4.1. Đề xuất với NHTM trong phát triển tín dụng:
4.1.1. Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng:
NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2003 – 2012 khi thực hiện kinh doanh, chính sách tín dụng đã có phản ứng với các cú sốc của CSTT, quy mơ và tính thanh khoản có tác động mạnh đến sự dẫn truyền của CSTT, do đó các NHTM trong những năm sắp tới khi xây dựng kế hoạch kinh doanh và tăng trưởng tín dụng cần:
- Xem xét tổng quát các yếu tố vĩ mô, nhu cầu xã hội, quy mơ của chính ngân hàng mình, và khả năng của mình để hoạch định chính sách tăng trưởng tín dụng phù hợp. - NHTM khơng nên chạy theo tăng trưởng tín dụng để đáp ứng chỉ tiêu lợi nhuận, vì
như vậy sẽ kéo theo rủi ro liên quan và khi gặp cú sốc vĩ mơ sẽ khó phản ứng vì mất tính linh hoạt.
Đồng thời với tăng trưởng tín dụng, mỗi NHTM cũng cần quan tâm đến cơ cấu tín dụng trong danh mục tín dụng của mình. Các nghiên cứu lý thuyết trên thế giới cho rằng có tác động của cơ cấu tín dụng đến hiệu quả tín dụng của các ngân hàng. Trong đó chia làm hai chiến lược trong cơ cấu tín dụng, một là đa dạng hóa cơ cấu tín dụng sẽ ảnh hưởng tốt đến hiệu quả tín dụng và hai là tập trung hóa mới ảnh hưởng tốt đến hiệu quả tín dụng.
Một số quốc gia có một bộ các quy tắc hạn chế rủi ro của ngân hàng với một người đi vay, ủng hộ sự cần thiết đa dạng hóa (Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, 1991; Morris, 2001). Ngược lại, có rất nhiều ngân hàng quyết định chuyên hoạt động cho vay các lĩnh vực mà họ được hưởng lợi thế so sánh. Trong cuộc khủng hoảng tài chính gần đây, và trong việc xem xét các khoản vay là một trong những kết quả quan trọng của ngân hàng, đề tài này đã trở nên hết sức quan trọng trong thảo luận về ổn định tài chính.
Có hai giả thuyết chính về chiến lược danh mục cho vay trong lý thuyết. Lý thuyết ngân hàng truyền thống cho rằng các ngân hàng nên đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng của họ, cho rằng thơng qua việc mở rộng dịng tín dụng sang các lĩnh vực mới của họ, xác suất vỡ nợ của ngân hàng được giảm (Diamond, 1984). Ý tưởng này là do thông tin bất cân xứng, đa dạng hóa làm giảm chi phí trung gian tài chính. Hơn nữa, các ngân hàng đa dạng ít sẽ bị tổn thương nhiều hơn về suy thoái kinh tế, kể từ khi họ tiếp xúc một số lĩnh vực. Trong số các lý do khác, tập trung hóa trong danh mục cho vay của ngân hàng gây ra nhiều cuộc khủng hoảng ngân hàng trong 25 năm qua, đã hỗ trợ quan điểm cho rằng rủi ro liên quan chặt chẽ với chiến lược này (Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng, 1991). Các ngân hàng Argentina trong khủng hoảng tài chính Argentina năm 2001 và 2002 (Bebczuk và Galindo, 2008) và các ngân hàng Áo từ 1997-2003 (Rossi và cộng sự, 2009) cũng cung cấp hỗ trợ thực nghiệm cho quan điểm này.
Mặt khác, lý thuyết tài chính doanh nghiệp ủng hộ ý tưởng rằng các công ty nên tập trung hoạt động của mình vào một ngành hoặc nhóm ngành cụ thể để có lợi ích về chuyên môn trong công việc kinh doanh được thực hiện trong các lĩnh vực này (Jensen, 1986; Denis và cộng sự, 1997; Meyer và Yeager, năm 2001; Stomper, 2004; Acharya và cộng sự, 2006). Một lập luận chống lại đa dạng hóa danh mục là nó cũng có thể dẫn đến việc gia tăng cạnh tranh với các ngân hàng khác, làm cho chiến lược này kém hấp dẫn. Đặc biệt, Winton (1999) bảo vệ rằng đa dạng hóa chỉ làm giảm cơ hội thua lỗ của ngân hàng trong trường hợp kiểm soát rủi ro mặc định. Khi rủi ro thấp, các ngân hàng có thể được hưởng lợi nhiều hơn từ chun mơn hóa hơn từ đa dạng hóa, vì có một xác suất thấp của sự thua lỗ. Ngược lại, khi xác suất của việc mất khả năng thanh toán cao, đa dạng hóa thậm chí có
thể làm xấu đi tình hình, vì ngân hàng sẽ tiếp xúc nhiều lĩnh vực, và chỉ cần một lĩnh vực suy thối có thể đủ để đưa ngân hàng này đến sự phá sản. Kết luận tổng thể cho rằng mối quan hệ giữa chiến lược tập trung của ngân hàng và lợi nhuận có hình chữ U trong rủi ro. Hơn nữa, cũng có bằng chứng thực nghiệm rằng đa dạng hóa làm gia tăng rủi ro trong ngành ngân hàng Ý (Acharya và cộng sự, 2006.) và làm giảm kết quả của các ngân hàng Trung Quốc (Berger và cộng sự, 2010), trong ngành ngân hàng Đức (Norden và Szerencses, 2005; Hayden và cộng sự, 2007), và của các ngân hàng nhỏ châu Âu (Mercieca và cộng sự, 2007).
Độc lập với hai quan điểm chính, Kamp và cộng sự (2007) cho thấy rằng các lý thuyết đề cập ở trên đều khơng hồn tồn phù hợp với toàn bộ ngành ngân hàng Đức trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003. Họ nhận ra rằng lợi ích chính của đa dạng hóa danh mục tín dụng là đạt được các mức tương quan rủi ro thấp hơn so với tập trung danh mục. Tuy nhiên, lợi nhuận của các ngân hàng tập trung danh mục, dường như cao hơn của các ngân hàng đa dạng danh mục. Các tác giả kết luận rằng nguy cơ quay trở lại sự cân bằng điển hình thể hiện như là giải pháp của phân tích này, để các ngân hàng lựa chọn chiến lược tối đa hóa hiệu suất của riêng mình. Tóm tắt các nghiên cứu gần đây về những tác động của tập trung danh mục (đa dạng hóa) đến hiệu suất của các ngân hàng trong bảng sau.
Bảng 4.1. Tóm tắt sự tìm kiếm tác động của tập trung danh mục (đa dạng hóa) đến hiệu suất tín dụng của các ngân hàng
Tác giả Quốc gia Thời gian Loại hình đa dạng hóa Kết quả thực nghiệm Meyer and Yeager (2001) Mỹ 1990-1997 Địa lý Ngân hàng nhỏ tập
trung theo địa lý không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế địa phương Stiroh and Rumble (2006) Mỹ 1997-2002 Nguồn thu nhập
Đa dạng hóa ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất của ngân hàng; sự mở rộng đến nhiều hoạt động bất ổn bù đắp lợi nhuận Acharya et al. (2006) Ý 1993-1999 Lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực chia tách tài sản lớn
Tập trung hóa gia tăng lợi nhuận và giảm rủi ro; mối quan hệ tập trung hóa và lợi nhuận hình chữ U giống như chức năng của rủi ro được tìm thấy. Mercieca et al. (2007) 15 nước châu Âu 1997-2003 Nguồn thu nhập, phi lãi Khơng có lợi ích trực tiếp của đa dạng hóa cho ngân hàng nhỏ;
suất và hoạt động cho vay
chuyển sang hoạt động thu nhập không lãi ảnh hưởng xấu đến hiệu suất của các ngân hàng này.
Hayden et al. (2007) Đức 1996-2002 Lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực tài sản lớn, địa lý
Đa dạng hóa gây thiệt hại đến doanh thu của ngân hàng; ngân hàng có rủi ro cao ít bị ảnh hưởng bởi các mức độ đa dạng hóa. Kamp et al. (2007) Đức 1993-2003 Lĩnh vực kinh tế
Tập trung hóa làm gia tăng doanh thu của ngân hàng và giảm dự phịng rủi ro tín dụng và nợ xấu; các ngân hàng đa dạng hóa các chỉ số này thấp Baele et al. (2007) EU-15, Na Uy và Thụy Sỹ 1989-2004 Nguồn thu nhập
Đa dạng hóa làm gia tăng giá trị thương hiệu của ngân hàng và rủi ro hệ thống, và làm giảm rủi ro đặc thù của hầu hết các ngân hàng. Bebczuk and Galindo (2008) Argentina 1999-2004 Lĩnh vực kinh tế Đang dạng hóa có tác động tích cực đến lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro; tác động càng lớn
hơn trong sự suy giảm của chu kỳ kinh doanh
Rossi et al. (2009) Áo 1997-2003 Lĩnh vực kinh tế và chi tiết cho vay
Đa dạng hóa ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của chi phí, và tốt đến hiệu quả của lợi nhuận, các ngân hàng nhận ra được rủi ro và sự vốn hóa
Berger et al. (2010)
Trung Quốc 1996-2006 Địa lý và cho vay, tiền gửi và loại tài sản
Đa dạng hóa làm giảm lợi nhuận và tăng chi phí Elsas et al. (2010) Mỹ, Canada, Anh, Úc, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Thụy Sỹ 1996-2003 Nguồn thu nhập
Đa dạng hóa giảm khả năng sinh lời và vì vậy một cách gián tiếp cũng làm giảm giá trị ngân hàng
Nguồn: Tabak, Fazio, Cajueiro (2010)
Dựa trên những kinh nghiệm đó, có thể cho thấy rằng việc tập trung hay đa dạng hóa danh mục tín dụng cần xem xét kỹ càng, với điều kiện Việt Nam hiện nay còn đang trong giai đoạn phát triển với nhiều ngành nghề đang hình thành và rủi ro cũng khá cao thì các NHTM nên thực hiện chiến lược sau:
- Tập trung hóa hoạt động kinh doanh vào các khu vực địa lý hoạt động truyền thống của mình, tránh mở rộng tràn lan gây ra rủi ro lớn hơn. Đặc biệt trong giai đoạn 2000 – 2008 hầu hết các NHTM đều mở rộng quá nhanh chóng hệ thống mà chưa
kiểm sốt được chất lượng do đó khi gặp các cú sốc từ CSTT làm cho hoạt động của hệ thống trở nên khó khăn hơn.
- Nên đa dạng hóa danh mục tín dụng theo sản phẩm, tránh tập trung quá nhiều vào bất động sản và chứng khoán. Lý thuyết chứng minh rằng với việc tập trung vào các lĩnh vực này quá nhiều sẽ làm suy yếu khả năng phản ứng của NHTM với các cú sốc từ bên ngoài như cú sốc từ CSTT.
Bên cạnh đó việc kiểm sốt rủi ro cũng là vấn đề rất cần được quan tâm.