1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam

123 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Phúc Cảnh, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Hồng Quân
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Phúc Cảnh
Trường học Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Tp.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 2,96 MB

Cấu trúc

  • Chương 1 (15)
    • 1.1. Khái quát về Chính sách tiền tệ và Tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng thương mại (15)
      • 1.1.1. Chính sách tiền tệ (15)
        • 1.1.1.1. Khái niệm (15)
        • 1.1.1.2. Các công cụ thực thi chính sách tiền tệ (16)
        • 1.1.1.3. Các kênh truyền dẫn Chính sách tiền tệ (17)
      • 1.1.2. Tăng trưởng tín dụng (25)
        • 1.1.2.1. Tín dụng (25)
        • 1.1.2.2. Tăng trưởng tín dụng (27)
    • 1.2. Kênh truyền dẫn của Chính sách tiền tệ qua tín dụng của NHTM (29)
  • Chương 2 (35)
    • 2.1. Diễn biến Chính sách tiền tệ Việt Nam qua các thời kỳ (35)
      • 2.1.1. Giai đoạn trước 2004 (35)
      • 2.1.2. Giai đoạn 2004 – 2007 (40)
      • 2.1.3. Giai đoạn 2018 – 2012 (45)
    • 2.2. Hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam qua các thời kỳ (49)
      • 2.2.1. Giai đoạn trước 2004 (49)
      • 2.2.2. Giai đoạn 2006 – 2010 (55)
      • 2.2.3. Giai đoạn 2011 - 2012 (66)
    • 2.3. Khảo lược mối tương quan giữa chính sách tiền tệ và tăng trưởng tín dụng Việt Nam giai đoạn 2004 – 2012 (73)
  • Chương 3 (78)
    • 3.1. Thiết kế mô hình (78)
    • 3.2. Dữ liệu (82)
    • 3.3. Kết quả kiểm định (83)
  • Chương 4: (94)
    • 4.1. Đề xuất với NHTM trong phát triển tín dụng (94)
      • 4.1.1. Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng (101)
      • 4.1.2. Kiểm soát rủi ro (107)
      • 4.1.3. Vốn (113)
    • 4.2. Đề xuất với NHNN Việt Nam trong thực thi Chính sách tiền tệ (114)
      • 4.2.1. Chính sách tiền tệ (114)
      • 4.2.2. Tăng trưởng tín dụng (122)

Nội dung

Khái quát về Chính sách tiền tệ và Tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng thương mại

Chính sách tiền tệ (CSTT – Monetary Policy) là một trong hai chính sách điều hành kinh tế quan trọng tại các quốc gia (ngoài chính sách tiền tệ còn có chính sách tài khóa)

CSTT là các hành động được thực hiện bởi Ngân hàng trung ương (NHTW – Central bank) nhằm tác động đến lượng cung tiền hoặc lãi suất của nền kinh tế (Lico Reis và Roberto de Paula, 2008) Hay CSTT là hành động của NHTW hoặc các nhà quản lý tiền tệ nhằm quản lý tỷ lệ tăng trưởng và khối lượng cung tiền cho nền kinh tế từ đó ảnh hưởng lên lãi suất 1 Tóm lại CSTT là hệ thống các công cụ do các NHTW thực thi để điều tiết lượng cung tiền và tốc độ tăng trưởng cung tiền nhằm hướng đến một mức lãi suất mong muốn để đạt đến các mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá, toàn dụng lao động Tuy nhiên, qua thời gian, việc thực thi CSTT của các quốc gia có sự thay đổi nhất định, chuyển từ tác động vào cung tiền để ảnh hưởng đến lãi suất thì các quốc gia chuyển sang tác động vào lãi suất để thay đổi các yếu tố khác

Về cơ bản có hai loại CSTT là CSTT thắt chặt và CSTT nới lỏng CSTT thắt chặt là giảm lượng cung tiền ra nền kinh tế, NHTW thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát thông qua tăng lãi suất để hạn chế bớt các hoạt động kinh tế nóng CSTT nới

1 Trích từ Investopedia: The actions of a central bank, currency board or other regulatory committee that determine the size and rate of growth of the money supply, which in turn affects interest rates – Đường dẫn: http://www.investopedia.com/terms/m/monetarypolicy.asp truy cập ngày 20/5/2013 lỏng là tăng lượng cung tiền ra nền kinh tế, NHTW thực thi CSTT nới lỏng để giảm lãi suất, nhằm tăng cường các hoạt động kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển

1.1.1.2 Các công cụ thực thi chính sách tiền tệ 2 : Để thực thi CSTT, NHTW các quốc gia sử dụng nhiều công cụ khác nhau như: công cụ hoạt động trên thị trường mở (open market operation), công cụ dự trữ bắt buộc (reserve requirement), công cụ lãi suất (interest rate)

- Hoạt động trên thị trường mở: bằng cách tham gia trực tiếp vào thị trường mở,

NHTW sẽ tác động trực tiếp đến cung – cầu vốn trên thị trường qua đó tác động đến lãi suất Nếu muốn giảm lãi suất, NHTW sẽ cung vốn ra thị trường bằng cách mua các loại giấy tờ có giá hoặc các công cụ khác trên thị trường mở để tăng cung tiền (Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng, 2008) Ngược lại, nếu muốn tăng lãi suất, NHTW sẽ tiến hành bán các loại giấy tờ có giá ra thị trường mở để hút lượng tiền cơ sở về, từ đó làm giảm cung tiền và làm tăng lãi suất Có thể khái quát quá trình tác động của công cụ thị trường mở:

NHTW thực thi CSTT nới lỏng → Tham gia thị trường mở → mua giấy tờ có giá → cung tiền ↑ → lãi suất ↓

NHTW thực thi CSTT thắt chặt → Tham gia thị trường mở → bán giấy tờ có giá → cung tiền ↓ → lãi suất ↑

- Công cụ lãi suất: có nhiều công cụ lãi suất khác nhau mà các NHTW có thể sử dụng để thực thi CSTT như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất thanh toán liên ngân hàng và thường được gọi chung là lãi suất điều hành NHTW thực hiện các hành động thay đổi các loại lãi suất điều hành của mình khi muốn thực thi CSTT, khi NHTW thay đổi lãi suất điều hành sẽ hướng lãi suất thị trường đến mức lãi suất mà NHTW mong muốn Nếu muốn thực thi CSTT nới lỏng, NHTW sẽ tiến hành giảm các loại lãi suất điều hành của mình từ đó làm lãi suất thị trường cũng theo xu hướng giảm và ngược lại Tuy nhiên, khi

2 Tổng hợp từ Frederic S.Mishkin – The economics of Money, Banking and Financial markets – 9 th edition – tr.373 - thực thi CSTT theo hướng tác động trực tiếp vào công cụ lãi suất điều hành thì NHTW cần phải chờ phản ứng của thị trường mà đôi khi lãi suất thị trường phản ứng không như mong đợi Hiện nay, đa số các NHTW trên thế giới đều sử dụng công cụ lãi suất điều hành phổ biến hơn so với các công cụ khác 3

NHTW thực thi CSTT nới lỏng → Giảm lãi suất điều hành → lãi suất thị trường ↓ NHTW thực thi CSTT thắt chặt → Tăng lãi suất điều hành → lãi suất thị trường ↑

- Công cụ dự trữ bắt buộc: là công cụ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ số nhân tiền tệ trong nền kinh tế Để thực thi CSTT, NHTW có thể tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để thay đổi số nhân tiền tệ từ đó ảnh hưởng đến lượng cung tiền trong nền kinh tế Cụ thể, nếu muốn thực thi CSTT nới lỏng, NHTW hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ đó làm tăng số nhân tiền và tăng lượng cung tiền, giảm lãi suất Ngược lại, nếu muốn thực thi CSTT thắt chặt, NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ đó làm giảm số nhân tiền tệ, làm giảm lượng cung tiền và tăng lãi suất

NHTW thực thi CSTT nới lỏng → Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc → Số nhân tiền tệ ↑ → cung tiền ↑ → lãi suất ↓

NHTW thực thi CSTT thắt chặt → Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc → Số nhân tiền tệ ↓ → cung tiền ↓ → lãi suất ↑

Không chỉ sử dụng từng công cụ một trong hoạt động điều hành CSTT, các NHTW còn có thể sử dụng nhiều công cụ cùng lúc để đạt hiệu quả nhanh và mạnh hơn Ví dụ như NHTW có thể cùng lúc tăng lãi suất điều hành, tham gia thị trường mở, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc ngược lại Thông qua tác động cung tiền và lãi suất, CSTT sẽ ảnh hưởng đến nhiều yếu tố vĩ mô khác thông qua các kênh truyền dẫn khác nhau

1.1.1.3 Các kênh truyền dẫn Chính sách tiền tệ:

3 Các NHTW như của Mỹ (FED), Anh (Bank of England), Nhật (Bank of Japan) đều chủ yếu sử dụng công cụ lãi suất điều hành CSTT (Dabla-Norris and Floerkemeier, 2006)

CSTT tác động đến các biến số của nền kinh tế qua nhiều kênh truyền dẫn khác nhau như lãi suất, tỷ giá, tín dụng, giá cả tài sản

Sơ đồ 1.1 Cơ chế truyền dẫn của Chính sách tiền tệ

Kênh giá tài sản Kênh tín dụng

Kênh bảng cân đối tài sản

Kênh khả năng cấp tín dụng

Kênh biến động mức giá

Biến động giá không dự tính

Lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức

Khả năng cấp tín dụng

Lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức

Lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức

Khả năng cấp tín dụng

Khả năng xảy ra khủng hoảng

↓ ↓ ↓ Đầu tư, Chi tiêu hàng hàng lâu bền và chi tiêu tiêu dùng

Xuất khẩu ròng Đầu tư Tiêu dùng Đầu tư và chi tiêu hàng lâu bền Đầu tư Đầu tư Đầu tư

Chi tiêu hàng lâu bền và chi tiêu tiêu dùng

Sản lượng, thất nghiệp, lạm phát

Tùy theo điều kiện kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia khác nhau mà cơ chế truyền dẫn thông qua các kênh cũng có thể khác nhau Ở các nước có nền kinh tế phát triển, công cụ phổ biến của CSTT thường bắt đầu từ kênh lãi suất

- Kênh lãi suất (Interest rate chanel):

Theo Mishkin (2009) khi NHTW thực thi CSTT mở rộng làm cho mức lãi suất thực (ir) giảm xuống từ đó khuyến khích các thành phần trong nền kinh tế chi tiêu và đầu tư nhiều hơn (C và I) Khi chi tiêu và đầu tư gia tăng sẽ giúp gia tăng tổng cầu (AD) từ đó tăng sản lượng (Y) và ngược lại Cơ chế được minh họa:

- Kênh tỷ giá hối đoái (Exchange rate chanel):

Khi NHTW thực thi CSTT mở rộng thì cung tiền nội tệ tăng làm cho nội tệ giảm giá so với ngoại tệ, tỷ giá hối đoái (theo phương pháp yết giá trực tiếp) tăng, giá cả hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài sẽ đắt hơn với cư dân trong nước Trong khi đó giá cả hàng hóa xuất khẩu sẽ rẻ hơn cho người nước ngoài làm cho nhập khẩu giảm (M), xuất khẩu tăng (X) hay cán cân thương mại (TB) được cải thiện theo chiều hướng thặng dư làm cho tổng cầu tăng và tác động làm tổng sản lượng tăng và ngược lại Cơ chế được minh họa:

- Kênh giá tài sản (Asset price chanel):

Kênh truyền dẫn của Chính sách tiền tệ qua tín dụng của NHTM

Các nghiên cứu định lượng chỉ ra rằng ngoài lãi suất, các yếu tố trễ khác như sản lượng, doanh thu và dòng tiền mới là các nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất tới chi tiêu và tiêu dùng (Blinder và Maccini, 1991) Theo Bernanke và Gertler (1995), CSTT tỏ ra thiếu hiệu quả trong việc làm giảm lãi suất trung dài hạn, đặc biệt là lãi suất thực vốn đóng vai trò quan trọng trong quyết định đầu tư vào các tài sản dài hạn Theo quan điểm của Bernanke và Gertler, kênh tín dụng có thể đại diện cho một nhóm các nhân tố có tác dụng khuếch đại và lan truyền tác động của CSTT tới các biến số vĩ mô (như vậy, thuật ngữ “kênh tín dụng” cần được hiểu là “cơ chế tăng cường” chứ không hẳn là một cơ chế độc lập như kênh lãi

4 Tham khảo, tổng hợp và bổ sung từ bài Nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại Việt Nam, Chu Khánh Lân, 2012, Tạp chí Ngân hàng, Số 13, Tr.17-22 suất hay kênh giá tài sản) Chính vì vậy, việc đánh giá ảnh hưởng của CSTT lên tăng trưởng tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá công tác điều hành CSTT Bernanke và Gertler đề xuất hai kênh truyền tải thông qua bảng cân đối tài sản của người đi vay và khối lượng tín dụng thông qua khả năng cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng

Kênh truyền dẫn qua bảng cân đối tài sản

CSTT thắt chặt có tác động trực tiếp làm suy yếu tình hình tài chính của người đi vay thông qua hai ảnh hưởng Ảnh hưởng thứ nhất là qua các khoản vay ngắn hạn và các khoản vay có lãi suất thả nổi; lãi suất cao khiến cho chi phí lãi vay cao hơn, làm giảm lợi nhuận, dòng tiền và giá trị tài sản ròng (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình có tỷ lệ nợ cao) Ảnh hưởng trực tiếp thứ hai là khi lãi suất tăng sẽ làm giảm giá trị tài sản được sử dụng làm tài sản thế chấp Về phía tác động gián tiếp, khi NHTW thắt chặt CSTT, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trung gian sẽ gặp khó khăn do doanh thu giảm (nhu cầu của đối tác giảm) trong khi chi phí cố định lại giữ nguyên, khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, giá trị tài sản ròng giảm Tổng hợp của ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp là giá trị tài sản ròng và tài sản thế chấp giảm xuống khiến cho chênh lệch giữa nợ bên ngoài và vốn chủ sở hữu tăng lên; kết quả là người đi vay (bao gồm cả doanh nghiệp và hộ gia đình) sẽ hạn chế nhu cầu đầu tư và tiêu dùng hàng hóa lâu bền

Kênh truyền tải thông qua khả năng cấp tín dụng

NHTM là chủ thể cung cấp phần lớn các khoản tín dụng cho các chủ thể khác trong nền kinh tế nên khi khả năng cấp tín dụng bị suy giảm sẽ khiến cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào tín dụng (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nền kinh tế mà thị trường chứng khoán chưa phát triển (Gerlter và Gilchrist, 1993)) gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động Bernanke và Blinder (1998) lập luận rằng khi NHTW thắt chặt CSTT bằng việc bán các chứng khoán trên thị trường mở sẽ làm dự trữ và tiền gửi của hệ thống các NHTM giảm xuống Do việc phát hành các công cụ nợ và cổ phiếu để bù đắp lượng giảm xuống của tiền gửi là không hề dễ dàng nên khả năng cung ứng các khoản vay của các NHTM giảm; đầu tư và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế cũng giảm theo Kayshap và

Stein (1994) chỉ ra rằng nhóm ngân hàng với tỷ lệ tài sản có tính lỏng thấp sẽ chịu tác động lớn khi CSTT thay đổi hơn là nhóm ngân hàng với tỷ lệ tài sản có tính lỏng cao Đặc biệt, kết luận này càng chính xác đối với nhóm ngân hàng có quy mô nhỏ và tình hình tài chính yếu Như vậy, hai kênh truyền tải tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình truyền dẫn CSTT tới nền kinh tế

Quá trình tự do hóa tài chính và ứng dụng các công cụ tài chính mới đã làm giảm vai trò của kênh truyền dẫn thông qua khả năng cấp tín dụng Trong khi đó, sự kết hợp của hai kênh truyền tải này ngày càng tăng do sự liên kết giữa các NHTM trên thị trường tài chính ngày càng cao bắt nguồn từ sự phức tạp trong các giao dịch tài chính giữa các NHTM (vay mượn trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư góp vốn, chứng khoán hóa, công cụ phái sinh ) Tuy nhiên, đối với các quốc gia đang phát triển với thị trường tài chính đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển thì vai trò của kênh truyền tải thông qua tín dụng với nền kinh tế vẫn rất quan trọng Ngoài ra, kênh truyền tải tín dụng đưa ra hàm ý đối với người điều hành chính sách là các doanh nghiệp, hộ gia đình và các NHTM với tình hình tài chính yếu kém là những đối tượng dễ chịu tác động tiêu cực từ thay đổi CSTT và ngược lại

Như đã phân tích ở phần trên, CSTT thường thay đổi cung tiền để tác động trực tiếp vào lãi suất, từ đó lãi suất tác động đến các biến khác trong nền kinh tế Nhưng cũng cần chú ý rằng mặc dù tác động của CSTT lên lãi suất là không thể phủ nhận, nhưng tác động của sự thay đổi lãi suất lên các nhân tố khác cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong ảnh hưởng tới các biến số vĩ mô như sản lượng, thất nghiệp và lạm phát (Bernanke và Gertler, 1995) Kênh truyền tải tín dụng đã giải thích tốt nhận xét này dựa trên lập luận: lãi suất tăng trong điều kiện tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt sẽ không tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực; trái lại, lãi suất tăng trong điều kiện tình hình tài chính của doanh nghiệp đang xấu đi sẽ có nhiều tác động tiêu cực Ngoài ra, do CSTT có tác động tới cung tín dụng nên có tác động không chỉ tới phía cầu mà còn tới cả phía cung Giả sử một doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc triển khai kinh doanh và tiếp cận tín dụng, cung tín dụng tăng sẽ làm giảm rủi ro trong quá trình kinh doanh bằng việc tăng khả năng tiếp cận dụng của doanh nghiệp trong tương lai, qua đó khuyến khích doanh nghiệp tăng cường sản xuất Như vậy, tín dụng NHTM là một trong những kênh quan trọng của CSTT tác động vào các biến số vĩ mô khác của nền kinh tế

Nền tảng lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy rằng mức độ tác động của CSTT thông qua kênh tín dụng bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của NHTM (Yener

Altunbas, Leonardo Gambacorta, David Marques-Ibanez, 2010) Nghiên cứu của

Angeloni, Kashyap, A.K và Mojon (2003) cho thấy có nhiều nhân tố thuộc đặc điểm của

NHTM tác động đến quá trình truyền dẫn của CSTT qua kênh tín dụng ở khu vực châu Âu

Nghiên cứu của Loutskina và Strahan (2006), hay nghiên cứu của Hirtle (2007), Altunbas và công sự (2009) cho thấy bản thân các NHTM tùy theo đặc điểm kinh doanh mà có những phản ứng khác nhau trong quá trình truyền dẫn CSTT nên tăng trưởng tín dụng cũng sẽ khác nhau

Nghiên cứu gần đây của Borio and Zhu (2001) cho thấy việc áp dụng các tiêu chuẩn về quản lý mới theo hiệp ước Basel II có ảnh hưởng đến phản ứng của các NHTM trong quá trình truyền dẫn chính sách tiền tệ Rajan (2005) trong nghiên cứu của mình tìm thấy quá trình tương tác với thị trường tài chính của NHTM có ảnh hưởng đến sự tác động của CSTT đến kênh tín dụng và tăng trưởng tín dụng của NHTM Những cải tiến gần đây trong các công cụ tài chính, tổ chức thị trường tài chính và các đặc điểm của NHTM như quy mô, thanh khoản, nguồn vốn có ảnh hưởng đến khả năng cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế của NHTM Ví dụ như khi quy mô của NHTM tăng lên làm cho khả năng cung cấp vốn tín dụng càng cao, khi đó nếu CSTT có thay đổi sẽ không tác động nhiều đến khả năng của

NHTM trong cung cấp vốn cho nền kinh tế do đó tăng trưởng tín dụng sẽ không thay đổi mạnh (Yener Altunbas, Leonardo Gambacorta, David Marques-Ibanez, 2010) Hay khi thanh khoản của NHTM được giữ ở mức ổn định và có khả năng phản ứng tốt với thay đổi của thị trường thì NHTM không cần phải nắm giữ lượng tài sản thanh khoản quá lớn, từ đó thúc đẩy các NHTM mở rộng tín dụng hơn nữa cho nền kinh tế Bên cạnh đó, các cải tiến trong thị trường tài chính đã ngày càng khuyến khích các NHTM tham gia vào các hoạt động cấp tớn dụng nhiều rủi ro hơn (Họnsel, Krahnen, 2007) Taylor nghiờn cứu khủng hoảng năm 2008 đã kết luận rằng CSTT cũng là một trong những nhân tố khiến các NHTM

Mỹ tham gia vào các hoạt động mở rộng tín dụng mang nhiều rủi ro hơn, từ đó dẫn đến khủng hoảng tài chính 2008 (Taylor, 2009) Các nghiên cứu khác về nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng năm 2007 – 2008 cũng cho thấy, trong quá trình nới lỏng tiền tệ của FED 5 (Mỹ) các NHTM đã giảm bớt các điều kiện khi cấp tín dụng dẫn đến tình trạng tín dụng dưới chuẩn tăng trưởng nhanh và là nguyên nhân của khủng hoảng (Dell’Ariccia và Igan, Laeven, 2008) Do đó có một số nhà nghiên cứu đã gọi kênh truyền dẫn tín dụng của CSTT là “kênh truyền dẫn rủi ro” (risk – taking Chanel) (Adrian và Shin, 2009)

5 Cục dự trữ liên bang Mỹ (Federal reserve system)

Thông qua khảo cứu lý thuyết về CSTT, cơ chế truyền dẫn CSTT, tăng trưởng tín dụng và các nghiên cứu thực nghiệm về các lý thuyết liên quan có thể thấy rằng:

- CSTT có thể được thực thi bằng nhiều công cụ khác nhau, trong đó có công cụ lãi suất, công cụ hoạt động thị trường mở và công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc Thông qua các công cụ của CSTT, NHTW các quốc gia tác động đến cung tiền từ đó tác động đến các biến khác trong nền kinh tế nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và giảm thất nghiệp

- Cả về mặt lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy có nhiều kênh truyền dẫn khác nhau của CSTT như qua kênh lãi suất, kênh tỷ giá, kênh giá tài sản và kênh tín dụng Trong đó hệ thống NHTM với vai trò kênh chu chuyển nguồn vốn của mình đóng vai trò quan trọng trong truyền dẫn CSTT Cơ chế truyền dẫn có thể khác nhau giữa các quốc gia

Diễn biến Chính sách tiền tệ Việt Nam qua các thời kỳ

Trước năm 2004 Việt Nam có xuất phát điểm khá thấp, tuy nhiên sau khoảng 10 năm mở cửa và phát triển thì GDP Việt Nam tăng lên nhanh chóng Giai đoạn trước 1997, kinh tế Việt Nam có tăng trưởng cao (trên 9%), nhưng với tác động của khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997 nền kinh tế Việt Nam có tăng trưởng chậm lại trong các năm 1998 và

1999 (còn 4.8% trong năm 1999) (Michael Webber, 2001) Sau đó kinh tế Việt Nam đã khôi phục nhanh chóng trong năm 2000 trở lại đà tăng trưởng ổn định và nhanh dần trong suốt giai đoạn 2000 – 2004 Đặc biệt, sự phục hồi của nền kinh tế diễn ra nhanh chóng trong năm 2000 và 2001

Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1994 - 2004

Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1995 - 2004

Lạm phát Việt Nam trong giai đoạn này tương đối thấp (dưới 10%), và có giai đoạn chỉ số

CPI giảm mạnh (năm 2000 tăng trưởng của CPI là -1.6%) Tuy nhiên, lạm phát có xu hướng tăng sau giai đoạn 2000 khi chỉ số CPI tăng ngày một nhanh hơn ở giai đoạn sau Lạm phát trong suốt giai đoạn này được giữ ở mức dưới hai con số giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định và mức sống người dân được cải thiện Chỉ số CPI từ mức tăng 7.9% năm 1998 đã giảm mạnh dưới 0% năm 2000 và sau đó tăng dần đến 7.8% năm 2004 Lạm phát liên tục ở mức thấp cộng với tỷ lệ tăng trưởng GDP cho thấy thu nhập thực của người dân tăng trưởng nhanh trong giai đoạn này

Biểu đồ 2.2 Tăng trưởng CPI Việt Nam giai đoạn 1995 - 2004

Xem xét lạm phát dựa trên chỉ số GDP deflator 6 cho thấy lạm phát Việt Nam giảm mạnh từ năm 1995 đến 2001, sau đó có xu hướng tăng trở lại ở các năm tiếp theo Chỉ số GDP

Deflator cho thấy xu hướng tương tự như chỉ số CPI Tuy nhiên chỉ số này có mức cao hơn chút ít so với CPI cho thấy mặt bằng giá cả của nền kinh tế có thay đổi so với giai đoạn trước đó Điều đáng chú ý là chỉ số này tăng liên tục sau năm 1999 cho thấy áp lực từ tăng

6 Theo Wikipedia thì GDP Deflator: Chỉ số giảm phát GDP, còn gọi là Chỉ số điều chỉnh GDP, là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước Chỉ số điều chỉnh GDP cho biết một đơn vị GDP điển hình của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá của năm cơ sở Đường dẫn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%89_s%E1%BB%91_gi%E1%BA%A3m_ph%C3%A1t_GDP

Tăng trưởng CPI của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2004 (%) trưởng của nền kinh tế và áp lực lạm phát bắt đầu gia tăng nhiều hơn khi nền kinh tế tăng trưởng liên tục Đến năm 2004, chỉ số này đạt mức 8.2% và có xu hướng còn tiếp tục tăng hơn nữa trong năm tiếp theo

Biểu đồ 2.3 Lạm phát Việt Nam giai đoạn 1995 – 2004 qua chỉ số GDP Deflator

Tuy vậy, lạm phát của Việt Nam trước năm 2004 thấp (dưới 10%) giúp kinh tế phát triển ổn định Lãi suất liên ngân hàng trong giai đoạn này đã giữ tương đối ổn định ở mức dưới 10% so với giai đoạn cao trên 10% những năm 1998 trở về trước Lãi suất điều hành trong suốt giai đoạn này được giữ ổn định ở mức dưới 8% nhằm đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế Lãi suất những năm 1998, 1999 khá cao vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế châu Á nhưng sau đó giảm dần và ổn định từ những năm 2002

Biểu đồ 2.4 Lãi suất thanh toán liên ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1995 – 2004

Lạm phát Việt Nam giai đoạn 1995 - 2004 tính bằng chỉ số GDP deflator

Với lãi suất giữ ổn định ở mức tương đối thấp trong suốt giai đoạn 2003 - 2004, lượng cung tiền cùng với sự phát triển của kinh tế đã tăng lên nhanh chóng từ mức 43 nghìn tỷ VND

(1994) lên tới trên 500 nghìn tỷ VND (2004) tạo ra nhiều áp lực hơn cho lạm phát Tuy nhiên, bởi vì trong giai đoạn này kinh tế phát triển ổn định với lạm phát thấp nền hầu như không có nhiều nhà nghiên cứu và kinh tế lo sợ về lạm phát Cũng có thể khẳng định chính sách tiền tệ mở rộng góp phần giúp tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000 – 2004

Biểu đồ 2.5 Cung tiền Việt Nam giai đoạn 1995 – 2004

11-Dec-98 11-Dec-99 11-Dec-00 11-Dec-01 11-Dec-02 11-Dec-03 11-Dec-04 11-Dec-05

Lãi suất thanh toán liên ngân hàng Việt Nam 1998 - 2005

Cung tiền Việt Nam giai đoạn 1994 - 2004

Tuy nhiên, các chính sách vĩ mô luôn có những tác hại nhất định, một trong những hậu quả của chính sách mở rộng tiền tệ là có thể gây ra lạm phát nếu đầu tư xã hội không hiệu quả Đó có thể là nguyên nhân làm cho lạm phát có xu hướng tăng những năm 2003, 2004

Trong khi đó tỷ lệ M2/M1 không tăng nhiều mà giữ ở mức khá thấp (dưới 1.5 lần) cho thấy trong giai đoạn này khả năng tạo tiền trong nền kinh tế Việt Nam khá thấp Như vậy, cung tiền tăng chủ yếu là cung tiền cơ sở, vì thế lượng tiền in ra lớn, nếu đầu tư và sử dụng không hiệu quả sẽ dẫn đến lạm phát và các hệ quả xấu khác cho nền kinh tế

Biểu đồ 2.6 Tỷ lệ M2/M1 Việt Nam giai đoạn 1995 – 2004

Trong giai đoạn này có những năm M2 tăng trưởng trên 50% (như năm 2000), nguyên nhân chủ yếu là do khả năng tạo tiền tăng lên (tỷ lệ M2/M1 tăng lên 1.46 năm 2000) và ảnh hưởng của dòng vốn nước ngoài rút ra khỏi Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế châu Á Sau năm 2000, cung tiền có tốc độ tăng giảm lại và xung quanh mức 20%/năm cho thấy chính sách tiền tệ mở rộng ở mức tương đối ổn định trong giai đoạn 2001 - 2004 Tuy nhiên, mức tăng trưởng cung tiền quá cao so với mức tăng trưởng GDP là không bình thường Dòng tiền tăng trưởng thêm có thể tạo ra các loại bong bóng tài sản hoặc bị lãng phí và tham những

Biểu đồ 2.7 Tăng trưởng M2 Việt Nam giai đoạn 1995 – 2004

Tỷ lệ M2/M1 của Việt Nam giai đoạn 1994 - 2004

Như vậy, kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực trong giai đoạn sau mở cửa nền kinh tế, mặc dù có gặp khó khăn trong giai đoạn 1998 – 2000 nhưng Việt Nam đã vượt qua nhanh chóng để phát triển CSTT Việt Nam khá ổn định, riêng trong giai đoạn

1998 – 2000 vì ảnh hưởng của khủng hoảng 1997 Việt Nam đã giảm lãi suất, tăng cung tiền để kích thích nền kinh tế giúp GDP phục hồi trong giai đoạn 2000 – 2004 Mặc dù vậy, trong năm 2000 có một số giai đoạn CSTT được thắt chặt (tăng lãi suất, nhưng không cao), vì vậy mà lạm phát được giữ ở mức thấp Sau 2000, với sự mở rộng của CSTT làm cho lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại

Hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam qua các thời kỳ

Trước năm 1990, hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam được tổ chức theo hình thức là hệ thống ngân hàng một cấp bao gồm NHNN Việt Nam và các chi nhánh từ trung ương đến địa phương 7 Hệ thống này do NHNN đứng đầu quản lý, thực hiện cả nhiệm vụ quản lý hoạt động tiền tệ, ngân hàng, tín dụng, thanh toán vừa kinh doanh sinh lời như chức năng của NHTM

7 Thông tin từ NHNN Việt Nam

Tỷ lệ M2/M1 và tỷ lệ tăng trưởng M2 của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012

Sơ đồ 2.1 Hệ thống Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1988 - 1990

Trong giai đoạn này, hệ thống chủ yếu thực thi các chính sách của nhà nước về tài chính, tiền tệ Hệ thống không tách bạch rõ giữa nhiệm vụ quản lý và kinh doanh làm cho hoạt động của hệ thống không đạt hiệu quả Do đó hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng gần như là tín dụng chỉ định do chính phủ quyết định Việc cấp tín dụng phụ thuộc vào nhu cầu kế hoạch phát triển của nhà nước do đó hầu như hiệu quả tín dụng rất thấp, vốn bị thất thoát và không hiệu quả Đến năm 1988, khi Nghị định 53/HĐBT ra đời đã cho thí điểm tách hai chức năng quản lý và kinh doanh ra thành hai hệ thống ngân hàng khác nhau Với cơ cấu tổ chức như vậy, bước đầu giúp hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, cung ứng được các sản phẩm dịch vụ mới cho nền kinh tế bắt đầu mở cửa

Sơ đồ 2.2 Tổ chức hệ thống ngân hàng Việt Nam sau pháp lệnh về ngân hàng 1990

Năm 1990, hệ thống Ngân hàng đã tách bạch rõ ràng hơn ở hai cấp và tính chất của NHTM đã dần hình thành rõ nét hơn ở các ngân hàng Các sản phẩm dịch vụ tín dụng ngân hàng ngày càng gần gũi hơn với công chúng và thêm nhiều sản phẩm khác ra đời Về mặt pháp lý, Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh về các Tổ chức tín dụng 1990 ra đời đã xây dựng hành lang pháp lý bước đầu cho hoạt động của các NHTM nói chung và hoạt động tín dụng của NHTM nói riêng Từ đây thuật ngữ NHTM được sử dụng phổ biến hơn và dần trở thành kênh chu chuyển vốn quan trọng nhất của nền kinh tế thông qua huy động vốn và cấp tín dụng của NHTM Hoạt động tín dụng của NHTM đã có sự đa dạng hóa hơn và có những hiệu quả hơn về lợi nhuận cũng như kinh tế

Từ đây, tính chất độc quyền trong kinh doanh ngân hàng đã được xóa bỏ, các tổ chức cá nhân đã được phép thành lập các NHTM và tiến hành kinh doanh, đồng thời cho phép các NHTM nước ngoài được phép thành lập chi nhánh NHTM nước ngoài tại Việt Nam và cả các ngân hàng liên doanh cũng được thành lập, do đó tính cạnh tranh trong hoạt động tín dụng được cải thiện và các NHTM dần chú ý hơn đến hiệu quả trong hoạt động tín dụng của mình Với sự xuất hiện nhiều hơn của các NHTM, tuy nhiên NHTM nhà nước vẫn nắm thị phần tín dụng lớn trong thị trường

Bảng 2.1 Thị phần các NHTM Việt Nam giai đoạn 1993 – 1996 Đến năm 1998, trên quá trình phát triển hoàn chỉnh thị trường tài chính nói chung và thị trường ngân hàng nói riêng, Việt Nam có thêm Luật các Tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua ngày 2/12/1997 đã gần như hoàn chỉnh hành lang pháp lý cho hoạt động của

NHTM giai đoạn này mà đặc biệt là hoạt động tín dụng có thêm cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển Chính nhờ những phát triển trong luật pháp cộng với sự phát triển và hòa nhập chung của cả nền kinh tế đã giúp đẩy mạnh hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM

Dư nợ tín dụng gia tăng, quy mô tài sản của NHTM tăng lên

Mặc dù hoạt động tín dụng gia tăng, và quy mô tín dụng mở rộng, tuy nhiên các NHTM vẫn chỉ tập trung vào hoạt động cho vay là chính mà chưa có sự đa dạng hóa cũng như phát triển các sản phẩm tín dụng khác như chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán…điều đó cộng với kỹ năng quản trị rủi ro tín dụng chưa phát triển tương ứng làm cho nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng:

Biểu đồ 2.20 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ của hệ thống NHTM Việt Nam 1992 – 1999

Sau khi luật các tổ chức tín dụng ra đời cùng hàng loạt các hành lang pháp lý khác ra đời đã tạo điều kiện tốt cho nền kinh tế phát triển những năm sau 2000, cũng như hệ thống NHTM phát triển mạnh Tháng 10/2001 Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cấu trúc lại NHTM nhà nước nhằm tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống các NHTM nhà nước, tăng năng lực tài chính, và hiệu quả hoạt động kinh doanh (có thể coi là lần tái cấu trúc đầu tiên trong hệ thống ngân hàng Việt Nam) mà trong đó trọng tâm là tái cấu trúc lại hoạt động tín dụng của các NHTM với mục tiêu hiệu quả và an toàn

Còn với các NHTM cổ phần đang trên đà phát triển mạnh mẽ, hoạt động được đẩy mạnh và vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Trong giai đoạn này dư nợ tín dụng của toàn bộ hệ thống NHTM với nền kinh tế ngày càng gia tăng:

Bảng 2.2 Dư nợ tín dụng hệ thống NHTM Việt Nam/GDP giai đoạn 2000 - 2005

Sự gia tăng tỷ lệ tín dụng so với GDP cho thấy vai trò quan trọng của hệ thống NHTM trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Điều này khẳng định hệ thống tài chính tại Việt

Nam chủ yếu là NHTM, còn thị trường chứng khoán chưa phát huy hết vai trò chu chuyển vốn cho nền kinh tế Tỷ lệ tín dụng/GDP đã tăng gần gấp đôi từ năm 2000 (35.3%) đến năm 2005 (65.6%) Tuy vậy, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong hệ thống NHTM vẫn còn cao

Biểu đồ 2.21 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ của NHTM Việt Nam giai đoạn 2000 –

Như vậy hoạt động của hệ thống NHTM trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào mở rộng tín dụng mà chưa quan tâm đến chất lượng tín dụng Song song đó với CSTT mở rộng, mức lãi suất điều hành thấp đã giúp các NHTM liên tục mở rộng địa bàn hoạt động, gia tăng quy mô tổng tài sản và gia tăng cấp tín dụng Các NHTM gần như chưa quan tâm đếnnh ưng vấn đề khác như an toàn hoạt động Điều này cũng dễ hiểu vì rủi ro trong giai đoạn này khá thấp vì hầu như các ngành đều tăng trưởng tốt và các doanh nghiệp cũng như người dân phát triển kinh doanh tốt nên rủi ro chưa xảy ra nhiều

Giai đoạn 2006 – 2010 chứng kiến nhiều biến động trong hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Với sự kiện gia nhập WTO 8 năm 2007 và sự bùng phát của thị trường chứng khoán giai đoạn 2005 – 2007 và sau đó là giai đoạn lạm phát tăng cao năm 2008, 2010

Kèm theo đó hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM cũng có nhiều thay đổi

Trong giai đoạn 2006 – 2010 nền kinh tế đã có giai đoạn tăng trưởng ổn định và mạnh mẽ những năm 2006, 2007 kéo theo sự gia tăng các hoạt động tín dụng, và dư nợ tín dụng trong nền kinh tế NHTM chính là hệ thống chu chuyển tín dụng quan trọng đến với các doanh nghiệp, cá nhân trong giai đoạn này Hoạt động hệ thống NHTM đạt lợi nhuận cao và liên tục mở rộng hệ thống, đẩy mạnh các sản phẩm mới, cho vay các lĩnh vực mới, đặc biệt là chứng khoán và bất động sản

Biểu đồ 2.22 Tăng trưởng GDP bình quân theo Quý: Giai đoạn 2006-2010 (%)

8 WTO: tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

Trong giai đoạn 2007 – 2010 tổng tài sản của hệ thống đã tăng gấp đôi từ 1.097 nghìn tỷ VND (tương đương 52.4 tỷ USD) lên 2.690 nghìn tỷ VND (tương đương 128.7 tỷ USD)

Biểu đồ 2.23 Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản ngành ngân hàng 2007 – 2010 (%)

Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng của VCBS

Tổng tài sản của ngành ngân hàng Việt Nam tăng lên một phần là do quy mô hoạt động của các NHTM tăng lên bởi vì danh mục tín dụng của các NHTM tăng lên Dư nợ tín dụng của các NHTM tăng lên là do các ngân hàng cố gắng tăng vốn chủ sở hữu của mình lên để mở rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trường, đồng thời khi tăng vốn lên thì danh mục cho vay của ngân hàng cũng mở rộng, tổng tài sản của ngân hàng cũng tăng lên Cùng với đó là quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu phải đạt được của NHNN Việt Nam nên các ngân hàng phải “chạy đua” để tăng vốn

Biểu đồ 2.24 Vốn điều lệ của 11 ngân hàng lớn nhất đến cuối năm 2010 (tỷ VND)

Nguồn: báo cáo phân tích ngành ngân hàng của VCBS

Khảo lược mối tương quan giữa chính sách tiền tệ và tăng trưởng tín dụng Việt Nam giai đoạn 2004 – 2012

Để đánh giá mức độ tác động của CSTT vào ngành ngân hàng, tác giả tiến hành khảo lược mối quan hệ giữa CSTT và tăng trưởng tín dụng Việt Nam giai đoạn 2004 – 2012 Lãi suất thanh toán liên ngân hàng của Việt Nam sau giai đoạn ổn định ở mức thấp 2004 – 2007 (CSTT mở rộng) đã thay đổi, tăng cao trong năm 2008 (CSTT thắt chặt), sau đó giảm nhanh trong năm 2009 (chính sách kích cầu năm 2009, CSTT mở rộng), rồi lại tăng lên và giữ ở mức cao năm 2010 và 2011 (CSTT thắt chặt)

Biểu đồ 2.41 Lãi suất thanh toán liên ngân hàng Việt Nam 2004 - 2012

Năm 2012, CSTT đã có nới lỏng hơn so với năm 2011 và 2010 khi lãi suất thanh toán liên ngân hàng đã giảm xuống, đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2012 CSTT càng thể hiện rõ hơn trong tăng trưởng cung tiền M2 Suốt giai đoạn 2004 – 2007 tăng trưởng cung tiền của Việt Nam luôn cao (trung bình trên 30%/năm) và năm sau cao hơn năm trước

Năm 2008, cung tiền được cắt giảm mạnh chỉ còn tăng trưởng ở mức 20%/năm, thấp hơn nhiều so với các năm trước

Lãi suất thanh toán liên ngân hàng Việt Nam 2004 - 2012

Biểu đồ 2.42 Tăng trưởng M2 của Việt Nam 2004 - 2012

Sau năm 2008, tăng trưởng tiền tăng trở lại trước khi giảm mạnh trong năm 2011 và 2012

Trong khi đó tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cũng rất cao trong giai đoạn 2004 – 2007

Giai đoạn 2004 – 2007 tăng trưởng tín dụng Việt Nam thực hiện luôn cao hơn nhiều so với mục tiêu được NHNN Việt Nam đề ra

Bảng 2.9 Tăng trưởng tín dụng Việt Nam 2004 - 2012

Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tín dụng (%)

Nguồn: NHNN Việt nam Đến giai đoạn 2011 – 2012 thì tăng trưởng tín dụng của Việt Nam lại thấp hơn nhiều so với mục tiêu chính sách của NHNN Đặc biệt trong năm 2012, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt mức 6.45% so với chỉ tiêu đề ra từ 15 – 17% Như vậy, diễn biến trái chiều này của tăng trưởng tín dụng cho thấy trong năm 2012 cầu tín dụng của nền kinh tế Việt Nam đã giảm đi rất nhiều so với các giai đoạn trước đây So sánh mối quan hệ giữa lãi suất, tăng trưởng

Tăng trưởng M2 của Việt Nam 2004 - 2012 cung tiền M2 và tăng trưởng tín dụng cho thấy mối quan hệ nghịch giữa lãi suất thanh toán liên ngân hàng và hai biến còn lại trong suốt giai đoạn nghiên cứu

Biểu đồ 2.43 Lãi suất liên ngân hàng, Tăng trưởng M2, Tăng trưởng tín dụng của

Nguồn: ADB, NHNN Việt Nam

Giai đoạn 2004 – 2007 với lãi suất ổn định ở mức thấp (CSTT mở rộng), cung tiền tăng mạnh, đồng thời tăng trưởng tín dụng mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức rất cao

Trong năm 2007, khi lãi suất có giảm nhẹ thì cung tiền và tăng trưởng tín dụng tăng vọt,

CSTT và Tăng trưởng tín dụng Việt Nam 2004 - 2012

Vnibor Tăng trưởng M2 Tăng trưởng tín dụng đây có thể xem là ảnh hưởng của sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, dòng vốn đầu tư vào

Việt Nam tăng lên, đồng thời đầu tư trong nước cũng được kích hoạt mạnh Tuy nhiên, do lạm phát năm 2008, CSTT được thắt chặt nhanh chóng, lãi suất tăng lên gần gấp đôi khiến cho tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng tín dụng giảm đi gần một nữa

Năm 2009, 2010 khi lạm phát đã được kiểm soát bớt, để kích thích kinh tế, Chính phủ Việt Nam thực thi chính sách kích cầu qua hỗ trợ lãi suất (năm 2009), lãi suất giảm xuống, tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng tín dụng tăng trở lại ở mức cao Tuy vậy, điều này không được duy trì lâu vì lạm phát những tháng đầu năm 2011 nên CSTT được thắt chặt với Nghị quyết 02/NQ-CP thắt chặt chính sách tài khóa và CSTT để kiểm soát lạm phát nên lãi suất tăng lên, tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng tín dụng đồng loạt giảm thấp Đến năm 2012, khi lạm phát đã được giữ ổn định, kinh tế gặp khó khăn, CSTT đã được nới lỏng hơn, lãi suất giảm, cung tiền tăng nhưng tăng trưởng tín dụng lại đi ngược xu hướng (tăng trưởng chậm lại rất nhiều) Điều này cho thấy nền kinh tế đang đi vào giai đoạn cực kỳ khó khăn, nhu cầu tín dụng giảm nhiều, các doanh nghiệp không còn muốn vay tiền để mở rộng sản xuất thêm nữa

Mặc dù lãi suất giảm, cung tiền tăng nhưng tăng trưởng tín dụng lại thấp, như vậy liệu rằng phản ứng của các NHTM với CSTT đã thay đổi hay chỉ là hiện tượng của năm 2012

Liệu rằng đặc điểm của mỗi NHTM có ảnh hưởng đến tác động của CSTT đến tăng trưởng tín dụng Để làm rõ vấn đề này tác giả đi đến chương tiếp theo để kiểm định tác động của

CSTT đến tăng trưởng tín dụng của NHTM trong mối tương quan với đặc điểm của từng

Qua phân tích CSTT và tăng trưởng tín dụng cũng như tình hình hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam qua các giai đoạn có thế rút ra các nhận xét sau:

- Tại Việt Nam, CSTT được thực thi bởi NHNN Việt Nam và có những thay đổi trong giai đoạn 10 năm gần đây CSTT chủ yếu thực thi qua công cụ lãi suất, thị trường mở, giới hạn tăng trưởng tín dụng và các công cụ khác

- Việt Nam đối mặt với khủng hoảng và tình trạng lạm phát cao những năm 2008,

2010 do đó CSTT cũng thay đổi lớn thông qua các biến lãi suất điều hành, cung tiền và giới hạn tăng trưởng tín dụng trong hệ thống NHTM

- Hệ thống NHTM Việt Nam mở rộng trong giai đoạn 2000 – 2012, đặc biệt là sau giai đoạn 2006 với quy mô, dư nợ tín dụng tăng cao, đồng thời cũng đối mặt với rủi ro và khó khăn

- Các NHTM Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ, nhưng tăng trưởng tín dụng khá cao trong giai đoạn này, sản phẩm chủ yếu trong tín dụng là cho vay

- Thanh khoản và rủi ro tín dụng đã xuất hiện trong thời gian gần đây

Trên cơ sở những nội dung đã phác họa về CSTT và tăng trưởng tín dụng, tác giả đi đến nghiên cứu sự dẫn truyền của CSTT qua kênh tín dụng dưới sự tác động của đặc điểm từng NHTM ở chương tiếp theo.

Thiết kế mô hình

Như đã tìm hiểu ở chương 1, trung gian tài chính nói chung và NHTM nói riêng là kênh dẫn vốn quan trọng nhất của nền kinh tế Các nghiên cứu thực hiện tại Mỹ và Châu Âu cung cấp nhiều bằng chứng cho thấy vai trò quan trọng của NHTM trong hoạt động truyền dẫn tác động của CSTT của NHTW một quốc gia (kênh truyền dẫn lãi suất, tín dụng) Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trên đều thực hiện nghiên cứu bằng mô hình tự hồi quy

(VAR) với các biến được sử dụng là các biến thuộc yếu tố vĩ mô mà chưa nghiên cứu đặc điểm của các NHTM có tác động đến quá trình truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng của

NHTM hay không Gần đây, những nghiên cứu bắt đầu chú ý đến vấn đề này, Angeloni và công sự, Ehrmann và cộng sự, Gambacorta nghiên cứu tại các NHTM Châu Âu cho thấy các đặc điểm của NHTM và các nhân tố thị trường tài chính có tác động theo nhiều chiều hướng khác nhau lên sự truyền dẫn của CSTT qua hệ thống NHTM và rủi ro của các NHTM

(Angeloni, Kashyap và Mojon, 2003) Đồng thời đó với sự cải tiến trong hoạt động, sản phẩm và sự thay đổi trong môi trường tài chính đã dần đến thay đổi cách thức một phần hoạt động cơ bản của các NHTM từ đó cũng làm thay đổi những tác động của CSTT lên nền kinh tế thông qua kênh tín dụng cũng như quá trình truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng bị ảnh hưởng bởi sự phản ứng của các NHTM, đặc điểm và rủi ro của các NHTM

(Loutskina và Strahan, 2006) Những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy CSTT tác động đến tăng trưởng tín dụng và rủi ro của NHTM và bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm của mỗi

NHTM (Morsink và Bayoumi, 2003) Yener Altunbas, Leonardo Gambacorta, David

Marques - Ibanez (2010) đã sử dụng mô hình GMM để nghiên cứu tác động của CSTT lên tăng trưởng tín dụng của NHTM, trong đó có quan tâm để đặc điểm riêng của từng NHTM và yếu tố rủi ro của mỗi NHTM Phương trình được ba nhà nghiên cứu sử dụng có dạng 12 :

Nguồn: Yener Altunbas, Leonardo Gambacorta, David Marques-Ibanez

Tại Việt Nam, thời gian qua đã có những nghiên cứu về tác động của CSTT của NHNN lên các biến số của nền kinh tế như thị trường chứng khoán (Nguyễn Thị Bích Loan, 2013), lạm phát (Nguyễn Trung Kiên, 2013), cán cân thương mại (Lại Thị Ngọc Châm, 2012), tỷ giá (Trần Ngọc Thơ, 2012), tăng trưởng GDP (Phương Ngọc, 2013) Gần đây có đã có nghiên cứu về sự truyền dẫn của CSTT đến kênh tín dụng tại Việt Nam của tác giả Chu Khánh Lân (Lân, 2013) Nghiên cứu cũng sử dụng mô hình VAR để do lường sự truyền dẫn của CSTT qua kênh tín dụng thông qua các biến vĩ mô như lạm phát, dự trữ ngoại hối, tỷ giá hối đoái…mà chưa đề cập đến đặc điểm của chính mỗi NHTM trong truyền dẫn CSTT đến tăng trưởng tín dụng và rủi ro của mỗi NHTM

12 Trong đó: Loan (dư nợ tín dụng của NHTM), GDPN (GDP danh nghĩa), i (lãi suất điều hành), EDF (chỉ số EDF dự đoán khá năng phá sản của Moody), SIZE (quy mô tài sản của NHTM), LIQ (tỷ lệ thanh khoản), CAP (tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản), LLP (tỷ lệ dự phòng nợ quá hạn)

Như vậy, hiện nay tại Việt Nam tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào về sự truyền dẫn của CSTT qua kênh tín dụng có quan tâm đến các biến thuộc đặc điểm của NHTM Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất sử dụng mô hình GMM được Yener Altunbas, Leonardo

Gambacorta, David Marques-Ibanez sử dụng để kiểm định tác động của CSTT lên tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam trong mối quan hệ với đặc điểm và rủi ro của từng NHTM Mô hình kiểm định có dạng: Δln(loan) i,t = αΔln(loan) i,t-1 + σ 2 Δln(GDP) t-1 + ϕ 1 Δi t + ϕ 2 Δi t-1 + φ 1 Δi t *SIZE i,t-1 + φ 2 Δi t-

1 *SIZE i,t-1 + τ 1 Δi t *LIQ i,t-1 + τ 2 Δi t-1 *LIQ i,t-1 + ψ 1 Δi t *CAP i,t-1 + ψ 2 Δi t-1 *CAP i,t-1 + ¥ 2 SIZE i,t-

Các biến được sử dụng trong mô hình giống như mô hình đã được ba nhà nghiên cứu trên sử dụng Trước hết tăng trưởng tín dụng bị ảnh hưởng bởi CSTT của NHTW các quốc gia, cụ thể là thông qua công cụ lãi suất Khi lãi suất giảm xuống sẽ khuyến khích các

NHTM cấp tín dụng nhiều hơn, người dân cũng có động cơ để đi vay nhiều hơn cho tiêu dùng và sản xuất do đó tín dụng tăng lên (Bernanke và Gertler, 1995) Đối với tăng trưởng kinh tế, khi kinh tế phát triển, GDP tăng lên làm cho thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu đầu tư và tiêu dùng cũng theo đó tăng lên Vì vậy NHTM sẽ có cơ hội cung cấp nhiều tín dụng hơn do đó tín dụng tăng trưởng (Kayshap và Stein, 1994) Bên cạnh đó các biến liên quan đến đặc điểm của NHTM như tỷ lệ thanh khoản, quy mô của NHTM, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng tài sản đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cấp đến khi xem xét tác động của CSTT đến tín dụng của NHTM như các nhà nghiên cứu Kashyap và Stein (sử dụng quy mô tổng tài sản - SIZE) (1995), Stein năm

(1998) (sử dụng tỷ lệ thanh khoản – LIQ, tiền tương đương tiền và chứng khoán đầu tư trên tổng tài sản), ; Van den Heuvel (2002) (sử dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu - CAP), Yener

Altunbas, Leonardo Gambacorta, David Marques-Ibanez (sử dụng tỷ lệ nợ quá hạn - LLP)

(2012) đã đề cập và sử dụng trong các nghiên cứu của mình

Các biến đặc điểm của NHTM và biến kiểm soát vĩ mô, biến lãi suất chủ yếu được sử dụng với độ trễ 1 năm (t-1) để phù hợp với lý thuyết về vĩ mô vì CSTT có độ trễ trong tác động đến các biến khác trong nền kinh tế (Ehrmann, 2004) Đồng thời với biến Δln(loan)

1 cùng các biến khác được tính tích hợp với biến lãi suất và lấy độ trễ là 1 được sử dụng trong mô hình để kiểm soát sai số nội sinh của mô hình

Bảng 3.1 Các biến trong mô hình và mối tương quan mong đợi

Dữ liệu

Với mô hình được đề xuất sử dụng, dữ liệu được thu thập chủ yếu từ Báo cáo tài chính của các NHTM giai đoạn 2003 – 2012 (các số liệu quan đến từng ngân hàng thương mại, trong đó một số NHTM không có đủ báo cáo tài chính các năm nên tác giả sử dụng dữ liệu bảng không cân đối – unbalanced panel data), Tổng cục thống kê và Ngân hàng nhà nước

Việt Nam và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) 13 Cụ thể:

Bảng 3.2 Cách tính và nguồn các biến trong mô hình

Chỉ tiêu Cách tính, đơn vị Nguồn Δit it - it-1; % Ngân hàng nhà nước Việt Nam Δln(GDP)t ln(GDP)t - ln(GDP)t-1 ADB ΔlnM2t ΔlnM2t - ΔlnM2t-1 ADB Δln(loan)i,t ln(loan)i,t - ln(loan)i,t-1 Báo cáo tài chính của từng NHTM

SIZEi,t-1 Ln(Tổng tài sản) Báo cáo tài chính của từng NHTM

LIQi,t-1 Tài sản thanh khoản/tổng tài sản, % (tài sản thanh khoản: tiền và tương đương tiền cộng với chứng khoán đầu tư, kinh doanh)

Báo cáo tài chính của từng NHTM

CAPi,t-1 Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản, % Báo cáo tài chính của từng NHTM

LLPi,t-1 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/tổng tài sản, % Báo cáo tài chính của từng NHTM

Kết quả kiểm định

Để kiểm tra trước đặc tính của dữ liệu, phương sai thay đổi và tự tương quan trong mô hình, tác giả sử dụng mô hình hồi quy với hiệu ứng fixed effect Kết quả cho thấy R2 rất cao (99.18%) tuy nhiên mô hình bị phương sai thay đổi, do đó đề xuất sử dụng mô hình GMM là phù hợp (kết quả tóm tắt mô hình fixed effect trong bảng 3.3 và chi tiết ở phụ lục số 4)

Trước tiên mô hình GMM được sử dụng với đầy đủ các biến (mô hình GMM 1)

Bảng 3.3 Kết quả mô hình GMM 1

Biến Tương quan mong đợi Kết quả mô hình GMM 1 Δln(loan)i,t-1 + 0.529** Δln(GDP)t + 0.309 Δit - 0.067** Δit-1 - 0.111*

Ghi chú: *, **, *** lần lượt có ý nghĩa với mức 1%, 5%, 10%

Với kết quả mô hình GMM 1 cho thấy hầu hết các biến đều có tác động đến sự truyền dẫn của CSTT qua kênh tín dụng của NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2003 – 2012 và mối tương quan đó phù hợp với lý thuyết nền Tuy nhiên, biến lãi suất đại diện cho CSTT có sự tương tác ngược với khung lý thuyết Theo lý thuyết khi CSTT thắt chặt (lãi suất điều hành tăng) thì tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thương mại sẽ giảm, nhưng qua mô hình cho thấy

14 Tham khảo phụ lục 4 để xem thêm chi tiết kết quả mô hình mối tương quan này ngược lại, tuy nhiên hệ số khá nhỏ (0.067 và 0.111) Trong khi đó, mối tương quan của CSTT tác động lên kênh tín dụng của NHTM qua các biến công cụ chỉ có LIQ và CAP là cho ý nghĩa thống kê, trong khi đó biến SIZE không cho ý nghĩa thống kê Chứng tỏ quy mô của các NHTM không ảnh hưởng lên nhiều đến sự tác động của

CSTT qua kênh tín dụng của NHTM mà các đặc điểm về vốn chủ sở hữu, khả năng thanh khoản lại có tác động mạnh Một yếu tố khác là biến LLP khi chạy mô hình GMM trở thành biến công cụ và mô hình GMM đã không tính ra giá trị, chứng tỏ các NHTM trong giai đoạn 2003 – 2012 chưa quan tâm đến rủi ro trong quá trình tăng trưởng tín dụng trong sự phản ứng với các cú sốc của chính sách tiền tệ Để kiểm định tính vững của mô hình, chúng ta sử dụng kiểm định Arellano-Bond bậc 1 cho thấy có ý nghĩa thống kê, có nghĩa rằng có tự tương quan hay chính là độ trễ của CSTT, điều này phù hợp với khung lý thuyết, và trong mô hình chúng ta đã sử dụng biến trễ một bậc Trong khi đó kiểm định Arellano-Bond bậc 2 không có ý nghĩa thống kê, do đó chuỗi dữ liệu không có độ trễ bậc 2, như vậy mô hình sử dụng độ trễ bậc 1 hoàn toàn phù hợp

Thêm vào đó để kiểm định tính vững của mô hình chúng ta sử dụng kiểm định Sargan nhân tố phóng đại không cho ý nghĩa thống kế chứng tỏ mô hình phù hợp Như vậy, mô hình được sử dụng là phù hợp và kết quả đáng tin cậy (kiểm định F cho ý nghĩa thống kê cao)

Bảng 3.4 Tổng hợp kết quả các mô hình

Mô hình hồi quy OLS với fixed effect

Mô hình: GMM 1 Mô hình: GMM 2 Mô hình:

Biến Giá trị hệ số góc

Giá trị hệ số góc

Giá trị hệ số góc

Giá trị hệ số góc

Giá trị kiểm định p Độc lập: Δln(loan)i,t

Phụ thuộc Δln(loan)i,t-1 1.1 0.000 0.529 0.024 0.530 0.023 0.887 0.000 Δln(GDP) t-1 -5.7 0.012 0.265 0.393 0.322 0.228 n/a Δi t 251361.7 0.739 0.067 0.083 0.074 0.028 0.097 0.010 Δi t-1 2536205.0 0.002 0.113 0.007 0.1103 0.0304 0.104 0.003 Δi t *SIZE i,t-1 0.0 0.000 0.000 0.711 n/a n/a Δi t-1 *SIZE i,t-1 0.0 0.000 0.000 0.243 0.000 0.266 n/a Δi t *LIQ i,t-1 119741.7 0.937 -0.203 0.013 -0.208 0.009 -0.280 0.003 Δi t-1 *LIQ i,t-1 -1779088.0 0.256 -0.292 0.000 -0.290 0.000 -0.304 0.001 Δi t *CAP i,t-1 -965074.1 0.610 -0.205 0.021 -0.216 -0.010 -0.227 0.007 Δi t-1 *CAP i,t-1 -3731707.0 0.100 -0.073 0.508 -0.068 0.533 n/a

F-test kiểm định phương sai thay đổi 0.7920

Kiểm định Arellano-Bond bậc

Kiểm định Arellano-Bond bậc

Kiểm định Sargan nhân tố phóng đại 0.218 0.241 0.690

Kiểm định Sargan không tính nhóm 0.436 0.478 0.820

Như vậy, tại Việt Nam trong giai đoạn 2003 – 2012 qua mô hình GMM 1 cho thấy đặc điểm của NHTM có ảnh hưởng đến sự dẫn truyền của CSTT qua kênh tín dụng của NHTM trong đó:

- Tổng tài sản: quy mô tổng tài sản của NHTM không có ảnh hưởng nhiều lên quá trình truyền dẫn của CSTT lên kênh tín dụng của NHTM tại Việt Nam Điều này có thể được giải thích bởi vì trong giai đoạn 2003 – 2012 là giai đoạn phát triển nhanh của kinh tế Việt Nam cũng như gặp nhiều rủi ro, quy mô của các NHTM không ngừng mở rộng và tăng lên qua các năm

Biểu đồ 3.1 Tổng tài sản của 30 ngân hàng được nghiên cứu giai đoạn 2003 – 2012

Nguồn: Tự tổng hợp từ các BCTC của các NHTM (triệu VND)

Nhưng NHNN Việt Nam khi thực thi CSTT luôn đặt ra giới hạn tăng trưởng tín dụng cho các NHTM, do đó gần như tăng trưởng tín dụng và tổng tài sản gần như không có tương quan với nhau

Bảng 3.5 Giới hạn tăng trưởng tín dụng của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2012

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Giới hạn tăng trưởng

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

- Vốn chủ sở hữu: có tương quan dương lên quá trình dẫn xuất của CSTT qua kênh tín dụng của NHTM Có nghĩa rằng những NHTM có nguồn vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản càng cao sẽ càng có khả năng hấp thu sự thay đổi của CSTT

Tổng tài sản 30 ngân hàng

- Tài sản thanh khoản: cũng có tác động dương lên sự tăng trưởng tín dụng Khi

NHTM có nhiều tài sản thanh khoản hơn sẽ có khả năng phản ứng cao hơn so với cú sốc trong CSTT

- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng: từ kết quả mô hình cho thấy các NHTM chưa quan tâm đến rủi ro trong quá trình phản ứng với sự thay đổi của CSTT thông qua kênh tín dụng của mình

Với kết quả thu được từ mô hình GMM 1 cho thấy tổng tài sản của NHTM không có tác động nhiều đến sự dẫn truyền của CSTT qua kênh tín dụng của NHTM, do đó để tìm kiếm mô hình với ý nghĩa cao hơn, tác giả loại bỏ bớt các biến liên quan đến tổng tài sản trong mô hình GMM 2, sau đó loại bỏ bớt biến GDP và biến trễ giữa i và vốn chủ sỡ hữu của NHTM để có mô hình GMM 3

Kết quả cho thấy cả 2 mô hình rút gọn bớt biết GMM2 và GMM3 đều cho ý nghĩa thống kê cao hơn khi giá trị F – test tăng lên Trong khi đó mức ý nghĩa của các biến độc lập cũng cao hơn trong khi các kiểm định liên quan đến tính bền của mô hình vẫn bảo đảm

Bảng 3.6 Kết quả mô hình GMM 2 và GMM 3

Biến Tương quan mong đợi

Kết quả mô hình GMM 2

Kết quả mô hình GMM 3 Δln(loan)i,t-1 + 0.53** 0.887* Δln(GDP)t + 0.322 n/a Δit - 0.074** 0.096* Δit-1 - 0.110* 0.1035*

Ghi chú: *, **, *** lần lượt có ý nghĩa với mức 1%, 5%, 10%

Qua 3 mô hình cho thấy các đặc điểm của NHTM có tác động lên sự dẫn truyền của CSTT qua kênh tín dụng của NHTM tại Việt Nam, các đặc điểm có ảnh hưởng đều có ý nghĩa thống kê và phù hợp khung lý thuyết Tuy nhiên về mối tương quan tổng thể của lãi suất và tăng trưởng tín dụng lại có mối tương quan dương Điều này có thể được giải thích như sau:

- Tại Việt Nam, NHNN đã thiết lập giới hạn tăng trưởng tín dụng cho hệ thống, đến giai đoạn 2011 – 2013 khi mà Việt Nam rơi vào khủng hoảng NHNN tiến hành thiết lập mức tăng trưởng tín dụng cho từng nhóm ngân hàng khác nhau nên phản ứng có thể bị sai lệch so với khung lý thuyết truyền thống

- Thêm vào đó, giai đoạn 2003 – 2009 các NHTM liên tục tăng trưởng tổng tài sản kèm theo là tăng trưởng tín dụng tương đương, trong khi đó giai đoạn này Việt Nam liên tục tăng trưởng mức cao (trên 5%) nhu cầu vốn của nền kinh tế lớn, cho nên dù CSTT có thể thắt chặt nhưng tăng trưởng tín dụng không giảm quá mạnh

Biểu đồ 3.2 Tổng tài sản và dự nợ cho vay của 30 ngân hàng giai đoạn 2003 - 2012

Đề xuất với NHTM trong phát triển tín dụng

Hiện nay, hệ thống NHTM đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động nguồn vốn trong nền kinh tế của đất nước Theo số liệu của World Bank cho thấy, tín dụng trong nước được cung cấp bởi hệ thống NHTM chiếm một tỷ trọng rất cao so với

GDP và không ngừng tăng lên Tính đến năm 2011, tỷ lệ này đã lên đến 120% GDP, và cao hơn rất nhiều so với bình quân của thế giới là 74%

Biểu đồ 4.1 Tín dụng trong nước được cung cấp bởi hệ thống NHTM(%GDP)

Trong năm năm gần đây nhờ có chính sách cởi mở của Chính phủ, hệ thống ngân hàng Việt nam đã tăng trưởng mạnh kể cả về quy mô tài sản và số lượng các ngân hàng

Khối các ngân hàng cổ phần đang mạnh lên ở quy mô cũng như khả năng chiếm lĩnh thị phần so với các khối thành viên khác trong hệ thống Tuy nhiên, hiện nay hệ thống NHTM

Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề Vấn đề đầu tiên là nợ xấu trong hoạt động tín dụng

Bản chất của nợ xấu ngân hàng là do khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay không hiệu quả, và nó thường phát sinh sau một chu kỳ vay vốn, thậm chí sau một thời gian dài Nợ xấu hiện nay của các tổ chức tín dụng (TCTD) được tích lũy từ trước đây do môi trường kinh doanh xấu đi kể từ năm 2008, khách hàng vay gặp nhiều khó khăn về tài chính và hoạt động, vì vậy, nợ xấu của hệ thống các TCTD có chiều hướng gia tăng nhanh trong thời gian gần đây Trong bối cảnh dư nợ tín dụng không tăng từ đầu năm 2012 trở lại đây cho thấy nợ xấu phát sinh mới chủ yếu là các khoản tín dụng đã được cấp trước đây, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh Đến ngày 31/5/2012, nợ xấu theo các TCTD báo cáo là hơn 117 ngàn tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ tín dụng Theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đối với gần 1,01 triệu khách hàng vay được chọn mẫu của 57 TCTD của Việt Nam chiếm tới 90,1% tổng dư nợ tín dụng của các TCTD này, đến ngày 31/3/2012 nợ xấu 15 của các TCTD là hơn 202 ngàn tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng 16 Nguyên nhân nợ xấu theo kết quả giám sát cao hơn nợ xấu theo báo cáo của các TCTD tại thời điểm tháng 3/2012 là do:

Thứ nhất, các tiêu chí xác định nợ xấu theo quy định hiện hành có bao gồm tiêu chí định lượng (như: thời gian quá hạn, số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ,…) và tiêu chí định tính (chấm điểm, xếp hạng khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng) Việc bao gồm các tiêu chí định tính và định lượng trong phân loại nợ là phù hợp với thông lệ quốc tế Tuy nhiên, do khoản nợ rủi ro và năng lực quản trị rủi ro của các TCTD là khác nhau, nên việc sử dụng các tiêu chí định tính trong phân loại nợ dễ dẫn đến sự thiếu minh bạch trong xác định và ghi nhận nợ xấu của TCTD

Thứ hai, một số TCTD không thực hiện đúng quy định về phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu thấp hơn thực trạng và quy định để giảm chi phí trích lập DPRR

15 Bao gồm nợ xấu hạch toán nội bảng, nợ xấu đã xử lý bằng DPRR đang theo dõi ngoại bảng và nợ xấu cam kết ngoại bảng

16 Bao gồm dư nợ cho vay hạch toán nội bảng, nợ xấu đã xử lý bằng DPRR đang hạch toán ngoại bảng và dư nợ cam kết ngoại bảng

Thứ ba, do thiếu thông tin về phân loại nợ của khách hàng tại các TCTD, nên dẫn đến có sự khác nhau về nhóm nợ của 1 khách hàng quan hệ tại nhiều TCTD

Do các nguyên nhân trên, nợ xấu do TCTD báo cáo thường thấp hơn nợ xấu theo kết quả giám sát TCTD và còn thấp hơn nữa so với nợ xấu theo kết quả thanh tra tại chỗ của NHNN Kết quả thanh tra tại chỗ vừa qua đối với một số NHTMCP yếu kém thuộc diện phải cơ cấu lại cho thấy nợ xấu thực tế của các TCTD cao hơn nhiều số hiện báo cáo của TCTD Tình trạng tồn tại nhiều con số về nợ xấu không phải là vấn đề riêng có ở Việt

Nam vì những nguyên nhân nói trên Tuy nhiên, số liệu nợ xấu chính thức của toàn hệ thống ngân hàng do cơ quan quản lý, giám sát ngân hàng công bố và được chấp nhận do được giải thích rõ ràng và pháp luật quy định cụ thể về phương pháp phân loại nợ, và con số 8.6% nợ xấu trên tổng dư nợ là một con số đáng báo động cho toàn hệ thống, vì nó đã vượt vốn tự có của các ngân hàng này

Biểu đồ 4.2.Tỷ lệ nợ xấu hệ thống NHTM 2011

Theo số liệu tổng hợp của VCBS từ báo cáo của các ngân hàng lớn nằm ở nhóm 1, Agribank có tỷ lệ nở xấu và nợ nhóm 5 cao nhất, tiếp theo đó là CTG và BIDV, đều là những ngân hàng có cổ phần chi phối của nhà nước

Vấn đề thứ hai là tình trạng sở hữu chéo giữa các NHTM Hiện nay Luật pháp không cấm các ngân hàng sở hữu lẫn nhau, chỉ hạn chế tỷ lệ, vì thế một ngân hàng có thể là một cổ đông lớn của ngân hàng khác Trong quá trình tăng vốn rồi qua hoạt động giao dịch cổ phiếu, mối quan hệ sở hữu giữa các ngân hàng hiện nay đã khá rắc rối Các thương vụ mua bán cổ phần liên tục được thực hiện Mới đây nhất là Eximbank mua 9,7% cổ phần của Sacombank sau khi thoái toàn bộ hơn 8% cổ phần tại VietA Bank hồi cuối năm 2011

HDBank cũng dự định mua lại cổ phần của EVN tại ABBank Ngoài việc trực tiếp đầu tư, ngân hàng có thể đầu tư vào ngân hàng thông qua các công ty con hoặc ủy thác đầu tư qua một bên trung gian

Với tình hình kinh tế và hệ thống NHTM Việt Nam có nhiều biến động đi kèm rủi ro hệ thống và rủi ro cho cả nền kinh tế Đã có nhiều bước đi từ việc hợp nhất 3 ngân hàng đầu tiên đến hành động phân loại các NHTM thành 3 nhóm với 3 mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 Ngày 01 tháng 03 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 254/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án Cơ cấu lại hệ thống tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” với các nội dung chính:

- Mục tiêu cơ cấu lại hệ thống tín dụng: theo đề án 254, mục tiêu của việc cơ cấu lại hệ thống tín dụng có 2 mục tiêu chính gắn liên với giai đoạn 2011 – 2015 và mục tiêu đến năm 2020 o Cơ cấu lại triệt để, căn bản và toàn diện các tổ chức tín dụng, đến năm 2020 hình thành một hệ thống tín dụng đa năng, hiện đại, hoạt động an toàn và hiệu quả với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại o Riêng trong giai đoạn ngắn hạn 2011 – 2015 tiến hành làm lạnh mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các TCTD, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD Đến cuối năm 2015 hình thành ít nhất 1 – 2 NHTM có quy mô và trình độ tương đương các NHTM trong khu vực

Về mục tiêu của đề án, có thể thấy nổi bật lên mục tiêu “An toàn và Hiệu quả” của các tổ chức tín dụng Đặc biệt trong giai đoạn 2011 – 2015 phải lành mạnh hóa các TCTD yếu kém Đây là yêu cầu bức thiết và phải tiến hành ngay để đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống Tuy vậy mục tiêu này chưa thực sự chi tiết và rõ ràng cho từng giai đoạn Khi tiến hành tái cấu trúc hệ thống các TCTD phải cụ thể hơn nữa và mục tiêu cần tập trung vào tính an toàn của hệ thống nhiều hơn Thêm vào đó mục tiêu đến năm 2015 có ít nhất 1 – 2

Đề xuất với NHNN Việt Nam trong thực thi Chính sách tiền tệ

4.2.1 Chính sách tiền tệ: Đối với NHNN là cơ quan quản lý và thực thi CSTT, việc xác định khả năng hấp thụ và phản ứng của từng NHTM rất cần thiết NHNN cần xác định đặc điểm, khả năng và rủi ro của từng NHTM mà áp dụng các công cụ trong CSTT sao cho phù hợp nhất Không nên đánh đồng tất cả các NHTM, vì như vậy sẽ gây khó khăn có các NHTM nhỏ, với vốn ít và ít tài sản thanh khoản sẽ khó có khả năng phản ứng tốt trước các cú sốc của CSTT NHNN nên theo dõi phân chia các nhóm NHTM theo tiêu chí: Vốn, Tài sản thanh khoản, Rủi ro tín dụng để xác định các công cụ thực thi CSTT phù hợp

Chính sách và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quyết định sự thành công của quá trình tái cấu trúc hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Đây cũng là cơ hội để Việt Nam xác định cơ chế và phương pháp điều hành chính sách trong tương lai của NHNNVN nhằm bảo đảm tính an toàn và hiệu quả của hệ thống Dựa trên kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng Chính sách lạm phát mục tiêu và kết quả thực nghiệm tại Việt Nam của nghiên cứu này cho thấy

CSTT của Việt Nam trong thời gian qua chưa thực sự hiệu quả Do đó, Chính sách lạm phát mục tiêu có thể xem như một hướng đi tích cực cần nghiên cứu và xây dựng trong giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm chuẩn bị những điều kiện để có thể áp dụng trong tương lai

Chính sách lạm phát mục tiêu được khởi nguồn từ New Zealand vào năm 1988, sau đó hàng loại các quốc gia khác cũng chuyển sang chính sách này như Chilê, Canada, Israel,

Anh, Thụy Điển, Phần Lan, Úc, Tây Ban Nha và dần trở thành một trong những chính sách quan trọng của CSTT ở các quốc gia trên thế giới

Bảng 4.5 Các quốc gia áp dụng Chính sách lạm phát mục tiêu

1992 Thụy Điển – Phần Lan – Úc

1998 Cộng hòa Séc – Hàn Quốc – Phần Lan

2001 Iceland - Na Uy – Hungary – Peru – Philippines

Nguồn: Lars (1999); Truman, Edwin (2003); Roger, Scott (2010)

Từ năm 2011 đã có tới 27 NHTW trên thế giới áp dụng theo lạm phát mục tiêu thành công (Hammond, 2011) Chính sách lạm phát mục tiêu được xem như một chính sách thích hợp nhất để các NHTW xây dựng và thực thi, điều hành chính sách của mình hiệu quả

Mục đích chính của lạm phát mục tiêu là xác định mức lạm phát mà NHTW hướng đến, từ đó giúp xác định lạm phát mong đợi trong các thành phần của nền kinh tế và giúp cho nền kinh tế vĩ mô ổn định Hệ thống lạm phát mục tiêu có ba đặc điểm quan trọng (Lars, 1999):

- NHTW xác định rõ mức lạm phát mục tiêu mà mình hướng đến

- Quốc gia có khung chính sách rõ ràng để ra quyết định kinh tế, ra quyết định về mục tiêu lạm phát

- NHTW có tính minh bạch và trách nhiệm cao trong thực thi chính sách

Sau khi NHTW xác định mức lạm phát mục tiêu sẽ tiến hành công bố và thực thi các chính sách khác làm sao để đảm bảo đạt được mức lạm phát mục tiêu đề ra (có thể xê dịch trong ngưỡng cho phép) từ đó tạo ra mức kỳ vọng về lạm phát trong khu vực tư nhân đúng với mức lạm phát mục tiêu mà NHTW đã đề ra Cụ thể, việc đầu tiên mà NHTW phải thực hiện là xác định mức lạm phát mục tiêu, các NHTW thường giữ kín phương pháp họ sử dụng nhưng thông thường mức lạm phát mục tiêu được xác định dựa trên dự báo về lạm phát của quốc gia

Bảng 4.6 Mục tiêu lạm phát của một số quốc gia

Quốc gia Mức Lạm phát mục tiêu

Anh Lạm phát theo CPI từ 1 – 3%

Canada Lạm phát theo CPI từ 1% – 3%

ECB Trần của Lạm phát theo CPI: 2%

Hàn Quốc Giai đoạn 2010 – 2012: Lạm phát theo CPI từ 2% – 4%

New Zealand Lạm phát từ 1 – 3%

Thụy Điển Lạm phát theo CPI từ 1 – 3% Úc Lạm phát từ 3% – 5%

Nguồn: Tổng hợp từ website NHTW các quốc gia và ECB, ngày truy cập 3/8/2013

Sau khi xác định mức lạm phát mục tiêu, NHTW phải đảm bảo thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu này hiệu quả, điều đó đòi hỏi tính minh bạch và trách nhiệm cao của

NHTW trong thực thi chính sách Trong đó, ba yếu tố then chốt là: sự độc lập của NHTW

(Central Bank Independence), tính minh bạch của chính sách (Transparency) và sự tin cậy

(Credibility) của NHTW trong thực thi chính sách (Mishkin, 2004)

Sự độc lập của NHTW thường được nhắc đến như sự độc lập khỏi tác động của chính phủ Điều này thể hiện qua việc chính phủ có can thiệp vào việc ra quyết định và thực thi

CSTT của NHTW hay không (Alex Cukierman, 2008) Có nhiều cấp độ độc lập của

NHTW, nếu NHTW độc lập hoàn toàn khỏi chính phủ có nghĩa rằng NHTW có thể độc lập quyết định các chính sách của mình mà không cần quan tâm đến ảnh hưởng của chính phủ, trường hợp của FED và ECB là điển hình Tuy nhiên, ngay cả khi độc lập trong ra quyết định chính sách thì người đứng đầu của các cơ quan này vẫn có mối liên hệ với chính phủ khi họ được bổ nhiệm bởi tổng thống Mỹ (FED) và Hội đồng châu Âu Một số quốc gia khác như New Zealand, Thụy Điển, Anh mục tiêu lạm phát được xác định bởi chính phủ do đó các NHTW của những quốc gia này không độc lập hoàn toàn Điều kiện thứ hai để chính sách lạm phát mục tiêu đạt hiệu quả là sự tin tưởng của dân chúng vào khả năng thực thi và đạt được mức lạm phát đó của NHTW Nếu người dân không tin tưởng, hoặc NHTW không thực hiện các hành động đúng như mình đề ra sẽ làm cho người dân thay đổi kỳ vọng về lạm phát khác so với mức lạm phát mục tiêu mà NHTW đã thiết lập, và người dân sẽ phản ứng khác với kỳ vọng ban đầu nên lạm phát thực sẽ khác với lạm phát mong đợi của NHTW

Cuối cùng, vấn đề minh bạch hóa thông tin cũng rất quan trọng trong thực thi chính sách lạm phát mục tiêu Khi NHTW thực thi CSTT, việc công khai và minh bạch hóa chính sách sẽ đem lại nhiều lợi ích khác nhau (Eijffinger, Van der Cruijsen, 2007) Bởi vì chính sách càng minh bạch thì mong đợi của người dân, DN sẽ càng dễ dàng đi theo hướng mà NHTW mong muốn, hay nền kinh tế càng dễ đặt niềm tin vào chính sách vì họ có khả năng học hỏi từ các chính sách quá khứ và xây dựng mong đợi của mình phù hợp với chính sách thực (Svensson, 2003) Eusepi (2005) khẳng định sự minh bạch trong chính sách sẽ giúp giảm đi sự mất cân bằng và mất ổn định trong mong đợi của nền kinh tế Ngoài ra, sự minh bạch trong chính sách còn mang đến nhiều lợi ích khác: giảm thiểu các chi phí do thiệt hại từ dự đoán sai (Chortareas và cộng sự (2003); Dai, Sidiropoulos (2008)), giúp nền kinh tế đạt được mức lạm phát thấp (Hughes Hallett, Libich, 2006) và giúp ổn định mức lạm phát (Demertzis, Hughes Hallett, 2007) đồng thời giúp ổn định nền kinh tế vĩ mô trong các cú sốc hoặc trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế (Dai, Spyromitros, 2012)

Việt Nam tiến hành đổi mới từ 1986 chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế định hướng thị trường Hiến pháp 1992 đã thừa nhận khu vực kinh tế tư nhân và thiết lập các hệ thống thị trường hàng hóa và các thị trường khác cho nền kinh tế

Người dân được tự do đăng ký kinh doanh và kinh doanh các ngành nghề được cho phép, thu nhập bình quân tăng từ 210 USD (1986) lên trên 1200 USD/người/năm (2012) với tốc độ tăng trưởng GDP cao nhưng Việt Nam vẫn bị xếp vào nhóm nước có thu nhập thấp

(Vuong Quan Hoang, Tran Tri Dung, 2009) Và đáng quan ngại hơn khi Việt Nam mới gia nhập WTO thì phải đối phó với khủng hoảng kinh tế 2008, phải tái cấu trúc toàn bộ hệ thống tài chính – tiền tệ Các nghiên cứu gần đây có sử dụng các mô hình định lượng tại

Việt Nam về chính sách và hoạt động của NHNNVN để tìm ra giải pháp thích hợp nhất cho hoạt động điều hành của NHNNVN trong thời gian tái cấu trúc nhưng chưa đề cập đến hoạt động của NHNNVN sau giai đoạn tái cấu trúc nhiều Phương pháp, cơ chế hoạt động, điều hành của NHNNVN sau tái cấu trúc rất quan trọng vì nếu không Việt Nam sẽ rơi vào vòng lẩn quẩn: khủng hoảng – tái cấu trúc – khủng hoảng lại

Ngày đăng: 30/11/2022, 15:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Với tình hình kinh tế phát triển cao, lạm phát được giữ dưới mức 10% nên lãi suất liên ngân hàng được NHNN Việt Nam giữ ổn định ở mức khoảng 7%/năm - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
i tình hình kinh tế phát triển cao, lạm phát được giữ dưới mức 10% nên lãi suất liên ngân hàng được NHNN Việt Nam giữ ổn định ở mức khoảng 7%/năm (Trang 43)
Năm 2008, với tình hình lạm phát cao, NHNN Việt Nam tăng lãi suất thanh toán liên ngân hàng lên rất cao vào khoảng từ tháng 5/2008 đến tháng 10/2008 - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
m 2008, với tình hình lạm phát cao, NHNN Việt Nam tăng lãi suất thanh toán liên ngân hàng lên rất cao vào khoảng từ tháng 5/2008 đến tháng 10/2008 (Trang 47)
Lạm phát Việt Nam giai đoạn 200 8- 2011 tính bằng GDP Deflator - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
m phát Việt Nam giai đoạn 200 8- 2011 tính bằng GDP Deflator (Trang 47)
Trước năm 1990, hệ thống Ngân hàn gở Việt Nam được tổ chức theo hình thức là hệ thống ngân hàng một cấp bao gồm NHNN Việt Nam và các chi nhánh từ trung ương đến  địa phương7 - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
r ước năm 1990, hệ thống Ngân hàn gở Việt Nam được tổ chức theo hình thức là hệ thống ngân hàng một cấp bao gồm NHNN Việt Nam và các chi nhánh từ trung ương đến địa phương7 (Trang 49)
Bảng 2.1. Thị phần các NHTM Việt Nam giai đoạn 1993 – 1996 - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
Bảng 2.1. Thị phần các NHTM Việt Nam giai đoạn 1993 – 1996 (Trang 52)
Bảng 2.2. Dư nợ tín dụng hệ thống NHTM Việt Nam/GDP giai đoạn 200 0- 2005 - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
Bảng 2.2. Dư nợ tín dụng hệ thống NHTM Việt Nam/GDP giai đoạn 200 0- 2005 (Trang 53)
Bảng 2.3. Tình hình tăng vốn của 9 ngân hàng chưa đáp ứng được vốn pháp định vào cuối năm 2010  - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
Bảng 2.3. Tình hình tăng vốn của 9 ngân hàng chưa đáp ứng được vốn pháp định vào cuối năm 2010 (Trang 57)
Bảng 2.4. Sở hữu nước ngoài tại các NHTM trong nước đến cuối năm 2010 - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
Bảng 2.4. Sở hữu nước ngoài tại các NHTM trong nước đến cuối năm 2010 (Trang 58)
Bảng 2.5. Tỷ trọng tài sản của các NHTM trong toàn hệ thống giai đoạn 2006 – 2010 - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
Bảng 2.5. Tỷ trọng tài sản của các NHTM trong toàn hệ thống giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 61)
Bảng 2.6. Thị phần cấp tín dụng của các NHTM trong tồn hệ thống 2006 – 2009 - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
Bảng 2.6. Thị phần cấp tín dụng của các NHTM trong tồn hệ thống 2006 – 2009 (Trang 61)
Bảng 2.7. Văn bản pháp quy liên quan đến ngành ngân hàng Việt Nam năm 2011 - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
Bảng 2.7. Văn bản pháp quy liên quan đến ngành ngân hàng Việt Nam năm 2011 (Trang 66)
Biểu đồ 2.32. Tình hình kinh doanh một số NHTM Việt Nam năm 2011 - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
i ểu đồ 2.32. Tình hình kinh doanh một số NHTM Việt Nam năm 2011 (Trang 67)
Với tình hình kinh doanh nhiều rủi ro, hoạt động có vấn đề và phải đối mặt với nhiều cú sốc từ bên ngoài nên sức mạnh thương hiệu của các NHTM Việt Nam được đánh giá là  còn yếu và chưa tạo dựng được nhiều ảnh hưởng lên khách hàng - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
i tình hình kinh doanh nhiều rủi ro, hoạt động có vấn đề và phải đối mặt với nhiều cú sốc từ bên ngoài nên sức mạnh thương hiệu của các NHTM Việt Nam được đánh giá là còn yếu và chưa tạo dựng được nhiều ảnh hưởng lên khách hàng (Trang 69)
Có thể thấy tình hình năm 2011 khá khó khăn cho các NHTM, dự báo một năm khó khăn hơn nữa trong năm 2012 - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
th ể thấy tình hình năm 2011 khá khó khăn cho các NHTM, dự báo một năm khó khăn hơn nữa trong năm 2012 (Trang 70)
Như vậy, tình hình kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong năm 2011, 2012 gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong năm 2012 - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
h ư vậy, tình hình kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong năm 2011, 2012 gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong năm 2012 (Trang 72)
Bảng 2.9. Tăng trưởng tín dụng Việt Nam 2004 - 2012 - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
Bảng 2.9. Tăng trưởng tín dụng Việt Nam 2004 - 2012 (Trang 74)
trong mơ hình để kiểm sốt sai số nội sinh của mơ hình. - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
trong mơ hình để kiểm sốt sai số nội sinh của mơ hình (Trang 81)
Với mơ hình được đề xuất sử dụng, dữ liệu được thu thập chủ yếu từ Báo cáo tài chính của các NHTM giai đoạn 2003 – 2012 (các số liệu quan đến từng ngân hàng thương mại,  trong đó một số NHTM khơng có đủ báo cáo tài chính các năm nên tác giả sử dụng dữ liệ - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
i mơ hình được đề xuất sử dụng, dữ liệu được thu thập chủ yếu từ Báo cáo tài chính của các NHTM giai đoạn 2003 – 2012 (các số liệu quan đến từng ngân hàng thương mại, trong đó một số NHTM khơng có đủ báo cáo tài chính các năm nên tác giả sử dụng dữ liệ (Trang 82)
Trước tiên mơ hình GMM được sử dụng với đầy đủ các biến (mô hình GMM 1) - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
r ước tiên mơ hình GMM được sử dụng với đầy đủ các biến (mô hình GMM 1) (Trang 83)
Mơ hình hồi quy OLS với fixed effect  - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
h ình hồi quy OLS với fixed effect (Trang 85)
Mơ hình - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
h ình (Trang 85)
Như vậy, tại Việt Nam trong giai đoạn 2003 – 2012 qua mơ hình GM M1 cho thấy đặc điểm của NHTM có ảnh hưởng đến sự dẫn truyền của CSTT qua kênh tín dụng của NHTM trong đó:  - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
h ư vậy, tại Việt Nam trong giai đoạn 2003 – 2012 qua mơ hình GM M1 cho thấy đặc điểm của NHTM có ảnh hưởng đến sự dẫn truyền của CSTT qua kênh tín dụng của NHTM trong đó: (Trang 86)
Bảng 3.5. Giới hạn tăng trưởng tín dụng của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2012 - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
Bảng 3.5. Giới hạn tăng trưởng tín dụng của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2012 (Trang 88)
Bảng 3.7. Hệ số tương quan giữa lãi suất và tăng trưởng tín dụng - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
Bảng 3.7. Hệ số tương quan giữa lãi suất và tăng trưởng tín dụng (Trang 92)
Bảng 4.1. Tóm tắt sự tìm kiếm tác động của tập trung danh mục (đa dạng hóa) đến hiệu suất tín dụng của các ngân hàng  - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
Bảng 4.1. Tóm tắt sự tìm kiếm tác động của tập trung danh mục (đa dạng hóa) đến hiệu suất tín dụng của các ngân hàng (Trang 104)
Bảng 4.4. Khả năng dự báo của chỉ số Z– score thực tế - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
Bảng 4.4. Khả năng dự báo của chỉ số Z– score thực tế (Trang 111)
Bảng 4.5. Các quốc gia áp dụng Chính sách lạm phát mục tiêu - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
Bảng 4.5. Các quốc gia áp dụng Chính sách lạm phát mục tiêu (Trang 115)
Bảng 4.6. Mục tiêu lạm phát của một số quốc gia - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
Bảng 4.6. Mục tiêu lạm phát của một số quốc gia (Trang 116)
Bảng 4.7. Cơ quan giám sát hệ thống ngân hàng của một số quốc gia - Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam
Bảng 4.7. Cơ quan giám sát hệ thống ngân hàng của một số quốc gia (Trang 121)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN