Kênh truyền dẫn của Chính sách tiền tệ qua tín dụng của NHTM:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam (Trang 29 - 35)

Các nghiên cứu định lượng chỉ ra rằng ngoài lãi suất, các yếu tố trễ khác như sản lượng, doanh thu và dịng tiền mới là các nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất tới chi tiêu và tiêu dùng (Blinder và Maccini, 1991). Theo Bernanke và Gertler (1995), CSTT tỏ ra thiếu hiệu quả trong việc làm giảm lãi suất trung dài hạn, đặc biệt là lãi suất thực vốn đóng vai trị quan trọng trong quyết định đầu tư vào các tài sản dài hạn. Theo quan điểm của Bernanke và Gertler, kênh tín dụng có thể đại diện cho một nhóm các nhân tố có tác dụng khuếch đại và lan truyền tác động của CSTT tới các biến số vĩ mơ (như vậy, thuật ngữ “kênh tín dụng” cần được hiểu là “cơ chế tăng cường” chứ không hẳn là một cơ chế độc lập như kênh lãi

4 Tham khảo, tổng hợp và bổ sung từ bài Nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại Việt Nam, Chu Khánh Lân, 2012, Tạp chí Ngân hàng, Số 13, Tr.17-22

suất hay kênh giá tài sản). Chính vì vậy, việc đánh giá ảnh hưởng của CSTT lên tăng trưởng tín dụng đóng vai trị quan trọng trong việc đánh giá công tác điều hành CSTT. Bernanke và Gertler đề xuất hai kênh truyền tải thông qua bảng cân đối tài sản của người đi vay và khối lượng tín dụng thơng qua khả năng cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng.

Kênh truyền dẫn qua bảng cân đối tài sản

CSTT thắt chặt có tác động trực tiếp làm suy yếu tình hình tài chính của người đi vay thông qua hai ảnh hưởng. Ảnh hưởng thứ nhất là qua các khoản vay ngắn hạn và các khoản vay có lãi suất thả nổi; lãi suất cao khiến cho chi phí lãi vay cao hơn, làm giảm lợi nhuận, dòng tiền và giá trị tài sản ròng (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình có tỷ lệ nợ cao). Ảnh hưởng trực tiếp thứ hai là khi lãi suất tăng sẽ làm giảm giá trị tài sản được sử dụng làm tài sản thế chấp. Về phía tác động gián tiếp, khi NHTW thắt chặt CSTT, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trung gian sẽ gặp khó khăn do doanh thu giảm (nhu cầu của đối tác giảm) trong khi chi phí cố định lại giữ nguyên, khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, giá trị tài sản ròng giảm. Tổng hợp của ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp là giá trị tài sản ròng và tài sản thế chấp giảm xuống khiến cho chênh lệch giữa nợ bên ngoài và vốn chủ sở hữu tăng lên; kết quả là người đi vay (bao gồm cả doanh nghiệp và hộ gia đình) sẽ hạn chế nhu cầu đầu tư và tiêu dùng hàng hóa lâu bền.

Kênh truyền tải thơng qua khả năng cấp tín dụng

NHTM là chủ thể cung cấp phần lớn các khoản tín dụng cho các chủ thể khác trong nền kinh tế nên khi khả năng cấp tín dụng bị suy giảm sẽ khiến cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào tín dụng (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nền kinh tế mà thị trường chứng khoán chưa phát triển (Gerlter và Gilchrist, 1993)) gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động. Bernanke và Blinder (1998) lập luận rằng khi NHTW thắt chặt CSTT bằng việc bán các chứng khoán trên thị trường mở sẽ làm dự trữ và tiền gửi của hệ thống các NHTM giảm xuống. Do việc phát hành các công cụ nợ và cổ phiếu để bù đắp lượng giảm xuống của tiền gửi là không hề dễ dàng nên khả năng cung ứng các khoản vay của các NHTM giảm; đầu tư và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế cũng giảm theo. Kayshap và

Stein (1994) chỉ ra rằng nhóm ngân hàng với tỷ lệ tài sản có tính lỏng thấp sẽ chịu tác động lớn khi CSTT thay đổi hơn là nhóm ngân hàng với tỷ lệ tài sản có tính lỏng cao. Đặc biệt, kết luận này càng chính xác đối với nhóm ngân hàng có quy mơ nhỏ và tình hình tài chính yếu. Như vậy, hai kênh truyền tải tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình truyền dẫn CSTT tới nền kinh tế.

Q trình tự do hóa tài chính và ứng dụng các cơng cụ tài chính mới đã làm giảm vai trị của kênh truyền dẫn thơng qua khả năng cấp tín dụng. Trong khi đó, sự kết hợp của hai kênh truyền tải này ngày càng tăng do sự liên kết giữa các NHTM trên thị trường tài chính ngày càng cao bắt nguồn từ sự phức tạp trong các giao dịch tài chính giữa các NHTM (vay mượn trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư góp vốn, chứng khốn hóa, cơng cụ phái sinh...). Tuy nhiên, đối với các quốc gia đang phát triển với thị trường tài chính đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển thì vai trị của kênh truyền tải thơng qua tín dụng với nền kinh tế vẫn rất quan trọng. Ngoài ra, kênh truyền tải tín dụng đưa ra hàm ý đối với người điều hành chính sách là các doanh nghiệp, hộ gia đình và các NHTM với tình hình tài chính yếu kém là những đối tượng dễ chịu tác động tiêu cực từ thay đổi CSTT và ngược lại.

Như đã phân tích ở phần trên, CSTT thường thay đổi cung tiền để tác động trực tiếp vào lãi suất, từ đó lãi suất tác động đến các biến khác trong nền kinh tế. Nhưng cũng cần chú ý rằng mặc dù tác động của CSTT lên lãi suất là không thể phủ nhận, nhưng tác động của sự thay đổi lãi suất lên các nhân tố khác cũng đóng vai trị quan trọng không kém trong ảnh hưởng tới các biến số vĩ mô như sản lượng, thất nghiệp và lạm phát (Bernanke và Gertler, 1995). Kênh truyền tải tín dụng đã giải thích tốt nhận xét này dựa trên lập luận: lãi suất tăng trong điều kiện tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt sẽ khơng tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực; trái lại, lãi suất tăng trong điều kiện tình hình tài chính của doanh nghiệp đang xấu đi sẽ có nhiều tác động tiêu cực. Ngồi ra, do CSTT có tác động tới cung tín dụng nên có tác động khơng chỉ tới phía cầu mà cịn tới cả phía cung. Giả sử một doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc triển khai kinh doanh và tiếp cận tín dụng, cung tín dụng tăng sẽ làm giảm rủi ro trong quá trình kinh doanh bằng việc tăng khả năng tiếp cận

dụng của doanh nghiệp trong tương lai, qua đó khuyến khích doanh nghiệp tăng cường sản xuất. Như vậy, tín dụng NHTM là một trong những kênh quan trọng của CSTT tác động vào các biến số vĩ mô khác của nền kinh tế.

Nền tảng lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy rằng mức độ tác động của CSTT thông qua kênh tín dụng bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của NHTM (Yener Altunbas, Leonardo Gambacorta, David Marques-Ibanez, 2010). Nghiên cứu của Angeloni, Kashyap, A.K và Mojon (2003) cho thấy có nhiều nhân tố thuộc đặc điểm của NHTM tác động đến quá trình truyền dẫn của CSTT qua kênh tín dụng ở khu vực châu Âu. Nghiên cứu của Loutskina và Strahan (2006), hay nghiên cứu của Hirtle (2007), Altunbas và công sự (2009) cho thấy bản thân các NHTM tùy theo đặc điểm kinh doanh mà có những phản ứng khác nhau trong quá trình truyền dẫn CSTT nên tăng trưởng tín dụng cũng sẽ khác nhau.

Nghiên cứu gần đây của Borio and Zhu (2001) cho thấy việc áp dụng các tiêu chuẩn về quản lý mới theo hiệp ước Basel II có ảnh hưởng đến phản ứng của các NHTM trong q trình truyền dẫn chính sách tiền tệ. Rajan (2005) trong nghiên cứu của mình tìm thấy quá trình tương tác với thị trường tài chính của NHTM có ảnh hưởng đến sự tác động của CSTT đến kênh tín dụng và tăng trưởng tín dụng của NHTM. Những cải tiến gần đây trong các cơng cụ tài chính, tổ chức thị trường tài chính và các đặc điểm của NHTM như quy mô, thanh khoản, nguồn vốn có ảnh hưởng đến khả năng cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế của NHTM. Ví dụ như khi quy mơ của NHTM tăng lên làm cho khả năng cung cấp vốn tín dụng càng cao, khi đó nếu CSTT có thay đổi sẽ khơng tác động nhiều đến khả năng của NHTM trong cung cấp vốn cho nền kinh tế do đó tăng trưởng tín dụng sẽ khơng thay đổi mạnh (Yener Altunbas, Leonardo Gambacorta, David Marques-Ibanez, 2010). Hay khi thanh khoản của NHTM được giữ ở mức ổn định và có khả năng phản ứng tốt với thay đổi của thị trường thì NHTM khơng cần phải nắm giữ lượng tài sản thanh khoản quá lớn, từ đó thúc đẩy các NHTM mở rộng tín dụng hơn nữa cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, các cải tiến trong thị trường tài chính đã ngày càng khuyến khích các NHTM tham gia vào các hoạt động cấp tín dụng nhiều rủi ro hơn (Hänsel, Krahnen, 2007). Taylor nghiên cứu khủng

hoảng năm 2008 đã kết luận rằng CSTT cũng là một trong những nhân tố khiến các NHTM Mỹ tham gia vào các hoạt động mở rộng tín dụng mang nhiều rủi ro hơn, từ đó dẫn đến khủng hoảng tài chính 2008 (Taylor, 2009). Các nghiên cứu khác về nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng năm 2007 – 2008 cũng cho thấy, trong quá trình nới lỏng tiền tệ của FED5

(Mỹ) các NHTM đã giảm bớt các điều kiện khi cấp tín dụng dẫn đến tình trạng tín dụng dưới chuẩn tăng trưởng nhanh và là nguyên nhân của khủng hoảng (Dell’Ariccia và Igan, Laeven, 2008). Do đó có một số nhà nghiên cứu đã gọi kênh truyền dẫn tín dụng của CSTT là “kênh truyền dẫn rủi ro” (risk – taking Chanel) (Adrian và Shin, 2009).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thông qua khảo cứu lý thuyết về CSTT, cơ chế truyền dẫn CSTT, tăng trưởng tín dụng và các nghiên cứu thực nghiệm về các lý thuyết liên quan có thể thấy rằng:

- CSTT có thể được thực thi bằng nhiều cơng cụ khác nhau, trong đó có cơng cụ lãi suất, cơng cụ hoạt động thị trường mở và công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Thông qua các công cụ của CSTT, NHTW các quốc gia tác động đến cung tiền từ đó tác động đến các biến khác trong nền kinh tế nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và giảm thất nghiệp.

- Cả về mặt lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy có nhiều kênh truyền dẫn khác nhau của CSTT như qua kênh lãi suất, kênh tỷ giá, kênh giá tài sản và kênh tín dụng. Trong đó hệ thống NHTM với vai trị kênh chu chuyển nguồn vốn của mình đóng vai trị quan trọng trong truyền dẫn CSTT. Cơ chế truyền dẫn có thể khác nhau giữa các quốc gia.

- NHTM với hoạt động cơ bản là huy động vốn, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh tốn đóng vai trị quan trọng thực thi CSTT. Đặc điểm khác nhau giữa các NHTM sẽ ảnh hưởng đến phản ứng của từng NHTM với sự thay đổi của CSTT. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy CSTT sẽ truyền dẫn thơng qua kênh tín dụng của NHTM và q trình truyền dẫn bị tác động bởi các đặc điểm của mỗi NHTM như quy mơ tài sản, tính thanh khoản, nguồn vốn…của NHTM. Một số bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy CSTT sẽ ảnh hưởng đến các NHTM trong quá trình phát triển tín dụng: có thể khiến các NHTM tham lam và mở rộng tín dụng nhiều rủi ro hơn.

Cơ sở lý thuyết về CSTT, cơ chế truyền dẫn và đặc biệt là cơ chế truyền dẫn thơng qua kênh tín dụng của NHTM sẽ là cơ sở tác giả đến tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam trong các chương tiếp theo.

Chương 2

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)