1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ ngành tài chính ngân hàng nghiên cứu sự phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --- NGUYỄN QUANG PHI NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH - N

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -

NGUYỄN QUANG PHI

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

HÀ NỘI - 2021

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -

NGUYỄN QUANG PHI

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

Chuyên ngành: KINH TẾ BẢO HIỂM Mã số: 9340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRẦN THỌ ĐẠT

HÀ NỘI - 2021

Trang 3

LỜI CAM KẾT

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bài luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

Tác giả luận án

Nguyễn Quang Phi

Trang 4

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1

1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Tổng quan nghiên cứu 4

1.4.1 Tổng quan nghiên cứu ngoài nước 4

1.4.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước 6

1.5 Qui trình nghiên cứu 9

1.6 Mô hình và phương pháp nghiên cứu 11

1.7 Kết cấu luận án 16

CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VÀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA 18

2.1 Lý thuyết về bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 18

2.1.1 Khái quát về bảo hiểm phi nhân thọ 18

2.1.2 Lý thuyết về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 21

2.2 Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong bối cảnh toàn cầu hóa 34

2.2.1 Khái niệm phát triển thị trường bảo hiểm trong bối cảnh toàn cầu hóa 34

2.2.2 Toàn cầu hóa và bản chất của toàn cầu hóa 35

2.2.3 Sự thay đổi và phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong bối cảnh toàn cầu hóa 38

2.2.4 Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến các thị trường bảo hiểm mới nổi 41

2.3 Các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 43

2.3.1 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 43

Trang 5

2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 44

2.4 Các điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong bối cảnh toàn cầu hóa 48

2.4.1 Các điều kiện khách quan 48

2.4.2 Các điều kiện chủ quan 50

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM 52

3.1 Lịch sử phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm 52

3.1.1 Lịch sử phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 52

3.1.2 Các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm của Việt Nam 55

3.2 Thực trạng phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (2008 - 2018) 57

3.2.1 Năng lực thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (2008 - 2018) 57

3.2.2 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm 66

3.2.3 Hoạt động đầu tư tài chính 73

3.3 Đánh giá thực trạng phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2008 - 2018) 74

3.3.1 Kết quả đạt được 74

3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 82

CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM 86

4.1 Phân tích mẫu nghiên cứu 86

4.2 Phân tích tác động của toàn cầu hóa đến các lực lượng tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam 89

4.2.1 Tác động của toàn cầu hóa đến các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 89

4.2.2 Tác động của toàn cầu hóa đến nhân tố Khách hàng tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 96

4.2.3 Tác động của toàn cầu hóa đến nhân tố Các nhà cung ứng/phụ trợ tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 97

4.2.4 Đánh giá chung tác động của toàn cầu hóa tới các lực lượng và sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 98

Trang 6

4.3 Phân tích mối quan hệ giữa năng lực tài chính và sự phát triển của thị

trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 101

4.3.1 Năng lực tài chính và dòng vốn đầu tư nước ngoài 101

4.3.2 Kết quả kiểm định 104

4.4 Đánh giá chung 107

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA (2020 - 2030) 109

5.1 Yêu cầu của toàn cầu hóa với sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 109

5.1.1 Cơ hội 109

5.1.2 Thách thức 113

5.1.3 Yêu cầu 114

5.2 Định hướng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 115

5.3 Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá đến năm 2030 116

5.3.1 Nhóm giải pháp về chính sách 116

5.3.2 Nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp bảo hiểm 119

5.4 Kiến nghị điều kiện thực hiện giải pháp 130

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DNBH : Doanh nghiệp bảo hiểm

P&I : Hội bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu

STBH : Số tiền bảo hiểm

TNDS : Trách nhiệm dân sự

Trang 8

Bảng 3.6 Doanh thu phí bảo hiểm gốc theo loại hình bảo hiểm của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2008 - 2018) 67

Bảng 3.7 Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm gốc theo loại hình bảo hiểm của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2008 - 2018) 68

Bảng 3.8 Bồi thường bảo hiểm gốc theo loại hình bảo hiểm của toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam (2008 - 2018) 70

Bảng 3.9 Tỉ lệ bồi thường bảo hiểm gốc theo loại hình bảo hiểm của toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam (2008 - 2018) 72

Bảng 3.10 Hoạt động tái bảo hiểm của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Bảng 3.15: Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp bảo hiểm (2008 - 2018) 79

Bảng 4.1 Vị trí công tác của cán bộ, nhân viên tham gia khảo sát 86

Bảng 4.2 Độ tuổi của cán bộ, nhân viên tham gia khảo sát 87

Trang 9

Bảng 4.3 Giới tính của cán bộ, nhân viên tham gia khảo sát 88 Bảng 4.4 Thời gian làm việc trong ngành bảo hiểm tính đến thời điểm hiện tại 88 Bảng 4.5 Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới yếu tố Năng lực bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 90 Bảng 4.6 Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới yếu tố Nhân lực của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 91 Bảng 4.7 Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới yếu tố Sản

phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 92 Bảng 4.8 Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới yếu tố Phân

phối của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 93 Bảng 4.9 Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới yếu tố chất

lượng dịch vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 95 Bảng 4.10 Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới yếu tố Công

nghệ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 96 Bảng 4.11 Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới nhân tố Khách

hàng tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 96 Bảng 4.12 Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới nhân tố Các nhà cung ứng/phụ trợ tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 97 Bảng 4.13 Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới các lực lượng

tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 99 Bảng 4.14 Kết quả thống kê mô tả về thay đổi của các lực lượng/nhân tố trong bối

cảnh toàn cầu hóa tác động đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 100 Bảng 4.15 Mức độ tác động của toàn cầu hóa đến sự phát triển của thị trường bảo

hiểm phi nhân thọ Việt Nam 100 Bảng 4.16 Doanh thu phí bảo hiểm gốc và vốn chủ sở các doanh nghiệp bảo hiểm

trong nước và nước ngoài (2005 - 2018) 102 Bảng 4.17 Tổng tài sản và dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm trong

nước và nước ngoài tại Việt Nam (2005 - 2018) 103 Bảng 4.18 Kết quả mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh

của doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và nước ngoài 105

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Qui trình nghiên cứu 10 Hình 2.1 Vận dụng Mô hình 5 lực lượng của Porter trong lĩnh vực bảo hiểm 12 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 14 Hình 3.1 Doanh thu phí bảo hiểm gốc theo loại hình bảo hiểm của thị trường hiểm

phi nhân thọ Việt Nam (2008 - 2018) 67 Hình 3.2 Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm gốc theo loại hình bảo hiểm của thị

trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2008 - 2018) 69 Hình 4.1 Dự phòng và biên khả năng thanh toán của toàn thị trường và các doanh

nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài (2005 - 2018) 106

Trang 11

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam là thị trường bảo hiểm mới nổi, thị trường đạt tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài (bình quân khoảng 20%/năm giai đoạn 2000 - 2017) (Cục Quản lý và Giám sát Bảo hiểm, 2018) Kể từ khi mở cửa thị trường và hội nhập vào những năm 2000, chính thức gia nhập WTO năm 2007, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu Số lượng các doanh nghiệp tăng từ một doanh nghiệp bảo hiểm giai đoạn 1965 - 1994 lên 31 doanh nghiệp bảo hiểm năm 2017 với sự góp mặt của hầu hết các loại hình doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, qui mô các doanh nghiệp được mở rộng nhanh qua các năm với mạng lưới các chi nhánh/công ty thành viên tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước Số lượng các sản phẩm được phát triển và đưa ra thị trường ngày càng đa dạng, được cải tiến đáp ứng nhu cầu bảo vệ của cả khách hàng doanh nghiệp lẫn khách hàng cá nhân Nhân lực ngành bảo hiểm tăng cả về qui mô và chất lượng Năng lực cung của thị trường được cải thiện Tuy nhiên, quá trình phát triển và hội nhập cũng đem đến cho thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam rất nhiều các yếu tố cản trở, bao gồm sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với các yếu tố phi kĩ thuật liên quan đến phí, phạm vi bảo hiểm; sự gia nhập của các nhà bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam với lợi thế về kinh nghiệm, công nghệ; sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước với các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài liên quan đến dịch vụ, các yếu tố về nhân lực, kĩ thuật thiếu hụt do sự phát triển quá nhanh của thị trường, v.v

Xét trong điều kiện khách quan, khủng hoảng tài chính năm 2009 và suy thoái kinh tế trong nước và quốc tế giai đoạn 2010 - 2013 cũng gây ra các tác động mạnh đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam với sự đi xuống của tốc độ tăng trưởng doanh thu phí nói chung và một số nhóm nghiệp vụ bảo hiểm chủ chốt giảm, tỉ lệ bồi thường tăng, lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng và toàn thị trường thấp, một số doanh nghiệp rơi vào diện cảnh báo hoặc phải tái cơ cấu

Nhìn nhận từ góc độ nền kinh tế, thị trường của ngành bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam thể hiện tiềm năng và cơ hội phát triển cao trong thời gian tới Mặc dù Mỹ đã rút khỏi TPP, tuy nhiên vẫn còn 12 quốc gia vẫn đang tiếp tục đàm phán việc gia nhập TPP, vì vậy trong bối cảnh mới với các thị trường phát triển như Singapore, Brunei, Malaysia, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Canada, cơ hội phát triển của Việt Nam

Trang 12

vẫn rất rộng mở Trong Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2016 - 2020) của Quốc hội, các chỉ tiêu tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 được đặt ở mức cao và lạc quan: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm 6,5 - 7%/năm GDP bình quân đầu người năm 2020 khoảng 3.200 - 3.500 USD Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP năm 2020 khoảng 85% Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm khoảng 32 - 34% GDP Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 38 - 40% (Quốc hội, 2016) Với các chỉ tiêu đề ra, giá trị tài sản, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như hoạt động của các thành phần kinh tế sẽ gia tăng và được thúc đẩy, đây chính là yếu tố gia tăng nhu cầu và mở rộng thị trường tiềm năng cho ngành bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Nhìn nhận tổng thể, là một thị trường bảo hiểm mới nổi, có tốc độ phát triển nhanh và mạnh trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, thị trường bảo hiểm Việt Nam có tiềm năng tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai với nhiều phân khúc khác nhau Tuy nhiên, thị trường cũng phải đối đầu với hàng loạt các thách thức: năng lực tài chính thấp, năng lực bảo hiểm liên quan đến các yếu tố về kĩ thuật đánh giá và quản lý rủi ro còn yếu, kinh nghiệm còn thiếu hoặc non kém, sự cạnh tranh trong nội bộ thị trường trong nước và cạnh tranh trong môi trường quốc tế

Việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển thị trường bảo hiểm

đánh giá tổng quát quá trình phát triển đã qua, làm rõ sự phát triển của các lực lượng của thị trường, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hoá, phân tích đánh giá tiềm năng và ảnh hưởng của môi trường phát triển trong thời gian tới và đề xuất hướng phát triển phù hợp cho thị trường nói chung, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng trong bối cảnh mới

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là phân tích sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam nói chung và các lực lượng của thị trường nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hoá, đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, luận án cần làm rõ các yếu tố sau:

- Đặc trưng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong bối cảnh toàn cầu hóa; sự phát triển cũng như kinh nghiệm đối phó, thích nghi của các thị trường bảo hiểm nói chung, thị trường bảo hiểm mới nổi nói riêng dưới tác động của toàn cầu hóa;

Trang 13

- Đánh giá sự thay đổi và phát triển của các lực lượng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam nói riêng và thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung dưới tác động của toàn cầu hoá;

- Dựa trên kết quả phân tích đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự phát triển an toàn và lành mạnh của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá trong thời gian tới

Câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho đề tài luận án là:

- Đặc trưng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ mới nổi trong bối cảnh toàn cầu hóa là gì?

- Sự thay đổi và phát triển của các thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong bối cảnh toàn cầu hoá?

- Đặc trưng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa là gì?

- Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam thay đổi và phát triển thế nào trong bối cảnh toàn cầu hoá?

- Cần có giải pháp gì để thúc đẩy sự phát triển an toàn và lành mạnh của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá thời gian tới?

- Cần có những điều kiện gì để các giải pháp được xác định phát huy hiệu quả?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, trọng tâm nghiên cứu tập trung vào sự thay đổi và phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và các lực lượng của thị trường nói riêng

Phạm vi nghiên cứu về không gian: không gian nghiên cứu của luận án là thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam - thị trường bảo hiểm phi nhân thọ với đặc trưng của thị trường mới nổi Nghiên cứu phân tích sự thay đổi và phát triển của thị trường và các lực lượng của thị trường, bao gồm: doanh nghiệp bảo hiểm, khách hàng, các doanh nghiệp phụ trợ của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Phạm vi nghiên cứu về thời gian: thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn 2008 - 2018, đây là giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các thỏa thuận và cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính bảo hiểm liên quan đến việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính từng bước được thực hiện

Cơ sở lý luận chính: luận án tiếp cận đề tài nghiên cứu từ khía cạnh mô hình năm lực lượng của Porter (2008), bao gồm: các đối thủ cạnh tranh trong ngành, các đối thủ

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN