xxi TÓM TẮT KHÓA LUẬN Nghiên cứu đã tập trung vào quá trình trích ly hợp chất polyphenol từ vỏ quả măng cụt bằng phương pháp trích ly hỗ trợ vi sóng.. Đã có nhiều công trình nghiên cứu v
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu và hóa chất
Vỏ măng cụt được thu mua tại cửa hàng dược phẩm tại khu Chợ Lớn quận 5 Thành phố
Hồ Chí Minh với giá giao động từ 30.000 ~ 60.000 Vnđ/kg
Hoá chất được sử dụng trong nghiên cứu mua tại cửa hàng hoá chất SBC Scientific 568/52 Lê Văn Việt, P Long Thạnh Mỹ, Tp Thủ Đức, TP HCM Các hóa chất có nguồn gốc từ Đức, Trung Quốc, Mỹ, Hà Lan và Việt Nam có độ tinh khiết > 95 %
3.2 Quy trình sản xuất bột vỏ măng cụt trong nghiên cứu
3.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình sản xuất bột vỏ măng cụt
Vỏ măng cụt khô sau khi mua từ các cửa hàng dược phẩm sẽ đem đi rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn và những phần không đạt chất lượng, sau đó được sấy đối lưu ở nhiệt độ 50 o C đến đạt độ ẩm 8 % Vỏ măng cụt sau sấy sẽ được nghiền nhỏ bằng máy nghiền bột (DE-500, xuất xứ: China) và được rây qua rây 0.2 mm để các hạt bột trở nên đồng đều, bên cạnh đó cũng góp phần tăng diện tích tiếp xúc giữa hạt bột và dung môi, tăng hiệu suất trích ly Bột sẽ được bảo quản ở nhiệt độ 4 o C cho đến khi sử dụng.
Quy trình trích ly Polyphenol từ bột vỏ măng cụt có hỗ trợ vi sóng
3.3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình trích ly polyphenol từ bột vỏ măng cụt có hỗ trợ vi sóng
\ Bột măng cụt Định lượng Định lượng
Cân bột vỏ măng cụt và ethanol sẽ được định lượng rồi cho vào erlen 100 mL, sau đó dùng màng bọc thực phẩm bao kín miệng các bình Tiếp đến vi sóng theo thời gian và công suất được cài đặt trước Lặp lại tất cả các thí nghiệm, mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần Sau quá trình vi sóng, đem các mẫu ly tâm ở chế độ 3500 vòng/phút, thời gian 25 phút Cuối cùng, tiến hành lọc bỏ bã bằng giấy lọc, thu dịch trích Bảo quản dịch trích trong các lọ tối màu để tránh sự thất thoát do môi trường gây ra.
Nội dung nghiên cứu
Hình 3.3: Sơ đồ nghiên cứu
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly polyphenol từ bột vỏ măng cụt
▪ Khảo sát khả năng chống oxy hóa của polyphenol từ mẫu tối ưu hóa (DPPH và FRAP)
▪ Yếu tố ảnh hưởng: hàm lượng ethanol trong dung môi, tỷ lệ mẫu : dung môi, thời gian vi sóng
▪ Hàm mục tiêu: hàm lượng polyphenol tổng (TPC), khả năng kháng oxy hóa và khử Fe 3+
▪ Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng ethanol trong dung môi trong khoảng 50 % - 90 %
▪ Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ mẫu : dung môi (w/v), trong khoảng 1:10 đến 1:30
▪ Khảo sát ảnh hưởng của công suất vi sóng, trong khoảng 180 W- 900 W
▪ Khảo sát ảnh hưởng của thời gian vi sóng
Thống kê và quy hoạch thực nghiệm, tối ưu hóa quá trình trích ly polyphenol từ
Khảo sát một số tính chất của lượng polyphenol thu được từ mẫu tối ưu hóa
3.4.2 Khảo sát sự ảnh hưởng của các điều kiện trích ly polyphenol từ bột vỏ măng cụt a Thí nghiệm 1: Khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng ethanol trong dung môi đến quá trình trích ly polyphenol từ bột vỏ quả măng cụt
Mục đích: Khảo sát sự ảnh hưởng của các hàm lượng ethanol khác nhau đến quá trình trích ly và tìm ra giá trị tối ưu nhất để trích ly polyphenol
Cách tiến hành: Tiến hành trích ly polyphenol từ vỏ quả măng cụt theo sơ đồ Hình 3.2 với các thông số khảo sát và thông số cố định theo Bảng 3.1 dưới đây Sau đó xác định hàm lượng polyphenol và chọn hàm lượng ethanol trong dung môi tối ưu nhất Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần
Bảng 3 1: Bảng khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng ethanol trong dung môi đến quá trình trích ly
Thông số khảo sát Hàm lượng ethanol trong dung môi (%) 50 60 70 80 90
Tỷ lệ mẫu : dung môi (g/mL) 15:1
Thời gian vi sóng (s) 90 b Thí nghiệm 2: Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ bột vỏ măng cụt và dung môi (ethanol) đến quá trình trích ly
Mục đích: Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ mẫu : dung môi đến hiệu suất trích ly polyphenol, từ đó tìm ra giá trị thích hợp nhất cho quá trình tối ưu hóa
Cách tiến hành: Tiến hành trích ly theo sơ đồ Hình 3.2 với các thông số khảo sát và thông số cố định theo Bảng 3.2 dưới đây Sau đó xác định hàm lượng polyphenol và chọn tỷ lệ mẫu : dung môi tối ưu nhất Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần
Bảng 3.2: Bảng khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ bột vỏ măng cụt và dung môi ethanol đến quá trình trích ly
Thông số khảo sát Tỷ lệ mẫu : dung môi (g/ml) 10:1 15:1 20:1 25:1 30:1
Hàm lượng ethanol trong dung môi (%) Kết quả thu được ở thí nghiệm 1
Thời gian vi sóng (s) 90 c Thí nghiệm 3: Khảo sát sự ảnh hưởng của công suất vi sóng đến quá trình trích ly polyphenol từ bột vỏ quả măng cụt
Mục đích : Khảo sát sự ảnh hưởng của các công suất vi sóng khác nhau đến quá trình trích ly.
Cách tiến hành: Tiến hành trích ly theo sơ đồ Hình 3.2 với các thông số khảo sát và thông số cố định theo Bảng 3.3 dưới đây Sau đó xác định hàm lượng polyphenol và chọn công suất tối ưu nhất Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần
Bảng 3.3: Bảng khảo sát sự ảnh hưởng của công suất vi sóng đến quá trình trích ly
Thông số khảo sát Công suất vi sóng (W) 180 360 540 720 900
Hàm lượng ethanol trong dung môi (%) Kết quả thu được ở thí nghiệm 1
Tỷ lệ mẫu : dung môi (g/mL) Kết quả thu được ở thí nghiệm 2
Thời gian vi sóng (s) 90 d Thí nghiệm 4: Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian vi sóng đến quá trình trích ly polyphenol từ bột vỏ măng cụt
Mục đích: Khảo sát sự ảnh hưởng của các khoảng thời gian vi sóng khác nhau đến quá trình trích ly polyphenol từ bột vỏ măng cụt
Cách tiến hành: Tiến hành trích ly theo sơ đồ Hình 3.2 với các thông số khảo sát và thông số cố định theo Bảng 3.4 dưới đây Sau đó xác định hàm lượng polyphenol và chọn thời gian tối ưu nhất Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần
Bảng 3.4: Bảng khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian vi sóng đến quá trình trích ly
Thông số khảo sát Thời gian vi sóng (s) 20 40 60 80 100
Hàm lượng ethanol trong dung môi (%) Kết quả thu được ở thí nghiệm 1
Tỷ lệ mẫu : dung môi (g/mL) Kết quả thu được ở thí nghiệm 2
Công suất vi sóng (W) Kết quả thu được ở thí nghiệm 3
3.4.3 Tối ưu hóa các điều kiện trích ly polyphenol từ quả măng cụt
Mục đích: Quá trình tối ưu hóa được thực hiện nhằm tìm ra các điều kiện tối ưu để đạt được hiệu suất trích ly polyphenol cao nhất trong việc trích ly polyphenol từ bột vỏ măng cụt Điều này thực hiện bằng cách thay đổi các yếu tố như hàm lượng ethanol trong dung môi, tỷ lệ mẫu : dung môi, thời gian vi sóng, quá trình tối ưu hóa giúp xác định các giá trị tối ưu của các yếu tố này
Sau khi tiến hành khảo sát các yếu tố, thu được thông số cho kết quả TPC cao nhất Các yếu tố này đã được tối ưu hóa bằng phương pháp RSM (Response Surface Methodology) với sự hỗ trợ từ phần mềm Expert design Các thí nghiệm đã được thiết kế để đánh giá mức độ ảnh hưởng và tương tác của các yếu tố: nồng độ ethanol, tỷ lệ mẫu : dung môi, thời gian vi sóng đến hàm lượng polyphenol, cũng như khả năng kháng oxy hóa DPPH và FRAP Mô hình thiết kế được sử dụng là mô hình BBD (Box-Behnken Design) Các yếu tố đã được mã hóa thành các biến X1, X2, X3 và giá trị của các biến này được biểu diễn ở 3 mức khác nhau: -1, 0, +1 tương ứng với mức độ thấp, trung bình và cao
Thiết kế BBD xác định gồm 15 thí nghiệm, trong đó có 3 thí nghiệm tại tâm và 12 thí nghiệm tổ hợp Lặp lại 3 lần mỗi thí nghiệm và lấy giá trị trung bình giữa 3 lần đo làm kết quả
Quá trình trích ly thực hiện tương tự như các bước xác định thông số cố định ban đầu (Hình
Các hàm mục tiêu được xác định theo phương trình:
Y - hàm mục tiêu β1 - Hằng số β1, β2, β3 - Các hệ số tuyến tính β1β2, β2β3, β2β3 - Các hệ số tương tác của 3 biến β11, β22, β33 - Các hệ số bậc 2
Sau khi thực hiện xong 15 thí nghiệm, tiến hành xác định hàm lượng polyphenol tổng (TPC) và khả năng kháng oxy hóa của polyphenol (DPPH + FRAP) Nhận xét và bàn luận về kết quả ANOVA, đồ thị RSM và hàm mục tiêu thu được Sau đó, tiến hành thực nghiệm với các thông số tối ưu đã được chỉ ra từ mô hình.
Phương pháp phân tích
3.5.1 Phương pháp xác định hàm lượng polyphenol tổng (TPC) a Nguyên tắc:
Phương pháp Folin-Ciocallateu là một phản ứng dựa trên sự chuyển điện tử để đo khả năng khử của chất chống oxy hóa, phương pháp này sử dụng màu xanh tạo ra từ phức giữa polyphenol và một chất oxy hóa mạnh để đo tổng hàm lượng polyphenol trong mẫu thực phẩm [49] b Cách tiến hành:
Chuẩn bị các dung dịch:
Xây dựng đường chuẩn Acid gallic:
Chuẩn bị dung dịch acid gallic với nồng độ 1000 mg/l
Nồng độ acid gallic pha loãng với nước cất 20, 40, 60, 80, 100 mg/l Hút 2 mL mỗi nồng độ vào ống nghiệm, thêm 5 mL dung Folin - Ciocalteu 10 % ủ 5 phút trong tối Sau đó, thêm 4 mL dung dịch Na2CO3 7.5 %, tiếp tục ủ trong tối trong 1 giờ Đo độ hấp thụ ở bước sóng 765 nm
Xác định hàm lượng polyphenol tổng: hút 2 mL mẫu (pha loãng 100 lần) vào ống nghiệm, thêm
5 mL dung dịch thuốc thử Folin - Ciocalteu 10 % ủ tối 5 phút Sau đó thêm 4 mL dung dịch
Na2CO3 7.5 % ủ tối 1 giờ Đo độ hấp thụ ở bước sóng 765 nm (lặp lại thí nghiệm 3 lần)
Hình 3.4: Đường chuẩn Gallic Acid c Công thức tính
TPC (mg GAE/g mẫu khô) = (A−b)×D×V m×1000×DW × 100%
Trong đó: A - Giá trị hấp thụ của mẫu ở 765 nm b - Điểm cắt trục y của đường chuẩn
M - Độ dốc của đường chuẩn độ y = 0.0193x
V - Thể tích dịch trích (mL)
3.5.2 Phương pháp xác định khả năng kháng oxy hóa (DPPH) a Nguyên tắc:
Phương pháp DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl) dựa trên khả năng của các chất trong mẫu khử radical DPPH Radical DPPH có màu tím và khi bị khử, nó mất màu, cho phép đo độ hấp thụ ánh sáng và ước lượng khả năng kháng oxy hóa b Cách tiến hành:
Chuẩn bị dung dịch DPPH - methanol 0.1 mM
− Xác định khả năng kháng oxy hóa: Hút 0.1 mL dịch chiết của mẫu (pha loãng 100 lần) được cho vào 3.9 mL dung dịch DPPH - methanol trong ống nghiệm, lắc đều và ủ trong bóng tối 30 phút ở nhiệt độ 30 phòng (30 o C) Độ hấp thụ được đo ở bước sóng 517 nm, mẫu đối chứng là dung dịch DPPH - methanol Lấy giá trị trung bình của 3 lần lặp
− Xây dựng đường chuẩn trolox:
Dung dịch chuẩn gốc trolox (1000 mg/L)
Nồng độ của trolox pha loãng với nước cất (0.02, 0.04, 0.06, 0.08, 0.1 mg/mL) 0.1 mL mỗi nồng độ được hút vào ống nghiệm sau đó thêm 3.9 mL dung dịch DPPH methanol Lắc đều và ủ tối 30 phút Độ hấp thụ được đo ở bước sóng 517 nm
Hình 3.5: Đường chuẩn Trolox c Công thức tính:
- Xác định % ức chế DPPH
Trong đó: Ao: Độ hấp thụ quang của mẫu đối chứng
Am: Độ hấp thụ quang của mẫu thử
− Xác định hàm lượng kháng oxy hóa:
DPPH (mgTE/g mẫu khô) = a × V × D m × DW Trong đó: a: Nồng độ trolox (giá trị x) từ đường chuẩn (mg/mL)
V: Thể tích dịch trích (mL)
DW: Hàm lượng chất khô của mẫu thử (%) y = 280.79x R² = 0.996
Nồng độ Trolox (mg/ml)
3.5.3 Phương pháp xác định khả năng kháng oxy hóa bằng khả năng khử Fe 3+ a Nguyên tắc:
Phương pháp FRAP dựa trên khả năng khử của các chất trong mẫu đối với ion Fe 3+ Các chất khử trong mẫu chuyển đổi ion Fe 3+ thành ion Fe 2+ , tạo ra một phản ứng oxy hóa khử màu Đo độ hấp thụ ánh sáng của phản ứng này để đánh giá khả năng kháng oxy hóa b Cách tiến hành:
Chuẩn bị các dung dịch: Đệm phosphate 0.2 M (pH = 6.6)
- Xác định khả năng kháng oxy hóa bằng khử Fe 3+ :
Lấy 200 àl dịch chiết cỏc mẫu vào cỏc ống nghiệm và một ống nghiệm lấy 200 àl nước, thờm 600 àl K3Fe(CN)6, 600 àl đệm phosphat 6.6 Sau đú đem đi lắc 50 o C trong 20 phỳt
Thờm 600 àl TCA, 2000 àl H2O, 400 àl FeCl3.6H2O, lắc đều Đo hấp phụ quang phổ ở
700 nm Mỗi phép đo được lặp lại 3 lần
- Xây dựng đường chuẩn FRAP
Pha loãng acid ascorbic lần lượt với các nồng độ: 0.001, 0.002, 0.003, 0.004, 0.005 (mg/mL)
Lấy 200 àl cỏc dung dịch acid ascorbic đó pha loóng vào cỏc ống nghiệm và một ống nghiệm lấy 200 àl nước, thờm 600 àl K3Fe(CN)6, 600 àl đệm phosphat 6.6 vào cỏc ống nghiệm này Sau đó đem đi lắc ở tủ lắc 50 o C trong 20 phút
Thờm 600 àl TCA, 2000 àl H2O, 400 àl FeCl3.6H2O, lắc đều Sau đú đo hấp phụ quang phổ ở 700 nm Tiến hành dựng đường chuẩn acid ascorbic tương ứng với từng nồng độ acid ascorbic
Hình 3.6: Đường chuẩn Ascorbic Acid c Công thức tính:
FRAP (mgAAE/g mẫu) = x × DF × V m Trong đó: DF: hệ số pha loãng
V: thể tích dịch trích ly (mL) m: khối lượng mẫu đem đi trích ly (g) x: giá trị x được tính từ đường chuẩn với y là giá trị hấp thụ của mẫu đo được
3.5.4 Phương pháp quy hoạch thực nghiệm
Phương pháp đáp ứng bề mặt (Response Surface Methodology - RSM) đã được sử dụng để tối ưu hóa các điều kiện trích ly polyphenol với sự hỗ trợ của vi sóng Quá trình trích ly này bao gồm ba yếu tố quan trọng là hàm lượng ethanol trong dung môi (X1), tỷ lệ mẫu : dung môi (X2) và thời gian vi sóng (X3) Để tối ưu hóa quá trình trích ly, phương pháp Box-Behnken đã được áp dụng Tổng cộng, đã thiết kế được 15 thí nghiệm và mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
Phương pháp xử lý số liệu
Quy trình tối ưu hóa đã được thiết kế dựa trên sự hỗ trợ của phần mềm Expert Design 11.0, một công cụ phân tích và thiết kế thí nghiệm Dữ liệu thu thập được đã được phân tích và y = 14.436x
Nồng độ acid ascorbic (mg/ml) Đường chuẩn Ascorbic
25 thống kê bằng phần mềm Minitab 20, một phần mềm phổ biến trong lĩnh vực thống kê Các biểu đồ liên quan đã được vẽ bằng phần mềm Microsoft Excel 2016 - công cụ mạnh mẽ để tạo và trình bày dữ liệu Để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của kết quả, các thí nghiệm đã được bố trí và thực hiện lặp lại 3 lần
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly polyphenol từ vỏ quả măng cụt có hỗ trợ vi sóng
có hỗ trợ vi sóng
4.1.1 Ảnh hưởng của hàm lượng ethanol trong dung môi đến quá trình trích ly polyphenol từ vỏ quả măng cụt
Hình 4.1: Ảnh hưởng của hàm lượng ethanol trong dung môi đến hàm lượng TPC trích ly từ vỏ măng cụt Các ký hiệu abcd khác nhau cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p 4, chứng tỏ mô hình này có mức độ rời rạc nằm trong phạm vi cho phép, phương trình biểu diễn mô hình cho hàm lượng DPPH (Y2) là:
Theo kết quả phân tích ANOVA trong Bảng 4.7, giá trị p-value cho mô hình (Model) là có ý nghĩa với p < 0.05, cho thấy mô hình có khả năng giải thích dữ liệu Giá trị Lack of fit là 0.4555, theo Bảng 4.8 giá trị R² hiệu chỉnh và R² dự đoán của mô hình lần lượt là 0.9766 và 0.9045, cho thấy mô hình có độ phù hợp tốt Mô hình sẽ được kiểm tra bằng cách thực hiện các mẫu kiểm chứng Giá trị độ chính xác phù hợp là 23.5043, với giá trị lớn hơn 4, chứng tỏ mô hình này có mức độ rời rạc nằm trong phạm vi cho phép Dưới đây là phương trình biểu diễn mô hình cho hàm lượng FRAP (Y3):
4.2.3 Biểu đồ đáp ứng bề mặt a Biểu đồ đáp ứng bề mặt về tương tác của các yếu tố đến hàm lượng polyphenol
Hình 4.5: Biểu đồ đáp ứng bề mặt thể hiện tương tác của các yếu tố với hàm lượng polyphenol (a Tỷ lệ mẫu : dung môi và hàm lượng ethanol trong dung môi, b Thời gian vi sóng và hàm lượng ethanol trong dung môi, c Thời gian vi sóng và tỷ lệ mẫu : dung môi)
Mô hình 3D thể hiện mối tương quan giữa 2 yếu tố và 1 yếu tố được giữ cố định tại tâm Dựa vào kết quả từ Bảng 4.3 và Hình 4.5 thấy rằng: yếu tố tỷ lệ mẫu : dung môi (X2) có giá trị p rất thấp (p = 0.0002), cho thấy mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đến hàm lượng polyphenol là rất lớn Điều này cho thấy yếu tố tỷ lệ mẫu : dung môi có vai trò quan trọng trong quá trình trích ly polyphenol Thời gian vi sóng (X3) cũng có tác động đáng kể đến hàm lượng polyphenol với giá trị p = 0.0215 Tuy nhiên, tác động này có mức độ thấp hơn so với yếu tố tỷ lệ mẫu : dung môi Bên cạnh đó, ở bậc 1 tác động của hàm lượng ethanol trong dung môi (X1) không ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng polyphenol (p = 0.7285 > 0.1) Tuy nhiên, yếu tố này lại có tác động mạnh mẽ đến hàm lượng polyphenol khi tương tác với thời gian vi sóng (p = 0.0006)
39 Điều này cho thấy tương tác giữa hàm lượng ethanol trong dung môi và thời gian vi sóng có vai trò quan trọng trong sự biến đổi hàm lượng polyphenol Tương tác bậc hai của cả ba yếu tố: hàm lượng ethanol trong dung môi, tỷ lệ mẫu : dung môi và thời gian vi sóng (X1X2, X1X3,
X2X3) đều có tác động mạnh mẽ đến hàm lượng polyphenol với giá trị p < 0.005 Điều này cho thấy tương tác giữa các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả của mô hình
Tóm lại, kết quả từ mô hình 3D và các yếu tố tương quan cho thấy yếu tố tỷ lệ mẫu : dung môi, thời gian vi sóng và tương tác bậc hai đóng vai trò quan trọng trong xác định hàm lượng polyphenol b Biểu đồ đáp ứng bề mặt về các tương tác của các yếu tố đến hàm lượng DPPH
Dựa vào kết quả từ Bảng 4.5 và Hình 4.6, ta có thể rút ra các nhận xét sau về mô hình 3D và tương quan giữa các yếu tố:
• Yếu tố hàm lượng ethanol trong dung môi (X1) ở bậc 1 có giá trị p rất thấp (p = 0.0006), cho thấy mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đến khả năng dập tắt gốc tự do DPPH là rất lớn Điều này cho thấy hàm lượng ethanol trong dung môi đóng vai trò quan trọng trong quá trình dập tắt gốc tự do DPPH
• Tỷ lệ mẫu : dung môi (X2) ở bậc 1 cũng có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng dập tắt gốc tự do DPPH với giá trị p = 0.0005, tương tự như yếu tố hàm lượng ethanol trong dung môi Điều này cho thấy tỷ lệ mẫu : dung môi cũng đóng vai trò không kém so với hàm lượng ethanol trong dung môi trong quá trình dập tắt gốc tự do DPPH
Kiểm chứng điều kiện tối ưu
Tiến hành trích ly mẫu tối ưu với các điều kiện thông số đã được khảo sát trước đó:
Hàm lượng ethanol trong dung môi (%) 80
Tỷ lệ mẫu : dung môi (g/mL) 1:25
Giá trị trên thực nghiệm 58.13 ± 1.15 439.89 ± 7.01 46.76 ± 1.42
Tiến hành thực nghiệm kiểm chứng sau khi thu được các thông số tối ưu hóa, chúng tôi thu được kết quả về hàm lượng TPC là 58.13 ± 1.15 mgGAE/g mẫu khô Có thế thấy được kết quả từ thí nghiệm tối ưu hóa khá sát so với kết quả mà phần mềm dự đoán Ngoài ra, lượng TPC thực tế thu được cao hơn so với dự đoán và cao hơn so với các nghiên cứu khác (TPC 46.16 ± 0.18) [47], nên có thể kết luận rằng các thông số tối ưu hóa thu được từ nghiên cứu này là hoàn toàn hợp lý
Mẫu polyphenol trích ly được từ thí nghiệm kiểm chứng tiếp tục được đánh giá khả năng chống oxy hóa Kết quả thu được FRAP bằng 46.76 ± 1.42 mgAAE/g mẫu khô và DPPH là 439.89 ± 7.01 mgTE/g mẫu khô So với kết quả nghiên cứu của Sukatta và đồng nghiệp (2013) là 25.2 ± 2.5 mg TE/mẫu, giá trị DPPH đo được thực nghiệm cao hơn rất nhiều