1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính trị học: Tư tưởng đồng thuận xã hội của Hồ Chí Minh đối với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay

141 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ HAI YEN

TU TUONG DONG THUAN XA HOI CUA HO CHI MINHDOI VOI VIEC TANG CUONG KHOI DAI DOAN KET

LUAN VAN THAC Si CHINH TRI HOC

HA NOI, 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ HAI YEN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôidưới sự hướng dan của GS.TS Đỗ Quang Hưng, chưa được công bố trongbat cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác Việc sử dụng kết

quả, trích dan tài liệu của người khác dam bao theo đúng các quy định.

Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đượcđăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu

tham khảo của luận văn.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

NGUYEN THỊ HAI YEN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện Luận văn, ngoải sự cố găng của bản thân,

tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Chủ nhiệm Khoa Khoa

học Chính trị, các nhà khoa học, các Thầy Cô, anh chị em học viên trong

Khoa và sự quan tâm, động viên, hỗ trợ của gia đình, người thân, bạn bè.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Chủ nhiệm và tập thê

giảng viên trong Khoa Khoa học Chính trị - Trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã hết lòng chỉ dạy, truyền

đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

thời gian qua.

Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướngdẫn khoa học - GS.TS Đỗ Quang Hưng- về sự giúp đỡ quý báu, tận tình

hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn này.

Xây dựng sự đồng thuận xã hội ở Việt Nam là vấn đề khó và tương

đối mới, chưa có nhiều kết qua cũng như kinh nghiệm nghiên cứu về vanđề này Tác giả hy vọng đây mới chỉ là bước khởi đầu trong quá trìnhnghiên cứu của mình Rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của

các Thầy Cô, các nhà khoa học và anh, chị em học viên dé tôi có thé tiếp

tục đi sâu nghiên cứu vấn rất thiết thực này.

Xin kính chúc Quý Ban chủ nhiệm, các nhà khoa học, các Quý

Thay Cô và anh chị em học viên trong Khoa sức khỏe và thành công !

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

NGUYEN THỊ HAI YEN

Trang 5

MỤC LỤC

9670005 1I1) 6 nh ẽ 12 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: 2-2 se se se+see+seezseevseerseerseevsee 4

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận VĂ¡N do ó5 5 2 5 9 9.999 90.090.000 00998096 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn -. 2s s<sssssssessevseessexsezseese 8

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận VAN 5< s55 < sses sss sssss 8

6 Đóng góp mới về khoa học của luận VAN s sessesssessessseseessssscssessessnecescenccsecancssceascssssseessceneesees 9Chương 1 TƯ TƯỞNG DONG THUAN XÃ HỘI CUA HO CHÍ MINH - 10MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN 5° 52s se ©ssessevssessessessessersee 101.1 Khái niệm và vai trò của đồng thuận xã hội -. 2-5 se ©s©csecssessessesssessersee 10L.1.1, Khdi niém dong thuGin XG Gi nnố nan nn Ô 101.1.2 Vai trò của đồng thuận xã hội với đại đoàn kết toàn dân tỘC -ec-secesceseceecsee 161.2 Cơ sớ hình thành và tư tướng Hồ Chí Minh về đồng thuận xã hội . - 22

1.2.1 Cor s6 Ninh thant nang nen 22

1.2.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về đồng thuận xã hội đối với việc tăng cường khối

đại đoàn Ket toàn GN BC resrsscsecsesssesvesrsssvesseessesvecssessesnessssaneenssascsnceasesseansessceneeasaneeneeasesseensesseeses 471.3 Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chi Minh về đồng thuận xã hội đối

với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc - se «se se©ssessssssessessee 64

3.1 Gide tri If g nh hố 64

1.3.2 Gidi rổ an 6n nh Ô 7008c 1701) 74Chương 2 TANG CƯỜNG KHOI DAI DOAN KET TOÀN DAN TỘC THEO 75TƯ TƯỞNG DONG THUAN XÃ HỘI CUA HO CHÍ MINH - 5s s 752.1 Thực trạng việc xây dựng đồng thuận xã hội trong tăng cường khối đại đoàn

kết toàn dân tộc của Dang Cộng san Việt Nam theo tư tướng Hồ Chí Minh 752.1.1 Nhitng két rg rốn nne TỔ2.1.2 Những hạn chế còn ton tại 832.2 Những vấn đề đặt ra trong xây dựng đồng thuận xã hội ở Việt Nam hiện nay 85

2.2.1 Những thách thức từ DEN HgOÀÌ co << << 5c 9 cọ 00.00000006 6 00 85

Trang 6

2.2.2 Những vẫn đề nội tại của Mat HƯÓC -ce ce©ce+©eee+eee+teE+eeEteeEteettsetteertsertssrkserkesrrsee 892.3 Giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đồng thuận xã hội trong quá

trình đỗi mới tiếp theo ở Việt Nam %-s£ se ©Ss£ss©ssEEs£EsSEssESseEseEssersersserserssrssee 102

2.3.1 Những giải pháp phát huy vai trò của Đảng Cộng sản Việt ÌNam <<<<< 1022.3.2 Những giải pháp trong lĩnh vực quan lý NN HHƯỚC ‹ c-eceeceeeeeeeseeeeeeeessesseeseessesseee 108

2.3.3 Những giải pháp tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các

odin thé NNGN AGM NNAAAnnSAnnnn nan nan e 11400c 10) 27777 119n0 ~ ,ÔỎ 120/V.)80i90690.79,/84.7 60100577 122

Trang 7

MỞ DAU1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trong lịch sử hiện đại Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn giữ một vi tri

đặc biệt quan trọng Đó là tai sản tinh thần vô giá của Đảng và của cả dân tộc,gắn liền với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh

không chỉ là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, mà Người còn là một chiến sĩ lỗilạc trong phong trào cộng sản quốc tế Tư tưởng của Người là cơ sở lý luậnquan trọng dé Dang Cộng sản Việt Nam hoạch định đường lối, chính sách,chiến lược phát triển đất nước ở những giai đoạn cách mạng tiếp theo, vì mục

tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công băng, văn minh Từ kinh

nghiệm lịch sử và những yêu cầu cấp bách trong sự nghiệp đổi mới đất nước,Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991) đã khăng định: “Đảng

Cộng sản Việt Nam lay chủ nghĩa Mác - Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh làmnền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” Đến Dai hội đại biểu Dangtoàn quốc lần thứ IX (4/2001), Đảng Cộng sản Việt Nam một lần nữa táikhẳng định điều này.

Trong di sản tư tưởng mà Hồ Chí Minh để lại, những luận điểm của Người

về đồng thuận xã hội đối với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc là

một phần cực kỳ quan trọng, luôn định hướng cho sự lãnh đạo đúng đắn củaĐảng trong tình hình mới, phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước, của dan

tộc và thời đại; tạo tiền đề dé Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng nâng caonăng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, đồng thời tiếp tục khang định quyền lãnhđạo chính trị của Đảng đối với Nhà nước và xã hội Doan kết, đồng thuận làmột trong những truyền thông quý báu của dân tộc ta Truyền thông đó đã góp

phần quan trọng đưa đến thắng lợi của công cuộc chống giặc ngoại xâm trước

đây cũng như sự nghiệp đôi mới đất nước hôm nay.

Trang 8

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của đại đoàn kết toàndân tộc, Người khăng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó làmột truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm

lăng, thì tính thần ay lại sôi nỗi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhắn chim tat ca lũ bán

nước va lũ cướp nước" Người nói đến đại đoàn kết, đồng thuận xã hội, dùtrong bối cảnh nào, với bất cứ đối tượng nào, Người cũng tìm được điểm

tương đồng để kêu gọi toàn dân đoàn kết với nhau vì mục tiêu chung Ngay cả

với những người Việt Nam lầm đường lạc lối, Người vẫn coi là “cùng dòng

dõi của tổ tiên ta, đều mang dòng máu con Lạc cháu Hồng, nên phải lấy tình

thân ái mà cảm hóa họ” Với các tầng lớp nhân dan, Người kêu gọi kết liên tat

cả những người thật sự yêu Tổ quốc, yêu hòa bình, không phân biệt họ thuộcđảng phái, tôn giáo, tầng lớp nào và trong quá khứ họ đã hợp tác với phe nào.“Chúng ta phải xóa bỏ hết thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau,giúp đỡ lẫn nhau dé cùng tiến bộ, dé cùng phục vụ nhân dan”

Đảng Cộng sản Việt Nam đã quán triệt sâu sắc tư tưởng đồng thuận xã hội

của Hồ Chí Minh trong đường lối chiến lược xây dựng khối đại đoàn kết dân

tộc Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam đã khăng định đoàn kết toàn dân tộc

là động lực chủ yếu cho sự phát triển đất nước Nhưng đoàn kết muốn đạtđược một cách bền vững phải dựa trên cơ sở sự đồng thuận xã hội Có như

vậy, đoàn kết dân tộc mới được phát huy cả về bề rộng và chiều sâu, trở thànhyếu tô đảm bảo vững chắc cho sự phát triển của Việt Nam trong bối cảnh mới.

Tuy nhiên, thực hiện đồng thuận xã hội đối với việc tăng cường khối đạiđoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam cho đến nay vẫn đang là một van dé cấpthiết đặt ra trong sự nghiệp đổi mới Trải qua bao gian khổ hy sinh, đất nước

đã độc lập, thống nhất Tổ quốc Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quantrọng trong sự nghiệp phát triển đất nước, hoà hợp dân tộc, song không phải

Trang 9

không còn những nhân tố có thé dẫn đến gây mat đoàn kết, chia rẽ dân tộc.

Đó là hậu quả nặng né của những cuộc chiến tranh kéo dai; những sai lầm do

chủ quan, duy ý chí trong sự lãnh đạo và quản lý đất nước; tàn dư của tư

tưởng phong kiến và tâm lý của người sản xuất nhỏ; sự tác động của quá trìnhtoàn cầu hoá và sự biến động của tình hình chính trị - xã hội trên thế ĐIỚI.

Thêm vào đó là tác động của nền kinh tế thị trường, sự biến đổi về cơ cấu giaicấp và sự phân tầng xã hội và phân hóa giàu nghèo đã dẫn tới thực trạng phát

triển không đồng đều, mức độ chênh lệch về mọi mặt giữa các dân tộc anh em

trong nước, trong nội bộ một dân tộc (tộc người) đang diễn ra ngày càng gay

gắt Đặc biệt là khoảng cách giữa dân tộc đa số với các dân tộc thiêu số; giữathành thị và nông thôn; giữa miền xuôi và miền ngược ở nhiều vùng có xuhướng nới rộng ra Thực trạng này đang ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình

phát triển kinh tế, ôn định chính trị chung của đất nước Những điều đó đanghàng ngày, hàng giờ gây nên những bất đồng trong xã hội, cản trở sự pháttriển của đất nước Muốn vượt qua những thách thức, khó khăn, cam go đó,chúng ta phải phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực,

biến ngoại lực trở thành nội lực cho sự phát triển đất nước; đồng thời, toànsức mạnh của dân tộc phải được quy thành một mối dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Việt Nam Sự thống nhất trong tư tưởng và hành động củatoàn bộ cộng đồng dân tộc Việt Nam, dù trong hay ngoài nước, dù có quá khứlich sử khác nhau, thậm chí đối lập nhau, du ngày nay còn có những khác biệt

nhất định trong nhận thức và lý tưởng chính trị - sẽ là chìa khóa vàng của

thành công.

Vì thế, nếu chúng ta không có một chiến lược dé tạo nên sự đồng thuận xã

hội thi không thé đưa đất nước tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chiến lược đó chỉ có thê thực hiện được trên cơ sở phát huy những điểm

tương đồng và tôn trọng những khác biệt, hay nói cách khác, dựa trên cơ sở

Trang 10

đồng thuận xã hội Đồng thuận xã hội là điều kiện cơ bản dé 6n định chính tri

- xã hội, là cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, là phương thức để

xây dựng cơ sở chính trị - xã hội của Đảng và Nhà nước, là giải pháp có tính

khả thi để tập hợp mọi nguồn lực nhằm phát triển đất nước trong bối cảnhmới Vấn đề thực hiện đồng thuận xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết dân

tộc đang là đòi hỏi khách quan của thực tiễn cách mạng Việt Nam Đồng

thuận xã hội là một nguyện vọng chính đáng ham chứa những giá tri lý luận

và thực tiễn sâu sắc cần phải được nghiên cứu.

Những trình bày nói trên cho thấy việc nghiên cứu về: “TƯ TƯỞNG

ĐÔNG THUẬN XÃ HỘI CỦA HÒ CHÍ MINH ĐÓI VỚI VIỆC TĂNGCƯỜNG KHOI DAI DOAN KET TOÀN DÂN TỘC HIỆN NAY” có ý

nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết, nhăm góp phan vao việc giải quyết những

vấn đề nêu trên.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

Trong thời gian gần đây, khái niệm đồng thuận xã hội (Social Consensus)

được đề cập khá nhiều trong các sách báo, tạp chí, cũng như trong các hội

thảo khoa học và trong các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vàNhà Việt Nam Tuy nhiên, hầu như chưa có một tài liệu nào nghiên cứu mộtcách đầy đủ, có hệ thống các vấn đề, khái niệm, nội dung, đặc điểm, cơ sở,điều kiện, cũng như, vi trí, vai trò cua đồng thuận xã hội đối với sự phát

triển xã hội v.v Có thể nói, khái niệm “đồng thuận xã hội” mới chỉ được đềcập một cách khái quát, lược khảo và còn nhiều vấn đề chưa đi đến thống

nhất, thậm chí là trái ngược nhau.

Năm 1991, Dang Cộng sản Việt Nam tran trọng ghi vào Văn kiện Đại hội

VIL, khang định lay chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nềntảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng Đến nay, đã có nhiềucông trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng của

Trang 11

Người về đồng thuận xã hội đối với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dântộc nói riêng Thực tế chứng minh, tư tưởng của Hồ Chí Minh về đồng thuậnxã hội đối với tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc có định hướng đường

lối của Đảng Cộng sản Việt Nam Nghiên cứu về đồng thuận xã hội đối vớităng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam lâu nay đã có nhiều công

trình nghiên cứu, nhiều bài báo và đề tài khoa học đề cập đến dưới nhiều gócđộ khác nhau nhưng mới ở giai đoạn khai phá Số lượng những công trình đi

sâu nghiên cứu, giải quyết hệ thống van đề về đồng thuận xã hội còn hạn chế.

Có thê ké ra đây những công trình tiêu biểu sau đây:

Cuốn Chiến lược đại đoàn kết Ho Chí Minh,do Phùng Hữu Phú chủ biên

(1995), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn sách khăng định vấnđề đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một chiến lược thực sự, có nội

dung cụ thé, rộng lớn chứ không chi là van đề sách lược và Người đã vậndụng nó rat đúng dan, hiệu qua đề tô chức cả một dân tộc chiến đấu giành độclập tự do, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng xã hội mới.

Sản phẩm khoa học của đề tài Quan điểm, định hướng giải pháp thực

hành dân chủ, đoàn kết và đông thuận xã hội do Phạm Ngọc Quang chủ trì(2008) Dé tài này đã nghiên cứu một cách hệ thống các quan điểm, địnhhướng và giải pháp thực hành dân chủ, đoàn kết và đồng thuận xã hội ở ViệtNam Tuy không trực tiếp nghiên cứu về xây dựng sự đồng thuận xã hội ởViệt Nam nhưng công trình cũng là nguồn tài liệu tham khảo rất bổ ích cho

tác giả luận văn.

Cuốn Hồ Chí Minh với chiến lược đoàn kết quốc tế trong cách mạng giảiphóng dân tộc của Lê Văn Yên (2008), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà

Nội Tác giả đã đề cập đến mối quan hệ đoàn kết giữa cách mạng giải phóng

dân tộc với cách mạng vô sản quốc tế, liên hệ với thực tiễn cách mạng Việt

Trang 12

Nam giai đoạn 1930-1954, qua đó khái quát thành những quan điểm cơ bảnvà giá trị thực tiễn của chiến lược đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh.

Qua bài viết “Đồng thuận xã hội”, Giáo sư Tương Lai (Tạp chí Tiasáng, ngày 05/11/2005) đã thể hiện sự khang định chủ trương xây dựng sựđồng thuận xã hội là sự thé hiện một tam nhìn mới, vượt qua những ràng buộc

hạn hẹp trong quan điểm “ai thắng ai” Đồng thời, Giáo sư Tương Lai cũngchỉ ra rằng, hiện nay, đồng thuận xã hội chính là động lực thúc đây sự phát

triển của đất nước Tác giả cũng khăng định cơ sở của sự đồng thuận xã hội

chính là nguyên lý “Tinh thần dân tộc (Chủ nghĩa dân tộc) là động lực lớn

nhất của đất nước” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra Trong một bài viếtkhác có tên “Van dé ý thức hệ và sự dong thuận xã hội”, Giáo sư Tương Lai

còn cho rằng: co so cua đồng thuận xã hội là dân trí và dân khí được nâng

cao, là tôn trọng quyền làm chủ của mỗi người dân trong mọi sinh hoạt xãhội, công khai và minh bạch trong việc đề đạt ý kiến và tranh luận nhằm đạttoi su tương đồng dé loại dần những di biệt với thái độ tôn trọng những ý kiếnkhác nhau nhưng đều hướng về mục tiêu chung là lợi ích và sự nghiệp chung

của dân tộc.

Tác giả Nguyễn Thi Lan với công trình Vai tro của Mặt trận TỔ quốc

Việt Nam với việc xây dựng sự đồng thuận xã hội Trong công trình này

tác giả đã đề cập tới những van đề cơ bản về đồng thuận xã hội; đặc biệt là

tác giả đã chỉ ra vai trò quan trọng, khả năng của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam với việc xây dựng sự đồng thuận xã hội.

Như vậy, có thê thấy từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các tác giả đãđưa ra những cách nhìn đa diện, đề cập tới nhiều khía cạnh của vấn đề đồng

thuận xã hội, đã khăng định tầm quan trọng, tính tất yếu của việc xây dựng sự

đồng thuận xã hội ở Việt Nam như một phương thức căn bản phát triển đất

nước Đôi với vân đê đông thuận xã hội - một vân đê mới, phức tạp cả vê lý

Trang 13

luận và thực tiễn thì những thành quả nghiên cứu đã đạt được qua các công

trình nói trên là rất có ý nghĩa.

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn chưa có công trình khoa học nào chuyên

nghiên cứu riêng về vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc thực hiện đồngthuận xã hội trong tang cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc Nhận thấy tính

cấp thiết phải có những công trình nghiên cứu trực diện vấn đề đồng thuận xãhội, từ đó khảo sát cụ thể thực trạng vấn đề đồng thuận xã hội ở Việt Nam,đưa ra một số biện pháp nhằm xây dựng và phát huy hơn nữa vai trò củađồng thuận xã hội, góp phần day mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện dai

hóa đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Kế thừa thành

quả các công trình đi trước, luận văn này tiếp tục giải quyết vấn đề có tính cụthể, đó là chuyên bàn về việc thực hiện đồng thuận xã hội trong xây dựng khối

đại đoàn kết dân tộc - một bộ phận trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhàtrong thời kỳ day mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước dưới ánhsáng tư tưởng Hồ Chí Minh.

Luận văn này được thực hiện từ góc tiếp cận Chính trị học với mong

muốn góp phan giải quyết hệ van đề tuy khó khăn, song rất có ý nghĩa nói

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn3.1 Mục đích

Trên cơ sở nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, những dữ liệu thực tế,

những bản văn kiện, tài liệu chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, luận

văn đi sâu nghiên cứu làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đồng thuận xã hội đốiVỚI Việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc va sự vận dụng của Đảng

Cộng sản Việt Nam trong thực tiễn hiện nay.3.2 Nhiệm vụ

Đê đạt được mục đích trên, luận văn giải quyêt những nhiệm vụ sau:

Trang 14

- Lam rõ những van đề lý luận cơ bản của đồng thuận xã hội

- Phân tích vai trò của đồng thuận xã hội

- Phân tích những nội dung chủ yếu thể hiện được cơ sở hình thành và

tư tưởng đồng thuận xã hội Hồ Chí Minh

- Vận dụng lý luận về đồng thuận xã hội để khảo sát, đánh giá những

thành tựu và hạn chế, rút ra một số giải pháp của việc xây dựng đồng thuận xãhội đối với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng Cộng sảnViệt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tư tưởng đồng thuận xã hội của H6 Chi Minh đối với việc tăng cường

khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay.

4.2 Pham vi nghiên cứu

- Luận văn tiếp cận nghiên cứu van đề tư tưởng đồng thuận xã hội của

Hồ Chí Minh đối với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và việc

xây dựng đồng thuận xã hội ở Việt Nam từ góc tiếp cận Chính tri học.

- Trong hệ van đề lý luận về đồng thuận xã hội, luận văn tập trung kháiniệm “đồng thuận xã hội” cũng như những vấn đề lý luận về vai trò của đồngthuận xã hội đối việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở chủnghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản

Việt Nam.

- Luận văn phân tích thực trạng xây dựng đồng thuận xã hội ở Việt Namqua các tư liệu đã được công bố chính thức và những giải pháp tăng cườngđồng thuận xã hội ở Việt Nam được đề xuất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn5.1 Cơ sở lý luận

Trang 15

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Dang Cộng sản Việt Nam về đồng

thuận xã hội đối với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc Đồng thời,

dựa trên các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiệnđồng thuận xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc thời kỳ đổi mới.

5.2 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn vận dụng tổng hợp những phương pháp nghiên cứu của Chính tri

học dé nghiên cứu dé tài.Trên cơ sở sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa

Mac - Lénin là phép biện chứng duy vật, dé tài còn sử dụng phương pháp lich sử

và lôgic; phương pháp phân tích và tông hợp; phương pháp đối chiéu,hé thống

hóa, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu và phân tích tài liệu có liên quan.6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn

Luận văn tập hợp có hệ thống tư liệu và phân tích, luận giải tư tưởng HồChí Minh về đồng thuận xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, gópphần vào việc nghiên cứu, giảng dạy, tuyên truyền, vận dụng tư tưởng Hồ ChíMinh hiện nay Luận văn sẽ góp thêm một cách tiếp cận dé nhận thức về vanđề đồng thuận xã hội, xây dựng sự đồng thuận xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham

khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập Chính trị học; làm

tài liệu tham khảo cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý và các cơ quan chức

năng trong quá trình hoạch định chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội nóichung, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam nói riêng.

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 02chương, 06 tiết.

Trang 16

Chương 1

TƯ TƯỞNG DONG THUẬN XÃ HOI CUA HO CHÍ MINH —

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN

1.1 Khai niệm và vai trò của đồng thuận xã hội1.1.1 Khái niệm đồng thuận xã hội

Khái niệm “Đồng thuận xã hội” - khái niệm trung tâm trong khung lýthuyết về đồng thuận xã hội — từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của nhiềungành khoa học: Triết học, Xã hội học, Khoa học quản lý, Tâm lý học, Chính

tri học, v.v

Triét hoc nghiên cứu đồng thuận xã hội từ lý luận về mâu thuẫn biện chứng.

Theo phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin, sự vật, hiện tượngđược tạo thành từ nhiều yếu tố, bộ phận Những yếu tố đó không những khác

nhau mà có thé còn đối lập Các mặt đối lập liên hệ, tác động lẫn nhau, làm tiền

đề, điều kiện cho nhau, tạo thành mâu thuẫn biện chứng Hai mặt đối lập của sựvật ton tại trong sự thống nhất và đấu tranh với nhau Sự vật còn mâu thuẫn thì

còn phải giải quyết Đồng thuận xã hội chính là một cách thức để giải quyếtnhằm làm cho sự vật phát triển Điều này đã được Mác chỉ rõ: "Cái cau thànhbản chất của sự vận động biện chứng, chính là sự cùng nhau ton tại của hai

mặt mâu thuẫn, sự đấu tranh giữa hai mặt ay va su dung hop cua hai mat aythành một phạm trù mdi"[90, tr.191] Nhắn mạnh hơn nữa tư tưởng đó, Lénin

viết: "Sự phát triển là một cuộc "đấu tranh" giữa các mặt đối lập "76, tr.379].

Đồng thuận không có nghĩa là không còn đấu tranh mà là đấu tranh trên cơ sở

tôn trọng quyền tự do, dân chủ dé đi đến sự thống nhất tự nguyện.

Dưới góc độ xã hội học, đồng thuận là một khái niệm xã hội dùng dé chỉtrạng thái xã hội dựa trên sự nhất trí rộng rãi giữa các thành viên trong một xãhội nhất định Cụ thé, theo Từ điển Xã hội học của 2 tác giả G.Endruweit và

10

Trang 17

G.Trommsdorff, nhà xuất bản Thế giới an hành, “Đồng thuận” được địnhnghĩa là sự nhất trí có tác dụng như một xúc tác xã hội hay chỉ sự khác biệtkhông đáng ké giữa các thành viên một hệ thống xã hội về những van dé quan

trọng đối với hoạt động của hệ thống Như vậy, đồng thuận là một điều kiện

tích cực đối với ổn định xã hội và tiêu cực đối với xung đột xã hội Lý thuyết

đồng thuận chủ yếu quan tâm đến sự duy trì trật tự xã hội, đến các tiêu chuẩn,các giá trị, các nguyên tắc và các quy định đã được xã hội thừa nhận Lýthuyết này được hình thành từ xã hội học về trật tự xã hội, về ôn định xã hộivà điều tiết xã hội Như vậy, xã hội học nghiên cứu đồng thuận xã hội từ gócđộ là một lý thuyết nhằm đưa lại sự 6n định xã hội Nó chủ yếu tập trung vàoviệc giải quyết mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp, các lực lượng xã hộinham tạo nên sự ôn định dé phát triển.

Dưới góc độ Chính trị học, đồng thuận xã hội cũng đề cập tới mối quan

hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp, các lực lượng xã hội để tạo nên sự đồng

tình, nhất trí trên cơ sở những điểm tương đồng Xuất phát từ góc nhìn là xây

dựng một chế độ chính trị, chính trị học tập trung nghiên cứu đồng thuận

trong mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước với các tầng lớpnhân dân và quan hệ giữa các thành viên trong xã hội, trong đời sống cộngđồng Chính trị học cũng nghiên cứu sự đồng thuận giữa các tổ chức tronghệ thống chính trị, trong đó nhà nước là trung tâm Mọi chủ trương, quyết

sách đưa ra muốn thực thi có hiệu quả phải được sự đồng tình nhất trí ở mức

độ nhất định của các tổ chức khác Trong chính học hiện đại, đồng thuận xã

hội ngày càng được chú trọng Cụ thể trong Từ điển Chính trị học hiện đạicủa tác gia Đa-nhi-en-cô, “Đồng thuận” được định nghĩa là sự đồng tình,

đồng ý, sự liên kết theo mong muốn với người khác Nghĩa đen đầu tiên của

từ đồng thuận dùng để chỉ các cảm giác có cùng một ý kiến, một suy nghĩ nào

đó, là sự kết nối, liên kết, sự đồng tinh, đồng ý” Cũng theo tác giả này, từ

11

Trang 18

đồng thuận liên quan đến đồng tình và bao hàm trong đó cả sự tin tưởng lẫn

nhau Xem xét ở một góc độ khác, đồng thuận đề cập tới việc giải quyết

những vấn đề với sự đồng tình, ủng hộ của nhiều người, cho du có sự không

đồng tình của nhóm người hoặc một người nào đó Dễ dàng nhận thấy răng,trong hệ thống chính trị hiện đại ở nhiều nước, các đảng chính trị đều cố gắng

hợp pháp hóa và xây dựng quyền lực của mình trên các giá trị mà các giá trị

này được chia sẻ một cách rộng rãi Chính những giá trị được chia sẻ một

cách rộng rãi đó kết nối và duy tri sự đồng thuận xã hội Đồng thuận xã hộigop phan làm cho sự áp đặt, cưỡng bức, cưỡng chế giảm đi và làm tăng thêm

sự liên kết tự nhiên giữa các giai cấp, tầng lớp, lực lượng xã hội, các nhóm

dân cư nói chung và các tô chức chính trị - xã hội nói riêng.

Từ thời cô đại, Không Tử - nhà hién triết, nhà tư tưởng chính tri Trung

Quốc - sinh thời đã có ý tưởng xây dựng một xã hội an thuận, thái hoà Ngaytừ đời Hán, Lưu Hướng từng chỉ ra răng trong tư tưởng của Không Tử, vuatôi cùng với trăm họ như cùng ở trong một vòng tròn không có đầu mối Quanđiểm đó có thé nói là nhìn thấu đáo chủ trương đức trị của Không Tử [48,

tr.118] Lý tưởng của Không Tử là xây dựng một xã hội đại đồng mà con đường

cơ bản dé đạt đến lý tưởng đó là sự hài hoà nhất thé: vua, bê tôi, din chúng Vàđể đạt được sự hài hoà đó, ông đã đưa ra chủ trương Nhân - Lễ - Chính danh.

Trong ngũ luân của Không Tử, nếu mỗi người đều thực hiện được bổn phận

của mình phù hợp với danh thì xã hội sẽ an bình thịnh trị Theo tư tưởng

chính trị của ông, trong quá trình an bang trị quốc, quân chủ và đại thần đã ởvị trí chủ đạo, do trong quá trình điều hành hành chính, họ có một vai trò rấtquan trọng Do đó, Không Tử thấy rằng cần phải phát huy tác dung của hokhiến cho vua, bề tôi, có được một sự hài hoà, thống nhất để đưa xã hội phát

triển Tuy rằng học thuyết chính trị của Không Tử có nhiều mâu thuẫn, và cònnhững hạn chế nhưng tư tưởng xây dựng một xã hội đại đồng có sự hai hoà

12

Trang 19

giữa vua - tôi - dân là một đóng góp tích cực trong lịch sử tư tưởng chính trị

mà chúng ta không thé phủ nhận.

Đồng thuận xã hội không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà còn được biểu

hiện dưới một mô hình cụ thể: Mô hình dân chủ đồng thuận Nhà chính trịhọc Mỹ, Arend Lijphart đã so sánh hai mô hình dân chủ: dân chủ đa số và dân

chủ đồng thuận Theo ông, trong các xã hội đa nguyên - những xã hội thườngbị chia rẽ một cách sâu sắc theo các tôn giáo, địa lý, ngôn ngữ, văn hoá, sắctộc hay chủng tộc và hầu như trở thành tiểu xã hội với chính đảng riêng củamình, thì mô hình dân chủ đa số sẽ không phù hợp Dưới những điều kiệnnay, sự cai trị của đa số không chỉ phi dan chủ mà còn nguy hiểm, bởi vì cácnhóm thiêu số thường xuyên bị từ chối tham gia nắm quyền sẽ cảm thấy bịgạt ra ngoài, bị phân biệt đối xử va do đó sẽ mat lòng trung thành đối với chế

độ Vì thế, các xã hội này cần một chế độ dân chủ, ở đó nhắn mạnh sự đồngthuận thay vì sự đối lập, sự hoà hợp thay vì loại trừ Ở đó, mỗi quyết định đưara đều được sự thống nhất giữa nhóm da số và nhóm thiêu số, chứ không chỉlà thiểu số phục tùng đa số Đó là mô hình dân chủ đồng thuận.

Ở Việt Nam, “Đồng thuận xã hội” là một khái niệm tương đối mới, xuấthiện trong những năm gần đây Khái niệm đó được sử dụng chính thức trongvăn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nghị quyết Hội nghị Trung ươnglần thứ 7 (khoá IX) Khi đề ra chủ trương phát huy sức mạnh khối đại đoàn

kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công băng, dân chủ, văn

minh, Dang Cộng sản Việt Nam đã chính thức đặt van đề xây dựng sự đồngthuận xã hội Chủ trương đó tiếp tục bố sung, phát triển trong Nghị quyết đại

hội Đảng lần thứ X, XI Đồng thuận xã hội được thé hiện rõ ở việc đưa ra chủtrương lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, tiến lên dan giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, văn minh làm điểm tương đông, đông thời chấpnhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, cùng

13

Trang 20

nhau xóa bỏ định kiến, mặc cảm, hướng tới tương lai, xây dựng tỉnh thân đại

đoàn kết, cởi mở, tin cậy lan nhau được trình bay trong văn kiện nghị quyết

đại hội đại biểu đảng toàn quốc lần thứ VIII Đến đại hội IX, Đảng đã tiếp tục

kế thừa, phát triển quan điểm trên nhưng bổ sung thêm : xóa bỏ mặc cảm,định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tỉnh

thân cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lại Chủ trương đó đều nhằmmục đích vì tương lai của mỗi con người, mỗi cộng đồng và của cả dân tộc.Tinh thần xây dựng sự đồng thuận xã hội đã được thê hiện rất rõ Đến Nghịquyết Hội nghị trung ương lần thứ 7 (khóa IX), Đảng Cộng sản Việt Nam đã

chính thức đưa ra chủ trương xây dựng sự đồng thuận xã hội Kế thừa quan

điểm xây dựng sự đồng thuận xã hội ở Đại hội IX, Văn kiện đại hội X đãkhăng định tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân

tộc Đề cao truyền thong nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh than cởi mở,tin cậy lẫn nhau vì sự ồn định chính trị và đồng thuận xã hội.

Theo Từ điển tiếng Việt căn bản do Nguyễn Như Ý chủ biên, nhà xuấtbản Giáo dục ấn hành thì : “đồng” có nghĩa là cùng, “thuận” có nghĩa là

bằng lòng, đồng tinh với ý kiến hoặc cái đã nêu ra Từ đó có thé hiểu đồngthuận là bằng lòng, đồng tình với nhau về một vấn đề nào đó Còn trong Từđiển tiếng Pháp (2002), cho rang đồng thuận (Cosensus) được hiểu là sự nhấttrí của nhiều người, sự đồng ý và nhất trí cao của đa số [179, tr.251] Như vậy,nội hàm cơ bản của khái niệm đồng thuận là sự đồng tình, đồng lòng, hoà

đồng, cùng chung và thuận theo Tuy nhiên, đó không phải là sự đồng lòng,đồng tình để đi đến sự đồng nhất của tất cả mọi người, mà là trên cơ sở sựthoả thuận các ý kiến, quan điểm khác nhau cuối cùng đi đến một hướng

thống nhất Tác giả Song Thành quan niệm: đồng thuận là sự thỏa thuận vềcái chung, cái cơ bản nhất, đồng thời vẫn chấp nhận những sự khác biệt về

dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa, lợi ích trong xã hội [137, tr.30].

14

Trang 21

Khái niệm đồng thuận xã hội được phát triển từ khái niệm đồng thuận, vớinghĩa là sự đồng ý với nhau giữa ít nhất hai người về một hoặc một số vấn đề

nào đó, trên cơ sở đó đi đến thống nhất về hành động Sự thống nhất giữa tưtưởng, ý chí và hành động của những lực lượng xã hội trong một hệ thống xãhội nhất định được xem là đồng thuận xã hội Nói cách khác, đồng thuận xã hội

là sự đồng tình, nhất trí với nhau của đại đa số thành viên trong xã hội về mộthoặc một số van dé nao đó, trên cơ sở đó, các thành viên này gắn kết chặt chẽ,thông nhất ý chí và hành động của mình nhằm đạt đến mục đích chung.

Trong các Từ dién chuyên ngành, khái niệm đồng thuận xã hội rất ít được

đề cập đến, nếu có thì cũng chỉ được định nghĩa một cách hết sức khái lược.

Chang han, trong Tir điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển hoc, do Nhà xuấtbản Đà Nẵng an hành năm 2007, khái niệm “đồng thuận xã hội” được định

nghĩa như sự “bằng lòng, đồng tình đối với những vấn đề quan trọng”.Trong Từ điển thuật ngữ chính trị Pháp - Việt, đồng thuận xã hội được hiểu là

“sự đồng tình rõ ràng hoặc ngầm định giữa phần lớn các thành viên của một

nhóm, một đảng, một dân tộc, v.v đối với một hành động, một chính sách hay

các gia tri được thừa nhận” Theo hai định nghĩa vừa nêu, nội hàm của khái

niệm đồng thuận xã hội chính là sự bằng lòng hay đồng tình của các thành

viên trong xã hội.

Trong Tir điển trực tuyển Wikipedia, khái niệm đồng thuận xã hội được

giải thích theo hai nghĩa như sau: thi nhất, đó là sự thoả thuận giữa các thànhviên của cùng một nhóm hay cùng một cộng đồng nào đó, mà mỗi ngườitrong nhóm ấy đều thực hành được một ý kiến nào đó trong việc hoạch địnhquyết định và hành động theo đó; thi? hai, đó là một lý thuyết và thực tiễn của

việc tập hợp những sự thoả thuận như thế Theo đó, nội hàm của khái niệmđồng thuận xã hội vẫn là sự đồng tình, ủng hộ.

15

Trang 22

Đồng thuận xã hội có nội dung đa dạng, phong phú, phức tạp trên nhiềulĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, như kinh tế, chính trị, văn hóa, tâm

lý, nhận thức, tín ngưỡng, tôn giáo; có nhiều phạm vi khác nhau và các mỗi

quan hệ xã hội khác nhau, như trong nội bộ gia đình, cộng đồng dân cư, tầnglớp, giai cấp, dân tộc, nhân loại hoặc quan hệ giữa các lực lượng xã hội ấy với

nhau Dù ở phạm vi rộng hay hẹp muốn tồn tại và phát triển được đều cần cósự đồng tình, nhất trí của đa số trên cơ sở tự nguyện chứ không phải cưỡng

bức, áp đặt, ép buộc.

Như vậy, từ những quan niệm trên ta có thé hiểu đồng thuận xã hội là sự

đồng tình, nhất trí trong suy nghĩ và hành động cua các chu thể xã hội vềmột hay một số vấn dé nào đó trên cơ sở những điểm tương dong về nhu

câu, lợi ích trong lúc vẫn thừa nhận, tôn trọng những điểm khác biệt với

diéu kiện những điểm khác biệt này không là tốn hại đến mục tiêu chung,hành động chung của cộng đồng các chủ thể đó.

1.1.2 Vai trò của đồng thuận xã hội với đại đoàn kết toàn dân tộc

Đồng thuận xã hội là chủ đề lớn đối với nhân loại nói chung và đối với

quá trình vận động và phát triển của mỗi quốc gia nói riêng Xã hội vốn làmột phức hợp những mối quan hệ nhiều chiều của cá nhân và cộng đồng nênđồng thuận xã hội luôn có nội dung đa dạng, phong phú, phức tạp Xã hộicàng đa dạng thì nhu cầu về sự đồng thuận ngày càng cao Trong lịch sử phát

triển của xã hội nói chung, mỗi quốc gia, dân tộc nói riêng, đồng thuận xã hộicó những biểu hiện đa dạng, diễn biến thăng tram khác nhau tùy thuộc vào sự

phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm thời đại, tương quan lực lượng giữa cácgiai cap, tầng lớp xã hội và hoàn cảnh lịch sử cụ thé.

Tầm quan trọng của đồng thuận xã hội là ở chỗ nó góp phần quan trọng

tạo nên sự ôn định về chính trị - xã hội Đó cũng là động lực quan trọng mang

16

Trang 23

lại những thành tựu trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Qua nghiên cứu,nhận thấy rằng đồng thuận xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng.

Thứ nhất, đồng thuận xã hội có vai trò giúp giải quyết mâu thuẫn giữa các

mặt đối lập của xã hội Vấn đề làm thế nào đề giải quyết được mâu thuẫn giữacác thành viên, các lực lượng, giai tầng, các dân tộc, các tang lớp, tín ngưỡng,

tôn giáo khác nhau, v.v dé từ đó, tiến tới một thoả thuận chung, hướng đếnmục tiêu chung là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản Trong một xã hội,

để đạt được sự đồng thuận xã hội, không thể giải quyết mâu thuẫn giữa các

mặt đối lập, đặc biệt là các mâu thuẫn xã hội, bằng bạo lực, mà phải thông

qua sự thương lượng, thoả thuận để đi đến sự đồng tình, nhất trí Việc giải

quyết mâu thuẫn như vừa nêu ở trên, về thực chất, nhằm giải quyết nhữngmâu thuẫn về lợi ích, bởi chúng chính là những mâu thuẫn cơ ban va chủ yếu

trong xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến đồng thuận xã hội Sự đồng thuận khôngphải ngẫu nhiên mà có Suy cho cùng, bản chất của đồng thuận xã hội là đồng

thuận về lợi ích giữa các thành viên trong xã hội,của mọi tầng lớp nhân dân.Có thê nói, việc giải quyết hài hòa, đúng đắn lợi ích giữa các thành viên trong

xã hội trong quá trình lãnh đạo, hoạch định chính sách, chiến lược phát triểnkinh tế-xã hội của hệ thống chính tri là cơ sở quan trọng dé có được sự đồngthuận xã hội Xây dựng sự đồng thuận xã hội có thê thực hiện được khi và chỉ khicon đường phát triển đất nước mà hệ thống chính trị lựa chọn là đúng dan, đượcxã hội chấp nhận Xây dựng sự đồng thuận xã hội là chủ trương quan trọng

góp phần củng có cơ sở chính trị - xã hội của Dang, Nhà nước Nếu tạo đượcsự đồng thuận xã hội thì cơ sở đó ngày càng vững chắc và ngược lại Nhưngsự đồng thuận của nhân dân, của xã hội không thể tự có mà cần được xây

dựng, vun dap, cung có Muốn vậy, Đảng và Nhà nước thực sự quan tâm đến

đời sống, giữ gìn sự bình yên cho cuộc sống của nhân dân Do là nguyện vọng

mong muôn thiệt thực của mỗi người dân Nêu nói nhiêu về những điêu tôt

17

Trang 24

đẹp của chủ nghĩa xã hội, động viên nhân dân nỗ lực góp sức xây dựng đất

nước mà không đáp ứng được nguyện vọng đó của nhân dân thì sự tuyên

truyền sẽ phản tác dụng Đảng và Nhà nước muốn đưa đất nước phát triển bền

vững, phù hợp với xu thế của thời đại cần phải có được sự đồng tâm, nhất trícủa đại đại đa số nhân dân Khi đường lối, chính sách đúng đắn được thực

hiện thì lợi ích, nguyện vọng của nhân dân cũng được đảm bảo Ngược lại,

nếu không được sự đồng tình, ủng hộ của đại bộ phận nhân dân thì không thểhiện thực hoá đường lối, chính sách và do đó, quyền lực chính trị không thểthực thi hoặc thực thi kém hiệu quả Xây dựng sự đồng thuận xã hội chính là

xây dung cơ sở cho việc thực thi quyền lực chính tri.

Thứ hai, đồng thuận xã hội có vai trò giúp xây dựng sự liên kết xãhội.Hay nói cách khác, đồng thuận xã hội có ý nghĩa to lớn trong việc tạo

nên sự liên hợp, gắn kết xã hội.Vì vậy, đồng thuận xã hội thường được gắnliền với đoàn kết xã hội Đó là sự liên kết giữa các thành viên trong xã hội,giữa các tầng lớp, dân tộc, giữa các nhóm lợi ích khác nhau, v.v Sự liên kếtxã hội là một quá trình vừa tự giác, vừa tự phát; vừa có những yếu tố chủ

quan, vừa mang những yếu tô khách quan Cơ sở của sự liên hợp, gắn kếtgiữa các thành viên, các lực lượng trong xã hội có thể là lợi ích chung, mụctiêu chung, cũng có thể là truyền thống văn hoá hay các yếu tố chung khác.Tuy nhiên, sự liên kết đó không thé dựa trên những biện pháp có tính cưỡng

ép Nếu sự “thống nhất xã hội” được thực hiện trên cơ sở cưỡng ép thì nókhông thé tồn tại vững chắc và sớm muộn sẽ bị phá vỡ Trong bat cứ xã hộinào cũng luôn tồn tại nhiều thành phan, lực lượng, giai cấp, tầng lớp khác

nhau; vì vậy, việc làm thé nào dé gan kết các thành phần, lực lượng này thành

một khối thống nhất là van đề được quan tâm hang đầu Đồng thuận là yêucầu nhất thiết phải đạt được để mỗi đơn vị cũng như toàn xã hội có thé ton tạivà phát triển Mỗi gia đình, doanh nghiệp, mỗi tô chức xã hội, giữa các thành

18

Trang 25

viên trong xã hội cần phải có sự đồng tình, liên hợp, gắn kết với nhau trên cơ

sở những giá trị chung - những điểm tương đồng Với đồng thuận xã hội, mọi

giai cấp, tang lớp, mọi lực lượng, thành viên trong xã hội có thé thống nhất,

gắn kết với nhau trên cơ sở những lợi ích cơ bản, đó chính là "mẫu số chung"

cho nhận thức và hành động của mỗi thành viên, du còn có những điểm khác

Thứ ba, đồng thuận xã hội đóng vai trò như là một điều kiện khách quancho sự ton tai của mỗi một hệ thống chính trị - xã hội Bất cứ một hệ thốngchính trị nào, nếu không đạt được sự đồng thuận xã hội, tức là sự ủng hộ của

các tầng lớp, các giai cấp, các thành viên trong xã hội, thì không thé tồn taiđược Do do, đồng thuận xã hội được xem là một cách thức tập hợp lực lượng

có tính khả thi nhất trong đời sống chính trị - xã hội của xã hội hiện đại Sự

tập hợp lực lượng đó dựa trên những tiêu chí mà các giai cấp, tầng lớp, cáclực lượng xã hội dù có lợi ích khác nhau, nhưng van có thé gan kết ở mức độnhất định và vẫn bảo tồn được những đặc thù riêng của mình, không bị hoatan, không biến thành kẻ khác Do đó, đồng thuận xã hội tạo nên sự ồn định,

đoàn kết nhất trí của bản thân các hệ thống chính tri Đồng thuận xã hộikhông chỉ tạo nên sự đoàn kết nhất trí của toàn xã hội, mà còn giúp cho sựđoàn kết, thống nhất ngay trong một đảng, một nhà nước, một tổ chức, v.v

Điều đó có thể xem như điều kiện chủ quan cho sự ôn định của các hệ thống

chính trị Ôn định chính trị - xã hội là trạng thái xã hội mà trong đó sự vận

hành của các tổ chức trong hệ thống chính trị diễn ra nhịp nhàng, đồng bộ, tạo

điều kiện cho xã hội phát triển bình thường, đời sống vật chất tinh thần của

nhân dân ngày càng được đảm bảo Nếu không có sự đồng thuận trong bản

thân hệ thống chính trị, thì sẽ rất khó dé xây dựng đồng thuận xã hội, ngượclại, đồng thuận xã hội sẽ giúp cho đồng thuận của bản thân hệ thống chính trịđược tăng cường, củng cô và phát huy hơn nữa.

19

Trang 26

Ngoai vai tro quan trọng đối với sự tồn tại và ôn định của hệ thốngchính tri, đồng thuận xã hội cũng có vai trò quan trọng đối với tất cả các lĩnh

vực khác của đời sống xã hội, giúp duy trì sự cân băng, ôn định của đời sốngxã hội, góp phần thúc day xã hội phát triển Trong giai đoạn hiện nay, nhất làtrong kỷ nguyên toàn cầu hoá, cùng với các yêu tô khác, như khoa học - công

nghệ, con người, công bang xã hội, dân chủ, v.v., đồng thuận xã hội được coilà một yếu tố tạo nên động lực thúc đây sự phát triển xã hội Bởi lẽ, đồngthuận xã hội là nền tảng tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc - yếu tố nội lựcquan trọng thúc day sự phát triển của xã hội Theo nghĩa đó, đồng thuận xãhội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước.

Như vậy, đồng thuận xã hội không chỉ đóng vai trò động lực thúc đâyxã hội phát triển, mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc điều chỉnh

xã hội, giúp xã hội duy trì được sự én định, cân đối va hài hoa.

Đồng thuận xã hội và đại đoàn kết toàn dân tộc có mối liên hệ mật thiếtvới nhau Đoàn kết đôi khi cũng được hiểu là đồng tâm hiệp lực, thống nhất,liên kết, liên hợp lại làm một Một xã hội có nhiều giai cấp, tầng lớp, nhiều

tộc người, đa văn hóa, đa tôn giáo với những năng lực, lợi ích cá nhân, tập thêkhác nhau thì khó có thể có sự đồng thuận tuyệt đối nhưng vẫn có thê gắn kết,đoàn kết với nhau cùng thực hiện một lý tưởng chung trên cơ sở đảm bảo lợiích của riêng mình không bị triệt tiêu Đồng thuận xã hội sẽ là phương thức,

là điều kiện để tập hợp các lực lượng xã hội có lợi ích khác nhau nhưng vẫncó thé gắn kết ở một mức độ nhất định cùng thực hiện mục tiêu chung Đạiđoàn kết toàn dân tộc là mục tiêu phải đạt được, còn đồng thuận xã hội làm cơsở cho đại đoàn kết toàn dân tộc Muốn kết thành một khối thống nhất thì cần

tạo được sự đồng tình nhất trí chung Nếu không tạo dựng được đồng thuậnthì sự gan kết đó có thé không bền vững Vì thế, đại đoàn kết toàn dân tộc trênCƠ SỞ đồng thuận là sự đoàn kết bền vững, lâu dài Đồng thuận xã hội tạo ra

20

Trang 27

bầu không khí tâm lý, đạo đức tích cực dé phat triển cá nhân, liên kết xã hộicùng phấn đấu cho lợi ích chung, trong đó có lợi ích và triển vọng phát triển

của mỗi người Đồng thuận xã hội càng đạt được ở mức độ cao thì càng thuận

lợi cho việc kết thành một khối thống nhất dé thực hiện mục tiêu chung Nhuvậy, đồng thuận xã hội chính là cơ sở của đại đoàn kết toàn dân tộc Muốn

xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thì phải xây dựng sự đồng thuận xã hội.

Trong lịch sử phát triển của Việt Nam, đồng thuận xã hội đóng vai tròhết sức to lớn trong việc là nền tảng cốt lõi tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân

tộc Điều đó đã được thê hiện rõ nét trong lịch sử bảo vệ và xây dựng đất

nước của dân tộc Việt Nam từ xưa, cũng như trong sự nghiệp cách mạng mà

Đảng và nhân dân ta hiện đang tiến hành Trong lịch sử bảo vệ đất nước của

dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng, khi các thành phần, tầng lớp, dân tộc,

tôn giáo, v.v trong xã hội được gắn kết với nhau, tạo thành một khối thốngnhất thì có thể tạo nên sức mạnh to lớn, vượt qua mọi khó khăn.Trong côngcuộc đổi mới và đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay,việc phát huy đồng thuận xã hội là một trong những yếu tố quan trọng hàng

đầu, góp phần ồn định đời sống kinh tế - xã hội, ôn định chính trị; từ đó, tạo

nên động lực thực hiện thành công mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

21

Trang 28

1.2 Cơ sở hình thành và tư tưởng Hồ Chí Minh về đồng thuận xã hội

1.2.1 Cơ sở hình thành1.2.1.1 Cơ sở lý luận

Cội nguôn tư tưởng dong thuận xã hội trong lịch sử văn hóa truyền thống dân

tộc Việt Nam

Như một dòng chảy liên tục từ đời này sang đời khác, như những mạch

lưu thông lan tỏa và thấm sâu trong từng tho đất của ông cha dé lại, lịch sửvăn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam luôn là cội rễ của tư tưởng đồng thuậnxã hội Hồ Chí Minh Truyền thống vốn là những gi tinh tuý nhất được chat

lọc bởi bao thế hệ cha ông, là cội nguồn của văn hoá nên nó có sức mạnh rất

to lớn Mỗi một cá nhân, dân tộc, đất nước trong hành trình hướng tới tương

lai không thé bỏ qua hay xa rời những giá trị truyền thống.

Hồ Chí Minh rất trân trong lịch sử văn hóa truyền thống dân tộc.Người đã nhận biết điều này từ rất sớm ngay trên quê hương giàu truyền

thống cách mạng của mình, nơi sinh ra nhiều danh nhân, anh hùng, nghĩa sỹ.

Người khang định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền

thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh

thần ay lại sôi nỗi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nólướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chim tat cả lũ bán nước và lũ

cướp nước Am hiểu lịch sử dân tộc, Người thường nhắc nhở mọi người:

“Sử ta day cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như mộtthì Việt Nam độc lập, tự do Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước

ngoài xâm lan.”

Việt Nam có vị trí địa lý vô cùng quan trọng ở Đông Nam Á Nơiđây có điều kiện tự nhiên ưu đãi là nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới gió

mùa, rât thuận lợi cho việc phát triên nông nghiệp lúa nước Song, năm nào

22

Trang 29

người dân cũng phải đối mặt với những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên.

Từ ngàn xưa, ông cha ta muốn trụ lại trên mảnh đất này đã phải liên hợp,

đồng lòng, đấu tranh không ngừng với thiên nhiên để bảo vệ thành quả lao

động của chính mình Ở vào vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quân sự

như vậy, ngay từ buổi sơ khai dựng nước, Việt Nam đã trở thành mục tiêuxâm chiếm của nhiều thế lực từ các phương kéo đến Trong lịch sử, có lẽhiếm thấy quốc gia nào phải chịu nhiều cuộc chiến tranh đến thế Chi tinhriêng từ thế kỷ thứ III trước công nguyên cho đến những năm 20 của thế kỷXX đã chứng kiến hơn 2/3 thời gian chúng ta phải đối đầu với giặc ngoại

xâm Con người Việt Nam cũng được tôi luyện và lớn lên không ngừng trong

những cuộc chiến đấu dai dang và quyết liệt ấy Chính bàn tay quen cầm cáicuốc, cái cày cũng là bàn tay biết cầm vũ khí đứng lên diệt giặc để bảo vệthành quả lao động của chính mình Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổquốc, con người Việt Nam vụt lớn lên với hình tượng Thánh Gióng cùng câytre quê hương xung phong diệt giặc Sức mạnh đó khởi nguồn từ ThánhGióng và tiếp tục cuộn chảy trong mạch nguồn dân tộc làm nên sức mạnh nội

sinh to lớn Trong bat kỳ hoàn cảnh nao, dân tộc ta vẫn nêu cao tinh thần độc

lập tự chủ, liên hợp, đồng lòng, đoàn kết, phan dau vi ly tưởng cao đẹp

“Không có gi quý hơn độc lập, tự do!”.

Dân tộc Việt Nam là nước bị nhiều thiên tai địch họa Sống trong điềukiện thiên nhiên vừa thuận lợi lại vừa khắc nghiệt nên rất từ sớm nhân dân ta

đã phải liên kết với nhau trong công cuộc đấu tranh với thiên nhiên dé tiến

hành sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó, Việt Nam còn luôn luôn bị đe dọa

bởi giặc ngoại xâm Và như vậy, do nhu cầu của cuộc song, tinh yéu thuong

máu thịt trong gia đình được mở rộng ra xóm, làng va cả nước:

Nhiễu điều phủ lẫy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

23

Trang 30

Người trong một nước đó là tục quan hệ gia đình - làng nước, là tình cảm

cộng đồng thương yêu đùm bọc lẫn nhau Hệ thống cơ cấu này là trụ cột làmnên sức song của dân tộc, là một sợi dây chuyên, trong đó kết tinh những giátrị tư tưởng và tình cảm, dao đức phẩm chat, trí tuệ và tài năng không gi phávỡ nồi Cuộc đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm trong hàng ngàn

năm lịch sử đã hun đúc cho dân tộc Việt Nam những truyền thống tốt đẹp:yêu nước nồng nàn, kiên cường bất khuất, đoàn kết, nhân ái, khoan dung

Trong đó, yêu nước được xem là động lực nội sinh to lớn cùng với tinh thầnđoàn kết đã tạo nên sức mạnh đánh đuổi giặc ngoại xâm cũng như trongcông cuộc xây dựng đất nước Đây được xem là đặc điểm riêng ít thấy

trong lịch sử tồn tại và phát triển của nhiều cộng đồng người khác Chủnghĩa yêu nước trong truyền thống Việt Nam có những đặc trưng riêng Chủ

nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam là một giá trị văn hóa hạt nhân, phốquát và là dòng chủ lưu trong dòng chảy văn hóa truyền thống tốt đẹp của dântộc Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã tiễn hànhdau tranh chống các mưu đồ và thủ đoạn hủy diệt văn hóa, đồng hóa văn hóado kẻ xâm lược áp đặt để bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc Niềm tự hào về

truyền thống văn hóa, văn hiến cũng góp phần cổ vũ, khích lệ các thé hệngười Việt Nam chống ngoại xâm.

Từ nhu cầu khai hoang, làm thuỷ lợi trong nông nghiệp, làng xóm gắn

liền với ruộng đất, nên tự nó mang tính liên kết, ôn định cao Chính tính ổnđịnh cao này đã hoá thân thành truyền thống xóm làng, dựa vào làng và xuất

phát từ làng Vua Gia Long đã từng nói “Nước là họp các lang mà thành Từ

làng đến nước dạy dân nên tục Vương chính lay lang làm trước” Đặc biệt,

trong cơ sở hình thành nên tư tưởng đồng thuận xã hội của Hồ Chí Minh thìhiển nhiên cần liên hệ đến vấn đề dân chủ ở làng xã Điều này đã được lịch sử

chứng minh, ở Việt Nam làng luôn găn liên với dân chủ Dù biêu hiện dưới

24

Trang 31

nhiều phương diện khác nhau, làng xã Việt Nam luôn là biểu hiện và cũng là

bảo đảm của dân chủ, là sự khác biệt với phương thức tổ chức quyền lực

mang nặng tính trung ương tập quyền chuyên chế kiểu phương Đông Do đó,

khi nhắc đến cội nguồn văn hóa truyền thống trong hình thành nên tư tưởngđồng thuận Hồ Chí Minh thì không thể không nhắc đến làng xã và dân chủ

làng xã Sự trường tồn của dân tộc Việt Nam trước thảm hoạ xâm lăng, đôhộ đã chứng tỏ sức sống, bản lĩnh, phẩm giá của con người Việt Nam đượckết tinh trong những giá trị truyền thống Trải qua bao thử thách thăng tramcủa lich sử, những truyền thống đó ngày càng trở nên dam thắm hon, trởthành phẩm chất, tiêu chí để đánh giá con người Việt Nam nhiều thế hệ QuaHồ Chí Minh, những phẩm chất cao quý đó đã được phát huy đến đỉnh điểmđể tạo ra một con người đẹp nhất của mọi thời đại - nhà yêu nước, người

chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.

Truyền thống dân tộc bao giờ cũng là cơ sở cho mọi suy nghĩ, hànhđộng của Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Được nuôidưỡng và nâng đỡ bởi sức mạnh truyền thống, trong hoàn cảnh Tổ quốc lâm

nguy, chỉ với hai ban tay trắng, người thanh niên Nguyễn Tat Thành vanquyết chí ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Sau này, Người bộc bạch:“Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đãđưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”.

Tiếp thu truyền thống dân tộc, nổi bật là truyền thống yêu nước, đoànkết - cội nguồn văn hoá Việt từ lâu đời Song, Người cũng hiểu rõ truyềnthống có những điểm còn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ giai cấp thống trị, của

hoàn cảnh và nhiệm vu lich sử cụ thé của từng giai đoạn.

Giữa thé ky XIX, dé quốc Pháp sang xâm lược Việt Nam Bat chấp sựđầu hàng của triều đình nhà Nguyễn, các phong trào yêu nước liên tiếp nỗ ratheo hai xu hướng: phong kiến và dân chủ tư sản, song đều thất bại Tình hình

25

Trang 32

đất nước thời điểm này đã nuôi dưỡng, cô vũ tinh thần yêu nước, đấu tranh

của Hồ Chí Minh từ thuở thiếu thời Nó gợi cho Người những suy nghĩ vềthực trạng đấu tranh đang bế tắc của các phong trào yêu nước Mặc dù rất

khâm phục các bậc tiền bối đi trước nhưng Hồ Chí Minh không tán thànhcách làm của một người nào Người đã sớm nhận thấy không thể cứu nước

theo những con đường này được.

Ngoài ra, truyền thống khoan dung, nhân nghĩa của dân tộc cũng là mộtphần gốc rễ hình thành nên tư tưởng đồng thuận xã hội của Hồ Chí Minh.

Khoan dung của dân tộc Việt Nam không chỉ thé hiện trong chính trị mà cảtrong quân sự, ngoại giao, trong các hoạt động kinh tế, xã hội và trong ứng xửhàng ngày Khoan dung là phẩm chất phổ biến của dân tộc Việt Nam, nó cũnglà giá trị văn hóa chính trị đặc sắc, có thé nói là hiém thấy trong các nên chính

trị thế giới.Trong lịch sử du nhập tôn giáo từ phương Đông và Phương Tâyvào Việt Nam, sự tiếp nhận của người Việt không bao giờ là cực đoan, nghiệt

ngã, hay lạnh lẽo, kỳ thị, mà là sự tiếp nhận rộng lượng, nhân ái, thuận hòa.

Có lẽ vì thế, ở Việt Nam hầu như không có chiến tranh tôn giáo Ngay từ thời

Lý - Trần, đã diễn ra sự kiện tôn giáo đặc sắc về tinh thần khoan dung: Tamgiáo đồng tôn, giữa Nho - Phật - Đạo Và đồng tôn, là tôn trọng nhau, khônglệ thuộc, không áp đặt, xâm lẫn nhau va cùng ton tại Tôn giáo nao trong batôn giáo này cũng nhận được sự tôn trọng của người Việt về sự độc lập củachính tôn giáo ay Phật giáo, Nho giáo va Dao giáo, dù vào Việt Nam theo

cách nào, cũng đều được Việt hóa, và tôn giáo nao cũng được tôn trọng, trongđời sống xã hội của người Việt qua hàng nghìn năm lịch sử Đây chính là cơsở văn hóa của sự khoan dung tôn giáo ở dân tộc Việt Nam Chính vì thế, ở

Việt Nam đã tiếp tục xuất hiện sự khoan dung trong lĩnh vực rất khó khoan

dung, đó là lĩnh vực quân sự, chính trị Đây chính là ứng xử dân tộc Việt

mang nhiều tinh thần rộng lượng, khoan hòa, tha thứ Năm 1077, Lý Thường

26

Trang 33

Kiệt chủ động điều đình sau khi đánh quân Tống đại bại trên phòng tuyến

sông Cau, mở lối thoát cho địch trong danh dự Trong Bình ngô dai cáo cũng

thê hiện rất rõ tỉnh thần khoan dung, nhân nghĩa của dân tộc ta: "rút cục lấy

đại nghĩa mà thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo" Lòng khoandung của dân tộc ta được thé hiện cả với kẻ thù Đây là một hành động hiếm

có trong lịch sử mà ngàn đời sau còn ca ngợi Tư tưởng khoan dung đó còn

thé hiện rất rõ trong Quân trung từ mệnh tập Qua những thư từ gửi cho các

tổng binh, đô đốc và tướng lĩnh nhà Minh, Nguyễn Trãi thay mặt cho nghĩa

quân luôn kêu gọi chúng mau chóng quy hàng để quân lính hai bên đỡ chết

chóc, nhân dân hai nước đỡ đau khổ Hay sau khi đánh tan giặc Minh năm

1427, không những chấp nhận cho Vương Thông “giảng hòa”, và thấy rõtướng giặc “thực bụng cầu hòa” rút tàn quân về nước, Lê Lợi lại còn cấp

thuyền, ngựa, lương thực cho cuộc lui quân này, nhằm mục đích “ta muốn

giữ toàn quân dé dan yên nghỉ” Nên việc tha thứ, khoan dung của người Việt

trong lịch sử đã thành một truyền thống, được tiếp nối rất tốt đẹp trong cáccuộc kháng chiến chống Pháp va chống Mỹ sau nay

Như vậy, có thé nói, Hồ Chí Minh chính là hiện thân cho sự chat chiutruyền thống dân tộc, khi biết trân trọng đúc kết và ứng dụng những kinhnghiệm của cha ông trong việc mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân Nhữngtruyền thống đó chính là đôi cánh nâng đỡ dé Người tiếp thu chân lý cáchmạng, là nhân tố đầu tiên hình thành nên tư tưởng đồng thuận của Hồ Chí

Trang 34

Người - Cách mang Tháng Mười Nga năm 1917 thành công, mở ra một kỷnguyên mới trong lịch sử loài người.

Được tin cuộc Cách mạng Tháng Mười né ra, nhưng do bọn dé quốc

băng chế độ kiểm duyệt quân sự đã ;bưng bít tin tức nên cũng như nhiềungười bạn Pháp, Nguyễn Ai Quốc chưa biết rõ và càng chưa hiểu hết ý nghĩa

thời đại của cuộc cách mạng này Song, với sự nhạy cảm về chính trị, do được

rèn luyện qua thực tiễn và những năm hoạt động trước đó, nên Nguyễn Ái

Quốc nhận thấy đây là một cuộc cách mạng tiến bộ và có cảm tình ngay vớinó Từ những nhận thức ban đầu đó, Người nhanh chóng tiếp nhận ảnh hưởng

của cuộc Cách mạng Tháng Mười, ủng hộ và đi theo con đường của cuộc

cách mạng này vạch ra Người đã trực tiếp tham gia vận động nhân dân Pháp

quyên góp giúp đỡ nhân dân Nga vượt qua nạn đói, phân phát truyền đơn ủng

hộ và bảo vệ cách mạng Tháng Mười khỏi sự can thiệp của các nước dé quéc.

Thông qua những hoạt động thực tiễn đó, hiểu biết của Người về cuộc cách

mang Tháng Mười, về lãnh tụ Lé-nin ngày càng được củng cé và nâng cao.

Giữa lúc Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động tại Pháp thì một sự kiện

quan trọng đã diễn ra Tháng 3 năm 1919, Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản)

tuyên bố thành lập do V.I.Lênin đứng dau Từ sau sự kiện này, trong Dang Xã

hội Pháp đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phái xung quanh van dégia nhập Quốc tế Cộng sản Nguyễn Ai Quốc đã tích cực tham dự nhiều hơn

các hoạt động tiếp theo của Đảng Xã hội Pháp, theo dõi tình hình quốc tế

dé bổ sung thêm những nhận thức của mình Khi phát biểu trên các diễn

đàn, Người bao giờ cũng khéo lái vấn đề đang thảo luận sang việc đoàn kếtvới nhân dân thuộc địa Đây là vấn đề thường trực trong suy nghĩ của

Người, là mục đích trong hành trình tìm kiếm đồng minh cho công cuộcgiải phóng của dân tộc mình Trong khi cuộc đấu tranh gia nhập Quốc tếthứ ba còn đang cam go, Người đã lẫy mục tiêu của dân tộc đang cần làm

28

Trang 35

tiêu chuẩn để quyết định cho hướng đi đúng của mình Người đặt câu hỏi:“Ai khăng định rõ ràng là mình đoàn kết với các dân tộc bị chủ nghĩa thựcdân áp bức?” Và Người đã nhận được câu trả lời là “ Quốc tế thứ ba”.

Sau khi biết Quốc tế thứ ba quan tâm đến đoàn kết với các dân tộcthuộc dia và đặc biệt là được đọc Sơ (hảo lan thứ nhất Luận cuong vé những

van dé dân tộc và vấn dé thuộc địa của Lênin đăng trên báo L`Hunanife ngay

16 và 17 tháng 7 năm 1920, lần đầu tiên, Nguyễn Ai Quốc được biết đến mộttổ chức quốc tế ủng hộ sự nghiệp giải phóng của các dân tộc bị thực dân ápbức Luận cương đã đề ra giải pháp giải quyết van đề dân tộc - thuộc dia đặt

trong mỗi quan hệ quốc tế, chỉ ra con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa.Điều này rất trúng với những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang băn khoăn,

tìm hiểu Người chăm chú đọc đi đọc lại từng câu, từng chữ trong bản Ludncương như muốn nắm lấy tat cả tinh hoa của nó “Trong Luận cương ấy, cónhững chữ chính trị khó hiểu Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùngtôi cũng hiểu được phần chính” Khi tiếp xúc với những nội dung cụ thể,Nguyễn Ái Quốc đã gặp được trong Luận cương những điều tâm đắc mà

Người đang nghiên cứu, khảo sát qua nhiều châu lục suốt gần chục năm trời.

Niềm vui đó không khỏi khiến Người xúc động: “Luận cương của Lénin làm

cho tôi rất cảm động, phan khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao? Tôi vui mừngđến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang

nói trước quan chúng đông đảo: “Hỡi đồng bao bị doa day đau khổ! Day làcái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”

Luận cương đánh dấu bước thay đổi về chất, tạo ra chuyền biến cơ bảntrong nhận thức, tư tưởng của Nguyễn Ai Quốc - đứng han về Quốc tế thứ ba,

quyết tâm đưa phong trào giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.

Trong lý luận của mình, Mác và Ăngghen đã chủ trương xây dựng một

xã hội không còn phân chia giai cấp, không còn áp bức bóc lột, bất công.

29

Trang 36

Trong xã hội đó, con người được tôn trọng, được tự do phát triển toàn điện,

quan hệ giữa người với người là quan hệ bình đăng, hợp tác, tương trợ lẫn

nhau Với xã hội đó, đồng thuận đạt được ở mức độ cao, khác biệt ngày cànggiảm, tạo nên một sự én định dé phat triển Dé tiến tới một xã hội như vậy,hai ông chủ trương tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật dé sự thống

trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền Giai cấp vô sảnphải xoá bỏ sở hữu tư nhân - nguồn gốc sinh ra áp bức, bóc lột trong xã hội tưbản chủ nghĩa Như vậy, Mác và Ăngghen đã vạch ra cơ sở của sự bất đồngthuận trong xã hội chính là sự đối lập về lợi ích kinh tế Một khi lợi ích kinh

tế không được đảm bảo và thiếu công bằng thì khó có thể nói đến sự đồng tâm

nhất trí Sự đồng ý, nhất trí giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội chỉ đạt

được, khi lợi ích được phân phối công bằng, hợp lý Xoá bỏ chế độ tư hữu tư

bản chính là xoá bỏ nguồn gốc của sự bất công gây nên sự bất đồng thuậntrong xã hội tư bản chủ nghĩa Trong lý luận của mình, hai ông cũng nhấn

mạnh vấn đề đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản Cuộc

dau tranh đó nhằm tiêu diệt những quan hệ sản xuất cũ, với tư cách là điều

kiện tồn tại của sự đối kháng giai cấp và các giai cấp nói chung với tư cách làmột giai cấp Hai ông cũng chỉ ra rằng thay cho một xã hội tư sản cũ, vớinhững giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong

đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất

cả mọi người Vậy là, ly tưởng mà các ông hướng tới là xây dựng một xã hội

CÓ Sự đồng thuận cao, mọi người được tôn trọng, được tự do biểu đạt ý kiến

của minh Đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa, mục tiêu vươn tới của xã hội loàingười.

Lênin, người kế thừa và phát triển lý luận của Mác trong giai đoạn mới,

vẫn tiếp tục học thuyết về đấu tranh giai cấp dé tiến tới xây dựng một xã hội

công bằng, dan chủ Nhưng, Lénin cũng rat coi trọng van đề đoàn kết dân tộc.

30

Trang 37

Dé đạt được điều đó, Người cho rằng phải tạo sự bình đăng giữa các dân tộc.

Khi giai cấp tư sản ở Nga muốn chia mũi dui vào các dân tộc đa số trong dancư Nga, Lênin chủ trương "Không được dành một tý đặc quyền nào cho bất

cứ một dân tộc nào, cũng như cho bat cứ một ngôn ngữ nào Không được cómột hành động áp chế nao, không được có một sự bat công nhỏ nao đối với

một dân tộc thiêu số - đó là nguyên tắc của một nền dân chủ công dan" [78,tr.193] Với mong muốn xây dựng các dân tộc Nga thành một khối đoàn kết,thống nhất, Lênin không cho phép đối xử bất công với các dân tộc thiểu số.Người chỉ ra răng giai cấp công nhân trên thế giới đang tạo ra một nền văn

hoá cho chính mình, một nền văn hoá quốc tế mà những người tuyên truyềncho tự do và những người phản đối áp bức đã chuẩn bị từ bao lâu nay Đối lập

với thế giới cũ, cái thế giới của sự áp bức dân tộc, của sự phân tranh dân tộc,công nhân đưa ra một thế giới mới, một thế giới trong đó những người laođộng thuộc mọi dân tộc đoàn kết với nhau, trong đó không có chỗ cho bất cứmột đặc quyền, đặc lợi nào, cũng như không có chỗ cho một sự áp bức nhỏnào giữa người với người [78, tr.194] Kế thừa tư tưởng của Mác và Angghen,

Lénin mong muốn xây dựng một xã hội có sự đồng tâm, nhất trí cao giữa cácdân tộc, các tầng lớp nhân dân lao động.

Lénin cũng chỉ rõ giai cấp vô sản không thé bảo vệ những lợi ích kinh tếhàng ngày của mình, nếu không có sự liên minh chặt chẽ nhất và đầy đủ nhất

với công nhân thuộc tất cả các dân tộc trong tất cả các tổ chức công nhânkhông trừ tô chức nào [78, tr.114] Trong vấn đề đoàn kết dân tộc, Lênin đặcbiệt coi trọng sự tự nguyện chứ không phải băng bạo lực, cưỡng bức Trong thưgửi công nhân và nông dân Ucraina, Người viết : "Chúng ta mong muốn các

dân tộc tự nguyện liên minh với nhau - một sự liên minh không dung thứ một

hành động bạo lực nào của nước này đối với nước khác, một sự liên minh đặt

cơ sở trên sự tin cậy hoàn toan, sự giác ngộ về sự thông nhât anh em, sự thoả

3l

Trang 38

thuận hoàn toàn tự nguyện" [81, tr.50] Nhưng, theo Lénin, việc thiết lập đượcmột sự liên minh như thé không phải là dé dàng, không thé là ngày một ngày

hai mà là một quá trình với sự kiên nhẫn, thận trọng Điều đó cho thấy rằng, dé

tao được một su đồng ý, nhất trí một cách tự nguyện, không thé vội vàng Cácnhà kinh điển của chủ nghĩa Mác tuy chưa đặt vấn đề nghiên cứu về đồng

thuận xã hội nhưng các ông đã mong muốn xây dựng một xã hội lấy sự đồngthuận giữa các tầng lớp, giữa các dân tộc làm cơ sở Thực hiện được điều đó,

cần tôn trọng lợi ích của các tầng lớp, các dân tộc và dé cao tinh thần tự

nguyện Để tiến tới một xã hội như vậy, phải xoá bỏ sở hữu tư nhân tư bảnchủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

Là người chiến sĩ yêu nước Việt Nam chân chính, nhiệt tình, nay tìmđược “cam nang thần kỳ” để cứu nước, Nguyễn Ai Quốc càng ra sức tìmkiếm các sách, báo của Lênin và của Quốc tế thứ ba để đọc, mà lúc đó ở Pháprất hiếm Sự gặp gỡ kỳ diệu về tư tưởng giữa một người cộng sản vĩ đại sánglập ra Quốc tế ba, với một người dân thuộc địa không phải là hiện tượng ngẫunhiên mà là tất yêu lich sử vào những năm 20 của thé kỷ XX Theo quan điểm

của chủ nghĩa Mác: Lịch sử phát triển đến một mức độ nào đó sẽ đặt ra nhữngvan dé cần giải quyết, và tạo ra những điều kiện, trong đó có con người đảmnhiệm sứ mệnh giải quyết nó, không người này thì có người khác Ở đây, nếuNguyễn Ái Quốc không xuất hiện thì sẽ có người khác Nhưng sự xuất hiện

con người Nguyễn Ái Quốc là một tất yếu, phản ánh sự thông nhất giữa điều

kiện khách quan và nhận thức chủ quan của một trí tuệ, tài năng từng trải,

được rèn luyện đầy đủ trong thời điểm quyết định của lịch sử.

Trong những ngày Nguyễn Ái Quốc còn đang say sưa tìm hiểu về Luận

cương, vượt qua những hiểu biết “phần chính”, đi sâu nghiền ngẫm để thấm

nhuan tư tưởng vi đại của Lénin về vấn đề thuộc địa thì Đại hội II của Quốc tế

Cộng sản cũng dang thảo luận vê Luận cương của Lé-nin Không quên mục tiêu

32

Trang 39

giải phóng cho dân tộc, Nguyễn Ai Quốc đặc biệt quan tâm đến “21 điều kiệntham gia Quốc tế Cộng sản” mà Dai hội này nêu ra, trong đó có điều thứ 8 là:

Về vấn đề thuộc địa và dân tộc bị áp bức, thì các dang trong các nước mà giaicấp tư sản có thuộc địa và áp bức các dân tộc khác, phải có một đường lối đặcbiệt rõ ràng minh bạch Đảng nào muốn gia nhập Quốc tế thứ ba đều buộc

phải thang tay vạch mặt những thủ đoạn xảo tra của bọn dé quốc “nước mình”trong các thuộc địa, ủng hộ trên thực tế, chứ không phải bang lời nói - mọi

phong trào giải phóng ở thuộc.

Đánh dấu bước chuyền biến quan trọng trong tư tưởng của Nguyễn ÁiQuốc là quan điểm của Người tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội

Pháp họp tại Tua tháng 12/1920 Là đại diện của Đông Dương thuộc địa,

đồng thời là đại biểu duy nhất phát biéu về van đề thuộc địa, Người đã bỏ

phiếu tán thành Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham giasáng lập Đảng Cộng sản Pháp Khi được hỏi về quyết định này, Người trả lời:“Rất giản đơn Đệ tam Quốc tế rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa

sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giảnh lại tự do, và độc lập của họ Quyết định

sáng suốt này là kết quả của một quá trình nhận thức thông qua hoạt độngthực tiễn trong 10 năm bôn ba tìm đường cứu nước Đó còn là kết quả của sựđấu tranh không khoan nhượng đối với chủ nghĩa cơ hội, bảo vệ cách mạnggiải phóng dân tộc Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới hiện đại, một đại biểu

dân tộc thuộc địa tham gia sáng lập đội tiên phong của giai cấp công nhân ởmột nước dé quốc lớn đang áp bức các dân tộc thuộc địa Với hành động đó,Nguyễn Ái Quốc đã nêu cao ngọn cờ đoàn kết, từ đoàn kết các dân tộc thuộc

địa mở rộng thành đoàn kết với giai cấp vô sản chính quốc và giai cấp vô sản

thé giới.

Ra đi với lòng yêu nước, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác

-Lénin, chủ nghĩa cộng sản, trở thành người cộng sản, người chiên sĩ quôc tê,

33

Trang 40

một trong những nhà cách mạng xuất sắc của phong trào cách mạng thế giới.

Quá trình tìm đường cứu nước đồng thời cũng là quá trình Hồ Chí Minh trở

thành người công nhân thực sự Nó tạo điều kiện quan trọng để Người tiếp

thu chủ nghĩa Mác - Lénin, trở thành người cộng sản, chiến sĩ quốc tế.

Tóm lại, những nguyên ly của chủ nghĩa Mác - Lénin và đường lối

Quốc tế Cộng sản chính là cơ sở lý luận quan trọng hình thành chiến lược đồngthuận xã hội Hồ Chí Minh.

1.2.1.2 Cơ sở thực tiễn

Thực tiên dat nước những năm cuối thé kỷ XIX, dau thé kỷ XX đặt ranhu cẩu dong thuận xã hội

Cuối thế kỷ XIX, sự kiện lịch sử tác động mạnh mẽ đến tình hình chính

trị, kinh tế, xã hội Việt Nam, làm thay đổi kết cấu giai cấp ảnh hưởng đếncuộc sống mọi người dân ( trong đó có họ hàng, gia đình và bản thân Hồ Chí

Minh ) là thực dân Pháp xâm lược Việt Nam Sau thời ky “ bình định”, thực

dân Pháp thi hành chính sách “khai thác thuộc địa” — thực chất là tăng cườngbóc lột, vơ vét thuộc địa Vì vậy, đời sống nhân dân lao động đã khó khăn,

càng thêm khốn đốn Hậu quả là Việt Nam từ một nước phong kiến độc lậptrở thành nước thuộc địa nửa phong kiến Sang đầu thế kỷ XX, đời sống cáctầng lớp nhân dân càng bị bần cùng hóa Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân

Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và chế độ thuộc địa ngay một gay gat,

trở thành mâu thuẫn vừa co bản, vừa chủ yếu Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữanông dân và địa chủ cũng ngày một sâu sắc Đây là trở lực lớn, kìm hãm sựphát triển của xã hội Việt Nam.

Xuất phat từ những mâu thuẫn trên, nhiều phong trào dau tranh diễn ra

sôi nổi với mục tiêu “Phen này quyết chống cả Triều lẫn Tây” Đó là phong

trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, do các sĩ phu yêu nước chịu ảnhhưởng của tư tưởng dân chủ tư sản như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh lãnh

34

Ngày đăng: 10/06/2024, 01:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w