1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản việt nam xuất khẩu

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU
Tác giả NGUYỄN THỊ THUỶ
Người hướng dẫn TS. Lương Thu Hà
Trường học TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Chuyên ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thể loại ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 226,33 KB

Nội dung

Đề án nàyđược kết cấu theo 3 chương như sau:Chương I: Cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuấtkhẩu trong các doanh nghiệpChương II: Phân tích khả năng cạnh tranh của hàng n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-o0o -ĐỀ ÁN MÔN HỌC

Tên đề tài:

NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG

SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU

Giáo viên hướng dẫn: TS Lương Thu Hà

Hà Nội, 12/2016

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM NÔNG SẢN XUẤT KHẨU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 6

1.1 Tổng quan về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 6

1.1.1 Quan niệm về khả năng cạnh tranh và cạnh tranh 6

1.1.2 Khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu 6

1.1.2.1 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu so với các đối thủ cạnh tranh 6

1.1.2.2 Chất lượng nông sản xuất khẩu ngày càng được nâng cao 7

1.1.2.3 Giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu so với các đối thủ cạnh tranh 7

1.1.2.4 Chính sách và chiến lược lưu thông 7

1.1.2.5 Thị phần xuất khẩu trên các thị trường 8

1.2 Nội dung và phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu 8

1.2.1 Nội dung 8

1.2.1.1 Lợi thế cạnh tranh của hàng hóa 8

1.2.1.2 Đánh giá thông qua sự biểu hiện quy mô số lượng sản phẩm đó trên thị trường 9

1.2.1.3 Nội dung đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu còn được đánh giá về mặt xã hội 9

1.2.1.4 Phải phát huy các tiềm năng như 9

1.2.2 Phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu 10

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 12

2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp của Việt Nam thời gian qua: 12

2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam 14

2.2.1 Kim ngạch nông sản xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước:

Trang 3

2.2.2 Cơ cấu các nhóm hàng nông sản xuất khẩu: 16

2.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam 18

2.2.4 Khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới 20

2.2.4.1 Mặt hàng gạo xuất khẩu 20

2.2.4.2 Cà phê xuất khẩu 22

2.2.4.3 Nhân điều xuất khẩu 24

2.2.4.4 Cao su 25

2.2.4.5 Mặt hàng chè xuất khẩu 26

2.3 Đánh giá chung khả năng cạnh tranh mặt hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam 26

2.3.1 Những lợi thế chung 26

2.3.2 Những bất lợi 27

2.3.3 Nguyên nhân 28

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM 30

3.1 Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của Việt Nam 30

3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam thời kỳ 2016-2020 31

3.2.1 Giải pháp về thị trường 31

3.2.2 Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm 32

3.2.3 Huy động vốn đầu tư đổi mới công nghệ 32

3.2.4 Tổ chức mạng lưới thu mua đồng bộ 33

3.2.5 Hỗ trợ lãi suất tín dụng xuất khẩu đối với nông dân và những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản chế biến 33

3.2.6 Ổn định giá cả cho người nông dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản xuất khẩu 34

KẾT LUẬN 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ viết đầy đủ

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam 12

Biểu 2.2: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế 14

Biểu 2.3: GDP của Việt Nam và tình hình xuất khẩu 14

Biểu 2.4: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu phân theo nhóm hàng 16

Biểu 2.5: Khối lượng và kim ngạch một số mặt hàng nông sản xuất khẩu 18

Biểu 2.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam 19

Biểu 2.7: Kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam 21

Biểu 2.8: Giá gạo Việt Nam và Thái Lan năm 2015 (USD/tấn) 22

Biểu 2.9: Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê 23

Biểu 2.10: Tình hình xuất khẩu điều Việt Nam 24

Biểu 2.11: Tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam 25

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Đối với Việt Nam xuất khẩu đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế: xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong GDP cả nước, thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế xã hội Việt Nam là một nước nông nghiệp, trong cơ cấu xuất khẩu thì hàng nông sản mặc dù cơ

sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn thấp kém, nhưng chúng ta còn nhiềm tiềm năng chưa được khai thác hợp lý, nhất là đất đai, lao động, điều kiện khí hậu, thời tiết và nguồn tài nguyên thiên nhiên Cùng với trình độ quản lý yếu kém, chính sách thương mại chưa hợp lý, kinh nghiệm uy tín trên thị trường còn non yếu Do vậy, mà khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và hàng nông sản xuất khẩu nói riêng còn rất thấp mà chúng ta phải chịu nhiều thua thiệt Do vậy, chiến lược phát triển ngành nông nghiệp hướng xuất khẩu, hợp tác khoa học - công nghệ với bên ngoài, tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu nâng cao vị thế của hàng nông sản trên thị trường thế giới là tất yếu khách quan và cũng là yêu cầu cấp bách trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta trong trước mắt cũng như lâu dài Việt Nam cần chủ động và đón đầu quá trình chuyển động lớn lao này nhằm tranh thủ những cơ hội tốt nhất cho chiến lược phát triển kinh tế đất nước

Nhận thấy được điều đó, em đã lựa chọn đề tài “Nâng cao khả năng cạnh

tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu ” làm đề án của mình Đề án này

được kết cấu theo 3 chương như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu trong các doanh nghiệp

Chương II: Phân tích khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam thời gian qua.

Chương III: Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu trong tình hình hiện nay.

Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu, về tài liệu thu thập, hàng hóa và thị trường lại là những lực lượng đầy biến động nên không thể tránh khỏi sự thiếu sót về sự cập nhật thông tin Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của thầy cô

để bài viết được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn

Trang 7

1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM NÔNG SẢN XUẤT KHẨU TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh

1.1.1 Quan niệm về khả năng cạnh tranh và cạnh tranh

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của

nó trên thị trường Theo cách hiểu này thì doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự sản phẩm của doanh nghiệp khác nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là khả năng cạnh tranh cao hơn

Do đó, khả năng cạnh tranh có thể hiểu là năng lực nắm vững thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được Vì vậy khi thị phần tăng lên cho thấy khả năng cạnh tranh được nâng cao Hay có thể hiểu khả năng cạnh tranh là khả năng tồn tại và vươn lên trên thị trường cạnh tranh duy trì được lợi nhuận và thị phần trên thị trường của sản phẩm của doanh nghiệp

1.1.2 Khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu

Mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của đất nước chiếm tỷ trọng lớn

về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển mạnh, có nhiều lợi thế về mặt tự nhiên Tuy vậy, muốn chiếm được tỷ phần lớn thu nhiều lợi nhuận trong hoạt động xuất khẩu nông sản vẫn còn là mục tiêu chiến lược của ngành trong thời gian tới

Trước hết ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm khi đưa vào thị trường quốc tế, khả năng cạnh tranh của hàng nông sản được xem xét trên các mặt chủ yếu sau đây:

1.1.2.1 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu so với các đối thủ cạnh tranh

Số lượng thể hiện quy mô của mặt hàng xuất khẩu Số lượng liên quan đến việc xác định tỷ phần của nước ta so với các đối thủ cạnh tranh lớn Nó còn nói lên mức độ ảnh hưởng hay mức độ chi phối đối với thị trường mặt hàng ấy

Một nước có quy mô xuất khẩu lớn chính là nước chiếm được tỷ phần lớn trên thị trường nhưng sức mạnh cạnh tranh còn được đánh giá thông qua mức độ

Trang 8

tăng quy mộ đặc biệt là lợi nhuận thu về từ việc xuất khẩu số lượng mặt hàng ấy Kim ngạch là lượng tiền bằng ngoại tệ thu về từ công việc xuất khẩu Kim ngạch lớn hơn với cùng một số lượng xuất khẩu như nhau chứng tỏ việc xuất khẩu đạt hiệu quả - Sản phẩm xuất khẩu đó có vị thế trên thị trường hay có sức cạnh tranh lớn

Thông thường những nước có kim ngạch lớn, quy mô xuất khẩu lớn so với các đối thủ khác của họ thường có sức cạnh tranh cao

1.1.2.2 Chất lượng nông sản xuất khẩu ngày càng được nâng cao

Chất lượng phải được nâng cao từ tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và lưu thông Có như vậy mặt hàng mới đạt được chất lượng cao Cùng với việc thực hiện lưu thông tốt, quan hệ công tác lâu dài thì chất lượng hàng hóa tốt sẽ đem lại giá cao cho sản phẩm tăng kim ngạch đồng thời tăng quy

mô xuất khẩu Ngày càng tạo thêm uy tín của sản phẩm Chất lượng sản phẩm tốt có thể tạo ra một thương phẩm ưa thích có khả năng xâm nhập vào các phần thị trường cao cấp và sức cạnh tranh của sản phẩm là rất cao

1.1.2.3 Giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu so với các đối thủ cạnh tranh

Giá là một chỉ số tổng hợp phản ánh rất nhiều các yếu tố khác như: chi phí sản xuất, chất lượng, chính sách lưu thông, tiêu thụ Giá quyết định đến lợi nhuận, thị phần, quy mô của mặt hàng khi xuất khẩu Mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt được giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh chứng tỏ nó có sức cạnh tranh cao hơn các đối thủ khác Sức cạnh tranh cao về giá còn thể hiện ở xu thế biến động giá Khi giá tăng sản phẩm có sức cạnh tranh cao thì giá tăng mạnh hơn còn khi giá giảm thì sản phẩm có sức cạnh tranh cao giá lại giảm chậm hơn Trên thị trường nông sản thế giới nước nào có khả năng chi phối về giá cả mặt hàng xuất khẩu thì nước đó sẽ thu được nhiều lợi ích từ việc xuất khẩu

1.1.2.4 Chính sách và chiến lược lưu thông

Chính sách và chiến lược lưu thông thể hiện phương thức đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng

Trong thời đại toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách kinh tế mở thì chính sách và chiến lược lưu thông rất quan trọng, nó còn thể hiện trình độ về tổ chức quản lý Mặt hàng có dồi dào chất lượng tốt nhưng không có chiến lược lưu thông hợp lý thì cũng không đạt được hiệu quả Chiến lược lưu thông nhằm thu hút thế giới khách hàng về tay mình, làm cho khách hàng hài lòng về sản phẩm của mình đồng thời cũng làm lợi cho mình từ các công việc ấy

Trang 9

Mặt hàng nào, đơn vị nào có chính sách chiến lược lưu thông hợp lý sẽ không ngừng tăng sức cạnh tranh trên thị trường với quy mô thị trường ngày càng

mở rộng

1.1.2.5 Thị phần xuất khẩu trên các thị trường

Thị phần là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ trong toàn bộ thị trường của mặt hàng Thị phần là kết quả của tất cả các nhân tố khác Muốn tăng được thị phần và chiếm được thị phần lớn các đơn vị phải không ngừng thực hiện tốt tất cả các yếu tố trên mà còn phải không ngừng đổi mới

Thị phần là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sức cạnh tranh của bất kỳ một sản phẩm nào đó trên thị trường

1.2 Nội dung và phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu

1.2.1 Nội dung

Khả năng cạnh tranh ảnh hưởng quyết định đến việc tiêu thụ hàng hóa Đặc biệt trong xuất khẩu khả năng cạnh tranh của hàng hóa thể hiện qua một số nội dung sau đây:

1.2.1.1 Lợi thế cạnh tranh của hàng hóa

Lợi thế cạnh tranh trước hết là sự biểu hiện lĩnh hội của mặt hàng đó về chất lượng và cơ chế vận hành của nó trên thị trường, nó tạo nên sức hấp dẫn và thuận tiện cho khách hàng trong quá trình sử dụng Nét đặc trưng của lợi thế cạnh tranh được thể hiện ở các mặt như: chất lượng sản phẩm, giá cả, khối lượng và thời gian giao hàng, tính chất và sự khác biệt của sản phẩm so với sản phẩm khác nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng

Vì vậy, lợi thế cạnh tranh là nội dung mang tính giải pháp về chiến lược và sách lược trong quá trình sản xuất, trao đổi mà suy cho cùng là “Chinh phục cả thế giới khách hàng bằng uy tín, giá cả và chất lượng” Lợi thế cạnh tranh chính là năng lực riêng biệt của doanh nghiệp được khách hàng ghi nhận và đánh giá cao Chính năng lực riêng biệt này doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh trên thị trường bằng chính khả năng cạnh tranh hàng hóa của họ

Khả năng cạnh tranh của hàng hóa là khả năng chiếm lĩnh thị trường, giữ vững và phát triển thị trường của hàng hóa đó Một hàng hóa có khả năng cạnh tranh là hàng hoá đó phải thoả mãn và tạo niềm tin cho khách hàng hiện tại, thuyết phục khách hàng trong tương lai ở trong và ngoài nước

Trang 10

1.2.1.2 Đánh giá thông qua sự biểu hiện quy mô số lượng sản phẩm đó trên thị trường

Hiểu một các đơn giản là sản phẩm đó có nhiều trên thị trường hay không Dựa vào lợi thế về mặt quy mô và lợi thế tuyệt đối để tăng quy mô của sản phẩm đó lên Đối với sản phẩm xuất khẩu thì điều quan trọng là tăng thị phần của sản phẩm

đó lên

Thị phần là phần thị trường mà đơn vị chiếm giữ trên toàn thị trường về sản phẩm hàng hóa kinh doanh, tính theo giá trị xuất khẩu hay tính theo số lượng xuất khẩu Nếu một hàng hóa có tỷ phần lớn và tỷ phần theo giá trị xuất khẩu lớn hơn tỷ phần theo số lượng hàng xuất khẩu chứng tỏ hàng hóa ấy có khả năng cạnh tranh cao

1.2.1.3 Nội dung đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu còn được đánh giá về mặt xã hội

- Đo lường phúc lợi xã hội: Đem lại tác động tích cực về việc làm, thu nhập, đặc biệt các mặt hàng xuất khẩu được bảo hộ

Ví dụ: Nhà nước nhập khẩu thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp

Thuốc trừ sâu Validamixin của nước ngoài với giá 25$/1 thùng 10 chai, theo

tỷ giá hiện tại thì tương đương 380.000đ/1 thùng Nhưng về bán cho nông dân chỉ

có 300.000đ/1 thùng

Như vậy nhà nước đã bị thiệt 80.000đ/1 thùng Đây chính là mức bảo hộ mà nhà nước ưu đãi cho ngành sản xuất trong nước Thực chất những ngành được bảo

hộ có sức cạnh tranh không cao Trong trường hợp này những người nông dân hạch toán với chi phí về thuốc là 300.000đ/1 thùng thuốc Đây chỉ là hạch toán tài chính, nhưng về mặt xã hội Nhà nước phải hạch toán với giá 380.000đ/thùng Đây là hạch toán kinh tế Những sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu thì sức cạnh tranh của hàng hóa ấy phải tính đến giá nhập đầy đủ mà nhà nước phải bỏ ra nhưng thực tế hiện nay chi phí sản xuất được hạch toán với giá đầu vào là giá bảo hộ Do vậy chi phí sản xuất thường thấp hơn thực tế  giá cả bị bóp méo (giá bảo hộ) Điều này chứng

tỏ khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản xuất khẩu chưa cao

1.2.1.4 Phải phát huy các tiềm năng như

Tiềm năng lợi thế trong sản xuất: yếu tố tự nhiên lao động, khai thác có hiệu quả để có được chi phí thấp tăng sức cạnh tranh

Trang 11

Sử dụng có chất lượng hiệu quả các yếu tố đầu vào bằng cách thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá nông nghiệp Đào tạo đội ngũ lao động để nâng cao tay nghề, tạo ra khả năng chuyên môn sâu, tạo thành kỹ năng từ đó giảm thiểu rủi ro

1.2.2 Phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu

Khả năng cạnh tranh của hàng hóa được đánh giá bằng nhiều phương pháp nhưng nhìn chung tất cả các phương pháp đều dựa vào các chỉ tiêu, tiêu thức khác nhau

* Thị phần của mặt hàng đó trên thị trường phản ánh phần trăm thị trường của doanh nghiệp Thị phần có thể tính:

Doanh thu Thị phần của doanh nghiệp (đất nước) = - x 100%

 doanh thu trên thị trường Hoặc:

Lượng bán Thị phần = - 100%

Lượng tiêu thụ trên thị trường Thị phần càng lớn thì độ chi phối trên thị trường của đơn vị càng lớn Nhưng chỉ tiêu này khó xác định bởi không biết được thông tin chi tiết chính xác về tình hình kinh doanh của các đối thủ

* Doanh thu so với đối thủ mạnh nhất:

Doanh thu = - x 100%

Doanh thu của đối thủ

cạnh tranh mạnh nhất Đây chỉ là chỉ tiêu đơn giản, dễ tính do đối thủ cạnh tranh thường có nhiều thông tin hơn và thị phần mà đối thủ cạnh tranh mạnh nhất chiếm giữ thường là khu vực thị trường có lợi nhuận cao hơn và rất có thể đơn vị phải chiếm lĩnh khu vực này Nhưng lại khó có thể lựa chọn được đối thủ mạnh nhất

* Tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận = - x100%

Doanh thu Thị phần so với đối thủ

cạnh tranh mạnh nhất

Ngày đăng: 05/06/2024, 21:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w