1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng

236 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NGUYỄN THỊ MINH CHÂU

TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023

Trang 2

NGUYỄN THỊ MINH CHÂU

TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàngMÃ SỐ: 9 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: GS TS VÕ XUÂN VINHTS ĐÀO LÊ KIỀU OANH

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại bất cứ mộttrường đại học nào Đề tài này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quảnghiên cứu là trung thực Đề tài có một số nội dung được sử dụng trong các bài thamluận hội thảo quốc tế, cụ thể:

(1) Phần nội dung của tổng quan nghiên cứu được sử dụng trong bài tham luận“Regional and Global uncertainty factors affect banking stability: Experimental studyin Vietnam” tại hội thảo quốc tế International Conference on Blockchain andAdvanced Financial Management 2021

(2) Một phần nội dung trong tham luận “The determinants of bank stability in Asia:The effect of global economic policy uncertainty” tại Hội thảo quốc tế “InternationalConference on Business and Finance” 2022

(3) Một phần luận giải được sử dụng trong bài báo “The impact of global economicpolicy uncertainty on bank stability” được chấp nhận đăng trên tạp chí Polish Journalof Management Studies, tập 27, năm 2023

Ngoài ra, các nội dung khác trong đề tài chưa từng được công bố trước đây.Các nội dung do người khác thực hiện đều được trích dẫn nguồn đầy đủ trong luậnán.

Tác giả

Nguyễn Thị Minh Châu

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa họccủa tôi là GS TS Võ Xuân Vinh Thầy đã hướng dẫn rất tận tình, đóng góp nhiều ýkiến hữu ích giúp tôi định hướng được hướng nghiên cứu và hoàn thiện các nộidung trong luận án Không chỉ vậy, Thầy còn thường xuyên đốc thúc và tạo điềukiện để tôi có thể hoàn thành luận án theo tiến độ đã đề ra.

Tôi cũng xin kính gửi lòng tri ân sâu sắc đến cô hướng dẫn khoa học TS.Đào Lê Kiều Oanh Những góp ý của Cô đã giúp tôi nhìn nhận vấn đề từ nhiều gócđộ và hoàn thiện nghiên cứu của mình Sự kiên nhẫn, tận tâm và những lời độngviên của cô đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình hoàn thiện luận án.

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trường Đại họcNH thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũngnhư tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu.Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô đã tham gia hội đồngđánh giá luận án các cấp trong quá trình hoàn thiện luận án Những chỉ dẫn, góp ýchân thành, những chia sẻ của các thầy cô đã giúp tôi nhận ra thiếu sót, có đượcnhững góc nhìn mới, mở rộng hiểu biết để hoàn thiện luận án tốt hơn.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô, đồng nghiệp đã có những gópý chân thành cũng như tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện nghiên cứu.

Lời cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên và chia sẻ của giađình, đặc biệt là chồng tôi, trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiệnluận án.

Tác giả

Nguyễn Thị Minh Châu

Trang 5

TÓM TẮT

Tiêu đề: TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ ỔN ĐỊNH HỆTHỐNG NGÂN HÀNG

Tóm tắt: Bất định được xem như là yếu tố tạo ra rủi ro cho các chủ thể trong nền

kinh tế Một trong những yếu tố bất định được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đếntừ bất định chính sách kinh tế của các chính phủ Các cơ sở lý thuyết kinh tế củaKeynes, Friedman, Minsky đã chỉ ra bất định chính sách kinh tế tạo ra ảnh hưởngtiêu cực cho các chủ thể, bao gồm các ngân hàng và có thể dẫn đến bất ổn định hệthống tài chính của quốc gia Ảnh hưởng của bất định chính sách kinh tế không chỉtác động đến quốc gia sở tại mà còn lan truyền qua các nước khác thông qua nhiềukênh truyền dẫn khác nhau trong môi trường toàn cầu hóa Nhiều nghiên cứu về ảnhhưởng của bất định chính sách kinh tế đến các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt làổn định hệ thống ngân hàng, được thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế khi: (1) vẫn chủyếu tập trung ở bất định chính sách kinh tế quốc gia, (2) chưa đánh giá ảnh hưởngcủa bất định chính sách kinh tế toàn cầu đến ổn định hệ thống ngân hàng các quốcgia; (3) chưa đánh giá tác động của các biến vĩ mô và đặc trưng ngành kết hợp vớibất định chính sách kinh tế toàn cầu thông qua các biến tương tác; (4) trong các biếnphản ánh yếu tố vĩ mô, chưa có nghiên cứu đánh giá vai trò của toàn cầu hóa và cácthành phần của toàn cầu hóa đến ổn định hệ thống ngân hàng trong môi trường bấtđịnh chính sách kinh tế toàn cầu Do đó, đề tài được thực hiện nhằm đánh giá ảnhhưởng của bất định chính sách kinh tế toàn cầu đến ổn định hệ thống ngân hàng bổsung thêm minh chứng thực nghiệm cho các lý thuyết về tác động của bất địnhchính sách kinh tế đến ổn định hệ thống ngân hàng Từ kết quả của nghiên cứu thựcnghiệm, đề tài đưa ra hàm ý chính sách đối với các nhà hoạch định chính sách, cơquan quản lý của các quốc gia và các nhà quản trị ngân hàng.

Đề tài sử dụng dữ liệu của 116 quốc gia trong giai đoạn 2008 - 2020 vàphương pháp hồi quy dành cho dữ liệu bảng, trong đó tập trung vào GMM hệ thống2 bước để khắc phục các khuyết tật mô hình Biến phụ thuộc trong nghiên cứu làbiến Z_score, tỷ lệ nợ xấu, được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về ổn định

Trang 6

hệ thống ngân hàng Bất định chính sách kinh tế toàn cầu là logarit cơ số tự nhiêngiá trị trung bình trong 12 tháng trong năm của bất định chính sách kinh tế toàn cầu Chỉ tiêu này được thu thập từ website công bố về bất định chính sách kinh tế toàncầu Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng các biến kiểm soát phản ánh đặc điểm hoạtđộng hệ thống ngân hàng thông qua tỷ lệ vốn chủ sở hữu, khả năng khai thác vốnhuy động, quy mô hệ thống ngân hàng, tỷ lệ thu nhập lãi biên, tỷ lệ thu nhập ngoàilãi và mức độ tập trung của hệ thống Các yếu tố vĩ mô cấp độ quốc gia cũng đượcđưa vào mô hình gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và toàn cầuhóa Các chỉ tiêu trong mô hình được thu thập trong giai đoạn 2008 - 2020 từ bộ dữliệu của WB công bố trên website (cập nhật vào 01/03/2023) nhằm đảm bảo tínhkhách quan, tin cậy của dữ liệu ở cấp hệ thống ngân hàng của mỗi quốc gia.

Sau khi thực hiện các kiểm định mô hình nhằm đảm bảo kết quả hồi quyđáng tin cậy, kết quả nghiên cứu ủng hộ cho quan điểm bất định chính sách kinh tếtoàn cầu tăng lên bào mòn sự ổn định của hệ thống ngân hàng ở các quốc gia trongmẫu nghiên cứu thông qua làm giảm chỉ số Z_score và tăng tỷ lệ nợ xấu Nói cáchkhác, chính sách kinh tế toàn cầu thiếu chắc chắn là yếu tố vĩ mô bất lợi, có tácđộng tiêu cực đến ổn định hệ thống ngân hàng ở các quốc gia toàn cầu Điều này thểhiện qua hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê và ý nghĩa kinh tế trong mô hình gốccủa bất định chính sách kinh tế toàn cầu ở năm hiện hành đến: (1) làm giảm điểm sốZ và (2) làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu Mặc dù việc can thiệp vào điều hành chính sáchkinh tế của các nước lớn là điều không thể nhưng các quốc gia có những “vũ khí”để giảm thiểu tác động tiêu cực của bất định chính sách kinh tế toàn cầu đến từ đặcđiểm vĩ mô và đặc trưng hoạt động hệ thống ngân hàng Các công cụ mà chính phủvà cơ quan quản lý mỗi quốc gia có thể sử dụng được rút ra từ kết quả hồi quy môhình mở rộng với các biến tương tác giữa bất định chính sách kinh tế toàn cầu vàcác biến kiểm soát trong mô hình, bao gồm gia tăng vốn chủ sở hữu, quy mô hệthống, thu nhập lãi biên, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi và mức độ tập trung của hệ thống.Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến ổn định hệ thống ngân hàng trong môi trường bấtđịnh chính sách kinh tế toàn cầu gồm lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và toàn cầu hóa.Trong đó, toàn cầu hóa là “con dao hai lưỡi” đối với ổn định hệ thống ngân hàng.

Trang 7

Cụ thể, khi đánh giá ảnh hưởng riêng lẻ, toàn cầu hóa có thể bào mòn sự ổn địnhcủa các hệ thống ngân hàng trên thế giới Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu biến tươngtác cho thấy sự gia tăng toàn cầu hóa giúp giảm tác động tiêu cực của bất định chínhsách kinh tế toàn cầu đến ổn định hệ thống ngân hàng Ngoài ra, thành phần củatoàn cầu, đặc biệt là toàn cầu hóa tài chính có ảnh hưởng đến ổn định hệ thống ngânhàng của các quốc gia trên thế giới Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số hàm ý quảntrị cho chính phủ, các cơ quan quản lý và các nhà quản trị ngân hàng.

Từ khóa: bất định, chính sách kinh tế, sự ổn định, hệ thống ngân hàng

Trang 8

Title: Economic policy uncertainty and banking system stability

Abstract: Uncertainty is considered a risk factor for actors in the economy One of

the factors of uncertainty that many researchers are interested in comes from theeconomic policy uncertainty of governments The economic theoretical foundationsof Keynes, Friedman, and Minsky have shown that economic policy uncertaintycreates adverse effects for organizations, including banks, and can lead to instabilityof the financial systems The effects of economic policy uncertainty not only affectthe host country but also spread to other countries through many differenttransmission channels in the globalized environment Many studies on the effects ofeconomic policy uncertainty on actors in the economy, especially the stability of thebanking system, have been carried out but are still limited when: (1) still mainlyfocus on the uncertainty of national economic policy, (2) has not yet assessed theimpact of global economic policy uncertainty on the stability of the nationalbanking system; (3) has not assessed the impact of macro variables and industrycharacteristics associated with global economic policy uncertainty throughinteracting variables; (4) in the variables reflecting macro factors, there has not beenany research assessing the role of globalization and its components in stabilizing thebanking system in the uncertain environment of global economic policy Therefore,the study was conducted to assess the influence of global economic policyuncertainty on the banking system's stability, adding empirical evidence to theoriesabout the impact of economic policy uncertainty and stabilize the banking systemand contribute to policy implications for policymakers, national regulators, andbanking administrators.

The study analyzes data from 116 countries from 2008 - 2020 and aregression method for panel data, focusing on the 2-step system GMM to overcomemodel defects The dependent variable in the study is the variable Z_score and thebad debt ratio, which are commonly utilized in studies on the banking system'sstability The global economic policy uncertainty is the 12-month mean logarithm

Trang 9

of the base natural value of the global economic policy uncertainty This indicator iscollected from the website published on global economic policy uncertainty Inaddition, the study also uses control variables to reflect the performancecharacteristics of the banking system through equity ratio, ability to exploitmobilized capital, size of the banking system, income ratio, non-interest incomeratio, and system concentration National macro factors are also included in themodel, including economic growth, inflation, unemployment rate, and globalization.The indicators in the model were collected in the period 2008 - 2020 from theWorld Bank's data published on the website (updated on March 1, 2023) to ensurethe objectivity and reliability of data.

After ensuring reliable regression results, the research outcomes support theview that increasing global economic policy uncertainty erodes the worldwidebanking systems' stability by reducing the Z_score and boosting the bad debt ratio.In other words, uncertain global economic policy is an adverse macro element thathurts the banking system's stability in global countries This statement is reflected inthe statistical and economic significance regression coefficients in original modelwhen global economy policy uncertainty in current year is able to (1) diminish theZ-score and (2) raise the bad debt ratio Although it is impossible to interfere in theeconomic policy management of significant countries, every country has its own"weapons" to mitigate the negative impact of the ambiguity of global economicpolicy from the macro and operational characteristics of the banking system Thetools regulators can employ in each country are drawn from the results of theextended model regression with the interaction variables between global economicpolicy uncertainty and the control variables, including equity ratio, banking systemsize, interest margin, non-interest income ratio, and system concentration Macrocharacteristics affecting the banking system's strength in a global economic policyuncertainty environment include inflation, unemployment rate, and globalization.Globalization is a "double-edged sword" for the banking system's stability.Specifically, when assessing individual effects, globalization can erode the stability

Trang 10

of the world's banking systems However, the interaction variable results illustratethat globalization's increasing helps reduce the negative impact of uncertainty onthe banking system's stability In addition, the composition of global, especiallyfinancial globalization, affects the stability of the banking system of countriesworldwide Based on the findings, the author gives some governance implicationsfor the government, regulatory agencies, and bank administrators.

Keywords: uncertainty, economic policy, stability, the banking system

Trang 11

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 7

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 8

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: 8

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: 8

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

1.5.1 Quy trình nghiên cứu 11

1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu 12

1.5.3 Phương pháp nghiên cứu 12

1.6 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 14

Trang 12

2.1.1 Khái niệm tính bất định của chính sách kinh tế 19

2.1.2 Lý thuyết về tính bất định của chính sách kinh tế 23

2.1.3 Đo lường tính bất định chính sách kinh tế 33

2.1.4 Tác động của tính bất định chính sách kinh tế 37

2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 39

2.2.1 Khái niệm ổn định hệ thống ngân hàng 39

2.2.2 Lý thuyết về ổn định hệ thống ngân hàng 43

2.2.3 Đo lường ổn định hệ thống ngân hàng 46

2.2.4 Vai trò của ổn định hệ thống ngân hàng 48

2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định hệ thống ngân hàng 49

2.3 TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐẾN ỔNĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 53

2.3.1 Tác động bất định chính sách kinh tế trong nước đến ổn định hệthống ngân hàng của một quốc gia 53

2.3.2 Tác động bất định chính sách kinh tế của quốc gia này đến ổn địnhhệ thống ngân hàng của quốc gia khác 55

2.4 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNHBẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐẾN ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂNHÀNG 57

2.4.1 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định hệ thốngngân hàng 57

2.4.2 Các nghiên cứu về tính bất định của chính sách kinh tế đến ổn địnhcủa hệ thống ngân hàng 61

2.4.3 Khoảng trống nghiên cứu 69

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 73

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 74

3.1 KHUNG PHÂN TÍCH 74

3.2 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 75

3.2.1 Giả thuyết nghiên cứu thứ nhất 75

3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu thứ hai 76

3.2.3 Giả thuyết nghiên cứu thứ ba 77

Trang 13

3.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 78

3.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 78

3.3.2 Giải thích biến nghiên cứu 79

3.3 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 90

3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 90

3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả 90

3.4.2 Phương pháp hồi quy tĩnh dành cho dữ liệu bảng 90

3.4.3 Phương pháp hồi quy động dành cho dữ liệu bảng 91

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 94

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 95

4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 95

4.1.1 Thực trạng tính bất định chính sách kinh tế toàn cầu và ổn định hệthống NH 95

4.1.2 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu 98

4.2 KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 102

4.2.1 Kiểm định lựa chọn phương pháp nghiên cứu với biến Z_score 102

4.2.2 Kiểm định lựa chọn phương pháp nghiên cứu với biến NPL 105

4.3 KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH GỐC 107

4.4 KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH VỚI BIẾN TƯƠNG TÁC 113

4.4.1 Kết quả hồi quy mô hình với biến tương tác đặc điểm ngành (môhình 2) 113

4.4.2 Kết quả hồi quy mô hình với biến tương tác đặc điểm nền kinh tế vĩmô (mô hình 3) 121

4.5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 135

5.2.2 Đề xuất cho ngân hàng trung ương 148

5.2.3 Đề xuất cho các nhà quản trị ngân hàng 151

Trang 14

5.3 HẠN CHẾ VÀ GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU 154

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 155

TÀI LIỆU THAM KHẢO i

PHỤ LỤC xxvii

Trang 15

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTTỪ

FEM Fixed Effects Model Mô hình ảnh hưởng cố địnhGDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nộiGEPU Global economic policy

Tính bất định chính sách kinh tếtoàn cầu

GFDD Global FinancialDevelopment Database

Dữ liệu phát triển tài chính toàncầu

GMM Generalized Method of

Moments Phương pháp hồi quy tổng quát

IFC International Finance

Corporation Công ty tài chính quốc tếIMF International Monetary

Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

KOF Swiss Economic Institute Tổ chức Kinh tế Thụy Sĩ

Trang 16

NII Tỷ lệ thu nhập phi lãi

OLS Ordinary least squares Phương pháp bình phương nhỏnhất

REM Random Effects Model Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên

Trang 17

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

1 Hình 1.1: Tần suất các cuộc khủng hoảng hệ thống NH trên

2 Hình 1.2: Những QG gặp ảnh hưởng ngay lập tức từ khủng

3 Hình 3.1: Khung phân tích nội dung nghiên cứu 74

Trang 18

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng 2.1: Lược khảo các nghiên cứu về EPU và GEPU đến hệ

5 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến biến Zscore 104

8 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình gốc (Mô hình 1) 1079 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình 2 với biến phụ thuộc điểm

Trang 19

13 Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình 3 với biến phụ thuộc

Trang 20

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Chương 1 được thực hiện nhằm trình bày tổng quát về đề tài Cụ thể, chương1 tập trung làm rõ sự cần thiết của nghiên cứu dưới góc độ thực tiễn và khoa học,làm cơ sở trình bày mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Đối tượng, phạm vi nghiên cứu,phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa đề tài cũng được trình bày trong chương 1, giúpngười đọc nắm được nội dung chính của luận án Đồng thời, chương 1 cũng giớithiệu bố cục của luận án giúp người đọc hình dung tổng quát các nội dung chínhtrong các chương của đề tài.

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU1.1.1 Tính cấp thiết về mặt thực tiễn

NH (NH) là trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tàichính, đẩy mạnh quá trình lưu thông vốn trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sửdụng vốn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Rose & Hudgins, 2008) Các NHlà “xương sống” của nền kinh tế vì thông qua cung cấp đa dạng dịch vụ, NH thu hútnguồn tiền nhàn rỗi từ chủ thể thừa để chuyển giao quyền sử dụng vốn cho các chủthể thiếu vốn, đảm bảo nguồn vốn được khai thác hiệu quả Khi HTNH hoạt độngổn định, thực hiện tốt chức năng huy động và phân phối vốn, không xảy ra hiệntượng khủng hoảng hoặc sụp đổ hàng loạt, tạo thuận lợi cho kinh tế phát triển Mặcdù vậy, vì tài sản của các NH phần lớn là các tài sản tài chính như giấy tờ có giá,các khoản tín dụng nên các NH phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, có thể dẫn đếnthua lỗ, thậm chí phá sản (Hull, 2012) Hiện tượng đổ vỡ một NH thường kéo theosự bất ổn của cả HTNH do hiện tượng lây lan, dẫn đến mất thanh khoản cả hệ thống.Bất ổn HTNH xảy ra khi có dấu hiệu kiệt quệ tài chính trong hệ thống NH hoặc/vàcác cơ quan quản lý phải can thiệp chính sách để đối phó với những thiệt hại đángkể trong HTNH Tình trạng bất ổn HTNH gây khó khăn cho các chủ thể liên quancũng như sự phát triển kinh tế QG, do đó, các QG luôn chú trọng đảm bảo ổn địnhHTNH.

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng kiến hàng loạt các cuộc khủnghoảng NH cho thấy sự thiếu ổn định của các HTNH trên thế giới Laeve & Valencia(2018) cho thấy trong giai đoạn 1970 - 2017 hầu hết các QG trên thế giới trải qua ít

Trang 21

nhất một cuộc khủng hoảng HTNH, trong đó có nhiều QG trải qua nhiều đợt, đượcthể hiện qua cấp độ màu trong hình 1.1 Điều này cũng lý giải cho sự quan trọngcủa việc nghiên cứu về ổn định HTNH của các QG trên thế giới.

Hình 1.1: Tần suất các cuộc khủng hoảng hệ thống NH trên toàn thế giới

Nguồn: Laeve & Valencia (2018)Trong đó, khủng hoảng tài chính - NH ở Mỹ năm 2008 đã lan rộng sangnhiều QG trên thế giới dẫn đến tình trạng thiếu ổn định, thậm chí khủng hoảng củahàng loạt HTNH ở các QG khác, châm ngòi cho suy thoái toàn cầu giai đoạn 2008 -2010 Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do đến từ bất định điều hànhchính sách vĩ mô của Mỹ và quá trình TCH giữa các QG (Carmassi và cộng sự,2009) Cụ thể, việc nới lỏng CSTT như duy trì chính sách lãi suất thấp, chính sách"cho vay mua nhà dưới chuẩn" kéo theo sự sụp đổ của thị trường bất động sản; sựnới lỏng quá mức các khoản tín dụng thế chấp dẫn đến các khoản nợ dưới chuẩn vàrủi ro tín dụng (Bosworth & Flaaen, 2009) Cùng với quá trình toàn cầu hóa (TCH),bất ổn HTNH của Mỹ dẫn đến bất ổn HTNH ở các QG khác Dựa trên sự phát triểncủa thị trường tài chính toàn cầu, các NH Mỹ chứng khoán hóa các khoản vay đểmua bán trên thị trường tài chính quốc tế Do đó, khi bong bóng bất động sản củaMỹ gặp vấn đề, bất ổn HTNH không chỉ tại Mỹ mà còn xảy ra ở nhiều QG kháctrên thế giới (Crotty, 2009) Theo Laeve & Valencia (2018), có đến 25 HTNH chịu

Trang 22

ảnh hưởng ngay lập tức khi khủng hoảng tài chính nổ ra ở Mỹ trong năm 2008 vớiminh họa cụ thể ở hình 1.2.

Hình 1.2: Những QG gặp ảnh hưởng ngay lập tức từ khủng hoảng kinh tế Mỹnăm 2008

Nguồn: Laeve & Valencia (2018)Thực tế từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 cho thấy mặt trái của quátrình TCH đến quá trình điều hành CSKT của các nước Cụ thể, TCH đã làm giảmsự độc lập của các QG trong việc ban hành CSKT do ảnh hưởng của chính sách vĩmô của QG khác, đặc biệt là nhóm QG phát triển Tính bất định trong quá trình điềuhành CSKT từ QG này ảnh hưởng đến quá trình điều hành CSKT của QG khác, từđó tác động đến hoạt động của các chủ thể, trong đó có NH của QG khác Điều nàyđặt ra câu hỏi liệu bất định trong điều hành CSKT của các nước trên thế giới có ảnhhưởng đến ổn định các HTNH của mỗi QG.

Vấn đề nghiên cứu về bất định CSKT đến ổn định HTNH càng trở nên quantrọng hơn khi dịch bệnh COVID - 19 xuất hiện (Sharif và cộng sự, 2020; Liu, 2021).Tình hình đại dịch đã buộc các QG phải thường xuyên đưa ra các quyết định điềuhành chính sách vĩ mô phù hợp với diễn biến của dịch bệnh tại QG đó Lệnh giãncách, hạn chế các hoạt động xã hội gây ảnh hưởng đáng kể đến các chủ thể trong

Trang 23

nền kinh tế Điều này buộc chính phủ của các QG phải cân nhắc điều chỉnh các mụctiêu trong điều hành chính sách tài khóa, CSTT nhằm hỗ trợ các chủ thể cũng nhưđảm bảo hạn chế thiệt hại Từ các gói cứu trợ, xem xét miễn giảm hoãn thuế, haynới lỏng CSTT thông qua kéo giảm lãi suất được áp dụng rộng rãi ở nhiều QG Mụctiêu điều hành chính sách vĩ mô được thay đổi thường xuyên và liên tục trongnhững năm đại dịch xảy ra (Sharif, Aloui & Yarovaya, 2020; Liu, 2021) Hàng loạtcác bài báo trên các trang tin tức uy tín như Wall Street Journal, BBC, CNN… đưatin về việc NHTW các QG đang phát triển có động thái phản ứng với các quyết sáchcủa FED hay ECB trong năm 2020 là minh chứng rõ ràng cho sự phụ thuộc của cácQG đang phát triển vào nhóm QG phát triển.

Do đó, nghiên cứu tác động của bất định CSKT, đặc biệt là bất định CSKTtoàn cầu, đến ổn định HTNH là cần thiết trong bối cảnh các QG đang đẩy mạnhTCH cũng như thường xuyên gặp những bất ổn HTNH khi gặp các cú sốc kinh tế vĩmô Kết quả của nghiên cứu nhằm cung cấp bằng chứng khoa học về tác động củabất định chính sách kinh tế toàn cầu đến ổn định HTNH của các QG trên thế giớitrong bối cảnh TCH, góp phần đề xuất hàm ý chính sách cho cơ quan quản lý, lãnhđạo NH nhằm ổn định NH nói riêng và HTNH nói chung.

1.1.2 Tính cấp thiết về mặt khoa học

Nghiên cứu về ổn định HTNH là chủ đề mang ý nghĩa khoa học và thực tiễnđược nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy ổn địnhcủa HTNH QG phụ thuộc vào yếu tố bên trong và bên ngoài HTNH như công trìnhcủa Morgan (2002), Anginer và cộng sự (2018), Delis (2012), Beck và cộng sự(2013), Schaeck & Cihák (2014) v.v Morgan, (2002), Valencia (2016), Anginer vàcộng sự (2018), Albaity và cộng sự (2019), Beck và cộng sự (2013), Fang và cộngsự (2014), Bermpei và cộng sự (2018) cho thấy ổn định HTNH bị chi phối bởi cácyếu tố đặc trưng ngành và các yếu tố vĩ mô QG Đặc biệt, trong mười năm gần đây,một yếu tố vĩ mô được bổ sung, cho thấy có ảnh hưởng đến ổn định HTNH ở mộtsố QG đó là bất định CSKT (Economic policy uncertainty_EPU) Các nghiên cứuthực nghiệm của Phan và cộng sự (2021), Shabir và cộng sự (2021), Nguyen (2021),và Caglayan & Xu (2018) đều cho thấy EPU tăng lên làm giảm mức độ ổn định của

Trang 24

HTNH Mặc dù vậy, mức độ tác động của EPU đến ổn định HTNH mỗi QG khônggiống nhau mà có sự khác biệt tùy thuộc vào đặc điểm NH, cấu trúc ngành và côngtác quản lý hoạt động hệ thống NH (Shabir và cộng sự, 2021; Nguyen, 2021) Cácnghiên cứu này mới chỉ tập trung vào ảnh hưởng của EPU của một quốc gia đến tạiHTNH của QG đó Vì vậy, mặc dù cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy EPUcó ảnh hưởng đến ổn định HTNH nhưng chưa đánh giá ảnh hưởng của GEPU đếnổn định HTNH của các GQ trên thế giới.

Đồng thời, thông qua TCH kinh tế, EPU của một QG không chỉ ảnh hưởngđến HTNH của QG đó mà còn lan truyền sang các QG khác Điều này làm cho mộtsố nhà nghiên cứu đặt nền móng đánh giá tác động của bất định chính sách kinh tếtoàn cầu (Global Economic Policy Uncertainty_GEPU), được tính toàn từ nhóm cácquốc gia lớn trên thế giới, đến hoạt động HTNH của một QG như Ashraf (2020),Botshekan và cộng sự (2021), Athari (2021), Athari, & Bahreini (2021), Ozili(2022) Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy GEPU tác động tiêu cực đến hoạtđộng tín dụng, khả năng tạo ra lợi nhuận cũng như gia tăng rủi ro cho HTNH ở cácQG khác nhau Như vậy, các nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy rằngGEPU có thể gia tăng tình trạng bất ổn định của HTNH các nước trên thế giới Tuynhiên, dựa trên khảo lược của tác giả, chưa có nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng riênglẻ đến ổn định hệ thống NH tại các QG trên thế giới Với thực tiễn diễn ra, kết hợpvới những nghiên cứu thực nghiệm về tác động của EPU nói chung và GEPU nóiriêng đến hoạt động HTNH, việc trả lời câu hỏi liệu GEPU có tác động đến ổn địnhHTNH ở các QG trên thế giới có ý nghĩa về mặt khoa học Không chỉ vậy, ảnhhưởng đồng thời của GEPU với các yếu tố đặc trưng ngành NH và các yếu tố vĩ môquốc gia cũng chưa có nghiên cứu thực nghiệm triển khai Do đó, nghiên cứu cũngđược thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng đồng thời giữa yếu tố vĩ mô, yếu tố đặctrưng ngành NH và GEPU đến ổn định HTNH, từ đó, hiểu rõ hơn vai trò của cácyếu tố này đến ổn định HTNH của mỗi QG trong bối cảnh GEPU

Bên cạnh đó, quá trình TCH kinh tế làm giảm sự độc lập trong việc ban hànhCSKT của chính phủ (Lodhi, 2021; Acocella, 2005); Mosley, 2005; Patnaik, 1994).Nói cách khác, TCH kinh tế làm cho việc điều hành chính sách vĩ mô của các QG

Trang 25

có tác động qua lại lẫn nhau Nghiên cứu của Lodhi (2021) cho thấy TCH ảnhhưởng đến tất cả các QG nhưng kết quả tác động của TCH kinh tế đến mỗi QG làkhác nhau tùy thuộc vào vị trí của họ trong cơ cấu quyền lực quốc tế và chi phí điềuchỉnh trong nước Prasad và cộng sự (2003) cho thấy bên cạnh những lợi ích, TCHtài chính được cho là tác nhân dẫn tới khủng hoảng tài chính với nhiều hậu quảnghiêm trọng cho các QG đang phát triển Lane (2013) cho thấy TCH tài chính lànguyên nhân dẫn đến khủng hoảng Tốc độ phát triển nhanh chóng của tài chínhxuyên biên giới đã góp phần vào sự tăng trưởng quá mức trên các thị trường tíndụng vốn, đồn thời, thúc đẩy sự bất cân xứng trong tăng trưởng tín dụng và vị thếđối ngoại giữa các QG dẫn đến sự lan truyền khủng hoảng tài chính Tùy thuộc vàobảng cân đối kế toán quốc tế của mỗi QG, khi khủng hoảng xảy ra, TCH tài chínhtạo ra một vùng đệm chống lại khủng hoảng cho một số QG, trong khi nó lại khuếchđại khủng hoảng cho những QG khác Quá trình TCH kinh tế đang ảnh hưởngkhông nhỏ đến ổn định HTNH ở các QG, được chứng minh qua các nghiên cứu củaHsieh và cộng sự (2013), Ghosh (2016), Sufian và cộng sự (2017), Sufian &Kamarudin (2016) Hsieh và cộng sự (2013) nhận thấy mức độ TCH cao hơn sẽ bàomòn sức mạnh của NH thông qua đa dạng thu nhập Nghiên cứu của Ghosh (2016)lại cho thấy TCH trong lĩnh vực NH càng cao càng giảm sự xuất hiện của khủnghoảng Những kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên cho thấy TCH có tác động đếnổn định HTNH Những phát hiện trên của các học giả trước là nền móng cho việcđặt ra câu hỏi về tác động đồng thời của GEPU và TCH đến ổn định HTNH của cácQG như thế nào Vì vậy, nghiên cứu mở rộng đánh giá ảnh hưởng của môi trườngquốc gia, ngoài các chỉ số phổ biến như tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp,toàn cầu hóa và các thành phần của nó cũng được xem xét để trả lời cho câu hỏi liệutoàn cầu hóa tác động thế nào đến ảnh hưởng của GEPU đến ổn định HTNH.

Như vậy, đề tài “Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngânhàng” được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của GEPU đến ổn định của hệthống NH của các nước trên thế giới Không chỉ vậy, luận án còn đi tìm lời giải vềviệc các yếu tố vĩ mô, đặc biệt là toàn cầu hóa, và yếu tố đặc trưng ngành NH mỗiQG ảnh hưởng như thế nào đến mức độ tác động của GEPU lên ổn định HTNH các

Trang 26

QG trên thế giới Thông qua đó, tác giả đề xuất hàm ý chính sách cho các cơ quanquản lý và các nhà quản trị NH nhằm củng cố sự ổn định HTNH trong môi trườngGEPU.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của luận án là đánh giá ảnh hưởng của bất định chínhsách kinh tế toàn cầu đến ổn định HTNH NH tại các QG trên thế giới Đồng thời,luận án cũng xác định ảnh hưởng đồng thời giữa GEPU và các yếu tố vĩ mô, yếu tốđặc trưng ngành NH đến ổn định HTNH của các QG trên thế giới Dựa trên kết quả,đề tài đề xuất hàm ý chính sách cho Chính phủ, các nhà hoạch định chính sáchnhằm đảm bảo ổn định HTNH.

Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của biến tương tácgiữa GEPU và yếu tố vĩ mô đến ổn định HTNH của các QG trên thế giới.

Mục tiêu thứ ba của đề tài là xác định ảnh hưởng của biến tương tác giữaGEPU và yếu tố đặc trưng ngành NH đến ổn định HTNH của các QG trên thế giới.

Mục tiêu thứ tư của nghiên cứu là dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ramột số đề xuất hàm ý chính sách cho Chính phủ, các nhà hoạch định chính sáchnhằm đảm bảo ổn định HTNH trong môi trường GEPU.

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài phải trả lời được các câu hỏi như sau:Câu 1: Chiều hướng ảnh hưởng của GEPU đến ổn định HTNH các nước nhưthế nào? Mức độ ảnh hưởng của GEPU đến ổn định HTNH các QG trên thế giớinhư thế nào?

Trang 27

Câu 2: Ảnh hưởng của biến tương tác giữa bất định chính sách kinh tế và yếutố vĩ mô đến ổn định HTNH của các nước như thế nào?

Câu 3: Ảnh hưởng của biến tương tác giữa GEPU và yếu tố đặc trưng ngànhNH đến ổn định HTNH các QG trên thế giới như thế nào?

Câu 4: Những đề xuất nào là phù hợp cho chính phủ, cơ quan hoạch địnhchính sách ở các QG nhằm gia tăng ổn định HTNH trong bối cảnh bất định CSKTtoàn cầu trong thời gian tới?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung xác định ảnh hưởng của bất định chính sách kinh tế toàn cầuđến ổn định HTNH các QG cùng với các biến kiểm soát phản ánh đặc điểm HTNHvà các yếu tố vĩ mô của quốc gia.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:

1.4.2.1 Phạm vi nghiên cứu về nội dung

Khái niệm bất định CSKT là một khái niệm được sử dụng trong nhiều nghiêncứu và có nhiều cách thức, chỉ số đo lường bất định CSKT khác nhau Trong phạmvi nghiên cứu, về mặt nội dung, luận án tập trung đánh giá ảnh hưởng của bất địnhCSKT thông qua chỉ số bất định CSKT toàn cầu (Global Economic PolicyUncertainty_GEPU) đến ổn định HTNH Đánh giá ảnh hưởng của GEPU đang ngàycàng trở nên phổ biến trong các nghiên cứu mang tính học thuật bởi quá trình điềuhành CSKT của một QG không chỉ ảnh hưởng đến các chủ thể trong QG đó mà cònảnh hưởng đến các QG khác Thông qua tập trung đánh giá ảnh hưởng của chỉ sốGEPU đến ổn định HTNH, nghiên cứu là minh chứng thực nghiệm về ảnh hưởngcủa quá trình điều hành CSKT thiếu chắc chắn của các nước được phản ánh quaGEPU đến ổn định HTNH của các QG trên thế giới.

Chủ đề nghiên cứu về ổn định HTNH, dựa trên quá trình khảo lược, cho thấycó hai hướng tiếp cận dữ liệu là hướng dữ liệu cấp NH (bank-level) và dữ liệu cấpQG (country-level) Với đánh giá dựa trên quan điểm ổn định hệ thống NH của cácQG, luận án tập trung sử dụng dữ liệu cấp QG vì các lý do như sau Việc lựa chọnnghiên cứu ổn định HTNH dựa trên dữ liệu QG bởi chỉ số Z-score hệ thống NH có

Trang 28

tính đến rủi ro hệ thống, trong khi đó, chỉ số Zscore ở cấp độ từng NH không tínhtoán đến rủi ro hệ thống (Ijtsma và cộng sự, 2017) Theo Boudriga, Taktak vàJellouli (2009), Makri và cộng sự (2014), dữ liệu tổng hợp cho toàn bộ hệ thống NHcủa mỗi QG (ngược lại với việc kiểm tra dữ liệu riêng lẻ cho từng NH) được coi làtốt hơn vì rủi ro không mang tính đại diện của mẫu được giảm bớt Nói cách khác,chỉ số Zscore của HTNH có tính toán đến sự ổn định tài chính của cả hệ thống dướigóc nhìn tổng hợp cần thiết của cơ quan quản lý như NHTW, Chính phủ để điềuhành tổng thể hệ thống cũng như các chủ thể toàn cầu lớn như WB, IMF trong đảmbảo an toàn chung cho khu vực tài chính NH.

1.4.2.2 Phạm vi nghiên cứu về không gian

Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của GEPU đến ổn định HTNH cho cácQG trên thế giới Việc lựa chọn nghiên cứu cho các QG trên toàn thế giới nhằmđảm bảo:

(1) Mẫu dữ liệu đủ lớn nhằm đảm bảo tính tin cậy, khách quan trongnghiên cứu thực nghiệm về tác động của GEPU đến ổn định HTNH.

(2) Mẫu dữ liệu lớn nhằm đảm bảo tính đa dạng của mẫu nghiên cứu Sựđa dạng của dữ liệu được phản ánh thông qua các quốc gia trong mẫu nghiên cứuđến từ 5 châu lục, trong đó nhiều nhất là nhóm châu Á và châu Âu Trong đó, châuÁ là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong các châu lục mà chủ yếulà nhờ mở cửa hội nhập sâu rộng, đẩy mạnh TCH kinh tế của các QG đang pháttriển (Stubbs, 2017) Theo West (2018), sự tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Ágây choáng váng thế giới nhờ sự phát triển thần tốc của các QG đang phát triển, đặcbiệt là Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam Châu Âu là khu vựctập trung nhiều QG phát triển, nằm trong nhóm G20 và có ảnh hưởng quan trọngđến kinh tế thế giới.

(3) Phần lớn các QG chưa có chỉ số EPU và việc xây dựng chỉ số EPUcho các QG này cũng gặp khó khăn do vấn đề về thu thập và xử lý dữ liệu dạng vănbản (text).

(4) Khảo lược nghiên cứu cho thấy chưa có nghiên cứu nào thực hiệnnghiên cứu về sự tác động của GEPU đến ổn định HTNH tại các QG trên thế giới.

Trang 29

Trong khảo lược của tác giả, đánh giá ảnh hưởng của GEPU, GEPU và TCH đến ổnđịnh HTNH các QG chưa được thực hiện mặc dù đánh giá tác động của GEPU đếnhoạt động NH ở các nước đã được quan tâm như nghiên cứu của Botshekan và cộngsự (2021), Juhro & Phan (2018).

Tóm lại, phạm vi không gian nghiên cứu của luận án là ở các QG trên thếgiới - mở rộng mẫu nghiên cứu so với các nghiên cứu trước đây nhằm bổ sung minhchứng thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của GEPU đến ổn định HTNH các nước.Bên cạnh đó, điểm mới quan trọng của luận án chính là đánh giá tác động đồng thờicủa GEPU với các yếu tố đặc trưng ngành và các yếu tố vĩ mô của các QG, đặc biệtlà yếu tố TCH, đến ổn định HTNH tại các QG Thông qua việc đánh giá tác độngđồng thời của GEPU và các biến kiểm soát trong mô hình, đặc biệt là biến phản ánhTCH, để nghiên cứu thấy được vai trò của các biến kiểm soát, đặc biệt là TCH, đangmang lại tác động tiêu cực hay tích cực đến ổn định HTNH khi tương tác với môitrường bất định CSKT toàn cầu Kết quả nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm, cóý nghĩa cho chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị NH và cácđơn vị hỗ trợ khu vực tài chính - NH toàn cầu.

1.4.2.3 Phạm vi nghiên cứu về thời gian

Đề tài nghiên cứu sự ổn định HTNH trong giai đoạn 2008 đến 2020 Mốc thờigian 2008 được lựa chọn vì năm 2008 đánh dấu mốc đầu tiên của cuộc khủng hoảngkinh tế toàn cầu năm 2008 Đây cũng là năm mà dữ liệu nghiên cứu thu thập từ 116QG trong mẫu nghiên cứu đảm bảo tính đầy đủ của dữ liệu Các dữ liệu khác ở cấpđộ hệ thống theo số liệu thu thập từ WB vào ngày 30/01/2023 dành cho các QG ởchỉ đến năm 2021 Tuy nhiên, sau thu thập dữ liệu năm 2021, chỉ có 20 QG có chỉsố Z và các chỉ số nghiên cứu khác Đồng thời, các chỉ tiêu phản ánh TCH của cácQG được cập nhật đến tháng 30/03/2023 là số liệu của năm 2020 Vì vậy, nghiêncứu sử dụng dữ liệu thu thập được đầy đủ nhất có thể trong giai đoạn 2008 - 2020nhằm đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu, hạn chế tính bất cân bằng củabảng dữ liệu và đảm bảo tính cập nhật của dữ liệu.

Trang 30

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1.5.1 Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Xác định chủ đề nghiên cứu

Bước 1 mục tiêu xác định vấn đề nghiên cứu dựa trên tính cấp thiết về mặtkhoa học và mặt thực tiễn của chủ đề nghiên cứu.

Bước 2: Khảo lược nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu

Sau khi xác định chủ đề nghiên cứu là ổn định HTNH, mối quan hệ giữaGEPU đến hoạt động HTNH và ổn định HTNH, đề tài thực hiện tổng hợp các lýthuyết liên quan thông qua quá trình đọc các tài liệu, các nghiên cứu về ổn địnhHTNH Các nghiên cứu trước về ổn định HTNH, về mối quan hệ giữa EPU, GEPUđến ổn định HTNH cũng được khảo lược nhằm: (1) xác định khoảng trống nghiêncứu; (2) nhằm làm cơ sở xây dựng giả thuyết, lựa chọn mô hình và các biến trongmô hình nghiên cứu.

Bước 3: Mô hình, phương pháp, dữ liệu nghiên cứu

Thông qua quá trình tổng hợp, hệ thống hóa các lý thuyết và các nghiên cứutrước có liên quan, đề tài xây dựng giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu vớibiến phụ thuộc và biến độc lập nhằm đánh giá ảnh hưởng của GEPU, ảnh hưởngđồng thời của GEPU và các yếu tố vĩ mô, yếu tố đặc trưng ngành NH đến ổn địnhHTNH Đồng thời, đề tài cũng xác định rõ phương pháp nghiên cứu và dữ liệunghiên cứu phù hợp với chủ đề nghiên cứu.

Bước 4: Thu thập dữ liệu

Dựa trên việc xây dựng mô hình, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu, đề tàithực hiện thu thập dữ liệu từ các nguồn dữ liệu đáng tin cậy mà các nghiên cứutrước đã sử dụng.

Bước 5: Hồi quy và giải thích kết quả nghiên cứu

Dựa trên các các phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, tác giả thực hiện thảoluận kết quả nghiên cứu Đây là cơ sở quan trọng nhằm đưa ra kết luận về ảnhhưởng của GEPU, các biến tương tác giữa GEPU và các yếu tố kiểm soát trong môhình đến ổn định HNTH các QG trên thế giới.

Bước 6: Kết luận và đề xuất

Trang 31

Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài rút ra kết luận về ảnh hưởng của GEPUđến ổn định HTNH và ảnh hưởng biến tương tác giữa GEPU và các biến kiểm soátđến ổn định HTNH Dựa trên kết luận, đề tài đề xuất hàm ý chính sách có liên quannhằm gia tăng ổn định HTNH trong bối cảnh bất định CSKT toàn cầu trong thờigian tới.

1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các đơn vị cung cấp uy tínnhư NH Thế giới, Quỹ tiền tệ thế giới Cụ thể, nghiên cứu thu thập dữ liệu về cácyếu tố ngành NH, các yếu tố vĩ mô QG của các QG từ Global FinancialDevelopment Database của World Bank trong giai đoạn 2008 - 2020 Thông tin chitiết và dữ liệu của các biến trong nghiên cứu được cung cấp tại website của WB:https://databank.worldbank.org/

Chỉ số GEPU được đưa vào trong mô hình bằng cách tính giá trị trung bình của12 tháng được thu thập từ website https://www.policyuncertainty.com/ trong giaiđoạn 2008 - 2020 Chi tiết cách thức đo lường và ưu nhược điểm của chỉ tiêu nàyđược trình bày chi tiết trong phần cơ sở lý thuyết về tính bất định CSKT.

1.5.3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả dữ liệu với giá trị trungbình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất Đồng thời, thông quaphương pháp phân tích so sánh để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu tronggiai đoạn nghiên cứu.

Phương pháp hồi quy tĩnh OLS, FEM, REM và 2SLS được sử dụng để kiểmđịnh khuyết tật mô hình gồm phương sai sai số thay đổi, tự tương quan và hiệntượng nội sinh, nhằm chứng minh sự phù hợp của phương pháp hồi quy GMM đốivới mô hình nghiên cứu.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp moment tổng quát (Generalized method ofmoments – GMM) để xác định ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tốđến ổn định HTNH Lựa chọn phương pháp GMM là do:

- Dữ liệu được thu thập từ 116 QG khác nhau đồng nghĩa với việc tương ứngcó 116 hệ thống NH trong khi khoảng thời gian hữu hạn 13 năm Số nhóm dữ liệu

Trang 32

lớn hơn số năm là đặc điểm của bảng dữ liệu động Theo Arellano & Bover (1995),phương pháp GMM được cho là hiệu quả hơn trong việc xử lý sai lệch của bảngđiều khiển động.

- GMM phù hợp hơn các phương pháp khác trong việc kiểm soát sự khôngđồng nhất giữa các HTNH, chẳng hạn như sự khác biệt về quy mô, vốn (Le vàcộng sự, 2019)

- Dữ liệu bảng trong lĩnh vực NH dễ xảy ra hiện tượng nội sinh do các biếnđộc lập có quan hệ nhân quả với biến phụ thuộc cũng như có ảnh hưởng qua lại lẫnnhau Ví dụ, vốn chủ sở hữu ngoài ảnh hưởng đến ổn định HTNH, có thể ảnh hưởngđến hoạt động tín dụng, khả năng sinh lời và mức độ thanh khoản của HTNH.Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng độ trễ đầu tiên của biến độc lập làm biến kiểm soát,phù hợp với Nguyen (2021), do đó dẫn đến hiện tượng nội sinh trong mô hình.GMM là công cụ ước lượng phù hợp để giải quyết hiện tượng nội sinh trong môhình nghiên cứu (Arellano & Bover, 1995) Công cụ ước lượng này cho phép coicác biến độc lập là ngoại sinh, được xác định trước hoặc nội sinh bằng các công cụthích hợp Ngoài ra, phương pháp này còn thuận lợi trong việc đánh giá tác độngcủa yếu tố thời gian dựa trên việc đưa biến công cụ là biến thời gian Việc đánh giátác động của yếu tố là cần thiết để kiểm soát các hiện tượng xảy ra theo năm nhưkhủng hoảng toàn cầu 2008 hoặc đại dịch Covid 19 năm 2020.

- Phương pháp GMM cũng cung cấp sai số tiêu chuẩn mạnh mẽ cho phươngsai thay đổi và tự tương quan.

Luận án tiến hành phương pháp GMM hệ thống hai bước vì đây được đánhgiá là phương pháp hiệu quả hơn so với phương pháp GMM còn lại Ước lượngGMM xử lý mô hình gốc thành 2 mô hình: Mô hình First differences và mô hìnhLevel Uớc lượng GMM hệ thống kết hợp moment điều kiện trong mô hình Firstdifferences với moment điều kiện trong mô hình Level nên được đánh giá là tốt hơnso với ước lượng Dif_GMM Ngoài ra, công cụ trong mô hình Level của GMM hệthống có dự đoán tốt hơn biến cho biến nội sinh trong mô hình.

Nghiên cứu sử dụng kiểm định Arellano-Bond để kiểm tra xem mô hình cótự tương quan bậc hai hay không Đồng thời, nghiên cứu xác minh tính hợp lệ của

Trang 33

các ước tính GMM dựa trên kiểm định Hansen về việc xác định quá mức các hạnchế đối với tính hợp lý của việc sử dụng biến công cụ trong mô hình.

1.6 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN1.6.1 Đóng góp mới về mặt khoa học

Luận án được thực hiện có các đóng góp mới về mặt khoa học như sau:Thứ nhất, dựa trên cơ sở kết hợp các lý thuyết về bất định, bất định CSKT,ổn định tài chính, TCH kinh tế, tác giả đã bổ sung bằng chứng cho thấy ảnh hưởngcủa GEPU đến ổn định HTNH ở cấp độ QG Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấyGEPU có ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định HTNH, thông qua làm giảm chỉ sốZscore và làm tăng tỷ lệ nợ xấu của HTNH các QG trong mẫu nghiên cứu.

Thứ hai, luận án tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng yếu tố vĩ mô của mỗiQG có thể điều chỉnh tác động của GEPU đến ổn định HTNH các QG trên thế giới.Kết luận này được chứng minh thông qua hệ số tương tác giữa biến GEPU và cácyếu tố vĩ mô của mỗi QG Cụ thể:

- Nghiên cứu cho thấy nếu đánh giá ảnh hưởng riêng lẻ, GEPU và TCH đềutác động tiêu cực đến ổn định HTNH Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy hệ sốhồi quy của biến tương tác giữa GEPU và TCH đến Zscore mang dấu dương, chothấy HTNH của các QG có mức độ TCH mạnh hơn trong môi trường CSKT bấtđịnh ổn định hơn Trong đó, các yếu tố thuộc về TCH mang lại lợi ích khi kết hợpvới GEPU bao gồm TCH kinh tế, TCH tài chính, TCH xã hội và TCH chung Nhưvậy, trong môi trường bất định CSKT toàn cầu, HTNH của các QG có xu hướnghưởng lợi nhiều hơn từ quá trình TCH nói chung của QG đó khi được đo lường dựatrên chỉ số Zscore Tuy nhiên, với biến phụ thuộc là NPL, việc đẩy mạnh TCH tàichính khi kết hợp với GEPU cho thấy có thể làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu của HTNH.

- Yếu tố vĩ mô khác có thể làm thay đổi tác động của GEPU đến ổn địnhHTNH các nước là lạm phát Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số tương tác của biếnGEPU và lạm phát mặc dù tác động âm đến ổn định HTNH nhưng mức độ tác độngthấp hơn nhiều khi xét riêng hệ số hồi quy của GEPU Kết luận này củng cố vai tròcủa yếu tố nội lực mỗi QG trước tính bất định trong quá trình điều hành CSKT củacác nước lớn trên thế giới Ngoài ra, TCH cũng là yếu tố vĩ mô cần được quan tâm

Trang 34

khi đang có những tác động tiêu cực và tích cực đến ổn định HTNH trong bối cảnhGEPU.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy các QG có thể giảm được tác động tiêucực của GEPU đến ổn định HTNH trong nước thông qua các yếu tố đặc trưngngành NH Cụ thể:

- Nghiên cứu tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho thấy tỷ lệ vốn chủ sởhữu (CAP), quy mô HTNH (SIZE) và tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) là yếu tốngành NH có thể làm thay đổi tác động của GEPU đến chỉ số Zscore từ chiều hướngtiêu cực thành tích cực Hệ số hồi quy của biến tương tác giữa GEPU và CAP hoặcSIZE hoặc NIM đều mang dấu âm Như vậy, HTNH của một QG có xu hướng ổnđịnh hơn trong môi trường bất định CSKT toàn cầu khi gia tăng được tỷ lệ vốn chủsở hữu, có quy mô vốn lớn và gia tăng được tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

- Đối với biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu NPL, ảnh hưởng của NII và CONkhi kết hợp với GEPU cho thấy làm giảm NPL Điều này cho thấy vai trò quantrọng của đa dạng hóa thu nhập trong hoạt động NH và việc hình thành những NHlớn có ý nghĩa tích cực trong việc giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu trong môi trường GEPU.

Nói tóm lại, những đóng góp trên là một minh chứng cho thấy ổn địnhHTNH không chỉ là những quyết định mang tính riêng lẻ mỗi QG mà còn phụ thuộcvào bối cảnh điều hành CSKT toàn cầu Đồng thời mức độ ảnh hưởng của GEPUđược giảm đi ở những QG có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và TCH kinh tế manh.

1.6.2 Đóng góp mới về mặt thực tiễn

GEPU là chỉ số phản ánh bất định về CSKT của 21 nước có tầm ảnh hưởngquan trọng của thế giới Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy đây là chỉ số cóảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế Trong đó,chỉ số GEPU được sử dụng nhiều cho các nghiên cứu về hoạt động NH như khảnăng sinh lời, hiệu quả hoạt động, nợ xấu và ổn định NH Tuy nhiên, các nghiêncứu chỉ dừng lại ở một QG hoặc nghiên cứu cho hệ thống NH với bộ dữ liệu NHtrong 21 QG có chỉ số EPU Việc mở rộng mẫu nghiên cứu là các QG trên thế giớinhằm đánh giá toàn diện hơn tác động của GEPU đến ổn định HTNH NH Kết quảnghiên cứu về mặt khoa học nêu trên là cơ sở quan trọng để rút ra các đề xuất, hàm

Trang 35

ý chính sách mang ý nghĩa thực tiễn cho các chính phủ, các nhà hoạch định chínhsách, các nhà quản lý NH và các chủ thể khác quan tâm đến lĩnh vực NH.

Kết quả nghiên cứu cung cấp minh chứng thực nghiệm về tác động tiêu cựccủa GEPU đến ổn định HTNH Điều này giúp Chính phủ và cơ quan quản lý quantâm hơn đến quá trình điều hành CSKT của các nước lớn, nước phát triển trên thếgiới, chủ động xây dựng những kế hoạch ứng phó phù hợp để đảm bảo ổn địnhHTNH, hạn chế các cú sốc gây bất ổn cho HTNH.

Luận án còn cung cấp minh chứng cho thấy các yếu tố vĩ mô và yếu tố đặctrưng ngành NH như tỷ lệ vốn chủ sở hữu, mức độ khai thác nguồn tiền gửi, khảnăng sinh lời từ cho vay, mức độ tập trung của thị trường… có ảnh hưởng đến ổnđịnh HTNH Kết quả này cho thấy Chính phủ các QG cần quan tâm đến kiểm soátlạm phát, mở rộng TCH tài chính để hạn chế tác động tiêu cực của GEPU Cơ quanquản lý có những điều chỉnh phù hợp trong định hướng phát triển ổn định HTNHtrong bối cảnh các QG lớn trên thế giới thiếu chắc chắn trong điều hành CSKT vĩmô Các nhà quản trị NH cũng đánh giá lại hoạt động của mình để có những thayđổi nhằm phù hợp với diễn biến trên thị trường, chủ động trước những bất lợi doGEPU mang lại Trong đó, nhà quản trị NH cần chú trọng gia tăng vốn chủ sở hữu,đẩy mạnh quy mô hoạt động, gia tăng thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi.

1.7 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU

Nội dung luận án gồm có năm phần chính tương ứng với từng chương từchương 1 đến chương 5, cụ thể như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Chương 1 trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu chính của luận án, baogồm: mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu,phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án, kết cấu chungcủa luận án.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tính bất định CSKT và ổn định hệ thống NH

Phần đầu chương 2 trình bày toàn bộ cơ sở lý thuyết về ổn định HTNH vàcác nội dung lý thuyết liên quan Nội dung quan trọng khác của chương 2 là phầnlược khảo các nghiên cứu liên quan đến EPU toàn cầu và ổn định HTNH Dựa vào

Trang 36

tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả hoàn thiện hơn mô hình ổnđịnh HTNH với các giả thuyết nghiên cứu được xác định cũng như lựa chọnphương pháp nghiên cứu phù hợp trong chương 3.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên vấn đề nghiên cứu được xây dựng ở chương 2, nội dung chương 3trình bày quy trình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và cácphương pháp nghiên cứu được sử dụng.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 4 đi vào trình bày chi tiết các nội dung theo quy trình nghiên cứubao gồm thống kê mô tả, phân tích ma trận tương quan, kết quả hồi quy các mô hìnhvà kiểm định mô hình Phần cuối của chương tập trung thảo luận các nội dung đượcrút ra trong kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách

Với kết quả nghiên cứu chương 4, chương 5 chủ yếu tập trung rút ra các kếtluận liên quan đến các nội dung trong chủ đề nghiên cứu Bên cạnh đó, đề tài đềxuất một số hàm ý chính sách cho Chính phủ và các cơ quan quản lý hệ thống NH.

Trang 37

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã lý giải về sự cần thiết của đề tài về mặt thực tiễn thông qua dẫnchứng về các cuộc khủng hoảng tài chính nói chung, HTNH nói riêng của các QGtrên thế giới Đồng thời, tác giả đã trình bày những khoảng trống về mặt khoa họckhi các nghiên cứu về GEPU ảnh hưởng đến ổn định HTNH còn hạn chế Trongphạm vi khảo lược của tác giả, chưa nghiên cứu nào đánh giá tác động đồng thờicủa TCH và GEPU đến ổn định HTNH các QG Do đó, cần tìm lời giải đáp trongtính cấp thiết về mặt khoa học về ảnh hưởng đồng thời của GEPU và TCH đến ổnđịnh HTNH của các nước Từ đó, tác giả đã trình bày về mục tiêu nghiên cứu, phạmvi và đối tượng nghiên cứu Ngoài ra, tác giả đã giới thiệu các phương pháp nghiêncứu trong đề tài và những đóng góp mà đề tài mang lại về mặt thực tiễn và khoa học.Như vậy, chương 1 đã giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu.

Trang 38

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCHKINH TẾ VÀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NH

Chương 2 tập trung trình bày về cơ sở lý thuyết và cơ sở nghiên cứu thựcnghiệm về tính bất định CSKT, ổn định HTNH, và tác động của bất định CSKT đếnổn định HTNH Phần đầu tiên của chương 2, tác giả làm rõ cơ sở lý thuyết về tínhbất định CSKT, bao gồm khái niệm, các lý thuyết về tính bất định CSKT, cách thứcđo lường bất định CSKT và tác động của bất định CSKT Phần 2 tập trung trình bàycơ sở lý thuyết về ổn định HTNH từ khái niệm đến các nhân tố ảnh hưởng đến ổnđịnh HTNH Phần 3 trình bày tác động tính bất định CSKT đến ổn định HTNHthông qua quá trình tổng hợp cơ sở lý thuyết Sau khi kết thúc tổng hợp về cơ sở lýthuyết, phần 4 nêu tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của GEPUđến ổn định HTNH và chỉ ra các khoản trống nghiên cứu.

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ2.1.1 Khái niệm tính bất định của chính sách kinh tế

2.1.1.1 Khái niệm tính bất định

Tính bất định (Uncertainty) là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnhvực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế Theo Bloom (2014), tính bất địnhlà một khái niệm rộng, phản ánh sự thiếu chắc chắn trong các hiện tượng vĩ mô tầmQG hoặc các hiện tượng vi mô với đối tượng doanh nghiệp, chủ thể trong nền kinhtế và trong các sự kiện phi kinh tế Do đó, có nhiều định nghĩa khác nhau về tính bấtđịnh trong các nghiên cứu (Jedynak & Bąk, 2020).

Theo Keynes (1921), trong Luận thuyết về xác suất, tính bất định là khả năngxảy ra các sự kiện mà không thể xác định chính xác được (trích từ Keynes, 2013).Ông giải thích tính bất định là thuật ngữ để chỉ những hiện tượng mà không thể biếttrước được vì không có cơ sở khoa học nào để hình thành bất kỳ xác suất tính toánnào như lãi suất sau hai mươi năm, hay viễn cảnh của chiến tranh châu Âu (Keynes,1973) Trong khái niệm về tính bất định của Keynes, không chỉ một số tiền đề cóthể không được biết tại thời điểm quyết định mà còn có thể thực sự là không thể biếttrước được (Carvalho, 1988; Stohs, 1980) Rủi ro là khi có thể biết được khả năngxảy ra, trong khi đó, tính trạng bất định tồn tại khi ta không thể biết hay không thể

Trang 39

đo lường Dựa trên quan điểm của Keynes (1921), theo Fontana, & Gerrard (2004),tính bất định là kết quả không thể tránh khỏi của các quyết định và hành động liêntiếp của các cá nhân và hoặc của các tổ chức, hậu quả thực tế của chúng chỉ đượcbiết đến trong tương lai.

Theo Duncan (1972) - người được xem đã khởi xướng các nghiên cứu vềtính bất định tích trong nghiên cứu tổ chức và các lý thuyết quyết định, tính bất địnhlà tình huống mà người vận hành có kiến thức hạn chế về trạng thái mô tả chính xáchoặc kết quả trong tương lai (Duncan, 1972; Carbonara, & Caiazza, 2010).

Krickx (2000) định nghĩa tính bất định là tình trạng thiếu thông tin đầy đủvề các sự kiện trong tương lai Tương tự Krickx (2000), Spiegelhalter (2017) giảithích tính bất định là tính không thể đoán trước được trong tương lai do các yếu tốkhông thể đoán trước được thể hiện bằng các xác suất cổ điển.

Dựa trên các khái niệm trên, bất định là tình trạng thiếu hụt thông tin đầy đủvề các sự kiện trong tương lai dẫn đến tình trạng không thể đoán trước được cácbiến cố xảy ra và gây ra những hậu quả tiêu cực.

Theo Jedynak & Bąk (2020), đặc điểm của bất định gồm: (1) khó có khảnăng ước tính và dự đoán được trước do không thể đo lường theo xác suất; (2)thường không thể bảo hiểm; (3) là nguyên nhân dẫn đến rủi ro; (4) tác động tiêu cựchoặc trung tính Bất định, theo Krickx (2000), phụ thuộc vào các sự kiện bên ngoài,nhận thức và phản ứng của chủ thể.

Nhiều nghiên cứu cho thấy tính bất định sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạtđộng của các chủ thể Nghiên cứu của Duncan (1972) cho thấy tính bất định bênngoài, không rõ ràng, làm giảm khả năng của các công ty trong việc xác định cácmối quan hệ nguyên nhân - kết quả Nói cách khác, các chủ thể khó có thể dự đoánđược tác động của các sự kiện kinh tế trong môi trường vĩ mô nên ảnh hưởng đếnkhả năng ra quyết định hợp lý Mức độ không chắc chắn trong môi trường kinhdoanh càng cao càng tạo ra nhiều thách thức, khó khăn cho các chủ thể trong nềnkinh tế.

Trang 40

2.1.1.2 Khái niệm chính sách kinh tế

Chính sách kinh tế (economic policy) là khái niệm đề cập trong nhiều lĩnhvực nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực chính sách công và kinh tế vĩ mô Fox &Meyer (1995) đã dựa trên nguồn gốc thể chế, định nghĩa chính sách là các tuyên bốcủa các đơn vị có thẩm quyền về cách giải quyết các vấn đề thuộc về chính sáchcông Theo Anderson (1997), chính sách là quá trình hành động tương đối ổn định,có mục đích, được thực hiện bởi một chính phủ hoặc cơ quan quản lý Định nghĩanày cho thấy chính sách là thuật ngữ để phản ánh những điều mà chính phủ hoặc cơquan quản lý thực sự thực hiện, khác với những gì chỉ dừng lại ở đề xuất hoặc dựđịnh hay quyết định đơn thuần Cũng theo Anderson (1997), chính sách của chínhphủ thường được thực hiện để đạt được một mục tiêu cụ thể với những điều kiệnthực hiện nhất định trong một khoảng thời gian xác định Theo Croucamp & Malan(2016), chính sách xuất hiện khi chính phủ và các cơ quan quản lý do quy định hợpnhất lợi ích của xã hội và lợi ích của nhà nước.

Với vai trò của mình, chính phủ và các cơ quan trực thuộc cần ban hànhnhiều chính sách để tác động vào sự phát triển của QG Một trong những chính sáchquan trọng nhất mà chính phủ ban hành để tác động đến kinh tế - xã hội trong nướclà CSKT (Jaźwiński, 2011; Acocella, 2005) CSKT là khái niệm phản ánh các hànhđộng kinh tế của khu vực công phản ánh lựa chọn của chính phủ và các cơ quanquản lý nhằm đạt được các mục tiêu ưu tiên hoặc mục tiêu kinh tế - xã hội(Acocella, 2005) Sự phát triển kinh tế của QG là kết quả của cơ chế thị trường vàsự can thiệp của chính phủ thông qua CSKT (Weingast, 1995; Acocella, 2005;Easterly, 2005) Để hạn chế tiêu cực của bàn tay vô hình của cơ chế thị trường, vaitrò can thiệp của chính phủ và cơ quan quản lý thông qua CSKT là rất quan trọng.Sự can thiệp của chính phủ không thay thế cơ chế thị trường mà chỉ bổ sung khixuất hiện 1 trong 3 điều kiện sau: (1) cơ chế thị trường thất bại; (2) sự tác động củachính phủ sẽ đạt được kết quả tốt hơn, (3) chính phủ có thể sử dụng nhiều công cụkhác nhau để có kết quả khác nhau Như vậy, CSKT là công cụ điều tiết nền kinh tếvĩ mô của chính phủ trong điều kiện kinh tế nhất định nhằm đạt được một hoặcnhiều mục tiêu cụ thể như tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát thấp, tỷ lệ thất nghiệp

Ngày đăng: 06/05/2024, 14:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Tần suất các cuộc khủng hoảng hệ thống NH trên toàn thế giới - Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng
Hình 1.1 Tần suất các cuộc khủng hoảng hệ thống NH trên toàn thế giới (Trang 21)
Hình 1.2: Những QG gặp ảnh hưởng ngay lập tức từ khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008 - Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng
Hình 1.2 Những QG gặp ảnh hưởng ngay lập tức từ khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008 (Trang 22)
Bảng 2.1: Lược khảo các nghiên cứu về EPU và GEPU đến hệ thống ngân hàng - Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng
Bảng 2.1 Lược khảo các nghiên cứu về EPU và GEPU đến hệ thống ngân hàng (Trang 85)
Hình 3.1: Khung phân tích nội dung nghiên cứu - Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng
Hình 3.1 Khung phân tích nội dung nghiên cứu (Trang 93)
Bảng 3.1: Biến và nguồn dữ liệu của biến trong mô hình nghiên cứu - Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng
Bảng 3.1 Biến và nguồn dữ liệu của biến trong mô hình nghiên cứu (Trang 107)
Hình 4.1: Chỉ số GEPU giai đoạn 2008 - 2020 - Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng
Hình 4.1 Chỉ số GEPU giai đoạn 2008 - 2020 (Trang 115)
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả biến nghiên cứu - Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng
Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả biến nghiên cứu (Trang 118)
Bảng 4.2: Kiểm định tương quan với biến điểm số Z - Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng
Bảng 4.2 Kiểm định tương quan với biến điểm số Z (Trang 122)
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến biến Zscore Biến phụ thuộc Zscore - Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến biến Zscore Biến phụ thuộc Zscore (Trang 123)
Bảng 4.4: Kiểm định tương quan với biến NPL - Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng
Bảng 4.4 Kiểm định tương quan với biến NPL (Trang 124)
Bảng 4.5: Kiểm định đa cộng tuyến - Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng
Bảng 4.5 Kiểm định đa cộng tuyến (Trang 125)
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình gốc (Mô hình 1) - Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy mô hình gốc (Mô hình 1) (Trang 126)
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình 2 với biến phụ thuộc điểm số Z - Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy mô hình 2 với biến phụ thuộc điểm số Z (Trang 132)
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình 2 với biến phụ thuộc NPL - Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy mô hình 2 với biến phụ thuộc NPL (Trang 137)
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình 3 với biến phụ thuộc điểm số Z - Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy mô hình 3 với biến phụ thuộc điểm số Z (Trang 141)
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mô hình đánh giá vai trò của các thành phần của TCH đến chỉ số Zscore - Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy mô hình đánh giá vai trò của các thành phần của TCH đến chỉ số Zscore (Trang 145)
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình 3 với biến phụ thuộc NPL - Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy mô hình 3 với biến phụ thuộc NPL (Trang 149)
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình đánh giá vai trò của các thành phần của TCH đến chỉ số NPL - Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng
Bảng 4.12 Kết quả hồi quy mô hình đánh giá vai trò của các thành phần của TCH đến chỉ số NPL (Trang 152)
Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu STT Giả thuyết - Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng
Bảng 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu STT Giả thuyết (Trang 163)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w