1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nd ghi bài khbd sử 11 bài 7 8

6 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

CHƯƠNG 4: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAMTRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945Bài 7:CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAMTRƯỚ

Trang 1

CHƯƠNG 4: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ

CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM(TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

Bài 7:

CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM(TRƯỚC NĂM 1945)

1 Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

a) Vị trí địa chiến lược của Việt Nam

- Vị trí chiến lược quan trọng trên đất liên và trên biển:

+ Nằm trên các trục giao thông quốc tế ở Đông Nam Á, từ Đông Bắc Á xuống Đông NamÁ và Nam Á, từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.

+ Việt Nam là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới và khuvực.

→ Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với những cuộc bành trướng của các nước lớn và tiếnhành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

b) Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lich sử Việt Nam

- Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chống các cuộc tranh của cácnước lớn, có vai trò đặc biệt trong bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ củaTổ quốc, quyết định sự tồn vong của dân tộc Việt Nam.

- Nêu cao chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập, tự chủ, mưu trí, sáng tạo của con người ViệtNam, tạo nên sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc, để lại nhiều kinh nghiệm và bài họclịch sử cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

2 Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu

a) Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

- Cuối năm 938, Ngô Quyền tổ chức trận địa cọc trên sông Bạch Đằng, đánh bại quân NamHán xâm lược → Mở đầu thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc.

b) Kháng chiến chống quân xâm lược Tống

* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981:

- Cuối năm 980, lợi dụng tình hình khó khăn của Đại Cồ Việt, nhà Tống đưa quân sang xâmlược → Vua Lê Hoàn lãnh đạo kháng chiến.

- Năm 981, vua Lê Hoàn đánh đại quân Tống ở trận Lục đầu giang và trận Bình Lỗ - sôngBạch Đằng → Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.

* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 1075 – 1077:

- Giữa thể kỉ XI, nhà Tống lập kế hoạch xâm lược Đại Việt nhằm giải quyết các khó khăn.- Cuối năm 1075 – đầu năm 1076, Thái úy Lý Thường Kiệt chủ động tấn công tiêu diệt bàtrung tâm quân lương Khâm châu, Ung châu, Liêm châu và các trại dọc biên giới của quânTống.

Trang 2

- Tháng 1 – 3/1077, Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt→ Quân Tống thất bại.

c) Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên

* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258:

- Năm 1257, quân Mông Cổ áp sát biên giới Đại Việt → Vua Trần Thái Tông ra lệnh cả nướcchuẩn bị đánh giặc.

- Tháng 1/1258, quân đội nhà Trần đánh bại quân Mông Cổ tại Đông Bộ Đầu → Quân MôngCổ thua trận, rút chạy về nước.

* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1285:

- Sau khi thôn tính toàn bộ Nam Tống, Hốt Tất Liệt chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần hai → NhàTrần cử Trần Quốc Tuấn chỉ huy các lực lượng kháng chiến.

- Tháng 1 – 5/1285, quân nhà Trần đánh bại quân Nguyên tại các trận Tây Kết, Hàm Tử,Chương Dương → Quân Nguyên thất bại.

* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1287 – 1288:

- Cuối năm 1287 – đầu năm 1288, nhà Trần đánh bại quân Nguyên tại trận Vân Đồn và đặcbiệt là trận Bạch Đằng với kế đóng cọc.

d) Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm năm 1785

- Năm 1784, lợi dụng Nguyễn Ánh cầu viện, quân Xiêm sang xâm lược nước ta.- Năm 1785, Nguyễn Huệ chỉ huy đánh bại quân Xiêm ở trận Rạch Gầm – Xoài Mút.

e) Cuộc kháng chiến chống quân Thanh năm 1789

- Lấy cớ Lê Chiêu Thống cầu viện, vua Thanh sai Tôn Sĩ Nghị đem quân sang xâm lược.

- Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, phát động cuộcphản công thần tốc đánh đuổi quân xâm lược.

- Đầu năm 1789, vua Quang Trung đánh bại quân Thanh ở trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

g) Nguyên nhân thắng lợi

* Nguyên nhân chủ quan:

- Các cuộc kháng chiến mang tính chính nghĩa, chống kẻ xâm lược, huy động được sức mạnhtoàn dân.

- Truyền thống yêu nước và ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Đại Việt là nhân tố quyếtđịnh thắng lợi.

- Sự lãnh đạo của vua và các tướng lĩnh mưu lược, tài giỏi, vận dụng đúng đắn, sáng tạo truyềnthống và nghệ thuật quân sự.

* Nguyên nhân khách quan:

- Các cuộc chiến tranh của các thế lực phong kiến vào Đại Việt là những cuộc chiến tranh xâmlược phi nghĩa nên tất yếu dẫn đến thất bại.

- Các đội quân xâm lược không quen khí hậu, địa hình, địa vật, khó khăn về hậu cần, dễ thịthiệt hại và tổn thất.

3 Một số cuộc kháng chiến không thành công

Trang 3

a) Kháng chiến chống quân Triệu

- Năm 179 TCN, Triệu Đà tấn công thành Cổ Loa, quân dân Âu Lạc nhanh chóng thất bại vàrơi vào ách thống trị của Nam Việt.

b) Kháng chiến chống quân Minh

- Cuối thế kỉ XIV, Hồ Qúy Ly lập ra triều Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu - Cuối năm 1406, lấy cớ “phù Trần, diệt Hồ”, quân Minh xâm lược Đại Ngu.

- Giữa năm 1407, Hồ Qúy Ly và các con bị bắt, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.

c) Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nửa sau thế kỉ XIX

- Năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), chính thứcxâm lược Việt Nam.

- Từ năm 1859 – 1882, thực dân Pháp mở rộng xâm lược Nam Kì và Bắc Kì Tuy nhiên vấpphải sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta.

- Năm 1883 – 1884, triều Nguyễn liên tiếp kí với Pháp Hiệp ước Hắc-măng và Hiệp ước nốt → Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.

Pa-tơ-* Nguyên nhân thất bại: Do sai lầm trong đường lối kháng chiến và không tập hợp sức mạnh

đoàn kết của nhân dân của triều Nguyễn → Nhà Nguyễn liên tiếp thất bại và mất nước vào taythực dân Pháp.

d) Nguyên nhân không thành công

- Phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm có thực lực hùng hậu về mọi mặt.- Sai lầm trong đường lối kháng chiến của các triều đình phong kiến.

- Sự chủ quan, mất cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.

Trang 4

Bài 8:

MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG TRONG LỊCH SỬVIỆT NAM (TỪ THẾ KỈ III TCN ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX)

1 Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc

a) Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

* Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

- Xuân năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Hát Môn → Đánh đuổi thái thú Tô Định Khởinghĩa thành công.

- Năm 40 – 42, Hai Bà Trưng xây dựng chính quyền tự chủ.

- Năm 42, quân Hán do Mã Viện chỉ huy sang xâm lược → Cuộc kháng chiến thất bại.

* Khởi nghĩa Bà Triệu:

- Năm 248, Bà Triệu khởi nghĩa ở vùng Núi Nưa → Nhiều thành ấp của quân Ngô bị hạ.- Quân Ngô tiếp viện tăng cường đàn áp → Khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu hi sinh.

* Khởi nghĩa Lý Bí:

- Năm 542, Lý Bí khởi nghĩa chống chính quyền nhà Lương → Đánh chiếm được thành LongBiên.

- Năm 543 – 544, Lý Bí tổ chức chống lại các cuộc tấn công của nhà Lương.

- Tháng 2/544, Lý Bí làm chủ giao Châu, thành lập nước Vạn Xuân, khôi phục nền độc lập.

* Khởi nghĩa Phùng Hưng:

- Năm 766, Phùng Hưng khởi nghĩa ở Đường Lâm.

- Năm 782, đánh chiếm thành Tống Bình, xây dựng và củng cố chính quyền tự chủ.- Năm 791, nhà Đường đánh chiếm lại Tống Bình → Khởi nghĩa thất bại.

b) Diễn biến chính

- Giai đoạn 1418 – 1423, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, xây dựng và bảo vệ căn cứ ở vùng rừngnúi Lam Sơn (Thanh Hóa), tạm thời hòa hoãn với quân Minh.

Trang 5

- Giai đoạn 1424 – 1425, nghĩa quân tiến vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng tới ThuậnHóa.

- Giai đoạn 1426 – 1427, tổng tiến công ra Bắc, giành thắng lợi quyết định ở trận Chi Lăng –Xương Giang → Cuối năm 1427, quân Minh xin hàng.

c) Ý nghĩa lịch sử

- Chấm dứt 20 năm thống trị của nhà Minh, giành lại nền độc lập dân tộc.

- Khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí và tinh thần độc lập của nhân dânĐại Việt đầu thế kỉ XV Nhà Lê sơ ra đời, mở ra triều đại phong kiến phát triển hùng mạnhnhất trong lịch sử dân tộc.

3 Phong trào Tây Sơn

a) Bài học về quá trình tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân

- Đều nêu cao tinh thần dân tộc và tính chính nghĩa nên được đổng đảo nhân dân tin tưởng, ủnghộ và đi theo.

- Những lãnh tụ khởi nghĩa biết khéo léo phát động khẩu hiệu phù hợp để phân hóa kẻ thù vàtập hợp sức mạnh quần chúng.

b) Bài học về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc

- Đoàn kết là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giảiphóng dân tộc Khối đoàn kết được xây dựng từ nội bộ tướng lĩnh chỉ huy mở rộng ra quân độivà quần chúng nhân dân, từ miền xuôi đến miền ngược.

c) Bài học về nghệ thuật quân sự

- Nghệ thuật quân sự tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện “toàn dân đánh giặc” là quantrọng nhất.

- Bên cạnh đó là các nghệ thuật khác như “tiên phát chế nhân”, “tâm công”,…

d) Bài học đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Trang 6

- Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, những bài học lịch sử về tập hợp lựclượng quần chúng nhân dân, về vau trò của khối đại đoàn kết dân tộc, về nghệ thuật quân sựvẫn còn nguyên giá trị.

- Điều kiện và hoàn cảnh lịch sử hiện này còn cho phép Việt Nam kết hợp sức mạnh dân tộc vàthời đại khi vận dụng những bài học lịch sử vào xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Ngày đăng: 08/06/2024, 15:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w