1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Trạng từ gia ngữ tiếng Anh và cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt

247 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trạng từ gia ngữ tiếng Anh và cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt
Tác giả Trần Thị Mai Đào
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 247
Dung lượng 43,54 MB

Nội dung

17.Biéu 3.5: Mô hình biểu đạt tương đương trong tiếng Việt của trang từgia ngữ phương thức tiếng Anh mô hình E1, E2 I8Biểu 3.6: Ty lệ biểu đạt tương đương mô hình E3: GNpt//CN+DTBV//VT 1

Trang 1

ĐẠI HOCQUOCGIAHANOQI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

-TRẢN THỊ MAI ĐÀO

LUAN AN TIEN SI NGON NGU HOC

Hà Nội, 2009

Trang 2

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CAC BANG BIEU SỬ DỤNG TRONG LUẬN AN

DANH MỤC CÁC SƠ DO SỬ DUNG TRONG LUẬN AN

CÁCH DỊCH THUẬT NGỮ

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT SỬ DỤNG TRONG LUẬN AN

12

MO ĐẦU

1 Giới thiệu đề tài luận án

2 Tính thời sự của đề tài luận án

3 Cái mới và ý nghĩa của luận án

4 Đối tượng và mục đích nghiên cứu của luận án

5 Phương pháp và tư liệu nghiên cứu của luận án

6 Phạm vi nghiên cứu và cầu trúc của luận án

Chương 1: Một số van đề lý luận liên quan đến luận án

I.I Lý luận về từ loại1.2 Trang từ trong tiếng Anh

1.2.1 Trạng từ tiếng Anh trong hệ thống từ loại tiếng Anh

1.2.2 Đặc điểm của trạng từ tiếng Anh

Trang 3

1.4.

1.5.

Vẫn đề trạng từ trong tiếng Việt 45

1.3.1 Phó từ tiếng Việt trong hệ thống từ loại tiếng Việt1.3.2 Đặc điểm của phó từ tiếng Việt

Cách hiểu về gia ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt 55

1.4.1 Gia ngữ tiếng Anh

1.4.1.1 Quan điểm về gia ngữ của R Quirk

1.4.1.2 Quan điểm về gia ngữ của M A K Halliday

1.4.1.3 Quan điểm về gia ngữ của tác giả luận án

1.4.2 Gia ngữ tiếng Việt

Tiểu kết 63 Chương 2: Trạng từ tiếng Anh trong chức năng gia ngữ

65

2.1. Trạng từ gia ngữ tiếng Anh bổ nghĩa cho vị tố: chức năng 1

65 2.1.1 Trạng từ gia ngữ quá trình

2.1.1.1 Chức năng của trạng từ gia ngữ phương thức 2.1.1.2 VỊ trí và trật tự của trạng từ gia ngữ phương thức2.1.2 Trạng từ gia ngữ địa điểm

2.1.2.1 Chức năng của trang từ gia ngữ địa điểm

2.1.2.2 VỊ trí và trật tự của trạng từ gia ngữ địa điểm2.1.3 Trạng từ gia ngữ thời gian

2.1.3.1 Chức năng của trạng từ gia ngữ thời gian

Trang 4

2.3.

2.4.

2.1.3.2 VỊ trí và trật tự của trạng từ gia ngữ thời gian

Trạng từ gia ngữ tiếng Anh vừa bổ nghĩa cho vị tố vừa bổ nghĩacho những phan khác trong câu: chức năng 2 95

2.2.1 Trạng từ gia ngữ nhấn mạnh

2.2.1.1 Chức năng của trạng từ gia ngữ nhấn mạnh

2.2.1.2 VỊ trí và trật tự của trạng từ gia ngữ nhắn mạnh

2.2.2 Trạng từ gia ngữ tiêu điểm

2.2.2.1 Chức năng của trang từ gia ngữ tiêu điểm

2.2.2.2 VỊ trí và trật tự của trang từ gia ngữ tiêu điểmTrạng từ gia ngữ tiếng Anh với khả năng diễn đạt nghĩa chu cảnh

và nghĩa liên nhân 114Tiểu kết 115

Chương 3: Cách biểu đạt trơng đương ở tiếng Việt của trạng từ gia

ngữ tiếng Anh trong chức nang 1 117

3.1 Cách biểu đạt tương đương của trạng từ gia ngữ phương thức

1203.1.1 Trạng từ gia ngữ phương thức ở cudi câu

3.1.1.1 Mô hình trật tự3.1.1.2 Cách biểu đạt tương đương3.1.2 Trạng từ gia ngữ phương thức ở giữa câu

3.1.2.1 Mô hình trật tự

3.1.2.2 Cách biểu đạt tương đương

3.1.3 Trạng từ gia ngữ phương thức ở đầu câu

Trang 5

3.2.2 Trang từ gia ngữ phương hướng

3.2.2.1 Trạng từ gia ngữ nêu điểm đến hoặc đích đến

3.2.2.2 Trang từ gia ngữ phương hướng nêu mối liên hệ

lẫn nhau

3.2.2.3 Trạng từ gia ngữ nêu chuyển động xa dan

3.2.2.4 Trạng từ gia ngữ nêu chuyên động theo một con đường

3.2.2.5 Trạng từ gia ngữ nêu chuyên động qua một vật

3.2.2.6 Trạng từ gia ngữ nêu chuyển động theo hướng

bat định 3.3 Cách biểu đạt tương đương của trạng từ gia ngữ thời gian 145

3.3.1 Trạng từ gia ngữ nêu thời điểm xác định

3.3.2 Trạng từ gia ngữ tần suất 3.3.3 Trạng từ gia ngữ nêu mối liên hệ thời gian

3.3.4 Những trường hợp đặc biệt

3.3.4.1 Trạng từ gia ngữ nêu thời điểm xác định: now3.3.4.2 Trạng từ gia ngữ nêu tần suất bat định: never

Trang 6

3.3.4.3 Trạng từ gia ngữ nêu mối liên hệ thời gian: still 3.4 Tiểu kết 163

Chương 4: Cách biểu đạt trơng đương ở tiếng Việt của trạng từ gia ngữ tiếng Anh trong chức năng 2

165

4.1 Cách biểu đạt tương đương của trang từ gia ngữ nhấn mạnh

1674.1.1 Trạng từ nhấn mạnh làm gia ngữ

4.1.1.1 Trạng từ gia ngữ cường điệu4.1.1.2 Trạng từ gia ngữ khuyếch đại4.1.1.3 Trạng từ gia ngữ giảm thiểu4.1.2 Trạng từ nhắn mạnh làm bồ tô

4.1.2.1 Yếu tô bé nghĩa là yếu tố bậc 64.1.2.2 Yếu tố bổ nghĩa là yếu tố nhân mạnh

4.1.2.3 Yếu tố bố nghĩa là yếu tố giảm nhẹ

4.1.3 Những trường hợp đặc biệt4.2 Cách biểu đạt tương đương của trạng từ gia ngữ tiêu điểm

185

4.2.1 Trạng từ gia ngữ tiêu điểm đứng trước vị tố4.2.2 Trạng từ gia ngữ tiêu điểm đứng trước chủ ngữ4.2.3 Trạng từ gia ngữ tiêu điểm đứng trước tân ngữ4.2.4 Những trường hợp đặc biệt

4.3 Tiêu kết 190

Trang 7

KET LUẬN

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BÓ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TƯ LIỆU TRÍCH DẪN

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIÊU SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

1 Biểu 1.1: Các chức năng của trạng từ tiếng Anh theo R Quirk

2 Biểu 1.2: Phân loại trang từ tiếng Anh theo S Chalker

3 Biểu 1.3: Phân loại trạng từ tiếng Anh theo quan điểm ngữ pháp truyền

thống của các tác giả tiêu biểu

4 Biểu 1.4: Các loại gia ngữ theo M A K Halliday

5 Biểu 2.1: Phân loại gia ngữ thời gian tiếng Anh

6 Biểu 2.2: Vị trí thường gặp của một số trạng từ gia ngữ mối liên hệ thời

gian trong tiếng Anh

7 Biểu 2.3: Khả năng xuất hiện của trạng từ gia ngữ mối liên hệ thời gian

tiếng Anh trong câu

8 Biểu 2.4: Phân loại gia ngữ nhắn mạnh tiếng Anh dựa vào ngữ nghĩa

9 Biểu 2.5: Vị trí và khả năng kết hợp của far và much

10.Biéu 2.6: Kha nang két hop cua fairly, quite va rather

11.Biéu 2.7: Vi tri va kha nang két hop cua fairly, quite va rather

12.Biéu 2.8:Các loại cảnh huéng theo M A K Halliday

13.Biéu 3.1: Khung câu theo R Quirk

14.Biéu 3.2: Thành phan câu theo M A K Halliday

15.Biéu 3.3: Ty lệ biểu dat tương đương mô hình EI:

CN+DTBV//VT+GNpt

16.Biéu 3.4: Ty lệ biểu đạt tương đương mô hình E2:

CN+DTBV//GNpt+VT

Trang 9

17.Biéu 3.5: Mô hình biểu đạt tương đương trong tiếng Việt của trang từ

gia ngữ phương thức tiếng Anh (mô hình E1, E2)

I8Biểu 3.6: Ty lệ biểu đạt tương đương mô hình E3:

GNpt//CN+DTBV//VT

19.Biéu 3.7: Mô hình biểu đạt tương đương trong tiếng Việt của trang từ

gia ngữ phương thức tiếng Anh (mô hình E3)

20.Biéu 3.8: Mô hình biểu đạt tương đương trong tiếng Việt của trạng từ

gia ngữ vị trí tiếng Anh

21.Biéu 3.9: Mô hình biểu đạt tương đương trong tiếng Việt của trạng từ

gia ngữ phương hướng tiếng Anh

22.Biéu 3.10: Mô hình biểu đạt tương đương trong tiếng Việt của trạng từ

gia ngữ thời gian tiếng Anh

23.Biéu 3.11: Tỷ lệ khả năng xuất hiện trong câu của now

24.Biéu 3.12: Tỷ lệ kha năng xuất hiện trong câu của yếu tố thời gian tiếng

Việt trong các biéu đạt tương ứng với những vị trí xuất hiện của now

25.Biéu 3.13: Sự biểu đạt tương đương của now về mặt từ vựng

26.Biêu 4.1: Cách phân loại gia ngữ nhắn mạnh tiếng Anh

27.Biéu 4.2: Mô hình biểu đạt tương đương trong tiếng Việt của trạng từ

nhắn mạnh tiếng Anh

28.Biéu 4.3: Mô hình biểu đạt tương đương trong tiếng Việt của trạng từ

nhân mạnh tiêng Anh trong câu trúc của cụm tính từ và cụm trạng từ

Trang 10

DANH MỤC CÁC SƠ DO SỬ DUNG TRONG LUẬN AN

Sơ đồ 1.1: Trạng ngữ tiếng Anh

Sơ đồ 1.2: Cụm trạng từ theo A Downing & P Locke

Sơ đồ 2.1: Cum tinh từ va cum trạng từ tiếng Anh theo A Downing & P

Locke

Sơ đồ 2.2: Vị trí các bé tố trong cụm trang từ tiếng Anh

Sơ đồ 3.1: Cụm động từ theo A Downing & P Locke

Sơ đồ 3.2: Mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai

Trang 11

-10-CÁCH DỊCH THUẬT NGỮThuật ngữ liên quan đến trạng từ tiếng Anh là một vấn đề đòi hỏi nhiều

thời gian và công sức dé nghiên cứu thấu đáo Mục đích chính của chúng tôi khi tiến hành luận án này là tập trung phát hiện cách biểu đạt tương đương

của trạng từ tiếng Anh trong chức năng gia ngữ Do đó, chúng tôi chấp nhậnnhững cach dịch thuật ngữ mang tính phô biến nhất Tuy nhiên, đối với một

số thuật ngữ chúng tôi cũng bổ sung phan lý giải của cá nhân nhưng không

quá sa đà vào việc tranh luận ngay trong luận án này.

1 modify và modifier

Từ “modify” được giải thích như sau: “qualify the sense of (a word)”

[139, tr 544] Trong đó “qualify” được xác định nghĩa là “limit the meaning of;

name the qualities of” (hạn chế nghĩa của; xác định tính chất của) [139, tr.

685] Từ điển Anh Việt giải thích từ “modify” là “giới hạn nghĩa của (một từkhác)” nhất là với một tính từ hoặc phó từ [92, tr 1117] và dịch thuật ngữ

“modify” là bổ nghĩa Diệp Quang Ban [3] đã sử dụng thuật ngữ modify với

cách hiểu là điều chỉnh và biến đổi nghĩa và dịch thuật ngữ này là điểu biến

nghĩa Bên cạnh đó, “modify” cũng được Nguyễn Văn Độ gọi là giới định

nghĩa theo nội dung của thuật ngữ này là giới hạn và xác định tính chất củamột đối tượng nào đó Chúng tôi chấp nhận cách dịch từ “modify” là bổ nghĩa

va “modifier” la bổ tố.

2 adverbTrong một số từ điển hiện được sử dụng ở Việt Nam, thuật ngữ

“adverb” của tiếng Anh được dich là pho tir [86], pho từ, trạng từ [92], [38]

Chúng tôi chọn cách dịch thuật ngữ “adverb” là trang từ vì những ly do sau:

Trang 12

-ll Thuật ngữ trang tw đã quen thuộc với người học và người sử dụngtiếng Anh ở Việt Nam.

- Trong tiếng Anh có hàng loạt thuật ngữ liên quan đến “adverb” như làadverbial, adverbial clause, adverbial phrase, Các thuật ngữ này đã đượcdùng với cách dịch là ạng ngữ, tiểu cú trạng ngữ, ngữ đoạn trạng ngữ,

[38, tr 23]

- Trạng từ được nghiên cứu trong luận án này có đặc điểm không hoàn toàn giống với từ loại pho tr trong tiếng Việt.

3 adjunct, disjunct và conjunct

Ba loại trạng ngữ nay được dich là gia ngữ, biệt ngữ và liên ngữ trong luận án này Cách dịch này đã được sử dụng trong luận án của Ngô ĐìnhPhương [65] Tuy nhiên, trong công trình Ngữ pháp tiếng Việt (2005), DiệpQuang Ban đã gọi ba thành phan nay là gia ngữ, biệt to và liên to vì những lý

do sau [tr 49]:

- Gia ngữ: là yếu tô gần gũi với nghĩa biểu biện tức sự thé được diễn đạt trong câu, là thành phần câu (thành phần phụ), đảm nhận chức năng cú pháp trong cấu trúc cú pháp của câu

- Biệt tố: (phần biệt lập), là yếu tố nằm ngoài cấu trúc cú pháp, khôngliên quan trực tiếp đến sự thé được diễn đạt trong câu

- Liên tố: là yếu tố có chức năng nối kết nghĩa của câu chứa nó với

câu khác hoặc với ngữ cảnh bên ngoài văn bản.

4 intensifier, emphastzer, amplifier và downtoner

Bồn thuật ngữ này được gọi tên trong luận án như sau:

intensifier: gia ngữ nhấn mạnh

emphasizer: gia ngữ cường điệu

amplifier: gia ngữ khuyếch đại

downtoner: gia ngữ giảm thiểu

Trang 13

-12-5 head

Thuật ngữ này đã có nhiều cách dịch, như là dau tố, chủ tố, chính to.

Chúng tôi chọn cách dịch head là chính tô trong luận án này

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

GN: Gia ngữ (Adjunct) GNpt: Gia ngữ phương thức (Manner Adjunct)GNdd: Gia ngữ dia điểm (Place Adjunct)

GNvt: Gia ngữ vi tri (Position Adjunct) GNph: Gia ngữ phương hướng (Direction Adjunct) GNtg: Gia ngữ thoi gian (Time Adjunct)

GNtd: Gia ngữ tiêu điểm (Focus Adjunct)GNnm: Gia ngữ nhắn mạnh (Intensifier Adjunct)GNgt: Gia ngữ giảm thiểu (Downtoner Adjunct)CN: Chủ ngữ (SubJect)

Trang 14

-13-MÔ HÌNH

E: Mô hình tiếng Anh

V: Mô hình tương đương trong tiếng Việt

Trang 15

-14-MỞ DAU

1 GIỚI THIỆU DE TÀI LUẬN AN

Luận án “Trạng từ gia ngữ tiếng Anh và cách biểu đạt tương đươngtrong tiếng Việt” có đối tượng nghiên cứu là trạng từ tiếng Anh trong chức

năng gia ngữ/phụ ngữ (adjunct) Trạng từ tiếng Anh trong chức năng gia ngữ

hay gọi gọn là trạng từ gia ngữ được nghiên cứu trong quan hệ với những

cách biéu đạt tương đương trong tiếng Việt.

2 TÍNH THỜI SU CUA DE TÀI LUẬN AN

Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO ngay trước thêm Hội nghị APEC lầnthứ 14 họp tại Hà Nội thực sự là làn gió mát khiến vị thế của nước ta được

nâng cao, đồng thời tạo ra động lực kép day Việt Nam tiến những bước xa hơn về ngoại giao và thương mại Trong bối cảnh tiềm tàng cơ hội này, nhu cầu sử dụng tiếng Anh càng cần thiết hơn bao giờ hết.

Một trong những khó khăn đối với người Việt sử dụng tiếng Anh (trong học tập và công tác) là sự mơ hồ trong cách hiểu và sự lúng túng khi sử dụng

trạng từ tiếng Anh vì trong tiếng Việt không có phạm trù từ loại tương đương

một cách rõ nét Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có công trình nào xem xét về sự

giống và khác nhau của từ loại này một cách toàn diện, cũng như chưa cócông trình nào đề cập đầy đủ về chức năng cú pháp của nó ở cả hai ngôn ngữAnh và Việt Nói cách khác, việc khảo sát cách biểu đạt tương đương trongtiếng Việt của trạng từ gia ngữ tiếng Anh chưa được nghiên cứu đến mức cầnthiết

Luận án này, ngoài việc đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn củaviệc dạy và học tiếng Anh, hy vọng cũng góp được phần tích cực về mặt lýthuyết của ngôn ngữ học

Trang 16

-15-3 CÁI MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN

Đây là luận án đầu tiên cố gắng xác lập những cách biểu đạt tươngđương trong tiếng Việt của trạng từ gia ngữ tiếng Anh về nhiều phương diện

và có thé coi là khá đầy đủ Trong luận án này, trạng từ tiếng Anh được xem xét theo nhiều quan điểm, từ quan điểm truyền thống đến quan điểm ngữ pháp chức năng Trên cơ sở đó, trạng từ tiếng Anh được tiếp cận theo quan điểm

hiện đại đồng thời có tính chất phổ biến Cụ thê là, trạng từ tiếng Anh đượcxem xét trong chức năng cú pháp gia ngữ, và cũng không bỏ qua vai trò bồ tố(modifier) của lớp từ này.

Sau đó, chúng tôi cố gắng vận dụng quan điểm về gia ngữ của M A K.

Halliday để phân tích các nét nghĩa kinh nghiệm và nghĩa liên nhân có liênquan dén đôi tượng nghiên cứu của luận án.

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào việc giảng dạy và

biên soạn các giáo trình tiếng Anh cho người Việt và tiếng Việt cho người nóitiếng Anh Kết quả nghiên cứu cũng có thê sử dụng vào công tác biên dịch vàphiên dịch, góp phần vào việc xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc dịch Anh -Việt, Việt - Anh Bên cạnh đó, kết quả này cũng góp phần vào việc nghiêncứu trạng từ tiếng Anh nói chung và cung cấp cơ sở dé nghiên cứu về hoạt

động của biệt ngữ (disjuncts) và liên ngữ (conjuncts) tiếng Anh trong mối quan hệ với những biéu đạt tương đương của chúng trong tiếng Việt nói riêng.

4 ĐÓI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

Trong tiếng Anh, trạng từ được công nhận là một trong bốn từ loạithuộc nhóm từ loại mở (nhóm này gồm trạng từ, danh từ, động từ và tính từ)

hoạt động phổ biến trong câu Chúng là thực từ Hầu như câu nào cũng sử

Trang 17

-16-dụng trạng từ, thậm chí có câu còn sử -16-dụng đến ba trạng từ như trong đoạn

văn miêu tả sau đây:

It was about' forty yards to the gallows I watch the bare brown back

of the prisoner marching in front of me He walked clumsily’ with his bound arms but quite steadily’ with that bobbing gait of the Indian who never" straightens his knees At each step, his muscles slid neatly ” into place, the lock of hair on his scalp danced up and down’, his feet printed themselves cleanly’ on the wet gravel And once’, in spite of the men who gripped him by each shoulder, he stepped slightly’ aside to avoid a puddle on the path [127,

gon gàng, mớ tóc trên da đầu bồng lên xẹp xuống, đôi chân han in han ngayngắn trên nền sỏi mịn 4m ướt Và mét lan, mặc dù những người đàn ông éphan bang vai, hắn ta bước nhe sang bên dé tránh vũng nước nhỏ trên đường.)

Trạng từ không những được sử dụng trong các đoạn văn miêu tả như ví

dụ trên đây mà chúng còn được dùng rộng rãi trong những văn bản khoa học:

Trang 18

-17-Of the ninety or sở” nafurally”” occurring elements, about’’ seventy are mentals Of these, over’’ half are put to practical use, although many of them

oniy'“ in small amounts In every household there are dozens of metal

implements — from water-tanks to tea-spoons Industrial machinery is made

almost entirely” of mentals If man had not learnt to use metals, we would

still’® be living in the Stone Age Some metals are used in a relatively'” pure

state, for example aluminium, whose lightness and corrosion-resistance make

it especially’® useful But metals are used mostly’’ with other elements to form alloys and so’’ in this way their properties can be improved and their range of uses widely”! extended [127, tr 554]

(Trong chín mươi hoặc khoang chừng ay những yêu tô xuât hiện tv nhiên , khoảng bảy mươi là kim loại Trong sô này trén một nửa được đưa vào sử dụng trong thực tê, mặc dù phân nhiêu trong sô này chi được sử dụng

với số lượng nhỏ Trong mỗi hộ gia đình có hàng tá đồ dùng kim loại, từ

những bon chứa nước đên những chiéc thìa cà phê May móc công nghiệp được chê tao hau như hoàn toan băng kim loại Nêu con người không hoc cách dùng kim loại chúng ta chắc vdn dang sông trong thoi ky đồ đá Một sô kim loại được sử dụng trong tình trạng trong doi nguyên chat, ví dụ như nhôm mà độ sáng và tính chông bào mòn của kim loại này khiên cho nó có ích một cách đặc biệt Nhưng những kim loại được sử dụng phán lớn với những yêu tô khác đê tạo thành những hợp kim va wi thé băng cách này những

Trang 19

-18-đặc tính của nó có thê được cải thiện và phạm vi sử dụng được mở ra mét cách rộng rãi.)

Vài ví dụ trên đây cho thấy việc khảo sát cách biểu đạt tương đươngtrong tiếng Việt của trạng từ gia ngữ tiếng Anh trong phạm vi rộng và sâu làcần thiết Chúng tôi đặt van đề khảo sát cách biéu đạt tương đương của trạng

từ gia ngữ tiếng Anh nhằm những mục đích sau:

(1) Xác định mức độ tương đương giữa trang từ tiếng Anh với

phó từ tiếng Việt

(2) Tìm hiểu những cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt

của từng tiêu loại trang từ gia ngữ tiếng Anh

5 PHƯƠNG PHÁP VÀ TƯ LIEU NGHIÊN CỨU CUA LUẬN AN Trong luận án này chúng tôi lần lượt sử dụng những phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê: Thống kê các tư liệu liên quan đến trạng từ

tiếng Anh và những biểu đạt tương đương trong tiếng Việt củachúng nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu của luận án Những tưliệu trích dân được liệt kê ở Phân Tư liệu trích dân ở cuôi luận án.

- Phương pháp miêu tả: Từ kết quả thống kê có được chúng tôi tiễn

hành phân loại nhăm xác định được những trường hợp điển hình dé

từ đó miêu tả chúng, tổng hợp thành các kiểu loại; những trường

hợp đặc biệt cũng được đề cập nhưng không được xem là mục đíchnghiên cứu chính của luận án

- Phương pháp đối chiếu chuyển dịch: Day là phương pháp chính của

luận án Chúng tôi nhận xét cách chuyên dịch tương đương củanhững trạng từ gia ngữ tiếng Anh khi được chuyên sang tiếng Việt

Sau khi xác định được cách biểu dat tương đương của trạng từ gia

- 109

Trang 20

-ngữ chúng tôi tiến hành phân tích về mặt cú pháp, mặt -ngữ nghĩa và

mặt ngữ dụng.

Tuy nhiên, trong luận án này chúng tôi không nhằm vào việc so sánh

đối chiếu giữa trạng từ tiếng Anh và phó từ tiếng Việt Sở dĩ như vậy là vì,

trạng từ của tiếng Anh và phó từ của tiếng Việt về cơ bản không tương đương

với nhau và mục đích của chúng tôi là tìm kiếm cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt của trạng từ gia ngữ tiếng Anh Do đó, chúng tôi tập trung khảo sát cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt của trạng từ gia ngữ tiếng

Anh theo từng loại, nhóm cụ thể

Tư liệu sử dụng trong luận án được trích từ các tác phẩm văn học Anh hiện đại (các tác phẩm này đã được dịch sang tiếng Việt), một số từ điển song ngữ Anh - Việt, Việt - Anh, một số công trình nghiên cứu về trạng từ tiếng

Anh, phó từ tiếng Việt, từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, từ điển tiếng Việt,

Vé cơ bản, luận án sử dụng những thuật ngữ với cách hiêu đã được cácnhà ngôn ngữ học thống nhất

Trong các câu dịch, chúng tôi cố gắng chuyên tải nghĩa biểu hiện vàtình thái của cả câu dé phù hợp với mục đích nghiên cứu hơn là việc phỏngdịch các ví dụ đó theo lăng kính chủ quan của người dịch.

Tuy đặt vấn đề khảo sát cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt củatrạng từ gia ngữ tiếng Anh nhưng chúng tôi chỉ tập trung vào một số nhómtrang từ tiêu biéu đồng thời cũng chỉ tập trung vào những đặc điểm cơ bảnnhất của các nhóm trang từ này Sở di như vậy là vi, bản than từ loại trang từtiếng Anh là một tập hợp lớn về số lượng và đa dạng về chủng loại nên khó

bao quát hết được.

Trang 21

-20-6 PHAM VI NGHIÊN CỨU VÀ CẤU TRÚC CUA LUẬN ANTrạng từ gia ngữ tiếng Anh được lay làm đối tượng khảo sát trong luận

án này là những trạng từ làm gia ngữ có hình thức đơn (là một từ độc lập).

Trạng từ gia ngữ được khảo sát theo hai nhóm chức năng:

- _ Trạng từ gia ngữ tiếng Anh bổ nghĩa cho vị tố gồm trạng từ gia ngữ

phương thức, trạng từ gia ngữ địa điểm và trạng từ gia ngữ thời gian

- — Trạng từ tiếng Anh vừa bổ nghĩa cho vị tố vừa hạn định nghĩa cho

những phần khác trong câu gồm trạng từ gia ngữ nhấn mạnh và trạng từ gia ngữ tiêu điểm

Ngoài các phần Mục lục, Tài liệu tham khảo, Tư liệu trích dẫn và Phụlục, luận án gồm có phần Mở đầu, phần Kết luận và bốn chương

6.1 Mở đầu

Phần này là phần giới thiệu đề tài, tính thời sự của đề tài, cái mới và ýnghĩa, đối tượng và mục đích nghiên cứu, phương pháp và tư liệu nghiên cứu

va cuôi cùng trình bay phạm vi nghiên cứu va câu trúc của luận án.

6.2 Chương 1: Một sô vân đề lý luận liên quan đên luận án

Trước hết, phần đầu chương giới thiệu những lý luận chung về từ loại.Tiếp theo là phan trình bày những nét cơ bản về đối tượng nghiên cứu 1a trạng

từ tiếng Anh và phó từ tiếng Việt trong hệ thống từ loại Trạng từ tiếng Anh

cũng lần lượt được mô tả những đặc điểm về hình thái học, về chức năng cú pháp, chức năng nghĩa, chức năng ngữ dụng Phần cuối của chương dành ban

về đặc điểm của phó từ tiếng Việt và những cách hiểu, cách phân định từ loại

này của giới Việt ngữ học.

Trang 22

-21-6.3 Chương 2: Trạng từ tiếng Anh trong chức năng gia ngữ

Chương này dảnh cho việc trình bày những đặc điểm của đối tượngnghiên cứu một cách cụ thể, xác định định nghĩa mang tính làm việc của trạng

từ gia ngữ Những trạng từ gia ngữ tiếng Anh được đề cập gồm trạng từ gia

ngữ phương thức, trạng từ gia ngữ địa điểm, trạng từ gia ngữ thời gian, trạng

từ gia ngữ nhân mạnh và trạng từ gia ngữ tiêu điêm.

6.4 Chương 3: Cách biểu đạt tương đương ở tiếng Việt của trạng

từ gia ngữ tiếng Anh trong chức nang 1

Nội dung của chương 3 là xác lập các mô hình biểu đạt tương đương

trong tiếng Việt của trạng từ gia ngữ tiếng Anh bồ nghĩa cho vị tố Đó là cáctrạng từ gia ngữ phương thức, trạng từ gia ngữ địa điểm và trạng từ gia ngữthời gian Ngoài các mô hình phổ biến, những trường hợp ngoại lệ cũng được

đề cập Chúng tôi đề cập khả năng diễn đạt nghĩa chu cảnh của 3 trạng từ gia

ngữ này.

6.5 Chương 4: Cách biểu đạt tương đương ở tiếng Việt của trạng

từ gia ngữ tiếng Anh trong chức năng 2

Trình tự trình bày của chương này tương tự như chương 3 (trình bày

những mô hình tương đương, những ngoại lệ) Trong chương này, chúng tôi

dé cập đến hai loại trạng từ gia ngữ là trang từ gia ngữ nhân mạnh và trang từ gia ngữ tiêu điểm Ngoài ra, điểm khác biệt rõ nhất trong chương này so với chương 3 là ngoài việc đề cập đến chức năng gia ngữ (bô nghĩa cho vị tố, làm thành phần câu) của hai trạng từ gia ngữ nhấn mạnh và trạng từ gia ngữ tiêu

điêm, chương nay còn ban luận vê chức năng bô nghĩa cho những phân khác

Trang 23

-22-trong câu -22-trong vai trò bổ tố của hai loại trạng từ gia ngữ này Khả năng diễn

đạt nghĩa liên nhân của các trạng từ gia ngữ nhóm này cũng là nội dung đượcchúng tôi đề cập

6.6 Kết luận

Trong phần kết luận chúng tôi đề xuất một số gợi ý trong quá trình

giảng dạy và dịch thuật trạng từ gia ngữ tiếng Anh từ các phân tích, lý giải và những mô hình của cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt của trạng từ

gia ngữ tiếng Anh

Trang 24

-23-CHUONG 1

MOT SO VAN DE LY LUAN LIEN QUAN DEN LUAN AN

1.1 LY LUẬN VE TỪ LOẠI

Thuật ngữ “parts of speech”

Thuật ngữ “parts of speech” có nghĩa là các thành phan của lời nói chứ

không có nghĩa là từ loại, như ta vẫn quen dùng ngày nay “Parts of speech” bị

dịch nhằm từ cụm từ trong tiếng Hy Lạp meroi logou, và cụm từ trong tiếng

La - tinh partes orationis có nghĩa là các thành phan câu (parts of a sentence),

hay nói đúng hon là phân tích các từ trong câu ra thành các lớp dựa vào chứcnăng hoặc đặc điểm hình thái của chúng [136, tr 28] Đúng ra từ loại phảiđược gọi là word classes hoặc form classes [158, tr 55].

Việc phan chia các lớp từ trong lich sử nghiên cứu ngôn ngữ

Với xuất phát điểm là lời nói, từ loại là những bộ phận của lời nói, hai

nhà triết học Protogorat (485-411) và Platon (439-347) là những người đầu

tiên đã chia từ trong tiếng Hy Lạp ra làm hai loại là danh từ và động từ.

Nhưng mãi đến thời của Aritat (thế kỷ I trước công lịch), ông và cáchọc trò của ông mới chia từ của tiếng Hy - lạp thành tám loại là danh từ, động

từ, tính động từ, thành phần, đại danh từ, giới từ, trạng từ/phó từ và liên từ.Vào thé kỷ thứ tư sau công nguyên, Donatus va Priseianus chia từ tiếng La -tinh lại thành tám loại: danh từ, đại từ, động từ, tính động từ, trạng từ/phó từ,liên từ, giới từ và thán từ Do tiếng La - tinh là thứ tiếng thông dụng ở châu

Âu thời đó mà cách phân chia này về sau trở thành “bản mẫu cho các nhà ngữ pháp ở châu Âu” Về sau (vào thời Trung cô), ở các nước Tây Âu người ta bắt đầu thêm từ loại adiectivus (gần giống với tinh từ của tiếng Việt, theo giảithích của Nguyễn Kim Than [71))

-24

Trang 25

-Có thê nhận thay rang viéc phan dinh ttr loai vao thoi xa xua thiếu một

nguyên tắc nhất quán Mãi đến đầu thế kỷ 19, từ loại mới được nhà ngôn ngữ

học người Đức là A F Bernhardi chủ trương phân định theo nguyên tắc lô gích Tác giả này phân từ loại thành nhiều bậc: thực từ (redeteile), hư từ(redeteilchen), dai từ là loại trung gian (redeteile und redeteilechen zugleigh).

-Về sau khi ngôn ngữ hoc phat triên va nhu câu so sánh các ngôn ngữ

cũng phát triên vân dé phân định các từ loại trong từng ngôn ngữ cũng được

quan tâm hơn trước.

Vấn đề phân định từ loại được rất nhiều nhà ngôn ngữ học ở Nga quan

tâm thảo luận Có thé ké đến một số tác giả tiêu biểu trong giai đoạn cuối thé

kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 như F Fortunatov [27], người chủ trương phân định các từ loại theo sự biến hoá hình thức của từ; L V Sherba [69] dựa vào sự tong hợp của các đặc điểm về hình thức, cú pháp và ý nghĩa Tiếp tục tư

tưởng của L V Sherba, V Vinogradov [94] chú trọng đến cả ba mặt ý nghĩa,chức năng cú pháp và hình thái của từ.

Các ngôn ngữ Đông Á (tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Thái, ), có đặc

điểm không biến hình, cũng được các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu, và họ

cho rằng các ngôn ngữ đó không có từ loại Đó là ý kiến của các tác giả như:

H Maspéro, B Karlgren, M Grammont, M Grammont và Lê Quang

Trinh [183] khi bàn về từ loại trong tiếng Việt đã nhận xét: “Trong tiếng Việt, không có quán từ, danh từ, cũng không có đại từ, động từ không có giống, không có số: chỉ có từ không thôi, những từ đó nhất loạt là đơn âm tiết, nói

chung không biến hình và ý nghĩa cơ bản của chúng là do những từ đặt trướchay đặt sau, nghĩa là do tác dụng và vị tri của chúng ở trong câu làm cho biến

đổi di và rõ ra.” [71, tr 108].

Trang 26

-25-Tóm lại, vân đê phân định từ loại là vân đê đã được đặt ra từ rât lâu

nhưng cho đến nay vẫn chưa hết bàn cãi vì xuất phát điểm của các nhà nghiêncứu không giống nhau, phương pháp phân tích cũng khác nhau.

Các khuynh hướng phân định từ loại

Với quan điểm cho rằng từ loại “là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu”,

Dinh Văn Đức nhận xét: các nhà ngôn ngữ học giai đoạn trước thừa nhận từ

loại là lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, nhưng lại không thống nhất trong

cách xác định đặc trưng nào là cơ ban của của các từ loại Theo Dinh Văn

Đức [26], có ba khuynh hướng khác nhau trong lý thuyết về từ loại.

Khuynh hướng 1: Tt loại được phân định dựa trên một tập hợp của các đặc trương: đặc trưng ngữ nghĩa, đặc trưng hình thái và đặc trưng cú pháp.Khuynh hướng nay tập trung nhiều tác giả thuộc các trường phái khác nhaunhư: O Jespersen [190], S Balli [189] và V Vinogradov [94] Ca ba tác giatiêu biểu này đều “coi từ loại như một phố niệm của ngữ pháp” [26, tr 25]

Khuynh hướng 2: Tu loại được phân định theo đặc trưng ngữ pháp

thuần tuý (hay còn gọi là khuynh hướng ngữ pháp, khuynh hướng hình thức) Các tác gia đại diện cho khuynh hướng này đều cho rằng từ loại là những lớp

từ được phân chia dựa theo những đặc điểm hình thức ngữ pháp (trên cả bậchình thái học và bậc cú pháp) Cac tác gia đó là: L Hjelmsev [184], F Fortunatov [27] Theo khuynh hướng này thì “các ngôn ngữ không có hìnhthái khó có thé đặt van đề phân định từ loại”, và từ loại là “một vấn đề ngữpháp có tính chất loại hình của một số ngôn ngữ chứ không phải là một phd

niệm cho hết thảy các ngôn ngữ” [26, tr 27]

-26

Trang 27

-Khuynh hướng 3: Từ loại tương quan với lô - gích, với các phạm trù

của tư duy Khuynh hướng này không đối lập với hai khuynh hướng trên, mà

còn có quan hệ chặt chẽ với khuynh hướng thứ nhất vì “cả hai đều quan tâmtới ý nghĩa của các từ loại” nhưng chỉ khác nhau ở điểm một số nhà ngôn ngữhọc theo khuynh hướng này đã “rất quan tâm tới bản chất ý nghĩa của các từ

loại, cũng như mối quan hệ giữa từ loại và các phạm trù của tư duy” [26, tr.

27]

Trong ba khuynh hướng trên đây, khuynh hướng thứ nhất tập trung ý

kiến của nhiều tác giả hơn cả Khuynh hướng này được áp dụng triệt dé trong

nghiên cứu các ngôn ngữ Ấn Âu, trong đó có tiếng Anh Vấn đề phân chia từ

loại được tiễn hành căn bản dựa trên khuynh hướng cho rằng từ loại là một phạm trù từ vựng - ngữ pháp, là một tập hợp đặc trưng bao gồm các mặt ý

nghĩa, mặt hình thái và mặt cú pháp.

Trong công trình “Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại”, Đinh Văn Đức giải

thích “với ngôn ngữ, trong mọi trường hợp, phải đọc được cái nghĩa

(meaning) của nó vì ngôn ngữ tồn tại là dé biểu nghĩa Với từ loại cũng vậy,phải hiểu cho được ban chất nghĩa của chúng” [26, tr 36] Vấn dé phân định

từ loại tiếng Anh và tiếng Việt sẽ được chúng tôi lần lượt trình bày trongchương này.

Trong luận án này chúng tôi tập trung trình bày những vấn đề liên quanđến trạng từ ở hai ngôn ngữ Anh và Việt mà không xây dựng một cơ sở lýluận rộng hơn về trạng từ ở các ngôn ngữ khác nhau Chúng tôi cho rằng đốitượng nghiên cứu của luận án này là trạng từ gia ngữ tiếng Anh và cách biểuđạt tương đương trong tiếng Việt nên việc đề cập đến những vấn đề lý luận vềtrạng từ ở hai ngôn ngữ Anh và Việt là trọng tâm và phù hợp hơn cả.

1.2 TRẠNG TỪ TRONG TIENG ANH

Trang 28

-27-1.2.1 Trạng từ tiếng Anh trong hệ thống từ loại tiếng Anh

Trung thành với truyền thống ngôn ngữ học châu Âu, đại đa số các nhà nghiên cứu theo quan điểm của ngữ pháp truyền thống cho rằng trong tiếng

Anh có tám từ loại Đó là các từ loại (và các ví dụ điển hình) theo cách phânchia của F Palmer [158]:

danh tu (noun): howling, wolf, flock, terror dai từ (pronoun): I, you, he, which

tinh tu (adjective): this, the, fourth, each, untidy dong tu (verb): see, retire, laugh

giới từ (preposition): on, in, to lién ttr (conjunction): and, but, because trang từ/phó từ (adverb): much, deservedly, partly, merely than từ (interjection): alas

Vấn dé tại sao chi có tám từ loại là van dé còn nhiều tranh luận Mộttrong những đối tượng khiến cho nhiều nhà ngữ pháp học nghi ngờ về sốlượng từ loại trong tiếng Anh đó chính là trạng từ F Palmer chứng minh điềunày bằng hai từ very và quickly Theo ngữ pháp truyền thống chúng được gọi

là trạng từ Trong những cặp ví dụ sau đây chúng không có điểm nào giống

nhau Những câu không phù hợp theo tiêu chuẩn này được đánh dấu (*):

He ran away quickly.

(Anh ta chay di nhanh.)

* He ran away very.

He is very good.

- 28

Trang 29

-(Anh ay rat tot.)

* He is quickly good.

He has a very fast car.

(Anh ay có một chiếc xe rat nhanh.)

* He has a quickly fast car [158, tr 55]

Đến đây van dé có thé hiện rõ nếu hai trang từ trên (very va quickly)

được phân chia thành hai nhóm: một là trạng từ cùng nhóm với beautifully;

nhóm kia là trang từ nhắn mạnh cùng nhóm với quite, fairly Nhưng tac giả lại

nêu một hiện tượng khác đó là từ usually có cùng từ loại với quickly không:

* He ran away usually (Nhung có thé noi: He usually ran away)

He is usually good.

(Anh ấy thường tốt bung.)

* He is quickly good.

* He has a usually fast car.

* He has a quickly fast car [158, tr 55]

Cuôi cùng, cach phan chia tam từ loại tiêng Anh theo ngữ pháp truyén

thống van chưa làm thoả mãn những người quan tâm đến van dé này Về sau

có nhiêu nhà nghiên cứu đê xuât bô sung một sô từ loại khác hoặc phân chia

lại vốn từ trong tiếng Anh.

Tiêu biểu có thé kế đến R Quirk [164, tr 44-45] với cách chia kho từ

thành hai nhóm:

Nhóm (a) danh từ: John, room, answer, play

tính từ: happy, steady, new, large, round

- 20

Trang 30

-trạng từ: steadily, completely, really, very, then

động từ: search, grow, play, be, have, do

Nhóm(b) mao từ: the, a(n)

chỉ định từ (demonstrative): that, this đại từ: he, they, anybody, one, which giới từ: of, at, in, without, in spite of liên từ: and, that, when, although

than từ: oh, ah, ugh, phew

Nhóm (a), là nhóm những từ loại mở (open-class items), gồm có bốn từloại Nhóm (b), nhóm những từ loại đóng (closed-system items), có sáu từ loại.

S Chalker [113, tr 20] chia kho từ thành hai nhóm như sau:

(a) — Nhóm trưởng/chính hoặc nhóm mở (major or open word classes)

động từ thực nghĩa/từ vựng tính (lexical verbs): know, decide, wanf

danh từ: knowledge, difficulty, window tinh từ: difficult, interesting, pretty

trạng từ: here, very, interestingly, prettily

(b) Nhóm thứ/phụ hoặc nhóm dong (minor or closed word classes)

động từ phụ trợ (auxiliary verbs): be, have, must

đại từ: he, it, us, this xác định từ (determiners): the, this giới tỪ: to, by

- 30

Trang 31

-liên từ: and, although

than từ: ah, alas, ouch

S Chalker [113] gọi nhóm (a) là nhóm trưởng/chính bởi vì theo tác gianhững từ loại thuộc nhóm nay thé hiện hau hết nội dung hoặc nghĩa của một

câu; và gọi là nhóm mở nghĩa là có thé bổ sung vào nhóm này những từ mới

khác Nhóm này còn được gọi là nhóm những từ có nội dung, hoặc nhóm từ vung tinh (content or lexical words).

Những từ thuộc nhóm thứ hai thường có vai trò cấu trúc quan trong hon

nghĩa của nó, hay nói cách khác nghĩa của những từ thuộc nhóm thứ hai chỉ đóng vai trò phụ so với những từ loại thuộc nhóm trưởng/chính Goi là nhóm

đóng vi thông thường không thé thêm từ mới nào vào nhóm nay và tông số

các từ của nhóm này đã được liệt kê thành danh sách với sé luong cô định

Tuy nhiên, cũng theo S Chalker [113, tr 21], sự phân loại theo hai

nhóm như thế cũng chỉ có tính tương đối Lấy trạng từ làm ví dụ Trạng từ

được xếp vào nhóm từ loại trưởng/chính, nhóm mở Điều này hoàn toàn đúngvới những trạng từ chỉ phương thức tận cùng bằng hậu tố -ly Trong khi đó,những loại trạng từ khác lại có tính “đóng” như những từ loại thuộc nhómthứ/phụ (nhóm trạng từ chỉ thời gian, địa điểm, )

Theo quan điểm ngữ pháp chức năng, M A K Halliday [136] đã nhìn

nhận các từ loại khi chúng thực hiện chức năng trong các tô chức lớn hơn làngữ (phrase) Từ loại được tác giả phân chia thành ba nhóm theo chức năng như sau [136, tr 214]:

(a) Nhóm danh ngữ (nominals) - danh từ

- tính từ

z7 A

- so từ

Trang 32

t6/dau tổ của cụm trạng ngữ (the adverbial head) Đây chính là đặc điểm khác biệt của ngữ pháp chức năng so với ngữ pháp truyền thống.

Luận án tập trung tìm hiểu về từ loại trang từ theo quan điểm của ngữ

pháp truyền thống và ngữ pháp chức năng, và từ đó xác định cách hiểu thuận

tiện cho phương hướng nghiên cứu được chọn.

Sau khi trình bày cách phân loại của các tác giả tiêu biểu đại diện cho ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp chức năng chúng tôi nhận thấy:

+ Theo quan điểm truyền thống, dù vốn từ tiếng Anh được một số nhà

nghiên cứu phân chia thành tám từ loại như giai đoạn dau [158], thành mười

từ loại như giai đoạn hiện nay [164], [113] thì trạng từ vẫn được xếp vào lớp

từ loại mở, lớp các từ có nội dung hoặc từ vựng tính, cùng nhóm với danh từ, động từ và tính từ.

+ Theo quan điểm ngữ pháp chức năng, trang từ được xem xét dựa theochức năng mà chúng đảm nhận trong các tô chức lớn hơn (ngữ hoặc cụm từ),

cụ thé đó là cau trúc trạng ngữ (adverbials), trong đó trang từ đóng vai trò làchủ tô/đâu tô (head), sau đó trạng từ được xem xét vê mặt chức năng của cum

Trang 33

-32-trạng từ trong cấu trúc bậc cụm từ/cấu trúc dạng nhóm (in group structures)

va trong cau trúc bậc cú (in clause structures) [136], [127].

+ Trang từ, theo quan điểm truyền thống, được da số các nhà nghiêncứu nhận xét là không thể thoả mãn cách định nghĩa của ngữ pháp truyền thống như các từ loại khác F Palmer [158, tr 56] cho rằng trạng từ là từ loại

kỳ lạ nhất, R Quirk [164, tr 267] cho rằng trạng từ được miêu tả là loại ít

thoả mãn nhất trong số các từ loại theo cách phân chia của ngữ pháp truyềnthong (“the least satisfactory of the traditional parts of speech”) S Chalker

[113, tr 189] cũng đã nhận xét rằng từ loại này là tập hợp của những từ khong thé xếp được vào từ loại nào A Downing & P Locke [127, tr 29] nhận thay rang trang từ là từ loại đa thành phan (heterogeneous), Những ý kiến trên

cho thấy trạng từ là loại gây nhiều tranh cãi nhất về cách phân loại vì bản thân

từ loại này là một hỗn hợp của những từ khó định loại.

1.2.2 Đặc điểm của trạng từ tiếng Anh

cũng tận cùng bằng hậu tố -/y và một loạt trạng từ truyền thống (vi du: often,

here, well, now ) không có cách câu tạo như vừa nêu.

Cũng để xác định một trạng từ về mặt hình thức, L.G Alexander [97,

tr 122] cho rang trang từ có thé là:

a Trang từ đơn (one-word adverb) tận cùng bằng hậu tố -ly

Trang 34

-33-Phần lớn trạng từ, đặc biệt là những trạng từ chỉ phương thức có dạng

tính từ kết hợp với hậu tố -ly (ví du: patient > patiently) Một số trạng từ chỉ

tần suất cũng được cau tao theo cách nay (ví dụ: usual > usually) và một vàitrang từ chỉ cấp độ (ví dụ: near > nearly) Nhiều trạng từ chỉ quan điểm cũngtận cùng bằng -/y (ví dụ: fortunately)

b Trang từ đơn không tận cùng bằng hậu tổ -ly

Trạng từ loại này gồm có trạng từ chỉ phương thức có hình thức giốngnhư tính từ (ví dụ: fast), trạng từ chỉ dia điểm (vi dụ: there), trạng từ chỉ thờigian (vi dụ: then), trạng từ chỉ tần suất (ví dụ: often), trạng từ chi quan diém(ví du: perhaps) va trạng từ liên kết (connectives) (vi dụ: however)

c Ngữ trang từ/Trạng ngữ (adverbial phrases)

Những ngữ trạng từ chỉ phương thức, địa điểm và thời gian thường

được cấu tạo gồm một giới từ + danh từ (ví dụ: in a hurry, in the garden, at the station) Ngoài ra, còn một số ví dụ khác như ngữ trang từ chỉ tần suất (vi

dụ: again and again), trạng từ chỉ mức độ (vi du: hardly at all), trạng từ chỉ

sự nhân mạnh (intensifying) (vi dụ: very much indeed), trạng từ chỉ quan diém (vi du: as a matter of fact), trạng từ liên kết (vi du: in that case).

d Tiểu trang tit/Tiéu từ trang từ tinh (adverb particles) Những từ như in, off, up là những giới từ hoặc những tiêu trạng từ Khi

theo sau chúng là một tân ngữ thì chúng giữ vai trò là những giới từ; khi theosau chúng không có tân ngữ thì chúng là những tiểu trang từ:

- giới từ: The children are in the house.

- tiéu trang tir: The children have just gone in [100, tr 123]

A Downing & P Locke [127] giai thich cu thé hon:

a Những trang từ dang don (simple forms)

- 34

Trang 35

-Trạng từ dạng đơn có thê có một hoặc hai âm tiệt, gôm có: down, up, out, over, in, below, above, often, always, ever, never, once, twice, also, back, away, off, soon, else, now, then, here, far, where, when, why, how

b Những trạng từ dang phái sinh (derived forms)

Những trang từ dang phái sinh được tạo thành từ tinh từ bang cách thêm hậu tổ -ly: happily, freely, slowly, proudly, honestly,

Những trang từ phái sinh khác được tao thành từ những danh từ bangcách thêm hậu t6 -wise, -ways, -wards: clockwise, moneywise, profitwise,

businesswise; sideways, lengthways, crossways; seawards, backwards, frontwards, homewards, inwards.

Một nhóm nhỏ trạng từ được bắt đầu bằng tiền tổ a- chủ yếu chỉ vi trí

và phương hướng: aback, aboard, about, above, abreast, abroad, across,

adrift, again, aground, ahead, along, alongside, aloof, aloud, amiss, apart, apiece, around, ashore, aside, askance, askew, astern, astride, away.

Một nhóm nhỏ hon là những trạng từ bat đầu bằng tiền tố be- như là âmtiết thứ nhất (first syllable) cũng chi vi trí và phương hướng: before, behind,

below, beneath, besides, between, beyond

Trang 36

-35-Những trang từ sau là sự kêt hợp của các từ loại khác: however,

moreover, nevertheless, somewhere, anywhere, nowhere, everywhere, anyway, anyhow, elsewhere, herewith, thereof, whereabouts, hereby.

d Trang từ dạng tương liền (correlative forms)

Những trang từ ở dang so sánh hon kém (comparative degree adverbs)

gốm có: the more the more, the less the less, the more the less, the

less the more.

Có thé nhận thấy rằng chỉ tiết nhất, đặc biệt cần thiết cho người dạy vàhọc tiếng Anh như ngoại ngữ, là cách miêu tả về mặt hình thức trạng từ của S.Chalker [113] Trạng từ mà tác giả miêu tả chỉ là những trạng từ có dạng đơn

(single-word adverbs).

Với hình thức phố biến nhất của trang từ, tận cùng là hậu tố -ly, tác giảcho răng quy tắc chung là thêm hậu tổ -iy vào tính từ (ví dụ: cold/coldly,

quick/quickly) Ngoài ra, tac giả còn liệt kê một số quy luật cấu tạo trạng từ:

phụ âm + -e nice/nicely wise/Wisely nguyên âm +-le sole/solely pale/palely, nhưng whole/wholly nguyên âm +-l oral⁄orally_ careful⁄carefully, nhưng full/fully

Hoặc những từ khác tận cùng bằng -e (phụ âm + -le, nguyên âm + -e)thì chỉ thêm -y: able/ably, regrettable/regrettably, single/singly hay thêm -ly:

due/duly, true/truly.

Hoặc những từ tận cùng bang -/y thì chuyén -y thành -i va thêm -ly:happy/happily, lazy/lazily, pretty/prettily, dry/drily, gay/gaily nhưng không

thé biến đồi tương tự với shy/shyly, sly/slyly.

Hoặc những từ tận cùng bằng -ic thì thêm -ally: cryptic/cryptically,

ethnic/ethenically nhưng không thé biến đôi tương tự với public/publicly.

- 36

Trang 37

-Ngoài hình thức phổ biến (tận cùng là hậu tố -/y), một số trạng từkhông có hình thức nay: dead, far, long, straight, still.

Và một số trạng từ bắt đầu băng a-: aboard, abreast, abroad, ahead,aloud, apart, ashore, aside, astride; những từ vừa là trạng từ, vừa là tính từ:

afloat, afoot, aloof, alone, amiss, astray.

Tom lại, mỗi tác gia đều có cách miêu tả hình thức trạng từ một cách

khác nhau Các cách miêu tả như vừa trình bay đã b6 sung cho nhau, cung cấpmột cái nhìn toàn diện hơn về hình thức cấu tạo của từ loại nay Tat nhién,đặc điểm chung nhất về mặt hình thức của trang từ van là những từ tan cùng

băng hậu tổ -/y Như đã trình bày, đây là từ loại có nhiều thành phần tham gia nên bên cạnh hình thức cấu tạo từ là tận cùng băng hậu tố -ly còn có nhiều hình thức cấu tạo khác nữa.

1.2.2.2 Về chức năng cú pháp

Trong công trình nghiên cứu của học giả người Mỹ G O Curme, trạng

từ được định nghĩa ngắn gọn là một từ bé nghĩa cho một động từ, một tinh từ

hoặc một trạng từ khác (“An adverb is a word that modifies a verb, an

adjective or another adverb”) [dan theo 140, tr 99]

Các nha ngữ pháp giai đoạn sau nay đã định nghĩa trang từ khác hơn sovới cách định nghĩa truyền thống Có thể xếp các tác giả này thành hai nhóm:

Nhóm thứ nhất cho rằng, về mặt chức nang, trang từ bố nghĩa cho động

từ và cũng hạn định nghĩa cho tính từ (ví du: extremely kind) và những trang

từ khác (ví du: extremely badly) Bên cạnh đó, chúng còn có thé bổ nghĩa cho

cả câu (ví dụ: Obviously, I don’t know everything) va nhiều từ loại khác, vi du

như những danh từ (ví dụ: rather a muddle, the river below); những đại từ (vi du: nearly everybody, almost nothing).

Trang 38

-37-Đại diện tiêu biểu của nhóm thứ nhất là các tác giả như S Chalker [113], các tác gia từ điển Oxford Advanced Learner’s Encyclopedia [157, tr.

13], các tác giả từ điển Webster’s New World College, từ điển Longman

Dictionary of Language Teaching and Applied Linguistics, J Lyons [56, tr.

515], L G Alexander [100, tr 122],

Nhóm thứ hai, nhóm các tác giả theo quan điểm của R Quirk [164].Tuy vẫn trung thành về căn bản với cách xác định đặc điểm về chức năng củatrạng từ tiếng Anh theo quan điểm trên đây của nhóm thứ nhất, R Quirk đãquan tâm nhiều hơn đến việc xem xét cách ngôn ngữ thực tế được sử dụngnhư thế nào Tác giả đề nghị rằng để miêu tả trạng từ theo ngữ pháp truyền

thống chỉ cần một trong hai đặc điểm về chức năng sau:

- Lam trạng ngữ (thành phan của cú)

- Làm bồ tố của tinh từ va trạng từ

Theo tác gia này, trong cú, trạng từ có chức năng là một trạng ngữ, một

thành phan cùng tồn tại cùng với chủ ngữ, động từ, tân ngữ và bổ ngữ Thànhphan này thường được xem là yếu tô tự đo và vì thé nó ngoại vi với cấu trúc

cu (peripheral in clause structure).

Vi du:

Pershaps my suggestion will be accepted [164, tr 268]

(Có 1é đề nghị của tôi sẽ được chấp nhận.)

I quite forgot about it [164, tr 268]

(Tôi hoàn foàn quên nó.)

Trạng ngữ có thé được chia thành hai nhóm, được phân biệt bởi tiêu chíngoại vi hay không ngoại vi trong chừng mực nào đó với cau trúc cú Trạng

ngữ hoà nhập với câu trúc cú trong chừng mực nào đó (intergrated in clause

- 38

Trang 39

-structure) được gọi là gia ngữ Trạng ngữ, ngoại vi với cau trúc cú, được chia

thành hai nhóm là biệt ngữ và liên ngữ, trong đó liên ngữ được phân biệt vớibiệt ngữ ở chức năng liên kết (a connective function)

TRẠNG NGỮ

(ADVERBIALS)

nội vi (hoà nhập) với cầu trúc cú ngoại vi với cau trúc cú (integrated in clause structure) (peripheral in clause structure)

chủ yêu không có chủ yêu có

chức năng liên kêt chức năng liên kết

(primarily non-connective) (primarily connective)

GIA NGỮ BIET NGU LIEN NGU

(ADJUNCTS) (DISJUNCTS) (CONJUNCTS)

Sơ đồ 1.1: Trang ngữ tiếng Anh [164, tr 421]

Chức năng khác của trang từ là bổ tố của tính từ:

He is quite right [164, tr 275]

(Anh ta hoàn toàn đúng.)

và trạng từ:

They are smoking very heavily [164, tr 277]

(Họ dang hút thuốc lá rat nặng)

39

Trang 40

-Ngoài chức năng hạn định nghĩa cho trạng từ và tính từ phô biến như đã

nói trên đây, trạng từ còn có chức năng:

a Bồ nghĩa cho giới ngữ

Một vài trang từ tăng cường có khả năng bé nghĩa cho tiêu từ trong các

cụm động từ, cũng có thể tiền bổ nghĩa cho giới từ hoặc có thé bổ nghĩa cho

ngữ giới từ.

Vi dụ:

The nail went right through the wall [164, tr 278]

(Cái đinh đâm thang vào tường.)

b Hạn định nghĩa cho xúc định từ (determiner)

Những trạng từ nhắn mạnh (gồm cả trang từ giảm thiêu), có thé tiền bổnghĩa cho những đại từ bất định

Vi dụ:

Nearly everybody came to our party [164, tr 278]

(Gần như mọi người đến dự tiệc của chúng tôi.)

tiền xác định từ ( predeterminer)

Vi dụ:

He received about double the amount he expeced [164, tr 278]

(Anh ta nhận khoảng gấp đôi số lượng mà anh ta mong đợi)

và những số đếm

Ví dụ:

Over two hundred deaths were reported [164, tr 278]

(Hơn hai trăm người chết được thông báo.)

40

Ngày đăng: 10/06/2024, 00:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w