1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Tục ngữ, ca dao và việc phản ánh phong tục tập quán người Việt (trong quan hệ gia đình)

358 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tục Ngữ, Ca Dao Và Việc Phản Ánh Phong Tục Tập Quán Người Việt (Trong Quan Hệ Gia Đình)
Tác giả Phạm Việt Long
Người hướng dẫn PGS.TSKH Phan Đăng Nhật
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Văn học dân gian
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2002
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 358
Dung lượng 92,15 MB

Nội dung

Việc đi sâu nghiên cứu tục ngữ, ca dao đã phát hiện ngày càng nhiều những giá trị tiểm ẩn trong đó, giúp cho con người của xã hội đương đại có cơ sở để thực hiện đạo lý uống nước nhớ ngu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VAN

PHAM VIET LONG

TUC NGU, CA DAO

VÀ VIỆC FHAN ANH

"HONG TỤC TAP QUAN NGƯỜI VIET

(TRONG QUAN HE GIA DINH)

Vy 14/05

LUAN AN TIEN SI NGU VAN

HÀ NỘI - NĂM 2002

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Phạm Việt Long

TỤC NGỮ, CA DAO

VÀ VIỆC PHAN ANH

PHONG TỤC TẬP QUÁN NGƯỜI VIỆT

(TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH)

Chuyên ngành: Văn học dân gian

Mã số: 50407

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGU VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TSKH Phan Đăng Nhật

HÀ NỘI - NAM 2002

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỞ ĐẦU

| Ly do chọn dé tài

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.2 Phạm vi nghiên cứu.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

3.2 Nhiệm vụ

4 Tình hình nghiên cứu tục ngữ, ca dao về gia đình

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu chính

5.1.Phương pháp nghiên cứu.

5.2 Nguồn tư liệu chính

6 Đóng góp mới của đề tài

7 Bố cục của luận án.

CHUONG I TIỀN DE LÝ LUẬN LIÊN QUAN DEN PHONG

TỤC TẬP QUÁN TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH ĐƯỢC PHẢN

ÁNH QUA TỤC NGỮ CA DAO

1.1 Những quan niệm chính về gia đình Việt Nam truyền thống

1.2 Khái niệm tục ngữ, ca dao, phong tục tập quán.

1.3 Những ý kiến chính xung quanh mối quan hệ trong gia đình

người Việt được phản ánh qua tục ngữ, ca dao

1.4 Nhân tố tác giả của tục ngữ, ca dao về phong tục, tập quán trong

quan hệ gia đình.

Tiểu kết

CHƯƠNG 2: NHŨNG QUAN HỆ CHÍNH TRONG GIA ĐÌNH

NGƯỜI VIỆT THỂ HIỆN QUA TỤC NGỮ

Trang 4

2.1 Quan hệ vợ chồng

2.2 Quan hệ cha mẹ con

2.3 Quan hệ anh em, chị em ruột

2.4 Quan hệ dâu rể với gia đình

Tiểu kết

CHƯƠNG 3: NHỮNG QUAN HỆ CHÍNH TRONG GIA ĐÌNH

NGƯỜI VIỆT THỂ HIỆN QUA CA DAO

3.1 Quan hệ vợ chồng

3.2 Quan hệ cha mẹ con

3.3 Quan hệ nàng dâu và gia đình nhà chồng

3.4 Quan niệm về hôn nhân

Tiểu kết

CHUONG 4 SO SÁNH SU PHAN ANH PHONG TỤC TẬP

QUAN GIỮA TỤC NGỮ VÀ CA DAO

4.1 Những điểm chung

4.2 Những điểm khác nhau

TIỂU KẾT

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIÁ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

171 173186

Trang 5

MỞ ĐẦU

' LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nhiều nước, nhiều tổ chức trên thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng của gia đình đối với sự phát triển của xã hội loài người nên đã có

nhiều hành động nhằm xây dung và củng cố gia đình

"Ngày 8 tháng 12 năm 1989 Đại Hội đồng Liên hợp quốctuyên bố năm 1994 là năm quốc tế về Gia đình (IYFE) với chủ dé

"Gia đình, các nguồn lực, và các trách nhiệm trong thế giới đang

thay đổi" và biểu tượng một mái nhà ấp ủ những trái tim.

Tư tưởng chủ đạo của năm quốc tế về gia đình là: sự thay đổi

của thế giới phải tạo nên sự tiến bộ và tăng cường các phúc lợi cho

cá nhân cũng như sự phát triển ổn định của gia đình Năm quốc tế về

gia đình nhấn mạnh đến việc đảm bảo các quyền cơ bản của con người, đặc biệt chú ý đến quyền của phụ nữ và trẻ em, kêu gọi các

chính phủ, các tổ chức xã hội quan tâm giúp đỡ các gia đình làm

tròn trách nhiệm đối với các thành viên và là hạt nhân của sự phát

triển tiến bộ các cộng đồng, dân tộc, quốc gia."[96:3].

Đảng và Nhà nước ta cũng đã sớm có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề

gia đình và có các biện pháp thiết thực chăm lo cho gia đình Bên cạnh các

điều luật trong bộ Luật dan sự, ngày 29 thang 12 năm 1986, Quốc hội nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật hôn nhân và gia

đình, trong đó khẳng định:

"Gia đình là tế bào của xã hội Gia đình tốt thì xã hội mới tốt,

xã hội tốt thì gia đình càng tốt;

Trong gia đình xã hội chủ nghĩa, vợ chồng bình đẳng, thương

yêu, giúp đỡ nhau tiến bộ, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây

dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau nuôi dạy con

thành những công dân có ích cho xã hội;" [75:94]

Trang 6

Như vậy, gia đình là vấn dé được sự quan tam đặc biệt của tat cả các tổ

chức đảng, chính quyền, từ trong nước đến toàn thế giới Để xây dựng gia đình

hạnh phúc, cần có cả một hệ thống phương hướng, biện pháp, trong đó có việc

quay trở về tìm hiểu những giá trị truyền thống của cha ông, tìm ra trong đó

những mẫu hình và kinh nghiệm tốt đẹp để áp dụng và nhận biết những mặt tiêu

cực để tránh

Văn học dân gian, trong đó có tục ngữ, ca dao, là kho tàng van học quý

giá của đất nước, đã vượt qua mọi thử thách của thời gian, trở thành một thành

tố quan trọng trong gia tài văn hoá nước ta Thông qua nghệ thuật ngôn từ, tục

ngữ, ca dao đúc kết trí tuệ, tình cảm của nhân dân và phản ánh nhiều mặt của xã

hội, trong đó có phong tục, tập quán, có các mối quan hệ trong gia đình Việc đi

sâu nghiên cứu tục ngữ, ca dao đã phát hiện ngày càng nhiều những giá trị tiểm

ẩn trong đó, giúp cho con người của xã hội đương đại có cơ sở để thực hiện đạo

lý uống nước nhớ nguồn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.Trong hiện trạng về nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian, với khối lượng lớn

tục ngữ, ca dao đã được sưu tầm, cần có các công trình nghiên cứu theo chuyên

đề, đi thật sâu vào những nội dung chú yếu của tục ngữ, ca dao, qua đó làm cho

người đương thời hiểu sâu hơn tục ngữ, ca dao, để có cách thức ứng xử phù hợp

với kho tàng văn hoá quý giá này của dân tộc và để rút ra những bài học bổ ích

cho cuộc sống hiện tại.

Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển toàn diện, hướng tới mục

tiêu dân piàu nước mạnh, xã hội công bằng, dan chủ, văn minh theo định hướng

xã hội chủ nghĩa Phù hợp với xu hướng của thời đại, Đảng cộng sản Việt Nam

coi văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển.

Trong quá trình mở rộng cơ chế thị trường, hội nhập với thế giới, bên cạnh

những yếu tố tích cực, một vấn đề nóng bỏng hiện nay là sự hấp thụ những biểu hiện văn hóa ngoại lai thiếu chọn lọc, xa rời những tiêu chuẩn đạo lý dân tộc

từng tồn tại hàng nghìn đời nay Nhiều mặt tiêu cực của xã hội hiện đại đã tác

động vào gia đình, tạo ra nguy cơ phá vỡ sự bình yên của gia đình.

Trang 7

Trong điều kiện đó, gia đình trong xã hội hiện dai đang là một vấn dé

được quan tâm Quay trở về những giá trị truyền thống, trong đó có quan hệ gia đình, đã trở thành xu hướng của thời đại Việc nghiên cứu những giá trị tronggia đình truyền thống thể hiện qua tục ngữ, ca đao là một cách thức đóng góp

vào việc định hướng xây dựng gia đình trong xã hội ngày nay.

Trong bối cảnh trên, việc làm sáng tỏ vấn đẻ phong tục, tập quán trong

quan hệ gia đình qua tục ngữ, ca dao, chon lựa và để cao những phong Lục tập quán tốt đẹp của dân tộc, tìm ra và loại bỏ những hủ tục, sẽ góp phần đáng kể vào việc làm rõ nội hàm của khái niệm "Truyền thống văn hóa Việt Nam",

chống lại lối sống thực dụng, xa rời những chuẩn mực đạo đức, giáo dục, nâng

cao trình độ văn hóa, củng cố gia đình, ổn định xã hội, góp phần xây dựng nền

văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phục vụ sự nghiệp cách mạng hiện

nay cũng như lâu dài.

2 ĐỐI TƯỢNG, PHAM VI NGHIÊN CÚU

2.1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của công trình này là tục ngữ, ca đao của người

Việt đã được sưu tầm và in thành sách Sở di chúng tôi chọn hai thể loại này vì

chúng gần gũi với nhau trong phương thức hình thành, lưu truyền cũng như

trong nội dung và nghệ thuật Tục ngữ thiên về lý trí, ca dao thiên về tình cảm,

hai thể loại này sẽ bổ trợ cho nhau để chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề gia đình

từ cả hai góc độ lý trí và tình cảm Mặt khác, hai thể loại này cũng là hai hệ thống với những đặc trưng khác nhau cho nên chúng tôi tách chúng ra để

nghiên cứu trong hai chương khác nhau, không nhập lại trong quá trình nghiên cứu

Trang 8

- Lý do thứ nhất, day là một dé tài lớn mang tính liên ngành (khoaNghiên cứu văn học dân gian - công nghệ thông tin, Văn hóa học, Xã hội học ) Phần tục ngữ, ca dao có một khối lượng lớn (7.040 đơn vị tục ngữ,

11.825 đơn vị ca dao), với rất nhiều loại chủ để, không thể giải quyết tất cả các chủ dé trong một dé tài, do đó phải chọn ra một vài vấn dé để nghiên cứu Mặt

khác, như Phó giáo sư, tiến sĩ Mã Giang Lân đã viết trong Tục ngữ ca dao Việt Nam, thì "Ca dao phan ánh lịch sử, miêu ta khá chỉ tiết phong tục tập quán

trong sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân lao động nhưng trước hết là bộc lộ tâm hồn của dân tộc trong đời sống riêng tư, đời sống gia đình và đời

sống xã hội." [60:5] Như thế, chọn chủ dé gia đình là chọn được một trong số ít

nội dung quan trọng nhất của tục ngữ, ca đao, và không vượt quá sức của luận

án tiến sĩ.

- Lý do thứ hai, như nhà nghiên cứu Toan Ánh đã viết trong Tim hiểu

phong tục Việt Nam qua nếp cũ gia đình thì:

"Gia đình là nền tang của xã hội, có gia đình mới có xã hội, nhất là giađình Việt Nam lại càng là một nền tảng vững chắc của xã hội Việt Nam.

Khảo xét về phong tục Việt Nam, phải bắt đầu từ gia đình Việt Nam với

nhữ»g tục lệ đã chỉ phối gia đình: sinh, tử, giá thú, để dần dần đi tới phong tục

về xã hội Muốn biết khu rừng phải di từ bụi cây, muốn hiểu xã hội phải đi từ

gia đình Chính vì lẽ đó, muốn hiểu phong tục Việt Nam, phải bắt đầu từ phong

tục gia đình." [3:28].

Những ý kiến trên cho thấy việc nghiên cứu về phong tục tập quán trong

quan hệ gia đình là một hướng chọn đúng, trong diều kiện chưa thể khảo cứu

toàn bộ các vấn đề thuộc về phong tục tập quán cũng như mọi chủ đề được phản

ánh trong tục ngữ, ca dao Phong tục tập quán về gia đình là điểm xuất phát cho

các phong tục tập quán ngoài xã hội Vì lẽ đó, muốn khảo sát phong tục tập

quán của người Việt qua tục ngữ, ca dao, trước hết và quan trọng nhất là khảo

sát phần tục ngữ, ca dao nói về gia đình

Trang 9

Ngoài ra, dé tài cũng được giới han ở phạm vi phong tục tập quán trong

gia đình người Việt (Kinh) được phản ánh qua tục ngữ, ca đao Nước Việt Nam

có 54 dân tộc cùng chung sống, chúng tôi không đủ tư liệu và khả năng khảosát tục ngữ, ca dao của tất cả 54 dân tộc.

3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CÚU

3.1 Mục đíchLuận án cố gắng làm sáng tỏ những vấn đề sau đây:

3.1.1 Tục ngữ, ca đao đã phản ánh như thế nào những mối quan hệ chính

yếu trong gia đình, đã xây dựng được những tiêu chí gì tiêu biểu cho nhân cách

của người Việt trong quá khứ?

3.1.2 Thông qua tục ngữ, ca dao, có thể thấy trong quan hệ gia đìnhtruyền thống của người Viét có những yếu tố tích cực nào cần tiếp tục bảo tồn,

phát huy trong gia đình hiện đại, đồng thời cũng có những nhược điểm nhấtđịnh gì cần khắc phục?

3.1.3 Tại sao tục ngữ, ca dao là hai thể loại văn học dân gian có từ xa xưa

mà hiện nay chúng ta, bên cạnh việc khai thác giá trị văn học, vẫn có thể sử

dụng chúng như một công cụ văn hóa - giáo dục quan trọng.

- Khảo sát kỹ nội dung đã được phân loại, đánh giá, rút ra những kết luận

4 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU TỤC NGỮ, CA DAO VỀ GIA ĐÌNH.

4.1 Việc sưu tầm, chú giải tục ngữ, ca dao nói chung đã được tiến hành từ nửa cuối thế kỷ thứ XVIII, nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu

riêng về phong tục tập quán trong quan hệ gia đình người Việt mà chỉ có một số

tác phẩm dé cập đến vấn dé này trong một số chương, mục.

Trang 10

Nam 1940, qua Kinh thi Việt Nam, Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu) nói

về Gia tộc phụ hệ và Chống nam quyền để phân tích về gia đình Việt Nam thểhiện qua ca dao Năm 1960, ở tác phẩm Chống hôn nhân gia đình phong kiến

trong ca dao Việt Nam, Hằng Phương nêu lên những nội dung có tính chất chống đối trong ca dao Từ năm 1956 đến năm 1978, qua việc phân tích ca dao,

Vũ Ngọc Phan nêu lên sự dối xử bất công đối với người phụ nữ, mâu thuẫn mẹchồng - nàng dâu, chế độ đa thê, cảnh khổ lẽ mọn, đạo tam tòng trói buộc người

phụ nữ.

Từ những năm 90 đến nay, các nhà nghiên cứu đã chú ý nghiên cứu về luc ngữ, ca dao theo chuyén đẻ Có những công trình được xuất bản hoặc tái

ban đáng chú ý như: Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính, Ca đao tục ngữ

với khoa học nông nghiệp của Bùi Huy Đáp, Tim hiểu thì pháp tục ngữ Việt

Nam của Phan Thị Đào, Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt củaTriều Nguyên, Tuc ngữ Viet Nam, cau trúc và thi pháp của Nguyễn Thái Hòa,

Tiếp cận ca dao bằng phương thức xâu chuỗi theo mô hình cấu trúc của

Triều Nguyên Có hai tác phẩm đi sâu vào nội dung tục ngữ, ca dao, đặc biệt là

khảo sát khá kỹ các mối quan hệ của con người trong xã hội, đó là Thi ca bình

dân Việt Nam của Nguyễn Tấn Long, Phan Canh và Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam của Nguyễn Nghĩa Dân.

4.2 Nghiên cứu về phong tục, tập quán trong gia đình người Việt, có một

số tác phẩm mang tính chất chuyên sâu, hoặc có những chương mục chuyên sâu

như sau:

Nguyễn Từ Chi trong Gép phần nghiên cứu văn hoá và tộc người có Cơ

cấu tổ chức làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ và Nhận xét bước dâu về gia đình của

người Việt đã đi sâu nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của làng xã, gia đình cổ

truyền, đồng thời cũng chú ý đến một số mối quan hệ trong gia đình, đến vai trò

người phụ nữ trong gia đình ấy

Trang 11

Phan Kế Binh trong Việt Nam phong tục có phần khảo sát riêng về Phong

tục trong gia tộc Đáng chú ý là trong khi giới thiệu phong tục tập quán, tác giả

thường dẫn tục ngữ để minh chứng.

Trong Tim hiểu phong tục Việt Nam qua nếp cñ gia đình, tác giả Toan

Ánh đi sâu vào đời sống gia đình, trong đó nêu lên khái niệm về gia đình theo

Từ điển phổ thông và theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh Tác giả giới

thiệu tóm tất nhưng khá sáng rõ về thành phần gia đình Việt Nam

Phó giáo sư Trần Đình Hượu dành hai chuyên mục trong cuốn sách Đến

hiện dai từ truyền thống dé bàn luận về gia đình Việt Nam Đó là Gia đìnhtruyền thống Việt Nam với ảnh hưởng của Nho giáo, và Đổi mới cách quanniệm giải phóng phụ nữ - Nhìn lại gia đình truyền thống đểchuẩn bị thiết thựccho các thiếu nữ vào đời.

Điểm qua các công trình, chuyên mục như trên, chúng ta thấy một khoảng

trống về nghiên cứu có thể bổ khuyết là khảo sát xem phong tục tập quán trong

quan hệ gia đình người Việt được phản ánh qua tục ngữ, ca dao như thế nào?

Cần nghiên cứu một cách tổng thể vấn dé này trong một công trình chuyên biệt

để có cái nhìn toàn diện hơn, qua đó làm cho việc hiểu về gia đình người Việt

cũng như tục ngữ, ca dao người Việt được sâu sắc hơn.

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU CHÍNH

5.1 Phương pháp nghiên cứu

Trong công trình này, chúng tôi vận dụng kết hợp nhiều phương pháp

nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của các ngành văn học dân gian, xã hội

học văn hóa, văn hóa học, phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn hoá dân

gian, văn học, xã hội học ), phương pháp thống kê, quy nạp, phương pháp hệ

thống.

Vận dụng phương pháp hệ thống, chúng tôi quan niệm rằng tục ngữ, ca

dao nằm trong hệ thống văn học dân gian, đồng thời mỗi thể loại là một hệ

thống riêng, và đi sâu hơn nữa, mỗi chủ đề lại là một hệ thống con, có cấu trúcvới những nhân tố nội tại, tạo nên những chất tích hợp của chúng Nghiên cứu

Trang 12

tục ngữ, ca đao, bên cạnh việc tìm hiểu nội dung của từng đơn vị, chúng tôi cốgang tìm ra những chất tích hợp từ hệ thống các chủ dé và chất tích hợp của

toàn bộ hệ thống tục ngữ, ca đao.

Vận dụng phương pháp thống kê, chúng tôi kết hợp giữa thao tác định

tính là thao tác thông thường của ngành nghiên cứu khoa học xã hội và nhân

van, với thao tác định lượng là thao tác thông thường của ngành nghiên cứu

khoa học tự nhiên, để cố gắng đạt được sự chính xác trong nhận định, đánh giá

dối tượng nghiên cứu Phương pháp thống kê ở đây phù hợp với đối tượng

nghiên cứu, vì thường tục ngữ, ca dao là những đơn vị nhỏ, hầu hết có cùng một

kiểu cấu trúc Chúng tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện phươngpháp thống kê được triệt để, chính xác Đây là phương pháp hiện đại, yêu cầu

người sử dụng phải có một số kiến thức tối thiểu về tin học, đồng thời phải cộng

tác với những nhà chuyên môn về tin học thuộc Trung tâm Công nghệ thông tin(Văn phòng Bộ Văn hoá Thông tin) để xây dựng hai phần mềm chuyên biệt về

tục ngữ, ca đao Hai phần mềm này quản lý tục ngữ, ca dao theo nhiều tiêu chí

do người nghiên cứu quy dịnh, trong đó quan trọng nhất là các tiêu chí về thểloại, chủ đề, nội dung và ghi chú Phần ghi chú hết sức quan trọng, ghi đậm dấu

ấn của người nghiên cứu, giúp người nghiên cứu phân loại chỉ tiết hơn tục ngữ,

ca dao theo nhiều yêu cầu (như về nội dung, về thi pháp ) để rồi có thể tổng

hợp nhanh chóng các câu tục ngữ, ca dao cùng một tiêu chí, làm cho việc thống

kê về số lượng và việc nhìn nhận về chất lượng nội dung tục ngữ, ca dao được

nhanh chóng và chính xác.

Đối với văn hóa dân gian như tục ngữ, ca dao, dân ca, cổ tích lâu nay

chúng ta thường vận dụng các phương pháp có tính ước lượng theo dự kiến sẵn

có từ người nghiên cứu Trong giới thiệu, nghiên cứu về tục ngữ, ca dao, mô

hình chung thường làm là đưa ra một nhận định, lấy một vài đơn vị để chứngminh rồi phân tích đơn vị được dẫn và đi đến kết luận (thực ra kết luận đã có

trước khi khảo sát tư liệu, đây là một thao tác ngược) Có thể mô hình hoá

phương pháp đó như sau:

Trang 13

Kết luận ˆ

Nhân định | Dân chứng | Phân tích dan chứng (theo hướng

đã nhận định)

Ví dụ : Khi nhận định rằng người Việt bao dung, dễ tha thứ, có thể dẫn

câu: “On ai một chút chớ quên, oán ai một chút để bên da dày." Nhưng nếunhận định rằng người Việt ơn oán rạch rdi, có thể dẫn câu: "Ơn đền ơn, oán trả

oan." Phải thống kê, so sánh giữa những câu nói lên sự bao dung và sự rạch rồi,

thì mới có thé rút ra kết luận khách quan, chính xác Có tác giả khẳng định "ca

đao Việt Nam đã chứng tỏ rằng trong quần chúng nhân dân, tư tưởng chống đối

giai cấp phong kiến vẫn là tư tưởng chủ đạo" [99:322] Ý kiến trên có thể đúng

hoặc không đúng Tuy nhiên không có tư liệu số liệu để chứng minh Trong khi

đó, dùng phương pháp thống kê trong hệ thống, với số liệu 5.682 câu ca dao nói

về giao duyên nam nữ trong tổng số 11.825 câu ca dao được sưu tầm, chiếm tỷ

lệ 48%, thì có thể nói chắc chan rằng giao duyên nam nữ là chủ dé chiếm ưu thế

trong ca dao.

Văn hóa dân gian ở dạng nguyên hợp, đôi khi phức tạp, không thể nhặt ra

một vài đơn vị theo sự lựa chọn của riêng người nghiên cứu mà nhận định rằng

đó là những biểu hiện tiêu biểu cho tính Việt Nam, tính dân tộc Phương pháp

nghiên cứu thích hợp là tổng hợp từ một kho tàng văn hóa dân gian tương đốiđầy đủ, bằng thống kê, so sánh, thực hành thao tác định lượng cùng với thao tacđịnh tính để rút ra những kết luận khách quan, khoa học

Trong mọi vấn dé, mọi chủ dé, để rút ra nhận xét và kết luận, chúng tôi đều dựa trên toàn thể các câu tục ngữ, ca dao thuộc chủ để đó Các ý kiến khác

nhau hoặc đối lập nhau (phản ánh trong tục ngữ, ca dao), chúng tôi đều ghi nhận để xem xét, không đưa ra những định kiến trước Nếu có ý kiến đối lập (phản ánh trong tục ngữ, ca dao), để xem ý kiến nào là chủ đạo, chúng tôi tính

số lượng và tỷ lệ phần trăm Để làm rõ hơn các nội dung giống nhau và khác

nhau, chúng tôi đưa ra các bảng thống kê, so sánh

Trang 14

Để chỉ tính chất của các hiện tượng thể hiện trong tục ngữ, ca dao, thay

cho nhữn:: loại từ chỉ mức độ như: rất, vô cùng, tương dối, phần nào, it, it di,

hiém thấy chúng tôi diễn đạt bằng con số (trị số tuyệt đối và tỷ lệ) Chúng tôi

hong dừng ở con số, bang, biểu vì nhận thức rằng chúng tuy cụ thể nhưng

nhiều khi khô cứng, không phản ánh đầy đủ các khía cạnh của cuộc sống, nhất

là cuöc sóng tỉnh thần, tình cảm, tư tưởng Do đó, chúng tôi cũng rất coi trọng

„ự nhận xét, bàn luận bằng ngôn ngữ (định tính).

Phung pháp nghiên cứu như trên rất phù hợp với loại hình tục ngữ, ca

dao, là lo¿i hình có các thành tố có cấu trúc tương đối giống nhau, sự trùng hợp

‹ ủa các thành tố ấy có tần xuất tương dối lớn Điều này đã được các nhà nghiên

cứu đi truce chỉ ra như sau:

"Cong trình Hình thái học truyện cổ tích (xuất ban lần đầu năm

1928) của Prốp là một thể nghiệm thành công của việc áp dụng nhữngphương pháp nghiên cứu chính xác vào các khoa học nhân văn, vào việc

giai mã các tác phẩm văn chương nghệ thuật Mac dù biết khả năng to

lớn của việc sử dụng các phương pháp chính xác, Prốp vấn thấy rõnhững giới hạn của chúng Theo ông, những phương pháp này "chỉ cóthe được sử dụng và đem lại kết quả ở những nơi mà sự lặp lại có trongmot phạm vi lớn Điều này chúng ta có ở trong ngôn ays ciêu nàychúng ta có ở trong văn hoc dân gian” { Dẫn theo 151:138]

Chúng tôi đã khai thác một phần trong phần mềm Tuc ngữ Việt Nam, Ca

dao Việt Nam mà chúng tôi mới xây dựng để làm tư liệu cho công trình nghiên

cứu này Với khả năng quản lý tốt tư liệu, giúp phân loại, tra cứu nhanh và

chính xác nhiều loại chủ đề và nội dung theo yêu cầu phức tạp của người nghiên

‹ ứu, phần mém này sẽ là công cụ có ích cho việc nghiên cứu tục ngữ, ca dao vớicác dé tài còn lại

Š.2 Nguồn tư liệu chínhNeuon tư liệu chính của luận án da được liệt kê trong phần thư mục, trong

dló có nhữaip nguồn quan trọng như sau:

Trang 15

5.2.1 Tư liệu ca dao

Chúng tôi dựa vào một nguồn duy nhất là bộ sách Kho tàng ca dao người

Việt (g6m bốn tạp) do Nguyễn Xuân Kính và Phan Dang Nhật chủ biên, NXB

Van hóa - Thông tin xuất bản nam 1995 Tap thể tác giả đã cho tái bản bộ Kho

tàng ca duo người Viet vào năm 2001, có bổ sung, sửa chữa Chúng tôi chưa bổ

sung được những phan mới của bộ sách này vào nguồn tư liệu của luận án.

5.2.! Tư lieu tục ngữ

Chúng tôi sử dụng nhiều tác phẩm đã in, trong đó quan trọng nhất là Tuc

aga Việt Nam của Chu Xuan Diện, Luong Văn Dang, Phương Tri do Nhà xuất

ban Khoa học xã hội xuất bản nam 1975, Tuc ngữ Việt Nam chon lọc của Vương Trùng Hiếu do Nhà xuất ban Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh xuất ban

nam | 996, Tuc ngữ phong dao của Ôn như Nguyễn Văn Ngọc, do Nhà xuất bản

thành pho Hồ Chí Minh tái ban nam 1991.

5.3.3 Tư liệu phong tục tập quán, gia đình

Chúng tôi sử dụng nam tác phẩm là trong Gép phần nghiên cứu văn hoá

va tộc người của GS.Nguyên Từ Chi của Nhà xuất ban Văn hoá Thông tin xuất

bản nam196, Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính do Nhà xuất bản Tổnghop Đồng Tháp tái bản năm 1990, Đền hiện dai từ truyền thống của Phó giáo

su Trần Định Hượu do Nhà xuất bản Van hoá tái bản năm 1995, Làng xóm Việt

am của Toan Anh do Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm

1999, Tin hiểu phong tục Việt Nam qua nếp cit gia đình của Toan Ánh do

Wha xuất ban Van nghệ thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2000.

6 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lan đầu tien tục ngữ, ca dao người Việt được nghiên cứu một cách hệ thống trêii bình diện phong tục tập quán về gia đình với khối lượng khá lớn.

Qua tục ngữ, ca dao, luận án làm nổi rõ tính chất dan chủ, bình đẳng, khoan

oa, nhân văn trong quan he gia đình người Việt,

Kết quả nghiên cứu của cong trình này sẽ góp phần làm cơ sở lý luận vathực tiễn cho viec nghiên cứu về nội dung tục ngữ, ca dao, về gia đình truyền

Trang 16

thống, giúp việc tìm hiểu vốn van học dân gian được sâu sắc hơn, qua đó gópphần phát huy vốn văn hóa cổ truyền, bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nếp

sống văn hóa, gia đình văn hóa.

Cóng trình nghiên cứu này cũng cung cấp cơ sở lý luận, kiến thức và

phương pháp công tác cho cán bộ làm công tác văn hóa ở cơ sở hiện nay, nhất

là các cơ sở nông thôn, hiện đang thực hiện xây dựng các hình mẫu làng ván hóa, gia đình văn hóa, quan lý các sinh hoạt van hóa dân gian, lễ hội, di tích

lịch sử và văn hóa.

Sự đóng góp đáng kể của công trình này là về phương pháp nghiên cứu và

công cụ thực hiện phương pháp ay Về phương pháp, tắc giả thực hành tương đối đầy đủ phương pháp nghiên cứu được gọi là "toán học hóa ngôn ngữ” củakhoa học xã hội Đó là phương pháp định lượng kết hợp với định tính, khảo sátđối tượng một cách sáng rõ qua việc thống kê, đo đếm, mô hình hoá đối tượng,

khiến cho các kết luận có chỗ dựa vững chắc từ tư liệu, đáng tin cậy Về công

cụ, chúng tôi tạo ra một phần mềm quản lý tục ngữ, ca dao với 7.040 đơn vị tục

ngữ, 6.995 đơn vị ca dao đã được phân loại bước đầu để từ đó người nghiên cứu

có the tự phân loại, sắp xếp phục vụ các đề tài của mình có liên quan đến tục

ngữ, ca dao.

Kết hợp với phần mềm quản lý tục ngữ, ca dao và thư mục tham khảo(đầu mục và trích nguyên van), công trình có thể được xuất bản thành sánh in,

sách điện tử (CD-ROM) làm tài liệu nghiên cứu khá đầy đủ chuyên sâu tục ngữ,

ca dao về phong tục, tập quán của người Việt, đồng thời mở ra khả năng xử lý

tư liệu theo nhiều chủ đề, giúp những người nghiên cứu tiến hành các công trìnhnghiên cứu khác về tục ngữ, ca dao theo hướng kết hợp thao tác định tính vớithao tác định lượng.

7 BỐ CỤC LUẬN ÁN

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận Luận án có bốn chương:

Chương 1: Tiền dé lý luận liên quan đến phong tục tập quấn trong quan

hệ gia đình được phản ánh qua tục ngữ, ca dao

Trang 18

CHUONG I

TIỀN DE LÝ LUẬN LIEN QUAN DEN PHONG TỤC TẬP QUAN

TRONG QUAN HE GIA DINH

ĐƯỢC PHAN ANH QUA TỤC NGỮ, CA DAO

1.1 NHŨNG QUAN NIỆM CHÍNH VỀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

TRUYỀN THỐNG

1.1.1 Khái niệm gia đình

Gia đình là một thực thể vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính xã hội,

gắn bó với nhau thông qua quan hệ hôn nhân, thân tình và dòng máu để đáp ứng

nhu cầu về tình cảm, bảo tồn noi giống, giữ gìn và phát huy những giá trị van

hóa của cong đồng và tộc người, góp phần nuôi dưỡng nhân cách con người,phát triển kinh tế - xã hội, phản ánh sự vận động của cộng đồng và quốc giatrong tiến trình lịch sử.

1.1.2 Gia đình Việt Nam truyền thống

Gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu về van hóaViệt Nam Mỗi tác giả tìm cách tiếp cận khác nhau về gia đình Phan Kế Bínhtrong Việt Nam phong tục khảo sát gia đình thông qua phong tục trong gia tộc,

gồm các mục: Cha mẹ với con, anh em, chị em, thân thuộc, phụng sự to tông,

đạo làm con, thượng thọ, sinh nhật, thần hoàng, tang ma, cải táng, ky nhựt, tứ

thời tiết lập, giá thú, vợ chồng, vợ lẽ, cầu tự, nuôi nghĩa tử.

Đáng chú ý là trong khi giới thiệu phong tục tập quán, tác giả thường dẫn

tục ngữ để minh chứng Phan Kế Bính đã đưa ra nhận xét như sau: trong quan

hệ gia đình người Việt, hòa mục là điều hết sức quan trọng, dao làm con phải

trọng chữ hiếu, vợ chồng phải giữ chữ tiết nghĩa với nhau Ông cũng phê phán

một số biểu hiện tiêu cực đã thành tập tục trong quan hệ gia đình như trọng nam

khinh nữ, đa thê

Trong Từm hiểu phong tục Việt nam qua nếp cũ gia đình, tác giả Toan Ánh đi sâu vào đời sống gia đình, theo cách hiểu của học giả Đào Duy Anh:

Trang 19

Gia đình chỉ "những người thân thuộc trong một nha." [3:8] Ông giới thiệu tóm

tắt về thành phần gia đình Việt Nam và viết: "Qua các thành phần trên cho thấy

rằng gia đình Việt Nam bao quát rất rộng, và mọi người đều có tình thân thuộcvới nhau qua mọi thế hệ, không kể bởi họ nội, ngoại, nhiều khi bởi cả hai bên

nội ngoại." [3:24-25] Tác giả néu lên một số vấn đề đáng chú ý là:

a)

- "Bổn phan của ông ba cha me là phải ran dạy con cháu, và chịu

trách nhiệm về hành vi của con cháu Con cháu không chịu vâng lời,

ông bà cha mẹ có quyền dánh mắng."

- "Người mẹ là vợ của người cha, nghĩa là người vợ của người chủ

gia đình khi có con." "Người mẹ cũng có quyền như người cha, nhưngphải theo quyết định của người cha, vì lé vợ phải theo chồng."

- "Cha mẹ có bổn phận phải nuôi con lúc nhỏ, con cũng có nhiệm

vụ phụng dưỡng cha mẹ lúc già."

- "Anh chị em ở với nhau khi còn sống chung với cha mẹ phải hòathuận, thương yêu nhau, khi khôn lớn, cha mẹ cho ở riêng hoặc cha mẹchết, phải thương yêu giúp: đỡ lấn nhau."

- "Vợ chồng là hai trụ cột của gia đình, sau sẽ trở thành cha me,

ông bà.

Kể từ khi đôi bên kết hôn với nhau là có nghĩa vụ với kẻ trên,

người dưới của đôi bên nữa.

Vợ chồng tuy lấy nhau, như trên đã nói, không được ra ở riêng

nếu không được ông bà cha mẹ cho phép và phải lo làm ăn để phụng

dưỡng ông bà cha mẹ.

Nếu con cháu lười biếng đến nỗi ông bà cha mẹ phải tự sát thì

phải tội.

Khi ông ba cha me tuổi già sức yếu, bệnh tật, con cháu không

nuôi cũng có tội.

Đó là bổn phận đối với kẻ trên, lại còn những bổn phận đối với

người dưới phải lo dạy dỗ, gây dung con em Con cm có lỗi phải trừng

phạt.

Trang 20

Ngoài ra vợ chồng an ở với nhau còn có nhiệm vụ và bổn phan

đúng với lẽ tong phu Bỏ chồng ra di, can tội bội phu, bị pháp luật trừng phạt.

Đàn ông có ở gửi rể, vợ cũng phải kính chồng Đánh chồng, giết

Ở góc độ tiếp cận khác, Phó giáo sư Trần Đình Hượu đã xem xét Gia

đình truyền thống Việt Nam voi ảnh hưởng Nho giáo và viết:

"Gia đình truyền thống Việt Nam chịu ảnh hưởng Nho giáo sâu sắc,nhưng tìm ảnh hưởng đó không nên chỉ căn cứ vào lí thuyết Nho giáo, mà

nên nhìn gia đình trong thế chế chính trị - kinh tế - xã hội tổ chức và quản

lý theo Nho giáo, bị điểu kiện hoá trong thể chế đó mà vận động phát

triển Theo chúng tôi, những điều kiện đó là:

- Chế độ chuyên chế với quyền vương hữu, quyền thần dân hoá toàn thể với nền kinh tế cống nạp.

- Trật tự trên dưới theo phân vi.

- Tổ chức làng - họ.

- Cuộc sống nông thôn và cung đình.

- Sự giáo hoá sâu rộng về trách nhiệm với vua với nước, về tìnhnghĩa gia đình, họ hàng, về lí tưởng sống êm ấm, trên kính dưới nhường,

về quyền người đàn ông, người cha, người chồng" [57:314]

"Ảnh hưởng Nho giáo đến gia đình truyền thống Việt Nam là lâu

dai và liên tục cho đến khi Việt Nam thành thuộc địa cua Pháp và xã hộiViệt Nam bắt đầu Âu hoá.

Nhưng ảnh hưởng đó cũng có khác nhau tuỳ từng thời kỳ, từng vùng

và từng loại gia đình Trong việc nghiên cứu gia đình truyền thống và ảnh

Trang 21

hưởng Nho giáo trong đó, cũng chỉ một vài loại gia đình thực sự có ý

nghĩa" [57:315]

Tác giả đã phân tích các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta

trước đây để chỉ ra có bốn hạng người trong dân là sĩ, nông, công, thương,

nhưng quan trọng nhất là nông và sĩ Từ đó, ông "Phân biệt gia đình truyền

thống Việt Nam thành hai loại lớn: quan hộ và dân hộ."[48:320] Tác giả viết:

"Trong xã hội trước dây, nông dân và nhà nho có vai trò xã hội lớn

nhất, gia đình nông dân và gia đình nhà nho cũng là tiêu biểu nhất Giađình nông dân, đặc biệt là gia đình trung nóng, tiêu biểu cho cách tổchức làm ăn sản xuất nông nghiệp nhằm tự túc và đóng góp cho làngnước Gia đình nhà nho tiêu biểu cho cách dùng lễ nghĩa xây dựng nên

nếp trong nhà và ăn ở với họ hàng làng xóm." [57:320].

GS Nguyễn Từ Chi nghiên cứu sâu vào cơ cấu tổ chức làng xóm và nhậnxét bước đầu về gia đình người Việt, mà địa bàn chủ yếu là vùng đồng bằng và

trung du Bắc Bộ Với gia đình người Việt cổ truyền, Nguyễn từ Chi nhấn mạnh

đến loại lô hình gia đình nhỏ, gia đình hạt nhân: “Gia tộc Việt, từ nông thôn

đến thành thị, ở đồng bằng và trung du Bac Bộ, cả trên khắp đất nước, từ lâu

cũng đã giải thể đến mức gia đình nhỏ rồi, thậm chí trong tuyệt đại đa số các

trường hợp, là gia đình hạt nhân.”[15:181 Ông nhìn sâu vào tính chất của pia

đình Việt cổ truyền như sau:

“Tính chất phụ quyền của gia tộc Việt là điều đã được nhiều lầnnhấn mạnh, với các nguyên lý chính làm khung cho nó: quyển uy tối

cao của người cha với con cái, của người chồng dối với người vợ, dặc

quyền thừa kế của con trai, đặc biệt của con trai trưởng, vai trò quán

triệt, có khi hầu như độc tôn của đàn ông chủ hộ trong mọi tổ chức

ngoại gia đình Tính chất phụ quyền ấy còn được tô đậm bởi nhiều thế

kỷ giáo duc nhà Nho Trên bình diện sinh hoạt cộng đồng của làng — xã,

sự vắng mặt quá “lộ liễu” của phụ nữ trong cơ cấu tổ chức càng nói lênthế lép vế của họ Tuy nhiên, nguyên lý, nhiều khi chỉ là nguyên lý, chỉ

là biểu hiện của “cấu trúc hữu thức” cộng đồng Xét lại vấn đề dưới góc

ADE

Trang 22

đó thực tế hơn của nền kinh tế tiểu gia đình, thì số phận người phụ nữ

Việt đâu có hẩm hiu như thế Không phải chỉ vì họ là người tiếp tay đáclực và không thể thiếu cho cha, cho chồng, trong lao động nông nghiệpnang nhọc, mà còn (và chú yếu?) bởi vì “luồng tiểu thương rất phát dattrong vùng châu thổ [và trung du Bắc Bộ - TT], thực ra là nam trong tay

phụ nữ Nhu vậy, chính người phụ nữ mang về cho gia đình một phân

thu nhập không phải khong đáng kể, dưới dạng tiền mặt, còn nôngphẩm lại thể hiện khía canht tự cấp tự túc của nền kinh tế nông

thôn.[192]

Những tác phẩm được dẫn ra trên đây giúp chúng ta hình dung về tổ chức

và tính chất gia đình Việt Nam truyền thống để có thể so sánh với các hình máu

gia đình được tục ngữ, ca dao phan ánh Xã hội Việt Nam cổ truyền có hai loại

gia dinh cơ bản: gia đình nông dan và gia đình nhà nho Gia đình nông dân là

một don vị sản xuất theo kiểu chong cay, vợ cấy, con trâu di bừa Gia đình nhà nho là gia đình theo kiểu bên anh dọc sách bên nàng quay tơ.

Năm 1991, công trình Những nghiên cứu xã hội học về gia đình ViệtNam ( NXB Khoa hoc xã hội - Hà Nội- 1991) đã công bố 12 bài nghiên cứu vềgia đình, cho chúng ta hình dung về sự biến đổi sâu sắc của gia đình truyềnthống Việt Nam trong thời kỳ mới của lịch sử Việt Nam có chủ trương đổi mới

của Đảng ( năm 1986).

Chúng ta biết rằng vào đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tăng cường khai

thác thuộc địa Việt Nam, xã hội Việt Nam phân tầng sâu sắc, quá trình Âu hoá

điễn ra nhanh chóng ở các đô thị và có ảnh hưởng nhất định vào nông thôn ViệtNam Triều đình Huế đã chấm dứt việc thi cử bằng chữ Hán, Hán học bị thất

thé, Vũ Dinh Liên với bài thơ Ong Dé chia sẻ tâm trạng của cả xã hội Việt Nam

đối vơi tâng lớp Nho sĩ thất thế Xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều giai tầng mới,

trong đó có viên chức và công nhân.

Ngày nay, từ kết quả của các công trình nghiên cứu về Nho giáo, chúng takhông phủ nhận ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo đối với văn hóa gia đình ởViệt Nam Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế và xã hội cho nên mẫu hình truyền

Trang 23

thống của gia đình Việt Nam có những nét rất khác với gia đình truyền thống ở

Trung Quốc Cũng vì vậy, tư tưởng về gia đình của Nho giáo đã bị khúc xạtrong gia đình truyền thống ở Việt Nam Ví dụ gia đình truyền thống của TrungQuốc đặc biệt nhấn mạnh vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của họ tộc và thường

gia đình phát triển theo hướng gia đình nhỏ thành đại tộc Trong xưng hô, ngườiTrung Quốc đưa họ lên vị trí chủ yếu (Luu tiên sinh, Trần dai nhân ), én người

là phụ Trong khi đó, ở Việt Nam, gia đình thường ở quy mô vừa phải, gồm hai,

ba thế hệ, cách xưng hô than mật hơn, nhấn mạnh tên người, dé cao tính cộng

đồng “tới lửa tắt đèn có nhau”, “bán anh em xa mua láng giéng gần ” chứ

không đề cao tuyệt đối tộc họ, coi đó như là một đẳng cấp phân biệt trong xã

họi Điều này được phản ánh rõ trong các mối quan hệ trong gia đình mà chúng

tôi sẽ phân tích ở các chương sau qua tục ngữ, ca dao.

1.2 KHÁI NIỆM TỤC NGỮ, CA DAO, PHONG TỤC, TẬP QUAN

Gia đình là đối tượng phản ánh của nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật

Tục ngữ, ca dao cũng có đối tượng phản ánh là gia đình Trong phạm vi của mộtluận án, chúng tôi xin dé cap tới bộ phận tục ngữ, ca đao về phong tục tập quán

trong gia đình.

Đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm về tục ngữ, ca dao,phong tục tập quán Tuỳ từng góc độ chuyên môn, mỗi nhà nghiên cứu quan

tâm đến những đặc tính này hay đặc tính khác của đối tượng để định nghĩa khái

niện., nhưng nói chung đã tương đối thống nhất ở những điểm cơ bản Kế thừa

quan niệm của các nhà khoa học đi trước, chúng tôi nêu lên những khái niệm

sát với hướng nghiên cứu của chúng tôi như sau:

1.2.1 Khái niệm tục ngữ

Tục ngữ là một thể loại van học dân gian, được hình thành và sử dụng trong lời nói hàng ngày, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống, thường ngắn gon,

có vần diệu, thành câu hoàn chỉnh, có chức năng thông báo, được phổ biến ròng

rãi trong nhân dân.

1.2.2 Khái niệm ca dao

Trang 24

Ca dao là một thể loại văn học dân gian, có tính trữ tình, có vần điệu

(phần lớn là thể lục bát) do nhân dân sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế he, dùng để miêu tả, tự sự, ngụ ý và chủ yếu dién đạt tình cảm Nhiều câu ca dao

vốn là lời của những bài dân ca.

1.2.3 Khái niệm phong tục, tap quán trong quan hé gia đình

Phong tục, tập quán trong quan hệ gia đình là những thói quen đã thành

nếp lâu đời, được lan truyền rộng rãi, ăn sâu trong quan hệ giữa các thành viên

trong gia đình cũng như xã hội.

Phong tục và tập quán khác nhau ở chó: Tập quán là thói quen hình thành trong các sinh hoạt mà con người tiếp thu được và tự giác thực hiện hành vi của mình Phong tục là quy định bất thành văn mà cộng đồng người quy ước vớinhau có tính bat buộc mọi người phải theo Vì thế tục ngữ có câu “Nhập gia titytục” Ai làm trái quy ước đó sẽ bị dư luận chê bai và người có quyền uy nhac

nhở Ví như trong các cuộc giỗ họ, những người có thứ bậc ngang nhau được an cùng mâm Một số làng đặt ra hương ước - đây là cách thức văn bản hoá phong

tục để yêu cầu mọi người tuân thủ Thế nên mới có câu “Phép vua thua lệ làng”.

1.2.4 Mối quan hệ giữa tục ngư, ca dao và phong tục tập quán

Giữa tục ngữ, ca dao và phong tục tập quán có mối quan hệ hữu cơ, tương

hỗ Phong tục, tập quán là cái được phản ánh, còn tục ngữ, ca dao là hình thức

phản ánh của cái được phản ánh Tục ngữ, ca dao xuất phát từ cuộc sống, phản

ánh phong tục, tập quán, đúc kết thành kinh nghiệm và biểu bộ tình cảm thco quan niệm dân gian và trở lại tác dộng vào cuộc sống, góp phần phổ biến những

phong tục tập quán tốt đẹp, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội

1.3 NHŨNG Ý KIẾN CHÍNH XUNG QUANH CÁC MỐI QUAN HE

TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI VIET ĐƯỢC PHAN ANH QUA TỤC NGỮ CA

DAO

Những nhà nghiên cứu đi trước ít nhiều đã nghiên cứu về nội dung tụcngữ, ca dao theo các góc tiếp can khác nhau Đóng góp của họ là rất lớn, dathúc đẩy ngành nghiên cứu văn học dân gian phát triển Tuy vậy, việc phân tích

Trang 25

sau chi dé phong tục tập quán về gia đình trong tục ngữ, ca dao chiếm Ui trọng

còn tHip trong những công trình khảo cứu vẻ tục ngữ, ca dao nói chung Từ nam

1969 lến năm 1971 và năm 2000 có hai công trình đi sâu vào nội dung tục ngữ,

ca dav, đặc biệt là khảo sát khá ky các mối quan hệ của con người trong xã hoi,

đó là Phi ca bình dân Việt Nam (1969 - 1971) của Nguyễn Tấn Long, Phan

Canh và Dao làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam (2000) của Nguyên

Nghĩ Dan.

Thúng tôi xin lược trích mót số công trình nghiên cứu về tục ngữ, ca dao

có liêi quan đến chủ dé gia đình như sau:

[rong Ca dao - dân ca- tục ngữ - vẻ, Hoang Như Mai có bài Tình yêu và

hạnh phúc gia đình trong thơ ca dan gian, Anh Biên có bai Quan niệm vềcon người trong tuc ngữ, Lê Anh Hiền có bài Tuc ngữ và ca dao Việt Nam với

tutu ndu tử, trong đó các tác giả trình bày những biểu hiện tốt đẹp trong quan

hệ gi: đình được tục ngữ, ca đao phản ánh, nhấn mạnh đến vấn dé đáng quan

tâm mất là sự hoà thuận trong gia đình người Việt.

Tác soạn giả Thi ca bình dân Việt nam (tập 2) đã khảo sát 6 vấn dé dat

Tả:

- Phong tục Việt Nam xuyên qua ca dao.

- Quan niệm về chế độ gia đình

- Những vui buồn trong mưu sinh

- Biến thái của tình cảm con người đối với sinh hoạt xã hội.

- Tình yêu quê hương dân tộc.

- Ý thức đấu tranh của người bình đân qua các chế độ thống trị.

Nhằm khái quát các nội dung trên, các tác giả nêu nhận định:

" , dan chúng Vict Nam bị ách đô hộ người Tàu thống trị, nềntảng của triết thuyết Nho giáo ăn sâu vào xã hội Việt Nam, ảnh hưởngvào mọi gia đình Việt Nam đến tận gốc rễ Vậy sự chống đối của người

bình dan đối với chế độ pia đình là sự chống đối giữa quan niệm người

bình dân trước mọi ảnh hưởng ngoại lai của lý thuyết Khổng Mạnh."

(73:161-162].

Trang 26

Vào nam 1940, Kinh Thi Viet Nam của Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu)

nói về quan hệ gia đình, về Chống nam quyền như sau: "Luân lý phụ quyên đạtngười đàn ông lên địa vị chủ tể Phụ nữ Việt Nam đã mỉa mai, giày đạp cái oai

quyền ấy Họ tìm đủ tính xấu của đàn ông đem ra trào phúng, để chứng rằng địa

vị ưu thắng của đàn ông không được họ công nhận." [52.103] Qua ca dao, ông

rút ra những tính xấu của đàn ông bị phụ nữ mia mai là: hoang dang, di thoã,

phu tình và nhận định rằng người dan bà đã nổi loạn, cố đạp đổ cái hình tượng

đàn ông.

Nguyễn Bách Khoa dành hai chương Gia tóc phụ hệ và Chống nam quyền

để phân tích về gia đình Việt Nam thể hiện qua ca dao:

"Đứa con không là gì hết, người đàn bà không là gì hết, con người

không là gì hết Cha là tát cả, chồng là tất cả, đàn ông là tất cả Đó là

chân lý phụ quyền của Nho giáo, mà giai cấp sĩ phu vẫn muốn dùng làm

luân lý nền tảng của xã hội Việt Nam cũ, bởi nó rất thích hợp với chế độ

quân quyền và kinh tế nóng nghiệp, hai nguồn quyển lợi của giai cấp

ấy Nhưng chế độ quân quyền với trạng thái nông nghiệp ở xứ ta cũng

mang một hình thức đặc biệt không giống xã hội Trung Quốc Cho nên

chế độ gia tộc Việt Nam chỉ tiến được đến khuôn khổ phụ hệ là ngừng

lại, không đủ điều kiện chuyển sang khuôn khổ phụ quyền tuyệt đối như

ở Trung Hoa Vì thế mà ở trong dân gian luôn luôn lưu hành một sứcchống nam quyền, chống phụ quyền, chống Nho giáo rất là mạnh mẽ.”

[63:102].

Nhận định như trên của Nguyễn Bách Khoa có phần cực đoan, chúng tôi

sẽ phân tích ở phần sau

Trong cuốn sách Chống hôn nhân gia đình phong kiến trong ca dao

Việt Nam (1960), Hang Phương viết: "Dưới chế độ phong kiến, mặc dầu bị đàn

áp thậm tệ, bị luân lý phong kiến mê hoặc, nhồi sọ, nhưng những tư tưởng

chống đối vẫn nay nở và phổ biến rộng rãi trong câu ca tiếng hát dân gian."

(122:1] Tác giả nêu lên những nội dung có tính chất chống đối trong ca dao là:

- Những nỗi lo âu và dau khổ của nam nữ thanh niên thời xưa.

Trang 27

- Cưỡng ép hôn nhân.

- Tảo hôn.

- Đa thê

- Cảnh góa bua.

- Mẹ chồng nàng dâu, mẹ ghẻ con chồng.

- Không dân chủ trong gia đình.

Vào năm 1960, viết như trong tiểu luận thể hiện một tinh thần chống doiphong kiến đáng trân trọng Công trình nghiên cứu tuy còn sơ lược nhưng cũng

đã néu lên diện mạo phía trái của pia đình Việt Nam; tuy nhiên, nếu không: nhìn

sang phía phải, thì e rằng sẽ khóng tìm ra những truyền thống quý báu trong

quan hệ pia đình người Việt để gìn giữ và phát huy.

Nguyễn Nghĩa Dân chia tục ngữ, ca dao về đạo làm người thành hai loại:

môi loại về lao động, học tập, tu dưỡng rèn luyện bản thân, và loại về đạo làm

người trong quan hệ gia đình Tác giả viết:

"Tục ngữ, ca dao néu bật truyền thống hiếu thảo của con đối vớicha mẹ," “Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, đạo hiếu được xem

như một chuẩn mực bao trùm để định giá đạo đức của một con

người '[ I9:56 ].

"Tuc ngữ, ca dao cũng không quên phê phán những hiện tượng bất

hiếu được lưu truyền như kinh nghiệm xấu "

"Cùng với quan hệ cha mẹ con cái là quan hệ anh chị em, gản gũi

và tinh nghĩa Quan hệ ruột thịt that chặt mối quan hệ này " [21:57]

"Quan hệ vợ chông chủ yếu là tình yêu và hòa thuận." [21:58].

Phần gia đình chỉ là một điểm (6 trang) trong chuyên luận trên bẩy chục

trang, do đó chỉ nêu được những y chính mang tính nhận định khái quát, không

đi sâu phân tích, chứng minh Trong khi phân tích, dan chứng, tác gia cũng trích

dẫn tục ngữ, ca dao.

Vũ Ngọc Phan viết:

“Trong chế độ phong kiến, việc quy định tài sản đối với phụ nữ rất

là khe khát Việc quy định ấy chủ yếu làm cho phụ nữ không bao gid

Trang 28

được độc lập về kinh tế, dù chính phụ nữ đã góp phần xây dựng kinh tế

gia đình:

Hỡi cô cắt có đồng mau!

Chăn trâu cho khéo làm giầu cho cha.

- Giàu thì chia bảy chia ba,

Phản em là gai được là bao nhiêu!

Trong 24 huấn điều của Lê Hiến Tông (1500) huấn điều thứ tám

và thứ chin đã quy định vẻ phụ nữ: "Khi chỏng chết, phải thương yéu

con vợ trước hoặc con vự lẽ của chồng, nếu có gia tài, không được

chiếm đoạt làm của riêng mình.", "Khi chồng chết mà mình chưa có con, thì phải ở lại nha chỏng, giữ việc tang lễ, không được giấu giếm

chuyển van tài sản nhà chong dem về nhà minh” [99:338].

" Nhưng ca dao Việt Nam đã chứng tổ rằng trong quần chúngnhân dân, tư tưởng chống đối giai cấp phong kiến vẫn là tư tưởng chủ

đạo Cho nên trong hôn nhân khi họ đã không ưng thuận, thì họ cũng

không kể gì giàu sang phú quý, và cũng không tin gì ở số mệnh:"

[114:339].

Vũ Ngọc Phan còn dé cập dén những vấn dé khác trong quan hệ gia đình

như: mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu, chế độ đa thê, cảnh khổ lẽ mọn, đạo tam

tòng trói buộc người phụ nữ.

Giáo sư Định Gia Khánh viết:

“Điều 307 Lé triểu hình luật quy dinh rằng người chồng xa cách

vợ năm tháng, không tham hỏi đi lại thì có thể bị mất vợ Đã có con với nhau rồi thì gia hạn từ nam tháng lên một năm Nếu vì công sai (di việccông) thì bất luật (tức là có thể vắng nhà lâu, không ban tới kỳ hạn)

Như vậy là quyền lợi và hạnh phúc người phụ nữ được coi trọng và

được bảo vệ, trái han với quan niệm nam tôn nữ ty của Nho giáo

Điều lệ thi hành từ năm Hồng Đức thú hai (1471) quy định rất rõ

quyển lợi của phụ nữ trong việc thừa kế gia sản.”

Trang 29

Như vậy là trong gia đình, con gái cũng được coi bình đẳng

như con trai Thật là trái với quan niệm “nữ nhân ngoại tộc”, “nhât nam

viết hữu, thập nữ viết vô” theo lễ giáo của nho gia.” [61: 285].

Nguyễn Tấn Long và Phan ‘anh nhấn mạnh đến luật pháp của phong tục,

nó khiến cho chế độ cai trị phải ton trọng lễ thói của địa phương Các tác piả

liên hệ: “Trong thi ca bình dân, những tầng lớp phụ nữ da nối tiếp nhau qua

nhiều thế hệ, nói lên ý thức chống đối của họ, cho nên, ngoài sự phát triển mức

sống của hệ thống kinh tế, sự chóng đối giữa ý thức cai trị và ý thức tục lệ chính

là mầm mống phân chia trong he thống chính trị." [61:81 |.

Phân tích quan niệm về chế độ gia đình, các tác giả nêu ra 11 vấn dé là:

- Ảnh hưởng của chế độ phụ hệ.

- Ý thức bất mãn trong chế dộ phụ hệ.

- Nỗi khổ cực trong sinh hoạt gia đình bình dân

- Ý thức bảo vệ và xây dựng gia đình.

- Ý thức về giáo dục gia đình.

- Những khắc khoải của tình yêu qua phong tục lễ giáo

- Hiếu đạo với ông bà, cha ine.

điểm Nho giáo: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, nghĩa là: ở

nhà theo cha, lấy chồng thco ching, chồng chết theo con (trai)

Trong Thi ca bình dan Viet Nam, các tác giả cũng phân tích theo ba nội

dung của giáo lý tam tòng:

“Theo phân tích tren, chúng ta căn cứ vào tục ngữ, ca dao Việt

Nam để nhận xét, thì người Việt Nam không chống chế độ phụ hệ, màchống chế độ phụ quyền."

Trang 30

Các tác giả nhận xét rang người dàn bà bình dân đã chống lại chế độ phụ

quyền bằng cách lật đổ hình tượng người đàn ông, chỉ rõ những thứ xấu xa củangười đàn ông, phủ nhận ý thức ton thờ người đàn ông:

"Cho nên, nếu người dan ông dem giá trị người dan bà hạ nhục để khống tri', thì người đàn bà cũng dem giá trị người đàn ông hạ nhục dé

chống lại Trạng thái ấy phản ứng rất rõ rệt trong ca dao Việt Nam, "

những mũi tên độc ban thẳng vào nền phong kiến, đập vỡ những dp bức,

bất công mà gia đình Việt Nam đã chịu ảnh hưởng xã hội Trung Quốc.”

"Tình thương của ho đã đặt lên trên quyền điều khiển của mẹcha Thực ra, không phải họ bất hiếu, hay quên ơn cha mẹ, mà chính vì

họ cảm thấy chế độ phụ quyền đem đến cho đời sống họ những bất

công, những thảm trạng mà chính họ phải gánh chịu hậu qua." [72:205].

«Tóm lại, giáo lý "tam tong" của Khổng Mạnh đã bị đổ nát.

Dong lich sử đấu tranh chống phụ quyền của người dan bà chiến thắng,

phá vỡ hoàn toàn cái hình tượng tôn thờ đàn ông Trong khi chống phụquyền, họ đã tỏ ra một thái độ cương quyết cực đoan, trắng trợn Họ đòibình quyền với đàn ông vẻ mọi phương diện

! Tác giả dùng khống tri chứ không phải là thống tri.

Trang 31

Nhưng, cương quyết và cực đoan chưa phải là lợi khí mầu nhiệm

trong lịch sử đấu tranh của họ Điều thành công là họ đã khéo lôi cuónđàn ông, lớp người tan tiến, cùng đứng chung trong ý thức chống doi

của họ để tạo thành một phong trào giải phóng phụ nữ." [72:220-221 |.

Nhận định trên đây có nét cực đoan, đã đối lập tuyệt đối người đàn ông

với người đàn bà, tạo ra mâu thuẫn giả tạo, không phù hợp với thực tế, Về

phương pháp tiếp cận nội dung ca dao, không nên coi những nội dung chống lạingười đàn ông là của riêng người đàn bà, vì đó, chính xác hơn, là ý thức phê

phán của cả cộng đồng đối với những thói hư tật xấu trong xã hội Mặt khác,

chống phụ quyền không phải bằng cách bêu xấu người đàn ông, cũng không

phải bêu xấu người đàn ông là nhàm chống phụ quyền Đúng ra, đó là sự nhìn nhận khách quan của các tác giả dân gian, không bị ràng buộc bởi ý thức phụ

quyền cực đoan, đã phê phán đúng những biểu hiện xấu xa của một số người

dan ông trong xã hội Về mặt thi pháp, không nên phân tích nhân vật và hình

tượng trong tục ngữ, ca đao theo cách phân tích của văn học thành văn, bởi vì

văn học thành van là sản phẩm của một cá nhân, mỗi tác phẩm là một sản phdin riêng biệt, nhân vật, hình tượng trong đó mang tính độc lập tương đối, có thể

được nhìn nhận một cách độc lập, trong khi đó tục ngữ, ca dao là tác phain của

tập thể, thể hiện ý thức của cả mot cộng đồng, không những thé lại được hình

thành và hoàn thiện trong cả một quá trình lịch sử, cũng vì vậy, từng đơn vị tục

ngữ, ca dao di có khả năng đứng độc lập vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau, muốn nhìn nhận chính xác những vấn đề mà nó đề cập thì phải nghiên

cứu một cách tổng thể theo hệ thống Cho nên cách phân tích nhân vật người

đàn bà như trên là không phù hợp.

Vẻ ý thức bảo vệ, xây dựng gia đình, các tác giả của Thi ca bình dân Việt

Nam viết rằng dân tộc Á Đông coi trách nhiệm đối với gia đình là bổn phạn

thiêng liêng, ý thức ấy được thể hiện mạnh mẽ trong ca dao:

"Về ý thức gia đình họ (tức người bình dân) không cho yếu tố tàinang là căn bản, mà cho yếu tố hòa thuận là quan trọng thì đó chính là

một triết lý sâu xa mà chúng ta không thể xem thường.”

Trang 32

Về những khắc khoải ca tình yeu qua tập tục lễ giáo, có những ý chính

như sau;

"Quyền cha mẹ định đoạt số phận yêu đương của con chính là

nguyên nhân phát sinh những tâm hồn khắc khoải của nam nữ thanh

niên thời bấy giờ." [72:336 |.

"Tóm lại, đối với phong tục lễ giáo, người bình dan bao giờ cũng

có sức bảo vệ và duy trì Chính nhờ sự bảo vệ và duy trì ấy mà ngày nay

nước Việt Nam ta còn được những mầu sac dan tộc.” [72:342-343 |.

Về tình vợ chồng, các tác giả viết: “Trước nhất, chúng ta thường thay

trong ca dao Việt Nam, người bình dân quan niệm sự sống chung giữa vợ chồng

là một cái "đạo" [72:491] Các tác giả đã phân tích khá tỷ mi các mối quan hệ

của tình vợ chồng khi gần gũi, khi sóng gió, khi xa cách, rồi đi đến kết luận:

"Tóm lại, đối với tinh vợ chồng, người bình dân gọi là cái đạo Cáiđạo theo quan niệm của họ là bình đẳng, tương thân và chung thủy, khác với đạo "tam tong" của Khổng Mạnh Trong lúc đạo “tam tony"

tước đoạt hết quyền của người đàn ba, bat người đàn bà phải sóng lệ

thuộc vào đàn ông, tạo trong gia đình quý tộc sự bất bình đẳng, thì đạo

vợ chồng của người bình dan ngược lại dùng ý thức sinh hoạt làm nghĩa

vụ, khiến cho nền tảng bình đẳng được bảo vệ và duy trì Và ý thức dán

chủ cũng chính là ý thức của gia đình bình dân thuở xưa." [72:418].

Nhận xét trên của các tác gid chưa that toàn diện, bởi vì đạo vợ chồng ở

Nho giáo không chỉ có "tam tony" Nói về gia đình nhà nho, Phó giáo sư Tran

Đình Hượu đã nhận xét:

"Tuy thế, trong những gia đình gia thế, tay hòm chìa khoá lại là ở người đàn bà, người chồng giao hết tiền nong cho vợ và không bao giờ

Trang 33

kiểm soát sự chỉ tiêu của vợ Người dàn bà được coi là nội tướng, chủphụ, tuy về danh nghĩa là nghe thco lời chồng, giúp chồng, nhưng thực tẻthì là người chủ trì việc nhà '(57:330-33 1 ], "Nhưng quan hệ giữa nam nữ phải hình dung theo quan hệ giữa 4m và dương, có chủ có tùng, không

thể thiếu nhau và phải dựa vào nhau Một bên sinh một bên dưỡng, mọtbên bắt đầu, khởi xướng, một bên hoàn thành, hỗ trợ cho nhau Cho nên

trong nhà đàn ông là chủ, dàn bà phải thuận tùng, nhưng đàn ông phải

yêu thương kính nể vợ."(57:33 |.

Nhà giáo Nguyễn Nghĩa Dàn nghiên cứu một cách tổng thể tục ngữ, ca

đao theo phương pháp nghiên cứu văn học dan gian, và đặc biệt là phương pháp

quy nạp, để luận bàn về đạo làm người được thể hiện qua tục ngữ, ca dao:

"Kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp, gia đình vừa là đơn vịlao động vừa là tế bào của tổ chức xã hoi, lại để cao phụ quyển nên ởgia đình có nhiều "công thức” về đạo làm người do giai cấp phong kiến thống trị áp đặt như phụ: từ, tử: hiếu, phu: xướng, phụ: tùy, tam tòng, tứ đức; trọng nam, khinh nữ Trong gia đình cũng có những thành kiến về

"bà gia? nàng dau", về "di ghé con chồng”, về "anh em rể, chị em dâu”,

về "ông chú mu o” làm cho quan hệ gia đình thêm phức tạp Gia đình

rồi dòng họ trở thành cơ sở vững chắc ở nông thôn, từ đó có những quan

hệ hep hoi "Một giọt máu đào hơn ao nước 14", "Chín đời họ mẹ con

hơn người dưng” Tục ngữ về đạo làm người một mat làm nhiệm vụ

phản ánh, mặt khác đấu tranh chống lại những tập tục thành kiến nói

trên” [21:24].

Nói đến giai đoạn thế kỷ XV, tác giả nhận định:

“Chính trong thời kỳ này, tục ngữ về đạo làm người chịu ảnhhưởng tư tưởng nhân văn của Nho giáo và Phật giáo có thể thẩm thấu từ

trên xuống hoặc hoặc từ ngoài vào do trí thức Nho hoặc Phật (kể cả nho

sĩ bình dân) làm chức năng sáng tác, đúc kết hoặc truyền đạt." [21:25]

?'Từ bà gia do tác giả viết, có nghĩa là mẹ chồng.

Trang 34

"Cho nên, trước kia cũng như hiện nay, rong dao làm người của

Việt Nam vẫn tổn tại những tứ tưởng nhân văn của dạo đức A Đóngnhưng điều cẩn xác định là qua tục ngữ hoặc ca dao về dao làm người,

những tt tưởng đó dã duvv Việt hóa, hòa vào bản sắc dân lộc, vào tinh

hoa văn hóa chung về đựng nước và giữ nước hình thành từ hàng nghìn

năm qua." [21:26].

"Tục ngữ, ca dao Việt Nam về đạo làm người thể hiện không chỉ

tư tưởng, dao đức mà còn thể hiện dam nét lối sống trong đó nổi lên nép sống cộng đồng, tình nghĩa của dân tộc với tinh thần khoan dung, gan

bó đoàn kết, tạo nên sức mạnh to lớn để dựng nước và giữ nước."

[21:27].

"Nếp sống cộng đồng, tình nghĩa nói trên của dân tộc ta bat nguỏn

từ những điều kiện kinh tế nông nghiệp lâu đời, đồng thời cũng bátnguồn từ hoàn cảnh xã hoi thường xuyên phải đối phó với thiên tai vàngoại xâm” [21:28].

"Quan hệ dọc trong gia đình là chữ hiếu, quan hệ ngang là chữ dé,

quan hệ vợ chồng là chữ thuận, quan hệ con cháu đối với ông bà tổ tiên

là thờ kính, "Uống nước nhớ nguồn” "Cách xử lý trong gia đình bắt

nguồn từ sự thương yêu, hòa hợp.” [21:29]

quan hệ gia đình Tác giả viết:

"Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, đạo hiếu được xem như

một chuẩn mực bao trùm để định giá đạo đức của một con người."

[21:56].

“Tuc ngữ, ca dao cũng không quên phê phán những hiện tượng bất

hiếu được lưu truyền như kinh nghiệm xấu "

Trang 35

“Cùng với quan hệ cha mẹ con cái là quan hệ anh chi em, gan gũi

và tình nghĩa Quan hệ ruột thịt that chặt mối quan hệ này " [21:57].

"Quan hệ vợ chéng chủ yếu là tình yêu và hòa thuận." [21:58].

Nhìn chung, phần gia đình chỉ là một điểm (6 trang) trong công trìnhkhảo luận trên bẩy chục trang, do đó chỉ nêu được những ý chính mang tính

nhận định khái quát Tác phẩm còn có phần sưu tập, lựa chọn, giải thích tục

ngữ, ca dao Việt Nam về đạo làm người theo 4 chuyên mục, trong đó có chuyênmục thứ hai là 7c ngữ, ca dao vẻ dao làm người trong quan hệ gia đình

Trong Thế ứng xử xã hội cở truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ qua

một số ca đao - tục ngữ, Tran Thúy Anh đề cập đến thế ứng xử theo mot

tuyến mở rộng từ gia đình, qua họ hàng - làng xóm - vùng miền - đất

nước Theo định hướng “tiếp cận văn học dân gian từ ngả đường văn hoá

học”, tác giả rút ra mấy thế ứng xử: có một tinh than nhân văn dân gian,

sự ứng biến, tính dung hợp - hoa hợp — khoa học, thế ứng xử nước doi,

lưỡng tri, đa tri, hành vi tình nghĩa, ứng xử bàng tình nghĩa.

Điểm lại như trên và so sánh, chúng tôi nhận thấy giữa các nhà nghiên

cứu có sự không thống nhất trong nhận định về sự kiểm tỏa của Nho giáo trong

đời sống xã hội (một bên coi sự ánh hưởng của Nho giáo vào xã hội Việt Nam

là sâu và rộng, tới tận gốc rễ, mót bên coi sự ảnh hưởng ấy bị hạn chế nhiều).

Theo chúng tôi, không thể nói như các tác giả Thi ca bình dan Việt Nam: ` nền tang của triết thuyết Nho giáo ăn sâu vào xã hội Việt Nam, ảnh hưởng vào

mọi gia đình Việt Nam đến tận gốc rễ." [73:197] Chúng tôi đồng tình với nhận

định của Quang Dam và Phó giáo sư Trần Dinh Hượu: Quang Dam nói rằng sự kiêm tỏa của Nho giáo bị hạn chế khi di sâu xuống các cơ tang xã hội ở bén

dưới Phó giáo su Trần Đình Hượu cũng đã viết: "Nho giáo ảnh hưởng sau đến loại gia đình nhà nho, nhưng cũng thấm vào toàn bộ xã hội, tức là ảnh hưởng

đến cả gia đình nông dân ở một số mat Cả hai loại gia đình đó cho ta thấy hình

ảnh chung của gia đình truyền thống Việt Nam."

Với những cách chia nhóm phân loại, lược giải trên đây, chúng tôi thấy có

hai điểm nổi bật là:

Trang 36

- Thứ nhất, về phong tuc tap quanCác tác giả nêu những ý chính là: Chế độ phụ quyền rộng rãi Trọng nam

khinh nữ, quyền người chồng bao vid cũng nặng hơn quyền người vợ Tục vợ lẽ

cũng là một tục trái với văn mình đời nay Thích con trai Trên kính dưới

nhường, ở cho trong ấm ngoài êm, lấy hoà mục làm đầu Dựng gia tộc là một

vic làm được chú trọng Nhưng gia đình quây quần với nhau thì nghĩa khí hẹp,

kiến thức hẹp hòi, không bằng được người có giao tiếp rộng rãi Phụng sự tổ

tiên rất thành kính Đạo làm con: hiếu thảo - biết kính trọng, thương mến, biết

vâng lời, biết phụng dưỡng cha me Sự báo hiếu cho cha mẹ ở nghỉ lễ tang ma

lạc hậu phién quá thể, an uống thco kiểu trả nợ miệng, làm cho nhiều người khổ

vì hủ tục Đạo vợ chồng cư xử với nhau, trọng nhất là hai chữ hoà thuận Ngườichồng trọng nhất là phải giữ nghĩa với vợ, mà vợ thì phải giữ tiết hạnh với

chồng Phụ nữ phải đủ tứ đức mới gọi là hiền, lại có nghĩa tam tòng nữa Nghĩa

vụ của người chồng đối với vợ thì chỉ an ở cho đúng đắn, biết thương yêu, quý

trọng vợ, nhất là có tài trí, khiến cho vợ được nương nhờ Vợ chồng đồng tâm

hiệp lực.

Gia đình là nền tảng của xã hội, có gia đình mới có xã hội

Ở Việt Nam, gia đình là một nền tảng vững chắc của xã hội Gia đình Việt

Nam bao quát rất rộng, mọi người đều có tình thân thuộc với nhau qua mọi thế

hệ, không kể bởi họ nội, ngoại, nhiều khi bởi cả hai bên nội ngoại

Nhìn tổng quát, tuy chưa đi sâu theo chuyên dé gia đình, nhưng những tác

phẩm được dẫn trên đây đều đã nêu lên những đặc trưng chính của gia đìnhngười Việt Hạn chế của những tác giả dẫn trên - theo chúng tôi - có nơi có lúccon sơ sài, cực đoan, thiếu chính xác, nhìn nhận chưa thật toàn diện và đúngđắn về Nho giáo, cũng chưa có sự phan biệt giữa gia đình nhà nho và gia đình

nông dân, mà lẽ ra, phải thấy rằng tuy có thể cùng sống trên một địa bàn, nhưng

gia đình nhà nho và gia đình nông đân có những đạc tính rất khác nhau (như Pho giáo sư Trần Đình Hượu đã phân tích trong Đến hiện dai từ truyền thống;).

- Thứ hai, về nôi dung tuc ngữ, ca dao

Trang 37

thông qua việc khảo sát tục ngữ, ca dao, các tác giả phân tích về quan

niém, cách ứng xử, những biểu hiện trong phong tục tập quán của người Việt

xung quanh vấn đề gia đình trên những nội dung lớn là ảnh hưởng của chế độ

phụ hệ, phụ quyền và triết thuyết Khổng Mạnh vào gia đình Việt Nam, sự

chống lại triết thuyết ấy, những nội dung chung về gia đình, quan hệ cha mẹ con, quan hệ vợ chồng, quan hệ anh chị em.

Các tác giả nhận định chế do phụ quyền có ảnh hưởng đến gia đình Việt Nam, đã tạo điều kiện cho ý thứ: tại gia tong phụ, xuất giá tong phu, phu tử tòng tử thâm nhập.

Những biểu hiện chính của thái độ chống lại triết thuyết Khổng Mạnh,

theo các tác giả, là:

+ Người phụ nữ chống lại chế độ phụ quyền rất mạnh mẽ, họ mia mai, nổi

loạn, đạp đổ oai quyển đàn ông Dem thói hư tật xấu của người đàn ông ra

châm biếm, đó cũng là cách tấn công vào chế độ phong kiến.

+ Tình thương của người phụ nữ đặt lên trên quyển điều khiển của mẹ

cha, nhưng sự chống đối về ý thức “tại gia tòng phụ” không quyết liệt lắm

+ Lôi kéo đàn ông, tạo thành phong trào giải phóng phụ nữ.

Về những đặc tính của gia dình người Việt, các tác giả nêu:

+ Những nét chung nhất là: Tương thân tương ái Muốn tạo hoà khí gia

đình thì cách ứng xử phổ biến là nhịn nhục, nhưng chỉ có phụ nữ nhịn nhục.Không lấy tình yêu trai gái làm yếu tố chính cho tình cảm gia đình, mà lấy tinh

cảm sinh hoạt làm căn bản Gia dình là cơ sở giáo dục con người Người dân Việt đã bảo vệ phong tục lễ giáo, nhờ thế mà ngày nay ta còn được những mầu

sắc dân tộc Trong truyền thống van hóa Việt Nam, đạo hiếu được xem như một

chuẩn mực bao trùm để định giá dạo đức của một con người Ngày nay, đạo thờcúng tổ tiên còn được duy trì và tồn tại chính là nhờ ý thức hiếu đạo của ngườibình dân Gia đình rồi dòng họ trở thành cơ sở vững chắc ở nông thôn, từ đó có

những quan hệ hẹp hi Trong đạo làm người của Việt Nam vẫn lưu giữ những

tư tưởng nhân văn của đạo đức Á Đông nhưng điều cần xác định là qua tục ngữ,

ca dao, những tư tưởng đó đã được Việt hóa, hòa vào bản sác dân tộc, góp phần

Trang 38

tạo ra tỉnh hoa văn hóa chung từ thời dựng nước, trải qua hang nghìn nam hình

thành và phát triển Tục ngữ, ca duo Việt Nam thể hiện không chỉ tư tưởng, đạođức mà còn thể hiện đậm nét lối sống, trong đó nổi lên nếp sống cộng đồng,

tình nghĩa của dân tộc với tinh than khoan dung, gắn bó đoàn kết, tạo nén sức

mạnh to lớn để dựng nước và giữ nước Quan hệ doc trong gia dinh là chữ hiếu,

quan hệ ngang là chữ dé, quan hệ vợ chồng là chữ thuận, quan hệ con cháu doi

với ông bà tổ tiên là thờ kính, "Uống nước nhớ nguồn” Cách xử lý trong gia

đình bắt nguồn từ sự thương yêu, hòa hợp Tình nghĩa là chất keo sơn gắn bó

mọi thành viên trong một gia đình, một địa phương và trong cả nước, tạo nên sự

cố kết vững chác "Nghĩa" là một giá trị đạo đức có trong luân lý Khổng Mạnh

nhưng "nghĩa tình" lại là sáng tạo mang bản sắc dân tộc Việt Tình nghĩa làm cho quan hệ giữa người với người Việt Nam bền chặt trong từng cong đông, từ

gia đình đến xã hội Nếp sống cộng đồng, tình nghĩa nói trên của dân tộc ta bat nguỏn từ những điều kiện kinh tế nông nghiệp lâu đời, đồng thời cũng bat

nguồn từ hoàn cảnh xã hội thường xuyên phải đối phó với thiên tai và ngoạixâm Trong quan hệ nếp sống cong đồng Việt cũng có những hạn chế như giatrưởng, cục bộ địa phương, hủ tục, mê tín di đoan Cùng với xu hướng phảnphong của văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ, ca đao về đạo làm người chốnglại những thói hư tật xấu, những hành vi vô dạo dức, phé phán những hiện tượng

bất hiếu được lưu truyền như kinh nghiệm xấu, cần phải khắc phục

+ Về mối quan hệ cha mẹ con: Tục ngữ, ca dao nhấn mạnh quan hệ mẹ

con, ghi lại thiên chức và tình cảm của người mẹ Tục ngữ, ca dao cũng nêu

được truyền thống hiếu thảo của con đối với cha mẹ Có tác giả khẳng định ràng

qua tục ngữ, ca dao thấy quyền cha mẹ định đoạt số phận yêu đương của con

Tục ngữ, ca dao phê phán những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ của con dối

với mẹ.

+ Về mối quan hệ vợ chồng: Tục ngữ, ca dao cho ta thấy rằng trong quan niệm của người Việt, chung sống vợ chồng là một đạo lý Vì vậy quyền hạn yuua người chồng và người vợ không phải chỉ có một chiều mà phải đặt trên tính chat tương ứng và bình đẳng Quan hệ vợ chồng chủ yếu là tình yêu và hòa

Trang 39

thuận Người phụ nữ Việt theo chồng, nhưng không theo kiểu “tong phu” của

Nho giáo, không phải theo dé hau hạ, mà để chia sẻ niềm vui, là nghĩa vụ tương

thân tương ái và bình đẳng xây dựng trên ý thức đồng lao cộng lực, chung thủy,

khác với đạo "tam tong" của Khổng Mạnh Người phụ nữ Việt Nam thươngchong va theo chồng trên can bản, không phải bị áp bức, bát buộc, ma phát xuất

từ tình thương, từ lòng mong mỏi xây dựng gia đình Trong luật lệ của triều

đình phong kiến, có một so trường hợp, như Lé friểu hình luát có những điều khoản tỏ ra coi trọng phụ nữ.

+ Về mối quan hệ anh chị cm: Trong tục ngữ, ca dao, tình anh em được nói tới ít, nhưng cũng thiết tha Quan hệ anh em có khi bị ý thức tư hữu chỉ

phối, nhưng tình huyết thống vẫn giữ một vai trò thiêng liêng.

1.4 NHÂN TO TÁC GIA CUA TỤC NGỮ;, CA DAO VỀ PHONG TỤC,

TAP QUAN TRONG QUAN HE GIA ĐÌNH.

Tác giả của tục ngữ, ca dao chủ yếu là nóng dân Xã hội Việt Nam trướctháng 8 năm 1945 có tới 95% dan chúng mù chữ Người được học chữ Hán haychữ quốc ngữ thời ấy không nhiều, hay nói đúng là quá ít ở nông thon ViệtNam Phương thức sáng tác ngẫu hứng, truyền miệng trong môi trường sinh hoạtdan đã sản sinh những câu ca dao chan chứa tình cảm và hàm chứa nhiều tâm

sự Phương thức canh tác nông nghiệp cổ truyền, những luật tục của ho toc, làngquê trong một xã hội tiến triển chậm chạp là môi trường nảy sinh những câu Lụcngữ đúc kết kinh nghiệm của con người đối với tự nhiên, xã hội và gia đình để

truyền lại các các thế hệ ké tiếp.

Tuy nhiên, nếu khảo sát hang nghìn câu ca dao, tục ngữ còn lưu giữ dénhôm nay, chúng ta dé dang nhận ra vai trò của những nhà nho trong việc sáng

tác và phổ biến những câu ca dao, tục ngữ Cũng cần nói thêm rằng ở một số bài

viết về tác giả của tục ngữ và ca dao, một số nhà nghiên cứu đã minh chứng về

sự hiện diện của tầng lớp nho si trong các cuộc hát ví phường vải, những bài

điện ca tế than, hat trống quân

Cũng không là ngoại lệ trong số 730 câu tục ngữ và 1.179 câu ca dao nói

về gia đình có ghi dấu ấn của nhà nho Điều này thể hiện ở chỗ họ đã đưa những

Trang 40

cau tục ngữ, thành ngữ của Trung Quốc, những châm ngôn của Nho giáo thành

tục ngữ, ca dao của người Việt Như "phu xướng, phụ tuỳ”, "Tai gia tong phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tong tử", "phu quí, vợ vinh”, “Trai làm nên nam thê

bảy thiếp, gái làm nên thủ tiết thờ chồng", "Hồ phụ sinh hổ tử", "Hiếu thuậnhoàn sinh hiếu thuận tử, ngỗ nghịch hoàn sinh ngỗ nghịch nhỉ", "Anh thuận cmhòa là nhà có phúc", "Quyền huynh thé phụ”, Dấu ấn của nhà nho còn in đậmtrong những câu ca dao nói về sinh hoạt gia đình, mà đặc biệt là những gia đình

nhà nho lấy việc học hành, thi cử làm trọng:

- At di dai với tôi cùng

1 6i còn sắp sửa cho chồng di thi

Chồng tôi quyết đỗ khoa nay

Chữ tốt nhu rắn, văn hay như rồng

Bố khi xắn váy quai congCơm niéu nước lọ nuôi chồng di thi

- Một chữ kinh mẹ, một chữ thờ chaDâu mà trăng xế, bóng anh qua cũng dành,

Như vậy, rõ ràng là với tư cách tác giả dân gian, nhà nho đã dân gian hóa

Nho giáo.

Trong số các nhà nho, chúng ta cần chú ý đến các nhà nho cấp thấp, họ là

hàn nho, những người đèn sách theo nghiệp thi cử nhưng không đỗ đạt đành

phải quay về làng, sống với làng Do có chữ nghĩa nên được dan làng kính trọng

và họ tham gia vào các sinh hoạt văn hóa của gia đình, làng xóm, thực hành phổ

biến tư tưởng Nho giáo, cả cái tích cực và tiêu cực của tư tưởng đó Giáo Sư

Nguyễn từ Chi đã nêu lên những nhận xét xác đáng về tầng lớp Nho sĩ ở nông

thôn như sau:

Các nhà Nho mà kiến thức sách vở tạo ra một uy thế lớn trước mộtdân chúng gồm những nông dân hầu đều mù chữ tự tập họp thành

một tầng lớp xã hội riêng, có trẻ cũng từ thế kỷ XVII Về mat kinh

tế, tầng lớp ấy không tách lhỏi nông dân, trái lại, rất gắn bó với

nông dân Quả vậy, trừ một số ít nhờ thi đỗ mà ra làm quan, đại

Ngày đăng: 09/06/2024, 23:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w