1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp để học sinh yêu thích bộ môn lịch sử lớp 9 ở trường thcs ban công bá thước

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,14 MB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HỌC SINH YÊU THÍCH BỘ MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS BAN CÔNG, BÁ THƯỚC” Người thực hiện: Lê Văn Lương Chứ

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HỌC SINH YÊU THÍCH BỘ MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS BAN CÔNG, BÁ THƯỚC”

Người thực hiện: Lê Văn Lương Chức vụ: Phó Hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường THCS Ban Công SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử

Bá Thước, tháng 4 năm 2024

Trang 2

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3

2.4 Các giải pháp

2.4.1 Giải pháp thứ nhất: Áp dụng CNTT vào quá trình soạn

2.4.2

Giải pháp thứ hai: Tham mưu cho nhà trường, Hôi cha mẹ

HS Tổ chức cho học sinh tham quan, học tập các di tích lịch

sử trên địa bàn huyện Bá Thước.

5

2.4.3 Giải pháp thứ ba: Thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học

2.4.4 Giải pháp thứ tư: Sử dụng mẩu chuyện Lịch sử trong dạy học môn Lịch sử lớp 9. 13-14

Trang 3

1 Mở đầu

Trong thời đại ngày nay không một quốc gia nào duy trì sự phát triển bềnvững trở thành quốc gia tiên tiến mà thiếu sự đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đàotạo một cách tích cực Sự phồn thịnh của một quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ phụthuộc vào khả năng học tập, nhân tài của quốc gia đó

Tri thức khoa học phải thông qua quá trình giáo dục và tự giáo dục để đếnvới mỗi con người phải giáo dục đào tạo là lĩnh vực thuộc cơ sở hạ tầng kinh tế xãhội, giữ vị trí trọng yếu trong sự phát triển của cả nước Đó là kết luận có tính lịch

sử và thực tiễn, xu thế chung của thời đại ngày nay trên thế giới là lấy sự phát triểnnhân tố con người, vì con người là nguồn nhân tài, là nhân tố cơ bản quyết định sựphát triển nhanh bền vững

Đảng ta đã khẳng định con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sựphát triển xã hội Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước yêu cầu giáodục phải đi trước một bước, đón đầu nhằm "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài" [1] đây cũng chính là trọng trách của ngành giáo dục - đào tạonói chung, của mỗi cơ sở giáo dục nói riêng Không những chăm lo phát triển chấtlượng đại trà mà còn phải thường xuyên phát hiện bồi dưỡng học sinh có năngkhiếu (nguồn nhân tài) Trong tình hình hiện này mỗi nhà trường cần phải làm tốtviệc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, tạo nguồn bồi dưỡng nhân tài tương lai,không chỉ tạo nên vị thế người thầy, nhà trường, nâng cao uy tín để làm tốt xã hộihoá giáo dục, mà còn đáp ứng đòi hỏi có tính bức xúc của sự phát triển kinh tế xãhội hiện nay, góp phần to lớn thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội XIII của Đảngta

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” [2]

Đúng thực vậy, môn Lịch sử có vai trò rất quan trọng đối với việc giáo dụcnhững kiến thức về lịch sử quê hương, lịch sử dân tộc và nhân loại, nâng cao trình

độ văn hoá và giáo dục ý thức truyền thống, lòng yêu nước cho học sinh (HS)

Ở các trường THCS nói chung, đa số học sinh còn lười học và chưa có sựsay mê môn học Lịch sử, ngay cả khi hỏi đến những mốc quan trong nhất của lịch

sử dân tộc nhiều em cũng không trả lời được, khi được giải đáp về câu hỏi đó thìcũng không hiểu gì về sự kiện lịch sử ấy

Việc gây hứng thú học tập cho học sinh nói chung, giúp học sinh yêu thíchmôn Lịch sử nói riêng không phải lúc nào cung được chú ý thường xuyên Đâykhông phải là vấn đề mới nhưng để thực hiện tốt không dễ Làm thế nào để họcsinh yêu thích môn Lịch sử? Làm thế nào để Lịch sử trở thành bộ môn được họcsinh coi trọng như các môn học khác chính là vấn đề đặt ra với mỗi giáo viên mỗitrường học, mỗi cấp học hiện nay Bởi vậy trong khuôn khổ sáng kiến kinh

Trang 4

nghiệm này tôi mạnh dạn đặt ra vấn đề và bước đầu đề xuất ra những biện phápnhằm nâng cao chất lượng giờ học Lịch sử cũng như giúp học sinh yêu thích mônhọc này hơn nữa

Vì những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp để học sinh

yêu thích bộ môn lịch sử lớp 9 ở trường THCS Ban Công, Bá Thước”

1.1 Lý do chọn đề tài

1.2 Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm giúp

HS yêu thích bộ môn Lịch sử lớp 9 tại trường THCS Ban Công

1.3 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứutổng hợp các giải pháp và cách thức thực hiện nhằm giúp HS yêu thích bộ mônLịch sử lớp 9 tại trường THCS Ban Công

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) tôi đã sử dụng các phươngpháp (PP) nghiên cứu sau: PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; PP điều trakhảo sát thực tế, thu thập thông tin; PP thống kê, xử lý số liệu

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Dân tộc Việt Nam có lịch sử từ lâu đời, với quá trình hàng nghìn năm dựngnước và giữ nước Nhân dân ta không chỉ có truyền thống yêu nước anh hùng màcòn có kinh nghiệm phong phú, quý báu về việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, vềviệc rút ra bài học quá khứ cho cuộc đấu tranh và lao động trong hiện tại Kiếnthức lịch sử góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, trở thành vũ khí

sắc bén trong công cuộc dựng nước và giữ nước Ngày nay, “cùng với quá trình quốc tế hóa ngày càng mở rộng thì trở về nguồn cũng là một trong những xu thế chung của các dân tộc trên thế giới Với chúng ta, đó chính là sự tìm tòi, phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm của xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp, hướng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” (theo nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười) [6]

Chất lượng bộ môn Lịch sử được đánh giá không phải bằng việc ghi nhớnhiều sự kiện mà cần hiểu đúng lịch sử Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã

từng viết: “Lịch sử đâu phải là một chuỗi sự kiện để người viết sử ghi lại, rồi người giảng sử đọc lại, người học sử học thuộc lòng” Điều quan trọng là qua học tập, “chúng ta thấy được cái gì qua các thời đại lịch sử và từ đó chúng ta rút ra được kết luận gì, bài học gì C Mác- một nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin

đã vũ trang cho chúng ta một phương pháp luận đúng đắn để nghiên cứu lịch sử,

để rút ra những kết luận có ý nghĩa quan trọng thiết thực”[7] Đây chính là cơ sở

để những người quan tâm đến sử học và những thầy cô giáo giảng dạy môn lịch sử

Trang 5

cần nhận thức đúng, sâu sắc, ý nghĩa, vị trí đúng của bộ môn Lịch sử ở trườngTrung học cơ sở và tìm ra những phương pháp để nâng cao chất lượng bộ môn, thuhút được nhiều học sinh ham thích học lịch sử và học giỏi lịch sử

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Thực trạng chung

Đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hoá Trong bốicảnh đó, đặt ra những yêu cầu mới đối với phẩm chất và năng lực của người laođộng, đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện Để đáp ứng được yêu cầunày, cần phải nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻlòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu quê hương gia đình, lòng biết ơn, lòngnhân ái, tinh thần hiếu học, biết kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống tốtđẹp của dân tộc

Mục tiêu của bộ môn Lịch sử nhằm góp phần vào việc đào tạo con ngườiViệt Nam phát triển toàn diện Trong quá trình hội nhập, môn Lịch sử, đặc biệt làlịch sử dân tộc rất cần được coi trọng để giúp thế hệ trẻ hình thành nhân cách, bảnlĩnh con người, để giữ gìn bản sắc dân tộc Nhưng thực trạng việc dạy và học lịch

sử ở trường phổ thông hiện nay đang ở mức “báo động đỏ”, kiến thức của học sinh

về môn lịch sử quá kém, dư luận xã hội đang rất quan tâm vấn đề này

Tại trường THCS Ban Công, nơi tôi vào nhận công tác tứ năm 2020, vớicương vị Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tôi trực tiếp giảng dạy lịch sửlớp 8 và lớp 9 theo quy định 4 tiết/tuần1 và đảm nhận công tác bồi dưỡng HSG cấphuyện cho trường cũng như phụ trách đội tuyển HSG cấp tỉnh cho huyện Nhữngngày đầu mới nhận nhiệm vụ giảng dạy và ôn luyện thì tôi cảm nhận HS rất thờ ơvới môn Sử Do vậy tôi đã tiến hành khảo sát và kết quả như sau:

Bảng 1: Bảng khảo sát độ hứng thú của HS lớp 9

T

Không yêu thích Yêu thích

Rất yêu thích

2.2.2 Nguyên nhân của thực trạng

Nguyên nhân quan trọng hàng đầu và trước tiên là sự đối xử không côngbằng đối với môn lịch sử trong chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục phổthông, trong khi chúng ta đều biết và đều coi Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa là nhữngmôn khoa học có vị trí vai trò ngang nhau ở các cấp học phổ thông thì thời gian

1 Hiện nay, theo quy định tại khoản Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT có quy định phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần.

Trang 6

học môn lịch sử chỉ được bố trí từ 1-1,5 tiết/ tuần trong khi môn Văn, Toán là 4đến 5 tiết/tuần Hay là trong nhà trường hạn chế tối đa môn Toán, Văn có tiết 5trong mỗi buổi học thay vào đó là môn Sử, GDCD…Sự đối sử bất bình đẳng đókéo dài trong nhiều năm dần dần làm nảy sinh trong thầy cô và học trò một lối ứng

xử ngầm phi văn bản là xem môn Sử là môn học phụ

Nguyên nhân thứ hai ảnh hưởng rất lớn đến việc học môn lịch sử giảm sút

là chế độ thi cử Các trường Đại học quân sự trước đây bắt buộc thi môn lịch sử,những năm gần đây đã bỏ hẳn Các trường Đại học An Ninh ngày trước cũng bắtbuộc thi môn Lịch sử giờ đây chỉ còn một ít chỉ tiêu khối tổ hợp C còn lại nhườngchỗ cho khối tổ hợp A các trường Luật, Báo chí, Văn Hóa trước đây thi khối Chiện nay chỉ tiêu tổ hợp khối A, D còn nhiều hơn Thi đầu vào cấp III, ngoài đầuvào Toán, Văn là bắt buộc thì môn thứ ba rơi tự do nhưng môn Sử ở tỉnh ThanhHóa tôi thấy chỉ được thi năm đầu tiên (2006), từ đó tới nay không thấy “gắpthăm” được môn Sử nữa Chính vì vậy qua tiếp xúc trao đổi với học sinh, tìm hiểutâm tư, nguyện vọng của các em cũng như các bậc phụ huynh tôi hiểu rằng: khôngphải các em không thích học mà là không muốn học các môn khoa học xã hội chứkhông riêng gì môn Lịch sử đơn giản chỉ vì các môn học này không phải làphương tiện để giúp các em kiếm sống dễ dàng trong xã hội ngày nay

Nguyên nhân thứ ba có thể nói xuất phát chủ yếu từ 2 nguyên nhân trước

Đó là hầu hết giáo viên dạy môn Lịch sử cấp THCS đều được đào tạo 2 chuyênmôn như Văn – Sử; Sử – GDCD Chính vì thế những giáo viên này đều chútrọng vào môn Ngữ văn Mặt khác thái độ “phân biệt” với môn Lịch sử dẫn đến tiếtdạy ít được đầu tư nên không gây hứng thú với học sinh Từ đó kết quả bộ mônthấp là không thể tránh khỏi

Nguyên nhân thứ tư: Cách viết sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 9 theoCTGDPT 20062 chưa thực sự hấp dẫn với người học bởi lối viết dài, cứng nhắc,quá nhiều sự kiện

Một nguyên nhân nữa khiến học sinh chưa yêu thích học môn Lịch sử làcông tác tuyên truyền trong và ngoài nhà trường chưa thực sự quan tâm mạnh mẽ

Đa số các trường đều chưa tổ chức cho học sinh tham quan thực tế, các buổi ngoạikhóa tìm hiểu kiến thức lịch sử, do đó mà hầu hết các em đều “quay lưng” với mônhọc này

2.4 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề

2.4.1 Giải pháp thứ nhất: Áp dụng CNTT vào quá trình soạn giảng

Ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy đã góp phần tích cực trong việcđổi mới phương pháp dạy học, nó mang đến cho học sinh những hình ảnh trựcquan rất sinh động, những liên hệ thực tế lí thú, giúp học sinh hứng thú học tập

2 Năm học 2024-2025 mới áp dụng đối với lớp 9 theo CTGDPT 2018

Trang 7

Công nghệ thông tin được xem như một công cụ dạy học hiện đại, công cụ này rấthiệu lực, nhưng vẫn không phủ nhận vai trò của người thầy, nếu ta ứng dụng hợp

lí, có sự kết hợp tốt với phương pháp dạy học truyền thống sẽ mang lại hiệu quảcao

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử đã thể hiện mối quan

hệ biện chứng về con đường nhận thức của học sinh đi từ “trực quan sinh động”đến “tư duy trừu tượng” Ở đây, nhờ được quan sát những hình ảnh sinh động,được nghe giảng của giáo viên mà học sinh tiếp thu bài tốt hơn, khắc sâu kiến thứcbài học tốt hơn Về điểm này, nhiều nhà giáo dục lịch sử đã nhấn mạnh: “Nội dungcủa các hình ảnh lịch sử, của bức tranh quá khứ càng phong phú bao nhiêu thì hệthống khái niệm mà học sinh thu nhận được càng vững chắc bấy nhiêu” Đồngthời, việc sử dụng những loại đồ dùng trực quan có liên quan đến phương tiện kĩthuật hiện đại không chỉ góp phần tạo biểu tượng lịch sử cụ thể cho học sinh, miêu

tả bề ngoài sự kiện, mà còn đi sâu vào bản chất sự kiện lịch sử

Luôn đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là áp dụng CNTT vào quá trìnhgiảng dạy: Tận dụng hiệu quả công nghệ thông tin và sử dụng một số đồ dùng trựcquan trong một số chuyên đề một cách cụ thể phù hợp để làm cho những buổi lênlớp trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn Thay thế giáo án giảng dạy từ Word sangPowerPoint, trong đó ưu tiên sử dụng qua kênh hình, biểu đồ, sơ đồ đặc biệt là sửdụng các video sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, khó quên hơn, nhớlâu hơn bởi ấn tượng của các hình thức đó được hằn sâu và lưu nhớ vào bộ não,giúp học sinh phát triển tư duy

2.4.1.1 Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học

Hiện nay, trên thế giới người ta phân biệt rõ ràng 2 hình thức ứng dụngCNTT trong dạy và học, đó là Computer Base Training, gọi tắt là CBT (dạy dựavào máy tính), và E-learning (học dựa vào máy tính) Trong đó:

- CBT là hình thức GV sử dụng máy vi tính trên lớp, kèm theo các trang

thiết bị như máy chiếu (hoặc màn hình cỡ lớn) và các thiết bị multimedia để hỗ trợtruyền tải kiến thức đến HS, kết hợp với phát huy những thế mạnh của các phầnmềm máy tính như hình ảnh, âm thanh sinh động, các tư liệu phim, ảnh, sự tươngtác người và máy

- E-learning là hình thức HS sử dụng máy tính để tự học các bài giảng mà

GV đã soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phim về các tiết dạy của GV, hoặc có thể traođổi trực tuyến với GV thông mạng Internet Điểm khác cơ bản của hình thức E-learning là lấy người học làm trung tâm, người học sẽ tự làm chủ quá trình học tậpcủa mình, người dạy chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc học tập cho người học

Như vậy, có thể thấy CBT và e-learning là hai hình thức ứng dụng CNTTvào dạy và học khác nhau về mặt bản chất:

Trang 8

+ Một bên là hình thức hỗ trợ cho GV, lấy người dạy làm trung tâm và cơbản vẫn dựa trên mô hình lớp học cũ (CBT)

+ Một bên là hình thức học hoàn toàn mới, lấy người học làm trung tâm,trong khi người dạy chỉ là người hỗ trợ (E-learning )

2.4.1.2 Sử dụng các bài giảng điện tử trong giảng dạy

Từ nhiều năm nay, trong các nhà trường đã sử dụng tương đối phổ biến môhình giảng dạy sử dụng bài giảng điện tử cùng với các trang thiết bị khác như máytính, máy chiếu (projector), Bài giảng điện tử và các trang thiết bị này có thể coi

là những công cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụdạy học khác từ truyền thống (tranh vẽ, bản đồ, mô hình, ) đến hiện đại (cassette,

ti vi, đầu video ) Hơn nữa, nếu các bài giảng điện tử được đầu tư xây dựng cẩnthận thì sẽ đem lại hiệu quả hơn hẳn, tạo được sự hấp dẫn và HS có thể tiếp thu bàigiảng dễ dàng hơn

Khác với các phần mềm giáo dụckhác, bài giảng điện tử khôngphải là phần mềm dạy học, nóchỉ trợ giúp cho việc giảng dạycủa GV (đối tượng sử dụng là

GV, không phải là HS) Chính vìvậy, việc truyền đạt kiến thứcvẫn dựa trên giao tiếp thầy-trò,chứ không phải giao tiếp máy-người Mặt khác, vì GV là ngườitrực tiếp điều hành việc sử dụngphần mềm nên có thể khai tháctối đa được những kiến thức cầnchuyển tải trong phần mềm, tuỳthuộc vào trình độ của HS vàphương pháp giảng dạy của GV

Việc sử dụng các bài giảng điện tử sẽ tăng hiệu quả đáng kể đối với các tiếtdạy của GV Có thể nói đó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy họctruyền thống và của các công nghệ hiện đại Để soạn các bài giảng điện tử, hiệnnay GV được khuyến khích học và sử dụng các phần mềm:

Microsoft Powerpoint: Phần mềm cho phép soạn các bài trình chiếu hấp

dẫn để làm bài giảng điện tử Powerpoint có thể sử dụng được các tư liệu ảnhphim, cho phép tạo được các hiệu ứng chuyển động khá hấp dẫn và chọn các mẫugiao diện đẹp

Trang 9

Phần mềm Violet: Dùng cho GV có thể tự thiết kế và xây dựng được những

bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, để trợ giúp cho các giờ dạy học trên lớp (sửdụng với máy chiếu projector hoặc ti vi), hoặc để đưa lên mạng Internet Tương tựnhư Powerpoint nhưng Violet có nhiều điểm mạnh hơn như giao diện tiếng Việt,

dễ dùng, có những chức năng chuyên dụng cho bài giảng như tạo các loại bài tập,chức năng thiết kế chuyên cho mỗi môn học, và đặc biệt là khả năng gắn kết đượcvới các phần mềm công cụ khác

Macromedia Flash: Đây là phần mềm cho phép vẽ hình, tạo ra hình ảnh

động, các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, lập trình tạo ra các hoạt động môphỏng và tương tác sinh động, hấp dẫn Để sử dụng tốt Flash đòi trình độ người sửdụng cũng phải ở mức khá và phải thực hành nhiều Thông thường không dùngFlash để tạo cả một bài giảng vì nó sẽ tốn khá nhiều công sức, mà chỉ dùng để tạo

ra các tư liệu rồi kết hợp với Violet hoặc Powerpoint để tạo thành một bài giảnghoàn chỉnh

Ngoài ra, trong quá trình soạn bài, GV sử dụng các công cụ tìm kiếm trênInternet Trang web của Trung tâm hỗ trợ GV (http://giaovien.net) là nơi cung cấpnhiều công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho GV trong quá trình soạn các bài giảng điện tử

có chất lượng cao

2.4.1.3 Sử dụng Internet trong việc tìm kiếm các thông tin trực tuyến

Internet chính là một thư viện không lồ, là nơi lưu chứa tri thức của toànnhân loại với hàng tỷ tư liệu và các bài viết của mọi lĩnh vực và luôn được cập nhậttừng ngày, từng giờ Vấn đề quan trọng và bắt buộc đối với giáo viên là phải biếtkhai thác nguồn tài nguyên phong phú trên Internet để làm tốt việc ứng dụngCNTT trong dạy học

Có 2 phương pháp để khai thác các thông tin phục vụ cho việc giảng dạy:

- Truy cập các thư viện tài nguyên trực tuyến

khoa toàn thư khổng lồ, do hàng chục triệu tình nguyện viên trên thế giới đóng gópxây dựng Có thể tìm ở đây từ các kiến thức khoa học phổ thông đến các nghiêncứu khoa học chuyên ngành, tìm hiểu về tiểu sử những người nổi tiếng cho đếnnhững vấn đề thời sự được cập nhật hàng ngày v.v

có thể dễ dàng tìm được những tư liệu phim phù hợp với mục đích dạy học Ở ViệtNam cũng có trang chia sẻ video riêng ở địa chỉ Clip.vn

tư liệu phim, ảnh, flash phục vụ cho giáo dục và đào tạo của người Việt Nam

Trang 10

+ Thư viện bài giảng điện tử (http://baigiang.violet.vn): Đây là trang webcho phép GV chia sẻ các bài giảng và giáo án của mình, đồng thời tham khảo cácbài giảng và giáo án của rất nhiều GV khác trên cả nước.

Thư viện tư liệu giáo dục và Thư viện bài giảng điện tử là các hệ thống mở,không những giúp GV có thể download các tư liệu dạy học và các bài giảng mẫu

mà còn cho phép GV có thể đưa các tư liệu và bài giảng của mình lên để chia sẻvới mọi người Việc sử dụng các hệ thống mở như trên hiện nay đang là xu hướngtất yếu của ngành CNTT, với những ưu điểm vượt trội là: Hoàn toàn miễn phí; Có

hệ thống dữ liệu khổng lồ vì là do cộng đồng cùng xây dựng; Luôn được cập nhậtthường xuyên, từng ngày, từng giờ; Các tư liệu cũng như bài giảng có chất lượngcao vì được chọn lọc và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau

- Sử dụng các dịch vụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Baamboo, Monava (http://google.com.vn,http://yahoo.com.vn,http://baamboo.com http://monava.com)

2.1.1.4 Trao đổi chuyên môn, chia sẻ tài nguyên trên các mạng xã hội

Khi kết nối mạng Internet, GV không chỉ có thể tìm thấy ngay những kiếnthức, nhưng tài nguyên mình cần mà còn có thể chia sẻ, trao đổi thông tin vớinhau Hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau đơn giản nhất là phổ biến nhấthiện nay là thông qua các diễn đàn (forum) trên mạng

Diễn đàn lớn nhất Việt Nam về giáo dục là trang diễn đàn Mạng giáo dụccủa Bộ GD&ĐT (http://diendan.edu.net.vn) trong đó trao đổi về mọi vấn đề liênquan đến giáo dục như giảng dạy, quản lý giáo dục, các cuộc vận động, các chínhsách mới của Bộ GD&ĐT Ngoài ra còn có Diễn đàn GV trong hệ thống thư việntrực tuyến của Violet (http://diendan.violet.vn)

Một hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin khác nữa trên Internet là tham giacác mạng xã hội Ở các mạng này, mỗi người có thể xây dựng các blog (có thể coi

đó là những trang web cá nhân) cho mình Với các blog được tạo, GV có thể: lưutrữ các tư liệu, bài giảng, tài liệu tham khảo môn học; chia sẻ các kinh nghiệmtrong dạy học và trong cuộc sống, bạn bè đồng nghiệp có thể vào xem các blog củanhau và gửi lên ý kiến của mình; tổ chức việc dạy học thông qua blog; tổ chức cácdiễn đàn về một số chủ đề giáo dục; ngoài ra blog cũng là nơi GV khắp nơi trong

cả nước có thể giao lưu, kết nghĩa với nhau

2.4.1.4 Áp dụng CNTT vào một bài dạy cụ thể: Phụ lục 1

2.4.2 Giải pháp thứ hai: Tham mưu cho nhà trường, Hôi cha mẹ HS tổ chức cho học sinh tham quan, học tập các di tích lịch sử trên địa bàn huyện

Bá Thước

Cách hay nhất để giúp trẻ yêu thích và biết trân trọng lịch sử dân tộc cũngnhư nhân loại chính là cho trẻ đi thực tế để tìm hiểu và khám phá các di tích lịch

sử

Trang 11

Trên địa bàn huyện Bá Thước có rất nhiều di tích lịch sử để HS được trải nghiệm, tham quan Chính vì vậy, mỗi giáo viên lịc sử nên chủ động tham mưu vớilãnh đạo nhà trường cùng với Hội cha mẹ HS để tổ chức cho HS tham quan học tập mỗi năm ít nhất 1 di tích lịch sử Nếu trường hợp không thể tổ chức được thì

GV tìm hiểu kĩ các di tích và giới thiệu cho HS tham quan qua các đoán video, tài liệu đã chuẩn bị trước trên các giờ lên lớp Sau đây là các di tích lịch sử3 được công nhân cấp tỉnh và cấp quốc gia trên địa bàn huyện Bá Thước mà mỗi GV dạy lịch sử nên đặt chân đến 1 lần để khám phá

2.4.2.1 Di tích đồn Cổ Lũng, sân bay Cổ Lũng (xã Cổ Lũng)

Đồn Cổ Lũng đã gắn liền với những sự kiện lịch sử trong cuộc kháng chiếnchống Pháp ở miền Tây Thanh Hoá Hiện tại, nơi đây vẫn còn nhiều dấu tích củacác công sự chiến đấu, hệ thống giao thông hào, lũy tre tường thành, ụ súng và cácnền móng của nhà ở, nhà kho của sỹ quan chỉ huy Pháp sử dụng trong thời gianchúng chiếm đóng cũng như những tội ác của chúng đã gây ra Tháng 1-2005, Đồn

Cổ Lũng được công nhận và xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh

3 Hiện nay, toàn huyện có hơn 55 di tích, với nhiều loại hình phong phú như: Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, khảo cổ học; số lượng di tích cấp tỉnh được xếp hạng đến nay là 9 di tích, gồm: Mái Đá Điều (xã Hạ Trung), hang Cổ sinh làng Tráng (thị trấn Cành Nàng), hang Thiết Ống (xã Thiết Ống), hang Bụt – hang nước (xã Điền Hạ), hang cá Văn Nho (xã Văn Nho); Đồn, Sân bay Cổ Lũng (xã Cổ Lũng), thác Muốn (xã Điền Quang), thác Hiêu (xã Cổ Lũng), Đền thờ Quận công Hà Công Thái (xã Điền Trung)

Trang 12

Hình: Nhà bia liệt sĩ vinh danh những anh hùng đã ngã xuống trong trận quyết chiến với quân Pháp năm 1949 được xây dựng bên đồi Co chó, xã Cổ Lũng

2.4.2.2 Di tích khảo cổ học Mái Đá Điều (xã Hạ Trung)

Trang 13

Mái Đá Điều đã được UBND tỉnhThanh Hóa công nhận là di tích khảo

cổ học vào năm 2005 Ðây là một ditích được phát hiện năm 1984 (thuộc

xã Hạ Trung, huyện Bá Thước), chỉtrong 4m2 hố thám sát đã thu đượchơn 300 hiện vật thuộc thời đại đồ đá

cũ Trong các năm 1986 - 1989, dotầm quan trọng của di tích này, cácnhà khảo cổ học Việt Nam đã hợp tácvới các nhà khảo cổ học Bulgaria tiếnhành khai quật 3 lần Kết quả thu đượchàng ngàn hiện vật đá gồm công cụkiểu văn hoá Sơn Vi, bàn nghiền vànhiều nhất là mảnh tước, với bốn công

cụ bằng xương thú Ðặc biệt, tại đây

2.4.2.3 Di tích lịch sử hang Dong (Thôn Cốc xã Thiết Ống)

Hang Thiết Ống (hang Dong) là nơi Ông

Tống Duy Tân, thủ lĩnh trong phong trào Cần

Vương dùng để làm căn cứ chống giặc Pháp

xâm lược Di tích nằm ở phía nam thuộc địa

phận thôn Cốc xã Thiết Ống, huyện Bá

Thước Từ đường Quốc lộ 217, đi đến hang

di tích lịch sử hang Tống Duy Tân khoản 5

km Hang là nơi thủ lĩnh Tống Duy Tân ẩn

nấp, có diện tích 130 m2, hang trên là binh sĩ

canh gác có diện tích 120 m.2Hang được

công nhân Di tích cấp tỉnh năm 2006 (QĐ

số 166/QĐ-UBND ngày 12/01/2006 của Chủ

tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w