1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ ngành văn hóa học tín ngưỡng thờ anh hùng nguyễn trung trực trong đời sống văn hóa cư dân nam bộ

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ
Tác giả Võ Hoàng Khải
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Thị Thu Yến
Trường học Trường Đại học Trà Vinh
Chuyên ngành Văn hóa học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Trà Vinh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 398,21 KB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH VÕ HOÀNG KHẢI TÍN NGƯỠNG THỜ ANH HÙNG NGUYỄN TRUNG TRỰC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƯ DÂN NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VĂN HÓA HỌC TRÀ V

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

VÕ HOÀNG KHẢI

TÍN NGƯỠNG THỜ ANH HÙNG NGUYỄN TRUNG TRỰC

TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƯ DÂN NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VĂN HÓA HỌC

TRÀ VINH, NĂM 2020

ISO 9001:2015

1 / 15

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

VÕ HOÀNG KHẢI

TÍN NGƯỠNG THỜ ANH HÙNG NGUYỄN TRUNG TRỰC

TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƯ DÂN NAM BỘ

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của NCS dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Thị Thu Yến Các kết quả nghiên cứu và các kết quả trong luận án là trung thực, không sao chép bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các tài liệu đã được NCS trích dẫn và ghi nguồn theo đúng qui định

Trà Vinh, ngày 20 tháng 10 năm 2020

Nghiên cứu sinh

Võ Hoàng Khải

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Thị Thu Yến đã quan tâm, tận tình hướng dẫn và cho tôi những lời khuyên quý báu trong thời gian học tập, nghiên cứu, thực hiện luận án

Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Tiết Khánh - Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh, Ban giám hiệu, lãnh đạo và giảng viên, viên chức Khoa Ngôn ngữ – Văn hóa – Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trung tâm Học liệu, Tạp chí Khoa học và các phòng, khoa thuộc Trường Đại học Trà Vinh đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn

Xin chân thành cảm ơn quí thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn chúng tôi trong suốt thời gian tổ chức lớp học; cảm ơn các bạn nghiên cứu sinh ngành Văn hóa học, khóa 2016 Trường Đại học Trà Vinh đã đoàn kết, giúp nhau vượt qua khó khăn trong học tập, công tác

Xin chân thành cảm ơn quí đồng nghiệp, cộng tác viên đã hỗ trợ khảo sát, thống kê số liệu và những lời góp ý chân tình, hiệu quả trong thực hiện luận án

Xin chân thành cảm ơn các nhà quản lý văn hóa các tỉnh ở Nam Bộ, các nhà nghiên cứu; quí vị trong Ban Quản trị các đình Nguyễn Trung Trực; người dân đã tham gia phỏng vấn, trả lời câu hỏi, chia sẻ những câu chuyện về Nguyễn Trung Trực, đặc biệt là ông Nguyễn An Thọ, hậu duệ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã cung cấp những minh chứng thực tế, sống động trong luận án

Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án

Trân trọng!

5 / 15

Trang 6

2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 3

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 3

2.2 Giả thuyết nghiên cứu 3

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

6 HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

6.1 Hướng tiếp cận liên ngành 4

6.2 Phương pháp nghiên cứu 4

6.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu 5

6.2.2 Phương pháp điều tra xã hội học 5

6.2.3 Phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn sâu 5

Trang 7

1.2.1 Một số khái niệm liên quan 20

1.2.1.1 Khái niệm văn hóa 20

1.2.1.2 Khái niệm tín ngưỡng 22

1.2.1.3 Khái niệm văn hóa tín ngưỡng 23

1.2.1.4 Khái niệm đời sống văn hóa 24

1.2.2 Các lý thuyết tiếp cận 26

1.2.2.1 Lý thuyết cấu trúc - chức năng 26

1.2.2.2 Lý thuyết biến đổi 28

1.2.2.3 Lý thuyết vùng văn hóa 29

1.3.2 Lược sử vùng đất Nam Bộ 34

1.3.3 Chủ thể văn hóa vùng Nam Bộ 35

1.3.4 Khái quát tín ngưỡng, lễ hội ở Nam Bộ 38

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 42

CHƯƠNG 2: NGUYỄN TRUNG TRỰC NHÂN VẬT LỊCH SỬ VÀ HUYỀN THOẠI 44

2.1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ 44

2.1.1 Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX 44

2.1.2 Những anh hùng kháng Pháp tiêu biểu ở Nam Bộ 46

2.1.2.1 Cuộc khởi nghĩa của Trương Công Định (Trương Định, 1860 – 1864) 46

2.1.2.2 Thủ Khoa Huân (Nguyễn Hữu Huân) chiến đấu ở Mỹ Tho và Tân An (1862 – 1875) 47

2.1.2.3 Thiên Hộ Dương (Võ Duy Dương) lập chiến khu ở Đồng Tháp Mười (1860 – 1886) 48

2.2 NGUYỄN TRUNG TRỰC – NHÂN VẬT LỊCH SỬ 49

2.2.1 Tóm tắt tiểu sử Nguyễn Trung Trực 49

2.2.2 Những chiến công oanh liệt 50

2.2.2.1 Trận Nhật Tảo 50

2.2.2.2 Trận tập kích đồn Rạch Giá 51

2.2.2.3 Lập căn cứ kháng chiến ở Phú Quốc 52

2.2.3 Sự hy sinh anh dũng 52

2.3 NGUYỄN TRUNG TRỰC - NHÂN VẬT HUYỀN THOẠI 53

2.3.1 Huyền thoại về người anh hùng võ nghệ cao cường và lời thề đánh Pháp 55

7 / 15

Trang 8

2.3.2 Huyền thoại về những chiến công 57

2.3.2.1 Huyền thoại về Hỏa hồng Nhật Tảo 57

2.3.2.2 Huyền thoại Kiếm bạt Kiên Giang 59

2.3.2.3 Huyền thoại căn cứ Phú Quốc 61

2.3.3 Huyền thoại về cái chết và sự thiêng hóa của người anh hùng 63

2.3.4 Huyền thoại liên quan đến người thân 67

2.3.4.1 Về lòng hiếu đễ với cha mẹ 67

2.3.4.2 Huyền thoại về vợ con người anh hùng 68

2.3.4.3 Huyền thoại về nghĩa bạn bè 70

3.1.1 Thống kê di tích thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ 73

3.1.2 Không gian đình Nguyễn Trung Trực 77

3.1.3 Thời gian cúng tế đình Nguyễn Trung Trực 78

3.1.4 Nghi thức cúng tế đình Nguyễn Trung Trực 79

3.2 MỘT SỐ LỄ HỘI TIÊU BIỂU THỜ NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM BỘ 82

3.2.1 Lễ hội tái hiện chiến công kháng Pháp trên đất Long An 83

3.2.1.1 Khu di tích vàm Nhật Tảo, huyện Tân Trụ (Long An) 84

3.2.1.2 Nơi thờ phụng tại quê hương Nguyễn Trung Trực ở xã Thạnh Đức, huyện 85 3.2.2 Lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang 87

3.2.2.1 Đình Nguyễn Trung Trực ở thành phố Rạch Giá (Kiên Giang) 87

3.2.2.2 Đình Vĩnh Hòa Hiệp ở huyện Châu Thành (Kiên Giang) 92

3.2.2.3 Đình Nguyễn Trung Trực ở huyện Phú Quốc (Kiên Giang) 94

3.2.3 Lễ hội Nguyễn Trung Trực ở An Giang 96

3.2.4 Lễ hội và việc thờ cúng Nguyễn Trung Trực ở Bạc Liêu 98

3.2.5 Lễ hội và việc thờ cúng Nguyễn Trung Trực ở Sóc Trăng 100

3.2.5.1 Đình Nguyễn Trung Trực ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng) 100

3.2.5.2 Đình Nguyễn Trung Trực ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) 102

Trang 9

3.2.6 Việc thờ cúng Nguyễn Trung Trực ở Hậu Giang 104

3.2.7 Việc thờ cúng Nguyễn Trung Trực ở Trà Vinh 105

3.2.7.1 Đình Nguyễn Trung Trực ở xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú 105

3.2.7.2 Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú 106

3.2.8 Các hình thức thờ vọng tại gia 107

3.3 NHỮNG BIẾN ĐỔI VÀ NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM BỘ 110

3.3.1 Những biến đổi của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ 111

3.3.1.1 Về kiến trúc, xây dựng 112

3.3.1.2 Về thời gian tổ chức ngày giỗ Nguyễn Trung Trực 113

3.3.1.3 Về nghi thức cúng tế 115

3.3.1.4 Về tổ chức hoạt động hội 116

3.3.2 Nguyên nhân biến đổi tín ngưỡng thờ phụng Nguyễn Trung Trực 118

3.3.2.1 Những thay đổi trong đường lối, chủ trương về văn hóa và tôn giáo, tín ngưỡng là nguyên nhân chủ quan dẫn đến những biến đổi trong đời sống tín ngưỡng, cũng như tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực của cư dân Nam Bộ 118

3.3.2.2 Những thay đổi về kinh tế - văn hóa - xã hội cũng góp phần không nhỏ trong sự biến đổi của tín ngưỡng này là nguyên nhân khách quan 121

TIỂU KẾT 124

CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, GIÁ TRỊ CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM BỘ VÀ MỘT SỐ BÀN LUẬN 126

4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ NGUYỄN TRUNG TRỰC 126

4.1.1 Anh hùng Nguyễn Trung Trực – vị nhân thần của cư dân Nam Bộ 126

4.1.1.1 Sự tương đồng 127

4.1.1.2 Sự khác biệt 128

4.1.2 Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực mang đậm yếu tố sông nước trong đặc trưng của văn hóa Nam Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Nam Sông Hậu 131

4.1.3 Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực không ngừng được mở rộng 132

4.2 VAI TRÒ CỦA VIỆC THỜ PHỤNG NGUYỄN TRUNG TRỰC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƯ DÂN NAM BỘ 135

4.2.1 Việc phụng thờ Nguyễn Trung Trực đáp ứng được nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ 136

9 / 15

Trang 10

4.2.2 Việc thờ phụng Nguyễn Trung Trực đáp ứng được các nhu cầu mới, phái sinh

TÀI LIỆU THAM KHẢO 164

CÁC CÔNG TRÌNH NCS ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒ PHÂN BỐ CÁC CƠ SỞ THỜ PHỤNG ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM BỘ 1

PHỤ LỤC 2: TRUYỀN THUYẾT VỀ NGUYỄN TRUNG TRỰC 3

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt AHDT Anh hùng dân tộc

UBND Ủy ban nhân dân

VHTTDL Văn hóa Thể thao & Du lịch

11 / 15

Trang 12

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3 1 Thống kê sự phân bố các di tích thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực ở các tỉnh

Nam Bộ 74

Bảng 3 2 Thống kê số lượng đình thờ Nguyễn Trung Trực tại các tỉnh 76

Bảng 3 3 Thời gian, nghi thức ở các tỉnh có di tích thờ Nguyễn Trung Trực 81

Bảng 3 4 Khảo sát mức độ thay đổi trong tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực 112

Bảng 4 1 Số lượng và địa bàn thờ phụng các vị anh hùng ở Nam Bộ 128

Bảng 4 2 So sánh số người dự lễ hội đình các vị anh hùng dân tộc ở Nam Bộ 130

Bảng 4 3 Danh sách các đình thờ ở địa phương đổi tên thành đình Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ 134

Bảng 4 4 Số lượng người dự lễ hội đình Nguyễn Trung Trực 137

Bảng 4 5 Thành phần, nghề nghiệp người dân tham gia lễ hội Nguyễn Trung Trực 137 Bảng 4 6 Mục đích của người tham gia lễ hội đình Nguyễn Trung Trực 138

Trang 13

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 1 1 Bản đồ Nam Bộ 33 Hình 3 1 Bản đồ các đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ 76 Biểu đồ 4 1 Lý do người dân dự lễ hội tại đình Nguyễn Trung Trực 139

13 / 15

Trang 14

TÓM TẮT

Luận án “Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa

cư dân Nam Bộ” là tài liệu khoa học hệ thống lại các cơ sở thờ anh hùng Nguyễn Trung

Trực, cùng các thực hành tế lễ, tổ chức hoạt động hội; nhận diện đặc điểm, vai trò, giá trị của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ

Luận án đã áp dụng lý thuyết chức năng, lý thuyết biến đổi và lý thuyết vùng văn hóa để làm sáng tỏ vai trò, ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa của cộng đồng; giải thích quá trình hình thành và biến đổi của tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời văn hóa xã hội của cư dân Nam Bộ Từ cơ sở lý luận đó, luận án đã miêu thuật các câu chuyện, huyền thoại về anh hùng Nguyễn Trung Trực Theo thời gian, mặc dù đã hơn một thế kỷ rưỡi trôi qua nhưng những huyền thoại ấy vẫn còn mang giá trị nhân văn sâu sắc

Luận án đã tập trung khảo sát sự hình thành, phát triển các cơ sở thờ tự Nguyễn Trung Trực, những biến đổi và nguyên nhân biến đổi tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ Hệ thống đình, khu tưởng niệm Nguyễn Trung Trực được người dân xây dựng ở khắp Nam Bộ, tôn thờ Ông như một vị phúc thần cùng các danh tướng kháng Pháp Nguyễn Trung Trực được nhân dân kính trọng, tôn thờ không những ở đình, đền mà còn được tôn vinh, tưởng nhớ ở chùa, thậm chí thờ tại gia Do đó, các hoạt động tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ngày càng đa dạng và phong phú hơn Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực phát triển mạnh mẽ bởi lẽ Nguyễn Trung Trực là vị nhân thần tiêu biểu ở Nam Bộ, hiện nay, tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực đang lan tỏa và mở rộng Những đặc điểm trên chứng tỏ, vai trò của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ngày càng sâu đậm trong lòng nhân dân; có giá trị nhất định trong đời sống văn hóa tâm linh của cư dân Nam Bộ Giờ đây, tín ngưỡng này là một phần không thể thiếu trong các hoạt động tư tưởng, tâm linh của người dân vùng sông nước

Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực là sản phẩm văn hóa của nhân dân từ lâu đã đi vào trong đời sống văn hóa - xã hội của cư dân vùng Nam Bộ; không chỉ là dịp để nhân dân tri ân, tưởng nhớ người anh hùng mà còn là nơi gắn kết cộng đồng, vui chơi giải trí, liên kết người với người thông qua các hoạt động cúng tế, vui chơi, thiện nguyện, trị bệnh miễn phí Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực một mặt đáp ứng nhu cầu tâm linh mang lại niềm tin cho con người, mặt khác là nơi lưu giữ, truyền lại đạo lý làm người của cha ông cho thế hệ sau.

Trang 15

1 MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Từ sau thời kỳ Đổi mới, Việt Nam phát triển mọi mặt về kinh tế, văn hóa xã hội, đời sống người dân được nâng lên, nhu cầu văn hóa được quan tâm Cùng với sự phát triển của đất nước, tổ chức và hoạt động tín ngưỡng, lễ hội của nước ta cũng thay đổi mạnh mẽ Xu hướng nhân dân phục dựng, bảo tồn di tích, thực hành tín ngưỡng ngày càng cao Bên cạnh việc phục hồi tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Thành hoàng, tổ chức các lễ hội truyền thống, tín ngưỡng thờ cúng anh hùng dân tộc cũng luôn được coi trọng Việc khôi phục tín ngưỡng thờ cúng người có công khai phá đất đai, mở cõi, thờ cúng các vị anh hùng dân tộc là phù hợp với đạo lý truyền thống dân tộc ta Đó là những người lao động, chiến đấu, hy sinh vì nhân dân, vì đất nước Khi mất đi, trong tâm thức người dân, họ linh thiêng tiếp tục phò trợ nhân dân làm ăn, sinh sống Cuộc đời và sự nghiệp của người anh hùng vừa có tính lịch sử, hào hùng vừa mang tính huyền thoại, bay bổng Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu anh hùng dân tộc trong đời sống văn hóa là việc làm ý nghĩa, nhằm ghi lại hình ảnh cha ông như một cách bảo tồn di sản, cũng là một cách để thể hiện lòng biết ơn của thế hệ sau đối với các bậc tiền nhân

Ở Việt Nam, khi thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh, thắng

nhanh ở Đà Nẵng, buộc phải chuyển hướng tiến đánh Gia Định (tháng 2-1859), đông

đảo nhân dân Nam Kỳ đã tích cực tham gia chống Pháp, kể cả sau khi triều đình ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (năm 1862) thừa nhận việc Pháp cai quản ba tỉnh miền Đông

Nam Kỳ Do đó, quân Pháp luôn phải đối mặt với những trung tâm kháng chiến ở khắp

mọi nơi, chia nhỏ ra vô cùng, hầu như có bao nhiêu người An Nam thì có bấy nhiêu trung tâm kháng chiến (155, 1985, tr.41) Như vậy, trong lịch sử Việt Nam, giai đoạn

nửa cuối thế kỷ XIX, Nam Bộ là nơi ghi dấu đậm nhất về phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược Nơi đây có những con người kiên trung của dân tộc với một ý chí bất

diệt thà hy sinh tất cả, quyết không làm nô lệ đã được lịch sử và nhân dân mãi mãi ghi

nhớ, mãi mãi kính yêu và tôn thờ Những danh tướng kháng Pháp lừng lẫy của Nam Bộ có thể kể Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định, Thiên hộ Dương, Thủ khoa Huân, Nguyễn Trung Trực Trong đó, Nguyễn Trung Trực là một trong những người yêu nước tiêu biểu Ông là vị thủ lĩnh trong phong trào khởi nghĩa kháng Pháp từ những năm đầu tiên Pháp xâm lược Việt Nam Tinh thần chống Pháp của Ông thể hiện qua câu nói

bất hủ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây; với

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)

15 / 15

Ngày đăng: 29/04/2024, 18:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w