Các nhóm có thể có kích thước và đặc điểm đa dạng, và chúng thường được hình thành trong nhiều lĩnh vực khác nhau như trong học tập, công việc, xã hội, hay sở thích cá nhân.b Khái niệm l
Trang 1MỤC LỤC
Chương 1: Mô tả nhóm 2
1.1 Khái niệm: 2
a) Khái niệm nhóm 2
b) Khái niệm làm việc nhóm 2
c) Kỹ năng làm việc nhóm 3
1.2 Vai trò và lợi ích của làm việc nhóm 3
a) Đối với cá nhân 3
b) Đối với doanh nghiệp 4
c) Đối với các bộ phận/ phòng ban 4
1.3 Trắc nghiệm DISC và thuyết DISC phân tích tính cách các thành viên trong nhóm 4
a) Trắc nghiệm DISC là gì:? 4
b) Thuyết DISC phân tích tính cách các thành viên trong nhóm 5 1.4 Đánh giá việc kiểm soát bản thân và kiểm soát công việc 5 a) Kiểm soát bản thân trong làm việc nhóm 5
b) Kiểm soát công việc trong làm việc nhóm 5
1.5 Mô hình 5P quản trị nguồn nhân lực trong nhóm 6
1.6 Các giai đoạn phát triển của nhóm 7
a) Giai đoạn Hình thành (Forming) 8
b) Giai đoạn Bão tố (Storming) 9
c) Giai đoạn Bình thường hóa (Norming) 11
d) Giai đoạn Hoạt động hiệu quả (Performing) 12
e) Giai đoạn Thoái trào (Adjourning) 14
Trang 2Chương 1: Mô tả nhóm
1.1 Khái niệm:
a) Khái niệm nhóm.
Một "nhóm" là một tập hợp các cá nhân hoặc thành viên tụ họp lại (từ 2 đến 3 người trở lên) với mục tiêu chung hoặc mối quan tâm chung Nhóm có thể thực hiện các hoạt động, dự án, hoặc nhiệm vụ cụ thể mà mỗi thành viên đóng góp vào để đạt được mục tiêu đó Các nhóm có thể
có kích thước và đặc điểm đa dạng, và chúng thường được hình thành trong nhiều lĩnh vực khác nhau như trong học tập, công việc, xã hội, hay
sở thích cá nhân
b) Khái niệm làm việc nhóm
Làm việc nhóm (Teamwork) là quá trình mà các cá nhân trong một
tổ chức, công ty hoặc dự án hợp tác cùng nhau để đạt được mục tiêu
chung Trong làm việc nhóm, mỗi thành viên đều có vai trò và trách nhiệm riêng, đồng thời hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc và giải quyết các vấn đề phát sinh Làm việc nhóm giúp:
- Tận dụng sức mạnh của sự
đa dạng
Trang 3- Phân chia trách nhiệm
- Học hỏi và phát triển
- Tăng cường động lực
- Nâng cao chất lượng công việc
Để làm việc nhóm hiệu quả, các thành viên cần tuân thủ các nguyên tắc và kỹ năng làm việc nhóm như: giao tiếp rõ ràng, tôn trọng ý kiến của người khác, chia sẻ trách nhiệm, giải quyết xung đột một cách chuyên nghiệp và hợp tác với nhau để đạt được mục tiêu chung
c) Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm (hay Teamwork skills) là khả năng hợp tác
và:tương tác hiệu quả với các thành viên khác trong một nhóm để đạt
được mục tiêu chung, thường diễn ra trong`các cuộc thảo luận, dự án, cuộc họp hay các hoạt động hợp tác khác Bao gồm khả năng giao tiếp, hợp tác, thích ứng, lãnh đạo, giải quyết xung đột và nhiều khía cạnh khác liên quan đến việc làm việc trong môi trường nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm đòi hỏi sự nhạy bén trong việc hiểu và tương tác với các thành viên khác, khả năng lắng nghe và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả, cũng như khả năng thể hiện ý kiến và đóng góp ý tưởng Ngoài ra, kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc và phân chia nhiệm vụ cũng là một phần quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm
Một kỹ năng làm việc nhóm tốt giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ, khuyến khích sự sáng tạo và thúc đẩy hiệu suất làm việc của cả nhóm Bằng cách tận dụng lợi thế và đóng góp của từng thành viên, kỹ năng làm việc nhóm đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu chung và thành công của nhóm
Trang 41.2 Vai trò và lợi ích của làm việc nhóm
a) Đối với cá nhân
Kỹ năng làm việc nhóm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bản thân của mỗi người Việc rèn luyện kỹ năng này sẽ giúp mỗi
cá nhân:
Phát triển kỹ năng giao tiếp, tự tin đưa ra quan điểm, ý kiến cá nhân của mình trong các cuộc thảo luận đội nhóm
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, giúp giải quyết xung đột hiệu quả
Nâng cao năng lực tổ chức công việc, tăng cường hiệu suất làm việc
Có thể đưa ra những quyết định đúng đắn dựa trên ý kiến của những người khác
Có cơ hội học hỏi từ những thành viên khác trong nhóm, mở rộng kiến thức và cảm thấy tự tin hơn trong công việc
b) Đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân viên với kỹ năng làm việc nhóm xuất sắc sẽ là một doanh nghiệp đoàn kết, vững mạnh, có chiều hướng phát triển lâu dài, những lợi ích mà kỹ năng này mang lại cho doanh nghiệp:
Trang 5Thúc đẩy hiệu suất công việc:`Kỹ năng làm việc nhóm giúp mọi
người san sẻ, phân công công việc phù hợp, nhờ đó mang lại hiệu suất công việc tốt hơn
Gắn kết giữa lãnh đạo - nhân viên:`Quá trình làm việc nhóm
giúp quản lý và nhân viên thấu hiểu nhau hơn, chia sẻ nhiều ý kiến, quan điểm, cảm nhận cá nhân, từ đó giúp họ có sự gắn kết bền chặt, tránh việc tạo khoảng cách, phân cấp bậc
Lựa chọn được những phương án tối ưu nhất:`Khi làm việc
nhóm, tất cả mọi người đều đưa ra ý kiến, mỗi ý kiến sẽ có ưu điểm
và tính độc đáo riêng, người trưởng nhóm có thể chọn lựa được phương án tốt nhất
Môi trường kỷ luật:`Xây dựng một môi trường kỷ luật, nhân viên
trong tổ chức có ý thức, trách nhiệm cao hơn trong công việc cũng như quy trình làm việc nhóm hiệu quả
c) Đối với các bộ phận/ phòng ban
Tăng cường sự đoàn kết giữa các thành viên:`Làm việc nhóm là
cơ hội để các thành viên giao tiếp, chia sẻ quan điểm với nhau, đây cũng là lúc mọi người tương trợ, san sẻ công việc Nhờ đó giúp các thành viên gắn kết, tạo dựng mối quan hệ lành mạnh trong một tổ chức
Giải quyết vấn đề hiệu quả::Làm việc nhóm là phối hợp giữa
những bộ óc sáng tạo để đưa ra phương án khả thi và hiệu quả nhất Các thành viên sẽ cùng ngồi lại để giải quyết vấn đề, nhờ đó nâng cao chất lượng cũng như hiệu suất công việc
Đưa ra quyết định đúng đắn::Khi có nhiều ý kiến đóng góp, người
trưởng nhóm sẽ có nhiều các phương án để lựa chọn, mỗi thành viên
sẽ góp ý để góp phần đưa ra quyết định đúng đắn hơn
1.3 Trắc nghiệm DISC và thuyết DISC phân tích tính cách các thành viên trong nhóm
a) Trắc nghiệm DISC là gì:?
Trắc nghiệm DISC là một hình thức trắc nghiệm đánh giá tâm lý được thiết
kế để hiểu rõ các đặc điểm tính cách và hành vi của con người Được phát triển bởi nhà tâm lý học William Moulton Marston, DISC test phân loại tính
cách thành bốn loại chính:`Dominance:(D),` Influence:(I),`Steadiness:(S)
và`Conscientiousness:(C) Mỗi loại có những đặc trưng và ưu điểm riêng,
giúp cá nhân tự nhận thức và phát triển bản thân, đồng thời giúp các tổ chức tối ưu hóa hiệu suất làm việc của nhân sự
Trang 6Nhóm D - Người thủ lĩnh: Người thuộc nhóm này sẽ có tính cách
nhanh nhẹn, hoạt bát, mạnh mẽ, tự tin, chủ động, tập trung, năng động, hướng tới kết quả công việc Người này thường hành động nhanh, đi nhanh, nói nhiều, nói nhanh, mặt dễ đỏ khi nói hăng, hành động tay luôn thẳng, nhanh, thích nói về bản thân hoặc những thứ liên quan đến bản thân
Nhóm I - Người tạo ảnh hưởng: Nhiệt tình, cởi mở, vui vẻ, hòa
nhã, lạc quan, thích cái mới, sáng tạo, hướng tới con người Người này có khả năng thuyết phục cao, thích nói cười, hài hước, năng động, có tố chất sáng tạo, đi nhanh nhưng không thẳng, hứng thú điều mới lạ, thích trải nghiệm điều mới
Nhóm S - Người kiên định: Điềm đạm, từ tốn, ổn định, chín chắn,
kiên định, lắng nghe có kế hoạch, đáng tin cậy, tận tâm, trách nhiệm, quan tâm tới con người Người này thường ít nói, nói nhỏ, hơi ngại rủi ro, sợ đám đông, thích lắng nghe, thích tâm sự, hay quan tâm người khác
Nhóm C - Người kỷ luật: Chính xác, bình tĩnh, cầu toàn, cẩn trọng,
trật tự, đúng đắn, tập trung, công bằng, rõ ràng, thận trọng, tư duy Logic, hướng tới kỹ thuật Người này ít nói, nói chậm, nhiều khi khó hiểu vì diễn đạt không tốt, không hay dài dòng, chỉn chu, thích ngăn nắp, làm việc có sắp xếp, Logic
b) Thuyết DISC phân tích tính cách các thành viên trong nhóm
1.4 Đánh giá việc kiểm soát bản thân và kiểm soát công việc
Việc kiểm soát bản thân và kiểm soát công việc trong làm việc nhóm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một môi trường làm việc hiệu quả Khi mọi thành viên trong nhóm đều có khả năng tự quản lý và kiểm soát bản thân, cùng với việc tổ chức công việc nhóm một cách cẩn thận, sẽ tạo ra cơ hội cho nhóm để đạt được mục tiêu chung
a) Kiểm soát bản thân trong làm việc nhóm
Tự quản lý và tự giác: Đây là khía cạnh quan trọng khi mỗi thành viên nhóm có khả năng tự quản lý thời gian, nguồn lực và năng lực của bản thân để hoàn thành công việc theo đúng tiến độ và chất lượng
Trách nhiệm cá nhân: Mỗi người thành viên cần chịu trách nhiệm với công việc được giao và thể hiện sự cam kết và chủ động trong việc hoàn thành nhiệm vụ của mình
Trang 7Tự chủ và sáng tạo: Khả năng tự chủ trong tư duy và hành động, cùng với việc đưa ra các giải pháp sáng tạo, giúp nhóm tận dụng được tối đa tiềm năng và hiệu suất làm việc
Kỹ năng giao tiếp: Tính cách hòa nhã và kỹ năng giao tiếp hiệu quả giúp xây dựng một môi trường làm việc thoải mái và khuyến khích sự tương tác tích cực giữa các thành viên
b) Kiểm soát công việc trong làm việc nhóm
Phân chia công việc hợp lý: Sự phân chia công việc phải rõ ràng
và công bằng, phù hợp với khả năng và nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm để đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ
Theo dõi và đánh giá tiến độ: Việc theo dõi tiến độ làm việc giúp nhóm nhận ra vấn đề sớm và đưa ra điều chỉnh, từ đó đảm bảo kế hoạch hoạt động được thực hiện một cách hiệu quả
Chia sẻ thông tin: Sự trao đổi thông tin một cách rõ ràng và kịp thời giữa các thành viên giúp mọi người hiểu rõ hơn về mục tiêu và chiến lược cũng như tạo ra sự đồng thuận trong nhóm
Linh hoạt và thích ứng: Khả năng linh hoạt trong điều chỉnh kế hoạch và thích ứng với tình hình thay đổi là điều cần thiết để nhóm vượt qua những thách thức không mong đợi
Kết hợp những yếu tố này đồng thời với sự cam kết và sự tập trung chung của tất cả thành viên, nhóm sẽ có cơ hội tối ưu hóa tiềm năng của mình và đạt được kết quả mục tiêu một cách hiệu quả Sự kiểm soát cá nhân và công việc nhóm là cơ sở để tạo ra một môi trường làm việc tích cực và thành công
1.5 Mô hình 5P quản trị nguồn nhân lực trong nhóm
5 yếu tố (viết tắt là 5P) quan trọng khi điều hành một nhóm làm việc: Mục tiêu của nhóm, lựa chọn thành viên cho nhóm, địa điểm làm việc của các thành viên trong nhóm, quy trình và kế hoạch làm việc của nhóm
Trang 8
Mô hình 5P quản trị nguồn nhân lực trong nhóm
Purpose – Mục tiêu của nhóm: Liệu nhóm làm việc của bạn có hiểu rõ được lý do
thành lập nhóm, những công việc cần làm và những tiêu chí đánh giá thành công của nhóm hay không? Do đó, nhóm làm việc và cán bộ quản lý cần đạt được sự đồng thuận đối với các mục tiêu hoặc nhiệm vụ đã đề ra nhDm đạt được sự ăn ý và thống nhất khi thực hiện, đồng thời không phá vỡ mục tiêu tổng thể của cả nhóm Mục tiêu
và thời hạn hoàn thành của nhóm phải phù hợp với mục tiêu tổng thể và được sử dụng
để định hướng cho phương pháp thực hiện công việc của nhóm
Participation – Lựa chọn thành viên cho nhóm: Ai sẽ là những ứng viên sáng giá cho
nhóm làm việc và nhóm làm việc cần mở rộng với bao nhiêu thành viên là đủ để hoàn thành mục tiêu? Nhà quản lý cần xem xét tới các kỹ năng cần thiết, phong cách làm việc và kiến thức về quy trình thực hiện công việc của từng ứng viên khi lựa chọn thành viên cho nhóm làm việc Đồng thời, cũng cần xem xét tới khả năng kết nối dựa trên phẩm chất của từng thành viên về cả công việc và tính cách cá nhân để mô hình làm việc nhóm đạt được cả hai mặt: đa dạng và sang tạo nhDm đáp ứng được các yêu cầu công việc
Placement – Địa điểm làm việc của các thành viên trong nhóm: Câu hỏi được đặt ra
khi đề cập tới vấn đề này là địa điểm làm việc của các thành viên trong nhóm ở đâu và nên tổ chức họp thường kỳ trong nhóm như thế nào Nếu các thành viên đều tập trung
ở một nơi thì điều này trở nên khá đơn giản, việc cần xem xét chỉ là lựa chọn một phòng họp khi cần thảo luận và giải quyết các vấn đề phức tạp Tuy nhiên, nếu các thành viên lại làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau, cán bộ quản lý nhóm cần xem xét tới chi phí và các vấn đề phát sinh có thể sảy ra do sự khác biệt về văn hóa và thời gian; để từ đó sắp xếp một địa điểm thích hợp để tổ chức các cuộc họp thường kỳ hay
sử dụng các trang thiết bị chuyên dụng để tổ chức các cuộc họp thường kỳ theo hình thức đàm thảo qua điện thoại hoặc họp trực tuyến
Process – Quy trình làm việc: Vấn đề đặt ra ở đây là các thành viên sẽ xác định
phương thức hoạt động như thế nào để hoàn thành được mục tiêu đã đề ra Các thành
Trang 9viên trong nhóm cần phát triển và đạt được sự thống nhất về các quy định cơ bản, xác định quyền hạn trong việc ra quyết định và phạm vi hoạt động của từng thành viên Việc đào tạo nhóm ngay từ ban đầu cần đưa vào các kỹ năng điều hành cuộc họp như danh sách các vấn đề cần bàn thảo, định dạng biên bản cuộc họp, phương thức giao tiếp, cách giải quyết vấn đề và cả quy trình làm việc của nhóm (nếu cần)
Plan – Kế hoạch làm việc: Đây cũng là một vấn đề mà các cán bộ quản lý cần xem
xét bởi liệu các thành viên trong nhóm có chấp nhận thời hạn hoàn thành dự án và liệu
họ hiểu rõ họ cần những gì để hoàn thành nhiệm vụ hoặc dự án đó hay không Bởi nếu mục tiêu của nhóm phù hợp với mục tiêu của từng thành viên và họ cũng cho rDng các mục tiêu đó là khả thi, họ cũng sẽ chấp nhận thời hạn hoàn thành và phương pháp thực hiện để đạt được yêu cầu đề ra Các thành viên và cán bộ quản lý không chỉ cần thống nhất về thời hạn hoàn thành các các kết quả cần đạt được khi lên kế hoạch, mà còn phải đạt được những thỏa thuận về các khóa đào tạo cần thiết để nâng cao kỹ năng riêng cho từng thành viên trong nhóm
1.6 Các giai đoạn phát triển của nhóm
Tuckman là mô hình được nghiên cứu thực tiễn bởi nhà tâm lý học người
Mỹ, Bruce Tuckman Theo ông, mô hình này sẽ được chia chặng đường
thành 05 giai đoạn:`Forming (Hình thành), Storming (Sóng gió), Norming (Ổn định), Performing (Hoạt động hiệu quả)&và&Adjourning (Thoái trào) Đây chính là chặng đường đi của các nhóm làm việc từ khi được xây dựng cho đến khi hoạt động ổn định theo thời gian Qua nghiên cứu của Bruce, chúng ta có thể nhận diện được từng giai đoạn phát triển nhóm, xác định tình trạng và đưa ra quyết định chính xác nhằm đảm bảo nhóm luôn teamwork hiệu quả tốt nhất
5 giai đoạn phát triển của nhóm theo Tuckman Ladder
a) Giai đoạn Hình thành (Forming)
Trang 10Đây là giai đoạn khi nhóm mới được thành lập.
Tâm lý của các thành viên:
Tâm lý chung của một số thành viên ở giai đoạn này đó là hưng phấn với công việc mới trong khi đó một số thành viên khác lại khá dè dặt do mọi thứ chưa quen và chưa rõ ràng.`
Mối quan hệ giữa các thành viên:
Các thành viên trong nhóm còn lạ lẫm với nhau và bắt đầu tìm hiểu nhau
để cộng tác vì công việc trước mắt.`
Họ có thể dè dặt trong việc tiếp cận và chia sẻ với các thành viên khác thậm chí dành nhiều thời gian quan sát và thăm dò mọi người xung quanh
Mối quan hệ giữa thành viên và lãnh đạo:
Các thành viên thể hiện sự phụ thuộc cao vào người lãnh đạo để được hướng dẫn và chỉ đạo
Mục tiêu chung
Ở giai đoạn này, các thành viên có thể chưa hiểu rõ mục đích chung của
cả nhóm Họ ít khi đồng ý về các mục tiêu của nhóm ngoại trừ những mục tiêu được giao trực tiếp từ lãnh đạo.`
Vai trò trách nhiệm:
Vai trò và trách nhiệm cá nhân chưa rõ ràng, cũng như nhiệm vụ cụ thể của từng người trong nhóm Họ tự định vị mình trong cấu trúc của nhóm