Nguồn: NHNN Việt Nam
Sự gia tăng tỷ lệ tín dụng so với GDP cho thấy vai trò quan trọng của hệ thống NHTM trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Điều này khẳng định hệ thống tài chính tại Việt Nam chủ yếu là NHTM, cịn thị trường chứng khốn chưa phát huy hết vai trò chu chuyển vốn cho nền kinh tế. Tỷ lệ tín dụng/GDP đã tăng gần gấp đôi từ năm 2000 (35.3%) đến năm 2005 (65.6%). Tuy vậy, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong hệ thống NHTM vẫn còn cao.
Biểu đồ 2.21. Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ của NHTM Việt Nam giai đoạn 2000 –
2005
Nguồn: NHNN Việt Nam
Như vậy hoạt động của hệ thống NHTM trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào mở rộng tín dụng mà chưa quan tâm đến chất lượng tín dụng. Song song đó với CSTT mở rộng, mức lãi suất điều hành thấp đã giúp các NHTM liên tục mở rộng địa bàn hoạt động, gia tăng quy mô tổng tài sản và gia tăng cấp tín dụng. Các NHTM gần như chưa quan tâm
đếnnh ưng vấn đề khác như an tồn hoạt động. Điều này cũng dễ hiểu vì rủi ro trong giai đoạn này khá thấp vì hầu như các ngành đều tăng trưởng tốt và các doanh nghiệp cũng như người dân phát triển kinh doanh tốt nên rủi ro chưa xảy ra nhiều.
2.2.2. Giai đoạn 2006 – 2010:
Giai đoạn 2006 – 2010 chứng kiến nhiều biến động trong hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM. Với sự kiện gia nhập WTO8 năm 2007 và sự bùng phát của thị trường chứng khoán giai đoạn 2005 – 2007 và sau đó là giai đoạn lạm phát tăng cao năm 2008, 2010. Kèm theo đó hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM cũng có nhiều thay đổi.
Trong giai đoạn 2006 – 2010 nền kinh tế đã có giai đoạn tăng trưởng ổn định và mạnh mẽ những năm 2006, 2007 kéo theo sự gia tăng các hoạt động tín dụng, và dư nợ tín dụng trong nền kinh tế. NHTM chính là hệ thống chu chuyển tín dụng quan trọng đến với các doanh nghiệp, cá nhân trong giai đoạn này. Hoạt động hệ thống NHTM đạt lợi nhuận cao và liên tục mở rộng hệ thống, đẩy mạnh các sản phẩm mới, cho vay các lĩnh vực mới, đặc biệt là chứng khoán và bất động sản.
Biểu đồ 2.22. Tăng trưởng GDP bình quân theo Quý: Giai đoạn 2006-2010 (%)
Nguồn: NHNN Việt Nam
Trong giai đoạn 2007 – 2010 tổng tài sản của hệ thống đã tăng gấp đôi từ 1.097 nghìn tỷ VND (tương đương 52.4 tỷ USD) lên 2.690 nghìn tỷ VND (tương đương 128.7 tỷ USD).
Biểu đồ 2.23. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản ngành ngân hàng 2007 – 2010 (%)
Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng của VCBS
Tổng tài sản của ngành ngân hàng Việt Nam tăng lên một phần là do quy mô hoạt động của các NHTM tăng lên bởi vì danh mục tín dụng của các NHTM tăng lên. Dư nợ tín dụng của các NHTM tăng lên là do các ngân hàng cố gắng tăng vốn chủ sở hữu của mình lên để mở rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trường, đồng thời khi tăng vốn lên thì danh mục cho vay của ngân hàng cũng mở rộng, tổng tài sản của ngân hàng cũng tăng lên. Cùng với đó là quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu phải đạt được của NHNN Việt Nam nên các ngân hàng phải “chạy đua” để tăng vốn.
Biểu đồ 2.24. Vốn điều lệ của 11 ngân hàng lớn nhất đến cuối năm 2010 (tỷ VND)
Mặc dù vậy, vẫn còn những NHTM chưa đáp ứng được mức vốn điều lệ tối thiểu, và vẫn đang cố gắng tìm cách đạt được mức vốn pháp định. Chính vì thế, tỷ lệ địn bẩy trong hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam khá cao, gây ra rủi ro cho hệ thống.
Bảng 2.3. Tình hình tăng vốn của 9 ngân hàng chưa đáp ứng được vốn pháp định vào cuối năm 2010
Nguồn: báo cáo phân tích ngành ngân hàng của VCBS
Đồng thời đó vì dư nợ tín dụng tăng nhanh nên khả năng quản lý chắc chắn sẽ khó theo kịp và nhiều NHTM cố gắng đi theo thị trường mà khơng định hướng được hướng phát triển hoạt động tín dụng của mình nên tập trung vào đâu và kiểm soát rủi ro như thế nào. Từ 78 ngân hàng năm 2007, đến năm 2010 số lượng ngân hàng đã tăng lên 101 ngân hàng, trong đó số lượng ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có số lượng tăng mạnh từ 31 lên 53. Điều đó thể hiện sự thâm nhập ngày càng nhiều của các ngân hàng
nước ngoài vào Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO và bắt đầu mở cửa nhiều hơn trên thị trường tài chính – ngân hàng.
Biểu đồ 2.25. Số lượng ngân hàng trong ngành ngân hàng giai đoạn 2007 – 2010
Nguồn: báo cáo phân tích ngành ngân hàng của VCBS
Thêm vào đó, một số ngân hàng nước ngồi còn mua vốn tại các ngân hàng thương mại trong nước. Các ngân hàng nước ngoài chủ yếu tập trung vào các NHTM CP trong nước để góp vốn đầu tư. Điều này cho thấy tính hấp dẫn của thị trường ngân hàng. Thêm vào đó khi có sự tham gia đầu tư và sở hữu của các NHTM nước ngoài cũng giúp các NHTM trong nước chuyển đổi để tiếp cận các tiêu chuẩn thế giúp cũng như liên tục thay đổi và mở rộng để cạnh tranh với nước ngoài. Các ngân hàng như ACB, Sacombank đã ngày càng phát triển và khẳng định thương hiệu cũng như hiệu quả hoạt động trong ngành ngân hàng. Quy mô vốn, tài sản liên tục được mở rộng và tăng thêm nhằm chiếm lĩnh nhiều thị trường hơn. Trong khi đó các NHTM nơng thơn cũng tiến hành dời trụ sở về các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội để mở rộng quy mô hoạt động.