1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng học tập môn lịch sử của học sinh trường trung học phổ thông nguyễn thị giang

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Học Tập Môn Lịch Sử Của Học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Thị Giang
Tác giả Dương Thế Anh
Người hướng dẫn TS. Lữ Thị Mai Oanh, TS. Trần Thị Kim Yến
Trường học Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu khoa học
Thể loại tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Bởi vậy trong hệ thống giáo dục cả các quốc gia không chỉ riêng Việt Nam thì lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng .Mặc dù là vậy nhưng 1 bất cập , 1 vấn nạn lớn vẫn luôn luôn tồn tại âm

Trang 1

ĐẠI HỌC GIÁO QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA SƯ PHẠM

TIỂU LUẬN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Giảng viên : TS Lữ Thị Mai Oanh , TS Trần Thị Kim Yến

Họ và tên: Dương Thế Anh

Mã sinh viên : 23010173

Lớp: Gd2.N1

ĐỀ TÀI : Thực Trạng Học Tập Môn Lịch Sử Của Học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Thị Giang

Trang 2

Lời Cảm Ơn

Lời nói đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành , sâu sắc nhất tới cô tiến

sĩ Nữ Thị Mai Oanh và cô tiến sĩ Trần Thị Kim Yến đã ân cần giúp đỡ , hướng dẫn em từ ngày đầu tiên còn bỡ ngỡ , xa lạ với học phần Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Giáo Dục đến những ngày từng bước , từng bước hoàn thiện bài tiểu luận của mình Nhờ sự chỉ dạy nhiệt tình , miệt mài , ân cần của hai cô đã giúp bài tiểu luận của em từng ngày được hoàn thiện hơn Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến hai cô ạ Mặc dù bài tiểu luận cũng đã hoàn thành nhưng do em còn chưa có nhiều kinh nghiệm

và chưa thật sự là chăm chỉ Nhưng em cũng đã nỗ lực , cố gắng hết mình

để có thể hoàn thiện được bài tiểu luận một cách tốt nhất để có thể gửi đếnhai cô ạ Bài tiểu luận của em chắc chắn có và không tránh khỏi được những khuyết điểm cũng như sai lầm sẽ khiến hai cô không được hài lòng Em mong sẽ được hai cô cảm thông và có thể giơ cao đánh khẽ em

ạ Em xin chân thành cảm ơn cô hai cô đó chính là cô tiến sĩ Lữ Thị Mai Oanh và cô tiến sĩ Trần Thị Kim Yến Lời cảm ơn tiếp theo em xin gửi tới trường Đại học Giáo Dục , Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo ra cho chúng

em một môi trường học tập vô cùng là hiện đại với hệ thống cơ sở vật chấtkhang trang cùng với những trang thiết bị hiện đại Và để bài tiểu luận của

em có thể hoàn thiện được cũng là nhờ các thầy cô giáo cùng với những bạn học sinh của trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Giang đã góp công , góp sức Sự tham gia nhiệt tình , tự tin trao đổi của các bạn học sinh trong trường và sự giúp đỡ chỉ bảo ân cần của những thầy cô giáo đang công tác giảng dạy tại trường Em xin cảm ơn các bạn học sinh cũngnhư thầy cô giáo của trường Trung học Phổ Th ông Nguyễn Thị Giang Vàđặc biệt em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới hai cô là cô tiến sĩ Lữ Thị Mai Oanh và cô tiến sĩ Trần Thị Kim Yến và trường Đại Học Giáo Dục Đại học Quốc Gia Hà Nội

Trang 5

2.2.3.Phương pháp phỏng vấn

sâu

2.2.4 phương pháp quan

sát

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN

Bác Hồ đã từng nói : "Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam " Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới dù to lớn hay bé nhỏ dù hiện đại hay lạc hậu thì đều phải có 1 quá trình lịch sử hình thành Bởi vậy trong hệ thống giáo dục cả các quốc gia không chỉ riêng Việt Nam thì lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng Mặc dù là vậy nhưng 1 bất cập , 1 vấn nạn lớn vẫn luôn luôn tồn tại âm ỉ trong những năm gần đây đó là việc học tập và thi cửđối với môn học này luôn trong tình trạng đáng báo động , và đi cùng nó đóthảm họa mù lịch sử dân tộc trong thế hệ trẻ hiện nay Liệu có phải là thế

hệ trẻ hôm nay quay lưng phũ phàng với quá khứ Trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2015 đã có rất nhiều điểm thi trên cả nước phải nghỉ từ sớm vì không có thí sinh dự thi môn Lịch Sử hoặc là có

Trang 6

những điểm thi cả hội đồng thi chỉ phục vụ 1 thí sinh Điều đó cho thấy 1 thực trạng rõ ràng là học sinh không thích học môn lịch sử và hiểu biết hạn chế về lịch sử nước nhà nên khi được hỏi về các nhân vật lịch sử thì lúng túng và những con đường con phố đã được đặt tên theo các nhân vậtlịch sử nổi tiếng nhưng các bạn trẻ đôi khi đọc lên lại không biết đó là ai và

bị nhầm lẫn những cái đơn giản nhất của lịch sử nước nhà mà vô cùng đau lòng đó là không phân biệt được các triều đại vị vua Sáng ngày 18 tháng 7 năm 2023 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ Thông Quốc Gia năm 2023 đối với môn lịch sử trong đó có 683,447 thí sinh tham gia thi Tuy nhiên số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 170,237 , mốc điểm trung bình nhiều thí sinh đạt được đó là 5,75 Bất cứ một quốc gia nào thì lịch sử luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục bởi nó giúp nhân cách tư tưởng và tinh thần của mỗi người được hình thành nên Muốn có được tinh thần yêu nước và bồi dưỡng tinh thần yêu nước đó thì phải học lịch sử Mặc dù có vai trò là to lớn đến vậy nhưng tại sao các bạn trẻ ,các bạn học sinh đang là thế hệ trẻ của một xã hội hiện đại ngày nay lại có thể vô cảm , thờ ơ , lạnh nhạt với môn Lịch Sử và với chính nguồn gốc của dân tộc mình Theo như báo Công An Nhân Dân :"Cô Nguyễn Kim Tường Vi _ tổ trưởng tổ sử Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Hiền ,Thành Phố Hồ Chí Minh thì học sinh học giỏi môn Lịch sử và đạt giải cao môn này không bao giờ có ý định thi khối C hay chuyên ngành lịch sử "Và cũng theo báo Công An Nhân

Dân :"Một chuyên gia lịch sử của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội lại khẳng định chương trình sách giáo khoa môn Lịch Sử phổ thông của chúng ta quá nặng nề , khô khan ,không hấp dẫn đến một số thầy còn không nhớ nổi khiến cho trò cảm thấy không hứng thú Thực tế nhiều năm trở lại đây thì môn lịch sử luôn nằm trong các môn phụ không phải là một môn học chính và chỉ ai không học được khối A B D thì mới học môn học này và lịch sử là một môn học dành cho những người học thuộc lòng Số tiết của môn học này cũng rất là ít và hạn chế so với các môn học khác trong chương trình học dẫn đến trạng thái tâm lý coi nhẹ , không thấy quan trọng lắm Từ đó bỏ

bê xao nhãng , dạy và học cũng chỉ là qua loa ,Bởi vậy chúng ta hãy quan sát những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như : Trung Quốc Hàn Quốc

đó đều là những quốc gia có nền giáo dục rất coi trọng môn lịch sử được

Trang 7

thể hiện rõ ràng trong việc họ làm ra rất nhiều những bộ phim lịch sử của nước mình Một thước đo tiêu chuẩn để xem quốc gia đó có hùng mạnh hay không thì không chỉ nằm ở một nền kinh tế phát triển , quân sự tiên tiến mà nó còn ở truyền thống của dân tộc đó Thật là tự hào khi nói rằng đất nước của chúng ta đã có bề dày lịch sử là 4000 năm với những trang

sử vô cùng là chói lọi và khí thế mà không phải quốc gia nào cũng có được,từ chiến thắng Bạch Đằng đến trận Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu rồi đến Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không Để có được một bề dày lịch sửnhư vậy thì việc giáo dục những truyền thống giá trị đẹp của dân tộc Việt Nam đến thế hệ mai sau quả là cần thiết Hơn lúc nào hết trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như ngày nay để giữ vững nền độc lập chủ quyền của dân tộc và hiểu về lịch sử của nước nhà là vô cùng quan trọng

Từ những lí do trên em thấy được tầm quan trọng của lịch sử nói chung vàmôn lịch sử nói riêng Bởi vậy e quyết định trọn đề tài là thực trạng học tập môn lịch sử của các bạn học sịn tại quê nhà cụ thể đó là ngôi trường Trunghọc Phổ Thông Nguyễn Thị Giang nơi mà em đã đồng hành và gắn bó 3 năm cấp ba

2 Mục đích nghiên cứu :

Nghiên cứu nhằm Tìm hiểu thực trạng học tập môn Lịch sử của học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Giang cũng như thấy được những yếu tố làm ảnh hưởng đến mức độ hứng thú của học sinh đối với môn học này từ đó chúng ta tìm hiểu được nguyên nhân Rồi đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng học môn Lịch sử của trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Giang

3 Nhiệm vụ nghiên cứu :

_xây dựng khái niệm hình ảnh khung lý luận vấn đề nghiên cứu hệ thống hóa một số khái niệm,lí thuyết cũng như 1 cũng như cơ sở xây dựng lý luận cho đề tài

Trang 8

_phân tích thực trạng học tập môn lịch sử của học sinh.

_ phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hứng thú của học sinh đối với môn lịch sử

_ tìm ra được nguyên rồi đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng học tập môn lịch sử học sinh

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu :

4.1 Đối tượng nghiên cứu : Thực trạng học tập môn Lịch Sử

4.2 Khách thể nghiên cứu : Học sinh

4.3 Phạm vị nghiên cứu :

•Phạm vi về nội dung : Nghiên cứu chỉ dừng lại tìm hiểu thực trạng học tập môn lịch sử để từ đó thấy được những nguyên nhân , nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hứng thú và khả năng học tập môn lịch sử của học sinh , rồi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng họctập môn lịch sử của học sinh

•Phạm vi vê thời gian : Nghiên cứu "Thực trạng học tập môn lịch sử của học sinh trường Trung học Phổ Thông , Tỉnh Vĩnh Phúc " được thực hiện

từ tháng 10 năm 2023 đến tháng 12 năm 2023

√Phạm vi về không gian : Trường Trung học Phổ Thông Nguyễn Thị Giang

5 Câu hỏi nghiên cứu :

_ Thực trạng học tập môn Lịch sử của học sinh hiện nay đang diễn ra như thế nào ?

_ Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ hứng thú và kết quả học tập môn Lịch sử của học sinh hiện nay ?

_ Có những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử của học sinh hiện nay ?

6 Giải thuyết nghiên cứu :

Trang 9

_Thực trạng học tập môn Lịch sử của học sinh hiện nay đang diễn ra như thế nào :phần lớn cách học sinh trường Trung học Phổ Thông Nguyễn Thị Giang đều tham gia vào quá trình học tập môn Lịch sử nhưng hiệu quả chưa cao vì phần lớn học sinh chán học ,ỉ lại , thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, không có hứng thú đối với môn học này

_Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ hứng thú và kết quả học tập môn Lịch sử của học sinh hiện nay :Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đếnmức độ hứng thú và kết quả học tập môn Lịch Sử hiện nay nhưng yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đó là bản thân người học vì chỉ khi người học có những hứng thú và muốn học tìm tòi từ đó nỗ lực cố gắng thì mới đạt đượckết quả cao trong học tập

_ Có những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử của học sinh hiện nay : Có rất nhiều những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử của học sinh nhưng giải pháp hiệu quả nhất đó chính là tính chủ động học tập của học sinh , trình độ chuyên môn cao và vững của giáo viên để truyền tải một cách hiệu quả nhất đến với học sinh

và cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại sẽ giúp học sinh có hứng thú và tiếp cận một cách hiệu quả hơn

7 Phương pháp nghiên cứu :

_ Chương 1 : Tổng Quan Về Vấn Đề Nghiên Cứu và Cơ Sở Lí Luận

_ Chương 2 : Tổ Chức Và Phương Pháp Nghiên Cứu

_ Chương 3 : Kết Quả Nghiên Cứu

Trang 10

_ Chương 4 : Kết Luận

Chương I Tổng quan và cơ sở lí luận

1 Tổng quan nghiên cứu

1 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT THÁI NGUYÊN ,TỈNH THÁI NGUYÊN Tác Giả : Lê Thị Thu Hương

Quan điểm “học đi đôi với hành” được coi là phương châm dạy học của nền giáo dục hiện đại Bên cạnh nội dung phát triển tư duy người học, việc phát triển năng lực thực hành trong dạy học có ý nghĩa rất quan trọng Vì vậy, dạy học lịch sử nhất định phải tích cực hóa người học, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Thông qua thực hành, học sinh được rèn luyện các kĩ năng cơ bản, đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông Bài viết làm rõ các khái niệm kĩ năng, thực hành, thực hành lịch sử, khái quát ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh; nội dung thực hành lịch sử Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học lịch sử ở Trường THPT Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

2 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Tác Giả : Lê Thị Thu Hương

Trong cấu trúc mỗi bài học lịch sử, hoạt động khởi động là hoạt động đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích thích sự tích cực của người học, định hướng tư duy và tạo hứng thú học tập cho học sinh Tuy nhiên, trong dạy học lich sử hiện nay, nhiều giáo viên chưa có sự đầu tư hợp lí cho hoạt động khởi động Trên cơ sở khái quát vai trò, yêu cầu của hoạt động khởi động trong dạy học lịch sử, bài viết phân tích hoạt động khởi

Trang 11

động trong phương pháp dạy học truyền thống; cách thực hiện hoạt động khởi động phát huy tính tích cực học tập của học sinh Từ đó, lấy ví dụ minh họa thiết kế hoạt động khởi động ở bài lịch sử cụ thể trong chương trình trung học phổ thông nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

3 Giáo Dục Ý Thức Bảo Vệ Chủ Quyền Quốc Gia Cho Học Sinh Phổ Thông Qua Dạy Môn Lịch Sử Ở Tỉnh Lào Cai

Tác Giả : Trần Thị Bình

Bảo vệ chủ quyền vùng biên giới là vấn đề quan trọng của tất cả các nước trên thế giới Giống như đảo và vùng duyên hải, các tỉnh biên giới đã chú trọng đến việc bảo vệ chủ quyền không chỉ trong lãnh thổ mà còn trong cáclĩnh vực khác như kinh tế, văn hoá Mặc dù có nhiều nỗ lực đã được đưa

ra, bảo vệ chủ quyền ở các tỉnh biên giới đang phải đối mặt với nhiều tháchthức Do đó, việc thúc đẩy giáo dục nói chung và lịch sử giảng dạy nói riêng là một giải pháp rất quan trọng để nâng cao nhận thức của sinh viên

về bảo vệ chủ quyền vùng biên giới Việc này đã được thực hiện ở tỉnh Lào Cai - một lãnh thổ thiêng liêng của đất nước và cần được mở rộng ra

ở những nơi khác

4 Tiếp Nhận Văn Học Trung Đại Việt Nam Ở Trường Trung học Phổ

Thông Trong Sự Tích Hợp Với Lịch Sử

Tác Giả : Nguyễn Thị Kiều Diễm

Hiện nay, dạy học tích hợp là một phương pháp dạy học được ưu tiên chú trọng trong giảng dạy và học tập ở nhà trường phổ thông Đối với môn Ngữ văn, việc giải quyết vấn đề của bài học không đơn thuần chỉ gói gọn trong phạm vi của bài học đó mà đòi hỏi người học phải có sự vận dụng kết hợp kiến thức nhiều môn học, lĩnh vực có liên quan

Trong phạm vi bài viết, chúng tôi nghiên cứu về tiếp nhận văn học trung đạiViệt Nam trong sự tích hợp với lịch sử, có nghĩa là vận dụng lí thuyết tiếp

Trang 12

nhận văn học để tìm hiểu các tác phẩm văn chương trung đại, xem xét bối cảnh lịch sử chi phối sự ra đời của tác phẩm văn học và yếu tố ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm, đồng thời bối cảnh lịch sử còn là cầu nối từ quá khứ đến thực tiễn đời sống.

5.Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Lịch Sử Ở Các Trường THPT Tại Thành Phố Nam Định Trong Bối Cảnh Đổi Mới Giáo Dục

Tác Giả : Phạm Thị Thanh Thủy

Bài viết này tìm hiểu và phân tích thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Lịch sử ở các trường THPT tại Thành phố Nam Định để làm cơ sở đề xuất các biệp pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và giáo dục lịch sử địa phương trong trường THPT Theo tác giả bài viết, cán bộ quản lí các nhà trường có biệp pháp quản lí hoạt động dạy học một cách khoa học và phù hợp sẽ nâng cao được chất lượng dạy học môn Lịch sử, làm tốt công tác giáo dục lịch sử địa phương đáp ứng được các yêu cầu của dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh hiện nay

6 STORYMAP _ Công Cụ Giáo Dục Hữu Hiệu Trong Dạy Học Môn Lịch

Sử Ở Các Trường THPT

Tác Giả : Đoàn Nguyệt Linh

Storymap đã xuất hiện trong vài năm qua như một công cụ giảng dạy và học tập mạnh mẽ thu hút cả giáo viên và học sinh của họ Tuy nhiên, cho đến gần đây, rất ít sự chú ý đến một khung lí thuyết có thể được sử dụng

để tăng hiệu quả của công nghệ như một công cụ trong môi trường lớp học Trong bài viết này chúng tôi đề xuất cách sử dụng Storymap trong dạyhọc Lịch sử ở trung học phổ thông Khung lí thuyết, kiến thức nội dung sư phạm logic kĩ thuật (TPACK), được mô tả, như một khung lí thuyết sư phạm cho việc sử dụng Storymap trong dạy học

7 Hướng Dẫn Học Sinh Sử Dụng Sách Giáo Khoa Môn Lịch Sử Trong GiờNội Khóa Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực

Tác Giả : Lê Thị Thu Hương

Trang 13

Trong dạy học lịch sử, để phát triển năng lực học sinh, giáo viên có thể sử dụng nhiều biện pháp, trong đó hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa sẽ giúp các em phát triển các năng lực cần thiết như tư duy độc lập; năng lực tri giác và tưởng tượng; năng lực trình bày các vấn đề lịch sử; năng lực tự kiểm tra, đánh giá và rút ra những kết luận khoa học, Bài viếttập trung đề xuất các biện pháp hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa lịch sử trong giờ nội khóa như: sử dụng sách giáo khoa kết hợp với nghe giảng và ghi chép; khai thác phần chữ nhỏ và tìm từ khóa; khai thác kênh hình; trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử hiện nay.

8 Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Dạy Học Môn Lịch Sử, Tính Hiệu Quả Từ Việc Thực Hiện Chương Trình Nhà Trường Ở Trường THCS Và Trường THPT

Tác Giả : Lê Thị Thu

Bài viết nghiên cứu về tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Lịch sử ở Trường THSC&THPT Nguyễn Tất Thành theo định hướng phát triển năng lực học sinh Kết quả của quá trình nghiên cứu này chỉ rõ tầm quan trọng của đổi mới hình thức và phương pháp dạy học,đồng thời khẳng định tính hiệu quả của phát triển chương trình nhà trường đối với việc nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử trong nhà trường phổ

thông

9 Đổi Mới Kiểm Tra Đánh Giá Theo Hướng Tiệm Cận Năng Lực Học Sinh Trong Quá Trình Học Môn Lịch Sử Ở Trường THCS Và THPT Nguyễn Tất Thành

Tác Giả : Nguyễn Văn Ninh

Trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay thì

“Đổi mới kiểm tra, đánh giá được xác định là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục” Vì vậy, đổi mới kiểm tra, đánh giá là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Bài viết tập trung đề xuất các biện pháp để đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành

Trang 14

1.2 Thao Tác hóa khái niệm

_ Thực trạng là một danh từ trong tiếng Việt dùng để phản ánh sự thật

khách quan những gì xảy ra ở thời điểm hiện tại Khi đề cập đến thuật ngữ thực trạng là đang nói đến tình trạng thực sự đang diễn ra của một vấn đề thuộc một lĩnh vực nào đó trong xã hội, những vấn đề đó đang diễn ra và

đã diễn ra trong thời gian dài và diễn ra trên phạm vi rộng Thuật ngữ thực trạng nhằm ám chỉ những vấn đề xảy ra theo chiều hướng tiêu cực thay vì

là tích cực các vấn đề này có thể thuộc một lĩnh vực nào đó trong xã

hội.Thực trạng gồm những gì phản ánh đúng thực trạng thực tiễn, về trạng thái đã và đang xảy ra của sự vật, vấn đề hay con người tại một khoảng chừng thời hạn và khoảng trống nhất định

_ học tập là quá trình tiếp thu , tìm hiểu để có sự hiểu biết về kỹ năng tri thức cơ bản cho bản thân mình Học tập là không ngừng trau dồi bổ sung kiến thức mới , kinh nghiệm , giá trị , nhận thức hay sở thích và liên quan đến việc tổng hợp khác nhau Học tập và rèn luyện để có được sự hiểu biết cũng như trang bị cho bản thân những kỹ năng học hỏi , kinh nghiệm khác nhau Học là quá trình thay đổi lâu dài về hành vi , là kết quả của những trải nghiệm trong cuộc sống Học tập là quá trình nghiên cứu

chuyên sâu mở rộng các vấn đề lĩnh vực mà mình muốn biết Thông qua những hoạt động này chúng ta được trau dồi kiến thức tăng sự sáng tạo trítuệ và vận dụng được những điều đó cuộc sống xã hội

_Lịch sử là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ Lịch sử loài người

là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay, bao gồm cả lịch sử quá trình tương tác của con người với tự nhiên và quá trình con người tương tác với nhau

_Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ Khi nói về lịch sử, chúng ta thường tìm hiểu về những sự kiện, sự việc thuộc về quá khứ và

có liên quan đến xã hội loài người

_ Học sinh là những thiếu niên hoặc thiếu nhi trong độ tuổi đi học từ 6 đến

18 tuổi đang học tại các trường Tiểu học , trường Trung học Cơ Sở hoặc

Trang 15

trường Trung học Phổ Thông ,học sinh là đối tượng cần sự giáo dục của gia đình và nhà trường

Chương II Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

2.1 Tổ chức nghiên cứu

2.1.1• Không gian nghiên cứu :

Trường Trung học Phổ Thông Nguyễn Thị Giang là một ngôi trường đứng thứ hai trong tỉnh Vĩnh Phúc về quy mô cũng như mức độ hiện đại của ngôitrường này Mang trong mình một bề dày lịch sử thành lập tương đối dày ngôi trường đã từng bước đi qua và chinh phục những thứ hạng cao trong Tỉnh mà không phải bất kỳ ngôi trường nào trong Tỉnh cũng có thể đạt được Hơn thế nữa môi trường có một môi trường hết sức thuận lợi trong việc học tập của các bạn học sinh khi nằm trên một địa bàn khá yên tĩnh , vắng vẻ , không ồn ào , tấp nập Ngôi trường sở hữu cho mình một hệ thống sở vật chất vô cùng là hiện đại và thông minh để có thể phục vụ một cách tốt nhất cho các bạn học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện Thêm một yếu tố vô cùng là quan trọng đó chính là ngôi trường có một đội ngũ cán bộ giáo viên vô cùng là tài giỏi và giữ vai trò cốt cán trong địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc với trình độ kinh nghiệm và chuyên môn cao của mình các thầy cô đang hàng ngày dìu bước , dẫn dắt các bạn học sinh trong trường tiếp tục chinh phục những thứ hạng cao trong Tinh và gặt hái được nhiều thành công hơn nữa Ngôi trường Trung học Phổ Thông Nguyễn Thị

Giang được coi là một ngôi trường hội tụ khá đầy đủ những tiêu chuẩn cầnthiết Bởi vậy đối tượng Mở bài nghiên cứu hướng đến là những bạn học sinh trong trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Giang

2.1.2• Khách thể nghiên cứu :

Điểm đầu vào của trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Giang mỗi nămđều nằm ở mức độ khá cao , nên những bạn học sinh đều là những bạn đãvượt qua kỳ thi một cách rất xuất sắc và vô cùng chăm chỉ lại siêng năng , cần cù ,ham học hỏi , và tự tìm tòi những kiến thức mới , hơn thế nữa các bạn lại vô cùng ngoan ngoãn và rất tự tin khi được chia sẻ những quan

Trang 16

điểm của mình về 1 vấn đề hay khía cạnh nào đó Đó cũng chính là một lợi thế lớn của trường

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu

2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

•Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp phỏng vấn , viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ôtương ứng theo một quy ước nào đó

•Nghiên cứu được thực hiện với ba khối học sinh trong trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Giang bằng việc tạo bảng hỏi trên Google form , sau

đó được truyền tải đến các bạn qua các trang mạng xã hội phổ biến để các

em học sinh trong trường có thể chia sẻ quan điểm của chính mình

•Bảng hỏi gồm 2 phần Phần 1 gồm những thông tin chung liên quan đến một số lý lịch của các bạn học sinh cũng như thông tin sơ khai cho bài nghiên cứu Phần 2 là nội dung khảo sát gồm thực trạng học tập của các bạn học sinh và quan điểm của các bạn trên nhiều khía cạnh khác nhau đối với môn lịch sử , rồi những yếu tố ảnh hưởng tác động đến quá trình

và kết quả học tập của các bạn , sau đó tìm ra những phương pháp học tập hiệu quả và đề xuất một số giải pháp

2.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

•Phương pháp phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại, trao đổi được lặp đilặp lại giữa người phỏng vấn (nhà nghiên cứu) và người tham gia phỏng vấn (người trả lời) nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người trả lời qua chính những quan điểm, ngôn ngữ của người đó

• Đối với phương pháp phỏng vấn sâu , em đã được sự hỗ trợ của các bạnhọc sinh trường Trung học Phổ Thông Nguyễn Thị Giang trong việc nhận lời phỏng vấn và trình bày các quan điểm của mình vô cùng là rõ ràng và

Trang 17

thẳng thắn Từ đó em đã thu thập được những thông tin vô cùng là hữu ích

và quan trọng để có thể phục vụ cho bài nghiên cứu của mình

2.2.4 Phương pháp quan sát

•phương pháp quan sát là 1 phương pháp nghiên cứu định tính phương pháp này được thực hiện bằng cách quan sát có mục đích , có kế hoạch trong các hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập dữ liệu đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự vật hiện tượng đó

• Qua việc quan sát trực tiếp bằng mắt và quan sát gián tiếp bằng tai về thực trạng học tập môn lịch sử của các bạn học sinh em đã thu thập được những thông tin vô cùng là cần thiết và quan trọng để phục vụ cho bài nghiên cứu của mình

•Các hình thức quan sát mà em thực hiện : quan sát tự nhiên , quan sát công khai , quan sát trực tiếp , quan sát gián tiếp , quan sát có chuẩn bị , quan sát một nhóm người , quan sát do con người , quan sát bằng bằng thiết bị

Chương III Kết quả nghiên cứu

Kết quả 1 : Thông tin cá nhân và thông tin chung

Trang 18

Nghiên cứu được khảo sát thông qua ba khối đó là khối 10 khối 11 khối 12 của trường Trung học Phổ Thông Nguyễn Thị Giang ,tỉnh Vĩnh Phúc qua quan sát biểu đồ ta nhận thấy được khối 10 chiếm 23% , tiếp đó là khối 11 chiếm 27% và sự tham gia của các bạn khối 12 lên tới 50% trong đó tham gia nghiên cứu ít nhất là các bạn khối 10 và sự tham gia nghiên cứu của các bạn lớp 12 là đông nhất.

Trang 19

Theo khảo sát thì các bạn nữ tham gia đông nhất chiếm 55% tiếp đó là cácbạn nam chiếm 40% và các bạn thuộc giới tính khác là 5% Khảo sát có

sự đa dạng về giới tính góp phần làm cho bài nghiên cứu khách quan hơn

Trang 20

Nghiên cứu còn khảo sát về sự yêu thích môn lịch sử của các bạn học sinhtrường Trung học Phổ Thông Nguyễn Thị Giang kết quả khảo sát cho thấy

số lượng học sinh yêu thích môn học này chiếm 85% Bên cạnh đó số lượng học sinh không yêu thích môn học này chiếm đến 15% Đại đa số các bạn học sinh trong trường đều yêu thích môn học này

Kết quả 2 : Thực trạng học tập môn lịch sử của học sinh

_Thực trạng sử dựng sách giáo khoa trong quá trình học tập môn lịch sử của học sinh

Trang 21

•Qua quan sát biểu đồ về sự chuẩn bị bài của các bạn học sinh trong việc đọc sách giáo khoa trước mỗi giờ học ta có thể thấy được số lượng các bạn đọc sách giáo khoa trước mỗi giờ học là 15% trong khi đó số lượng các bạn không đọc sách giáo khoa trước mỗi giờ học lên tới 85% Đa phầncác bạn không đọc sách giáo khoa trước mỗi giờ học Lý giải về nguyên nhân trên ta có thể thấy được sách giáo khoa lịch sử chung của nước ta vẫn tồn tại một số bất cập lớn như cấu trúc bố cục của các bài viết trong những bài học vẫn rất cứng nhắc khô khan ,ít độc đáo ,chưa phát triển được tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ giáo viên trong việc giảng

dạy ,truyền tải kiến thức đến các bạn học sinh các hệ thống về hình ảnh bài tập trong những trang sách vẫn còn nghèo nàn và không được sáng tạo bởi vậy khá hạn chế trong việc khơi gợi mức độ hứng thú của các bạn học sinh trong việc đọc sách trước mỗi giờ học

Trang 22

•Kết quả khảo sát về tầm quan trọng của sách giáo khoa lịch sử đối với quá trình học tập cho thấy : Đại đa số các bạn đều đồng tình với những ý kiến mà bài nghiên cứu đưa ra Ở ý kiến thứ nhất sách giáo khoa chứa đựng kiến thức nền tảng có tới 85% ý kiến các bạn đồng ý và 15% ý kiến các bạn rất đồng ý Ở yếu tố thứ hai sách giáo khoa rất quan trọng đại đa

số các bạn đều đồng ý với 85% , tuy nhiên vẫn có những bạn rất không đồng ý con số này chiếm 5% và 10% là các bạn rất đồng ý Ở yếu tố thứ

ba sách giáo khoa không quan trọng lắm thì kết quả thu được khá đồng đều khi các bạn đều chọn 100% là phương án rất không đồng ý Ở yếu tố thứ tư sách giáo khoa chứa đựng những kiến thức cơ bản để bạn có thể học nâng cao thì kết quả thu được 75% là các bạn đồng ý và 25% các bạn rất đồng ý Ở yếu tố cuối cùng sách giáo khoa giúp chúng ta ôn tập củng

cố hệ thống lại những kiến thức đa phần các bạn đều đồng ý và ý kiến này chiếm tới 90% và 10% là các bạn rất đồng ý Qua kết quả khảo sát ta có thể thấy được đa phần các bạn học sinh đều đồng ý về tầm quan trọng củasách giáo khoa đối với quá trình học tập Bởi trong quá trình học tập môn lịch sử sách giáo khoa giúp phát triển năng lực của các bạn học sinh khi

Ngày đăng: 11/06/2024, 09:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w