) vì ngoại thương thực hiện chức năng lưu thông

hàng hóa vượt ra khỏi biên giới một quốc gia

ii) Đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế là tài sản; do được đem ra muabán, tài sản này biến thành hàng hóa Hàng hóa này có thé là hàng đặc định (specificgoods) và cũng có thé là hàng đồng loại (generic goods) Hàng hóa — đối tượng của hoạtđộng thương mại quốc tế được di chuyền ra khỏi biên giới quốc gia

ii) Đồng tiền thanh toán sử dụng trong các hoạt động thương mại quốc tế làngoại tệ đối với một trong hai hoặc tất cả bên tham gia

iv) Thương mai theo giá cả và thanh toán mang tính quốc tế Hang hóa muốn bánđược trên thị trường quốc tế phải phù hợp với giá cả của hàng đồng loại của những nhàcung cấp chính và phương thức thanh toán cũng phải phù hợp với yêu cầu của kháchhàng nước ngoài và tập quán quốc tế

1.2 Mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư

10

Trang 12

1.2.1 Một số lý thuyết và nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và xuất nhậpkhẩu

1.2.1.1 Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm — IPLC — Raymond Vernon

Lý thuyết này được S Hirsch đưa ra trước tiên và sau đó được R Vernon pháttriển một cách có hệ thống từ năm 1966 Hai ý tưởng làm căn cứ xuất phát của lý thuyếtnày rất đơn giản, đó là: (1) Mỗi sản phẩm có một vòng đời, từ khi xuất hiện cho đến khi

bị đào thải; vòng đời này dài hay ngắn tuỳ vào từng sản phẩm; (2) Các nước công nghiệpphát triển thường nắm giữ những công nghệ độc quyền do họ khống chế khâu nghiên

cứu và triên khai và do có lợi thê vê quy mô.

Theo lý thuyết này, ban đầu phan lớn các sản phẩm mới được sản xuất tại nướcphát minh ra nó và được xuất khẩu đi các nước khác Nhưng khi sản phẩm mới đã đượcchấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới thì sản xuất bắt đầu được tiến hành ở cácnước khác Kết là sản phẩm sau đó có thé sẽ được xuất khẩu trở lại nước phát minh ra

nó Cụ thê vòng đời quôc tê của một sản phâm gồm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Sản phẩm mới xuất hiện, cần thông tin phản hôi nhanh xem có

thoả mãn nhu cau khách hàng không và được bán ở trong nước cũng là dé tối thiểu hoáchi phí Xuất khẩu sản phẩm giai đoạn này không đáng kế Người tiêu dùng chú trọngđến chất lượng và độ tin cậy hơn là giá ban sản phẩm Qui trình sản xuất chủ yếu là

sản xuất nhỏ.

+ Giai đoạn 2: Sản phẩm chín mudi, nhu cau tăng, xuất khẩu tăng mạnh, các

đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước xuất hiện vì thấy có thé kiếm được nhiêu lợinhuận Nhưng dan dan nhu cầu trong nước giảm, chỉ có nhu cầu ở nước ngoài tiếp tụctăng Xuất khẩu nhiễu (đạt đến đỉnh cao) và các nhà máy ở nước ngoài bắt dau đượcxây dựng (sản xuất mở rộng thông qua FDI) Giá trở thành yếu t6 quan trọng trongquyết định của người tiêu dùng

+ Giai đoạn 3 : Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, thị trường ổn định, hàng hóa

trở nên thông dụng, các doanh nghiệp chịu áp lực phải giảm chỉ phí càng nhiễu càngtot dé tăng lợi nhuận hoặc giảm giá dé tăng năng lực cạnh tranh Cạnh tranh ngày càng

khốc liệt, các thị trưởng trong nước trì trệ, cần sử dụng lao động rẻ Sản xuất tiếp tục

được chuyển sang các nước khác có lao động rẻ hơn thông qua FDI Nhiều nước xuấtkhẩu sản phẩm trong các giai đoạn trước (rong đó có nước phát mình ra sản phẩm)nay trở thành nước chủ dau tư và phải nhập khẩu chính sản phẩm đó vì sản phẩm sản

11

Trang 13

xuất trong nước không còn cạnh tranh được về giá bán trên thị trường quốc tế Cácnước này nên tập trung dau tư cho những phát minh mới.

Lý thuyết này lý giải cả đầu tư quốc tế lẫn thương mại quốc tế, coi đầu tư quốc

tế là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời sản phẩm Lý thuyết này cho thấy vai tròcủa các phát minh, sáng chế trong thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách phân tíchquá trình quốc tế hoá sản xuất theo các giai đoạn nối tiếp nhau Ưu điểm của lý thuyếtnày là đưa vào được nhiều yếu tô cho phép lý giải su thay đổi theo ngành hoặc việc dichchuyên dần các hoạt động công nghiệp của các nước tiên phong về công nghệ, trướctiên là đến các nước "bắt chước sớm", sau là đến các nước "bắt chước muộn" Theo lýthuyết này, có thé nhận thay FDI vừa thay thé lại vừa b6 sung cho thương mại quốc tế,FDI làm giảm nhập khẩu thành phẩm từ nước chủ đầu tư sang nước nhận đầu tư, mặtkhác lại làm tăng nhập khâu máy móc, nguyên liệu từ nước chủ đầu tư sang nước nhậnđầu tư, tăng xuất khâu từ nước nhận đầu tư sang nước chủ đầu tư và ra thị trường thế

gidi.

1.2.1.2 Lý thuyết về thương mai quốc té và tính lưu động của yếu tô sản xuất

-“International trade and Factor mobility ”- Mundell.

Trong nghiên cứu này dựa vào mô hình H-O-S, Mundell đã chỉ ra rằng có sựthay thé giữa dòng thương mại quốc tế và dòng di chuyền các yếu tố sản xuất Trongcùng các điều kiện giả thuyết như mô hình H-O-S, sự lưu chuyên hoàn hảo của các yếu

tố sản xuất giữa các khu vực trong nền kinh tế tạo nên xu hướng san bằng giá cả hànghóa ngay cả khi không có thương mại quốc tế Kết luận này đã bé sung cho định lý củaStolper-Samuelson nói về xu hướng san bằng giá cả như là hệ quả của việc trao đổi

hàng hóa ngay cả khi không có sự di chuyển quốc tế của các nhân tổ sản xuất.

Mundell nghiên cứu mối quan hệ giữa luồng di chuyền các yếu tố sản xuất vàhàng hóa quốc tế trong mô hình H-O-S Ông xem xét một tình huống, khi hàng rào thuếquan quá cao đánh vào hàng nhập khẩu, gây đình trệ hoạt động thương mại và làm tăng

sự phụ thuộc vào vốn ở những nước khan hiếm tư bản khiến dòng vốn chạy vào Theohiệu ứng Rybzynski', nước này sẽ tăng sản xuất hàng hóa có ham lượng vốn cao (mặt

hàng nước này trước đây phải nhập khâu), và giảm sản xuât các mặt hàng có hàm lượng

Định lý Rybczynski: Nếu một yếu tố sản xuất gia tăng thì cung hàng hoá thâm dụng yếu tố sản xuất

đó sẽ gia tăng và cung cuả hàng hoá khác sẽ giảm đối với một mức giá tương đối cho trước

12

Trang 14

lao động cao (mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước này trong giai đoạn trước) Dòngvốn đồ vào sẽ còn tiếp tục cho đến khi tiềm lực về các yếu tố sản xuất ở các nước lànhư nhau Khi đó giá cả các yếu tố sản xuất cũng như giá cả của hàng hóa đều được sanbằng trên phạm vi các quốc gia, và theo nhận định của ông, đến lúc này, dù có bãi bỏhoàn toàn hàng rào thuế quan thì giữa các quốc gia vẫn không xuất hiện dòng lưu chuyênhàng hóa Li do làm cơ sở đầu tiên cho thương mại quốc tế trong mô hình H-O-S là sựkhác biệt giữa các quốc gia về tiềm lực đối với các yếu t6 sản xuất, sau đó là sự khácbiệt về gid cả hàng hóa đã không còn do có sự di chuyền các dòng yếu tô sản xuất Nhưvậy, theo lập luận của Mundell, dòng di chuyên các yếu tố sản xuất sẽ thay thế dòngthương mại hàng hóa, hay cụ thê hơn là FDI có khả năng thay thế hoạt động xuất nhậpkhâu Tuy nhiên tác giả chưa xem xét đến một nguyên nhân khác làm phát sinh hoạtđộng thương mại quốc tế, đó là sự khác biệt hóa về sản phẩm và thị hiểu của từng khuvực thị trường Nếu cân nhắc cả nguyên nhân này thì ngay cả khi có sự ngang bằng vềtiềm lực quốc gia đối với các yếu tô sản xuất, ngang bằng về giá cả hàng hóa, hoạt động

thương mại quốc tế vẫn sẽ diễn ra.

1.2.2 Tác động của FDI đến xuất khẩu ở nước nhận dau tư

Có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa FDI và thương mại quốctế: FDI có thể thay thế hoặc ngược lại hỗ trợ cho thương mại quốc tế phát triển Quanđiểm FDI thay thế cho thương mại quốc tế xuất phát dựa trên thực tế kinh tế thế giớinhững năm 1960 Khi đó các quốc gia thực hiện các chính sách kiểm soát chặt chẽ nhậpkhâu Trước những hàng rào bảo hộ thương mại, các nhà xuất khẩu phải chuyên sangđầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất ngay trên nước nhập khẩu hàng hóa của mình Đầu

tư trực tiếp nước ngoài do đó tránh được rào cản thương mại, mà vẫn phục vụ nhữngnhu cầu của khách hàng quốc tế Tuy nhiên sau đó, các dự án đầu tư trực tiếp nướcngoài phát triển mạnh, có khả năng xuất khẩu sang một nước thứ ba, hoặc xuất khẩu trởlại nước chủ đầu tư Từ đây xuất hiện quan điểm thứ hai cho rằng FDI có thê hỗ trợ hoạt

động thương mại quôc tê ở nước nhận đâu tư.

Thực tế ở các nước trên thế giới, hai dạng ảnh hưởng này của FDI rất khó phânbiệt và rất khác nhau giữa các quốc gia Nói chung, quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩuphụ thuộc vào loại hình FDI, lĩnh vực đầu tư, chiến lược của các TNC, chiến lược pháttriển kinh tế của nước nhận đầu tư Dưới đây là một số các tác động chung nhất của FDI

đên hoạt động xuât nhập khâu của các nước nhận đâu tư.

13

Trang 15

1.2.3 FDI tác động đến kim ngạch xuất khẩu của nước nhận dau tưKhác với tác động đến kim ngạch nhập khẩu, tác động của FDI đến kim ngạchxuất khâu của nước chủ đầu tư hầu hết là tác động tích cực, theo hướng đây mạnh xuấtkhâu.

Trước hết là thông qua bổ sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất xuất khẩu.Các nước đang phát triển thường có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ song lạithiếu vốn dé phát triển sản xuất FDI là nguồn quan trọng giúp các nước này khắc phụctình trạng thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, từ đó giúp tăng kim ngạch xuất khẩu

Đầu tư nước ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất

và sản lượng ở các nước nhận đầu tư Với kinh nghiệm quản lí và trình độ công nghệcao, các nhà đầu tư nước ngoài góp phần cải thiện năng suất của khu vực sản xuất, làmphong phú nguồn hàng xuất khẩu Đối với một số tài nguyên đòi hỏi công nghệ chế biếnhiện đại và nhiều vốn, nếu dé tự các nước này khai thác, chế biến và xuất khẩu sẽ mắtmột thời gian khá dài, nhưng nếu có FDI, chỉ trong một thời gian ngắn đã có thé xuất

khâu, và tự sản xuât đê xuât khâu.

Một tác động tích cực khác của FDI đến hoạt động xuất khâu của nước nhận đầu

tư đó là khả năng cải thiện chất lượng của hàng hóa xuất khâu, không chỉ ở khu vực cóEDI mà của toàn bộ nền kinh tế nói chung do tác động lan tỏa công nghệ, nâng cao trình

độ sản xuât của cả khu vực kinh tê trong nước.

1.2.4 FDI tác động đến cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của nước nhận đầu tư

Về xuất khẩu, vì các nhà đầu tư nước ngoài không những sản xuất hàng hóa này

dé phuc vu nhu cầu của nước nhận đầu tu mà còn nhằm xuất khâu sang các thị trườngkhác, do đó, trong cơ cấu xuất khâu của nước nhận đầu tư, ti trọng của nhóm hàng chế

tạo, ở mức công nghệ cao hơn sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, những tác động nêu trên chỉ là ngăn hạn, về dài hạn, do hoạt độngchuyên giao công nghệ, hay tác động tràn (tác động lan tỏa công nghệ) một cách tự

nhiên giữa khu vực FDI đến khu vực kinh tế trong nước sẽ khiến hoạt động xuất nhập

khẩu của nước nhận đầu tư có sự biến đổi về chất Nói là sự biến đổi về chất bởi việccác doanh nghiệp trong nước đã tiếp thu được công nghệ cao và trình độ sản xuất đượccải thiện sẽ làm giảm tỉ trọng hàng tư liệu sản xuất trong tông kim ngạch nhập khẩu,tăng tỉ trọng xuất khâu hàng hóa chế biến, hàng công nghệ cao với giá trị gia tăng hầuhết được tạo ra ở nước nhận đầu tư chứ không phải chỉ là phần giá trị tăng thêm do hoạt

14

Trang 16

động gia công Nói cách khác FDI đã cải thiện năng lực xuất khâu của nước nhận đầu

tư thông qua chuyên giao công nghệ

Nhìn vào hướng chuyên dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của các nước đang pháttriển ta có thé thay rõ hơn điều này Hau hết các nước đang phát triển đều trải qua các

giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Nông nghiệp còn chiêm vi trí chủ dao, sản pham thô va sơ chê chiêm gân như toàn bộ kim ngạch xuât khâu.

Giai đoạn 2: Nhờ sự phát triển tương đối của công nghiệp chế biến và chế tạo,sản phẩm thô dần nhường chỗ cho sự tăng tỉ trọng của nhóm hàng công nghiệp chế biến

và chê tạo như hàng dệt, quân áo, máy móc, thiệt bi công nghiệp, vận tải

Giai đoạn 3: Các nước này đạt được trình độ công nghệ cao, chú trọng tới xuấtkhẩu máy móc thiết bị công nghiệp, đặc biệt là thiết bị điện tử, viễn thông

Thực tế cho thay, sự chuyên dịch cơ cấu hàng hóa xuất khâu của các nước đangphát triển trong mỗi giai đoạn, hay sự chuyền đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếptheo nhanh hay chậm chịu tác động lớn của hoạt động đầu tư nước ngoài FDI mà mộtnước thu hút vào có cơ cấu như thế nào (về ngành, về trình độ công nghệ của từng chủđầu tư, về mục đích đầu tư ) sẽ có tính quyết định tương đối đến cơ cau hàng hóa xuất

khâu và cả nhập khâu của nước nhận đâu tư đó.

Những tác động này có thê nhận thấy rõ nhất ở hoạt động ngoại thương của các

nước Trung Quốc, Hàn Quốc va An Độ So với các nước có cùng điểm xuất phát, 3

nước này đã nhanh chóng loại bỏ cơ câu hàng hóa xuất nhập khẩu của giai đoạn 1 déchuyên sang giai đoạn 2 Thời gian dừng lại ở giai đoạn 2 của những nước này cũngngắn hơn so với các nước khác và đang nhanh chóng chuyên sang giai đoạn 3 Đónggóp vào thành tựu xuất khẩu của các nước này, bên cạnh chiến lược xuất nhập khẩu,đường lối phát triển kinh tế hợp lí, nguồn vốn FDI chính là một động lực không thểthiếu

1.2.5 FDI tác động đến thị trường xuất nhập khẩu của nước nhận dau tưHàng hóa và thị trường là hai yếu tổ cơ bản của hoạt động ngoại thương Cácnước muốn day mạnh hoạt động xuất khẩu thì phải mở rộng thị trường xuất khẩu Cầnlưu ý, mở rộng thị trường xuất khâu không chỉ có nghĩa là mở rộng thị trường theo

15

Trang 17

phạm vi địa lí mà còn là mở rộng dung lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đối với từng thị

trường.

Nghiên cứu của khoa kinh tế trường đại học Western Michigan 2002 về mốiquan hệ giữa FDI và thương mại quốc tế dựa trên số liệu tổng hợp từ các nước nhận đầu

tư trực tiếp của Nhật Bản kết luận rằng FDI hướng tới phục vụ các thị trường khác nhau

có tác động khác nhau đến thị trường xuất nhập khẩu nước nhận đầu tư

Tác động của FDI đến hoạt động xuất khẩu ở nước nhận đầu tư phụ thuộc vàothị trường mục tiêu mà hoạt động đầu tư này hướng tới Tùy thuộc nhóm thị trường mà

nó phục vụ, dòng FDI đó sẽ không hoặc có khả năng làm gia tăng phạm vi thương mại

quôc tê của nước nhận đâu tư ở mức độ nhiêu ít khác nhau.

Các nhóm thị trường gồm có: (1) thị trường nước chủ đầu tư, (2) thị trường nướcnhận đầu tư, (3) khu vực thị trường lân cận nước nhận đầu tư, và (4) các thị trườngkhông mang tính khu vực hoặc kết hợp các thị trường trên

- Nếu thị trường mục tiêu của FDI là thị trường nước chủ đầu tư, nghĩa là hànghóa sau khi sản xuất ở nước nhận dau tu sẽ được xuất khâu hầu như toàn bộ về nướcchủ đầu tư Như vậy, tỉ trọng hàng hóa nhập khẩu từ nước chủ đầu tư vào nước nhậnđầu tư sẽ tăng lên, tiếp đó tỉ trọng hàng hóa xuất khâu sang nước chủ đầu tư trong tổngkim ngạch xuất khẩu của nước nhận đầu tư sẽ tăng lên FDI làm tăng thương mại giữa

nước chủ đâu tư và nước nhận đâu tư

- FDI nhằm vào thị trường khu vực lân cận nước nhận đầu tư sẽ làm gia tăng

xuất khâu từ nước nhận đầu tư ra thị trường khu vực, nếu FDI loại này chiếm tỉ trọnglớn trong cơ cầu FDI thì thị trường khu vực trên có thể sẽ trở thành thị trường xuất khẩu

chính của nước nhận đâu tư.

- Tác động của FDI hướng tới nhiều thị trường kết hợp đến thị trường xuất nhậpkhẩu của nước nhận đầu tư sẽ là tổng hợp những tác động của 3 nhóm trên

Như vậy trong từng trường hợp, FDI có khả năng làm chuyền dịch cơ cau xuấtkhâu của nước chủ đầu tư đối với từng khu vực thị trường khác nhau Tuy nhiên, nhìnchung FDI giúp mở rộng phạm vi thương mại của nước nhận đầu tư, nhất là thị trườngxuất khâu bởi xu hướng phát triển của FDI trong giai đoạn này dang là FDI hướng vềxuất khâu Thông qua FDI, hàng hóa của các nước đang phát triển có thé thâm nhập dé

đàng hơn vào thị trường thê giới bởi bên cạnh các lợi thê vê vôn và công nghệ, các

16

Trang 18

doanh nghiệp nước ngoai đã có một mạng lưới thị trường rộng lớn Hàng hóa của doanh

nghiệp có FDI có thể qua mạng lưới này xâm nhập vào cả những thị trường khó tính,

đòi hỏi khắt khe về chất lượng hàng hóa, như khu vực thị trường các nước phát triển

gồm Mĩ, Nhật Bản, EU

Một tác động tích cực khác của FDI đến thị trường xuất nhập khâu của các nướcnhận đầu tư đó là, các chủ đầu tư có nhiều khả năng và kinh nghiệm trong việc tìm thịtrường để tiêu thụ, cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại, điều này giúp các

doanh nghiệp có FDI của nước nhận đầu tư có thể nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu

và những biến động của thị trường thé giới

1.2.6 Tác động của xuất khẩu dén FDI ở nước nhận đầu tưHoạt động xuất khẩu nói chung hay hoạt động thương mại, mậu dịch quốc tế ởnước nhận đầu tư cũng có khả năng tác động trở lại đến dòng FDI vào nước này Đếnnay chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của thương mại quốc tế đến FDI, song những

nghiên cứu đã có đêu thông nhât quan điêm sau:

Chính sách thương mại của nước nhận dau tư, mức độ tự do hóa thương mại

và các hiệp định thương mại mà nước này tham gia có ảnh hưởng lớn đến dòng FDI.Quốc gia nào có phạm vi thương mại quốc tế càng lớn thì càng có khả năng thu hútnhiều FDI

% Chính sách thương mại của nước nhận dau tu luôn có tác động to lớn lên

dòng chảy FDI Tuy nhiên tác động tổng thé là tích cực hay tiêu cực còn phụ thuộc vào

nhiều yếu tố Một mức độ bảo hộ cao, ví như hàng rào thuế quan, được thực thi đối vớimột ngành nào đó sẽ tăng thu hút FDI vào trong ngành này Bảo hộ cao làm tăng thuếxuất nhập khẩu đối với mặt hàng đó, các công ty nước ngoài xuất khẩu mặt hàng này sẽphải đối mặt với chi phí xuất khâu cao hơn, và dé duy trì hay mở rộng qui mô sản xuấthiện tại, các công ty này thay vì là nhà xuất khẩu sẽ cân nhắc việc đầu tư trực tiếp vàonước nhập khâu hàng hóa của họ dé tránh hàng rào thuế quan

Tuy nhiên việc tăng thuế suất nhập khẩu nói trên sẽ đồng thời có tác động ngược

chiều khác đến FDI vào nước nhận đầu tư Nếu hàng hóa bị tăng thuế suất nhập khâu làđầu vào sản xuất của một số ngành có FDI, động thái này sẽ khiến chi phí sản xuất củacác chủ đầu tư tại nước nhận đầu tư tăng lên, hạn chế dong FDI tiép tục đồ vào cácngành này, thậm chí làm giảm dần FDI hiện có, nhất là các khi chủ đầu tư sản xuất

hướng về xuat khâu, sản phâm đâu ra cân lợi thê vê giá cả, chat lượng Tương tự theo

17

Trang 19

hướng trên, việc giảm thuế suất cũng có những tác động khác nhau đến dòng FDI chạy

vào.

% Sự tham dự của nước chủ nhà trong các hiệp ước về tự do hóa thương mạicũng

có thể tạo ra những kết quả tích cực hay tiêu cực trong việc thu hút FDI

(1) Xét trường hợp một nước tham gia vào khu vực mậu dịch Trước tiên là tác

động tích cực nhờ vào việc đầu tư vào nước này sẽ cho phép thâm nhập thị trường cácnước thành viên còn lại Hàng hóa mà chủ đầu tư sản xuất trực tiếp tại nước nhận đầu

tư là thành viên của khu vực mậu dịch này sẽ tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trườngcác nước trong khu vực, chi phí xuất khẩu hang hóa này vào các thị trường đó cũng sẽthấp hơn Và cũng cần nói thêm rằng, việc tham dự này sẽ góp phần làm phong phúthêm kết cấu FDI tại nước chủ nhà, một khi nước này đạt được những thỏa thuận về tự

do hóa thương mại với các nước khác không phải là thành viên của khối

Tuy nhiên, thật khó có thé kết luận rằng, FDI sẽ tăng lên đáng kể một khi mànước chủ nhà, nước đang phát triển, tham dự vào một hiệp ước thương mại vùng nào

đó bao gồm các thành viên có trình độ phát triển tương đối đồng đều

(1a) Xét dòng FDI từ các tập đoàn đa quốc gia vào một nước thành viên mới gianhập khu vực mậu dịch Đối với các tập đoàn đa quốc gia, chiến lược đầu tư triển khaitrong các nước dang phát triển chủ yêu là hướng về việc tối thiểu hóa chi phí, hoặc tiếpcận một số nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dao tại các nước này Các mục tiêu quantrọng khác như, chiếm lĩnh thị trường, điều tiết cạnh tranh hoặc hình thành tư bản liênminh nhằm đây mạnh các hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) nhìn chung là rất

mờ nhạt (trừ trường hợp FDI tại Trung Quốc, hoặc FDI trong một số nước áp dụng

chính sách bảo hộ cho phép vốn đầu tư hướng về thị trường nội địa nhận được một sựtrả công cao) Va do vậy, dé kết luận FDI sẽ tăng mạnh khi hiệp ước thương mại vùng

hình thành sẽ cần dựa vào việc so sánh chi phí sản xuất trong các ngành thu hút FDI tại

các nước này.

Với một trình độ phát triển tương đối đồng đều và không có gì vượt trội lên han

về lợi thé so sánh, sẽ không thé tồn tại một khoảng cách quá lớn về chi phí sản xuất giữacác nước thành viên trong khối Một nhà đầu tư có ý định chinh phục thị trường củamột nước sẽ đầu tư trực tiếp vào nước này thay vì thực hiện FDI vào một nước kháctrong khối sau đó lại xuất khẩu sản phẩm để phải đối mặt với hàng loạt khó khăn phát

sinh.

18

Trang 20

Ví dụ, điều tiết sản xuất, cùng các chi phí như vận chuyên, điều tra thị trường

chưa kể các hàng rào phi thuế quan chắc chắn sẽ tổn tại trong nước nhập khâu Trongtrường hợp mà FDI hướng về xuất khẩu, tác động của hiệp ước có thể diễn ra theohướng tích cực thông qua việc giảm chi phí đầu vào nhập khẩu có xuất xứ từ các nướcthành viên trong khối

Tuy nhiên, khó mà thấy được những diễn tiễn thật sự rõ ràng của tác động tíchcực nay trong một ý nghĩa là cho phép (hoặc thúc day mạnh) FDI triển khai tính kinh tếcủa quy mô dé xuất khẩu, vì một trong những điều kiện tiên quyết của việc nay là một

tỉ trọng lớn đầu ra phải được tiêu thụ tại chỗ Nhưng quy mô của thị trường nội địa lạiluôn là điểm yếu nhất của hầu hết các nước đang phát triển trong việc thu hút FDI

(1b) Van dé thứ hai cần dé cập đến: liệu dòng chảy FDI có nguồn gốc từ cácnước thành viên trong khối, dién ra giữa các thành viên này, có tăng hay không? Nhu

đã trình bay ở trên, FDI vào trong các nước này chủ yếu là theo đuôi chiến lược tối thiểuhóa chỉ phí, với chỉ phí sản xuất tương đối đồng đều nhau giữa các nước thành viên,động lực thực hiện FDI giữa các nước này sẽ rất yếu Thêm vào đó, nếu đây là các nướcđang phát triển có trình độ tương đương , dòng ra của dau tư trực tiếp là không đáng kể

Do vậy, cho dù được thúc đây bởi sự hình thành của hiệp ước, sự tăng lên của FDI giữa

các nước này khó có thê mang lại một dâu hiệu tích cực đáng ghi nhận nào.

(2) Đối với trường hợp cuối cùng mà chúng ta sẽ xét đến là việc một thỏa thuận

về tự do hóa thương mại đạt được giữa một nước đang phát triển và một nước phát triển

Giữa hai nước này tồn tại một khoảng cách lớn về trình độ phát triển, đặc biệt là

trình độ công nghệ, do vậy mà dòng chảy FDI hầu như sẽ chỉ dién ra một chiều, chủ

yếu là từ nước phát triển sang nước đang phát triển Chính sách bảo hộ không tồn tạinữa, điều này sẽ kích thích mạnh FDI hướng về xuất khâu

Đối với FDI dạng này, nước chủ nhà được hưởng lợi trên rất nhiều phương diệnnhư, tiếp cận thị trường mới, kích thích sự phát triển của hệ thống phụ trợ công nghiệp

và của cả các ngành dịch vụ, cho phép phát huy cao độ các lợi thế so sánh mạnh nhất

của đât nước.

Vi du, sự đồi dao của nguồn nhân lực với chi phí cạnh tranh hoặc khai thác được

các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và đặc biệt là đây mạnh chuyên giao công nghệ nhờ

vào việc mở rộng quy mô sản xuât, dau tư đôi mới công nghệ của các dự án hướng về

19

Trang 21

xuât khâu, đây là mục tiêu vô cùng quan trọng cân phải đạt được đôi với các nước đang

phát triển trong việc thu hút FDI

Ngoài ra, việc hình thành của hiệp ước sẽ biến nước đang phát triển thành mộtđịa điểm đầu tư trung gian của FDI từ một nước thứ ba, một khi nước thứ ba này cóthỏa thuận song phương về tự do thương mại với nước đang phát triển, nhưng lại chưa

có thỏa thuận với nước phát triển tham gia trong hiệp ước

Vi dụ, tồn tại một thỏa thuận về tự do hóa mau dich giữa hai nước A (đang phát

triển) và B (phát triển) Giữa nước A và nước C cũng có một thỏa thuận dạng này,

nhưng lại không có giữa hai nước B và C Lúc này, để thâm nhập thị trường của B, FDI

từ C có thê được triển khai trong A, sau đó xuất khẩu sản phẩm vào B Điều nay sẽ càngkhả thi nếu giữa C và A có một khoảng cách lớn về trình độ phát trién

Tóm lại, không phủ nhận rằng, sự hình thành của hiệp ước về tự do hóa thương

mại sẽ làm tăng quy mô thị trường và tạo nên sự hấp dẫn với FDI trong các nước đangphát triển Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ thật sự gây hiệu ứng tích cực trong trường hợp

ton tại một sự khác biệt lớn về lợi thê so sánh giữa các nước thành viên.

Trong trường hợp mà các nước này sở hữu các lợi thế so sánh tương đối tươngđồng, tác động tích cực là hạn chế, và trong một số trường hợp có thể gây hiệu ứngngược nếu trong số các thành viên này có một SỐ, ngoài việc sở hữu các lợi thế so sánhnhư các thành viên khác, còn sở hữu thêm lợi thế so sánh vượt trội nào đó Nhận xét

này sẽ cảng đúng khi áp dụng vào xem xét việc thu hút FDI theo ngành.

Vi dụ sau đây sẽ minh họa.

Trung Quốc, một nước dang phát triển, hơn một thập kỷ vừa qua nồi lên như mộttrong những điểm đến yêu thích nhất của FDI Có nhiều lý do dé giải thích cho việcnày, nhưng sự déi dao của nguồn nhân lực với chi phí cạnh tranh, và đặc biệt là dung

lượng không lồ của thị trường nội địa tại nước nảy - một thị trường bao gồm hơn 1,3 tỷ

dân với mức tăng trưởng cao luôn là hai lý do chính.

Và do vậy, những thỏa thuận về tự do hóa mậu dịch giữa các nước đang pháttriển với Trung Quốc, đặc biệt là những nước ở đó FDI bi thu hút chủ yếu bởi chi phí

rẻ của nguồn nhân công, cần trở thành một van đề đáng suy ngẫm đối với các nước nàytrong việc nâng cao nguồn vốn FDI Cùng một lợi thế so sánh là chỉ phí rẻ của nguồnnhân lực, nhưng quy mô thị trường nội địa lại là điều kiện thuận lợi cho phép triển khai

20

Trang 22

mạnh mẽ kinh tế quy mô, hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đã trở nên cực kỳ cạnh

tranh bằng giá bán.

Mở cửa rộng rãi thị trường nội địa cho các hàng hóa này, chắc chăn niêm hy

vọng của các nước chủ nhà (nước đang phát triển) đối với việc nâng cao vốn FDI vào

các công đoạn thượng nguôn của các ngành xuât khâu, nơi mà ở đó thường xuyên đòi hỏi von dau tư lớn, sẽ trở nên kém hiện thực di rat nhiêu.

Ngoài ra, lợi ích mang lại từ việc tăng cao dòng chảy FDI từ Trung Quốc nhờvào thỏa thuận tự do hóa thương mại cũng sẽ là rất khiêm tốn, vì điều mà các nước đangphát triển rất cần thu được qua việc thu hút FDI là công nghệ Trong khi Trung Quốc

phải trong một thời gian kha dai nữa mới được xem là cường quôc vé công nghệ.

Như vậy, hoạt động xuất nhập khẩu hay hoạt động thương mại quốc tế ở cácnước nhận đầu tư có tác động đến FDI vào các nước theo các chiều hướng tích cực haytiêu cực, còn tùy thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia, đặc điểm của từng ngành kinh

tê cũng như đặc điêm của nước chủ đâu tư.

Nhìn chung, từ trước đến nay trên thế giới đã có rất nhiều các nghiên cứu về mốiquan hệ giữa FDI và xuất nhập khâu Những nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đốivới cả nước đang phát triển và các nước phát triển Tuy nhiên kết quả nghiên cứu đốivới mỗi quốc gia có những tương đồng và bất đồng, do sự khác biệt trình độ phát triểnkinh tế, trình độ công nghệ, các đặc điểm về tự nhiên, về con người Chương hai củachuyên dé sẽ nghiên cứu về thực trạng thu hút FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở ViệtNam dựa trên những đặc trưng kinh tế, chính trị và xã hội riêng dé tìm ra mối quan hệ

giữa hai nhân tô này.

21

Trang 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CUA DAU TƯ TRỰC

TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI XUẤT KHẨU CUA VIỆT NAM GIAI DOAN

2.1.1.1 Quy mô dau tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2000-2018

Ttrong giai đoạn 2000-2005, dòng vốn FDI vào Việt Nam bắt đầu có sự phục

hồi nhưng tốc độ còn chậm Năm 2004 và 2005 có tốc độ tăng trưởng thu hút FDI caonhất (mức tăng trưởng tương ứng 42,94% và 50,86%) do có một số dự án cấp mới vớiquy mô lớn như: Công ty liên doanh khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (tổngvốn đầu tư 147 triệu USD), Công ty Đầu tư và phát triển Thành Công (tông vốn đầu tư114,58 triệu USD), Công ty TNHH Shing Mark Vina (tông số vốn đầu tư hơn 50 triệu

USD)

Giai đoạn 2006-2010, FDI có sự biến động thất thường Năm 2006, tổng số vốn

đăng ký là 12.004 triệu USD, tăng 75,5% so với năm 2005 Năm 2007 và năm 2008,

FDI đồ vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng, do từ tháng 1/2007, Việt Nam trở thànhthành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

Bên cạnh đó, môi trường đầu tư — kinh doanh trong nước ngày càng được cảithiện, khung pháp luật về đầu tư ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế, nên nhiều làn

sóng đầu tư lớn từ Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản đồng loạt rót vốn vào Việt Nam Đến

năm 2009 và 2010, do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dòng vốn FDI vàoViệt Nam cũng bị sụt giảm đáng kể

Bảng 2 1: Quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giaiđoạn 2000-2018

Số dự Tong vốn đăng ký (Triệu đô Tổng số vốn thực hiện (Triệu

Trang 24

Số dự Tong vốn đăng ký (Triệu đô Tống số vốn thực hiện (Triệu

và tổng số vốn đăng ký đã có xu hướng cải thiện

Năm 2016, với việc hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực

nguồn vốn đầu tư FDI đã bắt dau tăng lên Tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án

câp mới, câp vôn bô sung và đâu tư theo hình thức góp vôn, mua cô phân trong năm

23

Trang 25

2016 đạt hơn 24,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2015 Điểm đáng lưu ý là vốn FDI

thực hiện năm 2016 ước tính đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015, đạt mức giải

ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay

Năm 2017 đánh dau một mốc rất ý nghĩa - 30 năm đầu tư nước ngoài vào ViệtNam Tính chung 11 tháng đầu năm, tông vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng

ký cấp mới, tăng thêm va góp vốn, mua cô phan đạt 33,09 ty USD, tăng 82,8% so vớicùng kỳ 2016 Điểm nhấn là, vốn giải ngân đã đạt con số khoảng 16 tỷ USD và dự kiến

đạt khoảng 17,5-18 ty USD trong cả năm, tang 12-15% so với năm 2016.

Như vậy, từ năm 2000 đến năm 2018 nay, dòng vốn FDI vào Việt Nam có nhiềubiến động nhưng tông vốn FDI có xu hướng tăng theo thời gian

2.1.1.2 Đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt NamTrong giai đoạn 2000 — 2018, đã có 78 quốc gia và vùng lãnh thé trên thé giới

có lượng vốn FDI đồ về Việt Nam Trong đó, quốc gia có vốn FDI lớn nhất là Hàn Quốcvới 5.773 dự án và tổng số vốn đăng ký là 50.553,9 triệu USD chiếm 36% tổng số dự

án FDI đầu tư vào Việt Nam

Trang 26

Đối tác đầu tư lớn thứ hai của Việt Nam là Nhật Bản với các thương hiệu nhưHonda, Toyota với 3.292 dự án và tổng số vốn đăng ký là 42.433,9 triệu USD chiếm19% tổng số dự án FDI tại Việt Nam Tập đoàn Aeon đã xây dựng 3 khu trung tâmAeon Mall tại 3 thành phố lớn nhất của Việt Nam là Ha Nội, Đà Nang và TP Hồ ChíMinh Tiếp theo là Singapore với số vốn FDI đầu tư vào nước ta có xu hướng ngày càngtăng mạnh Lượng vốn này tập trung nhiều nhất ở ngành công nghiệp chế biến và kinhdoanh bat động sản.

Đài Loan là đối tác đầu tư lớn thứ tư với 2.516 dự án được cấp phép với tổng sốvốn đăng ký là 31.885,5 triệu USD đầu tư vào 21 ngành kinh tế ứng với 10% tổng số

dự án FDI vào Việt Nam Trong đó, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếmnhiều nhất (hơn 90% tông số vốn), sau đó đến lĩnh vực xử lý chất thải (chiếm 7%)

Sau các đối tác trên, quần đảo Virgin (thuộc Anh), Đặc khu hành chính HồngKông (Trung Quốc) là các đối tác đầu tư lớn của Việt Nam

2.1.1.3 FDI vào Việt Nam phân theo nghhh kinh tếTính đến ngày 31/12/2018, ngành công nghiệp và xây dựng là ngành kinh tế thuhút được nhiều vốn FDI nhất với 13.312 dự án và số vốn đăng ký là 199.781,8 triệuUSD, chiếm 68,2% tổng lượng vốn FDI

Bảng 2 2: FDI được cấp giấy phép theo ngành kinh tế giai đoạn 2000-2018

STT | Ngành kinh tế Số dự|Tổng số vốn|Cơ cấu

án đăng kí (%)

Tổng số 22.594 | 293.700,4 100

1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 522 3.537,8 1,22

2 Công nghiệp va xây dựng 13.312 | 199.781,8 68,02

2.1 | Khai khoáng 104 3.497,9 1,19

2.2 | Công nghiệp chế biến, chế tạo 11.716 | 172.717,6 58,81

2.3 | San xuất va phân phối điện, khí đốt, | 108 12.907,6 4,39

nước nóng và điều hòa không khí

2.4 | Xây dựng 1.348 | 10.658,7 3,63

Dịch vụ 8.760 | 90.344,8 30,76

25

Trang 27

Nguôn: Tổng cục thông kêNguồn vốn này đã góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực củanên kinh tế như viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin góp phan quan trọng vào quá trình chuyên dich cơ cau kinh tế, da dang hóa sản phẩm,nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu, tiếp thu các công nghệ tiên tiến, góp phần cải thiện

cơ sở hạ tầng ở các địa phương

Tiếp đó, ngành dịch vụ cũng đã thu hút được 8.760 dự án với tông vốn đăng ký

là 90.344,8 triệu USD, chiếm 30,76% tổng lượng vốn FDI Nguồn vốn FDI trong khu

vực này đã góp phần tạo nên bộ mặt mới trong lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao như

khách sạn, văn phòng, ngân hàng, bảo hiểm Các dịch vụ này đã góp phần tạo raphương thức mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, kích thích hoạt động thương mạinội địa và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Bên cạnh đó, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đã thu hút được 522 dự án với

tổng lượng vốn là 3.576,8 triệu USD (chiếm 1,22% tổng vốn FDI đăng ký) Các dự ánđầu tư khá đang dạng và đồng đều, tập trung vào tất cả các lĩnh vực: trồng trọt, chănnuôi gia súc gia cầm, trồng và chế biến lâm sản, trồng rừng và sản xuất nguyên liệugiấy, sản xuất mía đường góp phần tạo nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập chodân cư các địa phương, cải thiện đời sống kinh tế xã hội của nhiều vùng nông nghiệp

và nông thôn, cải thiện cơ sở hạ tầng, góp phần xóa đói giảm nghèo

Có thé thấy, ké từ sau khi mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là từ sau khi ban hànhLuật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dòng vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng ngày

càng tăng lên Dự báo, trong thời gian tới, với việc các Hiệp định thương mai tự do

(FTA) song phương và đa phương của Việt Nam được ký kết và thực hiện, Việt Nam

sẽ ngày càng thu hút được nhiều vốn FDI Tuy nhiên, môi trường kinh doanh của Việt

Nam van tôn tại nhiêu rao cản với các nha dau tư nước ngoài.

2.1.2 Thực trạng xuất khẩu ở Việt Nam giai đoạn 2000-20182.1.2.1 Kim ngạch nhập khẩu

Đến nay, sau hơn 20 năm đôi mới, Việt Nam đã có một vị thé mới trong bảng

xếp hạng kinh tế thé giới Từ một nước phải phụ thuộc vảo viện trợ và nhập khẩu hàng

triệu tấn lương thực mỗi năm, Việt Nam trở thành nước xuất khâu gạo lớn thứ 2 thếgiới, đứng thứ nhất về xuất khâu hạt tiêu, thứ hai về cà phê, hạt điều và thứ tư về cao

su

Hình 2 4: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2018

26

Trang 28

Xuất khẩu

300000 250000 200000 150000 100000

Nguồn: Tổng cục thong kê Việt Nam

Về xuất khẩu, theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống Kê, tốc độ tăngxuất khẩu trung bình của Việt Nam trong suốt giai đoạn 2000-2018 đạt 28,2% một năm.Kim ngạch nhập khâu của Việt Nam nhìn chung có xu hướng tăng Tuy nhiên do ảnhhưởng của khủng hoảng kinh tế, năm 2008, mức tăng trưởng xuất khẩu đạt 28,8% Năm

2009 tiếp tục chịu tác động của khủng hoảng, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 56,6 tỉ USD,giảm 9,7% so với năm 2008 Dù mức giảm này thấp hơn nhiều so với các nước đangphát triển khác nhưng theo Ngân Hàng Thế Giới, đây là lần đầu tiên kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam giảm ké từ khi công cuộc đổi mới chính thức được thực hiện

2.1.2.2 Cơ cau hàng hóa xuất khẩuVới kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đã đạt tới trên 60 tỷ USD/năm, chiếmkhoảng 70% GDP trong mấy năm vừa qua, Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc giađứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, đứng thứ 5 ở Châu Á và thứ 8 trên thế giới về tỷ lệnày Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có chỗ đứng quan trọng trên thị trườngthế giới, như dầu thô, may mặc, giầy đép, thủy sản, gạo, cà phê và đồ gỗ Đến nay,trong danh mục hàng xuất khâu của Việt Nam đã có tới 12 mặt hàng có doanh thu từxuất đạt trên 1 ti USD

Bảng 2.3: Trị giá xuất khẩu hàng hóa theo danh mục tiêu chuẩn ngoại

thương

Đơn vị: Triệu USD

27

Ngày đăng: 12/06/2024, 01:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN