tiểu luận ly hôn trong giới trẻ hiện nay ở việt nam

23 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận ly hôn trong giới trẻ hiện nay ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải thích nguyên nhân, nêu lên tác động của ly hôn và những giải pháp giải quyết vấn đề ly hôn thông qua những kiến thức về thực trạng, nguyên nhân,… ly hôn trong xã hội.. Đề tài giúp n

Trang 1

1

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Kinh tế - Luật vì đã đưa môn “Xã hội học” vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Nguyễn Thị Như Thúy đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp Xã hội học của cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này

Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Ly hôn trong giới trẻ hiện nay ở

Việt Nam”, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của giảng viên,

Tiến sĩ Nguyễn Thị Như Thúy để hoàn thành bài luận này Với tình cảm chân thành, chúng em xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến với cô, người đã tham gia góp ý, giảng dạy và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và bạn bè

Kính chúc cô sức khỏe và thành công trên sự nghiệp giảng dạy Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm sinh viên thực hiện tiểu luận Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021

Trang 2

1.1 Khái niệm về hôn nhân 5

1.2 Khái niệm về ly hôn 5

1.3 Khái niệm “giới trẻ” 5

2 Cơ sở thực tiễn 6

2.1 Thực trạng ly hôn trong giới trẻ Việt Nam hiện nay 6

Thống kê các cuộc hôn nhân và ly hôn trong 15 năm ở Nga 9

2.4.1 Đối với người ngoài cuộc 17

2.4.2 Đối với gia đình 18

2.4.3 Đối với xã hội 19

2.5 Liên hệ bản thân 20

3 Kết luận 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

3

MỞ ĐẦU

Từ bao đời nay gia đình luôn là cái nôi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách đạo đức của mỗi người Những gia đình tốt đẹp sẽ xây dựng một xã hội tiến bộ văn minh chính vì vậy vai trò và vị trí của gia đình ngày càng được quan tâm và đề cao trong xã hội Ngày nay với xu thế toàn cầu thì xã hội càng ngày càng phát triển và các mối quan hệ trong xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng

Việc nghiên cứu vấn đề ly hôn trong xã hội ngày nay có vai trò rất quan trọng trong việc giúp giá trị nhận thức đúng về vấn đề ly hôn và giúp người đọc nắm bắt được thực trạng ly hôn trong xã hội hiện nay Giải thích nguyên nhân, nêu lên tác động của ly hôn và những giải pháp giải quyết vấn đề ly hôn thông qua những kiến thức về thực trạng, nguyên nhân,… ly hôn trong xã hội Đề tài giúp người đọc nhận ra, cách thức quản lý phù hợp, hoạch định những chính sách chủ trương đường lối của đảng và nhà nước về vấn đề hôn nhân gia đình nhằm đạt được kết quả tối ưu Đồng thời định hướng cho giới trẻ trang bị được những kiến thức, kỹ năng sống trước khi xây dựng gia đình

Chúng tôi mong rằng bài Tiểu luận này sẽ hỗ trợ tích cực cho việc học tập và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Quý độc giả để bài Tiểu luận được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

4 ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:

NAY

Trang 5

5

1 Cơ sở lý luận 1.1 Khái niệm về hôn nhân

“Hôn nhân” là sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng được thực hiện với sự tuân theo các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, nhằm để chung sống với nhau và xã hội gia đình hạnh phúc, hoà thuận dân chủ”

Trong xã hội, hôn nhân được coi như một thiết chế xã hội, là một yêu cầu cần phải có đối với mỗi các nhân, hôn nhân như là một nếp sống cần phải theo, ý thức hôn nhân luôn tồn tại trong đầu óc của từng con người thông qua sự xã hội hoá trong gia đình và ngoài xã hội

1.2 Khái niệm về ly hôn

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì toà án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.

1.3 Khái niệm “giới trẻ”

Từ “giới trẻ” được dùng ý nói đến những người trong độ tuổi thanh thiếu niên (tức là dao động khoảng từ 15-25 tuổi), năng động, sáng tạo, thường tò mò, thích khám phá, tìm tòi, học hỏi và ham vui, nếu những không thuộc thành phần “giới trẻ” mà nhắc đến hay nhận xét những người thuộc “giới trẻ” thì thường có ý phê phán, miệt thị “Giới trẻ” có khi là nói đến những người trẻ tuổi, cũng có khi là những người mới vừa thành đạt mà trẻ hơn những tiền bối đi trước

Trang 6

6

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Thực trạng ly hôn trong giới trẻ Việt Nam hiện nay

Ly hôn đang là một thực trạng đáng báo động ở Việt Nam trong những năm gần đây Theo thống kê của tòa án nhân dân các cấp, năm 1994, cả nước có 22.000 vụ ly hôn Bốn năm sau, con số này được nhân lên hai lần Và theo ước tính, năm 2006, cả nước có khoảng 66.000 vụ ly hôn Tòa án nhân dân (TAND) lúc nào cũng trong tình trạng bận rộn bởi án ly hôn chiếm tới 50% các án về dân sự nói chung Theo thống kê của TAND tối cao, năm 2010, nước ta có gần 88.000 vụ ly hôn, tăng hơn 9.700 vụ so với năm 2009 Trong đó, số cặp vợ chồng trẻ dưới 40 tuổi ly hôn chiếm khoảng 30% Những con số trên cho thấy tình trạng ly hôn ở giới trẻ đang ở mức báo động.

Còn theo một công trình nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Minh Châu (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân Văn TPHCM): tỉ lệ ly hôn/kết hôn ở Việt Nam là 31,4%, tức là cứ ba cặp kết hôn lại có một cặp ly hôn Con số khó tin, nhưng đó là sự thật Điều đáng buồn hơn là 60% số vụ ly hôn này thuộc về các gia đình trẻ, tuổi vợ chồng chỉ từ 23-30, trong đó 70% ly hôn khi mới kết hôn chỉ từ 1-7 năm và hầu hết đã có con Kết quả này cũng được phản ánh rõ nét qua thực tiễn xét xử án ly hôn, khi độ tuổi xin ly hôn ngày càng trẻ hóa Ly hôn trong gia đình trẻ đang gia tăng, từ 18-30 tuổi là 34,7%, từ 30- dưới 50 là hơn 50%, hơn 50 là 8,7% Như vậy, qua tư vấn cho thấy, thực trạng số năm kết hôn ngày càng ngắn lại Đây là thực tế mà trung tâm tư vấn nào cũng thấy rất rõ

Tại tòa án các quận/huyện trên địa bàn TPHCM, tỉ lệ ly hôn của các cặp vợ chồng trẻ chiếm áp đảo trong tổng số các đối tượng đưa nhau ra tòa để chấm dứt mối quan hệ vợ chồng Trong số các cặp vợ chồng trẻ từ 20-30 tuổi ly hôn thì có tới 70% cặp tan vỡ có con khiến mỗi năm TPHCM có khoảng 50.000 trẻ em rơi vào cảnh thiếu bố hoặc mẹ

Trang 7

7 Chỉ riêng TAND quận Gò Vấp, mỗi tháng cũng xử đến 70-70 vụ ly hôn Theo thống kê, năm 2010, số lượng án ly hôn tại TAND TPHCM là khoảng 18.000 vụ, trong đó tỉ lệ ly hôn của các đôi vợ chồng trẻ (độ tuổi 20-30) chiếm hơn 60%

Trong cuộc sống hiện đại, dường như những cặp vợ chồng trẻ chưa cảm nhận hết được giá trị của gia đình mình Trước khi bước vào cuộc sống chung, họ không có sự chuẩn bị đối mặt với khó khăn Để rồi mỗi khi xảy ra va chạm, họ thường chọn giải pháp tiêu cực là ly hôn

Trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn trên địa bàn huyện Tân Yên đang là vấn đề đáng báo động cả về số lượng các vụ ly hôn cũng như hậu quả tiêu cực nó để lại Nếu như năm 2005 TAND huyện thụ lý giải quyết 111 vụ án hôn nhân và gia đình thì đến năm 2014 thụ lý giải quyết 313 vụ Như vậy, chỉ sau 9 năm, loại án này đã tăng một cách đột biế Điều đáng buồn là trên 70% số vụ ly hôn thuộc về các gia đình mà vợ chồng trong độ tuổi 20-30 , trong đó có trên 60% ly hôn khi mới kết hôn từ 1-5 năm

Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát Tp Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, năm 2012 đơn vị đã thụ lý 216 vụ ly hôn, năm 2013 là 231 vụ và từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2014 đã có tới 180 vụ số vuuj án hôn nhân – gia đình năm sau luôn cao hơn năm trước Ly hôn xảy ra đối với nhiều thành phần: cán bộ, công nhân, nông dân, doanh nhân,… Qua công tác thụ lý kiểm sát các vụ án ly hôn thì tỷ lệ người vợ đứng đơn ly hôn cao gấp 2 lần so với người chồng Điều đáng lo ngại là trên 70% số vụ ly hôn rơi vào các cặp vợ chồng trẻ ở nhóm 20-30 và hầu hết đã có con Khi một cuộc hôn nhân đỗ vỡ , thì đó là nỗi đau mất mát của hai vợ chồng, trong thực tế phụ nữ sẽ gặp khó khăn gấp bội, phải gồng mình để gánh vác trách nhiệm vừa làm cha, vừa làm mẹ, nuôi dạy con và luôn phải chịu áp lực về tài chính, bị thiệt thòi về tâm lý, tình cảm, hiệu suất công việc

Theo thống kê của ngành tòa án cho thấy, nếu trong năm 2000, cả nước chỉ có 51.361 vụ ly hôn thì đến năm 2005, con số này đã tăng lên 65.929 vụ vào năm 2010, lên tới 126.325 vụ tại Nghệ An, chỉ tính riêng trong năm 2014, đã có hơn 2.900 vụ ly hôn, trong đó, số cặp vợ chồng ly hôn có tuổi đời từ 18-30 tuổi là hơn

Trang 8

8 1.300 trường hợp, số vụ ly hôn có con chưa đến tuổi vị thành niên là hơn 1.400 trường hợp

Hiện nay, tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam đang ở mức thấp so với thế giới (trung bình cả ở nông thôn lẫn thành thị là khoảng 5%) Tuy vậy, TS Khuất Thu Hồng (Viện phó Viện nghiên cứu phát triển) đánh giá trong tương lai xu hướng trên sẽ còn tiếp tục lan rộng Đó là hệ quả tất yếu trong một xã hội có nền kinh tế ưu tiên phát triển mạnh, giới trẻ lại chuộng xu hướng sống gấp, không tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng hành trang trước khi bước vào cuộc song gia đình

Theo những cuộc điều tra nghiên cứu mới đây, tình trạng ly hôn ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam có xu hướng tăng mạnh PGS.TS Nguyễn Hữu Minh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu gia đình và giới (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) cho biết gần đây có trên 60.000 vụ ly hôn/năm ở Việt Nam và xu hướng này đang tiếp tục tăng Với tình hình diễn ra đáng báo động như trên thì mọi người trong chúng ta cần phải ý thức thật đúng đắn về vấn đề hôn nhân và ly hôn

Thống kê tình hình ly hôn ở Việt Nam giai đoạn 1992-2006

Trang 9

9

Thống kê tình hình ly hôn ở Nhật Bản giai đoạn 1970-2013

Thống kê các cuộc hôn nhân và ly hôn trong 15 năm ở Nga

Năm Các cuộc hôn nhân Ly hôn % các cuộc ly hôn

Trang 10

10 Từ những thống kê trên cho thấy ly hôn là một thực trạng đáng báo động, gây nhức nhối trong xã hội hiện tại và có xu hướng ngày càng tăng đặc biệt là ở giới trẻ qua các nguyên nhân phổ biến được tìm hiểu sau đây

2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng “yêu nhanh cưới vội” của các cặp đôi trẻ tuổi Dù tuổi còn trẻ chưa đủ chín chắn chưa xử lí được các tình huống bắt buộc trong hôn nhân gia đình Chính vì yêu nhanh cưới vội nên họ vẫn chưa tìm hiểu kỹ về nhau cũng như các kỹ năng sống trước khi bước vào đời sống hôn nhân Khi xảy ra mâu thuẫn họ không biết cách xử lý, giải quyết dẫn đến bạo lực gia đình và hôn nhân đổ vỡ là điều tất nhiên Các nguyên nhân chính có thể kể đến như:

Vợ chồng kết hôn khi còn quá trẻ dẫn đến mâu thuẫn trong lối sống: các bạn trẻ trước khi bước vào cuộc sống gia đình chưa được chuẩn bị những kiến thức, hiểu biết cần thiết về cách tổ chức cuộc sống cho gia đình mới, quản lý chi tiêu, chăm sóc và nuôi dạy con cái, nhận thức về tình yêu còn hời hợt, nông cạn, thường chỉ thiên về hình thức bên ngoài, yêu theo cảm tính,… và rồi trong cuộc sống chung đụng ở gia đình, giữa học bắt đầu hình thành các mâu thuẫn, đây là yếu tố cơ bản hình thành nguyên nhân “tính tình không hợp nhau” dẫn đến mâu thuẫn

Do điều kiện kinh tế gia đình: các cặp vợ chồng sau khi lập gia đình phải tự lo cho mái ấm của mình, điều kiện kinh tế chưa đảm bảo cuộc sống riêng hoặc chưa có nghề nghiệp ổn định, sinh con sớm nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, đẫn đến mâu thuẫn không thể tháo gỡ và kết cục là xin ly hôn

Do ngoại tình: ngoại tình là nguyên nhân ly hôn đang có xu hướng tăng trong các năm qua Đa số những gia đình có chồng hoặc vợ ngoại tình đều đi đến tan vỡ

Vấn đề bạo lực gia đình, cờ bạc, rượu chè: đây cũng là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình có

Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)

Trang 11

11 nhiều, song nguyên nhân cơ bản là do lạm dụng rượu bia và các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, nghiện ma túy, ghen tuông, thiếu hiểu biết pháp luật, kinh tế khó khăn…

Do mâu thuẫn trong quan hệ mẹ chồng – nàng dâu: mẹ chồng – nàng dâu vốn là hai người ở hai thế hệ khác nên sẽ rất khó để dung hòa trong cách sống, lối suy nghĩ, bất đồng quan điểm trong cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ… và một khi mâu thuẫn ngày càng nhiều, người chồng không thể hóa giải được những mâu thuẫn đó cũng sẽ dẫn đến việc ly hôn Những cặp vợ chồng ly hôn vì nguyên nhân này thường là sống chung với bố mẹ chồng, sau khi kết hôn được vài năm

Tình yêu cảm tính: Có nhiều đôi bạn trẻ yêu nhau say đắm tưởng chừng không thể sống thiếu nhau được, nhưng khi đã thành vợ chồng, họ lại mong muốn được thoát khỏi nhau Bởi vì lúc đó, vẻ đẹp bề ngoài không còn đủ sức hấp dẫn nữa và không thể thay thế cho sự gắn bó tình cảm sâu sắc: họ bắt đầu chán nhau, nhận ra sự nhầm lẫn của mình Trong thực tế, tình trạng yêu đương theo cảm tính thường phụ thuộc vào lứa tuổi Kết quả điều tra của Hội đồng nữ thanh niên cho thấy: các em gái ở lứa tuổi 14-17 nhận thức về tình yêu còn hời hợt, nông cạn, thường chỉ thiên về hình thức bề ngoài, và yêu theo cảm tính: cao, to, đẹp trai, vui tính Các em chưa thể nhận thức được cái chất bên trong của người mình yêu Trái lại, các bạn gái ở lứa tuổi từ 18-22 đã tỏ ra chín chắn hơn, đã có ý thức đi vào bản chất của tình yêu, gắn liền tình yêu đôi lứa với cuộc sống gia đình

Tình yêu thực dụng, vật chất: Tình yêu thực dụng lấy tiền tài, địa vị làm thước đo Khi bước vào cuộc sống gia đình, các mâu thuẫn giữa người vợ và người chồng bắt đầu phát sinh Chữ “tiền” không thể thay thế được chữ “tình” Mặt khác, ở những kẻ xem tiền là trên hết thì cuối cùng bạc tiền sẽ dẫn tới bạc tình Vì họ thường nghĩ rằng sức mạnh của đồng tiền có thể mua bán được tất cả Và khi đồng tiền bị phá giá trong việc mua bán tình cảm thì chính gia đình cũng bị tan vỡ theo sự phá giá của nó Qua nghiên cứu những lá đơn ly hôn ở quận Hoàn Kiếm trong những năm qua thì hậu quả của những “khế ước” như vậy thường được kết thúc bằng những vụ đánh đập, ngược đãi vợ, ngoại tình Có những đôi trai gái khi quyết

Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)

Trang 12

12 định kết hôn với nhau đã đề ra những điều kiện ràng buộc trái với đạo lý và pháp luật Ví dụ: phải có nhà, có kinh tế khá giả, có địa vị, bằng cấp… Chủ nghĩa thực dụng đã biến tình yêu đôi lứa thành tình yêu “tiền bạc” Có nhiều thanh niên chọn người yêu làm nghề gì đó có thể “hái ra tiền” kể cả những nghề làm ăn phi pháp Thế rồi khi đổ vỡ xảy ra, họ lại kịch liệt lên án nhau với pháp luật thông qua lá đơn ly hôn

Xu hướng tình dục hóa tình yêu: Vấn đề này đang xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây Hậu quả của nó cũng không kém phần nghiêm trọng Kết quả của những mối tình này thường tạo nên những tấn bi kịch mà chủ yếu là người con gái phải hứng chịu Những đứa con ngoài giá thú ra đời Hiện tượng phá thai ảnh hưởng đến sức khoẻ, tương lai và nhiều khi còn đe doạ cả tính mạng Ở nước ta, tình trạng đáng lo ngại cho các bậc cha mẹ cũng khá lớn Riêng nhà hộ sinh Hoàn Kiếm (Hà Nội), từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1983 đã có tới 413 hoang thai ở những người độ tuổi ba phường thuộc Hà Nội, số chị em có chửa trước chiếm 15%(2) Dư luận xã hội ở nước ta còn rất khắt khe về vấn đề này Vì vậy, khi chung sống với nhau, đó là một trong những kẽ nứt của tình cảm vợ chồng Chỉ cần sự “nhắc lại” hoặc “chì chiết” của chồng hoặc của gia đình chồng thì vết nứt đó sẽ ngày càng lớn thêm và rồi dẫn đến tan vỡ Những quan niệm sai trái về “tự do yêu đương” của giai cấp tư sản đã và đang gây ra những hậu quả vô cùng tai hại Trước đây Lênin đã kịch liệt phê phán “thuyết cốc nước đầy”, một biến dạng của “thuyết tự do yêu đương” Người đã vạch ra bản chất đồi trụy của thuyết đó và tiên đoán trước khả năng phát triển ghê gớm của nó ở các nước tư bản

Thời gian tìm hiểu: Thời gian tìm hiểu là thước đo của tình yêu đôi lứa Chính trong khoảng thời gian này, đôi bạn trẻ mới hiểu được nhau, mới thấy được những mặt mạnh mặt yếu của đối tượng để đối chiếu với mình rồi đi đến kết luận có thể hợp hay không hợp, yêu hay không yêu và lấy hay không lấy… Vì vậy khoảng thời gian này đóng vai trò quan trọng đối với độ bền vững của hôn nhân Thế nhưng không ít những người đã từ chối khoảng thời gian này Họ bỏ qua giai

Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:44

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan