Pham vi nghiên cứu - Luận án tập trung phân tích và làm rõ thực trạng Nhà nước Việt nam thực hiện vai trò trong hoạch định, tô chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, giám sat và xử lý các
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÝ THỊ HUE
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIÊN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NOI - 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÝ THỊ HUE
Chuyên ngành : Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số : 62.22.80.05
LUẬN ÁN TIÊN SĨ TRIẾT HỌC
CHỦ TỊCH HOI DONG NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC
GS.TS Hoàng Chí Bảo GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn
HÀ NỘI - 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dan khoa học của GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn Các kết quả nghiên cứu đượctrình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dé bảo vệ ở bat kỳ
học vị nào Các thông tin trích dan trong luận an nay đều được chỉ rõ nguồn sốc.
Hà Nội, ngày 26 tháng 0Ì năm 2016
Tác giả luận án
Lý Thị Huệ
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CAC BẢNG -s-cs<©cesevsserkservsetrxserrseersssrrasorsssrrssersssrrse 3DANH MỤC CÁC HINH VE, DO 'THỊ, -°- <2 se se sseesseessessee 3
0/6710 - 4Chương 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU s -s 9
1.1 Những nghiên cứu lý luận về vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân
1.2 Những nghiên cứu về thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò giảm thiểu sự phân
cực giảu - nghẻo ở Việt Nam hiỆn nayy - s5 5 tt HE rnnrggggrgrrèp 16
1.3 Những nghiên cứu vệ các giải pháp đã được đê xuât nhắm nâng cao vai trò của
Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay 211.4 Những van đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án - 27
Chương 2: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢM THIẾU SỰPHAN CỰC GIAU - NGHEO: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN 30
2.1 Quan niệm vê sự phân cực giau nghèo va giảm thiêu sự phan cực giau
-2.2 Tinh tat yếu khách quan và sự thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiêu
sự phân cực giảu - nghèo ở Việt Nam hiện nay - ¿5-52 test sxsxszereresrsrsree 42
2.3 Các nhân tố tác động đến vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực
giảu - nghèo ở Việt Nam hiỆn nay + + tt 3323 E*E*E£EE+t+Eerererrrrkrrkrrrerrrrrrree 58
Tiểu kết chương 2 voceeeccccscssesssssesssssecssssecssssecssseessssescsssecssssscsssecesssecsssusessssecesseecsssecesssesesseees 66
Chương 3: VAI TRO CUA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIAM THIẾU SỰPHÂN CỰC GIÀU - NGHÈO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ
NHỮNG VAN DE DAT RA -s-s<cesecvestreseEvastrkserrsstrsssrrasrrsssrrssorsssre 68
3.1 Sự phân cực giàu - nghéo ở Việt Nam hiện nayy - s5 5+ sx+eeeeersrsree 68
3.2 Thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò giảm thiểu sự phân cực giau - nghéo ở Việt
I8 in 07 79
Trang 53.3 Một số van dé đặt ra từ thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò trong việc giảm thiểu
sự phân cực giàu - nghéo ở Việt Nam hiện nay - 5 555 ++++s£+x+e£s£+eserexes 104
Tiểu kết chương 2 2 22-©©+£+2E+E£+EEEEEEEE11127112127111271112711221111121122.112.111 T1 114
Chương 4: MỘT SO GIẢI PHÁP CHỦ YEU NHẰM NANG CAO VAI TRÒCUA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIAM THIẾU SỰ PHAN CỰC GIAU -NGHÈO Ở VIỆT NAM HIEN NA Y -s s<cssccssecsseesssersseersserssersse 116
4.1 Nhóm giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định các chính
sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam
TIEN MAY 11770 116
4.2 Nhóm giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện cácchính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt
Nam8u ¡n0 125
4.3 Nhóm giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước trong thanh tra, kiểm tra, giám sát
và xử lý các vi phạm trong việc tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xãhội nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay 139
81901 8 146
4009900555 148DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CUA TÁC GIA LIÊN QUAN DEN
00.950 ~ ,,ÔỎ 150
TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2-2 ssseEssE+see2vssevsseerssseose 152
Trang 6DANH MỤC CAC BANG
Bảng 3.1.1 Chênh lệch thu nhập bình quân nhân khâu | tháng chia theo 5 nhóm thu
DANH MỤC CÁC HÌNH VE, DO THỊ
Hình 3.1.1 Chênh lệch thu nhập giữa các nhóm hộ so với hộ nghèo và sự phân chia
chiếc bánh thu nhậpp -¿- 2 2 ¿+ £+E+EE#EE+EE£EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrree 69Hình 3.1.2 Chênh lệch giá trị tài sản (TB/khẩu) và sự phân bố nguồn tài sản giữacác nhóm hộ từ giàu đến nghẻo -2- 22-522 ©++2EE+2EEtEEEEEEEEEESEEtEEEerkesrkrrrrees 72Hình 3.1.3 (a) Hệ thống phân tang xã hội hình “kim tự tháp” ở Việt Nam 77Hình 3.1.3 (b) Bất bình đăng về giá trị chỗ ở chính (1992~2012) -. 78
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lịch sử xã hội loài người từ khi có sự phân chia giai cấp, luôn tồn tại người
giàu và người nghèo Ngày nay, sự phân cực giàu - nghèo đã và đang lan rộng mang
tính toàn cầu Theo trang Bloomberg View, từ năm 1980 đến năm 2012, thu nhập
thực tế của 90% dân số thé giới tăng không đáng ké, song thu nhập của những người
càng giàu thì càng tăng nhanh Thu nhập của 1% dân số giàu nhất tăng 175%, còn thu
nhập của 1 phan vạn người giàu nhất (0,01% hay là 1% của 1% dân số) tăng lên
500% [154] Còn theo đánh giá của Tổ chức quốc tế (Oxfam) trong bản báo cáoWorking for the Few được công bỗ ngày 20/01/2014, có 85 cự phú hàng đầu trênhành tỉnh đang sở hữu toàn bộ số tài sản sánh ngang với một nửa dân số trái đất (3,5
tỉ người) và 1% đại cự phú đang sở hữu số tài sản có giá trị khoảng 110 nghìn tỉ đô la
Mỹ Giá trị này lớn gấp 65 lần so với toàn bộ số tài sản của một nửa nhân loại nghèo[156, tr.5] Oxfam cũng cảnh báo tới năm 2016, 1% dân số thế giới gồm những người
giàu nhất sẽ nắm giữ số tài sản nhiều hơn tông giá trị của cải của 99% còn lại [157].Thực tiễn lich sử đã cho thấy, nếu như quốc gia nào không dé xảy ra sự phân cực
giàu - nghèo thì quốc gia đó sẽ có được một nên chính trị - xã hội ôn định và một
nền kinh tế phát triển bền vững Ngược lại, nếu quốc gia nào dé xảy ra sự phân cựcgiàu - nghèo trong xã hội thì đến một lúc nào đó nền kinh tế phát triển sẽ thiếu bềnvững và chính trị - xã hội sẽ bất 6n Điều này đòi hỏi các quốc gia và cộng đồngquốc tế phải coi cuộc dau tranh nhằm giảm thiêu sự phân cực giàu - nghèo là một yêucầu bắt buộc về đạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế của nhân loại
Ở Việt Nam, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra ngay từ thời kỳ quản lý kinh tế
-xã hội theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp Tuy nhiên, những biểu hiện của
sự phân hóa giàu - nghèo ở thời kỳ này chưa rõ nét, vì công bằng xã hội lúc nàyđồng nghĩa với “chia đều sự nghèo khổ” Nhưng kể từ khi Việt Nam chuyên đổi môhình kinh tế, thì sự phân hóa giàu - nghèo là “cái trục trung tâm của phân tầng xãhội” [104, tr.14] đã bộc lộ rõ nét và ngày càng trở nên gay gắt dẫn đến phân cựcgiàu - nghèo Vì thế, hiện nay sự phân cực giàu - nghèo không phải là nguy cơ mà làhiện thực Việt Nam phải đối mặt Phân cực giàu - nghèo nếu không được kiểm soát
Trang 8từ phía Nhà nước, về lâu dài có thể sẽ dẫn đến nguy cơ phân cực xã hội, khiến chotính gan kết trở nên lỏng lẻo, “tiềm ân” những xung đột, những bất 6n xã hội, từ đólàm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và đe dọa sự tồn vong
của chế độ Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nhận
định, “những hiện tượng phân hóa giàu - nghèo, phân tang xã hội cùng với tệ quanliêu, tham nhũng, xa dân, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân làm suy giảmniềm tin của nhân dân đối với Đảng là thách thức đối với mối liên hệ giữa dân vớiĐảng” [40, tr.39] Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng chorằng, chênh lệch giàu - nghèo “có khuynh hướng tăng lên và có thể đạt đến mức báođộng trong thời gian tới nếu không có nỗ lực ngăn chặn từ bây giờ” [149, tr.12]
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy những năm qua các chính sách phát triển kinh tế
- xã hội mà Nhà nước hoạch định dường như chỉ có tác dụng làm chậm tốc độ giatăng chênh lệch giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư, chứ chưa có những chính sáchnhằm giảm thiêu sự phân cực giàu - nghèo như mong đợi Cùng với đó, thì “sự lãnhđạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước trên một số lĩnh vực và một
số van dé lớn chưa tập trung, kiên quyết, dứt điểm; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm
Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu Năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức còn bat cap” [39, tr.179-180]; hé thống luật pháp và
tổ chức thực hiện luật pháp còn thiếu, chưa đồng bộ, chất lượng thấp, hiệu lực yếu,
không minh bạch và chưa nghiêm ngặt, chính là mảnh đất màu mỡ cho những hành
vi làm giàu phi pháp, tham ô, tham nhũng, hối lộ, v.v tồn tại, phát triển và hoànhhành Những khoản thu nhập phi pháp, bat chính này làm cho nhóm giàu ngày cànggiàu lên nhanh chóng dẫn đến phân cực giàu - nghèo
Đặc biệt, dư luận bấy lâu nay còn nghi ngờ rằng, đằng sau các quyết sách xã hội
cũng như các chính sách phát triển kinh tế, các chính sách điều tiết, phân phối lại thunhập, phân phối lại nguồn lực và thành quả phát triển của Nhà nước dường như đã ítnhiều bị chi phối bởi những yếu tố thuộc về chủ quan, trong đó có sự phân chia loi ich
nhóm phi pháp Chính sự thao túng, lũng đoạn Nhà nước của một bộ phận không nhỏ
cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước đã khiến cho những nỗ lực thu hẹp khoảng
cách giàu - nghèo của Nhà nước chưa đạt hiệu quả như mong đợi Hiện tượng tái
Trang 9nghèo hoặc nghèo tăng lên theo tiêu chuân mới là có thực Nếu những băn khoăn của
giới nghiên cứu và dư luận xã hội là đúng, thì rõ ràng Nhà nước chưa làm tròn trách
nhiệm của mình về cả phương diện quản lý kinh tế lẫn điều tiết, phân phối công bang
các nguồn lực và thành quả của phát triển Điều này đòi hỏi cả hệ thống chính trị, đặc
biệt Nhà nước Việt Nam với tư cách yếu tô trung tâm của kiến trúc thượng tầng, cộttrụ của hệ thống chính trị cần phải thận trọng hơn, khoa học hơn trong các kịch bản vàcác chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu -nghèo trong thời gian tới Bởi, giảm thiểu được sự phân cực giàu - nghèo là cơ sở quantrọng tạo sự doan kết và đồng thuận xã hội, thúc đây tăng trưởng và phát triển kinh tếbền vững, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội
Tuy nhiên, theo khảo cứu của chúng tôi, dường như chưa có một công trình
nghiên cứu nào bàn trực diện VỀ sự phân cực giàu - nghèo Việt Nam hiện nay và vaitrò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực đó (đặc biệt dưới góc độ triếthoc) Day là một “khoảng trống” cần được bé khuyết Do đó, làm sao dé nâng caohơn nữa vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo, thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội trở nên cần thiết và cấp thiết hơn bao giờ hết Vìvậy, chúng tôi chọn van dé “Vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phâncực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1 Mục dich
Trên cơ sở lý luận chung về vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sựphân cực giàu - nghèo, luận án phân tích, đánh giá thực thực trạng Nhà nước thực
hiện vai trò trong việc giảm thiểu sự phân cực ở Việt Nam hiện nay, cùng nhữngvấn đề đặt ra Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò củaNhà nước trong việc giảm thiêu sự phân cực đó
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đưa ra và làm sáng tỏ được các khái niệm: sự phân cực giàu - nghèo; giảm
thiểu sự phân cực giàu - nghèo và vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự
phân cực giau - nghẻo.
Trang 10- Phân tích, đánh giá được thực trang sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam từ
khi đổi mới cho đến nay và thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò trong việc giảmthiểu sự phân cực đó, cùng những vấn đề đặt ra
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa vai trò củaNhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án3.1 Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt
Nam hiện nay.
3.2 Pham vi nghiên cứu
- Luận án tập trung phân tích và làm rõ thực trạng Nhà nước Việt nam thực hiện vai trò
trong hoạch định, tô chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, giám sat và xử lý các vi phạm trong
tô chức thực hiện một số chính sách phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu, nhằm góp phần giảm
thiểu sự phân cực giàu nghèo về thu nhập, về tài sản, về khả năng tiếp cận và chỉ trả cho cácdịch vụ xã hội cơ bản cũng như kiểm soát các nguồn lực xã hội giữa các tầng lớp dân cư
Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa vai trò củaNhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực đó
- Luận án lựa chọn thời gian nghiên cứu bắt đầu từ thời kỳ đổi mới (từ sau Đạihội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tháng 12 năm 1986) đến nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.I Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối, chính sách của Dang Cộng sản Việt Nam
về khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa nghèo bền vững; giảm dan tìnhtrạng chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miễn, các tầng lớp dân cư; thực hiệntiến bộ và công bang xã hội ngay trong từng bước phát triển, v.v Đồng thời, luận
án có kế thừa những thành tựu đạt được của một số công trình nghiên cứu khoa học
trong và ngoài nước đã được công bô có liên quan.
Trang 114.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là các phương pháp lịch sử và lôgic, quy nạp và diễn
dịch, đối chứng và so sánh, đồng thời có sử dụng phương pháp liên ngành khoa học
xã hội dé làm rõ nội dung nghiên cứu.
5 Đóng góp mới của luận án
- Đã đưa ra và làm sáng tỏ được các khái niệm, như: sự phân cực giàu - nghèo,
giảm thiểu sự phân cực giàu - nghéo và vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu
sự phân cực đó.
- Phân tích, đánh giá được thực trang sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam từ
khi đổi mới cho đến nay và thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò trong việc giảmthiểu sự phân cực đó cùng những vấn đề đặt ra
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yêu nhằm nâng cao hơn nữa vai trò củaNhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
- Những vấn đề mà luận án đề cập và giải quyết, sẽ góp phần thiết thực vào việcluận giải và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nâng cao vai trò của Nhà nướctrong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo rất hữu ích đối với các
cơ quan nghiên cứu hoạch định chính sách, đối với cơ quan quản lý Nhà nước cáccấp trong việc giảm thiêu sự phân cực giàu - nghèo
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu,học tập và giảng dạy Triết học, Xã hội học, Kinh tế học, Chính sách công, v.V
7 Kết cau của luận án
Ngoài lời cam đoan, phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của
tác giả liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4chương, 13 tiết
Trang 12Chương 1
TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Những nghiên cứu lý luận về vai trò của nhà nước trong việc giảmthiểu sự phân cực giàu - nghèo
* Nghiên cứu ly luận về sự phân hóa giàu - nghèo và sự phân cực giàu - nghèo
Năm 1996, đề tài cấp Nhà nước Những đặc trưng và xu hướng biến đổi cơ
cấu xã hội Việt Nam đang đổi mới do Đỗ Nguyên Phương làm chủ nhiệm được bảo
vệ thành công Từ thực tiễn phân tích sự phân hóa giàu - nghèo về thu nhập, về mứcsông, về nhà ở và tiện nghỉ trong gia đình, về mức hưởng thụ văn hóa, v.v Các tác
giả cho răng, “phân hóa giàu nghèo chủ yếu là sự phân cực về kinh tế” [105, tr.62],
và biên độ giữa giàu - nghèo ngày càng cách xa nhau trong sự phát triển của nềnkinh tế thị trường Công trình gợi mở cho tác giả luận án đi sâu nghiên cứu kháiniệm, cũng như biểu hiện và hệ lụy của sự phân cực giau - nghéo ở Việt Nam hiện
nay Trên cơ sở đó chỉ ra sự khác biệt giữa sự phân hóa giàu - nghẻo với sự phân cực giau - nghèo.
Các tác giả cuốn Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội do Lê Hữu
Tang chủ biên (1997) cho rang, “sự phân cực giàu nghèo hiện đang diễn ra cónhững nguyên nhân khách quan và chủ quan của nó, nhưng sự phân cực ấy chủ yếukhông bắt nguồn từ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và một cách tương ứng,
chủ yếu không bắt nguồn từ sự bóc lột lao động làm thuê” [116, tr.87] Do đó, các
hộ giàu và nghèo ở đây đều là những người lao động, đều tạo ra thu nhập chủ yếubằng sức lao động của chính mình, trong đó hộ nào có điều kiện, có nhiều sức lao
động, có kinh nghiệm và khả năng kinh doanh sản xuất sẽ giàu hơn Vì thế, khôngnên và không thể nôn nóng, muốn xóa bỏ mọi sự bat bình dang xã hội ngay lập tức,
mà chỉ có thê thực hiện mục tiêu cuối cùng đó dan dan Công trình bước đầu đã cónhững gợi mở về thuật ngữ sự phân cực giàu - nghèo
Bài viết “Sự phân tầng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế theo cơ chế thịtrường” của Trịnh Duy Luân trong cuốn Những tác động tiêu cực của cơ chế kinh tếthị trường ở Việt Nam (2000), khăng định, phát triển kinh tế thị trường cũng sẽ dẫn
Trang 13đến phân hóa giàu nghèo trong các tầng lớp dân cư Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng “có thé gây nên những bất ồn định, tiêu cực và xung đột” [71,tr.52] xã hội Tuy dung lượng bài viết không dài, nhưng tác giả Trịnh Duy Luân đãphác thảo hết sức sắc sảo về thực trạng của sự phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam
-hiện nay và đưa ra những cảnh báo nguy hiểm cho đất nước nếu như Nhà nước không
có giải pháp thích hợp dé khắc phục tình trạng trên
Năm 2000, các tác giả cuốn Giải quyết van dé phân hóa giàu nghèo ở cácnước và Việt Nam do Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa và Nguyễn Văn Áng đồng chủbiên, đã dựa trên một số lý thuyết về sự phân hóa - giàu nghèo, tiêu chí, nguyên
nhân và ảnh hưởng của sự phân hóa giàu - nghèo trên thế giới dé luận giải thực
trạng của sự phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam Ngoài tiêu chí thu nhập, mức sống,
tư liệu sản xuất và tài sản chủ yếu, công trình còn đưa ra những tiêu chí mới, như
“giao duc, văn hóa, việc làm và các lĩnh vực khác” [99, tr.1 14], v.v dé xem xét van
đề giàu - nghèo Cách tiếp cận này mở ra cái nhìn đa chiều khi đánh giá biểu hiện
của sự phân cực giau - nghèo ở Việt Nam hiện nay.
Trong dé tài Khoa học cấp Bộ Sự phân hóa xã hội và các chính sách xã hộitrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh té quốc tế
do Trần Phúc Thăng làm chủ nhiệm (2006), đã nêu ra khái niệm phân hóa giảu nghèo, những căn cứ và các tiêu chí cơ bản dé phân biệt giàu - nghèo Trên cơ sở
-đó, đề tài cho rằng sự phân hóa giàu - nghèo, một mặt, thúc đây sự phát triển sảnxuất, mặt khác, tạo ra “những bất ôn định không chỉ về kinh tế, mà còn dẫn tới cả sựbat 6n trên lĩnh vực chính trị, thậm chí dẫn đến nguy cơ chệch hướng xã hội chủnghĩa” [121, tr.1] Kết quả của dé tài đã gợi mở cho tác giả luận án khi đưa ra quanniệm về sự phân cực giau - nghéo và hệ lụy của sự phân cực đó
Nam 2006, cuốn Có một nước Mĩ khác: Sự nghèo khó ở Hoa Kỳ của Michael
Harrington được xuất bản, tác giả cho răng, trong nền kinh tế tăng trưởng phân cực,thế giới của người nghèo ngày càng mở rộng và càng nghèo, dẫn đến những vannạn xã hội nghiêm trọng, bởi những người nghèo ở bên ngoài lịch sử, bên ngoai sự
tiên bộ, bi chìm vào một lộ trình tê liệt và tan tật, không hé có tiêng nói chính tri của
10
Trang 14riêng mình Do đó, “điều cần thiết là nếu muốn nghèo khó bị thủ tiêu thì phải cómột cuộc đấu tranh chính trị, một sự tái cấu trúc hệ thong cac dang phai dé có thé cómột lựa chon rõ ràng, một tam thức mới về lí tưởng xã hội” [46, tr.324-325] Day cóthể coi là một cuốn sách tốt trong cuộc chiến chống đói nghèo, từ đó góp phần cảnh
báo về sự cần thiết phải thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa các tầng
lớp dân cư.
Cuốn Hệ thong phân tang xã hội ở Việt Nam hiện nay (Qua những cuộc điêutra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2002 - 2004 - 2006 - 2008) của Đỗ Thiên Kính(2012) đã tóm tắt một cách tổng quan những tiêu chuẩn cơ bản dùng để xem xét sự
phân tang xã hội: thi nhất, “dựa vào quyền sở hữu và quyền kiểm soát không ngang
nhau giữa các tập đoàn người đối với tài sản” [64, tr.17]; thir hai, dựa vào địa vị kinh
tế - xã hội (thu nhập, học vấn, uy tín nghề nghiệp); thw ba, dựa vào việc sử dụng
quyền lực chính trị và quân sự, trong đó quyên lực chính trị là quan trọng; thir tw, dựatrên cơ sở các nhân tố thuộc về văn hóa và vốn văn hóa; thir năm, dựa trên sự đánhgiá chủ quan của một sỐ người tự nhận mình thuộc thứ bậc nào trong xã hội Công
trình có giá trị với tác giả luận án khi phân tích, đánh giá biểu hiện của sự phân cực
giàu - nghèo, mặc dù không trực tiếp bàn đến sự phân cực giàu - nghèo
Trong cuốn Phân tang xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sangnên kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế (2012) [128], Lê Văn Toàn khi bàn đếnkhái niệm phân hóa giàu - nghèo, đã cho rằng phân hóa giàu - nghèo là một dạng,một hình thức của sự phân hóa xã hội về mặt kinh tế, dựa trên chỉ báo kinh tế Tuynhiên, chúng tôi cho rằng, khái niệm sự phân hóa giàu - nghèo được xem xét chủ yếu
dưới góc độ kinh tế là chưa toàn diện Bởi, ngoài góc độ kinh tế, khái niệm phân hóagiàu - nghèo còn có chỉ báo phi kinh tế, vì thế nội dung của sự phân hóa giàu - nghèo
cần được nhìn nhận đa chiều hơn
Năm 2013, trong cuốn Phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay: Một số
van dé lý luận và thực tiễn, Bùi Thị Hoan đã đưa ra khái niệm phân hóa giàu nghèo và khái quát cơ sở xác định phân hóa giàu - nghèo theo một số tiêu chí, như:
-“sự khác nhau vê quyên sở hữu, chiêm hữu các tư liệu sản xuât quan trọng; sự
11
Trang 15chênh lệch về thu nhập, chi tiêu, mức sống, mức hưởng thụ; sự khác nhau về cơ hội
và điều kiện, việc làm; sự khác nhau về khả năng tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ xãhội cơ bản; sự phân biệt về vị thế chính trị - xã hội; sự khác nhau về nhận thức,quán triệt đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước” [53, tr.27] Công trình đã
gợi mở cho tác giả luận án khi đưa ra khái niệm phân cực giau - nghèo cũng với các tiêu chí đánh giá sự phân cực đó.
Năm 2013, Oxfam đã công bố nghiên cứu Tém lược gợi ý chính sách bat bìnhdang gia tăng: Người dân nghĩ gì? Nghiên cứu nay chú trọng tìm hiéu nhận thức củacác nhóm dan cư về mối quan hệ tương hỗ giữa bat bình đăng gia tăng với dịch chuyển
xã hội, niềm tin xã hội/niềm tin thé chế và phân bổ nguồn lực Đặc biệt, nghiên cứu chorằng, nên “kết hợp đo lường “nghèo đa chiều” với đo lường “bất bình đăng” dựa trên
sự kết hợp nhiều chiều khác về giáo dục, y tế, điều kiện sống” [96, tr.8] Vì vậy, nhànước cần đầu tư mạnh hơn vào cải thiện cơ sở hạ tầng tại những nơi cộng đồng thônbản khó khăn nhất và khó tiếp cận nhất ở vùng miền núi dân tộc thiểu số và ưu tiênthực hiện các giải pháp cơ bản nhằm giảm chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các
nhóm dân tộc thiểu số và các nhóm dân tộc đa số Công trình có đóng góp tốt cho tác
giả luận án trong hướng nghiên cứu biểu hiện và giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu
sự phân cực giảu - nghẻo.
Báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam của Ngân
hàng Thế giới (2014), khẳng định: “Người dân Việt Nam quan ngại về bất bình đăng
và nhiều người nhận thay bất bình dang dang gia tăng” [92, tr.37] Bất bình dang dan
đến những hệ quả sau: (1) Làm suy giảm gắn kết xã hội và chính trị Những người
chịu thiệt thòi to lớn có thể quay qua sử dụng bạo lực và tranh chấp như là phương kếcuối cùng giúp giải quyết van đề của ho; (2) Ảnh hưởng tới niềm tin và có thé cản trở
nỗ lực hợp tác giải quyết vẫn đề, đặc biệt trong quản lý các nguồn lực chung và cung
cấp dịch vụ công; (3) Kìm hãm tăng trưởng kinh tế nếu người nghèo không có khảnăng vay tiền đề đầu tư vào giáo dục và các hình thức vốn sinh lợi khác Đây chính là
những cảnh báo về hệ lụy của sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay
12
Trang 16Trong bản báo cáo Working for the Few Political capture and economic
inequality, Oxfam cho rang, đôi khi bat bình dang về kinh tế là cần thiết dé thúc daytăng trưởng và tiến bộ, dé phong thưởng cho những người có tai năng, kiên trì làmviệc Tuy nhiên, “bất bình đăng kinh tế cực đoan đang gây ra nhiều thiệt hại và đáng
lo ngại vì nhiều lý do như: nó có vấn đề về phương diện đạo đức; nó có thé có tác
động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo; và nó có thé làm gia tăng các
van đề xã hội Nó cũng tạo ra những bất bình đăng khác, chang hạn như bất bìnhđăng giữa phụ nữ và nam giới” [156, tr.2] Báo cáo phan nào gợi mở cho tác giả
luận án khi phân tích, đánh giá những hệ lụy của sự phân cực giau - nghèo.
Năm 2014, trong bản bao cáo Income Inequality Significantly Damages
Growth, nhóm chuyên gia tại Paris của Tổ chức Hop tác và Phát triển Kinh tế(OECD) khăng định “khoảng cách về thu nhập khiến người nghèo khó tiếp cậnđược các chương trình giáo dục cần thiết để phát triển kỹ năng của họ, ngăn cảnnhững biến đổi tích cực của xã hội và kìm hãm tăng trưởng Do đó, dé giảm thiểuthiệt hại do khoảng cách thu nhập gây ra, các nhà hoạch định chính sách cần quan
tâm đến phúc lợi của ít nhất 40% hộ gia đình có thu nhập thấp của xã hội chứ không
chỉ 10% nghèo khó nhất” [155] Đây là những gợi mở rất tốt cho tác giả luận án khinghiên cứu những giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu - nghẻo
*Nghiên cứu lý luận về việc nhà nước thực hiện vai trò giảm thiểu sự
phân cực giàu - nghèo
Năm 2005, Nguyễn Cúc trong cuốn Hai mươi năm đổi mới và sự hình thành
thé chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã khang định: “Ngày nay
ồn định hay rối loạn, tăng trưởng hay suy thoái, giàu hay nghèo đều tìm thấynguyên nhân từ phía nhà nước” [27, tr.69] Do đó, để hạn chế sự phân hóa giau -
nghèo, bat công xã hội, nha nước phải tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế - xã hội bao gồm cả môi trường chính trị; hoạch định, thực thi
chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; điều tiết các lĩnh vực kinh tế - xãhội: tô chức quản lý dịch vụ công, dịch vụ phục vụ lợi ích xã hội; quản lý tải
nguyên, tài sản quôc gia Đây là đóng góp tôt của công trình đôi với tác giả luận án.
13
Trang 17Theo các tác giả cuốn Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa do Dinh Văn An chủ biên (2008), nhà nước có vai trò rất lớn trong việc
“điều tiết nền kinh tế và xã hội bằng việc ban hành và thực hiện hàng loạt chính sách(như chính sách về cung cấp/bảo đảm dịch vụ công, phân phối và tái phân phối phúclợi xã hội, phát triển vùng, bảo hiểm và an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, hạn chế
sự chênh lệch quá lớn trong thu nhập của các tầng lớp dân cư” [1, tr.29-30] Mặc dù
tiếp cận dưới góc độ kinh tế học, nhưng cuốn sách cũng thé hiện được tư duy triết học
khi bàn về những vấn đề liên quan đến vai trò của nhà nước, gợi mở về sự cần thiết
của nhà nước trong việc giảm thiêu sự phân cực giàu - nghèo
Năm 2008, Lương Việt Hải với bài viết “Sự phân hóa giàu nghèo trong điều
kiện kinh tế thị trường và các giá trị đạo đức ở nước ta hiện nay”, trong cuốn Máyvấn đề đạo đức trong diéu kién kinh té thi trường ở nước ta hiện nay đã đưa ra nhậnđịnh, kinh tế thị trường là “một trong những môi trường thuận lợi nhất cho sự phânhóa giàu nghèo phát triển” [44, tr.78] Phân hóa giàu - nghèo đưa đến sự phân tang
giai cấp và tất yêu đưa đến sự suy thoái về đạo đức ở một bộ phận dân cư Tác giảLương Việt Hải cũng cho rằng dé cho các giá trị đạo đức trong xã hội không bị xuốngcấp, cần phải có sự can thiệp của nhà nước Đây là đóng góp lớn đối với tác giả luận
án trong hướng nghiên cứu này.
Các tác giả cuốn Những vấn dé lý luận cơ bản về công bằng xã hội trong điềukiện nước ta hiện nay do Pham Thị Ngoc Tram chủ biên (2009), đã tập trung phân tíchkhía cạnh lý luận của công bang xã hội va khang định sự phân cực giữa giàu và nghèongày càng gia tăng trên phạm vi toàn quốc Vì vậy, dé thực hiện được công bang xã hộithì “trách nhiệm lớn thuộc về sự quản lý của Nhà nước Sự quản lý điều tiết một cáchđồng bộ, nhất quán và có trách nhiệm của Nhà nước thông qua các hệ thống phân phối
phúc lợi, hệ thống thuế, hệ thống an sinh xã hội và các chính sách xã hội sẽ giữ vai
trò quyết định trong việc điều hòa các lợi ích trong xã hội theo hướng công bằng, từ đótạo nên một xã hội đồng thuận và phát triển” [135, tr.260] Công trình là nguồn tư liệu
tham khảo quý giá cho tác giả luận án trong quá trình thực hiện.
Năm 2012, trong cuốn Vai tro của Nhà nước đối với việc thực hiện côngbằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay Võ Thị Hoa cho
14
Trang 18rằng tình trạng phân hóa giàu - nghèo giữa các nhóm dân cư, giữa các vùng miềnvẫn diễn ra nhanh và trên diện rộng, trở thành những van dé bức xúc, tác động tiêucực đến sự phát triển của đất nước, đe dọa đến sự ồn định chính trị - xã hội Do vậy,
dé thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo thì vai trò Nhà nước là công cụ tất yêu, cơ bản.Vai trò đó là “xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý ôn định dé phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm thực hiện công bằng xã hội; xây dựng và hoàn thiện hệ thốngchính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện công bang xã hội; địnhhướng phát triển kinh tế va phân bổ các nguồn lực bảo đảm công bằng xã hội; điều
tiết thu nhập và thực hiện chính sách xã hội” [50, tr.214] Đây là tài liệu tham khảorất hữu ích cho tác giả luận án trong hướng nghiên cứu này
Luận án Tiến sĩ Triết học Vai tro của nhà nước trong việc thực hiện công bằng
xã hội ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế (2012) của Vi Thị Hương Lan phân tíchkhá cụ thể và chỉ ra được vai trò của nhà nước trong việc góp phần giảm thiểu sự phân
cực giàu - nghèo chính là “sự điều tiết, phân chia lợi ích của nhà nước một cách hợp lýgiữa các cá nhân, các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, đảm bảo sao cho mỗi cá nhân,mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội được hưởng những lợi ích phù hợp với khả năng
phát triển của mình, dựa trên nguyên tắc bình dang giữa cống hiến và hưởng thụ, quyền
và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện và phân chia các lợi ích ấy Những nguyên tắcbình đăng được thê hiện qua hệ thống chính sách, pháp luật, sự thực thi pháp luật và sựđiều hành, quản lý của nhà nước” [68, tr.58] Công trình gợi mở một hướng tiếp cận về
vai trò của nhà nước trong việc thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo.
Theo Nguyễn Văn Chiều trong Chính sách an sinh xã hội và vai trò của Nhà
nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam (2014), vai trò của
nhà nước được thể hiện ở hai khía cạnh cơ bản: “Một là, nhà nước tác động đến các
lĩnh vực pho biến nhất của xã hội: giáo dục - đào tạo, dịch vụ hành chính, lao độngviệc làm, v.v Đây chính là vai trò duy trì và phục vụ lợi ích công cộng của nhà
nước Hai là, nhà nước bảo trợ và bảo đảm sự an toàn cho người dân thông qua hệ
thống chính sách an sinh xã hội” [18, tr.44] Sự đảm bảo an sinh xã hội của nha
nước sẽ góp phần rất lớn trong việc thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo
15
Trang 19Năm 2014, nhà xuất bản Đại Học Harvard (Harvard Press) ấn hành cuốnCapital in the Twenty - first Century (Tạm dịch: Tự bản trong Thế Kỷ 21) của tácgiả Thomas Piketty viết về chủ đề bất bình dang thu nhập của các nhóm người laođộng trong xã hội [159] Thomas Piketty cho rang, bất bình dang gia tăng sẽ dé lạinhiều hậu quả nghiêm trọng như làm xói mòn động cơ phát minh, đổi mới côngnghệ, gây ra sự chênh lệch về mức sống giữa các giai tầng trong xã hội Do đó, cácchính phủ cần đồng loạt đánh thuế lên tư bản để giảm bat bình đăng Công trình cóđóng góp tốt cho tác giả luận án trong hướng nghiên cứu này.
Trong cuốn The Price of Inequality - How Today's Divided Society Endangers
Our Future (Tạm dich: Cai giá cua Bat binh dang - Một xã hội chia rẽ ở hiện tại de
doa đến Tương lai của chúng ta như thé nào) (2013) [160], Joseph E.Stiglitz cho
rằng bất bình đăng sẽ làm giảm năng suất, giảm hiệu quả, giảm tăng trưởng và làm
tăng sự bất 6n; làm xói mòn ý thức về c ộng đồng, về cuộc chơi công bằng Vi vậy,cần thiết phải tạo ra một xã hội bình đăng hơn về cơ hội, với chính sách tiếp cậnviệc học tập và sáng tạo cho cả nên kinh tế, đặc biệt là cần “# do hoá lao động”
thay vì “tự do hóa trên von” và chính phủ đánh thuế vào von Công trình đã gợi mởcho tác giả luận án khi phân tích, đánh giá những hệ lụy của sự phân cực giàu -
nghèo ở Việt Nam hiện nay.
Có thé khang định, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước là tàiliệu tham khảo rất có giá trị đối với tác giả luận án trong quá trình triển khai thựchiện Tuy nhiên, cho đến nay bàn về khái niệm, thực trạng, hệ lụy của sự phân cựcgiàu - nghèo và vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực đó (đặc biệtdưới góc độ triết học) vẫn còn là một vấn đề phức tạp và mới mẻ
1.2 Những nghiên cứu về thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò giảm
thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay
Năm 1997, các tác giả cuốn Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp
do Phạm Xuân Nam chủ biên, cho rằng, sự phân hóa giàu - nghèo diễn ra khá phổ
biến và phức tạp Tuy nhiên, trừ những trường hợp làm giàu phi pháp, thì sự phân
hóa giàu - nghèo hiện nay “chủ yêu nhờ đôi mới cơ chê và chính sách, nên một bộ
16
Trang 20phận dân cư có điều kiện thuận lợi về vốn, lao động, kiến thức, kinh nghiệm và khảnăng tiếp thị, tức là có tai sản, trí tuệ, uy tín và năng lực thị trường, đã đây mạnhsản xuất kinh doanh, tăng nhanh thu nhập, trong khi các bộ phận khác có điều kiệnkém hon thì tiến chậm, hoặc dam chân tại chỗ, va cũng có một bộ phận thut lùi donhiều nguyên nhân khác” [86, tr.339] Day là một công trình có sự đầu tư công phu,
kiến giải được thực trạng các chính sách của Nhà nước nhằm góp phần thu hẹp
khoảng cách giàu - nghèo, rất có giá trị đối với tác giả luận án trong hướng nghiên
cứu nảy.
Đề tài Khoa học cấp Bộ Két hợp tăng trưởng kinh tế với tiễn bộ và công bằng
xã hội trong tiễn trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta do Trịnh Quốc Tuấn làm chủ nhiệm(2001) khang định trong những năm đổi mới Nhà nước đã ban hành nhiều chínhsách đúng dan nhằm thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo Tuy nhiên, do còn có nhữnghạn chế về tư duy, chưa dự lường hết những vẫn đề nảy sinh trong quá trình thựchiện, nên “có một số cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ, không nhất quán, thiếu sựquan lý, kiểm tra dé cho một số người lợi dụng làm ăn phi pháp, buôn lậu, trốn thuế,tham nhũng, v.v làm giảu bất chính Bên cạnh đó, một số người qua “dé dat” vớiviệc làm ăn nên bị thua thiệt trong kinh doanh, bi pha sản, không tim được lối thoát,
không tìm được lời giải đáp cho bài toán kinh doanh của mình” [140, tr.119] Vì
thế, dù có phân tích dưới góc độ nào thì chính sách cũng có ảnh hưởng nhất địnhđến sự phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay
Nguyễn Thị Hang - Lê Duy Đồng trong cuốn Phân phối va phân hóa giàunghèo sau 20 năm đổi mới (2005), cho răng suốt 20 năm đôi mới, Nhà nước đã thựchiện phân phối lại thông qua các chính sách thuế thu nhập cá nhân, chính sách giảiquyết việc làm và chính sách an sinh xã hội Cùng với đó, Nhà nước khuyến khíchlàm giàu hợp pháp, tích cực chống tham nhũng, tiêu cực, mua bán quyền lực, v.v
Kết quả là “các thành quả của tăng trưởng đã được phân phối rộng khắp, góp phần
cải thiện đời sống cho hau hết các tang lớp dân cư” [47, tr.228] Tuy nhiên, một sốnghiên cứu định lượng ở Việt Nam lại cho thấy người nghèo chưa được hưởng lợi
17
Trang 21đầy đủ từ quá trình tăng trưởng Nếu tăng trưởng kinh tế tăng được 10 điểm phầntrăm thì người nghèo chỉ có thể hưởng lợi được 3⁄4 trong số đó Ngược lại, nhóm các
hộ giàu có thé khai thác được nhiều cơ hội tăng trưởng đó cho phúc lợi của minhnhiều hơn Như vậy, trong khi tăng trưởng kinh tế góp phan đáng kế vào xóa đói
giảm nghèo thì chính nó lại có thể làm gia tăng thêm khoảng cách chênh lệch giàu
nghèo, do thành quả tăng trưởng không được chia sẻ công bằng mà lại theo hướng
có lợi cho nhóm người khá giả Những kết luận mà công trình rút ra đã gợi mở rấtnhiều cho tác giả luận án khi phân tích, đánh giá thành tựu và hạn chế của Nhà nướctrong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay
Năm 2006, trong bài viết “Một số giải pháp nhằm kết hợp tăng trưởng kinh tế
với công bằng xã hội ở nước ta hiện nay”, Trần Văn Phòng cho rằng, thời gian quaNha nước đã “cố gắng điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhằm hạn chế tính tự phát củakinh tế thị trường, sự phân hóa giàu - nghèo và đảm bảo công bằng xã hội Nhànước đã điều tiết phân phối thông qua thuế thu nhập và phúc lợi xã hội” [101, tr.25],đồng thời Nhà nước cũng đã hoạch định và tô chức thực hiện chính sách xóa đóigiảm nghéo Tuy nhiên, sự chênh lệch về thu nhập vẫn lớn, khoảng cách giàu -nghèo vẫn cao Công trình đã đánh giá sâu sắc, khách quan, toàn diện về thực trạngNhà nước thực hiện thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, đặc biệt là các giải pháp, rất
hữu ích cho tác giả luận án trong quá trình nghiên cứu.
Cuốn Phân phối trong nén kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa doNguyễn Công Nghiệp chủ biên (2006), cho răng Nhà nước đã thê hiện chức năng
của mình thông qua sử dụng ngân sách nhà nước, thuế, tiền lương, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, giá cả, tiền tệ, tín dụng, v.v từ đó góp phần từng bước giải quyết vấn
đề công bằng xã hội Tuy vậy, quản lý nhà nước trong nhiều lĩnh vực, nhất là phân
phối ngân sách nhà nước, vốn tín dụng Nhà nước, vẫn còn nặng tính bao biện, bao
cấp, khiến cho “sự phân hóa giàu - nghèo, khác biệt kinh tế, chênh lệch thu nhậpgiữa các hộ, ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ đang có xu hướng ngày càng gia tăng”[93, tr.224] Những gợi mở của công trình đã đóng góp tốt cho tác giả luận án trong
quá trình triển khai thực hiện
18
Trang 22Trần Đức Cường với bài viết “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoànkết xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” trong cuốn Công bằng xã hội, tráchnhiệm xã hội và đoàn kết xã hội (2008), đã cho rằng, trong giai đoạn đầu xây dựngchủ nghĩa xã hội, Nhà nước Việt Nam chủ trương thiết lập chế độ công hữu về những
tư liệu sản xuất chủ yếu và trên cơ sở đó thực hiện nguyên tắc phân phối theo laođộng, vì thế “chế độ người bóc lột người cơ bản được xóa bỏ, khoảng cách giàu
nghèo giữa các tầng lớp dân cư được thu hẹp đáng kể” [28, tr.23] Tuy nhiên, từ khiNhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,thì khoảng cách giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư ngày càng gia tăng, mặc dù chưadẫn đến phân cực xã hội, nguyên nhân chủ yếu là do tham nhũng, do sự bat hợp ly
trong phân phối của cải và cơ hội phát triển Điều này đòi hỏi thời gian tới, Nhà nướccần loại bỏ những nguyên nhân tiêu cực dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo nêu trên.Công trình rất có giá trị cho tác giả luận án trong hướng đánh giá nguyên nhân dẫnđến sự phân cực giàu - nghèo và nguyên nhân khiến cho Nhà nước chưa giảm thiểu
được sự phân cực giảu - nghèo như mong đợi.
Tiếp cận dưới góc độ triết học, trong cuén Công bằng xã hội trong tiến bộ xãhội (2009), Nguyễn Minh Hoàn cho rang, phân hóa giàu nghèo và tình trạng bat
bình dang xã hội hoàn toàn không phù hợp với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.Song, “nói như thế không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn chịu bó tay để cho tìnhtrạng phân hóa giàu - nghèo cứ tiếp tục gia tăng mãi Do là vi chúng ta có Nhà nướccủa dan, do dan, vì dan” [52, tr.203] Tác giả Nguyễn Minh Hoan khang định, tronggần 30 năm thực hiện đường lối đôi mới đất nước, Nhà nước đã tiến hành hàng loạtchủ trương, biện pháp nhằm hạn chế phân hóa giàu - nghèo, ngăn chặn thu nhập phi
pháp; bảo trợ và điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành và các
vùng; nâng cao phúc lợi xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế; dùng các loạithuế, đặc biệt là thuế thu nhập góp phan thực hiện công bằng xã hội; khuyến khíchlàm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo, v.v Đây là đóng góp tốt
của công trình đối với tác giả luận án
Cuốn Cơ cấu xã hội Việt Nam và những van dé xã hội bức xúc trong quá trình
đổi mới do Đỗ Nguyên Phương và Nguyễn Xuân Kiên chủ biên (2010), trong khi
19
Trang 23đánh giá cao vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện các chính sách phát triểnkinh tế, đảm bảo công bằng xã hội, các tác giả cũng nhận định, “nhiều chính sách đãban hành chưa được thực hiện, một số chính sách còn thiếu hoặc có những điểm bắtcập so với sự chuyên biến của tình hình thực tế Đời sông của một bộ phận dân cư,nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số miền núi còn nhiều khó khăn”[106, tr.89] Hậu quả là chênh lệch giàu - nghèo giữa các tang lớp dân cư có xu
hướng ngày càng doãng ra.
Năm 2003, Vũ Văn Phúc trong bài viết “Giải quyết mối quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế va phát triển văn hóa, thực hiện tiễn bộ và công bằng xã hội ở nước
ta: Quan niệm, thực trạng và giải pháp”, in trong cuốn Văn kiện đại hội XI củaĐảng: Một số vấn dé lý luận và thực tiễn đã cho rằng, trong suốt thời kỳ đôi mới,Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm góp phần thu hẹp khoảng cách giàu -nghèo Mặc dù vậy, “sự phân phối nguồn vốn đầu tư - một trong những tiền đề choviệc phát triển kinh tế - xã hội, bao dam sự công bằng giữa các vùng miễn còn nhiều
bất cập Việc ưu tiên, ưu đãi các điều kiện phát triển sản xuất trong các doanh nghiệp như
đầu tư, quyền sử dụng đất đai, chính sách tín dụng, thuế, còn thiên về thành phần, chứ
chưa thực sự căn cứ vao mục tiêu, nhiệm vụ, hiệu quả sản xuất, kinh doanh” [103,
tr.391] Đặc biệt là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn - những nơi đấtnông nghiệp được chuyên đổi mục đích sử dụng ngày càng tăng, v.v khiến cho sự phânhóa giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư càng cách xa Những đóng góp của công trìnhrất có giá trị đối với tác giả luận án trong nguyên nhân của sự phân cực giàu - nghèo,cũng như thành tựu và hạn chế của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực đó
Năm 2012, Bùi Đại Dũng trong cuốn Công bằng trong phân phối cơ sở dé phát
triển bên vững, cho rằng, trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay, Nhà nước đã hoạch
định và tô chức thực hiện nhiều chính sách nhằm thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo
Song, bất bình đăng thu nhập ngày càng doãng ra, nhóm 10% giàu nhất có mức thu
nhập tách biệt khỏi các nhóm còn lại và có xu thế ngày càng giàu nhanh hơn Hơnnữa, có khá nhiều chính sách của Nhà nước đã đem lại những khoản lợi ích khá lớn
cho một sô cá nhân và làm một sô người ngày cảng giau thêm, như chính sách Vé
20
Trang 24dài hạn, các chính sách này “làm tăng phân hóa giàu nghèo và có hại cho phát triểnbền vững” [36, tr.128] Công trình phan nào giúp cho người đọc hiểu rõ hơn thựctrạng các chính sách của Nhà nước nhằm thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo ở Việt
Nam hiện nay.
Trong công trình Một số vấn dé cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện
nay do Mai Ngọc Cường chủ biên (2013), các tác giả nhận định từ khi thực hiện
đường lối đổi mới, Nhà nước đã “sớm thực hiện chủ trương phát triển đồng bộ kinh
tế và xã hội, chú trọng kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội Chủ trương đó đã được thể chế hóa thành những cơ chế, chính sách và
luật pháp đề điều chỉnh các quan hệ xã hội theo hướng tăng phúc lợi, bảo đảm công
bang và thúc day sự hòa nhập xã hội cho mỗi người dân” [31, tr.376] Tuy nhiên,xem xét cu thé từng chính sách thì các giá trỊ - mục tiêu của hệ thống chính sách xãhội là phúc lợi, công bằng và hòa nhập xã hội mới đạt được ở mức độ thấp và còn ởtình trạng yếu kém, điều đó khiến cho sự phân hóa giàu - nghèo ngày càng doãng ra.Công trình giúp cho người đọc có cái nhìn khách quan về thành tựu và hạn chế của
Nhà nước trong việc thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay.
Như vậy, từ góc độ tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, những vấn đềliên quan đến thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò trong việc giảm thiểu sự phâncực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay đã được các nhà nghiên cứu tiếp cận trênnhiều phương điện khác nhau Song, chưa có một công trình nào phân tích, đánh giá
trực diện và có hệ thong vé thực trang Nhà nước thực hiện vai trò trong việc giảm
thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay
1.3 Những nghiên cứu về các giải pháp đã được đề xuất nhằm nâng caovai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt
Nam hiện nay
Trong cuén Khảo sát xã hội học về phân tang xã hội (1995), tác giả Tương Lai
cho rằng, hệ quả tiêu cực của quá trình phân tầng xã hội đã khiến cho “cái hố ngăn
cách giau nghèo đang được làm sâu thêm, rộng ra” [67, tr.225] Do đó, Nhà nước
cân tăng cường tôi đa sức mạnh của mình trong lĩnh vực xã hội đê tạo điêu kiện cho
21
Trang 25kinh tế phát triển, điều chỉnh hoặc bổ khuyết những khoảng trống mà các chính sáchkinh tế không thé bao quát hết, tạo công ăn việc làm cho người nghèo, giúp ngườinghèo có cơ hội tự mình vươn lên thoát nghèo, đồng thời tạo điều kiện để cho ngườigiàu có thể mở rộng sản xuất, kinh doanh và làm giàu hợp pháp Những giải pháp
được công trình đề xuất đã gợi mở cho tác giả luận án trong hướng nghiên cứu này
Trên cơ sở học tập kinh nghiệm của một số quốc gia Chau A, các tác giả cuén
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước Châu Á và Việt Nam do Lê
Bộ Lĩnh chủ biên (1998), cho rằng, dé thực hiện được công bằng xã hội, Nhà nước
Việt Nam cần “điều tiết qua các sắc thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân dé giambớt chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và huy động đóng gop của những
người có thu nhập cao vào sự phát triển xã hội” [70, tr.214], cần đối xử thỏa đáng
đối với những gia đình chính sách; khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống lại các
hiện tượng làm giàu phi pháp, như tham nhũng, buôn lậu Đây là những gợi ý có giá
trị tốt cho tác giả luận án khi đề xuất giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước
trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay
Đề hạn chế những hệ lụy của sự phân hóa giàu - nghéo ở Việt Nam hiện nay, Nhanước kiểm soát và điều tiết thu nhập một cách hợp lý để ngăn chặn phân hóa giàu -
nghèo quá mức; có những chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng
lớp nhân dân yên tâm, phan khởi, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh làmgiàu cho mình và cho xã hội Trong đó, biện pháp quan trọng nhất là “thực hiện thuế
lũy tiến theo thu nhập đề điều tiết hợp lý thu nhập giữa các thành viên trong xã hội”
[139, tr.182-183] Do là quan điểm của các tác giả công trình Một số vấn dé về địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta do Trần Xuân Trường làm chủ nhiệm (2000)
Một trong những nội dung quan trong của luận án Tiến sĩ Triết học Vai tro địnhhướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước đối với sự phat triển nên kinh tế Việt Nam hiệnnay của Lê Thị Hồng (2001) là khăng định trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, sự phân hóa giau - nghèo chỉ được chấp nhận với haiđiều kiện: thir nhất, giàu lên một cách chính đáng, bang sức lao động của mình, phù
hợp với hiến pháp và pháp luật; thi hai, sự phân hóa giàu nghèo không đây thành cáccực, đối lập gay gắt, khoảng cách giữa chúng là quá lớn Do vậy, một mặt, Nhà nước
22
Trang 26“vừa khuyến khích làm giàu một cách chính đáng, vừa bằng hệ thống các biện pháp,chính sách khác nhau (phân phối, hỗ trợ) dé thu hep dần khoảng cách giữa hai cựcnhưng không làm triệt tiêu động lực phát triển”; mặt khác, “nghiêm tri những kẻ lamgiàu bất chính, làm giàu bằng mọi giá, thậm chí, làm giàu trên cả xương máu của
đồng loại, của những người thân thích” [56, tr.140] Day là điểm mới của tác giả Lê
Thị Hồng so với các công trình nghiên cứu về giải pháp nâng cao vai trò Nhà nước
trong việc thu hẹp khoảng cách giàu - nghẻo.
Cuốn Quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng doPhạm Xuân Nam chủ biên (2001) đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai
trò của Nhà nước trong việc hạn chế sự phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam, như:
loại bỏ những thé lực và những phương thức độc quyên, lũng đoạn, bao đảm chomoi người bình đăng về quyền kinh doanh và nghĩa vụ đối với Nhà nước, đối với xãhội; có những chính sách nhằm “tạo điều kiện cần thiết để giảm dần sự phát triểnmat cân đối giữa các thành phố và các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng cao,
vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến trước đây, các tỉnh nghèo thuộc
miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên Phân phối ưu tiên các nguồn lựcđầu tư, ké cả từ trong nước và nước ngoài cho các vùng nói trên để xây dựng cơ sở
hạ tầng và tạo điều kiện phát triển sản xuất, giảm dần khoảng cách về thu nhập, mức
sông, hưởng thụ giáo dục, văn hóa, bảo vệ sức khỏe các tầng lớp nhân dân ở các
vùng khác nhau” [87, tr.38-39] Công trình đã gợi mở tốt cho tác giả luận án khi déxuất giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân
cực giảu - nghèo ở Việt Nam hiện nay.
Cuốn Chủ nghĩa xã hội từ lý luận đến thực tiễn - những bài học kinh nghiệm chủyếu do Lê Hữu Tang chủ biên (2003), cho răng, định hướng xã hội chủ nghĩa khôngcho phép Việt Nam “thả nổi” tình trạng gia tăng bất bình đăng xã hội, đặc biệt là tìnhtrạng phân hóa giàu - nghèo mà phải tìm mọi cách kiềm chế dé tiến tới dần xóa bỏ nó,
mặc dù việc xóa bỏ ấy chỉ có thé đạt được trong tương lai không gan Tuy nhiên, dé
thực hiện điều đó, không thể trông chờ ở bản thân cơ chế thị trường, mà phải nhờ đến
sự điều chỉnh trước hết từ phía Nhà nước, “không ai có thê thay thế Nhà nước xã hội
23
Trang 27chủ nghĩa trong vai trò quản lý sự phát triển của đất nước sao cho các bat công hiện cònton tại phải bị loại trừ dần, tiễn tới xóa bỏ hoàn toàn Trong sỐ các công cụ ma Nhanước có trong tay đề làm những việc này, bên cạnh hệ thống luật pháp, các chính sáchthuế và điều tiết ngân sách đóng vai trò rất quan trọng” [117, tr.263] Các giải pháp màcông trình đưa ra là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho tác giả luận án.
Năm 2004, trong cuốn Vai rò của Nhà nước trong phân phối thu nhập ở nước
ta hiện nay do Mai Hữu Thực chủ biên, các tác giả khẳng định mặc dù thời gian qua,
Nhà nước đã thực hiện các chính sách phân phối và điều tiết thu nhập, tuy nhiên sựphân hóa giàu - nghèo theo mức sống ngày càng doãng rộng, đưa đến hệ quả không
mong muốn, làm xuất hiện những nhóm xã hội dễ bị ton thương trong nên kinh tế thitrường, tác động đến tư tưởng, tâm lý, niềm tin về công bằng xã hội Điều đó đòi hỏi
“can tăng cường vai trò của Nhà nước đối với phân phối thu nhập nhằm từng bướcthực hiện mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [126,
tr.175] Từ đó, công trình đã đưa ra 4 quan điểm và 3 giải pháp về phân phối, như cảicách chính sách tiền lương, cải cách chính sách thuế và hoàn thiện chính sách xã hội
Đây là những gợi ý có giá trị đối với tác giả luận án trong hướng nghiên cứu này
Khang định rằng, sự phân hóa giàu - nghèo do phat triển kinh tế thị trường là điềukhông tránh khỏi, Trần Thành trong bai viết “Vai trò của Nhà nước trong việc kết hợptăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta hiện nay” (2006), đưa ra khuyếnnghị, “mot mặt, nhà nước phải chấp nhận sự phân hóa giàu - nghèo, phải bảo vệ vàkhuyến khích nhân dân làm giàu một cách hợp pháp; mat khác, phải tiễn hành một loạt
các chủ trương, chính sách, biện pháp dé xóa đói giảm nghèo và kiềm chế sự phân hóa
giàu - nghèo không dé gia tăng đến mức quá đáng, đến mức phân cực, v.v Đồng thời,phải làm trong sạch bộ máy nhà nước, đây mạnh đấu tranh chống quan liêu, thamnhũng, cải cách nền hành chính quốc gia, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý và điềutiết của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế và xã hội” [120, tr.9] Đây là một côngtrình có sự đầu tư công phu, đưa ra được những khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của
Nhà nước trong việc hạn chế sự phân hóa giàu - nghèo một cách rõ ràng, cụ thẻ
Các tác giả cuốn Hiện đại hóa xã hội vì mục tiêu công bằng ở Việt Nam hiện
nay do Lương Việt Hải chủ biên (2008), khang định, “không một luc lượng nao có
24
Trang 28thé thay thé Nhà nước trong vai trò điều tiết thu nhập và các nguồn lực để hạn chếbớt khoảng cách giữa công bang và bat công, giữa bình đăng và bat bình đăng” [43,tr.228] Sự điều tiết của Nhà nước góp phan loại bỏ những thu nhập bat hợp pháp,đảm bảo cho tất cả mọi người đều được hưởng thụ đúng theo mức độ mà mình đãcống hiến cho xã hội Công trình đã đưa ra được những giải pháp tương đối toàn
diện về vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế phan hóa giàu - nghèo, thực hiện
công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay
Bài “Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa” in trong cuốn Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội (2008),
Nguyễn Duy Quý cho rằng, để hạn chế sự phân hóa giàu - nghèo, thực hiện công
băng xã hội ngay trong từng bước phát triển, “Nhà nước cần ban hành chính sáchnhằm tạo điều kiện giảm dần sự phát triển mat cân đối giữa đô thị và nông thôn, đặcbiệt là nông thôn ở vùng xa, vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số Huy động các nguồn lực
dé thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ đền ơn đáp nghĩa đối với thương, bệnh binh, gia
đình liệt sĩ, những người có công với cách mạng và những người khó khăn, những
người tật nguyên chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, chịu nhiều thiệt thòi trong xã
hội” [109, tr.85-86] Song, trước hết cần nhận thức đúng dan về công băng xã hội,khắc phục sự nhầm lẫn giữa công bằng và bình đăng xã hội, khắc phục tư tưởng “cào
bằng”, chủ nghĩa bình quân, y lại, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự lực của
cán bộ và nhân dân trong xóa đói giảm nghẻo.
Bài “Kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong điều kiện kinh tếthị trường ở nước ta hiện nay” in trong cuốn Vận mệnh lịch sử của chủ nghĩa xã hội(2009), Lương Đình Hải khăng định, từ khi đất nước chuyền sang cơ chế thị trường,tinh trạng phân hóa giàu - nghéo trong xã hội ngày càng gia tăng Dé giải quyết van
đề này thì “Nhà nước là một trong những yếu tố điều chỉnh có vai trò đặc biệt” [45,
tr.233] Sự điều tiết của Nhà nước thê hiện trước hết là thu nhập, phân phối các nguồn
lực phát triển cho các vùng, miền, ngành, nghề Đồng thời, Nhà nước cần tích cực,chủ động thực hiện nguyên tắc công bằng xã hội trong các lĩnh vực khác nhau của đờisống xã hội, như y tế, giáo dục, văn hóa, v.v Công trình đã giúp ích cho tác giả luận
25
Trang 29án đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong việcgiảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay.
Lê Quốc Hội có bài viết “Bất bình dang thu nhập ở Việt Nam và các khuyến nghịchính sách” trong cuốn Vượt qua bẩy thu nhập trung bình: Cơ hội và thách thức đối
với Việt Nam (2010), đã cho rằng đề thu hẹp khoảng cách ngày càng lớn về thu nhập,
về phúc lợi xã hội và cơ hội phát triển giữa các nhóm xã hội khác nhau, Nhà nước cầnphải “cải cách chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ hội phát triển trong nền
kinh tế theo hướng phải đảm bảo công bang và hướng đến người nghèo” [54, tr.64]
Bên cạnh đó, Nhà nước cần đưa ra và áp dụng các biện pháp dé hạn chế tinh trang batbình đẳng tài sản, như thực hiện bắt buộc việc kê khai tài sản đối với cán bộ công chức;
nghiên cứu va áp dụng các loại thuế thừa kế, thuế tài sản, thuế dau tư, v.v Những giải
pháp công trình đưa ra thật sự có giá trị đối với tác giả luận án
Năm 2011, Đỗ Thế Tùng trong bài viết “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và thực hiện chính sách xã hội trong phát triển bền vững - những giải pháp chủ yếuđối với Việt Nam”, khẳng định “sự phân cực giàu - nghẻo tăng nhanh, khiến chonhóm người bị thiệt thòi cảm thấy tuyệt vọng, làm yếu cơ sở của sự ôn định xã hội” [143,
tr.50] Bởi vậy, phải xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh và nâng cao hiệu
lực, hiệu quả điều tiết thì Nhà nước can: / nhát, tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người,nhất là người nghèo được quyền sở hữu hay chiếm hữu và sử dụng những yếu tố sản
xuất, hoặc còn gọi là “các tài sản sinh lời”; / hai, điều tiết giảm thu nhập của tầng lớp
dân cư giàu có; thir ba, điều tiết tăng thu nhập cho tang lớp người nghèo, yếu thế; sue ae,điều tiết giá cả, quan hệ cung cầu trên thị trường, nhằm bảo đảm ôn định sản xuất và mứcsông của những người có thu nhập thấp; / năm, mở rộng và đa dang hóa hệ thống bảohiểm; /# sáu, cải cách hành chính, lành mạnh hóa bộ máy nhà nước, ngăn ngừa vànghiêm tri các hành vi tiêu cực, nhất là nạn tham nhũng, đầu cơ, buôn lậu, lừa đảo, hối
lộ, móc ngoặc giữa công chức nhà nước với các đại gia giàu có Có thực hiện tốt các giải
pháp nêu trên, Nhà nước mới tạo ra những tiền đề để nền kinh tế phát triển bền vững, hàihòa với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đómới có thê giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo
Trong Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam 2012, Khỏi dau tot, nhưng chưa phải đã
26
Trang 30hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thứcmới, Ngân hàng Thế giới nhận định: “Sự gia tăng bất bình đăng về thu nhập phản ánh sựphân cực về kinh tế đang ngày càng tăng” [91, tr.54] Do đó, Nhà nước cần có các biệnpháp dé giúp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mang lại lợi ích cho mọi nhóm dân cư,
chang hạn hỗ trợ năng suất và tăng trưởng ở khu vực nông thôn thông qua tăng tỷ lệ đầu tưcông ở nông thôn, cung cấp tín dụng và các biện pháp khuyến khích khác đề kích thích đầu
tư tư nhân ở nông thôn và cũng hướng các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp theo nhu cầu củanông dân nghèo và dân tộc thiêu số Ngoài ra, các chính sách thúc đây tăng trưởng cao và
có lợi cho mọi nhóm dân phải được bổ trợ bằng các chính sách bảo hiểm xã hội và trợ giúp
xã hội hiệu quả Đây là những gợi ý rất hay cho tác giả luận án
Trong cuốn Chính sách xóa đói giảm nghèo - Thực trạng và giải pháp do LêQuốc Lý chủ biên (2012), các tác giả cho răng “phân phối lần đầu theo cơ chế thịtrường tất yếu sẽ dẫn đến sự phân cực giàu nghèo Do đó đòi hỏi phải có sự hỗ trợcủa Nhà nước thông qua sự điều tiết phân phối, điều tiết thu nhập của tầng lớp khágiả (áp dụng thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp) và điều tiết tăngthu nhập cho tầng lớp nghèo, hỗ trợ những người gặp rủi ro, có chính sách phúc lợiđối với những người yếu thế như người khuyết tật, người neo đơn không nơi nươngtựa” [74, tr.44] Nếu Nhà nước ít quan tâm đến công băng xã hội thì sẽ làm cho tìnhcảnh nghèo khổ của dân cư trở nên tram trọng hơn Day là điểm khá mới của côngtrình so với một số công trình nghiên cứu khác viết về giải pháp nâng cao vai trò của
Nhà nước trong xóa đói giảm nghèo.
Kết quả của các công trình khoa học trên rất có giá trị đối với tác giả luận án,
tuy nhiên điều đáng tiếc là chưa có công trình nào bàn trực diện đến các giải phápnhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo
ở Việt Nam hiện nay.
1.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Qua tông quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tai Vai trò của Nhà
nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay cho thấy,
vân dé này được nghiên cứu ở khía cạnh và mức độ sau:
27
Trang 31Thứ nhất, nhóm “những nghiên cứu lý luận về vai trò của nhà nước trong việcgiảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo” Các nghiên cứu gần đây mới chỉ bàn đến van
dé phân hóa giàu - nghéo và rat ít công trình bàn đến sự phân cực giàu - nghèo (mặc
dù thuật ngữ sự phân cực giàu - nghèo đã được không ít các học gia nhắc đến trong
một số công trình nghiên cứu của mình) Vì thế, phân tích, đánh giá thực trạng và hệlụy của sự phân cực giảu - nghèo thì dường như chưa có một công trình nghiên cứu
nào Do đó, công trình nghiên cứu với những số liệu do tác giả luận án thu thập và xử
ly, hy vọng bồ khuyết phần nảo cho các “khoảng trong nhận thúc” trên Bên cạnh đó,
vai trò của Nhà nước là một khái niệm “đông”, đòi hỏi phải thích ứng với từng
quốc gia trong từng giai đoạn phát triển Cho nên, cũng đã có không ít công trình
nghiên cứu về vai trò của nhà nước dưới những góc độ chuyên ngành khác nhau,như Chính trị học, Kinh tế học, Triết học, Chính sách công, v.v Tựu trung lại, cácnghiên cứu đều khang định nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thu hepkhoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư Tuy nhiên, có thể nhận thấy,
chưa có các nghiên cứu từ nền tảng của khung lý thuyết được xây dựng bài bản,khoa học về vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo
Đặc biệt, chưa có một cuốn sách hoặc một đề tài khoa học nào nghiên cứu trực diện
về vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo Vì vậy, vớitham vọng tìm tòi và hoàn thiện, tác giả luận án sẽ cố gắng phần nào lấp đi sự
“thiếu vắng” trong các công trình đó
Thứ hai, nhóm “những nghiên cứu về thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò
giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay” cũng đã được các học
giả phân tích, đánh giá trên nhiều phương diện, nhiều lát cắt khác nhau, như thực
trạng Nhà nước thực hiện vai trò xóa đói giảm nghèo, thực trạng Nhà nước thực
hiện an sinh xã hội, thực trạng Nhà nước thực hiện công bằng xã hội, v.v Kết luận
chung là trong gần 30 năm đổi mới, hệ thống các chính sách này ngày càng hoàn
thiện và phát huy hiệu quả trong thực tiễn, đặc biệt Nhà nước Việt Nam đã đạt thành
tựu ấn tượng trong xóa đói giảm nghèo được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, v.v
từ đó góp phần từng bước thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo Song, bàn trực diện
28
Trang 32đến thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò giảm thiểu sự phân cực giau - nghéo ởViệt Nam hiện nay (đặc biệt dưới góc độ triết học) thì vẫn còn là van đề quá mới
mẻ Vì vậy, việc làm sáng tỏ van dé này ở Việt Nam hiện nay là vô cùng cần thiết
của Nhà nước trong việc thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo dưới các chính sách cụ
thể Tuy nhiên, đây vẫn còn là những công trình nhỏ lẻ, tản mạn, chưa được khái
quát và có hệ thống Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu để đề xuất một số giảipháp nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu -nghèo ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn
Trên cơ sở, kế thừa thành quả trong những công trình nghiên cứu của các họcgiả đi trước, luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu, làm rõ những van dé sau:
Thứ nhất, luận án đưa ra và làm sáng tỏ khái niệm sự phân cực giàu - nghèo,
giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo và vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu
sự phân cực giàu - nghèo; khang định tính tất yếu và tầm quan trọng của Nhà nướctrong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay, cùng với sựthé hiện vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực đó; phân tích, đánhgiá các nhân tô ảnh hưởng đến vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiêu sự phân
cực giảu - nghèo;
Thứ hai, phan tích, đánh giá thực trạng sự phân cực giàu - nghéo ở Việt Nam
hiện nay và thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò trong việc giảm thiểu sự phân cực
đó và những van dé đặt ra;
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của Nhà nướctrong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay
29
Trang 33Chương 2
VAI TRO CUA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢM THIẾU
SỰ PHAN CỰC GIAU - NGHEO: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN
2.1 Quan niệm về sự phân cực giàu - nghèo và giảm thiểu sự phân cực
giàu - nghèo
2.1.1 Sự phân cực giàu - nghèo
*Quan niệm về giàu, nghèoTrên thực tế để đưa ra được một khái niệm thé nao là giàu thật không đơn
giản Theo nha nghiên cứu Đỗ Thiên Kính, “hồ giàu thường có nhiều tai sản ban dau,
nhất là đất, lao động va vốn; quan hệ xã hội tot; tiép cận nhanh với thông tin, thi
trường; có nhà cửa chắc chăn và nhiều tiện nghi sinh hoạt; có đủ đất nông nghiệp, đất
vườn màu mỡ; có tư liệu sản xuất và máy móc; được dùng nước sạch, điện, có nhiềutiền và thu nhập khá; được vay vốn và có nhiều vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh;
có sức khoẻ tốt, có trình độ học vấn khá; có kiến thức, biết làm ăn, có lao động và khảnăng tìm kiếm việc làm 6n định, người ăn theo ít; con cái được học hành đầy đủ;quan hệ xã hội rộng; cư trú ở địa điểm thuận lợi, có phương tiện giao thông tốt” [63,
tr.68-69].
Hay như trong báo cáo World Ultra Wealth Report 2014, Tô chức nghiên cứu
Wealth-X, định nghĩa “người siêu giàu là những cá nhân có tai sản trên 30 triệu USD” [161, tr.3].
Kế thừa những hạt nhân hợp lý trong các quan điểm trên, chúng tôi quan niệm:
Hộ giàu là hộ có thu nhập bình quân dau người/tháng cao hon gấp nhiễu lan thunhập bình quân đầu người của cả nước, có khả năng thoả mãn/chỉ trả những nhu
câu cơ bản trong cuộc sống (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin)
ở mức cao nhất so với cộng đồng dân cư nơi cư trú, có khả năng kiểm soát cácnguồn luc xã hội
Còn khi nghiên cứu về nghèo, nhà Kinh tế học Mỹ John Kenneth
Galbraith (1908 - 2006) viết, “con người bị nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay
dù thích đáng dé họ có thé tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng
30
Trang 34đồng Khi đó họ không thể có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cầnthiết tối thiêu để sống một cách đúng mực” [7, tr.82].
Hoặc tại Hội nghị về chống nghéo đói do Uy ban Kinh tế Xã hội Khu vựcChâu A - Thái Bình Dương (ESCAP) tô chức tai Bangkok, Thái Lan (9/1993), cácquốc gia trong khu vực đã thống nhất cao rằng: “Nghéo khổ là tình trạng một bộ
phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mànhững nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tậpquán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận” [10]
Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Xã hội tổ chức tại Copenhagen(Đan Mạch) năm 1995, đã đưa ra một định nghĩa cụ thể: “Người nghèo là tắt cảnhững ai mà thu nhập thấp hon I đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiénđược coi như đủ dé mua những sản phẩm thiết yếu dé tôn tai” [10]
Theo Amartya Kumar Sen (1933), nhà Kinh tế học Ấn Độ (đoạt giải Nobel
Kinh tế năm 1998): “Để tồn tại, con người cần có những nhu cầu vật chất và tinhthần tối thiêu; dưới mức tối thiểu này, con người sẽ bị coi là đang sống trong nghèo
nàn” [12].
Trên thực tế, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị tính chuân nghèo theo bốnnhóm nước là chậm phát triển, đang phát triển, phát triển và các nước công nghiệpphát triển: Đối với các nước chậm phát triển, các cá nhân bị coi là nghèo khi mà cóthu nhập dưới 0,5 USD/ngày; Đối với nước đang phát triển là 1 USD - 2 USD/ngày;
Các nước Châu Âu là 4 USD/ngày; Các nước công nghiệp phát triển là 14,4USD/ngày [10].
Ở Việt Nam, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011
-2015 như sau: Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống: Hộ nghèo ở thành thi
là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000đồng/người/năm) trở xuống [124]
Ngày 19/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuan nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai
đoạn 2016-2020 Quyết định cũng quy định rõ chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có
31
Trang 35mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 Cụ thể, hộ nghèo khu vựcnông thôn là hộ dap ứng một trong hai tiêu chí sau: 1 Có thu nhập bình quân đầungwoi/thang từ đủ 700.000 đồng trở xuống; 2 Có thu nhập bình quân đầungười/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đolường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên Hộ nghèo khuvực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: 1 Có thu nhập bình quân đầu
người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; 2 Có thu nhập bình quân đầungười/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đolường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên Tiêu chí mức độthiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản gồm 05 dịch vụ cụ thể như: y tế, giáo dục,
nha ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.
Các khái niệm trên đều cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các tổchức quốc tế cho rằng nghèo là một hiện tượng đa chiêu, tinh trạng nghèo cần đượcnhìn nhận là sự thiếu hụtkhông được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người.Trong luận án này, chúng tôi quan niệm: Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân dau
người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống, thiếu hut/khéng được đáp ứng ởmức tối thiểu một số nhu cẩu cơ bản trong cuộc sống (y tế, giáo dục, nhà ở, nước
sạch và vệ sinh, thông tin), không có khả năng kiểm soát nguồn lực xã hội
*Quan niệm về sự phân hóa giàu - nghèo
Từ các khái niệm trên cho thấy chỉ số giàu - nghèo biến động theo thời gian và
theo không gian, vì vậy, trong phân tích đánh giá giàu - nghèo, phải có quan điểm
lịch sử - cụ thé và quan điểm phát triển, tránh những định kiến xã hội Bởi theo thờigian, cùng với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, đời sống xã hội ngày càng đượcnâng cao, mức sống ngày trước được đánh giá là khá giả có thể chỉ được xếp vào mứctrung bình hoặc nghèo vào thời điểm hiện tại Theo không gian, sẽ không có chuẩn
nghèo chung cho tất cả các nước, vì nó phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội
của các quốc gia Mức sống được coi là khá giả ở khu vực này chỉ được xếp vào mứcsong trung bình ở khu vực khác Có hộ giàu về vật chất nhưng nghèo về đời sống văn
hóa - tinh thân, thậm chí thiêu han hoặc “nghéo” vê tri thức, vê von văn hóa cơ bản.
32
Trang 36Từ đó, dẫn đến quan niệm về sự phân hóa giàu - nghèo cũng có nhiều phương ánkhác nhau đã được đưa ra và dưới đây là một số phương án tiêu biểu:
1 “Phân hóa: chia thành nhiều bộ phận có những đặc điểm khác hắn nhau vàbiến đổi dần thành chất khác ở những điều kiện nhất định” [98, tr.992]
2 “Phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân
chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế và chất lượng sống khác biệtnhau; là sự phân tầng xã hội chủ yếu về mặt kinh tế, thé hiện sự chênh lệch giữa cácnhóm xã hội về tài sản, thu nhập, mức sống” [55, tr.12-13]
3 “Phân hóa giàu nghèo là một dạng phân tang xã hội trong đó mỗi người ở
mỗi tầng lớp khác nhau thì khác về tai sản, thu nhập và về mức sống” [34, tr.8]
4 “Phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia
xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế khác biệt nhau; thé hiện trong xã hội
có nhóm giàu - tầng đỉnh, nhóm nghéo đói - tang đáy, trong xã hội có sự khác biệt nhau
về tài sản, thu nhập, mức sống giữa các con người và nhóm xã hội” [130, tr.191]
5 “Phân hóa giàu nghèo là sự khác biệt cả lượng và chất về thu nhập, mức sống, cơ
hội tiếp cận các dịch vụ xã hội và tham gia các hoạt động cộng đồng giữa nhóm hộ giàu
và nhóm hộ nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế” [47, tr.121]
6 “Phân hóa giàu nghèo là biéu hiện về mặt xã hội của sự khác biệt về mặt địa
vị kinh tế (vấn đề giàu hay nghèo, nhiều tài sản hay ít tài sản)” [113, tr.43]
7 “Trong xã hội, mức sống kinh tế được đo bằng tài sản, thu nhập, chỉ tiêu
nên có thé phân biệt nhóm người giàu, nhóm người nghèo và tầng lớp trung gian
không giàu cũng không nghèo Quá trình phân biệt sâu sắc về mặt kinh tế tạo thànhnhóm giàu và nhóm nghèo, đồng thời làm cho khoảng cách giữa hai nhóm này tăng
lên gọi là “sự phân hóa giàu nghèo” [128, tr.32].
8 “Phân hóa giàu - nghẻo là một hiện tượng lịch sử - xã hội, phản ánh quá
trình phân chia xã hội thành các tầng, nhóm xã hội có điều kiện kinh tế và chấtlượng sống khác biệt nhau, thể hiện sự chênh lệch về tài sản, thu nhập, mức sống và
sự hưởng thụ, tiếp cận các dịch vụ xã hội giữa các nhóm xã hội đó” [53, tr.12]
33
Trang 37Như vậy, quan niệm về phân hóa giàu - nghèo không có nhiều sự khác biệt.Chúng tôi cho răng: Phân hóa giàu - nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội, phảnánh quá trình phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế và chất
lượng sống khác biệt nhau, thể hiện trước hết ở những khác biệt về thu nhập, về tàisản, về khả năng tiếp cận và chi trả cho các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như kiểmsoát các nguôn lực xã hội
*Quan niệm về sự phân cực giàu - nghèoNếu như khái niệm phân hóa giàu - nghèo đã được giới nghiên cứu ở Việt Nambàn đến tương đối nhiều, thì khái niệm sự phân cực giàu - nghéo lại rất ít được bàn đếnhoặc nếu có thì cũng chưa thực sự tường minh, mặc dù, thuật ngữ sự phân cực giàu -nghèo đã được không ít học giả đề cập trong một số công trình Theo nhà nghiên cứu
Tô Duy Hợp: “Khoảng cách hai cực giàu - nghèo ở làng xã yếu kém còn chưa lớn lắm,khoảng 3 - 4 lần, trong khi đó ở làng xã khá giả hoặc giàu có đã lên tới 10 lần, thậm chí
có trường hợp lên tới mấy chục lần” [57, tr.20] Nhà nghiên cứu Đỗ Thiên Kính viết:
“Xã hội miền núi mới đi lên và bắt đầu có sự phân cực giàu nghèo như ở dưới xuôihiện nay” [62, tr.61] Theo nhà nghiên cứu Lê Hữu Tang: “Sự phân cực giàu nghèo
hiện đang diễn ra có những nguyên nhân khách quan và chủ quan của nó” [1 16, tr.87].
Nhà nghiên cứu Phạm Thị Ngọc Trầm lại viết, “sự phân cực ngày càng gia tăng giữagiàu và nghéo trên phạm vi toàn quốc” [135, tr.259] Nhà nghiên cứu Lê Quốc Lý chorang, “phân phối lần đầu theo cơ chế thị trường tat yếu sẽ dẫn đến sự phân cực giàunghèo” [74, tr.44] và “có sự phân cực rất rõ giữa những nhóm giàu có với quyền lựclớn và những nhóm dân cư yếu thế, chịu nhiều thua thiệt” [75, tr.187], v.v
Theo chúng tôi, để hiểu được nội hàm khái niệm sự phân cực giàu - nghèotrước tiên cần phải hiểu khái niệm “phân cực”
1 “Phân cực (polarization) là xu hướng tập trung vào hai cực đối lập nhau(tác giả luận án nhắn mạnh - LTH), do các nhà xã hội học quan sát được trong nhiều
hoàn cảnh khác nhau” [29, tr.433].
2 “Sự phân cực có thê được định nghĩa là sự gia tăng (trong tương quan hoặc
về giá trị tuyệt đối) số những người có thu nhập tương đối cao hoặc thấp (phân cực
34
Trang 38thu nhập) Điều này có thê được định nghĩa theo sự gia tăng về số lượng người thuộc
về các tầng lớp trên và dưới, như trái ngược với tầng lớp trung lưu, tuy nhiên chúngđược định nghĩa (tầng lớp xã hội phân cực) Sự phân cực xã hội có thé được địnhnghĩa là sự gia tăng khác biệt về bảo trợ xã hội, bao gồm cả sự ôn định của việc làm
và tính khả dụng của các hỗ trợ xã hội (người trong/ngoài phân cực)” [158, tr.1893].
3 Sự phân cực giàu - nghèo là “sự đối lập, đôi khi đến mức tương phản giữahai cực giau - nghéo” [71, tr.55].
4 “Sự phân cực hay phân hóa giàu - nghèo là trong xã hội sẽ có sự phân chia vềđăng cấp, trong khi một nhóm người hoặc một nhóm giai cấp này giàu lên đến mức tài
sản của họ chiếm phần lớn trong xã hội không thé thống kê được, thì một bộ phận
khác, nhóm giai cấp khác lại bị lâm vào con đường nghéo đói, suy sụp cả về vật chất vàtinh than, đến nỗi trong gia đình họ không có gi đáng giá dé bán, không có cái dé ăn, démặc, nói cách khác là tứ cô vô thân, không một đồng xu dính túi” [140, tr.112]
5 “Sự phân hóa giàu nghèo như là sự phân cực giàu nghẻo, trong đó nhóm giau cảng giàu lên và nhóm nghèo càng nghẻo di Khoảng cách giàu nghèo tăng lên nhanh chong theo sự phân cực giàu nghéo” [128, tr.33].
Những định nghĩa trên cho thấy quan niệm về sự phân cực giàu - nghèo vẫncòn nhiều điều phải bàn Bởi vậy, chúng tôi chọn phương án tim kiếm những điểmchung mà các học giả ít nhiều đã thừa nhận:
Thứ nhất, sự phân cực giàu - nghèo thường là kết quả tất yêu của sự phân hóa
giàu - nghèo không được kiểm soát từ phía nhà nước Nó vừa phản ánh những vấn
đề mang tính quy luật nói chung, vừa là kết quả trực tiếp của kinh tế thị trường,
phản ánh những biến đổi trong cơ cấu kinh tế và tính năng động xã hội Tuy nhiên,trong các giai đoạn lịch sử khác nhau thì sự phân cực giàu - nghèo có đặc điểm khácnhau Thậm chí, trong mỗi một giai đoạn phát triển cụ thể, sự phân cực giau - nghèocũng có đặc điểm khác nhau Do vậy, khái niệm sự phân cực giàu - nghèo là một kháiniệm có tính “đông”, biến đồi, dịch chuyên chứ không “tinh”, không bat biến Lúc đầucác thành viên trong xã hội đó có thé tương đối ngang bang nhau, đồng đều nhau, song
dân dân sẽ trở nên khác biệt nhau và cuôi cùng đôi lập nhau về điêu kiện kinh tê và
35
Trang 39chất lượng sống Đây là điểm giải thích vì sao cần phải gắn quan điểm phát triển vàquan điểm lich sử - cụ thể trong việc giải quyết van dé phân cực giàu - nghèo.
Thứ hai, sự phần cực giàu - nghèo được xem xét và được nhắn mạnh chủ yếu
về mặt kinh tế (thu nhập, tài sản và nhà ở, v.v.) chứ không phải chỉ xem xét về mặtkinh tế, ngoài ra không xét đến các yêu tố khác Trên thực tế, các yếu tố văn hóa,chính trị, quyền lực và uy tín, có quan hệ hữu cơ, phụ thuộc, thâm nhập vào nhau.Điều đó có nghĩa là khoảng cách giàu - nghèo không chỉ là một chỉ tiêu kinh tế, cónguôn gốc, căn nguyên kinh tế của nó, mà còn phản ánh sự gan kết xã hội và là mộtthé hiện của sự bình đăng trong xã hội Nói cách khác, nó là một chỉ số vừa của môi
trường kinh tế, vừa của môi trường xã hội “Cái kinh tế” và “cái xã hội” của sự phân
cực giảu - nghèo là một sự liên kết chỉnh thé, nương tựa, biểu hiện, tác động và chế
ước lẫn nhau Như vậy, sự phân cực giàu - nghèo là một khái niệm kép, vừa có mặt
kinh tế, vừa có mặt xã hội trong nội dung của nó, trong sự phát sinh, diễn biến của
nó Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, bởi đây là
cơ sở dé tìm kiếm đồng bộ các giải pháp nhằm góp phần giảm thiêu đến mức thấpnhất có thể được sự phân cực giàu - nghèo Do đó, chỉ trên cơ sở quán triệt quan
điểm toàn diện, chúng ta mới phát hiện được tính quy luật của sự phân cực giàu nghèo và cũng chỉ xem xét từ tầm nhìn như vậy mới đề xuất được các giải pháp hữu
-hiệu cho hiện tượng phức tạp này.
Thứ ba, sự phân cực giàu - nghèo là trạng thái đỉnh điểm của sự phân hóa giàu
- nghèo không được kiểm soát từ phía nhà nước dẫn đến phân chia một tập hợp dân
cư thành hai bộ phận (hai cực): một bộ phân rất giàu và một bộ phận rất nghéo, dén
mức tương phan, thậm chi đối lập nhau về điều kiện kinh tế va chất lượng sống, vềlâu dai nếu không được nha nước quan tâm giảm thiêu sẽ nguy cơ dẫn đến sự phân
cực xã hội.
Trong phạm vi nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ
yêu của sự phân cực giàu - nghèo như sau:
Một là, sự tương phản, thậm chí đối lập nhau về thu nhập giữa các tang lớp
dân cư.
36
Trang 40Hai là, sự tương phản, thậm chí đối lập nhau về tdi sản (tư liệu sản xuất, đấtđai, ô tô, xe máy, ti vi, tủ lạnh, điện thoại di động, v.v.) và nha ở (biệt thự, kiên cốkhép kín, kiên cố không khép kín, bán kiên cố, nhà tạm, không có nhà, v.v.) giữacác tầng lớp dân cư.
Ba là, sự tương phản, thậm chí đối lập nhau về khả năng tiếp cận và chỉ trảcho các dịch vụ xã hội cơ bản (y tẾ, giáo dục, v.v.) cũng nh kiểm soát các nguồn lực
xã hội giữa các tầng lớp dân cư
Từ những điều trình bày trên đây, có thể hiểu: Phân cực giàu - nghèo là hiệntượng kinh tế - xã hội, phản ánh sự phân chia một tập hợp dân cư thành hai bộ phận
(hai cực): một bộ phận rất giàu và một bộ phận rất nghèo, đến mức tương phản,
thậm chí đối lập về điêu kiện kinh tế và chất lượng sống, thé hiện trước hết là sựtương phản, thậm chi doi lập về thu nhập, về tài sản, về khả năng tiếp cận và chi trảcho các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như kiểm soát các nguồn lực xã hội Phân cựcgiàu - nghèo thường là kết quả tất yếu của sự phân hóa giàu - nghèo không được kiểmsoát từ phía nhà nước Nó là trạng thái đỉnh điểm của sự phân hóa giàu - nghèo
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho sự phân hóa giàu - nghèongày càng doãng rộng dẫn đến phân cực giàu - nghèo Trước hết, phải khang địnhtrong nền kinh tế thị trường, khả năng tiếp cận thị trường của mỗi người là không
giống nhau, do có sự khác nhau về năng lực, thể chất, trí tuệ, điều kiện, cơ hội và cả
may mắn, đây chính là nguồn gốc tự nhiên dẫn đến phân cực giàu - nghèo, “bảnthân sự bat bình đăng giữa mọi người cũng tồn tại, không chỉ vì thé chế chính trị do
sự xuất hiện các tầng lớp xã hội khác nhau, mà còn cả về sự phát triển thé lực và tri
lực giữa mọi người nữa” [150, tr.356-357] Sau nữa, khoảng cách giàu - nghèo giữa
các tầng lớp dân cư gia tăng không phải chỉ do nguyên nhân tích cực là xóa bỏ sựphân phối bình quân, mà còn cả do những nguyên nhân tiêu cực như làm giàu phipháp, tham nhũng, sự bat hợp lý trong phân phối nguồn lực, phân phối thành qua và
cơ hội phát triển Vì vậy, điều quan trọng không phải ở chỗ nhà nước hạn chế sựphân hóa giàu - nghèo dé dẫn đến tình trạng bình quân chủ nghĩa, cào bằng giau -
nghẻo, làm triệt tiêu động lực vươn lên làm giàu, mà là ở chỗ nhà nước cân loại bỏ
37