Đây là bài tiểu luận cuối kỳ của nhóm mình môn thầy Triết trường đại học Tài Chính-Marketing. Chúc mọi người có thể đạt được điểm cao.
Đánh giá các chỉ số
Revenue (doanh thu)
Hình 1.1: Phần trăm tăng trưởng doanh thu của Toyota và Huyndai trong 5 năm
Trải qua năm đầu tiên, Toyota đã bắt đầu với một mức doanh thu tương đối ổn định là $833, nhưng vẫn thua kém Huyndai con số $487 Tuy nhiên, qua các năm tiếp theo, Toyota đã thể hiện được uy thế của mình với những con số mức độ tăng trưởng ấn tượng Trong năm thứ hai, doanh thu của họ đã tăng lên $1167, phần trăm tăng trưởng đáng kể đạt 40,1% Sự tăng trưởng mạnh mẽ này tiếp tục được duy trì và cải thiện ở năm thứ ba khi doanh thu của Toyota ghi nhận con số ấn tượng là $1700, với tốc độ tăng trưởng là 45,6% Đến với hai năm tiếp theo, doanh thu của Toyota lần lượt là $2553 và $3919, phần trăm tăng trưởng tiếp tục trên 50% mỗi năm
Mặc dù bắt đầu với một xuất phát điểm cao hơn so với Toyota vào năm đầu tiên với $1320, cao gấp 1,5 lần Toyota nhưng sự tăng trưởng của Hyundai đã không thể duy trì ổn định như Toyota Trong năm thứ hai, mặc dù doanh thu vẫn tăng đáng kể lên $1385, nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 4,9% Với phần trăm tăng trưởng chỉ bằng khoảng ⅛ của Toyota, doanh thu của Hyundai ở những năm về sau vẫn tăng nhưng chưa có con số ấn tượng nào được ghi nhận Đặc biệt ở năm 3, Hyundai đã bị Toyota vượt mặt khi chỉ thu về $1463, tốc độ tăng trưởng của Huyndai chỉ đạt 5,6%, chỉ tăng khoảng 0,7% so với năm trước Trong năm 4 và 5, doanh thu của Hyundai đã tăng từ mức $1.557 lên $1.670, đồng thời tốc độ tăng trưởng cũng đã tăng từ 6,4% lên 7,2%.
Qua số liệu về doanh thu của hai doanh nghiệp cho thấy hoạt động kinh doanh của Toyota đạt kết quả tốt và vượt bật, trong khi đó, Hyundai chưa có sự tập trung tối ưu cho hoạt động kinh doanh của mình.
Margin before Marketing (lợi nhuận trước khi trả chi phí Marketing)
Hình 1.2: Lợi nhuận gộp trước chi phí Marketing
Trong hai năm đầu tiên, Toyota sở hữu một mức lợi nhuận gộp trước chi phí marketing không cao như Hyundai, nhưng vẫn khá ổn Trong năm đầu tiên, lợi nhuận gộp của Toyota là $125, tăng lên $175 trong năm thứ hai Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong vòng một năm, Toyota đã tăng mức lợi nhuận gộp thêm $50, một tăng trưởng đáng kể so với Hyundai, chỉ tăng được $20 trong cùng khoảng thời gian Trong hai năm còn lại, Toyota tiếp tục thể hiện sự mạnh mẽ và ổn định trong lợi nhuận gộp Độ chênh lệch lợi nhuận ròng của Toyota so với Hyundai ngày càng tăng lên, với mức độ tăng trưởng lợi nhuận ròng là $383 và $588.
Về Hyundai: Ở năm đầu và năm hai, Hyundai được ghi nhận mức lợi nhuận gộp trước chi phí Marketing lần lượt là $198 và $208 Tuy nhiên, trong năm tiếp theo, Hyundai chỉ đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận gộp hạn chế là $11, sự chênh lệch này phản ánh sự kém cạnh tranh của Hyundai trong việc tăng cường hiệu suất sản xuất và quản lý chi phí Hai năm cuối, Hyundai tiếp tục đối mặt với áp lực từ sự cạnh tranh và tăng trưởng của Toyota Mặc dù lợi nhuận gộp của Hyundai vẫn tăng lên nhưng rất thấp so với Toyota, chỉ đạt $234 và $251.
Toyota có phần chiếm lợi thế hơn Hyundai về sự tăng trưởng của lợi nhuận gộp trước Marketing, về phần Hyundai thì không thể duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận gộp như mong đợi.
Marketing (chi phí Marketing)
Hình 1.3: Chi phí Marketing trong 5 năm
Nhìn chung, chi phí chi cho các hoạt động marketing của công ty trong vòng 5 năm của 2 công ty có sự khác biệt rõ ràng
Trong năm đầu tiên, Toyota chỉ chi trả $100 cho hoạt động marketing Tuy nhiên, từ năm thứ hai trở đi, Toyota bắt đầu tăng cường đầu tư vào marketing Với sự tăng trưởng doanh thu qua từng năm, chi phí marketing của Toyota cũng tăng lên đáng kể, lần lượt chi phí Marketing của Toyota ở năm 2, 3, 4 là $150, $230 và $358 Đến năm thứ năm, Toyota đã chi trả lên đến $563 cho hoạt động marketing, gần 5 lần so với năm đầu tiên Sự tăng cường đầu tư này có thể được giải thích bằng việc Toyota nhận ra tầm quan trọng của marketing trong việc xây dựng và duy trì thương hiệu, đồng thời cũng là biểu hiện của sự tăng trưởng và mở rộng của công ty trên thị trường.
Trái ngược với Toyota, Hyundai đã bắt đầu với một mức đầu tư lớn hơn vào hoạt động marketing trong năm đầu tiên với $173, cao hơn Toyota đến $73 Tuy nhiên,mức tăng của chi phí này qua các năm là khá chậm Trung bình mỗi năm, Hyundai chỉ tăng thêm khoảng $10 - $15 cho hoạt động marketing Trong năm thứ 2, Hyundai ghi nhận mức chi phí Marketing là $183, và tăng đến $194 ở năm 3 Năm 4 vẫn không có sự thay đổi lớn với số tiền bỏ ra cho các hoạt động quảng bá là $209 Đến năm thứ năm, con số này chỉ đạt $226, cao gấp 1.3 lần so với năm đầu tiên Sự tăng trưởng chậm của chi phí marketing có thể phản ánh một chiến lược kinh doanh khác biệt của Hyundai.
Toyota đã thể hiện mong muốn đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh qua chi phí Marketing mà họ đã bỏ ra, trong khi đó, số tiền mà Hyundai chi cho Marketing tăng rất chậm, cũng đồng nghĩa doanh nghiệp này không quá quan tâm đến Marketing trong hoạt động kinh doanh của họ.
Profit
Hình 1.4: Lợi nhuận của Toyota và Hyundai trong 5 năm
Qua biểu đồ, ta có thể thấy lợi nhuận của hai doanh nghiệp được duy trì ổn định, không tăng không giảm qua các năm Cụ thể lợi nhuận ròng cả hai công ty thu được từ lợi nhuận gộp sau khi đã chi trả cho chi phí marketing là $25 trong suốt 5 năm Có nghĩa là lợi nhuận cả hai công ty thu được là như nhau
Tuy nhiên, điều cần lưu ý là mức độ tăng trưởng doanh thu của Toyota tăng gấp
8 lần so với Hyundai, nhưng chỉ vẫn duy trì lợi nhuận ròng ở mức $25 không tăng
5 trưởng thêm Rõ ràng, Toyota phát triển mạnh về doanh thu nhưng chi phí bỏ ra cho marketing cũng không ít Điều này cho thấy, Hyundai với dòng doanh thu tăng trưởng nhẹ qua từng năm vẫn duy trì được lợi nhuận của mình ngang bằng so với đối thủ mạnh như Toyota.
Margin (%)
Tỷ suất lợi nhuận gộp là chỉ số đo lường được biểu thị dưới dạng phần trăm (%), thể hiện mức chênh lệch giữa doanh thu so với lợi nhuận gộp Nói cách khác, chỉ số này cho biết doanh nghiệp thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp từ một đồng doanh thu được tạo ra.
Công thức: Margin (%) = Margin before marketing ( $)/ Revenue ( $)
= [Total Sales Revenue ( $) - Total Cost ( $)] / Total Sales Revenue ( $).
Hình 1.5: Phần trăm lợi nhuận của Toyota và Hyundai trong 5 năm
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy tỷ suất lợi nhuận gộp của cả hai doanh nghiệp đều là 15% và ngang bằng nhau qua cả 5 năm Nói cách khác, trong 1 năm kinh doanh thì cứ 100 đồng doanh thu, Toyota và Hyundai thu được 15 đồng lợi nhuận gộp.
Marketing/Sales
Marketing/Sales là chỉ số đo lường dùng để đánh giá hoạt động marketing, bán hàng của doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu
Hình 1.6: Tỷ suất marketing so với doanh thu của Toyota và Hyundai
Về Toyota: có thể thấy, chi phí cho các hoạt động marketing của Toyota tăng đều liên tục dẫn đến tỷ suất marketing/doanh thu trong giai đoạn năm 1 - năm 3 cũng tăng theo (từ 12% lên 14%), sau đó duy trì đến năm 5.
Về Hyundai : chi phí cho các hoạt động marketing duy trì ở mức 13% từ năm 1 - năm 4, đến năm 5 thì tăng lên 14%.
Vào năm đầu tiên, chi phí marketing của Toyota chiếm 12% doanh thu thu được, trong khi đó chi phí marketing của Hyundai chiếm 13% trong tổng doanh thu. Đến năm thứ 2 thì tỉ suất này của 2 doanh nghiệp đã bằng nhau (13%) Đến năm thứ 3 thì Toyota bắt đầu chi nhiều hơn vào chi phí marketing dẫn đến tỉ suất này tăng
7 lên 1% trong khi Hyundai vẫn duy trì tỷ suất này ở mức 13% Vào năm thứ tư thì cả 2 doanh nghiệp đều duy trì tỷ suất như năm trước Đến năm thứ 5, trong khi Toyota duy trì chi phí marketing chiếm 14% doanh thu thì Hyundai đã đầu tư thêm vào các hoạt động marketing để bắt kịp với Toyota và tỷ suất marketing chiếm 14% doanh thu.
Nhìn chung thì 2 doanh nghiệp đều có xu hướng duy chi phí marketing khoảng13-14% trong doanh thu.
ROS
ROS (Return on Sales) là tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu ROS là một chỉ số quan trọng trong việc đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp vì nó cho biết mức độ lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp đạt được từ mỗi đơn vị doanh thu.
Công thức: ROS (%) = Profit ( $) / Revenue ( $).
Hình 1.7: Mức tăng trưởng tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu
Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy chỉ số ROS giữa Toyota và Huyndai qua từng năm có sự giảm dần qua mỗi năm.
Trong năm đầu tiên, ROS của Toyota là 3% cao hơn nhiều so với Hyundai (1.9%) Ở năm thứ 2, ROS của Toyota giảm mạnh chỉ còn 2.1%, còn Huyndai thì chỉ giảm 0,1 còn 1.8% Đến năm thứ 3, ROS của Toyota giảm thấp hơn Hyundai, chỉ còn 1,5%, trong khi Hyundai tiếp tục giảm 0,1% còn 1,7%.
Vào 2 năm cuối, tỷ số ROS của Toyota giảm mạnh, thậm chí xuống tới mức 0.6% vào năm thứ 5 Như vậy, trong năm thứ 5, tổng chi phí chiếm tới 99,4% doanh thu thuần Trong khi đó, Hyundai có ROS đạt 1,5%, tức là tổng chi phí chỉ chiếm 98,5% doanh thu thuần Điều này cho thấy khả năng quản lý chi phí của Toyota chưa tốt bằng Hyundai và điều này đang ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường Dù Hyundai đang chiếm ưu thế hơn khi chỉ giảm 0,1% qua mỗi năm nhưng từ một đồng doanh thu đang tạo ra ít đồng lợi nhuận hơn so với các năm trước đó.
Year on year Revenue growth
Year on year Revenue growth là mức tăng trưởng doanh thu qua hằng năm, dùng để đưa ra các quyết định về lập kế hoạch sản xuất và ngân sách.
Công thức: Year on year Revenue growth (%) = [Doanh thu của năm sau ( $) -
Doanh thu năm trước ( $)]/ Doanh thu năm trước ( $)
Hình 1.8: Mức tăng trưởng doanh thu qua 5 năm
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu qua 5 năm của Toyota cực kỳ mạnh mẽ, tăng từ 40% lên 53%, còn tốc độ tăng trưởng doanh thu qua từng năm của Hyundai thì lại chậm hơn rất nhiều, chỉ ở mức 5 - 7%:
Vào năm thứ 2 thì tốc độ tăng trưởng doanh thu của Toyota đạt 40% và gấp 8 lần so với Hyundai Đến năm thứ 3 thì tốc độ tăng trưởng của Toyota tăng lên thêm 6% trong khi Hyundai chỉ tăng 1% Vào năm thứ 4 thì Toyota tiếp tục tăng thêm 4% còn Hyundai thì không tăng Năm thứ 5 thì Toyota tăng thêm 3% và Hyundai tăng thêm 1% đạt mức tăng trưởng doanh thu là 7% qua 5 năm.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng doanh thu của Toyota cao hơn rất nhiều so vớiHyundai nhưng Hyundai lại có vẻ ổn định hơn vì tốc độ tăng trưởng các năm đều ngang bằng nhau trong khi tốc độ tăng trưởng doanh thu của Toyota đang ngày càng giảm.
CAGR Revenue from Year 1 (Compounded annual growth rate)
CAGR Revenue from Year 1 nghĩa là tốc độ tăng trưởng doanh thu kép so với năm 1 Chỉ số CAGR thường được dùng để thể hiện mức đọ tăng trưởng hiệu quả doanh thu, giúp dự báo được tình hình doanh thu trong tương lai.
Revenue from Year 1= [(Revenue last year/ Revenue Year 1) ^1/n]-1
Tốc độ tăng trưởng hằng năm của Toyota tăng nhanh, tăng gần 47% trong 5 năm, trong khi đó Hyundai chỉ tăng được 6% trong 5 năm Chứng tỏ Toyota đang chiếm nhiều thị phần hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn
Hình 1.9: Tốc độ tăng trưởng doanh thu kép so với năm 1
Invested Capital - Vốn đầu tư hằng năm
Hằng năm Toyota đầu tư càng nhiều tiền hơn để đạt được mức tăng trưởng, trong khi đó Hyundaichỉ tăng mức đầu tư không đáng kể.
Hình 1.10: Vốn đầu tư trong vòng 5 năm
ROI (Return of investment)
ROI chính là tỷ suất hoàn vốn của vốn đầu tư, ROI giúp đánh giá hiệu quả của đầu tư, xem đầu tư có đem lại lợi nhuận hay có đầu tư đúng chỗ không
ROI = Lợi nhuận ròng/ Chi phí đầu tư
Ta thấy lợi tức đầu tư của của công ty HUYNDAI cao hơn và xu hướng bền vững hơn của TOYOTA Trong khi đó lợi tức đầu tư của TOYOTA đang có xu hướng sụt giảm.
Suy luận
Đối với Toyota
Dựa vào những thông tin trên, có thể thấy Toyota đã đầu tư đổi mới chiến lược marketing rất nhiều, dẫn đến sự tăng liên tục trong chi phí Marketing, Margin before marketing, Revenue và Year on Year Revenue Growth qua các năm Cụ thể như sau:
Tốc độ phát triển thị phần: Với sự đầu tư nhiều như vậy là do Toyota có quy mô và thị phần lớn hơn Hyundai trên thị trường ô tô nên họ phải nỗ lực để duy trì vị trí dẫn đầu, đặt sự ưu tiên cao về hoạt động quảng cáo và marketing để duy trì và tăng cường thương hiệu của mình trên thị trường
Hình 1.12: Kết hợp chi phí Marketing, Revenue, Profit và ROS của Toyota
Dù vậy nhưng điều này lại không phản ánh vào lợi nhuận của họ Trong năm đầu tiên, Toyota chỉ đầu tư 100 ngàn đô vào hoạt động marketing và doanh thu đạt 833 ngàn đô và lợi nhuận cuối cùng đạt 25 ngàn đô và ROS đạt mức 3% Vào năm thứ 2, chi phí marketing của Toyota đột ngột tăng lên 1,5 % so với năm đầu tiên và giúp doanh thu của họ tăng 1,4% Có thể thấy từ năm thứ 2, Toyota bắt đầu hướng tới quy mô và sự tăng trưởng của doanh thu bán hàng nên đầu tư nhiều vào marketing Tuy nhiên lợi nhuận vẫn bão hòa ở mức 25 ngàn đô dẫn đến ROS của Toyota giảm mạnh, từ 3% giảm còn 2,1% Dù suy giảm như vậy nhưng Toyota vẫn tiếp tục đầu tư vào marketing để mở rộng thị trường làm cho ROS giảm chỉ còn 0,6% vào năm thứ 5
Có thể thấy, cách tiếp cận trong việc quản lý chi phí và tạo doanh thu của Toyota không còn hiệu quả dẫn đến lợi nhuận không tăng theo mong đợi Điều này chứng tỏ việc tăng chi tiêu cho mảng marketing của họ mang lại hiệu quả không tương xứng với số tiền mà họ đã bỏ ra.
Tuy nhiên, điều này có thể được lý giải theo hướng đang có sự cạnh tranh gay gắt của nhiều đối thủ trên thị trường dẫn đến Toyota phải chi nhiều chi phí hơn để có thể giữ vững vị trí trên thị trường trong khi tỷ suất sinh lời ngày càng giảm.
Bên cạnh đó, ROI của Toyota ngày càng giảm mạnh chứng tỏ các hoạt động đầu tư của họ ngày càng gặp khó khăn Với số tiền đầu tư ngày càng nhiều nhưng ROI ngày càng giảm có thể là tín hiệu cho thấy Toyota đang dồn tập trung vào một loạt các hoạt động mới hoặc đổi mới để đáp ứng với sự thay đổi trong thị trường và nhu cầu của khách hàng Ngoài ra, sự sụt giảm này có thể là do sự tăng cường cạnh tranh trong ngành đã tạo áp lực cho Toyota và thúc đẩy họ tìm kiếm các cách thức cải thiện hiệu suất kinh doanh và tăng cường đầu tư để duy trì hoặc nâng cao lợi nhuận.
Đối với Hyundai
Hình 1.13: Kết hợp chi phí Marketing, Revenue Profit và ROS của Hyundai
Về Hyundai, chi phí marketing và Revenue không có nhiều chênh lệch qua các năm Chi phí marketing mỗi năm chỉ tăng khoảng 1% nên doanh thu cũng tăng khoảng 1% mỗi năm Với tỷ suất marketing/doanh thu duy trì ở mức 13% từ năm 1 đến năm 4, và sau đó tăng lên 14% vào năm thứ 5 Có thể Hyundai đang tập trung vào việc xây dựng cơ sở khách hàng ổn định trước khi tăng cường quảng bá vào giai đoạn sau.
Bên cạnh đó, chi phí đầu tư vào marketing thấp như vậy là do Hyundai có quy mô nhỏ nên chi phí phí đầu tư vào marketing sẽ tương ứng với quy mô và doanh thu của doanh nghiệp Việc tăng chi phí marketing vào năm 5 là dấu hiệu cho thấy chiến lược mới hoặc mở rộng thị trường
Mặc dù số tiền đầu tư vào hoạt động marketing và các khoản đầu tư thấp hơn so với Toyota nhưng Hyundai đã duy trì một mức doanh thu ổn định và không chịu áp lực từ sự giảm tỷ suất ROS và ROI mạnh mẽ như Toyota Điều này cho thấy Huyndai đang cân bằng giữa việc tối ưu hóa chi phí với tạo ra doanh thu tốt hơn Toyota Có thể suy luận rằng chiến lược marketing của Hyundai mang lại hiệu quả về lợi nhuận cao hơn Nhìn chung thì Hyundai chủ yếu tập trung vào việc duy trì lợi nhuận.
Tuy nhiên, ROS và ROI vẫn tiếp tục giảm ở cả Toyota và Hyundai, điều này chứng tỏ đang có sự cạnh tranh gay gắt của nhiều đối thủ trên thị trường dẫn đến các công ty phải chi nhiều chi phí hơn để có thể giữ vững vị trí trên thị trường trong khi lợi nhuận vẫn bão hòa.
So sánh và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Khả năng tạo doanh thu và lợi nhuận
Nhìn chung, Toyota đang có lợi thế vượt trội so với Hyundai trong việc chiếm lĩnh thị trường với tốc độ tăng trưởng đạt mức 40 - 53% Tốc độ tăng trưởng doanh thu của Toyota và Hyundai đều có xu hướng tăng cho thấy dấu hiệu tích cực trong hoạt động kinh doanh của 2 doanh nghiệp.
Nhìn chung thì lợi nhuận cả 2 doanh nghiệp đều bằng nhau là 25 ngàn đô trong suốt 5 năm Tuy nhiên, với mức độ tăng trưởng doanh thu của Toyota tăng gấp 8 lần so với Hyundai, nhưng chỉ vẫn duy trì lợi nhuận ròng ở mức 25 ngàn đô không tăng trưởng thêm Điều này cho thấy Hyundai với dòng doanh thu tăng trưởng nhẹ qua từng năm vẫn duy trì được lợi nhuận của mình ngang bằng so với đối thủ mạnh như Toyota.
Hoạt động marketing
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Hiệu quă hoăt đong mărkệting cuă Hyundăi
Hình 1.14: Hiệu quả hoạt động marketing của 2 doanh nghiệp
Về hoạt động marketing, có thể thấy Toyota đang đầu tư nhiều vào marketing hơn để thúc đây doanh thu bán hàng Tuy nhiên tỷ suất marketing/sales của Hyundai chiếm 66% doanh thu qua tổng 5 năm, còn Toyota thì chiếm 67%.
Nhìn chung thì hoạt động marketing của Hyundai mang lại hiệu quả cao hơn so với những gì họ đã bỏ ra, trong khi Toyota đang đầu tư quá mức vào marketing mà không đạt được kết quả tương xứng về doanh thu.
Khả năng quản lý chi phí
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Biểu đồ kết hợp Margin của Toyota
Margin before marketing Revenue Margin
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Biểu đồ kết hợp Margin của Hyundai
Margin before marketing Revenue Margin
Hình 1.15: Khả năng quản lý chi phí của 2 doanh nghiệp
Nhìn vào hai biểu đồ kết hợp, có thể thấy dù có sự chênh lệch khá lớn về doanh thu giữa 2 doanh nghiệp, nhưng Margin bằng nhau cho thấy cả hai doanh nghiệp có khả năng tạo ra lợi nhuận ngang bằng nhau Điều này chứng tỏ cả hai công ty đã dự đoán, kiểm soát chỉ số đo lường rất tốt để tránh bị lỗ lãi Nhưng nhìn chung thìHyundai thì có khả năng quản lý chi phí và tối ưu ngân sách cho hoạt động tốt hơnToyota.
Khả năng sinh lời
Hình 1.16: Khả năng sinh lời
Nhìn vào biểu đồ có thể kết luận rằng Hyundai có khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu thuần cao hơn Toyota Như vậy, với doanh thu không đổi, nếu doanh nghiệp quản lý chi phí tốt, tối thiểu hóa được các chi phí phát sinh thì lợi nhuận sẽ cao hơn và nhờ vậy tỷ suất sinh lợi doanh thu ROS càng được cải thiện Trường hợp của Toyota,ROS thấp là do doanh nghiệp quản lý chi phí không hiệu quả Bất chấp ROS củaToyota cao hơn trong những năm đầu, hiệu suất của Hyundai ổn định theo thời gian cho thấy có khả năng sinh lời một cách cân bằng và bền vững trong tương lai.
Lợi tức đầu tư
Tuy cả hai doanh nghiệp đều làm ăn có lãi nhưng nhìn chung thì Hyundai tiếp tục đạt được hiệu quả với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình với lợi ích tài chính từ các khoản đầu tư mang lại so với chi phí bỏ ra cao hơn Toyota Tuy nhiên vào năm thứ 5 thì cả Hyundai và Toyota đều bắt đầu tăng chi phí đầu tư lên nhiều hơn làm ROI giảm lần lượt là 0,1% và 0,5% là do sự tăng cường cạnh tranh trong ngành đã tạo áp lực cho cả 2 doanh nghiệp và thúc đẩy họ tìm kiếm các cách thức cải thiện hiệu suất kinh doanh và tăng cường đầu tư để duy trì hoặc nâng cao lợi nhuận
Từ các phân tích trên có thể thấy Hyundai có tiềm năng phát triển hiệu quả và bền vững hơn khi kết quả tích cực mà Hyundai có được nhiều hơn những gì doanh nghiệp phải bỏ ra Xu hướng giảm của chỉ số ROS cũng không có sự biến động quá lớn đồng thời vẫn duy trì được chỉ số ROI với chi phí đầu tư thấp Trong khi đó,Toyota đã quá chú trọng vào việc tăng trưởng quy mô và doanh thu mà không quan tâm đến số tiền bỏ ra có đáng với thành quả mà họ thu về hay không dẫn đến sự suy giảm nặng nề trong chỉ số quan trọng nhất là ROS và ROI.
Dự báo
Về Toyota
Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận gộp và lợi nhuận của cả hai công ty là như nhau. Tuy nhiên, chi phí cho các hoạt động bán hàng và tiếp thị của Toyota đang tăng nhanh hơn dẫn đến tỉ số ROS và ROI đang giảm dần Dựa vào xu hướng giảm tỷ suất ROS và ROI liên tục, có thể dự báo rằng Toyota sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực giảm tỷ suất lợi nhuận trong tương lai nếu cứ duy trì chính sách như hiện tại
Trước đây, Toyota đã đầu tư nhiều vào chi phí marketing để tăng trưởng doanh thu Tuy nhiên, hiệu quả của việc này đã giảm dần theo thời gian Mặc dù tăng trưởng doanh thu thông qua chi phí tiếp thị có thể mang lại lợi ích ngắn hạn, nhưng nếu không được cân nhắc kỹ lưỡng, nó có thể gây áp lực lên lợi nhuận và không đáng kỳ vọng.
Về Hyundai
ROS và ROI dự kiến sẽ ổn định hoặc tăng nhẹ trong ngắn hạn nhờ chiến lược tập trung vào tối ưu hóa lợi nhuận Với khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu thuần cao hơn, Hyundai nên tiếp tục tập trung vào tối ưu hóa lợi nhuận thông qua quản lý chi phí hiệu quả và nâng cao hiệu suất hoạt động kinh doanh.
Đề xuất
Toyota
1.5.1.1 Đề xuất dựa trên ROS
Với chỉ số ROS liên tục giảm từ 3% còn 0,6%, Toyota cần xem xét lại chiến lược tiếp thị và tìm cách tối ưu hóa chi phí quản lý để tập trung vào việc tối ưu hóa lợi nhuận Cụ thể như sau: Đầu tiên là cần phân tích kỹ lưỡng hiệu quả của các chiến dịch marketing đã thực hiện để xác định những hoạt động nào mang lại lợi nhuận cao nhất và tập trung nguồn lực vào những hoạt động đó Từ đó, làm nền tảng cho việc cắt giảm chi phí không cần thiết như chi phí quản lý, chi phí bán hàng, Cụ thể như sau: thường xuyên theo dõi và đánh giá hiệu quả của từng hoạt động marketing, cắt giảm những hoạt động không hiệu quả Có thể tận dụng các kênh marketing miễn phí hoặc ít tốn kém như: mạng xã hội, email marketing, SEO, để tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn Bên cạnh đó, cần chọn lọc và tập trung vào những kênh bán hàng mang lại lợi nhuận cao nhất.
Thứ hai là tăng giá bán sản phẩm, đây có thể được coi là cách đơn giản nhất tuy nhiên điều này có thể mang đến những ấn tượng xấu trong mắt người tiêu dùng Khi đó, vị thế thị trường có thể sẽ yếu kém hơn hiện tại dẫn đến việc doanh thu ít hơn và lợi nhuận trên doanh số bán hàng tồi tệ hơn Nên khi thực hiện giải pháp này, Toyota cần nghiên cứu kĩ về khách hàng, thị trường để có thể đưa ra mức giá hợp lý nhất.
Thứ ba là tối ưu chiết khấu và giảm chi phí tồn kho sản phẩm hoặc nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm để có thể tối ưu hóa lợi nhuận từ doanh thu hiện có và tạo ra giá trị cho khách hàng một cách hiệu quả hơn.
Thứ tư là tạo chương trình khách hàng thân thiết để giữ chân khách hàng: với chi phí marketing bỏ ra để thu hút khách hàng cao nhưng lợi nhuận cuối cùng vẫn bão hòa. Chính vì vậy, thay vì chi tiền để tìm và chốt khách hàng mới liên tục, Toyota nên có các chương trình dài hạn như tích điểm, trở thành thành viên VIP có nhiều lợi thế, được mời tham dự hội thảo, triển lãm của công ty,
1.5.1.2 Đề xuất dựa trên ROI
Với sự đầu tư tập trung vào một loạt các hoạt động mới để đáp ứng với sự thay đổi trong thị trường và nhu cầu của khách hàng và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khiến ROI Toyota giảm mạnh từ 5% còn 3,6% Cạnh tranh là điều mà doanh nghiệp không thể tránh khỏi trên thị trường Để cải thiện chỉ số này, Toyota cần tự thay đổi các yếu tố trong doanh nghiệp và biện pháp hàng đầu là tăng giá trị trọn đời của khách hàng (CLV) Cụ thể như sau:
Tăng giá trị đơn hàng trung bình bằng cách bán thêm, bán chéo, tăng giá bán, cung cấp các ưu đãi, khuyến mãi,…
Bán thêm (Up Selling): đề xuất các phụ kiện nâng cấp với tính năng vượt trội hơn cho khách hàng khi họ đã quyết định mua một mẫu xe cụ thể.
Bán chéo (Cross Selling): khi khách hàng mua ô tô thì Toyota có thể đề xuất khách hàng mua thêm bảo hiểm xe, các gói bảo dưỡng mở rộng hoặc phụ kiện đi kèm,
Tăng tần suất mua hàng bằng cách gửi email nhắc nhở, tạo cộng đồng khách hàng, tạo nhu cầu tái mua, cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ bổ sung hay liên quan,
Giữ chân khách hàng bằng cách cải thiện chất lượng sản phẩm hay dịch vụ, tăng cường hỗ trợ khách hàng, tạo lòng trung thành, sự hài lòng, thu thập phản hồi của khách hàng và cải tiến,…
1.5.2.1 Đề xuất dựa trên ROS
Hiện tại Hyundai đang chiếm được ưu thế phát triển bền vững hơn khi chỉ sốROS được duy trì ở mức 1,9% - 1,5%, và ROI thì được duy trì ở mức 5% Hyundai có thể sử dụng lợi thế về tỷ suất sinh lời và lợi tức đầu tư cao để đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường sang các khu vực mới,hoặc tăng cường năng lực cạnh tranh Cụ thể như sau:
Hyundai có thể đầu tư vào các công nghệ xe Hybrid để đáp ứng nhu cầu ngày càng thay đổi của khách hàng Mở rộng danh mục sản phẩm với các dòng xe mới, như xe SUV cỡ lớn, xe thể thao hạng sang, xe tải hạng nặng, để thu hút thêm khách hàng tiềm năng và tăng thị phần Việc mở rộng sản phẩm và thị trường sẽ giúp Hyundai tăng khả năng sinh lời và giảm rủi ro từ sự phụ thuộc vào một sản phẩm hoặc thị trường duy nhất.
Nâng cao chất lượng và dịch vụ, đặt sự tập trung vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng Điều này bao gồm việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng cường hỗ trợ sau bán hàng Việc tạo ra một hình ảnh thương hiệu mạnh và đáng tin cậy có thể giúp Hyundai thu hút và giữ chân khách hàng, từ đó tăng cường doanh thu và lợi nhuận.
Mặc dù Hyundai đã có kết quả tốt với ROS ổn định nhưng Hyundai cần tiếp tục tối ưu hóa chi phí để đảm bảo bền vững và tăng cường lợi nhuận.
Bên cạnh đó, Hyundai đã đầu tư ít hơn vào marketing so với Toyota nhưng vẫn có thể tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực tiếp thị để giảm chi phí và tăng hiệu quả thu về Có thể thấy, tiềm năng sinh lời trong tương lai của Hyundai rất lớn Nên Hyundai nên đầu tư thêm vào marketing khi mở rộng thị trường hoặc dòng sản phẩm để thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Hyundai Khi mở rộng thị trường, việc tăng cường nhận diện thương hiệu và tiếp cận khách hàng là rất quan trọng
Cuối cùng, nếu chỉ tập trung vào doanh thu mà không qua tâm đến việc tối ưu hóa chi phí marketing thì Hyundai sẽ đi lại con đường cũ của Toyota nên việc này là rất quan trọng Thay vì đầu tư nhiều tiền vào quảng cáo truyền thống, Hyundai có thể chuyển đổi sang các phương thức tiếp thị kỹ thuật số và trực tuyến, như quảng cáo trên mạng xã hội, email marketing, SEO, Điều này sẽ giúp Hyundai tiết kiệm chi phí và đạt được tầm nhìn rộng hơn đối với khách hàng tiềm năng.
1.5.2.2 Đề xuất dựa trên ROI
Ý nghĩa các chỉ số
Chỉ số này thể hiện tổng số khách hàng mới của công ty, số liệu này có thể thể hiện một phần nào khả năng thu hút của công ty và khả năng hoạt động hiệu quả của hoạt động Marketing
Total customers (Tổng số khách hàng) là tổng số lượng khách hàng, bao gồm bao gồm khách hàng mới và khách hàng mua hàng lặp lại Tổng số khách hàng tăng hay giảm sẽ nói lên hoạt động marketing có hiệu quả hay không, từ đó doanh nghiệp có thể nhanh chóng, kịp dời điều chỉnh các hoạt động marketing cho phù hợp.
Sales/Customers là số tiền doanh thu của công ty nhận được trên một đơn vị khách hàng (là những khách hàng trung thành) trong khoảng thời gian nhất định Chỉ số Sales/Customers giúp doanh nghiệp có thể xác định được mục tiêu bán hàng, đo lường mức độ thu hút của sản phẩm, đánh giá được lượng cầu của khách hàng đối với sản phẩm, từ đó có những điều chỉnh trong chiến lược sales cho phù hợp.
Marketing/New customer là chi phí marketing mà doanh nghiệp đã sử dụng để thu hút thêm khách hàng mới sử dụng dịch vụ/sản phẩm Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá và so sánh sự chênh lệch với doanh thu từ khách hàng trung thành để điều chỉnh chiến hoạt động marketing cho phù hợp.
Retention Rate (Tỷ lệ duy trì) là chỉ số giúp doanh nghiệp theo dõi những thay đổi về khả năng giữ chân khách hàng của công ty, là tỷ lệ giữa số lượng khách hàng
25 được giữ chân so với số lượng khách hàng một khoảng thời gian nhất định Đây là thước đo thành công quan trọng đối với các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và lợi nhuận của công ty Mục đích của Retention Rate là theo dõi những thay đổi trong quá trình giữ chân khách hàng từ đó doanh nghiệp có thể điều chỉnh hoạt động marketing phù hợp.
Đánh giá hoạt động kinh doanh qua các chỉ số
Đánh giá Toyota về 5 chỉ số
❖ New Customers và Total Customers
Hình 2.1: Tình hình biến động khách hàng của Toyota
Biểu đồ trên thể hiện tình hình biến động khách hàng của Toyota trong 5 năm. Tổng quan, lượng khách hàng của Toyota có sự tăng lên đáng kể qua các năm Chỉ số Total Customers của năm thứ 5 tăng gấp 4.71 lần so với năm đầu tiên (15.670/3.330).
Theo công thức tính CAGR (Compound Annual Growth Rate) tốc độ tăng trưởng hàng năm không đổi được áp dụng trong một khoảng thời gian Cho các giá trị bắt đầu và kết thúc và độ dài của khoảng thời gian liên quan:
CAGR(%)= {[Ending Value( $,#)/Starting Value( $,#)] ^ 1/Number of Periods
Có thể tính được tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đối với chỉ số Total Customers của Toyota đạt xấp xỉ 36,3%.
Số khách hàng mới cũng có sự tăng dần qua các năm, tổng lượng khách hàng mới mà Toyota đã thu hút được sau 5 năm là 18.670 người, trong đó những năm đầu tuy có tăng nhưng không quá cao, cụ thể trong năm thứ 2, số lượng khách hàng mới tăng thêm 670 so với năm thứ nhất Nhưng đến năm thứ 5, số khách hàng mới đã tăng
2730 so với năm thứ 4 Chỉ số khách hàng mới của năm thứ 5 (7.500) tăng gấp 5.64 lần so với năm đầu (1.330) Lượng khách hàng mới bình quân chiếm khoảng 45% trên tổng số lượng khách hàng mà Toyota đang có qua từng năm.
❖ Sales/Customer, Marketing/ New Customer và Retention Rate
Hình 2.2: Các chỉ số Marketing của Toyota
Các chỉ số về doanh thu, chi phí Marketing trên mỗi khách hàng và tỷ lệ giữ chân được duy trì ổn định trong suốt thời gian 5 năm quan sát.
Thông qua chỉ số về Sales/Customer, có thể thấy, trung bình một khách hàng của công ty đã chi trả cho việc mua hàng tại Toyota là 250 $ hàng năm Cùng với lượng
27 khách hàng tăng đều qua các năm, chính là lý giải rõ ràng của việc doanh thu của công ty ngày càng tăng cao (Tại hình 1.1.1 ).
Chi phí Marketing trên mỗi khách hàng mới là 75 $, con số này luôn giữ ở mức ổn định và liên tục không đổi qua từng năm, đã nói lên được việc để thu hút một khách hàng mới, Toyota đã phải chi trả cho hoạt động Marketing 75 $ Kết hợp với số liệu trong hình 2.1 về “New Customers (Khách hàng mới)” đã cho thấy các hoạt động Marketing Toyota triển khai để thu hút thêm khách hàng mới đã đạt được hiệu quả nhất định
Tỉ lệ duy trì mà Toyota đang có khá cao, công ty đã giữ chân được 80% khách hàng so với tổng lượng khách mua hàng, nghĩa là có đến 80% khách hàng của năm trước quay lại mua hàng vào năm sau và chỉ số này không hề thay đổi trong suốt thời gian quan sát. Đánh giá chung:
Hoạt động Marketing của Toyota khá thành công khi đã thu hút được thêm nhiều lượng lớn khách hàng mới và giữ chân được hầu hết khách hàng cũ Song song đó, chỉ số Marketing/New customers không đổi trong suốt thời gian quan sát (chi phí chi cho việc marketing không tăng thêm) nhưng đã có thể thu hút được thêm một lượng khách hàng đáng kể, và tăng dần theo thời gian, từ đó giúp tăng thêm doanh thu cho doanh nghiệp
❖ Lý do Toyota đạt được những kết quả trên Để đạt được những con số kể trên, Toyota đã có chiến lược và hoạt động marketing phù hợp
Qua từng năm, các sản phẩm của Toyota không ngừng được cải tiến và nhận được sự tin yêu, đón nhận của khách hàng Toyota cho ra mắt những sản phẩm hoàn toàn mới và phản ánh cam kết của Toyota trong việc cung cấp những sản phẩm ngày càng tốt hơn Bên cạnh đó, cải tiến phiên bản của các mẫu xe phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Toyota không ngừng mở rộng mạng lưới đại lý mới, nâng cao về số lượng cũng như chất lượng của hệ thống kênh phân phối, là cơ sở để Toyota có thể tiếp cận với nhiều khách hàng mới hơn.
Phục vụ tận tâm: với triết lý “Chất lượng là trên hết” và “Khách hàng là trên hết” Toyota không ngừng cải tiến trong mọi khâu, mọi quá trình sản xuất kinh doanh và vận hành, phục vụ khách hàng tốt hơn, đảm bảo nguyên tắc tối thượng là chất lượng
Toyota là thương hiệu xe ô tô uy tín với chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng tốt đã tạo dựng được niềm tin với người tiêu dùng.
Đánh giá Hyundai về 5 chỉ số
❖ New Customers và Total Customers
Hình 2.3: Tình hình biến động khách hàng của Hyundai trong 5 năm
Số lượng khách hàng của Hyundai có tốc độ tăng trưởng khá đều nhưng chậm trong suốt thời gian quan sát Sau 5 năm, lượng khách hàng tăng chỉ tăng 1020 người. Tổng lượng khách hàng ở năm thứ 5 tăng gấp 1,26 so với năm đầu tiên
Theo công thức tính CARG (Compound Annual Growth Rate)
CAGR(%)= {[Ending Value( $,#)/Starting Value( $,#)] ^ 1/Number of Periods (#)}-1
Tính được tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm của Hyundai đối với chỉ số Total Customers không cao, chỉ xấp xỉ 4.8%.
Dù về mặt con số, lượng khách hàng mới chiếm gần 50% số lượng khách hàng mỗi năm, phần còn lại chính là số khách hàng mua lặp lại của thương hiệu Tuy nhiên, đây là sự tăng lên khá chậm, trong suốt 5 năm, số khách hàng mới tăng thêm của Toyota chỉ thêm 570 khách hàng, là con số khá ít; và tỷ lệ khách hàng mới ở năm thứ
5 gấp 1,3 lần so với năm đầu.
❖ Sales/Customer, Marketing/ New Customer và Retention Rate
Hình 2.4: Biểu đồ các chỉ số marketing của Hyundai
Chỉ số Sales/Customer, Marketing/ New Customer và Retention Rate của Hyundai cũng được duy trì ổn định qua từng năm.
Chỉ số về Sales/Customer (doanh thu/khách hàng) cho thấy trung bình một khách hàng đã chi trả cho việc mua hàng tại Hyundai là 342 $ hàng năm.
Marketing/ New Customers là 93$ trong suốt thời gian quan sát cho thấy Huyndai đã chi trả 93 $ cho hoạt động Marketing liên tục không đổi qua từng năm để thu hút thêm khách hàng mới
Có 54% khách hàng của năm trước quay lại mua hàng vào năm sau và chỉ số này được giữ ổn định trong suốt giai đoạn quan sát. Đánh giá chung: Dễ nhận thấy rằng, hoạt động marketing của Hyundai chưa thực sự hiệu quả, thể hiện ở sự tăng trưởng khách hàng còn khá thấp, chỉ khoảng 4.8% trong suốt thời gian 5 năm Tỷ lệ giữ chân khách hàng còn khá thấp so với chi phí marketing đã bỏ ra
Sales/Customers (Doanh thu/khách hàng) công ty nhận được khá cao, tuy nhiên sự tăng trưởng khách hàng mới, tổng lượng khách hàng và tỷ lệ giữ chân khách hàng (retention rate) của Toyota còn khá thấp và cần phải có những hoạt động marketing phù hợp để cải thiện.
Mặt khác, cũng từ biểu đồ thống kê số lượng khách hàng mới, khi làm một phép tính với cùng một mức ngân sách 1000$, Toyota có thể thu hút được 13 khách hàng mới, còn Hyundai chỉ thu hút được 10 người Điều này chứng tỏ rằng các hoạt động marketing của Toyota đang mang lại hiệu quả cao hơn hẳn Hyundai.
Suy luận
Dựa vào số liệu ở hình 2.2 và 2.4 về chỉ số Sale/Customers, ta có thể thấy Hyundai đang theo đuổi chiến lược giá cao hơn so với đối thủ trong ngành, giá trị mà khách hàng mang lại cao (giá trị khách hàng đem lại của Hyundai cao hơn 36% so với Toyota) Chính vì thế Hyundai cần nhiều chi phí hơn để thu hút khách hàng mới và tỷ lệ khách hàng mới cũng tăng chậm hơn và tổng số lượng khách hàng của Hyundai cũng thấp hơn Đây cũng là sự đánh đổi giữa giá cao hoặc số lượng khách hàng nhiều
Tuy nhiên một bất cập của Hyundai đó chính là tỷ lệ giữ chân khách hàng kém,thường thì với một số mặt hàng đắt tiền như ô tô thì khách hàng sẽ có xu hướng trung thành thương hiệu mình yêu thích và không mạo hiểm thử nhiều loại khác nhau.
Từ tỷ lệ giữ chân khách hàng thấp có thể suy luận thành với những khách hàng đã có
31 nhu cầu với sản phẩm của thương hiệu (vì đã bỏ tiền ra mua), Hyundai đã không thể thỏa mãn nhu cầu của họ, khiến họ quay lưng Điều này sẽ xuất phát từ việc chất lượng của sản phẩm kém, không đạt chất lượng như quảng cáo, sau đó là dịch vụ hậu mãi không tốt, thương hiệu không có những chính sách hấp dẫn hay ưu đãi thú vị với người cũ
Ngoài ra, Theo nghiên cứu của Cục quản lý các doanh nghiệp nhỏ cùng với Phòng Thương mại Hoa Kỳ, chi phí để có được một khách hàng mới tốn gấp 5-7 lần so với chi phí duy trì khách hàng hiện có Và “80% doanh thu của doanh nghiệp đến từ 20% khách hàng cũ” Việc Toyota có thể giữ chân được lượng lớn khách hàng cũ lớn (lên đến 80%) dẫn đến kết quả của chỉ số Marketing/New Customer của Toyota được giảm bớt Và so với Hyundai với tỉ lệ giữ chân khách hàng là 54% thì Hyundai phải bỏ ra chi phí Marketing/New Customer cao hơn so với Toyota.
So sánh
So sánh dựa trên các chỉ số
Hình 2.5: So sánh các chỉ số khách hàng của Toyota và Hyundai
Trong năm đầu, tổng số lượng khách hàng của Toyota thấp hơn Hyundai và xấp xỉ nhau vào giai đoạn giữa năm 1 và năm 2 Tuy nhiên, có thể nhận thấy được sự thay đổi rõ rệt về số lượng khách hàng của Toyota vào những năm tiếp theo trong khi Hyundai lại có mức độ tăng trưởng đánh giá là rất thấp.
Sau 5 năm, Toyota đã nâng cao tổng số lượng khách hàng của mình và “bỏ lại” Huyndai khá xa Lượng khách hàng của cả hai công ty đều tăng, dù vậy, so với Hyundai, Toyota đã chiếm ưu thế hơn hẳn, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Tổng lượng khách hàng và khách hàng mới của Toyota qua 5 năm đều cao hơn xấp xỉ gấp 3 lần so với Toyota.
Hình 2.6: So sánh chỉ số marketing của Toyota và Hyundai trong 5 năm
Trong khoảng thời gian 5 năm, cả hai công ty Toyota và Huyndai đều giữ được mức doanh thu bán hàng trên một đơn vị khách hàng ổn định Bình quân doanh thu thu được từ mỗi khách hàng của Hyundai là 342 $ cao hơn 92 $ so với doanh thu bình quân từ mỗi khách hàng của Toyota (250 $) Cho thấy khách hàng sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm từ phía Hyundai, mức độ thu hút của sản phẩm đối với khách hàng trung thành cao.
Trong suốt 5 năm, chi phí marketing bỏ ra để thu hút khách hàng mới của 2 công ty đều giữ nguyên, không có sự tăng/giảm với năm trước Có thể thấy, không có sự
33 chênh lệch với doanh thu từ khách hàng trung thành Tương tự với Sales/Customers, chỉ số Marketing/New customer, chi phí marketing bình quân bỏ ra cho mỗi khách hàng mới của Hyundai cao hơn so với Toyota, cụ thể chi phí marketing bình quân Hyundai bỏ ra cho mỗi khách hàng mới là 93 $ cao hơn 18 $ so với Toyota 75 $.
Có thể nhận thấy được tỷ lệ giữ chân khách hàng có sự chênh lệch khá lớn giữa 2 công ty, trong khi tỷ lệ giữ chân khách hàng của Toyota lên đến 80% trong suốt 4 năm thì ở Hyundai con số này chỉ dừng lại ở mức 54% trong suốt 4 năm Mặc dù chi phí marketing để thu hút khách hàng mới và doanh thu trên một đơn vị khách hàng của Toyota không cao bằng đối thủ là Hyundai nhưng Toyota có tỷ lệ giữ chân khách hàng cao hơn đối thủ đến 26%
⇒ Dựa trên các kết quả thu được về Retention Rate cho thấy được hoạt động marketing của Toyota hiệu quả hơn so với Hyundai.
So sánh về thực trạng hoạt động kinh doanh của hai doanh nghiệp
Toyota: Từ chỉ số giữ chân khách hàng cao, tới tận 80%, thêm nữa số lượng khách hàng mới tăng cao nhanh chóng, ta có thể thấy phần nào chất lượng sản phẩm của Toyota rất vượt trội, được người dùng yêu thích Thêm nữa, dịch vụ hậu mãi cũng được Toyota chú trọng, đây cũng là một trong những yếu tố giúp Toyota đạt được những kết quả ấn tượng như vậy
Huyndai: Ngược lại với Huyndai, ta có thể thấy sản phẩm của Huyndai chưa đạt được kì vọng của khách hàng Minh chứng là tỉ lệ quay lại của Huyndai khá thấp.To
Huyndai: Nhìn từ giá mà mỗi khách hàng đem lại cho thương hiệu, do đề không hiện số lượng sản phẩm mà khách hàng mua của từng thương hiệu nên ta giả định rằng mỗi khách hàng mua sản phẩm của Toyota và Huyndai như nhau, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng giá của Hyundai cao hơn Toyota, trung bình là cao hơn 36% Giá cao là yếu tố giảm sức hấp dẫn của Hyundai khiến số lượng khách hàng của Hyundai thấp hơn.
Toyota: Với giả thiết như trên, ta có thể thấy giá của Toyota thấp hơn so với Huyndai, đây là một điểm hấp dẫn của thương hiệu
Toyota: Mặc dù sản phẩm và giá của Toyota đều tốt nhưng trong thời đại ngày nay, nếu không có những chiến dịch xúc tiến tốt thì Toyota cũng sẽ không thể tăng số lượng khách hàng nhanh chóng như vậy được(tăng gấp 5,6 lần trong 5 năm) Chứng tỏ các chiến dịch xúc tiến của Toyota rất tốt và đánh đúng vào đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu.
Hoạt động marketing của Toyota đã chạm đến nhận thức của khách hàng cũ lẫn khách hàng mới, đánh trúng vào tâm lý của họ, giúp doanh số tăng sau mỗi năm và duy trì mức doanh thu trên mỗi đơn vị khách hàng ( $75) trong suốt 5 năm
Hyundai: Các chiến dịch của Hyundai ở mức tầm trung, bởi vì cơ bản của công ty là sản phẩm không được tốt và giá cao nên số lượng khách hàng tăng ở mức thấp
2.3.2.4 Về khả năng sinh lời
Hình 2.7: Tỉ lệ giữa chi phí và ROI
Hình trên khả tương quan giữa chi phí để có khách hàng và khả năng lợi nhuận mà tổng số lượng khách hàng đem đến cho 2 công ty Toyota và Hyundai, các chỉ số về khách hàng của Toyota rất tốt, tuy nhiên vì trong bài không đề cập nên giả định không cần chi phí để giữ chân khách cũ, với số lượng khách mới càng nhiều thì Toyota càng tốn tiền để thu hút họ, đồng thời giá trị mỗi khách hàng đem lại của Toyota thấp hơn so với Huyndai,hơn nữa nhìn về lâu dài thì ROI của Toyota đang giảm nhanh hơn so với Hyundai.
Chính vì thế, nhìn về góc độ của các nhà đầu tư về khả năng sinh lời thì khả năng sinh lời của Toyota kém hấp dẫn hơn so với Toyota.
Dự báo
Trong thời gian ngắn, nếu Toyota vẫn giữ nguyên chất lượng tốt và giá hợp lý như thế này thì chắc chắn Toyota sẽ phát triển tốt, bành trướng thị phần và chiếm một phần khách hàng của thương hiệu đối thủ.
Tuy nhiên với thời gian càng dài, số lượng khách hàng mới sẽ chiếm tỉ trọng ngày càng cao, tuy nhiên với chi phí để thu hút khách hàng và số tiền khách hàng bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ có thể gặp tình trạng làm nhiều mà lời ít Hơn nữa, với thời gian dài, Toyota có thể gặp vấn đề đó là quá tải khách hàng nhưng lợi nhuận thấp, dẫn đến việc hạ thấp các dịch vụ hậu mãi, quá tải cửa hàng phân phối, mệt mỏi cho nhân viên
Tuy mức lợi nhuận của của khách hàng Hyundai cao hơn nhưng nếu vẫn tiếp tục giữ chất lượng ở mức thấp và giá cao thì có thể danh tiếng xấu của Hyundai sẽ vang xa Việc đổ tiền vào marketing thu hút khách hàng mới sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chất lượng và giá dịch vụ Hơn nữa trong thời gian dài, số lượng khách hàng mới sẽ không bù được khách hàng đã mất,số lượng khách hàng giảm Hyundai sẽ gặp vấn đề rất lớn về kinh doanh trong tương lai.
Đề xuất
Đối với Toyota
Các hoạt động marketing của Toyota đã và đang đạt được những hiệu quả nhất định Do vậy, Toyota có thể tiếp tục duy trì các hoạt động marketing hiện tại và phát triển thêm nhiều chiến lược marketing mới để tiếp tục thu hút thêm khách hàng mới, tăng tổng số lượng khách hàng và tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng trong những năm tới
Trong thời gian dài, Toyota có thể xem xét đến vấn đề tăng giá hoặc giảm chi phí marketing để tăng lợi nhuận mà vẫn có thể đạt được hiệu quả thu hút khách hàng.
Đối với Hyundai
Doanh nghiệp nên điều chỉnh giảm mức chi phí marketing bỏ ra để thu hút khách hàng mới và thay đổi những hoạt động marketing hiện tại vì nó không đem lại hiệu quả Công ty cần đưa ra nhiều hoạt động marketing mới để tăng độ nhận diện trong khách hàng cũ và tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng.
Một phần quan trọng không thể thiếu là Huyndai cần nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với mức giá của mình Đây là điều kiện tiên quyết khiến khách hàng có ở lại với thương hiệu hay không
Dịch vụ khách hàng là một phần quan trọng của chiến lược tương tác Do đó, cần tập trung xây dựng dịch vụ khách hàng với đội ngũ chuyên nghiệp, chu đáo, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng mọi lúc mọi nơi tạo dựng sự hài lòng và trung thành từ phía khách hàng
Xúc tiến: Hyundai nên cập nhật quảng cáo trực tuyến, các công cụ Social
Listening, các nền tảng quảng cáo kỹ thuật số Những hình thức này sẽ đảm bảo quảng cáo của Huyndai hiển thị đúng khách hàng , tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi và tương tác
Bên cạnh đó,thương hiệu cũng có thể nhận, trả lời những phản hồi của khách hàng bằng các chiến lược linh hoạt, phù hợp hơn Các công cụ Social Listening sẽ thu nhận những dữ liệu và phản hồi từ khách hàng
CÂU 3 ĐO LƯỜNG CÁC SỐ ĐO CUSTOMER
PROFITABILITY CỦA TOYOTA VÀ HYUNDAI
Ý nghĩa, công thức, giá trị các chỉ số
Chỉ số CLV ( Customer lifetime value)
Giá trị lâu dài của khách hàng là giá trị đô la của mối quan hệ khách hàng dựa trên giá trị hiện tại của dòng tiền dự kiến trong tương lai từ mối quan hệ khách hàng.
CLV - Giá trị vòng đời của khách hàng: phép đo lường tài chính dựa trên ước tính về giá trị tiềm năng (tổng doanh thu) mà một khách hàng đem lại cho một doanh nghiệp trong suốt quãng thời gian khách hàng giữ mối quan hệ với doanh nghiệp.
Giá trị lâu dài của khách hàng (CLV) là một khái niệm quan trọng với các doanh nghiệp ở chỗ nó khuyến khích công ty chuyển trọng tâm của họ từ lợi nhuận hàng quý sang mức độ trung thành của khách hàng của họ Giá trị trọn đời của khách hàng là một con số quan trọng vì nó thể hiện giới hạn trên về chi tiêu để có được khách hàng mới
Có thể hiểu một cách đơn giản rằng, CLV là giới hạn trên về số tiền mà một doanh nghiệp sẽ sẵn sàng chi trả trả để có được mối quan hệ lâu dài với khách hàng cũng như giới hạn trên về số tiền mà họ sẵn sàng bỏ ra để tránh làm mất mối quan hệ với khách hàng.
Khi tỷ lệ ký quỹ và tỷ lệ duy trì không đổi, công thức sau đây có thể được sử dụng để tính giá trị trọn đời của mối quan hệ khách hàng:
Customer Lifetime Value ($) = [Margin($) * Retention Rate (%)]/[1+Discount Rate (%)- RetentionRate (%)]
Chỉ số CAC (Customer Acquisition Cost)
Chi phí sở hữu khách hàng (CAC) là chỉ số đo lường tổng chi tiêu để có khách hàng chia cho số lượng khách hàng mới có được.
Bao gồm các chi phí tiếp thị (tiền lương, tiền thưởng, hoa hồng, các chương trình và các chi phí chung đến việc thu hút khách hàng) và bán hàng mà một doanh nghiệp phải chi trả để có thể thu hút được một khách hàng mới hoặc chuyển đổi khách hàng (quá trình thuyết phục khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng khách hàng thực tế).
Chi phí sở hữu khách hàng (CAC) là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả chiến dịch marketing và quảng cáo của doanh nghiệp, bởi nó đo lường chi phí thu hút và thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm/dịch vụ; từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định đầu tư vào các hoạt động marketing và quảng cáo hiệu quả hơn; và xác định lợi nhuận của các chiến dịch tiếp thị và hoạt động kinh doanh tổng thể.
Sự giảm chi phí Chuyển đổi Khách hàng (CAC) có nghĩa là doanh nghiệp đang chi tiêu tiền một cách hiệu quả và tất nhiên để thu được lợi nhuận cao từ các khoản đầu tư.
Thành phần của CAC gồm 2 loại chi phí là: cố định và biến đổi.
Công thức tính chỉ số CAC
Customer Acquisition Cost = Acquisition Spending (Sales and marketing expenses) / Number of customer acquired (Number of new customers)
=> Chi phí chuyển đổi trung bình mà Toyota phải bỏ ra để có được 1 khách hàng duy trì qua từng năm là mức $75/khách hàng.
=> Chi phí chuyển đổi trung bình mà Hyundai phải bỏ ra để có được 1 khách hàng duy trì qua từng năm là mức $93/khách hàng.
Customer count
Customer count có nghĩa là tổng số lượng khách hàng Chỉ số số này là một chỉ số đo lường sự phát triển của doanh nghiệp Một công ty có số lượng khách hàng phát triển qua từng năm tốt có thể chứng minh công ty đó đang có chiến lược phát triển đúng đắn Ngoài ra sự tương quan tổng số lượng khách hàng của một công ty với công ty khác có thể thể hiện vị thế, định vị của công ty đó Liệu công ty đang phổ biến với thị trường hay chỉ phục vụ cho một nhóm nhỏ.
Customer Asset Value
Giá trị tài sản khách hàng là giá trị tài sản mà công ty thu được từ việc phục vụ khách hàng hoặc nhóm khách hàng trong một khoảng thời gian xác định Tính toán giá trị tài sản khách hàng là một bước quan trọng để hiểu mối quan hệ của khách hàng/ nhóm khách hàng nào tốt hơn, việc tính toán giá trị khách hàng được xác định bằng
41 cách số lượng khách hàng nhân với giá trị lâu dài còn lại của họ (CLV trừ đi số tiền lãi vừa nhận được).
Customer asset value ($) = (CLV($) – Margin($) ) * Last total customer
Suy luận
Bảng 3.1: chỉ số CLV của Toyota và Hyundai
CLV = Margin ($) * [1 + Discount Rate (%)] / [1 + Discount Rate (%) - Retention Rate (%)]
Trong đó: Margin (%) = Margin ($) / Sales per Customer ($)
⇒ Margin ($) = Sales per Customer ($) * Margin (%)
Theo công thức tính CLV, với chỉ số Discount Rate không đổi và Margin (%) bằng nhau Giá trị lâu dài của khách hàng bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố là Sales per Customer và Retention rate Theo số liệu thu được từ câu 2, có thể thấy chỉ số
Sales/Customer của Hyundai cao hơn gấp 1,368 lần so với Toyota; đồng thời
Retention rate của Hyundai thấp hơn 1,48 lần Từ đó, có thể lý giải cho chỉ số CLV của Toyota cao gấp 1,27 lần so với Hyundai.
Đánh giá, so sánh khách hàng của Huyndai và Toyota
Giá trị khách hàng mang lại
CLV Toyota > CLV Hyundai ($123.21 > $96.71) cho thấy giá trị mà mỗi khách hàng đem lại cho Toyota trong suốt vòng đời cao hơn so với Hyundai Điều này cho thấy Toyota càng thu hút nhiều khách hàng thì lợi nhuận của Toyota càng vượt xa so với Hyundai
Sự hài lòng của khách hàng
Từ chỉ số CLV và tỉ lệ quay lại của khách hàng, ta có thể thấy sự hài lòng của khách hàng Toyota cao hơn so Hyundai Điều này chứng tỏ Toyota đã phục vụ tốt khách hàng của mình.
Mối quan hệ với khách hàng
Ngoài ra chỉ số Customer Asset Value của Toyota cao gấp 6 lần Huyndai cũng cho thấy mối quan hệ khách hàng của Toyota rất tốt Toyota đang làm rất tốt trong việc kết nối, nâng cao mối quan hệ với khách hàng Trong khi đó, mối quan hệ của Hyundai với khách hàng còn kém.
Chi phí chuyển đổi của 1 khách hàng
Thông qua chỉ số CAC đã tính được cho thấy, so với Toyota, chi phí chuyển đổi để có được 1 khách hàng duy trì qua từng năm của Hyundai cao hơn để có thể thu hút được khách hàng mới Điều này chứng tỏ Toyota đang làm tốt trong việc xây dựng hình ảnh của mình, các hoạt động marketing của Toyota hiệu quả hơn trong việc thu hút khách hàng
Số lượng khách hàng
Từ chỉ số Customer Count ta có thể dễ dàng thấy được số lượng khách hàng củaHuyndai đang thấp và tăng trưởng chậm hơn Toyota Điều này sẽ hạn chế thị trường cũng như sức tiêu thụ các mặt hàng của Huyndai.
Dự báo
Toyota: Các chỉ số về khách hàng của Toyota đều khả quan, nếu Toyota vẫn cứ tiếp tục chiến lược như hiện tại thì trong tương lai Toyota sẽ có đông đảo khách hàng và số lượng lớn khách hàng trung thành Khi đã có số lượng khách hàng nhất định thì Toyota có thể giảm chi phí Marketing và thay vào đó là chuyển sang Marketing truyền miệng một phần.
Huyndai: Nếu tiếp tục tình hình như hiện tại thì trong tương lai, số lượng khách hàng của Huyndai sẽ tăng chậm hơn và có thể đạt mức độ bão hòa dù công ty có tăng thêm chi phí Marketing Hiện nay, các chỉ số liên quan khách hàng của Huyndai đều yếu hơn so với Huyndai, do hai công ty cùng ngành nên rất có thể trong tương lai các khách hàng của Huyndai sẽ rời bỏ và chuyển sang dùng sản phẩm của Toyota.
Đề xuất
Đề xuất cho Toyota
Chỉ số giá trị vòng đời (CLV) của Toyota khá cao, do đó doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì các chiến lược để giữ khách hàng, bên cạnh đó, Toyota có thể cải thiện hơn bằng cách cần tối ưu hóa các trải nghiệm của khách hàng, cũng như đầu tư mạnh hơn về mối quan hệ cá nhân hóa với khách hàng để duy trì dài hơn giá trị vòng đời của khách hàng.
Với số lượng khách hàng ngày càng tăng nhiều hơn, Toyota có thể cắt giảm chi phí Marketing bằng cách chuyển đổi sang Marketing truyền miệng Điều này hoàn toàn phù hợp với các chỉ số về khách hàng cũng như các chỉ số về hoạt động kinh doanh của Toyota mà nhóm phân tích phía trên.
Đề xuất cho Hyundai
Tập trung xây dựng và nâng cao mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt là khách hàng cũ, nhằm giữ chân khách hàng cũ (vì chi phí thu hút khách hàng mới cao hơn rất nhiều so với giữ chân khách hàng) Các đề xuất có thể cân nhắc là tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng; tối ưu customer journey, tìm kiếm những nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng Thực hiện các chiến lược quan tâm, chăm sóc đến khách hàng, cho khách hàng cảm giác được trân trọng
Song song với đó, công ty cũng cần có các chiến lược thu hút khách hàng mới, như thực hiện các chiến dịch để tăng độ nhận diện của thương hiệu.
Ngoài ra, thương hiệu cũng cần có những thay đổi trong chiến lược marketing của công ty nhằm giảm bớt chi phí marketing nhưng vẫn đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp giúp tăng trưởng doanh thu trong thời gian tới Một số đề xuất cho doanh nghiệp Hyundai:
Tiến hành nghiên cứu, xác định chỉ số CAC trung bình trong ngành hàng ô tô. Khi biết được chỉ số CAC của ngành hàng, công ty sẽ có những quyết định về ngân sách để có thể tạo ra chiến dịch thu hút được khách hàng mà vẫn đảm bảo về mặt chi phí.
Nhắm đến đúng tệp khách hàng phù hợp với công ty thay vì tiếp thị đại trà tới những người không có ý định mua hàng.
CÂU 4: SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ VÀ MỨC ĐỘ
NHẬN BIẾT CỦA TOYOTA VÀ HYUNDAI
Ý nghĩa
Awareness
Nhận thức về thương hiệu mô tả mức độ nổi tiếng của thương hiệu đối với khán giả mục tiêu và mức độ nhận biết của họ Đây là chỉ số quan trọng trong việc theo dõi hiệu quả hoạt động của các chiến dịch tiếp thị của một công ty Nhận thức về thương hiệu là bước đầu tiên trong phễu tiếp thị, khiến nó trở thành một trong những thước đo tiếp thị thiết yếu nhất Thường các công ty hoặc thương hiệu cố gắng nâng cao nhận thức về sản phẩm hay dịch vụ của họ, thì họ sẽ cố gắng phổ biến hình ảnh thương hiệu, thông điệp để thông báo và giáo dục vào đối tượng đối tượng mục tiêu.
Tỷ lệ khách hàng hoặc người tiêu dùng tiềm năng nhận ra hoặc gọi tên một thương hiệu nhất định Nó được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm dân số trong thị trường mục tiêu đã từng nghe nói về thương hiệu Các nhà tiếp thị có thể nghiên cứu khả năng nhận diện thương hiệu trên một phương pháp “hỗ trợ” hoặc mức độ “gợi ý”.
Top of Mind
Top of mind (TOM) có nghĩa là nhận biết hàng đầu, là thương hiệu xuất hiện trong tâm trí đầu tiên khách hàng khi khách hàng được đặt một câu hỏi mà chưa có lời giải đáp hay gợi ý về danh mục được hỏi Nói đơn giản hơn, Top of mind là phần trăm khách hàng nghĩ đến thương hiệu cụ thể đó đầu tiên Đó là thước đo để xem thứ hạng của thương hiệu trong tâm trí khách hàng tốt như thế nào, Top of mind chủ yếu được biểu thị theo tỷ lệ phần trăm.
Top of mind xếp hạng thương hiệu của một công ty trong tâm trí của khách hàng khi nghĩ về một ngành hay danh mục cụ thể Về cơ bản, mọi người mua sản phẩm từ thương hiệu mà họ nghĩ đến “đầu tiên” Đây là một hình thức nhận biết thương hiệu đặc biệt.
Satisfaction - Sự hài lòng của khách hàng
Sự hài lòng của khách hàng chỉ ra số lượng khách hàng, hoặc tỷ lệ phần trăm của tổng số khách hàng có trải nghiệm hài lòng về sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty đó cung cấp.
Satisfaction cung cấp một chỉ số hàng đầu về khả năng mua lại và lòng trung thành của người tiêu dùng Thường được đo lường trên thang điểm 1-5, trong đó khách hàng tuyên bố sự hài lòng của họ với thương hiệu nói chung hoặc các thuộc tính cụ thể.
Willingness to Recommend - Sẵn sàng giới thiệu
Tỷ lệ phần trăm khách hàng được khảo sát cho biết rằng họ sẽ giới thiệu thương hiệu cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp, Thường được đo lường thông qua xếp hạng trên thang điểm 1–5 Thể hiện sức mạnh của lòng trung thành, tác động tiềm tàng đến người khác Trong đó:
● Mức 1: Rất không hài lòng
● Mức 2: Hơi không hài lòng
● Mức 3: Bình thường (không thất vọng nhưng cũng không hài lòng)
Mô tả số liệu
Hyundai
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy tỷ lệ độ nhận thức của Hyundai tăng đều qua 5 năm, từ 20% lên 23% Cụ thể như sau:
Từ năm 1 sang năm 2, Awareness của Hyundai tăng 2%, từ 20% lên 22%, và đây là mức tăng cao nhất trong 5 năm Chứng tỏ chiến lược tăng mức độ nhận diện trong thời điểm này của Hyundai là có hiệu quả nhất
Từ năm 2 sang năm 3, Hyundai vẫn duy trì được mức độ nhận thức thương hiệu của mình là 22% Đến năm thứ 4, Hyundai tiếp tục thay đổi chiến lược giúp cho Awareness tăng lên 23% và con số này tiếp tục được duy trì vào năm thứ 5
Nhìn chung, Awareness của Hyundai tăng 3% trong 5 năm, có thể nói các hoạt động tăng độ nhận diện thương hiệu của Hyundai đang hoạt động có hiệu quả
Hình 4.2: Top of mind của Hyundai
Có thể thấy, tỷ lệ Top Of Mind của Hyundai đang giảm dần từ 12% còn 10% qua
5 năm Cụ thể: từ năm 1 sang năm 2 được duy trì ở mức 12% Đến năm 3 giảm xuống 11% và tiếp tục được duy trì đến năm thứ 4 Đến năm thứ 5 lại tiếp tục giảm 1% còn 10%. Điều này chứng tỏ các hoạt động quảng bá thương hiệu của Hyundai chưa được đẩy mạnh, hình ảnh của thương hiệu chưa được phủ sóng rộng khiến khách hàng vẫn chưa ghi nhớ được thương hiệu trong tâm trí của mình do vậy nên khi được hỏi về thương hiệu xe ô tô bất kỳ thì họ không nghĩ đến thì Hyundai đầu tiên
Tỷ lệ hài lòng của khách hàng Hyundai trong 5 năm có nhiều biến động, nhưng nhìn chung thì tỷ lệ này có xu hướng tăng, cụ thể là tăng 3% trong 5 năm
Trong năm đầu tiên, tỷ lệ hài lòng của khách hàng đạt 50% , nghĩa là cứ 100 người thì sẽ có 50 người hài lòng về Hyundai Đến năm thứ 2, tỷ lệ hài lòng của Hyundai tăng lên 2%, đạt 52% và tỷ lệ này được duy trì ở năm 3 Nhưng đến năm thứ 4 thì tỷ lệ này lại giảm nhẹ đi 1% còn 51%, mặc dù giảm nhưng nhìn chung phần trăm giảm không quá lớn nên không gây nhiều thiệt hại đến cho thương hiệu
Vào năm thứ 5 thì tỷ lệ tăng 2% đạt 53%, và đây là năm Hyundai có % khách hàng hài lòng cao nhất.
Nhìn chung thì tỉ lệ Satisfaction trung bình ở cả 5 năm là 51,6% Đây là tỉ lệ khá thấp, có thể nói các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng của Hyundai không khiến người tiêu dùng hài lòng và điều này cũng làm cho khách hàng ít trung thành với thương hiệu hơn.
Hình 4.4: Willingness to Recommend của Hyundai
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy tỷ lệ sẵn sàng giới thiệu thương hiệu của Hyundai giảm dần qua các năm, cụ thể là giảm 3% trong vòng 5 năm
Vào năm 1 tỷ lệ sẵn sàng giới thiệu thương hiệu của Hyundai đạt mức 42%, đến năm thứ 2 thì tăng nhẹ 1% và đạt mức 43% Trong giai đoạn này, nhờ Hyundai thực hiện chiến lược làm tăng độ hài lòng của khách hàng nên họ đã giới thiệu thương hiệu mình thích đến với bạn bè, người thân.
Nhưng đến năm thứ 3 thì tỷ lệ này giảm mạnh và không có dấu hiệu tăng, cụ thể là giảm từ 42% xuống còn 39%
Từ những phân tích trên có thể thấy được sự suy giảm trong chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Hyundai đã khiến cho sự hài lòng của khách hàng với thương hiệu ngày càng giảm kéo theo việc khách hàng ngày càng không có ý định giới thiệu sản phẩm của Hyundai cho những người khác.
Toyota
Trong vòng năm 5, nhìn chung về mức độ nhận thức, độ nhận diện thương hiệu Toyota có diễn biến phức tạp, tăng giảm liên tục nhưng không có sự thay đổi lớn về phần trăm Tổng thể, trong năm 5, độ nhận diện của Toyota có chiều hướng tăng (3%) và độ nhận diện trung bình mỗi năm là 31,4% Cụ thể:
Năm thứ nhất, độ nhận diện của Toyota ghi nhận đạt 30%, một con số không quá thấp không quá cao, và cũng gọi là tạm ổn đối với một hãng xe lâu đời như Toyota, cũng như là trong thị trường xe rộng lớn với hàng trăm thương hiệu khác nhau
Năm thứ hai, độ nhận diện Toyota tăng thêm 2%, cho thấy các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu đạt được hiệu quả nhất định, thu hút sự chú ý của công chúng do đó độ nhận diện tổng kết tăng lên 32%.
Năm thứ ba, chỉ số nhận diện giảm nhẹ xuống 31% và năm thứ 4, duy trì con số 31%, có thể do ngành công nghiệp ô tô ngày càng cạnh tranh gay gắt với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu mới và các công nghệ tiên tiến hoặc do sự thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng.
Năm thứ 5, thì đây là năm có mức độ nhận thức thương hiệu cao nhất trong 5 năm với mức 33%, tăng 3% so với năm nhất, 1% so với năm 2 và 2% so với năm 3 và
4, cho thấy Toyota đã thành công trong việc củng cố vị thế thương hiệu và thu hút thêm khách hàng tiềm năng.
Nhìn chung, chỉ số Awareness có những thay đổi nhỏ không đáng kể và ở năm cuối, đã tăng đến 33%, có thể kết luận hoạt động Marketing của Toyota có hiệu quả.
Hình 4.6: Top of Mind của Toyota
Nhìn chung, chỉ số Top of Mind của Toyota trong 5 năm tăng dần đều nhưng có sự giảm sút nhỏ trong năm thứ 4, dao động từ 17% đến 20%, đồng nghĩa thương hiệu đã duy trì được vị thế dẫn đầu trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam Cụ thể các năm:
Năm thứ nhất, tỷ lệ mà khách hàng nghĩ ngay đến Toyota khi được hỏi về thương hiệu đạt 17%, đây là mức tỷ lệ được coi là trung bình không quá cao đối với một thương hiệu có tiếng trên thị trường như Toyota.
Năm thứ hai và năm thứ ba, có thể thấy là Toyota đã có một số hoạt động/ chiến dịch marketing, được xem là khá thành công khi trong 2 năm liên tiếp mức tỷ lệ khách hàng nghĩ ngay đến Toyota đã tăng, cụ thể là tăng 1% từ năm 1 (17%) sang năm 2(18%) và tăng 2% từ năm 2 (18%) sang năm 3 (20%) - đây là mức tăng cao nhất trong vòng năm 5, xác nhận rằng Toyota đã đang là thương hiệu dẫn đầu trong ngành ô tô Năm thứ tư, có thể do các yếu tố như cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ hoặc các thay đổi trong chiến lược marketing mà chỉ số Top of mind đã giảm nhẹ xuống 19%.
Năm thứ năm, sự phục hồi nhanh chóng với chỉ số quay trở lại mức 20% vào năm thứ tư cho thấy Toyota đã có khả năng đối phó và phục hồi từ những thách thức trước đó, duy trì vị thế mạnh mẽ của mình trong tâm trí của người tiêu dùng.
Trong vòng 5 năm, Toyota đã trải qua một hành trình ổn định trong việc củng cố và mở rộng vị thế thương hiệu của mình, điều này là kết quả của chiến lược marketing hiệu quả và cam kết không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ.
Năm thứ nhất, mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của Toyota vào năm đầu tiên đã đạt 85% Vậy cứ 100 người sử dụng thì có 85 người hài lòng về sản phẩm của Toyota Đây có thể được coi là một mức độ khá cao, đặc biệt khi Toyota tiếp tục đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành công nghiệp ô tô
Năm thứ hai và thứ ba, chỉ số có sự tăng nhẹ, lên 86%, và duy trì ở hai năm liên tiếp.
Năm thứ tư, Toyota đạt tỷ lệ hài lòng là 87%, tăng 1% so với năm 3 và 2% so với năm 1, đạt xem là một bước tiến tích cực trong 5 năm.
55 Ở năm cuối cùng, mức độ hài lòng của khách hàng Toyota tiếp tục tăng lên, ghi nhận đạt 88%,tức là chỉ số đã tăng 1% so với năm 4, 2% so với năm 3 và 3% so với năm 1, đây là mức tỷ lệ hài lòng của khách hàng cao nhất mà Toyota đạt được trong 5 năm.
Trong suốt năm năm liên tiếp, mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của Toyota đã không ngừng tăng cao Từ năm 1 đến năm 5, chúng ta thấy một xu hướng tăng dần và ổn định, từ 85% lên 88% Sự gia tăng này là một biểu hiện rõ ràng về sự cam kết của Toyota đối với việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Hình 4.8: Willingness to Recommend của Toyota
Khi độ hài lòng của khách hàng tăng sự sẵn sàng giới thiệu thương hiệu của họ cũng tăng, vì thế mà mức độ hài lòng đã được phân tích trên của Toyota tăng đều qua các năm thì mức tỷ lệ sẵn sàng giới thiệu thương hiệu của khách hàng của Toyota cũng được đánh giá là tăng, cụ thể là 4% từ năm 1 sang năm 5
Suy luận
Toyota
Hình 4.9: Thái độ và mức độ nhận biết của Toyota
Về chỉ số Awareness của Toyota , đo lường mức độ nhận diện của thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng, đã trải qua một sự tăng dần nhẹ nhàng từ 30% vào năm đầu tiên lên 33% vào năm thứ năm Mặc dù sự tăng này không đáng kể, nhưng nó vẫn phản ánh một xu hướng tích cực, cho thấy Toyota đang tăng cường sự nhận biết của mình trong thị trường ô tô, có thể Toyota đã thực hiện tốt các hoạt động quảng cáo, sự kiện, và các chiến dịch quảng bá khác nhau để tạo ra sự chú ý từ phía khách hàng tiềm năng Điều này cũng có thể phản ánh sự tăng cường trong việc mở rộng phạm vi hoạt động của Toyota đến các thị trường mới, cũng như việc tăng cường mối quan hệ với khách hàng hiện tại để tạo ra sự nhận biết và sự gắn kết với thương hiệu.
Về Top of mind , chỉ số này của Toyota tăng từ 17% lên 20% trong khoảng thời gian 5 năm, cho thấy thương hiệu này đang giữ vững hoặc thậm chí tăng cường sự hiện diện trong tâm trí của người tiêu dùng Có thể Toyota đã rất nỗ lực để làm tăng chỉ số đặc biệt này bằng các chiến dịch quảng cáo được đầu tư cho đến việc tận tâm tương tác và hỗ trợ khách hàng Đi kèm với sự tăng về độ nhận diện, Toyota đã trở thành thương hiệu vừa có độ nhận diện ổn định vừa là thương hiệu xuất hiện hàng đầu trong tâm trí của người tiêu dùng
Về Satisfaction , Toyota đã làm tăng chỉ số từ 85% ở năm đầu tiên lên 88% ở năm thứ năm Sự cam kết của Toyota đối với việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng đã được thực hiện rất tốt và chỉnh chu Mỗi năm, chỉ số hài lòng tăng lên một cách ổn định, thể hiện sự ổn định và đáng tin cậy trong trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu Toyota Đồng thời, có thể nhờ vào dịch vụ hậu mãi chất lượng, cải tiến liên tục trong sản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc chiến lược marketing hiệu quả đã tạo ra sự ấn tượng tích cực đối với khách hàng và làm tăng mức độ hài lòng của họ lên mức rất cao Khách hàng hài lòng có xu hướng duy trì mối quan hệ lâu dài với thương hiệu và thường mua sắm và sử dụng dịch vụ thường xuyên hơn Khi mức độ hài lòng tăng lên, khả năng khách hàng tiếp tục gắn bó và trung thành với thương hiệu cũng tăng, từ đó làm tăng giá trị CLV, do đó mà CLV của Toyota đạt đến $123.21.
Về Willingness to Recommend , chỉ số mức độ sẵn lòng giới thiệu của Toyota đã trải qua một sự tăng nhẹ và ổn định, từ 65% ở năm đầu tiên lên 69% ở năm thứ năm.
Sự tăng trưởng này chứng tỏ Toyota thực hiện tốt lời hứa về việc tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng, khiến họ sẵn lòng giới thiệu thương hiệu này cho người khác. Đồng thời, nhờ việc Toyota đã duy trì và làm tăng các chỉ số Top of mind, Satisfaction và Awareness ở mức cao nên khách hàng cảm thấy rằng Toyota là một thương hiệu xứng đáng được giới thiệu nhiều hơn
Với mức hài lòng cao trên 80%, Toyota đã xây dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và đáng tin cậy trong tâm trí của khách hàng Việc duy trì mức độ hài lòng này cho thấy khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà Toyota cung cấp Trong một thị trường có hàng trăm thương hiệu xe khác nhau, Toyota đã tạo ra được sự khác biệt nhất định, do đó mà từ sự hài lòng, khách hàng có xu hướng sẽ đi truyền miệng và sẵn lòng giới thiệu cho bạn bè, người thân khi họ có nhu cầu mua xe.
Nhận xét: Toyota có sự nỗ lực lớn trong xây dựng nhận diện thương hiệu và là thương hiệu có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong ngành ô tô.
Hyundai
Hình 4.10: Thái độ và mức độ nhận biết của Hyundai Đầu tiên, mức độ nhận biết thương hiệu của Hyundai tăng từ 20% lên 23%, điều này chứng tỏ Hyundai đã đầu tư vào marketing để tăng sự nhận biết của thương hiệu. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này không đáng kể và ổn định, có thể là do các chiến dịch không đủ mạnh để tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận thức của công chúng.
Về Top of Mind có xu hướng giảm từ 12% xuống 10% có thể được lý giải do Hyundai có quy mô nhỏ, ít được nhiều biết đến Bên cạnh đó là việc tăng Awareness không đi kèm với sự nổi bật của thương hiệu, Hyundai đã không tạo được đủ sự khác biệt và không có thông điệp marketing đủ mạnh mẽ để trở thành lựa chọn hàng đầu trong tâm trí của người tiêu dùng
Về Satisfaction thì tăng nhẹ từ 50% lên 53% Nhưng trong giai đoạn từ năm 3 sang năm 4 giảm nhẹ 1%, chứng tỏ trong giai đoạn này chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ chăm sóc khách hàng của Hyundai đang gặp vấn đề, không đáp ứng được sự thỏa mãn của khách hàng Đến năm thứ 5 thì lại tăng lên 53%, cho thấy Hyundai đã lắng nghe phản hồi của khách hàng và cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ,
Dù vậy nhưng cũng không thể phủ nhận tỷ lệ Satisfaction của Hyundai khá thấp, chỉ ở mức 51,6% Có thể thấy các sản phẩm của Hyundai không khiến người tiêu dùng hài lòng từ đó khách hàng sẽ ít trung thành hơn với thương hiệu Với chất lượng sản phẩm không thể làm hài lòng khách hàng Hyundai sẽ phải bỏ ra nhiều chi phí hơn nhằm thu hút được khách hàng mới và có thể dễ thấy nhất qua các chỉ số CAC (Chi phí chuyển đổi khách hàng) của Hyundai khá cao Tỉ lệ hài lòng của khá thấp chính là nhân tố quan trọng làm cho khách hàng ít trung thành hơn với thương hiệu từ đó mà chỉ số CLV (Giá trị vòng đời của khách hàng) của thương hiệu Hyundai khá thấp CLV= 45.41$
Về Willingness to Recommend có sự giảm mạnh từ 42% xuống 39% được lý giải bởi những lý do sau: Đầu tiên là do sự tăng cường cạnh tranh trong ngành Có thể thấy ở tỷ lệ Satisfaction có tăng nhẹ, chứng tỏ Hyundai đã có những cải thiện nhất định, nhưng sự hài lòng này không đủ mạnh để vượt qua sự hài lòng đối với các thương hiệu khác và không đủ để tạo ra một ấn tượng đặc biệt trong lòng khách hàng, từ đó họ cũng không có động lực mạnh mẽ để giới thiệu thương hiệu
Thứ 2 là dù nhận biết về thương hiệu của Hyundai tăng lên, nhưng sự nhận biết này đã không chuyển hóa thành những trải nghiệm tích cực hoặc nhận thức sâu sắc về giá trị thực sự của thương hiệu, làm cho khách hàng có thể không cảm thấy đủ tự tin để giới thiệu thương hiệu cho người khác.
Cuối cùng là do Top of Mind của Hyundai giảm dần qua 5 năm Nếu Hyundai không phải là Top of Mind thì khi có cân nhắc mua xe, họ sẽ không nghĩ đến Hyundai đầu tiên và điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng giới thiệu Hyundai cho người khác
Nhận xét: Nhìn chung, Hyundai đang đối mặt với một số thách thức trong việc xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu đối với khách hàng
So sánh
Awareness
Hình 4.11: So sánh Awareness của Hyundai và Toyota
Nhìn chung, mức độ nhận diện của Toyota và các năm đều cao hơn Hyundai, và điểm chung giữa hai doanh nghiệp là có xu hướng tăng.
Riêng ở năm đầu, Toyota có mức độ nhận diện là 30%, trong khi Hyundai chỉ có 20% Sự chênh lệch này thể hiện sự lớn mạnh và sự hiện diện của Toyota trong thị trường so với Hyundai vào thời điểm đó
Tổng thể, Toyota đã duy trì một sự tăng trưởng ổn định qua các năm, từ 30% ở năm đầu tiên lên 33% ở năm thứ năm Sự ổn định này phản ánh sự nhất quán trong chiến lược tiếp thị và quảng cáo của Toyota, cũng như sự cam kết của họ đối với việc tạo ra nhận thức và nhớ đến thương hiệu Trong khi đó, Hyundai cũng đã có một sự tăng trưởng nhẹ qua các năm, từ 20% ở năm đầu tiên lên 23% ở năm thứ năm Mặc dù Hyundai đã có sự cải thiện, nhưng mức độ nhận diện của họ vẫn thấp hơn so với Toyota Điều này có thể phản ánh sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp ô tô và mức độ đầu tư vào chiến lược tiếp thị của họ.
Tóm lại, Toyota thường được nhớ đến và nhận diện nhiều hơn so với Hyundai trong tâm trí của người tiêu dùng trong suốt 5 năm qua Mặc dù cả hai đều đã có sự tăng trưởng, sự ổn định và cam kết của Toyota đối với việc tạo ra một thương hiệu mạnh mẽ và nhớ đến trong tâm trí của khách hàng đã giúp họ giữ vững vị thế dẫn đầu trong thị trường ô tô.
Top of mind
Hình 4.12: So sánh Top of mind của Toyota và Hyundai
Trong suốt thời gian qua, Toyota và Hyundai đã thể hiện sự cạnh tranh về chỉ số Top of Mind (TOM) trong ngành công nghiệp ô tô Cùng một câu hỏi về “Đâu là thương hiệu xe ô tô bạn nghĩ đến đầu tiên” thì có đến 19% khách hàng sẽ trả lời là Toyota và chỉ 11% khách hàng trả lời là Hyundai, Toyota lớn hơn Hyundai 8% về tỷ lệ trung bình Top of mind trong vòng 5 năm của 2 thương hiệu.
Qua biểu đồ Top of mind về 2 thương hiệu trên ta thấy sự chênh lệch rất lớn giữa tỉ lệ Top of mind của thương hiệu Toyota so với thương hiệu Hyundai khi tỉ lệ Toyota luôn cao hơn Huyndai từ 3 đến 10% Từ đó nhận thấy được Toyota đang có lợi thế rất lớn trên thị trường so với thương hiệu Hyundai khi Toyota là thương hiệu nằm trong
63 những thương hiệu được khách hàng nhớ đến nhất trong ngành hàng ô tô trong khi tỷ lệ đó vẫn luôn được duy trì và tăng theo từng năm.
Trong khi đó tỉ lệ người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu Huyndai đầu tiên trong tâm trí luôn thấp hơn Toyota với mức chênh lệch khá lớn, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính cạnh tranh về bán hàng của Hyundai khi cạnh tranh với Toyota.
Tóm lại, Toyota đã thành công trong việc duy trì và tăng cường sự hiện diện của mình trong tâm trí của người tiêu dùng qua các năm, đồng thời giữ vững vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp ô tô Trái lại, Hyundai cần tiếp tục nỗ lực để cải thiện và củng cố vị thế của mình trên thị trường.
Satisfaction
Hình 4.13: So sánh Satisfation của Toyota và Hyundai
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy sự hài lòng của khách hàng với Toyota cao hơnHyundai rất nhiều, khoảng 35% Với 100 khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của Toyota và Hyundai thì có đến 85 người hài lòng, còn Hyundai thì chỉ có 53 người hài lòng Điều này cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ khách hàng mua lặp lại của Toyota cũng cao hơn hơn Hyundai
Toyota có tỷ lệ Satisfaction tăng dần đều qua các năm chứng tỏ Toyota đang ngày càng nắm bắt rất tốt nhu cầu của khách hàng để cải thiện những điều chưa tốt ở thương hiệu Trong khi đó, Satisfaction của Hyundai lại tăng giảm rồi lại tăng Dù Hyundai có những cải thiện nhất định nhưng vẫn chưa thật sự ổn định, và Satisfaction trung bình là 51,6% đang ở mức khá thấp Từ đó có thể thấy Toyota được phần nào về chất lượng sản phẩm của thương hiệu này rất tốt, dịch vụ khách hàng xuất sắc, có sự đổi mới liên tục làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Còn Hyundai thì Hyundai hiện vẫn còn yếu kém trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng, dẫn đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ không thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.
Nhìn chung, Toyota đang thực hiện tốt trong việc duy trì sự hài lòng của khách hàng và tạo ra sự trung thành, trong khi Hyundai có thể cần phải tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ để nâng cao tỷ lệ hài lòng và sự trung thành của khách hàng Điều này rất quan trọng cho sự tăng trưởng và thành công lâu dài củaHyundai trong tương lai.
Willingness to Recommend
Hình 4.14: So sánh Willingness to Recommend của Toyota và Hyundai
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy Willingness to Recommend của Toyota có xu hướng tăng dần cao hơn, trong khi Hyundai lại giảm qua từng năm.
Khi mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm càng cao thì họ sẽ có xu hướng giới thiệu sản phẩm với cho những người xung quanh và ngược lại Với Satisfaction trong 5 năm cao vượt trội cũng kéo theo tỉ lệ giới thiệu đến người xung quanh của Toyota trung bình trong 5 năm là 67% Trong khi đó Hyundai chỉ đạt mức 41,2% và có xu hướng giảm dần qua từng năm.
Nhìn chung, Toyota đang thực hiện tốt việc duy trì và cải thiện sự hài lòng của khách hàng, điều này không chỉ tạo ra sự trung thành mà còn khuyến khích khách hàng giới thiệu thương hiệu cho người khác Trong khi đó, Hyundai cần chú trọng nhiều vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ cũng như chiến lược marketing để nâng cao sự hài lòng và khả năng giới thiệu của khách hàng.
Dự báo
Toyota
Dựa trên xu hướng trong 5 năm qua và hiện trạng của thị trường ô tô, có thể dự báo rằng thương hiệu Toyota sẽ tiếp tục duy trì và thậm chí có thể tăng cường vị thế của mình trong tâm trí của khách hàng trong những năm sắp tới
Với sự ổn định và sự vượt trội trong mức độ nhận diện qua các chỉ số Awareness, Top of Mind (TOM), Satisfaction và Willingness to Recommend, Toyota đã xây dựng một cơ sở mạnh mẽ để duy trì sự ưu thế của mình trong ngành công nghiệp ô tô Sự cam kết của hãng đối với chất lượng và dịch vụ, cùng với chiến lược tiếp thị hiệu quả, sẽ tiếp tục là những yếu tố quan trọng giúp Toyota phát triển, vươn mình trong tương lai.
Hyundai
Nếu Hyundai tiếp tục duy trì chiến lược như hiện tại mà không có sự thay đổi đáng kể nào thì trong tương lai tỷ lệ nhận biết thương hiệu và sự hài lòng của khách hàng sẽ tăng nhẹ nhưng không đủ để tạo ra sự thay đổi lớn trong sự trung thành của khách hàng Top of Mind và Willingness to Recommend có thể sẽ không cải thiện nếu không có những chiến lược marketing và sản phẩm đột phá Điều này có thể dẫn đến việc Hyundai sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng tăng và khó khăn trong việc thu hút và giữ chân khách hàng Để đảm bảo tăng trưởng và thành công lâu dài,Hyundai có thể cần phải đánh giá lại và điều chỉnh chiến lược của mình một cách toàn diện.
Đề xuất
Đề xuất cho Toyota
Thứ nhất, đầu tư vào Digital Marketing sẽ giúp Toyota tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách hiệu quả trên các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội, trang web, và ứng dụng di động Việc này giúp tăng cường mức độ nhận diện và tạo ra một kênh giao tiếp liên tục với khách hàng.
Thứ hai, đầu tư vào việc cải thiện trải nghiệm khách hàng sẽ giúp tăng cường mức độ hài lòng và đồng thời tạo ra cơ hội cho việc thúc đẩy sự sẵn lòng giới thiệu. Toyota có thể tập trung vào cải thiện dịch vụ sau bán hàng, tăng cường giao tiếp và tương tác với khách hàng, và cải thiện quy trình mua hàng để tạo ra một trải nghiệm tích cực và đáng nhớ cho khách hàng.
Thứ ba, tạo ra các chương trình và chiến lược để xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng Việc tạo ra các cộng đồng cộng tác, chương trình khuyến mãi và sự kiện đặc biệt sẽ giúp tạo ra sự cam kết từ phía khách hàng và tăng cường sự sẵn lòng giới thiệu từ khách hàng hiện tại.
Thứ tư, dù bất kỳ chiến lược tiếp thị nào cũng không thể thay thế cho chất lượng sản phẩm và dịch vụ Toyota cần tiếp tục duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình, sao cho theo kịp sự đổi mới của công nghiệp ô tô và phù hợp thị hiếu Khách hàng.
Đề xuất cho Hyundai 68 BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN a
Hiện tại, Hyundai có đầu tư vào Awareness và Satisfaction nhưng vẫn không đủ để trở thành Top of Mind và Willingness cũng giảm dần qua các năm Để cải thiện tình hình hiện tại, Hyundai cần thực hiện các biện pháp như sau: Đầu tiên là lắng nghe phản hồi của khách hàng về sản phẩm Sau đó đầu tư vào R&D để cải thiện và phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng để tăng nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng Việc lắng nghe và phản hồi nhanh chóng sẽ là chìa khóa để cải thiện sự hài lòng và tăng CLV trong dài hạn.
Thứ hai là nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng cường hỗ trợ sau bán hàng Việc tạo ra một hình ảnh thương hiệu mạnh và đáng tin cậy có thể giúp Hyundai thu hút và giữ chân, tăng sự hài lòng và trung thành của khách hàng.
Thứ ba là tạo chương trình khách hàng thân thiết để giữ chân khách hàng như: tích điểm, trở thành thành viên VIP có nhiều lợi thế, được mời tham dự hội thảo, triển lãm của công ty, Bên cạnh đó, Hyundai có thể tạo một cộng đồng khách hàng Hyundai để họ có thể trao đổi với nhau, tạo ra sự gắn kết và khuyến khích sự truyền miệng.
Thứ 4 là tận dụng các nền tảng mạng xã hội để có thể tăng mức độ nhận diện thương hiệu với chi phí thấp.
Cuối cùng là phát triển các chiến dịch marketing sáng tạo và đột phá để tạo ra sự khác biệt rõ ràng cho thương hiệu Các thông điệp marketing thì phải mạnh mẽ, dễ nhớ, nhấn mạnh vào giá trị độc đáo và sự khác biệt của Hyundai so với các đối thủ trên thị trường.