1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài ly hôn trong giới trẻ hiện nay ở việt nam

41 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ly hôn trong giới trẻ hiện nay ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Linh, Võ Thị Thu Nguyệt, Nguyễn Hữu Thiện, Nguyễn Ngọc Thảo Linh, Bùi Hoàng Phúc
Người hướng dẫn GVC.TS Nguyễn Thị Như Thúy
Trường học Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế - Luật
Chuyên ngành Nhập môn Xã hội học
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 7,39 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU (5)
  • Phần 2: NỘI DUNG (9)
    • 1.1. Ly hôn (9)
    • 1.2. Các hình thức ly hôn (9)
      • 1.2.1. Ly hôn thuận tình (9)
      • 1.2.2. Ly hôn đơn phương (10)
    • 1.3. Quy định về chế độ tài sản sau ly hôn (10)
    • 1.4. Quy định của pháp luật về giành quyền nuôi con sau ly hôn (11)
    • 1.5. Khái niệm giới trẻ và ly hôn trong giới trẻ ở Việt Nam (13)
    • 3.1. Mâu thuẫn về lối sống (20)
    • 3.2. Ngoại tình (21)
    • 3.3. Điều kiện, hoàn cảnh kinh tế (21)
    • 3.4. Bạo lực gia đình (22)
    • 4. HẬU QUẢ CỦA LY HÔN TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM (23)
      • 4.1. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn (23)
      • 4.2. Hậu quả tâm lý của việc ly hôn (23)
        • 4.2.1 Về mặt tích cực (23)
        • 4.2.2 Về mặt tiêu cực (24)
  • Phần 3: KẾT LUẬN (29)
  • PHỤ LỤC (32)

Nội dung

Tương quan giữa khu vực sinh sống, giới tính, nhóm tuổi về tình trạnghôn nhân %Hình 4 : Biểu đồ thể hiện độ tuổi mong muốn để lập gia đình của sinh viên UELHình 5: Biểu đồ thể hiện mức t

NỘI DUNG

Ly hôn

Định nghĩa về ly hôn được quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau: "Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án".

Qua đó, ta có thể hiểu rằng khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ chồng sẽ chấm dứt Đây cũng chính là quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân được nêu tại khoản 1 điều 57 Luật hôn nhân và gia đình:

"Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật".

Các hình thức ly hôn

Theo Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình, có hai hình thức ly hôn gồm:

- Hình thức ly hôn thuận tình: Khi cả hai vợ chồng đều có mong muốn ly hôn.

- Hình thức ly hôn đơn phương: Chỉ một bên vợ hoặc chồng có mong muốn ly hôn.

Theo điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: "Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn".

Do vậy, phải thỏa mãn các yếu tố sau để được Tòa án công nhận là trường hợp ly hôn thuận tình:

- Cả hai người cùng tự nguyện ly hôn và ký vào đơn ly hôn.

- Đã thống nhất thỏa thuận về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

- Đã thỏa thuận được vấn đề về việc phân chia tài sản.

Nếu không giải quyết được 1 trong 3 yếu tố trên sẽ được pháp luật xác định là trường hợp ly hôn đơn phương.

1.2.2 Ly hôn đơn phương: Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên Theo đó, có ba căn cứ để chấm dứt quan hệ hôn nhân theo yêu cầu một bên:

● Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

● Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

● Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình Đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định rộng mở đối tượng được yêu cầu ly hôn ngoài vợ hoặc chồng giúp những người mất năng lực hành vi dân sự, tránh được bạo lực gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ 1

Quy định về chế độ tài sản sau ly hôn

Theo quy định tại điều 33, 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định về việc xác định tài sản chung và tài sản riêng như sau:

- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.

1Phạm Trang - "Tư vấn ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình" (06/02/2019).http://luatminhtin.vn/tu-van-ly-hon-theo-luat-hon-nhan-gia-dinh/

- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

- Trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

- Tài sản mỗi bên có trước khi kết hôn.

- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân.

- Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng.

- Tài sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

- Hoa lợi, lợi ích được hình thành từ tài sản riêng của ai thì là tài sản riêng của người đó. Điều 59, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định cụ thể các nguyên tắc phân chia như sau:

● Nguyên tắc chia đôi: Mỗi bên được hưởng một nửa giá trị tài sản đã tạo lập trong thời kì hôn nhân Tuy nhiên, thẩm phán sẽ xét thêm các yếu tố khác như hoàn cảnh mỗi phía, công sức đóng góp, lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, Nên sẽ linh hoạt hơn, có thể là phân chia 40:60% hoặc 45:55% 2

● Nguyên tắc chia tài sản chung bằng hiện vật: Pháp luật ưu tiên chia bằng hiện vật trước, không chia được bằng hiện vật mới định giá thành tiền để chia, bên nhận hiện vật giá trị có nghĩa vụ thanh toán lại cho bên kia bằng với số tiền chênh lệch.

Quy định của pháp luật về giành quyền nuôi con sau ly hôn

2Lê Kiều Hoa - “Cách chia tài sản sau ly hôn theo quy định mới nhất năm 2023”(06/01/2023) https://luatminhkhue.vn/chia-tai-san-sau-ly-hon-theo-quy-dinh-moi-nhat-.aspx

●Khi ly hôn mà vợ chồng có con chung, để đảm bảo quyền lợi của con thì cần phải xác định ai là người có quyền nuôi con Việc xác định quyền nuôi con, cấp dưỡng áp dụng đối với con trong các trường hợp sau:

- Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

- Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Trường hợp con đã thành niên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì không đặt ra vấn đề nuôi con, cấp dưỡng Tuy nhiên, vợ chồng vẫn cần cung cấp thông tin của con trong đơn ly hôn, hồ sơ ly hôn.

Về vấn đề giành quyền nuôi con khi ly hôn được quy định trong điều 81, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

1 Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2 Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3 Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Quy định trên đã nêu rõ, sau khi ly hôn thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con Nếu con cái từ đủ 7 tuổi trở lên, Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng sống cùng bố hoặc mẹ của con 3

3Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt - “Quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào? Con đã 08 tuổi thì khi ly hôn có cần hỏi con muốn sống với ai không?”

(25/08/2022) https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/quyen-nuoi-con-sau-khi-ly-hon-

Khái niệm giới trẻ và ly hôn trong giới trẻ ở Việt Nam

Giới trẻ là những người ở độ tuổi từ 16 – 30 tuổi, có những đặc điểm tâm sinh lý khác biệt, có tâm tư, nguyện vọng và hoài bão theo lứa tuổi và theo giới tính Giới trẻ Việt Nam có mặt trên khắp đất nước, trong các giai cấp và tầng lớp xã hội, thuộc các ngành nghề khác nhau như: học sinh – sinh viên, lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, văn nghệ sĩ… Giới trẻ Việt Nam là những người có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội và đất nước 4

Khái niệm giới trẻ không chỉ là về độ tuổi mà còn liên quan đến tâm hồn tư duy và tinh thần phiêu lưu, đây là một nhóm người đa dạng đang tìm kiếm và xây dựng những điều mới mẻ trong cuộc sống góp phần tạo nên sự đa dạng và sức sống của xã hội, là những người đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện bản thân để tạo nên được một nhận thức viên mãn và tương thích với đại đa số mọi người khác trong cộng đồng.

Từ đó ta có thể hiểu khái quát: Ly hôn trong giới trẻ là cụm từ ám chỉ quá trình kết thúc một mối quan hệ hôn nhân hoặc đối tác tình cảm; hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác giữa những người ở độ tuổi trẻ, thường có thời gian kết hôn và chung sống ngắn, trung bình là dưới 5 năm.

2.THỰC TRẠNG LY HÔN TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM:

Ly hôn được xem là giải pháp cuối cùng cho những cuộc tình đổ vỡ Trước những tác động phức tạp của kinh tế thị trường, những cám dỗ của cuộc sống, số vụ ly hôn đang ngày một gia tăng và là thực trạng cần được chú trọng Chúng ta có thể nhận thấy điều đó thông qua khảo sát nhỏ sau đây, kết quả là phần đông mỗi cá nhân đều đã từng bắt gặp được hiện trạng này xung quanh đời sống ít nhất một lần. duoc-quy-dinh-nhu-the-nao-con-da-08-tuoi-thi-khi-ly-hon-co-can-hoi-co-198980- 34746.html

4Lý Tưởng - “Giới trẻ là gì?” (10/09/2021) https://lytuong.net/gioi-tre-la-gi/

Hình 1: Biểu đồ thể hiện mức độ đã chứng kiến hiện trạng ly hôn trong chính cuộc sống của sinh viên UEL.

Số liệu thống kê cho thấy, mỗi năm ở Việt Nam hiện có khoảng 60.000 vụ/năm, điều đó tương đương với 0,75 vụ/1.000 dân Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn là 25%, có nghĩa cứ 4 cặp vợ chồng đi đăng ký kết hôn thì một đôi ra tòa Trong số các cặp đôi ly hôn, 70% số vụ thuộc về các gia đình trẻ trong độ tuổi từ 18-30, 60% ly hôn sau từ 1-5 năm chung sống, nhiều trường hợp chỉ kết hôn được vài tháng hoặc vài ngày.

Theo khảo sát của Trung tâm Tư vấn Giáo dục Tâm lý Thể chất TP Hồ Chí Minh, ngày nay cứ bình quân 2,7 cặp kết hôn thì sẽ có một cặp ly hôn Độ tuổi ly hôn dưới 30 chiếm tỉ lệ cao và năm sau luôn tăng so với năm trước Ngoài ra khảo sát cũng cho thấy có 43,4% người ly hôn cảm thấy cuộc sống của mình thoải mái, tự do hơn sau khi ly hôn.

Hình 2 Biểu đồ thống kê số vụ ly hôn ở Việt Nam từ năm 2013-2022 (chục nghìn)

(Nguồn ảnh: Statista:Number of divorces in Vietnam from 2013 to 2022 ,https://www.statista.com/statistics/1101240/vietnam-number-of-divorces/

(8/11/2023)) Tình trạng ly hôn gia tăng không đơn thuần ở thành thị, các thành phố lớn, nơi có mật độ dân cư đông đúc mà thậm chí ở nông thôn, các tỉnh, huyện, vùng ngoại thành, nhiều nơi cũng có tỉ lệ ly hôn đáng bất ngờ Như tại tỉnh Quảng Bình, chỉ tính trong 8 tháng năm 2023, TAND tỉnh đã tiếp nhận hơn 1.600 hồ sơ xin ly hôn Theo thống kê, độ tuổi nộp đơn ly hôn phổ biến là 25 - 45 tuổi Tại Quảng Nam, trong vòng 1 năm, có gần 2.500 cặp vợ chồng ra tòa ly hôn Thống kê về nguyên nhân ly hôn cho thấy, nhiều nhất là do mâu thuẫn gia đình với 2.120 vụ; nghiện ma túy, cờ bạc, rượu, bia, ngoại tình, mâu thuẫn về kinh tế có

203 vụ; các nguyên nhân khác với 151 vụ…

Tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong sáu tháng đầu năm nay, TAND huyện đã giải quyết 231/356 vụ/việc xin ly hôn, trong đó đa phần người đứng đơn ly hôn là phụ nữ Trước hiện trạng này, UBND huyện Châu Đức đã phải ban hành công văn chỉ đạo tới các đơn vị nhằm triển khai thực hiện các giải pháp về công tác gia đình nhằm giảm thiểu tình trạng các cặp vợ chồng ly hôn trên địa bàn.

Trả lời báo chí, TS Lưu Hồng Minh - nguyên Trưởng Khoa Xã hội học và Phát triển cho rằng, tỷ lệ ly hôn, ly thân trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây Không những vậy ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng khác như tình trạng người trẻ không muốn kết hôn, mẹ đơn thân, bố đơn thân… Đây được xem là những xu hướng phổ biến trong tương lai Nguyên nhân của hiện tượng này có thể được giải thích bởi sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, trong đó người phụ nữ đã tham gia rất nhiều công việc và có vị thế ngày càng cao trong xã hội Họ có xu hướng tự chủ hơn và ít bị ràng buộc bởi những mối quan hệ hôn nhân gia đình 5

Theo đó, nữ giới có xu hướng nghĩ đến ly hôn nhiều hơn so với nam giới.

Tỷ lệ đã từng nghĩ đến ly hôn của nữ giới là 43,5% trong khi tỷ lệ này của nam giới chỉ là 24,3% Việc từng nghĩ đến ly hôn một cách nghiêm túc cũng có sự

5 Báo Pháp luật Báo động tình trạng ly hôn gia tăng (27/10/2023).https://baophapluat.vn/bao-dong-tinh-trang-ly-hon-gia-tang-post493263.html

11 khác biệt khá rõ nét giữa các nhóm tuổi Những người trẻ nhất (từ 30 tuổi trở xuống) có tỷ lệ nghĩ đến ly hôn cao nhất (43,6%) Ngược lại, những người cao tuổi (trên 60) lại nghĩ đến ly hôn thấp nhất với tỷ lệ là 29,7% Như vậy, những người tuổi trẻ dường như có nguy cơ ly hôn cao hơn những người lớn tuổi Điều này cũng tương đồng với một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ ly hôn đang có xu hướng gia tăng ở những nhóm tuổi trẻ Những người trẻ tuổi dường như dễ xem xét việc ly hôn như một cách giải quyết các xung đột trong hôn nhân. Ngoài ra, những người sống ở đô thị nghĩ đến ly hôn nhiều hơn những người sống ở vùng nông thôn, tỷ lệ lần lượt là 44,1% và 30,1% 6

Hình 3 Tương quan giữa khu vực sinh sống, giới tính, nhóm tuổi về tình trạng hôn nhân (%)

(Nguồn các thông số: TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1(233) Thực trạng ly hôn ở Việt Nam hiện nay (25/2/2018)) https://vjol.info.vn/index.php/khxh/article/download/45660/36972/ )

So với các số liệu trên thì trên thực tế những năm gần đây, số vụ ly hôn còn nhiều hơn thế Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, số vụ ly hôn do mâu thuẫn gia đình mà tòa án thụ lý trong những năm gần đây đều ở mức cao, năm

2018 là 262.906 vụ (chiếm 73,6%) Năm 2019, tòa án thụ lý 256.793 vụ (trong đó ly hôn do mâu thuẫn gia đình chiếm 84,2%) Năm 2021, số vụ ly hôn do mâu thuẫn gia đình mà tòa án thụ lý chỉ là 162.072 vụ Tuy nhiên, con số này có thể

6 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1(233) Thực trạng ly hôn ở Việt Nam hiện nay: 25/2/2018)( https://vjol.info.vn/index.php/khxh/article/download/45660/36972/

12 chưa phản ánh đúng thực tế bởi đây là năm cao điểm trong công tác phòng chống dịch Covid-19 với nhiều đợt giãn cách 7

Hình 4: Biểu đồ thể hiện độ tuổi mong muốn để lập gia đình của sinh viên UEL Độ tuổi kết hôn của giới trẻ Việt Nam ngày càng muộn Theo khảo sát này có tới 68,9% các bạn trẻ mong muốn kết hôn vào độ tuổi 26-30, đây được xem là độ tuổi thích hợp nhất khi mà mọi người đều đã có cho mình một công việc ổn định và đủ chín chắn để nghĩ đến việc vun đắp xây dựng cho mình một tổ ấm mới Theo sau đó là độ tuổi 22-26 với 18,9%, tỉ lệ cũng khá tương xứng với mức trung bình thực tế là 23 tuổi đối với nữ và 26 tuổi đối với nam và không một ai bình chọn rằng bản thân sẽ kết hôn trước 22 tuổi Điều này cho thấy ý thức và nhận thức của giới trẻ về gia đình đã có sự thay đổi tích cực so với ngày trước. Cuộc sống của gia đình trẻ ngày nay đã khá giả hơn khi nguyên nhân chia tay vì lý do kinh tế chỉ chiếm một con số nhỏ, xếp vị trí thứ 3 trong tổng số vụ ly hôn đã được khảo sát trên cả nước Mâu thuẫn về lối sống, bất đồng quan điểm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến kết cục của những cuộc chia ly Ngoài ra, theo nhận định của các chuyên gia tâm lý giới trẻ vẫn chưa thực sự xem trọng được trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội Có rất nhiều đôi bạn trẻ rộn rã đăng ký kết hôn vào mùa xây tổ, nhưng chỉ chung sống vỏn vẹn từ vài tháng đến 2-3 năm rồi đường ai nấy đi, kèm theo đó là những lí do hết sức đơn giản như không không hợp tính cách, hết tình cảm, tác động từ người thân,… trong khi

7Báo Thanh niên: Gia đình trẻ Việt ngày càng thiếu sự gắn bó và bền vững (26/9/2022):https://thanhnien.vn/gia-dinh-tre-viet-ngay-cang-thieu-su-gan-bo-va-ben-vung-1851503856.htm

Mâu thuẫn về lối sống

Giới trẻ Việt Nam hiện nay đang có xu hướng sống vội yêu vội, không tìm hiểu kỹ càng trước khi kết hôn, suy nghĩ còn bồng bột để rồi dẫn đến 2 bên không thấu hiểu về nhau Đồng thời ngày nay xuất hiện nhiều ứng dụng hẹn hò,tìm hiểu qua mạng rồi yêu vội cưới vội Hai người trước khi kết hôn đều là hai người xa lạ, không biết gì về nhau, đều có những điều hoàn toàn khác biệt trái

16 ngược nhau, có thể so sánh họ như hai hòn đá đều có sự cứng rắn và đặc trưng riêng, để có thể đi đến hôn nhân thì đòi hỏi họ phải thấu hiểu thay đổi để hòa hợp nhau hơn bởi khi 2 hòn đá va chạm vào nhau thì sẽ xảy ra sự rạn nứt, bể tan và chẳng có lợi cho bên nào Tuy vậy, giới trẻ hiện nay với cái tôi về cá nhân khá cao, không ai nhường nhịn ai thì sao có thể dung hòa, hòa thuận được Không những thế, việc kết hôn giữa hai người còn có thể là hợp thức hóa việc mang thai ngoài ý muốn Từ đó, khi cả hai bước vào quan hệ hôn nhân thì sẽ ‘vỡ mộng’ rằng đối phương không như mình hình dung như lúc ban đầu, cả hai có những tính cách trái ngược hoàn toàn nhau, cộng với việc cả hai cái ‘tôi’ đều cao thì nhanh dần sẽ dẫn đến xung đột, mâu thuẫn thất vọng nhưng không tìm ra được cách giải quyết để rồi sự lựa chọn cuối cùng là ly hôn.

Ngoại tình

Từ việc yêu vội cưới vội, chưa hình dung, tiếp cận được cuộc sống sau khi kết hôn, có thể thấy rằng đại đa số những cặp vợ chồng trẻ trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân đều nghĩ rằng nó sẽ luôn ‘màu hồng’ như lúc họ trong giai đoạn yêu nhau nồng nhiệt Nhưng sự thật cuộc sống sau hôn nhân lại như khiến họ phải ‘vỡ mộng’, nhận ra rằng nó hoàn toàn không như họ nghĩ Sau khi kết hôn, hầu như các cặp vợ chồng đều tất bật vào công việc, không đầu tư, trau chuốt cho mối quan hệ vợ chồng hiện có của mình Như nhiều người có nói rằng những gì mình đã có thì mình sẽ thường phớt lờ lãng quên nó Tình trạng mối quan hệ vợ chồng của giới trẻ cũng báo động về vấn đề này, sau hôn nhân, thời gian mà các cặp vợ chồng dành cho nhau, hâm nóng tình cảm ít dần đi, đồng thời trong thời đại công nghệ hiện đại phát triển, giới trẻ cũng dành thời gian rảnh vào những thiết bị điện tử nhiều hơn việc họ chăm sóc gia đình Từ đó, mà cả hai không còn cảm nhận được sự quan tâm từ đối phương, xuất hiện những suy nghĩ rằng người kia phản bội, có người khác ở bên ngoài Và một điều có thể gọi là hiển nhiên rằng khi họ không có được những thứ họ muốn, thỏa mãn nhu cầu của họ thì họ sẽ ra ngoài, đi tìm những người có thể mang lại sự yêu thương chăm sóc cho họ dẫn đến việc ngoại tình rồi lại đi đến kết cục ly hôn.

Điều kiện, hoàn cảnh kinh tế

Những cặp đôi trong giới trẻ khi bước vào cuộc sống hôn nhân thường họ chỉ ở giai đoạn tuổi từ 18 đến 30, vì thế hầu như họ chưa làm chủ được tài chính

17 của mình, chưa sở hữu được công việc với mức lương phù hợp với nhu cầu của họ Độ tuổi 18-30 là độ tuổi mà mọi người đều muốn khám phá thế giới xung quanh, tìm tòi, sáng tạo, tự do bay nhảy để thỏa mãn ước muốn của mình Do đó mà khi họ kết hôn sớm, họ phải thay đổi suy nghĩ, nhận thức được vai trò cũng như trách nhiệm của mình trong mối quan hệ đó Cuộc sống sau khi kết hôn sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề mà họ chưa từng nghĩ đến, đoạn thời gian đó không chỉ có riêng họ mà đã xuất hiện thêm một người đồng hành với những việc phát sinh

Bạo lực gia đình

Hình 8 : Hình ảnh minh họa về hành vi bạo lực gia đình dẫn đến ly hôn.

Giai đoạn yêu nhau thực sự khác biệt rất lớn với giai đoạn đã bước vào cuộc sống hôn nhân Với những cặp vợ chồng bị đè nặng bởi nhiều áp lực, đặc biệt là ở người chồng Khi yêu nhau, họ thường sẽ che giấu đi những mặt không tốt của họ, khi đã tiến vào quan hệ hôn nhân, họ mới dần bộc lộ hết những tính cách bất ổn cộng với áp lực từ nhiều vấn đề khác, phần lớn ở người chồng sẽ bắt đầu có

18 xu hướng đánh đập, bạo lực chèn ép vợ con Khi bị tác động quá nhiều vào mặt thể chất cũng như tinh thần, người vợ đang trong độ tuổi tươi đẹp sẽ khó có thể đứng yên mặc kệ bị hành hạ, họ sẽ đứng lên với cái tôi của chính họ để dừng lại mối quan hệ vợ chồng, hơn nữa còn đưa đơn ra tòa kiện về hành vi bạo lực mà đối phương tác động vật lý vào họ Và chuyện hiển nhiên rằng họ sẽ chọn chấm dứt mối quan hệ khiến họ phải chịu những điều tồi tệ đó bằng cách ly hôn, đường ai nấy đi. Đối với vấn đề ly hôn trong giới trẻ hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra tình trạng báo động này Tuy nhiên, bốn nguyên nhân trên có thể được coi là những nguyên do hàng đầu dẫn đến việc ly hôn trong giới trẻ hiện nay ở Việt Nam.

HẬU QUẢ CỦA LY HÔN TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

Hậu quả pháp lý của ly hôn làm chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ chồng trước pháp luật và hàng loạt vấn đề về thanh toán tài sản vợ chồng, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng, chăm sóc và nuôi dưỡng con chung Những vấn đề đó có tác động và ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích của các bên trong gia đình cũng như sự ổn định của xã hội.

4.2 Hậu quả tâm lý của việc ly hôn:

Chúng ta có thể nhìn thấy hậu quả pháp lý của ly hôn một cách dễ dàng. Không chỉ thế, hậu quả của ly hôn còn là những ảnh hưởng tâm lý nặng nề đối với bản thân cặp vợ chồng cũng như con cái của họ.

- Ly hôn là cơ hội để hai con người đã từng yêu nhau hoặc họ tưởng mình yêu nhau nhận ra rằng họ không còn tình cảm và không thể cùng sống với nhau dưới một mái nhà có thể tìm lại hạnh phúc đích thực của mình.

- Ly hôn giải thoát cho hai con người bất hạnh dù đã không còn yêu nhau vẫn đang phải sống trong một không gian tù túng với những nghi kỵ, ghen tuông, dằn vặt, và cả căm thù nhau

- Đối với những cuộc hôn nhân không hạnh phúc ly hôn sẽ giúp chấm dứt tình trạng đau khổ về tinh thần, thể xác và cả kinh tế cho những người có liên quan.

- Cha mẹ ly hôn sẽ khiến con trẻ bị tổn thương nhưng những đứa con sẽ bất hạnh hơn khi nó biết được bố mẹ vẫn sống với nhau nhưng không hạnh phúc. Hơn nữa khi gia đình có “vấn đề” thì cha mẹ ly hôn sẽ giúp con cái không bị ảnh hưởng bởi một môi trường sống không hòa thuận Điều này tránh cho trẻ không phát triển lệch lạc về nhân cách Bởi theo các nhà nghiên cứu những trẻ sống trong môi trường mà gia đình gặp vấn đề như người cha nghiện rượu, đánh đập vợ con,… thì đứa trẻ đó rất dễ có những hành động nóng nảy bộc phát dẫn đến phạm tội 8

Hình 9 :Hình ảnh trích dẫn khảo sát về độ đồng tình người sẽ chịu ảnh hưởng về hậu quả của việc ly hôn.

- Qua khảo sát trực tuyến với các sinh viên UEL, hơn một nửa trong số đó cho rằng con cái là người chịu ảnh hưởng về hậu quả của việc ly hôn Còn lại họ cho rằng vợ, chồng, gia đình 2 bên và tất cả chịu ảnh hưởng với tỷ lệ gần tương đương nhau, và rất ít người chọn xã hội.

- Đối với cặp vợ chồng:

+ Tận sâu trong tâm trí mỗi bên vợ chồng chắc chắn là dư chấn tâm lý nặng nề từ cuộc hôn nhân đổ vỡ.

+ Dù cho người trong cuộc có thuận tình ly hôn hay không thì kết thúc một cuộc hôn nhân sẽ là nỗi buồn, sự cô đơn, sự hoang mang.

Ly hôn là lối thoát tích cực (12/11/2008) https://afamily.vn/ly-hon-la-loi-thoat-tich-cuc-200811120331890.chn

+ Những người phụ nữ sau ly hôn sẽ rất khó khăn để đối mặt với cuộc sống mới so với người đàn ông.

+ Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp từ nỗi thất vọng của cuộc hôn nhân tan vỡ trở thành nỗi ám ảnh, mất niềm tin vào tình yêu, vào hôn nhân Họ từ chối cơ hội tìm kiếm một nửa phù hợp với mình, bỏ lỡ hạnh phúc lứa đôi cho phần đời còn lại của mình Có lẽ chính cuộc hôn nhân không hạnh phúc đầu tiên đã làm họ e ngại, dè dặt hơn khi bắt đầu một mối quan hệ mới Họ lại lo sợ rằng cuộc hôn nhân sau này cũng có nguy cơ đi vào vết xe đổ như cuộc hôn nhân trước đó Việc bắt đầu một mối quan hệ mới mà kết quả không có gì tốt đẹp chỉ làm lãng phí thời gian và tình cảm mà thôi.

Hình 10: Hình ảnh trích dẫn khảo sát về mức độ ảnh hưởng của con cái từ việc ly hôn của bố mẹ.

- Thông qua kết quả khảo sát từ sinh viên UEL về việc con cái bị ảnh hưởng như thế nào từ việc ly hôn của bố mẹ, có thể nhận thấy rằng những ảnh hưởng tiêu cực đa số chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các tác động tích cực.

+ Khi ly hôn, bố mẹ sẽ có cuộc sống mới cho riêng mình Việc những đứa con vô tội vô tình bị bỏ rơi là điều dễ gặp.

+ Không ai có thể phủ nhận rằng nếu cha mẹ ly hôn, tâm lý của con cái ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.

+ Bao giờ trẻ cũng có cảm giác bị mất mát, thiệt thòi so với bạn bè bởi gia đình chúng không hạnh phúc, bố mẹ ly hôn.

+ Có thể trẻ sẽ cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với mọi người, ít chia sẻ và có xu hướng sống khép kín.

+ Có rất nhiều trường hợp, trẻ bị ảnh hưởng tâm lý đến mức tính tình thay đổi, thất thường, dễ cáu gắt, bởi vì trẻ không nhận được sự chăm sóc, giáo dục từ cả cha và mẹ như trước kia nữa.

5 GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ LY HÔN TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM: Để hạn chế tình trạng ly hôn ở giới trẻ Việt Nam hiện nay, xây dựng nên một tổ ấm bền vững, tiến bộ, hạnh phúc, là những tế bào góp phần tạo nên sự ổn định trong xã hội, tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, ở mỗi địa phương cần có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự phối và kết hợp của ban, ngành, đoàn thể các cấp, sự tham gia của mỗi cá nhân và gia đình cần thực hiện một vài giải pháp cơ bản sau:

Hình 11 : Hình ảnh trích dẫn từ biểu mẫu khảo sát về biện pháp giúp giảm tỉ lệ ly hôn trong xã hội.

Từ khảo sát về giải pháp giúp hạn chế ly hôn ở giới trẻ Việt Nam hiện của các bạn sinh viên Kinh tế - Luật ta thấy cái biện pháp được đề ra đều được các bạn tán thành ở mức độ ghi nhận trong đó cao nhất là giải pháp giáo dục về hôn nhân và gia đình Từ kết quả khảo sát cho thấy đây là những giải pháp cơ bản, quan trọng để hạn chế được thực trạng ly hôn hiện nay.

● Thứ nhất : Các cặp vợ chồng cần nhận thức được vai trò, vị trí, trách nhiệm của mỗi người và phải biết yêu thương, lắng nghe, chia sẻ, tôn trọng,nhường nhịn, thủy chung với nhau Mỗi người cần biết nhìn nhận và điều chỉnh bản thân, cần bình tĩnh, hạ cái tôi cá nhân để giải quyết những mâu thuẫn Trước khi kết hôn cần ý thức được quyền và nghĩa vụ của hôn nhân, biết cách tổ chức

22 cuộc sống gia đình, phải có nghề nghiệp và thu nhập ổn định Giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống sống thủy chung, chân thành của ông bà ta từ xưa đến nay Phải biết nghĩ đến gia đình hai bên và đặc biệt là con cái.

● Thứ hai : Thực hiện hiệu quả các phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa”,“Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ”, xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình điển hình, tiêu biểu Thực hiện nghiêm túc luật pháp liên quan đến gia đình như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Chăm sóc bảo vệ trẻ em, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình Chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương cần có kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình; nhân rộng các mô hình kinh tế hộ tiên tiến; bảo đảm kết quả bền vững của chương trình giảm nghèo và tạo việc làm cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế hộ gia đình ổn định; phối kết hợp các công ty, doanh nghiệp tạo nhiều việc làm phù hợp cho lực lượng đang tuổi lao động chưa có việc làm hay có việc làm nhưng chưa ổn định, thu nhập thấp

Ngày đăng: 25/03/2024, 10:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w