1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài quan điểm của đảng và nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia

16 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Của Đảng Và Nhà Nước Ta Về Xây Dựng Và Bảo Vệ Chủ Quyền Lãnh Thổ, Biên Giới Quốc Gia
Tác giả Đào Tuyết Nhi
Người hướng dẫn Trần Trọng Thủy
Trường học Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
Chuyên ngành Giáo Dục Thể Chất – Giáo Dục Quốc Phòng & An Ninh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 147,03 KB

Nội dung

của đất nước, tạo khoảng không gian cần thiết giúp kiểm soát rõ rệt việctiếp cận lãnh thổ trên đất liền. Về nội bộ trong nước, chiến lược nâng cao về sự hợp tác phối hợp, thốngnhất ý ki

Trang 1

BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT – GIÁO DỤC QUỐC

PHÒNG & AN NINH

HỌC PHẦN LÝ THUYẾT GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI

Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về xây dựng và bảo

vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.

Họ và tên sinh viên: Đào Tuyết Nhi

Mã số sinh viên: 201409010

Số thứ tự của sinh viên theo danh sách: 48

Mã lớp học phần: 202210230903

Giảng viên giảng dạy học phần: Trần Trọng Thủy

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2021

Trang 2

MỤC LỤC

A Lời mở đầu……….Trang 3

B Nội dung……….Trang 5

1 Lãnh thổ……… Trang 5

1.1 Khái niệm lãnh thổ quốc gia……… Trang 5 1.1.1. Khái niệm………Trang

5

1.1.2. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ ……….………Trang

5

1.2 Chủ quyền lãnh thổ quốc gia……… Trang 6 1.2.1. Khái niệm chủ quyền lãnh thổ………Trang

6

1.2.2. Nội dung chủ quyền lãnh thổ……… Trang

6

2 Chủ quyền biên giới………Trang 6

2.1 Sự hình thành biên giới quốc gia Việt Nam…………Trang 6 2.1.1. Khái niệm………Trang

6

2.1.2. Các bộ phận cấu thành biên giới quốc

gia………… Trang 7

2.2 Khái quát biển đông……….Trang 9 2.3 Vấn đề tranh chấp biển đông………Trang

10

3 Quan điểm……… Trang 10

C Nhận thức của bản thân………Trang 14

D Lời cảm ơn………Trang 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

 Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cần phải có sức mạnh tổng hợp Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh tổng hợp là phải có được nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh Điều đó chỉ có được khi mọi công dân, tổ chức, lực lượng, cấp và ngành ý thức đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm đối với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân Do đó, cần nhận thức rõ vị trí, nội dung, biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân Từ đó, vận dụng vào thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

 Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo và biên giới quốc gia trong tình hình mới

 Việc chọn chủ đề về biển đảo thể hiện lên sự quan tâm đường lối đối ngoại, đối nội của Việt Nam về vấn đề biển đông Bên cạnh đó, thể hiện chủ trương xây dựng hợp tác với các nước láng giềng, phát triển tiềm năng kinh tế, đây mạnh hợp tác tạo ra các mối quan hệ quốc tế nhằm mở rộng và thúc đẩy quan hệ ngoại thương Nhưng vẫn thể hiện tôn trọng tuyệt đối chủ quyền biển đảo, luật đường biển và biên giới quốc gia của Việt Nam Không chỉ với tư duy của Đảng trong các nghị quyết đại hội

mà còn trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của các hệ thống chính trị

 Biển và đảo là một trong những bộ phận quan trọng của nước nhà thể hiện rõ rệt chủ quyền quốc gia, là nhà của toàn dân, là nơi có kinh tế trọng yếu của nước nhà Và cũng là nơi giao lưu buôn bán, phát triển kinh

tế giúp hợp tác chặt chẽ với quốc tế Tạo ra những mối quan hệ mật thiết với gắn bó sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đây chính là địa bàn chiến lược về quốc phòng an ninh, cũng là tuyến phòng thủ hướng đông

Trang 4

của đất nước, tạo khoảng không gian cần thiết giúp kiểm soát rõ rệt việc tiếp cận lãnh thổ trên đất liền

 Về nội bộ trong nước, chiến lược nâng cao về sự hợp tác phối hợp, thống nhất ý kiến đã được áp dụng tốt cùng sự hiểu biết nhận thức về hành động của bảo vệ chủ quyền biển đảo bởi sự giúp đỡ nhân dân ta nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận ý thức chưa cao, nhận thức cần kém Do một phần các thế lực thù địch ra sức lợi dụng vấn đề biển, đảo hàng chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ nên chúng ta không thể lơ là, chủ quan Cũng chính do điều kiện kinh tế, ngân sách có hạn, chúng ta chưa thể cùng lúc đầu tư xây dựng được ngay các lực lượng quản lý, phòng thủ, bảo vệ biên đủ mạnh, các trang thiết bị, phương tiện còn hạn chế, khó duy trì sự hiện diện thường xuyên, liên tục trên toàn bộ vùng biển Đông rộng lớn Với cơ chế phối hợp, chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất của các lực lượng quản lý, thực thi, bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn những khó khăn, bất cập nhất định

 Là những thể hệ sau, chúng ta cần phải tìm hiểu học hỏi nắm vững các tư tưởng và kế thừa, phát triển tư duy chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo Và đây cũng là lãnh thổ của tổ tiên ông cha ta đã hy sinh trong lịch

sử dựng nước và giữ nước Đây mới chính là sự nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của một công dân Việt Nam Thể hiện rõ nét tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách về biển đảo Quản lý, khai thác đi đôi với bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, làm cho đất nước giàu mạnh là quan điểm nhất quán của chính sách Đảng và Nhà nước ta

Trang 5

NỘI DUNG PHẦN 1 CHỦ QUYỂN LÃNH THỔ

1.1 Khái niệm lãnh thổ quốc gia

1.1.1 Khái niệm:

 Lãnh thổ quốc gia xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước Ban đầu lãnh thổ quốc gia chỉ được xác định trên đất liền dần mở rộng ra trên biển, trên trời và trong lòng đất

 Lãnh thổ quốc gia: Là một phần của trái đất Bao gồm: vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước, cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của một quốc gia nhất định

1.1.2 Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia:

 Vùng đất: Gồm phần đất lục địa, các đảo và các quân đảo thuộc chủ quyền quốc gia

 Vùng nước: Vùng nước quốc gia là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia

 Gồm:

 Vùng nước nội địa: gồm biển nội địa, các ao hồ, sông suối (kể cả

tự nhiên hay nhân tạo)

 Vùng nước biên giới: gồm biển nội địa, các ao hồ, sông suối trên khu vực biên giới giữa các quốc gia

 Vùng nước nội thuỷ: được xác định một bên là bời biển và một bên khác là đường cơ sở của quốc gia ven biển

 Vùng nước lãnh hải: là vùng biển nằm ngoài và tiếp liền với vùng nội thuỷ của quốc gia Bề rộng của lãnh hải theo công ước luật biển

Trang 6

năm 1982 do quốc gia tự quy định nhưng không vươt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở

 Vùng lòng đất: là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia.Theo nguyên tắc chung được mặc nhiên thừa nhận thì vùng lòng đất được kéo dài tới tận tâm trái đất

 Vùng trời: là khoảng không bao trùm lên vùng đất và vùng nước của quốc gia

 Vùng lãnh thổ đặc biệt: Tàu thuyền, máy bay, các phương tiện mang cờ dấu hiệu riêng biệt và hợp pháp của quốc gia , hoạt động trên vùng biển quốc tế, vùng nam cưc, khoảng không vũ trụ ngoài phạm vi lãnh thổ qốc gia minh được thừa nhận như một phần lãnh thổ quốc gia

1.2 Chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

1.2.1 Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia:

 Khái niệm: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình

 Đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, quốc gia có quyền đặt ra quy chế pháp li đối với lãnh thổ Nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với lãnh thổ thông qua hoạt động của nhà nước như lập pháp và tư pháp

1.2.2 Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia:

 Lãnh thổ quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn riêng biệt của một quốc gia

 Quốc gia có quyền tự lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với cộng đồng cư dân sồng trên lãnh thổ mà không có sự can thiệp áp đặt dưới bất kì hình thức nào từ bên ngoài

 Quốc gia có quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện những cải cách kinh tế, xã hội phù hợp với đặc điểm quốc gia.Các quốc gia khác các tổ chức quốc tế phải có nghĩa vụ tôn trọng

sự lựa chọn đó

 Quốc gia tự quy định chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ

 Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ của mình

 Quốc gia thực hiện quyền tài phán (xét xử) đối với những người thuộc phạm vi lãnh thổ của mình (trừ những trường hợp pháp luật quốc gia,

Trang 7

hoặc điều ước quốc tế ma quốc gia đó tham gia là thành viên có quy định khác)

 Quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp đối với những Công ty đầu tư trên lãnh thổ mình

 Quốc gia có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo lãnh tổ quốc gia theo nguyên tắc chung quốc tế, có quyền thay đổi lãnh thổ phù hợp với pháp luật và lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên lãnh

PHẦN 2 CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA:

2.1 Sự hình thành biên giới quốc gia Việt Nam

2.1.1 Khái niệm:

 Cùng với việc hình thành và mở rộng lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam dần dần cũng hoàn thiện

 Tuyến biên giới đất liền gồm Biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài 1306 km; Biên giới Việt Nam – Lào dài 2067 km; Biên giới Việt Nam – Campuchia dài 1137 km, Việt Nam đã thoả thuận tiến hành phân giới cắm mốc, phấn đấu hoàn thành vào năm 2012

 Tuyến biển đảo Việt Nam đã xác định được 12 điểm để xác định đường

cơ sở, đã đàm phán với Trung Quốc ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc

bộ ngày 25/12/2000, Đồng thời đã ký các hiệp định phân định biển với Thái Lan; Indonêsia Như vậy, Việt Nam còn phải giải quyết phân định biển với Trung Quốc trên biển Đông và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; với Campuchia về biên giới trên biển; với Malaixia về chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; với Philipin về tranh chấp trên quần đảo Trường Sa

2.1.2 Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia:

 Bốn bộ phận cấu thành biên giới là: biên giới trên đất liền, biên giới trên biển, biên giới lòng đất và biên giới trên không

 Biên giới quốc gia trên đất liền:

 Biên giới quốc gia trên đất liền là đường phân chia chủ quyền lãnh thổ đất liền của một Quốc gia với Quốc gia khác

 Biên giới quốc gia trên biển: có thể có hai phần:

 Một phần là đường phân định nội thuỷ, lãnh hải giữa các nước có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau

Trang 8

 Một phần là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải để phân cách với các biển và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển

 Biên giới lòng đất của quốc gia:

 Biên giới lòng đất của quốc gia là biên giới được xác định bằng mặt thẳng đứng đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển xuống lòng đất, độ sâu tới tâm trái đất

 Biên giới trên không: Là biên giới vùng trời của quốc gia, gồm hai phần:

 Phần thứ nhất, là biên giới bên sườn được xác định bằng mặt thẳng đứng đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển của quốc gia lên không trung

 Phần thứ hai, là phần giới quốc trên cao để phân định ranh giới vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của giới quốc và khoảng không gian vũ trụ phía trên

2.1.3 Xác định biên giới quốc gia Việt Nam:

 Nguyên tắc cơ bản xác định biên giới quốc gia:

 Các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đều tiến hành xác định biên giới bằng hai cách cơ bản sau:

 Thứ nhất, các nước có chung biên giới và ranh giới trên biển (nếu có) thương lượng để giải quyết vấn đề xác định biên giới quốc gia

 Thứ hai, đối với biên giới giáp với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, Nhà nước tự quy định biên giới trên biển phù hợp với các quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982

 Ở Việt Nam, mọi ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về biên giới của Chính phủ phải được Quốc hội phê chuẩn thì điều ước quốc tế ấy mới có hiệu lực đối với Việt Nam

Việc xác định biên giới quốc gia trên đất liền thực hiện theo ba giai đoạn là:

 Hoạch định biên giới bằng điều ước quốc tế

 Phân giới trên thực địa (xác định đường biên giới)

 Cắm mốc quốc giới để cố định đường biên giới

 Cách xác định biên giới quốc gia:

 Mỗi loại biên giới quốc gia được xác định theo các cách khác nhau:

 Xác định biên giới quốc gia trên đất liền: Được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới

Trang 9

Hình ành về cột móc biên giới của nước ta

 Xác định biên giới quốc gia trên biển:

 Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo Việt Nam được xác định bằng pháp luật Việt Nam phù hợp với Công ước năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia hữu quan

 Xác định biên giới quốc gia trong lòng đất:

 Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất

 Mặt thẳng đứng từ ranh giới phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước giữa Việt Nam và quốc gia hữu quan

 Xác định biên giới quốc gia trên không:

 Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời

 Biên giới quốc gia trên không xác định chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ, do quốc gia

tự xác định và các nước mặc nhiên thừa nhận Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vùng trời Việt

Trang 10

Nam ngày 5/6/1984 xác định: "Vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là không gian ở trên đất liền, nội thuỷ, lãnh hải và các đảo của Việt Nam và thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam"

2.2 Khái quát biển đông:

 Vị trí địa lý:

 Là vùng với tiềm năng rộng lớn về đánh bắt và nuôi trồng hải

 Là 1 trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới

 Là vùng biển có sự đa dạng sinh học cao so với các nước trên thế giới

 Là tuyến giao thông huyết mạch, là tuyến đường vận tải hàng hải nhộn nhịp thứ hai của thế giới

 Có ưu thế về tài nguyên du lịch biển

 Tầm quan trọng chiến lược của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông:

 Có vị trí chiến lược trong những khu vực quan trọng, có nhiều tuyến trung tâm dùng để kiểm soát đường biển của các tuyến hàng nhiều nhất trên thế giới

 Các nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được cả biển Đông

2.3 Vấn đề tranh chấp biển đông:

 Bối cảnh:

 Diễn ra từ sau chiến tranh Thế Giới thứ II, ban đầu tranh chấp là vì tầm quan trọng về mặt vị trí chiến lược của biển Đông đối với từng quốc gia

vô cùng quan trọng về việc khai thác tài nguyên và cũng một phần chưa

có quốc gia nào tiến hành khai thác tài nguyên trên diện quy mô lớn

 Tuyên bố chủ quyền trên biển Đông:

 Luật biển năm 1982 Liên Hợp Quốc cho phép các nước có Hoàng Sa, Trường Sa -vùng đặc quyền kinh tế mở rộng 200 dặm Vùng biển (370.6km) tới vịnh biển Thái Lan Những vùng lãnh hải của họ có nguy

cơ tranh chấp phía tây

 Năm 1947, chính quyền Trung Hoa đòi đưa ra yêu sách chủ quyền

 Ngày 7-9-1951, trưởng đoàn đại biểu của Chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu tuyên bố tại Hội nghị San Francisco về việc ký hoà ước với Nhật Bản rằng từ lâu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam: “… và cũng vì cần phải dứt khoát lợi dụng tất cả mọi cơ hội

Trang 11

định chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”

PHẦN 3 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ XÂY DỰNG

VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Quan điểm:

 Xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

 Đất nướcViệt Nam xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát triển trong quá trình giữ nước, chống địch, đấu tranh cách mạng của dân tộc ta dưới

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Đây là sự kế thừa và phát triển mới Tổ quốc, đất nước, dân tộc và con người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước trong điều kiện mới và cũng là nhiệm vụ không chỉ của nhà nước mà còn là của công dân Việt Nam

 Lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam là một bộ phận với kết cấu vô cùng quan trọng, không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Lãnh thổ và biên giới quốc gia là yếu tố cơ bản với nền móng vững chắc bảo đảm cho sự ổn định, bền chặt của đất nước Việt Nam Vốn dĩ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia đã là sự khẳng định chủ quyền hợp pháp của Nhà nước Việt Nam, bao gồm cả quyền lập pháp, hành pháp và

tư pháp trong phạm vi lãnh thổ Bao gồm tất cả không gian như là vùng đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam Vì vậy, xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung chính sách chủ trương đặc biệt quan trọng của xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa không thể thành công nếu chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia không được xây dựng và bảo vệ tốt, bị xâm phạm bởi các thế lực bên ngoài đất nước

 Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam

 Tổ quốcViệt Nam là nơi sinh ra và lưu giữ, phát triển con người, nhâ dân

và những giá trị của dân tộc Việt Nam Trải qua thời kì mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ người Việt Nam đã phải đổ biết bao

Ngày đăng: 10/06/2024, 14:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w