1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Biến đổi cơ cấu lao động - việc làm xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội (2000-2015)

140 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI

HOÀNG THỊ PHƯỢNG

BIEN DOI CƠ CẤU LAO ĐỘNG - VIỆC LAM

XÃ PHU CAT, HUYỆN QUOC OAI, THÀNH PHO HÀ NỘI(2000 - 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội — 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI

HOÀNG THỊ PHƯỢNG

BIEN DOI CƠ CẤU LAO ĐỘNG - VIỆC LAM

XÃ PHU CAT, HUYỆN QUOC OAI, THÀNH PHO HÀ NOI(2000 - 2015)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt NamMã số: 60.22.03.13

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đình Lê

Hà Nội — 2017

Trang 3

Hà Nội sau mở rộng năm 2008

HÒA BÌNH

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Biến đổi cơ cấu lao động - việc làm xã PhúCát, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội (2000 — 2015)” là công trình nghiêncứu của tôi và của thầy giáo hướng dẫn là PGS.TS.Nguyễn Đình Lê Các số liệutrong đề tài được thu thập và sử dụng một cách trung thực Kết quả nghiên cứu

được trình bày trong luận văn không sao chép của bat cứ nghiên cứu nao.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả Luận văn

Hoàng Thị Phượng

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Biến đổi cơ cấu lao động - việc làm xã Phú Cat, huyện Quốc Oai,

Thanh pho Hà Nội (2000 — 2015)” được hoàn thành trên cơ sở kết quả khóa luận tốtnghiệp của tôi và kết quả khảo sát thực địa tại địa bàn xã Phú Cát, huyện Quốc Oai,

Thành phố Hà Nội Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình củaban Thường trực Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Phú Cát đã tạo mọi điều kiện cung

cấp tài liệu và cho tôi được khảo sát, nghiên cứu tại địa phương.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử đã tậntình giúp đỡ và dạy bảo tôi trong suốt thời gian học tập tại khoa Đặc biệt, qua đâytôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo hướng dẫn của tôi là PGS.TS.

Nguyễn Đình Lê, giảng viên Khoa Lịch sử - Trường Đại Học KHXH & NV đã tận

tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện đề tài.

Do thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên luận văn không tránhkhỏi những thiếu sót nhất định Tôi kính mong hội đồng đóng góp ý kiến để luận

văn được hoàn thiện hơn.

Hà Noi, ngày thang năm 2017Học viên: Hoàng Thị Phượng

Khóa 2015-2017 - Lịch sử Việt Nam

Trang 6

MỤC LỤC

1 Ly do Chom n6 82 Lich sử nghiên cứu vấn đỀ -s- se se +sse+ssevsevserxeerkeerserrsersssrsserse 9

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiỀn CỨCU c5 5< 5< S5 9 54 59159955995 13

4 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu - -s s-s<ssssss=sevssessesserserssese 13

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu - -s- 2 sssssses 14

6 Đóng øóp CỦa ÏUẬN VẶN 0 G G6 5 %9 99 9 9.9 99.9.9640 90 9058994804 80 15

7 BO CUC an 15

PHAN NOI DUNG tà : ,ÔỎ 16

0:10/9)i050 77 16

BIEN DOI CƠ CAU LAO ĐỘNG - VIỆC LAM Ở XÃ PHU CAT, HUYỆN

QUOC OAL, HÀ NỘI (2000 — 2/10) -. 2-52 s£ssssevssesseessezssessers 16

1.1 Các yếu tố tác động đến sự biến đổi cơ cấu lao động — việc làm ở xã

Phú Cát, huyện Quốc Oai, Hà Nội 2 2s se se essessersrsses 161.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phú Cát - 161.1.2 Tác động của chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội cccsssscec 221.1.3 Biến đổi cơ cau lao động — việc làm ở xã Phú Cát trước năm 2000 321.2 Sự biến déi cơ cấu lao động - việc làm ở xã Phú Cát (2000 — 2010) 341.2.1 Sự chuyên dịch cơ cấu lao động — việc làm của Phú Cát dưới ảnh hưởng

của đô thị hóa - c1 110222231111 111122311111 119211 1111 E ng 11kg 11kg 211 xkt 34

1.2.2 Về cơ cầu hộ nghề nghiỆp 2-22 2222E+2E1+2E22EE22E1222122322212221 2e 44

TIỂU KET CHUONG Ï -©2225522EE‡2EE2EE22E1122122112211211221121121121 221 xe 61

CHUONG 2 7G G G9 9 90 Họ 0.000.009 000.0000009 00 0004.0809408096 63

BIEN DOI CƠ CÁU LAO ĐỘNG - VIỆC LAM O XÃ PHU CAT, HUYỆN

QUOC OAT, THÀNH PHO HÀ HỘI (2010 - 2()15) -.- 2-5 s2 sss 632.1 Bối cảnh lich sử và những yêu cầu đặt ra - . -s-ss <<63

2.2 Sự biến đổi cơ cấu lao động — việc làm ở xã Phú Cát (2010 — 2015) 67

Trang 7

2.2.1 Cơ cầu nghề nghiệp 2-22 22 22122212211221122122112711271211211 2212 xe 692.2.2 Sự thay đôi nghề nghiệp của đối tượng khảo sát - 55-55: 73

2.2.3 Việc làm phân theo giới tính - cece 2232213211531, 76

2.2.4 Việc làm phân theo ngành kinh tẾ +: +t£E+E+2E+2E2E2Eerxerxerxee 762.2.5 Việc làm phân theo vị thỂ - ¿2© ++2E222Et2E1225122322712221221221222x e2 78TIEU KET CHUONG 255 225 tt 2223222E11122E1 1E 79

CHUONG ỔẢ G5 G5 cọ HH TT TT 0 00 T0 T0 0.000.000 0004 00 81

TAC DONG CUA SỰ BIEN DOI LAO ĐỘNG - VIỆC LAM DEN KINH TE,

VAN HOA, XA HOI O XA PHU CAT, HUYEN QUOC OAI, THANH PHO

HA NOL 01 3®4 V ÔỎ 813.1 Tác động đến phát triển kinh tẾ - 2-2 scsessssesseessesses 81

3.2 Tác động đến đời sống xã hội - 5-5 sccsessesscssesersersersee 853.3 Tác động đến đời sống văn hóa 5-5 s sssssse=ss=seesesses 88TIỂU KET CHUONG 3 2-52 2222E22E122122112212212112111211211211211211211 2E te 104KET LUẬN 22 5< 2E 2E12221122121122121221211211211211112121211 re 105TÀI LIEU THAM KHAO 2-52: ©52S£2E2SEEEEE22E12E12E12212211211271221211211211 211.1 xe 108

.i0000/ Ô 117

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

STT | CÁC TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG

1 KCN Khu công nghiệp

2 CNH Công nghiệp hóa3 HDH Hién dai hoa

4 DTH D6 thi hoa

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG

Bảng 1.1 Nhu cầu việc làm ồn định của thanh niên theo độ tuổiError! Bookmark not defined.Bảng 1.2 Hiện trạng dân số - lao động xã Phú Cát năm 2010Error! Bookmark not defined.

Bảng 1.3 Thực trạng lao động, việc làm của các hộ thôn 5, 6 và 7 (xã Phú Cát) so

với xã Tuyết Nghĩa năm 20 I -e-se se s<sesses Error! Bookmark not defined.

Bang 1.4 Lao động - việc làm ở Phú Cat (2000 — 2010)Error! Bookmark not defined.

Bảng 1.5 Cơ cau lao động theo ngành xã Phú Cát (2001 — 2010)Error! Bookmark not defined.

Bảng 1.6 Biến đổi nghề của chủ hộ thôn 6 và 7 Error! Bookmark not defined.

(năm 2010 so sánh với 2000) -os-<sssssss 5s s54 Error! Bookmark not defined.

Bang 1.7 Số lượng gia súc, gia cam qua các năm Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.1 Tình trạng việc làm của xã Phú Cát giai đoạn 2010 — 2015Error! Bookmark not defi

Bảng 2.2 Mức độ yêu cầu trình độ tay nghề khi người lao động tham giaError! Bookmark not ‹

nghề nghiệp hiện tại Của hỌ 55-555 s2 555555 5e Error! Bookmark not defined.

Bang 2.3 Cơ câu nghé nghiệp thứ nhất đã làm của đối tượng khảo sátError! Bookmark not defiBang 2.4 Quy mô và cơ cau lao động có việc làm Error! Bookmark not defined.

chia theo giới tính của xã Phú Cát giai đoạn 2010 — 2015Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.5 Cơ cau lao động theo ngành xã Phú Cát (2010 — 2015)Error! Bookmark not defined.

Bang 2.6 Lao động phân theo vị thế việc làm của xã Phú Cát (2010 — 2015)Error! Bookmark n

Bang 3.1 Các loại tai sản trong gia đình xã Phú Cát Error! Bookmark not defined.

Bang 3.2 Chuyén biến các kiểu gia đình trong xã Phú CátError! Bookmark not defined.Bang 3.3 Sự chuyền biến các loại gia đình xã Phú CátError! Bookmark not defined.

Bang 3.4 Chuyên biến về quy mô gia đình xã Phú CátError! Bookmark not defined.

Bảng 3.5 Biến đôi nghề nghiệp ở xã Phú Cát trước và sau khi có dự án KCNError! Bookmark |

Trang 10

DANH MỤC BIEU DO

Biểu 2.1 Cơ cầu ngành nghề của đối tượng khảo sát -.s s-sessssccsecssesses 68

Biểu 2.2 Địa bàn phân bố của đối tượng khảo sát -s s scsssscseeseesessesse 69

Bảng 2.2 Mức độ yêu cầu trình độ tay nghề khi người lao động tham giaError! Bookmark not ‹

nghề nghiệp hiện tại Của hỌ s5-<sses S555 5e Error! Bookmark not defined.

Biểu 2.3 Những khó khăn của người lao động khi tìm kiếm việc làm 71

Biểu 2.4 Thông tin về số lần chuyên đổi nghề nghiép ccsessecsescesssssseseesseeesesseeseees 73

Trang 11

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Biến đổi cơ cấu lao động và việc làm đang diễn ra không chỉ đối với mỗi

quốc gia mà còn trên phạm vi toàn thế giới, nó gián tiếp tạo thành những dòng di cư

và dịch chuyên lao động mạnh mẽ, gây ra những hệ quả xã hội to lớn đối với mọi

khu vực và quốc gia, bất ké đó là những khu vực và quốc gia đã phát triển hay đangphát triển.

Bởi vậy, có thé nói quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới dangdiễn ra mạnh mẽ và toàn diện trên phạm vi toàn thế giới hiện nay cũng chính là quátrình toàn cầu hóa về thị trường lao động - việc làm Do đó, đối với bất cứ một quốc

gia nào, van đề hội nhập vào thị trường lao động thế giới bao giờ cũng là một trongnhững yếu tố quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội Khi đề cập đến vấnđề lao động - việc làm, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mình, mỗi

quốc gia đều phải tính đến các bước phát triển thăng trầm của thị trường lao động

thế giới cũng như khu vực, điều đó tạo ra động lực vừa duy trì én định, bền vữngcho sự phát triển của nền kinh tế tri thức và xã hội tương lai Do đó, nghiên cứu sựvận động nội tại của vấn đề việc làm là một yêu cầu cấp bách nhằm vạch ra chiến

lược phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa.

Hiện nay trên địa bàn cả nước nói chung, xã Phú Cát nói riêng, vấn đề quảnly lao động, giải quyết việc làm, 6n định và nâng cao đời sống con người đang làvấn đề cấp bách Bài toán thỏa mãn nhu cầu việc làm cho lực lượng lao động nếukhông được giải quyết tốt sẽ dẫn đến những khó khăn về đời sống, xã hội khiếnnhững cô gắng tăng trưởng sẽ không còn ý nghĩa Việt Nam là nước có xuất phátđiểm kinh tế thấp khi bước vào quá trình phát triển Ngu6n lực cơ bản và quan trọngcủa chúng ta là đội ngũ lao động đông đảo, trẻ trung và năng động, bố trí lao độngviệc làm cho họ là điều kiện đảm bảo thu nhập và đời sống, cũng như tăng trưởngcủa nền kinh tế Xã Phú Cát nằm trên chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai -Miếu Môn, có đường Láng Hòa Lạc, đường Hồ Chí Minh đi qua, năm sát khu côngnghệ cao, khu tái định cư Hòa Phú Trên địa bàn xã có KCN lớn nhất của tỉnh là

Trang 12

KCN Bắc Phú Cát Đồng thời đây cũng là địa bàn phát triển phía tây của Thủ đô Hà

Nội Phú Cát nằm trên trục quốc lộ 21A, đại lộ Thăng Long gần các đô thị lớn rất có

tiềm năng phát triển kinh tế - văn hóa xã hội tạo ra những vận hội mới trong tiễn

trình CNH, HDH.

Van dé lao động - việc làm ở nước ta trong đó có xã Phu Cat - huyện QuốcOai, Thành phố Hà Nội đã và đang diễn ra mạnh mẽ Điều đó góp phần tích cực vàoviệc hình thành nên một thị trường lao động vận động dưới nhiều hình thức hết sứcphong phú ton tại ở khu vực này Sự thay đôi cơ cấu lao động - việc làm, đến lượtnó tác động trở lại cau trúc xã hội, hệ thống tô chức, đời sống và các quan hệ xã hội

một cách sâu rộng.

Tuy nhiên, khảo sát tài liệu nghiên cứu của tôi cho thấy còn có ít những nghiên

cứu lịch sử mang tính khái quát về van dé này Chính vi thế, tôi chọn quá trình biếnđổi co cấu lao động - việc làm ở xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội

làm đề tài nghiên cứu của mình.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đã từ lâu, van đề biến đồi cơ cau lao động - việc làm ở nông thôn đã thu hút

được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa hoc va các nhà hoạch định chính

sách Nhiều cuộc hội thảo được tô chức cả trong và ngoài nước đề cập đến sự thayđổi cơ cấu lao động - việc làm với phát triển kinh tế.

Lao động - việc làm là một phạm trù tổng hợp được rất nhiều khoa học quantâm nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau:

Tác giả Nguyễn Hữu Dũng trong cuốn “Chính sách giải quyết việc làm ở

Việt Nam” (1997) đã đưa ra những giải pháp mang tính chiến lược để giải quyết

việc làm cho người lao động Ông không đề cập đến cơ cấu lao động - việc làm, màchỉ nhắn mạnh đến chính sách xã hội trong giải quyết việc làm.

Cuốn sách “Thị trường lao động - thực trạng và giải pháp” (1995) củaNguyễn Quang Hiền cũng như “Thị trường lao động Việt Nam - định hướng và pháttriển” của Nguyễn Thị Lan Hương (2000) chủ yếu nêu các khái niệm thị trường lao

Trang 13

động Việt Nam và sự phát triển thị trường lao động trong quá trình CNH, HĐH đất

cạnh dịch chuyền nghề nghiệp của phụ nữ ngoại thành và chỉ ra những nguyên nhân

của sự chuyên dịch này.

Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2002 do PGS.TS NguyễnQuốc Tế chủ biên: “Phân bố và sử dụng nguồn lao động theo vùng và vấn đề giảiquyết việc làm trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường Việt Nam”, các

tác giả đề xuất việc phân bố lao động, sử dụng lao động theo vùng lãnh thổ và

những biện pháp kinh tế nhằm giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.

Luận văn Thạc sĩ năm 2000 của Lê Ngọc Lân: “Thực trạng cơ cau lao động

-nghề nghiệp của hộ lao động gia đình nông thôn hiện nay và vai trò của phụ nữ (quanghiên cứu hai xã Cam Vũ - Mỹ Luông) có đề cập đến thực trạng cơ cau lao độngnghề nghiệp nhưng không nói về sự biến đổi của nó Hơn nữa, đề tài này chỉ nghiên

cứu mẫu ở hai xã nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

Cuốn sách “Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên”(2005) do Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng chủ biên cùng nhóm tác giả bàn về mối quanhệ giữa thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên và dự báo

cung cầu lao động đến năm 2010.

Cuốn sách “Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà

Nội” (2014) do PGS.TS Nguyễn Văn Sửu chủ biên đã tập trung mô tả, phân tích và

lý giải về DTH và những tác động của nó đến biến đổi sinh kế của các hộ gia đình

nông dân ở khu vực ven đô Hà Nội trong hơn một thập kỷ qua Trong nghiên cứu

này, tác giả không chỉ tìm hiểu về quá trình, cách thức và các động năng từ bêntrong và từ bên ngoài mà còn phân tích bối cảnh và hệ quả của sự chuyền đổi, lý

giải vê việc tiêp cận, sử dụng và phân phôi các nguôn von họ có thành sinh kê va

Trang 14

ứng phó với những chuyền đổi diễn ra với họ và xung quanh họ Với cách tiếp cận

toàn diện, nghiên cứu nay không chỉ mang lại những tri thức mới mà còn đưa ra

những gợi ý cho can thiệp chính sách trong lĩnh vực phát triển và giảm nghèo, đồngthời góp phần gợi mở những ý tưởng và cách phân tích mới liên quan đến biến đổi

xã hội trong quá trình HĐH ở Việt Nam.

Các công trình nghiên cứu và bài viết trên đây đã góp phần vào việc hoạchđịnh các chính sách kinh tế, xã hội nhằm phát triển nông thôn nước ta trong quátrình CNH, HĐH, phát triển nông thôn làng xã Tuy nhiên các công trình hướng đếnviệc nhận thức và giải quyết vấn đề cơ cấu lao động - việc làm ở các làng xã nôngthôn ngoại thành Hà Nội, đặc biệt là vấn đề về cơ cấu lao động - việc làm ở xã Phú

Cát còn văng, ít Bởi vậy, đề tài “Biến đổi cơ cấu lao động- việc làm xã Phu Cat,

huyện Quốc Oai, Thành phó Hà Nội (2000-2015)” chính là nhằm góp phần giảiquyết những van đề trên.

* Một số khái niệm

Lao động

Theo Từ dién tiếng việt thông dụng:

“Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra sản phẩm vậtchất và tinh thần” [15, 553]

Theo C Mác: “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người vàtự nhiên, một quá trình trong đó bang hoạt động của chính minh, con người lamtrung gian điều tiết và kiểm tra su trao đổi chất giữa họ và tự nhiên” [40, 230].

Lao động là một khái niệm rộng dùng dé chỉ hoạt động có mục đích của con

người nhằm sáng tạo ra sản phẩm (vật chat, tinh thần, văn hóa) dé duy trì sự ton tại

của mình và của xã hội.Việc làm

Việc làm bao gồm ba khía cạnh:

e Là hoạt động nhằm tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần.

e Là hoạt động có mục đích và có thu nhập (bằng tiền hoặc hiện vật).

e Không bị pháp luật cam.

Trang 15

Ta thay lao động và việc làm là khái niệm có liên quan chặt chẽ với nhaunhưng không hoàn toàn giống nhau Việc làm có giới hạn về số lượng nguồn laođộng, có giới hạn về số lượng và nhân khẩu nhưng sức lao động thì không Việclàm thé hiện mối quan hệ giữa con người với những chỗ làm cụ thé, là những giớihạn cần thiết trong đó lao động diễn ra Việc làm là điều kiện cần thiết để thỏa mãnnhu cầu xã hội về lao động, là nội dung chính của hoạt động con người, trong đó có

biểu hiện cả van đề tổ chức văn hóa, ứng xử, về giác ngộ kinh tế Việc làm thé hiện

mỗi tương quan giữa lao động và tư liệu sản xuất, giữa yếu tố con người và yếu tôvật chất trong quá trình sản xuất Như vậy việc làm là một phạm trù tổng hợp liênkết các quá trình kinh tế, xã hội và nhân khâu, nó thuộc loại những vấn đề chủ yếunhất của toàn bộ đời sông xã hội.

Cơ cấu lao động - việc làm

Cơ cấu lao động - việc làm là một bộ phận của cơ cấu xã hội, hơn thế nữa là

bộ phận có quan hệ mật thiết với phân tầng xã hội, vị trí, vai trò và các thiết chế xã

Cơ cấu lao động - việc làm là tổng thé kết cấu hình thức tổ chức hoạt động

lao động sản xuất - nghề nghiệp của một xã hội nhất định Nó phản ánh không chỉ là

những dấu hiệu định hướng về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và hoạtđộng nghề nghiệp xã hội mà còn phản ánh dấu hiệu định tính về thái độ, hành vi,

chuẩn mực văn hóa của cá nhân và nhóm xã hội.

Thị trường lao động - việc làm

Khái niệm thị trường được hiểu là tập hợp nhu cầu của người tiêu dùng về

một hàng hóa nào đó và đồng thời là nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa bằng

tiền tệ.

Thị trường lao động chỉ có thể hình thành khi có đủ các yếu tố: có nền sảnxuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, có định chế pháp luật cho phép ton tại thịtrường lao động, người lao động thật sự có quyền sở hữu sức lao động của mình và

họ không sở hữu một loại tư liệu sản xuât nào có khả năng nuôi sông bản thân và

10

Trang 16

gia đình Khi đó sức lao động mới có điều kiện trở thành hàng hóa, thị trường laođộng mới có cơ sở dé hình thành và phát triển.

Từ các yếu tố này với thực trạng nền kinh tế xã hội từ năm 2000 trở lại đâycho phép chúng ta khăng định Việt Nam nói chung, Hà Nội, các huyện - xã nóiriêng đã hình thành và tồn tại thị trường lao động.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tai hướng tới làm sáng tỏ thực trạng và sự biển đổi cơ cấu lao động - việc

làm của các hộ gia đình ở xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, Hà Nội trong quá trình

CNH, HDH.

3.2 Nhiệm vu nghiên cứu

Với dé tài nay tác giả nhằm tìm hiểu Phú Cát trên phương diện sự thay đổi cơ

cấu lao động gắn với việc làm Thông qua những dẫn chứng và số liệu cụ thể, người

viết mong muốn phục dựng lại điện mao Phú Cát trong quá trình CNH — HĐH: tích

cực và hạn chế Bên cạnh đó, luận văn nhằm làm sáng tỏ thêm một phần nhận thức

về bức tranh DTH vùng ven đô nói riêng và ở Việt Nam hiện nay nói chung.

Tìm hiểu những yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến quá trình biến đổi

cơ cấu lao động việc làm ở xã Phú Cát.

Thấy được tác động của chuyền đổi cơ cấu lao động — việc làm đến đời sống

kinh tế, văn hóa - xã hội trên địa bản xã.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Biến đổi cơ cấu lao động - việc làm ở xã Phú Cát - huyện Quốc Oai, Thànhphé Hà Nội.

Trang 17

- Nội dung luận văn tập trung vào tìm hiểu các vấn đề: các yếu tô tác động

đến biến đổi cơ cấu lao động — việc làm ở Phú Cát; sự biến chuyên cơ cấu lao động

— việc làm ở Phú Cát từ năm 2000 đến năm 2015; tác động của lao động — việc làmđến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội xã Phú Cát.

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu5.1 Nguồn tư liệu

Luận văn sử dụng các báo cáo, số liệu thống kê từ năm 2000 đến 2015 của xã

Phú Cát; các bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về chủ đề

lao động — việc lam ở Việt Nam nói chung và nông thôn ngoại thành Hà Nội nói

Ngoài ra, luận văn sử dụng các số liệu khảo sát, thống kê, phỏng van ngườidân trong xã trong các budi đi điền rã của tác giả.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp lịch sử và logic là chủ yếu.

Phương pháp thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh lịch sử Trong đó việcphân tích các số liệu thống kê, các báo cáo được coi trọng.

Luận văn sử dụng phương pháp điền rã Đặc thù của đề tài là sử dụng nguồn

tư liệu chính là các báo cáo và số liệu thống kê nên nhiều chỗ cần làm rõ Vì vậy,tôi tiến hành khảo sát thực địa một số nơi dé sưu tầm tư liệu mà các báo cáo, các số

liệu thống kê không phản ánh đầy đủ.

Phương pháp tông hợp, phân tích và xử lý dit liệu Luận văn sử dụng phươngpháp phân tích, thống kê (phân nhóm, xử lý số liệu) được sử dụng nhằm phân tích

quá trình biến đôi cơ cấu lao động việc làm cho lao động.

Phương pháp điều tra xã hội học bang bảng hỏi và phỏng van.

Phương pháp trưng cầu ý kiến: Đây là phương pháp quan trọng tôi sử dụngtrong dé tài nghiên cứu của mình Phiếu trưng cầu ý kiến được xây dựng cho kháchthể là các hộ làm nông nghiệp và các hộ tham gia hoạt động phi nông nghiệp ở xãPhú Cát Nội dung chính của phiếu hỏi chủ yếu tập trung hỏi về thực trạng biến đổi

12

Trang 18

lao động và việc làm của các hộ gia đình hiện nay và các yếu tố tác động đến sựchuyền đổi đó.

Quy mô mẫu điều tra về lao động — việc làm năm 2015 của tác giả là 378 hộ,trong đó có 204 hộ trùng với điều tra của năm 2010 Việc phân tích hành vi của 204hộ này sẽ đưa ra kết quả của quá trình biến chuyên cơ cấu lao động — việc làm của

các hộ ở Phú Cát.

Phương pháp phỏng vấn: Số lượng phỏng vấn đã được tiến hành thực hiện

cho đề tài nghiên cứu là 10 cuộc phỏng vấn.

Đối tượng phỏng vấn là các hộ gia đình làm nông nghiệp và các hộ kinh

doanh buôn bán.

Mục đích của các cuộc phỏng vấn: Tìm kiếm thêm những thông tin định tính

liên quan đến đề tài nghiên cứu mà trong bảng hỏi còn thiếu hay chưa đưa vào bảng

hỏi được.

Nội dung chính của các cuộc phỏng vấn chủ yếu hỏi về công việc chính hiệntại của các hộ cũng như sự thay đôi về việc làm của các thành viên trong hộ so vớitrước đây và những đánh giá của người dân về cơ hội và thách thức trong quá trìnhxây dựng nông thôn mới Thời lượng phỏng vấn từ 30 phút đến 40 phút.

6 Đóng góp của luận văn

Với nguồn tài liệu và những phân tích về biến đổi cơ cấu lao động — việc làmcủa các hộ nông dân ở xã Phú Cát trong hơn một thập kỷ qua, luận văn mong muốnđóng góp thêm những tri thức về thực tiễn biến đổi cơ cấu lao động — việc làm trong

không gian làng ven đô dưới tác động của quá trình CNH - HĐH.

Trang 19

PHẢN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

BIEN DOI CƠ CẤU LAO ĐỘNG - VIỆC LAM Ở XA PHU

CAT, HUYỆN QUOC OAL, HÀ NỘI (2000 — 2010)

1.1 Cac yêu tô tác động dén sự biên đôi co cau lao động — việc lam ở xã Phú

Cát, huyện Quốc Oai, Hà Nội

1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phú Cát

Vi trí địa lý, quá trình hình thành

Xã Phú Cát nằm ở phía Tây huyện Quốc Oai', Hà Nội, diện tích tự nhiên là1.050,15 ha Trong đó đất sản xuất nông nghiệp 536 ha Dân số 7.279 người với

1.767 hộ, được phân bố ở 7 thôn” Phú Cát cách trung tâm huyện khoảng 12km.

Phía Bắc xã Phú Cát giáp xã Thạch Hòa và xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất PhíaNam giáp xã Hòa Thạch, phía đông giáp xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai.

Phía tây giáp xã Phú Mãn và xã Đông Xuân huyện Quốc Oai.

Vùng đất Phú Cát xưa thuộc quận Giao Chỉ, quận Tân Hưng, Tân Xươngchâu rồi sau thuộc đất Phong Châu Cuối thế kỷ 15, tỉnh Sơn Tây được thành lập,vùng đất này thuộc tỉnh Sơn Tây Trước cách mạng tháng Tám (1945), xã Phú Cátmang tên Giã Cát thuộc tổng Can Xá” (tài liệu cũ ghi là tổng Gia Cát), phủ Quốc

Oai, tỉnh Sơn Tây Tổng Cấn Xá bao gồm cả xã Hòa Thạch ngày nay Xã Giã Cát

gồm năm xóm là: Đình, Giữa, Mô, Đồi, Bỗi và ba xóm ở xung quanh là: Phú Bình,Không Mục, Đồng Vàng.

! Quốc Oai trước đây là trấn, rồi phủ Quốc Oai, gồm các huyện Đan Phượng, Từ Liêm, Thạch Thất, Yên

Sơn, Phúc Lộc (sau là Phúc Thọ) Năm 1888, phủ Quốc Oai chuyên thành huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Sơn

Tây Từ năm 1965 thuộc tỉnh Hà Tây, đến 1975 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình Năm 1978, một phần huyện nhập về

Hà Nội Phần còn lại của huyện (trong đó có Phú Cát) vẫn thuộc Hà Sơn Bình Từ 1991 huyện Quốc Oai lại

trở về với tỉnh Hà Tây Từ tháng 8 năm 2008, cùng với toàn tỉnh Hà Tây, huyện Quốc Oai nhập về Thủ đô

Trang 20

Trên địa ban ở Phú Cát còn có các xóm Phú Cao và Phú Bàn, trước đây

thuộc xã Can Xá, thuộc tổng cùng tên Can Xá Trước cách mạng Tháng Tám năm

1945, xã Can Xá có 2.744 người Ruộng dat, theo bài chỉ có 930 mẫu ruộng cấy lúavà 650 mẫu đất thô cư, thổ canh.

Nhân dân trên địa bàn xã gồm hai dân tộc chính là Kinh, Mường Dân tộc

Mường cư trú tập trung ở xóm Đồng Vàng, những năm trước cách mạng tháng Tám

có 30 hộ với hơn 100 người."

Năm 1955, hai xóm Phú Cao và Phú Bàn được sáp nhập vào xã Phú Cát.

Cũng trong năm 1955, một số hộ gia đình ở Phú Bình sang sinh sống ở khu đồi bãi,khai hóa đất đai, lập thêm một xóm mới, đặt tên là Phú Sơn.

Phú Cát có tiềm năng để phát triển nền kinh tế toàn diện, nhất là về nôngnghiệp, công nghiệp Đặc điểm đất đai vùng bán sơn địa, bao gồm chủ yếu là đấtphù sa cô trên phiến thạch, đất phù sa sông suối và đốc tụ.

Phú Cát nằm trên miền đất có lịch sử lâu đời, là nơi quần cư của người Việtcô sinh sống lâu đời trên mảnh đất này Trải qua quá trình khai phá đất đai, xây

dựng cuộc song, các thé hệ người dan nơi đây đã ké vai sát cánh trong lao động sản

xuất và bảo vệ xóm làng, hình thành những đức tính tốt đẹp, trở thành nét truyền

thống riêng biệt của địa phương.

Phú Cát là nơi sớm hình thành các giá trị văn hóa truyền thống bản địa Vớivị trí địa lý và địa hình, địa thế thuận lợi, Phú Cát đã trở thành một địa bàn sớmđược con người chọn định cư và cư dân tăng nhanh Nằm cách huyện ly không xa,

lại có cả chợ, cả bến đò Những tên đất, tên làng như làng Bát, bến đò Bát đã nói lên

khái niệm đó Trong quá trình sản xuất, nhân dân đã phát hiện được hai chiếc trống

đồng” Những trống đồng phát lộ ở Phú Cát được xếp loại Hêgơ

Nhân dân Phú Cát vốn thuần túy sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp,không có nghề thủ công truyền thống, chỉ biết đánh đá ong và nung đốt gạch ngói.

Con người Phú Cát chất phác, chân thật, đôn hậu, chịu thương chịu khó, hay lam

5.Hiện một chiếc được trưng bày tại nhà truyền thống đầu tranh vũ trang cách mạng của Ban chỉ huy quân sự

huyện còn một chiéc được giữ lại thành phô.

15

Trang 21

hay làm Các thế hệ người dân tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất, đấu tranh

chống giặc giã và giàu tình thương đối với mọi người, nhất là những lúc gặp hoạnnạn, khó khăn - ké cả đối với dân trong xã và người nơi khác” Tiêu biểu cho nét

truyền thống tốt đẹp đó là truyền thống đoàn kết, cố kết cộng đồng làng xã bên chặt.Trong thời kỳ đổi mới, diện mạo Phú Cát đồi thay nhanh chóng, đặc biệt saukhi đường cao tốc Láng - Hòa Lạc hoàn thành và sau đó được nâng cấp thành đại lộ

Thăng Long (khánh thành nhân dịp 1000 năm Thăng Long - Hà Nội), xã còn có

đường 21A (đầu tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua).

Với quy hoạch phát triển của trung ương và thủ đô Hà Nội, Phú Cát namtrên chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn; là địa bàn phát triển

phía Tây của Thủ đô, Phú Cát có những khu quy hoạch lớn của chính phủ, đang tạo

ra những vận hội mới trong tiến trình CNH, HĐH phát triển kinh tế, văn hóa - xã

Lịch sử hình thành của xã Phú Cát là quá trình phát triển trải qua nhiều biến

đổi về hành chính cùng với những thăng tram của lịch sử dân tộc Đó là một quátrình phát triển liên tục nhưng hay bị đứt quãng, lúc thăng lúc trầm giữa các giai

đoạn, điều này không chỉ thấy có ở Phú Cát, mà là bức tranh phát triển chung của

làng quê Việt Nam.

Địa hình - khoáng sản:

Phú Cát có địa hình tương đối phức tạp, chênh lệch độ cao khá lớn giữa cácxứ đồng Trên dia bàn xã có nhiều đôi gò, ao hồ hau hết diện tích đất trồng lúa làvàn thấp và chân van Dia hình xã Phú Cát thuận lợi cho sự phát triển hệ thong ha

tang, các khu công nghiệp, các co sở dich vụ thương mai.

Phú Cát là một trong bốn xã thuộc vùng phía Tây của huyện Quốc Oai, giáp

với huyện Lương Sơn (Hòa Bình), tựa lưng vào dãy núi Vua Bà, có dòng sông Tíchchảy qua địa phận xã.

Xã Phú Cát nằm trên vùng chuyên tiếp, một trong những cửa ngõ giữa miền

núi với đông băng, g1ữa vùng bán sơn dia với các xã vùng ngoai của huyện.

° Năm 1945 bi đói, nhiều người nơi khác qua đây được nhân dân trong xã cưu mang, có người không may bị

chêt được chôn cât tử tê.

16

Trang 22

Phú Cát có địa hình của vùng trung du, diện tích đất đai rộng xen lẫn đất gòvà ruộng thấp, nhiều đồi gò, trước đây có các chằm lầy hoang vu, cây cỏ rậm rạp, có

nhiều thú đữ sinh sống Hoa màu lương thực (sắn, khoai) và các loại nông sản kháchoặc cây công nghiệp (đậu tương, lạc, chè) Phú Cát cũng có một số loại tài nguyênnhư nước khoáng, than bùn, là nơi có nhiều đá ong dé khai thác làm vật liệu xâydựng rất thuận tiện (lẫn trong đất, đá còn có cả sa khoáng) Dưới chân các đồi, gò là

vùng vàn, vùng trũng thuận lợi cho việc canh tác lúa nước.

Khí hậu thời tiết

Phú Cát nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa hình thành hai mùa khárõ rệt: mùa hè (từ tháng tư đến tháng mười) nóng âm và mưa nhiều, mùa đông (từtháng mười một đến tháng ba năm sau) khô, lạnh, ít mưa Nhiệt độ không khí bìnhquân hàng năm 24°C, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 16 độ (vào tháng 1).Nhiệt độ cao nhất trung bình 28,6 độ Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.490

Lượng mưa bình quân năm là 1.700mm, phân bố trong năm không đều: mưatập trung từ tháng tư đến tháng mười Mùa khô từ cuối tháng mười đầu tháng mườimột đến tháng ba năm sau, những tháng mưa ít nhất trong năm là tháng mười hai,

ngư” (Cấn Xá có cá chép) Tuy vậy, do dòng sông Tích có độ dốc cao nên cũng dễ

gây úng ngập trong mùa mưa, nhanh cạn kiệt trong mùa khô.

Mặc dù có tiềm năng phong phú nhưng trước năm 1986, đời sống nhân dântrong vùng phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên Nhân dân chủ yếu sống về nghềnông và nghề rừng Hàng năm, vùng đất cao thì khô hạn, vùng đồng vàn, ruộng thấp

thì chìm trong cảnh ngập lụt Ruộng đồng chỉ cay được một vu lúa.

17

Trang 23

Điều kiện kinh tế

Ti rong trot

Trong đời sống kinh tế của người dân Phú Cát từ khi hình thành cho đếntrước thời điểm năm 2000, trồng trọt là ngành kinh tế chính, có vai trò quan trọngtrong việc cân bằng nguồn lao động của người nông dân, đó vừa là nguồn sống,nguồn thu nhập, vừa là nhân tố góp phần hình thành những giá trị văn hoá nông

nghiệp của nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung và người dân Phú Cát nói

Các loại cây trồng chủ yếu gồm:

Cây lúa: là cây trồng chính trong mọi thời kỳ phát triển của xã Từ năm

1960, xã Phú Cát bắt đầu tổ chức hợp tác xã với quy mô đến từng đội sản xuất, từđây việc canh tác trồng trọt của người nông dân có sự đổi mới rõ rệt Nếu trước kiachỉ cấy vụ đông, các vụ khác trồng rau màu, cây lúa và các cây hoa màu đều trông

chờ vào nước trời thì bây giờ cấy 1 năm 2 vụ lúa, các loại cây hoa mau va cây côngnghiệp ngắn ngày khác đều có nước tưới chủ động.

Cây khoai (khoai lang và khoai sọ): cây khoai lang là loại cây trồng quan

trọng sau cây lúa Đây lại là cây hợp với chất đất của làng nên dễ trồng, cho năng

suất cao, | năm trồng 2 vụ.

Đậu: người dân Phú Cát thường trồng nhiều loại đậu, đậu đen, đậu xanh, đậutrắng, đậu quốc, trồng xen canh với các loại cây khác (khoai, ngô v.v ) Người dân

thường xem các cây họ đậu là 1 loại hàng hoá nên khi thu hoạch xong, mỗi gia đình

chi dé 1 ít ăn, còn lại bán đi dé chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày.

Ngô: trồng ở những khu đồng gần, ở chân ruộng tốt.

Trên đây là các loại cây trồng chính của người dân Phú Cát trong lịch sửcũng như ở thời điểm hiện tại Tuy nhiên, ngoài các cây trồng cũ thì nhiều loại câytrồng mới cho năng suất cao (cà chua, dưa leo, dưa hấu ) được bà con nông dângieo trồng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hàng hoá ở địa phương.

Chăn nuôi

Trước kia, việc chăn nuôi ở Phú Cát không mang tính chất kinh doanh, chủ

18

Trang 24

yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng trong gia đình, “đồng bãi rộngmà không có ai chăn nuôi trâu bò đàn, trâu bò nuôi chỉ để cày” Lợn được nuôi ởhầu hết các gia đình, trung bình nuôi từ 1 đến 2 con, mục đích nuôi lẫy phân bónruộng nên thường nuôi cầm chừng, chủ yếu nuôi để dùng trong dịp ma chay, khaoCỬ, CƯỚI xin, giỗ chạp, chung đụng nhau ăn tết Các loại gia cầm cũng được nuôi ở

quy mô gia đình, có tính chất tự cung tự cấp.

Buôn bản, địch vụ

Từ xưa Phú Cát không có ai xuất thân từ buôn bán, đại bộ phận dân cư sốngbằng nông nghiệp, chỉ có khoảng 50 gia đình làm nghề đan dành, làm hàng xáonhưng chỉ làm vào những lúc nông nhàn Từ sau năm 2000 đến nay, nhất là sau khicó các khu công nghiệp thì buôn bán, dịch vụ trở thành “nghé” đối với nhiều người,số lượng lao động làm nghề buôn bán, dịch vụ không ngừng tăng lên Nếu như năm2001 có 10 người thì 2007 là 65 người Nhìn vào đường địa giới mà tìm hiểu thìkinh tế buôn bán dịch vụ của người dân Phú Cát chủ yếu tập trung ở thôn 4, 5, 7 nơi

có vi trí thuận lợi, gan đường cao tốc, gần KCN và các trung tâm thương mại lớn.

Nhìn vào bức tranh kinh tế của xã Phú Cát trong lịch sử thì nông nghiệp lànghề chính Kinh tế nông nghiệp là nguồn thu nhập của làng, nhiều việc lớn nhưcưới vợ cưới chồng đều trông vào nông nghiệp, muốn ma to cỗ lớn cũng trông vào

nông nghiệp, sinh cơ lập nghiệp cũng dựa vào nông nghiệp v.v Tuy nhiên, nông

nghiệp của xã chưa mang tính chất sản xuất hàng hoá mà chủ yếu là tự cung tự cấp.Theo truyền thuyết và phả ký của các họ, từ xưa tình trạng kinh tế trong làngđại bộ phận là thiếu ăn, số nhà giàu có, đủ ăn ít Cách mạng tháng Tám thành công,Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm bảo đảm cuộc sông trước mắt cho

người nông dân như chính sách tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, thực hiện

giảm tô, giảm nợ, hoãn nợ cho nông dân cả nước, trong đó có người dân Phú Cát.

Sau năm 1975 khi người dân làng đang vui niềm vui thống nhất, hy vọng vào nhữngvu mùa bội thu thi lại gặp thiên tai làm mất trang gần như toàn bộ sản lượng lươngthực làm cho nhiều hộ gia đình lâm vào cảnh đói ăn Với phong trào khai hoangphục hoá của Đảng, Nhà nước giúp cho đời sống người dân làng trở nên no đủ Sau

khi dân làng vào làm ăn theo mô hình hợp tác xã, do nhiều vấn đề nảy sinh, đời

sông xã viên sút kém, xã viên chan nan sản xuât, nhiêu người dân bỏ ruộng đi chạy

19

Trang 25

chợ hay làm nghề khác.

Chủ trương khoán sản phẩm cho người lao động (1981) làm cho đời sống

người nông dân Phú Cát khá hơn, thóc lúa, hoa màu, lợn gà của các gia đình không

những nhiều nhất xã mà còn nhiều nhất so với các làng trong vùng Do có thóc, có

tiền, nên việc kiến thiết và mua sắm tăng, các loại nhà ngói mọc lên thay thế cho

nhà tranh, đồ tiện nghi sang trọng.

Ngày nay, bộ mặt kinh tế xã hội và đời sống người dân cả nước đã thay đôivà phát triển rất nhiều, đời sống người dân Phú Cát cũng không phải là ngoại lệ.

Đặc biệt, với quá trình CNH, HĐH, việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp, xây

dựng hệ thống giao thông, hạ tầng cơ sở làm đổi đời hầu hết các hộ gia đình nôngdân vốn lam lũ, nghèo khổ trước đây Nhưng, một vấn đề nghiêm trọng lại diễn ra làngười nghèo đột nhiên có tiền, trở nên giàu có, song chỉ là “giàu xổi”, tiềm ẩn trongđó sự không bền vững Lúc này, đất đai không còn, hoặc còn rất ít, buộc người nôngdân phải chuyền đôi việc làm, nganh nghé nén ho phai thuc su đối mặt với van đề

lao động việc làm, thu nhập.

1.1.2 Tác động của chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội

1.1.2.1 Sự thay đổi về chiến lược tìm việc

Chiến lược việc làm xét về tổng thể có hai cấp độ: vĩ mô và vi mô Một mặt,

nó phản ánh định hướng chủ trương, chính sách của nhà nước, mặt khác nó phản

ánh ý thức, nguyện vọng của cá nhân và cộng đồng Trong phan này, tôi cố gắngmô tả ở cấp độ vi mô của chiến lược việc làm với tư cách là nguyện vọng của người

lao động qua khảo sát xã hội học với đối tượng thanh niên địa phương xã Phú Cát

tháng 12/2010.

Khi được hỏi về phương thức tìm việc (việc làm phi nông nghiệp), đa số

thanh niên ở địa phương đều cho là quen biết, do tự mình tìm việc và do giới thiệu

của người khác mà có được việc làm.

Yếu tố cần thiết dé có việc lam:1- Do quen biết: 41,2%

2- Qua giới thiệu của người khác: 19 %

20

Trang 26

3- Qua trung tâm tư vấn việc làm: 5,2%

4- Qua báo chí: 0,9%5- Tự mình lo: 29%

6- Ý kiến khác: 4,7%

Nguôn: [79, Số liệu khảo sát của tác giả, năm 2015]

Qua các chỉ báo trên ta thấy phần lớn dân cư còn rất khó khăn trong quá trìnhtìm kiếm việc làm nhưng mặt khác, cho thấy vai trò của tổ chức nhà nước khôngđược phát huy trong việc giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn Và vì vậy thựcchất người lao động muốn việc làm thì phải tự lo Điều đó cũng phản ánh tính tự

phát của thị trường lao động nông thôn vẫn còn quá lớn.

Trong khi 55,7% thanh niên cho rằng phải qua trường học nghề mới kiếm

được việc làm Dữ liệu này cho thấy đa số thanh niên nhận thức được rằng muốntìm được việc trước hết phải được huấn luyện, dao tạo tay nghề Và tương tự 89%

thanh niên biết rằng muốn tìm được việc làm phải có trình độ học vấn cao Ta thay

thanh niên dia phương có một tầm nhìn đúng, một chiến lược tìm kiếm việc làm chophù hợp với những thay đổi của thị trường lao động Ở đây không chỉ nói đến thái

độ sẵn sảng làm việc ma còn là một sự chuẩn bị hành trang dé đón nhận sự thay đôi

về lao động - việc làm trong tương lai.

Nếu như định hướng của huyện là đến 2020 là day mạnh quá trình CNH,HDH xã hội nông thôn với những tiêu chí cụ thể: giảm thiểu lao động nông nghiệp,chuyền phan lớn trong số này sang khu vực phi nông nghiệp thì có đến 83% thanhniên ngoại thành dự tính sẽ chuyền sang lao động phi nông nghiệp Tỷ lệ này cho

thấy thanh niên ở đây đã có một bản lĩnh, một tam nhìn xa phù hợp với xu hướng xã

hội Vấn đề đặt ra là, ở cấp độ vĩ mô nhà nước và những tô chức liên quan liên đớiphải có các giải pháp, chính sách phù hợp để giải quyết việc làm, đáp ứng được nhucầu thay đôi, biến động của thị trường lao động - việc làm không chỉ trước mắt mà

còn trong tương lai xa hơn.

21

Trang 27

1.1.2.2 Biến đổi định hướng giá trị việc làm của thanh niên

Như ở phần trên đã phân tích, xã hội nông thôn Việt Nam nói chung và laođộng nông thôn Phú Cát nói riêng đang diễn ra những thay đổi sâu sắc Điều đókhông chỉ làm biến đổi đến cơ sở kinh tế mà còn ảnh hưởng đến nhận thức, lốisông, các quan hệ xã hội và các định hướng giá trị nói chung Trong phan này tôi côgắng nhận diện một số giá trị việc làm phổ biến của thanh niên qua cuộc điều tra

việc làm của thanh niên năm 1999 Kết quả khảo sát ở xã Phú Cát cho biết những lý

do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp của thanh niên được xếp như sau:e Lựa chọn việc làm có sự ồn định: 37,6%

e Hướng về việc làm có thu nhập cao: 31,9%

e Hợp với sở thích chuyên môn: 19%

Nguồn:[ Số liệu khảo sát của tác giả, năm 2015]

Sự lựa chọn việc làm theo tiêu chí “ổn định” được xếp lên hàng đầu, phản

ánh sự thay đổi mau chóng của thị trường lao động - việc làm hiện nay đang diễn raở nông thôn Trong sự thay đôi đó tìm được một việc làm ổn định quả thật là khó

khăn, nó đã khác xa với xã hội nông thôn truyền thống trôi đi trong bình lặng của

một nghề nông Hơn nữa, hành trang kỹ thuật chuyên môn cho một nghề nghiệpnhất định hầu như chỉ là con số không Tình trạng đó đã đây một bộ phận nhỏ thanh

niên ở xã phải nay đây mai đó dé kiếm kế sinh nhai Lé đương nhiên với số thanh

niên này, khi đã có việc làm ôn định thì mục đích được đặt ra rất rõ ràng là phải cóthu nhập cao Sự lựa chọn xếp thứ ba của thanh niên là “hợp với sở thích chuyên

môn” nhưng với mức độ 19% chưa phản ánh thực trạng lao động nông thôn hiện

nay Nhưng điều đáng quan ngại khi 90% lực lượng lao động ở khu vực này, trongđó đa số là thanh niên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật.

1.1.2.3 Định hướng về sự ổn định của việc làm

Do hệ quả của quá trình đô thị hóa mà diện tích đất nông nghiệp bị giảmxuống đáng ké, các ngành nghề phi nông nghiệp tăng lên, trong khi lao động nôngthôn có trình độ học van và chuyên môn kỹ thuật thấp, cùng với dòng nhập cư ngàymột tăng lên, tất yếu thị trường lao động việc làm sẽ biến đồi liên tục với xu hướng

22

Trang 28

loại dan lao động tại chỗ, thì nhu cầu tìm việc làm 6n định được đặt lên vị trí hàng

đầu là hợp lý.

Xét theo nhóm giới tính, thì nữ giới có nhu cầu về sự ôn định việc làm caohơn nam giới Đây là áp lực của quá trình đô thị hóa như trên đã nói Với nghềnông, người phụ nữ gắn liền với công việc đồng ang thường xuyên Tính bất 6n chỉxảy ra lúc nông nhàn Nay đất đai nông nghiệp không còn, ngoài nghề nội trợ - biéuhiện của thất nghiệp trá hình, người phụ nữ nông thôn phải bươn chải tìm việc làmđể nuôi sống bản thân và gia đình, trong khi quan hệ cung - cầu lao động mâu thuẫnnhau, họ muốn có một việc làm 6n định.

Bảng 1.1 Nhu cầu việc làm 6n định của thanh niên theo độ tuỗiNhóm tudi Nhu cầu việc làm 6n định (%)

15-18 3030 - 35 40,7

Nguồn: 106]

Mô tả theo nhóm tuổi thanh niên thì nhu cầu việc làm 6n định có xu hướng

tăng theo độ tudi: 30% ở tuổi 18 so với 40,7% ở độ tuôi 30 - 35 Ở lứa tuổi trẻ hơn

họ sẵn sàng chấp nhận mọi phiêu lưu, thử thách dé tìm cách tự khẳng định mình mà

chưa bị ràng buộc với chuyện vợ con, gia đình (93,3% chưa lập gia đình) Trong khi

đó, ở tuổi 30 - 35 cần sự ôn định dé lo toan gia đình (84,1% đã có gia đình).

Nhu cầu hướng vào việc làm 6n định cao nhất lại ở nhóm công nhân có taynghề thấp (44%) Điều đó cho thấy, với trình độ học vấn thấp, không có nghiệp vụ

chuyên môn sẽ không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động Sự đào thảicủa thị trường khiến họ rất khó tìm kiếm việc làm, vả nếu có cũng chỉ là việc làm

theo thời vụ Trong khi đó nhu cầu có việc làm ổn định thấp nhất là nghề buôn ban(15,4%) Tính chất của nghề buôn bán là luôn cơ động để nắm bắt cơ may thịtrường và phải đáp ứng nhu cầu của bản thân thị trường luôn biến động cả về không

gian và thời gian.

Khi xem xét nhu cầu việc làm 6n định theo địa ban nơi đang làm việc có các

chỉ báo:

23

Trang 29

- Tại phường, xã đang ở: 32,9%- Tại nội thành Hà Nội: 37,7%

- Tại phường xã cùng trong quận: 42,6%- Tại các tỉnh khác: 50%

Nguồn:[80, 102]

Nhu cầu có việc làm 6n định tăng dần lên theo trật tự địa bàn đang làm việcnói trên cho thay khái niệm “ổn định” về việc làm còn gắn với địa ban cư trú, ganvới gia đình, quê hương làng xóm Có thé nói dù là tang lớp thanh niên nhưng lốisống truyền thống của xã hội nông thôn vẫn chi phối hành vi lựa chọn nghề nghiệp,

việc làm.

Ở nhóm thu nhập thấp (mức thu nhập dưới 300.000 đồng/người/tháng) nhu

cầu có việc làm 6n định tăng dan so với mức tăng thu nhập Nếu như người có mức

tăng thu nhập từ nghề chính là 350.000 đồng/tháng trở xuống có nhu cầu việc làm

ồn định là 20%, thì người có thu nhập là 1 triệu đồng trở lên là 54,2% Khi có thu

nhập thấp người lao động cố gắng xoay sở tìm kiếm việc làm cho dù là không 6nđịnh dé có lương cao và ngược lại khi đã có lương cao - tức có trình độ chuyên môn

nghiệp vụ thì nhu cầu làm việc ồn định đặt lên trên hết.

Một điều đáng lưu ý là khi miêu tả ở nhóm học vấn thì người không biết chữcó nhu cầu công ăn việc làm ôn định tuyệt đối cao, còn những người có trình độ caođăng - đại học trở lên thì định hướng có việc làm ôn định là thấp hơn cả Phải chăngnhững việc làm đòi hỏi có trình độ học vấn, trình độ tay nghề cao đã đóng cửa với

người không biết chữ? Trong khi đó những ngành kinh tế - kỹ thuật đòi hỏi trình độ

văn hóa cao lại không năm ở địa ban nông thôn Vả lại, khi có trình độ học vấn tay

nghề cao, người ta có quyền lựa chọn ngành nghé thích hợp Quả nếu vậy thì tính

ôn định của việc làm chỉ là tương đôi.

24

Trang 30

1.2.2.4 Định hướng việc làm có thu nhập cao

Đối với người lao động, thu nhập từ việc làm được hiểu là tiền lương hay

tiền công băng tiền mặt hoặc hiện vật, tiền lương, tiền ăn trưa, tiền phúc lợi Thunhập là một trong những động lực chính thúc đây người lao động làm việc, gắn bó

với việc làm và họ luôn quan tâm tới thu nhập.

Thu nhập là một thuộc tính của việc làm và thu nhập cao là một khái niệm

biểu thị kết quả so sánh hoặc xếp một cách có thứ tự các mức thu nhập cá nhân hoặc

thu nhập bình quân trên đầu người ở những ngành nghề này hay khu vực làm việckhác nhau tùy thuộc vào thành phần, khu vực, ngành nghề, theo việc làm hay giữanhững việc làm cụ thể khác nhau Quan niệm thu nhập cao còn tùy thuộc vào địabàn, lãnh thé va thay đổi theo thời gian Mặt khác, quan niệm thu nhập cao còn tùy

thuộc vào ý thức chủ quan của mỗi người Như vậy, tại một nơi, ở cùng một thời

điểm và đối với cùng một việc làm, các nhóm xã hội khác nhau sẽ quan niệm không

giống nhau về thu nhập cao giữa các cá nhân và nhóm xã hội có thể xem là mộttrong những nguyên nhân dẫn tới sự di động của lao động xã hội Phân tích kết quảđiều tra lao động thanh niên vào tháng 7-2000 cho thấy định hướng tìm việc làm có

thu nhập cao chỉ đứng sau nhu cầu có việc làm ổn định, nhưng ở các phân nhóm

tuổi, nghề nghiệp, địa bàn làm việc, nhóm thu nhập từ nghề chính ta nhận thức về

thu nhập cao cũng có sự khác nhau.

Nghiên cứu trên nhóm tuổi về nhu cầu thu nhập cao:Tuổi 18 - 20: 23%

Tuổi 21- 25: 31,5%

Tuổi 26 - 30: 27%

Tuổi 31 - 35: 41%Nguồn [99]

Ở lứa tuéi 18 - 20 khi đang còn trẻ khỏe, thanh niên muốn tự khẳng định

mình trước cuộc sống, cho nên họ chấp nhận sự thay đôi lao động - việc làm và cố

gang tìm việc làm hợp với sở thích chuyên môn dé xác lập địa vị xã hội của mình.

Vì vậy, việc có thu nhập cao chưa phải là môi quan tâm cao nhât ở lứa tuôi nảy.

25

Trang 31

Trong khi đó nhóm trung niên 30 - 35 tuổi ở nông thôn phần lớn đã lập gia đình, họ

cần có một thu nhập cao dé cải thiện đời sống gia đình Định hướng ấy chi phối suốt

quá trình tìm việc và làm việc.

Trong khu vực làm việc thì lao động làm việc ở khu vực tư nhân có nhu cầuthu nhập cao hơn các khu vực còn lại: 36,6% Chỉ báo này là kết quả lôgic khi biếtrằng tông thu nhập của người lao động ở khu vực này là cao nhất Bởi vậy, khi

quyết định vào làm việc cho tư nhân họ chỉ muốn có thu nhập cao mà không hề

nghĩ đến có triển vọng thăng tiến (0%) cũng như có thé đạt vị trí cao trong xã hội(1%) Đối với lao động làm việc trong khu vực nhà nước thì tỷ lệ là 28,4% có nhucầu thu nhập cao Thực tế cho thấy rằng, tiền lương thu nhập trong khu vực nhànước là rất ôn định Do đó muốn có thu nhập cao thì càng nằm ngoài ý chí chủ quan

của người làm việc, trong khi đó nhu cầu có việc làm 6n định lại rất cao (41,8%).

Mô tả theo nhóm địa bàn nơi làm việc, ta thấy nhu cầu có thu nhập cao quacác biến số như sau:

e Làm việc tại phường, xã đang ở: 40,5%

e Làm việc tại phường, xã khác (cùng huyện): 19,1%

e Tại các quận nội thành: 31,9%

e Không có định: 30,8%Nguồn [98, 99]

Làm việc tai địa ban cư trú nông thôn chu yếu là những việc làm truyềnthống, thu nhập bình quân đầu người ở địa bàn này là thấp nhất Cho dù làm việc ởtrên đất quê mình nhưng người lao động vẫn hướng tới một việc làm có thu nhập

cao dé có sự đổi đời Thực chat số người này rất khó lòng chuyên đổi mục dich sửdụng đất đai, nên không có việc làm Họ cố gắng thoát ra khỏi làng xã dé kiếm công

ăn việc làm ở những phường, xã lân cận Quan sát thực tế cho thấy số này có việclàm rat không 6n định mà chủ yếu là làm mướn theo thời vụ Bởi vậy, họ chỉ kiếmăn qua ngày, đòi hỏi hay mơ ước có thu nhập cao là điều không tưởng Số việc làmnay chỉ 19,1% có nhu cau thu nhập cao.

26

Trang 32

Trong khi đó khảo sát ở nhóm việc làm hiện nay có thu nhập từ nghề chính

thì nhu cầu có thu nhập cao được xếp như sau:

e 500.000 đồng/người/tháng trở xuống: 50%e 500.000 đồng - Itriệu đồng: 32,4%

Hơn nữa đồng tiền ở nông thôn có ý nghĩa lớn nhất trong sinh hoạt của nhóm hộ gia

đình nông dân Số lao động có thu nhập thực tế từ nghé chính 3 triệu đồng/tháng trởlên có nhu cầu việc làm ồn định cao nhất: 54,2% và có nhu cầu thu nhập cao nhất

cũng là sự phản ánh hợp lôgIc của quan niệm “an cư, lạc nghiệp” Khi đã “lạc

nghiệp” rồi thì nhu cầu “an cư” là điều dễ hiểu trong xã hội nông dân.

Tương tự như nhóm thu nhập, nhóm thanh niên có từ hai nghề trở lên thì nhucầu thu nhập cao cũng giảm xuống so với những người không có nghề hoặc chỉ cómột nghề Số này nghề nghiệp và thu nhập 6n định hon, thất nghiệp nghề nay hochuyên sang nghé khác và tùy theo khu vực mà họ có thé thay đối nghề cho thích

hợp đề có thu nhập cao.

Khi phân tích ở nhóm học van lại có xu hướng trình độ học van ngày càngcao thì nhu cầu thu nhập cao cũng giảm xuống và ngược lại Bởi lẽ người có trìnhđộ học vấn thấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, do đó mục đích của họ đi làm

dé kiếm tiền, còn van dé dia vị, hợp với sở thích hay có triển vọng thăng tiễn không

phải là mối quan tâm hàng đầu của họ.

27

Trang 33

Ngược lại, người có trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật càng cao, ngoài

thu nhập họ còn có nhu cầu xác lập vị trí, địa vị xã hội của mình, còn phải cố gắng

tìm kiếm việc làm hợp với sở thích, chuyên môn Và khi đã có việc làm phù hợp vớikhả năng, khi đã xác lập được chỗ đứng của mình thì vấn đề thu nhập cao cũng sẽ

đến Vì vậy, ở trình độ cao đăng, đại học có 27% số người định hướng có thu nhập

cao, trong khi đó 36,4% sỐ người trình độ học vấn cấp 1 có nhu cầu thu nhập cao.

1.2.2.5 Tác động của chính sách kinh tế xã hội đối với phát triển nông nghiệp

-nông thôn Phú Cát

Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự biến đổi mạnh mẽ vàcơ bản trong kinh tế xã hội - nghề nghiệp cho nông dân ở Phú Cát Nghị quyết X(1981) của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp thực sự là bước

ngoặt quan trọng ảnh hưởng lớn tới sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của nông dân.Nó đặt nền móng cho việc giải quyết sức lao động ở nông thôn, kích thích tiềm

năng, sự sáng tạo và chuyên môn hóa nghề nghiệp theo định hướng kinh tế thịtrường trong những năm gan đây, chủ trương xây dựng nông thôn mới, xây dựngcác cụm công nghiệp làng nghề đã và đang tạo ra thể chế, động lực thúc day cơ caunghề nghiệp của nông dan.

Từ 2006 - 2010, toàn xã đã tổ chức được 15 lớp day nghề ngắn hạn, các lớpkhuyến nông, khuyến công cho trên 4.000 lượt người lao động nông thôn, giải quyết

việc làm hang năm cho trên 1.000 lao động, đưa trên 200 lao động di làn việc ở

nước ngoài Đây là sự cố gắng của các cấp, các ban ngành, đoàn thé trong xã.

Từ năm 2008, Phú Cát đã xây dựng khu công nghiệp Bắc Phú Cát; quyhoạch nhiều khu đồng làm khu công nghiệp, nhà máy hay công ty, xí nghiệp Điềunày đã tạo điều kiện chuyển đổi việc làm cho nông dân Ruộng đất không cònnhiều, số hộ gia đình chuyên sang hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên nhanh

chóng Tuy nhiên, việc quy hoạch đất xây dựng các dự án này, người dân mất

ruộng, quá trình chuyển nghề còn khó khăn, tỷ lệ người dân không có việc làm lớn.Mặt khác cùng với quá trình DTH nhanh vùng nông thôn, van đề lao động

của xã đặt ra nhiêu khó khăn đòi hỏi phải có sự quan tâm của các câp quản lý Nêu

28

Trang 34

không làm tốt công tác quản lý thì sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như tệ nạn

cờ bạc, nghiện hút Đề giải quyết số lao động chưa có việc làm, trong những năm

qua một mặt xã ra sức mở rộng và xây dựng thêm các cơ sở sản xuất, kêu gọi thuhút các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, phát triển các ngành nghề có chính sách đúngdan dé tạo thêm việc làm cho người lao động Mặt khác xã cũng hết sức quan tâmđến chất lượng mọi mặt của đội ngũ lao động, từng bước làm cho lực lượng laođộng của xã phát triển, thích ứng và đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của ngườisử dụng lao động trong một nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt Mọi ngườiđều có quyền sản xuất kinh doanh ở những ngành nghề mà nhà nước không cắm, aigiỏi nghề gì làm nghề ấy Nhờ đó, mà nhiều việc làm mới ra đời góp phần giảiquyết việc làm cho người lao động Hiện nay, ở Phú Cát, 100% số thôn xã đã cónghề tạo việc làm 6n định cho gần 4.000 lao động.

1.1.2.6 Tác động của việc mở cửa hội nhập thị trường thé gidi

Với tac động của việc mở cửa hội nhập thị trường thé giới, nghề nghiệp của

người nông dân được đa dạng hóa và năng lực thị trường của người dân được nâng

cao, ở nông thôn đã bắt đầu du nhập những nhân tố hiện đại Hình anh dé nhận thấyhiện nay là các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài nằm len lỏi giữa cánh đồnglúa: KCN Bắc Phú Cát Những cơ sở công nghiệp, các công ty liên doanh có sựtham gia của vốn đầu tư trong và ngoài nước đã tạo ra hàng vạn việc làm phi nôngnghiệp; một bộ phận nông dân đã va đang chuyển sang công nhân thậm chí côngnhân công nghiệp hiện đại có tay nghề cao và có tác phong lao động, kỷ luật côngnghiệp, có trình độ văn hóa Một bộ phận công nhân “ly nông bất ly hương” đangxuất hiện tại Phú Cát.

Với chính sách mở cửa, hội nhập thị trường thế giới, người dân Phú Cát đượcmở mang tầm nhìn trong chính sách kinh doanh, trao đôi kinh nghiệm làm ăn, timbạn hàng, xây dựng thương hiệu, liên kết, liên doanh Người dân chủ động tìm việclàm mới, chuyền đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp, sản xuất kinh doanh chophù hợp Ở Phú Cát một số chủ doanh nghiệp kinh doanh đã sử dụng mạng internet

để quảng cáo, tiếp thị bán hàng ở trong nước Những hoạt động này góp phần làm

29

Trang 35

thay đổi đáng kế nếp nghĩ của người tiêu nông theo hướng tích cực trong sản xuất

kinh doanh.

Sự mở cửa và hội nhập cũng đã tạo ra thị trường dé Phú Cát có cơ hội xuấtkhẩu lao động, giải quyết được phần lao động dư thừa ở nông thôn, góp phần tăng

thu nhập cho nhiều lao động, đào tạo tay nghề văn hóa, kỹ thuật lao động, mở mang

nhận thức cho một bộ phận lao động trẻ sau khi kết thúc thời gian lao động ở nướcngoài trở về sẽ là nguồn lao động có chất lượng cao của địa phương Thời gian qua,Phú Cát đã kết hợp với một số cơ quan chức năng, tổ chức tuyên lao động đi nướcngoài (Đài Loan, Ma Cao, Nhật Bản ) cũng đã giải quyết được công ăn việc làm

cho người lao động địa phương.

Ngoài hai yếu t6 quan trọng nêu trên, biến đôi cơ cấu nghề nghiệp của nôngdân ở Phú Cát còn bị tác động bởi các yếu tố chủ quan khác như sự năng động,

biết tính toán của người dân, tác động của điều kiện tự nhiên, tâm lý truyền thống,

văn hóa.

1.1.3 Biến đổi cơ cấu lao động - việc làm ở xã Phú Cát trước năm 2000

Từ lâu đời, nghề nghiệp chính của người dân Phú Cát là làm nông, trồng lúa,các loại hoa màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm Tỷ lệ hộ thuần nông chiếm 90 -

95% hộ dân cư trong xã Tỷ lệ này phản ánh rõ nét cơ câu xã hội - nghề nghiệp của

xã trong sản xuất nông nghiệp có truyền thống trồng lúa nước Tập quán sinh hoạt,nghề nghiệp của xã trong sản xuất nông nghiệp, các giá trị văn hóa gốc cũng đượcnảy sinh trên nền tảng sản xuất nông nghiệp lúa nước Tuy nhiên, nông thôn Quốc

Oal, trong đó có Phú Cát cũng như một sé vung qué Viét Nam khac da tồn tại mộtcơ chế dân cư đa ngành nghề do hai loại cơ chế đan xen: cơ chế tự cung, tự cấp vàcơ chế thị trường manh mún của mô hình làng xã truyền thống Nhiều nghề truyền

thống ở Phú Cát từ xa xưa gắn với một loại sản phẩm rat nôi tiếng như mây tre, dan,

Năm 1995 ở Phú Cat cũng như nhiều nơi trong huyện, hợp tác xã bậc caokhá phát triển Hầu hết cư dân là thành viên của giai cấp nông dân tập thể Chứcnăng kinh tế gia đình bị lu mờ trước kinh tế hợp tác xã Sự phân công lao động chủyếu phụ thuộc vào sự phân công của tập thể và có tính đồng nhất.

30

Trang 36

Từ 1995, sự phân công lao động trong nông dân có bước chuyên đổi cơ bantheo hướng hoặc là chuyên môn hóa theo các ngành nghề phi nông nghiệp hoặc là

tiến hành sản xuất kinh doanh tổng hợp, kết hợp nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi)với ngành nghề phi nông nghiệp (tiểu thủ công nghiệp, buôn bán, dịch vụ) Xét trênđịa bàn xã, ở Phú Cát thời kỳ này tồn tại hai loại hình:

Loại hình vốn lấy nông nghiệp là chính, song bước đầu chuyền sang sản xuấtkinh doanh tông hợp; kết hợp tiểu thủ công nghiệp với buôn bán dịch vụ; nôngnghiệp với buôn bán dịch vụ Điển hình như xóm Mô, xóm Phú Sơn Số lượngloại hình này còn chiếm tỷ lệ rất hạn chế, hơn nữa sự chuyền đôi chưa mạnh, quymô nhỏ, năng lực thị trường còn yếu kém.

Loại hình vốn lấy nông nghiệp là chính và chưa có khả năng chuyên đổinghề nghiệp ngoài làm nông nghiệp Tỷ lệ loại hình này chiếm đa số ở xã (98%).

Tương ứng với các loại hình nêu trên, ở Phú Cát có ba loại hộ gia đình cơ

bản: hộ gia đình kinh doanh tổng hợp (57 hộ); hộ thuần nông (1.175 hộ); hộ gia

đình nông nghiệp - tiêu thủ công nghiệp (146 hộ) Cũng trong thời kỳ này, việcphân công lao động trong các hộ gia đình ở Phú Cát có sự thay đổi căn bản Hộ giađình là một đơn vị kinh tế tự chủ, do đó sự phân công lao động trong phạm vi hộ đã

có hiệu quả cao hơn so với phan công trong phạm vi hợp tác xã trước đây va lam

cho trình độ lao động, năng lực kinh doanh của người nông dân được nâng cao kháro nét.

Tuy nhiên, trình độ văn hóa và phân công lao động ở Phú Cát thời kỳ này

còn rất thấp (chiếm 30%) Tuyệt đại đa số lao động vẫn tập trung sản xuất nôngnghiệp; số lao động ở các ngành kinh tế, phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ quá nhỏ (dưới10%) Tình trạng lao động bán nông, bán công (một số lao động trong một năm làmtừ 2 - 3 nghề khác nhau) là một hiện tượng khá phô biến Nhìn chung do trình độ tô

chức lao động, vốn, phương tiện kỹ thật còn rất nhiều hạn chế nên việc sử dụng

lao động và thời gian lao động ở nông thôn Phú Cát rất lãng phí và kém hiệu quả.

Hệ số sử dụng thời gian lao động mới chi đạt 50% - 60%/ năm Thu nhập bình quân

của người lao động còn thấp (1995: 1.090.000 đồng/người/năm) Do ít ruộng, người

31

Trang 37

đông nên dẫn tới hiện tượng di dan hang năm khá cao Cơ cau xã hội - nghề nghiệp

- việc làm của nông dân đa dạng và phức tạp.

Phải nhẫn mạnh rằng, từ trước năm 2000, trên địa bàn Phú Cát đã diễn ra quá

trình thu hồi đất xây dựng KCN Bắc Phú Cát, xây dựng một số công trình, cơ sở sảnxuất nhỏ dọc hai bên đường Quốc lộ, nhưng thời điểm đó nền kinh tế của Phú Cátvẫn chủ yếu là nông nghiệp Là một làng quê thuần nông nên lao động và việc làm

của người dân Phú Cát vẫn chủ yếu là lao động nông nghiệp trồng lúa (80%), trồng

cây ăn quả, rau màu Bên cạnh đó, còn một số lao động nông nghiệp kiêm thêmnghề nấu rượu, buôn bán, chạy chợ, tuy nhiên vẫn không được người dân coi là việc

làm chính, mặc dù lao động có nhàn hạ và đem lại thu nhập cao.

Như vậy, trước năm 2000, sự chuyên đổi nghề nghiệp của nông dân Phú Cátchưa có những thay đôi đáng kẻ.

1.2 Sự biến déi cơ cấu lao động — việc làm ở xã Phú Cát (2000 — 2010)

1.2.1 Sự chuyển dịch cơ cấu lao động — việc làm của Phú Cát dưới ảnh hưởng

của đô thị hóa

Phú Cát là địa phương có nền kinh tế khá phát triển, dân số luôn biến động

cấp, sản xuất công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, xây dựng cũng như buôn bán, dịchvụ, vận tải Số lao động tham gia làm việc trong các cơ sở sản suất, kinh doanh tănglên nhanh chóng Tính đến tháng 10 - 2010, tổng số lao động đang làm việc là 4.334

32

Trang 38

người, tăng 50,3% so với năm 2008; trong đó số lao động làm việc trong lĩnh vực

thương nghiệp - dịch vụ tăng lên, số lao động nữ là 3.744 người.

Như thế sự năng động của các thành phần kinh tế và sự xuất hiện của hàngloạt các cơ sở doanh nghiệp đã khiến cho quy mô sản xuất được mở rộng, tạo được

việc làm mới cho hơn 4.000 lao động.

Mức độ tập trung lao động trong các ngành nghề cũng có sự khác nhau.Trong tổng số lao động thì tập trung chủ yếu là lao động nông nghiệp với 3.787người chiếm 87,38%, lao động phi nông nghiệp có 547 người chiếm 12,62% Hiệnnay kinh tế của xã Phú Cát phát triển ở mức khá, có thé đáp ứng được yêu cầu pháttriển sản xuất và nâng cao đời sống của người dân Giá trị sản xuất tăng từ năm

2005 đến 2010 Năm 2005 là 23,5 tỉ đồng, 2007 là 26,4 tỉ đồng; 2008 là 32,5 tỉđồng; 2009 là 75,7 ti đồng va 2010 là 97,87 ti đồng Tốc độ tăng bình quân18,9%/năm, vượt 6,9% so với chỉ tiêu do Đại hội Đảng bộ khóa 18 dé ra Cơ cấu

kinh tế chuyền biến theo hướng tích cực: tỉ trọng nông nghiệp giảm từ 63,04% năm2005 xuống còn 56,74% (2010); tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây

dựng và thương mại, dịch vụ tăng từ 36,96% (2005) lên 43,26% (2010).

Tính đến năm 2010, cơ cấu lao động theo ngành đã có sự thay đổi lớn Cùngvới tốc độ ĐTH tăng nhanh diễn ra trên địa bàn xã Phú Cát, số lao động được giớithiệu việc làm là 208 người, trong đó số người có việc làm én định là 148 nguoi.Lao động trong các ngành phi nông nghiệp tăng chiếm 30,5% (2010) Mặc dù vậy,sự chuyên dịch cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn xã hiện nay còn mang tínhtự phát, kém hiệu quả Các ngành nghề phi nông nghiệp có quy mô nhỏ, trình độ

chuyên môn của lực lượng lao động trên địa bàn xã còn thấp (28% năm 2006).

Tính đến cuối năm 2010, toàn xã Phú Cát có 4.666 lao động thường xuyêncó việc làm, chiếm 91% tổng số lao động và có thu nhập ổn định Có được điều đólà nhờ việc mở rộng các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi; chủ độngquy hoạch, xây dựng khu chăn nuôi tập trung ra xa khu dân cư nhằm đảm bảo vệsinh môi trường Ngoài ra còn tô chức các lớp dạy nghề cho bà con trong xã cũng

được quan tâm và chú trọng.

33

Trang 39

Với chương trình Nông thôn mới đem lại cho người dân xã Phú Cát nhiều

thay đổi tích cực Nhiều mô hình sản xuât mới đã được xã tập trung triển khai như

mô hình nuôi vịt siêu trứng, mô hình đào tạo nghề mây tre đan, đan ghế xuất khẩu,mô hình làm nam các loại, chăn nuôi công nghiệp, mô hình sản xuất giống lúa chấtlượng cao phát huy hiệu quả, từng bước nhân rộng, giải quyết việc làm mùa vụcho nhiều lao động, tăng thu nhập cho người dân.

Việc chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đây mạnh phát triển

tiêu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ thương mai đã tạo điều kiện dé các tổ hợptác, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, cá nhân giải quyết được việc làm như: xây

dựng, cơ khí, vận tải, buôn bán dịch vụ tổng hợp có từ 1.500 - 1.600 lao động /nămcó việc làm ồn định với thu nhập từ 3 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Bảng 1.2 Hiện trạng dân số - lao động xã Phú Cát năm 2010

„ Trong đó „ Trong đó

: , So So

Tông | So hộ Phi

TT Thôn nhan lao Nong

sô hộ | nghèo |Nam | Nữ nông

khâu động | nghiệp

Tống số | 1793 | 234 | 7279 | 3535 | 3744 | 4334 | 3787 547

1 Thôn 1 84 23 281 145 | 136 | 194 188 62 | Thôn2 | 217 50 824 | 419 | 405 | 452 339 1133 Thôn 3 | 406 45 1523 | 762 | 761 | 854 710 144

4 | Thôn4 | 270 35 1032 | 481 | 551 | 690 639 515 Thôn 5 | 305 33 1267 | 611 | 656 | 754 691 636 | Thôn6 | 225 28 1019 | 489 | 530 | 520 481 39

7Thôn 7 | 286 20 1333 | 628 | 705 | 870 739 131

Nguôn:[101, 103].

Một thực tế là phan lớn lực lượng lao động ở xã là lao động không qua daotạo (47,7%) Khả năng tiếp thu tiễn bộ khoa học kỹ thuật của lao động còn hạn chế,

năng suất lao động thấp Về phía bản thân lao động thì trình độ chuyên môn thấp sẽ

khiên cho công việc của họ rât bâp bênh và luôn luôn có nguy cơ bị sa thải vì yêu

34

Trang 40

cầu của công việc ngày càng đòi hỏi kỹ thuật cao, tay nghề giỏi Mặt khác tay nghề

thấp khiến cho mức thu nhập thấp vì họ chỉ có thé đảm nhận những công việc đơngiản, tiền công thấp Trong tương lai không xa nữa, khi chúng ta không còn lợi thếvề lao động giá rẻ thì bắt buộc các đơn vị sử dụng lao động có kỹ năng chứ không

phải sức lao động thủ công.

Xã có những chủ trương tích cực để giải quyết vấn đề lao động một cáchnăng động, mạnh mẽ hơn nữa Đối với những người có điều kiện đứng ra lập cáccông ty, doanh nghiệp, tô chức, các cơ sở sản xuất xã khuyến khích và tạo thuận lợicho họ; giúp đỡ và cho phép mọi người dân có quyền tự do theo đúng quy định củapháp luật, được tuyển chọn và sử dụng lao động theo hợp đồng; tự quyết định lấy

quy mô với phương pháp sản xuất, kinh doanh Việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa

cũng trở nên thuận tiện va dé dang hơn Các cơ sở tư nhân có thê tiêu thụ những sản

phẩm của mình cũng như có thể đặt đại lý buôn bán trao đổi ở khắp nơi trên thị

trường Với những công ty, xí nghiệp đó hàng năm đã tạo ra nguồn thu nhập lớncho bản thân công ty họ, đồng thời góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động

(công ty dệt may tư nhân, các công ty điện tử, ).

Đồng thời xã đã và đang tích cực chuẩn bị tốt mọi mặt tư tưởng cho nhân

dân khi có sự thay đổi về nghề nghiệp, chỗ ở, thay đổi về lối sống, tập quán sinhhoạt Xã đã cố gang tính toán việc đền bù sao cho hợp lý cho người dân có thé sửdụng số tiền đền bù ấy một cách có hiệu quả nhất, tránh hiện tượng chi không hoply dé rồi rơi vào thất nghiệp Điều này đòi hỏi sự quan tâm của khâu tổ chức đào tạo

và hướng nghiệp, thu hút lao động là đặc biệt quan trọng Trong hoạt động thực

tiễn, xã cũng đang đứng trước những yêu cầu bức xúc về đào tạo đội ngũ cán bộ có

trình độ cao và năng lực, khai thác, vận hành và làm chủ các công nghệ nhập ngoại.

Day nhanh các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, tiến hành thử nghiệm và

cử người di dao tạo ở nước ngoài.

Trong quá trình phát triển thực tế cho thấy ở Phú Cát xuất hiện nhiều mâuthuẫn như mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất còn yếu kém và nhiệm vụ phải tăng

cường sản xuât của cải vật chat đê đáp ứng yêu câu nâng cao đời sông; mâu thuần

35

Ngày đăng: 10/06/2024, 01:45

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w