1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn kế toán quản trị phân tích kế toán trách nhiệm

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Do đó, KTTN là phương pháp kế toán thu thập, ghi nhận, báo cáo và đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận để đánh giá thành quả, kiểm soát quá trình hoạt động và chi phí phát sinh củ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Viện Kinh tế & Quản lý

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: PHÂN TÍCH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 3

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

1.Khái niệm Kế toán trách nhiệm 3

2.Bản chất của Kế toán trách nhiệm 3

3.Vai trò của Kế toán trách nhiệm 4

II PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI CÁC TRUNG TÂM CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM41 Trung tâm Chi phí 4

2 Trung tâm Doanh thu 5

3 Trung tâm lợi nhuận 5

4 Trung tâm đầu tư 6

III Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp, thực trạng KTTN tại các doanh nghiệp Việt Nam6IV Tình hình áp dụng kế toán trách nhiệm ở các quốc gia phát triển trên thế giới … 10

1.Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Mỹ 10

2 Tổ chức kế toán trách nhiệm ở các nước Châu Âu 12

3 Tổ chức kế toán trách nhiệm ở Ấn Độ 13

V TỔNG KẾT 15

Tài liệu tham khảo 15

PHẦN 2: BÀI TẬP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 16

Trang 3

PHẦN 1: PHÂN TÍCH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.Khái niệm Kế toán trách nhiệm

Ở Việt Nam, khái niệm về Kế toán trách nhiệm (KTTN) vẫn là vấn đề mới mẻ và đang được các tác giả nghiên cứu.

- Theo tác giả TS Huỳnh Lợi và cộng sự (2012): “KTTN là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận trong một tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộc phạm vi quản lý của mình, họ phải xác định, đánh giá và báo cáo lên tổ chức Thông qua đó, các cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này để đánh giá thànhquả của các bộ phận trong tổ chức”.

Theo Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 53/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng kế toán trách

nhiệm trong các doanh nghiệp, Kế toán trách nhiệm là một trong những nội dung cơ bản của kế toán

quản trị, là công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Do đó, KTTN là phương pháp kế toán thu thập, ghi nhận, báo cáo và đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận để đánh giá thành quả, kiểm soát quá trình hoạt động và chi phí phát sinh của các bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp (DN).

2.Bản chất của Kế toán trách nhiệm

- Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ công cụ quản lý kinh tế tài chính và có vai trò quản lý, điều hành, kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính trong đơn vị Đồng thời, cung cấp thông tin để thực hiện mục tiêu quản trị đơn vị nhằm đạt được hiệu quả cao nhất Hệ thống kế toán như vậy sẽ bao gồm kế toán tài chính (KTTC) và kế toán quản trị (KTQT) KTQT biểu hiện trách nhiệm của các nhà quản trị các cấp bên trong đơn vị, trong khi KTTC biểu hiện trách nhiệm của nhà quản trị cấp cao.

- Bản chất của KTTN là mỗi bộ phận được phân cấp quản lý trong bộ máy quản lý có quyền kiểm soát, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộc phạm vi phân cấp quản lý của mình

- KTTN chỉ được thực hiện ở DN có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được phân quyền một cách rõ ràng

3.Vai trò của Kế toán trách nhiệm

Vai trò của KTTN được thể hiện ở những khía cạnh:

- KTTN giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận vào lợi ích của toàn bộ tổ chức.

- KTTN cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết quả hoạt động của những nhà quản lý bộ phận thông qua việc cung cấp một hệ thống các chỉ tiêu, các công cụ, báo cáo làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết quả hoạt động của những nhà quản lý bộ phận.

- KTTN được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của các nhà quản lý, do đó nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý này.

- KTTN thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của mình, theo hướng phù hợp với mục tiêu chung của toàn tổ chức.

Trang 4

Như vậy, KTTN có vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát và đánh giá hiệu quả của từng bộ phận trong tổ chức Cũng giống như KTQT, KTTN có đối tượng sử dụng thông tin là các nhà quản trị từ cấp cao, cấp trung và cấp cơ sở Ở mỗi cấp quản trị khác nhau, KTTN thể hiện vai trò và có mục đích cung cấp thông tin khác nhau, cụ thể:

Đối với nhà quản trị cấp cao: KTTN giúp nhà quản trị đánh giá và điều chỉnh cácbộ phận cho thích hợp.

Đối với nhà quản trị cấp trung gian: thông qua KTTN nhà quản trị có thể phân tích, đánh giá chi phí, doanh thu và lợi nhuận thực hiện của từng bộ phận Báo cáo trách nhiệm phản hồi cho người quản lý cấp cao hơn.

Đối với nhà quản trị cấp cơ sở: KTTN hướng các nhà quản lý hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.

II PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI CÁC TRUNG TÂM CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

1 Trung tâm Chi phí

Trung tâm chi phí (cost center) là một bộ phận trong doanh nghiệp không trực tiếp tạo ra doanh thu nhưng vẫn phải chịu chi phí để hoạt động Các trung tâm chi phí thường được phân thành hailoại chính:

Trung tâm chi phí trực tiếp: Là nơi mà chi phí được trực tiếp phân bổ cho sản phẩm

hoặc dịch vụ cụ thể Chẳng hạn như: Chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp trong bộ phận sản xuất.

Trung tâm chi phí gián tiếp: Là nơi mà chi phí không thể được trực tiếp phân bổ cho

sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể Chẳng hạn như: Chi phí quản lý, chi phí bảo hiểm và chi phí khấu hao.

Vai trò của Trung tâm chi phí

Trung tâm chi phí chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, bao gồm tiền lương, nguyên vật liệu, tài sản cố định,… Dưới đây là một số vai trò quan trọng của trung tâm chi phí:

Quản lý chi phí hiệu quả hơn: Thông qua cost center, doanh nghiệp dễ dàng xác định

các khu vực chi tiêu tốn kém và đưa ra các biện pháp để tiết kiệm chi phí.

Đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận: Bằng cách theo dõi chi phí của cost

center, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận và đưa ra các quyết định điều hành phù hợp.

Cải thiện khả năng kiểm soát và giám sát các hoạt động chi tiêu: Cost center giúp

doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát và giám sát các hoạt động chi tiêu của từng bộ phận.

Nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình: Việc phân loại theo trung tâm chi

phí giúp doanh nghiệp nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các bộ phậncó liên quan.

2 Trung tâm Doanh thu

Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm trong đó nhà quản lý chỉ có trách nhiệm với doanhthu Nhà quản lý của bộ phận tiếp thị định giá bán và kế hoạch bán hàng Do đó, bộ phận tiếp thị có thể được đánh giá là trung tâm doanh thu

Trang 5

Chi phí trực tiếp của bộ phận tiếp thị và tổng doanh thu là trách nhiệm của người quản lý bán hàng (Don R Hansen et al., 2008)

3 Trung tâm lợi nhuận

Đây là trung tâm trách nhiệm mà trong đó nhà quản trị chịu trách nhiệm với doanh thu và chi phíphát sinh

Trong một số công ty các giám đốc nhà máy chịu trách nhiệm về giá thị trường của sản phẩm do họ sản xuất Các giám đốc nhà máy này kiểm soát cả chi phí và doanh thu, đưa họ vào sự kiểm soát một trung tâm lợi nhuận Thu nhập hoạt động sẽ là mộ thước đo thành quả quan trọng cho các nhà quản lý trung tâm lợi nhuận (Don R Hansen et al., 2008)

Một trung tâm lợi nhuận phát sinh chi phí và cũng tạo ra doanh thu các nhà quản lý các trung tâm lợi nhuận được đánh giá dựa trên khả năng sinh lợi của các trung tâm của họ Ví dụ về các trung tâm lợi nhuận các bộ phận riêng lẻ của một của hàng bán lẻ, chẳng hạn như quần áo, đồ gỗ,và các sản phẩm ô tô; và các văn phòng chi nhánh của các ngân hàng (Jerry J, Weygandt et al., 2012).

Ví dụ :

Thành Công, một bộ phận của Tập đoàn Đại Công, có LNKD là $60,000 và TSKD bình quân là $300,000 Tỷ lệ sinh lời yêu cầu của công ty là 15% LN thặng dư của bộ phận là bao nhiêu?a $240,000

b $ 45,000c $ 15,000d $ 51,000

4 Trung tâm đầu tư

Trung tâm đầu tư là trung tâm trách nhiệm trong đó nhà quản trị có trách nhiệm cho cả doanh thu, chi phí và vốn đầu tư

Các đơn vị thường được coi là những ví dụ về các trung tâm đầu tư Ngoài việc kiểm soát trên chi phí và các quyết định về giá bán Nhà quản lý các bộ phận có quyền ra các quyết định đầu tư,như là đóng cửa hay mở thêm nhà máy, và quyết định duy trì hay ngừng hoạt động một dòng sảnphẩm Do đó, cả thu nhập hoạt động và các loại hoàn vốn đầu tư là các thước đo thành quả quan trọng cho các nhà quản lý trung tâm đầu tư (Don R Hansen et al., 2008).

Cũng giống như một trung tâm lợi nhuận, một trung tâm đầu tư phát sinh chi phí và tạo ra doanh thu Thêm vào đó, một trung tâm đâu tư có thể kiểm soát trên các quyết định về tài sản được sử dụng Nhà quản lý của trung tâm đầu tư được đánh giá trên cả khả năng sinh lợi của trung tâm vàmức thu nhập hoàn lại trên quỹ đâu tư Trung tâm đầu tư thường gắng liền với các công ty con.Trong báo cáo dưới đây, người ta thấy rằng công ty đã đạt được mục tiêu của mình trong mảng Truyền hình và máy giặt Ngược lại, họ đã vượt trội hơn ở bộ phận Lò vi sóng và Di động Nhưng bộ phận Tủ lạnh và Máy điều hòa không khí của họ đã không đạt được doanh thu mục tiêu do mục tiêu bộ phận điện tử của họ thiếu 2000 đô la mà Giám đốc của một trung tâm Doanh thu sẽ chịu trách nhiệm và ông phải giải thích về hoạt động kém hiệu quả của hai bộ phận này.

Ví dụ :

Trang 6

Nếu nhà quản lý của bộ phận Thành Công được đánh giá trên cơ sở lợi nhuận thặng dư, anh ta cóquyết định đầu tư $100,000 không nếu LN tăng thêm là $18,000 /năm?

a Cób Không

III Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp, thực trạng KTTN tại các doanh nghiệp Việt Nam

Kế toán trách nhiệm được xem như là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt các thông tintài chính và phi tài chính có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằmđạt được mục tiêu chung của tổ chức; Kế toán trách nhiệm là một trong những nội dung cơ bảntrong kế toán quản trị tại doanh nghiệp (DN) và là một trong những công cụ quản lý kinh tế tàichính có vai trò quan trọng trong điều hành, kiểm soát cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của đơn vị.

Bản chất của kế toán trách nhiệm là mỗi bộ phận được phân cấp quản lý trong bộ máyquản lý có quyền kiểm soát, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộcphạm vi phân cấp quản lý của mình Kế toán trách nhiệm chỉ được thực hiện ở DN có cơ cấu tổchức bộ máy quản lý được phân quyền một cách rõ ràng Tùy thuộc vào đặc điểm cơ cấu tổchức, mức độ phân cấp quản lý và mục tiêu của nhà quản trị DN mà chia ra thành các trung tâmtrách nhiệm tương ứng Mỗi trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức có toàn quyền kiểm soátcác hoạt động của trung tâm mình như quản lý về chi phí, doanh thu và các khoản đầu tư Cáctrung tâm trách nhiệm tạo ra mối liên hoàn trong hệ thống quản lý.

Hệ thống KTTN gắn liền với sự phân cấp về quản lý Nếu không có sự phân cấp quản lýthì sẽ không tồn tại hệ thống KTTN hay hệ thống KTTN sẽ không có ý nghĩa Phân cấp quản lýlà sự phân chia quyền lực từ cấp trên xuống cấp dưới, quyền ra quyết định và trách nhiệm đượctrải rộng trong toàn tổ chức Các cấp quản lý khác nhau được quyền ra quyết định và chịu tráchnhiệm với phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của họ.

Hệ thống KTTN thường được phân cấp theo các nhóm:

- Thứ nhất, phân quyền quản lý theo nhóm trách nhiệm Việc phân chia các trung tâmtrách nhiệm sẽ tạo ý tưởng cho lãnh đạo DN trong việc thiết lập một mô hình cơ cấu tốt nhất,phân chia trách nhiệm quản lý lập kế hoạch, phân tích, báo cáo, tách bạch theo từng hoạt độngnhằm thuận tiên cho quản lý.

- Thứ hai, xây dựng bộ máy kế toán để hoàn thiện việc xử lý thông tin trong các trung

tâm trách nhiệm Qua khảo sát cho thấy, các DN chỉ tập trung vào kế toán tài chính (KTTC) vàKTTC dựa trên cơ sở các định mức hiện vật và lao động để xây dựng định mức còn xây dựng dựtoán ở kiểu dự toán tĩnh chưa lập dự toán linh hoạt Đặc biệt, những DN sản xuất kinh doanhkhông ổn định thì việc lập dự toán linh hoạt có ý nghĩa quan trọng, thiết lập hệ thống báo cáo nộibộ, phân tích báo cáo và đánh giá trách nhiệm ở từng trung tâm thì DN chưa thực hiện được.Điều này, chứng tỏ nếu tổ chức bộ máy kế toán có sự kết hợp giữa KTTC và KTQT sẽ giúp chonhà quản trị DN ra quyết định tốt hơn.

- Thứ ba, xây dựng các trung tâm trách nhiệm.

Thông thường có 4 trung tâm trách nhiệm, bao gồm: Trung tâm chi phí, trung tâm doanhthu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư Các trung tâm trách nhiệm được hình thành trên đặc

Trang 7

điểm cơ cấu bộ máy quản lý và mục tiêu của nhà quản trị Trong thực tế, việc lựa chọn trung tâmthích hợp cho một bộ phận trong tổ chức không phải là điều dễ dàng Cơ sở để xác định một bộphận trong một tổ chức là trung tâm gì đều phải căn cứ trên cơ sở nguồn lực, trách nhiệm, quyềnhạn mà nhà quản lý đó được giao Do vậy, việc phân biệt rõ ràng các trung tâm trách nhiệmtrong một đơn vị chỉ mang tính tương đối và phụ thuộc vào quan điểm nhà quản trị cấp cao nhất.

+ Trung tâm chi phí: Đây là trung tâm có trách nhiệm về chi phí đầu vào của DN Mục

tiêu của trung tâm trách nhiệm chi phí chính là tối thiểu hóa chi phí Đầu vào của trung tâm làcác chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, tiền công, tình hình sử dụng máymóc thiết bị… và có thể được đo đạc bằng nhiều cách khác nhau Để xác định đầu ra của trungtâm chi phí sẽ dựa vào các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh nhưng số lượng, chấtlượng sản phẩm, các chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm…

+ Trung tâm doanh thu: Trung tâm này thường phát sinh ở các bộ phận tạo ra doanh thu

cho DN như: Các cửa hàng, siêu thị, phòng kinh doanh… Trên thực tế, một trung tâm thuần túyvề doanh thu rất ít tồn tại Thông thường, các cấp quản lý thường vẫn phải làm kế hoạch và kiểmsoát một số chi phí thực tế phát sinh trong trung tâm doanh thu.

+ Trung tâm lợi nhuận: Là một trung tâm trách nhiệm mà trong đó người quản lý của

trung tâm này sẽ chịu trách nhiệm cả về chi phí và doanh thu cũng như chênh lệch giữa đầu ra vàđầu vào chính là lợi nhuận Thông thường, trung tâm trách nhiệm thường gắn với bậc quản lýcấp trung gian, tuy nhiên nhà quản trị trung tâm này có thể quyết định toàn bộ các vấn đề từchiến lược hoạt động đến thực hành tác nghiệp của DN Mục tiêu phải thực hiện của trung tâmnày là tối đa hóa lợi nhuận Do đó, trung tâm lợi nhuận không chỉ có trách nhiệm ở doanh thu màcòn có cả trách nhiệm về chi phí.

+ Trung tâm đầu tư: Là trung tâm mà ở đó nhà quản lý chịu trách nhiệm cả về doanh thu,

chi phí và xác định vốn hoạt động cũng như các quyết định đầu tư vốn Trung tâm đầu tư thườngđại diện cho mức độ quản lý cấp cao nhất Nhà quản trị của trung tâm đầu tư có trách nhiệmtrong việc lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh kể cả việc đầu

tư trong DN

- Thứ tư, tổ chức lập dự toán tại các trung tâm trách nhiệm, các dự toán được lập cần xây

dựng chi tiết, phù hợp với đặc thù từng DN và phục vụ tốt cho việc kiểm soát thông tin Mẫubiểu DN có thể tự thiết kế phục vụ cho công tác quản trị DN.

+ Dự toán tại trung tâm chi phí: Các dự toán tại trung tâm chi phí nên thiết kế thông tinchi phí theo cách ứng xử: Biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp Để phục vụ cho việc lập dự toánvề giá thành, dự toán tiền và dự toán xác định kết quả kinh doanh theo dạng số dư đảm phí vàcác dự toán khác… Bên cạnh đó, dự toán tại trung tâm chi phí nên lập dự toán linh hoạt vớinhiều mức độ hoạt động khác nhau để xác định chi phí dự kiến cho mức độ hoạt động thực tếbiến động, việc này rất có ích trong việc so sánh với chi phí thực tế phát sinh.

+ Dự toán tại trung tâm doanh thu: Dự toán doanh thu nên được giao cho các nhân viênphụ trách từng khu vực, từng chi nhánh, từng cửa hàng Kế toán trách nhiệm doanh thu nên xâydựng dự toán dựa vào số liệu năm trước và xây dựng chi tiết đến từng sản phẩm, cuối cùng làđiều chỉnh theo các xu hướng biến động ở hiện tại.

+ Dự toán tại trung tâm lợi nhuận: Dự toán tại trung tâm này nên dựa vào dự toán trungtâm chi phí và doanh thu cho phù hợp, dự toán tại trung tâm lợi nhuận nên lập theo dạng số dưđảm phí Cách lập này rất ý nghĩa đối với nhà quản trị nội bộ vì nhấn mạnh đến cách ứng xử củachi phí.

Trang 8

+ Dự toán tại trung tâm đầu tư: Dự toán tại trung tâm này cũng cần được lập một cáchtổng quát, nhằm tạo cơ sở cho việc kiểm soát và đối chiếu với thực tế nhằm đánh giá trách nhiệmcủa nhà quản lý tại trung tâm đầu tư (nhà quản lý cấp cao) Dự toán cần có những thông tindoanh thu thuần, lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận sau thuế, tỷ lệ hoàn vốn mong muốn, tỷlệ hoàn vốn đầu tư.

- Thứ năm, tổ chức hệ thống báo cáo và các chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách nhiệm.Tổ chức hệ thống báo cáo trách nhiệm từng trung tâm là một công việc quan trọng trong quátrình sử dụng công cụ kế toán trách nhiệm của từng bộ phận Các báo cáo thực tế được lập cầnphải có sự phân tích và đánh giá trách nhiệm cũng như thành quả của từng bộ phận, từng cấpquản lý Qua đó, nâng cao trách nhiệm cũng như năng lực quản lý từng cấp, từng trung tâm.

+ Hệ thống báo cáo và chỉ tiêu tại trung tâm chi phí: Cần lập các báo cáo tình hình thựchiện chi phí như: bảng tính giá thành sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh Chỉ tiêuđánh giá hiệu quả của trung tâm chi phí là chênh lệch giữa các khoản mục chi phí thực tế so vớichi phí dự toán đã được lập theo định mức mà DN xây dựng.

+ Hệ thống báo cáo và chỉ tiêu tại trung tâm doanh thu: Cần lập báo cáo theo dõi tìnhhình thực hiện doanh thu cho từng mặt hàng, từng công việc Qua đó, xác định nhân tố giá bán,số lượng bán từng loại sản phẩm, công việc chênh lệch giữa dự toán và thực tế bao nhiêu, đócũng là chỉ tiêu để đánh giá trách nhiệm của nhà quản trị tại trung tâm.

+ Hệ thống báo cáo và chỉ tiêu tại trung tâm lợi nhuận: Cần lập báo cáo xác định kết quảkinh doanh theo dạng số dư đảm phí như đã trình bày ở trên Để đánh giá trách nhiệm quản lý vàthành quả cần phải so sánh giữa lợi nhuận thực tế đạt được và lợi nhuận dự toán Đồng thời, kếthợp kết quả trung tâm doanh thu và trung tâm chi phí để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợinhuận nhằm đưa ra giải pháp tốt nhất.

+ Hệ thống báo cáo và chỉ tiêu tại trung tâm đầu tư: Cần lập báo cáo xác định kết quảkinh doanh theo dạng số dư đảm phí, báo cáo bộ phận, tính các chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn đầu tư(ROI) và lãi thặng dư (RI) Dựa vào các thông tin trên để đánh giá hiệu quả hoạt động các bộphận, so sánh các báo cáo trên giữa thực tế và dự toán để xác định độ lệch để tìm nguyên nhân vàđưa ra giải pháp tối ưu Chỉ tiêu ROI và RI đều có những hạn chế nhất định trong việc đánh giáhiệu quả hoạt động của trung tâm nên các DN sử dụng kết hợp các chỉ tiêu trên để đánh giá.

Vận dụng kế toán trách nhiệm ở Việt Nam

Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị, là công cụ đánh giáhiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Hiện nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa thực sựquan tâm nhiều đến việc sử dụng kế toán trách nhiệm nhằm phục vụ cho việc kiểm soát và đánhgiá kết quả hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp

Kế toán trách nhiệm ngày càng thể hiện vai trò và vị trí quan trọng trong hoạt động quảnlý kinh tế tại các DN ở các quốc gia trên thế giới, nhất là đối với những nước có nền kinh tế pháttriển Tại Việt Nam, việc vận dụng các nội dung của kế toán quản trị nói chung và kế toán tráchnhiệm nói riêng còn là một vấn đề rất mới mẻ và chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của cácDN.

Vì vậy, việc nghiên cứu và tổ chức kế toán trách nhiệm là một yêu cầu cấp thiết đối vớicác DN hiện nay Thông qua kế toán trách nhiệm, nhà quản trị DN có thể đánh giá chất lượng vềkết quả của hoạt động của những bộ phận của đơn vị Từ đây, sẽ đo lường được kết quả hoạt

Trang 9

động của nhà quản lý bộ phận cũng như thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận củamình theo phương thức thích hợp theo mục tiêu cơ bản của tổ chức đã đề ra

Để kiểm soát tốt được chi phí và đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong DNthì việc vận dụng KTTN là điều tất yếu với một số lý do sau:

- Cung cấp cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết quả hoạt động của các nhà quản lýtừng bộ phận trong DN.

- Giúp xác định sự đóng góp của từng bộ phận, đơn vị vào lợi ích chung của toàn DN.- Sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của các nhà quản lý và xem ảnh hưởng đến cáchthức thực hiện hành vi của các nhà quản lý này trong DN.

- Thúc đẩy nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận mình quản lý theo phương thức phùhợp với mục tiêu chung DN.

Tóm lại, KTTN là một khái niệm tương đối mới đối với một số DN Việt Nam Hệ thốngKTTN bao gồm các công cụ, chỉ tiêu đánh giá giúp các nhà quản lý ở từng bộ phận, phòng banthực hiện mục tiêu chung cho DN Qua đó, có thể xem KTTN là công cụ đắc lực để đánh giáhiệu quả hoạt động trong các DN hiện nay Đặc biệt các DN có quy mô lớn có sự phân cấp quảnlý rõ ràng và biết cách vận dụng KTTN vào thực tế để giúp DN kiểm soát và quản lý tốt hoạtđộng sản xuất kinh doanh của DN.

Case study: Nhằm làm rõ thêm vấn đề này, bài viết đã tiến hành khảo sát cơ cấu tổ chức

của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng.

Sơ đồ bộ cơ cấu bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng cho thấy,Công ty đã có một hệ thống phân, chia phân nhiệm rõ ràng, không chồng chéo, tạo điều kiện cầnthiết để xây dựng được hệ thống các trung tâm trách nhiệm Trên cơ sở trên, bài viết đề xuất môhình kế toán trách nhiệm theo các trung tâm trách nhiệm áp dụng cho Công ty Cổ phần Bia HàNội – Hải Phòng như sau:

- Các trung tâm chi phí: Các phòng ban bao gồm phòng tổng hợp, phòng kỹ thuật KCS,

phòng tài chính kế toán, phân xưởng bia số 1, 2, đội kho, chịu trách nhiệm về chi phí quản lýphát sinh tại bộ phận.

- Trung tâm doanh thu: Đưa ra các chính sách bán hàng tạo ra doanh thu cho đơn vị.

Ngoài việc quản lý về chính sách bán hàng, doanh thu thì trung tâm cũng quản lý một phần chiphí của phòng.

- Trung tâm lợi nhuận: Là trung tâm mà nhà quản trị chịu trách nhiệm về cả doanh thu và

chi phí Theo mô hình này, trung tâm lợi nhuận được xác định ở cấp công ty Giám đốc Công tylà người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về lợi nhuận tạo ra của Công ty; đồng thời, cóthể phê duyệt các khoản chi phí liên quan đến lợi nhuận tạo ra.

- Trung tâm đầu tư: Là trung tâm mà nhà quản trị không chỉ chịu trách nhiệm về doanh

thu, chi phí mà còn quyết định về mức vốn đầu tư Do đó, trung tâm đầu tư được xác định là hộiđồng quản trị công ty, trong đó chủ tịch hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm cao nhất.

Mỗi trung tâm sẽ chịu trách nhiệm khác nhau theo đúng trách nhiệm được giao Việcphân chia thành các trung tâm như trên, sẽ giúp nhà quản trị có thể dễ dàng đưa ra phương phápvà cách thức hoạt động của trung tâm; các nhà quản trị cấp cao cũng có thể đánh giá và kiểmsoát, tìm ra những tồn tại để khắc phục và phát huy những ưu điểm của từng trung tâm Từ đó,

Trang 10

có thể quy trách nhiệm cụ thể cho từng đối tượng từng bộ phận Điều này sẽ thúc đẩy tất cả cácbộ phận sẽ thực hiện đúng những yêu cầu được giao.

Tóm lại, hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết lập nhằm đưa ra các công cụ, chỉ tiêuđánh giá và hướng các nhà quản lý ở bộ phận đến thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức CácDN nếu có sự phân cấp rõ ràng và biết cách vận dụng kế toán trách nhiệm vào quá trình thực tếchắc chắn sẽ giúp cho DN đó kiểm soát, quản lý các bộ phận một cách hiệu quả Việc quy tráchnhiệm cho từng đối tượng, từng bộ phận cụ thể sẽ giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của từngbộ phận, từng nhà quản trị của các trung tâm trách nhiệm, qua đó, góp phần nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh của DN một cách bền vững.

IV Tình hình áp dụng kế toán trách nhiệm ở các quốc gia phát triển trên thế giới

1.Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Mỹ

Theo Phạm Văn Dược (2010) “kế toán trách nhiệm được hình thành và phát triển mạnh mẽ trongdoanh nghiệp ở Mỹ và mang tính tiên phong trên thế giới, với khuynh hướng cung cấp thông tinhữu ích cho thiết lập quyết định quản trị thông qua các kỹ thuật định lượng thông tin” Kế toánquản trị ở Mỹ phát triển và thay đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau, tuy nhiên giai đoạn nào cũngkhẳng định thông tin tài chính để hoạch định và kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh là quantrọng Theo đó, Kế toán trách nhiệm được nghiên cứu và áp dụng mạnh mẽ ở các công ty lớnnhư IBM, Apple, General Electric, Berkshire Hathaway… Những nội dung nổi bật về tổ chức kếtoán trách nhiệm (KTTN) ở các công ty này thể hiện như sau:

– Trung tâm trách nhiệm được tổ chức nhằm thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán cóliên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức, thông qua các báocáo liên quan đến chi phí, thu nhập và các số liệu hoạt động bởi từng khu vực trách nhiệm hoặcđơn vị trong tổ chức, trên cơ sở có sự phân quyền trong tổ chức, gắn với quan điểm kiểm soátđược về phạm vi của đơn vị mà nhà quản trị được quyền quản lý.

– Trung tâm trách nhiệm là một khu vực, bộ phận của tổ chức mà một nhà quản lý cụ thể chịutrách nhiệm về nó Các công ty thường tổ chức theo bốn trung tâm trách nhiệm và gắn với cáccấp quản lý khác nhau gồm: Các trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận vàtrung tâm đầu tư.

+ Các trung tâm chi phí: Là trung tâm trách nhiệm chỉ gánh chịu chi phí và không tạo ra thu nhậptrực tiếp từ việc bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ Theo đó, các nhà quản lý chịu trách nhiệmchỉ với những hạng mục chi tiêu được cụ thể hóa Trung tâm này thường gắn với bậc quản lý cấpcơ sở và mục tiêu thích hợp cho một trung tâm chi phí là sự tối thiểu hóa chi phí trong dài hạn.Tuy nhiên, những sự tối thiểu hóa chi phí trong ngắn hạn có thể sẽ không hợp lý và thực tế sẽkhó thực hiện.

+ Các trung tâm doanh thu: Là trung tâm trách nhiệm mà các nhà quản lý chỉ chịu trách nhiệmvề doanh thu Theo đó, các nhà quản lý của trung tâm này cũng có thể chịu trách nhiệm cho việckiểm soát chi phí phát sinh tại đơn vị mình phụ trách.

+ Các trung tâm lợi nhuận: Là trung tâm trách nhiệm mà các nhà quản lý phải chịu trách nhiệmvà kiểm soát được cả về doanh thu và chi phí phát sinh tương ứng tạo ra doanh thu đó.+ Các trung tâm đầu tư: Là trung tâm trách nhiệm mà các nhà quản lý phải chịu trách nhiệm vàkiểm soát đáng kể lên thu nhập, chi phí, vốn đầu tư Trung tâm này thường gắn với bậc quản lýcấp cao.

Ngày đăng: 11/06/2024, 17:52

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w