Ảnh hưởng của tính bất định chính sách kinh tế vĩ mô đối với sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

  • TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .1 Tính cấp thiết về mặt thực tiễn
    • MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 Mục tiêu tổng quát
      • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .1 Quy trình nghiên cứu
        • ĐểNG GểP MỚI CỦA LUẬN ÁN .1 Đóng góp mới về mặt khoa học

          Thông qua việc đánh giá tác động đồng thời của GEPU và các biến kiểm soát trong mô hình, đặc biệt là biến phản ánh TCH, để nghiên cứu thấy được vai trò của các biến kiểm soát, đặc biệt là TCH, đang mang lại tác động tiêu cực hay tích cực đến ổn định HTNH khi tương tác với môi trường bất định CSKT toàn cầu. Thông qua quá trình tổng hợp, hệ thống hóa các lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan, đề tài xây dựng giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc và biến độc lập nhằm đánh giá ảnh hưởng của GEPU, ảnh hưởng đồng thời của GEPU và các yếu tố vĩ mô, yếu tố đặc trưng ngành NH đến ổn định HTNH.

          Hình 1.1: Tần suất các cuộc khủng hoảng hệ thống NH trên toàn thế giới
          Hình 1.1: Tần suất các cuộc khủng hoảng hệ thống NH trên toàn thế giới

          Giới thiệu đề tài

          Điều này giúp Chính phủ và cơ quan quản lý quan tâm hơn đến quá trình điều hành CSKT của các nước lớn, nước phát triển trên thế giới, chủ động xây dựng những kế hoạch ứng phó phù hợp để đảm bảo ổn định HTNH, hạn chế các cú sốc gây bất ổn cho HTNH. Luận án còn cung cấp minh chứng cho thấy các yếu tố vĩ mô và yếu tố đặc trưng ngành NH như tỷ lệ vốn chủ sở hữu, mức độ khai thác nguồn tiền gửi, khả năng sinh lời từ cho vay, mức độ tập trung của thị trường… có ảnh hưởng đến ổn định HTNH.

          CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NH

          CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ .1 Khái niệm tính bất định của chính sách kinh tế

            (1) chức năng ổn định, nhằm đảm bảo rằng nền kinh tế duy trì ở trạng thái toàn dụng với mức giá ổn định; (2) chức năng phân bổ, trong phạm vi mà nhà nước tác động đến các xu hướng phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế bằng cách mua hàng hóa và đánh thuế, cũng như giải ngân các khoản trợ cấp; và (3) chức năng phân phối liên quan đến cách thức phân phối hàng hóa do toàn xã hội sản xuất ra giữa các thành viên của nó. Để tính toán chỉ số Bất định CSKT (Economic Policy Uncertainty Index - EPU) của Mỹ từ công cụ phân tích văn bản, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các bước sau: (1) Thu thập các bài báo liên quan đến bất định CSKT từ các nguồn tin tức chính thống như The New York Times, The Wall Street Journal, The Guardian và The Financial Times v.v để phản ánh thực tế điều hành CSKT của chính phủ và cơ quan quản lý của các QG; (2) Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công cụ phân tích văn bản để xác định tần suất và nội dung của các bài báo liên quan đến bất định CSKT trong các tờ báo lớn.

            CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG .1 Khái niệm ổn định hệ thống ngân hàng

              Trong đó, theo nhóm tác giả, 1 HTNH có 1 trong 4 đặc điểm dưới đây thì có thê xem là khủng hoảng NH đã xảy ra: (1) Tỷ lệ tài sản kém so với tổng tài sản trong hệ thống NH vượt quá 10 phần trăm; (2) Chi phí của hoạt động cứu hộ ít nhất là 2 phần trăm GDP; (3) Các vấn đề trong lĩnh vực NH dẫn đến việc quốc hữu hóa quy mô lớn các NH; (4) Các đợt điều hành NH trên diện rộng đã diễn ra hoặc các biện pháp khẩn cấp như tiền gửi đóng băng, ngày nghỉ NH kéo dài hoặc bảo lãnh tiền gửi tổng quát đã được chính phủ ban hành để ứng phó với cuộc khủng hoảng. Một số các nghiên cứu khác cũng sử dụng biến giả để phản ánh tình trạng ổn định hoặc bất ổn định của hệ thống NH dựa trên dữ liệu của Laeven & Valencia (2013) như nghiên cứu của Pedro, Ramalho, da Silva, (2018), Beutel và cộng sự (2019)… Laeven& Valencia (2013) đã xác định tình trạng khủng hoảng HTNH với 2 điều kiện bắt buộc: (1) xảy ra sự cố NH đáng kể, hệ thống NH thua lỗ và / hoặc thanh lý NH; và (2) các biện pháp can thiệp chính sách NH đáng kể để đối phó với những thiệt hại đáng kể trong hệ thống NH.

              TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐẾN ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

                Tuy nhiên, Boungou & Mawusi (2022), sử dụng bộ dữ liệu bảng lớn gồm 3913 NH hoạt động tại 9 QG trong giai đoạn 2009–2018, đã không tìm thấy ảnh hưởng đáng kể về mặt thống kê của EPU đối với thu nhập ngoài lãi của NH do tổng thu nhập ngoài lãi giảm được bù đắp bằng việc giảm tổng chi phí ngoài lãi. Điều này minh chứng cho việc hệ thống tài chính đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đồng thời quá trình TCH tài chính có những tác động buộc cơ quan quản lý phải thay đổi, điều chỉnh hoặc ban hành các CSKT phù hợp với quá trình TCH.

                PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

                KHUNG PHÂN TÍCH

                Vì vậy, nghiên cứu xây dựng giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của GEPU đến ổn định HTNH bên cạnh các biến kiểm soát phản ánh các yếu tố vĩ mô quốc gia và các yếu tố đặc trưng ngành. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy GEPU gây ra tác động không hoàn toàn giống nhau ở mỗi HTNH mà còn phụ thuộc vào những yếu tố vĩ mô khác và sức khỏe của mỗi HTNH.

                GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

                  Một QG đang ở giai đoạn tăng trưởng, lạm phát được kiểm soát sẽ tạo đà cho mở rộng tín dụng, gia tăng lợi nhuận, củng cố sự ổn định của HTNH trước khi rơi vào tình trạng tăng trưởng quá nóng và dẫn dến suy thoái. Đồng thời EPU có ảnh hưởng tiêu cực và mạnh hơn ở các nền kinh tế mới nổi khi so với các nước phát triển, cho thấy khả năng dễ bị tổn thương của HTNH các QG mới nổi trước tính bất định về CSKT.

                  MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

                    Nhóm biến kiểm soát thứ hai là Banki,t- vector chứa các biến phản ánh đặc điểm của hệ thống NH liên quan đến bộ đệm vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP), khả năng sử dụng vốn phản ánh thông qua tỷ lệ nợ vay trên tiền gửi huy động (LDR), quy mô hoạt động của HTNH (SIZE), khả năng tạo ra thu nhập từ hoạt động tín dụng (NIM), khả năng đa dạng hóa thu nhập (NII) và mức độ tập trung của HTNH (CON). Với những lợi ích to lớn từ dòng vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường hoạt động, hợp tác với các tổ chức tài chính NH toàn cầu, gia tăng tính cạnh tranh cũng như tuân thủ thông lệ quốc tế trong hoạt động NH, tác giả kỳ vọng TCH ở các QG làm giảm tác động tiêu cực của GEPU đến ổn định hệ thống NH.

                    Bảng 3.1: Biến và nguồn dữ liệu của biến trong mô hình nghiên cứu
                    Bảng 3.1: Biến và nguồn dữ liệu của biến trong mô hình nghiên cứu

                    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .1 Phương pháp thống kê mô tả

                      Sau khi lựa chọn phương pháp hồi quy tĩnh phù hợp, đề tài sử dụng kiểm định Wooldridge để kiểm định tự tương quan; kiểm định Wald để xác định liệu có tồn tại phương sai sai số thay đổi; kiểm định Durbin-Wu-Hausman để xác định hiện tượng nội sinh trong mô hình nghiên cứu khi sử dụng phương pháp hồi quy tĩnh. Việc thiết lập này là do đặc điểm các khoản nợ xấu thường khó thu hồi ngay lập tức, tốn nhiều thời gian để xử lý, nên giá trị các khoản nợ xấu trong bảng cân đối kế toán của NH thường kéo dài nhiều năm hay NPL có xu hướng kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định có thể kéo dài lên đến vài năm.

                      KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

                      KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .1 Kiểm định lựa chọn phương pháp nghiên cứu với biến Z_score

                        Kết quả phân tích thống kê mô tả cho thấy HTNH các QG chưa thực sự ổn định cao khi tỷ lệ nợ xấu trung bình các HTNH lớn hơn mức 3% mặc dù Zscore đạt giá trị trung bình cao nhưng lại có sự phân hóa giữa các QG thể hiện qua độ lệch chuẩn. Ngoài hệ số tương quan giữa NIM và CAP có tương quan ở mức trung bình với hệ số tương quan là 0.5001 tại mức ý nghĩa 5%, các cặp biến độc lập trong mô hình đều có hệ số tương quan nhỏ hơn 0.5 và hầu như không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, cho thấy mức tương quan giữa các cặp biến độc lập ở mức thấp.

                        Bảng 4.2: Kiểm định tương quan với biến điểm số Z
                        Bảng 4.2: Kiểm định tương quan với biến điểm số Z

                        KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH GỐC

                        Số liệu thực tiễn cũng cho thấy hàng loạt các QG có tỷ lệ CON lên đến 100% kể từ sau khủng hoảng năm 2008 như Úc, Colombia, Djibouti, Iceland và Malaysia… Trải qua khủng hoảng kinh tế, hàng loạt các QG trên thế giới buộc phải tái cơ cấu HTNH thông qua sáp nhập, hợp nhất, tạo ra những NH lớn trong HTNH, làm gia tăng mức độ tập trung, từ đó gia tăng tính ổn định của HTNH. Những QG có LDR và NIM cao là những QG có tỷ lệ nợ xấu cao điển hình như Kyrgyzstar, Gambia, Djibouti, Việt Nam…Việc gia tăng tỷ lệ sử dụng vốn huy động quá mức để cấp tín dụng nhằm gia tăng thu nhập lãi là một trong những cách các Nh sử dụng để tạo ra lợi nhuận.

                        KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH VỚI BIẾN TƯƠNG TÁC

                          Nghiên cứu của Garcıa-Herrero và Martinez Peria (2007) cung cấp bằng chứng cho thấy cho việc mở rộng xuyên biên giới sang các nước thị trường mới nổi, trong đó phần lớn các khoản nợ nước ngoài được mở rộng thông qua các chi nhánh địa phương của các NH nước ngoài, cho phép các công ty địa phương được hưởng nguồn tài chính nước ngoài ổn định hơn. Nguyên nhân giải thích cho yếu tố này bởi vì GEPU biến động mạnh kết hợp với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp cao trong nền kinh tế, buộc cơ quan quản lý phải có động thái kiểm soát phù hợp như các chính sách cho phép người vay giãn nợ, hoãn nợ mà không làm thay đổi nhóm nợ như nhiều QG áp dụng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008 và năm dịch bệnh bùng phát 2020.

                          Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình 2 với biến phụ thuộc NPL
                          Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình 2 với biến phụ thuộc NPL

                          THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

                          Khi đặt trong mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ bởi nhiều yếu tố, sự hội nhập chính trị càng lớn trong môi trường GEPU càng dẫn đến những bất định trong các quyết sách, từ đó, gia tăng tình trạng thông tin bất cân xứng trong các quyết định cấp tín dụng của NH, kéo theo đó là lựa chọn sai lầm cũng như khó khăn cho vấn đề thu hồi nợ. Điều này khó có thể ủng hộ về mặt lý thuyết nhưng thực tế cho thấy NHTW thường có các chính sách nhằm kiểm soát, thậm chí tỷ lệ nợ xấu của HTNH trong quá trình tái cấu trúc hay môi trường kinh tế nhiều biến động nhằm hỗ trợ cho sự ổn định của HTNH, củng cố niềm tin của các chủ thể trong nền kinh tế.