Giai đoạn trước 2004:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam (Trang 35 - 40)

2.1. Diễn biến Chính sách tiền tệ Việt Nam qua các thời kỳ:

2.1.1. Giai đoạn trước 2004:

Trước năm 2004 Việt Nam có xuất phát điểm khá thấp, tuy nhiên sau khoảng 10 năm mở cửa và phát triển thì GDP Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Giai đoạn trước 1997, kinh tế Việt Nam có tăng trưởng cao (trên 9%), nhưng với tác động của khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997 nền kinh tế Việt Nam có tăng trưởng chậm lại trong các năm 1998 và 1999 (còn 4.8% trong năm 1999) (Michael Webber, 2001). Sau đó kinh tế Việt Nam đã khơi phục nhanh chóng trong năm 2000 trở lại đà tăng trưởng ổn định và nhanh dần trong suốt giai đoạn 2000 – 2004. Đặc biệt, sự phục hồi của nền kinh tế diễn ra nhanh chóng trong năm 2000 và 2001.

Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1994 - 2004

Nguồn: ADB 9.5% 9.3% 8.2% 5.8% 4.8% 6.8% 6.9% 7.1% 7.3% 7.8% 0.0% 2.0% 4.0% 6.0% 8.0% 10.0% 12.0% 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1995 - 2004

Lạm phát Việt Nam trong giai đoạn này tương đối thấp (dưới 10%), và có giai đoạn chỉ số CPI giảm mạnh (năm 2000 tăng trưởng của CPI là -1.6%). Tuy nhiên, lạm phát có xu hướng tăng sau giai đoạn 2000 khi chỉ số CPI tăng ngày một nhanh hơn ở giai đoạn sau. Lạm phát trong suốt giai đoạn này được giữ ở mức dưới hai con số giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định và mức sống người dân được cải thiện. Chỉ số CPI từ mức tăng 7.9% năm 1998 đã giảm mạnh dưới 0% năm 2000 và sau đó tăng dần đến 7.8% năm 2004. Lạm phát liên tục ở mức thấp cộng với tỷ lệ tăng trưởng GDP cho thấy thu nhập thực của người dân tăng trưởng nhanh trong giai đoạn này.

Biểu đồ 2.2. Tăng trưởng CPI Việt Nam giai đoạn 1995 - 2004

Nguồn: ADB

Xem xét lạm phát dựa trên chỉ số GDP deflator6 cho thấy lạm phát Việt Nam giảm mạnh từ năm 1995 đến 2001, sau đó có xu hướng tăng trở lại ở các năm tiếp theo. Chỉ số GDP Deflator cho thấy xu hướng tương tự như chỉ số CPI. Tuy nhiên chỉ số này có mức cao hơn chút ít so với CPI cho thấy mặt bằng giá cả của nền kinh tế có thay đổi so với giai đoạn trước đó. Điều đáng chú ý là chỉ số này tăng liên tục sau năm 1999 cho thấy áp lực từ tăng

6 Theo Wikipedia thì GDP Deflator: Chỉ số giảm phát GDP, cịn gọi là Chỉ số điều chỉnh GDP, là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước. Chỉ số điều chỉnh GDP cho biết một đơn vị GDP điển hình của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá của năm cơ sở. Đường dẫn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%89_s%E1%BB%91_gi%E1%BA%A3m_ph%C3%A1t_GDP Truy cập ngày 12/7/2013 5.7 3.1 7.9 4.2 (1.6) (0.5) 4.0 3.2 7.8 (4.0) (2.0) - 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tăng trưởng CPI của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2004 (%)

trưởng của nền kinh tế và áp lực lạm phát bắt đầu gia tăng nhiều hơn khi nền kinh tế tăng trưởng liên tục. Đến năm 2004, chỉ số này đạt mức 8.2% và có xu hướng cịn tiếp tục tăng hơn nữa trong năm tiếp theo.

Biểu đồ 2.3. Lạm phát Việt Nam giai đoạn 1995 – 2004 qua chỉ số GDP Deflator

Nguồn: ADB

Tuy vậy, lạm phát của Việt Nam trước năm 2004 thấp (dưới 10%) giúp kinh tế phát triển ổn định. Lãi suất liên ngân hàng trong giai đoạn này đã giữ tương đối ổn định ở mức dưới 10% so với giai đoạn cao trên 10% những năm 1998 trở về trước. Lãi suất điều hành trong suốt giai đoạn này được giữ ổn định ở mức dưới 8% nhằm đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế. Lãi suất những năm 1998, 1999 khá cao vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế châu Á nhưng sau đó giảm dần và ổn định từ những năm 2002.

Biểu đồ 2.4. Lãi suất thanh toán liên ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1995 – 2004

17.0% 8.7% 6.6% 8.8% 5.8% 3.4% 1.9% 4.0% 6.7% 8.2% 0.0% 2.0% 4.0% 6.0% 8.0% 10.0% 12.0% 14.0% 16.0% 18.0% 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Lạm phát Việt Nam giai đoạn 1995 - 2004 tính bằng chỉ số GDP

Nguồn: NHNN Việt Nam

Với lãi suất giữ ổn định ở mức tương đối thấp trong suốt giai đoạn 2003 - 2004, lượng cung tiền cùng với sự phát triển của kinh tế đã tăng lên nhanh chóng từ mức 43 nghìn tỷ VND (1994) lên tới trên 500 nghìn tỷ VND (2004) tạo ra nhiều áp lực hơn cho lạm phát. Tuy nhiên, bởi vì trong giai đoạn này kinh tế phát triển ổn định với lạm phát thấp nền hầu như khơng có nhiều nhà nghiên cứu và kinh tế lo sợ về lạm phát. Cũng có thể khẳng định chính sách tiền tệ mở rộng góp phần giúp tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000 – 2004.

Biểu đồ 2.5. Cung tiền Việt Nam giai đoạn 1995 – 2004

Nguồn: ADB 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00

11-Dec-98 11-Dec-99 11-Dec-00 11-Dec-01 11-Dec-02 11-Dec-03 11-Dec-04 11-Dec-05 Lãi suất thanh toán liên ngân hàng Việt Nam 1998 - 2005

43,006 52,710 64,678 81,558 102,416 142,646 222,882 279,781 329,150 411,232 532,346 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Cung tiền Việt Nam giai đoạn 1994 - 2004

Tuy nhiên, các chính sách vĩ mơ ln có những tác hại nhất định, một trong những hậu quả của chính sách mở rộng tiền tệ là có thể gây ra lạm phát nếu đầu tư xã hội không hiệu quả. Đó có thể là nguyên nhân làm cho lạm phát có xu hướng tăng những năm 2003, 2004. Trong khi đó tỷ lệ M2/M1 khơng tăng nhiều mà giữ ở mức khá thấp (dưới 1.5 lần) cho thấy trong giai đoạn này khả năng tạo tiền trong nền kinh tế Việt Nam khá thấp. Như vậy, cung tiền tăng chủ yếu là cung tiền cơ sở, vì thế lượng tiền in ra lớn, nếu đầu tư và sử dụng không hiệu quả sẽ dẫn đến lạm phát và các hệ quả xấu khác cho nền kinh tế.

Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ M2/M1 Việt Nam giai đoạn 1995 – 2004

Nguồn: ADB

Trong giai đoạn này có những năm M2 tăng trưởng trên 50% (như năm 2000), nguyên nhân chủ yếu là do khả năng tạo tiền tăng lên (tỷ lệ M2/M1 tăng lên 1.46 năm 2000) và ảnh hưởng của dòng vốn nước ngoài rút ra khỏi Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế châu Á. Sau năm 2000, cung tiền có tốc độ tăng giảm lại và xung quanh mức 20%/năm cho thấy chính sách tiền tệ mở rộng ở mức tương đối ổn định trong giai đoạn 2001 - 2004. Tuy nhiên, mức tăng trưởng cung tiền quá cao so với mức tăng trưởng GDP là khơng bình thường. Dịng tiền tăng trưởng thêm có thể tạo ra các loại bong bóng tài sản hoặc bị lãng phí và tham những.

Biểu đồ 2.7. Tăng trưởng M2 Việt Nam giai đoạn 1995 – 2004

1.28 1.27 1.26 1.30 1.31 1.35 1.46 1.46 1.40 1.31 1.32 1.15 1.20 1.25 1.30 1.35 1.40 1.45 1.50 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tỷ lệ M2/M1 của Việt Nam giai đoạn 1994 - 2004

Nguồn: ADB

Như vậy, kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực trong giai đoạn sau mở cửa nền kinh tế, mặc dù có gặp khó khăn trong giai đoạn 1998 – 2000 nhưng Việt Nam đã vượt qua nhanh chóng để phát triển. CSTT Việt Nam khá ổn định, riêng trong giai đoạn 1998 – 2000 vì ảnh hưởng của khủng hoảng 1997 Việt Nam đã giảm lãi suất, tăng cung tiền để kích thích nền kinh tế giúp GDP phục hồi trong giai đoạn 2000 – 2004. Mặc dù vậy, trong năm 2000 có một số giai đoạn CSTT được thắt chặt (tăng lãi suất, nhưng khơng cao), vì vậy mà lạm phát được giữ ở mức thấp. Sau 2000, với sự mở rộng của CSTT làm cho lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)