Nội dung Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phínguyên vật liệu chính trực tiếp, còn chi phí khác chi phí vật liệu phụ, chi phínhân công trực tiếp, chi phí s
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN
- -ĐỀ ÁN MÔN HỌC
KẾ TOÁN
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ
DANG
Họ và tên sinh viên : Vi Việt Hà
Giảng viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Đức Dũng
Hà Nội, Năm 2016
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SẢN PHẨM DỞ DANG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG 2
1.1 Khái quát về giá thành và sản phẩm dở dang 2
1.1.1 Khát quát về giá thành 2
1.1.2 Khát quát về sản phẩm dở dang 2
1.2 Các phương pháp tính giá sản phẩm dở dang 3
1.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp 3
1.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4
1.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 5
1.2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức 6
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG VẬN DỤNG TRONG THỰC TIỄN 8
2.1 Chế độ kế toán hiện hành 8
2.1.1 Nội dung 8
2.1.2 Sơ đồ tài khoản kế toán 9
2.2 Vận dụng thực tiễn ở Việt Nam và quốc tế 9
2.2.1 Thực tiễn vận dụng tại các đơn vị sản xuất công nghiệp 9
2.2.2 Thực tiễn vận dụng tại các đơn vị xây lắp 11
2.2.3 Thực tiễn vận dụng quốc tế 13
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG 15
3.1 Nhận xét thực trạng các phương pháp: 15
3.1.1 Những thành quả đạt được: 15
Trang 33.1.2 Những hạn chế còn tồn tại 16
3.2 Giải pháp đề xuất 18
3.3 Hướng thực hiện các giải pháp: 18
KẾT LUẬN 20
SV: Vi Việt Hà - 11121136
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Sản xuất sản phẩm là quy trình phức tạp và không phải sản phẩm nào cũng
có quá trình sản xuất trong một kỳ tính toán Khi đó sản phẩm dở dang là thành phần tất yếu của các doanh nghiệp Bản thân sản phẩm dở dang là thành phần cấu thành nên chỉ tiêu hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất Với khối lượng lớn thì giá trị của những sản phẩm dở dang này cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng tài sản của doanh nghiệp
Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang là xác định và tính toán phần chi phí sản xuất còn nằm trong phần sản phẩm dở dang cuối kỳ là một trong những yếu
tố quyết định tính hợp lý của giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ Các thông tin về sản phẩm dở dang không những ảnh hưởng đến trị giá hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh khi thành phẩm xuất bán trong kỳ Tuỳ theo đặc điểm tình hình
cụ thể về tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, cơ cấu chi phí, yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp Vì vậy kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang có ý nghĩa rất quan trọng trong kế toán doanh nghiệp Trước thực tế đó, Em lựa chọn đề tài
“Bàn về các phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang” để có cái nhìn rõ
hơn về các phương pháp tính và từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp với từng tình hình thực tế
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về sản phẩm dở dang và phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang
Chương 2: Các phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang vận dụng trong thực tiễn.
Chương 3: Một số đề xuất hoàn thiện các phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang
Trang 5CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SẢN PHẨM DỞ DANG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG
1.1 Khái quát về giá thành và sản phẩm dở dang
1.1.1 Khát quát về giá thành
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí
về lao động sống và lao động vật hoá liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ đã hoàn thành
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng tài sản vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí, lao động sống Kết quả thu được là sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành đánh giá được mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả của chi phí
Giá thành sản phẩm thường mang tính khách quan và chủ quan, đồng thời
nó là một đại lượng cá biệt, mang tính giới hạn và là một chỉ tiêu, biện pháp quản lý chi phí Trong điều kiện hoạt động theo cơ chế thị trường, cùng với chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất Phấn đấu hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công thức tính giá thành sản phẩm
Tổng giá
thành sản
phẩm
=
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí phát sinh trong kỳ
-Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
1.1.2 Khát quát về sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công chế biến trên các giai đoạn của công trình công nghệ
SV: Vi Việt Hà – 11121136
2
Trang 6hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cẩn phải kiểm kê và tính giá trị sản phẩm dở dang
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu Tùy thuộc vào từng đặc điểm sản xuất, các nhà quản trị sẽ lựa chọn phương pháp tính phù hợp với doanh nghiệp mình
1.2 Các phương pháp tính giá sản phẩm dở dang
1.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
a Nội dung
Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, còn chi phí khác (chi phí vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính cả cho sản phẩm hoàn thành Công thức tính
Chi phí
NVL
chính
tính cho
sản phẩm
dở dang
cuối kỳ
=
Chi phí NVL chính đầu kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành
+
+
Chi phí NVL chính phát sinh trong kỳ
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ thực tế
x
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ thực tế
b Ưu, nhược điểm
Ưu điểm: Phương pháp này tính toán đơn giản, dễ làm, xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng
Nhược điểm: độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến khác dẫn đến xu hướng giá thành sẽ cao hơn thực tế
c Điều kiện vận dụng
Trang 7Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và biến động không lớn so với đầu kỳ
1.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a Nội dung
Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí khác (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính cả cho sản phẩm hoàn thành
Công thức:
Chi phí
NVL tính
cho sản
phẩm dở
dang cuối
kỳ
=
Chi phí NVL đầu kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành
+
+
Chi phí NVL PS trong kỳ
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ thực tế
x
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ thực tế
b Ưu, nhược điểm
Ưu điểm: phương pháp này tính toán đơn giản, dễ làm, xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng
Nhược điểm: độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến khác dẫn đến giá thành cao hơn thực tế
c Điều kiện vận dụng
Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và biến động không lớn so với đầu kỳ
SV: Vi Việt Hà – 11121136
4
Trang 81.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
a Nội dung
Theo phương pháp này, dựa vào mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm
dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành Để đảm bảo tính chính xác của việc tính giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên, vật liệu chính phải xác định theo số thực tế
đã dụng
Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang được tính như sau:
+ Phần chi phí NVL chính được tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo số lượng sản phẩm dở dang thực tế:
Chi phí
NVL
chính
tính cho
sản phẩm
dở dang
cuối kỳ
(1)
=
Chi phí NVL chính đầu kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành
+
+
Chi phí NVL chính PS trong kỳ
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ thực tế
x
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ thực tế
+ Phần chi phí chế biến của sản phẩm sản xuất ngoài chi phí NVL chính được tính theo số lượng sản phẩm dở dang quy đổi theo mức độ hoàn thành:
Chi phí
chế biến
tính cho
sản phẩm
dở dang
cuối kỳ
(2)
=
Chi phí chế biến đầu kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành
+
+
Chi phí chế biến
PS trong kỳ
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ quy đổi
x
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ quy đổi
Trong đó:
Trang 9Số lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ
quy đổi
=
Số lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ thực tế
x
Phần trăm hoàn thành
Chi phí tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ bằng (1 + 2)
b Ưu, nhược điểm
Ưu điểm: Phương pháp này tính toán được chính xác và khoa học hơn các phương pháp trên
Nhược điểm: khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan
c Điều kiện vận dụng
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiểm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ biến động lớn
1.2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
a Nội dung
Trong các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức, dự toán chi phí cho sản phẩm, thì nên áp dụng phương pháp định giá SPDD cuối kỳ theo chi phí định mức
Căn cứ vào định mực tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang
Theo phương pháp này căn cứ vào khối lượng SPDD và mức độ hoàn thành của chúng, cũng như yêu cầu quản lý chi phí của doanh nghiệp để tính phần chi phí cho SPDD cuối kỳ Chi phí tính cho SPDD cuối kỳ để đơn giản có thể chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, cũng có thể tính theo cả 3 khoản mục chi phí
SV: Vi Việt Hà – 11121136
6
Trang 10Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của doanh nghiệp sẽ đảm bảo xác định đúng phần chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, giúp cho việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh được chính xác
b Ưu, nhược điểm
Ưu điểm: tính toán nhanh chóng, thuận tiện, đáp ứng yêu cầu thông tin tại mọi thời điểm
Nhược điểm: độ chính xác của kết quả tính toán không cao, khó áp dụng vì thông thường, khó xác định được định mức chuẩn xác
c Điều kiện vận dụng
Điều kiện áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí hợp lý hoặc sử dụng phương pháp tính giá thành theo định mức
Trang 11CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ
DANG VẬN DỤNG TRONG THỰC TIỄN
2.1 Chế độ kế toán hiện hành
2.1.1 Nội dung
Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là công việc được thực hiện sau khi
kế toán đã tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ, kiểm kê sản phẩm dở dang Toàn
bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ sẽ được kết chuyển sang tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Giá thành sản phẩm hoàn thành được kết chuyển từ tài khoản 154 sang tài khoản 155 – Thành phẩm Giá trị sản phẩm dở dang trong kỳ được phản ánh trên Dư nợ cuối kỳ tài khoản 154
Kết cấu tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
+ Dư nợ đầu kỳ: phản ánh vốn sản phẩm dở dang đầu kỳ
+ Phát sinh bên Nợ:tập hợp các chi phí sx thực tế phát sinh trong kỳ (chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) + Phát sinh bên Có:
Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm
Tổng giá thành sx thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch
vụ đã hoàn thành
+ Dư Nợ: chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành
SV: Vi Việt Hà – 11121136
8
Trang 122.1.2 Sơ đồ tài khoản kế toán
Trong đó:
Nghiệp vụ (1), (2), (3): Kết chuyển chi phí sản xuất trong kỳ
Nghiệp vụ (4): Nhập kho thành phẩm hoàn thành
Nghiệp vụ (5): Giá thành thành phẩm gửi bán
Nghiệp vụ (6): Giá thành thành phẩm bán ngay tại xưởng
2.2 Vận dụng thực tiễn ở Việt Nam và quốc tế
2.2.1 Thực tiễn vận dụng tại các đơn vị sản xuất công nghiệp
Doanh nghiệp công nghiệp là những doanh nghiệp sản xuất theo kiểu hàng loạt với số lượng lớn một hoặc một số loại sản phẩm và đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, hàng hóa Sản xuất công nghiệp thường có một số loại hình cơ bản như sau:
+ Doanh nghiệp sản xuất giản đơn
+ Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
TK 154
TK 621
TK 622
TK 627
(1)
(2)
(3)
TK 632
TK 157 (4)
(5)
(6)
TK 155
Trang 13+ Doanh nghiệp có cùng một quy trình công nghệ sản xuất cùng loại
nguyên vật liệu đồng thời thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau
+Doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau
+ Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiếu chế biến liên tục
Phương pháp đánh giá dở dang được các doanh nghiệp này áp dụng dựa vào đặc thù ngành nghề kinh doanh
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp với ưu điểm toán nhanh và đơn giản nhưng giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính cho chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp mà không tính cho các chi phí chế biến nên chỉ áp dụng được cho những doanh nghiệp có chi phí
nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn và được bỏ ngay vào giai đoạn đầu tiên của quy trình tính giá thành Đồng thời, doanh nghiệp phải bóc tách được chi phí nguyên vật liệu chính, phụ và các chi phí chế biến để việc tính toán được chính xác Do đó thường ít được áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau hoặc quy trình sản xuất phức tạp, liên tục
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tuy tính toán đơn giản nhưng giá trị tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu mà không bao gồm các chi phí chế biến Điều này làm cho giá thành sản phẩm sản xuất được phản ánh cao hơn thực tế
Phương pháp này chỉ áp dụng được cho những doanh nghiệp sản xuất có chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn, số lượng sản phẩm dở dang ít và biến động không nhiều Vì vậy phương pháp này không được áp dụng nhiều trong thực tế Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương cho kết quả sát với thực tế nhất do giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm cả chi phí nguyên vật liệu và các chi phí chế biến Tuy nhiên việc đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ còn mang tính
SV: Vi Việt Hà – 11121136
10
Trang 14chủ quan do công việc này chủ yếu do bộ phận sản xuất dựa vào kinh nghiệm để đánh giá Việc đánh giá theo cảm quan này đôi khi phản ánh không chính xác thực tế Ngoài ra, việc thống kê sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành tương đối khó đối với doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp và hệ thống kiểm soát, thống kê không chặt chẽ Do vậy phương pháp này dễ được áp dụng ở doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc và sản xuất theo đơn đặt hàng và ít được áp dụng ở hai doanh nghiệp còn lại
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức tuy tính toán đơn giản, chính xác và đáp ứng nhanh tại mọi thời điểm nhưng yêu cầu doanh nghiệp cần xây dựng được hệ thống định mức chính xác Việc đưa ra định mức cũng tương đối khó khăn do cần đảm bảo yêu cầu tính toán, thực hiện nhiều lần để giảm thiểu sai sót Việc xây dựng định mức chưa có quy định chuẩn Do vậy mỗi đơn vị phải tự xây dựng định mức cho riêng mình Đây cũng
là vấn đề đối các doanh nghiệp sản xuất có quy trình sản xuất phức tạp liên tục hoặc có nhiều sản phẩm quy cách phẩm chất khác nhau Chi phí cơ hội xây dựng định mức một sản phẩm là khá lớn Chi phí đó được nhân lên theo cấp số nhân với lượng sản phẩm đa dạng của doanh nghiệp Tính ưu việt của phương pháp là điểm có thể thấy rõ Tuy nhiên bài toán đặt ra cho việc xây dựng định mức cũng không hề nhỏ
2.2.2 Thực tiễn vận dụng tại các đơn vị xây lắp
Trong kinh doanh xây lắp do tính chất sản xuất đơn chiếc mỗi sản phẩm
có lập dự toán riêng nên đối tượng tính giá thành thông thường là: hạng mục công trình, toàn bộ công trình, hay khối lượng công tác xây lắp hoàn thành Giá thành của công trình, hạng mục công trình xây lắp hoàn thành bàn giao được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành Việc xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ có ý nghĩa hết sức quan trọng