1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH NGÔN NGỮ NHẬT

29 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mục Tiêu Và Chuẩn Đầu Ra Ngành Ngôn Ngữ Nhật
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Nhật
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 512,28 KB

Nội dung

Ngoại Ngữ - Khoa học xã hội - Định giá - Đấu thầu 1 MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH NGÔN NGỮ NHẬT 1. MỤC TIÊU CHUNG Sinh viên tốt nghiệp ngành tiếng Nhật có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng những nhu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế. 2. MỤC TIÊU CỤ THỂ Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành tiếng Nhật: - Hình thành một cách đầy đủ ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức của một cử nhân. - Cung cấp các kiến thức về tiếng Nhật và các kiến thức chuyên ngành theo 03 định hướng là Phiên dịch, Tiếng Nhật – Thương mại, Tiếng Nhật - Du lịch, sử dụng thành thạo tiếng Nhật (cố gắng đạt được bậc 5 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam); - Xây dựng kĩ năng nghiên cứu, biên – phiên dịch trong các lĩnh vực có liên quan; - Cung cấp khả năng tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm, những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn có liên quan; - Hình thành các năng lực làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cơ sở đào tạo, nghiên cứu; 3. VỊ TRÍ LÀM VIỆC VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành tiếng Nhật có đủ khả năng đảm nhận trách nhiệm ở các vị trí: Nhóm 1 - Biên dịch viênPhiên dịch viên: có khả năng làm việc độc lập với tư cách là một biên dịch viên các văn bản viết hoặc một phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương thông thường tại các công ty Nhật Bản, các cơ quan có sử dụng tiếng Nhật. Nhóm 2 - Thư ký văn phòngTrợ lý đối ngoạiHướng dẫn viên du lịch: có khả năng làm việc trong các văn phòng các công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu, du lịch với các đối tác nước ngoài, tham gia đàm phán, giao dịch, kí kết hợp đồng kinh doanh, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch, chương trình đón tiếp khách quốc tế, tổ chức các tour du lịch, xử lý các công việc có liên quan đến năng lực nói, viết tiếng Nhật. Ngoài ra sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm, người học có thể tham gia giảng dạy tiếng Nhật. có khả năng nghiên cứu và học lên trình độ cao học. trong các chuyên ngành Ngôn ngữ, Văn hóa, Ngôn ngữ học đối chiếu… Nhóm 3 2 - Nghiên cứu viên: có khả năng nghiên cứu làm việc tại các viện, trung tâm nghiên cứu với tư cách là nhà nghiên cứu về ngôn ngữ Nhật Bản hay Nhật Bản học, làm cầu nối cho sự giao lưu về ngôn ngữ và văn hóa giữa 2 quốc gia Việt Nam và Nhật Bản. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp. - Có khả năng tự học tập về các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến công việc dịch thuật, các công việc văn phòng, các công tác nghiên cứu và giảng dạy; - Cử nhân ngành Ngôn ngữ Nhật có cơ hội học lên bậc cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) các chuyên ngành thuộc lĩnh vực biên – phiên dịch, nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản. 4. CHUẨN ĐẦU RA 1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn 1.1. Về kiến thức chung - Tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành tiếng Nhật, sinh viên có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn. - Hiểu và vận dụng được vào thực tiễn hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, hiểu được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ yếu là đường lối trong thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. - Sử dụng được các công cụ xử lý thông tin thông dụng (hệ điều hành, các phần mềm hỗ trợ công tác văn phòng và khai thác Internet ...). - Có trình độ ngoại ngữ 2 tối thiểu đạt bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam. - Vận dụng và tự rèn luyện sức khỏe để có đủ trí lực, sức lực phục vụ cho công việc. - Nắm vững kiến thức thực hành tiếng Việt như tiếp nhận văn bản, tạo lập văn bản, xác định lỗi và chữa lỗi trong văn bản; nắm được các vấn đề về lý thuyết tiếng Việt như Ngữ âm, Ngữ pháp, Từ vựng - ngữ nghĩa và Dụng học tiếng Việt để vận dụng vào các lĩnh vực chuyên môn, nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ; 1.2. Kiến thức chuyên ngành - Nắm được các kiến thức cơ bản về lịch sử, địa lý Nhật Bản và thể hiện được các kiến thức đó bằng tiếng Nhật. - Vận dụng được kiến thức cơ bản về khoa học thống kê trong học tập và nghiên cứu khoa học liên quan đến ngành đào tạo. - Nắm được bản chất và chức năng, nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ, các khái niệm cơ bản về từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp và chữ viết để phục vụ việc học ngoại ngữ và các công việc chuyên môn, nghề nghiệp. 3 - Nắm được tri thức về văn hoá, lịch sử phát triển thế giới, cách thức cảm nhận nghệ thuật, phát triển năng lực tư duy phê phán, phương pháp nghiên cứu khoa học. - Nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Nhật như một hệ thống, bao gồm các kiến thức về ngữ âm và âm vị học, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa và chữ viết, vận dụng được những kiến thức đó trong công việc chuyên môn như dịch thuật, nghiên cứu ... - Nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Nhật với chức năng là phương tiện giao tiếp, áp dụng được các kiến thức đó trong các tình huống giao tiếp xã hội trên quan điểm dụng học, phân tích diễn ngôn hay ngôn ngữ học xã hội. - Có khả năng phát triển các kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm, nghiên cứu liên ngành và kỹ năng tranh luận v.v.., nâng cao vốn từ vựng và các kỹ năng sử dụng tiếng Nhật. - Nắm vững các kiến thức về văn hoá – xã hội (bao gồm các lĩnh vực lịch sử, con người, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, giáo dục) của Nhật Bản nói riêng, của các nước trong khu vực (bao gồm cả Việt Nam) và thế giới nói chung. - Thông qua việc tiếp thu kiến thức về văn hóa – xã hội, người học phát triển các kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm, nghiên cứu liên ngành và kỹ năng tranh luận, nâng cao vốn từ vựng, các kỹ năng tiếng Nhật. - Sử dụng tốt tiếng Nhật ở mức độ tương đương cấp độ N2 (cấp độ thứ 45 theo Chuẩn đánh giá của kỳ thi năng lực tiếng Nhật; có thể vận dụng các kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. - Nắm vững và vận dụng các kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ biên dịch và phiên dịch phục vụ công tác biên, phiên dịch, hoặc các kiến thức cơ bản liên quan đến lĩnh vực du lịch làm tiền đề cho công việc sau này. 1.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn. 2. Về kỹ năng 2.1. Kỹ năng chuyên môn 2.1.1. Các kỹ năng nghề nghiệp - Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo. 4 - Có khả năng sử dụng tốt ngôn ngữ Nhật, biết diễn đạt vấn đề ở dạng nói và viết một cách rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, phù hợp về văn phong, tình huống… - Có khả năng sử dụng một cách hiệu quả các kiến thức kiến thức có được về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kiến thức về văn hóa của Nhật Bản và Việt Nam, trong công việc dịch thuật của mình. - Có khả năng tập trung cao độ, biết vượt qua các áp lực về tâm lý, thời gian, khối lượng công việc. - Có khả năng tích lũy và vận dụng có hiệu quả vốn kiến thức nền sâu rộng, kết hợp chặt chẽ với những cơ sở lý luận thuộc lĩnh vực chuyên môn. - Có khả năng áp dụng những khái niệm lý thuyết và kỹ năng chuyên môn, sử dụng sáng tạo vào các tình huống khác nhau. - Có khả năng chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình. - Có khả năng thường xuyên đưa ra những đánh giá, phán đoán có giá trị - Có khả năng quản lý thời gian, kĩ năng thích ứng, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kĩ năng phân tích, tổng hợp. - Có năng lực phát triển nghề nghiệp, biết tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện nhằm nâng cao năng lực bản thân, chất lượng, hiệu quả biên phiên dịch tiếng Nhật, biết phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới. - Có khả năng hình thành các giả thuyết, thu thập, phân tích và xử lý thông tin, tham gia nghiên cứu thực nghiệm, kiểm định giả thuyết và ứng dụng để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực công tác. - Tư duy logic, có hệ thống khi tiếp cận và xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực dịch nói riêng và các vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội nói chung. - Có năng lực xã hội hóa, khả năng thích nghi xã hội và môi trường công tác. Hiểu biết xã hội, thích ứng nhanh với sự thay đổi của kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế. - Nắm vững chiến lược, kế hoạch, mục tiêu và văn hóa của tổ chức để làm việc thành công. Thích ứng nhanh với sự thay đổi của tổ chức trong sự vận động của nền kinh tế thế giới hiện đại. - Có khả năng tự chủ trong giải quyết vấn đề, khả năng nhận diện và giải quyết vấn đề; khuyến khích sáng tạo và tự tin khi làm việc… - Có khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng để thực hiện công việc, phân tích, xử lý các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực công việc. - Có khả năng tìm hiểu đối tượng và môi trường làm việc, có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của đối tượng, về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, quốc gia và quốc tế sử dụng các thông tin thu được vào công việc. 5 - Có năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp. Sáng tạo, dẫn dắt và phát triển nghề nghiệp thông qua khả năng tự học, học tập suốt đời, học mọi nơi mọi lúc, phát triển các kiến thức và kỹ năng cần thiết và khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của thực tế. 2.2. Kĩ năng bổ trợ - Thích ứng nhanh với sự thay đổi, sự phức tạp của thực tế môi trường sống và làm việc. Có kĩ năng hội nhập và học tập suốt đời; đặt mục tiêu, tự phát triển bản thân, tự trau dồi và phát triển nghề nghiệp. - Sắp xếp kế hoạch công việc khoa học và hợp lí; quản lý tốt thời gian và nguồn lực cá nhân. Kĩ năng làm việc dưới áp lực thời gian hoàn thành công việc đúng hạn; - Phân tích được phẩm chất của đồng nghiệp để trao đổi, học hỏi; tự đánh giá kết quả công việc. - Có kỹ năng làm việc nhóm. Có khả năng hình thành, điều hành và phát triển nhóm làm việc một cách hiệu quả; biết lãnh đạo nhóm (quản lý, phân công nhiệm vụ, phối hợp cá nhân trong nhóm, sử dụng các phương pháp động viên, khuyến khích ...), xử lý xung đột trong nhóm; biết làm việc trong các nhóm khác nhau. - Có khả năng lãnh đạo, quản lí những thay đổi hoặc áp dụng những tiến bộ mới trong các hoạt động nghề nghiệp; - Biết tổ chức, phân công công việc trong nhóm đơn vị; - Có khả năng tham gia đánh giá hoạt động của cá nhân và tập thể; - Có kỹ năng giáo tiếp. Giao tiếp tốt bằng văn bản và lời nói (trao đổi, thuyết trình), biết truyền đạt thông tin và chuyển giao kiến thức một cách hiệu quả dưới dạng nói và viết. - Có khả năng áp dụng những kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tinh tế trong các hoàn cảnh cụ thể và đa dạng. - Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành: kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn. - Có kỹ năng về công nghệ thông tin. Sử dụng thành thạo các công cụ công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn; thành thạo trong việc khai thác hiệu quả Internet phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu. Có khả năng tổ chức lưu trữ thông tin trên máy tính và sử dụng máy tính để giải quyết các vấn đề thông dụng. 3. Phẩm chất đạo đức 3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân 6 - Tự bồi dưỡng và nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước. Có phong cách và lối sống lành mạnh, dám hy sinh, phấn đấu cho lý tưởng. - Có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, có ý thức cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. - Tự tin, linh hoạt, dám đương đầu với rủi ro; tuân thủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức; nhiệt tình, say mê sáng tạo; có tinh thần tự tôn, hiểu biết văn hóa; có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh và điều kiện, môi trường làm việc, can đảm, quyết tâm hành động bất chấp hoàn cảnh không thuận lợi; luôn có ý thức học hỏi, không ngừng trau dồi năng lực và có khát vọng vượt khó, vươn lên để thành đạt. 3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp - Trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; có lòng tự tôn dân tộc; say mê trong công việc, tích cực khám phá kiến thức, khám phá thực tiễn. - Có tính kiên trì, say mê công việc, có hành vi chuyên nghiệp; thực hiện đầy đủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp. - Có khả năng quản lí thời gian, có kĩ năng thích ứng, kĩ năng học và tự học, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kĩ năng phân tích, tổng hợp. - Ứng xử tốt thân thiện với đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp. 3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội - Xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, có tư cách, tác phong đúng đắn của người công dân; có chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ xã hội, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước; có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học. CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH NGÔN NGỮ NHẬT Tiêu chuẩn Lĩnh vực Nội dung 1 Ý thức chính trị đạo đức nghề nghiệp Sinh viên tốt nghiệp thể hiện ý thức chính trị và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có lối sống và phong cách làm việc tốt. 2 Phẩm chất đạo đức cá nhân Sinh viên tốt nghiệp luôn thể hiện các phẩm chất quan trọng của một công dân có năng lực, có tính linh hoạt, lòng tự trọng và sự sáng tạo. 3 Kỹ năng làm việc Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc theo nhóm, 7 có khả năng độc lập và tự chủ trong mọi công việc. 4 Năng lực công tác Sinh viên tốt nghiệp có khả năng ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công việc, có khả năng đáp ứng đúng với nhiệm vụ và trọng trách công việc đảm nhận. 5 Khả năng ngôn ngữ Sinh viên tốt nghiệp có khả năng ngôn ngữ tốt nhằm sử dụng tốt các kiến thức văn hóa, xã hội trong công việc. 6 Kĩ năng giao tiếp Sinh viên tốt nghiệp Giao tiếp tốt bằng văn bản và lời nói, biết tryền đạt thông tin và chuyển giao kiến thức một cách hiệu quả dưới dạng nói và viết. 7 Năng lực giải quyết vấn đề Sinh viên tốt nghiệp có khả năng vận dụng và điều chỉnh các hình thức công việc, biết giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống và trong công việc nhằm nâng cao hiêu quả công tác. 8 Năng lực suy nghiệm phát triển chuyên môn Sinh viên tốt nghiệp thường xuyên suy nghiệm về tác động của hành động quyết định của bản thân đối với công việc, và luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển nghề nghiệp. 9 Quan hệ với đồng nghiệp và cộng đồng Sinh viên tốt nghiệp biết tạo mối liên hệ tốt với đồng nghiệp, và cộng đồng. TIÊU CHUẨN 1: Ý thức chính trị và đạo đức nghề nghiệp Sinh viên tốt nghiệp thể hiện ý thức chính trị và đạo đức đúng đắn, có lối sống và phong cách làm việc. THÁI ĐỘ A.1.1 Sinh viên tốt nghiệp luôn thể hiện tình yêu quê hương và chủ nghĩa xã hội A.1.2 Sinh viên tốt nghiệp luôn thể hiện tình yêu và gắn bó với nghề nghiệp mình lựa chọn. A.1.3 Sinh viên tốt nghiệp luôn coi trọng và bảo vệ phẩm chất, danh dự và uy tín nghề nghiệp. 8 A.1.4 Sinh viên tốt nghiệp luôn chấp hành tốt các chủ trương chính sách và quy định của Nhà Nước và Pháp Luật, cơ quan nơi mình công tác. A.1.5 Sinh viên tốt nghiệp luôn thể hiện tình yêu thương và tôn trọng với tất cả mọi người. A.1.6 Sinh viên tốt nghiệp luôn ý thức rõ ràng việc xây dựng tập thể vững mạnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. A.1.7 Sinh viên tốt nghiệp luôn thể hiện lối sống lành mạnh, văn minh, và trách nhiệm với công việc. KIẾN THỨC K.1.1 Sinh viên tốt nghiệp đánh giá được ưu điểm và hạn chế của các quy định có liên quan đến chức năng và nhiệm vụ của của luật lao động, liên quan đến công việc của mình. K.1.2 Sinh viên tốt nghiệp biết kết hợp vào công việc được giao các tiêu chuẩn đạo đức và phẩm chất công dân. K.1.3 Sinh viên tốt nghiệp biết áp dụng kiến thức của mình về chủ nghĩa mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử dân tộc, và chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế, văn hóa, và xã hội trong dạy học và giáo dục học sinh. K.1.4 Sinh viên tốt nghiệp thể hiện kiến thức chung về quản lý nhà nước, môi trường, dân số, an ninh quốc phòng, an toàn giao thông, và các kiến thức xã hội khác. KỸ NĂNG Sinh viên tốt nghiệp có khả năng: S.1.1 tham gia tích cực và hiệu quả các hoạt động chính trị, xã hội. S.1.2 hoàn thành ở mức cao nhất chức trách của một công dân có trách nhiệm. S.1.3 hợp tác có hiệu quả với đồng nghiệp trong chuyên môn. S.1.4 có phong cách làm việc khoa học. S.1.5 có kế hoạch giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập. S.1.6 đối xử công bằng với tất cả mọi người. 9 TIÊU CHUẨN 2: Phẩm chất đạo đức cá nhân Sinh viên tốt nghiệp luôn thể hiện các phẩm chất quan trọng của một công dân có năng lực, có tính linh hoạt, lòng tự trọng và sự sáng tạo. THÁI ĐỘ A.2.1 Sinh viên tốt nghiệp coi trọng và cam kết luôn phát huy các phẩm chất của người công dân có năng lực, đặc biệt là tính kiên nhẫn, lòng tự trọng và tính sáng tạo. A.2.2 Sinh viên tốt nghiệp luôn coi trọng tính linh hoạt và sự tương tác trong quá trình công tác để công việc của mình phù hợp với đòi hỏi, nhu cầu của xã hội. A.2.3 Sinh viên tốt nghiệp luôn cam kết ý thức đến việc đánh giá đúng bản thân mình. KIẾN THỨC K.2.1 Sinh viên tốt nghiệp hiểu các khái niệm, quá trình nhận thức và tâm lý của tính kiên nhẫn, linh hoạt, tự trọng và sáng tạo. K.2.2 Sinh viên tốt nghiệp biết cách xây dựng môi trường học tập và công tác để bản thân có thể phát huy tính kiên nhẫn, linh hoạt, tự trọng và sáng tạo. KỸ NĂNG Sinh viên tốt nghiệp có khả năng: S.2.1 Xử lý có hiệu quả các nguồn tài liệu không chuẩn bị trước, đánh giá được kế hoach công việc dựa vào mục tiêu trung hạn và dài hạn, để điều chỉnh kế hoạch một cách có hệ thống, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của công việc và cấ trên giao phó. S.2.2 Xây dựng kế hoạch công việc thể hiện sự phân bố hợp lý và linh hoạt về thời gian cho công việc. S.2.3 Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin thể hiện tính sáng tạo, đổi mới và linh hoạt trong công việc. TIÊU CHUẨN 3: Kỹ năng làm việc Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc theo nhóm, có khả năng độc lập và tự chủ trong mọi công việc. THÁI ĐỘ A.3.1 Sinh viên tốt nghiệp ý thức rõ lợi ích của môi trường học tích cực. A.3.2 Sinh viên tốt nghiệp luôn coi trọng việc cân đối giữa duy trì mối quan hệ thân thiện và thoải mái với đồng nghiệp và duy trì kỷ luật. 10 A.3.3 Sinh viên tốt nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc thể hiện khả năng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. A.3.4 Sinh viên tốt nghiệp ý thức được tầm quan trọng của việc tạo dựng quan hệ tương tác hỗ trợ tích cực thông qua việc sử dụng công nghệ. A.3.5 Sinh viên tốt nghiệp coi trọng công việc được giao vì sự phát triển toàn diện của tập thể. KIẾN THỨC K.3.1 Sinh viên tốt nghiệp hiểu nguyên các nguyên tắc, ưu điểm và hạn chế của các kỹ năng làm việc để có thể sử dụng một cách hiệu quả. K.3.2 Sinh viên tốt nghiệp biết cách phát huy việc học thông qua việc sử dụng các tài hiệu khác nhau, kể cả tài nguyên con người và kỹ thuật. KỸ NĂNG Sinh viên tốt nghiệp có khả năng: S.3.1 Sử dụng mắt, cử chỉ, giọng nói thích hợp. S.3.2 Sắp xếp công việc phù hợp với các hoạt động chung của tập thể. S.3.3 Sử dụng phần nói của mình có hiệu quả và kích thích học sinh nói hiệu quả. S.3.4 Phát huy tinh thần tự chủ, sang tạo trong công việc. S.3.5 Tận dụng có hiệu quả các loại thiết bị kỹ thuật như máy tính và internet. TIÊU CHUẨN 4: Năng lực công tác Sinh viên tốt nghiệp có khả năng ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công việc, có khả năng đáp ứng đúng với nhiệm vụ và trọng trách công việc đảm nhận. THÁI ĐỘ A.4.1 Sinh viên tốt nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ để xử lý công việc. A.4.2 Sinh viên tốt nghiệp thể hiện thái độ tích cực đối với việc tìm hiểu công việc được giao để hoàn thành tốt nhất có thể. A.4.3 Sinh viên tốt nghiệp ý thức được ảnh hưởng của tài liệu hướng dẫn, vai trò của phương tiện kỹ thuật trong công việc mình đảm trách. KIẾN THỨC 11 K.4.1 Sinh viên tốt nghiệp hiểu đư...

Trang 1

MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH NGÔN NGỮ NHẬT

1 MỤC TIÊU CHUNG

Sinh viên tốt nghiệp ngành tiếng Nhật có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp,

có sức khoẻ tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng những nhu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế

2 MỤC TIÊU CỤ THỂ

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành tiếng Nhật:

- Hình thành một cách đầy đủ ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức của một cử nhân

- Cung cấp các kiến thức về tiếng Nhật và các kiến thức chuyên ngành theo 03 định hướng là Phiên dịch, Tiếng Nhật – Thương mại, Tiếng Nhật - Du lịch, sử dụng thành thạo tiếng Nhật (cố gắng đạt được bậc 5 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam);

- Xây dựng kĩ năng nghiên cứu, biên – phiên dịch trong các lĩnh vực có liên quan;

- Cung cấp khả năng tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm, những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn có liên quan;

- Hình thành các năng lực làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cơ sở đào tạo, nghiên cứu;

3 VỊ TRÍ LÀM VIỆC VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành tiếng Nhật có đủ khả năng đảm nhận trách nhiệm ở các vị trí:

Nhóm 1

- Biên dịch viên/Phiên dịch viên: có khả năng làm việc độc lập với tư cách là một biên dịch viên các văn bản viết hoặc một phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương thông thường tại các công ty Nhật Bản, các cơ quan có sử dụng tiếng Nhật

Nhóm 2

- Thư ký văn phòng/Trợ lý đối ngoại/Hướng dẫn viên du lịch: có khả năng làm việc trong các văn phòng các công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu, du lịch với các đối tác nước ngoài, tham gia đàm phán, giao dịch, kí kết hợp đồng kinh doanh, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch, chương trình đón tiếp khách quốc tế, tổ chức các tour du lịch, xử

lý các công việc có liên quan đến năng lực nói, viết tiếng Nhật Ngoài ra sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm, người học có thể tham gia giảng dạy tiếng Nhật có khả năng nghiên cứu và học lên trình độ cao học trong các chuyên ngành Ngôn ngữ, Văn hóa, Ngôn ngữ học đối chiếu…

Nhóm 3

Trang 2

- Nghiên cứu viên: có khả năng nghiên cứu làm việc tại các viện, trung tâm nghiên cứu với tư cách là nhà nghiên cứu về ngôn ngữ Nhật Bản hay Nhật Bản học, làm cầu nối cho sự giao lưu về ngôn ngữ và văn hóa giữa 2 quốc gia Việt Nam và Nhật Bản Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Có khả năng tự học tập về các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến công việc dịch thuật, các công việc văn phòng, các công tác nghiên cứu và giảng dạy;

- Cử nhân ngành Ngôn ngữ Nhật có cơ hội học lên bậc cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) các chuyên ngành thuộc lĩnh vực biên – phiên dịch, nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến ngôn ngữ

- Hiểu và vận dụng được vào thực tiễn hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, hiểu được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ yếu là đường lối trong thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội

- Sử dụng được các công cụ xử lý thông tin thông dụng (hệ điều hành, các phần mềm

hỗ trợ công tác văn phòng và khai thác Internet )

- Có trình độ ngoại ngữ 2 tối thiểu đạt bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam

- Vận dụng và tự rèn luyện sức khỏe để có đủ trí lực, sức lực phục vụ cho công việc

- Nắm vững kiến thức thực hành tiếng Việt như tiếp nhận văn bản, tạo lập văn bản, xác định lỗi và chữa lỗi trong văn bản; nắm được các vấn đề về lý thuyết tiếng Việt như Ngữ âm, Ngữ pháp, Từ vựng - ngữ nghĩa và Dụng học tiếng Việt để vận dụng vào các lĩnh vực chuyên môn, nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ;

Trang 3

- Nắm được tri thức về văn hoá, lịch sử phát triển thế giới, cách thức cảm nhận nghệ thuật, phát triển năng lực tư duy phê phán, phương pháp nghiên cứu khoa học

- Nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Nhật như một hệ thống, bao gồm các kiến thức

về ngữ âm và âm vị học, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa và chữ viết, vận dụng được những kiến thức đó trong công việc chuyên môn như dịch thuật, nghiên cứu

- Nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Nhật với chức năng là phương tiện giao tiếp, áp dụng được các kiến thức đó trong các tình huống giao tiếp xã hội trên quan điểm dụng học, phân tích diễn ngôn hay ngôn ngữ học xã hội

- Có khả năng phát triển các kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm, nghiên cứu liên ngành và kỹ năng tranh luận v.v , nâng cao vốn từ vựng và các kỹ năng sử dụng tiếng Nhật

- Nắm vững các kiến thức về văn hoá – xã hội (bao gồm các lĩnh vực lịch sử, con người, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, giáo dục) của Nhật Bản nói riêng, của các nước trong khu vực (bao gồm cả Việt Nam) và thế giới nói chung

- Thông qua việc tiếp thu kiến thức về văn hóa – xã hội, người học phát triển các kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm, nghiên cứu liên ngành và kỹ năng tranh luận, nâng cao vốn từ vựng, các kỹ năng tiếng Nhật

- Sử dụng tốt tiếng Nhật ở mức độ tương đương cấp độ N2 (cấp độ thứ 4/5 theo Chuẩn đánh giá của kỳ thi năng lực tiếng Nhật; có thể vận dụng các kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp và

từ vựng trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu

- Nắm vững và vận dụng các kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ biên dịch và phiên dịch phục vụ công tác biên, phiên dịch, hoặc các kiến thức cơ bản liên quan đến lĩnh vực du lịch làm tiền đề cho công việc sau này

1.3 Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn

Trang 4

- Có khả năng sử dụng tốt ngôn ngữ Nhật, biết diễn đạt vấn đề ở dạng nói và viết một cách rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, phù hợp về văn phong, tình huống…

- Có khả năng sử dụng một cách hiệu quả các kiến thức kiến thức có được về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kiến thức về văn hóa của Nhật Bản và Việt Nam, trong công việc dịch thuật của mình

- Có khả năng tập trung cao độ, biết vượt qua các áp lực về tâm lý, thời gian, khối lượng công việc

- Có khả năng tích lũy và vận dụng có hiệu quả vốn kiến thức nền sâu rộng, kết hợp chặt chẽ với những cơ sở lý luận thuộc lĩnh vực chuyên môn

- Có khả năng áp dụng những khái niệm lý thuyết và kỹ năng chuyên môn, sử dụng sáng tạo vào các tình huống khác nhau

- Có khả năng chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình

- Có khả năng thường xuyên đưa ra những đánh giá, phán đoán có giá trị

- Có khả năng quản lý thời gian, kĩ năng thích ứng, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn

đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kĩ năng phân tích, tổng hợp

- Có năng lực phát triển nghề nghiệp, biết tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện nhằm nâng cao năng lực bản thân, chất lượng, hiệu quả biên phiên dịch tiếng Nhật, biết phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới

- Có khả năng hình thành các giả thuyết, thu thập, phân tích và xử lý thông tin, tham gia nghiên cứu thực nghiệm, kiểm định giả thuyết và ứng dụng để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực công tác

- Tư duy logic, có hệ thống khi tiếp cận và xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực dịch nói riêng và các vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội nói chung

- Có năng lực xã hội hóa, khả năng thích nghi xã hội và môi trường công tác Hiểu biết

xã hội, thích ứng nhanh với sự thay đổi của kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế

- Nắm vững chiến lược, kế hoạch, mục tiêu và văn hóa của tổ chức để làm việc thành công Thích ứng nhanh với sự thay đổi của tổ chức trong sự vận động của nền kinh tế thế giới hiện đại

- Có khả năng tự chủ trong giải quyết vấn đề, khả năng nhận diện và giải quyết vấn đề; khuyến khích sáng tạo và tự tin khi làm việc…

- Có khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng để thực hiện công việc, phân tích, xử lý các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực công việc

- Có khả năng tìm hiểu đối tượng và môi trường làm việc, có phương pháp thu thập và

xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của đối tượng, về tình hình chính trị, kinh

tế, văn hoá, xã hội của địa phương, quốc gia và quốc tế sử dụng các thông tin thu được vào công việc

Trang 5

- Có năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp Sáng tạo, dẫn dắt và phát triển nghề nghiệp thông qua khả năng tự học, học tập suốt đời, học mọi nơi mọi lúc, phát triển các kiến thức và kỹ năng cần thiết và khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của thực tế

- Có khả năng lãnh đạo, quản lí những thay đổi hoặc áp dụng những tiến bộ mới trong các hoạt động nghề nghiệp;

- Biết tổ chức, phân công công việc trong nhóm/ đơn vị;

- Có khả năng tham gia đánh giá hoạt động của cá nhân và tập thể;

- Có kỹ năng giáo tiếp Giao tiếp tốt bằng văn bản và lời nói (trao đổi, thuyết trình), biết truyền đạt thông tin và chuyển giao kiến thức một cách hiệu quả dưới dạng nói và viết

- Có khả năng áp dụng những kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tinh tế trong các hoàn cảnh cụ thể và đa dạng

- Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành: kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các

ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn

- Có kỹ năng về công nghệ thông tin Sử dụng thành thạo các công cụ công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn; thành thạo trong việc khai thác hiệu quả Internet phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu Có khả năng tổ chức lưu trữ thông tin trên máy tính và sử dụng máy tính để giải quyết các vấn đề thông dụng

3 Phẩm chất đạo đức

3.1 Phẩm chất đạo đức cá nhân

Trang 6

- Tự bồi dưỡng và nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước Có phong cách và lối sống lành mạnh, dám hy sinh, phấn đấu cho lý tưởng

- Có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, có ý thức cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc

- Tự tin, linh hoạt, dám đương đầu với rủi ro; tuân thủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức; nhiệt tình, say mê sáng tạo; có tinh thần tự tôn, hiểu biết văn hóa; có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh và điều kiện, môi trường làm việc, can đảm, quyết tâm hành động bất chấp hoàn cảnh không thuận lợi; luôn có ý thức học hỏi, không ngừng trau dồi năng lực và có khát vọng vượt khó, vươn lên để thành đạt

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH NGÔN NGỮ NHẬT

Tiêu chuẩn Lĩnh vực Nội dung

1 Ý thức chính trị &

đạo đức nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp thể hiện ý thức chính trị và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có lối sống và phong cách làm việc tốt

2 Phẩm chất đạo đức

cá nhân

Sinh viên tốt nghiệp luôn thể hiện các phẩm chất quan trọng của một công dân có năng lực, có tính linh hoạt, lòng tự trọng và sự sáng tạo

3 Kỹ năng làm việc Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc theo nhóm,

Trang 7

có khả năng độc lập và tự chủ trong mọi công việc

4 Năng lực công tác Sinh viên tốt nghiệp có khả năng ứng dụng kiến thức

đã học vào thực tiễn công việc, có khả năng đáp ứng đúng với nhiệm vụ và trọng trách công việc đảm nhận

5 Khả năng ngôn

ngữ

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng ngôn ngữ tốt nhằm

sử dụng tốt các kiến thức văn hóa, xã hội trong công việc

6 Kĩ năng giao tiếp Sinh viên tốt nghiệp Giao tiếp tốt bằng văn bản và lời

nói, biết tryền đạt thông tin và chuyển giao kiến thức một cách hiệu quả dưới dạng nói và viết

Sinh viên tốt nghiệp thường xuyên suy nghiệm về tác động của hành động/ quyết định của bản thân đối với công việc, và luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển nghề nghiệp

9 Quan hệ với đồng

nghiệp và cộng đồng

Sinh viên tốt nghiệp biết tạo mối liên hệ tốt với đồng nghiệp, và cộng đồng

TIÊU CHUẨN 1: Ý thức chính trị và đạo đức nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp thể hiện ý thức chính trị và đạo đức đúng đắn, có lối sống và phong cách làm việc

THÁI ĐỘ

A.1.1 Sinh viên tốt nghiệp luôn thể hiện tình yêu quê hương và chủ nghĩa xã hội

A.1.2 Sinh viên tốt nghiệp luôn thể hiện tình yêu và gắn bó với nghề nghiệp mình lựa

chọn

A.1.3 Sinh viên tốt nghiệp luôn coi trọng và bảo vệ phẩm chất, danh dự và uy tín nghề

nghiệp

Trang 8

A.1.4 Sinh viên tốt nghiệp luôn chấp hành tốt các chủ trương chính sách và quy định

của Nhà Nước và Pháp Luật, cơ quan nơi mình công tác

A.1.5 Sinh viên tốt nghiệp luôn thể hiện tình yêu thương và tôn trọng với tất cả mọi

người

A.1.6 Sinh viên tốt nghiệp luôn ý thức rõ ràng việc xây dựng tập thể vững mạnh để

hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

A.1.7 Sinh viên tốt nghiệp luôn thể hiện lối sống lành mạnh, văn minh, và trách nhiệm

với công việc

KIẾN THỨC

K.1.1 Sinh viên tốt nghiệp đánh giá được ưu điểm và hạn chế của các quy định có liên

quan đến chức năng và nhiệm vụ của của luật lao động, liên quan đến công việc của mình

K.1.2 Sinh viên tốt nghiệp biết kết hợp vào công việc được giao các tiêu chuẩn đạo đức

và phẩm chất công dân

K.1.3 Sinh viên tốt nghiệp biết áp dụng kiến thức của mình về chủ nghĩa mác Lê Nin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử dân tộc, và chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế, văn hóa, và xã hội trong dạy học và giáo dục học sinh

K.1.4 Sinh viên tốt nghiệp thể hiện kiến thức chung về quản lý nhà nước, môi trường,

dân số, an ninh quốc phòng, an toàn giao thông, và các kiến thức xã hội khác

KỸ NĂNG

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng:

S.1.1 tham gia tích cực và hiệu quả các hoạt động chính trị, xã hội

S.1.2 hoàn thành ở mức cao nhất chức trách của một công dân có trách nhiệm

S.1.3 hợp tác có hiệu quả với đồng nghiệp trong chuyên môn

S.1.4 có phong cách làm việc khoa học

S.1.5 có kế hoạch giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập

S.1.6 đối xử công bằng với tất cả mọi người

Trang 9

TIÊU CHUẨN 2: Phẩm chất đạo đức cá nhân

Sinh viên tốt nghiệp luôn thể hiện các phẩm chất quan trọng của một công dân có năng lực, có tính linh hoạt, lòng tự trọng và sự sáng tạo

THÁI ĐỘ

A.2.1 Sinh viên tốt nghiệp coi trọng và cam kết luôn phát huy các phẩm chất của người

công dân có năng lực, đặc biệt là tính kiên nhẫn, lòng tự trọng và tính sáng tạo

A.2.2 Sinh viên tốt nghiệp luôn coi trọng tính linh hoạt và sự tương tác trong quá trình

công tác để công việc của mình phù hợp với đòi hỏi, nhu cầu của xã hội

A.2.3 Sinh viên tốt nghiệp luôn cam kết ý thức đến việc đánh giá đúng bản thân mình

KIẾN THỨC

K.2.1 Sinh viên tốt nghiệp hiểu các khái niệm, quá trình nhận thức và tâm lý của tính

kiên nhẫn, linh hoạt, tự trọng và sáng tạo

K.2.2 Sinh viên tốt nghiệp biết cách xây dựng môi trường học tập và công tác để bản

thân có thể phát huy tính kiên nhẫn, linh hoạt, tự trọng và sáng tạo

KỸ NĂNG

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng:

S.2.1 Xử lý có hiệu quả các nguồn tài liệu không chuẩn bị trước, đánh giá được kế

hoach công việc dựa vào mục tiêu trung hạn và dài hạn, để điều chỉnh kế hoạch một cách có hệ thống, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của công việc và cấ trên giao phó

S.2.2 Xây dựng kế hoạch công việc thể hiện sự phân bố hợp lý và linh hoạt về thời gian

cho công việc

S.2.3 Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin thể hiện tính sáng tạo, đổi mới và linh

hoạt trong công việc

TIÊU CHUẨN 3: Kỹ năng làm việc

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc theo nhóm, có khả năng độc lập và tự chủ trong mọi công việc

THÁI ĐỘ

A.3.1 Sinh viên tốt nghiệp ý thức rõ lợi ích của môi trường học tích cực

A.3.2 Sinh viên tốt nghiệp luôn coi trọng việc cân đối giữa duy trì mối quan hệ thân

thiện và thoải mái với đồng nghiệp và duy trì kỷ luật

Trang 10

A.3.3 Sinh viên tốt nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc thể hiện khả năng

một cách chuyên nghiệp và hiệu quả

A.3.4 Sinh viên tốt nghiệp ý thức được tầm quan trọng của việc tạo dựng quan hệ tương

tác hỗ trợ tích cực thông qua việc sử dụng công nghệ

A.3.5 Sinh viên tốt nghiệp coi trọng công việc được giao vì sự phát triển toàn diện của

tập thể

KIẾN THỨC

K.3.1 Sinh viên tốt nghiệp hiểu nguyên các nguyên tắc, ưu điểm và hạn chế của các kỹ

năng làm việc để có thể sử dụng một cách hiệu quả

K.3.2 Sinh viên tốt nghiệp biết cách phát huy việc học thông qua việc sử dụng các tài

hiệu khác nhau, kể cả tài nguyên con người và kỹ thuật

KỸ NĂNG

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng:

S.3.1 Sử dụng mắt, cử chỉ, giọng nói thích hợp

S.3.2 Sắp xếp công việc phù hợp với các hoạt động chung của tập thể

S.3.3 Sử dụng phần nói của mình có hiệu quả và kích thích học sinh nói hiệu quả S.3.4 Phát huy tinh thần tự chủ, sang tạo trong công việc

S.3.5 Tận dụng có hiệu quả các loại thiết bị kỹ thuật như máy tính và internet

TIÊU CHUẨN 4: Năng lực công tác

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công việc, có khả năng đáp ứng đúng với nhiệm vụ và trọng trách công việc đảm nhận

THÁI ĐỘ

A.4.1 Sinh viên tốt nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của việc sử dụng

ngôn ngữ để xử lý công việc

A.4.2 Sinh viên tốt nghiệp thể hiện thái độ tích cực đối với việc tìm hiểu công việc

được giao để hoàn thành tốt nhất có thể

A.4.3 Sinh viên tốt nghiệp ý thức được ảnh hưởng của tài liệu hướng dẫn, vai trò của

phương tiện kỹ thuật trong công việc mình đảm trách

KIẾN THỨC

Trang 11

K.4.1 Sinh viên tốt nghiệp hiểu được các nguyên tắc, những mặt thuận lợi và không

thuận lợi của nơi mình làm việc

K.4.2 Sinh viên tốt nghiệp biết cách tìm hiểu và vận dụng ngôn ngữ vào trong công

việc để đạt hiệu quả cao

K.4.3 Sinh viên tốt nghiệp biết cách xử lý các tài liệu tham khảo, phương tiện kỹ thuật

trong công việc và những vận dụng cần thiết

KỸ NĂNG

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng:

S.4.1 Đánh giá và sử dụng hiệu quả ngôn ngữ trong công việc

S.4.2 Tìm kiếm những chiến lược và kỹ thuật thích hợp đối với từng công việc cụ thể

TIÊU CHUẨN 5: Khả năng ngôn ngữ

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng ngôn ngữ tốt nhằm sử dụng tốt các kiến thức văn hóa,

xã hội trong công việc

THÁI ĐỘ

A.5.1 Sinh viên tốt nghiệp đánh giá được tầm quan trọng của việc sử dụng ngôn ngữ

chính xác trong công việc

A.5.2 Sinh viên tốt nghiệp luôn sẵn lòng học hỏi và sửa sai khi mắc lỗi

A.5.3 Sinh viên tốt nghiệp nhận thức được rằng ngôn ngữ không thể tách rời bối cảnh

văn hóa, qua đó có thể sử dụng một cách hiệu quả các nguồn khác nhau để nắm bắt thông tin và văn hóa và ngôn ngữ

A.5.4 Sinh viên tốt nghiệp trở nên nhạy cảm hơn, dễ dàng chấp nhận những sự khác

biệt về văn hóa hơn, để có thể thích ứng khi cần thiết

KIẾN THỨC

K.5.1 Sinh viên tốt nghiệp hiểu các khái niệm ngôn ngữ căn bản biết cấu trúc và các qui

ước của tiếng Nhật cũng như của tiếng mẹ đẻ

K.5.2 Sinh viên tốt nghiệp thể hiện được sự hiểu biết về các ý chính và phần lớn các chi

tiết của các cuộc đối thoại, các bài trình bày nói, và các phần ghi âm hoặc ghi hình của người bản xứ

K.5.3 Sinh viên tốt nghiệp nói với mức độ ngôn ngữ chính xác khá cao về các chủ đề

quen thuộc, thực hiện các bài trình bày nói với các tình huống học thuật mang tính xã hội, và người bản xứ có thể hiểu được không mấy khó khăn

Trang 12

K.5.4 Sinh viên tốt nghiệp đọc các văn bản tổng quát ở các mức độ hiểu nghĩa đen, diễn

giải và phê bình, diễn đạt lại, tóm tắt hoặc thực hiện ứng dụng cá nhân vào tài liệu đã đọc

K.5.5 Sinh viên tốt nghiệp viết rõ, đúng, và hiệu quả dưới các dạng văn phong trang

trọng và thông tục về các chủ đề quen thuộc, cho các mục đích khác nhau và các loại độc giả khác nhau

K5.6 Sinh viên tốt nghiệp hiểu được tính đa dạng của các nền văn hóa Nhật Bản, qua

đó sử dụng kiến thức của mình một cách hiệu quả hơn trong công việc và giao tiếp

KỸ NĂNG

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng:

S.5.1 Nghe tiếng Nhật để nắm bắt ngôn ngữ, hiểu ý chính của văn bản phức tạp có chủ

đề cụ thể hoặc trừu tượng, diễn giải ý, trả lời thích hợp trong các tình huống giao tiếp liên nhân

và học thuật, phân tích đối chiếu giữa tiếng Nhật và tiếng Việt

S.5.2 Giao tiếp bằng tiếng Nhật với các mục đích học thuật và liên nhân với mức độ

khá lưu loát và tự nhiên, sử dụng từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm và các chiến lược giao tiếp phi ngôn ngữ thích hợp

S.5.3 Đọc tiếng Nhật để tiếp nhận ngôn ngữ, nhận biết được các thông tin có thật và

chứng cứ để hiểu, phân tích, diễn dịch, và đánh giá nhiều loại văn bản văn học và thông thường khác

S.5.4 Viết bằng tiếng Nhật với các mục đích học thuật và liên nhân ở mức độ khá lưu

loát, sử dụng từ vựng thích hợp, đúng ngữ pháp

S.5.5 Sử dụng tiếng Nhật thích hợp với từng bối cảnh xã hội và văn hóa

TIÊU CHUẨN 6: Kĩ năng giao tiếp

Sinh viên tốt nghiệp giao tiếp tốt bằng văn bản và lời nói, biết tryền đạt thông tin và chuyển giao kiến thức một cách hiệu quả dưới dạng nói và viết

THÁI ĐỘ

A.6.1 Sinh viên tốt nghiệp hiểu được các khó khăn khi giao tiếp bằng ngôn ngữ khác

tiếng mẹ để để luôn không ngừng học hỏi

A.6.2 Sinh viên tốt nghiệp luôn lắng nghe ý kiến của người khác, nghe cách sử dụng

ngôn ngữ của người bản xứ

A.6.3 Sinh viên tốt nghiệp chia sẻ và giúp đỡ đồng nghiệp khi họ cần

KIẾN THỨC

Trang 13

K.6.1 Sinh viên tốt nghiệp hiểu các khái niệm và phạm trù cơ bản của việc học ngoại

ngữ và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp

K.6.2 Sinh viên tốt nghiệp hiểu được tầm quan trọng của giao tiếp khi sử dụng ngôn

ngữ và phi ngôn ngữ

KỸ NĂNG

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng:

S.6.1 Sử dụng một cách hiệu quả trong giao tiếp bằng ngôn ngữ

S.6.2 Sử dụng hiệu quả giao tiếp bằng văn bản và lời nói

S.6.3 Thể hiện ngôn ngữ giao tiếp trong sử dụng một cách sống động, hấp dẫn

S.6.4 Sử dụng hiệu quả của giao tiếp phi ngôn ngữ

S.6.5 Xử lý được các tình huống ngôn ngữ thực trong học và sử dụng ngôn ngữ

TIÊU CHUẨN 7: Năng lực giải quyết vấn đề

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng vận dụng và điều chỉnh các hình thức công việc, biết giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống và trong công việc nhằm nâng cao hiêu quả công tác

THÁI ĐỘ

A.7.1 Sinh viên tốt nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc không ngừng học

hỏi để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hiệu quả

A.7.2 Sinh viên tốt nghiệp ý thức được những công việc mình có thể tự giải quyết và

những công việc phải chờ ý kiến của cấp trên

A.7.3 Sinh viên tốt nghiệp không ngừng học hỏi kinh nghiệm trong cách giải quyết vấn

đề khi gặp phải

KIẾN THỨC

K.7.1 Sinh viên tốt nghiệp hiểu rõ các đặc điểm, thuận lợi cũng như khó khăn khi giải

quyết vấn đề trong công việc khi gặp phải

K.7.2 Sinh viên tốt nghiệp biết chọn lọc, xây dựng và sử dụng những hình thức giải

quyết vấn đề một cách nhanh chóng hiệu quả

K.7.3 Sinh viên tốt nghiệp nắm vững kiến thức liên quan đến việc giải quyết đánh giá

một vấn đề khi gặp phải

Trang 14

KỸ NĂNG

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng:

S.7.1 Thiết kế và sử dụng một cách thích hợp những hình thức đánh giá khác nhau để

nâng cao kiến thức của bản thân và có thể giải quyết vấn đề gặp phải

S.7.2 Xây dựng những bước giải quyết vấn đề hợp lý và hiệu quả

TIÊU CHUẨN 8: Năng lực suy nghiệm &phát triển chuyên môn

Sinh viên tốt nghiệp thường xuyên suy nghiệm về tác động của hành động/ quyết định của bản thân đối với công việc, và luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển nghề nghiệp

THÁI ĐỘ

A.8.1 Sinh viên tốt nghiệp coi trọng thói quen tư duy phê phán và tự học

A.8.2 Sinh viên tốt nghiệp ý thức được tầm quan trọng của việc nhận xét, suy nghiệm,

và học tập như là một quá trình liên tục

A.8.3 Sinh viên tốt nghiệp nỗ lực tìm kiếm, phát triển, và thường xuyên hoàn thiện

năng lực của mình để đáp ứng nhu cầu của xã hội

A.8.4 Sinh viên tốt nghiệp có trách nhiệm tham gia và hỗ trợ đồng nghiệp trong công

các chuyên môn

KIẾN THỨC

K.8.1 Sinh viên tốt nghiệp biết cách thu thập thông tin để có nhiều chiến thuật tự đánh

giá và giải quyết vấn đề nhằm đánh giá và giải quyết vấn đề trong công việc

K.8.2 Sinh viên tốt nghiệp nắm được những lĩnh vực nghiên cứu chính trong công việc

và tiềm lực phát triển nghề nghiệp

KỸ NĂNG

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng:

S.8.1 Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xử lý, giải quyết công việc một cách

nhanh chóng, hiệu quả

S.8.2 Lôi cuốn đồng nghiệp làm nguồn hỗ trợ cho quá trình đánh giá, giải quyết vấn đề,

và đóng góp ý kiến giúp bản thân phát triển

Ngày đăng: 08/06/2024, 14:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w