1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Ngữ điệu tiếng Anh đối với người Việt nói tiếng Anh

233 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ngữ điệu tiếng Anh đối với người Việt nói tiếng Anh
Tác giả Nguyên Huy Kỷ
Người hướng dẫn GS.TS Đoàn Thiện Thuật, TS Hoàng Cao Cương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2004
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 233
Dung lượng 71,61 MB

Nội dung

Một số đóng góp của luận án: Ngoài việc tổng hợp, khăng định một số thành tựu về mặt lí thuyết, thực tế và phương pháp nghiên cứu ngữ điệu tiếng Anh, chúng tôi có được một số đóng góp sa

Trang 1

ĐÁI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

“NO Al HOO KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VAN

<2) S4 MG BOY SN IR Sa 10h BƠI ROT OA #8 CW 908 210 a

NGUYÊN HUY KỶ

NGU DIEU TIẾNG ANH

+ VOENGUOL VIỆT NÓI TIENG ANH

LUẬN ÁN TIEN SĨ NGU VĂN

N NGANH: LÍ LUẬN NGON NGỮ

MA SO: 5.04.08

HÀ NỘI - 2004

fone ain e ———iiiaa

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN HUY KỶ

— NGỮ DIEU TIENG ANH

DOI VỚI NGƯỜI VIỆT NÓI TIENG ANH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮVĂN

CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN NGÔN NGỮ

MÃ SỐ: 5.04.08

Người hướng dan khoa học:

GS.TS ĐOÀN THIỆN THUẬT

TS HOANG CAO CƯƠNG

[ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI _

HÀ NỘI - 2004

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do

chính tôi thực hiện Mọi số liệu, tư liệu, các vấn đề trình bày và

kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực và chưa

được công bố trong bất cứ công trình nào trước đó.

Hà Nội ngày 26 tháng 12 năm 2004

Tác gia luận án

NGUYÊN HUY KỶ

Trang 4

TRANG GHI ƠN

Tác giả luận án xin bày to lòng biết ơn sâu sắc đến các GS, TS và các thầy

cô giáo trong khoa Ngôn ngữ học, trường DHKHXH & NV, DHOGHN vì những

sự giúp đố nhiệt tình, chân thành, hiệu quả trong suốt quá trình tác gia luận ántheo học chương trình NCS và làm luận án tại đây Đặc biệt, tác giả luận án

trân trọng cảm ơn sự hướng dân khoa học đây hiệu quả, trách nhiệm cao của

GS —TS Đoàn Thiện Thuật và TS Hoàng Cao Cương.

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ về mọi mặt của các cấp lãnh dao trường CDSP

Ha Nội, cua các đồng nghiệp tại khoa Ngoại ngữ - nơi tôi dang trực tiếp giảng dạy tiếng Anh — của các SV chuyên và không chuyên Anh trường CĐSP Hà Nội.

Nhân đây, cho phép tôi duoc cam ơn tất cả.

Tác giả luận án chan thành cam ơn các TLV, TNV ở trong và ngoài Hà Nội đã dành thời gian và tâm huyết giúp tác gid hoàn thành công việc khảo sát

su phạm và điều tra điền dã.

Xin cam ơn các GV, SV đã trực tiếp giúp tác giả phản thu băng tiếng, ghi

âm, thực hiện công việc thống kê kết qua khảo sát và hoàn thiện việc đánh may

luận án này

Cuối cùng, tôi không thể không nhắc tới sự động viên, chăm lo, chia sẽ

của gia đình tôi.

Một lần nữa, cho phép tác giả được nói lời cảm ơn tất cả bởi nếu không có những sự giúp đỡ tận tâm ấy, luận án khó có thể hoàn thành.

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2004

Tác giả luận án

NGUYEN HUY KỶ

il

Trang 5

MỤC LỤC

MO ĐẦU

Trang

1 Lí do chọn đề tài |

2 Mục tiêu nghiên cứu |

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Ý nghĩa của luận án 2

7 Một số đóng góp của luận án 3

8 Bố cục của luận án

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Dan nhập 5

1.2 Ngữ điệu và những khái niệm có liên quan 6

1.2.1 Nội dung thuật ngữ ngữ điệu 6

1.2.2 Ngữ điệu tiếng Anh 7

1.2.3 Đặc trưng điệu tính của ngữ điệu tiếng Anh 7

1.2.4 Một số khái niệm có liên quan đến ngữ điệu tiếng Anh 8

- Chuyển dich cao độ

1.3 Các cách miêu tả ngữ điệu khác nhau 24

1.3.1 Miêu tả theo đường nét 24

1.3.2 Miêu tả theo độ cao 25

1.3.3 Miêu ta theo đường nét va độ cao 25

ill

Trang 6

1.4 Một số chức năng cơ bản của ngữ điệu 25

1.4.1 Chức năng ngữ pháp 26

1.4.2 Chức năng biểu thái 28

1.4.3 Chức năng nhấn âm 29 1.4.4 Chức năng diễn ngôn 30 1.4.5 Chức năng khu biệt 30

2.2 Các quan niệm khác nhau về ngữ điệu tiếng Anh 34

2.2.1 Quan niệm của Halliday 36

2.2.2 Quan niệm của O’Connor 40

2.2.3 Quan niệm của Cruttenden 44

2.2.4 Một số tiêu chí chính dùng để lựa chọn các MHND tiếng 46

2.3 Quan hệ giữa ngữ điệu và các phương tiện khác 69

2.3.1 Quan hệ giữa ngữ điệu và nhịp điệu trong tiếng Anh 69

- Mối quan hệ về hình thức

- Mối quan hệ về nội dung

IV

Trang 7

2.3.2 Quan hệ giữa ngữ điệu và phép chấm câu

2.3.3 Quan hệ giữa ngữ điệu và điệu bộ

3.3 Khảo sát sự cảm nhận ngữ điệu tiếng Anh của người Việt

3.3.1 Đối tượng khảo sát

eu

oF

77 os)

96 96

96

97

98 99 104 108 110 1115

117

117

118

Trang 8

+ Vấn đề ngữ điệu trong tiếng Việt

+ Ngữ điệu tiếng Anh

3.7 Một số biện pháp khắc phục các khó khăn và lỗi ngữ điệu

3.7.1 Biện pháp khắc phục những khó khăn về chủ quan

3.7.2 Biện pháp khắc phục những khó khăn về khách quan

3.7.3 Một số biện pháp khắc phục lỗi ngữ điệu

- Biện pháp khác phục lỗi thể hiện cao độ và đường nét ngữ

điệu

- Biện pháp khác phục lỗi thể hiện trọng âm

- Biện pháp khắc phục lỗi thể hiện ngưng nghỉ

3.8 Đánh giá kết quả thử nghiệm các biện pháp khắc phục những

khó khăn và lỗi về ngữ điệu tiếng Anh ở người Việt

3.8.1 Các biện pháp khắc phục những khó khăn

- Về chủ quan

- Về khách quan

3.8.2 Các biện pháp khắc phục lỗi ngữ điệu tiếng Anh

3.8.3 Kết quả thử nghiệm các biện pháp trên

VI

118 119

163164

Trang 9

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIÁ ĐÃ CÔNG

BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHU LUC I Danh sách các tư liệu viên

II Các ngôn bản được sử dụng để khảo sát

III Phiếu khảo sát mức độ cảm nhận ý nghĩa các MHND

tiếng Anh ở người Việt

IV Phiếu khảo sát mức độ thể hiện ngữ điệu tiếng Anh

V Phiếu khảo sát tình hình dạy và học tiếng Anh (liên

quan đến ngữ điệu)

VỊ Một số cách luyện ngữ điệu tiếng Anh cho người Việt

VII Một số dạng bài tập cơ bản về ngữ điệu tiếng Anh VIII Kết quả nghiên cứu thực nghiệm bằng máy tính

IX Truy cap từ Internet

Trang 10

»«KRTDG : Kiểm tra đánh giá

LT : Loại đối tượng

MHND : Mẫu hình ngữ điệu

.NBHT : Ngôn bản hội thoại

.NBT: : Ngon ban tin

OUP : Oxford University Press.

Trang 11

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN

1 Lí do chọn đề tài:

Là GV dạy tiếng Anh gần 25 năm trong nghề, chúng tôi thấy ngữ điệu

tiếng Anh khó luyện và khó đạt yêu cầu Việc phải lên giọng hay xuống giọng, nhấn trọng âm vào âm tiết nào của từ vốn đã không đơn giản; hơn thế nữa chủ

thể PN phải biết sử dụng đúng ngữ điệu cho phù hợp với từng tình huống giao

tiếp lại càng không đơn giản chút nào.

Chúng tôi nghiên cứu Ngw điệu tiếng Anh doi với người Việt nói tiếng

Anh bởi lẽ cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách chuyên

sâu, day đủ, hệ thống dưới dang một luận án tiến sĩ chuyên ngành lí luận ngôn ngữ Điều này đã phần nào làm cho chúng tôi cảm thấy khó khăn hơn trong việc tra cứu, tham khảo những vấn đề có liên quan Nhưng mặt khác, chính những

khó khăn này đã buộc chúng tôi phải nỗ lực nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, trao

đổi nhiều hơn với những giáo sư, tiến sĩ, những đồng nghiệp quan tâm đến phạm

vi nghiên cứu này.

Chúng tôi nghĩ rằng thực hiện tốt luận án này cũng phần nào giúp cho việcdạy — học tiếng Anh của chúng ta nói chung, ngữ điệu của ngôn ngữ ấy nói

riêng, đặc biệt là kĩ năng nghe — nói, ngày càng tốt hơn

2 Mục tiêu nghiên cứu:

- - Nghiên cứu những nội dung cơ bản có tính lí luận liên quan đến ngữ điệu

và ngữ điệu tiếng Anh Nội dung này sẽ được tác giả luận án trình bày chi tiết ở

chương | và chương 2.

- Nghiên cứu sự thé hiện và cam nhận ngữ điệu tiếng Anh ở người Việt.

Theo đó, chúng tôi nghiên cứu một số lỗi về ngữ điệu tiếng Anh đối với người

Việt nói tiếng Anh và các vấn đề có liên quan.

- Khong nhìn nhận /di để phê phán, chê bai, mà chúng tôi xem xét, xác

định, nghiên cứu lỗi để có biện pháp khắc phục tích cực nhằm giúp người Việt

nói tiếng Anh ngày càng tốt hơn, quá trình dạy — học tiếng Anh của chúng ta

Trang 12

ngày càng hiệu quả hơn.

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

- _ Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu ngữ điệu tiếng Anh đối với người Việt

nói tiếng Anh và những vấn đề cơ bản có liên quan.

- _ Khách thé nghiên cứu: Đó là các TLV, TNV người Việt, người nước ngoài

gồm các ngành nghề, lứa tuổi, trình độ học vấn, khu vực địa If, giới tính để dam

bảo độ tin cậy, tính giá trị khách quan và đã được mã số hoá.

4 Pham vi nghiên cứu:

Chúng tôi chủ yếu chỉ nghiên cứu các nghĩa phổ quát theo quan điểm tinh

mà ngữ điệu thể hiện, không nghiên cứu nghĩa ngữ dụng học vì tính đông không

xác định của nó

Trong chừng mực nhất định, có điều tra, khảo sát về lỗi của người Việt trong việc thể hiện ngữ điệu tiếng Anh Chúng tôi không đặt vấn đề đối chiếu sosánh ngữ điệu tiếng Anh với ngữ điệu tiếng Việt trong luận án

5 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án sử dụng một số phương

pháp nghiên cứu chính sau đây:

- Phương pháp miêu tả, phân tích, tổng hợp.

- Phương pháp điều tra điền dã và khảo sát sư phạm

- - Nghiên cứu thực nghiệm với tư cách là phương tiện can thiết, không phải là

mục đích chính yếu.

6 Ý nghĩa của luận án:

6.1 Ý nghĩa li luận:

- Sự thành công của luận án giúp chúng ta có thể kiểm tra và khẳng định

một số thành tựu về ngữ điệu trước đây đã đưa ra trong sách vở.

- Luận án góp phần tạo cách nhìn phù hợp hơn về việc thể hiện ngữ điệu

tiếng Anh ở người Việt Nên chăng có thể coi đó như là một biến thể của ngữ

điệu Anh chuẩn

6.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Trang 13

- Giúp người Việt học tiếng Anh hiểu biết thêm về hiện tượng ngôn điệu.

đặc biệt là ngữ điệu tiếng Anh _

- Giúp cho việc sửa lỗi ngữ điệu tiếng Anh ở người Việt- cụ thể là SV

trường CDSPHN- hiệu quả hon để nghe - nói - đọc tiếng Anh ngày càng tốt hơn.

7 Một số đóng góp của luận án:

Ngoài việc tổng hợp, khăng định một số thành tựu về mặt lí thuyết, thực tế

và phương pháp nghiên cứu ngữ điệu tiếng Anh, chúng tôi có được một số đóng

góp sau:

- Giới thiệu và tiếp cận một cách hệ thống những nội dung có tính chất lí0s

thuyết nhằm góp phần xây dựng cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu ngữ điệu

tiếng Anh đối với người Việt nói tiếng Anh.

- Qua những nghiên cứu về lí thuyết và thực tế sử dụng tiếng Anh ở Việt

Nam ( liên quan đến ngữ điệu), tác giả luận án đã khẳng định xuất phát điểm của

việc nghiên cứu ngữ điệu tiếng Anh là trong am từ và DVND, trong đó có

MHND.

- Lan đầu tiên, luận án đề cập đến ngữ điệu tiếng Anh ở Việt Nam, như một

biến thể của ngữ điệu tiếng Anh chuẩn (gọi tắt là ngữ điệu Anh Viét) với những

MHNĐ của nó, vừa phù hợp với thực tế Việt Nam, vừa dam bao giao tiếp trongcộng đồng người Việt Nam, và hơn thế nữa, không làm ảnh hưởng đến hệ thống

ngữ điệu tiếng Anh mà chúng tôi đã trình bày.

- Luận án đề cập đến /ô¡ về cách thể hiện và sử dụng ngữ điệu tiếng Anh ở

người Việt, nhưng tác giả luận án nhìn nhận lỗi không theo hướng phê phán mà

theo hướng lí luận ngôn ngữ và thực tế sử dụng ngôn ngữ Do đó, tác giả luận án

có quan niệm riêng của mình về lỗi nói chung và /6/ ngữ điệu nói riêng.

- Luan án đã giới thiệu các mức sau trong việc thể hiện ngữ điệu tiếng Anh

của người Việt: Ngữ điệu đúng với tiếng Anh chuẩn: đó là mức Ii tưởng (ngữđiệu Anh Anh), mức độ thấp hơn là ngữ điệu tiếng Anh có thể chấp nhận được:

coi như mức chuẩn thực tế (ngữ điệu Anh Việt) và phi chuẩn (lôi).

Trang 14

- Qua thực tế điền dã, khảo sát sư phạm và nghiên cứu lỗi ngữ điệu theo các

chuẩn đã xác định, tác giả luận án đã đưa ra một số biện pháp khắc phục lỗi

nhằm giúp việc giảng dạy ngữ điệu tiếng Anh cho người Việt được tốt hơn.

Trang 15

CHUONG |

CO SO LI LUAN

1.1 Dan nhap:

Trong khi dién dat, khong chỉ có những từ kết hợp với nhau theo quy luật

ngữ pháp Trong học ngoại ngữ, không phải chỉ tập thể hiện từng âm vị, tức là

phát âm đúng từ là đủ mà còn có sự liên kết các từ theo nhịp nhanh, chậm, nhấn

âm làm nổi bật thông tin, lên xuống giọng để diễn đạt ý nghĩa của PN Tất cả

những yếu tố này thường được gọi là các sự kiện ngôn điệu, hay thuộc về ngữ điệu.

Trong PN nghi vấn có từ dé hỏi (1), vì chủ thể PN A muốn biết tuổi của người

tiếp thu PN B nên A nhấn trong âm vào A.T /duld/ của từ “old” và xuống giọng

từ vi trí đó Do vay, trong PN trần thuật (2), B trả lời A bằng cách nhấn trọng âm vào A.T /twen- / của từ “twenty” và xuống giọng từ vị trí đó (Xem ngữ điệu diễn đạt 2 PN hỏi - trả lời ở (1) và (2).)

Hoặc:

This is a pen (3) (Đây là cái bút mực.) (trần thuật)

Ooo \ This is a pen? (4) (Day là cái bút mực phải không?) (nghi vấn)

Ole s:ơ/

Trang 16

Việc chủ thể PN thay đổi ngữ điệu xuống trong (3) và lên trong (4) đã làm cho

PN trần thuật (3) trở thành PN nghi vấn (4).

1.2 Ngữ điệu và những khái niệm có liên quan:

1.2.1 Nội dung thuat ngữ Ngữ điệu:

Thuật ngữ “ngữ điệu” được nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới và Việt Nam hiểu và sử dụng tương đương với thuật ngữ “intonation” Theo “The

Linguistics Encylopedia, 2002, Routledge, London and New York” do Kirsten

Malmkjaer biên soạn thì thuật ngữ trên được hiểu va giải thích như sau:

- _ Ngữ điệu là thuật ngữ thường hay được sử dụng để diễn đạt sự biến đối

cao độ của giọng nói diễn ra trong một chuỗi âm thanh lớn hơn A.T hoặc đơn vi

từ Hay nói cách khác, ngữ điệu thuộc PN

- Thông qua sự thể hiện biến doi cao độ giọng nói, cùng với cường độ,

trường độ, sự ngưng nghi , chủ thể PN muốn diễn đạt một ý nghĩa nào đó trong

tình huống giao tiếp nhất định nhưng không can phải sử dụng đến phương tiện từ

vựng hoặc các phương tiện ngữ pháp mà người tiếp thụ PN vẫn có thể hiểu được.

Đó chính là sự hành chức của ngữ điệu

- C6 thể ngữ điệu trong mỗi ngôn ngữ có những nét đặc trưng nhưng giữa

chúng van có những nét tương dong nhất định như cao độ, trường độ, sự ngưngnghỉ và được xây dựng trên cơ sở từng DVND theo quy luật, đặc trưng của

từng ngôn ngữ.

- Cũng là sự biến đổi cao độ của giọng nói do tần số dao động của dây

thanh tạo nên, nhưng cao độ của giọng nói thể hiện trong ngữ điệu trên cả mộtngữ đoạn hoặc PN Còn cao độ của giọng nói thể hiện trong thanh điệu chỉ xuất

hiện trên một A.T Theo đó, chúng ta có thể thấy rằng hanh điệu thuộc A.T;

trọng âm thuộc từ; ngữ điệu thuộc PN.

Vậy, theo chúng tôi thì ngữ điệu là mot trong các hiện tượng ngôn điệu có

tính tuyển điệu, được thể hiện bằng các thuộc tính vật lí cơ bản như cao độ,

cường độ, và trường độ trong sự hoà kết để thể hiện chiêu hướng lên xuống của

giọng nói theo chủ ý của chủ thể phát ngôn, kết hợp với nhịp điệu và ngưng nghỉ,

Trang 17

hợp quy luật của từng ngôn ngữ Ngữ điệu có các chức năng nhằm giúp cho việc

_diễn đạt ngữ nghĩa thông qua cách dùng của nó trong từng tình huống cụ thé.

1.2.2 Ngữ điệu tiếng Anh cũng thuộc hệ thống ngữ điệu nói chung nhưng

có những cơ sở và đặc trưng của ngôn ngữ Anh để từ đó chúng ta có thể phân

biệt được ngữ điệu Anh với ngữ điệu của các ngôn ngữ khác.

1.2.3 Đặc trưng điệu tính của ngữ điệu tiếng Anh:

Như mọi người đều biết, ngoài việc diễn đạt thông tin trong giao tiếp bằng

nghĩa của đơn vị từ để trả lời câu hỏi nói cái gì, chúng ta có thể diễn đạt thông

tin không bằng nghĩa của đơn vị từ để trả lời câu hỏi nói cát gì như thế nào Trong luận án này, chúng tôi quan tâm đến diễn đạt cái gì như thế nào là chính.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng, tác động đến nói như thế nao trong giao tiếp như ngữ

điệu, nhịp điệu, trọng âm nhưng trong tiểu mục này, chúng tôi chỉ miêu tả một

số đặc trưng điệu tính cơ bản của ngữ điệu tiếng Anh:

- Cao độ:

Đây là một trong những đặc trưng điệu tính quan trọng nhất liên quan đến

cao độ giọng nói qua việc thể hiện từng A.T hoặc nhiều A.T trong một đơn vị từ,

ngữ hoặc PN Đồng thời cao độ cũng là một trong những đặc trưng điệu tính cơ

bản nhất trong việc thể hiện ngữ điệu Các cao độ khác nhau trong PN đã góp phần tạo ra đường nét ngữ điệu để cùng với ngữ điệu hạt nhân (chúng tôi sẽ trình

bày chỉ tiết ở chương 2) biểu đạt một ý nghĩa nào đó, ví dụ:

He 3$ ready (Anh ấy san sàng)

Trang 18

/hiz/ (của từ “He '$”) ở cao độ hơi thấp, sau đó nhấn trọng âm vào A.T /re-/ (của

từ “ready”) ở cao độ trên TB, rồi xuống giọng và kết thúc đường nét ngữ điệu ở

A.T không trong âm /-di/ (của từ “ready”) ở cao độ tương đối thấp PN với ngữ

điệu xuống như trong (1) đã thể hiện ý nghĩa hoàn thành, xác định và do đó là

PN trần thuật Các A.T không trọng âm, có trọng âm trong (2) cũng tương tự như

trong (1), nhưng với ngữ điệu lên, bat dau từ A.T có trọng âm /re-/ (của từ

“ready”) ở cao độ trên TB và kết thúc ở A.T không trọng âm /-di/ (của từ

“ready”) ở cao độ tương đối cao PN với ngữ điệu lên như trong (2) đã thể hiện ý

nghi vấn, cần trả lời có/không và được gọi là PN nghi vấn.

- Cường do:

Cường độ được thể hiện tương đối da dạng bang lực hơi thở do chủ thể PN

thể hiện trong một âm thanh hoặc chuôi âm thanh Nếu xét về bình diện ngôn

ngữ học có liên quan đến cường độ thì đó là trọng âm.

- Trường độ:

Đặc trưng điệu tính này liên quan đến khoảng thời gian chủ thể PN thể

hiện trong từng A.T hoặc nhiều A.T của một đơn vi từ, ngữ hoặc PN Trường độ của âm thanh do thời gian rung động lâu hay chóng quyết định [29],[56],[86].

- Tốc do:

Tốc độ của lời nói cũng quan trong nhưng ít tạo giá trị thong báo bởi lẽ

nhiều khi do thói quen, có người nói nhanh, có người nói chậm, nhưng cũng có

người nói nhanh, nói chậm do chủ ý, chẳng hạn Mic vui, phấn khích : hay nói

nhanh, lúc buồn : hay nói chậm Theo khảo sát của chúng tôi, tốc độ nói tiếng

Anh TB của người Việt là khoảng 6-7 A.T/1” Nếu căn cứ vào kết quả khảo sát

thông qua các NBT thì TLV người Anh đọc và nói nhanh hơn một chút (khoảng

Trang 19

trong phát ngôn không liên quan đến các sự khác biệt về nghĩa cua từ thì được

gọi là ngữ điệu” Lấy từ teacher (giáo viên) làm ví dụ: Cho dù từ này được phát

âm với giọng lên hay xuống thì vẫn không gây nên sự khác biệt về nghĩa của nó.

Tuy nhiên, ngữ điệu lên hay ngữ điệu xuống trong trường hợp này đã lần lượt

làm cho PN trở nên chưa hoàn thành hay hoàn thành, nói cách khác, làm cho PN trở thành nghi vấn hay trần thuật Do vậy, người sử dụng ngữ điệu tiếng Anh tốt

là người phải hiểu và có khả năng vận dụng các mẫu hình ngữ điệu tốt trong từng tình huống cụ thể.

1.2.4.2 Trọng âm từ:

Chúng tôi quan niệm trọng âm từ là xuất phát điểm của việc nghiên cứu

ngữ điệu tiếng Anh bởi lẽ trong tiếng Anh có nhiều từ đa tiết, mỗi từ có một A.T

mang trọng âm Nếu không xác định được A.T nào có trọng âm thì chủ thể PN không thể nói đúng và truyền đạt thông tin cho người tiếp thụ PN hiểu Mặt

khác, trọng âm từ liên quan mật thiết với ngữ điệu Vì vậy khi nghiên cứu ngữ

điệu tiếng Anh, chúng tôi bat đầu từ trọng âm từ của ngôn ngữ ấy.

- Trọng dm tit là một trong các hiện tượng điệu tính, xảy ra khi một A.T

nào đó được nhấn mạnh hon, cao hon, dai hơn so với các A.T không có trọng âm

khác vì mục đích nhấn mạnh thông tin.

- Trọng âm từ gồm có trọng âm chính (O) (* ) và trọng âm phụ (,) Trọng

âm từ của tiếng Anh là loại trọng âm bất biến, có nghĩa là khi trọng âm đã rơi

vào từ nào đó thì chỉ rơi vào A.T nhất định của từ ấy Ví dụ trong từ important (quan trong), bao giờ trọng âm cũng rơi vào A.T thứ hai của từ ay: important (o

O o) Trong quá trình thể hiện ngữ điệu bằng đồ hình, trong âm phụ không đượcchúng tôi tính đến Như vậy, chúng tôi chỉ ghi tròn to (O) và tròn nhỏ (o) tương

đương với trọng âm chính và không trọng âm.

- Chúng tôi dé cập đến trọng âm từ vì trong ngữ điệu tiếng Anh người ta sẽ nhấn vào chỗ này hay chỗ khác của PN Nhưng trong mọi trường hợp, trọng âm

câu cũng trùng với trọng âm từ.

- Cũng từ A.T có trọng âm của (đơn vị) từ nào đó trong PN, người ta thấy

Trang 20

có hiện tượng đường nét đi lên hoặc đi xuống, hoặc có sự kết hợp của cả hai để

hợp thành đường nét đi lên - đường nét đi xuống, đường nét đi xuống - đường nét

đi lên Trong ngôn ngữ học, hoặc cụ thể hơn trong điệu vị học (Prosody), người

ta gọi đường nét đi lên là mgữ điệu lên (rising intonation, hoặc rising tone, hoặc

rising tune, hoặc rise), đường nét đi xuống là ngữ điệu xuống (falling intonation,

hoặc falling tone, hoặc falling tune, hoặc fall) Do vay, sự kết hợp của đường nét

đi lên - đường nét đi xuống đường nét di xuống - đường nét di lên được gọi là

ngữ điệu lên — xuống, ngữ điệu xudng — lên Quan trọng hon là mỗi khi có ngữ

điệu như thế hành chức, nó đã thể hiện một nghĩa nào đó (như hỏi, khẳng định, hoàn thành ) thông qua cách dùng trong tình huống cụ thể Mỗi đơn vị có ngữ

điệu lên, hoặc xuống, hoặc lên — xuống, hoặc xuống - lên như vậy được gọi là

don vị ngữ điệu (DVND) tiếng Anh Mỗi DVND như thế đều xuất phát và dua

vào một A.T có trọng 4m của mot từ nhất định nào đó Ví dụ: “He is a student.”

(Anh ta là sinh viên.) có thể được diễn đạt bằng ngữ điệu theo 2 cách sau:

Ngữ điệu theo cách (1) bat dau từ A.T có trọng âm /stju:-/ của từ student ở cao

độ tương đối cao, sau đó đi xuống và kết thúc ở A.T không có trọng âm /-dant/ (A.T thứ 2 của student) Dùng loại ngữ điệu này, chủ the PN muốn khẳng định,

xác nhận rằng “Anh ta là sinh viên.”

Còn ngữ điệu theo cách (2) bắt đầu lên từ A.T có trong âm /stju :-/ của từ student

ở cao độ TB, sau đó tiếp tục lên và kết thúc ở A.T không có trọng âm /-dont/.

10

Trang 21

Dùng loại ngữ điệu này, chủ thể PN muốn hỏi rằng “Anh ta có phải là sinh viên

khong.”

Từ (1) và (2), chúng ta thấy rằng A.T có trọng âm /stju:-/ luôn là xuất phát điểm

cho ngữ điệu xuống hoặc lên.

° - Các cách thể hiện trọng âm [29].[86].(94].[121]:

- Bang sức mạnh cua luồng hơi thở do A.T có trọng âm được phát ra mạnhhơn các A.T không trọng âm khác Trường hợp này ta có trong dm lực (hay còn

gọi là trong âm cường độ)

- Bang trường độ do A.T được phát ra dài hơn so với các A.T không có

trọng âm khác Trường hợp này ta có trong am lượng.

- Bảng cao độ do A.T được phát ra cao hơn hoặc thấp hơn so với các A.T

không trọng âm khác Trường hợp này ta có trong âm nhạc tính.

Tuỳ từng trường hợp hoặc tuỳ từng ngôn ngữ mà 3 cách thể hiện trọng âmtrên có thể cùng phối hợp hoặc cách này thể hiện trội hơn so với cách kia Nếu

có sự phối hợp đồng thời của 3 cách ấy trên cùng một A.T nào đó thì trọng âm

được thể hiện đồng thời mạnh hon, dài hơn và cao hơn so với các A.T không

trọng âm khác.

* - Các quy tac xác định trọng âm từ trong tiếng Anh nhu sau:

- _ Nếu động từ có hai A.T thì trong âm thường rơi vào A.T thứ hai, ví dụ: to

en'joy (o 0) (thưởng thức, được hưởng), to re'port (o 0) (báo cáo)

- Nếu danh từ có hai A.T thì trọng âm thường rơi vào A.T đầu, ví dụ:

‘Monday (0 o) (thứ hai), ‘beauty (0 0) (vẻ đẹp, sắc dep), ‘sentence (0 o) (câu)

- Néu danh từ có âm cuối là /- [n/ (thể hiện bang “-/i0n”, “-ssion”, “scian”

) thi trong âm bao giờ cũng rơi vào A.T ngay trước nó, ví dụ: repro duction

(0 0 0o) (tái sản xuất, phiên bản), dic'tation (o 0 0) (bài chính tả)

- Nếu danh từ có âm cuối là /-ti/ mà ngay trước nó là /-i-/ hoặc /-9-/ (thé

hiện bằng “-/y”) thì trọng âm bao giờ cũng rơi vào A.T ngay trước /-iti/ hoặc

11

Trang 22

/-ati/, ví dụ: a'bility (o 0 o ©) (khả năng), ca'pacity (o 0 0 0) (sức chứa, công

yy

suất)

- Trong các danh từ ghép (compound nouns), thông thường trọng âm rơi

vào bộ phận thứ nhất của danh từ ấy, ví dụ: 'school-boy (học sinh nam),

‘factory-canteen (căng tin nhà máy)

- Nếu tính từ có âm cuối là /-kl/ mà ngay trước nó là /-i-/ (thé hiện bằng

“ical’), hoặc /-J1/ (thể hiện bang ‘-cial ”) thì trọng âm cũng rơi vào A.T ngay

trước nó, ví du: his'torical (o 0 o o) (thuộc về lịch sử), ‘critical (0 0 ©) (phê bình,

phê phán), arti'ficial (o 0 0 o) (gia, nhân tao), ‘facial (0 0) (thuộc về mat)

© Trọng âm từ, xuất phát điểm của việc nghiên cứu ngữ điệu tiếng Anh:

Lí do:

- Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ có nhiều từ đa A.T Vì vậy có

hiện tượng trong một từ đa A.T, A.T nao mang trong âm cũng phải được phat âm

cao hơn, mạnh hơn và dài hơn so với A.T không mang trọng âm Ngay trong bản

thân từ đa A.T đã thể hiện các cao độ khác nhau trong khi hành chức Nếu nối

các cao độ đó lại với nhau, chúng ta có đường nét ngữ điệu.

- Qua nghiên cứu lí thuyết và thực tế sử dụng ngôn ngữ, chúng tôi nhận

thấy rằng, ngữ điệu tiếng Anh được hình thành bởi các đơn vị điệu tính nhỏ hơn

có khả năng biểu đạt thông tin theo kiểu phi ngôn ngữ Mỗi đơn vị ấy được gọi là

một DVND Cũng có khi ngữ điệu trong một PN nào đấy trùng với một DVND.

Do đó, khi nghiên cứu ngữ điệu tiếng Anh, chúng tôi dựa vào DVND của nó làm

cơ sở Nội dung chi tiết liên quan đến vấn đề trên sẽ được trình bày ở chương 2

của luận án này

- Trong mỗi DVND, bao giờ cũng có ngữ điệu hạt nhân luôn bat đầu và dua

Vào trọng âm của một từ nhất định nào đó Do vậy, phải xác định được trọng âm

của từ thì chủ thể PN mới có thể thể hiện ngữ điệu lên, ngữ điệu xuống để diễn

đạt thông tin như mong muốn, ví dụ:

You are a` student (1) (Ban là sinh viên.)

l2

Trang 23

You are a student? (2) (Ban là sinh viên a?)

Trong ví dụ (1) và (2), chúng ta thấy không có gì thay đổi ngoài sự thay đổi về

ngữ điệu Chính sự thay đổi duy nhất này đã khiến PN (1) trở thành PN trần

thuật, khẳng định; còn PN (2) trở thành PN nghỉ vấn, cần có sự trả lời Ngữ điệu

xuống hoặc ngữ điệu lên trong (1) va (2) đều phải bat đầu và dựa vào trọng âm từ

của student, đó là /stju:-/.

Miêu tả và bình luận:

Mọi miêu tả, phân tích và dẫn ví dụ minh họa về ngữ điệu tiếng Anh nói

chung, DVND của nó nói riêng, nhìn chung được hiểu dưới dạng ngữ điệu tinh

(static intonation) Day cũng là chủ ý của tác gia luận án bởi vì chúng tôi phải

bat đầu nghiên cứu ngữ điệu tiếng Anh từ cơ bản, cốt lõi có tính lí thuyết của

vấn đề Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm khoa học của O’Connor

[121],[122]; Cruttenden [86]; va Mark Tatham, Katherine Morton, Eric Lewis

[127] Theo các tác gia này thi lí thuyết về ngữ điệu (intonation theory) chu yếu

tập trung nghiên cứu ngữ điệu tĩnh và do đó cách thể hiện ngữ điệu bằng đồ hình

có giá trị nghiên cứu là chính, tính tương đối là cơ bản, miễn sao hiểu rõ được

bản chất của vấn đề

Ngữ điệu động (dynamic intonation) không được đề cập trong luận án này

mà chỉ là hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả luận án khi điều kiện cho phép

Xuất phát từ trọng âm từ, chúng ta có thể hình dung được cao độ của các

A.T có trọng âm so với cao độ của các A.T không có trọng 4m trong PN như

thế nào Hiểu một cách thông thường thì A.T có trọng âm đầu tiên trong PN

thường ở cao độ cao nhất, còn (những) A.T không có trọng âm liền sau đó mặc

dù vẫn ở cùng cao độ nhưng được phát âm không mạnh và lâu bằng A.T có trọng

âm ở trước A.T tiếp theo có trọng âm có thể được thể hiện ở cao độ thấp hơn

một chút so với A.T đầu tiên có trọng âm Cứ thứ tự như vậy cho đến hết DVND.

Ngữ điệu hạt nhân thường thể hiện ở A.T có trọng âm cuối cùng trong mỗi

ĐVNĐ Có điều cần lưu ý là: bất cứ A.T nào không có trọng âm ở đầu một ĐVNĐ đều phải thể hiện ở cao độ tương đối thấp (so với giọng của từng người),

3

Trang 24

Đây là một trong những cách tiếp cận, miêu ta, phân tích và thể hiện ngữ

diệu tiếng Anh rất cơ bản, có hệ thống và dé thực hiện Một trong những tác giả

điển hình cho trường phái này là O’Connor [121] Nhưng nếu chỉ như vay thôi

thì chúng ta mới có 24 cách sử dụng ngữ điệu thông qua bốn MHNĐ cơ bản mà

O’Connor gọi là ng điệu xudng (the falling tune — the glide down) (có 6 cách

dùng), ngữ điệu lên thứ nhất (the first rising tune — the glide up) (có 6 cách

dùng), ngữ điệu lên thứ hai (the second rising tune — the take off) (có 6 cách

dùng), ngữ điệu xudng —lén (the falling - rising tune — the dive) (có 6 cách dùng).

Day là những hiểu biết co bản, thông dụng về các MHND và cách dùng của

chúng mà O’Connor đã công bố Nhung theo tác giả luận án này thì việc tiếp thụ

kết quả nghiên cứu của O’Connor đã giúp chúng tôi tiếp cận với quan niệm, kết

quả nghiên cứu của Cruttenden về 7 MHNĐ hạt nhân trong tiếng Anh (7 English

nuclear tones) và các cách dùng cơ bản của chúng Thông qua các ví dụ minh

họa của Cruttenden, nghiên cứu thêm các cách dùng ngữ điệu của O°Connor,

Halliday [101], John và Liz Soars [108] , David Brazil [72],[73], chúng tôi đã có

được 34 cách sử dụng ngữ điệu tiếng Anh với các ví dụ và phân tích cụ thể

14

Trang 25

7 MHNĐ hạt nhân trong tiếng Anh và 34 cách sử dụng ngữ điệu của chúng sẽ

được trình bày cụ thể trong chương 2 của luận án này.

1.2.4.3 Đơn vị ngữ điệu:

- ĐVNĐ là một khúc đoạn của lời nói và bao giờ cũng phải có ý nghĩa

thông báo nhất định.

+ Về hình thức:

Đó là đơn vị có ranh giới | A| , trong đó bao giờ cũng có | A.T của một

từ nào đó được phát âm nổi trội nhất (gọi là hạt nhân) Dựa vào A.T ấy, chủ thể

PN có thể lên giọng, xuống giọng hoặc kết hợp lên giọng — xuống giọng, xuống

giọng — lên giọng để nhằm diễn đạt một ý nghĩa nào đó, ví dụ:

He % working (Anh ta dang làm việc.)

oN (3)

S ©

“He 1% working” được thể hiện bằng ngữ điệu xuống trong (3) là | DVND Trước

và sau hạt nhân có thể có A.T mang hoặc không mang trọng âm Trong (3), trước

và sau hạt nhân đều có | A.T không mang trong âm Trường hợp đặc biệt, ta có ĐVNĐ tối giản — là DVND chỉ có duy nhất hạt nhân, ví dụ:

Yes (Vâng)

^ (ĐVNĐ tdi giản)

2

Từ day trở đi, để cho tiện và don giản, chúng tôi chỉ dùng kí hiệu đề chỉ

I DVND Nếu trường hợp có từ 2 DVND trở lên, chúng tôi dùng kí hiệu

Seer [||

Vidu: J'saw ‘John ‘yesterday and he was ‘just off to London (4)

(Tôi gặp John ngày hôm qua và anh ấy vừa di Luân đôn rồi.)

Nn

po % ) re (6)

lỗ

Trang 26

Ví dụ (4) có 2 DVND (vì có Sự dịch chuyển cao độ, đường nét ngữ điệu và sự

ngưng nghỉ) được miêu tả như trong (5) và (6).

+ Ý nghĩa thông báo:

Đã là DVND - dù là DVND tối giản — thì cũng phải mang ý nghĩa thông

báo nhất định, dù là ý nghĩa thông báo tối thiếu như “Yes” (vâng).

- Một số đặc điểm cơ bản cua DV ND:

+ Phải có A.T được phát âm nổi bật nhất mà ở đó thể hiện sự thay đổi về

cao độ và hướng để tạo nên đường nét ngữ điệu lên hoặc xuống, ví dụ:

I qi ; b ‘ ~ A :

John isn't'going (John dự định sẽ không đi.)

or a (7)°

Đường nét ngữ điệu trong (7) có sự thay đổi về cao độ và hướng di xuống của PN

cho chúng ta biết rằng PN trần thuật, xác định, hoàn thành

+ Từ nào có A.T được phát âm nổi trội nhất được coi là trung tâm thông

tin của DVND ấy

+ Sự nổi trội âm luôn luôn được thể hiện bằng cao độ, cường độ và trường

độ của giọng nói

+ Mỗi DVND phải được nói/đọc tương đối liên mạch một cách tự nhiên,

không có sự ngưng nghỉ tuỳ tiện, với một tốc độ nhất định, không tuỳ tiện

nhanh- chậm trong đó Chang hạn, tốc độ nói / đọc một DVND như Are you

going away? (Anh di u?) mất khoảng | - 2 giây (đã khảo sát).

+ Trung bình mỗi DVND có khoảng 5 — 6 đơn vi từ

+ Môi DVND là một đơn vị có nghĩa, góp phần mang lại giá trị thông báocủa ngữ điệu

- Tiêu chí xác định DVND:

Theo Cruttenden [86], việc xem xét mỗi DVND thường dựa vào 2 tiêu chí

cơ bản sau:

16

Trang 27

+ Tiêu chí ngoại tại: là tiêu chí dùng để xác định các đm hiệu tố có tính

ngữ 4m (phonetic cues) ở ngay đường ranh giới thực tại giữa mỗi DVND, chang

hạn sự ngưng nghỉ.

+ Tiêu chí nội tại: là tiêu chí xác định những yếu tố ngay trong bản thân

mỗi DVND, ví du: đâu là hạt nhân để từ đó lên — xuống giọng, giới hạn về độ

dài, có liên kết về cú pháp theo quy tắc ngữ pháp tiếng Anh để tạo thành một

chỉnh thể chặt chẽ về cấu trúc, có giá trị về mặt ngữ nghĩa vì mỗi DVND phải có

khả năng được sử dụng như một đơn vị thông báo hoặc một nhóm ngữ nghĩa.

Nhưng trong thực tế, những ám hiệu tố có tính ngữ âm hiện có ở ranh giới

thực tại giữa các DVND đôi khi hoặc là mập mờ, hoặc là không có Do vậy, liên

quan đến vấn đề này, tiêu chí nội tại đóng vai trò nhất định Để cho chính xác,

chúng ta cần phải sử dụng các tiêu chí ngữ pháp và ngữ nghĩa cùng với 2 tiêu chí

trên trong việc phân tích, xác định mỗi DVND.

1.2.4.4 Nhịp điệu:

Trong ngôn ngữ Anh, nhịp điệu được tạo bởi những đơn vị nhỏ hơn đi liên

nhau theo một khoảng thời gian tương đối đều nhau giữa những đơn vị nhỏ hơn

ấy Trung tâm của mỗi don vị như vậy là một A.T có trọng âm Môi don vị nhưthế được gọi là một đơn vị nhịp điệu (ĐVNhĐ) (Rhythm unit, theo cách gọi của

O’ Connor [121]; hoặc Rhythm group, theo cách gọi của Cruttenden [86]; hoặc Foot, theo cách gọi cua Halliday [101]) Ví dụ:

I’m'interested in `books (Tôi quan tam đến sách vở.)

- 6 1 at

DVNhD 1 = DVNhD 2

Nhịp điệu tiếng Anh có thé bao gồm nhiều DVNhD, hoặc, trong trường hợp tối

giản, chỉ có một DVNhD (như DVNhD 2) Trong mỗi PN, nếu có bao nhiêu

trọng âm từ thì có bấy nhiêu DVNhD tương ứng Do đó, muốn nghiên cứu nhịp

điệu tiếng Anh nói riêng, chúng ta phải bắt đầu từ trọng âm từ

Cho đến nay, đã có nhiều nhà ngữ âm học đề cập đến vấn đề nhịp điệu

tiếng Anh Về cơ bản, hướng nghiên cứu của họ không khác nhau cho dù phương

17

Trang 28

pháp và kết quả nghiên cứu của họ không giống nhau.

Theo chúng tôi, việc phải xác định DVNhD để hiểu rõ hon, có hệ thống

hơn nhịp điệu tiếng Anh là rất quan trọng và cần thiết Chỉ có điều, trong quá

trình nghiên cứu, nhiều tác giả thiên về cấu trúc hình thức của DVNhD hơn là cấu trúc ngữ nghĩa của nó Ho cho rằng mỗi DVNhD có thể bao gồm một hoặc nhiều A.T trong đó bao giờ A.T đầu của DVNhD cũng được nhấn âm hoặc làm

nổi bật, ví dụ:

Each, foot In turn con sists of a number OỆ sVlables, and the first

syllable in the, foot is, always, salenr (1)

ee ee da 0MB.” 4 ` DWY” „.

(Mỗi DVNhD lần lượt bao gồm một số A.T và A.T đầu trong DVNhD ấy luôn

luôn được nhấn mạnh hoặc làm nổi bật.)

Điển hình cho trường phái này là Halliday [101] Nhưng nếu vậy thì nhịp

điệu trong PN lại rất giống nhịp phách khúc thức trong âm nhạc vì bản thân âm

nhạc (xét nhạc không lời) được coi là hay hoặc dở phần lớn phụ thuộc vào giai

điệu (melody) và tiết điệu (beat) Còn lời nói trong giao tiếp phải dựa vào nội

dung thông báo là cơ bản; do vậy, nhấn âm nào, từ nào, ngưng nghỉ ra sao, lên

xuống giọng như thế nào (thuộc về các hiện tượng ngôn điệu) đều thể hiện một

ý nghĩa nhất định, cho dù từ ấy, trật tự ấy trong PN không thay doi Hơn thế nữa,

có từ trong vi dụ (1) lại bị chia thành hai bộ phận, mỗi bộ phận thuộc về một

ĐVNHÐ khác nhau (như từ con /sists chẳng hạn) Điều này chưa thoả mãn tiêu

chí ngữ nghĩa bởi vì dù là DVNhD tối giản đi chăng nữa, nó cũng phải có mor

chut ngữ nghĩa làm cơ sở cho sự lĩnh hội giao tiếp Xét về điểm này thìO’Connor [122] có lí hơn khi ông quan niệm rằng nếu A.T không có trọng âm là

một bộ phan của từ có trọng âm thì nó thuộc về cùng một DVNhD với từ có

trọng âm ấy Ví dụ trong “ con /sists of ”, lẽ ra ca “con- ” va “of ” đều thuộc

về cùng một DVNhD có “-sists” (mang trọng âm) là trung tâm của DVNhD ấy

để tạo nên một DVNhD “ Íconsists of / Điều nay thoả mãn cả cấu trúc từ

(thuộc ngữ pháp) và ngữ nghĩa (thuộc từ vựng) trong khi hành chức nhằm đảmbao giao tiếp bình thường Điều này cũng có nghĩa là cả “con-” và “of ” đều có

18

Trang 29

xu hướng gắn kết chặt ché hơn vào trung tâm của DVNhD mà chúng là những

đơn vị thành viên.

¢ Một số đặc điểm cơ bản của nhịp điệu tiếng Anh:

a) Nhịp điệu tiếng Anh có đặc điểm của loại nhịp điệu dựa trên cơ sở trọng âm (stress — based), không phải của loại nhịp điệu dựa trên cơ sở A.T

(syllable — based) như tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Hindi (một trong

những ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ được nói chủ yếu ở miền Bác Ấn Độ)

Chính vì vậy, những người nói các thứ tiếng này thấy nhịp điệu tiếng Anh hơi

phức tạp và có phần khó van dung trong giao tIếp.

b) Mỗi DVNhD đều có MỘT trong âm (rơi vào một A.T có trọng âm của

một từ nào đó trong DVNhD ấy) và có thể có nhiều A.T không có trọng âm

đứng trước hoặc sau trung tâm của DVNhD là A.T mang trọng âm Trong

trường hợp tối giản, chỉ có duy nhất một A.T (trùng với đơn vi từ) mang trọng

âm (còn trước và sau trung tâm DVNhD ấy không có một đơn vi từ vựng nào

khác) thi chúng tôi gọi là đơn vị nhịp điệu tối giản Để dễ nhận dang, chúng tôi

xin khái quát hoá cấu trúc của DVNhD bang bảng sau:

TT Trước Trung tâm DVNhD | Sau

——

A_ | (Những) âm tiết không | Âm tiết có trọng âm -( Những) âm tiết

có trọng dm(unstressed | (a stressed syllable) | không có trọng âm

19

Trang 30

trúc của DVNhD vừa nêu trên.

c) Khoảng thời gian của mỗi ĐVNhÐ (mặc dù có số lượng A.T không

bằng nhau) tạo nên nhịp điệu tiếng Anh được thể hiện tương đối đều nhau chứ

không phải được thể hiện chính xác như nhau.

Ví dụ: — 7 am'interested in _` books (2) (Tôi quan tâm đến sách vở.)

ĐVNhĐ ] DVNhD 22

Trong vi dụ minh họa (2), mặc dù DVNhD | có số lượng A.T là 06 va ĐVNhĐ 2

có số lượng A.T là 01, nhưng khoảng thời gian giữa 02 DVNhD này van được thể hiện tương đối đều nhau.

đ) Nhịp điệu của PN nhanh hay chậm là tuỳ thuộc vào số lượng DVNhD

nhiều hay ít PN có bao nhiêu trọng âm thì có bấy nhiêu ĐVNhÐ tương ứng.

e) Mỗi DVNhD tạo nên nhịp điệu tiếng Anh là một đơn vị có nghĩa bởi nó

cũng góp phần tạo nên thông báo khi hành chức Một trong những đặc điểm cơ

bản của DVNhD tiếng Anh là có sự kết hợp hài hoà giữa hình thức (thuộc về cấu

trúc) và nội dung (thuộc về ngữ nghĩa).

Nhịp điệu tiếng Anh có tính hệ thống bởi từng DVNhD đều có tính hệ

thống ĐVNhÐ là hệ thống nhỏ tạo nên nhịp điệu tiếng Anh là hệ thống lớn Do

đó, chúng ta cũng có thể nói rằng đây là hệ thống nhỏ nam trong hệ thống lớn

theo thứ tự tầng bậc trong ngôn ngữ.

ø) Có sự hài hoà nhịp điệu (eurhythmy) và hiện tượng tạm thời dịch

chuyển trọng âm khi trong PN có 2 trọng âm của 2 từ đứng sát nhau.

° - Cách xác định một DVNhD tiếng Anh:

Theo các đặc điểm cơ bản của nhịp điệu tiếng Anh đã được trình bày ở trên thì ta

có thể xác định được nhịp điệu tiếng Anh (trong từng PN) dưới dạng sau:

Nhịp điệu PN 2 01 DVNhbD

Vậy làm thế nào để xác định được mot DVNhD tiếng Anh? Những quy

tắc sau đây mà chúng tôi đã tổng hợp, chỉnh sửa và bổ sung có thể giúp người sử

dụng tiếng Anh xác định được điều đó:

20

Trang 31

a) Bất cứ những A.T không có trọng âm nào ở đầu một nhóm từ cũng

phải đi cùng với một A.T có trọng âm của nhóm trọng âm ngay sau đó để tạo

Ta thấy “He is” trong (1) là những từ không có trong âm, do vay chúng phải di

cùng với /g9u-/ trong nhóm trọng âm / 'gauin/ để tạo nên một DVNhD “He is

‘going ” Tương tự như vậy là những A.T khong có trọng âm trong / hi w9z in/

phải đi cùng với nhóm trọng âm / 'p#ris/ để tạo nên một DVNhD “He was in

Paris” Trường hợp (2) là đặc biệt vì DVNhD lại trùng và bang nhịp điệu của PN

ab

ay.

Trong tiểu mục (a) có một khái niệm nhóm trong âm (stress group) ma

chúng tôi cần làm rõ, đó là: Một A.T có trọng âm cùng với những A.T không có

trọng âm có thể theo sau nó để tạo nên một nhóm trọng âm.

b) Vậy / 'peris/ (trong (2)) là một nhóm trọng âm và / haum/ (trong (1))

cũng là một nhóm trọng âm Nếu có A.T không trọng âm nào là một trong các

bộ phan của từ có A.T mang trọng âm thì, dù đứng trước hay sau A.T mang trọng âm, chúng vẫn thuộc về cùng một DVNhD ấy, vi dụ:

It is an imiportant„ `book (3) (Đó là một quyền sách quan trọng.)

TẾ ee VAN ÔN

ĐVNhÐĐlI x= DVNhD 2

Theo (b), ta thấy /im-/ va /-tant/ trong (3) là các A.T không có trong âm

nhưng là những bộ phận thuộc về từ “important” nên cùng với /it iz 9n/, chúng di

21

Trang 32

cùng với./-p2:-/ (là A.T có trọng âm) để tạo thành một DVNhD “It is an

important ”

c) Nếu bat ki một A.T không trong âm có quan hệ về mat ngữ pháp va

ngữ nghĩa với một từ có trọng âm thì dù không phải là bộ phận của từ ấy, chúng

vẫn thuộc về cùng một đơn vi DVNhD với từ có trong âm ấy, ví dụ:

Give iL „1o “Peter, (4) (Dua cái đó cho Peter.)

DVNhD1 = DVNhD 2

Theo (c), mặc dù /it/ va /ta/ trong (4) đều là các A.T khong trong âm

nhưng /it/ phải thuộc về DVNhD có / 'giv/ mang trong âm, và tương tự như vay,

/ta/ thuộc về / pi: ta/ Như vậy, chúng ta có 2 DVNhD như trong ví dụ (4).

đ) Bất kì khi nào ta cảm thấy băn khoăn không biết nên đưa (những) A.T

không có trọng âm vào DVNhD nao, hãy để chúng/nó vào DVNhD có A.T mang

trọng âm đi liền trước, nhưng vẫn phải lưu ý đến ngữ pháp và ngữ nghĩa của

DVNhD ấy dé vẫn đảm bao đó là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa khi hành chức, ví du:

"Black _ is'taller than John (5) (Black cao hơn John.)

` =—- " ý : sa.

ĐVNhĐl x ĐVNhÐ2 = DVNhD3

Trong PN(5), nếu ta băn khoăn không biết đưa “* than” vào ĐVNhĐ nào, thì hay

để nó vào DVNhD có A.T mang trọng âm di liền trước là “taller”? nhằm tao

thành một DVNhD “‘is taller than”.

Tóm lai, trọng âm từ trong tiếng Anh là một trong những hiện tượng ngôn

điệu rất quan trọng, được coi là xuất phát điểm của việc nghiên cứu nhịp điệu

tiếng Anh, và rộng hơn nữa, là xuất phát điểm của việc nghiên cứu ngữ điệu

tiếng Anh

1.2.4.5 Chỗ ngưng nghỉ:

Có hai loại ngưng nghỉ: ngưng nghỉ thuần tuý (yên lặng) (unfilled pause)

và ngưng nghỉ không thuần tuý (có chêm xen các kiểu âm như /m, a/ ) (filled

F28)

Trang 33

pause) Ngung nghỉ có ảnh hưởng đến truyền dat thông tin Chỗ ngưng nghỉ nhìn

chung thường xuất hiện ở 3 vi trí trong PN:

a) Giữa các mệnh dé hoặc giữa chu ngữ - vị ngữ (trường hop này chu ngữ

thường là một ngữ) Ranh giới ngưng nghỉ nay được kí hiệu là / , ví dụ:

The Prince of Wales / is visiting A (Hoang tử xứ Wales dự định sẽ đến thăm A.)

b) Trước những từ có ý nghĩa từ vung cao hoặc ở những vị tri ít có khả năng

chuyển đổi (như trong một danh ngữ, động ngữ, trạng ngữ ), ví dụ:

He talked about the work (Ong ta nói chuyện về công việc ấy.)

c) Sau từ đầu tiên trong | DVND Day là vi trí điển hình đối với các lỗi sai về

sử dụng ngôn từ, hoặc lặp từ, lặp ý , do đó chủ thể PN thường phải ngưng nghỉ để chỉnh sửa PN cho đúng ý của mình, ví dụ:

It’s It’s dark (1) ( Trời Trời tối.)

Ngưng nghỉ loại (b) và (c) thường biểu hiện sự lưỡng lu (hesitation) Ngưng nghỉ

loại (b) là sự lưỡng lự tìm từ và được kí hiệu bởi dấu 3 chấm ( )

Ranh giới giữa ngưng nghỉ loại (c) cũng được kí hiệu bởi dấu 3 cham ( ), nhưng dấu( ) bao gid cũng đứng ngay sau từ thứ nhất của DVND ấy (xem vi dụ (1))

Ngưng nghỉ loại (b), (c) thường hay thấy trong các bài nói không chuẩn bị trước hơn là các bài đọc/nói đã được chuẩn bị.

Nếu so sánh chỗ ngưng nghỉ trong 3 loại (a), (b), (c) về trường độ thì hầu hết các

nhà ngôn ngữ học đều cho rang chỗ ngưng nghỉ loại (a) (chỗ ngưng nghỉ nơi ranh

giới) thường có trường độ dài hơn so với chỗ ngưng nghỉ lưỡng lu loại (b), (c).

Tóm lại, ngoài việc hoà nhập cùng ngữ điệu hành chức, chỗ ngưng nghỉ

cũng có thể được sử dụng như một /iêu chí xác định ranh giới DVND nếu như

được xem xét cùng với các tiêu chí nội tại và ngoại tại đã nêu

1.2.4.6 Tốc độ:

Tốc độ của lời nói cũng quan trọng trong ngữ điệu nhưng ít tạo ra giá trị

thông báo bởi lẽ nhiều khi chính tốc độ đã bị nhoà hoặc lấn với các đặc trưngngôn điệu khác Nhiều khi, do thói quen, cũng có người nói nhanh, người nói

23

Trang 34

chậm Nhưng cũng có người nói nhanh do chủ ý muốn diễn đạt sự phấn khích

hoặc thiếu kiên nhãn (đặc trưng này thường hay có trong bình luận bóng đá,

đua ngựa ), hoặc nói chậm do chủ ý diễn đạt nỗi buồn (đặc trưng nay hay có

trong lúc đọc tin buồn ).

Có thể còn một số cơ sở và đặc trưng nào đó nữa có liên quan, song theo

quan niệm và quan điểm khoa học của chúng tôi thì nội dung trong các tiểu mục

từ 1.2.4.1 1.2.4.6 là rất quan trọng, cần yếu liên quan trực tiếp đến ngữ điệu

tiếng Anh Những biểu hiện khác như chất lượng thanh tính của giọng nói (voice quality), độ trôi chảy trong khi nói chỉ là những điều kiện bên ngoài để trên đó

xuất hiện ngữ điệu

1.3 Các cách miêu ta ngữ điệu khác nhau:

Xét một cách toàn diện, cho đến nay các nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu

ngữ điệu bằng một số cách sau:

1.3.1 Miêu ta theo đường nét (contour):

Nhìn chung, các nhà ngôn ngữ học theo trường phái Anh phân tích ngữ

điệu theo đường nét (intonation contour analysis) Phân tích ngữ điệu theo đường

nét đã được O’ Grady, Dobrovolsky, Katamba [123: 63] khái quát hoá như sau:

Đường nét

Lên giọng (Rising)

Xuống giọng (Falling)

Cao-Léngiong (High rising)

Thap — Lén giong (Low rising)

_* Lên giọng (nói chung)

“a Xuống giọng (nói chung)

Lên giọng, xuống giọng (ngữ điệu đơn giản); lên giọng - xuống giọng,

xuống giọng - lên giọng (ngữ điệu phức hợp) đều bat đầu và dựa vào trọng âm từtrong mỗi DVND Khái niệm đơn giản (simple) — phitc hợp (complex) phải được

hiểu là đơn thuần (chỉ lên giọng hoặc xuống giọng), còn phức hợp là kết hợp lên

24

Trang 35

giọng — xuống giọng hoặc xuống giọng - lên giọng.

1.3.2 Miêu tả theo độ cao (level):

Các nhà ngôn ngữ học theo trường phái Mi thường phân tích ngữ điệu

theo độ cao (intonation level analysis) Van theo các tác gia trên [123: 63], độ

cao được khái quát hoá như sau:

Độ cao =

Cuc cao (Extra high)

| Cao (High)F— Trung bình (Mid)

Thấp (Low)

|

| Cực thấp (Extra low)

Ỷ Xuống thấp (Downstep)

* Lên cao (Upstep)

1.3.3 Miêu ta theo đường nét và độ cao:

Với quan niệm cho rằng mọi kiến thức chỉ trở nên hữu dụng nếu điều đó

có thể dạy được, học được, sử dụng được, nên chúng tôi đã tiến hành chọn lọc và

vận dụng cả 2 quan niệm trên trong quá trình nghiên cứu ngữ điệu tiếng Anh.

Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong chương 2 của luận án

1.4 Một số chức nang cơ bản của ngữ điệu:

Cho đến nay, đa số các nhà ngôn ngữ học trên thế giới đều cho rang ngữ

điệu tiếng Anh có một số chức năng cơ bản sau:

- _ Chức năng ngữ pháp ( Grammatical function).

- _ Chức năng biểu thái ( Attitudinal function).

- Chức năng nhấn âm ( Accentual function)

- Chức năng diễn ngôn ( Discourse function).

- Chức năng khu biệt (Distinctive function)

- Chức năng dụng học ( Pragmatic function)

25

Trang 36

1.4.1 Chức năng ngữ pháp:

Nhờ có chức năng này, chúng ta có thể phân biệt được đâu là PN trần

thuật, PN nghi vấn, PN cảm thán, PN chêm xen, PN mệnh lệnh/đề nghị.

- Chang hạn, nếu chủ thể PN sử dụng ngữ điệu xuống (hoặc hạ thấp dan cao

độ) ở phần cuối của PN thì người tiếp thu thông tin biết rằng đó là PN trần thuật.

Điều này thường thấy ở hầu hết các loại hình ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng

Pháp, tiếng Nga, tiếng Việt Tuy nhiên, việc thể hiện ngữ điệu xuống như thế

nào cho đúng và tự nhiên thì ở mỗi ngôn ngữ đều có những điểm tương đồng và

một vai di biệt tạo nên đặc trưng ngôn điệu của ngôn ngữ ấy

- Nếu chủ thể PN sử dụng ngữ điệu lên ( hoặc lên giọng) ở phần cuối của

PN thì người tiếp thụ thông tin có thể hiểu rằng - cho dù đó là PN chưa đầy đủ

đi chăng nữa - đó là PN nghi vấn, và PN này cần phải trả lời có/không

- _ Về cơ bản, ngữ điệu trong PN cam than không khác nhiều so với ngữ điệu

trong PN trần thuật Tuy nhiên, để thể hiện ý của chủ thé PN, cách thông thường

được sử dụng là nhấn âm làm nổi bật từ đó lên Điều chúng ta cần lưu ý là cách nhấn âm Bởi vì mỗi ngôn ngữ đều có thể sử dụng một hoặc nhiều cách khác

nhau để làm nổi bật một từ nào đó trong PN như trọng âm, trường độ, tốc độ, sự

ngưng nghỉ

- Trong quá trình giao tiếp, có khi PN bị cắt ngang do người tham thoại nói

xen vào hoặc do một sự kiện nào đó đột ngột xảy ra giữa chừng Đây là trường

hợp bình thường ngoài ý muốn chủ quan của chủ thể PN và ngữ điệu được sử

dụng ở đây tương tự như trong PN trần thuật, chỉ có điều không xuống giọng vì

bị ngừng đột ngột Trong trường hợp này, người ta gọi đó là PN lửng ví dụ:

I think that you (Tôi nghĩ rang anh ) (1)

Trang 37

- Tương tự như vậy là ngữ điệu dùng trong PN treo ( là PN trong đó chu

thể PN chủ động ngừng hoạt động nói giữa chừng vì không muốn nói tiếp hoặc

chưa tìm được từ, y )

- _ Chức năng cú đoạn tính cũng thuộc về chức năng ngữ pháp Mỗi cú đoạn

là một đơn vị thông tin Thông tin mới bao giờ cũng được nhấn mạnh hơn để dé

lĩnh hội trong giao tiếp Do vậy, chủ thể PN thường sử dụng trọng âm câu hoặc

cường độ, trường độ hoặc các hiện tượng ngôn điệu phù hợp như ngữ diéu de

biểu đạt một đơn vị thông tin có trong môi cú đoạn hơn là một đơn vị cú pháp Chính vì thế rất khó xác định chỗ nhấn mạnh là ở đâu Vấn đề này liên quan

nhiều đến lĩnh vực ngữ dụng học.

Nói tóm lại, về ngữ pháp câu có thể được phân chia thành các kiểu theo

mục đích PN Mặt khác, câu cũng có thể được phân chia thành các loại theo cấu

trúc Tương ứng với mỗi kiểu câu là mỗi MHND riêng Nói khác đi, ngữ điệu

cũng tham gia vào biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp của câu.

1.4.1.1 Ngữ điệu biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp cua các kiểu câu phản theo mục

PN trần thuật Ngữ điệu vuống Y Cả PN khẳng định và

(kể lại, thuật lại ) | phú định.

(bộc lộ cam xúc của | hoặc

mình WrƯỚC mot sự tình, Ngữ điệu xuống `.

thực tế cho người đối

thoại cùng biết )

Trang 38

1.4.1.2 Ngữ điệu biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp cua các loại câu phản theo cấu trúc:

` : ma "“: 44

Theo cấu trú Ngữ điệu (theo tính phố quát và Ghi chú

cấu trúc :

trung tính)

Cau đơn Ngữ điệu xuống Y | Tuy thuộc đó la cau

l hoặc trần thuật hoặc được

Ngữ điệu lên 7 | ding nhit cau hỏi.

Cau phức (có 2| Ngữ điệu xuống Y kết hợp với | + Tuy thuộc vào ý

mệnh đề theo | ngữ điệu xuống VY theo kiểu: định của chủ thể PN

quan hệ chính, `———————* 66 nouns nghĩ | trong giao tiếp hoặc |QOS LÁ | : = : |

phụ) - -MHÓHh đẻ chính dat |

| hoặc = ;

2 trước ménh đẻ phụ.

Ngữ điệu lên 7 kết hợp với ngữ: ¬ be 4

L+ Tuy thuộc vào Ý

định của chủ thể PN

điệu xuống V theo kiểu:

có ngưng nghĩ hoặc mệnh đề phụ đặt

trước mệnh đề chính.

Câu ghé)? Ngữ điệu xuống Y kết hợp với | Tuỳ thuộc vào ý định.

(có 2 mệnh đẻ | ngữ điệu xuống Y theo kiểu: của chủ thể PN |

quan hệ đẳng| VY có ngưng nghỉ — |

lập) hoặc

New điệu lên 7 kết hợp với ngữ |

điện xuống Y theo kiểu: |

Z————— \ Có ngưng nghỉ

1.4.2 Chức năng biểu thái:

Đây là chức năng có liên quan đến tâm lí, có tính chất chủ quan của chủ

thể PN Chức năng biểu thái là chức năng không phải cho người đối thoại, mà là

chức năng bộc lộ tình cảm của chủ thể PN (như vui, buồn, cáu kinh, tức giận )

Chức năng biểu thái không thể khác biệt với chức năng ngữ pháp đã trình bày ở

trên, mà chỉ tăng cường về lượng cho chức năng ngữ pháp Nhờ có chức năng

này mà mỗi PN có thể được diễn đạt với mỗi sắc thái tình cảm khác nhau, tuỳ

theo trạng thái tình cảm của chủ thể PN trong từng tình huống

Trong giao tiếp, người tham thoại có khi dùng yếu tố từ vựng để thể hiện

nghĩa tình thái (kiểu như: à, w, nhỉ, nhé ) và cũng có khi không dùng những yếu

28

Trang 39

tố ấy Lúc này, chức năng biểu thái của ngữ điệu hành chức, tạo cho người tiếp

thụ PN cảm giác vui, buồn, ngạc nhiên, chê bai Chúng ta hãy xem xét các ví dụ

sau đây:

Tôi bốn mươi tuổi (1)

Trong tình huống cụ thể, PN (1) có thể được thể hiện bằng các ngữ điệu khác

nhau hoặc bằng các biểu hiện ngữ điệu đặc trưng của từng ngôn ngữ, chẳng hạn:

- Tôi bốn mươi tuổi (Ngung nghỉ sau “Tôi” và xuống giọng ở cuối PN,

ngụ ý: Tôi mà bốn mươi tuổi à?, nghi ngờ, không đúng.)

- Tôi bốn mươi tuổi? (Hơi lên giọng ở cuối PN, PN nghỉ vấn, ngụ ý muốn

hỏi lại.)

Hoặc PN:

She is pretty (2) (Cô ấy xinh.)

Tương tự như vậy, PN (2) có thể được thể hiện bằng các ngữ điệu khác nhau Do

đó, nó có những cách hiểu khác nhau Chang hạn:

- She is pretty được thể hiện bằng ngữ điệu xuống, PN tran thuật, ngụ ý

khẳng định là cô ấy xinh.

- She is pretty ? được thể hiện bằng ngữ điệu lên, PN nghỉ vấn, ngụ ý muốn

hỏi xem có đúng là cô ấy xinh hay không

Tóm lại, ngữ điệu trong mỗi ngôn ngữ đều có cách thể hiện khác nhau nhằm

thực hiện các chức năng của nó Chính vì vậy mà bản thân ngữ điệu cũng góp

phần làm cho ngôn ngữ này khác với ngôn ngữ kia, thậm chí ngay cả trong

trường hợp chưa nghe rõ từng từ Và cũng chính vì thế mà có người nói đùa rằng

bạn này nói tiếng Pháp bằng ngữ điệu tiếng Anh, nói tiếng Anh bằng ngữ điệu

Nga, nói tiếng Việt bằng ngữ điệu Anh !

1.4.3 Chức năng nhấn ám:

Chức năng nhấn âm của ngữ điệu giúp chủ thể PN có thể tạo ra hiệu quả

làm nổi bật âm thanh trên bất cứ A.T có trọng âm hay không có trọng âm nào

trong PN Nhấn âm trong trường hợp như vậy thực chất là do cường độ — một

29

Trang 40

trong những thuộc tính vật lí quan trọng góp phan cùng cao độ, trường độ — tao

ra, thông qua việc sử dụng trọng âm trong lời nói Nhưng, nếu nói một cách tổng

quát hơn trong một mối quan hệ hữu cơ hơn thì nhấn am(hoac làm nổi bật âm)

có được là do A.T được nhấn mạnh hơn, cao hơn, dài hơn so với bất kì A.T nào

khác trong mỗi DVND Nhờ có chức năng nhấn âm của ngữ điệu mà chủ thể PN

có thể thể hiện được nội dung thông báo cần thiết hoặc quan trọng nhất trong

mỗi DVND, góp phần làm cho quá trình thông báo - lĩnh hội thông báo diễn ra

như mong muốn

1.4.4 Chức năng dién ngôn:

Nếu nhìn nhận hoạt động lời nói một cách khái quát hơn, đây đủ hơn thì

chúng ta có thể thấy rằng chức năng diễn ngôn của ngữ điệu có thể giúp cho chủ thể PN thể hiện và người tiếp thu PN lĩnh hội được cái được coi là thông tin MỚI

(chưa biết), cái được coi là thông tin CU (đã biết) trong mỗi DVND Điều nay

được coi là quan trọng và can thiết bởi lẽ ban chất của thông báo là thông tinnhững nội dung mới cần truyền đạt, ví dụ:

A Did you have a good day? (Bạn đã có một ngày tốt đẹp chứ?)

B No.l had a HORRible day (1) (Khong Tôi đã có một ngày KHỦNG KHIẾP.)

Nhìn vào vi du(1) chúng ta có thể thấy tir “day”, và kể cả các từ *!, had, a” là

những từ chứa đựng thông tin cũ vì người hỏi đã biết Chỉ có từ * HORRible”

(KHỦNG KHIẾP) được nhấn mạnh vì đó là thông tin mới (chưa biết) mà người hỏi

cần/muốn biết

1.4.5 Chức năng khu biệt:

Khác với chức năng ngữ pháp, chức năng khu biệt có thể làm một PN trở

nên có nhiều ý nghĩa, khác nhau, tuỳ theo chủ thể PN thể hiện trong từng tình

huống cụ thể

Đây là một trong những chức năng quan trọng của ngữ điệu Vì thực tế ai

cũng biết rằng nhiều khi trong giao tiếp, một PN dù có cùng kết cấu cú pháp

nhưng lại được diễn đạt- hiểu thông tin diễn đạt không giống nhau Lí do là vì

ngữ điệu hoặc cách biểu hiện ngữ điệu được sử dụng trong từng ngôn cảnh

30

Ngày đăng: 10/06/2024, 00:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w