1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2004 đến năm 2013

185 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NGUYEN KHAC TRINH

DANG BO TINH DAK LAK LANH DAO

KINH TE NONG NGHIEP TU NAM 2004 DEN NAM 2013

LUẬN AN TIEN SĨ LICH SU

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

NGUYEN KHAC TRINH

DANG BO TINH DAK LAK LANH DAO KINH TE

NONG NGHIEP TU NAM 2004 DEN NAM 2013

Chuyên ngành: Lich sử Dang Cộng sản Việt NamMã số : 62 22.56.01

LUẬN AN TIEN SĨ LICH SỬ

NGUOI HUONG DAN KHOA HOCPGS.TS Vũ Quang Hiền

HÀ NỘI - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dan của PGS,TS Vũ Quang Hiển Các số liệu được trình bày trong luận án làtrung thực, chính xác, khách quan, khoa hoc và có nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội, ngày tháng năm

Tác giả luận án

Nguyễn Khắc Trinh

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan ch 01Mục lục nh nh ng 02Danh mục các từ Viet tat c cà 04Danh mục các Dang con nh net 05Danh mục các hình vẽ và đồ thị c c2 2c se 06MỞ ĐẦU 0011121121222 1 1111111552211 1 111k khen 07Chương 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 00002222 n TH Tnhh ng 121.1 Các cơng trình nghiên ctu -.cccẰSẰSssàsà 12

1.1.1 Nhĩm các cơng trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng và Đảng

bộ các địa phương về kinh tế nơng nghiệp -‹ c5: 121.1.2 Nhĩm các cơng trình nghiên cứu về kinh tế nơng nghiệp ở Đắk

Lak và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Dak Lắk đối với kinh tế nơng nghiép 24

1.2 Đánh giá các cơng trình nghiên cứu và những vân đê luận án cân di sâu

§13411190 80) NƯCiiiẳiẳẳđiaẳâầiiadaa 27

1.2.1 Những vấn đề các cơng trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ mà luận

1" NHA" úậaỤỒŨ 27

1.2.2 Những van đề luận án cần đi sâu nghiên cứu -: 29

Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CUA DANG BỘ TINHDAK LAK DOI VỚI KINH TE NƠNG NGHIỆP TỪ NĂM 2004 DEN

GIỮA NAM 2008 G5 << ng nhhrrgreerree 31

2.1 Những yếu tơ ảnh hưởng đến kinh tế nơng nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk và

chủ trương của Đảng bộ ee 31

2.1.1 Những yếu tơ ảnh h hưởng đến kinh tế nơng nghiệp của tỉnh Đắk

2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ cà Ă Sàn 492.2 Sự chỉ dao của Đảng bộ - S2 nhà ướt 53

2.2.1 Chi dao chuyén dich co cấu kinh tế nơng nghiệp 532.2.2 Chi đạo xây dựng co sở ha tang, ứng dụng khoa hoc - cơng nghệ

trong sản xuất nơng nghiệp cc c7 2221112221112 s2 632.2.3 Chi dao sản xuất nơng nghiệp -. c2 s52 68Tiểu kết chương 2 -c c7 1122011112221 1211111 11ha 74

Trang 5

Chương 3: DANG BO TINH DAK LAK LANH ĐẠO PHÁT TRIEN

KINH TE NONG NGHIỆP TỪ GIỮA NAM 2008 DEN NAM 2013

3.1 Bối cảnh mới va chủ trương của Dang bộ 3.1.1 Bối cảnh mới 1S ng khen

Chương 4: NHAN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 4.1 Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng bộ c.4.1.1 UU điỂm c vn nnn ST Tnhh4.1.2 Hạn chế c.c c2 0020021111111 1111 kx tr rà4.2 Một số kinh nghiỆm che,

4.2.1 Nhận thức đúng vị trí, vai trò của kinh tế nông nghiệp, lựa chọngiải pháp phù hợp nhằm phát huy lợi thế của địa phương

4.2.2 Kịp thời triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vàhuy động mọi nguồn lực dé phát triển kinh tế nông nghiệp

4.2.3 Chú trọng đến việc chỉ đạo đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng

phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công tác thủy lợi

4.2.4 Day mạnh chi đạo việc nghiên cứu va ứng dung tiễn bộ khoa học —Công nghệ vào sản xuất nông nghiệp một cách phù

4.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và chỉ

đạo khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp

Tiểu kết chương 4 - c1 2222111111122 55 11111 nnkkk yynKET LUẬN c2 222111121 n nh nheDANH MỤC CÁC CÔNG TRINH KHOA HỌC CUA TÁC GIA LIENQUAN DEN LUẬN ÁN Q.22 221g

TÀI LIEU THAM KHẢO

-. -5-PHỤ LỤC - c7 0111122211111 111 re

128138

Trang 6

DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT

BCHTW Ban Chấp hành Trung ươngCCKT Cơ cấu kinh tế

CNH, HDH Công nghiệp hóa, hiện dai hóaCNXH Chủ nghĩa xã hội

DTTS Dân tộc thiểu số

HTX Hop tac xa

HĐND Hội đồng nhân dânKTNN Kinh tế nông nghiệpKT-XH Kinh tế - xã hội

NXB Nhà xuất bản

PGS,TS Phó giáo sư, Tiến sĩ

UBND Ủy ban nhân dân

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

DANH MỤC CÁC BANG

Bảng 2.1 | Diện tích và sản lượng một số loại cây công nghiệp lâu năm chủ lực của

tinh Dak Lak

Bang 2.2 | Giá tri sản xuất và cơ cấu theo ngành nông nghiệp giai đoạn 2000 —

2008 (theo giá hiện hành)

Bang 2.3 | Giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm phân theo thành phân kinh tê

(theo giá hiện hành)

Bảng 2.4: | Cơ câu kinh tế của tỉnh Dak Lak so với các tinh vùng Tây Nguyên và cả

nước các năm 2005 - 2008 (theo giá thực tế năm 2008 (%)

Bảng 3.1 | Giá trị sản xuất và cơ cầu ngành nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2005

-2014 (theo giá hiện hành)

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐÒ THỊ

Hình 2.1 | Tổng sản phâm trên địa bàn tinh Dak Lak giai đoạn 2004 - 2008

Hình 2.2 | Biểu đô cơ câu kinh tê tinh Dak Lak qua các năm 2000, 2006, 2008

Hình 3.1 | Tống sản phẩm trên địa bàn tỉnh Dak Lak giai đoạn 2010 - 2013

Hình 3.2 | Biểu đồ cơ cấu kinh tế tinh Đắk Lắk qua các năm 2009, 2010, 2013

Hình 3.3 | Biểu đồ cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk các năm

Hình 3.4 | Biểu đồ tăng trưởng GDP ngành nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2005 — 2014

Trang 9

MỞ DAU1 Lý do chọn đề tài

Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm của khu vực Tây Nguyên, có vị trí chiến lượcquan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng đối với khu vực và cả nước;được biết đến là địa phương có tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, nỗi bậtnhất là tài nguyên đất, rừng và được ví như một "cao nguyên cây công nghiệp" Vớitong diện tích tự nhiên là 13.125 km”, dân số 1.833.251 người, bao gồm dân cư của

47 dân tộc, đất đai màu mỡ, với quỹ đất đỏ ba-dan chiếm 36% tong dién tich tu nhién

toàn tinh, Dak Lak có nhiều điều kiện thuận lợi dé phát triển KTNN, đặc biệt là phattriển nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn với các loại cây công nghiệp dài ngày, cólợi ích kinh tế cao như cả phê, cao su, ca cao, hồ tiêu

Quá trình tái thiết tỉnh Đắk Lắk sau chiến tranh, nhất là trong thời kỳ đổi mới

có những bước tiến lớn, nhờ đó diện mạo và đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào

các DTTS có những thay đổi lớn Trong thành tựu chung đó, KTNN có những đónggóp hết sức to lớn, luôn là ngành kinh tế chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong CCKT.

Những chuyền biến đó là thành quả của sự quan tâm đặc biệt từ Đảng và Nhà

nước, với các chủ trương, chính sách và cơ chế đặc thù cho cả vùng Tây Nguyên,

trong đó có tỉnh Dak Lắk; đồng thời, đó cũng là kết quả của những nỗ lực cố gangcủa Đảng bộ, chính quyên tinh Dak Lắk trong việc nắm bắt và triển khai thực hiện

các chủ trương, chính sách và định hướng của Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Nam bat rõ tiềm năng và lợi thé của địa phương, Đảng bộ tỉnh Dak Lắk luôn xác địnhphát triển KTNN là lĩnh vực then chốt, là động lực quan trọng để thúc đây sự phát

triển của tỉnh Từ đó, trong các kế hoạch phát triển KT — XH của tỉnh, lĩnh vực nôngnghiệp luôn được quan tâm và tập trung đầu tư Những chủ trương, chính sách đó đã

tạo đà cho ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển; hàng hóa nông sản có mặt ở khắpthị trường trong nước và tạo dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, các sản

phâm như tiêu biêu như; cà phê, cao su, ca cao, ngô lai , trong đó nôi bật nhật là cà

Trang 10

phê Buôn Ma Thuột, một sản phẩm mang đặc trưng của miền đất, con người và nền

văn hóa vùng cao nguyên đất đỏ bazan.

Tuy vậy, bước vào thời kỳ đây mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, bản

thân sự phát triển của nền nông nghiệp nói chung, KTNN nói riêng ở tỉnh Đắk Lắk

đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, nhất là chất lượng, hiệu quả, sự phát

triển bền vững Thực tiễn phát triển KTNN ở tỉnh Đắk Lắk cho thấy, ngoài việccần có thêm những chủ trương, chính sách và ưu tiên đầu tu tạo đòn bay cho KTNN

phát triển, bản thân cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Đắk Lắk cần không ngừng củngcó tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức sáng tạo dé tiếp tục thúc đây KTNN

phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương Muốn vậy, cần có

những nghiên cứu đánh giá quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương,

chính sách phát triển KTNN ở tỉnh Đắk Lắk, từ đó rút ra một số kinh nghiệm nhằmtiếp tục nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với việc phát triển KTNN.

Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh

đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2004 đến năm 2013” làm Luận án tiễn sĩ lịch sử,chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục dich nghiên cứu của luận an

Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đối với KTNN từ năm2004 đến năm 2013; từ đó rút ra một số kinh nghiệm phục vụ cho sự lãnh đạo của

Đảng bộ tỉnh đối với KTNN ở địa phương hiện nay.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Trên cơ sở trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài,đánh giá những kết quả nghiên cứu mà luận án có thể kế thừa, từ đó xác định nhữngvan đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu.

- Phân tích những yếu tố có ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Đắk

Lắk đối với KTNN qua hai khoảng thời giai: 2004 — 2008 và 2008 - 2013.

- Trình bày và phân tích những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh

Đắk Lắk qua hai khoảng thời gian nói trên.

Trang 11

- Trình bày các hoạt động của các tô chức và quần chúng nhân dân trong việc

thực hiện các chủ trương của Đảng bộ đối với KTNN, gắn với các kết quả cụ thể.

- Nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng bộ, phântích những nguyên nhân dẫn tới những ưu điểm và hạn chế đó, tạo cơ sở cho việc

tổng kết một số kinh nghiệm.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối trợng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu những chủ trương và biện pháp chỉ đạo phát triển KTNN

của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk từ năm 2004 đến năm 2013.3.2 Phạm vi nghién cứu

- Vẻ không gian: Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tuy nhiên một số nội dung của

luận án có sự so sánh với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên nhằm làm sáng rõ hơn

quá trình lãnh đạo KTNN của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk.

- Về thời gian: Từ năm 2004 đến năm 2013 Tuy nhiên, để đảm bảo tính cậpnhật về các chủ trương và tình hình thực tiễn, luận án có đề cập đến những quan

điểm, chủ trương và số liệu ở thời điểm trước năm 2004 và sau năm 2013.

Trong khoảng thời gian này, luận án chia thành hai giai đoạn với mốc phânkỳ là năm 2008, khi BCHTW Đảng khóa X ra Nghị quyết số 26/NQ/TW, ngày05/8/2008 Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành

Chương trình 26-CTr/TU, ngày 20/10/2008 về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần

thứ 7 BCHTW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

- Về nội dung: “Kinh tế nông nghiệp là một trong hai ngành kinh tế co bảncủa nền kinh tế quốc dân (nông nghiệp và công nghiệp) là ngành sản xuất vật chat

chủ yếu, sản xuất thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp KTNN

có vai trò rất quan trọng trong nén kinh tế của đất nước Nó gồm hai nhóm ngành:chính là trồng trọt và chăn nuôi” [65, tr.594] Theo nghĩa đó, luận án nay tập trung

nghiên cứu về KTNN theo nghĩa hẹp (trồng trọt và chăn nuôi) và một số van đề có

liên quan đến việc đảm bảo các nguồn lực dé phát triển KTNN.

4 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

Trang 12

4.1 Cơ sở lý luận

Luận án dựa vào các quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lénin, tư tưởng Hồ ChíMinh, các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triểnKTNN.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng tổng hợp các

phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp lịch sử; dé trình bày một cách khách quan và khoa học cácchủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự lãnh đạo phát triển KTNN củaĐảng bộ tỉnh Đắk Lắk từ năm 2004 đến năm 2013.

- Phương pháp lôgic; nhằm làm rõ những tác động tích cực, tiêu cực của cácyếu tố tự nhiên, KT- XH, hội nhập quốc tế, khoa học — công nghệ, biến đổi khí hậuva sử dụng tai nguyên thiên nhiên, sự gia tăng dân số, việc phát triển bền vững

đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ; mối liên hệ giữa chủ trương, biện pháp và việc tổchức thực hiện; mối quan hệ giữa các nguồn lực dé phát triển KTNN

- Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê nhằm chỉ ra đặc điểm, tình hìnhphát triên KTNN của tinh Dak Lắk, đánh giá quá trình chỉ đạo thực hiện và những

kết quả đạt được của KTNN ở tỉnh Đắk Lắk qua từng giai đoạn Từ đó làm rõ vai

trò lãnh đạo và quá trình tìm tòi, đổi mới tư duy lãnh đạo phát triển KTNN củaĐảng nói chung và Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

- Phương pháp diéu tra thực địa nhằm khảo sát thực tiễn, trực tiếp quan sát,phỏng vấn một số cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu và người nông dân để có cơ

sở đánh giá những yếu tô tác động đến việc triển khai và hiệu quả của chủ trươngphát triển KTNN ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

4.3 Nguồn tư liệu

- Các tác phẩm của chủ nghĩa Mác - Lénin và Hồ Chí Minh dé cập đến vấn

đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Các Văn kiện Đảng gồm: các Nghị quyết, Chỉ thị của BCHTW, Ban Bí thu,Bộ Chính trị.

10

Trang 13

- Các Nghị quyết, Chương trình của Chính phủ, các bộ ngành Trung ươngliên quan đến KTNN.

- Những văn kiện của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đắk Lắk như: các chươngtrình, kế hoạch, báo cáo của Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh, của các cơ quan, ban

ngành và các địa phương, Niên giám thống kê của tỉnh Đắk Lắk qua các năm.

- Các sách chuyên khảo, tham khảo, luận án, đề tài khoa học cùng những baiviết của các vị lãnh dao Dang và Nhà nước được công bé liên quan đến KTNN.

5 Đóng góp khoa học của luận án

- Luận án là một công trình khoa học phản ánh khách quan, trung thực và có

hệ thống quá trình lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tinh Dak Lak từ năm2004 đến năm 2013 Phân tích những kết quả, hạn chế của Đảng bộ trong việc xácđịnh hướng đi, giải pháp va quá trình tô chức thực hiện việc phát trién KTNN.

- Những số liệu được thong ké, phan tich, danh gia va kinh nghiém rut ra trén

cơ sở phương pháp luận lich sử sé cung cấp thêm những luận cứ khoa học giúp

Đảng bộ, chính quyền tỉnh Dak Lắk có thể tham khảo dé hoạch định chủ trương,giải pháp và các chính sách phát triên KTNN trong những năm tiếp theo.

- Luận án có thé dùng làm tai liệu tham khảo trong nghiên cứu, biên soạnlịch sử Đảng bộ, lịch sử ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk và những ai quan tâmnghiên cứu đến các vấn đề mà luận án đề cập.

6 Kết cấu của luận án

Ngoài các phần Mở đầu; Kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,luận án được cấu trúc thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án.

Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đối với kinh

tế nông nghiệp từ năm 2004 đến giữa năm 2008.

Chương 3: Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ

giữa năm 2008 đến năm 2013.

Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm.

11

Trang 14

Chương 1

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN

1.1 Cac công trình nghiên cứu

1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng và đảng bộ

các địa phương về kinh tế nông nghiệp

Là một quốc gia mà KTNN giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân,nên thực trạng nông nghiệp và các chính sách phát triển nông nghiệp ở Việt Nam

luôn là sự quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu Đã có nhiều công trình khoa họcđược công bó, bằng nhiều cách tiếp cận, với nội dung phong phú đề cập sâu sắc đến

các van dé của KTNN Có thé nêu ra một số công trình tiêu biểu như:

- Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân 1976 — 1990 của PGS, TS.

Nguyễn Sinh Cúc, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 1991 [20] Với hệ thống số liệuthống kê và tập hợp trong công trình này phác hoạ những bước đi của nông nghiệp,nông thôn Việt Nam thời kỳ trước đổi mới với những thăng tram, quần quanh có lúc

tưởng chừng như bế tắc, đồng thời đánh giá những thành tựu của nông nghiệp từ

sau khi thực hiện Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị (4/1988) Từ đó nêu ra các giảipháp nhằm giải phóng sức sản xuất, thúc day nông nghiệp, nông thôn phát triển.

- Hợp tác hóa nông nghiệp Việt Nam lịch sử - van dé - triển vọng, của tập thé

tác giả Chử Văn Lâm, Nguyễn Thái Nguyên, Phùng Hữu Phú, Trần Quốc Toản,Đặng Thọ Xương, NXB Sự thật, Hà Nội, năm 1992 [80] Công trình đề cập đếnnhững van đề lý luận và thực tiễn của 30 năm thực hiện chủ trương hợp tác hóanông nghiệp ở Việt Nam Phân tích những đóng góp cũng như hạn chế của mô hìnhHTX nông nghiệp qua các thời kỳ; nêu lên kinh nghiệm xây dựng HTX ở một sé

nước trên thé giới Từ đó, đưa ra một số nhận định về triển vọng của nông nghiệpViệt Nam và đề xuất các giải pháp duy trì, phát triển có hiệu quả mô hình HTX

nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới.

- Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của GS, TS Lưu Văn Sùng, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội, năm 2004 [102] Ở công trình này, tác giả phân tích thực trạng

12

Trang 15

nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, chỉ rõ những khó khăn về đời sống vật chat, tinh

thần và sản xuất của dân cư sống bằng nghề nông nghiệp Với luận điểm, vấn đề

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệpCNH, HĐH nói chung, tác giả luận giải rằng: CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

là quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và chuyên dịch cơ cấu KTNN, nông

thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụtheo hướng hiện đại nhăm phát huy mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp

Việt Nam, đồng thời mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế Từ đó tác giả khangđịnh, thực chất của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình phát triển nông

thôn theo hướng tiễn bộ về KT - XH của một nước nông nghiệp.

- Nông nghiệp các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong những năm đổi mới,NXB Đà Nẵng, năm 2006 của PGS,TS Trương Minh Dục (chủ biên) [32] Cuốn

sách làm rõ những nhân tố ảnh hưởng và quá trình phát triển nông nghiệp ở miềnTrung Việt Nam trước năm 1986; khái quát đường lối phát triển nông nghiệp củaĐảng trong thời kỳ đổi mới và quá trình vận dụng của Đảng bộ, chính quyền vànhân dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trên một số lĩnh vực như; chính sáchđất đai, chuyên dich CCKT, xây dựng va củng cô quan hệ sản xuất mới trong nôngnghiệp, xây dựng kết cấu hạ tang nông thôn, ứng dụng các thành tựu khoa học — kỹthuật, các chính sách tài chính, thuế và thị trường , từ những kết quả, công trìnhrút ra một số kinh nghiệm trong việc vận dụng đường lối của Dang dé phát triển

nông nghiệp ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ trong thời kỳ đổi mới.

- Tác động của hội nhập kinh tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam, doNguyễn Từ (chủ biên), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006 [147] Với

mong muốn góp phần vào việc hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển

nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, công trình đề cập đến

những vấn đề cơ bản trong hội nhập kinh tế quốc tế, các hiệp định thương mại khuvực và toàn cầu liên quan đến nông nghiệp; phân tích những ảnh hưởng của hộinhập kinh tế quốc tế, từ đó nêu lên quan điểm và giải pháp phát triển nông nghiệpViệt Nam trong bối cảnh mới.

13

Trang 16

- Van dé nông nghiệp, nông dân, nông thôn — Kinh nghiệm Việt Nam, kinh

nghiệm Trung Quốc, do Hội đồng lý luận Trung ương và NXB Chính trị quốc giaấn hành, Hà Nội, năm 2009 [63] Cuốn sách tập hợp các tham luận của các nhà khoa

học, những người làm công tác lý luận, tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và

Đảng Cộng sản Trung Quốc Cuốn sách góp phần cung cấp thêm thông tin, cơ sở lý

luận, thực tiễn cho các nhà nghiên cứu, những người tham gia hoạch định và thực

thi chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở Việt Nam.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn — Vấn đề và giảipháp do PGS,TS Lê Quốc Ly (chủ biên), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm

2012 [82] Công trình tập trung vào một số nội dung chính như: cách tiếp cận mớivề CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn trên co sở thực tiễn của Việt Nam; những

van đề đặt ra đối với chính sách nông nghiệp, cơ cấu công — nông nghiệp trong nền

kinh tế quốc dân và những vấn đề về quy hoạch phát triển vùng kinh tế, nhữngchuyên hóa xã hội và đô thị hóa do tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôntrên các mặt; kinh tế, chính trị, xã hội, nhận thức, tư duy, thói quen ; đánh giánhững kết quả và tồn tại của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và kiếnnghị những giải pháp để đây mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trong thờikỳ mới Đáng chú ý là, công trình chỉ ra những vấn đề mới trong nhận thức về sởhữu ruộng đất, về quan hệ sản xuất thời kỳ CNH, HDH nông nghiệp, nông thônnhằm tìm ra những triết lý phát triển mới ở Việt Nam.

- Đối mới chính sách nông nghiệp Việt Nam — bối cảnh, nhu cẩu và triểnvọng của tập thê tác giả Đặng Kim Sơn, Trần Công Thắng, Đỗ Liên Hương, Võ ThịThanh Tâm, Phạm Thị Kim Dung, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2014

[101] Trong 6 chương của cuốn sách, nhóm tác giả đánh giá tổng quan tình hình

kinh tế vĩ mô, về nông nghiệp, nông thôn; đề cập đến những cải cách trong chính

sách phát triển nông nghiệp Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2013; chỉ ra những cơ

hội, thách thức đối với ngành nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập

quốc tế Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp đổi mới chính sách nông nghiệpViệt Nam theo hướng phát trién bền vững trong chặng đường tiếp theo.

14

Trang 17

Ngoài ra còn một số công trình khác như; Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

nông nghiệp ở Việt Nam của PGS,TS Trương Thị Tiến, NXB Chính trị quốc gia,

Hà Nội, năm 1999 [141]; Phát triển nông nghiệp hàng hóa trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Luận án tiễn sĩ Kinh tế, Học viện Chính trịquốc gia Hồ Chí Minh của tác giả Mai Văn Bảo, Hà Nội, năm 2000 [16]; 7c

trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam của TS Lê

Mạnh Hùng, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2003 [76]; Chính sách thuế đối với phát

triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Luận án tiễn sĩ Kinh

tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Thị Xuân Lan, TpHồ Chí Minh, năm 2007 [79]; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông

thôn — Từ ly luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay của TS Phạm Ngoc Dũng,NXB Chính tri quéc gia, Ha Nội, năm 2011 [34]

Những công trình trên không chi dé cập đến những van dé mang tính chiếnlược của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, mà còn chỉ ra những vấn đề rất cơ bản

cần tiếp tục nghiên cứu và tìm phương hướng giải quyết như: về chuyển dịch CCKT

nông nghiệp, vấn đề sử dụng đất đai, an ninh lương thực, quy hoạch các vùng kinhtế, van đề việc làm ở nông thôn, lợi ích của người lao động Đồng thời đi sâu phântích và đóng góp ý kiến cho phương hướng phát triển thuộc các lĩnh vực, chuyên

ngành lớn như vấn đề phát triển cây công nghiệp, vùng nguyên liệu, nuôi trồng thủy

sản, phát triển lâm nghiệp Đây là những công trình nghiên cứu có giá trị lý luậnvà thực tiễn quan trọng đối với những người hoạch định và thực hiện chủ trương,chính sách về phát triển KTNN, đặc biệt nó sẽ là nguồn tư liệu quan trọng chonhững người đang tiếp tục nghiên cứu về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nôngthôn Việt Nam, trong đó có đề tài mà luận án nghiên cứu.

Tây Nguyên là khu vực nằm ở phía Tây và Tây Nam Việt Nam, bao gồm 5

tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng Đây là địa bàn chiến

lược quan trọng về quốc phòng, an ninh và là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thếdé phát triển nền nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH với quy mô lớn, chất lượngcao, đặc biệt là phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có lợi ích kinh tế cao.

15

Trang 18

Tuy nhiên, cho đến nay, những tiềm năng và lợi thế đó vẫn chưa được khai thác, sử

dụng một cách hiệu quả Do vậy, việc tìm kiếm mô hình, giải pháp và chính sách

phát triển phù hợp nhằm tranh thủ tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng là mối quantâm lớn của Đảng, Nhà nước Đó cũng là vấn đề thu hút sự quan tâm các nhà khoahọc với những công trình có giá trị lý luận và thực tiễn được công bó, tiêu biểu như:

Trên cơ sở kết quả của Chương trình Tây Nguyên II do Ủy ban Khoa học Xãhội (nay là Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) phối hợp cùng các cơ quan

ban ngành và các nhà nghiên cứu thực hiện, được tổng hợp thành 03 công trình: Métsố vấn dé kinh tế - xã hội Tây Nguyên (1986); Tây Nguyên trên đường phát triển

(1989) [155]; Van dé phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số ở Đắk Lak(1990) [154] Các công trình này tập trung nghiên cứu đặc điểm KT - XH vùng TâyNguyên, nhất là ở vùng đồng bào DTTS, đưa ra những đánh giá và luận cứ khoa họcđể xác định các hình thức, bước đi trong quá trình đưa vùng đất và con người Tây

Nguyên từng bước tiễn lên CNXH.

- Trồng trọt truyền thong của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên, của TS BùiMinh Đạo, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 1999 [50] Dưới góc độ dân tộc

học, công trình trình bày tương đối đầy đủ và hệ thống sự hình thành, phát triển và

biến đổi của các hình thức trồng trọt truyền thống, đặc biệt là trồng trọt nương rẫy,

của các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên từ trước đến nay Từ đó chỉ ra tính thống nhất

và đa dạng trong sản xuất và canh tác nông nghiệp của các dân tộc tại chỗ, phân tích

tính thích ứng và mối quan hệ của con người với tự nhiên trong hệ sinh thái nôngnghiệp truyền thống Từ đó, công trình cũng đưa ra những nhận xét, đánh giá vànhững gợi ý quan trọng đối với việc chuyền đổi hình thức trồng trọt ở Tây Nguyêntừ truyền thống sang hiện đại góp phần nâng cao đời sống, giữ gìn bản sắc dân tộc,

bảo vệ tai nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái Với những nội dung được

trình bày, công trình cung cấp thêm những tư liệu quý giá, phong phú làm sáng tỏ

thêm tiến trình phát triển trồng trọt cùng những đặc trưng kinh tế, xã hội, văn hóa

của các dân tộc trong khu vực và từng tộc người nói riêng Với giá trị đó, công trình

không chỉ có ý giá trị tham khảo đối với chuyên ngành dân tộc học, mà còn là công

16

Trang 19

trình tham khảo có ý nghĩa đối với những người nghiên cứu về lĩnh vực nông

nghiệp ở Tây Nguyên.

- Một số kết quả nghiên cứu khoa học phát triển nông nghiệp và nông thôn

Tây Nguyên, của nhóm tác giả PGS,TS Trần Quang Hân, TS Trần Quang Hạnh,TS Phạm Thế Huệ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, năm 2004 [60] Day là cuốn sáchtập hợp kết quả của những công trình nghiên cứu, đề tài khoa học các cấp, kết quảđánh giá các dự án triển khai liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn ở

Tây Nguyên Cuốn sách là bức tranh tông thé về quá trình nghiên cứu va ứng dụngkhoa học — kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất và phát triển nông nghiệp, nông

thôn Tây Nguyên Đây là công trình tập hợp đầy đủ nhất những nghiên cứu về nôngnghiệp và nông thôn Tây Nguyên từ trước đến nay.

- Một số vấn dé cơ bản của kinh tế Tây Nguyên trong phát triển bên vững,

của TS Bách Hồng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 2012 [176] Côngtrình khái quát được một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, KT — XH, qua đó nêu

lên các vấn đề cơ bản để đưa kinh tế vùng Tây Nguyên phát triển bền vững Đồng

thời, tác giả cũng đưa ra một số quan điểm phát triển và các giải pháp mang tínhđịnh hướng về phát triển vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011 — 2020, tam nhìn đến

năm 2030 Ngoài ra, tác giả nêu lên một số kiến nghị quan trọng đối với Đảng, Nhà

nước và những người thực thi các chủ trương, chính sách nhằm định hướng cho sựphát triển kinh tế vùng Tây Nguyên theo hướng bền vững.

Một số công trình khác như: Sở hữu và sử dụng đất dai ở các tỉnh Tây

Nguyên của tập thể tác giả: Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo, Vũ Thị Hồng, NXB Khoahọc Xã hội, Hà Nội năm 2000 [81]; Tây Nguyên trên đường phát triển bên vững, do

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp với NXB Chính trị quốc gia thực hiện, Hà Nội,

năm 2006 [10] Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước tiêu biểu: Các hìnhthức kinh tế ở Tây Nguyên và xu hướng vận động trong quá trình chuyển sang kinh tếhàng hóa, do TS Trương Minh Dục làm chủ nhiệm (1994 - 1995) [30]; Một số chínhsách kinh tế - xã hội đối với các dân tộc ít người ở Tây Nguyên do PGS, TS NguyễnVăn Chỉnh làm chủ nhiệm (1997 - 1998) [24]; Phát triển kinh tế trang trại ở Tây

17

Trang 20

Nguyên của Phạm Thanh Khiết [7§] Các công trình này tập trung vào một số vấn đề

như: Nghiên cứu các hình thức kinh tế cổ truyền ở Tây Nguyên, các hình thức kinh tếmới xuất hiện và sự vận động của chúng trong quá trình chuyên sang kinh tế hàng hóa;

đưa ra những đánh giá về quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách pháttriển KT — XH vùng Tây Nguyên và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ

chế, chính sách phát triển đối với khu vực này trong thời kỳ đây mạnh CNH, HĐH.

Các luận án tiến sĩ nghiên cứu đến vấn đề nông nghiệp và nông thôn TâyNguyên như: Luận án tiến sĩ Kinh tế, Hoàn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp Tây

Nguyên thời kỳ 1991 — 2000, của Lê Đức Hồng, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Hà Nội, năm 2002 [73]; Luận án tiến sĩ KTNN, Nghiên cứu sử dụng hợp lý tàinguyên đất và nước dé phát triển kinh tế nông nghiệp bên vững ở Tây Nguyên, của

Đào Trọng Tứ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, năm 2004

[148]; Phát triển nông sản xuất khẩu theo hướng bên vững ở Tây Nguyên; Luận antiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Hồng Cử, Đại học Đà Nẵng, năm 2010 [23] Đây lànhững nghiên cứu mới về vấn đề nông nghiệp và nông thôn vùng Tây Nguyên Các

nghiên cứu này đánh giá thực trạng KT — XH và việc thực hiện các chủ trương,

chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Tây Nguyên; chỉ ra những yếutố cơ bản và kiến nghị các giải pháp nhằm thúc day mạnh mẽ sự phát triển của nông

nghiệp Tây Nguyên trong thời kỳ đây mạnh CNH, HĐH.

Sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta dưới sự lãnh đạo

của Đảng Cộng sản Việt Nam trải qua một chặng đường dài với nhiều chủ trương,chính sách được ban hành và triển khai thực hiện Hiệu quả của các chủ trương,chính sách này được thê hiện rõ trong từng bước phát triển của nông nghiệp, nông

thôn nước ta Tuy nhiên, bản thân các chủ trương, chính sách và quá trình triển khai

thực hiện cũng tồn tại những hạn chế, khó khăn và nảy sinh nhiều vần đề cần được

tiếp tục làm rõ Do vậy, rất cần những nghiên cứu, đánh giá và các đề xuất khoa học

nhằm hoan thiện hơn nữa các chủ trương, biện pháp và chính sách phát triển nông

nghiệp, nông thôn ở nước ta trước những tác động của bối cảnh mới Đáp ứng yêu

câu đó, những người làm công tác nghiên cứu dành nhiêu công sức và trí tuệ, tập

18

Trang 21

trung nghiên cứu về các chủ trương, chính sách và sự lãnh đạo của Đảng đối với

van đề nông nghiệp, nông thôn mà trọng tâm là KTNN Có thể kể ra một số công

trình tiêu biểu như:

- Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của BộChính trị của PGS,TS Lê Đình Thắng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000.Công trình đi sâu phân tích vai trò của chính sách nông nghiệp ở Việt Nam, nhất làsau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị như: vai trò định hướng chuyên dịch CCKT nói

chung, cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng, điều tiết sự mat cân đối trong nôngnghiệp giữa sản xuất — tiêu dung, đầu vào — đầu ra, tích lũy — đầu tư, xuất — nhập

khẩu, thu — chi ngân sách Ngoài ra, các tác giả còn chi ra vai trò của chính sáchnông nghiệp trong việc tạo ra sự phát triển cân đối về vùng, miền; khai thác có hiệuquả tiềm năng trong nông nghiệp như đất đai, lao động, cải thiện môi trường sinhthái và phát triển bền vững Đây là công trình có giá trị lý luận và thực tiễn, giúp

người đọc hiểu các bước xây dựng, điều chỉnh và quá trình tổ chức thực hiện chínhsách đối với nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

- Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới — quá khứ và hiệntai của PGS,TS Nguyễn Văn Bích, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2007[18] Công trình dựng lại bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của nông nghiệp,

nông thôn Việt Nam trong thế kỷ XX, nhất là trong 20 năm đổi mới; làm sáng tỏ

nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,nhất là về quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý ; nêu lên những yêu cầu dé phát triểnnông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam trong bối cảnh mới.

- Đường lỗi phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam

trong thời kỳ đổi mới (1986 — 2011) của PGS.TS Nguyễn Ngoc Ha, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội, năm 2012 [57] Công trình đề cập đến chủ trương, đường lối lãnhđạo phát triển KTNN của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 3 giai đoạn (trước năm1986, từ năm 1986 đến năm 1996 và từ năm 1996 đến năm 201 1) Công trình nhắnmạnh các lĩnh vực quan trọng như: quản lý ruộng đất, giải phóng sức lao động, pháthuy sự năng động, sáng tạo của người nông dân , đồng thời phân tích những thay

19

Trang 22

đổi của tình hình KTNN Việt Nam, từ đó đưa ra những đánh giá và đề xuất các giải

pháp dé tiếp tục hoàn thiện đường lối lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng Cộng sản

Việt Nam.

- Đảng với vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn (1930-1975) doPGS,TS Vũ Quang Hiển (chủ biên), NXB Chính trị quốc gia, Ha Nội, năm 2013

[61] Công trình tai hiện bức tranh KT - XH Việt Nam giai đoạn 1930-1975, trong

đó đặc biệt đi sâu phân tích chủ trương, chính sách của Đảng đối với nông dan,nông nghiệp, nông thôn Với tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử, nhóm tác giả đã nêurõ những thành tựu đạt được trong việc lãnh đạo công cuộc phát triển nông nghiệp,nông thôn, đồng thời cũng không né tránh những sai lầm, khuyết điểm và có sự luậngiải một cách khoa học , đánh giá hợp lí về những sai lầm, khuyết điểm trong suốtquá trình lãnh đạo và chỉ đạo triển khai thực hiện Với ý nghĩa đó, công trình cungcấp những luận cứ khoa học phục vụ việc xác định phương hướng xây dựng, pháttriển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân trong sự nghiệp đâymạnh CNH, HĐH đất nước, trong bối cảnh hiện nay.

- Luận án tiến sĩ Lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dich cơcấu kinh tế nông nghiệp (1996 — 2006), của tác giả Đặng Kinh Oanh, Trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, năm 2011 [88] Luận án trình bày hệ

thống các chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về chuyển dịchCCKT nông nghiệp giai đoạn 1996 — 2006 Lam rõ sự phát triển trong nhận thứccủa Đảng về chuyên dịch CCKT nông nghiệp và hiệu quả mà nó mang lại trong thờikỳ đổi mới, day mạnh CNH, HĐH Luận án đánh giá những ưu điểm, hạn chế va rútra các bài học kinh nghiệm làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định, thực thi và tiếp

tục nghiên cứu về các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ởnước ta.

Ngoài ra còn có một số công trình đáng lưu ý khác như: Luận án tiến sĩ Lịchsử, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh dao phát triển nông nghiệp 1986 — 1996, củaPhạm Văn Binh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 1998 [17]; Quátrình hình thành và phát triển đường lỗi đổi mới trong nông nghiệp của Đảng ta từ

20

Trang 23

năm 1975 đến năm 1996, Luận án tiễn sĩ Lịch sử của Lê Văn Thai, Học viện Chínhtrị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội năm 1997 [105]; Nông nghiệp, nông thôn Việt

Nam — 20 năm đổi mới và phát triển, của Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội, năm 2006 [98];

Những công trình trên tái hiện và phân tích quá trình hình thành và phát triểncác quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nôngthôn ở Việt Nam cũng như việc chỉ đạo triển khai trong thực tiễn phát triển của đất

nước, nhất là trong thời kỳ đổi mới Day là nguồn tư liệu quan trọng, bé ích, gợi mởcho tác giả những định hướng trong nghiên cứu và nhiều cách tiếp cận khác nhau

khi thực hiện đề tài luận án.

Trên cơ sở chủ trương, đường lối và sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, căn cứđặc điểm tình hình cụ thể, đảng bộ các địa phương trong cả nước đã tích cực triểnkhai và ban hành những chương trình hành động cụ thể nhằm phát huy tiềm năng,

lợi thế của mình để phát triển KTNN Đánh giá sự lãnh đạo của đảng bộ các địa

phương trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển KTNN, một số

nhà khoa học đã nghiên cứu va công bố các công trình như:

- Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo nông

dân ngoại thành phát triển sản xuất nông nghiệp xây dựng nông thôn từ năm 1986

đến năm 1996, của Nguyễn Văn Hùng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,

Hà Nội, năm 2001 [75] Luận án khái quát thực trạng nông nghiệp, nông thôn thành

phố Hồ Chí Minh những năm trước đôi mới và sự vươn lên vượt bậc nhờ có những

chủ trương, chính sách của Dang và những bước di, cách làm sáng tạo, mạnh dạn

của Đảng bộ thành phố trong 10 năm đầu tiến hành công cuộc đôi mới Với những

kết quả đạt được trong phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn, nhất

là những mô hình phát triển mới, có hiệu quả được các địa phương khác học hỏi và

áp dụng, tạo ra bước phát triển mới trong công cuộc phát triển nông nghiệp, nôngthôn Với ý nghĩa đó, những bài học kinh nghiệm của Đảng bộ thành phố Hồ ChíMinh trong việc lãnh đạo phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn

mà luận án rút ra không những có giá trị quan trọng đôi với Đảng bộ và nhân dân

21

Trang 24

thành phố Hồ Chí Minh, mà còn có giá trị đối với Đảng bộ các địa phương khác,

nhất là các khu vực có sự tương đồng về điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp

như thành phô Hồ Chí Minh.

- Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đảng bộ tinh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1986 đến năm 2005, của Nguyễn Văn Vinh, Họcviện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2010 [175] Thanh Hóa là mộttỉnh đất rộng, người đông và nông nghiệp có vị trí quan trọng trong CCKT của tỉnh.

Trong quá trình lãnh đạo phát triển KTNN, Đảng bộ tinh Thanh Hóa có những sáng

tạo trong chủ trương, chính sách, bước đi và cách làm mạnh dạn Một số mô hình

phát triển nông nghiệp ở Thanh Hoa trở thành điển hình được nhân rộng ra cả nước.Trong khuôn khổ một Luận án Tiến sĩ, tác giả đã khái quát những chủ trương, biện

pháp và quá trình lãnh đạo chuyên dịch CCKT nông nghiệp của Dang bộ tinh Thanh

Hóa trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2005, đưa ra những đánh giá và

đúc kết các kinh nghiệm trong lãnh đạo chuyền dịch CCKT của Đảng bộ tỉnh ThanhHóa.

- Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Thực hiện đường lối của Đảng về phát triển kinhtế nông nghiệp ở một số tỉnh, thành đông bằng Sông Hong từ năm 1997 đến năm2010, của Vũ Quang Ánh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm

2012 [1] Luận án tập trung làm rõ vai trò của Đảng bộ các tỉnh, thành phố vùng

đồng bằng sông Hồng, tập trung vào các địa phương như Bắc Ninh, Hải Dương,

Thái Bình và thành phố Hải Phòng trong việc lãnh đạo, chi đạo và tổ chức thực hiện

các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, đánh giá đúng thực trạng,chỉ ra nguyên nhân của những kết quả, hạn chế , trên cơ sở đó rút ra một số kinhnghiệm mang tính lý luận và thực tiễn đối với việc phát triển KTNN ở các địaphương mà đề tài lựa chọn nghiên cứu.

- Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo chuyển dich cơcấu kinh té nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2006, của Đào Thị Bích Hồng, Daihọc Quốc gia Hà Nội, năm 2011 [74] Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh

Bạc Liêu nói riêng là một vùng đât có nhiêu tiêm năng, lợi thê và cũng có nhiêu yêu

22

Trang 25

tố đặc thù trong phát triển, nhất là KTNN Do đó, trong quá trình lãnh đạo phát triển

KTNN đòi hỏi các Đảng bộ ở đây phải nắm bắt rõ đặc điểm tình hình và chủ

trương, chính sách của Đảng, Nha nước dé có những hình thức, bước đi và cách làmphù hợp nhằm phát huy tốt nhất tiềm năng và lợi thé dé phát triển Luận án tập trunglàm rõ các quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo chuyên dịch CCKT nông nghiệpcủa Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu từ năm 1997 đến năm 2006 Đồng thời, luận án cũngđưa ra những đánh giá, nhận xét và rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của

Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu trong việc chuyền dịch CCKT.

- Các Tỉnh ủy đồng bằng sông Hồng lãnh đạo đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay, của TS Nguyễn Thị

Tố Uyên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2013 [174] Cuốn sách phân tíchnhững thay đổi sâu sắc, toàn diện về nông nghiệp, nông thôn các tỉnh đồng bằngsông Hồng từ năm 2001 đến năm 2010 Từ đó khăng định rằng, việc đây nhanh quá

trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn không chi là nhiệm vụ của Tỉnh ủy va

UBND tỉnh, mà là nhiệm vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trỊ, của các tầng lớpnhân dân, đặc biệt là giai cấp nông dân trong vùng Với những nội dung được trìnhbày, cuốn sách là tài liệu tham khảo bé ích đối với những ai quan tâm đến van dé

này, đồng thời nó cũng góp phần cung cấp các cứ liệu khoa học và kinh nghiệm

thực tiễn cho việc xây dựng và thực thi các chủ trương, chính sách về phát triển

nông nghiệp, nông thôn.

- Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đảng bộ tinh Phu Thọ lãnh đạo thực hiện công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010 củatác giả Tống Thị Nga, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, năm

2015 [85] Luận án nghiên cứu, tổng kết các chủ trương, chính sách lãnh đạoKTNN của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong khoảng thời gian mà luận án nghiên cứu và

có những đánh giá khách quan, khoa học về những kết quả, hạn chế trong quá trình

lãnh đạo thực hiện CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Phú Thọ từ khi tai lập

tỉnh đến năm 2010, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm đây mạnh CNH,

HDH nông nghiệp, nông thôn trên địa ban tinh.

23

Trang 26

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khác được luận án khảo cứunhư: Luận án Tiến sĩ Lịch sử của tác giả Nguyễn Đức Thìn (1999), Đảng bộ Hà Bắc

lãnh đạo thực hiện đường lôi phát triển nông nghiệp thời kỳ 1986 — 1996; Luận án

Tiến sĩ Lịch sử của tác giả Tạ Văn Thới (2000), Quá trình thực hiện đường lỗi pháttriển nông nghiệp của Đảng bộ Ninh Bình (1981 — 1995); Luận án Tiến sĩ Lịch sửcủa tác giả Nguyễn Tiến Thuận (2000), Đặc điểm và giải pháp chuyển dịch cơ cấukinh tế nông thôn vùng dong bằng sông Hong, Luận án Tién sĩ Lịch sử của tác giảNguyễn Văn Thông (2015), Đảng bộ Thành pho Hải Phòng lãnh đạo kinh té nông

nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010 [107]

Các công trình nghiên cứu trên trình bày có hệ thống các chủ trương, chínhsách phát triển KTNN, nông thôn trong thời kỳ đổi mới của Đảng Cộng sản Việt

Nam và sự vận dụng của Đảng bộ một số địa phương trong việc tô chức thực hiện

đường lối của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Nghiên cứu về các công trình trên cũng thấy rằng, các tác giả phần nào nêu

được thực trạng nông nghiệp của cả nước và ở một số địa phương cũng như những

đóng góp của nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân và kinh tế của mỗi địaphương Đồng thời cũng chỉ ra được những hạn chế, khuyết điểm trong việc thựchiện các chủ trương, chính sách phát triển của một số đảng bộ địa phương, từ đó rút

ra một số kinh nghiệm trong việc lãnh đạo phát triển KTNN, chủ yếu nhất là lĩnh

vực chuyền dịch CCKT nông nghiệp.

Có thé khang định, các công trình nghiên cứu công phu, là tài liệu tham khảohữu ích giúp cho tác giả luận án không chỉ tiếp cận được nguồn tư liệu dé bổ sung,đối chiếu mà còn học hỏi được các phương pháp luận, cách tiếp cận và giải quyếtvan đề trong khi trình bày nội dung luận án.

1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về kinh té nông nghiệp ở Đắk Lắk vàsự lãnh dao của Đảng bộ tinh Đắk Lắk đối với kinh tế nông nghiệp

- Thành tựu ngành chăn nuôi tinh Dak Lắk giai đoạn 2001 — 2005 của BùiĐức Thịnh, bài viết đăng trên Tap chí khoa học — công nghệ tỉnh Dak Lắk số 04,

năm 2005 [108] Bài viết khái quát được thực trạng phát triển của ngành chăn nuôi

24

Trang 27

trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong việc thực hiện

chủ trương phát triển ngành chăn nuôi theo tinh thần chi đạo của Đại hội lần thứ

XIII Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, nhiệm kỳ 2001 — 2005 và Chương trình phát triển chănnuôi tinh Dak Lắk giai đoạn 2001 — 2005 Từ thực tiễn đó, với góc độ nghiên cứuchuyên ngành, tác giả bài viết đề xuất một số giải pháp quan trọng nhăm tiếp tụcphát huy tiềm năng và thế mạnh về phát triển chăn nuôi góp phần vào việc thực hiện

chuyền dịch CCKT trong nội bộ ngành nông nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk.

- Lịch sử Đảng bộ tinh Đắk Lắk 1975 — 2005, do Tinh ủy Đắk Lắk phối hợp

cùng NXB Chính trị quốc gia ấn hành năm 2011 [36] Ngoài phần kết luận và phụlục, nội dung cuốn sách bao gồm 3 chương Chương I: Xây dựng và củng cô chínhquyền cách mạng, giữ vững an ninh chính trị, khôi phục và từng bước phát triểnkinh tế - xã hội, cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 — 1986) Chương II:

Lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng (1986 — 1996) ChươngIII: Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, day mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

dam bao ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng — an ninh.

Với dung lượng 450 trang, cuốn sách là một công trình sử học quan trọng ghi

lại chặng đường 30 năm lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệTổ quốc của Đảng bộ tinh Dak Lak (1975 — 2005) Cuốn sách khang định, dưới sự

lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phát huy truyền thống cách mạng và tinhthần sáng tạo, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk không ngừng phát triển và trưởng thành vềmọi mặt, lãnh đạo quân và dân trong tỉnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đạtđược những thành tưu to lớn, có ý nghĩa lịch sử về KT — XH, quốc phòng — an ninh,xây dựng hệ thống chính trị Thực tiễn cách mạng đó dé lại nhiều bài học kinhnghiệm quý báu được Đảng bộ tỉnh đúc kết, ghi lại trong phần cuối của cuốn sách.

Liên quan đến vấn đề phát triển KTNN, công trình nêu bật những chủtrương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiệncác mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn mà Đảng và Nhà nước đặt ra trong30 năm xây dựng và phát triển, nhất là thời kỳ đổi mới Thực tiễn phát triển vanhững đóng góp của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển của tỉnh Đắk Lắk

25

Trang 28

được cuốn sách ghi lại và khăng định rõ đó là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh trongsuốt chặng đường tiến hành khôi phục kinh tế và tái thiết tỉnh Đắk Lắk sau chiến

tranh cũng như trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Vớigiá trị lý luận và thực tiễn, công trình là tài liệu quan trọng đối với những nghiêncứu về lịch sử địa phương, nhất là chuyên nganh lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Đề tài khoa học: Nghiên cứu thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nôngthôn tỉnh Đắk Lắk và đề xuất các giải pháp thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng 6n định và bên vững” của TS Trần Ngọc

Thanh Đây là đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk, thuộcChương trình phát triển khoa học — công nghệ của Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn tỉnh giai đoạn 2006 — 2010 [106] Với góc độ chuyên ngành, đề tài khái

quát thực trạng và sự chuyền dich của CCKT nông nghiệp, nông thôn ở tinh Dak

Lắk trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009, đề cấp đến những chính sách pháttriển nông nghiệp, nông thôn nói chung, chuyên dịch cơ CCKT nông nghiệp nói

riêng của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương Từ kết quả nghiên cứu lý

luận và thực tiễn, tác giả đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm thúc đây nhanhviệc chuyền dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo

hướng 6n định và bền vững Kết quả tóm tắt của dé tài được công bố trên Tap chi

Khoa học và công nghệ tỉnh Đắk Lắk, số 01/2010.

- Phát triển cà phê bên vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lak, Luận án Tién sĩ

Kinh tế của Nguyễn Văn Hóa, Truong Dai học Nông nghiệp I, Hà Nội năm 2015[62] Luận án hệ thống hóa và làm sáng tỏ những van dé lý luận về phát triển cà phêbền vững, xác định việc phát triển cà phê bền vững là quá trình phát triển hướng tới

thay đổi về kỹ thuật và công nghệ sản xuất, chế biến cà phê thân thiện với môi

trường, thúc đây phát triển kinh tế, công bằng xã hội, đáp ứng nhu cầu về sản phẩmcà phê chất lượng cao Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả luận án đề xuấtcác giải pháp nhằm xây dựng các chính sách phù hợp bảo đảm phát triển cà phê bềnvững không chỉ riêng ở tỉnh Đắk Lắk, mà còn ở cả khu vực Tây Nguyên.

26

Trang 29

Những công trình trên là tài liệu tham khảo quan trọng, có giá trị khoa học vàthực tiễn cao đối với luận án Đồng thời cũng là bức tranh tổng quan tình hìnhnghiên cứu vấn đề phát triển KTNN để tác giả có thể đối chiếu, so sánh trong quá

trình giải quyết các van dé mà luận án đặt ra.

1.2 Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu và những vấn đề luậnán cần đi sâu nghiên cứu

1.2.1 Những vấn đề các công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ mà luận án

kế thừa

Về tư liệu: Các công trình nghiên cứu trên tông kết lại quá trình xây dựng và

thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Namcũng như sự vận dụng của một sỐ Đảng bộ, chính quyền các địa phương trong cả

nước Một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề nông nghiệp, nông

thôn theo nhiều góc độ chuyên ngành khác nhau Điều này giúp cho luận án cónhiều tư liệu tham khảo bổ ích như: các tài liệu tham khảo, chuyên khảo liên quan

đến nội dung luận án; hệ thống các văn bản của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực nông

nghiệp, nông dân, nông thôn; các số liệu thống kê, so sánh của các cơ quan trungương và địa phương; những vấn đề mà các công trình nghiên cứu trình bày cũng là

tài liệu tham khảo giúp tác giả làm sáng tỏ các van đề mà luận án nghiên cứu.

Về nội dụng: Ở Việt Nam, do xuất phát điểm là một nên sản xuất nhỏ, lao

động thủ công là chủ yếu, trong một thời gian tương đối dài lĩnh vực nông nghiệp

chưa đạt được sự phát triển đúng mức, tiềm năng, lợi thế chưa được phát huy mộtcách hiệu quả Bước vào thời kỳ đổi mới, với tư duy đổi mới, Đảng và Nhà nước cónhững chủ trương, chính sách, bước đi và cách làm đúng đắn hơn, tạo bước pháttriển mới cho sản xuất nông nghiệp.

Trên cơ sở thực tiễn ấy, nhiều công trình nghiên cứu về KTNN với nội dungphong phú được thực hiện, góp phần từng bước làm rõ vai trò, vị trí và những đónggóp của KTNN trong nền kinh tế quốc dân Các nghiên cứu đó chi ra yêu cầu tấtyếu phải chuyên đổi nền nông nghiệp nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn; từ

sản xuât tự câp, tự túc lên sản xuât hàng hóa, sản xuât nông nghiệp từng bước trở

27

Trang 30

thành nền tảng thúc đây công nghiệp và các ngành kinh tế khác phát triển Trên các

góc độ chuyên ngành, các công trình nay thể hiện rõ việc tong kết thực tiễn pháttriển KTNN trên phạm vi cả nước, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả trong phát triển KTNN Một số công trình khái quát các chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước về KTNN và đánh giá quá trình chỉ đạo thực hiện phát triểnKTNN, nhất là trong thời kỳ đôi mới, từ đó rút ra những kinh nghiệm về sự lãnhđạo của Đảng cũng như đảng bộ các địa phương đối với KTNN.

Chính vì vậy, luận án sẽ được kế thừa những nội dung quan trọng như; các

chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; kinh nghiệm thực tiễn của các địa

phương để so sánh, đối chiếu, tìm ra những điểm chung, những điểm khác biệt so

với địa bàn mà luận án nghiên cứu.

Về phương pháp nghiên cứu: Hệ thông các công trình nghiên cứu nêu trên

thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, do đó, tuy cùng một vấn đề nhưng có nhiềucách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khác nhau Nhờ đó luận án kế thừa được

tinh đa dạng về phương pháp nghiên cứu, kể cả những phương pháp mà các công

trình sử dụng, nhất là các phương pháp nghiên cứu thuộc chuyên ngành lịch sử.

Tóm lại, đối với khu vực Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng,

trong quá khứ, hiện tại và cả chặng đường sắp tới, KTNN vẫn là lĩnh vực then chốt.

Hơn nữa, nông nghiệp Tây Nguyên có nhiều điểm đặc thù cả về điều kiện và mô

hình phát triển so với cả nước Do đó, đây vẫn là lĩnh vực thu hút được sự quan tâmcủa các nhà khoa học và đòi hỏi cần phải có nhiều hơn nữa những nghiên cứu, đánhgiá khách quan, khoa học, chỉ ra những điều kiện, giải pháp nhằm thúc đây sự pháttriển của KTNN, góp phan quan trong đưa KT — XH vùng Tây Nguyên phát triểnnhanh hơn nữa dé có thé trở thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.

Qua việc khảo cứu các công trình trên, tác giả nhận thấy rằng, cho đến nayvẫn chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu, tổng kết một cách hệ thống, toàn

diện quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tô chức thực hiện các chủ trương, chính sáchphát triển KTNN của Đảng bộ tinh Dak Lắk Chính vi vậy, dé tài luận án là một

hướng nghiên cứu mới, có giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn.

28

Trang 31

1.2.2 Những van đề luận án can đi sâu nghiên cứu

- Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về phát triển KTNN; những chủ

trương này chịu sự chi phối của những điều kiện lịch sử cụ thể, trong đó có điều

kiện tự nhiên, xã hội của địa phương, những thuận lợi và khó khăn của nên nôngnghiệp ở tinh Đắk Lắk trong thời gian trước dé lại, đặc biệt là chịu sự chi phối củacác chủ trương, chính sách phát triển KT — XH của Dang va Nhà nước hiện nay.Việc hoạch định chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk nhằm phát triển KTNN đòi

hỏi sự quán triệt và vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào

điều kiện cụ thé của địa phương.

- Những biện pháp tổ chức hành động của Đảng bộ nhằm biến những chủtrương thành hiện thực Đó chính là việc xác định những biện pháp cụ thé trong cackế hoạch, chương trình nhằm thúc day sự chuyển dich CCKT; xây dựng và phattriển các nguồn lực về vốn, khoa học — công nghệ; giải quyết những van dé đầu vào

và đầu ra đối với sản xuất nông nghiệp cũng như việc thực hiện các chính sách

khuyến nông, những chính sách đối với các thành phần kinh tế trong sản xuất nôngnghiệp, nhất là đối với các hộ nông dân Những biện pháp đó bao gồm cả việc tổ

chức cho các cấp đảng bộ, chính quyền, đoàn thé quần chúng thực hiện những chính

sách về nông nghiệp.

- Quá trình thực thi những chủ trương của Đảng bộ, cụ thé là các chương

trình, kế hoạch phát triển KTNN Đó là những hoạt động cụ thé không chỉ của cáccấp lãnh đạo, quản lý mà chủ yếu là các tổ chức sản xuất và cá nhân người lao động.Đó là những hành động vật chất biến những chủ trương, chính sách, chương trình,kế hoạch của Đảng bộ và chính quyền địa phương thành hiện thực, với những kết

quả cụ thể.

- Những kết quả của KTNN tỉnh Đắk Lắk, bao gồm các mặt tích cực và hạn

chế đều liên quan trực tiếp đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Từ những thành công vàchưa thành công của KTNN tỉnh Đắk Lắk cần đánh giá những ưu điểm, khuyếtđiểm trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đây là những vấn đề có ý nghĩa

29

Trang 32

quan trọng vì nó cung cấp cơ sở khoa học giúp Đảng bộ tiếp tục bổ sung, phát triển

chủ trương, biện pháp dé lãnh đạo phát trién KTNN trong thời gian sau.

- Việc tổng kết những kinh nghiệm rút ra từ lịch sử lãnh đạo của Đảng bộ đốivới KTNN ở địa phương cũng là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, không chỉ có giátrị tham khảo đối với Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, mà còn có giá trị đối với những tỉnh cóđiều kiện tương đồng trong vùng Tây Nguyên Việc tổng kết những kinh nghiệmnày đòi hỏi phải có sự đánh giá chính xác những ưu điểm và hạn chế của Đảng bộ,

phải có sự so sánh không chỉ về chủ trương, biện pháp, mà cả về hiệu quả của sự

lãnh đạo qua những khoảng thời gian khác nhau Đồng thời cũng đòi hỏi phải có sự

so sánh với các địa phương lân cận.

30

Trang 33

Cămpuchia Toàn tỉnh có 15 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố (Buôn Ma Thuột

là thành phó cấp I đầu tiên ở Tây Nguyên), 01 thị xã và 13 huyện (xem Phụ lục 1).

Đắk Lắk có đường hàng không nội địa từ sân bay Buôn Ma Thuột nối với

các địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Thanh Hóa, Hải

Phòng, Quảng Bình; đường bộ có Quốc lộ 14 nối với các tỉnh trong khu vực TâyNguyên, các tỉnh Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ; Quốc lộ 26 nối với các tỉnhDuyên hải Nam Trung Bộ; Quốc lộ 27 nối với Lâm Đồng, Bình Thuận và quốc lộ

14C chạy dọc theo biên giới phía Tây tiếp giáp với Vương quốc Cămpuchia.

Tỉnh Đắk Lắk có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninhquốc phòng, môi trường sinh thái ở khu vực Tây Nguyên và cả nước, có thể mởrộng giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Nam và các tỉnh duyên hải miền Trung ĐắkLak nằm trong vùng tam giác phát triển Việt Nam — Lào — Cămpuchia, có đường

biên giới chung với Vương quốc Cămpuchia dài 70 km, trên đó có cửa khâu Đắk

Ruê nên có khả năng mở rộng giao lưu, liên kết và hợp tác quốc tế.

Địa hình và khí hậu: Đắk Lắk là tỉnh có địa hình, địa mạo đa dạng bậc nhấtTây Nguyên, toàn tỉnh là một cao nguyên rộng lớn nằm ở phía Tây, ở cuối dãyTrường Sơn Độ cao trung bình từ 400 — 800 mét so với mặt nước biển, độ cao tuyệtđối lớn nhất là 2.445m (đỉnh Chư Yang Sin), thấp nhất là 350m Địa hình có hướng

31

Trang 34

dốc thoải, lượn sóng từ Đông Nam sang Tây Bắc, khá bằng phang Về cơ bản có các

dang địa hình chính là: Dia hình vùng núi; địa hình cao nguyên; những vùng bìnhnguyên; vùng đồng bằng trũng trong đó địa hình cao nguyên chiếm phần lớn diện

tích Từ sự đa dạng về địa hình nên có nhiều sự lựa chọn trong việc canh tác và sảnxuất nông nghiệp, rất thích hợp với việc làm nương rẫy.

Về khí hậu, toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng: Vùng phía Tây Bắc cókhí hậu nang nóng, khô hanh; phía Đông và phía Nam khí hậu mat mẻ, ôn hoà Xétvề khí hậu sinh thái nông nghiệp được chia thành 6 tiểu vùng: Tiểu vùng bìnhnguyên Ea Súp chiếm 28,43% diện tích tự nhiên; Tiểu vùng Buôn Mê Thuột — EaH’Leo chiếm 16,17%; Tiểu vùng đổi núi, cao nguyên M’Drak chiếm 15,82%; Tiểuvùng ven sông Krông Ana — Sêrêpôk chiếm 14,51%; Tiểu vùng núi cao Chu Yang

Sin chiếm 3,98%; Tiểu vùng núi Rlang Dja chiếm 3,88% diện tích tự nhiên toàn

tỉnh Giữa các tiểu vùng khí hậu có sự khác nhau rõ rệt, thường giảm dần theo độ

cao: vùng cao dưới 300m quanh năm nắng nóng, vùng từ 400 — 800m khí hậu nóngam và vùng trên 800m khí hậu mát Về cơ ban ở Đắk Lak vẫn chia thành 02 mùa rõ

rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, (chiếm 90% lượng mưa của năm),mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Chế độ mưa theo mùa là hạn chế lớn

trong sản xuất nông nghiệp, bởi vào mùa khô thiếu nước, có năm hạn hán nghiêm

trọng, trong khi đó đa số các loại cây trồng, đặc biệt cây công nghiệp thường ra hoa,kết trái vào mùa này, đến mùa mưa khi lượng mưa lớn lại diễn ra tình trạng úng

ngập cục bộ.

Thổ nhưỡng: Đất đai là nguồn tài nguyên lớn nhất mà thiên nhiên ban tặng

cho tỉnh Đắk Lắk, tổng diện tích tự nhiên là 13.125,37 km”, chiếm 27,6% diện tích

vùng Tây Nguyên và 3,9 % diện tích cả nước.

Do núi lửa phun trào và được phong hóa hàng triệu năm trước đây, tạo cho

Đắk Lắk một vùng đất đai màu mỡ, phân bố đều ở các địa phương, trong đó lớn

nhất là nhóm đất xám, đất đỏ bazan, đất phù sa, đất gley, đất đen.

Theo kết quả kiểm kê đất đai tỉnh Đắk Lắk năm 2005, tổng diện tích đấtnông nghiệp cua tin là 1.084,6 nghìn ha, chiếm 82,64% diện tích tự nhiên (trong đó

32

Trang 35

đất sản xuất nông nghiệp có 464,8 nghìn ha, chiếm 35,41%, bao gồm đất trồng câyhang năm có 200,4 nghìn ha, chiếm 15,27% Dat trồng lúa 53,4 nghìn ha, đất trồng

cây hàng năm khác 147 nghìn ha; đất trồng cây lâu năm có 264,4 nghìn ha, chiếm

20,14%); đất lâm nghiệp 618,2 nghìn ha, chiếm 47,1% tổng điện tích đất tự nhiên.Ngoài ra còn có đất nuôi trồng thủy sản 1.597 ha và các loại đất nông nghiệp kháctrên 11 nghìn ha; đất phi nông nghiệp 91,55 nghìn ha, chiếm 6,98%; đất chưa sử

dụng 136,3 nghìn ha, chiếm 10,39% [154, tr 7,8].

Do có quỹ đất lớn và điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi nên ở tỉnh Đắk

Lắk sớm hình thành mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa với những vùngchuyên canh quy mô lớn Tiêu biểu nhất là hệ thống nông, lâm trường chuyên canhcây công nghiệp và các mô hình kinh tế hộ gia đình, mô hình trang trại chăn nuôi

gia súc, gia cầm quy mô lớn, áp dụng KHKT hiện đại.

Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2005, điện tích đất lâm nghiệp của Đắk Lắkcó khoảng 618,2 nghìn ha Tổng trữ lượng rừng khoảng 59 - 60 triệu mỶ, trong đó

trữ lượng rừng thường xanh 36,3 triệu m’; trữ lượng rừng khộp 21,2 triệu m; rừnghỗn giao 1 triệu m”; rừng trồng 0,3 triệu m”, [156, tr 59] Với diện tích hiện có,

Đắk Lắk là địa phương có diện tích rừng rộng lớn và phong phú nhất cả nước Vì

vậy, nếu biết khai thác và sử dung hợp lý thi đây sẽ là nguồn lực quan trọng dé phát

triển kinh tế nông, lâm nghiệp kết hợp, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo

sự cân bang môi trường sinh thái.

Tài nguyên nước; O tỉnh Dak Lắk có rất nhiều sông suối với mật độ khoảng

0,8 km/kmỶ, lớn nhất là hệ thống sông Sêrêpôk và sông Ba Tổng diện tích lưu vựccủa hai con sông này là 44.000 km” (Sông Sêrêpôk trong phạm vi tỉnh Đắk Lắk là

4200 km”; Hệ thống lưu vực sông Ba là 13.900 km”) [156, tr 6,7] Với diện tích,

chiều dai và lưu lượng nước lớn, ổn định nên trên các dòng sông này hình thành

một hệ thống các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, hàng năm đóng góp một phần

không nhỏ vào sản lượng điện quốc gia Tuy nhiên, do lượng sông suối phân bố

không đều nên tình trạng thiếu nước vẫn diễn ra thường xuyên, nhất là những năm

33

Trang 36

mùa khô kéo dài và khắc nghiệt Do đó, việc điều tiết nước qua các công trình thủy

lợi có ý nghĩa quyết định đối với phát triển KT — XH của tỉnh.

Tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên đất và rừng là nguồn lực lớn nhấtcủa tỉnh Đắk Lắk, tuy nhiên đã có một thời gian dài, những nguồn lợi này bị khaithác 6 ạt và sử dụng lãng phí, dẫn đến tình trạng cạn kiệt Do đó, yêu cầu cấp bách

hiện nay là phải sử dụng một cách hiệu quả, hợp lý và phải tạo được khả năng tái

Giao thông: Ngoài các tuyến quốc lộ, cảng hàng không được nâng cấp, hệ

thống giao thông nội tỉnh, đường đến trung tâm các xã cơ bản hoàn thiện đáp ứng

được nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân Tuy nhiên, do đặc thù về

địa hình nên việc kết nối giữa Đắk Lắk với các địa phương khác, đặc biệt là cáctrung tâm kinh tế lớn vẫn còn những khó khăn nhất định.

Thủy lợi: Do đặc điểm địa hình, sự ưu đãi của thiên nhiên và sự kiến tạo củacon người, hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 737 công trình thủy lợi gồm: 575hồ chứa, 103 đập dâng, 59 trạm bơm và 01 hệ thống đê bao (chưa bao gồm các côngtrình có diện tích tưới không đáng kể), 600 km kênh mương được kiên có hóa Việc

hình thành hệ thống các công trình thủy lợi góp phần chủ động trong điều tiết nguồn

nước, tạo tiền dé quan trọng dé phát triển KTNN.

Ngành điện: Ngành điện đầu tư khai thác tiềm năng thủy điện ở Đắk Lắk vàhình thành một hệ thống các nhà máy thủy điện rộng khắp, hàng năm cung cấp cho

cả nước một lượng lớn điện năng dé phuc vu san xuất và sinh hoạt Nhờ đó, hệthống lưới điện quốc gia được mở rộng, đáp ứng nhu cầu của trên 90% số hộ dân cónhu cầu sử dụng điện trong sản xuất và sinh hoạt.

Mạng lưới các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như phân bón,thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi và các dich vụ khoa học — kỹ thuật

34

Trang 37

khác được trải rộng trên khắp địa bàn tỉnh, kể cả ở khu vực vùng sâu, vùng xa.

Thị trường trao đôi hàng hóa được thiết lập tương đối rộng, nhất là thị trường xuất

khẩu, tạo điều kiện trao đổi và tăng thêm giá tri, lợi ich của các mặt hàng nông, lâm

sản, tạo ra nguồn vốn góp phần thúc đây đầu tư tái sản xuất ở địa phương.

Về dân cư và phân bó dân cư; Tính đến hết năm 2013, dân số ở Đắk Lắk cókhoảng 1.827.786 người, trong đó dân số đô thị chiếm 24,1%, nông thôn chiếm75,9% Cộng đồng dân cư Đắk Lắk bao gồm 47 dân tộc, người Kinh chiếm trên

70%, các DTTS còn lại chiếm gần 30% [156, tr 11] Mật độ dân số trung bình

khoảng 139.26 người/km2, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phó, cácthị trấn huyện ly, ven các trục quốc lộ (xem thêm ở Phụ lục 2).

Do mật độ dân số thưa, đất đai rộng lớn và những ưu đãi của tự nhiên là điềukiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là KTNN Tuy nhiên, do có sự đa dạngvề thành phần dân cư, trình độ không đồng đều và sự đa dạng về hình thức canh tác,

phong tục, tập quán nên cũng có những khó khăn nhất định trong việc triển khaicác chủ trương, chính sách và kế hoạch phát triển KT - XH.

Nguồn lao động; Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 58,9% tổng số dântoàn tỉnh, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao, cộng với tình trạng tăng cơ học do dân từ

các tỉnh khác di cư đến làm cho nguồn lao động của Dak Lak tăng lên đáng ké Day

là tiền đề quan trọng dé phát triển KT - XH, song cũng tạo nên một sức ép lớn trongVIỆC giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội như giáo dục - đào tạo, y tế, cơ sở hạtầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân v.v

Tuy nhiên, do trình độ dân trí và chất lượng nguồn lao động còn thấp, tỉ lệlao động chưa qua đảo tạo cao, đội ngũ cán bộ khoa học — kỹ thuật và cán bộ tổchức quản lý có trình độ cao còn hạn chế vẫn là một khó khăn lớn của địa phương.

Có thé khang định, Dak Lắk không chỉ là một cao nguyên của các loại cây

công nghiệp, mà có những vùng đồng ruộng màu mỡ dé sản xuất lương thực, thực

phẩm và những khu rừng giàu tiềm năng Những nguồn lợi này đã và đang tạo ra

tiêm lực lớn, làm thay đôi diện mạo và đời sông của nhân dân các dân tộc trong

35

Trang 38

tỉnh Đồng thời nó cũng là động lực to lớn thúc đây việc thực hiện mục tiêu CNH,HĐH nói chung, lĩnh vực nông nghiệp nói riêng ở tỉnh Đắk Lắk.

- Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Đắk Lak trước năm 2004

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự ưu tiên trong đầu tư của Chính phủ, các Bộngành Trung ương, cùng với nỗ lực cố găng của Đảng bộ, chính quyền các cấp vànhân dân các dân tộc trong tỉnh, tính đến thời điểm chia tách tỉnh (năm 2004) tìnhhình KTNN ở Đắk Lắk đã và đang có diễn biến tốt với những kết quả chủ yếu sau:

Ngành trong trọt: Tổng điện tích đất nông nghiệp tính đến năm 2004 là466.426 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm là 197.639 ha; đất trồng cây lâu năm

263.038 ha (cây công nghiệp lâu năm 250.936 ha; cây ăn quả 4.272 ha; cây khác

7.830 ha); đất trồng cỏ chăn nuôi là 4.152 ha [25, tr 63] Với lợi thế về đất đai (cả

diện tích và chất lượng đất) và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nganh trong trot dat

được những bước tiến quan trọng.

Sản xuất lúa: Do biết khai thác tiềm năng và chuyền đổi diện tích trồng cácloại cây không phù hợp sang trồng lúa nên diện tích lúa ở tỉnh Đắk Lắk có sự giatăng đáng kể, năm 2000 có 55.722 ha đến năm 2004 tăng lên 64.608 ha (tăng15,94%) Mặc dù thời tiết có lúc không thuận lợi, việc áp dụng tiễn bộ khoa học —kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế nhưng năng suất và sản lượng lúa luôn tăng Năm

2000 năng suất bình quân đạt 41.04 ta/ha, năm 2004 tăng lên 48,68 tạ/ha (tăng

18,6%); sản lượng lúa cũng tăng đáng kể, năm 2000 đạt 399.260 tan, năm 2004 tăng

lên 737.227 tan (tăng 84,65%) Tính bình quân đầu người tăng 147/kg/1 người năm

2000 lên 186 kg/1 người vào năm 2004 (tăng 26,5%) (xem thêm Phụ lục 3,4).

Kết quả này có ý nghĩa quan trọng góp phần đảm bảo việc chủ động nguồn

lương thực tại chỗ Tuy nhiên, do sản xuất lúa không phải là thế mạnh nên hàng

năm tỉnh Đắk Lắk vẫn phải mua lúa, gạo từ các nơi khác, chủ yếu là các tỉnh Nam

Bộ đề đáp ứng nhu cầu lương thực cho nhân dân.

Cây Ngô: Ngô là loại cây lương thực có diện tích đứng thứ hai sau cây lúa,

Năm 2000 diện tích ngô là 39.238 ha, sản lượng dat 170.550 tấn, đến năm 2004

tăng lên 113.499 ha, sản lượng đạt 422.313 tấn Trong đó nôi lên 02 huyện có diện

36

Trang 39

tích và sản lượng ngô lớn nhất đó là huyện Ea Ka với 21.474 ha, đạt sản lượng

74.244 tan (năm 2000 có 8.309 ha, sản lượng đạt 39.457 tan) và huyện Krông Pacvới 16.906 ha, đạt sản lượng 44.898 tấn Việc tăng diện tích và áp dụng khoa học —

kỹ thuật tiên tiễn trong sản xuất ngô là hướng đi đúng đắn trong việc chuyền đôi cơcau cây trồng ở tỉnh Dak Lắk Bởi ngô là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, dé tiêuthụ, chi phí đầu tư thấp, đặc biệt có thé tranh thủ được diện tích đất nhàn rỗi.

Cây san: San là loại cây ngắn ngày có khả năng chịu hạn và trồng được ở

những vùng đất đai căn cỗi, xen canh nên được nông dân nhiều vùng lựa chọn, nhấtlà giống sắn cao sản Nhờ đó, diện tích và sản lượng sắn tăng đáng kể, năm 2000 có

khang 3.377 ha, đạt 29.946 tan, năm 2004 tăng lên 9.305 ha, đạt 202.746 tấn Đây là

loại cây trồng có giá trị kinh tế, dễ tiêu thụ, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời

sông cho nông dân, nhất là các hộ gia đình người DTTS.

Cây khoai lang: Khoai lang là cây trồng rất phù hợp với khí hậu và thổnhưỡng của Đắk Lắk, nhất là các loại giống khoai lang có năng suất, chất lượng vàhiệu quả kinh tế cao (khoai lang Nhật Bản) khiến cho diện tích khoai lang tăng đángkể Năm 2000 tổng diện tích trồng khoai lang là 3.006, sản lượng đạt 22.544 tan,đến năm 2004 diện tích này tăng lên 3.553, đạt sản lượng 24.968 tấn.

Ngoài những loại cây trồng trên, nông dân còn trồng các loại cây hoa màu

khác nhưng diện tích không nhiều và không ổn định (xem thêm Phụ lục 5).

Cây công nghiệp lâu năm: Đắk Lắk được mệnh danh là một cao nguyên củacác loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, ca cao, hồ tiêu Do đặc điểm khíhậu, điều kiện tự nhiên thuật lợi và hiệu quả kinh tế cao nên các loại cây côngnghiệp lâu năm, nhất là cà phê, hồ tiêu là sự lựa chọn hàng đầu của nhà nông.

Cây cà phê: Những năm từ 2000 đến năm 2004 là thời điểm khó khăn nhất

đối với ngành cà phê do giá cả sụt giảm rất nhanh, có lúc chỉ còn khoảng 3000 —4.500đ/1kg cà phê nhân xô, giảm gấp 10 lần so với thời điểm năm 1998, 1999 Giá

cả sụt giảm, khiến tình trạng thua lỗ kéo đài, người trồng cà phê phải bỏ rẫy hoặc

chặt bỏ cây cà phê để chuyển sang các loại cây trồng khác khiến cho diện tích vàsản lượng cà phê sụt giảm nhanh, số liệu cụ thể ở bảng thống kê sau.

37

Trang 40

Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng một số loại cây công nghiệp lâu năm chủ

lực trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Một số loại cây công Diện tích (ha) Sản lượng (tan)

nghiệp chủ lực 2000 2004 2000 2004

Cà phê 183.329 165.126 348.289 330.660Cao su 23.207 23.149 10.776 19.349

Hồ tiêu 1.558 3.134 1.063 3.705Điều 3.897 23.858 1.855 4.652

Chè 40 48 4I 165

Nguôn: Cục thong kê tinh Đắk Lắk, Nién giám thống kê tỉnh Dak Lak năm 2006,NXB Thống kê, Hà Nội, 2007, tr 86, 90.

Cây hồ tiêu: Thời điểm 2000 — 2004 cũng là lúc giá hồ tiêu trên thị trường

sụt giảm mạnh, chi dao động trong khoảng 16.000 — 20.000đ/1kg hạt tiêu khô, trước

đó giá dao động từ 50.000 - 60.000đ/1kg, cá biệt có thời điểm lên tới 80.000đ/kg.

Do cà phê và hồ tiêu là hai loại cây trồng chủ lực nên những biến động về giácả và thiên tai khiến ngành nông nghiệp ở Đắk Lắk rơi vào tình trạng khủng hoảng,nông dân phải mất một thời gian dài lao đao do phải huy động mọi nguồn lực bù lỗ

dé duy trì hoặc chuyên đổi sang các loại cây trồng khác.

Cây ăn quả: Dù không có nhiều lợi thế, nhưng dựa trên đặc điểm thời tiết vàthổ nhưỡng của từng vùng, với sự hỗ trợ kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn,nông dân tiễn hành trồng các loại cây ăn quả phù hợp, có giá trị kinh tế nhằm tăngthu nhập, cải thiện đời sống như sau riêng, bơ, thanh long Tuy nhiên, đây vẫn là

hướng đi mới, chưa thực sự vững chắc, nên cơ bản chỉ được trồng trong vườn nhà

va xen canh, chưa hình thành được vùng chuyên canh (xem Phụ lục 5).

Cây công nghiệp hàng năm: Mặc dù thổ nhưỡng và khí hậu rất phù hợp,nhưng việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày không thu hút được người dân, một số

vùng người dan có trồng các loại cây như bông, dâu nhưng diện tích không nhiều

và không ôn định (xem Phụ lục 6).

Từ những phân tích trên cho thấy trồng trọt là lĩnh vực chính, thường xuyênchiếm ty lệ cao trong CCKT nông nghiệp của tinh Dak Lắk, có sự đa dang trong

38

Ngày đăng: 05/06/2024, 16:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w