cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở việt nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển

15 0 0
cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở việt nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển.. Đánh giá chung về cơ chế quản lý tài chính của N

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THÀNH DŨNG

CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THÀNH DŨNG

CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

Ngành: Quản lý Kinh tế Mã số : 9340410

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1 GS.TS Nguyễn Quang Thuấn

2 TS Phan Trung Chính

HÀ NỘI – 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8

1.1 Các công trình nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính 8

1.2 Các nghiên cứu về cơ chế tài chính tại Việt Nam 13

1.3 Khoảng trống nghiên cứu 20

Kết luận Chương 1 22

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 23

2.1 Giáo dục đại học và giáo dục đại học công lập 23

2.1.1 Giáo dục đại học 23

2.1.2 Giáo dục đại học công lập 24

2.2 Tài chính và cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập 25

2.2.1 Tài chính và nguồn lực tài chính giáo dục đại học công lập 25

2.2.2 Cơ chế quản lý tài chính 32

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập trong bối cảnh hội nhập và phát triển 42

2.3.1 Các nhân tố bên ngoài 42

2.3.2 Các nhân tố bên trong 45

2.4 Những vấn đề đặt ra cho đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập trong bối cảnh hội nhập và phát triển 47

2.5 Kinh nghiệm một số nước đối với giáo dục đại học công lập và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 52

2.5.1 Kinh nghiệm phân bổ ngân sách và chính sách học phí của Mỹ 53

2.5.2 Kinh nghiệm phân bổ ngân sách cho giáo dục của Hàn Quốc 56

2.5.3 Kinh nghiệm phân bổ ngân sách và chính sách học phí của Nhật Bản 58

2.5.4 Kinh nghiệm phân bổ ngân sách và chính sách học phí của Trung Quốc 61

2.5.5 Bài học kinh nghiệm 63

Kết luận Chương 2 66

Trang 5

Chương 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN 673.1 Giới thiệu khái quát về hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam 673.2 Thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam 69

3.2.1 Thực trạng cơ chế phân cấp quản lý NSNN 69 3.2.2 Thực trạng cơ chế phân bổ ngân sách cho các Trường ĐHCL 75 3.2.3 Thực trạng cơ chế quản lý tài chính các nguồn tài chính huy động ngoài ngân sách Nhà nước đối với các trường Đại học công lập 82 3.2.4 Thực trạng cơ chế kiểm tra, kiểm soát và công khai tài chính 100

3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển 104

3.3.1 Bối cảnh hội nhập và phát triển 104 3.3.2 Vai trò của GDĐH trong hệ thống giáo dục Việt Nam 105 3.3.3 Xu hướng phát triển GDĐH dẫn tới thay đổi các quan điểm trong quản lý tài chính GDĐH 106 3.3.4 Các nhân tố bên trong 108

3.4 Đánh giá chung về cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với giáo dục đại học công lập của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển 114

3.4.1 Những kết quả đạt được 114 3.4.2 Những hạn chế - Nguyên nhân 117

Kết luận Chương 3 124Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN 1254.1 Bối cảnh hội nhập và phát triển của Việt Nam 1254.2 Định hướng phát triển và đổi mới giáo dục đại học công lập trong bối cảnh hội nhập và phát triển 1264.3 Định hướng đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với phát triển giáo

Trang 6

dục đại học công lập của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển 130

4.4 Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập Việt Nam 132

4.4.1 Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính trong các trường đại học công lập 132

4.4.2 Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế phân bổ kinh phí của Nhà nước cho giáo dục đại học 137

4.4.3 Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính đối với các trường đại học công lập 146

4.4.4 Nhóm giải pháp về chính sách học phí 148

4.4.5 Nhóm giải pháp về chính sách tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ 151

4.4.6 Nhóm giải pháp tăng cường chính sách hỗ trợ tài chính đối với sinh viên nhằm nâng cao vị thế và uy tín của nhà trường 152

4.4.7 Nhóm giải pháp về chính sách huy động vốn và vay vốn 154

4.4.8 Đổi mới cơ chế kiểm soát và giám sát Nhà nước về tài chính 156

Kết luận Chương 4 158

KẾT LUẬN 159

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161

Trang 7

ĐHQG : Đại học quốc gia GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GDĐH : Giáo dục đại học

GDĐHCL : Giáo dục đại học công lập HĐND : Hội đồng nhân dân

KH&ĐT : Kế hoạch và đầu tư

Trang 8

Hình 3.1 Phân bổ NSNN đối với các trường thuộc chính phủ quản lý 72

Hình 3.2 Phân bổ NSNN cho đối với các trường thuộc Bộ GD&ĐT quản lý 73

Hình 3.3 Phân bổ NSNN đối với các trường thuộc Bộ, ngành quản lý 74

Hình 3.4 Phân bổ NSNN cho đối với các trường do địa phương quản lý 74

Trang 9

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục đại học có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Trong đó, hệ thống giáo dục đại học là hệ thống nuôi dưỡng nhân lực cho mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có hệ thống giáo dục đại học tân tiến, kịp thời và đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn đổi mới toàn diện giáo dục đại học với mục tiêu tạo được sự chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân

Trên thực tế, hầu hết các trường đại học công lập được nhận sự đầu tư rất lớn của Nhà nước về cơ sở vật chất, về chi thường xuyên và do đó chưa chịu áp lực giám sát của xã hội, áp lực cạnh tranh chưa cao Sự phát triển nhanh chóng về quy mô và sự đa dạng hoá của hệ thống giáo dục đại học đặt ra nhiều thách thức mới, đặc biệt là thách thức trong cơ chế quản lý nhà nước Sự hạn chế trong cơ chế quản lý giáo dục đại học là do hai nguyên nhân chính bao gồm cơ chế điều hành tập trung và cơ chế quản lý tài chính chưa hợp lý Mặc dù quá trình đổi mới hệ thống giáo dục đại học đã diễn ra liên tục và có nhiều bước đột phá nhưng vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu của xã hội, đặc biệt hệ thống các trường đại học công lập Các cơ quan chức năng điều hành và kiểm soát mọi mặt hoạt động các trường đại học theo một cơ chế tập trung, điều này không còn phù hợp khi số lượng các trường đại học và quy mô đào tạo đã rất lớn

Luật Giáo dục 2005 quy định rõ quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường ĐH bao gồm: Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo; xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng; tổ chức bộ máy nhà trường; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước

Trang 10

ngoài theo quy định của Chính phủ [49] Nhưng trên thực tế, suốt từ đó tới nay, Bộ GD&ĐT vẫn xét duyệt chỉ tiêu tuyển sinh, thay đổi từ tổ chức thi tuyển sinh "ba chung" sang "một chung" cho các trường đại học và cao đẳng trong toàn quốc đã nảy sinh nhiều bất cập Luật giáo dục 2019 đã có những bước cải tiến mới như chính sách học phí cho người học, chính sách hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục Mặc dù, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP về quy định cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị quyết 77/NQ-CP, ngày 24/10/2014, về việc thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục công lập, giai đoạn 2014- 2017 (Chính phủ, 2014; 2015), Nhà nước đã xác định tự chủ đại học là xu hướng tất yếu và các trường đại học công lập buộc phải thích nghi với môi trường hoạt động mới: Đào tạo gắn với nhu cầu xã hội (thật ra là nhu cầu thị trường) nhưng hiện nay các trường chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo và khai thác thế mạnh riêng [4]

Giáo dục đại học đem lại lợi ích trực tiếp cho Nhà nước, cho người học và cho xã hội, do vậy kinh phí cho giáo dục đại học không thể xuất phát từ đâu khác ngoài 3 nguồn: đầu tư của Nhà nước, đóng góp của người học và của xã hội Tuy nhiên, do sự thiếu hợp lý trong chính sách và cơ chế quản lý tài chính hiện nay, các trường đại học công lập đứng trước nguy cơ không đủ kinh phí chi trả cho những hoạt động thường xuyên, chưa nói tới việc tái đầu tư để giữ vững và nâng cao chất lượng

Nhìn dưới góc độ toàn hệ thống, có thể nhận thấy cơ chế quản lý hiện thời đã không còn phù hợp với một hệ thống giáo dục đại học phát triển nhanh, đa dạng và phức tạp như lúc này Các giải pháp như thử nghiệm tự chủ tài chính ở một vài trường hay xây dựng một số trường đẳng cấp quốc tế chưa mang lại hiệu quả tác động tích cực tới hệ thống đại học công lập Hệ quả có thể thấy là các trường đại học công lập tìm mọi cách để "sinh tồn" như mở rộng đào tạo loại hình ngoài chính quy, phát triển loại hình đào tạo liên kết nguy cơ tạo ra sự phát triển thiếu kiểm soát Do đó, cần phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện, quyết liệt và mang tính đột phá để đổi mới cơ bản và toàn diện cơ chế quản lý tài chính giáo dục đại học, đặc biệt là đại học công lập để đáp ứng được nhu cầu đào tạo và nhu cầu về nhân lực

Trang 11

chất lượng cao của xã hội Việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các trường đại học công lập đóng vai trò quan trọng, tạo điều kiện hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý tài chính công nói chung và trong lĩnh vực giáo dục đại học nói riêng

Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: "Cơ chế quản lý tài chính đối

với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển"

làm luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế

Các câu hỏi nghiên cứu

Trên cơ sở của các nghiên cứu đã được thực hiện và tính cấp thiết của chủ đề nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu mà luận án này đặt ra gồm có:

- Những nhân tố nào ảnh hưởng tới cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập trong bối cảnh hội nhập và phát triển?

- Thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập phát triển có những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn gì?

- Giải pháp nào nhằm đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển?

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

+ Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung của luận án + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập trong bối cảnh hội nhập và phát triển

+ Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển

+ Đề xuất các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại

Trang 12

học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu là cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập của một quốc gia trong bối cảnh hội nhập và phát triển

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Luận án chọn thời điểm từ năm 2000 đến 2021 Đây là thời điểm mà Việt Nam chuẩn bị những điều kiện cần thiết để gia nhập WTO- sự kiện được đánh dấu là bước khởi đầu tích cực trên hành trình hội nhập quốc tế và phát triển của Việt Nam Đề xuất giải pháp cho đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

- Về không gian: Luận án nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam

- Về nội dung:

+ Luận án tập trung nghiên cứu cơ chế chính sách quản lý tài chính của nhà nước đối với giáo dục đại học công lập; các công cụ quản lý khác được lồng ghép trong các nội dung cơ chế quản lý tài chính hoặc được đề cập ở mức cần thiết, trong đó trọng tâm là từ khi có Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

+ Luận án nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của nhà nước tới các nguồn tài chính cho các trường đại học công lập trên cơ sở nghiên cứu nguồn thu Ngân sách nhà nước và nguồn thu ngoài Ngân sách nhà nước

+ Luận án nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam tới các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục đại học công lập không thuộc khối quốc phòng, an ninh

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Trên cơ sở nhận thức về chủ nghĩa duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tác giả luận giải các vấn đề về cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với giáo dục đại học công lập theo tư duy logic biện chứng khách quan

Trang 13

gắn với điều kiện lịch sử cụ thể trong mối liên hệ phổ biến với các vấn đề quản lý tài chính khu vực công khác Đồng thời tác giả cũng nghiên cứu các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục đại học nói riêng để định hướng cho nghiên cứu của mình Sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu về Hệ thống và phân tích cơ chế, chính sách về quản lý tài chính đối với giáo dục đại học; Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý tài chính

4.2 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận duy vật biện chứng: Đặt đối tượng nghiên cứu trong mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng và ràng buộc lẫn nhau Phương pháp này giúp luận án vận dụng, thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt, xem xét sự vật hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau Phản ánh hiện thực đúng thực trạng trở thành công cụ giúp luận án lựa chọn đề xuất các giải pháp hiệu quả trong quản lý tài chính cũng như cơ chế chính sách về quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập trong bối cảnh hội nhập

- Phương pháp phân tích theo khung logic để phân tích sự hợp lý của hệ thống và chu trình quản lý tài chính Đây là phương pháp phân tích chính mà luận án sẽ sử dụng Cụ thể, phương pháp này phân tích sự phù hợp giữa các yếu tố đầu vào là các nguồn lực tài chính, các hoạt động sử dụng nguồn lực, các kết quả đầu ra và tác động của chúng

Phương pháp kế thừa: Dự án sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu đã tiến hành

về cùng chủ đề để phân tích những nội dung đã và chưa được nghiên cứu, bổ sung những nét mới về cả nội dung và phương pháp vào dự án lần này

Luận án sử dụng cả số liệu thứ cấp, kết hợp các kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin khác nhau, cụ thể:

- Nghiên cứu lý thuyết tại bàn: Luận án sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết tại bàn trong việc thu thập, phân tích, đánh giá, so sánh các lý thuyết, các mô hình cơ chế quản lý tài chính khác nhau

- Tham khảo ý kiến chuyên gia: đề tài tham khảo ý kiến chuyên gia là các cán bộ của các bộ ngành liên quan và của một số trường đại học Đây là phương pháp

Ngày đăng: 20/04/2024, 13:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan