1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kết thúc học phần nhập môn xã hội học ly hôn trong giới trẻ hiện nay ở việt nam

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Pháp luật quy định nghiêm cấm việc lợi dụng ly hôn để trốntránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mụcđích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hô

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM _

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc kỳ 3/2022-2023

NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC

LY HÔN TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM GVHD: GVC.TS NGUYỄN THỊ NHƯTHÚY

MÃ HP: INSO321005 – 01 UTExMCNHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Tp HCM 9/2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu (viết ý rõ ràng) 2

1.3 Phương pháp nghiên cứu 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ LY HÔN 4

1.1 Khái niệm ly hôn 4

1.2 Điều kiện cần để có thể ly hôn: 4

1.2.1 Có hành vi bạo lực gia đình 5

1.2.2 Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng 5

1.3 Điều kiện đủ để có thể ly hôn 7

1.4 Các trường hợp ly hôn 8

1.5 Hậu quả pháp lý của việc ly hôn 9

1.5.1 Hậu quả pháp lý về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng 9

1.5.2 Hậu quả pháp lý về quan hệ giữa cha, mẹ – con 9

1.5.3 Hậu quả pháp lý khi chia tài sản vợ chồng khi ly hôn 10

CHƯƠNG 2 11

THỰC TRẠNG LY HÔN TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM 11

2.1 Thực trạng ly hôn trong giới trẻ hiện nay ở Việt Nam 11

2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn trong giới trẻ hiện nay ở Việt Nam 12

2.3 Hệ quả của tình trạng ly hôn ở giới trẻ hiện tại tại Việt Nam 14

2.4 Giải pháp giảm thiếu và khắc phục tình trạng ly hôn ở giới trẻ Việt Nam hiện nay 16

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài

Trong sự phát triển không ngừng của xã hội hiện đại, ly hôn đã trở thành mộttrong những vấn đề xã hội nhức nhối và đầy mâu thuẫn Không giới hạn bởi độ tuổi,tình trạng kinh tế, hay vùng miền, hiện tượng này đã xâm nhập vào cuộc sống củanhiều gia đình trên khắp cả nước, vượt qua mọi rào cản về văn hóa và truyền thống.Tuy không còn là một sự kiện hiếm gặp, ly hôn trong giới trẻ Việt Nam hiện nay vẫnđang tiếp tục gia tăng và mang theo nhiều yếu tố đặc biệt và phức tạp.

Nhắc đến chủ đề này, chúng ta không thể không chú ý đến những câu chuyệncá nhân đằng sau mỗi cuộc ly hôn Có thể là câu chuyện về cặp đôi trẻ bước vào cuộchôn nhân với hi vọng lớn lao, sau đó phải đối mặt với những khó khăn không thể vượtqua Hoặc cũng có thể là câu chuyện về người trẻ phải vật lộn với áp lực từ môitrường xã hội và gia đình, đẩy họ vào quyết định khó khăn nhất đời - ly hôn Nhữngcâu chuyện này không chỉ là những dấu vết đau đớn trong cuộc sống của từng ngườimà còn phản ánh một phần quan trọng của xã hội ngày nay.

Ly hôn không chỉ đơn thuần là sự tan vỡ của một cuộc hôn nhân, mà còn làmột hiện tượng phản ánh sự biến đổi của xã hội, giá trị và quan hệ con người Trongxã hội truyền thống của Việt Nam, hôn nhân được coi là một khía cạnh quan trọngtrong cuộc sống, là sự kết hợp của hai gia đình, hai dòng họ Việc tình yêu và tình cảmcá nhân ngày càng đặt lên hàng đầu, và ly hôn trở thành một lựa chọn không thể tránhkhỏi khi cuộc hôn nhân không còn đủ hạnh phúc và hòa thuận Tuy nhiên, sự gia tăngcủa ly hôn trong giới trẻ mang theo nhiều câu hỏi và lo ngại về tác động của nó đốivới cá nhân, gia đình, và xã hội nói chung.

Chúng ta cần hiểu rõ về tình hình ly hôn trong giới trẻ ở Việt Nam hiện nay đểcó cái nhìn tổng thể và xác định những nguyên nhân và hậu quả của nó Từ đó, chúngta có thể tìm ra những giải pháp và khuyến nghị hợp lý để đối phó với tình trạng nàymột cách hiệu quả.

Một khía cạnh quan trọng cần xem xét là nguyên nhân đằng sau sự gia tăng củaly hôn trong giới trẻ Có nhiều yếu tố đóng góp vào sự phổ biến của hiện tượng này.Một trong những yếu tố quan trọng nhất là sự thay đổi trong giá trị và quan điểm về

1

Trang 4

hôn nhân trong xã hội hiện đại Trong quá khứ, hôn nhân thường xem xét một số yếutố khác nhau, như tương thích gia đình, mục tiêu kinh tế, hay tình hòa thuận gia đình.Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu và hạnh phúc cá nhân thường được đặt lên hàng đầu, vànhiều người trẻ chọn ly hôn khi họ cảm thấy không còn yêu nhau hoặc họ không cònhạnh phúc trong mối quan hệ.

Một yếu tố khác là áp lực từ môi trường xã hội và kinh tế Xã hội hiện đại đặtra nhiều yêu cầu về thành công cá nhân và sự phát triển riêng của mỗi người Ngườitrẻ thường phải đối mặt với áp lực từ công việc, từ việc xây dựng một cuộc sống ổnđịnh về kinh tế, và từ sự so sánh với những người xung quanh Khi áp lực này trở nênquá lớn và cuộc sống hôn nhân không còn mang lại hạnh phúc, ly hôn có thể trở thànhmột lựa chọn hợp lý để giải quyết các vấn đề này.

Có thể nói, ly hôn là sự lựa chọn của hai người cả vợ và chồng hoặc đơnphương từ một phía chồng hoặc vợ nhưng tình trạng hôn nhân gia tăng và ngày càngtrẻ hóa, việc hôn nhân tan vỡ không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình,người thân mà còn gây nhiều hệ lụy cho xã hội Bởi gia đình là tế bào của xã hội, khitế bào không “khỏe” thì xã hội bị ảnh hưởng nhiều mặt Sau những cuộc ly hôn, nhiềutrẻ em sống trong cảnh thiếu tình thương và sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha hoặcmẹ; nhiều trường hợp cha, mẹ đều không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, lớn lên nhờsự cưu mang của người thân; có trường hợp bị bỏ rơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đếnphát triển nhân cách và lối sống của trẻ, dẫn tới phát sinh những hành vi vi phạm phápluật, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội Đây cũng là một trong những lý do vì sao màtrong những năm gần đây tình trạng tội phạm tuổi vị thành niên có xu hướng gia tăng.Chính vì thế việc phân tích và làm sáng tỏ đề tài: “Ly hôn trong giới trẻ hiện nay ởViệt Nam” để qua đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục, hạn chế và giảm thiểutình trạng ly hôn ở giới trẻ hiện nay ở Việt Nam.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài như sau:

Phân tích các vấn đề lý thuyết về ly hôn bao gồm: Khái niệm ly hôn, điều kiệncần và đu để ly hôn, các trường hợp ly hôn và hậu quả pháp lý của việc ly hôn.

2

Trang 5

Xác định và phân tích sự thực trạng gia tăng của ly hôn trong giới trẻ ở ViệtNam hiện nay.

Nghiên cứu các nguyên nhân gây ra sự gia tăng của ly hôn trong giới trẻ và tìmhiểu tác động của những nguyên nhân này đối với cá nhân, gia đình, và xã hội.

Đánh giá các hậu quả của ly hôn đối chính các cặp đôi, đối với con cái và đốivới xã hội.

Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị hợp lý để đối phó với tình trạng gia tăngcủa ly hôn trong giới trẻ ở Việt Nam.

Cung cấp thông tin và kiến thức cơ bản về vấn đề này để định hướng cho cácnghiên cứu và các hoạt động tương lai liên quan đến ly hôn và hôn nhân trong xã hộiViệt Nam.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích lý thuyết: Để phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề lýthuyết về ly hôn.

Phân tích thực trạng và xử lý số liệu: Thông qua việc thu thập dữ liệu thống kêtừ các nguồn như bộ y tế, bộ lao động và xã hội, và các tổ chức xã hội để xác định sốlượng và tỷ lệ ly hôn trong giới trẻ ở Việt Nam Sau khi thu thập dữ liệu, nhóm sẽ tiếnhành phân tích dữ liệu để đánh giá sự tương quan và tương tác giữa các yếu tố khácnhau liên quan đến ly hôn trong giới trẻ

3

Trang 6

Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ: “Ly hôn là việcchấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòaán” 1

Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hônnhân của vợ chồng Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: Bản ánhoặc quyết định Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giảiquyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận raphán quyết dưới hình thức là quyết định Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thìTòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.

Như vậy, Ly hôn dược định nghĩa tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014theo đó ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lựcpháp luật của Tòa án Pháp luật quy định nghiêm cấm việc lợi dụng ly hôn để trốntránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mụcđích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân; việc đe dọa, uy hiếp tinhthần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phảiduy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.

1.2 Điều kiện cần để có thể ly hôn:

Điều kiện cần để cho ly hôn là các tình tiết, sự việc phản ánh tình trạng mốiquan hệ vợ, chồng Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giảiquyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc viphạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình1 Quốc Hội (2014), Số: 52/2014/QH13, Luật hôn nhân và gia đình

4

Trang 7

trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạtđược”.

Với cách thể hiện nội dung điều luật tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và giađình năm 2014 thì điều kiện ly hôn cần là: “… có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vibạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng” Theoquy định này, để cho ly hôn cần có một trong các cơ sở sau:

1.2.1 Có hành vi bạo lực gia đình

Để xác định vợ, chồng có xảy ra hành vi bạo lực gia đình hay không thì chúngta cần căn cứ vào Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Hành vi bạo lực gia đình gồmcác hình thức sau:

Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ,tính mạng Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm Cô lập,xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng Ngăncản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữacha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Cưỡng ép quan hệ tình dục Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặccản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khảnăng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụthuộc về tài chính.

Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sảnriêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên giađình Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Trong một số trường hợp, hành vi bạo lực gia đình tác động đến thành viênkhác trong gia đình là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng như trường hợp bốhoặc mẹ cưỡng ép tảo hôn đối với con hoặc cưỡng ép con kết hôn mà bên mẹ hoặc bốkhông chấp nhận làm nảy sinh mâu thuẫn giữa hai bên …

1.2.2 Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

5

Trang 8

Để xác định có việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến việcmột bên yêu cầu ly hôn hay không, cần căn cứ vào quy định của pháp luật về hônnhân và gia đình và pháp luật khác có quy định về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng.

Vi phạm quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng: Quyền nhân thân làmột trong những quyền dân sự cơ bản Từ sự kiện kết hôn, quyền và nghĩa vụ về nhânthân của vợ, chồng phát sinh.Thông thường, những vi phạm sau đây là vi phạmnghiêm trọng về nhân thân giữa vợ chồng:

Vợ hoặc chồng có hành vi phân biệt đối xử, gây bất bình đẳng nghiêm trọng vềquyền và nghĩa vụ trong gia đình như việc ăn ở, chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, quanhệ với gia đình, họ hàng hai bên; phân biệt đối xử

Vợ hoặc chồng ngoại tình, không chung thủy, chung sống như vợ, chồng vớingười khác, bỏ mặc không quan tâm chăm sóc lẫn nhau, không cùng nhau chia sẻ vàthực hiện công việc gia đình.

Vợ hoặc chồng không chung sống với nhau mà không có lý do chính đáng hoặckhông có thỏa thuận gì khác Mục đích kết hôn nhằm xây dựng gia đình ấm no, tiếnbộ, hạnh phúc.

Vợ hoặc chồng ràng buộc việc lựa chọn nơi cư trú mà không có thỏa thuận vớinhau Bên cạnh nghĩa vụ chung sống thì vợ chồng có quyền thỏa thuận lựa chọn nơicư trú phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh chung sống

Vợ hoặc chồng có hành vi làm ảnh hưởng nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm,uy tín của nhau Danh dự, nhân phẩm, uy tín là quyền và nghĩa vụ nhân thân, đượcpháp luật bảo vệ Vợ hoặc chồng có hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôngiáo của nhau.

Vi phạm quy định về đại diện giữa vợ, chồng và chế độ tài sản của vợ, chồng:Vợ hoặc chồng có hành vi vi phạm quy định về đại diện giữa vợ, chồng như tựý đứng ra xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan quyền lợi, nghĩa vụ của cảvợ chồng, gia đình mà không được sự đồng ý của bên kia làm ảnh hưởng đến quyềnlợi, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của bên không đứng ra giao dịch hoặc của cả gia đình.

6

Trang 9

Vợ hoặc chồng từ chối làm người đại diện cho bên kia mà không có lý do chínhđáng trong những trường hợp pháp luật quy định để bảo đảm quyền và lợi ích hợppháp của bên kia.

Vợ hoặc chồng vi phạm quy định về bình đẳng quyền, nghĩa vụ trong việc tạolập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, phân biệt giữa lao động có thu nhậpvới lao động trong gia đình; đưa tài sản chung vào kinh doanh mà không có thỏa thuậnbằng văn bản;

Vợ hoặc chồng vi phạm quy định về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tàisản chung, không ghi tên của cả hai vợ chồng đối với tài sản chung pháp luật quy địnhphải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng mà không có thỏa thuận khác.

Vợ hoặc chồng vi phạm nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng; về tráchnhiệm liên đới của vợ, chồng.

1.3 Điều kiện đủ để có thể ly hôn

Nếu như điều kiện cần ly hôn cần là những biểu hiện phản ánh tình trạng mâuthuẫn vợ chồng thì điều kiện đủ là sự thể hiện của mức độ, hệ quả mâu thuẫn như thếnào Đó là: “…làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung khôngthể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Trường hợp vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc có vi phạmnghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng chỉ đủ điều kiện cho ly hôn khi mức độ,hệ quả là làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thểkéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Hiện nay, chưa có hướng dẫn cụ thể để đánh giá hành vi bạo lực gia đình hay viphạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụcủa vợ chồng đến mức độ nào thì đủ cơ sở xácđịnh là làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéodài, mục đích hôn nhân không đạt được.

Từ thực tiễn xét xử và vận dụng hướng dẫn tại Nghị quyết số: HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, theochúng tôi, căn cứ vào những dấu hiệu của điều kiện cần, mức độ tình trạng mâu thuẫn

02/2000/NQ-7

Trang 10

sau đây được coi là làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chungkhông thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được, cụ thể:

Hành vi bạo lực gia đình mang tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lầnđã được vợ hoặc chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thểnhắc nhở, hoà giải hoặc cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly, cấm tiếpxúc nhưng bỏ mặc, không khắc phục hoặc vẫn tiếp tục hành vi bạo lực.

Hành vi bạo lực gia đình mang tính chất thường xuyên hoặc không thườngxuyên nhưng gây ra hậu quả thương tích hoặc làm cho nạn nhân bị tổn hại sức khỏe,danh dự, nhân phẩm hoặc làm cho nạn nhân tìm cách tự sát.

Vi phạm quyền và nghĩa vụ về nhân thân như ngoại tình, chung sống như vợchồng với người khác đã được vợ, chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan,tổ chức góp ý, nhắc nhở, khuyên bảo, hoà giải nhưng không khắc phục.

Vi phạm quyền và nghĩa vụ về nhân thân như không chung sống với nhau mộtthời gian dài mà không có lý do chính đáng,chung sống với nhau không có tình nghĩavợ chồng.

Vi phạm quy định về đại diện giữa vợ, chồng và chế độ tài sản của vợ, chồngđược coi là trầm trọng như việc tự ý xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch, từ chốiđứng ra làm đại diện cho bên kia mà không có lý do chính đáng, không bình đẳngtrong tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, tự ý đưa tài sản chung vàokinh doanh.

8

Trang 11

Ly hôn theo yêu cầu của một bên: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòagiải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ,chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ,chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéodài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêucầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Trong trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết lyhôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thểnhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đìnhdo chồng, vợ của họ gây ra thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việcchồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng,sức khỏe, tinh thần của người kia.

1.5 Hậu quả pháp lý của việc ly hôn

Hậu quả pháp lý của việc ly hôn là kết quả tất yếu sẽ dẫn đến mà vợ chồng phảigánh chịu khi quan hệ hôn nhân chấm dứt Hậu quả pháp lý của việc ly hôn như sau:1.5.1 Hậu quả pháp lý về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng

Khi quyết định, bản án của Tòa án giải quyết ly hôn có hiệu lực thì quan hệnhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt Các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ vàchồng sẽ đương nhiên chấm dứt Đồng thời các quyền, nghĩa vụ khác theo quy địnhcủa luật Hôn nhân và gia đình giữa hai bên sẽ cũng sẽ không còn.

Kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án giải quyết ly hôn có hiệu lựcpháp luật thì cá nhân đó là người độc thân Họ hoàn toàn có thể kết hôn với một ngườikhác mà không phải chịu bất kỳ một sự ràng buộc nào từ bên còn lại.

1.5.2 Hậu quả pháp lý về quan hệ giữa cha, mẹ – con

Điều 58 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, việc trông nom, chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81,82, 83 và 84 của Luật này.

Theo đó, Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc

9

Trang 12

không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Việc nuôi con, nghĩavụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con do hai vợ chồng thỏa thuận Trongtrường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho bên trực tiếpnuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xemxét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp ngườimẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục conhoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con Người cha hoặc ngườimẹ không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con (theo quy định cấp dưỡng).2

1.5.3 Hậu quả pháp lý khi chia tài sản vợ chồng khi ly hôn

Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc giải quyết tài sảnchung và tài sản riêng của vợ chồng như sau: Khi ly hôn chia tài sản do các bên thỏathuận, nếu hai bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo nguyêntắc:

Về tài sản chung của vợ chồng: Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc chiađôi nhưng có xem xét đến Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đónggóp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung Lao độngcủa vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chínhđáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiệntiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợchồng Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật theo giá trị, nếu bên nàonhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phảithanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

Về tài sản riêng của vợ chồng: Tài sản riêng của bên nào thuộc sở hữu bên đó,trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung.Trong trường hợp có sự sápnhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tàisản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừtrường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

2 Quốc Hội (2014), Số: 52/2014/QH13, Luật hôn nhân và gia đình.10

Ngày đăng: 11/06/2024, 22:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN