Kết quả mơ hình GMM2 và GMM 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam (Trang 89 - 92)

Biến Tương quan mong đợi Kết quả mơ hình GMM 2 Kết quả mơ hình GMM 3 Δln(loan)i,t-1 + 0.53** 0.887* Δln(GDP)t + 0.322 n/a Δit - 0.074** 0.096* Δit-1 - 0.110* 0.1035* SIZEi,t-1 ? 0.222 n/a LIQi,t-1 + 4.33* 5.39* CAPi,t-1 + 2.88** 2.405*

Ghi chú: *, **, *** lần lượt có ý nghĩa với mức 1%, 5%, 10%

Qua 3 mơ hình cho thấy các đặc điểm của NHTM có tác động lên sự dẫn truyền của CSTT qua kênh tín dụng của NHTM tại Việt Nam, các đặc điểm có ảnh hưởng đều có ý nghĩa

thống kê và phù hợp khung lý thuyết. Tuy nhiên về mối tương quan tổng thể của lãi suất và tăng trưởng tín dụng lại có mối tương quan dương. Điều này có thể được giải thích như sau:

- Tại Việt Nam, NHNN đã thiết lập giới hạn tăng trưởng tín dụng cho hệ thống, đến giai đoạn 2011 – 2013 khi mà Việt Nam rơi vào khủng hoảng NHNN tiến hành thiết lập mức tăng trưởng tín dụng cho từng nhóm ngân hàng khác nhau nên phản ứng có thể bị sai lệch so với khung lý thuyết truyền thống.

- Thêm vào đó, giai đoạn 2003 – 2009 các NHTM liên tục tăng trưởng tổng tài sản kèm theo là tăng trưởng tín dụng tương đương, trong khi đó giai đoạn này Việt Nam liên tục tăng trưởng mức cao (trên 5%) nhu cầu vốn của nền kinh tế lớn, cho nên dù CSTT có thể thắt chặt nhưng tăng trưởng tín dụng khơng giảm quá mạnh.

Biểu đồ 3.2 Tổng tài sản và dự nợ cho vay của 30 ngân hàng giai đoạn 2003 - 2012

Nguồn: Tự tổng hợp từ BCTC các NHTM (triệu VND)

Điều này thể hiện qua việc tổng tài sản và vốn chủ sở hữu liên tục tăng đều đặn cho đến cuối năm 2012 khi tổng tài sản có xu hướng chậm lại thì dư nợ vẫn tiếp tục tăng. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản giữ ổn định ở xung quanh mức 50 – 60% liên tục qua giai đoạn này 0 500,000,000 1,000,000,000 1,500,000,000 2,000,000,000 2,500,000,000 3,000,000,000 3,500,000,000 4,000,000,000 4,500,000,000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng tài sản và dư nợ cho vay của 30 ngân hàng

- Vấn đề quan trọng cần chú ý đến là lý thuyết về kênh chi phí trong truyền dẫn CSTT. Theo Barth và Ramey (2001) nghiên cứu và phát hiện CSTT cịn truyền dẫn qua kênh chi phí. Có nghĩa rằng khi CSTT thắt chặt làm gia tăng lãi suất cho vay của NHTM và làm tăng chi phí của DN vay mượn tại NHTM nên làm gia tăng chi phí của họ. Thêm vào đó, nghiên cứu của Wouter J. den Haana, Steven W. Sumner, Guy M. Yamashiro (2007) làm rõ phản ứng trong danh mục tín dụng của NHTM khi CSTT thắt chặt và phát hiện ra rằng: các khoản tín dụng tiêu dùng và tín dụng bất động sản giảm mạnh trong khi tín dụng đầu tư và cơng nghiệp gia tăng. Nguyên nhân được giải thích là do khi kinh tế khó khăn, tổng cầu giảm nên hàng tồn kho của DN tăng, để tài trợ cho hàng tồn kho đó DN phải tăng vay mượn tại NHTM. Điều này dẫn đến mặc dù CSTT thắt chặt nhưng tín dụng vẫn gia tăng trong giai đoạn nhất định. Tại Việt Nam, giai đoạn 2008 – 2012 lượng hàng tồn kho tăng khá cao, đặc biệt năm 2011 lượng hàng tồn kho đã tăng lên tới 34%. Như vậy, có thể tại Việt Nam xảy ra hiện tượng truyền dẫn của CSTT qua kênh chi phí và bị ảnh hưởng bởi lượng hàng tồn kho tăng lên nên tăng trưởng tín dụng vẫn tăng cho dù CSTT có thắt chặt. Như thế, các khoản tín dụng này có thể là tín dụng xấu và có thể dẫn đến rủi ro rất lớn cho cả nền kinh tế.

66% 66% 67% 58% 58% 58% 59% 56% 54% 58% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ dự nợ trên tổng tài sản

Tuy nhiên, để tránh bị lỗi nhận định, tác giả đo lường tương quan giữa lãi suất và tăng trưởng tín dụng có độ trễ 1 năm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)