Thiết kế mơ hình:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam (Trang 78 - 82)

Như đã tìm hiểu ở chương 1, trung gian tài chính nói chung và NHTM nói riêng là kênh dẫn vốn quan trọng nhất của nền kinh tế. Các nghiên cứu thực hiện tại Mỹ và Châu Âu cung cấp nhiều bằng chứng cho thấy vai trò quan trọng của NHTM trong hoạt động truyền dẫn tác động của CSTT của NHTW một quốc gia (kênh truyền dẫn lãi suất, tín dụng). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trên đều thực hiện nghiên cứu bằng mô hình tự hồi quy (VAR) với các biến được sử dụng là các biến thuộc yếu tố vĩ mô mà chưa nghiên cứu đặc điểm của các NHTM có tác động đến q trình truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng của NHTM hay khơng. Gần đây, những nghiên cứu bắt đầu chú ý đến vấn đề này, Angeloni và công sự, Ehrmann và cộng sự, Gambacorta nghiên cứu tại các NHTM Châu Âu cho thấy các đặc điểm của NHTM và các nhân tố thị trường tài chính có tác động theo nhiều chiều hướng khác nhau lên sự truyền dẫn của CSTT qua hệ thống NHTM và rủi ro của các NHTM (Angeloni, Kashyap và Mojon, 2003). Đồng thời đó với sự cải tiến trong hoạt động, sản phẩm và sự thay đổi trong mơi trường tài chính đã dần đến thay đổi cách thức một phần hoạt động cơ bản của các NHTM từ đó cũng làm thay đổi những tác động của CSTT lên nền kinh tế thơng qua kênh tín dụng cũng như q trình truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng bị ảnh hưởng bởi sự phản ứng của các NHTM, đặc điểm và rủi ro của các NHTM (Loutskina và Strahan, 2006). Những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy CSTT tác động đến tăng trưởng tín dụng và rủi ro của NHTM và bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm của mỗi NHTM (Morsink và Bayoumi, 2003). Yener Altunbas, Leonardo Gambacorta, David Marques - Ibanez (2010) đã sử dụng mơ hình GMM để nghiên cứu tác động của CSTT lên

tăng trưởng tín dụng của NHTM, trong đó có quan tâm để đặc điểm riêng của từng NHTM và yếu tố rủi ro của mỗi NHTM. Phương trình được ba nhà nghiên cứu sử dụng có dạng12:

Nguồn: Yener Altunbas, Leonardo Gambacorta, David Marques-Ibanez

Tại Việt Nam, thời gian qua đã có những nghiên cứu về tác động của CSTT của NHNN lên các biến số của nền kinh tế như thị trường chứng khốn (Nguyễn Thị Bích Loan, 2013), lạm phát (Nguyễn Trung Kiên, 2013), cán cân thương mại (Lại Thị Ngọc Châm, 2012), tỷ giá (Trần Ngọc Thơ, 2012), tăng trưởng GDP (Phương Ngọc, 2013). Gần đây có đã có nghiên cứu về sự truyền dẫn của CSTT đến kênh tín dụng tại Việt Nam của tác giả Chu Khánh Lân (Lân, 2013). Nghiên cứu cũng sử dụng mơ hình VAR để do lường sự truyền dẫn của CSTT qua kênh tín dụng thơng qua các biến vĩ mơ như lạm phát, dự trữ ngoại hối, tỷ giá hối đoái…mà chưa đề cập đến đặc điểm của chính mỗi NHTM trong truyền dẫn CSTT đến tăng trưởng tín dụng và rủi ro của mỗi NHTM.

12 Trong đó: Loan (dư nợ tín dụng của NHTM), GDPN (GDP danh nghĩa), i (lãi suất điều hành), EDF (chỉ số EDF dự đoán khá năng phá sản của Moody), SIZE (quy mô tài sản của NHTM), LIQ (tỷ lệ thanh khoản), CAP (tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản), LLP (tỷ lệ dự phòng nợ quá hạn).

Như vậy, hiện nay tại Việt Nam tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào về sự truyền dẫn của CSTT qua kênh tín dụng có quan tâm đến các biến thuộc đặc điểm của NHTM. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất sử dụng mơ hình GMM được Yener Altunbas, Leonardo Gambacorta, David Marques-Ibanez sử dụng để kiểm định tác động của CSTT lên tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam trong mối quan hệ với đặc điểm và rủi ro của từng NHTM. Mơ hình kiểm định có dạng:

Δln(loan)i,t = αΔln(loan)i,t-1 + σ2Δln(GDP)t-1 + ϕ1Δit + ϕ2Δit-1 + φ1Δit*SIZEi,t-1 + φ2Δit-

1*SIZEi,t-1 + τ1Δit*LIQi,t-1 + τ2Δit-1*LIQi,t-1 + ψ1Δit*CAPi,t-1 + ψ2Δit-1*CAPi,t-1 + ¥2SIZEi,t- 1 + ω1LIQi,t-1 + λ1CAPi,t-1 + μ1LLPi,t-1 + ɛi,t

Các biến được sử dụng trong mơ hình giống như mơ hình đã được ba nhà nghiên cứu trên sử dụng. Trước hết tăng trưởng tín dụng bị ảnh hưởng bởi CSTT của NHTW các quốc gia, cụ thể là thông qua công cụ lãi suất. Khi lãi suất giảm xuống sẽ khuyến khích các NHTM cấp tín dụng nhiều hơn, người dân cũng có động cơ để đi vay nhiều hơn cho tiêu dùng và sản xuất do đó tín dụng tăng lên (Bernanke và Gertler, 1995). Đối với tăng trưởng kinh tế, khi kinh tế phát triển, GDP tăng lên làm cho thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu đầu tư và tiêu dùng cũng theo đó tăng lên. Vì vậy NHTM sẽ có cơ hội cung cấp nhiều tín dụng hơn do đó tín dụng tăng trưởng (Kayshap và Stein, 1994). Bên cạnh đó các biến liên quan đến đặc điểm của NHTM như tỷ lệ thanh khoản, quy mô của NHTM, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng tài sản đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cấp đến khi xem xét tác động của CSTT đến tín dụng của NHTM như các nhà nghiên cứu Kashyap và Stein (sử dụng quy mô tổng tài sản - SIZE) (1995), Stein năm (1998) (sử dụng tỷ lệ thanh khoản – LIQ, tiền tương đương tiền và chứng khoán đầu tư trên tổng tài sản), ; Van den Heuvel (2002) (sử dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu - CAP), Yener Altunbas, Leonardo Gambacorta, David Marques-Ibanez (sử dụng tỷ lệ nợ quá hạn - LLP) (2012) đã đề cập và sử dụng trong các nghiên cứu của mình.

Các biến đặc điểm của NHTM và biến kiểm sốt vĩ mơ, biến lãi suất chủ yếu được sử dụng với độ trễ 1 năm (t-1) để phù hợp với lý thuyết về vĩ mơ vì CSTT có độ trễ trong tác động đến các biến khác trong nền kinh tế (Ehrmann, 2004). Đồng thời với biến Δln(loan)i,t-

1 cùng các biến khác được tính tích hợp với biến lãi suất và lấy độ trễ là 1 được sử dụng

trong mơ hình để kiểm sốt sai số nội sinh của mơ hình.

Bảng 3.1. Các biến trong mơ hình và mối tương quan mong đợi

Biến Tương quan

mong đợi Giải thích

Δln(loan)i,t-1 + Tăng trưởng năm trước tạo quán tính làm tăng trưởng tín dụng năm sau (sai số nội sinh) (Altunbas và cộng sự, 2009)

Δln(GDP)t + Biến kiểm soát. Kinh tế tăng trưởng làm cho nhu cầu tín dụng tăng nên tăng trưởng tín dụng cao hơn vào năm tiếp theo (Kashyap và cộng sự, 1993)

Δit - Biến đại diện cho Chính sách tiền tệ. Lãi suất tăng hạn chế tăng trưởng tín dụng (Yener Altunbas, Leonardo Gambacorta, David Marques-Ibanez, 2010; Rajan, 2005), (Bernanke và Gertler, 1995)

Δit-1 - Biến đại diện cho độ trễ của Chính sách tiền tệ. Lãi suất tăng hạn chế tăng trưởng tín dụng (Yener Altunbas, Leonardo Gambacorta, David Marques- Ibanez, 2010; Rajan, 2005), (Bernanke và Gertler, 1995)

SIZEi,t-1 ? NHTM có quy mơ càng lớn có thể tăng trưởng cao hơn hoặc thấp hơn (Kashyap và Stein, 1995)

LIQi,t-1 + Tỷ lệ thanh khoản năm trước càng cao sẽ giúp mở rộng tín dụng năm sau (Stein, 1998)

CAPi,t-1 + Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng năm trước càng lớn sẽ kích thích tăng trưởng tín dụng năm sau (Van den Heuvel, 2002)

LLPi,t-1 - Rủi ro tín dụng năm trước cao sẽ hạn chế tăng trưởng tín dụng năm sau (Kishan và Opiela, 2000)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)