Việc sử dụng mô hình hệ thống điện thân xe được điều khiển bởi hộp BCM sẽ là công cụ hữu ích trong quá trình giảng dạy tại trường, mang lại nhiều lợi ích cho quá trình học tập của sinh v
TỔNG QUAN
Sự tiến bộ của công nghệ ô tô và hiện trạng mô hình phục vụ đào tạo tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Ngày nay, đối mặt với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các trang thiết bị trên ô tô ngày càng đa dạng và không ngừng được cải tiến sau mỗi đời, đặt ra xu hướng phát triển trong tương lai So với những chiếc xe ô tô được sản xuất từ những năm 1960 trở về trước thì ô tô hiện đại ngày nay phức tạp, tối ưu hoá hơn và được kiểm soát bằng điện tử
Tại Việt Nam, số lượng ô tô ngày càng gia tăng làm cho nhu cầu đào tạo và cập nhật kiến thức cho kỹ sư để bắt kịp xu hướng là điều quan trọng Đối với sinh viên nói chung và những người mới tốt nghiệp nói riêng, hệ thống điện tử thông minh trên ô tô vẫn là lĩnh vực mới mẻ và đầy tiềm năng Do đó, việc cập nhật kiến thức mới trở thành điều cần thiết để đảm bảo cho việc nắm bắt kịp thời xu hướng công nghệ trên ô tô
Khoa Cơ Khí Động Lực thuộc trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, với hơn 50 năm xây dựng và phát triển, đã khẳng định vị thế và thương hiệu cao trong hệ thống đại học Là một trong những khoa đầu ngành đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô, khoa đã không ngừng đầu tư về trang thiết bị và mô hình dạy học thực tế Tuy nhiên, việc đa dạng hóa và mở rộng số lượng mô hình dạy học, đặc biệt là trong lĩnh vực Điện tử ô tô, vẫn luôn là một thách thức Các mô hình hiện nay chủ yếu là mô phỏng cho các hệ thống điện trên xe của các nhãn hiệu nhất định, chưa đa dạng về chủng loại.
Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh ngành ô tô thế giới nói chung và ngành ô tô Việt Nam nói riêng, sự phát triển mạnh mẽ với việc ứng dụng ngày càng nhiều những thành tựu công nghệ trên ô tô và việc trang bị các thiết bị điện tử hiện đại trên ô tô là tiêu chí chính để đánh giá một chiếc xe thuộc phân khúc cao cấp
Với nhu cầu về đào tạo xe đời mới, nhưng tại bộ môn Điện ô tô vẫn chưa đáp ứng đủ số lượng mô hình Bên cạnh đó hệ thống điện thân xe hiện nay thường được điều khiển hoàn toàn bởi hộp BCM, nó có nhiều ưu việt nhưng vẫn chưa được tích
2 hợp vào trong 2 chương trình thực tập cho sinh viên tại khoa, chúng tôi quyết định chọn đề tài "Nghiên cứu và thi công mô hình hệ thống điện thân xe trên xe Chervolet Cruze 2017" của dòng xe Chevrolet Mô hình hệ thống này sẽ làm cho các buổi thực tập trở nên trực quan và thực tế hơn đối với sinh viên Mô hình này cũng sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về hệ thống điện thân xe hiện nay, cung cấp kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của từng hệ thống điện thân xe Việc sử dụng mô hình hệ thống điện thân xe được điều khiển bởi hộp BCM sẽ là công cụ hữu ích trong quá trình giảng dạy tại trường, mang lại nhiều lợi ích cho quá trình học tập của sinh viên thế hệ tiếp theo.
Mục tiêu
Đề tài này tập trung vào nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động, và phương pháp chẩn đoán hư hỏng của hệ thống điện thân xe, đặc biệt là khi nó được điều khiển bởi hộp BCM Từ những thông tin thu được, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích, thiết kế, và xây dựng mô hình Sản phẩm của đề tài bao gồm:
− Một tài liệu thuyết minh chi tiết, cung cấp thông tin về cấu tạo, nguyên lý làm việc và các phương pháp chẩn đoán hư hỏng của hệ thống điện thân xe điều khiển bởi hộp BCM
− Một mô hình thực hành, được thiết kế để hỗ trợ sinh viên chuyên ngành ô tô
Nó không chỉ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về công nghệ điện tử trong xe hơi mà còn cung cấp cơ hội thực hành, giúp họ cập nhật kiến thức mới và nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình.
Đối tượng nghiên cứu
− Đề xuất và phát triển ý tưởng, kế hoạch thiết kế và chọn lựa phù hợp hệ thống điện thân xe được điều khiển bởi BCM để tích hợp vào mô hình
− Nghiên cứu các đặc điểm về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chẩn đoán hư hỏng của hệ thống
− Lắp đặt các thiết bị cần thiết và đảm bảo hệ thống hoạt động đúng cách dưới sự điều khiển của hộp BCM
− Biên soạn tài liệu thuyết minh hợp lý và khoa học, giải thích cơ sở lý thuyết, nguyên lý hoạt động và chẩn đoán hư hỏng của mô hình
Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian, kinh phí, cũng như điều kiện thực tế, việc nghiên cứu đề tài sẽ chỉ tập trung chủ yếu vào các hệ thống điện thân xe cơ bản như hệ thống chiếu sáng - tín hiệu, hệ thống gạt nước - rửa kính, hệ thống nâng hạ kính, hệ thống gương chiếu hậu ngoài và hệ thống khóa cửa Do khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu của hệ thống khác như điều hoà không khí,…nên những phần này sẽ không được nghiên cứu trong phạm vi của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu
− Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu các tài liệu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các sơ đồ mạch điện hệ thống điện thân xe của các hãng xe sử dụng hộp BCM
− Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Thiết kế, xây dựng mô hình hệ thống điện thân xe điều khiển bởi hộp BCM.
Phạm vi ứng dụng đề tài
Mô hình được tích hợp vào quá trình giảng dạy và học tập Sinh viên trong lớp thực tập có thể cho mô hình hoạt độnghoặc kết nối mô hình với máy chẩn đoán G- scan 3 Quá trình này kết hợp với sự hướng dẫn của giảng viên sẽ giúp sinh viên hiểu rõ về nguyên lý hoạt động và cách chẩn đoán hư hỏng của hệ thống điện thân xe điều khiển bởi hộp BCM
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan về hệ thống điện thân xe
Hiện nay, với sự tiến bộ của công nghệ hiện đại, các hãng xe ô tô ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn các trang thiết bị đi kèm trên ô tô, mang đến sự hiện đại hóa, tự động hóa cao hơn và tiên tiến hơn Tiện ích, an toàn và giải trí đã trở thành những yếu tố không thể thiếu trên các chiếc xe ô tô hiện đại, và trang thiết bị cũng ngày càng được cải thiện và mở rộng để đáp ứng nhu cầu và tiện lợi ngày càng tăng của người dùng
Hệ thống điện thân xe đóng vai trò quan trọng, bao gồm nhiều thành phần và chức năng đa dạng Cụ thể, hệ thống này bao gồm các hệ thống và trang thiết bị sau: + Hệ thống cung cấp điện (Charging system): Gồm ắc quy, máy phát điện, các bộ điều chỉnh điện áp
+ Hệ thống khởi động (Starting system): Gồm máy khởi động (động cơ điện), các relay điều khiển và các relay bảo vệ, cùng hệ thống xông động cơ cho động cơ Diesel khi nóng lạnh
+ Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (Lighting and signaling system): Gồm các đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, còi, công tắc và relay
+ Hệ thống đo đạc và kiểm tra (Gauging system): Gồm các đèn chỉ báo và đồng hồ trên bảng tableau (như đồng hồ tốc độ động cơ, đồng hồ tốc độ xe, đèn báo nhiên liệu, đèn báo nhiệt độ làm mát, đèn báo tín hiệu rẽ, đèn báo động cơ) để cung cấp thông tin về tốc độ, nhiên liệu, nhiệt độ làm mát và các thông số khác
+ Hệ thống điều khiển ô tô (Vehicle control system): Gồm hệ thống điều khiển phanh chống hãm cứng (ABS), hộp số tự động, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống truyền lực
+ Hệ thống điều khiển và bảo vệ: Gồm bộ điều khiển động cơ (ECU) quản lý và kiểm soát chức và động cơ để tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu, hệ thống bảo vệ bao gồm các cảm biến và relay để bảo vệ hệ thống khỏi quá tải và đảm bảo an toàn
+ Hệ thống điều hòa nhiệt độ (Air conditioning system): Gồm máy nén, giàn nóng, giàn lạnh, lọc ga, van tiết lưu và các thiết bị điều khiển hỗ trợ khác + Hệ thống thiết bị phụ tải khác: Bao gồm quạt gió giàn lạnh, hệ thống gạt nước rửa kính, nâng hạ kính, radio, màn hình hiển thị, hệ thống chống trộm, và hệ thống nâng hạ ghế
Các hệ thống trên được tổ chức một cách cân đối và có thể được phân loại thành: nguồn cấp điện, nơi cung cấp và quản lý năng lượng, và các thiết bị phụ tải, nơi mà các hệ thống và trang thiết bị sử dụng nguồn năng lượng Sự tương tác và kết hợp giữa những thành phần này tạo thành một hệ thống tổng thể, đồng bộ, đảm bảo hoạt động hiệu quả của ô tô và mang lại tiện ích và an toàn cho người lái và hành khách Đồng thời, sự tiến bộ trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử và điều khiển tự động đã biến đổi các trang thiết bị điện, điện tử trên ô tô hiện đại từ dạng độc lập sang các hệ thống tích hợp, được quản lý bởi một bộ xử lý trung tâm Điều này không chỉ tối ưu hóa hiệu suất của các thiết bị, mà còn hỗ trợ tiết kiệm năng lượng một cách hiệu quả, mang lại trải nghiệm lái xe và sử dụng ô tô một cách thông minh và thuận tiện hơn.
Các thiết bị trong mạch điện hệ thống điện thân xe
2.2.1 Thuật ngữ và ký hiệu
Bảng 2 1: Ký hiệu thường dùng trong sơ đồ mạch điện thân xe
− Ý nghĩa của một số thuật ngữ:
Dây dẫn (Wire): Là dây dùng để truyền dòng điện từ một điểm đến một điểm khác bên trong mạch điện
Công tắc (Switch): Là công tắc điện được sử dụng để mở hoặc đóng mạch điện Cảm biến (Sensor): Là thiết bị đo lường một loại thông số nào đó và chuyển đổi thành tín hiệu điện, thường được sử dụng trong hệ thống đo đạc và kiểm tra Đèn LED (LED Lights): Là loại đèn sử dụng công nghệ Light Emitting Diode, thường được sử dụng trong hệ thống chiếu sáng và tín hiệu Điều khiển từ xa (Remote Control): Là hệ thống điều khiển từ xa thông qua tín hiệu không dây, thường được sử dụng trong các chức năng như cửa sổ điều khiển, cửa xe, hoặc hệ thống giải trí
Mạch tích hợp (Integrated Circuit - IC): Là một linh kiện điện tử nhỏ gọn và tích hợp nhiều chức năng trong một chip, thường được sử dụng trong các hệ thống điều khiển ô tô Điện áp (Voltage): Là áp lực của dòng điện trong mạch điện, đo bằng đơn vị volt Dòng điện (Current): Là lưu lượng các hạt điện tử chuyển động trong mạch, đo bằng đơn vị ampe
Bộ chuyển đổi (Converter): Là thiết bị chuyển đổi mức điện áp hoặc dòng điện để đáp ứng yêu cầu của các thiết bị khác nhau trong ô tô
Bảng điều khiển (Control Panel): Là bảng điều khiển trên xe ô tô, nơi chứa các công tắc và bảng đồng hồ để điều khiển và giám sát các chức năng của ô tô
Bảng đồng hồ (Dashboard): Là bảng điều khiển nơi chứa các đồng hồ và thông số liên quan đến hoạt động của ô tô
Hệ thống hỗ trợ đỗ xe (Parking Assistance System): Là hệ thống sử dụng cảm biến và camera để hỗ trợ người lái trong quá trình đỗ xe
Hình 2 1: Ký hiệu giắc nối
Giắc đực và giắc cái được sử dụng để liên kết các dây dẫn hoặc các thành phần điện với nhau, thường được phân biệt dựa trên hình dạng của chúng Thông thường, giắc đực và giắc cái được thiết kế để tương thích với nhau, với giắc đực thường đặt bên ngoài giắc cái và thường có nối khóa để đảm bảo mối liên kết vững chắc
Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt
R Red Đỏ LG Light green Xanh lá nhẹ
T Tan Nâu vàng Br Brown Nâu
W White Trắng Gr Grey Xám
O Orange Da cam LB Light blue Xanh biển nhẹ
G Green Xanh lá cây B Black Đen
L Blue Xanh nước biển P Pink Hồng
Y Yellow Vàng PP Purple Đỏ tía
V Violet Tím SB Sky blue Xanh da trời
Bảng 2 2: Ký hiệu màu sắc dây điện
Quy tắc kết hợp màu: Vì số lượng màu cơ bản không nhiều, nên ta thêm sọc màu (/ hoặc -) để bổ sung và làm phong phú hóa đối với số lượng màu của dây dẫn
Ví dụ: Y/P đọc là Vàng có sọc màu Hồng hay Vàng sọc Hồng
Cầu chì là một thiết bị bảo vệ trong mạch điện, với chức năng chính là ngăn chặn dòng điện vượt quá mức an toàn trong dây dẫn hoặc các thành phần khác của hệ thống điện Nó giúp tránh tình trạng quá tải có thể gây tổn thương cho các thiết bị điện, đồng thời ngăn chặn rủi ro ngắn mạch
Relay là một công tắc điều khiển linh hoạt trong mạch điện Được thiết kế để mở và đóng mạch điện áp cao, nó thường được kích hoạt bởi một tín hiệu điện áp thấp Chức năng của relay là chuyển đổi trạng thái của mạch điện áp cao, cho phép kiểm soát và điều khiển các thiết bị, hệ thống hoặc quy trình điện tử Điều này cung cấp khả năng linh hoạt và an toàn trong việc quản lý dòng điện cao áp.
Các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống điện
Tùy theo vùng khác nhau mà điều kiện khí hậu cũng có khác biệt, trang thiết bị điện trên ô tô được chia ra làm nhiều loại:
+ Vùng lạnh và cực lạnh: như Nga, Canada,
+ Vùng ôn đới: như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu,
+ Vùng nhiệt đới: như Việt Nam, các nước Đông Nam Á, châu Phi,
+ Loại đặc biệt thường dùng cho các xe quân sự (sử dụng cho tất cả mọi vùng) Ngoài ra, nhiệt độ làm việc còn liên quan đến vị trí lắp đặt của các bộ phận điện, điện tử trên xe Vùng khoang động cơ có nhiệt độ khá cao trong khi nhiệt độ tương đối ôn hòa bên trong xe
2.3.2 Độ ẩm Ở các nước nhiệt đớt, các thiết bị điện phải chịu được độ ẩm thường cao Điều này đặc biệt quan trọng do độ ẩm cao kết hợp với không khí ô nhiễm có thể tạo ra hỗn hợp acid loãng, gây hại cho linh kiện và làm tăng điện trở tiếp xúc giữa các giắc nối
Các bộ phận điện trên ô tô phải chịu sự rung xóc với tần số từ 50 - 250 Hz, chịu được lực với gia tốc 150 m/s 2
Các thiết bị trên ô tô phải chịu được xung điện áp cao với biên độ lên đến vài trăm voltage, xuất phát từ các cuộn dây khi có sự chuyển mạch
Tất cả các hệ thống điện trên ô tô phải hoạt động tốt trong khoảng 0.9 – 1.25
U định mức (Uđm = 14 V hoặc 28 V) ít nhất trong thời gian bảo hành của xe
Các thiết bị điện và điện tử và chịu được nhiễu điện từ xuất phát từ hệ thống đánh lửa và các nguồn khác
Các hạt mang điện tích (âm và dương) sẽ hình thành trong quá trình ma sát (giữa lốp xe với mặt đường, giữa quần áo với vỏ bọc ghế ngồi ) Các điện tích trái dấu sẽ tạo ra một điện tích khá lớn, khi phóng qua các chi tiết sẽ gây hư hỏng.
Nguồn điện trên ô tô
Nguồn điện trên ô tô là hệ thống quyết định hiệu suất của thiết bị cơ khí và thiệt bị điện tử trên xe ô tô Thường thì được cấp từ ắc quy 12V hoặc 24V khi động cơ ở chế độ nghỉ hay khi động cơ ở số vòng quay thấp, và từ máy phát điện 14V hoặc 28V khi động cơ ở số vòng quay trung và lớn Hệ thống này không chỉ cung cấp nguồn điện cho các thiết bị cơ bản mà còn cả cho các thiết bị điện tử ngày càng phổ biến trên ô tô hiện đại
10 Để tối ưu hóa tiện ích và thuận tiện trong lắp đặt và sửa chữa, hệ thống dây dẫn thường sử dụng khung thân xe làm dây dẫn chung, với hai kiểu chính: 99% kết nối khung thân xe vào cọc âm ắc quy, trong khi 1% còn lại kết nối vào cọc dương
Mức điện áp trên xe ô tô đa dạng để phục vụ các thiết bị và hệ thống khác nhau như cảm biến oxy (0.9V), hệ thống đèn xe (thường là 12V), hệ thống đèn pha (12V hoặc 24), kim phun dầu điện tử (40 – 80V), đèn neon (80 - 110V), hệ thống đánh lửa (20 – 50 Kv),…Các giá trị cụ thể trên có thể thay đổi tùy thuộc vào loại và mô hình xe ô tô, cũng như các hệ thống và thiết bị cụ thể được sử dụng trên xe
Nghiên cứu về chuyển đổi hệ thống 12/14V sang 72/84V đang thu hút sự quan tâm để nâng cao hiệu suất và tiết kiệm năng lượng Các tiến bộ như sử dụng cáp quang để truyền dữ liệu giữa các hộp điều khiển điện tử (ECU) cũng đang trở thành xu hướng trong ngành công nghiệp ô tô.
Phân loại các phụ tải điện trên ô tô
Phụ tải điện trên ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho các hệ thống và thiết bị khác nhau trên xe Phụ tải điện trên ô tô dựa trên thời gian hoạt động chia thành:
+ Phụ tải làm việc liên tục: Đây là nhóm các thiết bị hoạt động liên tục trong suốt quá trình lái Ví như bơm nhiên liệu (Fuel Pump) 50W, đèn pha (Headlights) 60W mỗi đèn, đèn hậu (Taillights) 5W mỗi đèn, Radio 15W, đèn nội thất (Interior Lights) 15W, đèn hậu phanh (Brake Lights) 20W mỗi đèn, máy làm mát (Air Conditioner) 2 kW, quạt gió (Fan) 50W, máy khởi động (Starter Motor) 1 kW,…
+ Phụ tải làm việc không liên tục: Đây là các trang thiết bị chỉ hoạt động trong một khoảng thời gian ngắn Ví như đèn xi nhan (Turn Signal) 10W mỗi đèn, cảm biến Oxy (Oxygen Sensor) 5W, đèn gầm xe (Underglow Lights) 30W, hệ thống cảm biến đỗ (Parking Sensors) 20W, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) 30W, hệ thống chống trộm (Anti – Theft System) 5W,…
Lưu ý: Các giá trị chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào mô hình xe và điều kiện sử dụng cụ thể
Ngoài ra, phân loại phụ tải còn dựa trên công suất và điện áp làm việc, đặc biệt là khi người ta xem xét về hiệu suất và tính năng của hệ thống điện trên ô tô Các thông tin này cung cấp cái nhìn tổng quan về đa dạng và phức tạp của hệ thống nguồn điện trên ô tô và nhấn mạnh sự cần thiết của việc quản lý và tối ưu hóa nguồn điện trong môi trường lái xe hiện đại.
Hệ thống cung cấp điện
Hình 2 3: Sơ đồ hệ thống điều khiển điện thân xe tổng quát
Hình 2 4: Sơ đồ mạch điện hệ thống cung cấp điện thân xe
Ngày nay, trên các xe ô tô được trang bị nhiều trang thiết bị điện nhằm đảm bảo sự an toàn và thuận tiện cho tài xế cũng như hành khách Phụ tải điện không chỉ tiêu thụ điện khi xe đang hoạt động mà còn khi xe đang ở chế độ đỗ Do đó, các xe được trang bị thêm ắc quy để cung cấp nguồn điện và hệ thống nạp để tạo ra nguồn điện trở lại cho ắc quy Cụ thể, khi động cơ chưa khởi động hoặc khi làm việc ở số vòng quay thấp, toàn bộ các phụ tải sử dụng nguồn điện từ ắc quy Ngược lại, khi động cơ làm việc ở số vòng quay trung bình và cao, máy phát điện trở thành nguồn cung cấp điện cho tất cả các phụ tải và đồng thời thực hiện nạp điện trở lại cho ắc quy
Hệ thống cung cấp điện bao gồm nhiều thành phần chính như ổn áp (Voltage Regulator), ắc quy (Battery), máy phát điện (Alternator), hệ thống nạp (Charging System), bộ điều khiển (Control Unit), bảng điều khiển (Control Panel), và các thiết bị điện tử (Electronic Devices) Hệ thống này giúp tối ưu hóa quản lý năng lượng điện và đảm bảo mọi trang thiết bị trên xe hoạt động ổn định và hiệu quả.
Hệ thống giao tiếp giữa các ECU của GM – GM LAN
General Motors Local Area Network, gọi tắt là GM LAN, là là hệ thống giao tiếp dùng để kết nối các ECU trong các xe của General Motors Nó là loại mạng cục bộ giúp chia sẻ thông tin giữa các thiết bị điện tử trong xe để điều khiển các chức năng Các ECU trong hệ thống này gồm các điều khiển động cơ, hộp số tự động, hệ thống phanh ABS, hệ thống túi khí, hệ thống giảm xóc, và nhiều chức năng khác Nên việc “liên lạc” giữa các ECU này là điều quan trọng cực kỳ để đảm bảo hoạt động chính xác và hiệu quả của các hệ thống trong xe
Sự truyền thông tin trong hệ thống GM LAN cần thiết phải đảm bảo sự tương thích và hiệu suất Dưới là một số giao thức thông dụng:
• GMLAN Single Wire CAN (SWC): Nó chỉ sử dụng một dây truyền thông tin duy nhất để giao tiếp giữa các ECU Nó giúp giảm lượng dây cáp cần thiết và tiết kiệm không gian
• GMLAN UART: Nó sử dụng giao thức truyền thông UART (Universal Asynchronous Receiver/Transmitter) để kết nối các ECU
• GMLAN I2C (Inter-Integrated Circuit): Một giao thức giao tiếp nối tiếp có thể kết nối nhiều thiết bị trên cùng một dây truyền thông
• GMLAN LIN (Local Interconnect Network): Một giao thức mạng cục bộ khác, giúp giảm chi phí và đơn giản hóa cấu trúc mạng
2.7.1 GMLAN Single Wire Can (SWC) Đây là một biến thể của giao thức CAN (Controller Area Network) được sử dụng trong hệ thống truyền thông của General Motors GMLAN SWC chỉ sử dụng một đường truyền duy nhất để giao tiếp giữa các ECU trong ô tô, nó giúp giảm thiểu lượng dây cáp và tối ưu hóa không gian Dưới đây là một số đặc điểm chính của GMLAN SWC:
• Dây Truyền Đơn: chỉ sử dụng một đường truyền duy nhất cho việc truyền thông giữa các ECU Điều này giúp giảm độ phức tạp và chi phí của hệ thống dây cáp
• Tốc Độ Truyền Thông: Tùy theo cụ thể ứng dụng, nó có thể hỗ trợ các tốc độ truyền thông khác nhau để đáp ứng yêu cầu của từng hệ thống trong ô tô
• Ứng Dụng: thường được sử dụng để truyền dữ liệu giữa các ECU trong các hệ thống như động cơ, hộp số, phanh ABS, túi khí, và các chức năng khác
• Tiết Kiệm Năng Lượng: là một yếu tố quan trọng trong các ứng dụng ô tô nơi nguồn năng lượng có hạn
• Chẩn Đoán và Bảo Dưỡng: nó hỗ trợ chức năng chẩn đoán, cho phép các kỹ thuật viên và hệ thống chẩn đoán kiểm tra và xác định sự cố trong hệ thống
2.7.2 GMLAN Universal Asynchronous Receiver/Transmitter (UART) Đây là một giao thức truyền thông nối tiếp phổ biến được sử dụng để kết nối và truyền dữ liệu giữa các thiết bị điện tử Nó không tồn tại tín hiệu xung kích thích giữa các thiết bị Mà thay vào đó, nó sử dụng một dòng dữ liệu và một dòng đồng hồ để đồng bộ truyền thông tin UART thường được dùng để truyền dữ liệu giữa các vi điều khiển và các cảm biến hay giữa các vi xử lý trong các hệ thông với nhau UART gồm các thành phần chính:
• Transmitter (bộ truyền): Chịu trách nhiệm cho việc chuyển đổi dữ liệu từ dạng song song thành dạng nối tiếp để truyền đi
• Receiver (bộ nhận): Chịu trách nhiệm cho việc chuyển đổi dữ liệu từ dạng nối tiếp thành dạng song song để xử lý bởi thiết bị nhận
• Baud Rate (tốc độ baud): Được sử dụng để đặt tốc độ truyền dữ liệu giữa các thiết bị
2.7.3 GMLAN Inter-Integrated Circuit (I2C) Đây là một giao thức nối tiếp được sử dụng để kết nối và truyền dữ liệu giữa các thiết bị điện tử.GMLAN Inter-Integrated Circuit có một số điểm chính như:
• Hai dây truyền: nó có hai dây truyền thông tin là một dây dữ liệu, một dây đồng hồ
• Độ tin cậy và hiệu suất: nó có khả năng chịu lỗi cao và khả năng kết nối nhiều thiết bị
• Giao tiếp nối tiếp: cho phép truyền dữ liệu theo cách nối tiếp, nó có nghĩa là các bit của dữ liệu được chuyển một cách tuần tự, giúp giảm độ phức tạp và giữ cho đường truyền thông suốt
2.7.4 GMLAN LIN (Local Interconnect Network) Đây là loại mạng kết nối cục nội bộ để kết nối các chi tiết điện tử trong ô tô
Hệ thống này giúp giảm chi phí và đơn giản hoá việc kết nối các trang thiết bị điện tử Nó có một số điểm chính như:
• Local Interconnect Network (LIN): LIN là một tiêu chuẩn mạng cục bộ được phát triển để cung cấp giải pháp truyền thông đơn giản và chi phí thấp trong các ứng dụng ô tô Nó thường được sử dụng để kết nối các thiết bị điện tử không đòi hỏi tốc độ truyền thông cao
• Ứng Dụng Trong GMLAN: GMLAN LIN có thể được sử dụng để truyền dữ liệu giữa các ECU hoặc các thành phần khác trong hệ thống của General Motors LIN thường được lựa chọn cho các ứng dụng đơn giản như điều khiển cửa sổ, điều khiển đèn nội thất, hoặc các chức năng không đòi hỏi tốc độ truyền thông cao
• Chi Phí Thấp: Một trong những ưu điểm lớn của LIN là chi phí thấp, điều này làm cho nó phù hợp cho các ứng dụng không đòi hỏi khả năng truyền thông lớn và phức tạp như trong một số ứng dụng LIN của ô tô
• Tính Năng Chẩn Đoán: LIN cung cấp khả năng chẩn đoán thông qua chế độ Master Request-Slave Confirm (MR-Slave), giúp xác định lỗi và hiệu suất của các thiết bị kết nối
• Chế Độ Master-Slave: Trong hệ thống GMLAN LIN, một thiết bị được chỉ định làm "Master" có khả năng kiểm soát và yêu cầu dữ liệu từ các thiết bị
Hộp điều khiển thân xe (BCM)
Hộp điều khiển thân xe (Body Control Module - BCM) là một thành phần quan trọng trong hệ thống điện tử của ô tô BCM thường được đặt ở nơi thuận tiện như
15 dưới bảng điều khiển hoặc gần các khu vực điều khiển thân xe Nhiệm vụ chính của BCM là quản lý và kiểm soát các chức năng điện tử không liên quan trực tiếp đến động cơ, như hệ thống đèn, cửa, hệ thống an toàn, và các thiết bị khác Dưới đây là một số chức năng chính mà BCM thường thực hiện:
+ Quản lý hệ thống đèn:
Bật/tắt đèn pha, đèn hậu, đèn nội thất
Kiểm soát đèn tự động Điều khiển đèn cảnh báo và đèn tín hiệu
+ Kiểm soát cửa và khóa cửa:
Tự động khóa cửa khi xe chạy Điều khiển mở/khóa cửa từ xa
Quản lý chức năng mở cửa tránh va chạm
+ Quản lý cảm biến và báo động:
Kiểm soát cảm biến va chạm
Theo dõi và báo động khi có sự cố hoặc cố gắng đánh cắp
+ Điều khiển cửa sổ và gương:
Kiểm soát cửa sổ điện Điều chỉnh gương chiếu hậu điện
+ Quản lý hệ thống thoại và giải trí:
Kiểm soát hệ thống âm thanh
Quản lý hệ thống thoại Bluetooth
+ Kiểm soát hệ thống điều hòa: Điều khiển hệ thống làm mát và sưởi ấm
+ Quản lý hệ thống chống trộm:
Kích hoạt và giải hoạt hệ thống chống trộm
+ Kiểm soát chế độ lái xe: Điều khiển các chế độ lái xe như chế độ thể thao, chế độ tiết kiệm năng lượng, vv + Quản lý cảm biến ánh sáng và mưa: Điều chỉnh đèn tự động dựa trên cảm biến ánh sáng
Kiểm soát chức năng gạt mưa tự động
+ Theo dõi và báo cáo trạng thái của các hệ thống:
Kiểm tra và báo cáo trạng thái của các cảm biến và thiết bị khác.
Hệ thống chiếu sáng
2.9.1 Nhiệm vụ của hệ thống chiếu sáng tín hiệu
Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên ô tô có nhiều nhiệm vụ quan trọng, đóng góp vào an toàn giao thông và sự hiểu biết giữa các phương tiện di chuyển Dưới đây là một số nhiệm vụ chính của hệ thống này:
+ Tăng cường tầm nhìn, tài xế có thể nhìn rõ hơn trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc khi lái xe vào buổi tối
+ Báo hiệu về sự có mặt của xe trên đường bằng ánh sáng, báo kích thước, khuôn khổ của xe cũng như biển số xe
+ Báo hiệu ý định di chuyển, ý định của tài xế khi rẽ hoặc thay đổi hướng di chuyển, giúp người lái xe khác dự đoán và phản ứng kịp thời
+ Tạo thẩm mỹ cho xe, đóng vài trò trong việc trang trí và thiết kế của xe, tạo nên đặc điểm riêng biệt cho từng mẫu xe
+ Chiếu sáng các bộ phận trong xe khi cần thiết (chiếu sáng động cơ, buồng lái, khoang hành khách, khoang hành lí )
Tổng cộng, hệ thống chiếu sáng và tín hiệu không chỉ là các thành phần bảo đảm an toàn khi lái xe mà còn quan trọng để tạo ra môi trường di chuyển hiệu quả và hiệu quả trên đường
2.9.2 Yêu cầu của hệ thống chiếu sáng tín hiệu
Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo hiệu suất ánh sáng, cung cấp đủ ánh sáng để tài xế có thể nhìn rõ và an toàn trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc ban đêm
+ Đảm báo cần có đủ sáng và rõ rang với đèn tín hiệu để thông báo ý định của tài xế đối với xe khác
+ Đảm bảo tiêu thụ ít điện năng, tuổi thọ và độ bền cao đảm bảo hoặc động ổn định và an toàn trong suốt thời gian sử dụng xe
+ Đảm bảo đèn có số lượng, khích thước và màu sắc phải phù hợp, cần có mầu sắc đồng nhất để tang cường tầm nhìn trong điều kiện thời tiết khó khan như
+ Đảm bảo đèn cường độ sáng đủ lớn, có thể tích hợp công nghệ mới như đèn LED hoặc xenon để cải thiện hiệu xuất và cường độ
+ Đảm bảo khả năng chống nước và bụi để bảo vệ khỏi những yếu tố bên ngoài + Đảm bảo khi quay góc đánh lái vô lăng thì vùng chiếu sáng đèn pha thay đổi + Đạt tiêu chuẩn quốc tế để chắc chắn rằng hệ thống chiếu sáng và tín hiệu đáp ứng đúng các quy định và yêu cầu về an toàn
2.9.3 Các loại hệ thống chiếu sáng tính hiệu
Hệ thống chiếu sáng tín hiệu bao gồm các loại đèn sau:
+ Đèn pha (Headlights): Đèn pha chiếu xa (High Beam) dùng khi lái xe ở tốc độ cao và không có xe nào đi ngược chiều để tăng cường tầm nhìn Đèn pha chiếu gần (Low Beam): Sử dụng trong điều kiện đô thị hoặc khi có xe đi ngược chiều để giảm ánh sáng chói lọi
+ Đèn hậu (Tail/Stop lamp): Được vị trí ở phía sau đuôi xe, đèn hậu có màu đỏ theo quy định, nhằm cảnh báo và tăng khả năng nhận biết cho các phương tiện di chuyển phía sau Chức năng của đèn hậu không chỉ đơn giản là chiếu sáng mà còn thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong việc báo hiệu khi người lái xe thực hiện các hành động quan trọng như đạp phanh
+ Đèn tín hiệu rẽ (Turn signal): Được đặt ở phía trước và phía sau của phương tiện, đèn tín hiệu rẽ có màu cam để báo hiệu hướng di chuyển dự kiến của xe Chức năng chính của đèn này là thông báo ý định rẽ trái hoặc rẽ phải thông qua việc bật/tắt đèn theo hướng mong muốn Một số dòng xe cao cấp có khả năng sử dụng đèn tín hiệu rẽ như đèn cảnh báo nguy hiểm (hazard light) bằng cách kích hoạt qua nút bấm tam giác trên bảng điều khiển Tại Việt Nam, cần lưu ý rằng đèn tín hiệu rẽ không thể thay thế cho bất kỳ hành động nào khác như báo hiệu đi thẳng
+ Đèn sương mù (Fog Lamp): Có nhiệm vụ nâng cao khả năng nhận biết cho xe trong điều kiện sương mù hoặc bụi, đèn sương mù thường có ánh sáng vàng để tạo điểm nhận diện đặc trưng Vị trí thấp của đèn sương mù, đặt ở phía dưới trước đầu xe, giúp tránh chói mắt người lái đi ngược chiều, tăng cường khả
18 năng quan sát và an toàn khi lái xe trong điều kiện thời tiết khó khăn
+ Đèn ngày (Daytime Running Lights - DRL): Ánh sáng nhẹ được kích thích vào ban ngày, nhằm nâng cao khả năng nhận diện của xe và giảm nguy cơ tai nạn
+ Đèn lùi (Back-up lamp): Đèn lùi sáng lên khi tài xế chuyển sang tay số lùi
(R), có chức năng cung cấp ánh sáng phía sau xe Điều này không chỉ thông báo cho các phương tiện khác và người đi đường về việc xe đang tiến hành lùi lại, mà còn giúp tạo điều kiện quan sát tốt hơn cho tài xế, đặc biệt là trong những tình huống hạn chế ánh sáng Đèn lùi thường có ánh sáng trắng để tăng cường khả năng nhận biết và tạo ra một khu vực chiếu sáng hiệu quả khi xe đang di chuyển ngược chiều
+ Đèn bảng số (Licence plate lamp): Phát ánh sáng trắng để chiếu rõ bảng số xe, hoạt động đồng thời với đèn pha, cốt, và đèn đậu xe
2.9.4 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hệ thống chiếu sáng tín hiệu
2.9.4.1 Hệ thống công tắc và cụm đèn chiếu sáng tín hiệu
Hình 2 5: Công tắc đèn đầu trên xe Chervolet Cruze
Vị trí công tắc điều khiển đèn đầu nằm trên táp lô và bên tay trái ngưới lái xe Công tắc đèn đầu có các chức năng chế độ sau:
: Bật hoặc tắt chức năng tự động chiếu sáng và chuyển công tắc về vị trí AUTO;
AUTO: Tự động điều khiển ánh sáng bật lên và tắt đi tuỳ vào điều kiện ánh sáng bên ngoài;
: Đèn sương mù phía trước;
: Đèn sương mù phía sau
Hình 2 6: Công tắc đa chức năng trên xe Chervolet Cruze
Cần điều chỉnh trên phía sau vô lăng và bên trái người lái xe Công tắc có các chức năng chế độ:
+ Đèn pha nháy: Kéo cần điều khiển;
+ Đèn chiếu xa: Đẩy cần điều khiển;
+ Đèn chiếu gần: Đẩy hoặc kéo cần điều khiển;
+ Đèn tín hiệu phải: Kéo cần điều khiển lên trên;
+ Đèn tín hiệu trái: Gạt cần điều khiển xuống
Hình 2 7: Đèn pha xe Chevrolet Cruze
Hình 2 8: Đèn hậu xe Chevrolet Cruze
2.9.4.2 Đèn Đầu (HeadLight) Đèn đầu là một thành phần quan trọng trên các phương tiện giao thông, chủ yếu được sử dụng để chiếu sáng không gian phía trước của xe và mở rộng tầm nhìn cho tài xế, đặc biệt là trong điều kiện tối tăm hoặc tầm nhìn hạn chế Một trong những ví dụ điển hình về hệ thống đèn đầu được mô tả ở đây là hệ thống đèn đầu của xe Chevrolet Cruze
Theo sơ đồ mạch điện của hệ thống đèn đầu xe Chevrolet Cruze, có một số điểm quan trọng cần chú ý:
+ Đèn Cos (Low Beam): Đèn cos được bật mỗi khi công tắc đèn đầu ở chế độ
HEAD – LOW Body Control Module (BCM) sẽ kiểm soát việc bật tắt đèn cos thông qua relay Điều này giúp tạo ra ánh sáng phù hợp để lái xe trong điều kiện ánh sáng thấp mà không làm chói lọi người đi đường khác
+ Đèn Pha (High Beam): Đèn pha được kiểm soát gián tiếp thông qua BCM và trực tiếp thông qua relay đèn đầu (Headlamp High Beam Relay) khi công tắc đèn đầu ở vị trí HEAD – HIGH Đèn pha thường được sử dụng khi cần ánh sáng mạnh hơn, chẳng hạn như khi điều kiện đường hoặc thời tiết đặc biệt khó khăn
+ Điều Chỉnh Độ Sáng: Công tắc đèn đầu và đèn sương mù tích hợp bộ làm mờ
Hệ thống gạt mưa, rửa kính
2.10.1 Nhiệm vụ của hệ thống gạt mưa, rửa kính
Hệ thống gạt nước và rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn được rõ ràng bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và kính sau khi trời mưa, cung cấp tầm nhìn rõ rang cho người lái xe trong thời tiết xấu hoặc bẩn Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị phun nước rửa kính Vây nên đây là thiết bị cần thiết cho sự an toàn của xe khi chạy Gần đây một số kiểu xe có thể thay đổi tốc độ gạt nước theo tốc độ xe và tự động gạt nước khi trời mưa
2.10.2 Yêu cầu của hệ thống gạt mưa, rửa kính Đối với hệ thống gạt mưa - rửa kính phải đạt các yêu cầu:
+ Hiệu suất gạt mưa cần làm sạch và lau sạch mặt kính một cách hiệu quả, đảm bảo loại bỏ nước, bụi bẩn và các tác nhân khác một cách nhanh chống và đồng đều
+ Cần có khả năng điều chỉnh tốc độ làm việc của gạt mưa để phù hợp với điều kiện thời tiết, đặc biệt là trong điều kiện mưa nhẹ, mưa nặng, tuyết, hoặc sương mù
+ Hệ thống rửa kính cần cung cấp đủ nước rửa kính để làm sạch bề mặt kính và loại bỏ bất kỳ bụi bẩn hoặc chất bám nào
+ Lưỡi gạt mưa cần được làm từ vật liệu bền bỉ và có thể được thay thế một cách dễ dàng khi cần thiết
+ Phải linh hoạt, nhẹ nhàng, ổn định và phù hợp với từng điều kiện trời mưa (mưa to hoặc mưa nhỏ)
+ Hệ thống cần có sự kiểm soát thuận tiện và các quy trình bảo dưỡng dễ dàng để tối ưu hóa hiệu suất và tuổi thọ sử dụng
2.10.3 Phân loại hệ thống gạt mưa, rửa kính Đối với hệ thống gạt mưa, rửa kính có thể được phân loại thành:
+ Motor gạt mưa được truyền động từ động cơ ô tô
+ Motor gạt mưa chạy bằng khí nén
+ Motor gạt mưa được truyền từ động cơ điện (hiện na tất cả các xe ô tô đều sử dụng loại này)
2.10.4 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hệ thống gạt mưa, rửa kính
2.10.4.1 Cấu tạo hệ thống gạt mưa
Cấu tạo: Hệ thống gạt mưa - rửa kính gồm các bộ phận sau:
Hình 2 14: Mô tơ gạt mưa
Hình 2 15: Vòi phun nước rửa kính chắn gió phía trước cho xe Chevrolet Cruze
Hình 2 16: Cảm biến báo mưa Chevrolet Cruze
Hình 2 17: Các bộ phận của hệ thống gạt mưa tự động
+ Cần gạt nước phía trước/Lưỡi gạt nước phía trước là một bộ phận cơ bản, được gắn trên kính chắn gió và được kết nối với động cơ để di chuyển lưỡi gạt mưa
+ Mô-tơ và cơ cấu dẫn động gạt nước phía trước chịu trách nhiệm đưa tay gạt mưa di chuyển qua bề mặt kính, tạo hiệu ứng làm sạch
+ Vòi phun của bộ rửa kính trước bao gồm các bộ phận phun nước để phun dung dịch rửa kính lên bề mặt kính trước
+ Bình chứa nước rửa kính (có mô-tơ rửa kính) thường đặt ở vị trí dễ tiếp cận để có thể nạp nước dễ dàng
+ Công tắc gạt nước và rửa kính (Có rơ-le điều khiển gạt nước gián đoạn)
+ Cần gạt nước phía sau/lưỡi gạt nước phía sau tương tự cần gạt nước phía trước tuy nhiên chỉ có 1 cần gạt khác với phía trước là 2 cần gạt
+ Mô-tơ gạt nước phía sau
+ Rơ-le điều khiển bộ gạt nước phía sau kết hợp với công tắc và các linh kiện khác để kết nối và điều khiển
+ Bộ điều khiển gạt nước (ECU J/B phía hành khách) trung tâm sử lý hệ thống đưa ra tín hiệu
+ Cảm biến nước mưa có thể được tích hợp để phát hiện mức độ mưa và điều chỉnh hoạt động của hệ thống tự động
2.10.4.2 Công tắc điều khiển gạt nước rửa kính
Nút gạt nước, được đặt gần trục lái dưới vô lăng, là một điểm dễ dàng truy cập cho tài xế khi cần kiểm soát hoạt động của hệ thống gạt nước Có nhiều tùy chọn vị trí trên nút gạt nước để đáp ứng nhu cầu và điều kiện khác nhau khi lái xe
Các tùy chọn vị trí bao gồm:
+ OFF (Dừng): Tại vị trí này, hoạt động của hệ thống gạt nước sẽ được tắt, phù hợp khi không cần sử dụng
+ LOW (Tốc độ thấp): Chế độ này giúp điều chỉnh tốc độ gạt nước ở mức thấp, phù hợp trong điều kiện mưa nhẹ hoặc để làm sạch kính nhanh chóng
+ HIGH (Tốc độ cao): Đặt ở vị trí này, hệ thống gạt nước sẽ hoạt động ở tốc độ cao, thích hợp khi đang di chuyển ở tốc độ cao hoặc trong mưa lớn
+ INT (Gián đoạn): Chế độ gián đoạn cho phép gạt nước hoạt động theo chu kỳ gián đoạn, giúp tiết kiệm nước và duy trì tầm nhìn trong điều kiện mưa nhỏ + MIST (Sương mù): Vị trí này được thiết kế đặc biệt để hoạt động trong điều kiện có sương mù Khi chọn MIST, hệ thống không chỉ gạt nước mà còn bơm nước lên, giúp làm sáng và làm sạch kính hiệu quả trong thời gian ngắn
Hình 2 18: Công tắc điều khiển gạt mưa rửa kính trên xe Chervolet Cruze 2.10.4.3 Cảm biến gạt mưa
Cảm biến gạt mưa gồm 3 phần chính: diot quang học, đèn hồng ngoại và module dùng để điều khiển điện tử Dựa vào sự phản xạ của nước mưa trên kính chắn gió của xe để xác định lượng mưa Khi công tắc gạt mưa rửa kính ở vị trí AUTO, nếu trời mưa thì tuỳ theo lượng nước mưa phản xạ từ kính chắn gió vào cảm biến gạt mưa, tín hiệu sẽ truyền về hộp BCM để hộp BCM điều khiển motor gạt mưa làm việc tại chế độ High hay chế độ Low Nếu không có nước mưa thì tín hiệu sẽ truyền về hộp BCM để hộp BCM điều khiển motor gạt mưa ngừng hoạt động
Cụ thể là đèn hồng ngoại phát ra các chùm tia sáng vào kính chắn gió, nếu như mặt kính không nước mưa, chùm tia hồng ngoại có thể phản xạ lại diot quang học với cường độ gần cực đại Ngược lại, do mặt kính tồn tại nước mưa làm chùm tia hồng ngoại xuyên qua kính chắn gió làm diot quang học nhận lại chùm tia với cường độ thấp hơn Qua sự phản xạ này làm thay đổi điện áp bên trong module với ánh sáng phản xạ càng mạnh thì điện áp càng mạnh và ngược lại Từ đó đưa tín hiệu vào hộp BCM điều khiển motor gạt mưa
Hình 2 19: Cấu tạo của cảm biến mưa 2.10.4.4 Sơ đồ mạch điện hệ thống gạt nước rửa kính
Hình 2 20: Sơ đồ mạch điện hệ thống gạt mưa trước điều khiển bởi hộp BCM trên xe Chervolet Cruze
Hình 2 21: Sơ đồ mạch điện cảm biến mưa của xe Chervolet Cruze
Hình 2 22: Sơ đồ mạch điện hệ thống rửa kính phía trước có BCM điều khiển trên xe Chervolet Cruze
Hệ thống nâng hạ kính
2.11.1 Nhiệm vụ của hệ thống nâng hạ kính
Hệ thống nâng hạ kính có nhiệm vụ quản lý giúp điều khiển sự lên xuống của cửa kính xe ô tô, thường được điều khiển bằng điện hoặc tay cầm Ngoài ra, hiện nay không còn đơn thuần là giúp nâng hạ kính nữa mà nó còn có thêm chức năng chống kẹt, và tự động nâng kính khi khoá cửa
2.11.2 Yêu cầu của hệ thống nâng hạ kính Đối với một hệ thống nâng hạ kính cần phải đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả với những yêu cầu quan trọng như sau
+ Chức năng đóng, mở cửa kính bằng một lần ấn cần chính xác trong điều khiển Chức năng đóng mở mượt mà không tạo ra tiếng ồn lớn
+ Chức năng chống kẹt cửa kính, cần được đảm bảo thiết kế sao cho không gây nguy hiểm cho người sử dụng, đặc biệt là trẻ em, làm giảm nguy cơ tổn thương người sử dụng
+ Có khả năng chống nước chống bụi, đảm bảo rằng các bộ phận của nâng hạ kính không bị ảnh hưởng hởi môi trường
+ Độ bền và tuổi thọ cần có thể chịu được sự mài mòn và sử dụng lâu dài, dễ dàng bảo dưỡng và sửa chữa
+ Chức năng điều khiển của kính khi tắt khóa điện, đạt tiêu chuẩn an toàn xe hơn đặt ra bởi cơ quan quản lý an toàn xe hơi
2.11.3 Phân loại hệ thống nâng hạ kính
Có thể phân loại hệ thống nâng hạ kính thành:
+ Hệ thống nâng kính dạng kéo: nó không sử dụng dây cáp mà nó dựa trên một bánh răng được truyền động bởi motor điện
+ Hệ thống dùng dây cáp: bao gồm motor điện, bệ đỡ kính, thanh ray, cáp xoắn + Hệ thống cáp Bowden kép: là loại cáp mà ta thường dùng để làm dây phanh trên xe đạp hay xe gắn máy Nó sử dụng 3 dây cáp Bowden kép và 2 bệ đỡ trên 2 thanh ray, giúp chịu trọng lượng kính nặng hơn
2.11.4 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hệ thống nâng hạ kính
2.11.4.1 Cấu tạo mô tơ nâng hạ kính
Hình 2 23: Motor gạt mưa rửa kính
Mô tơ nâng hạ kính bao gồm ba bộ phận chính là mô tơ điện, bộ truyền bánh răng và cảm biến Trong đó:
+ Mô tơ điện thay đổi chiều quay thông qua công tắc nâng hạ kính
+ Bộ truyền bánh răng thông qua sự chuyển động quay của mô tơ điện để nâng hạ kính
+ Cảm biến gồm công tắc hạn chế cùng cảm biến tốc độ để điều kiện chống kẹt
2.11.4.2 Công tắng nâng hạ kính
Hình 2 24: Công tắc nâng hạ kính trên xe Chervolet Cruze
Công tắc nâng hạ kính gồm các mạch điện, relay, LED dùng để điều khiển mô tơ điện hoạt động theo chiều thuận hoặc nghịch để đóng hoặc mở cửa kính Thông qua mạch điện trong công tắc làm hệ thống nâng hạ kính có các chức năng:
+ Chức năng lên hoặc xuống kính: Đẩy hoặc kéo chốt đến vị trí hãm thứ nhất để kính xuống hoặc lên;
+ Chức năng Auto: Đẩy hoặc kéo mạnh chốt đến vị trí hãm thứ hai và nhả ra để kính đi xuống hoặc lên tự động;
+ Chức năng khoá cửa: gồm 2 tín hiệu đến và 2 tín hiệu đi gửi về hộp BCM để thực hiện khoá cửa ô tô
2.11.4.3 Sơ đồ mạch hệ thống nâng hạ kính
Hình 2 25: Sơ đồ mạch điện hệ thống nâng hạ kính bên tài trên xe Chervolet Cruze
Hệ thống Door Lock (hệ thống khoá cửa)
2.12.1 Nhiệm vụ của hệ thống Door Lock
Hệ thống khoá cửa trên ô tô là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ bảo vệ và kiểm soát quyền truy cập vào xe hơi Và quan trọng cho việc đóng mở cửa xe ô tô nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển xe trong suốt quá trình điều khiển
2.12.2 Yêu cầu của hệ thống Door Lock Đối với hệ thống DOOR LOCK phải có những chức năng sau:
+ Chức năng khóa cửa và mở khoá bằng công tắc điều khiển khóa cửa, điều khiển bằng chìa khóa thông minh hoặc trên ứng dụng di động,
+ Chức năng khóa cửa và mở khoá bằng chìa thuận lợi mượt mà chống kẹt gãy chìa khóa
+ Chức năng mở khoá 2 bước (phía cửa người lái), đảm bảo sự an toàn cho trẻ em và người lớn, chống mở cửa khi đang di chuyển
+ Chức năng chống quên chìa, cài đặt mậu khẩu cảm biến vân tay chìa khóa thông minh
+ Chức năng an toàn, cần thiết kế để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tránh tình trạng khẩn cấp như kẹt tay ngón hoặc đầu ngón tay
+ Chức năng điều khiển cửa kính điện khi đã tắt khoá điện
Chức năng bảo dưỡng dễ dàng và sửa chữa giảm chi phí bảo dưỡng và thời gian chờ đợi
2.12.3 Phân loại hệ thống Door Lock
Hiện nay, trên thị trường có hai loại hệ thống khóa cửa trên ô tô phổ biến: hệ thống khóa cửa bằng tay và bằng điều khiển từ xa:
+ Hệ thống khóa cửa trên ô tô bằng tay: nó giúp người ngồi trong xe có thể nhanh chóng sơ tán, rời khỏi xe trong các trường hợp nguy hiểm, có chi phí lắp đặt không quá cao, ít hỏng hóc, chủ xe không cần phải bảo dưỡng nhiều Nhưng nó có khả năng chống trộm không cao làm kẻ trộm có thể mở khóa dễ dàng bằng những công cụ đơn giản Nếu muốn mở cửa xe từ ngoài, người dùng phải tra chìa khóa vào đúng vị trí thì cửa xe mới được mở ra Điều này, gây khó khăn cho người dùng khi điều khiển hệ thống trong trường hợp phải bế con hoặc xách quá nhiều đồ
+ Hệ thống khóa cửa ô tô điều khiển từ xa: Nó có cơ chế vận hành đơn giản, hiện đại và thông minh Chỉ cần trong phạm vi trao đổi tín hiệu, người dùng không cần phải tìm chìa khóa mở cửa xe như hệ thống khóa cửa trên ô tô bằng tay, chỉ cần nhấn nhẹ vào nút ở bên tay nắm cửa ô tô là có thể mở cửa xe ra thành công, có thể giảm thiểu tối đa những tình trạng ăn trộm xe ô tô Trong trường hợp chủ xe chưa đóng chặt cửa hoặc quên đóng cửa xe, hệ thống khóa cửa trên ô tô điều khiển từ xa có thể tự động khóa cửa xe lại Điều này giúp chủ xe loại bỏ được khả năng quên khóa cửa xe, đảm bảo xe luôn trong chế độ an toàn Nhưng nó có chi phí sửa chữa, thay mới mỗi lần hư hỏng cao
2.12.4 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hệ thống Door Lock
2.12.4.1 Cấu tạo hệ thống Door Lock
Hình 2 27: Hệ thống điều khiển khoá cửa điện trên xe Toyota
Hệ thống khoá cửa xe bao gồm các chi tiết: Remote Keyless Entry (RKE), bộ điều khiển trung tâm (Central Locking System), cảm biến cửa, mô tơ khoá cửa (Door Lock Actuator), bảng điều khiển trên cửa (Door Control Panel), cơ cấu khoá cửa, chìa khoá cơ (Mechanical Key), bảng điều khiển chính (Main Control Unit), hệ thống báo động (Alarm System), relay khoá cửa
Hình 2 28: Công tắc Door Lock
2.12.4.3 Sơ đồ mạch hệ thống Door Lock
Hình 2 29: Sơ đồ công tắc khóa cửa trên xe Chervolet Cruze (1 of 2)
Hình 2 30: Sơ đồ công tắc khóa cửa trên xe Chervolet Cruze (2 of 2)
Hệ thống gương chiếu hậu
2.13.1 Nhiệm vụ của hệ thống gương chiếu hậu
Gương chiếu hậu là loại gương được gắn trên các phương tiện giao thông dùng để quan sát phía sau đảm bảo an toàn khi điều khiển phương tiện giao thông Thông thường, nó được lắp ở hai bên thân xe và còn được lắp ở phần trên cùng của kính chắn gió trên xe ô tô Hệ thống gập gương giúp người lái có thể thuận tiện trong việc điều chỉnh góc nhìn của gương để nhìn rõ tình hình giao thông phía sau xe và để gập lại gương khi cần thiết
2.13.2 Yêu cầu của hệ thống gương chiếu hậu Đối với hệ thống gập gương có những yêu cầu sau:
+ Có kết cấu nhỏ gọn điều khiển dễ dàng ít phải chăm sóc bảo dưỡng sửa chữa; + Có tầm nhìn rộng hạn chế những điểm mù để người lái xe có thể theo dỗi và đánh giá tình hình giao thông xung quanh
+ Chống lóa để giảm ánh sáng chói từ các đèn pha của các xe khác và đặc biệt là vào ban đêm
+ Điều khiển tự động (nếu có), điều chỉnh góc nhìn dựa trên điều kiện ánh sáng hoặc tình trạng lái xe giúp tối ưu hóa tầm nhìn
+ Khả năng tự gập hoặc gập bằng tay, tránh bị hỏng trong không gian hẹp + Đạt tiêu chuẩn an toàn của ngành xe hơi để đảm bảo chất lượng và hiệu suất
2.13.3 Phân loại hệ thống gương chiếu hậu
Hệ thống gương chiếu hậu có thể phân loại:
• Theo vị trí lắp đặt gương chiếu hậu:
− Lắp trên kính chắn gió
− Lắp hai bên thân xe
− Gương chiếu hậu tích hợp màn hình
− Gương chiếu hậu tích hợp công nghệ di động Bluetooth
− Gương chiếu hậu tích hợp GPS
2.13.4 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hệ thống gương chiếu hậu
2.13.4.1 Cấu tạo hệ thống gương chiếu hậu
Hình 2 31: Cấu tạo hệ thống gương chiếu hậu ô tô và điều khiển
Hệ thống gương chiếu hậu ngoại có sưởi thường gồm gương chiếu hậu ngoài (Exterior Rearview Mirror), Mô tơ điều chỉnh góc chiếu hậu (Mirror Adjustment Motor), đèn báo rẽ tích hợp (Integrated Turn Signal), cảm biến sưởi gương (Mirror Heating Element), đèn báo hiệu chức năng sưởi (Mirror Heating Indicator Light), dây dẫn điện (Electrical Wiring), bảng nắp che gương (Mirror Cover Panel), cốt gương (Mirror Stem), cảm biến ánh sáng (Light Sensor)
2.13.4.2 Công tắc và gương chiếu hậu
Hình 2 32: Công tắc gương chiếu hậu xe Chevrolet Cruze
: Giúp gập gương vào hoặc mở ra;
L: chọn điều chỉnh góc gương chiếu hậu bên trái;
R: chọn điều chỉnh góc gương chiếu hậu bên phải
Hình 2 33: Gương chiếu hậu xe ô tô Động cơ điều chỉnh: Có một động cơ tích hợp trong gương để điều chỉnh vị trí của nó Điều này có thể được kích hoạt thông qua các công tắc hoặc nút điều khiển bên trong xe
Hệ thống điều khiển: Bao gồm các cảm biến và bộ điều khiển, giúp người lái có thể điều chỉnh góc nhìn một cách chính xác và thuận tiện
2.13.4.3 Sơ đồ mạch hệ thống gương chiếu hậu chỉnh điện
Hình 2 34: Sơ đồ mạch điện hệ thống gương chiếu hậu có chỉnh điện trên xe
NGHIÊN CỨU, THI CÔNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN
Lựa chọn thiết bị, vật liệu để thực hiện mô hình
Nhằm tạo ra một mô hình hệ thống điện mới mẻ và nâng cao tính thẩm mỹ, hệ thống trực quan dễ nhìn dễ sử dụng để có thể sử dụng phục vụ cho học tập thì nhóm đã lựa chọn các phụ tùng vật tư cho các bộ phận như sau:
+ Đèn pha cos loại led bi tròn
+ Công tắc nâng hạ kính phía người lái và bên phụ lái
+ Công tắc chỉnh đèn đầu có auto
+ Công tắc chỉnh gương điện
+ Motor bơm phun nước rửa kính
+ Công tắc đa chức năng
+ Công tắc gạt mưa có auto
+ Đồng hồ báo điện áp
+ Hộp khóa cửa từ xa
Thiết kế, bố trí mô hình
3.2.1 Giới thiệu phần mềm AUTOCAD
3.2.2 Thiết kế phần khung sắt đỡ mô hình
Nhóm sử dụng phần mềm thiết kế 3D trên Autocad để thiết kế mô hình nhằm tạo ra sự dễ dàng trong việc vẽ và tính toán kích thước tránh sai sót trong quá thì thi công mô hình
Hình 3 1: Phần khung sắt đỡ mô hình
Hình 3 2: Phần khung sắt đỡ mô hình dạng 3D
3.2.3 Thiết kế, bố trí các chi tiết lên mặt mica
Nhóm sử dụng loại mica trắng nhằm tạo ra sự mới mẻ và sáng cho mô hình, loại mica sử dụng dày 5mm với thiết kế được yêu cầu bền và chịu lực tốt Thi công và thiết kế trên tấm mặt mica với các lỗ cắt đúng với kích thước thực tế nhất với từng linh kiện phụ tùng và đầy đủ thông tin cần thiết và đảm bảo được tính thẩm mĩ mô hình
Hình 3 3: Bảng thiết kế các chi tiết lên mica
3.2.4 Thiết kế mô hình hoàn chỉnh và hoàn thiện mô hình
Sau khi thiết kế và có các chi tiết cần thiết, nhóm tiền hành lắp ráp để có được mô hình hoàn chỉnh
Hình 3 4: Mô hình mô phỏng hệ thống điện thân xe Chevrolet Cruze
1 Cụm đèn đầu bên trái
2 Cụm đèn đầu bên phải
3 Gương điện chiếu hậu trái
4 Công tắc tổng nâng hạ kính bên tài xế
5 BCM – Hộp Body Control Module
6 Công tắc nâng hạ kính bên khách
7 Motor nâng hạ kính bên tài
8 Công tắc chỉnh đèn đầu
9 Motor phun nước rửa kính
11 Công tắc chỉnh gương chiếu hậu
15 Motor nâng hạ kính bên khách
16 Bộ phận khoá cửa bên tài
18 Công tắc giả lập công tắc phanh
19 Bộ phận khoá cửa bên tài
20 Motor gạt mưa rửa kính
21 Công tắc đa chức năng điều chỉnh đèn và chế độ màn hình
22 Công tắc gạt mưa rửa kính trước sau
23 Hộp điều khiển khoá cửa từ xa
26 Cụm cầu chì bảo vệ hệ thống
27 Cụm đèu sau bên trái
28 Công tắc IG và chế độ nguồn
29 Giắc cắm chẩn đoán OBD
30 Cụm đèn sau bên phải
Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của mô hình hệ thống điện thân xe
3.3.1 Hộp Body Control Module (BCM), relay và cầu chì
Hình 3 5: Vị trí hộp BCM, relay, pan, khoá IG, cầu chì
Tên Ảnh minh họa Chức năng
- Điều khiển đèn chiếu sáng;
- Quản lý cửa kính điện;
- Kiểm soát khoá cửa tự động;
- Chức năng gạt mưa tự động;
- Bảo vệ thiết bị điện tử;
- Dễ dàng kiểm tra và thay thế;
- Kiểm soát dòng điện lớn;
- Bảo vệ các thiết bị nhỏ;
- Tính năng điều khiển từ xa;
- Chẩn đoán lỗi (DTCs - Diagnostic Trouble Codes);
- Hiển thị thông tin trực tiếp;
- Kiểm tra tuân thủ tiêu chuẩn ô nhiễm;
- Kết nối với thiết bị đọc mã lỗi
Bảng 3 2: Hộp Body Control Module 3.3.2 Hệ thống đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu
3.3.2.1 Cấu tạo hệ thống đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu
Hình 3 6: Các vị trí hệ thống đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu
Tên Ảnh minh họa Chức năng
Cụm đèn phía trên hai bên
- Đèn Turn Signal: Báo hiệu rẽ, tăng an toàn giao thông
- Đèn DRL: Tăng tính nhận biết, tăng an toàn giao thông, tiết kiệm năng lượng
- Đèn Headlight: Tạo ánh sáng chính điều hướng,
49 chia chiếu sáng, chức năng chuyển đổi (High Beam/Low Beam), chức năng Flash-to-Pass, cảm biến ánh sáng tự động
- Đèn Fog: chiếu sáng ở độ cao dưới, giảm chói lọi, cải thiện tầm nhìn trước, sử dụng khi có mưa hoặc tuyết, cảm biến tự động
Công tắc điều khiển cụm đèn đầu
- Chức năng đèn vị trí;
- Cảnh báo nguy hiểm hoặc sự cố;
- Hoạy động độc lập từ hệ thống chiếu sáng chính
- Sử dụng khi đỗ xe khẩn cấp
- Chức năng bảo dưỡng phanh
- Điều chỉnh đèn chiếu sáng tự động;
- Chuyển đèn tự động giữa đèn chiếu cao và đèn chiếu thấp;
- Tăng hiệu suất năng lượng
Công tắc đa chức năng, đá pha chuyển pha, tín hiệu
- Điều khiển đèn Turn Signal;
- Điều khiển đèn báo hậu;
- Chức năng Flash-to-Pass
Cụm đèn phía dưới hai bên
- Đèn Turn Signal: Báo hiệu rẽ, tăng an toàn giao thông
- Đèn Stop: báo hiệu dừng lại, chức năng tương thích ABS và ESC, tính năng chống chói lọi, chức năng cảnh báo động cơ, đèn phanh hỗ trợ tăng tính an toàn
Bảng 3 3: Hệ thống chiếu sáng tín hiệu 3.3.2.2 Sơ đồ hệ thống mạch điện và nguyên lí hoạt động đèn đầu
Hình 3 7: Sơ đồ mạch hệ thống đèn đầu có BCM điều khiển trên xe Chevrolet
− Khi công tắc HEADLAMP SWITCH ở vị trí OFF:
Các chân tín hiệu không được nối mass, do đó không có đèn nào sáng
− Khi HEADLAMP SWITCH ở vị trí LOW:
Chân 3, 4 của Headlamp Switch lần nối với chân X1/22, X1/16 của hộp BCM, mass từ chân X4/1, X4/2 của hộp BCM nối vào 2 đèn Headlight làm 2 đèn sáng
− Khi HEADLAMP SWITCH ở vị trí HIGH:
Mass thông qua chân 2 của Turn Signal / Multi- Function Switch đi vào chân X3/11 của hộp BCM làm hộp BCM dùng chân X5/18 điều khiển cuộn cảm Headlamp High Beam Relay làm đóng tiếp điểm, nguồn đi vào bóng đèn làm đèn sáng
− Khi HEADLAMP SWITCH ở vị trí PASSING:
Mass thông qua chân 4 của Turn Signal / Multi- Function Switch đi vào chân X3/17 của hộp BCM làm hộp BCM dùng chân X5/18 điều khiển cuộn cảm Headlamp High Beam Relay làm đóng tiếp điểm, nguồn đi vào bóng đèn làm đèn sáng 1 lần
− Chức năng “Follow Me Home”:
Sau khi tắt máy, đèn Headlight sẽ tự động sáng tiếp một khoảng thời gian ngắn đặt trước (đoạn thời gian này tuỳ theo cấu hình hoặc sự điều chỉnh trong cài đặt của xe)
3.3.2.3 Sơ đồ mạch điện và nguyên lí hoạt động đèn hậu
Hình 3 8: Sơ đồ mạch điện đèn hậu điều khiển bởi hộp BCM trên xe Chevrolet
Hình 3 9: Sơ đồ mạch điện đèn hậu điều khiển bởi hộp BCM trên xe Chevrolet
− Khi HEADLAMP SWITCH ở vị trí PARK:
Mass thông qua chân 3 của Headlamp Switch đi vào chân X1/22 của hộp BCM, làm (+) từ hộp BCM truyền vào các đèn: Park/Turn Signal Lamp, Tail/Brake Lamp, License Plate Lamp để đèn sáng
3.3.2.4 Sơ đồ mạch điện đèn sương mù
Hình 3 10: Sơ đồ mạch điện đèn sương mù có hộp BCM trên xe Chevrolet Cruze
Khi chân 1, 12 của Headlamp Switch lần nối với chân X3/4, X1/9 của hộp BCM, hộp BCM dùng chân X5/13 diều khiển cuộn cảm Front Fog Lamp Relay, làm đóng tiếp điểm, nguồn dương đi vào chân B của 2 đèn Fog Lamp Front Và dùng chân X5/5 diều khiển cuộn cảm Rear Fog Lamp Relay, làm đóng tiếp điểm, nguồn dương đi vào chân B của 2 đèn Fog Lamp Rear
3.3.2.5 Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn tín hiệu xi nhan
Hình 3 11: Sơ đồ mạch hệ thống tín hiệu có hộp BCM điều khiển trên xe Chevrolet
− Khi TURN SIGNAL / MULTI - FUNCTION SWITCH ở vị trí LH (Left): Mass từ chân 1 của TURN SIGNAL / MULTI - FUNCTION SWITCH vào chân X3/12 của hộp BCM, hộp BCM cấp nguồn (+) từ chân X5/1 vào đèn Turn Signal Lamp - Left làm đèn chớp tắt liên tục
− Khi TURN SIGNAL / MULTI - FUNCTION SWITCH ở vị trí RH (Right): Mass từ chân 7 của TURN SIGNAL / MULTI - FUNCTION SWITCH vào chân X3/24 của hộp BCM, hộp BCM cấp nguồn (+) từ chân X4/4 vào đèn Turn Signal Lamp - Right làm đèn chớp tắt liên tục
3.3.2.6 Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn hậu và đèn phanh (Tail/Stop)
Hình 3 12: Sơ đồ mạch điện đèn phanh điều khiển bởi hộp BCM trên xe Chervolet
Khi đạp bàn đạp phanh, tín hiệu từ Brake Pedal Position Sensor truyền vào hộp BCM, làm Stop Lamp sáng
Cảm biến ánh sáng trên xe hoạt động thông qua việc cảm biến quang xác định và kiểm tra mức ánh sáng xung quanh rồi truyền tín hiệu về bộ điều khiển để quyết định có bật đèn pha sáng hay không và sáng ở mức độ nào Cụ thể: nếu bộ điều khiển nhận được tín hiệu sáng yếu thì đèn bật, còn khi đèn đã sáng mà tín hiệu ánh sáng xung quanh đủ thì sẽ tắt đèn Đối với loại có tính năng tự động chuyển pha/cos, cảm biến ánh sáng sẽ thu nhập dữ liệu để bật đèn cos khi ở khu vực có cường độ ánh sáng cao (như trên phố hay nhà dân có đèn) và bật đèn pha khi ở nơi có cường độ ánh sáng yếu
3.3.3 Hệ thống gạt mưa rửa kính
3.3.3.1 Cấu tạo hệ thống gạt mưa rửa kính
Hình 3 13: Vị trí hệ thống gạt mưa rửa kính
Tên Ảnh minh họa Chức năng
Công tắc gạt mưa có chế độ tự động
- Chế độ gạt nhanh và gạt chậm;
- Chế độ gạt mưa cảm biến;
- Chức năng gạt mưa nhấp nháy (Mist);
- Chức năng gạt mưa sau (Rear Wiper);
Mô tơ gạt mưa phía trước xe
- Tốc độ điều chỉnh;chế độ gạt mưa nhấp nháy
- Để cảm biến mưa hoạt động từ đó làm hệ thống gạt mưa rửa kính hoạt động ở trạn thái AUTO
- Tự động điều chỉnh tốc độ gạt mưa;
- Chức năng tự kích hoạt gạt mưa;
- Chức độ AUTO và công tắt Tắt/Bậc;
- Chức năng gạt mưa nhấp nháy (Mist)
Mô tơ bơm nước rửa kính
Bảng 3 4: Hệ thống gạt mưa rửa kính 3.3.3.2 Sơ đồ mạch điện và nguyên lí hoạt động của hệ thống gạt mưa rửa kính
Hình 3 14: Sơ đồ mạch điện hệ thống gạt mưa trước có hộp BCM điều khiển trên xe Chervolet Cruze
Hình 3 15: Sơ đồ mạch điện cảm biến mưa của xe Chervolet Cruze
Hình 3 16: Sơ đồ mạch điện hệ thống rửa kính phía trước có BCM điều khiển trên xe Chervolet Cruze
− Ở vị trí OFF: hệ thống không hoạt động
Chân 1, 2 của Window Wiper / Washer Switch lần lượt nối với chân X3/10, X3/20 của hộp BCM, hộp BCM dùng chân X5/24 để điều khiển từ Windshield Wiper Speed Control Relay và dùng X4/16 điều khiển từ Windshield Wiper Relay làm Windshield Wiper Motor hoạt động ở tốc độ cao
Chân 3, 2 của Window Wiper / Washer Switch lần lượt nối với chân X3/13, X3/20 của hộp BCM, hộp BCM dùng chân X5/24 để điều khiển từ Windshield Wiper Speed Control Relay và dùng X4/16 điều khiển từ Windshield Wiper Relay làm Windshield Wiper Motor hoạt động ở tốc độ thấp
Khi tín hiệu từ chân 3 của cảm biến mưa truyền vào chân X6/16 của hộp BCM làm Windshield Wiper Motor hoạt động
− Khi nhấn công tắc WASHER:
Chân 7 của Window Wiper / Washer Switch nối chân X3/25 của hộp BCM, hộp BCM dùng chân X4/14 điều khiển cuộn cảm của Windshield Washer Pump Relay làm Windshield Washer Pump hoạt động
3.3.4.1 Cấu tạo hệ thống khóa cửa
Hình 3 17: Vị trí hệ thống khoá cửa
Tên Ảnh minh họa Chức năng
- Tích hợp với hệ thống Chống Trộm
Hộp điều khiển khóa cửa từ xa
- Tích hợp hệ thống Chống Trộm;
- Tích hợp với hệ thống khoá thông minh
Con chuột khóa hai bên cửa
- Kết hợp với hệ thống an toàn
Bảng 3 5: Hệ thống Door Lock 3.3.4.2 Sơ đồ mạch điện và nguyên lí hoạt động của hệ thống khóa cửa
Hình 3 18: Sơ đồ công tắc khóa cửa trên xe Chervolet Cruze (Actuators,
Hình 3 19: Sơ đồ công tắc khóa cửa trên xe Chervolet Cruze (Door Latches)
• Nguyên lý hoạt động của hệ thống khóa cửa điều khiển bằng BCM
- Ở vị trí khóa cửa: Khi công tắc nhấn khóa cửa, dòng điện từ chân 19 X2 của BCM qua công tắc ở chân số 4 công tắc qua chân số 1 của công tắc về mass Lúc này tìn hiệu của BCM sẽ xử lý và gửi dòng 12V từ chân 1 X6 của BCM tới chân 3 của motor khóa cửa và qua motor về lại chân 4 X6 của BCM về mass Cơ cấu door lock khóa cửa
- Ở vị trí mở cửa: Khi công tắc nhấn khóa cửa, dòng điện từ chân 15 X2 của BCM qua công tắc ở chân số 3 công tắc qua chân số 1 của công tắc về mass Lúc này tìn hiệu của BCM sẽ xử lý và gửi dòng 12V từ chân 4 X6 của BCM tới chân 3 của motor khóa cửa và qua motor về lại chân 1 X6 của BCM về mass Cơ cấu door lock mở cửa
• Nguyên lý hoạt động của hệ thống khoá cửa điều khiển bằng GIORDON
− Nguồn dương được cấp vào các dây vàng, àng sọc đen, đỏ; cấp nguồn âm vào các dây cam, cam sọc đen, đen Dây trắng và trắng sọc đen nối lần lượt vào 2 đầu của chuột khoá cửa Khi nhấn nút khoá/mở cửa của remote có phôi chìa thì sẽ có dòng đi qua chuột khoá cửa làm nó hoạt động
CHẨN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG
Một số loại hư hỏng phổ biến trên hệ thống điện thân xe ô tô
+ Ắc quy yếu đuối hoặc hỏng hóc:
Tuổi thọ ắc quy: Ắc quy có thể yếu đuối do tuổi thọ Nếu ắc quy đã qua nhiều chu kỳ sạc-xả, nó có thể mất khả năng giữ năng lượng và cần được thay thế Ô nhiễm bề mặt cực: Bề mặt cực của ắc quy có thể bị ô nhiễm bởi khoáng chất và dung dịch acid Điều này gây giảm hiệu suất sạc và xả, dẫn đến yếu đuối của ắc quy
+ Hệ thống sạc không hoạt động: Đầu sạc hỏng: Các bộ phận bên trong đầu sạc, như bộ chỉnh áp và bộ điều khiển, có thể hỏng và không cung cấp đủ điện năng cho ắc quy
Dây cáp sạc hỏng: Dây cáp sạc có thể bị đứt, nứt, hoặc hỏng một cách khác, gây mất kết nối giữa đầu sạc và ắc quy
+ Các dây nối và kết nối:
Nối sai hoặc đứt đoạn: Các dây nối không đúng cách hoặc bị đứt đoạn có thể gây mất kết nối trong hệ thống điện
Kết nối không đúng: Khi lắp đặt hoặc sửa chữa, nếu kết nối không đúng, có thể làm giảm hiệu suất và gây ra vấn đề trong hệ thống
+ Máy phát điện (Alternator) hỏng:
Dây đeo hỏng: Dây đeo kết nối máy phát với động cơ có thể bị đứt hoặc lỏng lẻo
Bộ chỉnh áp hỏng: Nếu bộ chỉnh áp bên trong máy phát không hoạt động đúng cách, có thể dẫn đến không cung cấp đủ điện năng
+ Bộ điều khiển động cơ (Engine Control Unit - ECU) hỏng:
Nước thấm vào: Nước có thể thấm vào ECU, gây hư hỏng và ảnh hưởng đến các chức năng điều khiển động cơ
Lỗi phần mềm: Nếu phần mềm của ECU bị lỗi, nó có thể gây ra vấn đề trong việc điều khiển các thành phần khác trên xe
Lỗi đọc dữ liệu: Các cảm biến gặp vấn đề trong việc đọc dữ liệu, có thể dẫn đến thông tin không chính xác được truyền đến ECU và hệ thống điện tử khác
+ Hỏng hóc ổ cắm và cầu chì:
Oxy hóa hoặc rỉ sét: Các ổ cắm và cầu chì có thể bị oxy hóa hoặc rỉ sét, gây mất điện năng và làm suy giảm hiệu suất hệ thống
+ Bóng đèn và cầu chì đèn hỏng: Đèn cháy hỏng: Bóng đèn có thể cháy hỏng do sử dụng lâu dài hoặc bị đập, làm giảm khả năng chiếu sáng
Cầu chì đèn hỏng: Cầu chì trong mạch đèn có thể đứt đoạn, dẫn đến việc đèn không hoạt động
+ Mô tơ khởi động hỏng:
Coil mô tơ yếu đuối: Coil mô tơ có thể mất hiệu suất vì một số lý do như tuổi thọ hoặc chập điện
Bộ tiếp điểm hỏng: Bộ tiếp điểm của mô tơ có thể bị mài mòn hoặc bám cặn, làm suy giảm khả năng khởi động
+ Hệ thống điều khiển đèn và tín hiệu:
Công tắc lỗi hoặc hỏng: Công tắc đèn và tín hiệu có thể gặp sự cố, gây ra vấn đề trong việc kiểm soát đèn và tín hiệu của xe.
Pan tạo lỗi
Trên mô hình được thiết kế 10 Pan lỗi để phục vụ cho việc thực tập chuẩn đoán thông qua 1 công tắc như:
Hình 4 1: Hình ảnh Pan trên mô hình
+ Pan 1: Cắt đèn cos trái
Dấu hiệu: Khi bật công tắc đèn cos, đèn cos trái không sáng và đèn cos phải sáng
+ Pan 2: Cắt đèn tín hiệu phải
Dấu hiệu: Khi bật công tắc đèn tín hiệu, đèn tín hiệu trái nháy bình thường và đèn tín hiệu phải không sáng
+ Pan 3: Cắt dây motor gập gương
Dấu hiệu: Khi nhấn gập gương, 2 gương chiếu hậu đều không gập lại
+ Pan 4: Cắt dât chỉnh down/up gương bên phải
Dấu hiệu: Khi điều chỉnh down/up gương bên phải, gương không thay đổi
+ Pan 5: Cắt dây motor nâng hạ kính tài xế
Dấu hiệu: Khi nhấn công tắc nâng hạ kính bên tài xế, kính không thay đổi
+ Pan 6: Cắt dây motor nâng hạ kính bên phụ
Dấu hiệu: Khi nhấn công tắc nâng hạ kính bên hành khách, kính nâng hạ bình thường
Còn khi nhấn công tắc nâng hạ kính bên tài xế dùng điều khiển kính bên hành khách, kính không thay đổi
+ Pan 7: Cắt tín hiệu Low Speed công tắc gạt mưa rửa kính đến motor
Dấu hiệu: Khi chuyển sang lần lượt các chế độ của công tắc gạt mưa rửa kính, motor gạt mưa chỉ hoạt động ở chế độ High Speed
+ Pan 8: Cắt tín hiệu High Speed công tắc gạt mưa rửa kính đến motor
Dấu hiệu: Khi chuyển sang chế độ High Speed công tắc gạt mưa rửa kính, motor không hoạt động
+ Pan 9: Cắt chân A của motor gạt mưa rửa kính
Dấu hiệu: Khi từ chế độ High Speed hay Low Speed của công tắc gạt mưa rửa kính về OFF, motor không hoạt động thêm để về vị trí ban đầu mà ngừng ngay lặp tức + Pan 10: Cắt motor cơ cấu chấp hành khóa cửa
Dấu hiệu: Khi nhấn công tắc Door Lock, Door latch assembly – Driver không hoạt động
4.2.1 Pan 1: Cắt đèn cos trái
Hình 4 2: Headlights/Daytime Running Lights (DRL) Schematics (Headlights) 4.2.2 Pan 2: Cắt đèn tín hiệu bên phải
Hình 4 3: Exterior Lights Schematics (Turn Signal Lamps (2 of 2))
4.2.3 Pan 3: Cắt dây motor gập gương
Hình 4 4: Outside Rearview Mirror Schematics (Outside Rearview Mirror) 4.2.4 Pan 4: Cắt dây chỉnh down/up gương bên phải
Hình 4 5: Outside Rearview Mirror Schematics (Outside Rearview Mirror)
4.2.5 Pan 5: Cắt dây motor nâng hạ kính Drive
Hình 4 6: Moveable Window Schematics (Power Windows, Driver Door (AEC)) 4.2.6 Pan 6: Cắt dây motor nâng hạ kính Passenger
Hình 4 7: Moveable Window Schematics (Power Windows, Passenger Door)
4.2.7 Pan 7: Cắt tín hiệu Low Speed công tắc gạt mưa rửa kính đến motor
Hình 4 8: Wiper/Washer Schematics (Front Wiper) 4.2.8 Pan 8: Cắt tín hiệu High Speed công tắc gạt mưa rửa kính đến motor
Hình 4 9: Wiper/Washer Schematics (Front Wiper)
4.2.9 Pan 9: Cắt chân A của motor gạt mưa rửa kính
Hình 4 10: Wiper/Washer Schematics (Front Wiper) 4.2.10 Pan 10: Cắt motor cơ cấu chấp hành khóa cửa
Hình 4 11: Door Lock/Indicator Schematics (Doors and Fuel Flap Actuators
Chẩn đoán hư hỏng
Chẩn đoán hư hỏng trên xe mà một quy trình gồm nhiều các bước quan trọng để có thể đánh giá chính xác bền hư hỏng trên xe và khắc phục hư hỏng đó Các bước chẩn đoán gồm những bước như sau:
+ Bước 1: Thu thập ghi nhận thông tin dấu hiệu hư hỏng
- Ghi nhận dấu hiệu hư hỏng vị trí hư hỏng
- Kiểm tra vấn đề lịch sử sửa chữa khu vực đã từng bị hư hỏng
+ Bước 2: Sử dụng thiết bị chẩn đoán đọc lỗi
- Sử dụng thiết bị chẩn đoán kiểm tra mã lỗi, kiểm tra hệ thống của xe
- Xác định các lỗi cụ thể trên xe
+ Bước 3: Kiểm tra hệ thống hư hỏng vị trí hư hỏng
- Kiểm tra hệ thống hư hỏng, kiểm tra những hệ thống liên quan có kết nối với hệ thống hư hỏng
- Kiểm tra phần cứng, các linh kiện của hệ thống
+ Bước 4: Phân tích và đánh giá hư hỏng
- Thu nhập thông tin đánh giá hư hỏng từ các bước trên
- Xác định nguyên nhân chính
- Đánh giá mức độ hư hỏng và sự cố
+ Bước 5: Sửa chữa và thay thế linh kiện hư hỏng
- Đề xuất các biện pháp sửa chữa và thay thế
- Sửa chữa lỗi trên xe
+ Bước 6: Kiểm tra và xác nhận hoàn thành sửa chữa
- Kiểm tra đánh giá lại kết quả sửa chữa
- Đảm bảo hệ thống hư hỏng và các hệ thống liên quan hoạt động ổn định
4.3.1 Chẩn đoán hư hỏng Pan 1 trên mô hình
+ Bước 1: Thu thập ghi nhận thông tin dấu hiệu hư hỏng
- Bật công tắc đèn pha/cos, đèn chiếu sáng bên trái không sáng ở mọi chế độ
- Dấu hiệu tắc hẳn, không có chập chờn
+ Bước 2: Sử dụng thiết bị chẩn đoán đọc lỗi (không cần sử dụng)
+ Bước 3: Kiểm tra hệ thống hư hỏng vị trí hư hỏng
Hình 4 12: Vị trí hư hỏng ở Pan 1
- Bật chế độ chiếu sáng, kiểm tra khu vực đèn
- Xác định vị trí hư hỏng là đèn chiếu sáng bên trái
- Kiểm tra chân đèn và giắc cắm có thông mạch hoặc có nguồn điện
- Kiểm tra đèn có bị cháy hoặc hư hỏng
+ Bước 4: Phân tích và đánh giá hư hỏng
- Đo chân mass với nguồn mass của mô hình, không có sự thông mạch
- Đèn sáng bình thường khi được kiểm tra rời
- Xác định chân mass của đèn bị đứt
+ Bước 5: Sửa chữa và thay thế linh kiện hư hỏng
- Khắc phụ hư hỏng, đưa công tắc Pan 1 về vị trí OFF
+ Bước 6: Kiểm tra và xác nhận hoàn thành sửa chữa
- Kiểm tra lại hệ thống, bật công tắc pha/cos đèn sáng bình thường,
4.3.2 Chẩn đoán hư hỏng Pan 2 trên mô hình
+ Bước 1: Thu thập ghi nhận thông tin dấu hiệu hư hỏng
- Bật tắt công tắc xi nhan phải, đèn xi nhan bên phải không sáng
- Bật tắt công tắc Hazard đèn xi nhan phải không sáng
+ Bước 2: Sử dụng thiết bị chẩn đoán đọc lỗi (không cần sử dụng)
+ Bước 3: Kiểm tra hệ thống hư hỏng vị trí hư hỏng
Hình 4 13: Vị trí hư hỏng ở Pan 2
- Chuyển công tắc sang chế độ xi nhan, kiểm tra đèn
- Xác định vị trí hư hỏng là đèn xi nhan bên phải
- Kiểm tra chân đèn và giắc cắm có thông mạch hoặc có nguồn điện
- Kiểm tra đèn có bị cháy hoặc hư hỏng
+ Bước 4: Phân tích và đánh giá hư hỏng
- Đo chân dương đèn với chân 4 X4 của hộp BCM, không có sự thông mạch
- Đèn sáng bình thường khi được kiểm tra rời
- Chân 4 X4 của hộp BCM phát ra 12V khi chuyển công tắc sang xi nhan phải
- Xác định chân dương của đèn xi nhan phải nối với chân 4 X4 của hộp BCM bị đứt
+ Bước 5: Sửa chữa và thay thế linh kiện hư hỏng
- Khắc phụ hư hỏng, đưa công tắc Pan 2 về vị trí OFF
+ Bước 6: Kiểm tra và xác nhận hoàn thành sửa chữa
- Kiểm tra lại hệ thống, bật công tắc xi nhan, đèn xi nhan hoạt động bình thường
4.3.3 Chẩn đoán hư hỏng Pan 3 trên mô hình
+ Bước 1: Thu thập ghi nhận thông tin dấu hiệu hư hỏng
- Bật công tắc chỉnh gương điện sang chế độ gập gương, gương chiếu hậu ngoài bên trái không gập gương
+ Bước 2: Sử dụng thiết bị chẩn đoán đọc lỗi (không cần sử dụng)
+ Bước 3: Kiểm tra hệ thống hư hỏng vị trí hư hỏng
Hình 4 14: Vị trí hư hỏng ở Pan 3
- Bật tắt công tắc chỉnh gương điện sang chế độ gập gương, kiểm tra gương chiếu hậu ngoài bên trái
- Xác định vị trí hư hỏng là gương điện chiếu hậu ngoài bên trái
- Kiểm tra chân gương và giắc cắm có thông mạch hoặc có nguồn điện
- Kiểm tra gương có bị cháy hoặc hư hỏng
+ Bước 4: Phân tích và đánh giá hư hỏng
- Đo chân D của gương trái với chân 11 của công tắc, không có sự thông mạch
- Gương gập bình thường khi được kiểm tra rời
- Xác định chân D của gương trái nối với chân 11 của công tắc bị đứt
+ Bước 5: Sửa chữa và thay thế linh kiện hư hỏng
- Khắc phụ hư hỏng, đưa công tắc Pan 3 về vị trí OFF
+ Bước 6: Kiểm tra và xác nhận hoàn thành sửa chữa
- Kiểm tra lại hệ thống, bật công tắc điều chỉnh gương chiếu hậu ngoài, gương gập bình thường
4.3.4 Chẩn đoán hư hỏng Pan 4 trên mô hình
+ Bước 1: Thu thập ghi nhận thông tin dấu hiệu hư hỏng
- Bật công tắc chỉnh gương điện sang chế độ gương bên phải, điều chỉnh gương chiếu hậu ngoài bên phải sang trái phải nhưng gương không thay đổi
+ Bước 2: Sử dụng thiết bị chẩn đoán đọc lỗi (không cần sử dụng)
+ Bước 3: Kiểm tra hệ thống hư hỏng vị trí hư hỏng
Hình 4 15: Vị trí hư hỏng ở Pan 4
- Bật công tắc chỉnh gương điện sang chế độ gương bên phải, kiểm tra gương chiếu hậu ngoài bên phải
- Xác định vị trí hư hỏng là gương chiếu hậu ngoài bên trái
- Kiểm tra chân gương và giắc cắm có thông mạch hoặc có nguồn điện
- Kiểm tra gương có bị cháy hoặc hư hỏng
+ Bước 4: Phân tích và đánh giá hư hỏng
- Đo chân B của gương trái với chân 7 của công tắc, không có sự thông mạch
- Gương chuyển sang trái phải bình thường khi được kiểm tra rời
- Xác định chân B của gương trái nối với công tắc bị đứt
+ Bước 5: Sửa chữa và thay thế linh kiện hư hỏng
- Khắc phụ hư hỏng, đưa công tắc Pan 3 về vị trí OFF
+ Bước 6: Kiểm tra và xác nhận hoàn thành sửa chữa
- Kiểm tra lại hệ thống, bật công tắc chỉnh gương điện sang chế độ gương bên phải, điều chỉnh gương chiếu hậu ngoài bên phải sang trái phải bình thường
4.3.5 Chẩn đoán hư hỏng Pan 5 trên mô hình
+ Bước 1: Thu thập ghi nhận thông tin dấu hiệu hư hỏng
- Bật công tắc nâng hạ kính bên tài xế, motor kính bên tài xế không hoạt động + Bước 2: Sử dụng thiết bị chẩn đoán đọc lỗi (không cần sử dụng)
+ Bước 3: Kiểm tra hệ thống hư hỏng vị trí hư hỏng
Hình 4 16: Vị trí hư hỏng ở Pan 5
- Bật công tắc nâng hạ kính bên tài, kiểm tra motor kính bên tài xế
- Xác định vị trí hư hỏng là motor kính bên tài
- Kiểm tra chân motor và giắc cắm có thông mạch hoặc có nguồn điện
- Kiểm tra motor có bị cháy hoặc hư hỏng
+ Bước 4: Phân tích và đánh giá hư hỏng
- Đo chân B của motor nâng hạ kính bên tài xế với chân 3 của công tắc nâng hạ kính bên tài , không có sự thông mạch
- Motor nâng hạ kính bên tài hoạt động bình thường khi được kiểm tra rời
- Xác định chân B của motor nâng hạ kính bên tài xế nối với chân 3 của công tắc nâng hạ kính bên tài bị đứt
+ Bước 5: Sửa chữa và thay thế linh kiện hư hỏng
- Khắc phụ hư hỏng, đưa công tắc Pan 5 về vị trí OFF
+ Bước 6: Kiểm tra và xác nhận hoàn thành sửa chữa
- Kiểm tra lại hệ thống, bật công tắc nâng hạ kính bên tài xế, motor kính bên tài xế hoạt động bình thường
4.3.6 Chẩn đoán hư hỏng Pan 6 trên mô hình
+ Bước 1: Thu thập ghi nhận thông tin dấu hiệu hư hỏng
- Bật công tắc nâng hạ kính bên tài xế điều khiển kính bên hành khách, motor kính bên hành khách không hoạt động
+ Bước 2: Sử dụng thiết bị chẩn đoán đọc lỗi (không cần sử dụng)
+ Bước 3: Kiểm tra hệ thống hư hỏng vị trí hư hỏng
Hình 4 17: Vị trí hư hỏng ở Pan 6
- Bật công tắc nâng hạ kính bên tài xế điều khiển kính bên hành khách, kiểm tra motor kính bên hành khách
- Xác định vị trí hư hỏng là công tắc nâng hạ kính bên tài xế
- Kiểm tra chân motor và giắc cắm có thông mạch hoặc có nguồn điện
- Kiểm tra motor có bị cháy hoặc hư hỏng
+ Bước 4: Phân tích và đánh giá hư hỏng
- Đo chân 5 của công tắc nâng hạ kính bên tài xế với chân 10 X6 của hộp BCM, không có sự thông mạch
- Motor nâng hạ kính bên tài hoạt động bình thường
- Bật công tắc nâng hạ kính bên hành khách, motor nâng hạ kính bên hành khách hoạt động bình thường
- Xác định chân 5 của motor nâng hạ kính bên tài xế nối với chân 10 X6 của hộp BCM bị đứt
+ Bước 5: Sửa chữa và thay thế linh kiện hư hỏng
- Khắc phụ hư hỏng, đưa công tắc Pan 6 về vị trí OFF
+ Bước 6: Kiểm tra và xác nhận hoàn thành sửa chữa
- Kiểm tra lại hệ thống, bật công tắc nâng hạ kính bên tài xế điều khiển kính bên hành khách , motor kính bên hành khách hoạt động bình thường
4.3.7 Chẩn đoán hư hỏng Pan 7 trên mô hình
+ Bước 1: Thu thập ghi nhận thông tin dấu hiệu hư hỏng
- Bật công tắc gạt mưa ở các chế độ, motor gạt mưa chỉ hoạt động ở chế độ High Speed
+ Bước 2: Sử dụng thiết bị chẩn đoán đọc lỗi (không cần sử dụng)
+ Bước 3: Kiểm tra hệ thống hư hỏng vị trí hư hỏng
Hình 4 18: Vị trí hư hỏng ở PAN 7
- Bật công tắc gạt mưa ở các chế độ, kiểm tra motor gạt mưa
- Xác định vị trí hư hỏng là motor gạt mưa
- Kiểm tra chân motor, relay và giắc cắm có thông mạch hoặc có nguồn điện
- Kiểm tra motor có bị cháy hoặc hư hỏng
+ Bước 4: Phân tích và đánh giá hư hỏng
- Đo chân B của motor gạt mưa với chân relay, không có sự thông mạch
- Motor gạt mưa hoạt động bình thường khi được kiểm tra rời
- Xác định chân B của motor gạt mưa nối với relay bị đứt
+ Bước 5: Sửa chữa và thay thế linh kiện hư hỏng
- Khắc phụ hư hỏng, đưa công tắc Pan 7 về vị trí OFF
+ Bước 6: Kiểm tra và xác nhận hoàn thành sửa chữa
- Kiểm tra lại hệ thống, bật công tắc gạt mưa ở các chế độ, motor hoạt động bình thường
4.3.8 Chẩn đoán hư hỏng Pan 8 trên mô hình
+ Bước 1: Thu thập ghi nhận thông tin dấu hiệu hư hỏng
- Bật công tắc gạt mưa ở các chế độ, motor gạt mưa không hoạt động ở chế độ High Speed
+ Bước 2: Sử dụng thiết bị chẩn đoán đọc lỗi (không cần sử dụng)
+ Bước 3: Kiểm tra hệ thống hư hỏng vị trí hư hỏng
Hình 4 19: Vị trí hư hỏng ở PAN 8
- Bật công tắc gạt mưa ở chế độ High Speed, kiểm tra motor gạt mưa
- Xác định vị trí hư hỏng là motor gạt mưa
- Kiểm tra chân motor, relay và giắc cắm có thông mạch hoặc có nguồn điện
- Kiểm tra motor có bị cháy hoặc hư hỏng
+ Bước 4: Phân tích và đánh giá hư hỏng
- Đo chân D của motor gạt mưa với chân relay, không có sự thông mạch
- Motor gạt mưa hoạt động bình thường khi được kiểm tra rời
- Xác định chân D của motor gạt mưa nối với relay bị đứt
+ Bước 5: Sửa chữa và thay thế linh kiện hư hỏng
- Khắc phụ hư hỏng, đưa công tắc Pan 8 về vị trí OFF
+ Bước 6: Kiểm tra và xác nhận hoàn thành sửa chữa
- Kiểm tra lại hệ thống, bật công tắc gạt mưa ở các chế độ, motor hoạt động bình thường
4.3.9 Chẩn đoán hư hỏng Pan 9 trên mô hình
+ Bước 1: Thu thập ghi nhận thông tin dấu hiệu hư hỏng
- Bật công tắc gạt mưa ở các chế độ, motor gạt mưa không trả về vị trí ban đầu mà ngừng ở đâu motor ngừng ở đó
+ Bước 2: Sử dụng thiết bị chẩn đoán đọc lỗi (không cần sử dụng)
+ Bước 3: Kiểm tra hệ thống hư hỏng vị trí hư hỏng
Hình 4 20: Vị trí hư hỏng ở PAN 9
- Bật công tắc gạt mưa ở các chế độ, kiểm tra motor gạt mưa
- Xác định vị trí hư hỏng là motor gạt mưa
- Kiểm tra chân motor, relay và giắc cắm có thông mạch hoặc có nguồn điện
- Kiểm tra motor có bị cháy hoặc hư hỏng
+ Bước 4: Phân tích và đánh giá hư hỏng
- Đo chân A của motor gạt mưa với chân 17 X4 của hộp BCM, không có sự thông mạch
- Motor gạt mưa hoạt động bình thường khi được kiểm tra rời
- Xác định chân A của motor gạt mưa nối với chân 17 X4 của hộp BCM bị đứt + Bước 5: Sửa chữa và thay thế linh kiện hư hỏng
- Khắc phụ hư hỏng, đưa công tắc Pan 9 về vị trí OFF
+ Bước 6: Kiểm tra và xác nhận hoàn thành sửa chữa
- Kiểm tra lại hệ thống, bật công tắc gạt mưa ở các chế độ, motor hoạt động bình thường
4.3.10 Chẩn đoán hư hỏng Pan 10 trên mô hình
+ Bước 1: Thu thập ghi nhận thông tin dấu hiệu hư hỏng
- Bật/Tắt công tắc khoá cửa, chuột khoá cửa không hoạt động
+ Bước 2: Sử dụng thiết bị chẩn đoán đọc lỗi (không cần sử dụng)
+ Bước 3: Kiểm tra hệ thống hư hỏng vị trí hư hỏng
Hình 4 21: Vị trí hư hỏng ở PAN 10
- Bật/Tắt công tắc khoá cửa, kiểm tra chuột khoá cửa
- Xác định vị trí hư hỏng là chuột khoá cửa
- Kiểm tra chân chuột khoá cửa và giắc cắm có thông mạch hoặc có nguồn điện
- Kiểm tra chuột khoá cửa có bị cháy hoặc hư hỏng
+ Bước 4: Phân tích và đánh giá hư hỏng
- Đo chân của chuột khoá cửa với chân 1 X6 của hộp BCM , không có sự thông mạch
- Chuột khoá cửa hoạt động bình thường khi được kiểm tra rời
- Xác định chân của chuột khoá cửa nối với chân 1 X6 của hộp BCM bị đứt + Bước 5: Sửa chữa và thay thế linh kiện hư hỏng
- Khắc phụ hư hỏng, đưa công tắc Pan 7 về vị trí OFF
+ Bước 6: Kiểm tra và xác nhận hoàn thành sửa chữa
- Kiểm tra lại hệ thống, bật tắt công tắc khoá cửa, chuột khoá cửa hoạt động bình thường
CÁC PHIẾU CÔNG TÁC THỰC HÀNH CHẨN ĐOÁN TRÊN MÔ HÌNH
Thực hành kiểm tra hệ thống chiếu sáng – tín hiệu
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH HỆ THỐNG ĐÈN CHIẾU SÁNG – TÍN HIỆU Công cụ thiết bị thực hiện
STT Thiết bị Số Lượng Ghi chú
1 Mạch điện cho hệ thống chiếu sáng – tín hiệu 1
6 Công tắc bật tắt điều khiển đèn đầu 1
9 Công tắc đa chức năng, đá pha, tín hiệu 1
Bảng 5 1: Bảng dụng cụ thiết bị cho bài thực hành hệ thống Chiếu sáng - tín hiệu
Bộ môn điện tử ô tô PHIẾU THỰC HÀNH Phiếu thực hành số:
Nhóm: KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐÈN CHIẾU
Mục tiêu cần đạt được:
• Tìm hiểu, nghiên cứu và xác định cấu trúc và chức năng của các chi tiết trên
Hệ thống đèn chiếu sáng – đèn tín hiệu
• Dựa vào mạch điện sơ đồ xác định các chân ra, vào của hộp BCM
• Trình bày nguyên lý hoạt động của Hệ thống chiếu sáng – tín hiệu
• Hiểu về mạch điện và vận hành mô hình
• Đánh giá, đề xuất cải tiến (nếu có)
• Khả năng làm việc theo nhóm để thảo luận và giải quyết các sự cố về điện ô tô
1 Xác định lần lượt các chân của: hộp BCM; công tắc điều khiển đèn đầu; công tắc Hazard; relay 5 chân; cảm biến ánh sáng; công tắc đa chức năng, đá pha, tín hiệu và các đèn trong hệ thống chiếu sáng – tín hiệu
2 Mô tả nguyên lý hoạt động của Hệ thống chiếu sáng – tín hiệu Kiểm tra hoạt động của các chi tiết ở các chế độ: đèn pha, đèn cos, đèn fog, đèn DRL, đèn tail, đèn xi nhan, đèn stop; công tắc Hazard
3 Trình bày nguyên lý hoạt động cùng với mạch điện tương ứng của Hệ thống chiếu sáng – tín hiệu
4 Giả định các trực trặc, lên vấn đề, phương án kiểm tra, sửa chữa cho hệ thống
5 Kết luận và đưa ra kiến nghị cho mô hình (nếu có)
6 Giáo viên hướng dẫn đánh giá kết quả
Kiểm tra hệ thống gạt mưa rửa kính
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH HỆ THỐNG GẠT MƯA RỬA KÍNH Công cụ thiết bị thực hiện
STT Thiết bị Số Lượng Ghi chú
1 Mạch điện cho hệ thống gạt mưa rửa kính 1
6 Công tắc gạt mưa có chế độ tự động 1
7 Mô tơ gạt mưa phía trước xe 1
9 Mô tơ bơm nước rửa kính 1
Bảng 5 2: Bảng dụng cụ thiết bị cho bài thực hành hệ thống gạt mưa rửa kính
Bộ môn điện tử ô tô PHIẾU THỰC HÀNH Phiếu thực hành số:
Nhóm: KIỂM TRA HỆ THỐNG GẠT MƯA
• Tìm hiểu, nghiên cứu và xác định cấu trúc và chức năng của các chi tiết trên
Hệ thống gạt mưa rửa kính
• Dựa vào hệ thống sơ đồ xác định các chân ra, vào của hộp BCM
• Trình bày nguyên lý hoạt động của Hệ thống gạt mưa - rửa kính
• Hiểu về mạch điện và vận hành mô hình
• Đánh giá, thống kê đề xuất cải tiến (nếu có)
• Khả năng làm việc theo nhóm để thảo luận và giải quyết các sự cố về điện ô tô
1 Xác định lần lượt các chân đầu vào và đầu ra của: hộp BCM; công tắc gạt mưa có chế độ tự động; cảm biến mưa; mô tơ gạt mưa phía trước xe; mô tơ bơm nước rửa kính
2 Mô tả hoạt động của Hệ thống gạt mưa rửa kính Kiểm tra hoạt động của các chi tiết ở các chế độ: High Speed; Low Speed; INT; nhấn công tắc Washer
3 Trình bày nguyên lý hoạt động cùng với mạch điện tương ứng của Hệ thống gạt mưa rửa kính
4 Giả định các lỗi trực trặc, lên vấn đề, phương án kiểm tra, sửa chữa cho hệ thống 5.Kết luận và đưa ra kiến nghị cho mô hình (nếu có)
6 Giáo viên hướng dẫn đánh giá
Kiểm tra hệ thống nâng hạ kính
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH
STT Thiết bị Số Lượng Ghi chú
1 Mạch điện cho hệ thống gạt mưa rửa kính 1
5 Công tắc nâng hạ kính bên tài xế 1
6 Công tắc nâng hạ kính bên hành khách 1
7 Motor nâng hạ kính bên tài xế 1
8 Motor nâng hạ kính bên hành khách 1
Bảng 5 3: Bảng dụng cụ thiết bị cho bài thực hành hệ thống nâng hạ kính
Bộ môn điện tử ô tô PHIẾU THỰC HÀNH Phiếu thực hành số:
Nhóm: KIỂM TRA HỆ THỐNG NÂNG HẠ
• Tìm hiểu, xác định cấu trúc và chức năng của các chi tiết trên Hệ thống nâng hạ kính
• Dựa vào sơ đồ xác định các chân ra, vào của hộp BCM
• Trình bày nguyên lý hoạt động của Hệ thống nâng hạ kính
• Hiểu về mạch điện và vận hành mô hình
• Đánh giá, đề xuất cải tiến (nếu có)
• Khả năng làm việc theo nhóm để thảo luận và giải quyết các sự cố về điện ô tô
1 Xác định lần lượt các chân của: hộp BCM; công tắc nâng hạ kính bên tài xế; công tắc nâng hạ kính bên hành khách; motor nâng hạ kính bên tài xế; motor nâng hạ kính bên hành khách
2 Mô tả hoạt động của Hệ thống nâng hạ kính Kiểm tra hoạt động của các chi tiết khi nhấn các nút trong công tắc nâng hạ kính bên tài xế và công tắc nâng hạ kính bên hành khách
3 Trình bày nguyên lý hoạt động cùng với mạch điện tương ứng của Hệ thống nâng hạ kính
4 Giả định các trực trặc, lên phương án kiểm tra, sửa chữa cho hệ thống
5 Kết luận và đưa ra kiến nghị cho mô hình (nếu có)
6 Giáo viên hướng dẫn đánh giá và đưa ra kết quả
Kiểm tra hệ thống khoá cửa bằng hộp BCM
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH HỆ THỐNG KHOÁ CỬA BẰNG HỘP BCM Công cụ thiết bị thực hiện
STT Thiết bị Số Lượng Ghi chú
1 Mạch điện cho hệ thống khoá cửa bằng hộp
Bảng 5 4: Bảng dụng cụ thiết bị cho bài thực hành hệ thống khoá cửa bằng hộp
Bộ môn điện tử ô tô PHIẾU THỰC HÀNH Phiếu thực hành số:
Nhóm: KIỂM TRA HỆ THỐNG KHOÁ CỬA
• Tìm hiểu, xác định nguên lý cấu trúc và chức năng của các chi tiết trên Hệ thống khoá cửa bằng hộp BCM
• Dựa vào sơ đồ xác định các chân ra, vào của hộp BCM
• Trình bày nguyên lý cấu tạo hoạt động của Hệ thống khoá cửa bằng hộp BCM
• Hiểu về mạch điện và vận hành mô hình
• Đánh giá, đề xuất cải tiến (nếu có)
• Khả năng làm việc theo nhóm để thảo luận và giải quyết các sự cố về điện ô tô
1 Xác định lần lượt các chân của: hộp BCM; công tắc khoá cửa; chuột khoá cửa
2 Mô tả hoạt động của Hệ thống khoá cửa bằng hộp BCM Kiểm tra hoạt động của các chi tiết khi nhấn công tắc khoá cửa
3 Trình bày nguyên lý hoạt động cùng với mạch điện tương ứng của Hệ thống khoá cửa bằng hộp BCM
4 Giả định các trực trặc, lên phương án kiểm tra, sửa chữa cho hệ thống
5 Kết luận và đưa ra kiến nghị cho mô hình (nếu có)
6 Giáo viên hướng dẫn đánh giá
Kiểm tra hệ thống khoá cửa GIORDON
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH HỆ THỐNG KHOÁ CỬA BẰNG HỘP
GIORDON Công cụ thiết bị thực hiện
STT Thiết bị Số Lượng Ghi chú
1 Mạch điện cho hệ thống khoá cửa bằng hộp
5 Remote điều khiển từ xa có sẵn phôi chìa khóa kiểu gập 1
Bảng 5 5: Bảng dụng cụ thiết bị cho bài thực hành hệ thống khoá cửa bằng hộp
Bộ môn điện tử ô tô PHIẾU THỰC HÀNH Phiếu thực hành số:
Nhóm: KIỂM TRA HỆ THỐNG KHOÁ CỬA
• Tìm hiểu, nguyên lý xác định cấu trúc và chức năng của các chi tiết trên Hệ thống khoá cửa bằng hộp GIORDON
• Dựa vào sơ đồ cấu tạo xác định các chân ra, vào của hộp GIORDON
• Trình bày nguyên lý hoạt động của Hệ thống khoá cửa bằng hộp GIORDON
• Hiểu về mạch điện và vận hành mô hình
• Đánh giá, thống kê đề xuất cải thiện (nếu có)
• Khả năng làm việc theo nhóm để thảo luận và giải quyết các sự cố về điện ô tô
1 Xác định lần lượt các chân của: hộp GIORDON; chuột khoá cửa
2 Mô tả hoạt động của Hệ thống khoá cửa bằng hộp GIORDON Kiểm tra hoạt động của các chi tiết khi nhấn remote điều khiển từ xa có sẵn phôi chìa khóa kiểu gập
3 Trình bày nguyên lý hoạt động cùng với mạch điện tương ứng của Hệ thống khoá cửa bằng hộp GIORDON
4 Giả định các lỗi trực trặc, lên vấn đề, phương án kiểm tra, sửa chữa cho hệ thống
5 Kết luận và đưa ra kiến nghị cho mô hình (nếu có)
6 Giáo viên hướng dẫn đánh giá và đưa ra
Kiểm tra hệ thống gương chiếu hậu
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH HỆ THỐNG GƯƠNG CHIẾU HẬU Công cụ thiết bị thực hiện
STT Thiết bị Số Lượng Ghi chú
1 Mạch điện cho hệ thống gương chiếu hậu 1
4 Công tắc chỉnh gương điện 1
Bảng 5 6: Bảng công cụ thiết bị cho bài thực hành hệ thống gương chiếu hậu
Bộ môn điện tử ô tô PHIẾU THỰC HÀNH Phiếu thực hành số:
Nhóm: KIỂM TRA HỆ THỐNG GƯƠNG
• Tìm hiểu, xác định nguyên lý cấu trúc và chức năng của các chi tiết trên Hệ thống gương chiếu hậu
• Trình bày nguyên lý cấu tạo hoạt động của Hệ thống gương chiếu hậu
• Hiểu về mạch điện và vận hành mô hình
• Đánh giá, thống kê đề xuất cải thiện (nếu có)
• Khả năng làm việc theo nhóm để thảo luận và giải quyết các sự cố về điện ô tô
1 Xác định lần lượt các chân đầu ra và đầu vào của: công tắc điều chỉnh gương điện, gương gập điện
2 Mô tả cấu tạo hoạt động của Hệ thống gương chiếu hậu Kiểm tra hoạt động của các chi tiết khi nhấn công tắc chỉnh gương điện
3 Trình bày nguyên lý hoạt động cùng với mạch điện tương ứng của Hệ thống khoá cửa bằng hộp GIORDON
4 Giả định các vấn đề trực trặc, lên phương án kiểm tra, sửa chữa cho hệ thống
5 Kết luận và đưa ra kiến nghị cho mô hình (nếu có)
6 Giáo viên hướng dẫn đánh giá và đưa ra kết quả
Kiểm tra toàn hệ thống bằng máy chuẩn đoán G-scan 3
HƯỚNG DẪN KẾT NỐI MÁY CHẨN ĐOÁN G-SCAN 3
Máy chẩn đoán G-scan 3 là thiết bị dùng để chẩn đoán cho hầu hết các dòng xe hiện nay Nó thông qua cổng OBD2 để chẩn đoán cho xe
Các bước kết nối máy chẩn đoán với mô hình:
Hình 5 1: Giao diện phần mềm G-scan (chọn Diagnosis)
Hình 5 6: Chọn J( 4th digit of VIN)
Hình 5 10: Chọn Body Control Module Sedan và nhấn OK
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Công cụ thiết bị thực hiện
STT Thiết bị Số Lượng Ghi chú
1 Mạch điện cho hệ thống gương chiếu hậu 1
3 Mô hình hệ thống điện thân xe 1
Bảng 5 7: Bảng dụng cụ thiết bị dành cho bài thực hành chẩn đoán bằng máy chẩn đoán G-scan
Bộ môn điện tử ô tô PHIẾU THỰC HÀNH Phiếu thực hành số:
Nhóm: KIỂM TRA TOÀN HỆ THỐNG BẰNG
• Tìm hiểu đồ thị dữ liệu, chạy thử các chi tiết trên mô hình bằng máy chẩn đoán G-scan
• Trình bày nguyên lý hoạt động của thành phần trong hệ thống
• Hiểu cách kết nối cổng OBD2 với máy chẩn đoán G-scan
• Đánh giá, thống kê đề xuất cải thiện (nếu có)
• Khả năng làm việc theo nhóm để thảo luận và giải quyết các sự cố về điện ô tô
1 Xác định các chân của cổng OBD2 và kết nối cổng OBD2 với máy chẩn đoán
2 Kiểm tra hoạt động của các thiết bị bằng máy chẩn đoán G-scan
3 Đọc lỗi hệ thống trên máy chẩn đoán G-scan
4 Tìm hiểu về data analysis của các chi tiết trên toàn hệ thống
5 Kết luận và đưa ra kiến nghị cho mô hình (nếu có)
6 Giáo viên hướng dẫn đánh giá
5.8 Chẩn đoán cảm biến trên mô hình bằng máy chẩn đoán G-scan 3
Hình 5 11: Hệ thống gạt mưa rửa kính ở chế độ OFF
Hình 5 12: Hệ thống gạt mưa rửa kính ở vị trí LOW
Hình 5 13: Hệ thống gạt mưa rửa kính ở vị trí High
Hình 5 14: Hệ thống gạt mưa rửa kính ở chế độ rửa kính
Hình 5 15: Hệ thống gạt mưa rửa kính ở chế độ AUTO (1 of 5)
Hình 5 16: Hệ thống gạt mưa rửa kính ở chế độ AUTO (2 of 5)
Hình 5 17: Hệ thống gạt mưa rửa kính ở chế độ AUTO (3 of 5)
Hình 5 18: Hệ thống gạt mưa rửa kính ở chế độ AUTO (4 of 5)
Hình 5 19: Hệ thống gạt mưa rửa kính ở chế độ AUTO (5 of 5)
Kết luận: Thông qua việc chẩn đoán hệ thống gạt mưa rửa kính bằng máy chẩn đoán
G-scan cho thấy hệ thống hoạt động bình thường ở các chế độ Mist, High, Low, rửa kính nhưng ở chế độ AUTO, máy chẩn đoán G-scan cho thấy nó hoạt động như ở chế độ INT, nó không nhận tín hiệu từ cảm biến mưa
Hình 5 20: Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên G-scan 3
Kết luận: Thông qua máy chẩn đoán G-scan cho thấy tín hiệu từ cảm biến ánh sáng không kết nối được với hộp BCM
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
Kết luận
Sau quãng thời gian 90 ngày tận tâm tìm hiểu và nghiên cứu, chúng em đã thành công trong việc xây dựng mô hình đồ án tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của Th.S Trần Hữu Quy Qua hành trình này, chúng tôi đã chế tạo thành công mô hình hệ thống điện cho xe Chervolet Cruze 2017, đồng hành cùng sự hỗ trợ chân thành từ giảng viên hướng dẫn
Nhóm chúng em đã đặt ra, triển khai và hoàn thiện mô hình với tinh thần tự giác và sự sáng tạo Điều này không chỉ mang lại cho chúng tôi những kỹ năng mới mẻ mà còn mở rộng kiến thức chuyên sâu Trong quá trình nghiên cứu, chúng em cũng khám phá thêm nhiều hệ thống kiến thức mới và bổ sung những thông tin quan trọng
Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ kiến thức và nguồn tài liệu nghiên cứu, cùng với khó khăn trong việc tìm kiếm trang thiết bị, chúng em đã đối mặt với một số thách thức Mặc dù đã nỗ lực hết sức, nhưng chắc chắn rằng đồ án của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em kính mong nhận được sự thông cảm và đồng thuận từ phía quý thầy cô cũng như đồng hành của chúng em trong hành trình này.
Những kết quả đạt được
− Nghiên cứu được nguyên lý hoạt động của các hệ thống điện thân xe trên một số dòng xe phổ biến ở Việt nam
− Tra cứu được sơ đồ mạch điện hệ thống điện và tài liệu sửa chữa của xe Chervolet Cruze 2017
− Thiết kế được khung mô hình bằng phần mềm Autocad
− Thi công thực hiện mô hình
− Thiết kế được các pan lỗi phục vụ việc chẩn đoán
− Soạn và áp dụng được quy trình xử lý hư hỏng để tìm hiểu và xác định được rõ nguyên nhân hư hỏng trên các pan thiết kế ở mô hình
− Biên soạn được quyển thuyết minh trình bày về cơ sở lý thuyết, quá trình thiết kế mô hình, các dạng hư hỏng trong mạch điện và quá trình chẩn đoán hư hỏng trên màn hình
Những điểm cần cải thiện
− Bố cục và bố trí các thành phần trên mô hình chưa hợp lý và chưa được thẩm mĩ
− Mô hình chưa có các công tắc, vỏ đèn, thiết bị thực tế như trên xe
− Mô hình vẫn chưa hoàn thiện được các thiết bị cảm biến mưa, cảm biến ánh sáng.
Hướng phát triển
Từ các kết quả mà nhóm chúng em đã đạt được sau khi thực hiện và các hạn chế của đề tài thì đề tài của nhóm chúng em vẫn còn nhiều nội dung các phát triển để sản phẩm có thể hoàn chỉnh hơn Do đó, nhóm chúng em xin đề xuất một số hướng phát triển cho đề tài như sau:
− Thiết kế và phát triển lại hệ thống gạt mưa và hệ thống đèn, hoàn thiện lại cảm biến ánh sáng, cảm biến gạt mưa
− Thiết kế thêm các chức năng khác của hệ thống điện thân xe như: còi báo hiệu, đèn trong xe, hệ thống giải trí trên xe,…
Mô hình đồ án của nhóm chúng em đã hoàn thành nhưng do giới hạn về mặt kiến thức nên mô hình vẫn không tránh khỏi những thiếu sót Nhóm chúng em mong nhận được những ý kiến góp ý đóng góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên để có thể hoàn thành hoàn thiện hơn về mặt kiến thức của bản thân
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Văn Dũng, “Giáo trình điện thân xe ô tô”, Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP Hồ Chí Minh
[2] VATC, 15/12/2023, Hệ thống nâng hạ kính ô tô có cấu tạo như thế nào?, https://oto.edu.vn/nang-ha-kinh-o-to/
[3] Hoàng Anh, 19/12/2022, Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các hệ thống nâng hạ kính trên ô tô, https://news.oto-hui.com/cau-tao-nguyen-ly-hoat-dong-cua- cac-he-thong-nang-ha-kinh-tren-o-to/
[4] THOKHOAOTO, 26/03/2020, Những điều bạn nên biết về hệ thống khóa cửa xe ô tô, https://thokhoaoto.com/nhung-dieu-ban-nen-biet-ve-he-thong-khoa- cua-xe-o-to.html
[5] BOMTECH, 6/12/2022, Gương chiếu hậu ô tô: tác dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, https://bomtech.vn/o-to/guong-chieu-hau-o-to-tac-dung-cau-tao- nguyen-ly-hoat-dong
[6] Site Map, Tất tần tật về hệ thống gạt nước mưa trên xe ô tô, https://garavangquan9.com/he-thong-gat-nuoc-mua-tren-o-to
[7] BAO HA AUTO, Sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng trên ô tô, https://baohaauto.vn/so-do-mach-dien-he-thong-chieu-sang-tren-o-to/
[8] Vương Ngọc Thắng, 31/10/2020, HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG VÀ TÍN HIỆU TRÊN XE Ô TÔ, https://shopoto.com.vn/he-thong-chieu-sang-va-tin-hieu- tren-xe-o-to
[9] BOMTECH, 28/5/2022, Sơ đồ mạch điện ô tô: cách đọc, ký hiệu, nguyên lý làm việc, https://bomtech.vn/o-to/so-do-mach-dien-o-to-cach-doc-ky-hieu- nguyen-ly-lam-viec
[10] Thắng, 5/3/2021, [Kiến thức ô tô] Hệ thống điều khiển khóa cửa xe ô tô, https://otomydinhthc.com/kien-thuc-o-to-he-thong-dieu-khien-khoa-cua-xe- o-to/
[11] MANUALS FOR CAR FOR MAINTENANCE AND REPAIR, Chevrolet Cruze, https://cardiagn.com/chevrolet/chevrolet-cruze/