- Phần lợi ích của các cổ đông thiểu số trong công ty con được xác định dựa trên sự biến động của tổng vốn sở hữu kể từ ngày hợp nhất kinh doanh giữa công ty mẹ và công ty con.. Trước mộ
Trang 1ĐỀ ÁN MÔN HỌC LUẬT THƯƠNG MẠI
BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
Họ và tên: Trần Nguyễn Thuỳ Trang Lớp: LUKT23A – HCM23
Mã sinh viên: 19225090 Học phần: Đề án môn học Luật Thương mại Giảng viên hướng dẫn: TS Dương Nguyệt Nga
Trang 2MỤC LỤC
THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 9
2.1 Tổng quan chung về các quy định bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần 9
2.2.2 Sự lạm quyền của cổ đông nhà nước trong các công ty cổ phần hoá 12
2.2.3 Sự vi phạm quyền của cổ đông thiểu số trên thực tế 12
Trang 32.5.2 Quyền ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỉ lệ sở hữu cổ phần phổ thông 17
2.5.3 Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác 18
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ CỔ
3.1.1 Xây dựng hành lang pháp lí để bảo vệ cổ đông thiểu số 25
3.1.2 Xây dựng và thực hiện hoạt động giám sát có hiệu quả 25
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam
26
3.2.2 Kiến nghị nhằm bảo vệ tốt quyền của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần 27
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Công ty cổ phần là hình thức tổ chức doanh nghiệp phổ biến và quan trọng trong việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế Việc bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần đảm bảo tính công bằng, minh bạch và sự tin tưởng của các nhà đầu tư trong hệ thống kinh
tế Cổ đông thiểu số thường không có quyền kiểm soát quyết định trong công ty và dễ bị
áp đặt ý kiến của cổ đông lớn hoặc ban điều hành Điều này có thể dẫn đến việc bị lợi dụng, xâm phạm quyền lợi và thiếu công bằng Bảo vệ cổ đông thiểu số giúp đảm bảo quyền lợi của họ và ngăn chặn các hành vi lạm quyền, lạm dụng quyền trong công ty
Luật Doanh nghiệp 2020 có tác động lớn đến hoạt động của các công ty cổ phần tại Việt Nam Việc nghiên cứu về cách bảo vệ cổ đông thiểu số trong bối cảnh Luật Doanh nghiệp mới có thể giúp hiểu rõ hơn về quyền lợi và bảo vệ pháp lí cho nhóm cổ đông này Bảo vệ cổ đông thiểu số không chỉ ảnh hưởng đến các công ty cổ phần mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển và ổn định của thị trường chứng khoán Việc nghiên cứu về vấn đề này có thể mang lại những kiến thức hữu ích cho nhà lập pháp, các nhà quản lí công ty và các chuyên gia tư vấn tài chính để xây dựng các chính sách và quy định phù hợp
Trang 5CHƯƠNG I PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
1.1 Khái quát về công ty cổ phần
1.1.1 Sự hình thành công ty cổ phần trong lịch sử
Công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh doanh có nguồn gốc xa xưa, hình thức công ty cổ phần được sử dụng rộng rãi khi khởi sự kinh doanh, từ các xí nghiệp nhỏ đến các công ty thuộc sở hữu của hàng chục ngàn cổ đông hoạt động trong những ngành nghề kinh doanh khác nhau trên khắp các châu lục của thế giới
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của công ty cổ phần
sở hữu đối với tài sản đó nữa
b Trách nhiệm hữu hạn của cổ đông
Luật cho phép những người góp vốn vào công ty cổ phần hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn tức cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp
Họ không phải lấy tài sản, không đem vào kinh doanh để trả nợ Đó là cách pháp luật khuyến khích người dân tham gia kinh doanh để phát triển kinh tế
c Tự do chuyển nhượng cổ phần
Trừ một số hạn chế luật định, cổ đông được tự do mua bán, chuyển nhượng cổ phần của mình cho bất kì ai vào bất kì lúc nào mà không phụ thuộc vào sự đồng ý của công ty Bất kì lúc nào cổ đông cũng có thể đẩy rủi ro sang cho người khác mà không lo sợ tiền của mình bị “đóng băng” trong công ty cho đến khi công ty giải thể, nhờ vậy cổ đông có thể đa dạng hoá việc đầu tư của họ
d Quản lí tập trung và thống nhất
Các cổ đông trong công ty cổ phần cần một đội ngũ chuyên nghiệp để quản lí công
ty Đồng thời cũng cần có cơ chế để kiểm soát hoạt động của bộ máy đó đi đúng quỹ đạo hướng đến mục tiêu tối đa hoá của cải của cổ đông và công ty
Trang 61.2 Tổng quan về cổ đông thiểu số
1.2.1 Khái niệm
Theo Luật doanh nghiệp 2020, Điều 4 Khoản 3, cổ đông được định nghĩa là cá nhân
hoặc tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần
Cổ đông thiểu số (Minority shareholder) là những cá nhân hoặc tổ chức sở hữu một phần nhỏ cổ phần trong công ty so với một cổ đông nắm quyền kiểm soát Họ không có quyền kiểm soát, điều hành chi phối hoặc tham gia vào quyết định quan trọng của công ty Không những vậy, quyền lợi và quyền hạn của họ thường bị hạn chế và phụ thuộc vào quyết định của các cổ đông có số lượng cổ phần lớn hơn
Pháp luật Việt Nam cũng nêu rõ, đặt ra quy định về số lượng cổ đông tối thiểu của một công ty cổ phần đó là 3 thành viên và không hạn chế số lượng tối đa (điểm b, khoản
1, Điều 111 của Luật Doanh nghiệp năm 2020) Tuỳ theo cách phân loại theo quyền và nghĩa vụ gắn liền với loại cổ phiếu mà cổ đông đó sở hữu, cổ đông được phân thành như sau: cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi và cổ đông sáng lập
Pháp luật doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay hiện vẫn chưa đưa ra khái niệm về cổ đông thiếu số Tuy nhiên, dưới góc độ lí luận, hiện đã có những quan điểm tiếp cận khác nhau khi đề cập tới vấn đề này:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng cổ đông thiểu số là những cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu dưới 5% số cổ phần trong công ty Cách hiểu này xuất phát từ quy định của Luật Chứng khoán năm 2019 (khoản 18 Điều 4), theo đó luật định nghĩa “Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu từ 5% trở lên tổng số cổ phần trong công ty sẽ được xếp vào nhóm cổ đông thiểu số Với cách hiểu này, thông qua việc xem xét tỉ lệ sở hữu cổ phần công ty của từng cổ đông
sẽ là tiêu chí duy nhất để xác định cổ đông thiểu số trong công ty
- Quan điểm thứ hai cho rằng, để xác định cổ đông thiểu số cần xem xét tổng thể trên cả tiêu chí tỉ lệ sở hữu cổ phần và khả năng chi phối, kiểm soát hoạt động trong công ty giữa các nhóm cổ đông Bởi lẽ trên thực tế, vẫn có trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần tương đối lớn, nhưng lại không có quyền kiểm soát, điều hành chi phối trong công ty do nhóm cổ đông lớn nắm giữ đủ số cổ phần để toàn quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp Hay
có trường hợp cổ đông sở hữu tỉ lệ cổ phần nhỏ, những nắm quyền biểu quyết chi phối lớn, phổ biến nhất là trong các doanh ngiệp có vốn nhà nước Quan điểm này cũng là phù hợp với thực tiễn quản trị tại công ty cổ phần hiện nay
Trang 7Từ những quan điểm trên cho thấy việc xác định cổ đông thiểu số nên dựa trên sự tìm hiểu theo hướng mở tuỳ thuộc vào cơ cấu cổ đông từng doanh nghiệp Do đó, có thể hiểu cổ đông thiểu số như sau: “Cổ đông thiểu số là cổ đông sở hữu tỉ lệ cổ phần nhỏ trong công ty cổ phần và ít có khả năng chi phối, kiểm soát hoạt động của công ty cổ phần đó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp”
1.2.2 Yếu tổ ảnh hưởng đến cổ đông thiểu số
- Vốn góp hoặc cổ phần sở hữu:
Đây là tổng số cổ phần mà cổ đông thiểu số sở hữu trong công ty, được tính dưới phần trăm cổ phần có quyền biểu quyết hoặc phần trăm vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty
- Khả năng tác động và quyền biểu quyết:
Cổ đông thiểu số có khả năng tác động đến chính sách kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển và lựa chọn người quản lí công ty thông qua quyền biểu quyết tại các cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty
Cổ đông thiểu số thường có vốn góp hoặc cổ phần sở hữu nhỏ nên không có khả năng thực hiện quyền kiểm soát hay ảnh hưởng đáng kể đến nhữung quyết định quan trọng
1.2.3 Lợi ích của cổ đông thiểu số
Lợi ích của cổ đông thiểu số được ghi nhận trong quá trình lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa công ty mẹ và công ty con Trên bảng cân đối kế toán hợp nhất, lợi ích này được xác định và trình bày riêng biệt, không gộp chung với nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của các cổ đông khác, bao gồm cổ đông của công ty mẹ
Lợi ích này có thể bao gồm hai trường hợp cụ thể sau:
- Để xác định giá trị lợi ích của CĐTS trong công ty con tại thời điểm hợp nhất kinh doanh
ban đầu, chúng ta dựa trên Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11: Hớp nhất kinh doanh Theo
đó, giá trị lợi ích của CĐTS trong công ty con; hoặc tại thời điểm công ty mẹ nắm quyền kiểm soát công ty mẹ sau khi đã hợp nhất
- Phần lợi ích của các cổ đông thiểu số trong công ty con được xác định dựa trên sự biến động của tổng vốn sở hữu kể từ ngày hợp nhất kinh doanh giữa công ty mẹ và công ty con Sau khi công ty mẹ đã hoàn tất quá trình đầu tư vào công ty con, trong quá trình hoạt động tiếp theo của công ty con, các biến động về tài sản thuần và nguồn vốn chủ sở hữu sẽ được tính toán lại rồi phân bổ vào khoản mục “Lợi ích của cổ đông thiểu số” trên báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ
Trang 81.2.4 Quyền và nghĩa vụ của cổ đông thiểu số
1.2.4.1 Quyền của cổ đông thiếu số
- Quyền cơ bản:
Quyền của cổ đông là những hành vi mà cổ đông có thể thực hiện theo quy định của pháp luật và các quy định nội bộ của công ty Bao gồm: điều lệ, nội quy và quy chế hoạt động, nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình
- Quyền nhận cổ tức:
Cổ đông thiểu số chỉ nhận được cổ tức nếu công ty làm ăn có lãi và Đại hội đồng cổ đông quyết định chia cổ tức nếu cổ đông đa số không thông qua, cổ đông thiểu số cũng không nhận được cổ tức Vì vậy, pháp luật cần có quy định chặt chẽ hơn để bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong vấn đề này
- Quyền được ưu tiên mua cổ phần:
Cổ đông thiểu số có quyền tự thể hiện ý kiến và bảo vệ quyền lợi của mình Nếu ý kiến không được chấp nhận khi phản đối các quyết định về tổ chức lại công ty, hoặc thay đổi quyền và nghĩa vụ cổ đông theo Điều lệ công ty, coor đông thiểu số có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình Quyền này giúp cổ đông thiểu số bảo vệ quyền lợi của mình và đảm bảo sự công bằng trong quan hệ cổ đông của công ty
1.2.4.2 Nghĩa vụ của cổ đông thiểu số
Theo Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020 cổ đông thiểu số có các nghĩa vụ cụ thể
như sau:
- Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua
- Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty, trừ khi được mua lại
- Tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty
- Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị
- Bảo mật thông tin được cung cấp bởi công ty, chỉ sử dụng thông tin đó để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình và không phát tán thông tin đó cho tổ chức, cá nhân khác
- Có các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty
Những nghĩa vụ này giúp đảm bỏ tính trách nhiệm và tuân thủ của công đông thiểu số đối với công ty và quyền lợi của các bên liên quan
Trang 10CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2020
2.1 Tổng quan chung về các quy định bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
Hiện nay, tại Việt Nam cổ đông thiểu số luôn chiếm phần nhỏ trong công ty cổ phần
Vì vậy, vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phân fluoon rất quan trọng và thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý của xã hội Bên cạnh việc quy định những quyền lợi chung của cổ đông thì pháp luật Việt Nam cũng đang dần ghi nhận và quan tâm hơn các quyền lợi của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần Mặc dù “cuộc đua” giữa các nhóm
cổ đông trong công ty cổ phần được quyết định phần lớn vào việc ai sở hữu cổ phần chi phối Tuy nhiên, việc thiết lập cơ chế kiểm soát “quyền lực” trong công ty nhằm dung hoà quyền lợi của nhóm cổ đông thiểu số mới là giải pháp để tăng cường sự giám sát “chéo”., duy trì sự ổn định trong điều hành, quản trị công ty trong dài hạn Trước một số bất cập của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về quyền cổ đông thiểu số, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã
có nhiều điều chỉnh kịp thời để tạo thuận lợi hơn cho cổ đông thiểu số thực hiện quyền của mình, cụ thể:
Thứ nhất, theo quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 115, Luật Doanh nghiệp năm
2020, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% trong tổng số cổ phần phổ thông trở lên
hoặc một tỉ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử vào Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát Đây là quyền chung của cổ đông thiểu số và cổ đông khác, tuy nhiên, đối với nhóm cổ đông thiểu số, đây là nhóm quyền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
để nâng cao quyền lực của cổ đông Với quy định này, các cổ đông thiểu số khi tập hợp từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên sẽ có quyền ứng cử vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và có thể nắm được thông tin nội dung cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, tham gia quyết định, ý kiến một số vấn đề quan trọng của công ty
Thứ hai, Luật Doanh nghiệp 2020 cũng điều chỉnh việc giảm tỉ lệ sở hữu cổ phần tối thiểu của cổ đông để thực hiện một số quyền năng nhất định Đây là quy định mới của Luật Doanh nghiệp nhằm mở rộng việc bảo vệ quyền cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần Bởi lẽ, trước đây Luật Doanh nghiệp năm 2014 đặt ra quy định, theo đó, yêu cầu cổ đông, nhóm cổ đông phải nắm giữ 10% tổng số cổ phần trở lên trong tối thiểu 06 tháng
Trang 11mới được hưởng đặc quyền can thiệp vào quản trị và giám sát hoạt động của công ty Cổ đông, nhóm cổ đông nắm giữ ít nhất 1% tổng số cổ phần trong thời gian tương tự được quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Nhưng đến với Luật Doanh nghiệp năm 2020, theo quy định tại khoản
2, Điều 115, việc giảm tỉ lệ 10% nêu trên xuống còn 5% để cho phép các cổ đông như thế
đã có quyền xem xét, tra cứu, trích lục số biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty; Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lí, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết Thông qua việc giảm tỉ lệ sở hữu cổ phần của
cổ đông trong việc thực hiện quyền của mình, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã mở rộng quyền của cổ đông thiểu số Một mặt, trao thêm quyền cho các cổ đông trong việc chủ động tiếp cận các thông tin hoạt động của công ty để gíup họ giám sát công ty, cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ tốt hơn Đồng thời tương thích với quyền cổ đông sở hữu 5% tại Luật Chứng khoán năm 2019 cũng như phù hợp với thông lệ quản trị trên thế giới khi
đề cao quyền cổ đông thiểu số để các cổ đông yên tâm bỏ vốn đầu tư Quy định mới này
đã mở rộng quyền cho nhóm cổ đông thiểu số thông qua việc tạo cho họ sự chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi của mình
Thứ ba, cùng với thông lệ chung về bảo vệ cổ đông thiểu số, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ qua quy định về thời hạn sở hữu cổ phần liên tục trong thời hạn 6 tháng khi cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần phổ thông trở lên đối với quyền
đề cử người vào thành viên Hội đông quản trị, Ban kiểm soát và quyền khởi kiện đối với người quản lí (Điều 166, Luật Doanh nghiệp năm 2020) Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp nă 2014, để thực hiện một số quyền của mình như đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường … cổ đông bắt buộc phải
sở hữu liên tục cổ phần trong thời hạn 06 tháng với tỉ lệ sở hữu tối thiểu 5% cổ phần phổ thông hoặc một tỉ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty Quy định này làm hạn chrrd quyền của cổ đông mới khi không được thực hiện ngay quyền làm chủ của mình, thậm chí trong nhiều trường hợp, nhóm cổ đông cũ tranh thủ khoảng thời gian 06 tháng này để thực hiện một số ý đồ tư lợi như sửa đổi Điều lệ, quy chế nội bộ, thay đổi các nhân sự cấp cao
để làm hạn chế quyền lực của cổ đông mới Đây cũng chính là một trong những rào cản,
Trang 12thời gian qua Chính vì vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bãi bỏ việc yêu cầu cổ đông
sở hữu cổ phần trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng là điều kiện tiên quyết để có thể thực thi một số quyền như: Đề cử ngừoi vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; Quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc… Đây là cách tiếp cận phù hợp với thông lệ quản trị tốt trên thế giới, thay vì giới hạn quyền lợi của cổ đông thiểu số để đảm bảo sự an toàn, ổn định của doanh nghiệp thì chính bản thân doanh nghiệp phải tự xây dựng hệ thống quy chế nội bộ để thích ứng với những rào cản, biến động của thị trường Quy định này sẽ áp dụng với tất cả cổ đông công ty, không phân biệt tỉ lệ sở hữu cổ phần
Thứ tư, xét về nhóm quyền thông tin; việc dựa trên Bộ Nguyên tắc OECD (bộ nguyên tắc quản trị công ty), thông tin phải được công bố bao gồm: các kết quả hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty như báo cáo tài chính, các mục tiêu hoạt đông của công
ty, hay việc sở hữu của các cổ đông chính và có quyền biểu quyết… Nhóm quyền này giúp
cổ đông thiểu số nắm bắt tình hình hoạt động của công ty và có những biện pháp nhằm kiểm tra, ngăn ngừa những hành vi vi phạm Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp năm 2020 còn
bổ sung quy định về tập hợp và cập nhật danh sách những người có liên quan đến công ty, thành viên hội đồng quản trị phải công khai các lợi ích liên quan đến mình với công ty (Điều 164, Luật Doanh nghiệp năm 2020) Với quy định này, pháp luật Việt Nam đã tạo điều kiện cho nhóm cổ đông thiểu số có thể kiểm soát được giao dịch giữa hội đồng quản trị với những người liên quan, giúp cho mọi giao dịch được trở nên minh bạch và công bằng hơn
Thứ năm, Luật Doanh nghiêpk 2020 còn mở rộng thời hạn lập danh sách cổ đông
có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông và thời hạn gửi thông báo mời hopk Theo đó, khoản
1, Điều 141, Luật Doanh nghiệp năm 2020, việc quy định danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập không quá 10 ngày trước ngày gửi giấy mời họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn (Trước đây, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về vấn đề này là chậm nhất 10 ngày)
Nhìn chung, việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số là một vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm, trong đó có cả Việt Nam Gần đây, với những quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã có sự điều chỉnh nhằm hướng đến việc đảm bảo quyền và lợi ích cho cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần Những điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp năm 2020 được đánh giá là đòn bẩy quan trọng trong việc bảo đảm thực thi quyền của cổ đông thiểu số Tuy nhiên, việc thực thi các quyền này trên thực tế vẫn chưa đạt hiệu quả
Trang 13cao và triệt để bởi lẽ việc thực thi các quy định này còn phụ thuộc vào nhận thức của chính
cổ đông thiểu số cũng như tầm nhìn của bản thân mỗi doanh nghiệp Đây là một vấn đề quan trọng, vì vậy cần phải quan tâm để đưa ra những giải pháp tốt nhất nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của nhóm cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần; có như vậy mới tạo thêm động lực để thu hýt các nguồn vốn đầu tư vào doanh nghiệp
2.2 Thực trạng bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
2.2.1 Tình trạng vi phạm các quyền cơ bản của cổ đông
Luật Doanh nghiệp đã quy định các quyền cơ bản của cổ đông trong công ty cổ phần một cách rõ ràng, nhưng thực tế tình trạng vi phạm quyền của cổ đông vẫn diễn ra thường xuyên
Quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông bị hạn chế
Luật Doanh nghiệp đã quy định rất rõ ràng rằng tất cả các cổ đông phổ thông đều
có quyền tham dự và biểu quyết mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Mỗi một cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết, như vậy về nguyên tắc, đã là cổ đông nắm giữ cổ phần trong công ty thì dù ít hay nhiều đều có quyền ngang nhau trong việc tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
Trên thực tế, hầu hết các công ty cổ phần đều không thực hiện triệt để các nguyên tác này Lí do mà các công ty đưa ra đều không dựa trên cở sở pháp lí cụ thể mà chỉ là ý chí của từng công ty để biện minh cho sự vi phạm của mình như: Do địa điểm tổ chức chật hẹp, không đủ diên tích cho tất cả các cô đông trong công ty tham dự ngồi họp
Quyền thông tin của cổ đông
Phần lớn các cổ đông không được tiếp cận các thông tin trọng yếu của công ty hoặc không đầy đủ, hoặc thiếu chính xác và trung thực Các cổ đông thiểu số hầu như không nhận được thông báo về quyết định của Đại hội đồng cổ đông, tóm tắt báo cáo tài chính, thông báo về việc trả cổ tức
2.2.2 Sự lạm quyền của cổ đông nhà nước trong các công ty cổ phần hoá
Khi còn là doanh nghiệp nhà nước, cách hành xử của chủ sở hữu Nhà nước khác xa với cách sử dụng quyền sở hữu của Nhà nước với tư cách cổ đông trong công ty cổ phần sau quá trình chuyển đổi
2.2.3 Sự vi phạm quyền của cổ đông thiểu số trên thực tế
Trên thực tế, tiến trình xây dựng hành lang pháp lí để bảo vệ cổ đông thiểu số dường
Trang 14thì những cổ đông nhỏ lẻ là những ông chủ thấp cổ bé miệng nên chưa có được sự tôn trọng cần thiết
Cổ đông nhỏ cũng là những người đóng góp tài chính vào doanh nghiệp, tuy nhiên, quyền lợi của họ chưa được đảm bảo đầy đủ khiến những chủ nhân nhỏ này chịu nhiều thiệt thòi khi những chủ nhân lớn gây sức ép
2.2.4 Bất cập trong cách thức thực hiện quyền cổ đông
Bản thân nhận thức còn yếu của cổ đông cũng là một trong những nguyên nhân đến những tranh chấp kéo dài trong nội bộ công ty Khi HĐQT vi phạm điều lệ, không hoàn thành nghĩa vụ, các cổ đông không thực hiện quyền thay thế HĐQT của mình mà viết đơn
tố cáo yêu cầu cơ quan Nhà nước can thiệp; khi công ty có dấu hiệu vi phạm chế độ quản
lí tài chính thì cổ đông không yêu cầu Ban kiểm soát của công ty làm rõ mà lại yêu cầu cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm soát
2.3 Thực tiễn quản lí và điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam
2.3.1 Họp đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông của đại bộ phận các công ty cổ phần thường họp thường niên mỗi năm một lần Một số khá lớn tổ chứ họp Đại hội đồng cổ đông mỗi quý một lần Về triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, đa số các công ty nhìn chung đều tuân thủ đúng trình
tự và thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
Trong phần lớn các công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc chuẩn bị chương trình, nội dung họp và tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên; và
ở các công ty còn lại, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên thường trực hoặc Giám đốc chuẩn bị
Diễn biến cuộc họp thường theo công thức định sẵn là: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc giám đốc trình bày báo cáo đã chuẩn bị sẵn; Ban kiểm soát đọc báo cáo đánh giá thẩm tra đã chuẩn bị sẵn; thảo luận và chất vấn Tại hầu hết các cuộc họp thường niên đều có chất vấn của cổ đông đối với Hội đồng quản trị Tuy vậy, cũng tại các cuộc họp đó, chỉ có tại một số công ty cổ phần quyết định cảu Đại hội đồng cổ đông có bố sung thêm nội dung mới; số còn lại thông qua đúng những gì do Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát báo cáo Điều này chứng tỏ ảnh hưởng của các cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số là không đáng kể đối với những quyết định đã chuẩn bị trước của Hội đồng quản trị
2.3.2 Quyền về nghĩa vụ của cổ đông tên thực tế
Trong quá trình áp dụng pháp luật thời gian qua cho thấy không ít các cổ đông đã
vi phạm quyền và nghĩa vụ của mình
Trang 15Cổ đông lớn (nhất là các cổ đông nhà nước) đã lạm quyền và thực thi quyền của mình chưa đúng với quy định của pháp luật
số họ thường kiêm luôn chức Tổng giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày tại công ty
2.3.4 Ban kiểm soát
Về hình thức, cơ cấu quản lí nội bộ của các công ty cổ phần là hợp lí và cân bằng Ban kiểm soát thực hiện việc giám sát và kiểm soát nội bộ, trực tiếp giám sát Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Ban kiểm soát có vai trò ngang bằng với Hội đồng quản trị, cùng chịu trách nhiệm trucows cổ đông trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình
Đa số thành viên Ban kiểm soát đều là người lao động trong công ty Như vậy, họ chỉ là kiểm soát viên kiêm nhiệm và nhiệm vụ chính của họ có lẽ không phải là thực hiện giám sát quản lí nội bộ công ty mà là thực hiện các công việc với vai trò là người lao động trong công ty
Như vậy, các thành viên Ban kiểm soát không độc lập; họ là những người cấp dưới
và hoàn toàn phụ thuộc vào các thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Họ cũng không phải là người chuyên trách, có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm nghề nghiệp, không chuyên trách kiểm soát nội bộ công ty Có thể nói, trong nội bộ công ty, các thành viên Ban kiểm soát có vị thế, trình độ chuyên môn và có thể cả uy tín thấp hơn so với các thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
2.4 Bảo vệ cổ đông thiểu số trong nhóm quyền quản trị công ty
Trước đây Luật Doanh nghiệp 2014 quy định “Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết” thì nay tại Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020 đã giảm tỉ lệ này xuống còn 50% Điều này đã tạo