2.2. Hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam qua các thời kỳ:
2.2.3. Giai đoạn 201 1 2012:
Năm 2011, ngành ngân hàng bắt đầu với việc áp dụng luật các tổ chức tín dụng mới, sau đó là nhiều văn bản pháp quy khác được ban hành.:
Bảng 2.7. Văn bản pháp quy liên quan đến ngành ngân hàng Việt Nam năm 2011
Trong năm 2011, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế và hoạt động của hệ thống, nhưng để đảm bảo an toàn các NHTM đã cố gắng tăng vốn chủ sở hữu lên để nâng cao năng lực tài chính của mình đồng thời đáp ứng các yêu cầu mới của NHNN Việt Nam. Điều đặc biệt, trong giai đoạn này tỷ lệ tăng VCSH đa số cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản. Các NHTM đã lo sợ trước rủi ro nhiều hơn nên củng cố năng lực tài chính của mình nhằm đối phó rủi ro.
Biểu đồ 2.32. Tình hình kinh doanh một số NHTM Việt Nam năm 2011
Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng VCBS
Về tín dụng các NHTM có tốc độ tăng chậm lại (các ngân hàng tăng trưởng tín dụng chỉ khoảng từ 5 – 10%) so với các năm trước. Trong đó một số NHTM có dư nợ cấp tín dụng rất thấp so với lượng vốn huy động được. Như vậy, cầu tín dụng trong nền kinh tế rất thấp. Điều này có thể giải thích là do mức lãi suất cấp tín dụng cao (do lãi suất điều hành cao), đồng thời vì khủng hoảng kinh tế và nền kinh tế hấp thụ lạm phát nên sức cầu giảm sút làm cho nhu cầu đầu tư và tiêu dùng giảm và tín dụng NHTM giảm theo.
Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng VCBS
Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của các NHTM phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, khả năng sinh lời giảm sút, tỷ lệ NIM khá thấp tại một số ngân hàng
Biểu đồ 2.34. Chỉ số sinh lợi của một số NHTM Việt Nam năm 2011
Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng VCBS
Khó khăn trong kinh doanh khiến các NHTM bị rủi ro nhiều hơn, tỷ lệ nợ xấu tăng lên trong năm 2011, tuy nhiên, tỷ lệ 3.2% nợ xấu năm 2011 còn bị các tổ chức đánh giá là chưa chính xác so với tình hình thực tế tại Việt Nam. Nợ xấu là hệ quả của việc tăng trưởng hoạt động nóng, tăng trưởng tín dụng tràn lan, mở rộng quy mơ mà khơng quan tâm đến rủi ro trước đó của các NHTM. Nợ xấu gây ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của các NHTM. Tính thanh khoản của nhiều NHTM bị nghi ngờ, chất lượng tài sản giảm sút, nguy cơ phá sản
xảy ra là điều khó tránh khỏi. Giai đoạn này các NHTM sẽ rất nhạy cảm với các cú sốc vĩ mơ từ bên ngồi như các cú sốc từ CSTT hoặc các cú sốc lạm phát.
Biểu đồ 2.35. Nợ xấu ngành NHTM Việt Nam năm 2011
Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng VCBS
Với tình hình kinh doanh nhiều rủi ro, hoạt động có vấn đề và phải đối mặt với nhiều cú sốc từ bên ngoài nên sức mạnh thương hiệu của các NHTM Việt Nam được đánh giá là còn yếu và chưa tạo dựng được nhiều ảnh hưởng lên khách hàng.
Biểu đồ 2.36. Sức mạnh thương hiệu của một số NHTM Việt Nam năm 2011
Mạng lưới hoạt động của các NHTM trong năm 2011 khơng có nhiều thay đổi, gần như không tăng trưởng nhiều so với các năm trước đó. Như vậy, giai đoạn này tài sản của các NHTM không mở rộng nhiều, quy mô hoạt động đã hết đà tăng trưởng nhanh và hoạt động của các NHTM đã bị ảnh hưởng mạnh bởi khủng hoảng kinh tế và chính khủng hoảng của Việt Nam.
Biểu đồ 2.37. Số lượng CN, PGD, ATM một số NHTM Việt Nam năm 2011
Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng VCBS
Có thể thấy tình hình năm 2011 khá khó khăn cho các NHTM, dự báo một năm khó khăn hơn nữa trong năm 2012. Năm 2012 có thể nói là năm đầy “u ám” của ngành ngân hàng; hàng loạt nhân sự cấp cao vướng vòng lao lý; hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, nợ xấu, hay vấn đề sở hữu chéo...và hàng loạt vấn đề khác. Tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 đạt rất thấp so với những năm trước đó.
Biểu đồ 2.38. Tình hình tăng trưởng tín dụng và nợ xấu của NHTM Việt Nam năm 2012
Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng VCBS
Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn lại tăng cao hơn so với những năm trước rất nhiều. Mặc dù lãi suất cho vay các kỳ hạn có giảm xuống nhưng cũng khơng giúp các NHTM tăng dư nợ tín dụng:
Biểu đồ 2.39. Tăng trưởng tín dụng và lãi suất của NHTM Việt Nam năm 2012
Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng VCBS
Khơng chỉ tăng trưởng tín dụng chậm mà một số NHTM cịn có tăng trưởng tín dụng âm.
Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng VCBS
Tổng tài sản của hệ thống có dấu hiệu giảm đi qua các quý trong năm 2012:
Bảng 2.8. Tình hình tài chính của NHTM Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012
Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng VCBS
Như vậy, tình hình kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong năm 2011, 2012 gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong năm 2012. Tăng trưởng tín dụng chậm lại, nợ xấu tăng lên, trong khi đó nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Đồng thời đó với chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt sẽ là bài tốn khó giải quyết cho các NHTM Việt Nam.