1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng

223 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tính Bất Định Chính Sách Kinh Tế Và Ổn Định Hệ Thống Ngân Hàng
Tác giả Nguyễn Thị Minh Châu
Người hướng dẫn GS. TS. Võ Xuân Vinh, TS. Đào Lê Kiều Oanh
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 223
Dung lượng 11,23 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (16)
    • 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (16)
      • 1.1.1 Tính cấp thiết về mặt thực tiễn (16)
      • 1.1.2 Tính cấp thiết về mặt khoa học (19)
    • 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (21)
      • 1.2.1 Mục tiêu tổng quát (21)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (22)
    • 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (22)
    • 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (23)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (23)
      • 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu (23)
    • 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (25)
      • 1.5.1 Quy trình nghiên cứu (25)
    • 15.2 Dữ liệu nghiên cứu (27)
      • 1.5.3 Phương pháp nghiên cứu (27)
    • 1.6 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN (29)
      • 1.6.1 Đóng góp mới về mặt khoa học (29)
      • 1.6.2 Đóng góp mới về mặt thực tiễn (30)
    • 1.7 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU (31)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG (34)
    • 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ (34)
      • 2.1.1 Khái niệm tính bất định của chính sách kinh tế (34)
      • 2.1.2 Lý thuyết về tính bất định của chính sách kinh tế (38)
      • 2.1.3 Đo lường tính bất định chính sách kinh tế (47)
      • 2.1.4 Tác động của tính bất định chính sách kinh tế (52)
    • 2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG (55)
      • 2.2.1 Khái niệm ổn định hệ thống ngân hàng (55)
      • 2.2.2 Lý thuyết về ổn định hệ thống ngân hàng (59)
      • 2.2.3 Đo lường ổn định hệ thống ngân hàng (62)
      • 2.2.4 Vai trò của ổn định hệ thống ngân hàng (65)
      • 2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định hệ thống ngân hàng (66)
    • 2.3 TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐẾN ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG (70)
      • 2.3.1 Tác động bất định chính sách kinh tế trong nước đến ổn định hệ thống ngân hàng của một quốc gia (70)
      • 2.3.2 Tác động bất định chính sách kinh tế của quốc gia này đến ổn định hệ thống ngân hàng của quốc gia khác (71)
    • 2.4 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐẾN ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG (74)
      • 2.4.1 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định hệ thống ngân hàng. 59 2.4.2. Các nghiên cứu về tính bất định của chính sách kinh tế đến ổn định của hệ thống ngân hàng (74)
      • 2.4.3 Khoảng trống nghiên cứu (84)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (32)
    • 3.1 KHUNG PHÂN TÍCH (88)
    • 3.2 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU (89)
      • 3.2.1 Giả thuyết nghiên cứu thứ nhất (89)
      • 3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu thứ hai (90)
      • 3.2.3 Giả thuyết nghiên cứu thứ ba (91)
    • 3.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (91)
      • 3.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất (91)
      • 3.3.2 Giải thích biến và giả thuyết nghiên cứu (93)
    • 3.3 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU (105)
    • 3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (105)
      • 3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả (105)
      • 3.4.2 Phương pháp hồi quy tĩnh dành cho dữ liệu bảng (105)
      • 3.4.3 Phương pháp hồi quy động dành cho dữ liệu bảng (106)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (32)
    • 4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU (110)
      • 4.1.1 Thực trạng tính bất định chính sách kinh tế toàn cầu và ổn định hệ thống ngân hàng (110)
      • 4.1.2 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu (113)
    • 4.2 KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (118)
      • 4.2.1 Kiểm định lựa chọn phương pháp nghiên cứu với biến Z_score (118)
      • 4.2.2 Kiểm định lựa chọn phương pháp nghiên cứu với biến NPL (120)
    • 4.3 KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH GỐC (122)
    • 4.4. KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH VỚI BIẾN TƯƠNG TÁC (128)
      • 4.4.1 Kết quả hồi quy mô hình với biến tương tác đặc điểm ngành (mô hình 2). .113 (128)
      • 4.4.2 Kết quả hồi quy mô hình với biến tương tác đặc điểm nền kinh tế vĩ mô (mô hình 3) (136)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (152)
    • 5.1 KẾT LUẬN (152)
    • 5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH (158)
      • 5.2.1 Đề xuất cho Chính phủ (158)
      • 5.2.2 Đề xuất cho Ngân hàng trung ương (160)
      • 5.2.3 Đề xuất cho các nhà quản trị ngân hàng (163)
    • 5.3 HẠN CHẾ VÀ GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU (166)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (168)
  • Phụ lục (186)

Nội dung

Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng.Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng.Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng.Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng.Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng.Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng.Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng.Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng.Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng.Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng.Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng.Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng.Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng.Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng.Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng.Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng.Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng.Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng.Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng.Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1.1 Tính cấp thiết về mặt thực tiễn

Ngân hàng (NH) là trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính, đẩy mạnh quá trình lưu thông vốn trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Rose & Hudgins,

2008) Các NH được ví như là “xương sống” của nền kinh tế vì thông qua cung cấp đa dạng dịch vụ, NH thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ chủ thể thừa để chuyển giao quyền sử dụng vốn cho các chủ thể thiếu vốn, đảm bảo nguồn vốn được khai thác hiệu quả Khi HTNH hoạt động ổn định, thực hiện tốt chức năng huy động và phân phối vốn, không xảy ra hiện tượng khủng hoảng hoặc sụp đổ hàng loạt, sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mặc dù vậy, vì tài sản của các NH phần lớn là các tài sản tài chính như giấy tờ có giá, các khoản tín dụng nên các NH phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, có thể dẫn đến thua lỗ, thậm chí phá sản (Hull, 2012) Hiện tượng đổ vỡ một NH có thể kéo theo sự bất ổn của cả HTNH do hiện tượng lây lan, dẫn đến mất thanh khoản cả hệ thống Bất ổn HTNH xảy ra khi có dấu hiệu kiệt quệ tài chính trong hệ thống ngân hàng hoặc/và các cơ quan quản lý phải can thiệp chính sách để đối phó với những thiệt hại đáng kể trong HTNH Tình trạng bất ổn HTNH tác động tiêu cực đến các chủ thể có liên quan cũng như sự phát triển kinh tế QG, do đó, các QG luôn chú trọng đảm bảo ổn định HTNH.

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã phải đối mặt với hàng loạt các cuộc khủng hoảng ngân hàng cho thấy sự thiếu ổn định của các HTNH trên thế giới.Nghiên cứu của Laeve & Valencia (2018) cho thấy trong giai đoạn 1970 - 2017 hầu hết các QG trên thế giới trải qua ít nhất một cuộc khủng hoảng HTNH, trong đó có nhiều QG trải qua nhiều đợt, được thể hiện qua cấp độ màu trong hình 1.1 Điều này cũng lý giải cho sự quan trọng của việc nghiên cứu về ổn định HTNH của các QG trên thế giới.

Hình 1.1: Tần suất các cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới

Nguồn: Laeve & Valencia (2018) Trong đó, khủng hoảng tài chính - ngân hàng ở Mỹ năm 2008 đã lan rộng sang nhiều QG trên thế giới dẫn đến tình trạng bất ổn của hàng loạt HTNH ở các

QG khác, châm ngòi cho suy thoái toàn cầu giai đoạn 2008 - 2010 Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do đến từ bất định điều hành chính sách vĩ mô của

Mỹ và quá trình TCH, hội nhập kinh tế giữa các quốc gia ( Carmassi và cộng sự,

2009) Cụ thể, bắt nguồn từ việc nới lỏng CSTT, duy trì chính sách lãi suất thấp; chính sách "cho vay mua nhà dưới chuẩn" kéo theo sự sụp đổ của thị trường bất động sản; sự nới lỏng quá mức các khoản tín dụng thế chấp dẫn đến các khoản nợ dưới chuẩn và rủi ro tín dụng (Bosworth & Flaaen, 2009) Cùng với quá trình TCH và tự do kinh tế, bất ổn HTNH của Mỹ thông qua quá trình tự do kinh tế và TCH,dẫn đến bất ổn HTNH ở các QG khác Dựa trên sự phát triển của thị trường tài chính toàn cầu, các NH còn chứng khoán hóa các khoản vay để mua bán trên thị trường tài chính quốc tế Do đó, khi bong bóng bất động sản của Mỹ gặp vấn đề, bất ổn HTNH không chỉ tại Mỹ mà còn xảy ra ở nhiều QG khác trên thế giới (Crotty,

2009) Theo Laeve & Valencia (2018), có đến 25 HTNH chịu ảnh hưởng ngay lập tức khi khủng hoảng tài chính nổ ra ở Mỹ trong năm 2008 với minh họa cụ thể ở hình 1.2.

Hình 1.2: Những QG gặp ảnh hưởng ngay lập tức từ khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008

Nguồn: Laeve & Valencia (2018) Thực tế từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 cho thấy mặt trái của quá trình TCH đến quá trình điều hành CSKT của các nước Cụ thể, TCH đã làm giảm sự độc lập của các QG trong việc ban hành CSKT do ảnh hưởng của chính sách vĩ mô của QG khác, đặc biệt là nhóm QG phát triển Tính bất định trong quá trình điều hành CSKT từ QG này ảnh hưởng đến quá trình điều hành CSKT của QG khác, từ đó tác động đến hoạt động của các chủ thể, trong đó có NH của QG khác Điều này đặt ra câu hỏi về tác động của môi trường toàn cầu, trong đó bao gồm việc điều hành chính sách vĩ mô của các nước trên thế giới đến ổn định HTNH của mỗi QG.

Vấn đề nghiên cứu về GEPU đến ổn định HTNH càng trở nên quan trọng hơn với sự xuất hiện của dịch bệnh COVID - 19 (Sharif và cộng sự, 2020; Liu,

2021) Tình hình đại dịch đã buộc các QG phải thường xuyên đưa ra các quyết định điều hành chính sách vĩ mô phù hợp với diễn biến của dịch bệnh tại QG đó Lệnh giãn cách, hạn chế các hoạt động xã hội gây ảnh hưởng đáng kể đến các chủ thể trong nền kinh tế Điều này buộc chính phủ của các QG phải cân nhắc điều chỉnh các mục tiêu trong điều hành chính sách tài khóa, CSTT nhằm hỗ trợ các chủ thể cũng như đảm bảo hạn chế thiệt hại Từ các gói cứu trợ, xem xét miễn giảm hoãn thuế, hay nới lỏng CSTT thông qua kéo giảm lãi suất được áp dụng rộng rãi ở nhiều

QG Mục tiêu điều hành chính sách vĩ mô được thay đổi thường xuyên và liên tục trong những năm đại dịch xảy ra (Sharif, Aloui & Yarovaya, 2020; Liu, 2021). Hàng loạt các bài báo trên các trang tin tức uy tín như Wall Street Journal, BBC, CNN… đưa tin về việc NHTW các QG đang phát triển có động thái phản ứng với các quyết sách của FED hay ECB là minh chứng rõ ràng cho sự phụ thuộc của các

QG đang phát triển với các nước phát triển.

Do đó, nghiên cứu tác động của GEPU đến ổn định HTNH là cần thiết trong bối cảnh các QG đang đẩy mạnh TCH cũng như thường xuyên gặp những bất ổn HTNH khi gặp các cú sốc kinh tế vĩ mô Kết quả của nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin khoa học về tác động của GEPU đến ổn định HTNH của các QG trên thế giới trong bối cảnh TCH, góp phần đề xuất hàm ý chính sách cho cơ quan quản lý, lãnh đạo ngân hàng nhằm ổn định NH nói riêng và HTNH nói chung.

1.1.2 Tính cấp thiết về mặt khoa học

Nghiên cứu về ổn định HTNH là chủ đề mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy ổn định của HTNH QG phụ thuộc vào yếu tố bên trong và bên ngoài HTNH như nghiên cứu của Morgan (2002), Anginer và cộng sự (2018), Delis (2012), Beck và cộng sự

(2013), Schaeck & Cihák (2014) v.v Nghiên cứu của Morgan, (2002), Valencia

(2016), Anginer và cộng sự (2018), Albaity và cộng sự (2019), Beck và cộng sự

(2013), Fang và cộng sự (2014), Bermpei và cộng sự (2018) cho thấy ổn địnhHTNH chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố phản ánh yếu tố đặc trưng ngành và các yếu tố vĩ mô QG Đặc biệt, trong những 10 năm trở lại đây, một yếu tố bên ngoài được bổ sung, cho thấy có ảnh hưởng đến ổn định HTNH ở một số QG đó là bất định CSKT Các nghiên cứu thực nghiệm của Phan và cộng sự (2020), Shabir và cộng sự

(2021), Nguyen (2021), và Caglayan & Xu (2018) đều cho thấy EPU có ảnh hưởng đến ổn định HTNH của từng QG Các nghiên cứu của Phan và cộng sự (2020), Shabir và cộng sự (2021), Nguyen (2021), và Caglayan & Xu (2018) cho thấy EPU tăng lên làm giảm mức độ ổn định của HTNH Mặc dù vậy, mức độ tác động của EPU đến ổn định HTNH mỗi QG không giống nhau mà có sự khác biệt tùy thuộc vào đặc điểm ngân hàng, cấu trúc ngành và công tác quản lý hoạt động hệ thống ngân hàng (Shabir và cộng sự, 2021; Nguyen, 2021) Đồng thời, thông qua TCH kinh tế, EPU của một QG không chỉ ảnh hưởng đến HTNH của QG đó mà còn lan truyền sang các QG khác Điều này làm cho một số nhà nghiên cứu đặt nền móng đánh giá tác động của GEPU đến ổn định HTNH của một QG như Ashraf (2020), Botshekan et al (2021), Athari (2021), Athari, & Bahreini (2021), Ozili (2022) Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy GEPU tác động tiêu cực đến hoạt động tín dụng, khả năng tạo ra lợi nhuận cũng như gia tăng rủi ro cho HTNH ở các QG khác nhau, dẫn đến gia tăng tình trạng bất ổn định của HTNH các nước trong phạm vi nghiên cứu Tuy nhiên, dựa trên khảo lược của tác giả, chưa có nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của GEPU đến ổn định hệ thống ngân hàng tại các QG trên thế giới Với thực tiễn diễn ra, kết hợp với những nghiên cứu thực nghiệm về tác động của EPU nói chung và GEPU nói riêng đến hoạt động HTNH, việc trả lời câu hỏi liệu GEPU có tác động đến ổn định HTNH ở các QG trên thế giới có ý nghĩa về mặt khoa học. Đồng thời, nghiên cứu cũng được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng đồng thời giữa yếu tố vĩ mô, yếu tố đặc trưng ngành ngân hàng và GEPU đến ổn định HTNH, từ đó, hiểu rõ hơn vai trò của hai yếu tố này đến ổn định HTNH của mỗi QG trong bối cảnh GEPU

Bên cạnh đó, quá trình TCH kinh tế làm giảm sự độc lập trong việc ban hành CSKT của chính phủ (Lodhi, 2021; Acocella, N (2005); Mosley, 2005; Patnaik,

1994) Nói cách khác, TCH kinh tế làm cho việc điều hành chính sách vĩ mô của các QG có tác động qua lại lẫn nhau Nghiên cứu của Lodhi (2021) cho thấy TCH ảnh hưởng đến tất cả các QG nhưng kết quả tác động của TCH kinh tế đến mỗi QG là khác nhau tùy thuộc vào vị trí của họ trong cơ cấu quyền lực quốc tế và chi phí điều chỉnh trong nước Prasad và cộng sự (2003) cho thấy bên cạnh những lợi ích, TCH tài chính được cho là tác nhân dẫn tới khủng hoảng tài chính gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và xã hội ở những nước đang phát triển Lane

(2013) cho thấy TCH tài chính là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng Tốc độ phát triển nhanh chóng của tài chính xuyên biên giới đã góp phần vào sự tăng trưởng quá mức trên các thị trường tín dụng vốn, đồn thời, thúc đẩy sự bất cân xứng trong tăng trưởng tín dụng và vị thế đối ngoại giữa các QG dẫn đến sự lan truyền khủng hoảng tài chính Tùy thuộc vào bảng cân đối kế toán quốc tế của mỗi QG, khi khủng hoảng xảy ra, TCH tài chính tạo ra một vùng đệm chống lại khủng hoảng cho một số QG, trong khi nó lại khuếch đại khủng hoảng cho những QG khác Quá trình TCH kinh tế đang ảnh hưởng không nhỏ đến ổn định HTNH ở các QG, được chứng minh qua các nghiên cứu của Hsieh và cộng sự (2013), Ghosh (2016), Sufian và cộng sự

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát của luận án là đánh giá ảnh hưởng của GEPU đến ổn địnhHTNH ngân hàng tại các QG trên thế giới Đồng thời, luận án cũng xác định tác động tương tác của GEPU và các yếu tố vĩ mô, yếu tố đặc trưng ngành NH đến ổn định HTNH của các QG trên thế giới Dựa trên kết quả, đề tài đề xuất hàm ý chính sách cho Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách nhằm đảm bảo ổn định HTNH.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát, đề tài phải đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:

Mục tiêu thứ nhất của luận án là xác định tác động của GEPU đến ổn định HTNH dựa trên chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của GEPU đến ổn định HTNH các QG.

Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của biến tương tác giữa GEPU và yếu tố vĩ mô đến ổn định HTNH của các QG trên thế giới.

Mục tiêu thứ ba của đề tài là xác định ảnh hưởng của biến tương tác giữa GEPU và yếu tố đặc trưng ngành NH đến ổn định HTNH của các QG trên thế giới.

Mục tiêu thứ tư của nghiên cứu là dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số đề xuất hàm ý chính sách cho Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách nhằm đảm bảo ổn định HTNH trong môi trường GEPU.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài phải trả lời được các câu hỏi như sau: Câu 1: Chiều hướng ảnh hưởng của GEPU đến ổn định HTNH các nước như thế nào? Mức độ ảnh hưởng của GEPU đến ổn định HTNH các QG trên thế giới như thế nào?

Câu 2: Ảnh hưởng của biến tương tác giữa GEPU và yếu tố vĩ mô đến ổn định HTNH của các nước như thế nào?

Câu 3: Ảnh hưởng của biến tương tác giữa GEPU và yếu tố đặc trưng ngành

NH đến ổn định HTNH các QG trên thế giới như thế nào?

Câu 4: Những đề xuất nào là phù hợp cho chính phủ, cơ quan hoạch định chính sách ở các QG nhằm gia tăng ổn định HTNH trong bối cảnh bất định CSKT toàn cầu trong thời gian tới?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung xác định ảnh hưởng của GEPU đến ổn định HTNH các QG bên cạnh các nhân tố kiểm soát khác; so sánh chiều hướng và mức độ tác động của GEPU lên ổn định HTNH dựa trên hệ số hồi quy biến tương tác giữa GEPU với biến phản ánh yếu tố vĩ mô và yếu tố đặc trưng ngành NH.

1.4.2.1 Phạm vi nghiên cứu về nội dung

Khái niệm bất định CSKT là một khái niệm được sử dụng trong nhiều nghiên cứu và có nhiều cách thức, chỉ số đo lường bất định CSKT khác nhau Trong phạm vi nghiên cứu, về mặt nội dung, luận án tập trung đánh giá ảnh hưởng của bất định CSKT thông qua chỉ số CSKT toàn cầu (GLOBal Economic Policy Uncertainty_GEPU) đến ổn định HTNH Đánh giá ảnh hưởng của GEPU đang ngày càng trở nên phổ biến trong các nghiên cứu mang tính học thuật bởi quá trình điều hành CSKT của một QG không chỉ ảnh hưởng đến các chủ thể trong QG đó mà còn ảnh hưởng đến các QG khác Thông qua tập trung đánh giá ảnh hưởng của chỉ số GEPU đến ổn định HTNH, nghiên cứu là minh chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của quá trình điều hành CSKT của các nước trên thế giới được phản ánh qua GEPU đến ổn định HTNH.

Chủ đề nghiên cứu về ổn định HTNH, dựa trên quá trình khảo lược, cho thấy có hai hướng tiếp cận dữ liệu là hướng dữ liệu cấp ngân hàng (bank-level) và dữ liệu cấp QG (country-level) Với đánh giá dựa trên quan điểm ổn định hệ thống ngân hàng của các QG, luận án tập trung sử dụng dữ liệu cấp QG Việc lựa chọn nghiên cứu ổn định HTNH dựa trên dữ liệu QG bởi chỉ số Z-score hệ thống NH có tính đến rủi ro hệ thống, trong khi đó, chỉ số Zscore ở cấp độ từng ngân hàng không tính toán đến rủi ro hệ thống (Ijtsma và cộng sự, 2017) Theo Boudriga, Taktak vàJellouli (2009), Makri và cộng sự (2014), dữ liệu tổng hợp cho toàn bộ hệ thống ngân hàng của mỗi QG (ngược lại với việc kiểm tra dữ liệu riêng lẻ cho từng ngân hàng) được coi là tốt hơn vì rủi ro không mang tính đại diện của mẫu được giảm bớt.Nói cách khác, chỉ số Zscore của HTNH có tính toán đến sự ổn định tài chính của cả hệ thống dưới góc nhìn tổng hợp cần thiết của cơ quan quản lý như NHTW, Chính phủ để điều hành tổng thể hệ thống cũng như các chủ thể toàn cầu lớn như

WB, IMF trong đảm bảo an toàn chung cho khu vực tài chính ngân hàng.

1.4.2.2 Phạm vi nghiên cứu về không gian Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của GEPU đến ổn định HTNH cho các

QG trên thế giới Danh sách các nước có dữ liệu về ổn định HTNH từ WB Việc lựa chọn nghiên cứu cho các QG trên toàn thế giới nhằm đảm bảo:

(1) Mẫu dữ liệu đủ lớn nhằm đảm bảo tính tin cậy, khách quan trong nghiên cứu thực nghiệm về tác động của GEPU đến ổn định HTNH.

(2) Mẫu dữ liệu lớn nhằm đảm bảo tính đa dạng của mẫu nghiên cứu. Trong mẫu nghiên cứu, có nhiều tiêu chí để phân loại QG Căn cứ vào mức độ phát triển, mẫu nghiên cứu bao gồm QG phát triển, QG đang phát triển Căn cứ vào mức độ TCH, các QG bao gồm QG có mức độ TCH cao và QG có mức độ TCH thấp. Căn cứ vào địa lý, các quôc gia trong mẫu nghiên cứu đến từ 5 châu lục Trong đó, nhiều nhất là nhóm nước châu Á và châu Âu Trong đó, châu Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong các châu lục mà chủ yếu là nhờ mở cửa hội nhập sâu rộng, đẩy mạnh TCH kinh tế của các QG đang phát triển (Stubbs, 2017) Theo West (2018), sự tăng trưởng kinh tế của khu vực gây choáng váng thế giới nhờ sự phát triển thần tốc của các QG đang phát triển, đặc biệt là Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam Châu Âu là khu vực tập trung nhiều QG phát triển, nằm trong nhóm G20 và có ảnh hưởng quan trọng đến kinh tế thế giới.

(3) Phần lớn các QG chưa có chỉ số EPU và việc xây dựng chỉ số EPU cho các QG này cũng gặp khó khăn do vấn đề về thu thập và xử lý dữ liệu dạng văn bản (text).

(4) Khảo lược nghiên cứu cho thấy chưa có nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu về sự tác động của GEPU đến ổn định HTNH tại các QG trên thế giới.Chủ đề về ổn định HTNH của các QG đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và triển khai Tuy nhiên, trong khảo lược của tác giả, đánh giá ảnh hưởng của GEPU,GEPU và TCH đến ổn định HTNH các QG chưa được thực hiện mặc dù đánh giá tác động của GEPU đến hoạt động NH ở các nước đã được quan tâm như nghiên cứu của Botshekan và cộng sự (2021), Juhro & Phan (2018).

Tóm lại, phạm vi không gian nghiên cứu của luận án là ở các QG trên thế giới - mở rộng mẫu nghiên cứu so với các nghiên cứu trước đây nhằm bổ sung minh chứng thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của GEPU đến ổn định HTNH các nước. Bên cạnh đó, điểm mới quan trọng của luận án chính là đánh giá tác động đồng thời của GEPU với yếu tố TCH của các QG đến ổn định HTNH tại các QG Thông qua việc đánh giá tác động đồng thời của GEPU và các biến kiểm soát trong mô hình, đặc biệt là biến phản ánh TCH, để nghiên cứu thấy được TCH đang mang lại tác động tiêu cực hay tích cực đến ổn định HTNH khi tương tác với môi trường bất định CSKT toàn cầu Kết quả nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm, có ý nghĩa cho chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị ngân hàng và các đơn vị hỗ trợ khu vực tài chính - ngân hàng toàn cầu.

1.4.2.3 Phạm vi nghiên cứu về thời gian Đề tài nghiên cứu sự ổn định HTNH trong giai đoạn 2008 đến 2020 Mốc thời gian 2008 được lựa chọn vì năm 2008 đánh dấu mốc đầu tiên của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 Đây cũng là năm mà dữ liệu nghiên cứu thu thập từ 36

QG trong mẫu nghiên cứu đảm bảo tính đầy đủ của dữ liệu Các dữ liệu khác ở cấp độ hệ thống theo số liệu thu thập từ WB vào ngày 30/01/2023 dành cho các QG ở chỉ đến năm 2021 Tuy nhiên, sau thu thập dữ liệu năm 2021, chỉ có 20 QG có chỉ số Z và các chỉ số nghiên cứu khác Đồng thời, các chỉ tiêu phản ánh TCH của các

QG được cập nhật đến tháng 30/03/2023 là số liệu của năm 2020 Vì vậy, nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập được đầy đủ nhất có thể trong giai đoạn 2008 - 2020 nhằm đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu, hạn chế tính bất cân bằng của bảng dữ liệu và đảm bảo tính cập nhật của dữ liệu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bước 1: Xác định chủ đề nghiên cứu

Bước 1 mục tiêu xác định vấn đề nghiên cứu dựa trên tính cấp thiết về mặt khoa học và mặt thực tiễn của chủ đề nghiên cứu.

Bước 2: Khảo lược nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu

Sau khi xác định chủ đề nghiên cứu là ổn định HTNH, mối quan hệ giữa GEPU đến hoạt động HTNH và ổn định HTNH, đề tài thực hiện tổng hợp các lý thuyết liên quan thông qua quá trình đọc các tài liệu, các nghiên cứu về ổn định HTNH Các nghiên cứu trước về ổn định HTNH, về mối quan hệ giữa EPU, GEPU đến ổn định HTNH cũng được khảo lược nhằm: (1) xác định khoảng trống nghiên cứu; (2) nhằm làm cơ sở xây dựng giả thuyết, lựa chọn mô hình và các biến trong mô hình nghiên cứu.

Bước 3: Mô hình, phương pháp, dữ liệu nghiên cứu

Thông qua quá trình tổng hợp, hệ thống hóa các lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan, đề tài xây dựng giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc và biến độc lập nhằm đánh giá ảnh hưởng của GEPU, ảnh hưởng đồng thời của GEPU và các yếu tố vĩ mô, yếu tố đặc trưng ngành NH đến ổn định HTNH Đồng thời, đề tài cũng xác định rõ phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu phù hợp với chủ đề nghiên cứu.

Bước 4: Thu thập dữ liệu

Dựa trên việc xây dựng mô hình, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu, đề tài thực hiện thu thập dữ liệu từ các nguồn dữ liệu đáng tin cậy mà các nghiên cứu trước đã sử dụng.

Bước 5: Hồi quy và giải thích kết quả nghiên cứu

Dựa trên các các phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, tác giả thực hiện thảo luận kết quả nghiên cứu Đây là cơ sở quan trọng nhằm đưa ra kết luận về ảnh hưởng của GEPU, các biến tương tác giữa GEPU và các yếu tố kiểm soát trong mô hình đến ổn định HNTH các QG trên thế giới.

Bước 6: Kết luận và đề xuất

Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài rút ra kết luận về ảnh hưởng của GEPU đến ổn định HTNH và ảnh hưởng biến tương tác giữa GEPU và các biến kiểm soát đến ổn định HTNH Dựa trên kết luận, đề tài đề xuất hàm ý chính sách có liên quan nhằm gia tăng ổn định HTNH trong bối cảnh bất định CSKT toàn cầu trong thời gian tới.

Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các đơn vị cung cấp uy tín như Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ thế giới Cụ thể, nghiên cứu thu thập dữ liệu về các yếu tố ngành ngân hàng, các yếu tố vĩ mô QG của các QG từ GLOBal Financial Development Database của World Bank trong giai đoạn 2008 - 2020. Thông tin chi tiết và dữ liệu của các biến trong nghiên cứu được cung cấp tại website của WB: https://databank.worldbank.org/

Chỉ số GEPU được đưa vào trong mô hình bằng cách tính giá trị trung bình của

12 tháng được thu thập từ website https:// www.policyuncertainty.com/ trong giai đoạn 2008 - 2020 Chi tiết cách thức đo lường và ưu nhược điểm của chỉ tiêu này được trình bày chi tiết trong phần cơ sở lý thuyết về tính bất định CSKT.

1.5.3 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả dữ liệu với giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất Đồng thời, thông qua phương pháp phân tích so sánh để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu trong giai đoạn nghiên cứu.

Phương pháp hồi quy tĩnh OLS, FEM, REM và 2SLS được sử dụng để kiểm định khuyết tật mô hình như phương sai sai số thay đổi, tự tương quan và hiện tượng nội sinh, nhằm chứng minh sự phù hợp của phương pháp hồi quy GMM đối với mô hình nghiên cứu.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp moment tổng quát (Generalized method of moments – GMM) để xác định ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ổn định HTNH Lựa chọn phương pháp GMM là do:

- Dữ liệu được thu thập từ 116 QG khác nhau đồng nghĩa với việc tương ứng có 116 hệ thống ngân hàng trong khi khoảng thời gian hữu hạn 13 năm Số nhóm dữ liệu lớn hơn số năm là đặc điểm của bảng dữ liệu động Theo Arellano & Bover

(1995), phương pháp GMM được cho là hiệu quả hơn trong việc xử lý sai lệch của bảng điều khiển động.

- GMM phù hợp hơn các phương pháp khác trong việc kiểm soát sự không đồng nhất giữa các HTNH, chẳng hạn như sự khác biệt về quy mô, vốn (Le và cộng sự, 2019)

- Dữ liệu bảng trong lĩnh vực ngân hàng dễ xảy ra hiện tượng nội sinh do các biến độc lập có quan hệ nhân quả với biến phụ thuộc cũng như có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Ví dụ, vốn chủ sở hữu ngoài ảnh hưởng đến ổn định HTNH, có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng, khả năng sinh lời và mức độ thanh khoản của HTNH. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng độ trễ đầu tiên của biến độc lập làm biến kiểm soát, phù hợp với Nguyen (2021), do đó dẫn đến hiện tượng nội sinh trong mô hình. GMM là công cụ ước lượng phù hợp để giải quyết hiện tượng nội sinh trong mô hình nghiên cứu (Arellano & Bover, 1995) Công cụ ước lượng này cho phép coi các biến độc lập là ngoại sinh, được xác định trước hoặc nội sinh bằng các công cụ thích hợp Ngoài ra, phương pháp này còn thuận lợi trong việc đánh giá tác động của yếu tố thời gian dựa trên việc đưa biến công cụ là biến thời gian Việc đánh giá tác động của yếu tố là cần thiết để kiểm soát các hiện tượng xảy ra theo năm như khủng hoảng toàn cầu 2008 hoặc đại dịch Covid 19 năm 2020.

- Phương pháp GMM cũng cung cấp sai số tiêu chuẩn mạnh mẽ cho phương sai thay đổi và tự tương quan.

Luận án tiến hành phương pháp GMM hệ thống hai bước vì đây được đánh giá là phương pháp hiệu quả hơn so với phương pháp GMM còn lại Ước lượng GMM xử lý mô hình gốc thành 2 mô hình: Mô hình First differences và mô hình Level Uớc lượng GMM hệ thống kết hợp moment điều kiện trong mô hình First differences với moment điều kiện trong mô hình Level nên được đánh giá là tốt hơn so với ước lượng Dif_GMM Ngoài ra, công cụ trong mô hình Level của GMM hệ thống có dự đoán tốt hơn biến cho biến nội sinh trong mô hình.

Nghiên cứu sử dụng kiểm định Arellano-Bond để kiểm tra xem mô hình có tự tương quan bậc hai hay không Đồng thời, nghiên cứu xác minh tính hợp lệ của các ước tính GMM dựa trên kiểm định Hansen về việc xác định quá mức các hạn chế đối với tính hợp lý của việc sử dụng biến công cụ trong mô hình.

ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1.6.1 Đóng góp mới về mặt khoa học

Luận án được thực hiện có các đóng góp mới về mặt khoa học như sau: Thứ nhất, dựa trên cơ sở kết hợp các lý thuyết về bất định, bất định CSKT, ổn định tài chính, TCH kinh tế, tác giả đã bổ sung bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của GEPU đến ổn định HTNH ở cấp độ QG Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy GEPU có ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định HTNH, thông qua làm giảm chỉ số Zscore và làm tăng tỷ lệ nợ xấu của HTNH các QG trong mẫu nghiên cứu.

Thứ hai, luận án tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng yếu tố vĩ mô của mỗi

QG có thể điều chỉnh tác động của GEPU đến ổn định HTNH các QG trên thế giới. Kết luận này được chứng minh thông qua hệ số tương tác giữa biến GEPU và các yếu tố vĩ mô của mỗi QG Cụ thể:

- Nghiên cứu cho thấy nếu đánh giá ảnh hưởng riêng lẻ, GEPU và TCH đều tác động tiêu cực đến ổn định HTNH Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số hồi quy của biến tương tác giữa GEPU và TCH đến Zscore mang dấu dương, cho thấy HTNH của các QG có mức độ TCH mạnh hơn trong môi trường CSKT bất định ổn định hơn Trong đó, các yếu tố thuộc về TCH mang lại lợi ích khi kết hợp với GEPU bao gồm TCH kinh tế, TCH tài chính, TCH xã hội và TCH chung Như vậy, trong môi trường bất định CSKT toàn cầu, HTNH của các QG có xu hướng hưởng lợi nhiều hơn từ quá trình TCH nói chung của QG đó khi được đo lường dựa trên chỉ số Zscore Tuy nhiên, với biến phụ thuộc là NPL, việc đẩy mạnh TCH tài chính khi kết hợp với GEPU cho thấy có thể làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu của HTNH.

- Yếu tố vĩ mô khác có thể làm thay đổi tác động của GEPU đến ổn địnhHTNH các nước là lạm phát Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số tương tác của biếnGEPU và lạm phát mặc dù tác động âm đến ổn định HTNH nhưng mức độ tác động thấp hơn nhiều khi xét riêng hệ số hồi quy của GEPU Kết luận này củng cố vai trò của yếu tố nội lực mỗi QG trước tính bất định trong quá trình điều hành CSKT của các nước lớn trên thế giới Ngoài ra, TCH cũng là yếu tố vĩ mô cần được quan tâm khi đang có những tác động tiêu cực và tích cực đến ổn định HTNH trong bối cảnhGEPU.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy các QG có thể giảm được tác động tiêu cực của GEPU đến ổn định HTNH trong nước thông qua các yếu tố đặc trưng ngành NH Cụ thể:

- Nghiên cứu tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), quy mô HTNH (SIZE) và tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) là yếu tố ngành NH có thể làm thay đổi tác động của GEPU đến chỉ số Zscore từ chiều hướng tiêu cực thành tích cực Hệ số hồi quy của biến tương tác giữa GEPU và CAP hoặc SIZE hoặc NIM đều mang dấu âm Như vậy, HTNH của một QG có xu hướng ổn định hơn trong môi trường bất định CSKT toàn cầu khi gia tăng được tỷ lệ vốn chủ sở hữu, có quy mô vốn lớn và gia tăng được tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

- Đối với biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu NPL, ảnh hưởng của NII và CON khi kết hợp với GEPU cho thấy làm giảm NPL Điều này cho thấy vai trò quan trọng của đa dạng hóa thu nhập trong hoạt động NH và việc hình thành những NH lớn có ý nghĩa tích cực trong việc giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu trong môi trường GEPU.

Nói tóm lại, những đóng góp trên là một minh chứng cho thấy ổn định HTNH không chỉ là những quyết định mang tính riêng lẻ mỗi QG mà còn phụ thuộc vào bối cảnh điều hành CSKT vĩ mô toàn cầu Đồng thời mức độ ảnh hưởng của GEPU được giảm đi ở những QG có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và TCH kinh tế manh.

1.6.2 Đóng góp mới về mặt thực tiễn

GEPU là chỉ số phản ánh bất định về CSKT của 21 nước có tầm ảnh hưởng quan trọng của thế giới Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy đây là chỉ số có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế Trong đó, chỉ số GEPU được sử dụng nhiều cho các nghiên cứu về hoạt động ngân hàng như khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động, nợ xấu và ổn định ngân hàng Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ dừng lại ở một QG hoặc nghiên cứu cho hệ thống ngân hàng với bộ dữ liệu ngân hàng trong 21 QG có chỉ số EPU Việc mở rộng mẫu nghiên cứu là các

QG trên thế giới nhằm đánh giá toàn diện hơn tác động của GEPU đến ổn định HTNH ngân hàng Kết quả nghiên cứu về mặt khoa học nêu trên là cơ sở quan trọng để rút ra các đề xuất, hàm ý chính sách mang ý nghĩa thực tiễn cho các chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý NH và các chủ thể khác quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu cung cấp minh chứng thực nghiệm về tác động tiêu cực của GEPU đến ổn định HTNH Điều này giúp Chính phủ và cơ quan quản lý quan tâm hơn đến quá trình điều hành CSKT của các nước lớn, nước phát triển trên thế giới, chủ động xây dựng những kế hoạch ứng phó phù hợp để đảm bảo ổn định HTNH, hạn chế các cú sốc gây bất ổn cho HTNH.

Luận án còn cung cấp minh chứng cho thấy các yếu tố vĩ mô và yếu tố đặc trưng ngành NH như tỷ lệ vốn chủ sở hữu, mức độ khai thác nguồn tiền gửi, khả năng sinh lời từ cho vay, mức độ tập trung của thị trường… có ảnh hưởng đến ổn định HTNH Kết quả này cho thấy Chính phủ các QG cần quan tâm đến kiểm soát lạm phát, mở rộng TCH tài chính để hạn chế tác động tiêu cực của GEPU Cơ quan quản lý có những điều chỉnh phù hợp trong định hướng phát triển ổn định HTNH trong bối cảnh các QG lớn trên thế giới thiếu chắc chắn trong điều hành CSKT vĩ mô Các nhà quản trị ngân hàng cũng đánh giá lại hoạt động của mình để có những thay đổi nhằm phù hợp với diễn biến trên thị trường, chủ động trước những bất lợi do GEPU mang lại.

BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU

Nội dung luận án gồm có năm phần chính tương ứng với từng chương từ chương 1 đến chương 5, cụ thể như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Chương 1 trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu chính của luận án, bao gồm: mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án, kết cấu chung của luận án.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tính bất định CSKT và ổn định hệ thống ngân hàng

Phần đầu chương 2 trình bày toàn bộ cơ sở lý thuyết về ổn định HTNH và các nội dung lý thuyết liên quan Nội dung quan trọng khác của chương 2 là phần lược khảo các nghiên cứu liên quan đến EPU toàn cầu và ổn định HTNH Dựa vào tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả hoàn thiện hơn mô hình ổn định HTNH với các giả thuyết nghiên cứu được xác định cũng như lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp trong chương 3.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên vấn đề nghiên cứu được xây dựng ở chương 2, nội dung chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 4 đi vào trình bày chi tiết các nội dung theo quy trình nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, phân tích ma trận tương quan, kết quả hồi quy các mô hình và kiểm định mô hình Phần cuối của chương tập trung thảo luận các nội dung được rút ra trong kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách

Với kết quả nghiên cứu chương 4, chương 5 chủ yếu tập trung rút ra các kết luận liên quan đến các nội dung trong chủ đề nghiên cứu Bên cạnh đó, đề tài đề xuất một số hàm ý chính sách cho Chính phủ và các cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng.

Chương 1 đã lý giải về sự cần thiết của đề tài về mặt thực tiễn thông qua dẫn chứng về các cuộc khủng hoảng tài chính nói chung, HTNH nói riêng của các QG trên thế giới Đồng thời, tác giả đã trình bày những khoảng trống về mặt khoa học khi các nghiên cứu về GEPU ảnh hưởng đến ổn định HTNH còn hạn chế Trong phạm vi khảo lược của tác giả, chưa nghiên cứu nào đánh giá tác động đồng thời của TCH và GEPU đến ổn định HTNH các QG Do đó, cần tìm lời giải đáp trong tính cấp thiết về mặt khoa học về ảnh hưởng đồng thời của GEPU và TCH đến ổn định HTNH của các nước Từ đó, tác giả đã trình bày về mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu Ngoài ra, tác giả đã giới thiệu các phương pháp nghiên cứu trong đề tài và những đóng góp mà đề tài mang lại về mặt thực tiễn và khoa học.Như vậy, chương 1 đã giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ

2.1.1.1 Khái niệm tính bất định

Tính bất định (Uncertainty) là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế Theo Bloom (2014), tính bất định là một khái niệm rộng, có thể phản ánh bất định trong các hiện tượng vĩ mô tầm QG hoặc các hiện tượng vi mô với đối tượng doanh nghiệp, chủ thể trong nền kinh tế và cũng phản ánh bất định trong các sự kiện phi kinh tế Do đó, có nhiều định nghĩa khác nhau về tính bất định trong các nghiên cứu (Jedynak & Bąk,2020).

Theo Keynes (1921), trong Luận thuyết về xác suất, tính bất định là khả năng xảy ra các sự kiện mà không thể xác định chính xác được ( trích từ Keynes, 2013). Ông giải thích tính bất định là thuật ngữ để chỉ những hiện tượng mà không thể biết trước được vì không có cơ sở khoa học nào để hình thành bất kỳ xác suất tính toán nào như lãi suất sau hai mươi năm, hay viễn cảnh của chiến tranh châu Âu (Keynes,

1973) Trong khái niệm về tính bất định của Keynes, không chỉ một số tiền đề có thể không được biết tại thời điểm quyết định mà còn có thể thực sự là không thể biết trước được (Carvalho, 1988; Stohs, 1980) Rủi ro là khi có thể biết được khả năng xảy ra, trong khi đó, tính trạng bất định tồn tại khi ta không thể biết hay không thể đo lường Dựa trên quan điểm của Keynes (1921), theo Fontana, & Gerrard (2004), tính bất định là kết quả không thể tránh khỏi của các quyết định và hành động liên tiếp của các cá nhân và hoặc của các tổ chức, hậu quả thực tế của chúng chỉ được biết đến trong tương lai.

Theo Duncan (1972) - người được xem đã khởi xướng các nghiên cứu về tính bất định tích trong nghiên cứu tổ chức và các lý thuyết quyết định, tính bất định là tình huống mà người vận hành có kiến thức hạn chế về trạng thái mô tả chính xác hoặc kết quả trong tương lai (Duncan, 1972; Carbonara, & Caiazza, 2010).

Krichkx (2000) định nghĩa tính bất định là tình trạng thiếu thông tin đầy đủ về các sự kiện trong tương lai Tương tự Krichkx (2000), Spiegelhalter (2017) giải thích tính bất định là tính không thể đoán trước được trong tương lai do các yếu tố không thể đoán trước được thể hiện bằng các xác suất cổ điển.

Dựa trên các khái niệm trên, bất định có thể hiểu là tình trạng thiếu hụt thông tin đầy đủ về các sự kiện trong tương lai dẫn đến tình trạng không thể đoán trước được các biến cố xảy ra và gây ra những hậu quả tiêu cực.

Theo Jedynak & Bąk (2020), đặc điểm của bất định gồm: (1) khó có khả năng ước tính và dự đoán được trước do không thể đo lường theo xác suất; (2) thường không thể bảo hiểm; (3) là nguyên nhân dẫn đến rủi ro; (4) tác động tiêu cực hoặc trung tính Bất định, theo Gerloff và cộng sự (1991); Krickx (2000), phụ thuộc vào các sự kiện bên ngoài, nhận thức và phản ứng của chủ thể.

Nhiều nghiên cứu cho thấy tính bất định sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các chủ thể Nghiên cứu của Duncan (1972) cho thấy tính bất định bên ngoài, không rõ ràng, làm giảm khả năng của các công ty trong việc xác định các mối quan hệ nguyên nhân - kết quả Nói cách khác, các chủ thể khó có thể dự đoán được tác động của các sự kiện kinh tế trong môi trường vĩ mô nên ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định hợp lý Mức độ không chắc chắn trong môi trường kinh doanh càng cao càng tạo ra nhiều thách thức, khó khăn cho các chủ thể trong nền kinh tế.

2.1.1.2 Khái niệm chính sách kinh tế

Chính sách kinh tế (economic policy) là khái niệm đề cập trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực chính sách công và kinh tế vĩ mô Fox & Meyer (1995) đã dựa trên nguồn gốc thể chế, định nghĩa chính sách là các tuyên bố của các đơn vị có thẩm quyền về cách giải quyết các vấn đề thuộc về chính sách công Theo Anderson (1997), chính sách có thể hiểu là quá trình hành động tương đối ổn định, có mục đích, được thực hiện bởi một chính phủ hoặc cơ quan quản lý (Anderson, 1997) Định nghĩa này cho thấy chính sách là thuật ngữ để phản ánh những điều mà chính phủ hoặc cơ quan quản lý thực sự thực hiện, khác với những gì chỉ dừng lại ở đề xuất hoặc dự định hay quyết định đơn thuần Cũng theo Anderson (1997), chính sách của chính phủ thường được thực hiện để đạt được một mục tiêu cụ thể với những điều kiện thực hiện nhất định trong một khoảng thời gian xác định Theo Croucamp & Malan (2016), chính sách xuất hiện khi chính phủ và các cơ quan quản lý do hiến pháp quy định hợp nhất lợi ích của xã hội và lợi ích của nhà nước.

Với vai trò của mình, chính phủ và các cơ quan trực thuộc cần ban hành nhiều chính sách để tác động vào sự phát triển của QG Một trong những chính sách quan trọng nhất mà chính phủ ban hành để tác động đến kinh tế - xã hội trong nước là CSKT (Jaźwiński, 2011; Acocella, 2005) Sự phát triển kinh tế của QG là kết quả của cơ chế thị trường và sự can thiệp của chính phủ thông qua CSKT (Weingast, 1995; Acocella, 2005; Easterly, 2005) Để hạn chế tiêu cực của bàn tay vô hình của cơ chế thị trường, vai trò can thiệp của chính phủ và cơ quan quản lý thông qua CSKT là rất quan trọng Sự can thiệp của chính phủ không thay thế cơ chế thị trường mà chỉ bổ sung khi xuất hiện 1 trong 3 điều kiện sau: (1) cơ chế thị trường thất bại; (2) thông qua sự tác động của chính phủ sẽ đạt được kết quả tốt hơnKhi cơ chế thị trường thất bại, (3) sự can thiệp của chính phủ có thể sử dụng nhiều công cụ có chi phí khác nhau và đưa ra kết quả khác nhau Theo Acocella (2005), CSKT là khái niệm phản ánh các hành động kinh tế của khu vực công phản ánh lựa chọn của chính phủ và các cơ quan quản lý nhằm đạt được các mục tiêu ưu tiên hoặc mục tiêu kinh tế - xã hội Như vậy, CSKT là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô của chính phủ trong điều kiện kinh tế nhất định nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu cụ thể như tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát thấp, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và cán cân thanh toán cân bằng CSKT do chính phủ và cơ quan quản lý ban hành, tổ chức, kiểm tra và giám sát thực hiện nên CSKT phải đảm bảo tính hợp pháp, và đảm bảo những mục tiêu, định hướng phát triển của nền kinh tế Nhà nước với tư cách là bộ máy soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện các công cụ đó nhằm tác động, điều tiết tổng thể mọi hành vi, mọi quá trình, các quan hệ kinh tế của các tác nhân kinh tế trong nền kinh tế để hướng tới mục tiêu mong muốn ( Phạm Quốc Trung, 2000; Mishkin, 2011) CSKT được xem là sản phẩm của việc nhà nước nhận thức về hiện thực kinh tế khách quan, về vị trí, vai trò và chức năng của mình đối với hiện thực kinh tế khách quan và về khả năng soạn thảo ban hành cũng như thực thi công cụ chính sách của Nhà nước.

CSKT có vai trò quan trọng trong quá trình điều hành vĩ mô của chính phủ. CSKT thường bao gồm chính sách tài khóa, CSTT, chính sách thương mại, chính sách giá cả và thu nhập Với các chính sách công cụ, các nhà hoạch định chính sách hướng tới việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế, ổn định lạm phát và toàn dụng lao động. Theo Stiglitz (2004), thông qua CSKT, chính phủ thực hiện chức năng ổn định, nhằm đảm bảo rằng nền kinh tế duy trì ở trạng thái toàn dụng với mức giá ổn định; chức năng phân bổ, trong phạm vi mà nhà nước tác động đến các xu hướng phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế bằng cách mua hàng hóa và đánh thuế, cũng như giải ngân các khoản trợ cấp; và chức năng phân phối liên quan đến cách thức phân phối hàng hóa do toàn xã hội sản xuất ra giữa các thành viên của nó.

2.1.1.3 Khái niệm tính bất định chính sách kinh tế

Tính bất định CSKT (Economic policy uncertainty_EPU) là khái niệm được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trong một thập kỷ gần đây Có nhiều định nghĩa về EPU trong các nghiên cứu liên quan.

EPU có thể hiểu là một yếu tố dẫn đến rủi ro gắn với quá trình điều hànhCSKT của chính phủ và cơ quan quản lý không được xác định và không rõ ràng trong một khoảng thời gian cụ thể (Al-Thaqeb & Algharabali, 2019; Danisman và cộng sự , 2020) EPU có thể biểu hiện dưới dạng những thay đổi bất ngờ trong CSTT, chính sách tài khóa và chính sách điều tiết (Danismanvà cộng sự, 2021).

Theo Ozili (2021a), EPU là tính bất định về những thay đổi trong điều hành CSKT của chính phủ cũng như khó xác định được tác động của CSKT mới đến các khu vực trong nền kinh tế Các biểu hiện của EPU bao gồm lạm phát không chắc chắn, tăng trưởng kinh tế tiêu cực, khủng hoảng tài chính, cắt giảm cho vay bất thường, đại dịch, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, biến động ngoại hối và những thay đổi bất ngờ trong tỷ lệ CSTT hoặc chính sách tài khóa (Zhang và cộng sự, 2019; Chen và cộng sự, 2020).

Dựa trên các khái niệm trên, trong nghiên cứu, EPU có nghĩa là các chủ thể trong nền kinh tế khó có thể dự đoán được một cách chắc chắn liệu chính phủ có thay đổi CSKT hiện tại hay không Nói cách khác, EPU là khái niệm để chỉ tình trạng CSKT trong tương lai khác với những cam kết của chính phủ và cơ quan quản lý trước đó EPU là rủi ro kinh tế liên quan đến các chính sách và khuôn khổ quy định của chính phủ trong tương lai chưa được xác định.

2.1.2 Lý thuyết về tính bất định của chính sách kinh tế

2.1.2.1 Chuyên luận về xác suất và ảnh hưởng của bất định trong Lý thuyết tổng quát của Keynes

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

2.2.1 Khái niệm ổn định hệ thống ngân hàng

2.2.1.1 Khái niệm hệ thống ngân hàng

Hệ thống tài chính là một hệ thống gồm có thị trường và các chủ thể tài chính thực hiện chức năng gắn kết cung – cầu về vốn lại với nhau (Miskin, 1995; Dương Thị Bình Minh và cộng sư, 2006) Một hệ thống tài chính bao gồm thị trường tài chính, các chủ thể tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính Hệ thống tài chính được ví như huyết mạch của nền kinh tế bởi nó đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế ( Ahonkhai, 2019) Hệ thống tài chính cũng đảm bảo rằng các nguồn lực được huy động và phân bổ hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế (Ahonkhai,

2019) Chức năng quan trọng nhất của hệ thống tài chính là hệ thống tài chính đóng vai trò trung gian tài chính trong việc huy động các nguồn lực kinh tế và tài chính sẵn có từ các đơn vị kinh tế thừa để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị thiếu hụt của nền kinh tế, tạo diều kiện để tác động đến sự vận động của các nguồn lực sẵn có trong xã hội, từ đó, tác động đến phát triển kinh tế (Nzotta & Okereke, 2009; Salami

Hệ thống ngân hàng là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống tài chính, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển, chiếm phần lớn các giao dịch và tài sản tài chính (Hartmann và cộng sự, 2007) Swamy (2014) cho rằng các NH đang chiếm từ70% đến 80% số lượng các tổ chức trong hệ thống tài chính Hệ thống ngân hàng của các QG hiện nay bao gồm NHTW và ngân hàng trung gian (Lê Thị Mận, 2010).Trong đó, NHTW là cơ quản quản lý, phụ trách điều hành CSTT và quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng trung gian (Mishkin, 1995) Hệ thống ngân hàng trung gian có thể hiểu là mạng lưới ngân hàng thương mại và các ngân hàng chuyên biệt như ngân hàng đầu tư, ngân hàng tiết kiệm…Các ngân hàng trung gian thực hiện các hoạt động chủ yếu gồm nhận các loại tiền gửi từ các thành phần trong nền kinh tế để thực hiện cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán cũng như dịch vụ tài chính khác cho khách hàng Thông qua cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán, các ngân hàng còn tham gia quá trình tạo tiền trong nền kinh tế Đồng quan điểm, Rose & Hudgin (2012) cũng cho rằng HTNH là một phần quan trọng của hệ thống tài chính khi các NH được xem như là trung gian tài chính quan trọng bậc nhất nhờ số lượng, quy mô và sự đa dạng trong dịch vụ cung cấp Các nghiên cứu của Hartmann và cộng sự (2007); Moyo và cộng sự (2014), Demirgỹỗ-Kunt, & Detragiache (2002), De Jonghe (2010) khi đề cập đến HTNH là tập trung vào hệ thống ngân hàng trung gian - thực hiện chức năng kinh doanh để tách biệt với NHTW thực hiện chức năng quản lý, điều hành CSTT.

Dựa trên các định nghĩa và cách tiếp cận HTNH của các nghiên cứu trước, HTNH trong nghiên cứu được hiểu là các ngân hàng trung gian của mỗi QG, cung cấp đa dạng các hoạt động dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng và dịch vụ thanh toán qua tài khoản và chịu sự quản lý của NHTW.

2.2.1.2 Khái niệm ổn định hệ thống ngân hàng

Là một phần quan trọng của hệ thống tài chính, nên để hiểu thế nào là ổn định HTNH cần tiếp cận khái niệm ổn định hệ thống tài chính Cho đến nay, với sự phức tạp và đa dạng của hệ thống tài chính, chưa có định nghĩa thống nhất về ổn định hệ thống tài chính Một số các khái niệm được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về ổn định hệ thống tài chính mà tác giả thu thập được gồm:

Ngân hàng thế giới (2020) định nghĩa một hệ thống tài chính ổn định là hệ thống tài chính có khả năng phân bổ nguồn lực hiệu quả, quản lý được rủi ro tài chính, duy trì mức độ việc làm gần với tỷ lệ tự nhiên của nền kinh tế và loại bỏ được các biến động về giá của các loại tài sản tài chính có thể ảnh hưởng đến ổn định tiền tệ và mức độ việc làm.

Allen & Wood (2006) hiểu ổn định hệ thống tài chính là các thể chế tài chính không đột nhiên sụp đổ và gây thiệt hại kinh tế cho những người không thể lường trước được sự sụp đổ một cách lý trí.

Schinasi (2005) định nghĩa ổn định hệ thống tài chính là khả năng của hệ thống tài chính tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường các quá trình kinh tế thông qua phân bổ hiệu quả các nguồn lực kinh tế; đánh giá và quản lý rủi ro tài chính và thực hiện được các chức năng này ngay cả khi bị ảnh hưởng bởi các cú sốc bên ngoài.

Mishkin (1991) định nghĩa một hệ thống tài chính ổn định là một hệ thống tài chính phổ biến, đảm bảo một cách lâu dài và không có sự gián đoạn lớn, phân bổ hiệu quả các khoản tiết kiệm cho các cơ hội đầu tư.

Dựa trên các khái niệm trên, ổn định tài chính có thể hiểu là việc duy trì sự phát triển ổn định của các định chế tài chính, hạn chế sự sụp đổ hệ thống tài chính, hỗ trợ tốt quá trình phân bổ vốn trong nền kinh tế, góp phần ổn định giá cả và giải quyết việc làm.

Do là định chế quan trọng của hệ thống tài chính, ổn định HTNH có vai trò quan trọng trong việc ổn định hệ thống tài chính Nói cách khác, sự ổn định ở HTNH có mối liên kết mật thiết với ổn định hệ thống tài chính (Segoviano & Goodhart, 2009) Mặc dù vậy, HTNH của mỗi QG có sự phức tạp và có những đặc trưng riêng biệt do sự không đồng nhất về kinh tế, thể chế, và chính trị xã hội (Ahonkhai, 2019; Hartmann và cộng sự, 2007) nên chưa có định nghĩa thống nhất về ổn định HTNH (Ozili, 2018) Ổn định HTNH được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, do đó, có nhiều định nghĩa khác nhau, bao gồm:

Nếu tiếp cận ổn định HTNH thông qua mối quan hệ giữa các NH trong hệ thống, Ozili (2018), Segoviano & Goodhart (2009) cho rằng ổn định HTNH có thể hiểu là sự ổn định của các ngân hàng liên kết với nhau thông qua thị trường liên ngân hàng cũng như hợp tác cho vay trong các lĩnh vực Bản chất của các NH là trung gian tài chính nên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong hoạt động Sự liên kết, hỗ trợ và hợp tác với nhau trong quá trình thu hút vốn cũng như cấp tín dụng nhằm đảm bảo cho hệ thống NH được vận hành trơn tru, ổn định.

Theo hướng tiếp cận từ hiện tương lây lan tài chính và khủng hoảng tài chính, ổn định HTNH có thể hiểu là không tồn tại tình trạng hàng loạt các NH mất khả năng thanh khoản từ hiệu ứng lây lan Lây lan tài chính là khái niệm phản ánh hiện tượng mất khả năng thanh khoản của một NH được truyền sang NH khác (Brown và cộng sự, 2014) Điều này thường xuất phát từ khủng hoảng niềm tin của công chúng, dẫn đến sự rút tiền ồ ạt của các chủ thể gửi tiền tại NH Một số các nghiên cứu cũng sử dụng quan điểm này để nghiên cứu về ổn định HTNH như Acharya (2009), Brunnermeier & Pedersen (2009) Theo đó, nếu một NH riêng lẻ gặp khó khăn, thông qua hiện tượng lây lan, sẽ ảnh hưởng đến các NH khác trong hệ thống, tạo ra sự bất ổn định cho HTNH.

Hướng tiếp cận khác là nghiên cứu về ổn định HTNH thông qua dấu hiệu bất ổn HTNH thông qua hoạt động cho vay, dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh khoản Tín dụng ngân hàng là một yếu tố quan trọng trong việc tài trợ cho đầu tư và tăng trưởng nhưng đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro gây ra thiệt hại cho ngân hàng (Hartmann và cộng sự, 2007) Việc chấp nhận rủi ro quá mức trong quá trình cấp tín dụng của các NH có thể dẫn đến các khoản nợ có vấn đề, gây ra tình trạng căng thằng thanh khoản, tác động đến sự ổn định của một NH nói riêng và sự ổn định HTNH nói chung Ổn định HTNH, theo Ngalawa, Tchana và Viegi (2016), có thể hiểu là không tồn tại NH bị mất khả năng thanh toán mà nguyên nhân chủ yếu bởi các khoản nợ xấu khó thu hồi do trong quá trình mở rộng cho vay tạo ra. Monnin, Garcia-Herrero và Lopez (2003), và Cíhak (2006), đã dựa trên lý thuyết về bất ổn định của Minsky để giải thích cho sự bất ổn định của hệ thống Theo đó, trong giai đoạn 2 của quá trình vận hành của nền kinh tế, các chủ thể có xu hướng gia tăng vay mượn NH nhiều hơn để thực hiện các cơ hội đầu tư Khi tình trạng bong bóng giá tài sản “vỡ tan”, HTNH gặp bất ổn, có nguy cơ phá sản khi không có khả năng thu hồi các khoản nợ Hartmann và cộng sự (2007) cũng đã dẫn chứng khủng hoảng tài chính 2008 Và với vai trò quan trọng của mình, bất ổn HTNH có thể tác động sâu rộng dẫn đến bất ổn nền kinh tế.

Dựa trên chức năng hoạt động của hệ thống, Jahn & Kick (2012) cho rằng ổn định HTNH là trạng thái ổn định mà trong đó HTNH thực hiện các chức năng của mình một cách có hiệu quả bao gồm phân phối nguồn lực, phân tán rủi ro và phân phối thu nhập Theo Brunnermeier và cộng sự (2009), ổn định HTNH là các ngân hàng hoạt động ổn định, thực hiện tốt chức năng huy động và phân phối vốn, không xảy ra hiện tượng khủng hoảng hoặc sụp đổ hàng loạt.

TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐẾN ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

2.3.1 Tác động bất định chính sách kinh tế trong nước đến ổn định hệ thống ngân hàng của một quốc gia

Tính bất định về chính sách chủ yếu đề cập đến khả năng các chính sách trong tương lai sẽ khác với các chính sách hiện tại và những thay đổi này có thể ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh tế ở cấp độ vĩ mô và vi mô (Baker và cộng sự, 2016) Tính bất định này có thể gây thêm rủi ro cho hoạt động của công ty và thị trường vốn Các nghiên cứu trước đây cho thấy tính bất định trong kinh tế và chính trị ảnh hưởng đến sự biến động của thị trường, thúc đẩy các hành vi khác nhau của người tham gia (Gulen & Ion, 2016; Nagar và cộng sự, 2019; Pástor & Veronesi,

2012, 2013; Verrecchia, 2001) Loh & Stulz (2018) nhận thấy rằng trong các giai đoạn không chắc chắn cao, các bản sửa đổi của nhà phân tích có tác động lớn hơn đến giá cổ phiếu, sai số dự báo thu nhập trên mỗi đơn vị không chắc chắn giảm và các báo cáo của nhà phân tích dài hơn và thường xuyên hơn EPU cao có thể ảnh hưởng đến các công ty thông qua ảnh hưởng của nó đối với các quyết định sản xuất,đầu tư và tuyển dụng của các công ty (Drobetzvà cộng sự, 2018; Ozili, 2021a) Ví dụ, EPU cao có thể khiến các công ty trì hoãn đầu tư, điều này ảnh hưởng đến mức sản lượng của khu vực tư nhân (Wangvà cộng sự, 2014; Kangvà cộng sự, 2014; Ozili, 2021a) EPU cũng ảnh hưởng đến các ngân hàng EPU cao cho phép các nhà quản lý ngân hàng định giá lại danh mục cho vay của họ và tăng lãi suất cho các khoản vay (Ozili, 2021a; Ngvà cộng sự, 2020; Danismanvà cộng sự, 2021) Bất ổn CSKT có thể tác động đến tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng, an toàn tài chính và chính sách ổn định vĩ mô của các ngân hàng thương mại Bordo và cộng sự

(2016) nhấn mạnh rằng chỉ số bất ổn CSKT tăng cao trong khủng hoảng tài chính và suy thoái có thể tiếp tục kìm hãm tín dụng ngân hàng và do đó làm chậm sự phục hồi kinh tế Hơn nữa, nghiên cứu của Hu, Gong (2019) đã sử dụng dữ liệu từ ngân hàng của 19 nền kinh tế lớn và chỉ ra rằng bất ổn CSKT có ảnh hưởng tiêu cực tới sự tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Các ngân hàng có xu hướng nhạy cảm đối với bất ổn CSKT (Gissler và cộng sự, 2016) Để phản ứng với sự gia tăng của bất ổn CSKT, các ngân hàng có thể giảm tăng trưởng tín dụng để giảm rủi ro (Bordo và cộng sự, 2016).

Như vậy, EPU có ảnh hưởng đến ổn định HTNH của mỗi QG Do việc không nhất quán trong điều hành CSKT, các NH trong QG gặp khó khăn trong việc ra quyết định cấp tín dụng, ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng, khả năng thu hồi nợ, lợi nhuận cũng như các yếu tố về thanh khoản.

2.3.2 Tác động bất định chính sách kinh tế của quốc gia này đến ổn định hệ thống ngân hàng của quốc gia khác

Cơ chế truyền dẫn của TCH dẫn đến khủng hoảng HTNH dựa theo nghiên cứu của Mishkin (2007) như sau: TCH hệ thống tài chính thường khuyến khích sự bùng nổ cho vay được thúc đẩy bởi dòng vốn Do sự giám sát ít chặt chẽ về mặt an toàn của các cơ quan quản lý và sự thiếu chuyên môn trong việc sàng lọc và giám sát người vay, các khoản lỗ tại các tổ chức ngân hàng bắt đầu tăng lên Với một lĩnh vực ngân hàng yếu kém, chính phủ không thể tăng lãi suất để bảo vệ đồng nội tệ bởi vì làm như vậy sẽ gây ra tình trạng khó khăn hơn nữa trong lĩnh vực ngân hàng và khiến ngân hàng hoảng loạn Một khi những người tham gia thị trường nhận ra rằng chính phủ không còn có thể bảo vệ tiền tệ, họ sẽ tham gia vào một cuộc tấn công đầu cơ, dẫn đến khủng hoảng tiền tệ và mất giá lớn Bởi vì rất nhiều công ty ở các

QG thị trường mới nổi có các khoản nợ bằng ngoại tệ như đô la, nên tỷ lệ nợ tiền tệ làm tăng đáng kể khoản nợ của họ bằng nội tệ, trong khi giá trị tài sản của họ thường không thay đổi Kết quả là bảng cân đối kế toán của các công ty bị phá hủy khiến hệ thống tài chính gặp khó khăn hơn trong việc giải quyết các vấn đề thông tin không cân xứng và các hợp đồng cho vay đối với các công ty giảm mạnh, dẫn đến hệ thống tài chính bị thu hẹp và kéo theo thường là suy thoái kinh tế nghiêm trọng Ngoài ra, TCH khu vực ngân hàng và các liên kết tài chính có thể tăng cường khả năng truyền tải các cú sốc ra quốc tế và góp phần vào chu kỳ kinh doanh toàn cầu tích hợp hơn (Cetorelli & Goldberg, 2012; Morgan và cộng sự, 2004).

Với tự do hóa tài chính và bãi bỏ quy định, lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên TCH hơn Do đó, sự cạnh tranh ở các QG sở tại gia tăng khi các ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường nội địa Jeonetal (2011) cung cấp bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ rằng sự gia tăng thâm nhập của ngân hàng nước ngoài giúp tăng cường cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng của nước sở tại với tập dữ liệu bao gồm và châu Mỹ Latinh trong giai đoạn 1997-2008 Sự cạnh tranh gia tăng do sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài có thể ảnh hưởng đến mức độ rủi ro của các ngân hàng ở QG sở tại Kênh này có thể được gọi là hiệu ứng cạnh tranh của TCH ngân hàng Trong các tài liệu về ngân hàng, có hai quan điểm rộng rãi về tác động của cạnh tranh đối với sự ổn định tài chính Quan điểm “cạnh tranh-mong manh” cho rằng cạnh tranh có xu hướng khuyến khích ngân hàng chấp nhận rủi ro vì cạnh tranh nhiều hơn làm xói mòn sức mạnh thị trường của ngân hàng, giảm tỷ suất lợi nhuận và giảm giá trị nhượng quyền Để duy trì lợi nhuận và cạnh tranh, các ngân hàng được khuyến khích chấp nhận rủi ro nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh của họ (Carletti và Hartmann, 2003) Hơn nữa, sự cạnh tranh của các ngân hàng lớn hơn cũng làm giảm các khoản thanh toán lãi từ việc thực hiện các khoản cho vay vốn tạo ra một vùng đệm để bù đắp các khoản lỗ cho vay Do đó, cạnh tranh có thể làm tăng rủi ro cho vay và rủi ro thất bại của ngân hàng Quan điểm “cạnh tranh-ổn định” của Analternative cho rằng các ngân hàng trong môi trường kém cạnh tranh hơn có sức mạnh thị trường cao hơn, điều này có thể dẫn đến rủi ro ngân hàng cao hơn do lãi suất cao hơn áp dụng cho khách hàng vay khiến cho việc trả nợ trở nên khó khăn hơn Theo lập luận của Stiglitzand Weiss (1981), việc tăng chi phí tài trợ có thể lọc ra những người đi vay an toàn hơn và chỉ giữ chân những người đi vay rủi ro hơn (tức là lựa chọn ngược), và / hoặc khiến người đi vay lựa chọn các dự án rủi ro hơn (tức là bất hợp pháp) Do đó, việc giảm lãi suất cho vay do sự cạnh tranh của ngân hàng lớn hơn sẽ làm giảm khả năng vỡ nợ và vỡ nợ ngân hàng.

Gospodarchuk, và Amosova (2020) đã phân tích sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng toàn cầu và xác định các mối đe dọa đối với sự ổn định ở cấp độ khu vực địa lý và QG Nghiên cứu sử dụng các phương pháp của một hệ thống có cấu trúc, so sánh và phân tích cụm Nghiên cứu thực nghiệm dựa trên dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho 126 QG trong giai đoạn 1998–2017 Một trong những kết quả chính của nghiên cứu là việc xây dựng các chỉ tiêu định lượng về sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thế giới Những chỉ số này khác với những chỉ số hiện có do tính chất dự đoán của những chỉ báo trước đây Nghiên cứu cũng đề xuất các tiêu chí đánh giá định tính mức độ ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thế giới và các yếu tố riêng lẻ của hệ thống ngân hàng khu vực và QG Ngoài ra, các thuật toán thích hợp đã được phát triển để tính toán các chỉ số và tiêu chí được đề xuất Kết quả đã giúp hình thành các nhóm QG về mức độ ổn định hệ thống ngân hàng của họ, biên soạn bản đồ rủi ro ổn định tài chính ở cấp độ toàn cầu và xác định các QG là nguồn đe dọa tiềm tàng đối với sự ổn định tài chính Phần thực nghiệm của nghiên cứu xác nhận khả năng ứng dụng thực tế của các công cụ phân tích được đề xuất Nghiên cứu cho thấy năm 2017, hệ thống ngân hàng của các nước đã chuyển sang vùng rủi ro cao Các mối đe dọa tiềm tàng đối với sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng toàn cầu đến từ hệ thống ngân hàng châu Âu và , cũng như từ hệ thống ngân hàng Úc Trong bối cảnh của lĩnh vực ngân hàng, Claessens và van Horen (2009) lập luận rằng hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên TCH hơn, được thúc đẩy bởi việc bãi bỏ quy định, những tiến bộ trong công nghệ truyền thông và hội nhập kinh tế nói chung hơn

Kose và cộng sự (2010) cho thấy TCH tài chính có ảnh hưởng đến CSKT của các QG Điều này minh chứng cho việc hệ thống tài chính đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đồng thời quá trình TCH tài chính có những tác động buộc cơ quan quản lý phải thay đổi, điều chỉnh hoặc ban hành các CSKT phù hợp với quá trình TCH Gospodarchuk & Amosova (2020) cho thấy TCH đã tác động đến ổn định tài chính ở cấp độ toàn cầu Nhóm tác giả đề xuất các tiêu chí đánh giá định tính mức độ ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thế giới và các yếu tố riêng lẻ của hệ thống ngân hàng khu vực và QG Các mối đe dọa tiềm tàng đối với sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng toàn cầu đến từ hệ thống ngân hàng châu Âu và Ghosh (2016) cũng cho thấy TCH ảnh hưởng đến khủng hoảng ngân hàng.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

KHUNG PHÂN TÍCH

Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá ảnh hưởng của GEPU đến ổn định HTNH các quốc gia trên thế giới Dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả tổng quan nghiên cứu trước, đề tài xây dựng khung phân tích như hình 3.1.

Hình 3.1: Khung phân tích nội dung nghiên cứu

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Cơ sở lý thuyết cho thấy có sự lan truyền về CSKT giữa các quốc gia và điều này ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các NH, gây ra bất ổn định HTNH Các nghiên cứu thực nghiệm về EPU và ổn định HTNH đã được thực hiện và cho thấyEPU gia tăng làm giảm khả năng thanh toán và gia tăng tỷ lệ nợ xấu của các NH.Đây là cơ sở để nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của GEPU đến ổn định HTNH Bên cạnh đó, cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước cũng cho thấy ổn định HTNH chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô và các yếu tố đặc trưng ngành NH Vì vậy, nghiên cứu xây dựng giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của GEPU đến ổn định HTNH bên cạnh các biến kiểm soát phản ánh các yếu tố vĩ mô quốc gia và các yếu tố đặc trưng ngành.

Không chỉ vậy, mỗi quốc gia có các yếu tố vĩ mô và yếu tố đặc trưng ngành

NH khác nhau, do đó, khả năng chống chịu trước GEPU của mỗi HTNH của các quốc gia không hoàn toàn giống nhau Thực tiễn trước đó cho thấy không phải tất cả các quốc gia đều xảy ra khủng hoảng HNTH trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy GEPU gây ra tác động không hoàn toàn giống nhau ở mỗi HTNH mà còn phụ thuộc vào những yếu tố vĩ mô khác và sức khỏe của mỗi HTNH Do đó, nghiên cứu thực hiện đánh giá các yếu tố kiểm soát này liệu có làm thay đổi tác động của GEPU đến ổn địnhHTNH.

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, thông qua khung phân tích được trình bày ở mục 3.1, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu để giải quyết khoảng trống nghiên cứu nêu tại mục 2.4.3 Cụ thể:

3.2.1 Giả thuyết nghiên cứu thứ nhất Ảnh hưởng một chiều của EPU đến ổn định HTNH được giải thích dựa trên lý thuyết tổng quát của Keynes về tác động của bất định, EPU đến lãi suất, tiền tệ và quyết định của các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là đối với HTNH Lý thuyết về TCH và cơ chế lan truyền chính sách trong bối cảnh TCH cũng cho thấy EPU của nước này có ảnh hưởng đến hoạt động của của các NH ở các QG khác EPU cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra rủi ro cho các chủ thể trong quá trình ra quyết định Với vai trò là trung gian tài chính, các NH chịu ảnh hưởng rất lớn từ quá trình điều hành CSKT của chính phủ nước mình cũng như các nước trên thế giới trong bối cảnh TCH Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy GEPU có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng (Nguyen và cộng sự, 2020), chất lượng tín dụng (Botshekan và cộng sự, 2021), khả năng sinh lời (Athari, 2021) của HTNH ở các

QG khác nhau Tỷ giá hối đoái cũng chịu ảnh hưởng bởi GEPU trong nghiên cứu của Jurho & Phan (2018) Như vậy, dựa trên lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, giả thuyết thứ nhất được đưa ra là GEPU tác động tiêu cực đến ổn định HTNH ở các QG

Giả thuyết nghiên cứu 01: GEPU có tác động tiêu cực đến ổn định HTNH các QG thông qua làm giảm chỉ số Z và gia tăng NPL

3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu thứ hai

Lý thuyết bất ổn định tài chính, lý thuyết cạnh tranh cho thấy đặc trưng hoạt động của HTNH có ảnh hưởng đến ổn định HTNH Với vai trò là trung gian tài chính, các NH phải đối mặt với rủi ro thanh khoản Trong bối cảnh môi trường EPU cao, có thể dẫn đến những biến cố bất thường, đẩy NH rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, tạo ra bất ổn cho HTNH Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của NH tuân theo quy định quản lý sẽ là cơ sở giúp các NH gia tăng khả năng chống đỡ với rủi ro, bao gồm cả những rủi ro khó lường trước như EPU Quy mô của HTNH cũng cho thấy quy mô hoạt động của các NH, mà chủ yếu trong đó là các khoản cấp tín dụng, dẫn đến rủi ro cao hơn hay gia tăng tính bất ổn định của HTNH Khả năng sinh lời và đa dạng hóa nguồn thu nhập cũng được chứng minh có ảnh hưởng tích cực đến ổn định HTNH Lý thuyết cạnh tranh cho thấy HTNH càng tập trung cao càng củng cố tính ổn định do không tồn tại tình trạng cạnh tranh không lành mạnh Shabir và cộng sự

(2021) cho thấy EPU ảnh hưởng đến ổn định HTNH, tác động bất lợi sẽ gia tăng đối với những HTNH có tính cạnh tranh thấp hơn Nguyen (2021) cho thấy các quy định nghiêm ngặt hơn về vốn, hạn chế hoạt động, quyền giám sát chính thức và giám sát tư nhân sẽ giảm bớt tác động bất lợi của EPU đối với sự ổn định của NH Shabir và cộng sự (2020) cho thấy tác động bất lợi của EPU đến ổn định HTNH sẽ giảm đi khi cạnh tranh NH thấp hơn Phan và cộng sự (2020) chỉ rằng các đặc điểm của hệ thống tài chính của một QG ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa EPU và sự ổn định tài chính. Tác động tiêu cực của EPU mạnh hơn đối với các QG có mức độ cạnh tranh cao hơn, vốn pháp định thấp hơn và hệ thống tài chính nhỏ hơn Dựa trên lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước, đề tài đặt ra giả thuyết nghiên cứu là: Giả thuyết nghiên cứu 02: Những yếu tố phản ánh đặc điểm ngành của

HTNH làm thay đổi tác động của GEPU đến ổn định HTNH các QG.

3.2.3 Giả thuyết nghiên cứu thứ ba

Lý thuyết tiền tệ của Friedman cho thấy CSKT tác động đến môi trường kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng đến ổn định HTNH Đồng thời, lý thuyết về bất ổn định tài chính chỉ ra ổn định HTNH chịu ảnh hưởng bởi môi trường vĩ mô QG Một QG đang ở giai đoạn tăng trưởng, lạm phát được kiểm soát sẽ tạo đà cho mở rộng tín dụng, gia tăng lợi nhuận, củng cố sự ổn định của HTNH trước khi rơi vào tình trạng tăng trưởng quá nóng và dẫn dến suy thoái Lý thuyết về TCH và các kênh truyền dẫn CSKT cho thấy tùy theo đặc điểm phát triển của mỗi QG mà TCH có những ảnh hưởng khác nhau đến QG đó Một số nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy ổn định HTNH chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố vĩ mô QG Hsieh và cộng sự (2013) đã chứng minh TCH làm giảm tính ổn định của HTNH ở các QG thông qua sự đa dạng về thu nhập, nhưng sự ổn định của ngân hàng tăng lên thông qua sự đa dạng về tài sản Soedarmon, & Tarazi (2013) đã sử dụng dữ liệu từ 20 thị trường mới nổi trong giai đoạn 1976 - 2002 cho thấy việc mở cửa thu hút vốn làm giảm tỷ lệ khủng hoảng ngân hàng, trong khi chế độ tỷ giá hối đoái cố dịnh lại làm gia tăng tần suât khủng hoảng ngân hàng Nguyen và cộng sự (2020) khi đánh giá về tác động của GEPU đến tăng trưởng tín dụng cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của GEPU đến cầu tín dụng ở những QG tăng trưởng kinh tế cao Đồng thời EPU có ảnh hưởng tiêu cực và mạnh hơn ở các nền kinh tế mới nổi khi so với các nước phát triển, cho thấy khả năng dễ bị tổn thương của HTNH các QG mới nổi trước tính bất định về CSKT Do đó, giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:

Giả thuyết nghiên cứu 03: Các yếu tố vĩ mô của QG làm thay đổi ảnh hưởng của GEPU đến ổn định HTNH các QG trên thế giới.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất Để đánh giá tác động một chiều của nhân tố GEPU đến ổn định HTNH nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 01, tương ứng với giả thuyết nghiên cứu 01, dựa trên nghiên cứu trước của Phan và cộng sự (2020), Ozili (2018), Hsieh và cộng sự

(2013), mô hình nghiên cứu gốc được đề xuất như sau:

BS i,t = a 0 + β 0 BS i,t-1 + β 1 Bank i,t + β 2 Nation i , t + β 3 GEPU t + ε i,t (1)

BSi,t - Bank stability là biến phụ thuộc phản ảnh ổn định hệ thống ngân hàng của nước i tại thời điểm t.

GEPUt - GLOBal economic policy uncertainty là biến phản ánh tính bất định CSKT trên thế giới vào năm t.

Nationi,t là biến phản ánh đặc điểm môi trường bên ngoài gồm môi trường vĩ mô và hệ thống tài chính của QG i tại thời điểm t

Banki,t là biến phản ánh đặc điểm hệ thống ngân hàng của QG i tại thời điểm t ε là sai số. Ổn định HTNH được nhiều nghiên cứu thực nghiệm chứng minh chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm hoạt động của HTNH Mặc dù có nhiều yếu tố tác động nhưng với vai trò là trung gian tài chính, vốn tự có và khả năng thanh khoản của NH đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ổn định HTNH Các NH chủ yếu hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên việc đảm bảo thu nhập lãi đến từ hoạt động tín dụng có đóng góp cho khả năng sinh lời, từ đó, tạo điều kiện gia tăng tính bền vững của

NH Đa dạng hóa thu nhập trở thành xu hướng tất yếu của các NH trong bối cảnh cạnh tranh cao cũng như hạn chế sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng Vì vậy, khả năng tạo ra thu nhập từ lãi và đa dạng hóa thu nhập cũng được chứng minh có ảnh hưởng đến ổn định NH Bên cạnh đó, lý thuyết về lợi thế quy mô, lý thuyết về cạnh tranh cho thấy vai trò của quy mô và mức độ tập trung trên thị trường có ảnh hưởng đến ổn định HTNH mặc dù chiều hướng tác động là chưa thống nhất trong các nghiên cứu Vì vậy, để thấy được tác động đồng thời của yếu tố đặc điểm ngành với GEPU tương ứng với giả thuyết nghiên cứu 02, tác giả sử dụng biến tương tác giữa biến đặc điểm ngành và GEPU trong mô hình nghiên cứu 03 dưới đây:

BS i,t = a 0 + β 0 BS i,t-1 + β 1 Bank i,t + β 2 Nation i , t + β 3 GEPU t + β 4 GEPU t * Bank i,t

Từ lý thuyết tổng quát của Keynes, lý thuyết TCH, lý thuyết hạn chế tín dụng, lý thuyết bất ổn định tài chính và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan, tác giả kỳ vọng có những đặc điểm QG khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đến sự tác động của GEPU đến ổn định HTNH Thông qua biến tương tác giữa GEPU và các biến phản ánh đặc điểm QG, nghiên cứu đánh giá tác động của đặc trưng nền kinh tế của mỗi QG dưới ảnh hưởng của GEPU Từ phương trình gốc, để tìm hiểu sự tác động đồng thời của các biến vĩ mô với GEPU đến ổn định HTNH các QG nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 03 tương ứng với giả thuyết 03, tác giả phát triển mô hình nghiên cứu 02 dựa trên nghiên cứu của Phan và cộng sự (2020), Nguyen (2019), Nguyen (2021), Hsieh và cộng sự (2013) như sau:

BS i,t = a 0 + β 0 BS i,t-1 + β 1 Bank i,t + β 2 Nation i , t + β 3 GEPU t + β 4 GEPU t * Nation i,t

Như vậy dựa trên các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trong chương 2, tác giả xây dựng 3 mô hình nghiên cứu nhằm trả lời 03 câu hỏi nghiên cứu tương ứng với 03 giả thuyết nghiên cứu được phát triển trong chương 2 Phần tiếp theo trình bày về cách thức đo lường biến và phát triển giả thuyết nghiên cứu chi tiết.

3.3.2 Giải thích biến và giả thuyết nghiên cứu

BSi,t - Bank stability là biến phụ thuộc phản ảnh ổn định hệ thống ngân hàng của nước i tại thời điểm t Biến phụ thuộc trong nghiên cứu để phản ánh ổn định HNHT cấp QG là chỉ số Z Tiếp cận ổn định ngân hàng theo hướng tiếp cận từ việc mất khả năng thanh khoản gắn liền với những dấu hiệu bất ổn của hoạt động cho vay, đề tài đo lường ổn định HTNH dựa trên điểm số Z ở cấp độ QG như trong nghiên cứu của Ozili (2018), Dwumfour (2017), Albaity và cộng sự (2019), Abuzayed và cộng sự (2018) Trong đó, điểm số Z là chỉ tiêu đo lường rủi ro thanh toán của ngân hàng, do đó nếu điểm số Z cao cho thấy hệ thống ngân hàng ổn định. Ngược lại, điểm số Z thấp phản ánh rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng ở mức cao hay tính ổn định của hệ thống ngân hàng thấp Theo định nghĩa của

WB trong bộ dữ liệu GLOBal Financial Development, điểm số Z Nó phản ánh xác suất vỡ nợ của hệ thống ngân hàng của một QG Điểm số Z so sánh vùng đệm của hệ thống ngân hàng của một QG (vốn hóa và lợi nhuận) với sự biến động của những lợi nhuận đó Nó được ước tính là (ROA+(vốn chủ sở hữu/tài sản))/sd(ROA);sd(ROA) là độ lệch chuẩn của ROA, được tính cho QG-năm với không ít hơn 5 quan sát cấp ngân hàng ROA, vốn chủ sở hữu và tài sản là số liệu tổng hợp cấp QG. Được tính từ dữ liệu cơ bản chưa hợp nhất giữa các ngân hàng từ Bankscope và Orbis Kết quả không được báo cáo nếu một QG trong năm có ít hơn 3 lần quan sát ở cấp độ ngân hàng Nguồn dữ liệu được WB thu thập tính toán chỉ số Z là từ Bankscope (2000-2014) và Orbis (2015-2021), Bureau van Dijk. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để đánh giá ổn định HTNH như cách làm của Ozili (2018), Fang và cộng sự (2014) Chỉ tiêu NPL ở cấp độ HTNH được thu thập từ cơ sở dữ liệu của WB Chỉ tiêu này được tính toán bằng tỷ lệ các khoản cho vay không trả được nợ (các khoản thanh toán lãi và gốc quá hạn từ 90 ngày trở lên) trên tổng giá trị danh mục cho vay Chỉ tiêu này được thu thập bởi IMF trong nguồn dữ liệu Financial Soundness Indicators Database và được WB tổng hợp công bố trong bộ dữ liệu GLOBal Financial Development Việc đo lường ổn định HTNH bằng tỷ lệ nợ xấu nhằm đảm bảo đánh giá về chất lượng tài sản hay hoạt động kinh doanh chính của NH, đồng thời như là một hình thức kiểm chứng củng cố (robust check) tác động của GEPU đến ổn định HTNH.

3.3.2.2 Biến giải thích và giả thuyết nghiên cứu

Biến giải thích chính trong mô hình là bất định CSKT toàn cầu GEPU Ngoài ra, còn có các biến kiểm soát gồm nhóm biến phản ánh đặc điểm kinh tế QG và nhóm biến đặc trưng hoạt động ngân hàng Trong đó: a Biến giải thích chính

Biến giải thích chính trong mô hình là GEPUt - GLOBal economic policy uncertainty là biến nhằm xác định tác động của GEPU đến ổn định HTNH ở các QG trong mẫu nghiên cứu Chỉ số này được xác định dựa trên thông tin liên quan đến quá trình điều hành CSKT tại các nước GEPU được tính toán dựa trên dữ liệu EPU của 16 QG có ảnh hưởng trên thế giới với tổng GDP ước đạt 60% sản lượng thế giới (Davis, 2016) Trên website, chỉ số này được thông báo theo từng tháng Để phù hợp với dữ liệu được công bố theo năm, đề tài tính GEPU theo năm bằng cách tính trung bình GEPU của 12 tháng trong năm Bên cạnh đó, giá trị của GEPU khá lớn nên nghiên cứu sử dụng logarit tự nhiên của GEPU như các nghiên cứu của Athari

(2021), Chiang (2020), Che & Jiang (2021) để giảm độ lệch dữ liệu và tránh phương sai thay đổi Các nghiên cứu trước được trình bày trong chương 2 cho thấy

EPU có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của hệ thống ngân hàng như hoạt động tín dụng cũng như tác động đến các nội dung quản trị và điều hành chính sách vĩ mô của mỗi QG GEPU cũng được chứng minh có ảnh hưởng làm gia tăng tình trạng nợ xấu của QG và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sinh lời của của các NH Do đó, nghiên cứu kỳ vọng các chỉ số sử dụng đo lường GEPU có tác động ngược chiều đến ổn định hệ thống ngân hàng Nói cách khác, kỳ vọng dấu của biến GEPU là dấu ( - ) trong mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là Zscore và hệ số hồi quy của GEPU trong mô hình nghiên cứu với biến NPL là dấu (+). b Biến giải thích phản ánh đặc trưng hoạt động HTNH

Nhóm biến kiểm soát thứ hai là Banki,t - vector chứa các biến phản ánh đặc điểm của hệ thống ngân hàng liên quan đến bộ đệm vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP), khả năng sử dụng vốn phản ánh thông qua tỷ lệ nợ vay trên tiền gửi huy động (LDR), quy mô hoạt động của HTNH (SIZE), khả năng tạo ra thu nhập từ hoạt động tín dụng (NIM), khả năng đa dạng hóa thu nhập (NII) và mức độ tập trung của HTNH (CON) Trong đó:

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng (CAP) : Vốn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn hoạt động của các NH Theo Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng, trụ cột quan trọng nhất để NH hoạt động ổn định trước các rủi ro chính là vốn Vốn chủ sở hữu được xem như đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc giúp ngân hàng chống đỡ với rủi ro Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng càng càng cho thấy khả năng chống đỡ rủi ro của các ngân hàng càng lớn, đặc biệt là để đối phó với những tổn thất ngoài dự kiến, vì vậy, tác động tích cực đến ổn định hệ thống NH Các nghiên cứu của Saha & Dutta (2021), Yin (2019), Ozili

(2018), Ozili (2018), Demirguc-Kunt và cộng sự (2013), Yakubu & Bunyaminu

(2021) đều cho thấy vai trò của vốn trong việc củng cố sự ổn định của HTNH Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của NH ở cấp độ hệ thống sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ cơ sở dữ liệu chỉ số lành mạnh tài chính (Financial Soundness Indicators Database) của IMF Theo định nghĩa của IMF, đây là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu của

NH trên tổng tài sản của HTNH Không chỉ có tác động tích cực riêng lẻ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu còn được kỳ vọng làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của GEPU đến ổn định

HTNH do khả năng chống đỡ trước những rủi ro trong môi trường kinh doanh của HTNH tốt hơn.

Khả năng sử dụng vốn (LDR): Các NH là trung gian tài chính, huy động vốn để cấp tín dụng, kinh doanh vốn nhằm đảm bảo mục tiêu sinh lời Do đó, chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng vốn dựa trên tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động là một chỉ tiêu được nhiều nghiên cứu sử dụng Không chỉ đánh giá về khả năng sử dụng nguồn vốn huy động, chỉ tiêu này còn là cơ sở cho thấy khả năng đảm bảo thanh khoản của HTNH trong việc ổn định hoạt động Các NH luôn phải đảm bảo khả năng thanh khoản đặc biệt trong bối cảnh kinh doanh có nhiều bất ổn Khi các NH sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay nhiều mà không giữ lại một phần để đảm bảo an toàn thanh khoản có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng chi trả Một số cơ quan quản lý sử dụng tỷ lệ cho vay trên tiền gửi làm công cụ để kiểm soát hoạt động cho vay của NH, đảm bảo củng cố khả năng thanh khoản nhằm gia tăng ổn định HTNH (Boda & Zimkova, 2021) Ủy ban Basel cũng sử dụng chỉ tiêu này như là một trong những chỉ tiêu quan trọng để kiểm soát rủi ro thanh khoản của NH (Basel, 2013) Nếu duy trì tỷ lệ này ở mức phù hợp các NH có thể gia tăng khả năng sinh lời Tuy nhiên nếu quá cao có thể đẩy NH rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản do các khoản vay có tính lỏng thấp trong khi các khoản tiền gửi có tính thanh khoản cao hơn Các nghiên cứu của Acosta - Smith và cộng sự (2020), Ahmed & Mallick (2019) sử dụng tỷ lệ này để đo lường tác động thanh khoản đến ổn dịnh HTNH và cho thấy có ảnh hưởng đến ổn định HTNH theo chiều hướng tích cực Để đo lường tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của HTNH các QG, nghiên cứu sử dụng số liệu được công bố bởi IMF và công bố trên cơ sở dữ liệu của WB Theo định nghĩa do WB cung cấp, tỷ lệ này cho biết các nguồn tài chính được cung cấp cho khu vực tư nhân bởi các ngân hàng trong nước như là một phần của tổng tiền gửi. Các ngân hàng trong nước bao gồm các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác chấp nhận tiền gửi có thể chuyển nhượng, chẳng hạn như tiền gửi không kỳ hạn Tổng tiền gửi bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và tiết kiệm tại các ngân hàng tiền gửi Dữ liệu được thu thập từ IMF và WB trong giai đoạn nghiên cứu ở các QG Để hạn chế sai khác lớn giữa các QG, đề tài sử dụng logarit tự nhiên của tỷ lệ cho vay trên tiền gửi Dựa trên kết quả nghiên cứu ở cấp ngân hàng riêng lẻ, và nghiên cứu ở cấp hệ thống, khả năng sử dụng vốn được kỳ vọng góp phần gia tăng ổn định HTNH Bên cạnh đó, tác giả cũng đặt ra giả thuyết về khả năng củng cố ổn định HTNH của khả năng sử dụng nguồn vốn huy động trước biến động của GEPU.

Quy mô hệ thống NH (SIZE) : được chứng minh có ảnh hưởng đến ổn định

DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu thu thập dữ liệu về yếu tố ngành NH, các yếu tố vĩ mô QG của các

QG từ GLOBal Financial Development Database của World Bank trong giai đoạn

Chỉ số GEPU được đưa vào trong mô hình bằng cách tính giá trị trung bình của

12 tháng được thu thập từ website https:// www.policyuncertainty.com/ trong giai đoạn 2008 - 2020 Để hạn chế mức chênh lệch lớn về giá trị giữa các biến, nghiên cứu sử dụng logarit tự nhiên giá trị GEPU trung bình 12 tháng Nghiên cứu sử dung chỉ số GEPU thu nhập theo GDP dựa trên giá hiện tại Luận án sử dụng dữ liệu đo lường TCH được thu thập từ tổ chức The KOF Swiss Economic Insitute.

Sau khi lược bỏ những QG thiếu thông tin về biến phụ thuộc, mẫu dữ liệu của đề tài còn 116 QG Một số các biến độc lập của trong mẫu nghiên cứu nghiên cứu không được cung cấp đầy đủ vào năm 2020 và một số năm trước năm 2010, do đó, dữ liệu bảng trong nghiên cứu là dữ liệu bảng không cân bằng.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

4.1.1 Thực trạng tính bất định chính sách kinh tế toàn cầu và ổn định hệ thống ngân hàng

Giai đoạn 2008 - 2020 được xem là giai đoạn môi trường toàn cầu có nhiều thay đổi, buộc các quốc gia phải thường xuyên điều chỉnh chính sách kinh tế nhằm phù hợp với diễn biến thị trường Một số những biến động trong lĩnh vực kinh tế, tài chính buộc các chính phủ phải có phản ứng điều chỉnh chính sách kinh tế dẫn đến gia tăng GEPU Đồng thời giai đoạn này cũng ghi nhận sự thay đổi đáng kể của chỉ tiêu Z_score và tỷ lệ nợ xấu trung bình các quốc gia trong mẫu nghiên cứu Sự thay đổi của các chỉ tiêu được thể hiện qua hình 4.1.

Hình 4.1 cho thấy GEPU có những thay đổi ở mức cao gắn liền với các sự kiện biến động kinh tế thế giới Đồng thời các chỉ tiêu Z_score và NPL có thay đổi tương ứng với sự biến động của GEPU. Đầu tiên, khủng hoảng kinh tế Mỹ nổ ra năm 2008 khiến nhiều quốc gia buộc phải điều chỉnh CSKT nhằm hỗ trợ thị trường trong nước, làm cho chỉ sốGEPU ở mức cao trong năm 2008 Đây cũng là năm chỉ số Z_score trung bình các nước thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu khi chỉ đạt 15.02 Trong khi đó, tỷ lệNPL trung bình các quốc gia là 4.799.

Hình 4.1: Chỉ số GEPU giai đoạn 2008 - 2020

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Sau khi khủng hoảng toàn cầu, GEPU giảm nhẹ trong năm 2009 nhưng sau đó dần tăng trở lại trong năm 2010 và tăng dần đến năm 2012 Sự gia tăng của GEPU trong giai đoạn này gắn liền với tình trạng vỡ nợ công ở hàng loạt các quốc gia khu vực châu Âu Bắt nguồn từ Hy Lạp vào đầu những năm 2010 và đat đỉnh điểm vào tháng 7 năm 2011 với lợi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp phát hành lên đến 26.65% Đồng thời, nhiều quốc gia trong khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng rơi vào tình cảnh tương tự như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Cộng hòa Síp. Tình trạng này khiến hàng loạt các quốc gia tiến hành cắt giảm ngân sách và áp dụng chính sách tiết kiệm để giảm thiểu thâm hụt ngân sách và cải thiện tình hình tài chính, bao gồm giảm chi tiêu công và tăng thuế, điều chỉnh các chương trình xã hội và giảm lợi ích xã hội Tỷ lệ NPL trung bình của các HTNH trên thế giới cho chiều hướng tăng lên trong giai đoạn 2010 - 2012 sau khi sụt giảm nhẹ vào năm

2009 Chỉ số Z_score trong giai đoạn này tăng dần lên đạt 16.29 năm 2011 nhưng giảm xuống chỉ còn 16.09 vào năm 2012.

Tiếp đến, GEPU giảm xuống trong năm 2013 và ở mức thấp nhất trong năm

2014 Giai đoạn này chỉ số Z_score trung bình của HTNH các quốc gia cũng đạt mức cao cho thấy sự ổn định HTNH được củng cố Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu NPL trung bình của HTNH các nước cũng ở mức thấp trong giai đoạn này.

Sự kiện Anh rút ra khỏi cộng đồng chung châu Âu được xem là một yếu tố chính trị dẫn đến GEPU tăng cao Việc Anh rời khỏi liên minh Châu Âu thông qua bỏ phiếu vào tháng 6 năm 2016 đã làm cho CSKT của cả hai bên có những thay đổi không được dự đoán từ trước Chính phủ các quốc gia liên quan buộc phải thay đổi một số các CSKT có liên quan đến sự kiện Brexit của Anh làm chỉ số GEPU tăng cao tại thời kỳ này Quá trình đàm phán giữa các bên chính thức được thực hiện vào đầu năm 2017 làm sự gia tăng EPU của các nước ở khu vực châu Âu, kéo theo sự gia tăng GEPU Cũng giai đoạn này chỉ số phản ánh khả năng thanh toán trung bình của HTNH các nước giảm xuống trong khi tỷ lệ NPL gia tăng.

Sau khi sự kiện Anh ra khỏi cộng đồng chung châu Âu đi đến hồi kết, bắt đầu từ tháng 7 năm 2018, GEPU tăng dần và đạt đỉnh năm 2020 Giữa năm 2018, sự gia tăng chỉ số GEPU bắt nguồn từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung với hàng loạt sự thay đổi trong chính sách thuế giữa hai quốc gia dành cho hàng hóa của nhau. Trước diễn biến leo thang căng thẳng giữa hai quốc gia lớn, các quốc gia khác cũng phải điều chỉnh CSKT để thích ứng với tình hình Đến năm 2019, chỉ số GEPU tiếp tục tăng lên là do tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chững lại, buộc các GD lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, và châu Âu phải thực hiện điều chỉnh CSKT để thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế.

Cuối cùng, GEPU tăng mạnh trong năm 2020 với sự xuất hiện của dịch bệnh COVID - 19 Tình hình đại dịch đã buộc các quốc gia phải thường xuyên đưa ra các quyết định điều hành chính sách vĩ mô phù hợp với diễn biến của dịch bệnh tại quốc gia đó Lệnh giãn cách, hạn chế các hoạt động xã hội gây ảnh hưởng đáng kể đến các chủ thể trong nền kinh tế Điều này buộc chính phủ của các quốc gia phải cân nhắc điều chỉnh các mục tiêu trong điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ các chủ thể cũng như đảm bảo hạn chế thiệt hại Từ các gói cứu trợ, xem xét miễn giảm hoãn thuế, hay nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua kéo giảm lãi suất được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia Mục tiêu điều hành chính sách vĩ mô được thay đổi thường xuyên và liên tục trong những năm đại dịch xảy ra (Sharif,

Aloui và Yarovaya, 2020; Liu, 2021) Chỉ số Z_score sụt giảm và tỷ lệ nợ xấu của HTNH các QG tăng lên trong năm 2020.

Thông qua phân tích sự biến động của GEPU và các chỉ tiêu phản ánh ổn định HTNH có thể thấy giai đoạn GEPU tăng lên thường kéo theo sự sụt giảm của Z_score và gia tăng tỷ lệ NPL Đây là cơ sở để xây dựng mô hình định lượng nhằm đánh giá về chiều hướng tác động và mức độ tác động của GEPU đến ổn định HTNH các QG trên thế giới.

4.1.2 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu

Kết quả thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.1.

Kết quả thống kê bảng 4.1 cho thấy chỉ số Z_score của các QG ở khu vực trong mẫu nghiên cứu có giá trị trung bình là 16.654, với độ lệch chuẩn là 10.136 cho thấy ổn định HTNH của các QG trên thế giới có mức độ phân tán lớn so với giá trị trung bình Điều này cũng được thể hiện rõ qua thống kê giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất Trong đó, chỉ số Zscore thấp nhất là -1.84 thuộc về Tây Ban Nha năm

2017 và giá trị lớn nhất thuộc về Lybia năm 2011 là 66.37.

Tỷ lệ nợ xấu của HTNH các QG trong mẫu nghiên cứu có giá trị trung bình là 6.367%, lớn hơn mức 3% theo thông lệ kiểm soát tỷ lệ nợ xấu trên thế giới Kết quả này cho thấy tình hình chất lượng tài sản của HTNH các QG trên thế giới trong giai đoạn nghiên cứu chưa cao Trong đó, tỷ lệ nợ xấu lớn nhất thuộc về Ukraina năm

2017 với tỷ lệ lên đến 54.54% HTNH của Macao năm 2013 có tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất trong mẫu nghiên cứu khi chỉ đạt 0.09% Điều này cho thấy có sự phân tán giá trị lớn trong tỷ lệ nợ xấu giữa các QG, do đó, độ lệch chuẩn của chỉ tiêu này cũng ở mức cao lên đến 6.860.

Biến GEPU trong giai đoạn nghiên cứu sau khi tính theo logarit tự nhiên có giá trị trung bình 5.044, với độ lệch chuẩn 0.319 Giá trị nhỏ nhất của GEPU là 4.66 năm 2014 và giá trị lớn nhất là 5.768 vào năm 2020 Điều này cho thấy trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, các QG có những định hướng điều hành chính sách nhất quán, tần suất thay đổi, điều chỉnh trong CSKT ở mức thấp vào năm

2014 Trong khi đó, năm 2020, với sự xuất hiện của đại dịch đã làm cho Chính phủ các nước thường xuyên điều chỉnh CSKT để phù hợp với diễn biến dịch bệnh và hỗ trợ nền kinh tế trước đại dịch.

Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả biến nghiên cứu

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả

Thực hiện phân tích thống kê mô tả các yếu tố vĩ mô trong mô hình nghiên cứu cho thấy có sự phân hóa đáng kể về các chỉ số phản ánh tình hình kinh tế vĩ mô của các QG trong mẫu nghiên cứu Cụ thể:

Biến tăng trưởng kinh tế GDP có 2024 quan sát, có giá trị trung bình 2.792%, độ lệch chuẩn trong mẫu nghiên cứu là 5.75 Theo số liệu từ WB, tăng trưởng GDP thấp nhất là -62.58% thuộc về Libya năm 2011 và cao nhất là 123.14% cũng của của QG này năm 2012.

KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.1 Kiểm định lựa chọn phương pháp nghiên cứu với biến Z_score

Kiểm định tương quan Pearson cho thấy mức độ quan hệ tuyến tính giữa hai biến không phân biệt là biến phụ thuộc hay biến độc lập để đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến có tồn tại giữa các biến giải thích trong mô hình Theo Franke (2010), hệ số tương quan giữa các cặp biến phải từ 80% trở lên mới xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình Kết quả đánh giá tương quan các biến với biến điểm số Z được trình bày trong bảng 4.2 Đối với các biến trong mô hình với điểm số Z, ma trận tương quan cho thấy điểm số Z có tương quan thuận chiều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% với SIZE; tương quan ngược chiều với các biến còn lại CAP, LDR, NIM, NII, INF, UN Ngoài hệ số tương quan giữa NIM và CAP có tương quan ở mức trung bình với hệ số tương quan là 0.5001 tại mức ý nghĩa 5%, các cặp biến độc lập trong mô hình đều có hệ số tương quan nhỏ hơn 0.5 và hầu như không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, cho thấy mức tương quan giữa các cặp biến độc lập ở mức thấp.

Bảng 4.2: Kiểm định tương quan với biến điểm số Z

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

4.2.1.2 Kiểm định đa cộng tuyến Để kiểm chứng hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả tiếp tục thực hiện kiểm định đa cộng tuyến dựa trên chỉ số VIF được trình bày ở bảng 4.3 Kết quả ở bảng

4.3 cho thấy không có hệ số nào lớn hơn 5 Bên cạnh đó, giá trị Mean VIF của biến Zscore là 1.46 nhỏ hơn 5.

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến biến Zscore

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Kết hợp hai điều này cho thấy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu.

4.3.1.1 Kiểm định khuyết tật mô hình theo phương pháp hồi quy tĩnh dữ liệu bảng

Kết quả hồi quy theo phương pháp tĩnh được trình bày tại Phụ lục 01 Các kiểm định lựa chọn mô hình cho thấy mô hình FEM là phù hợp hơn so với OLS vàREM Kết quả kiểm định khuyết tật mô hình cho thấy mô hình hồi quy theo phương pháp tĩnh tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi, tự tương quan và đặc biệt là hiện tượng nội sinh trong mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc Z_score GMM hệ thống 2 bước được xem là hiệu quả để xử lý hiện tượng vấn đề nội sinh và các hiện tượng khác trong mô hình nghiên cứu.

4.2.2 Kiểm định lựa chọn phương pháp nghiên cứu với biến NPL

Ma trận tương quan giữa các cặp biến trong mô hình với biến phụ thuộc NPL được trình bày tại bảng 4.4 Trong đó, tại mức ý nghĩa 5%, NPL có tương quan thuận chiều với CAP, NIM, NII, INF, UN; tương quan ngược chiều với LDR, SIZE, và GLOB Các cặp biến độc lập trong mô hình cũng cho thấy không có cặp biến nào có hệ số tương quan mạnh từ 0.8 trở lên, cho thấy khó có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.

Bảng 4.4: Kiểm định tương quan với biến NPL

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

4.2.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến

Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến dựa trên chỉ số VIF dành cho các biến trong mô hình, được trình bày ở bảng 4.6 Hệ số VIF biến NIM cao nhất là 2.7, và hệ số VIF của biến GEPU là thấp nhất 1.04 Như vậy, không có hệ số VIF của biến nào lớn hơn 5 Bên cạnh đó, giá trị Mean VIF của biến NPL là 1.49 Kết hợp hai điều này cho thấy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu Bảng 4.5: Kiểm định đa cộng tuyến

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

4.2.2.3 Kiểm định khuyết tật mô hình theo phương pháp hồi quy tĩnh

Luận án thực hiện hồi quy mô hình với các phương pháp hồi quy tĩnh gồmOLS, FEM, REM Sau khi hồi quy, đề tài thực hiện lựa chọn mô hình cho thấy mô hình FEM phù hợp hơn so với OLS và REM Các kiểm định khuyết tật mô hình được thực hiện và trình bày chi tiết trong phụ lục 01 - đối với biến phụ thuộc NPL.Kết quả các kiểm định cho thấy mô hình hồi quy với phương pháp FEM tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi, tự tương quan và hiện tượng nội sinh Do đó,phương pháp GMM hệ thống hai bước là phù hợp để khắc phục khuyết tật mô hình.

KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH GỐC

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của GEPU đến Z_score với mô hình gốc gồm các biến phản ánh đặc trưng ngành và đặc điểm kinh tế vĩ mô với kết quả được trình bày chi tiết trong bảng 4.6 Kết quả kiểm định độ tin cậy của mô hình được trình bày trong bảng 4.6 cụ thể như sau: Kiểm định AR(2) luôn có giá trị p-value lớn hơn 0.05 cho thấy trong cả 2 mô hình đều không xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc 2 Kiểm định Hansen nhằm đảm bảo các biến công cụ sử dụng trong mô hình là hợp lý Giá trị p-value trong kiểm định Hansen của 4 mô hình đều lớn hơn 0.25, cho thấy các biến công cụ sử dụng trong mô hình là hợp lý các biến công cụ sử dụng trong mô hình là hợp lý Bên cạnh đó, số biến công cụ trong mỗi mô hình đều thấp hơn số nhóm trong nghiên cứu Các kiểm định trên cho thấy các kết quả hồi quy của mô hình (1) đảm bảo tính tin cậy.

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình gốc (Mô hình 1)

967 44 0.0228 0.115 0.601 Ghi chú: Giá trị trong ngoặc là giá trị t-statistic.

*,**,*** có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10%, 5% và 1%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Kết quả hồi quy trong 02 phưong trình từ mô hình gốc trong bảng 4.6 cho thấy GEPU ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định HTNH, được thể hiện qua tác động làm bào mòn chỉ số Z và gia tăng tỷ lệ nợ xấu NPL của HTNH các QG trên thế giới Cụ thể:

Với biến phụ thuộc là Zscore, hệ số hồi quy của GEPU đến điểm số Z thể hiện trong phương trình (1) của mô hình (1) là -0.19 với độ tin cậy 90% Giá trị tuyệt đối của hệ số hồi quy của GEPU năm hiện hành có tác động lớn trong mô hình cho thấy quá trình điều hành CSKT toàn cầu bất định là yếu tố gây ảnh hưởng bất lợi đến ổn định HTNH ở các QG trên toàn thế giới Kết quả nghiên cứu này được ủng hộ bởi các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về ảnh hưởng bất lợi của EPU đến ổn định NH ở các QG trong các nghiên cứu Phan và cộng sự (2020), Nguyen

(2021), Shabir và cộng sự (2021), Phan và cộng sự (2021) Dựa trên lý thuyết TCH và cơ chế lan truyền chính sách có thể thấy TCH làm sâu sắc thêm sự liên kết hợp tác trong lĩnh vực tài chính Vì vậy, sự bất định trong điều hành chính sách vĩ mô của các nước phát triển dẫn đến việc các cơ quan quản lý khác có liên quan càng lúng túng trong các quyết định của mình và ảnh hưởng đến các chủ thể trong QG khác Kết quả này lần nữa là minh chứng ủng hộ cho lý thuyết liên quan đến kinh tế chính trị của Keynes (1973) khi ông nhấn mạnh đến quá trình điều hành kinh tế vĩ mô của QG này sẽ ảnh hưởng đến QG khác trong phạm vi toàn cầu Thông qua hiệu ứng tràn của CSKT và quá trình TCH, quá trình tích trữ, đầu tư của các chủ thể không chỉ trong phạm vi một QG mà còn lan sang nhiều QG khác, buộc chính phủ của các QG phải phản ứng với các quyết định chính sách của các QG khác Như vậy, sự gia tăng tần suất điều chỉnh chính sách toàn cầu được chứng minh là yếu tố gia tăng bất ổn cho HTNH các QG trên thế giới.

Không chỉ bào mòn sự ổn định HTNH thông qua giảm chỉ số Zscore mà GEPU tăng còn gây bất ổn định HTNH thông qua gia tăng tình trạng nợ xấu của HTNH Nhận định này được chứng minh qua kết quả nghiên cứu ở phương trình (2) của mô hình (1) tại bảng 4.6 Ở phương trình 2, sự gia tăng GEPU của các nước lớn trên thế giới trong năm làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu của các NH trên thế giới với hệ số tác động là 0.369 tại mức ý nghĩa 1% Nói cách khác, tần suất điều chỉnh CSKT của các QG trên thế giới tăng thêm 1 đơn vị thì tỷ lệ nợ xấu khó thu hồi của các HTNH trên thế giới tăng thêm 0.369 đơn vị với độ tin cậy là 99% Mối quan thuận chiều giữa EPU đến tỷ lệ NPL được chứng minh qua nghiên cứu của Caglayan, & Xu

(2018), Karadima & Louri (2021), Chi & Li (2017), Ozili (2022), Danisman và cộng sự (2021) Orden-Cruz và cộng sự (2022) Kết quả này là minh chứng cho thấyGEPU làm giảm khả năng thu hồi nợ của NH từ việc khách hàng vay thay đổi thiện chí hoặc khả năng trả nợ EPU cao hơn sẽ thúc đẩy sự mất giá của thị trường chứng khoán và tiền tệ, làm tăng chi phí của công ty đối với các khoản vay ngân hàng và tài chính bên ngoài (Ashraf, 2020), dẫn đến đầu tư thấp hơn (Gulen và Ion, 2015), làm tăng tính biến động của dòng tài chính và thông tin bất cân xứng giữa doanh nghiệp và người đi vay (Brogaard và Detzel 2015) Do đó, GEPU tăng cao sẽ làm giảm chất lượng tài sản của các ngân hàng tại các ngân hàng Nguyên nhân là do tính bất định về CSKT làm trầm trọng thêm hậu quả của thông tin bất cân xứng do dự báo không chính xác về mức độ tin cậy và khả năng trả nợ của người đi vay. Ngoài ra, vấn đề này còn làm trầm trọng thêm tình trạng rủi ro đạo đức đối với người đi vay vì họ còn phải đối mặt với những lựa chọn đầu tư hoặc tiêu dùng đầy rủi ro.

Mặc dù không phải là đối tượng nghiên cứu chính, bài viết cũng trình bày ngắn gọn về ảnh hưởng của các biến kiểm soát đối với biến phụ thuộc trong mô hình gốc Trong đó: Đối với biến phụ thuộc Zscore: Biến trễ một năm Lag1 có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 1% Cụ thể, hệ số hồi quy biến Lag1 của Zscore trong phương trình (1) là 0.887 cho thấy ổn định của HTNH năm nay chịu ảnh hưởng một phần bởi mức độ ổn định của năm trước Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó của Cobbinah, Zhongming & Ntarmah (2020), Hsieh và cộng sự

(2013), Nguyen (2021), Shabir và cộng sự (2021) Về các yếu tố đặc trưng ngành

NH, quy mô HTNH, tỷ lệ NIM và mức độ tập trung của HTNH là ba yếu tố có ảnh hưởng thuận chiều và có ý nghĩa thống kê trong mô hình Hệ số hồi quy của biến SIZE trong phương trình (1) lần lượt là 0.0341 tại mức ý nghĩa 1% Kết quả này ủng hộ cho lý thuyết quá lớn để đổ vỡ (“too big to fail”) khi quy mô HTNH càng lớn thì càng gia tăng sự ổn định của HTNH Nói cách khác, quy mô HNTH chiếm tỷ trọng càng lớn trên GDP cho thấy vai trò quan trọng của HTNH trong việc luân chuyển vốn trong nền kinh tế, do đó, các NH có khả năng tạo ra lợi nhuận ổn định hơn Kết quả hồi quy còn cho thấy khả năng tạo ra thu nhập lãi thuần cũng là yếu tố giúp củng cố sự ổn định của HTNH các QG Hệ số hồi quy biến NIM trong phương trình (1) là 0.751 với mức ý nghĩa 1% - đây cũng là hệ số hồi quy có giá trị lớn nhất trong mô hình, chứng tỏ vai trò quan trọng của hoạt động kinh doanh vốn của NH đến ổn định HTNH Đồng thời, bởi vai trò quan trọng của HTNH, các chính phủ thường có xu hướng kiểm soát hoạt động NH chặt chẽ hơn và ban hành các quyết định gia tăng sự ổn định của HTNH đặc biệt là sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008 Kết luận này cũng được ủng hộ bởi hệ số hồi quy của biến CON phản ánh mức độ tập trung của HTNH là 0.0459 tại mức ý nghĩa 5% Mức độ tập trung của HTNH càng cao càng gia cố thêm sự ổn định của HTNH thông qua làm giảm bớt sự cạnh tranh trên thị trường, củng cố vị thế của nhóm 3 NH lớn trong hệ thống để đảm bảo sự ổn định của HTNH Nói cách khác, kết quả này ủng hộ cho lý thuyết

“tập trung - ổn định” Số liệu thực tiễn cũng cho thấy hàng loạt các QG có tỷ lệ CON lên đến 100% kể từ sau khủng hoảng năm 2008 như Úc, Colombia, Djibouti, Iceland và Malaysia… Trải qua khủng hoảng kinh tế, hàng loạt các QG trên thế giới buộc phải tái cơ cấu HTNH thông qua sáp nhập, hợp nhất, tạo ra những NH lớn trong HTNH, làm gia tăng mức độ tập trung, từ đó gia tăng tính ổn định của HTNH. Đối với biến phụ thuộc là NPL: Biến nợ xấu năm hiện hành cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng nợ xấu năm trước với hệ số hồi quy 0.781 Nghiên cứu trước đó của Cobbinah, Zhongming & Ntarmah (2020), Hsieh và cộng sự (2013), Nguyen

(2021), Shabir và cộng sự (2021), Phan và cộng sự (2021) cũng ủng hộ cho kết luận NPL năm trước càng cao càng làm cho tình trạng NPL năm hiện hành trầm trọng hơn Kết quả nghiên cứu còn cho thấy LDR, NIM là hai yếu tố làm gia tăng tỷ lệ NPL với hệ số hồi quy lần lượt là 1.976 và 0.825 ở mức ý nghĩa 5% Điều này cho thấy việc khai thác vốn để gia tăng hoạt động cho vay cũng như gia tăng thu nhập lãi có thể kéo theo sự tăng lên của các khoản nợ xấu trong danh mục tín dụng của các QG Đẩy mạnh cho vay hay gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi biên có thể làm gia tăng rủi ro tín dụng trong hoạt động tạo ra phần lớn lợi nhuận của NH Điều này cũng được minh chứng từ thực tế các QG trên thế giới trong giai đoạn nghiên cứu Những

QG có LDR và NIM cao là những QG có tỷ lệ nợ xấu cao điển hình như Kyrgyzstar, Gambia, Djibouti, Việt Nam…Việc gia tăng tỷ lệ sử dụng vốn huy động quá mức để cấp tín dụng nhằm gia tăng thu nhập lãi là một trong những cách các Nh sử dụng để tạo ra lợi nhuận Tuy nhiên, hành động này cũng dẫn đến bất ổn cho HNTH thông qua việc tăng tỷ lệ nợ xấu Đồng thời, kết quả nghiên cứu cho thấy SIZE, NII là hai yếu tố có tác động ngược chiều đến NPL với hệ số hồi quy là -0.0228 và - 0.147 tại mức ý nghĩa lần lượt là 10% và 1% Thông qua mở rộng quy mô hoạt động,đặc biệt gia tăng nguồn thu nhập phi lãi, các NH giảm được tỷ lệ nợ xấu Tác động của đa dạng hóa đến ổn định HTNH cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu của Smith và cộng sự (2003), Williams (2016), Ozili (2018) Không chỉ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố đặc trưng ngành NH, NPL còn phụ thuộc vào các yếu tố vĩ mô.

Cụ thể, ngoài GEPU, INF, GLOB cũng là 2 yếu tố làm gia tăng nợ xấu của các HTNH trên thế giới Trong môi trường lạm phát cao, lãi suất cho vay thường có xu hướng tăng lên làm cho người vay gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình trả nợ. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy TCH đang gây ra tác động bất lợi đến ổn định HTNH thông qua việc làm gia tăng NPL Cùng với quá trình TCH, áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngày càng gia tăng, làm cho các NH phải gia tăng khẩu vị rủi ro Đồng thời, những biến động toàn cầu có thể dẫn đến thông tin bất cân xứng, từ đó, ra quyết định sai lầm trong hoạt động tín dụng của

NH (Ghosh 2016) Trái ngược với tác động gia tăng NPL của INF, GLOB và GEPU, GDP đang là yếu tố góp phần quan trọng giúp các NH kiểm soát nợ xấu. Tăng trưởng kinh tế được chứng minh giúp cá nhân, hộ gia đình cải thiện thu nhập, từ đó, gia tăng khả năng trả nợ, từ đó, giảm NPL Các nghiên cứu trước của Beck và cộng sự (2013), Klein (2013), Kuzucu, & Kuzucu, 2019 cũng ủng hộ cho phát hiện này.

Kết luận lại, số liệu hồi quy của đề tài cung cấp minh chứng thực nghiệm, ủng hộ cho lý thuyết về tiền tệ, tổng quát của Keynes về ảnh hưởng tiêu cực của tính bất định nói chung và EPU nói riêng đến hoạt động của các thành phần trong nền kinh tế, bao gồm HTNH Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết nghiên cứu 01 về tác động tiêu cực của GEPU đến ổn định hệ thống ngân hàng tại các QG trong mẫu nghiên cứu Dựa trên hệ số hồi quy của biến GEPU có thể thấy GEPU tăng lên gây hại lên ổn định HTNH thông qua làm giảm giá trị Z_score và gia tăng các khoản nợ xấu của các NH Do đó, chỉ số GEPU có thể xem như là một biến số phản ánh điều kiện môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến ổn định HTNH Quá trình điều hành CSKT của các nước trong bối cảnh TCH có ảnh hưởng đến các QG khác,dẫn đến những bất lợi cho quá trình ra quyết định của các chủ thể NH gặp khó khăn hơn trong việc định hướng phát triển, đánh giá rủi ro trong quá trình cho vay, dễ rơi vào tình trạng nợ xấu tăng cao do tình trạng thông tin bất cân xứng khi xảy ra các cú sốc về bất định CSKT Như vậy, giả thuyết nghiên cứu 01 được chấp nhận với kết quả GEPU ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định HTNH dựa trên bào mòn chỉ số Z và gia tăng NPL.

KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH VỚI BIẾN TƯƠNG TÁC

4.4.1 Kết quả hồi quy mô hình với biến tương tác đặc điểm ngành (mô hình 2)

4.4.1.1 Kết quả hồi quy mô hình 2 với biến phụ thuộc điểm số Z Đặc trưng hoạt động của HTNH được xem như là bộ khiên giúp các HTNH chống đỡ lại những biến cố bất lợi, từ đó đảm bảo ổn định HTNH Nghiên cứu sử dụng các biến tương tác giữa GEPU và các biến phản ánh đặc điểm hoạt động của HTNH như hệ số vốn, thanh khoản, quy mô hoạt động, khả năng sinh lời, đa dạng hóa thu nhập và mức độ tập trung trong mô hình 02 tạo thành 6 phương trình Kết quả hồi quy 6 phương trình bằng phương pháp GMM được tổng hợp từ Stata trình bày trong bảng 4.7 và chi tiết ở phụ lục 3.

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình 2 với biến phụ thuộc điểm số Z

Ghi chú: Giá trị trong ngoặc là giá trị t-statistic.

*,**,*** có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10%, 5% và 1%

Nguồn: tác giả tổng hợp từ Stata Tác động tiêu cực của GEPU đến chỉ số Z tiếp tục được khẳng định trong mô hình 2 Trong cả 6 phương trình của mô hình 2, GEPU đều có mang dấu âm ở những mô hình có ý nghĩa thống kê Đặc biệt, tại các phương trình đánh giá tương tác của GEPU với CAP, SIZE, NIM ghi nhận mức độ ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế của GEPU đến độ ổn định của HTNH với hệ số hồi quy lần lượt là -0.789, -0.492 và -0.653 với mức ý nghĩa 5% Như vậy, đây là bằng chứng thuyết phục cho thấy GEPU là một nhân tố gây ảnh hưởng bất lợi đến ổn định HTNH của các QG trên thế giới.

Nhìn vào bảng 4.7, các NH ở các QG có thể sử dụng yếu tố nội lực gồm vốn chủ sở hữu, quy mô và khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng và đa dạng hóa có thể hạn chế ảnh hưởng bất lợi từ GEPU Điều này được thể hiện thông qua hệ số hồi quy của các biến tương tác giữa GEPU và CAP, SIZE, NIM và NII Trong đó:

Trong mô hình xét đến tác động tương tác giữa GEPU và CAP, hệ số hồi quy biến tương tác giữa GEPU và CAP trong mô hình đạt 0.0665 với mức ý nghĩa 5%.

Hệ số hồi quy tác động độc lập của CAP là -0.658 tại mức ý nghĩa 5% cho thấy việc nắm giữ vốn cao hơn sẽ có tác động bất lợi đối với hoạt động cho vay của NH, ảnh hưởng đến khả năng tạo ra lợi nhuận, gia tăng biến động trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản trong năm, dẫn đến chỉ số Z có xu hướng giảm xuống Việc tăng vốn có thể dẫn đến giá trị khoản vay ít hơn và giảm khả năng tạo thanh khoản (Diamond và

Rajan, 2001), hay do tính chất khan hiếm của vốn nên vốn chủ sở hữu là đắt đỏ (Cummings, Wright, 2016), do đó, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của

NH Theo nghiên cứu nổi tiếng của Jensen và Meckling (1976), xung đột về quyền đại diện giữa nhà quản lý và cổ đông có thể trở nên trầm trọng hơn với nhiều vốn ngân hàng hơn Tuy nhiên, hệ số hồi quy giữa biến tương tác GEPU và CAP lại mang dấu dương, cho thấy trong môi trường GEPU, các HTNH có tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng cao thì càng ổn định Kết quả này được cũng phù hợp với vai trò của vốn trong hiệu quả ngân hàng trong nghiên cứu của Berger và Bouwman (2013) Nhóm tác giả chỉ ra rằng vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại và thị trường của NH nhỏ, đồng thời, tăng cường hoạt động của các NH vừa và lớn chủ yếu trong cuộc khủng hoảng NH Kết quả này nhấn mạnh đến vai trò của vốn trong môi trường kinh doanh có nhiều bất ổn của NH, giúp NH chống đỡ rủi ro không lường trước được Đồng thời, phát hiện này cũng cho thấy quan điểm của Ủy ban Basel và các NHTW trong việc gia tăng vốn chủ sở hữu với vai trò là “bộ đệm chống đỡ rủi ro” của các NH trong môi trường nhiều biến động là hợp lý Trong môi trường kinh tế bất ổn, đặc biệt trong bối cảnh GEPU, vốn trở thành yếu tố gia cố thêm sự vững chắc cho HTNH khi tương tác với GEPU Kết quả này lần nữa ủng hộ cho việc các NHTW các QG trên thế giới đang không ngừng yêu cầu các NH gia tăng vốn chủ sở hữu - là vốn quan trọng nhất trong nhóm vốn tự có của NH khi xác định hệ số an toàn vốn tối thiểu Mặc dù đặt áp lực cho các NH trong việc gia tăng vốn chủ sở hữu trong việc khai thác vốn hiệu quả nhưng điều này củng cố sự an toàn của HTNH trong môi trường kinh doanh bất định.

Biến tương tác giữa GEPU và SIZE có hệ số hồi quy là 0.00431 với độ tin cậy 90%, cho thấy một quy mô HTNH càng lớn trong môi trường GEPU góp phần gia tăng ổn định HTNH Kết quả này lầ nữa ủng hộ cho lý thuyết “quá lớn để đổ vỡ” Do vai trò là trung gian tài chính, nắm giữ nguồn vốn nhàn rỗi của các chủ thể thừa để luân chuyển sang các chủ thể thiếu, nếu HTNH càng lớn, Chính phủ và các cơ quan quản lý càng e ngại để xảy ra hiện tượng bất ổn định đối với HTNH Trong môi trường GEPU, những QG có quy mô HTNH lớn, đóng vai trò trọng yếu trong lưu thông vốn, thường ban hành những chính sách để tác động đến nền kinh tế, cũng thông qua đó củng cố sự ổn định của HTNH Trong năm 2008, 2009, 2010, hàng loạt các QG tìm cách hỗ trợ các thành phần trong nền kinh tế thông qua HTNH làm gia tăng lợi nhuận của các NH này ngay trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu Tương tự, năm 2020, nhiều QG lo ngại Covid-19 sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến HTNH nên đã hỗ trợ NH thông qua việc ban hành các chính sách có lợi cho NH như quy định lãi suất cơ bản ở mức thấp, nới lỏng các quy định kiểm soát về chất lượng tài sản….

Khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng càng cao càng gia cố thêm sự ổn định của HTNH trong môi trường GEPU, được chứng minh qua hệ số hồi quy của biến tương tác GEPU và NIM NH tạo ra lợi nhuận thông qua chênh lệch lãi suất, do đó, biên lợi nhuận ròng NIM có ý nghĩa quan trọng đối với NH trong việc tạo ra lợi nhuận Hệ số hồi quy của biến tương tác giữa GEPU và NIM là 0.135 cho thấy sự kết hợp của GEPU và NIM tăng lên 1 đơn vị thì làm cho chỉ số Z tăng thêm 0.135 Kết quả cho thấy rằng NIM là yếu tố quyết định sự ổn định và là phương tiện chính để đạt được sự ổn định trong thời kỳ GEPU Trong môi trường GEPU, HTNH nào vẫn thực hiện tốt việc cấp tín dụng, mở rộng quy mô, kết hợp với tạo ra lợi nhuận từ lãi cao thì càng gia tăng độ ổn định Kết quả này lần nữa nhấn mạnh chức năng cấp tín dụng quan trọng của HTNH trong hệ thống tài chính của QG như kết quả nghiên cứu Ozili (2018), Dwumfour (2017), Athanasoglou và cộng sự (2008), Ozili (2018).

Nghiên cứu nhận thấy NII - khả năng đa dạng hóa thu nhập có thể làm thay đổi ảnh hưởng của GEPU đến ổn định HNTH Hệ số hồi quy của biến độc lập NII trong phương trình (5) của mô hình (2) là 0.131 với độ tin cậy 95%, cho thấy NII củng cố ổn định HTNH thông qua giảm sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng Tác động của đa dạng hóa đến ổn định HTNH cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu của Smith và cộng sự (2003), Williams (2016), Ozili (2018) Tuy nhiên, tác động đồng thời giữa GEPU và NII là -0.0126 tại mức ý nghĩa 10% Phát hiện này cho thấy đa dạng hóa nguồn thu nhập phi lãi dù có giúp củng cố sự ổn định của HTNH nhưng khi tương tác với GEPU, NII chỉ có thể làm giảm ảnh hưởng chứ không thể thay đổi chiều tác động của GEPU như CAP hoặc SIZE và NIM Nói cách khác, các

HTNH trên thế giới vẫn đang là chủ thể cấp tín dụng quan trọng trong nền kinh tế. Thu nhập phi lãi mặc dù giúp NH đa dạng hóa thu nhập, giảm được sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng nhưng chưa thể thay thế cho hoạt động tín dụng của NH.

Dựa trên những phân tích trên, giả thuyết 02 về các yếu tố đặc trưng ngành

NH gồm CAP, SIZE, NIM, NII có tác dụng làm giảm ảnh hưởng bất lợi của GEPU đến biến phụ thuộc Zscore.

4.4.1.2 Kết quả hồi quy mô hình 2 với biến phụ thuộc tỷ lệ nợ xấu

Mức độ ảnh hưởng của GEPU đến nợ xấu của HTNH các QG có sự tác động bởi các yếu tố thuộc về đặc trưng ngành NH được chứng minh qua kết quả hồi quy mô hình 02 trình bày tại bảng 4.8.

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình 2 với biến phụ thuộc NPL

Ghi chú: Giá trị trong ngoặc là giá trị t-statistic.

*,**,*** có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10%, 5% và 1%

Nguồn: tác giả tổng hợp từ Stata Trong mô hình 02 với biến phụ thuộc NPL, hệ số hồi quy tác động riêng lẻ của GEPU đến NPL vẫn mang dấu dương trong các phương trình (1) và (6), với hệ số hồi quy tương ứng lần lượt là 0.636 và 1.583 tại độ tin cậy 99% Phát hiện này chỉ ra rằng sự gia tăng GEPU là yếu tố dẫn đến rủi ro tín dụng của NH cao hơn Nói cách khác, GEPU làm giảm sự ổn định của HTNH thông qua gia tăng các khoản nợ xấu của HTNH các QG trên thế giới Tần suất thay đổi CSKT của các nước lớn càng cao càng làm cho tình trạng nợ xấu của HTNH các QG trên thế giới càng trầm trọng hơn.

Mặc dù vậy, HTNH có những “tấm khiên” phòng thủ, giúp kiểm soát tốt NPL trước GEPU cao khi có những đặc điểm nổi bật liên quan đến CAP và CON. Nhận định này được chứng thực bởi kết quả hồi của của phương trình (1) và (6) Cụ thể:

Phương trình (1) đánh giá biến tương tác GEPU và CAP đến NPL Hệ số hồi quy của biến tương tác là -0.0424 với độ tin cậy 99%, chứng tỏ trong môi trường GEPU tăng lên, HTNH có CAP càng cao thì càng giảm được các khoản nợ khó thu hồi Theo giả thuyết rủi ro đạo đức, có một mối quan hệ ngược chiều giữa vốn ngân hàng và nợ xấu Berger và DeYoung (1997) cho rằng các ngân hàng có mức vốn thấp có xu hướng chấp nhận nhiều rủi ro hơn do các khuyến khích về rủi ro đạo đức và rủi ro trong danh mục cho vay của họ tăng lên Nghiên cứu của Klein (2013), Makri và cộng sự (2014), Khan và cộng sự (2020) cũng ủng hộ cho mối quan hệ nghịch chiều của vốn đến NPL Như vậy, các NH có quy mô vốn lớn sẽ ít chấp nhận rủi ro hơn, đặc biệt là trong bối cảnh CSKT bất định.

Ngày đăng: 25/05/2023, 18:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w