1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay

170 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay
Tác giả Hoang Thi Thao
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyen Anh Tuan
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 44,96 MB

Cấu trúc

  • 2.1. Triết lý và triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam (29)
  • 2.2. Quan niệm về giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Ib5š8n 00 (41)
  • Chương 3. NHỮNG NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM (0)
    • 3.1. Những nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.63 3.2. Giá trị của triết ly nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam (66)
  • Chương 4. Ý NGHĨA CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ (0)
    • 4.1. Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ góp phần giáo dục thanh niên tu dưỡng, rèn luyện bản thân....................... -...-- -- G6 5E 11211311931 E91 1 11911 9v HH HH nh 120 4.2. Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ góp phần giáo dục thanh niên các giá (123)
    • 4.3. Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ giúp giáo duc thanh niên giá trị dao (143)

Nội dung

Triết lý và triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam

Trong nền văn hóa phương Tây, người ta không dé cập đến khái niệm ứrir Uy mà thường dùng khái niệm ứz/é/ học Thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy Lạp vào thế kỷ 6 - 5 TCN Nếu viết từ này trong tiếng Hy Lạp cô bang chữ cái La Tinh thì chữ triết học được viết là Philosophia, trong tiếng Hy Lạp cô có nghĩa là yêu mến sự thông thái Với người Hy Lạp, philosophia vừa mang tính định hướng, vừa đề cập đến khát vọng đi tìm kiếm chân lý của con người Như vậy, có thê nói triết học tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, biểu hiện kha năng nhận thức và đánh gia của con người. Đã có nhiều tác giả đưa ra các khái niệm khác nhau về triết học, nhưng nhìn chung chúng đều đề cập đến những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học xem xét thế giới như một chỉnh thể, tìm cách đưa ra một hệ thống các quan niệm về chỉnh thể đó, đưa ra một cách có hệ thống những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của xã hội loài người cũng như của con người trong cuộc sống cộng đồng. Khái quát lại, triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới xung quanh; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.

Triết học ra đời từ nhu cầu thực tiễn xã hội, song, với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết hoc chi có thé xuất hiện khi con người đã có tư duy trừu tượng đạt đến trình độ khái quát cao từ những tri thức đã tích lũy được và khi có sự phân công lao động tay chân và lao động trí óc.

Xã hội ngày càng phát trién dẫn đến sự hình thành lớp người lao động trí óc.

Họ đã phân tích, nghiên cứu, khái quát hóa, hệ thống hóa các tri thức, quan niệm, quan điểm còn nhỏ lẻ, rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và triết học như là những lý thuyết đầu tiên đã ra đời trong bối cảnh như thé.

Tất cả những điều trên cho thấy: sự ra đời của triết học nguồn có gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội, đồng thời xuất phát từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn.

Lịch sử tư tưởng phương Tây không có sự phân biệt giữa khái niệm triết lý và triết học, nói đến lĩnh vực tư tưởng là cơ bản nói đến triết học: Triết học tôn giáo, triết học đạo đức, triết học chính trị Ngược lại, ở phương Đông các triết ly thường gan gũi, gắn bó trực tiếp với đời sống thường ngày của con người, nó được truyền tải thông qua giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình; được con người tiếp thu qua kinh nghiệm, học hỏi ở những người xung quanh chính vì vậy, triết lý được sử dựng một cách phổ biến phản ánh những tư tưởng, quan niệm khác nhau về đời sống xã hội như: Triết lý nhân sinh, triết lý giáo dục, triết lý đạo đức, triết lý kinh doanh

Cho đến nay, việc định nghĩa khái niệm triết ly đã xuất hiện trong các từ điển và một số công trình nghiên cứu.

Trong Tir điển Tiếng Việt các tác giả hiểu triết lý theo hai nghĩa: danh từ và động từ Theo nghĩa danh từ, triết lý là lý luận triết học; là quan niệm chung của con người về các van đề nhân sinh và xã hội Theo nghĩa động từ, triết lý là thuyết lý về những van dé nhân sinh va xã hội [115, 1000].

Tác giả Phạm Xuân Nam cho rằng: Triết lý là kết quả của sự suy ngẫm, chiêm nghiệm và đúc kết từ những quan điểm, luận điểm, phương châm cơ bản và cốt lõi nhất về cuộc sống cũng như về hoạt động thực tiễn rất đa dạng của con người trong xã hội Chúng có vai trò định hướng trực tiếp ngược trở lại đối với đời sống và những hoạt động thực tiễn rất đa dang ấy [71, 31] Tác giả giải thích: "Triết lí có thể là những kết luận được rút ra, suy ra từ một triết thuyết hay hệ thống nguyên lí triết học nhất định Nhưng, triết lí còn là những tư tưởng, quan niệm, được thể hiện cô đọng, súc tích, phản ánh bản chất các mối quan hệ diễn ra trong mọi mặt của đời sống cá nhân và cộng đồng, theo hướng khang định niềm tin, giá trị, đạo lí, giúp định hướng về cách ứng xử, phương châm sống, suy nghĩ, hành động của con người trong hoàn cảnh cụ thé” [71, 31-32].

Nhà nghiên cứu lão thành Vũ Khiéu cho rằng “triết lý là triét học khiêm tốn nói về mình Triét j# không thé hiện tầm khái quát vũ trụ quan và nhân sinh quan mà thể hiện ý nghĩa và hành vi có ý nghĩa chỉ đạo cuộc sống con người” [46, 59].

Tác giả Lương Đình Hải cho rằng, triết lý thể hiện sự suy tư, đúc kết kinh nghiệm, tri thức của con người về những mặt, những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ trong đời sống, chúng không có tính khái quát cao, tính lập luận lôgíc và tính hệ thống chặt chẽ như các hệ thống triết học hàn lâm Các hệ thống triết học là sự kết tinh cao độ ở tầm lý luận các triết lý trong văn hóa dân tộc, thê hiện thế giới quan và nhân sinh quan của dân tộc ở thời đại đó được chiêm nghiệm qua cái nhìn của các nhà triết học cụ thể, mặc dù ở tầm thấp hơn so với các hệ thống triết học, Song các triết lý chính là chất liệu của các hệ thống triết học bác học [30] Nghĩa là, triết học mang tính khoa học, hàn lâm, khái quát, đối lập với triết lý mang tính thực tiễn, dân gian, riêng lẻ, cụ thể.

Tác giả Hoàng Trinh cho rằng: "Triết lý là những nguyên lý đầu tiên, những ý tưởng cơ bản duoc dùng làm nền tang cho sự tìm tòi và suy lý của con người về cội nguồn, bản chất và các hình thái tự nhiên, xã hội và bản thân, làm phương châm xử thé và xử sự của con người trong các hành động sống hàng ngày” [127, 8].

Kế thừa những kết quả nghiên cứu trên, có thể hiểu #iết lý là tri thức có tính triết học kết tỉnh từ hoạt động thực tiễn của con người, được thể hiện bằng ngôn ngữ cô đọng, chau chuốt những luận điểm, những mệnh đề, những tư tưởng có tác dung làm cơ sở định hướng, chỉ dẫn cho con người về mặt thé giới quan, phương pháp luận trong ứng xử với chính bản thân mình, với xã hội và với tự nhiên Triết lý cũng trực tiếp giải đáp nhanh chóng những câu hỏi nảy sinh hang ngày trong đời sống.

2.1.2 Khái niệm Triết lý nhân sinh Ở phương Đông, khái niệm triết lý được sử dụng một cách đa dạng, sâu sắc, phản ánh những tư tưởng, quan niệm về các lĩnh vực khác nhau: triết lý nhân sinh, triết lý giáo dục, triết lý đạo đức, triết lý quan sự , trong đó triết lý nhân sinh là một phần quan trọng và ở góc độ nào đó, có thể giao thoa với những triết lý khác.

Từ trước đến nay đã có rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu đưa ra những khái niệm, định nghĩa khác nhau về triết lý nhân sinh Tác giả Hoàng Phê (chủ biên) trong cuốn Tir điển Tiếng Việt đã bàn đến hai khái niệm: Triết lý nhân sinh và nhân sinh quan Theo đó, triết lý nhân sinh được tạo ra từ 2 khái niệm: Triết lý và nhân sinh Triết lý là quan niệm của con người về các vẫn đề nhân sinh và xã hội; nhân sinh là quan niệm về sinh mệnh con người, cuộc sống của con người trong xã hội

Tác giả Lê Kiến Cầu cho rằng “Nhân sinh không chỉ bao gồm cuộc sống của con người và sinh mệnh của con người mà gồm cả nhân tính nữa” [8, 24] Tác giả giải thích cho thấy nhân sinh bao gồm những mặt nào Nói đến sinh mệnh con người là nói đến sự sinh tồn của con người Nền tảng cho sinh mệnh của con người tồn tại và phát triển là yếu tố vật chất và tinh thần Trong sự sinh tồn của con người cần có yếu tố vật chất là nguồn tài nguyên vạn vật Cũng vậy, sự sinh tồn còn cần nuôi dưỡng cả tri thức, phâm hạnh và lý tưởng của con người Do đó con người muốn tồn tại và phát triển thì cần phải có sự kết hợp giữa hai yếu tố nền tảng vật chất và tỉnh thần Về cuộc sống của con người, cuộc sống ở đây là cuộc sống nội tâm và cuộc song ngoại tâm Đời sống nội tâm có thé chi mang tính tinh thần, đời sống ngoại tâm có cả tỉnh thần và vật chất Theo tác giả, mục tiêu, lý tưởng của cuộc sống chính là phương hướng định vị hoạt động của con người Đồng thời phương hướng của con người chỉ có thé dựa vào sinh mệnh tinh thần mà họ giành được trong đời sống tinh thần Chỉ có con người sống tích cực, chủ động trong sinh mệnh tinh thần, nhân sinh thì từ đó mới có phương hướng sống và hành động đúng có ý nghĩa tích cực

Tác giả Lê Thị Hồng Nhung cho rang: nói đến triết lý nhân sinh là phải đề cập đến quan niệm về cuộc sống của con người trong xã hội, mục đích, lẽ sống và sinh mệnh con người Vì vậy, triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam chính là những tư tưởng, những kinh nghiệm ông cha ta đã đúc kết được về cuộc sống của con người, mục đích, lẽ sống của con người, về sinh mệnh con người, được biểu hiện qua ca dao, tục ngữ sự ứng xử của con người trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội [80, 33].

Quan niệm về giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Ib5š8n 00

2.2.1 Quan niệm về giáo dục đạo đức Khi nghiên cứu về quá trình ra đời, hình thành và phát triển của đạo đức các tác giả đã đưa ra rất nhiều quan niệm về giáo dục đạo đức.

Ngay từ rất sớm, vấn đề giáo dục đạo đức đã được loài người bàn đến Thời cô đại ở phương Tây coi giáo dục đạo đức là yếu tố rất quan trọng, đóng vai trò chỉ phối quá trình giáo dục tri thức Tư tưởng phương Đông thường đồng nhất giáo dục đạo đức với giáo dục nhân cách, coi giáo dục đạo đức như là quá trình giáo dục nhân cách - quá trình giáo dục cách ứng xử ở đời và đạo lý làm người.

Giáo dục đạo đức góp phần nâng cao khả năng nhận thức các giá trị, chuẩn mực đạo đức cho mỗi người thông qua việc chuyên các quan niệm đạo đức từ tự phát sang tự giác, từ bị động sang chủ động Giáo dục đạo đức nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị, chuan mực đạo đức truyền thống và góp phan tạo ra những giá trị, chuẩn mực đạo đức mới Đồng thời, giáo dục đạo đức góp phần tích cực vào việc đấu tranh chống lại những biểu hiện suy thoái về đạo đức, các hiện tượng phi đạo đức, sự lệch chuẩn các giá trị nhân cách, quan niệm đạo đức lạc hậu đang diễn ra trong đời sống, xã hội Giáo dục đạo đức còn góp phần vào việc truyền lại cho thế hệ sau những chuẩn mực, giá trị đạo đức truyền thống mà các thế hệ đi trước đã dày công xây dung và gìn giữ.

Giáo dục đạo đức là nhiệm vụ bao trùm và xuyên suốt toàn bộ hoạt động giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội dé hình thành va phát triển nhân cách. Giáo dục đạo đức là việc làm thường xuyên và từ lâu đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, là vấn đề của mọi vấn đề trong chiến lược giáo dục và dao tạo vi sự phát triển con người và phát triển xã hội bền vững Nhưng giáo dục đạo đức là gì?

Có thé hiểu Giáo duc đạo đức là quá trình truyền thụ nhằm chuyển hóa những kinh nghiệm, tri thức, những lý lưởng đạo đức và những chuẩn mực xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, chuyển văn hóa đạo đức xã hội thành văn hoa đạo đức cá nhân Giáo dục đạo đức là sự tác động một cách tích cực của chủ thể đến đối tượng giáo duc dé hình thành trong họ ý thức, tình cảm, niềm tin, lý tưởng đạo đức và thông qua sự tác động này, đối tượng giáo dục tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiện những phẩm chất, năng lực đạo đức phù hợp yêu cẩu đề ra Như mọi công việc xã hội khác, ngoài yếu tố chủ thé sơ bộ như vừa nêu (gia đình, nhà trường, xã hội), giáo dục dao đức cũng được hợp thành từ nhiều yếu tố.

Trước tiên, Muc tiéu của giáo dục đạo đức là nhằm hình thành và phát triển ý thức đạo đức, năng lực thực hiện hành vi đạo đức của con người, hướng tới hình thành trong con người nhân cách toàn vẹn; là giáo dục tỉnh thần hướng thiến, quyết tâm bài trừ cái ác Giáo dục đạo đức là một trong những bộ phận chủ yếu của giáo dục nhân cách, giáo dục con người Giáo dục xã hội băng mọi cô găng, nô lực đêu

39 tập trung cao nhất cho giáo dục đạo đức làm người, lấy văn hóa đạo đức làm nội dung cốt lõi, làm nền tảng cơ bản cho mọi sự giáo dục khác. Đối tượng của giáo dục nói chung là con người Từ lúc sinh ra, rồi lớn lên và trưởng thành - cả về mặt thê chất lẫn tinh thần, tức là toàn bộ đời sống sinh lý - tâm lý - cho đến suốt cuộc đời sau này gan với nghề nghiệp và hoạt động xã hội, với tư cách là một con người xã hội, một công dân của đất nước, một cá nhân - chủ thé của hoạt động, một cái Tôi - Nhân cách, con người luôn luôn cần được và tự giáo dục.

Nội dung của giáo dục đạo đức, nói một cách tổng quát, bao gồm giáo dục nhận thức để hình thành và phát triển những cảm xúc, tình cảm đạo đức trong sáng, cao quý thuộc về nhân tính của con người; xây dựng niềm tin đạo đức dựa trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa nhận thức và tình cảm đạo đức đã đạt được; rèn luyện hành vi và trau d6éi thói quen trong những ứng xử dao đức hàng ngày giữa người với người Trong đời sống tỉnh thần phong phú và đa dạng của con người thì nhu cầu đạo đức và văn hóa đạo đức là nhu cầu đầu tiên cơ bản và quan trọng Xem đó là giá trị quan trọng và ý nghĩa của lẽ sống, biểu hiện rõ nét trong hình thức độc đáo của từng cá nhân ở trong lỗi sống và đời sống sinh hoạt thường ngày Đó là kết quả tổng hợp của toàn bộ nội dung và quá trình giáo dục đạo đức đã nêu trên, trong đó cần phải đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của bồi dưỡng tình cảm đạo đức và trau dồi, tập luyện các hành vi, thói quen đạo đức Sự hình thành và phát triển nhu cầu đạo đức, văn hóa đạo đức ở mỗi người diễn ra như thé nao thì lại phụ thuộc phần lớn ở sức mạnh thúc day tinh cam đạo đức ở người đó Phải có những tình cảm dao đức mãnh liệt, con người mới tự mình có những thôi thúc nội tâm bên trong đề hình thành cho chính mình nhu cầu dao đức và văn hóa đạo đức, từ đó mới có thé chuyên từ giáo dục sang tự giáo dục, thực hiện đồng bộ các hành động của đối tượng giáo dục và chủ thé giáo dục trong chính ban thân mình Như vậy, theo bản chất nhân văn, giáo dục đạo đức đặc biệt chú trọng tới thực hành đạo đức trong hoạt động thực tiễn của con người Tình cảm đạo đức, có thể nói chứa đựng trong nó cả cái Chân, cái Thiện lẫn cái Mỹ, chúng kết hợp và thúc day lẫn nhau một cách hài hòa Những cử chỉ hành vi đạo đức tốt đẹp bao giờ cũng bắt nguồn từ những cảm xúc, tình cảm trong sáng, vô tư, vị tha, đức hy sinh quên mình, không một chút tính toán vụ lợi nào.

Người có đạo đức thường làm việc tốt bởi sự thúc day của lòng mong muốn trở nên tốt đẹp và tốt đẹp hơn, làm điều tốt, việc tốt vì người khác, cho người khác.

2.2.2 Quan niệm về giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay Điều 1, Luật Thanh niên năm 2005 quy định thanh niên là “công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi” [56, 33] Tác giả Nguyễn Văn Đoàn trong cuốn sách Quản lý Nhà nước doi với công tác thanh niên có nêu “Thanh niên là phạm trù chỉ một nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù có những đặc điểm chung về tâm lý, sinh lý, nhận thức xã hội, có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc trong cả hiện tại và tương lai” [19, 25] Tuổi thanh niên (16 - 30 tuổi) là thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người Khoảng thời gian của tuổi trẻ trong đời khá ngắn nhưng vô cùng quan trọng, đây là là lứa tuổi dang phát trién thé chat, tinh than, tâm lý, trí tuệ, tính cách và lý tưởng sống Đó cũng là lứa tuổi đang vào đời, đang trưởng thành, lập thân lập nghiệp “tam thập nhi lập” (30 tuổi vào đời lập thân, lập nghiệp) đang trưởng thành về nhân cách và lựa chọn định hướng giá tri cuộc sống Việc giáo dục cho thanh niên, trong đó có giáo dục đạo đức nhăm hình thành nhân cách và chí hướng cho họ là rất quan trọng và cần thiết.

Thanh niên là một nhóm xã hội đặc thù thường có tỷ lệ chiếm tới gần một phần ba dân cư; họ có mặt trong mọi thành phần của cơ cấu xã hội Hiện nay thanh niên Việt Nam chiếm 28,9% dân số cả nước và chiếm 36,4% lực lượng lao động toàn xã hội; là nguồn nhân lực dồi dao, đóng góp nhiều và có tiềm năng đóng góp lớn hơn nữa vào công cuộc đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thanh niên là hình ảnh phản chiếu thu nhỏ của xã hội, vì thế muốn biết tương lai của một dân tộc trong thế ky 21 thế nào, của một xã hội ra sao thì có thé xét qua diện mạo của thế hệ thanh niên Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất xác định thanh niên là những người đủ từ 14 hoặc 15 tuổi; nhưng tuổi nào là thôi, không còn là thanh niên nữa thì lại có sự khác biệt Có nước quy định là 25 tuổi, có nước - 30 và cũng có nước đến tận 40.

Ngày nay, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị của từng quốc gia thời gian đào tạo, học tập cơ bản của tuổi trẻ dài hơn nên tuôi thanh niên có xu hướng được kéo dai hơn (tương ứng thì tuổi nghỉ hưu cũng kéo dai theo) Trong

41 tương lai gần độ tuôi của thanh niên Việt Nam có thé sẽ kéo dài đến 35 tuổi theo Khoản 2 Điều I của Dự thảo Luật thanh niên về độ tuổi của thanh niên Tuy nhiên, van dé nay còn nhiều quan điểm ý kiến khác nhau Tuy thuộc vào góc độ và nội dung nghiên cứu mà có những quan niệm khác nhau về thanh niên.

Trên cơ sở phân tích nội hàm các khái niệm “Giáo dục dao đức” và “Thanh niên”, tác giả hiểu Giáo duc đạo đức cho thanh niên là quá trình tác động thường xuyên, tích cực, của các chủ thể trong gia đình, nhà trường và xã hội nhằm trang bị cho thanh niên những tri thức, kỹ năng, thai độ, hành vi, phẩm chất phù hợp với các chuẩn mực, giá trị đạo đức của cộng đồng và xã hội; đông thời thông qua quá trình này thanh niên tự rèn luyện hoàn thiện bản thân, từng bước hình thành nhân cách con người trưởng thành của mình.

2.2.3 Khát quát thực trạng đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay và một số yêu cau đặt ra déi với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên qua triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam

2.2.3.1 Khái quát thực trạng đạo duc thanh niên Việt Nam hiện nay

NHỮNG NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM

Những nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.63 3.2 Giá trị của triết ly nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam

3.1.1 Triết lý tu thân trong ca dao, tục ngữ Việt Nam Khi nghiên cứu về triết học phương Đông, trong đó có triết học Việt Nam, các nha nghiên cứu thường đề cập đến vấn đề nhân sinh quan, về cuộc đời con người và về mối quan hệ giữa con người với nhau; điều này khác với triết học phương Tây vốn thường nghiên cứu van dé bản thể luận và thé giới quan Ở phương Tây nền kinh tế thương mại du mục buộc con người nơi đây phải năng động, nhạy bén tìm thị trường ở bên ngoài và mở rộng các mỗi quan hệ nên con người thiên về hướng ngoại, hướng ra bên ngoài và sống rất cởi mở Trái với phương Tây, tư duy phương Đông thường hướng nội và khép kín, điều này cũng dễ hiểu, bởi nơi đây cuộc sống nông nghiệp luôn luôn cần một sự 6n định Với lối sống hài hoà, thân thiện với tự nhiên, tình cảm với mọi người, suy cho cùng, cũng là nhăm đạt tới cuộc sông bình yên, 6n định Bên cạnh đó, nền nông nghiệp tự cung tự cấp, chỉ tạo ra được những sản phâm vừa đủ dé lưu thông trong phạm vi “chợ làng”, không trở thành hang hoá trao đổi theo kiểu kinh tế thị trường phương Tây, nên con người thiên về hướng nội, hướng vào việc tìm hiểu chính bản thân mình, tìm hiểu mỗi quan hệ giữa mình với những người xung quanh Chính vì vậy, trong tư tưởng triết học Việt Nam nói chung, trong quan niệm triết ly nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam nói riêng thì mối quan hệ của con người với bản thân đã được đề cập một cách đây đủ và rõ nét.

Theo Nho giáo, mối quan hệ giữa con người với chính bản thân mình là mối quan hệ cơ bản, đầu tiên, là cơ sở cho những mối quan hệ khác Vì thế, dé hoàn thiện phẩm chất, nhân cách trước hết con người phải tu thân, phải quan hệ tốt với chính mình thì mới có thé làm tốt mối quan hệ với gia đình và xã hội Vi vậy, mỗi cá nhân cần phải biết khiêm tốn, chân thành, can trọng trong lời ăn tiếng nói; có ý thức tự lập và linh hoạt trong ứng xử; ý thức tôn trọng việc học, học đi đôi với hành và có tinh thần lạc quan yêu đời.

3.1.1.1.Ca dao, tục ngữ khuyên con người khiêm ton, chân thành, cần trọng trong lời ăn tiếng nói

Trong quan hệ với chính bản thân mình, triết lý nhân sinh mà ông cha ta gửi gắm trong ca dao, tục ngữ khuyên răn con cháu sống trong sạch lương thiện, khiêm tốn, chân thành, cần trọng trong lời ăn tiếng nói.

Từ xưa tới nay, người Việt vẫn luôn đề cao sự khiêm tốn, theo cách hiểu thông thường, khiêm tốn không có nghĩa là tự ti, hạ thấp mình, mà là giảm bớt cái tôi đi để cầu tiến, học hỏi mặt tốt của người khác, và nhìn cho rõ những khiếm khuyết của bản thân Người Việt luôn chủ trương di hoa vi quy [54, 895], yêu hòa bình, nên trong mọi mối quan hệ luôn dé cao sự nhường nhị, Một câu nhịn, chín câu lành [55, 1813] Một bên căng thì một bên chùng, biết nhu biết cương đúng lúc dé làm đẹp lòng nhau Nhất là khi biết đối phương mạnh hơn, biết tránh đi là cách ứng xử khôn ngoan nhất: Tránh voi chẳng xấu mặt nào [55, 2700] Vào rừng lỡ gặp voi, thì khôn ngoan nhất là nên tránh đi, voi là loài thú đữ to lớn, nếu không tránh thì cầm chắc là sẽ bị thiệt hại không đáng có Cũng như trong cuộc sống, cần biết lượng sức minh, dé đối phó hoặc tránh di, cũng là một cách ứng xử khôn ngoan Ở một góc độ nào đó, giống như cách khiêm nhường Biét người, biết ta [54, 263] của binh pháp Tôn Tử, mang tính chiến lược, sắc sảo, phân tích hoàn cảnh, biết người có gi, ta có gì, người thiếu chỗ nao, ta thiếu chỗ nào dé có cách ứng phó hợp lý.

Dù trong hoàn cảnh nào cũng cần sống chân thành Một bậc hiền triết đã cho rằng Chân thành, đó là sự khôn ngoan cao cấp nhất, bởi nêu sông dối trá, hai mặt để nhanh chóng đạt được mục đích, cũng sẽ như cái kim bọc giỏ lâu ngày cũng loi ra [54, 358] Mà khi người đời đã phát hiện sự gian dối, lấp liếm, lọc lừa thì có bao

64 nhiêu vàng bạc cũng chang thé mua lại niềm tin nữa, chi bằng sống chân thành, trong sạch với lương tâm, tôn trọng lẽ phải, thì trước sau cũng sẽ được mọi người nhìn nhận và tôn trọng Sống ngay thang thì Mat lòng trước, được lòng sau [55,

1723] Nhiéu người e ngại vi “sự thật mất lòng”, nhưng sự thật chỉ có một, nếu cảng trốn tránh thì sẽ càng nảy sinh nhiều hệ lụy về sau Làm người tốt thực khó, bởi nói đạo lý suông thì đễ, nhưng cuộc sống đâu thiếu gì khó khăn, thử thách, nếu rơi vào hoan cảnh khó khăn, túng thiếu, người g1ữ được lòng chân thành, sự trong sạch mới thật đáng né trọng Các cụ ta vẫn khuyên ran con cháu: Giấy rách phải giữ lấy lê

[54, 1281]; Doi cho sạch, rách cho thơm [54, 1047].

Trong cuộc sống bên cạnh sự khiêm tốn, chân thành, con người cần cần trong lời ăn tiếng nói: Biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột mà nghe [54, 264] - ý là đã nói gì thì cần chắc chắn điều mình nói, còn chưa chắc chắn tốt nhất là nên lắng nghe người khác Nếu không muốn trở thành thằng hề gây cười cho người khác, nói những điều bản thân không hiểu rõ, dẫn tới nói sai, nói dở ma không hay biết, trước khi nói gì cần suy nghĩ “uốn lưỡi bảy lần” chắc chắn Và cách tốt nhất là cần học hỏi, đọc sách, tìm hiểu dé mở mang hiểu biết An có nhai, nói có nghĩ [54, 89] Về việc cân trọng trong lời ăn tiếng nói, tục ngữ cũng như ca dao ta có rất nhiều câu ran Lời nói có sức mạnh rất lớn, khéo ăn khéo nói thì được lợi mom miệng đỡ chân tay [54, 1796], nhưng không biết Lựa lời mà nói thi dé gây mất tinh cảm, bat hòa, mat cơ hội trong công việc Loi nói dau hơn roi vọt [54, 1636] là cách vi von cho thay sức mạnh của lời nói, sự nguy hiểm của lời nói Lời nói có thé gây tốn thương nghiêm trọng cho đối phương, vì thế khi quy kết ai điều gì, càng phải hết sức thận trọng.

Bởi lời nói cũng như mũi tên, đã bắn đi thì không lay lai được nữa, mũi tên rất có thể khiến người khác bị thương, hoặc gây tai vạ cho chính bản thân người ban Va tay không bang va miệng [55, 2831] là vì thé Người phát ngôn là người phải chịu trách nhiệm về chính lời nói của mình, nếu nói không chuẩn xác thông tin, sai lệch là người nói dễ bị gánh tai họa từ chính lời nói của mình Vạ tay hay lỡ có làm gì sai sót, thì còn có thể dùng lời nói dé chống chế, nhưng va miệng thì rất khó có thê cứu vãn.

3.1.1.2 Ca dao, tục ngữ khuyên con người có y thức tự lập và linh hoạt trong ứng xử

Xuất phát từ ton tại xã hội, ở đất nước ta do chế độ phong kiến kéo dải trong lịch sử với ách áp bức bóc lột nặng nè, đời sống của người nông dân vô cùng khốn khổ, chịu nhiều khó khăn, bị đối xử rất thậm tệ, bất công bên cạnh đó, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp làm đời sống của người nông dân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, họ không biết trông chờ, dựa vao đâu, muốn tôn tại thì không có cách nào khác là họ phải có tinh thần tự lập, ý thức tự lập vươn lên làm chủ cuộc đời mình, biết lo toan, tính toán không y lại vào người khác

Tính tự lập, linh hoạt là đức tính tốt, cần thiết và quan trọng không thé thiếu trên con đường lập thân, lập nghiệp thành công Tự lập chính là cách sống tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai dé đi, tự quyết định, tự hành động và tự chiu trách nhiệm với những việc mình đã làm Tự lập là tự hành động không dựa dẫm vào người khác, mọi vấn đề đều do chính bản thân giải quyết không cần cầu xin ai giúp đỡ.

Từ xa xưa ông cha ta đã dạy bảo con cháu về tính tự lập, những bai học kinh nghiệm được đúc kết trong những câu ca dao, tục ngữ truyền bá cho nhiều thế hệ.

Có thân phải khổ, có khổ mới nên thân [54, 687], trong cuộc sống trai qua đau khổ thì sau đó mới sung sướng, đều có luật nhân quả cả Phải trải qua nhiều chông gai, vấp ngã trong cuộc sống thì con người chúng ta mới có thể trưởng thành, tự lập được Mỗi con người được sinh ra đều phải có trách nhiệm với bản thân, phải sống cuộc sống của minh, làm chủ cuộc đời mình: Thân ty lập thân [55, 2506] Câu tục ngữ này muốn nói rằng nếu bạn muốn tự lập thân thành công thì bạn phải xây dựng, đào luyện từ trong tâm hồn, tư tưởng của mình, tự nó chính là nguồn cội xuất phát của thái độ và hành động của minh Không dao động, không thé chờ đợi, không dé phụ thuộc vào các điều kiện từ bên ngoài đưa tới mà hãy luôn vững tinh thần, quyết tâm di theo con đường đã chọn Người tự lập thé hiện tính tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương dau với những khó khăn thử thách, ý chí nỗ lực phan đấu vươn lên trong công việc va cuộc sống, họ tự làm lay, tu giải quyét công việc, tự tạo dựng cuộc sống cho mình Nước lã mà vã nên hô/ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan [55,

2171] Lay nước 14 mà vã được thanh hồ, tay trắng mà dựng nên cơ nghiệp, như thế mới giỏi nhằm ngợi khen người không nhờ tiền của, vốn liếng của cha ông, chỉ nhờ tai trí và sức làm việc của minh mà dựng nên cơ nghiệp Cũng có thé cho là lời khuyến khích những người không được cha ông để lại cho tư cơ, điền sản gì, chỉ dốc sức mình ra làm việc dé tạo lay cơ nghiệp Tuy nhiên, con đường tự khang định chính mình của mỗi con người không phải lúc nào cũng là con đường thăng tắp trải đầy nhung lụa, mà sẽ có nhiều khó khăn thử thách, nó đòi hỏi mỗi người tùy thuộc vào hoàn cảnh của mình phải luôn cố gắng vươn lên để vượt qua khó khăn, thử thách, làm chủ hoàn cảnh, dé khang định bản lĩnh va vai trò chủ thé của mình, quyết tâm thực hiện mục tiêu đã đề ra: Luyện tay thành đá, luyện má thành chai, luyện tài thành tướng [54, 1666]; Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn/ Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim [55, 1975].

Do nước ta năm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nên khí hậu rất nóng ầm, mưa nhiều, có hai mùa rõ rệt, mạng lưới sông ngòi dày đặc Điều đó đã tác động đến cuộc sống hàng ngày của con người và dấu vết của môi trường sông nước đã han sâu vào lối tư duy, ứng xử của người Việt Nam Mặt khác, điều kiện đất đai và khí hậu làm cho thiên nhiên Việt Nam rất phong phú, đa dạng Ruộng đồng mặc sức chim bay; Biển hồ lai láng, mặc bay cá đua [83, 134] Tự nhiên, đất trời hòa hợp trong sự đa dạng đã góp phần hình thành nên lối tư duy, thái độ ứng xử linh hoạt, mềm đẻo, khoan hòa trong mọi mối quan hệ của con người trong xã hội Việt Nam: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài [55, 2205]; nhập gia tùy tục [55, 2048] Chính vì vậy, trong cuộc sống để có thể quyết định cuộc đời đứng trên đôi chân của chính mình, đưa ra các quyết định trong cuộc sống thì con người phải biết suy nghĩ tính toán, linh hoạt, hợp lý dé có hành động đúng dan Làm người trông rộng nghe xa, biết luật biết lí mới là người tinh [12, 127] Trong cuộc song, dù việc lớn hay việc nhỏ, cũng phải dùng mưu trí mới có thé ứng phó kip thời Dân gian van nói Tiy cơ ứng biến [55, 2809], dù hoàn cảnh nào cũng luôn đặt mình vào thé chủ động, để xoay xở, giải quyết vấn đề hợp lý.

Ý NGHĨA CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ

Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ góp phần giáo dục thanh niên tu dưỡng, rèn luyện bản thân - G6 5E 11211311931 E91 1 11911 9v HH HH nh 120 4.2 Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ góp phần giáo dục thanh niên các giá

niên tu dưỡng, rèn luyện bản thân

Trong kho tàng văn học dân gian, ông cha ta đã đúc rút từ quy luật của tự nhiên, xã hội thành những kinh nghiệm, kiến thức hết sức quý giá được thé hiện

120 bằng những câu ca dao, tục ngữ để giáo dục con người hướng đến các giá trị chân, thiện, mỹ Bởi vậy, mỗi câu ca dao, tục ngữ đều mang một ý nghĩa rèn luyện bản lĩnh, nhân cách, hành vi ứng xử của con người trong gia đình, nhà trường, xã hội.

Trải qua thời gian, những kinh nghiệm, kiến thức đó ngày càng được bồi đắp, gìn giữ và được ông cha ta truyền lại cho các thế hệ sau học tập và noi theo.

4.1.1 Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam góp phan giáo dục sự khiêm tốn, chân thành trong ứng xử cho Thanh niên Việt Nam hiện nay

Qua ca dao, tục ngữ Việt Nam, cha ông ta đã khẳng định giá trị của đức tính khiêm tốn, chân thành trong cuộc sống với việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ Trong cuộc sống hiện đại, giữa bộn bề đời sống đầy cam bay và cám dỗ, những đức tính, thói quen tốt, những mối quan hệ tốt, những kinh nghiệm quý giá sẽ là bàn đạp vững chắc và rút ngăn con đường đến thành công Khi ấy không thé không nhắc đến đức tính cực kỳ quan trọng và cần thiết với mỗi con người là tính khiêm tốn, lòng chân thành Khiêm tốn, chân thành là một trong số những đức tính vô cùng quý báu của con người trong cuộc sống Nó giúp mỗi cá nhân trở nên tiến bộ hơn trong cách cư xử, lối sống, trong rèn luyện tu dưỡng đạo đức, giúp cho việc giao tiếp đối xử giữa người với người tốt đẹp hơn.

Khiêm tốn là phâm chất tốt cần phải có trong cách đối xử hàng ngày Đó là thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới Những người khiêm tốn thường rất hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đôi các khuyết điểm của mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được.

Trong xã hội phong kiến có rất nhiều bậc danh nhân vì chán ghét cảnh tranh chấp quan trường mà cáo quan về ở an Họ giữ cho lòng mình luôn sáng, tinh than khiêm tốn, thanh cao Day mới là điều đáng quý Bác Hồ là tắm gương sáng ngời về đức tính khiêm tốn Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm Dù ở cương vị Chủ tịch nước, Bác vẫn sống trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những vật dụng hét sức giản di, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,

Nếu không có tính khiêm tốn, thanh niên sẽ ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiễn bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu Thế nhưng vẫn có nhiều thanh niên không khiêm nhường, tự cao tự đại, kiêu ngạo và khinh thường người khác Một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rut rè và nhút nhát Những thanh niên như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi Từ đó dé lại những hậu qua rất lớn, vốn kiến thức sẽ bị thu hep lai, mai một đi, gây dé ki, mất đoàn kết dẫn đến thất bại Thế nên mỗi thanh niên cần phải biết học tập, rèn luyện va trau dồi dé hoàn thiện đức tính tốt đẹp này Bởi nó đem lại hạnh phúc cho con người, giúp thanh niên chung sống hòa bình, yêu thương mà không nuôi lòng đồ ky ghen ghét Muốn thế mỗi thanh niên phải biết học tập, rèn luyện và trau đồi đề hoàn thiện đức tính tốt đẹp đó.

Sự chân thành nơi mỗi thanh niên là điều hết sức quý báu và cần được trân trọng Sự chân thành được thé hiện không chỉ trong lời nói mà nó phải được bắt rễ sâu xa tử trong một tắm lòng thành, với tình cảm thực sự thì mới có sức thuyết phục Hành xử trong sự chân thành, sẽ cho thanh niên sự tự tin, sức lôi cuốn và sự vững mạnh.

Thanh niên sống chân thành cũng là những người vô cùng dũng cảm vì họ dám thành thật với lòng mình mà đối xử với bản thân và những người xung quanh bằng sự tử tế nhất Bởi thế, thanh niên có tắm lòng chân thành luôn lan tỏa yêu thương và lòng tử tế nhằm giúp cho xã hội được tốt đẹp và hạnh phúc hơn Tóm lại, lối sống chân thành là lỗi sống đẹp mà mỗi thanh niên đều cần có trong cuộc sống dé hướng tới các giá trị hạnh phúc bền vững trong đời.

Khiêm tốn, chân thành thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của mỗi thanh niên Chính vì vậy, thanh niên cần phải kính trên nhường dưới, không ngừng học tập rèn luyện bản thân va không được tự mãn trước những thành quả đã đạt được Ta gieo khiêm tốn, chân thành sẽ gặt hái thành công, còn nếu ta gieo kiêu căng, tự mãn sẽ gặt thất bại Vì thế sự khiêm tốn, chân thành là đức tính không thể thiếu khi mỗi thanh niên muốn thành công trên đường đời Đó chính là hướng phan dau của thanh niên để có thé tiếp thu tri thức nâng cao trình độ dé góp phần xây dựng đât nước, đưa đât nước ta vươn lên tâm cao mới, văn minh và tôt đẹp hơn.

4.1.2 Triết ly nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam góp phan giáo duc tinh than tự lập, suy tính linh hoạt trong ứng xử của thanh niên Việt Nam hiện nay

Mỗi người đều sở hữu cuộc sống riêng của mình, có những khó khăn phải tự mình đối mặt nhưng không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng Ca dao, tục ngữ Việt Nam khang định mỗi con người sinh ra đều phải có trách nhiệm với bản thân, với cuộc sống của mình, làm chủ cuộc đời mình: “Có thân phải lập thân - Có thân thì lo - Có thân phải khổ có khổ mới nên thân” [12, 60] Tự lập là một đức tính tốt mà mỗi thanh niên ai cũng cần phải có Tự lập sẽ giúp cho mỗi thanh niên dễ có được hạnh phúc và thành công hơn trong cuộc song Đề có thé tự lập, bản thân mỗi thanh niên phải nỗ lực, cố găng và có ý chí mạnh mẽ để vươn lên Không nên sông dựa dam vào người khác dé trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội và cuộc sống sẽ mat đi ý nghĩa vốn có Chủ nghĩa duy vat lịch sử đã khang định rằng con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể lịch sử Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, thông qua các hoạt động vật chất và tinh thần, con người đã làm nên chính mình, đồng thời thúc day xã hội phát triển Tự lập là đức tính rất cần thiết của thanh niên hiện nay khi rất nhiều người đang dần sống quá phụ thuộc vào người thân và thường y lại rất nhiều Khi y lại thì sẽ dần hình thành tính lười biếng và sẽ không có ý thức làm ăn học tập và phát triển sự nghiệp Khi đó chính những người cha người mẹ sẽ chịu hậu quả và phải lo lắng cho những người con không có tính tự lập cả đời Vì thé chúng ta cố gắng xây dựng và hình thành nhân cách cho trẻ ngay từ đầu sẽ giúp ích nhiều cho tương lai sau này của chúng Tự lập là yêu cầu tiên quyết cho sự hình thành nhân cách: Nội dung thực sự của nhân cách là giá trị tự lập Dù ở trong những điều kiện thuận lợi hay khó khăn, tinh thần tự lập luôn là một biểu hiện quan trọng của một giá trị nhân cách gắn với thực tế.

Bản thân mỗi thanh niên, cuộc sống của mỗi thanh niên sẽ do chính họ quyết định Họ biết mình đang làm gi, biết minh là ai, biết mình sai gì để sửa chữa thì đó là những thé hiện về tinh thần tự lập Tinh thần tự lập luôn có một ý nghĩa hết sức tốt đẹp đối với bản thân mỗi thanh niên, ai luôn thể hiện được tinh thần tự lập trong cuộc sông thì sẽ được mọi người yêu thương, quý mến Tinh thần tự lập khiến mỗi

123 thanh niên trở nên mạnh mẽ hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, giá trị tự lập trở thành tiêu chí hàng đầu trong quá trình lập thân, lập nghiệp của mỗi thanh niên Những thanh niên có thói quen ý lại, dựa dam vào người khác không tự chủ động có gắng vươn lên thì người đó sẽ bị tụt hậu sớm muộn cũng bị đào thải khi mà sự phát triển của kinh tế, khoa học công nghệ đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với mỗi con người.

Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ giúp giáo duc thanh niên giá trị dao

giá trị đạo đức xã hội

4.3.1 Xây dựng tình yêu đôi lứa chân thành, thủy chung, sâu sắc Qua ca dao, tục ngữ Việt Nam, cha ông ta đã gửi gam một triết lý nhân sinh sâu sắc về tình yêu đôi lứa chân thành, thủy chung, trong sáng nhưng cũng rất thiết tha mạnh liệt được thể hiện trong chính cuộc sống lao động hàng ngày.

Tinh yêu của thanh niên hiện nay, có thé nói là rất đẹp Thanh xuân của con người nói dài không dài, ngắn không ngắn nhưng là đáng quý và đáng trân trọng nhất Tình yêu có ý nghĩa cao đẹp và thiêng liêng bởi tình yêu là nền tảng của một gia đình hạnh phúc, là cơ sở của sự duy trì giống nòi nhân loại, tình yêu làm con người có động lực phan dau, tao ra những thành tựu to lớn.

Ngoài những tác động tích cực trong tình yêu đối với thanh niên, có thể nhận thấy rằng thanh niên ngày nay dường như có những suy nghĩ và cách ứng xử trong tình yêu chưa thật sự phù hợp Trước hết là xuất phát từ sự bồng bột, nông nổi trong suy nghĩ, thứ hai là các bạn chưa được giáo dục một cách bài bản về tình yêu, về cách đối nhân xử thế và thứ ba là đến từ chính nhân cách và đạo đức trong tâm hồn mỗi người Tình yêu vốn là một thứ tình cảm đẹp và thiêng liêng thế song nhiều thanh

140 niên lại xem như trò chơi, yêu đương chớp nhoáng, không thì cũng không chung thủy, phản bội nhau, tình tay ba tay tư, hết sức hỗn loạn Có nhiều thanh niên xem tình yêu là thứ để kinh doanh, vụ lợi, nhân danh tình yêu để lợi dụng người yêu của mình, làm họ bị ton thương sâu sắc Thậm chí có thanh niên coi việc yêu đương là thứ để thỏa mãn cái tham vọng chinh phục, thỏa mãn nhu cau tinh duc của bản thân, chán thì lại bỏ rơi không thương tiếc, đầy tàn nhẫn Đó là biểu hiện của suy đồi đạo đức, sự xuống cấp trong nhân cách của một số thanh niên ngày nay, là vẫn nạn của xã hội. Nhiều bạn trẻ yêu đương, rồi sinh hoạt tình dục không an toàn dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc, bệnh tật lây nhiễm, có thai ngoài ý muốn, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc song và tương lai sau này Đó là hậu quả của việc thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức, nông nồi trong cuộc sông và cái giá phải trả thật quá lớn Điều này đã góp phần tạo nên mảng tối trong bức tranh đời song dao đức trong xã hội Doc các câu ca dao, tục ngữ về tình yêu đôi lứa chúng ta thấy được ý nghĩa lớn lao của nó, giúp mỗi người nhìn lại mình, điều chỉnh hành vi của minh dé sống tốt hơn, phủ hợp hơn với những giá trị dạo đức truyền thống của dân tộc.

4.3.2 Mi quan hệ tôn sư trọng đạo

Ca dao, tục ngữ Việt Nam đã ghi nhận, khẳng định người thầy có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi người và vì thế, quan hệ thầy trò trở nên vừa gần gũi, vừa thiêng liêng như tình cha con Mỗi người ngoài việc phải sống có hiếu với cha thì còn phải sống có nghĩa với thầy, tôn sư trọng đạo luôn là truyền thống quý báu bao đời nay của dân tộc Việt Nam.

Ngày nay xã hội không ngừng phát triển học tập luôn là vấn đề được quan tâm, giáo dục trong trường học luôn được nâng cao nhưng vẫn có một số thanh niên thiếu sự tôn trọng thầy cô giáo, những người dem tri thức, day các bạn nhân cách đạo đức tốt đẹp Thái độ vô lễ với thầy cô như gặp thầy cô không chào hỏi hay nói trống không với thầy cô, không thưa gửi, rất nhiều hành động và những cử chỉ không tốt làm tổn thương thay cô, tâm lý không thoải mái khiến sự truyền đạt kiến thức cũng không đạt hiệu quả cao Thầy cô luôn tin tưởng vào học trò của mình nhưng ngược lại học trò lại gây ra những thất vọng lớn cho thầy cô Sự thiếu hiểu biết trong đạo lý, không tôn sư trọng đạo được thấy rõ nhất và nó còn gián tiếp ảnh

141 hưởng đến chất lượng giảng dạy của thầy cô và rồi kết quả học tập của nhiều thanh niên đi xuống.

Bên cạnh đó, do “bệnh thành tích”, không ít học sinh, sinh viên lười biếng học hành, không quý trọng tri thức văn hóa, khoa học; nhiều học sinh, sinh viên có lối sống thực dụng thấp kém, quay phá trong trường và ngoài xã hội, coi thường lễ nghĩa và cả hành hung thầy, cô Những hành động này cho thấy giá trị đạo đức trong giáo dục có chiều hướng đi xuống Nghiên cứu triết lý về người Thầy trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần nhắc nhở khuyên răn thế hệ thanh niên đang ngồi trên ghế nhà trường phải luôn rèn luyện đạo đức tốt đẹp Tôn sư trong dao dù ở ngày xưa hay hôm nay va mãi mãi mai sau vẫn luôn là một nét đẹp không gì có thể thay thế được của dân tộc Việt Nam Dù ở đâu, thời nao, người thay vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội.

4.3.3 Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ góp phan giáo dục tình bạn chân thành, trong sángtrong thời đại ngày nay

Theo triết lý của tác giả dân gian thì quan hệ bạn bè là mối quan hệ tình nghĩa, đây được coi như thứ tình cảm vô cùng chân thành, trong sáng, không thê thiếu được trong cuộc đời mỗi con người Bạn bè là nghĩa tương tri/ Sao cho sau trước một bê mới nên [72, 85] Ngày nay trong nền kinh tế thị trường nhiều mối quan hệ bạn bè được xây dựng trên cơ sở thực dụng, mang bản chất vụ lợi, coi vật chất là thứ đánh giá chứ không dé tình cảm lành mạnh chân thành, trong sáng chứng minh Đọc lại những câu ca dao, tục ngữ này phần nào giúp cho mọi người đặc biệt là thanh niên nhận thức được tầm quan trọng để xây dựng một tình bạn đẹp, chân thành và trong sáng trong thời đại ngày nay.

Trong thời kì hội nhập, tình bạn sẽ khiến thanh niên có đủ năng lực đề thích ứng với các mối quan hệ xã hội, giúp chúng ta có khả năng hội nhập với cộng đồng dân tộc và nhân loại Ở giai đoạn xã hội mà xu thé tat yếu là hop tác phát triển thì tình bạn lại được coi như một đòi hỏi có tính chất bắt buộc Nếu không có bạn thì vô tình chúng ta đã tự tách mình ra ngoài xã hội Thanh niên sẽ bị tụt hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai và cuộc đời của họ Với ý nghĩa đó, giữ gìn vẻ đẹp trong tình bạn chân thành, trong sáng là một điều vô cùng quan trọng và quý giá Thực tế cuộc sống

142 thường cho thấy, những ai có nhiều tình bạn đẹp sẽ tạo ra một thế đứng vững chắc trong xã hội Dân gian có câu "Giàu vì ban" là đúc rút từ ý nghĩa đó Tục ngữ có câu:

"Học thay không tay học bạn [54, 1364] là nhằm nói vai trò và ý nghĩa của tình bạn nói trên Câu nói này còn là một lời nhắc nhở thanh niên cần phát huy, học tập ở bạn bè, biến kinh nghiệm, kiến thức của riêng thành của chung dé cùng nhau chinh phục đỉnh cao của tri thức nhân loại Ca dao, tục ngữ về tình bạn mà cha ông ta đã để lại đã giúp thanh niên hiểu hơn về ý nghĩa cao dep của tình ban dé cho thanh niên có cơ hội vươn cao, vươn xa hơn trên con đường di tới vinh quang Tình bạn giúp thanh niên hoàn thiện nhân cách cua mình Chính nhờ tinh bạn mà thanh niên trưởng thành hon, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống.

4.3.4 Tình yêu thương, tỉnh thần đoàn kết trong ca dao, tục ngữ Việt Nam giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội

Sự phát triển của kinh tế thị trường, của khoa học - công nghệ, sự hối hả của cuộc sống hiện đại, sự du nhập của nhiều luồng văn hóa từ bên ngoài, cùng với đó là những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch trong va ngoai nước, khiến cho mối quan hệ của con người với xã hội có biểu hiện đi xuống đáng báo động Con người trở nên lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm trước những người xung quanh, bàng quan với những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước Lối sống thực dụng, vị kỷ đã chi phối các mối quan hệ của con người, làm cho quan hệ giữa người với người mang tính vị lợi nhiều hơn là quan hệ tình cảm Chính vì vậy, việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với xã hội là điều cần thiết Qua ca dao, tục ngữ Việt Nam, ta thấy được nhiều bài học sâu sắc có thể giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp của con người với xã hội.

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau Tình cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta.

Từ đó trong ta hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la Ông bà ta xưa có dạy: Thương người như thể thương thân [55, 2618] Đây là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình Lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa

143 chan bao điều giáo huấn Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một bên là người

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN