ẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH

327 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
ẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNHẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNHẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNHẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNHẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNHẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNHẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNHẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNHẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNHẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNHẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ THÔNG TIẾN

ẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾNĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI:

VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 06 NĂM 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠONGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ THÔNG TIẾN

ẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾNĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI:

VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNHLUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàngMÃ SỐ: 9.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN MINH SÁNG

PGS TS PHẠM THỊ TUYẾT TRINH

TP HỒ CHÍ MINH - THÁNG 06 NĂM 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Lê Thông Tiến, nghiên cứu sinh khóa 24 của trường Đại học Ngânhàng TP.HCM, hiện đang công tác tại Khoa Tài chính – Kế toán, trường Đại học SàiGòn.

Tôi xin cam đoan, luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tiến sĩtại bất cứ một cơ sở đào tạo nào Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tácgiả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được côngbố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đượcnguồn đầy đủ trong luận án.

Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình.TP HCM, ngày … tháng … năm 2024

Lê Thông Tiến

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Nguyễn Minh Sángvà TS Phạm Thị Tuyết Trinh đã tận tình hướng dẫn chi tiết, bồi đắp ý tưởng và địnhhướng khoa học để tôi có thể hoàn thiện luận án Ngoài ra, tôi cũng rất cảm ơn tất cảnhững giảng viên Trường Đại học Ngân hàng đã vô cùng tâm huyết và chuyênnghiệp, đã tạo điều kiện để tôi có thể mở rộng chiều sâu học thuật từ những bài giảng,tài liệu, và hội thảo khoa học Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM là một trongnhững cơ sở đào tạo mà tôi cảm thấy rất tự hào nếu được theo đuổi chương trình đàotạo nghiên cứu sinh tại đây.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Ngân hàngTP.HCM Nhờ sự hỗ trợ tận tình của Khoa Sau Đại học, các quy trình thủ tục đã trởnên thân thiện và dễ tiếp cận để tôi có thể tập trung nhiều hơn vào những nội dungchuyên môn.

Cuối cùng, gia đình là động lực không thể thiếu trong bước đường trưởngthành từng ngày cùng với con đường học thuật mà tôi đã chọn sẽ gắn bó và theo đuổitrong suốt hành trình sự nghiệp Tôi xin đặc biệt cám ơn người bạn, cũng là người vợ,và con trai nhỏ đã động viên và san sẻ, giúp tôi có thể hoàn thành chương trình đàotạo nghiên cứu sinh.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nghiên cứu sinh

Lê Thông Tiến

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN ÁN

Luận án được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng của bất định tỷgiá hối đoái, cũng như sự tương tác của nó với phát triển tài chính, đến đầu tư trựctiếp nước ngoài ở những chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau Bất định tỷ giá hối đoáiđược đo lường dựa trên hai phương pháp khác nhau để đảm bảo tính vững cho các kếtquả ước lượng, bao gồm thước đo độ lệch chuẩn và chỉ số Z-score (được viết tắt trongluận án là Zscore để thuận tiện với cách đặt tên trong phần mềm Stata).

Mô hình lý thuyết được xây dựng dựa trên mô hình các yếu tố đẩy và kéo củaFernandez-Arias (1996), lý thuyết lo ngại rủi ro, lý thuyết về tính linh hoạt của sảnxuất, lý thuyết quyền chọn thực, lý thuyết về thông tin bất cân xứng và lý thuyết trunggian tài chính Lý thuyết quyền chọn thực đã đưa ra các điều kiện để hai lý thuyết longại rủi ro và lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất có thể diễn ra, bao gồm nhữnglập luận nổi tiếng của Darby và cộng sự (1999) và Jeanneret (2007) Đồng thời, vaitrò tương tác của phát triển tài chính với bất định tỷ giá hối đoái cũng được thêm vàomô hình nghiên cứu dựa trên việc luận giải từ lý thuyết trung gian tài chính và lýthuyết về thông tin bất cân xứng và những công trình nghiên cứu trước đây Bộ dữliệu nghiên cứu bao gồm 114 quốc gia từ năm 2000 đến năm 2021 và được phân loạithành nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm và nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thảnổi.

Phương pháp Bayes được sử dụng để ước lượng mô hình thực nghiệm và thựchiện các suy diễn thống kê xuyên suốt nội dung luận án Ước lượng Bayes thừa nhậnđồng thời cả hai ảnh hưởng với xác suất về tất cả khả năng có thể xảy ra Kết quảnghiên cứu được thực hiện khi không xem xét và có xem xét ảnh hưởng của biếntương tác bất định tỷ giá hối đoái và phát triển tài chính.

Khi không xem xét ảnh hưởng của biến tương tác, ảnh hưởng của bất định tỷgiá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là cùng chiều với xác suất cao(94%- 95%) ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm Đối với các quốc gia có chếđộ tỷ giá thả nổi, ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nướcngoài vẫn là cùng chiều nhưng yếu hơn so với nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giáneo mềm Xác

Trang 6

suất ảnh hưởng cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái dao động từ 88% đến 90%.Như vậy, lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất vẫn được ủng hộ mạnh mẽ hơn lýthuyết lo ngại rủi ro Sự khác biệt giữa hai chế độ tỷ giá hối đoái chỉ thể hiện ở mứcđộ phổ biến của xác suất ảnh hưởng cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái.

Kết quả nghiên cứu khi có xem xét ảnh hưởng tương tác đã cho thấy sự khácbiệt có bổ sung so với mô hình thực nghiệm không xem xét ảnh hưởng tương tác Ởnhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm, ảnh hưởng tương tác sẽ giảm thiểu ảnhhưởng ngược chiều của bất định tỷ giá hối đoái, thậm chí làm đảo chiều ảnh hưởngnày đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài Phát triển tài chính của một quốc gia càng caothì càng gia tăng xác suất cùng chiều của tác động biên của bất định tỷ giá hối đoái Ởnhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi, ảnh hưởng tương tác sẽ giảm thiểu ảnhhưởng cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.Phát triển tài chính của một quốc gia càng cao thì tác động biên cùng chiều cànggiảm Các nền kinh tế có phát triển tài chính càng thấp thì càng có xu hướng làm choảnh hưởng biên của bất định tỷ giá hối đoái đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cùngchiều Như vậy, phát triển tài chính ở nhóm quốc gia thả nổi không mang lại kết quảtích cực Xét theo các giá trị trung bình hậu nghiệm, ảnh hưởng biên của bất định tỷgiá hối đoái ở cả hai nhóm quốc gia khả năng cao sẽ có sự phổ biến hơn của ảnhhưởng cùng chiều so với ảnh hưởng ngược chiều Lý thuyết trung gian tài chính và lýthuyết về thông tin bất cân xứng đã giải thích tốt cho vai trò của phát triển tài chính.

Đối với chế độ tỷ giá neo mềm, các quốc gia cần tăng cường kiểm soát chặtchẽ bất định tỷ giá hối đoái và đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tài chính và cácđịnh chế tài chính Đối với chế độ tỷ giá thả nổi, các quốc gia nên tiếp tục nới lỏng tỷgiá hối đoái và tập trung duy trì sự ổn định hệ thống tài chính Các quốc gia có thể cânnhắc việc chuyển đổi chế độ tỷ giá trong một số điều kiện nhất định Bên cạnh đó, cácquốc gia cần tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế; duy trì lạm phát mục tiêu; pháthuy hơn nữa hiệu quả trong việc sử dụng chính sách tiền tệ; tiếp tục duy trì trạng tháikinh tế mở; và cuối cùng là tăng cường sự kiểm soát giá trị đồng nội tệ.

Từ khóa: Bất định tỷ giá hối đoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài, lý thuyết quyền

chọn thực, phát triển tài chính, phương pháp Bayes.

Trang 7

The thesis was aiming studying the impact of exchange rate volatility, as wellas its interaction with financial development, on foreign direct investment in differentexchange rate regimes The thesis measured exchange rate volatility by two differentmethods to ensure the robustness of the estimation, including the standard deviationmeasure and the Z-score index (abbreviated in the thesis as Zscore for convenience inStata 18).

The theoretical model was based on the push and pull factors of Arias (1996), risk aversion theory, production flexibility theory and real optionstheory Real options theory has proposed the conditions under which the risk aversionand the theory of production flexibility can take place as the famous arguments ofDarby et al (1999) and Jeanneret (2007) At the same time, the interactive role offinancial development with exchange rate volatility is also added to the researchmodel based on the theory of financial intermediation and the theory of asymmetricinformation and various previous research work.

Fernandez-The research dataset covered 114 countries from 2000 to 2021 and wasclassified into countries with soft pegged exchange rate regime and countries withfloating exchange rate regime.

The thesis utilized the Bayesian method to estimate the empirical models andmake statistical inferences The research results were without and with interactionterm between exchange rate volatility and financial development.

When not considering interaction term, the effect of exchange rate volatility onforeign direct investment was mainly positive with high probability (94%-95%) in thegroup of countries with soft pegged exchange rate regime For countries with floatingexchange rate regime, the effect of exchange rate volatility on foreign directinvestment was still positive but weaker than in the group of countries with softpegged exchange rate regime The probability of a positive effect of exchange ratevolatility ranged from 88% to 90% Thus, the theory of production flexibility wasmore strongly supported

Trang 8

For the group of countries with soft pegged exchange rate regime, countriesneed to strengthen strict control of exchange rate volatility and promote thedevelopment of financial markets and financial institutions For the group of countrieswith floating exchange rate regime, countries should loosen exchange rate policy andfocus on stabilize financial system Countries could consider switching exchange rateregimes under certain conditions Besides, countries need to continue to promoteeconomic growth; maintain target inflation; further promote efficiency of monetarypolicy; continue an open economic state; and finally strengthen control over thedomestic currency.

Keywords: Bayesian method, exchange rate volatility, financial development,

foreign direct investment, real options theory.

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 ARDL Autoregressive Distributed Lag Model Mô hình trễ phân phối tựhồi quy

2 AREAER Annual Report on Exchange

Arrangements and Exchange Restrictions

Báo cáo thường niên vềquy định quản lý ngoại hối

6 DOLS Dynamic Ordinary Least Square Mô hình bình phương nhỏnhất động

7 ECM Error Correction model Mô hình hiệu chỉnh sai số8 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài9 GARCH Generalized AutoRegressive Conditional

Mô hình tự hồi quy phươngsai sai số thay đổi có điều kiện dạng tổng quát

11 HPD Highest Posterior Density Vùng mật độ hậu nghiệmcao nhất

12 IMF International Monetary Funds Qũy Tiền tệ Quốc tế13 MCMC Markov Chain Monte Carlo Thuật toán lấy mẫu Xích

Markov Monte Carlo14 MLE Maximum Likelihood Estimation Tối đa hóa Hàm hợp lý15 MNEs Multinational Enterprises Doanh nghiệp đa quốc gia

Trang 10

19 PIPs Posterior Inclusion Probabilities Xác suất hậu nghiệm20 PPML Pseudo Poisson Maximum Likelihood Ước tính hàm hợp lý cực

đại Poisson-pseudo21 REER Real Effective Exchange Rate Tỷ giá thực đa phương22 S-GMM System Generalized Method of Moments Phương pháp ước lượng

mô men tổng quát hệ thống

24 VECM Vector Error Correction Model Vectơ Hiệu chỉnh Sai số25 WDIs World Development Indicators Chỉ số Phát triển Thế giới

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU xvii

DANH MỤC HÌNH xix

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU11.1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu -1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu -8

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 8

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 8

1.3 Câu hỏi nghiên cứu -8

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -9

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 9

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 9

1.5 Phương pháp nghiên cứu -10

1.6 Đóng góp chính của luận án -10

1.7 Thiết kế nghiên cứu -12

1.8 Kết cấu của luận án -14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨUTRƯỚC ĐÂY 17

Trang 12

2.1 Một số khái niệm -17

2.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 17

2.1.2 Tỷ giá hối đoái và chế độ tỷ giá hối đoái -17

2.1.2.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái 17

2.1.2.2 Chế độ tỷ giá hối đoái 19

2.1.3 Bất định tỷ giá hối đoái 20

2.1.4 Phát triển tài chính 22

2.2 Cơ sở lý thuyết -24

2.2.1 Lý thuyết các yếu tố đẩy và kéo -24

2.2.1.1 Tăng trưởng thu nhập bình quân -27

2.2.1.7 Bất định tỷ giá hối đoái 31

2.2.2 Lý thuyết lo ngại rủi ro 32

2.2.3 Lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất -34

2.2.4 Lý thuyết quyền chọn thực 38

2.2.4.1 Mô hình quyền chọn thực theo cách tiếp cận vùng không hoạt động -41

2.2.4.2 Mô hình quyền chọn thực theo cách tiếp cận xác suất đầu tư -45

2.2.5 Lý thuyết về thông tin bất cân xứng -50

2.2.6 Lý thuyết trung gian tài chính 54

Trang 13

2.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây -60

2.3.1 Tác động ngược chiều của bất định của tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếpnước ngoài 60

2.3.2 Tác động cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nướcngoài 63

2.3.3 Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến FDI dưới các chế độ tỷ giá hốiđoái khác nhau 65

2.3.4 Ảnh hưởng tương tác giữa phát triển tài chính và bất định tỷ giá hối đoáiđến đầu tư trực tiếp nước ngoài 69

2.4 Thảo luận về khoảng trống nghiên cứu -71

-CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -79

3.1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm -79

3.2 Dữ liệu nghiên cứu -82

3.3 Phương pháp ước lượng Bayes -85

3.3.1 Lý thuyết về phương pháp ước lượng Bayes -85

3.3.2 Phương pháp ước lượng Bayes cho mô hình thực nghiệm -87

3.3.3.Các kiểm định sau ước lượng 89

3.4 Giả thuyết nghiên cứu -90

3.4.1 Tác động riêng lẻ của bất định tỷ giá hối đoái đến FDI -90

3.4.2 Tác động tương tác giữa bất định tỷ giá hối đoái và phát triển tài chính đếnFDI 93

-CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU -98

4.1 Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài, bất định tỷ giá hối đoái và pháttriển tài chính ở chế độ tỷ giá hối đoái neo mềm và chế độ tỷ giá thả nổi -98

4.1.1 Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài -98

Trang 14

4.1.2 Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài và bất định tỷ giá hối đoái ở chế

độ tỷ giá hối đoái neo mềm và chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi -99

4.1.3 Thực trạng về phát triển tài chính ở chế độ tỷ giá hối đoái neo mềm và chếđộ tỷ giá thả nổi 101

4.1.4 Thực trạng về FDI và một số yếu tố vĩ mô ở chế độ tỷ giá hối đoái neo mềmvà chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi 104

4.2 Thống kê mô tả -107

4.3 Phân tích kết quả ước lượng -108

4.3.1 Kiểm định tính vững trước khi thực hiện suy diễn thống kê -108

4.3.2 Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài- 1174.3.2.1 Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoàiở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm -117

4.3.2.2 Ảnh hưởng bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ởnhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi -120

4.3.2.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng bất định tỷ giá hối đoái vàđầu tư trực tiếp nước ngoài ở chế độ tỷ giá neo mềm và chế độ tỷ giá thả nổi1234.3.3 Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái và sự tương tác với phát triển tàichính đến đầu tư trực tiếp nước ngoài -126

4.3.3.1 Ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm 126

4.3.3.2 Ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi -132

4.3.3.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng tương tác giữa bất định tỷgiá hối đoái và phát triển tài chính đến FDI ở chế độ tỷ giá neo mềm và chế độtỷ giá thả nổi 139

4.3.4 Ảnh hưởng của các yếu tố khác đến đầu tư trực tiếp nước ngoài -142

-CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH -147

Trang 15

5.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu -147

5.2 Hàm ý chính sách đối với nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm -151

5.3 Hàm ý chính sách đối với nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi -152

5.4 Hàm ý chính sách từ các mối quan hệ của các biến số khác -153

5.5 Hạn chế của luận án -154

5.6 Hướng nghiên cứu tiếp theo -156

TÀI LIỆU THAM KHẢO i

PHỤ LỤC xvii

Phụ lục 1: Mô tả đặc điểm của các chế độ quản lý tỷ giá theo phân loại của IMF(2022) xviiPhụ lục 2: Đo lường chỉ số thành phần của phát triển tài chính -xix

Phụ lục 3: Tổng hợp các quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm -xx

Phụ lục 4: Tổng hợp các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi -xxi

Phụ lục 5: Tổng hợp các công trình nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển tàichính đến FDI xxii

Phụ lục 6: Tổng hợp các công trình nghiên cứu ảnh hưởng ngược chiều của bấtđịnh tỷ giá hối đoái đến FDI xxvi

Phụ lục 7: Tổng hợp các công trình nghiên cứu ảnh hưởng cùng chiều của bấtđịnh tỷ giá hối đoái đến FDI xxx

Phụ lục 8: Tổng hợp các công trình nghiên cứu không tìm ra ảnh hưởng của bấtđịnh tỷ giá hối đoái đến FDI xxxiii

Phụ lục 9: Kết quả ước lượng Frequentist ở các quốc gia có chế độ tỷ giá neomềm, không xem xét ảnh hưởng tương tác -xxxv

Phụ lục 10:Kết quả ước lượng Frequentist ở các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi,không xét ảnh hưởng tương tác xxxvi

Trang 16

Phụ lục 11:Kết quả ước lượng Frequentist ở các quốc gia có chế độ tỷ giá neomềm, có xem xét ảnh hưởng tương tác -xxxviiPhụ lục 12:Kết quả ước lượng Frequentist ở các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi,có xem xét ảnh hưởng tương tác xxxviiiPhụ lục 13:Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (VolREER) với giả định tiền nghiệmmặc định, không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giáneo mềm xxxixPhụ lục 14:Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (VolREER) với giả định tiền nghiệmhiệu chỉnh, không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giáneo mềm xlPhụ lục 15:Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (Zscore) với giả định tiền nghiệm mặcđịnh, không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá hốiđoái neo mềm xliPhụ lục 16:Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (Zscore) với giả định tiền nghiệm hiệuchỉnh, không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neomềm xliiPhụ lục 17:Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (VolREER) với giả định tiền nghiệmmặc định, không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giáthả nổi xliiiPhụ lục 18:Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (VolREER) với giả định tiền nghiệmhiệu chỉnh, không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giáthả nổi xlivPhụ lục 19:Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (Zscore) với giả định tiền nghiệm mặcđịnh, không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thảnổi xlv

Trang 17

Phụ lục 20:Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (Zscore) với giả định tiền nghiệm hiệuchỉnh, không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thảnổi xlviPhụ lục 21:Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (VolREER) với giả định tiền nghiệmmặc định, có xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neomềm xlviiPhụ lục 22:Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (VolREER) với giả định tiền nghiệmhiệu chỉnh, có xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neomềm xlviiiPhụ lục 23:Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (Zscore) với giả định tiền nghiệm mặcđịnh, có xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm

xlixPhụ lục 24:Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (Zscore) với giả định tiền nghiệm hiệuchỉnh, có xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neomềm lPhụ lục 25:Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (VolREER) với giả định tiền nghiệmmặc định, có xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thảnổi liPhụ lục 26:Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (VolREER) với giả định tiền nghiệmhiệu chỉnh, có xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thảnổi liiPhụ lục 27:Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (Zscore) với giả định tiền nghiệm mặcđịnh, có xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi liiiPhụ lục 28:Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (Zscore) với giả định tiền nghiệm hiệuchỉnh, có xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi -

liv

Trang 18

Phụ lục 29:Cú pháp và kết quả ước lượng mô hình Bayes ở nhóm quốc gia có chếđộ tỷ giá neo mềm, không xem xét ảnh hưởng tương tác -lvPhụ lục 30:Cú pháp và kết quả ước lượng mô hình Bayes ở nhóm quốc gia có chếđộ tỷ giá neo mềm, có xem xét ảnh hưởng tương tác -lxxiPhụ lục 31:Cú pháp và kết quả ước lượng mô hình Bayes ở nhóm quốc gia có chếđộ tỷ giá thả nổi, không xem xét ảnh hưởng tương tác -xciPhụ lục 32:Cú pháp và kết quả ước lượng mô hình Bayes ở nhóm quốc gia có chếđộ tỷ giá thả nổi, có xem xét ảnh hưởng tương tác -cviiPhụ lục 33:Kết quả kiểm định tính vững mô hình thực nghiệm (VolREER) khôngxem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia neo mềm -cxxviiPhụ lục 34:Kết quả kiểm định tính vững mô hình thực nghiệm (Zscore) khôngxem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia neo mềm -cxxviiiPhụ lục 35:Kết quả kiểm định tính vững mô hình thực nghiệm (VolREER) khôngxem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia thả nổi -cxxixPhụ lục 36:Kết quả kiểm định tính vững mô hình thực nghiệm (Zscore) khôngxem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia thả nổi -cxxxPhụ lục 37:Kết quả kiểm định tính vững mô hình thực nghiệm (VolREER) cóxem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia neo mềm -cxxxiPhụ lục 38:Kết quả kiểm định tính vững mô hình thực nghiệm (Zscore) có xemxét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia neo mềm -cxxxiiPhụ lục 39:Kết quả kiểm định tính vững mô hình thực nghiệm (VolREER) cóxem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia thả nổi -cxxxiiiPhụ lục 40:Kết quả kiểm định tính vững mô hình thực nghiệm (Zscore) có xemxét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia thả nổi -cxxxiv

-DANHMỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ -cxxxv

Trang 19

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Các quyết định của một doanh nghiệp theo mô hình quyền chọn thực 41

Bảng 3.1 Mô tả dữ liệu trong mô hình nghiên cứu 83

Bảng 3.2 Kỳ vọng dấu ảnh hưởng và một số nghiên cứu ủng hộ 95

Bảng 4.1 Thống kê mô tả 107

Bảng 4.2 Chỉ số lấy mẫu hiệu quả sau ước lượng hậu nghiệm của mô hình không

xem xét ảnh hưởng tương tác giữa phát triển tài chính và bất định tỷ giá hối đoái 109

Bảng 4.3 Chỉ số lấy mẫu hiệu quả sau ước lượng hậu nghiệm của mô hình có xem

xétảnh hưởng tương tác giữa phát triển tài chính và bất định tỷ giá hối đoái 109

Bảng 4.4 Hiệu chỉnh các giả định tiền nghiệm trong các mô hình không xem xét ảnhhưởng tương tác giữa phát triển tài chính và bất định tỷ giá hối đoái 110

Bảng 4.5 Hiệu chỉnh các giả định tiền nghiệm trong các mô hình không xem xét ảnhhưởng tương tác giữa phát triển tài chính và bất định tỷ giá hối đoái 111

Bảng 4.6 Kiểm định hội tụ Gelman–Rubin sau ước lượng hậu nghiệm của mô hìnhkhông xem xét ảnh hưởng tương tác giữa phát triển tài chính và bất định tỷ giá hối đoái

Bảng 4.7 Kiểm định hội tụ Gelman–Rubin sau ước lượng hậu nghiệm của mô hình

có xem xét ảnh hưởng tương tác giữa phát triển tài chính và bất định tỷ giá hối đoái

Trang 21

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Thiết kế nghiên cứu chi tiết của luận án 13Hình 2.1 Đo lường phát triển tài chính của Svirydzenka (2016) 23Hình 2.2 Các yếu tố đẩy (Push) và kéo (Pull) của Fernández-Arias (1996) được áp

dụng vào luận án 26

Hình 4.2 Quy mô dòng vốn FDI vào toàn cầu 98Hình 4.1 Tỷ lệ dòng vốn FDI vào trên GDP bình quân toàn cầu 98Hình 4.4 Bất định tỷ giá hối đoái và tỷ lệ FDI trên GDP bình quân ở hai nhóm quốc

gia có chế độ tỷ giá neo mềm và thả nổi trong mẫu quan sát 100

Hình 4.3 Tỷ lệ FDI trên GDP bình quân ở hai nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo

mềm và thả nổi trong mẫu quan sát 100

Hình 4.5 Phát triển tài chính toàn cầu bình quân 101Hình 4.6 Phát triển tài chính và tỷ lệ FDI trên GDP bình quân ở hai nhóm quốc gia

có chế độ tỷ giá neo mềm và thả nổi trong mẫu quan sát 102

Hình 4.7 Phát triển tài chính, tỷ lệ FDI trên GDP bình quân, và bất định tỷ giá hối

đoái ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm trong mẫu quan sát 103

Hình 4.8 Phát triển tài chính, tỷ lệ FDI trên GDP bình quân, và bất định tỷ giá hối

đoái ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi trong mẫu quan sát 103

Hình 4.9 Tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, và tỷ lệ FDI trên GDP bình quân ở hai

nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm và thả nổi trong mẫu quan sát 104

Hình 4.10 Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ FDI trên GDP bình quân ở hai nhóm quốc gia có

chế độ tỷ giá neo mềm và thả nổi trong mẫu quan sát 105

Hình 4.12 Tỷ lệ cung tiền trên GDP và tỷ lệ FDI trên GDP bình quân ở hai nhóm

quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm và thả nổi trong mẫu quan sát 106

Trang 22

Hình 4.11 Độ mở thương mại và tỷ lệ FDI trên GDP bình quân ở hai nhóm quốc gia

có chế độ tỷ giá neo mềm và thả nổi trong mẫu quan sát 106

Hình 4.15 Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (VolREER) sau ước lượng hậu nghiệm,

không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi 115

Hình 4.14 Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (Zscore) sau ước lượng hậu nghiệm, không

xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm 115

Hình 4.13 Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (VolREER) sau ước lượng hậu nghiệm,

không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm 115

Hình 4.18 Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (Zscore) sau ước lượng hậu nghiệm, có

xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm 116

Hình 4.17 Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (VolREER) sau ước lượng hậu nghiệm, có

xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm 116

Hình 4.16 Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (Zscore) sau ước lượng hậu nghiệm, không

xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi 116

Hình 4.20 Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (Zscore) sau ước lượng hậu nghiệm, có

xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi 117

Hình 4.19 Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (VolREER) sau ước lượng hậu nghiệm, có

xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi 117

Hình 4.21 Mật độ phân phối tích lũy của bất định tỷ giá hối đoái (VolREER) ở nhóm

quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm 129

Hình 4.22 Mật độ phân phối tích lũy của bất định tỷ giá hối đoái (Zscore) ở nhóm

quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm 129

Hình 4.23 Mật độ phân phối tích lũy phát triển tài chính (FD) ở nhóm quốc gia có

chế độ tỷ giá neo mềm 131

Hình 4.24 Mật độ phân phối tích lũy phát triển tài chính (FD) ở nhóm quốc gia có

chế độ tỷ giá thả nổi 134

Trang 23

Hình 4.25 Mật độ phân phối tích lũy của bất định tỷ giá hối đoái (VolREER) ở nhóm

quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi 138

Hình 4.26 Mật độ phân phối tích lũy của bất định tỷ giá hối đoái (Zscore) ở nhóm

quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi 139

Trang 24

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Việc thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ của các dòng vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài (Foreign Direct Investment - FDI) đóng vai trò quan trọng không chỉ ở các nềnkinh tế phát triển mà còn ở các nền kinh tế mới nổi, từ đó, hội nhập tài chính quốc tếvề cơ bản trở nên ngày càng sâu rộng hơn (Lane & Ferretti, 2018; Taşdemir &Özmen, 2018) Về thực tiễn theo số liệu được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (WorldBank), các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu giảm mạnh kể từ cuộckhủng hoảng tài chính giai đoạn 2007-2008, với 3.134 tỷ USD vào năm 2007 xuốngcòn 1.447 tỷ USD vào năm 2009 Mặc dù sau đó đã có sự phục hồi dần cho đến năm2016 với 2.726 tỷ USD, nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu lại sụt giảmnghiêm trọng vào năm 2018, chỉ còn 886 tỷ USD và chỉ bằng số liệu năm 2001.Những năm gần đây mặc dù có xu hướng phục hồi, nhưng dòng vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài toàn cầu vẫn chưa thể có sự gia tăng mạnh mẽ một cách liên tục Cho đếnnăm 2022, số liệu dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu vẫn chỉ dừng ở mức1.740 tỷ USD, thấp hơn đáng kể so với năm 2007 Do đó, việc nghiên cứu các yếu tốquyết định đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở nên rất đáng quan tâmtrong lĩnh vực kinh tế vĩ mô quốc tế (Tien và cộng sự, 2022; Haque và cộng sự, 2022;Havi, 2021; Taşdemir & Özmen, 2018; Avdjiev và cộng sự, 2017; Forbes &Warnock, 2012).

Các lập luận lý thuyết về tác động của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trựctiếp nước ngoài được giải thích ban đầu xoay quanh hai lập luận chính là lý thuyết vềtính linh hoạt của sản xuất (production flexibility) và lý thuyết lo ngại rủi ro (riskaversion) Cụ thể, lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất (production flexibility) ủnghộ tác động cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoàitrong khi lý thuyết lo ngại rủi ro (risk aversion) ủng hộ cho tác động ngược chiều.Việc tranh luận giữa hai quan điểm khác nhau đã hình thành nên những cách tiếp cậnvề lý thuyết và thực nghiệm khác nhau Các tài liệu hiện có về tác động của bất địnhtỷ giá hối đoái đối với FDI không thực sự đồng nhất, bao gồm cả những tác độngcùng chiều

Trang 25

(Jamal & Bhat, 2022; Nguyen & Cieślik, 2021; Nadine và cộng sự, 2021; Ramzan,2021), ngược chiều (Havi, 2021; Huong và cộng sự, 2021; Shetty và cộng sự, 2019)và thậm chí là không có ý nghĩa thống kê (Moraghen và cộng sự, 2020; Zerrin, 2018).Hầu hết những nghiên cứu trước đây đều áp dụng phương pháp tần suất (frequentistapproach) trong việc kiểm định ý nghĩa thống kê của tác động này.

Một trong những mô hình lý thuyết sơ khai ủng hộ, thậm chí đồng nhất với lýthuyết lo ngại rủi ro là mô hình quyền chọn thực (real-options approach), được đềxuất bởi Dixit & Pindyck (1994) Mô hình quyền chọn thực (real-options approach)ngày một trở nên phổ biến và được lựa chọn để gắn kết những lập luận từ góc độquyết định vi mô của doanh nghiệp sang giải quyết bài toán vĩ mô của nền kinh tế.Những nhận định ban đầu về Mô hình quyền chọn thực (real-options approach) khôngủng hộ cho lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất (production flexibility) Tuy nhiên,kết quả này, một số tác giả cho rằng tác động cùng chiều và ngược chiều của bất địnhtỷ giá lên đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể cùng tồn tại dưới các điều kiện cụ thểkhác nhau Hai trong số đó là nghiên cứu của Darby và cộng sự (1999) và nghiên cứucủa Jeanneret (2007).

Darby và cộng sự (1999) và Jeanneret (2007) đã xây dựng khuôn khổ lý thuyếtriêng để mô hình hóa tác động hỗn hợp và chứng minh luận điểm của mình dựa trênnhững số liệu thu thập được Luận án cũng lưu ý rằng hai cách tiếp cận trong luận ánkhông bao gồm mô hình lý thuyết quyền chọn thực sơ khai, đồng nhất lý thuyết quyềnchọn thực với lý thuyết lo ngại rủi ro.

Vùng không hoạt động được Darby và cộng sự (1999) định nghĩa là vùng trìhoãn quyết định đầu tư hoặc thoát khỏi trạng thái đã đầu tư trước đó Vùng khônghoạt động càng được mở rộng thì cơ hội quyết định đầu tư được đưa ra càng giảm, dođó đầu tư sẽ ít hơn và ngược lại Từ đó, Darby và cộng sự (1999) đã đưa ra nhữngđiều kiện cần và đủ để bất định tỷ giá ảnh hưởng ngược chiều đến đầu tư Darby vàcộng sự (1999) cho thấy nhiều khả năng mức độ bất định thấp ở chế độ tỷ giá cố địnhsẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc chờ đợi và do đó khiến các công ty có động lựctheo đuổi các dự án đầu tư hơn là tiếp tục chờ đợi Nếu mức độ bất định cao như chếđộ tỷ giá thả nổi, chi

Trang 26

Hai cách tiếp cận quyền chọn thực của Darby và cộng sự (1999) và Jeanneret(2007) đều đã phủ định một số giả định chưa thực tế trước đây và cho rằng sự nhìnnhận tác động ngược chiều đơn nhất của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếpnước ngoài là chưa phù hợp kể cả về mặt lý thuyết Vì thế, sự tồn tại của cả lý thuyếtvề tính linh hoạt của sản xuất và lý thuyết lo ngại rủi ro dưới những điều kiện khácnhau như là sự khác biệt về thu nhập hoặc chế độ điều hành tỷ giá hối đoái sẽ có thểlàm thay đổi góc nhìn học thuật về tác động của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tưtrực tiếp nước ngoài Đây là những cơ sở lý thuyết chính dẫn đến những suy diễnthống kê trong phần kết quả nghiên cứu nên luận án sẽ mô tả chi tiết cơ sở lập luậncủa Darby và cộng sự (1999) và Jeanneret (2007) trong nội dung bên dưới.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu gần đây đã đề cao vai trò của phát triển tàichính đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Phát triển tài chính và đầu tư trựctiếp nước ngoài được cho là có tương quan cùng chiều (Haque và cộng sự, 2022;Smith, 2021; Islam và cộng sự, 2020; Taşdemir, 2020; Pradhan và cộng sự, 2019).Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu xem xét đến khả năng phòng ngừa và bảohiểm rủi ro tỷ giá nhờ vào phát triển tài chính trong mối quan hệ với đầu tư trực tiếpnước ngoài, bao gồm sự phát triển của các định chế tài chính và thị trường tài chính.Vai trò của phát triển tài chính, dưới dạng ảnh hưởng tương tác với bất định tỷ giá hốiđoái, được luận giải thông qua lý thuyết trung gian tài chính (The theory of financialintermediation) và lý thuyết về thông tin bất cân xứng (asymmetric information) Mặtkhác, thước đo đáng tin cậy về phát triển tài chính vẫn còn đang hoàn thiện và do đónhững kết quả nghiên cứu phần

Trang 27

nào bị giới hạn Bộ dữ liệu phát triển tài chính đa chiều được phát triển bởi Čihák vàcộng sự (2012), và tiếp tục được mở rộng bởi Svirydzenka (2016) đã mở ra nhiều cơhội để tìm hiểu thêm về các mối quan hệ thực nghiệm này Trong số đó, Jehan &Hamid (2017) và Khraiche & Gaudette (2013) là số ít tác giả đã cung cấp những bằngchứng thực nghiệm về vai trò của phát triển tài chính đối với ảnh hưởng của bất địnhtỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài Khraiche & Gaudette (2013) cho rằngtrình độ phát triển tài chính cao hơn ở quốc gia nhận đầu tư có xu hướng giảm bớt ảnhhưởng cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.Nếu bất định tỷ giá hối đoái tác động cùng chiều với đầu tư trực tiếp nước ngoài nhờvào hiệu ứng thay thế xuất khẩu, phát triển tài chính sẽ cung cấp những cơ hội phòngngừa rủi ro tốt hơn và do đó sẽ giảm nhu cầu này Ngược lại, Jehan & Hamid (2017)lại cho rằng phát triển tài chính giúp giảm tác động bất lợi của bất định tỷ giá hối đoáiđối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Chính vì vậy, luận án sẽ mở rộng kếtquả nghiên cứu bằng cách xem xét thêm vai trò của phát triển tài chính dưới dạng ảnhhưởng tương tác với bất định tỷ giá hối đoái và tác động của chúng đối với đầu tư trựctiếp nước ngoài.

Hơn nữa, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hầu hết những nghiêncứu trước đây ủng hộ cho ảnh hưởng đơn nhất của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tưtrực tiếp nước ngoài, như lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất (productionflexibility) và lý thuyết lo ngại rủi ro (risk aversion), là do sự phổ biến phương phápước lượng tần suất (frequentist approach) Một trong những ưu điểm nổi bật củaphương pháp tần suất là tính nghiêm ngặt trong khoa học dữ liệu để tìm ra nhữngbằng chứng khách quan Hơn nữa, phương pháp tiếp cận theo chủ nghĩa tần suất cónguồn tài nguyên khoa học sẵn có khổng lồ về tài liệu nghiên cứu và các mô hìnhthực nghiệm trước đây, bao gồm cả những phương pháp giải quyết sai sót mô hìnhtrong phân tích hồi quy và tham khảo kết quả một cách khoa học Mục tiêu củaphương pháp tiếp cận theo chủ nghĩa tần suất là so sánh giá trị p_value ước tính vớicác mức ý nghĩa cho trước nhằm mục đích kiểm tra ý nghĩa giả thuyết H0 Tuy nhiên,đây cũng là một hạn chế đáng chú ý bởi vì một kết luận về ảnh hưởng không đáng kểtheo phương pháp tần suất chỉ có thể khẳng định rằng bằng chứng thống kê khôngđược tìm thấy vì nhiều lý do khác nhau, thay vì không

Trang 28

có tác dụng Hay nói cách khác, khi một hệ số ước lượng không có ý nghĩa thống kê,nó sẽ gần giống với việc không thể kết luận về tác động của biến đó chứ không phảirằng biến đó thực sự không có bất kỳ ảnh hưởng nào Hơn nữa, phương pháp ướclượng tần suất (frequentist approach) có những rào cản nhất định về độ lớn của quansát cần có trong dữ liệu và do đó khó tiếp cận đến những đối tượng không có quánhiều quan sát được thu thập.

Trong khi đó, phương pháp Bayes ngày càng phổ biến trong nghiên cứu khoahọc Phương pháp Bayes làm cho suy luận thống kê trở nên trực diện và linh hoạthơn Thông tin tiền nghiệm và phân phối hậu nghiệm của các tham số trong mô hìnhphân tích Bayes tạo ra khoảng tin cậy toàn diện hơn và chính xác hơn khoảng tin cậycủa phương pháp tiếp cận tần suất (frequentist) Nhờ vào việc sử dụng phương phápmô phỏng, phân tích Bayes đã xác định phân phối xác suất và tạo ra các ước lượngđáng tin cậy bất chấp sự tồn tại của các giá trị ngoại lai Hơn nữa, vấn đề đa cộngtuyến trong Bayes dường như rất ít lo ngại, vì ước lượng Bayes dựa trên sự phân phốixác suất tiền nghiệm của mỗi tham số và nếu phân phối xác suất này là đúng thì sự chiphối của các biến khác không làm thay đổi đáng kể kết quả nghiên cứu Do đó, ướclượng Bayes có thể đồng thời mô hình hóa rất nhiều biến độc lập cùng một lúc.

Trong những thập kỷ gần đây, nhiều phương pháp xấp xỉ số để thực hiện phântích Dữ liệu Bayes đã được phát triển Một trong những phương pháp nổi bật thườngđược gọi là phương pháp Markov chain Monte Carlo (MCMC), lấy mẫu ngẫu nhiênmột số lượng lớn các tổ hợp đại diện của các giá trị tham số từ phân phối hậu nghiệm.Phương pháp mô phỏng MCMC đã hỗ trợ mạnh mẽ giúp các phương pháp thống kêBayes dễ tiếp cận các ứng dụng thực tế (Kruschke, 2015) Đây cũng là một ưu điểmlớn khác của phương pháp Bayes vì không yêu cầu cỡ mẫu lớn như của phương pháptần suất, và do đó, mở rộng thêm khả năng tiếp cận nhiều lĩnh vực nghiên cứu mà dữliệu còn hạn chế Cách tiếp cận Bayes đã tạo ra các ước lượng tham số bằng cách sửdụng nhiều mô phỏng và đảm bảo rằng các tham số sau trở nên đáng tin cậy trongtrường hợp kích thước mẫu không đủ lớn Tuy nhiên, việc tính toán các mô hình phứctạp theo phương pháp Bayes là cực kỳ tốn thời gian và phức tạp trong việc xác địnhcác phân

Trang 29

như cách tiếp cận tần suất (frequentist approach) Kết quả của nghiên cứu cũng củngcố bằng chứng hữu ích cho các nghiên cứu sâu hơn.

Do đó, động lực thúc đẩy luận án xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã sụt giảm hơn so với nhữngnăm trước đây Số liệu dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu năm 2022 thậmchí thấp hơn so với năm 2007 Các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chưa thểkhôi phục được đà tăng trưởng mạnh mẽ Vấn đề này đặt ra các yêu cầu thực tiễn đểxác định một số nguyên nhân quan trọng và tìm ra giải pháp phù hợp thu hút vốn đầutư trực tiếp nước ngoài Sự bất định tỷ giá cũng cần được xem xét một cách sâu sắchơn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vì trực tiếp liên quan đến các tập đoàn đa quốcgia.

Thứ hai, các lập luận về mặt lý thuyết ban đầu chỉ tập trung vào mối quan hệđơn chiều giữa bất định tỷ giá hối đoái và đầu tư trực tiếp nước ngoài, dựa vào lýthuyết về tính linh hoạt trong sản xuất và lý thuyết lo ngại rủi ro Do các lập luận nàychủ yếu được kiểm định thực nghiệm dựa trên phương pháp tần suất (frequentist), vàvì thế, sự hiểu biết về tác động của bất định tỷ giá hối đoái bằng cách bác bỏ giảthuyết H0 sẽ chỉ ủng hộ cho một trong hai quan điểm lý thuyết về tính linh hoạt trongsản xuất và lý thuyết lo ngại rủi ro Mô hình quyền chọn thực về sau cho thấy ảnhhưởng cùng chiều hoặc ngược chiều sẽ nổi trội trong một số điều kiện nhất định,nhưng có thể chúng sẽ cùng tồn tại, và kết quả nghiên cứu này sẽ được kiểm nghiệmthuận lợi hơn bởi phương pháp Bayes, ngày một trở nên phổ biến trong thời gian gầnđây.

Trang 30

Thứ ba, việc nghiên cứu một cách hệ thống ảnh hưởng của bất định tỷ giá hốiđoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn chưa được thể hiện Các nghiên cứuphần lớn chỉ tập trung vào một vài quốc gia hoặc nhóm quốc gia cụ thể, chưa cho thấysự khác nhau giữa các nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá khác nhau (Rhadbane &Moudden, 2022) Dẫn đến, các thiết kế thực nghiệm có nhiều kết quả trái ngược, chưathể đưa ra kết quả cuối cùng Hầu hết những tranh luận này có khác nhau trong việcvận dụng những khung lý thuyết và phương pháp đo lường Lý thuyết quyền chọnthực hiện đại cũng có những lý giải khác nhau về chiều ảnh hưởng của bất định tỷ giáhối đoái ở những chế độ tỷ giá khác nhau Do đó, tác động của bất định tỷ giá hối đoáitác động như thế nào đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và chế độ tỷ giá cólàm thay đổi mối quan hệ này không là những câu hỏi thực nghiệm cần được giảiquyết (Jeanneret, 2007; Darby và cộng sự, 1999).

Thứ tư, rất nhiều nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc tìm ra ảnh hưởng của bấtđịnh tỷ giá hối đoái đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng câu chuyện đằng sauđó vẫn thường bị bỏ ngỏ Lý thuyết trung gian tài chính và lý thuyết thông tin bất cânxứng đã có những giải thích về tác động của phát triển tài chính đối với ảnh hưởngcủa bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài Tỷ lệ tín dụng tư nhânhay tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán trên GDP như các nghiên cứu trước đâychưa thể hiện được một cách trọn vẹn vai trò của phát triển tài chính (Ezekiel &Temidayo, 2023; Jehan & Hamid, 2017; Khraiche & Gaudette, 2013; Rajan &Zingales, 1998) Vì thế, vai trò của phát triển tài chính, theo cách đo lường củaSvirydzenka (2016), sẽ làm phong phú thêm các nhận định về mối quan hệ giữa bấtđịnh tỷ giá hối đoái và đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như sẽ cung cấp được cáinhìn mới hơn trong việc điều tiết mối quan hệ này.

Cuối cùng, do hạn chế về mặt dữ liệu, rất nhiều những nghiên cứu trước đâykhông dễ tiếp cận nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau Nguyên nhân làvì số đối tượng và độ dài thời gian của mẫu dữ liệu không đủ đảm bảo cho tính vữngcủa các đo lường thống kê theo định lý giới hạn trung tâm Phương pháp Bayes thựchiện các ước lượng dựa trên sự mô phỏng hành vi dữ liệu và do đó có thể áp dụng đối

Trang 31

với các mẫu có kích thước nhỏ Điều này cho phép luận án tiếp cận một cách sâu sắc hơn một số khía cạnh hẹp trong lỗ hỏng nghiên cứu trước đây.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là phân tích ảnh hưởng của bất địnhtỷ giá hối đoái, cũng như sự tương tác của nó với phát triển tài chính, đến đầu tư trựctiếp nước ngoài ở những chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau để từ đó phân tích sâu sắchơn những bằng chứng khoa học về mặt thực nghiệm, nhằm đề xuất các hàm ý chínhsách khi xây dựng và điều hành chính sách tỷ giá và các chính sách kinh tế vĩ mô tạicác quốc gia trên thế giới.

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Để đáp ứng mục tiêu tổng quát, những mục tiêu cụ thể được luận án đề ra bao gồm hai mục tiêu chính:

(i) Phân tích ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nhóm các quốc gia phân loại theo các chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau.

(ii) Phân tích vai trò của phát triển tài chính, dưới dạng ảnh hưởng tương tác với bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu tập trung trả lời cho haicâu hỏi nghiên cứu như sau:

(i) Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ởcác chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau như thế nào?

(ii) Phát triển tài chính làm thay đổi ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đếnđầu tư trực tiếp nước ngoài như thế nào?

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, luận án đã thực hiện một số nội dung để tìmra câu trả lời phù hợp với mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượngvà phương pháp ước lượng Bayes là trọng tâm được sử dụng trong luận án Luận áncũng

Trang 32

đã lược khảo những khái niệm, cơ sở lý thuyết và tổng quan những công trình nghiêncứu trước đây để bổ sung ý nghĩa cho kết quả nghiên cứu Để trả lời cho câu hỏi thứnhất, bộ dữ liệu đã được phân loại theo chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau dựa trên tiêuchí của IMF (2022) Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai, phát triển tài chính sẽđóng vai trò tương tác với bất định tỷ giá hối đoái để xem xét ảnh hưởng gián tiếp củachúng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tác động của bất định tỷ giá hối đoái thông qua ảnhhưởng tương tác với phát triển tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nhómcác quốc gia có chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian, nghiên cứu được tiến hành tại 114 quốc gia Với cách phân loạitheo chế độ quản lý tỷ giá, các quốc gia bao gồm: 57 quốc gia có chế độ tỷ giá neomềm (Soft Pegs) và 57 quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi (Floating regimes) Các quốcgia có chế độ tỷ giá neo cứng (Hard pegs) và các quốc gia có chế độ quản lý khác(Other managed arrangement) chưa được đưa vào mẫu quan sát Nhiều quốc gia trongchế độ tỷ giá neo cứng chưa có đồng tiền pháp định riêng và kém phổ biến đến mứcchưa đủ để có thể tách ra độc lập một nhóm chế độ tỷ giá hối đoái để có thể quan sátthực nghiệm Các quốc gia có cơ chế quản lý khác (Other managed arrangement)không được phân loại rõ ràng khiến cho kết luận từ nghiên cứu sẽ trở nên không đượccụ thể Hơn nữa, các quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm và có chế độ tỷ giá thả nổigần hơn với tình trạng quản lý tỷ giá hối đoái ở hầu hết các quốc gia trên thế giới vàvì thế các kết luận thực nghiệm có ý nghĩa đóng góp về mặt thực tiễn.

Về thời gian nghiên cứu, mẫu quan sát được thu thập từ năm 2000 đến năm 2021.Về phạm vi lý thuyết, đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem xét trong toàn bộnội dung luận án là các dòng vốn vào Bởi vì xét về tổng thể, tổng các dòng vốn vàosẽ bằng tổng các dòng vốn ra Khi nghiên cứu theo dữ liệu dạng bảng bao gồm rấtnhiều

Trang 33

các quốc gia, việc cùng xác định hai loại sẽ làm phức tạp thêm vấn đề nghiên cứu, dễbị trùng lắp và nhầm lẫn trong quá trình phân tích Từ đó, các hàm ý chính sách rút ratừ kết quả nghiên cứu của luận án đặt sự quan tâm về việc gia tăng thu hút vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài theo chiều dòng vốn vào Bởi lẽ sự tác động vào các yếu tố củaquốc gia sở tại là có khả năng kiểm soát hơn so với các yếu tố nội sinh của quốc giađầu tư Bên cạnh đó, ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái và FDI dựa trên cơ sở lýthuyết về tính linh hoạt trong sản xuất và lo ngại rủi ro Cách diễn giải sự liên quancủa các lý thuyết được dựa trên lý thuyết về mô hình quyền chọn thực Vai trò củaphát triển tài chính được thêm vào dựa trên lý thuyết về thông tin bất cân xứng, lýthuyết trung gian tài chính Phát triển tài chính được tiếp cận theo phương pháp đolường phát triển tài chính đa phương của Čihák và cộng sự (2012) và Svirydzenka(2016).

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Với phương pháp nghiên cứu định lượng, luận án cố gắng mô hình hóa ảnhhưởng của bất định của tỷ giá hối đoái đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng môhình dữ liệu dạng bảng Luận án đồng thời cũng mô hình hóa vai trò của phát triển tàichính dưới dạng biến tương tác với bất định tỷ giá hối đoái để xem xét ảnh hưởnggiữa chúng lên đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Luận án bắt đầu bằng việc lược khảo cơ sở lý thuyết và các công trình nghiêncứu trước đây Sau đó, luận án sẽ xây dựng mô hình thực nghiệm dựa trên cơ sở lýthuyết và tổng quan nghiên cứu phù hợp Mô hình thực nghiệm sẽ phân chia mẫu dữliệu theo nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau Việc ước lượng cácmô hình thực nghiệm chủ yếu dựa trên phương pháp Bayes Các suy diễn thống kê sẽđược thực hiện để kiểm tra sự phù hợp của kết quả ước lượng được tìm thấy.

Các kiểm định kết quả ước lượng các tham số trong phương pháp Bayes sẽđược thực hiện thông qua chỉ số lấy mẫu hiệu quả, kiểm định Gelman–Rubin vàchuẩn đoán các đồ thị mô phỏng (graphical diagnostics).

1.6 Đóng góp chính của luận án

Về mặt học thuật, luận án có một số đóng góp quan trọng cho những tài liệuhiện hành về cơ sở lý thuyết và kết quả thực nghiệm.

Trang 34

Thứ nhất, luận án được thực hiện nhằm cung cấp thêm những bằng chứng khoahọc định lượng về tác động của bất định tỷ giá hối đoái đối với đầu tư trực tiếp nướcngoài Dựa trên những cơ sở lý thuyết và tham khảo một loạt các nghiên cứu thựcnghiệm trước đây, luận án mở rộng kết quả nghiên cứu bằng cách xem xét thêmnhững bằng chứng về tác động của bất định tỷ giá đối với đầu tư trực tiếp nước ngoàitheo các chế độ tỷ giá hối đoái Những quan điểm lý thuyết ban đầu chỉ bao gồm lýthuyết lo ngại rủi ro và lý thuyết về tính linh hoạt trong sản xuất Lý thuyết lo ngại rủiro ủng hộ tác động ngược chiều của bất định tỷ giá hối đoái vì đầu tư không chắc chắnvà không thể đảo ngược Lý thuyết về tính linh hoạt trong sản xuất lại cho rằng đầu tưtrực tiếp nước ngoài có thể thay thế xuất khẩu, do đó các doanh nghiệp có thể tậndụng lợi ích từ thay đổi chi phí đầu vào và tránh các khoản chi phí thương mại quốctế Những quan điểm lý thuyết gần đây lại cho rằng cả hai ảnh hưởng cùng chiều vàngược chiều của bất định tỷ giá hối đoái có thể cùng tồn tại dựa trên lý thuyết vềquyền chọn thực Darby và cộng sự (1999) tiếp cận quan điểm vùng không hoạt độngđể đưa ra những điều kiện cần và đủ để bất định tỷ giá ảnh hưởng ngược chiều đếnđầu tư Trong khi đó, Jeanneret (2007) tiếp cận quan điểm xác suất đầu tư và đề xuấtảnh hưởng hình chữ U của bất định tỷ giá hối đoái đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.Hai cách tiếp cận của Darby và cộng sự (1999) và Jeanneret (2007) đều hàm ý về sựtồn tại đồng thời của cả tác động cùng chiều và ngược chiều của bất định tỷ giá hốiđoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tùy vào một số điều kiện nhất định và có liênquan đến chế độ tỷ giá Đóng góp này của luận án là thêm vào sự so sánh kết quả trêncác mẫu của các nhóm nước phân loại theo chế độ tỷ giá để nhận diện những điểmgiống nhau và khác biệt về cơ chế tác động của bất định tỷ giá hối đoái lên đầu tư trựctiếp nước ngoài Do dữ liệu phân tích lớn, luận án kỳ vọng sẽ mang lại những kết quảmới và có giá trị thực nghiệm cho những công trình nghiên cứu có liên quan sau này.

Thứ hai, luận án đã làm rõ thêm về vai trò của phát triển tài chính đối với ảnhhưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài Về cơ sở lý thuyết,bên cạnh các lý thuyết lý giải về chiều ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầutư trực tiếp nước ngoài, lý thuyết trung gian tài chính và lý thuyết về thông tin bất cânxứng được thảo luận để giải thích thêm về vai trò của phát triển tài chính trong mốiquan hệ với bất định tỷ giá hối đoái Theo đó, phát triển tài chính cung cấp một môi

Trang 35

trường quản trị rủi ro và bảo hiểm rủi ro tỷ giá hối đoái và có ảnh hưởng đáng kể đếncả quyết định thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận án cũng tiếp cận pháttriển tài chính được khai thác đầy đủ các chức năng hơn nhờ vào bộ dữ liệu được xâydựng bởi Svirydzenka (2016) Chính vì thế, kết quả nghiên cứu dược dự tính cũng sẽcung cấp nhiều bằng chứng rất có ý nghĩa cả về mặt lý thuyết lẫn thực nghiệm.

Thứ ba, luận án đã tiếp cận góc nhìn xác suất ảnh hưởng của bất định tỷ giá hốiđoái cùng với vai trò phát triển tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cáchsử dụng phương pháp Bayes trong việc ước lượng mô hình thực nghiệm Dưới gócnhìn xác suất của phương pháp Bayes, ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái cùngvới vai trò phát triển tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài được nhìn nhận thựctiễn và linh hoạt hơn so với phương pháp tần suất có phần quá thiên lệch về một chiềuảnh hưởng cụ thể Cách nhìn nhận này cũng rất phù hợp với lý thuyết quyền chọnthực trong việc xem xét ảnh hưởng giữa bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếpnước ngoài Hơn nữa, kết luận dựa trên phương pháp Bayes có tính kế thừa và khôngphủ nhận các kết quả thực nghiệm trước đây nhờ vào việc cũng cấp góc nhìn xác suấtkhi xem xét các mối quan hệ thực nghiệm.

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu cũng cung cấp cho các nhà phân tíchchính sách có cái nhìn khách quan hơn về tác động của bất định tỷ giá hối đoái đếnđầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như vai trò của phát triển tài chính đối với mối quanhệ này Thông qua đó, bản chất các mối quan hệ được định hình và giúp cho Ngânhàng Trung ương điều hành chính sách tỷ giá và phát triển hệ thống tài chính Kết quảcũng được phân tích sâu sắc hơn thông qua việc phân loại các quốc gia theo chế độquản lý tỷ giá, làm cơ sở đề xuất những chính sách vĩ mô phù hợp nhằm thúc đẩy sựthu hút và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.7 Thiết kế nghiên cứu

Các bước trong quy trình nghiên cứu được luận án khái quát lại trong Hình 1.1.Trước tiên, luận án sẽ thực hiện lược khảo các nghiên cứu trước đây để sơ lược về cơsở lý thuyết và tổng quan các kết quả nghiên cứu thực nghiệm để tìm ra khoảng trốngnghiên cứu và xác định mục tiêu nghiên cứu để bổ sung vào khoảng trống nghiên cứu.

Trang 36

Nguồn: Thiết kế bởi tác giảHình 1.1 Thiết kế nghiên cứu chi tiết của luận án

Trang 37

Quy trình này sẽ liên tục được rà soát và quay ngược lại tiến trình cho đến khimục tiêu nghiên cứu được xác định rõ ràng và tìm ra những câu hỏi nghiên cứu cầnthiết phải trả lời về mặt thực nghiệm Sau đó, thiết kế nghiên cứu sẽ dựa trên phươngpháp định lượng để có thể giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra.

Kế tiếp, mô hình lý thuyết sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết và tổngquan kết quả thực nghiệm trước đây Một vài sự điều chỉnh có thể được thực hiện đểmô hình nghiên cứu thực nghiệm phù hợp với mục đích nghiên cứu và nguồn dữ liệuthứ cấp sẵn có Dữ liệu thứ cấp được sử dụng để đảm bảo tính khách quan, minh bạchvà độ tin cậy của dữ liệu.

Để ước lượng mô hình thực nghiệm, luận án sử dụng phương pháp ước lượngBayes Không giống với phương pháp tần suất khi ước lượng mô hình dựa trên cácgiả định và giả thuyết H0 (Null hypothesis), phương pháp Bayes được thực hiện dựatrên các mô phỏng bởi các thiết lập cho trước, bao gồm thiết lập về thông tin tiềnnghiệm, thiết lập về hàm hợp lý, thiết lập về cách lấy mẫu và tiến hành mô phỏng.

Các kiểm định sự phù hợp của các thiết lập và tính vững của mô hình sẽ đượcthực hiện trước khi tiến hành suy diễn thống kê Đối với ước lượng Bayes, kết quảước lượng sẽ được mô phỏng bằng mật độ xác suất hậu nghiệm, từ đó cung cấp xácsuất của các chiều dấu của trung bình hậu nghiệm Kết quả ước lượng sẽ được đốichiếu và rút ra các ý nghĩa thực nghiệm quan trọng trong kết quả nghiên cứu của luậnán.

Kết quả nghiên cứu sẽ được tiếp tục phân tích và thảo luận sâu sắc hơn, để cóthể rút ra những ý nghĩa kinh tế và đưa ra các hàm ý chính sách từ những kết quảnghiên cứu được tìm thấy.

1.8 Kết cấu của luận án

Với phương pháp định lượng và những mục tiêu nghiên cứu được xác lập, cấutrúc của luận án được tổ chức thành 5 chương, với các nội dung chính như sau:

Chương 1 được luận án giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu Nội dungchương này sẽ bao gồm những nội dung chính liên quan lý do thực hiện đề tài, mụctiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương phápnghiên

Trang 38

Chương 3 sẽ giới thiệu về phương pháp nghiên cứu Bayes và mô hình thựcnghiệm ứng dụng phương pháp này trong luận án Chương này cũng sẽ trình bày vềnguồn dữ liệu được thu thập, đề xuất mô hình thực nghiệm và các kiểm định cần thiếtđể đảm bảo tính vững sau khi ước lượng mô hình thực nghiệm.

Chương 4 thực hiện phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu dựa trên môhình thực nghiệm, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp ước lượng ở Chương 3 Phầnđầu nội dung chương này cũng sẽ trình bày về thực trạng nghiên cứu và giới thiệu vềthống kê sơ bộ dữ liệu nghiên cứu Nội dung chính của Chương sẽ phân tích và thảoluận mô hình thực nghiệm với những nhóm đối tượng khác nhau, không xem xét vàcó xem xét ảnh hưởng của các biến tương tác tham gia vào mô hình thực nghiệm.

Chương 5 tổng kết hóa các kết luận quan trọng mà luận án đã phân tích, đồngthời nhấn mạnh những đóng góp cụ thể trong luận án thông qua các hàm ý chính sách.

Trang 39

Về phạm vi nghiên cứu, nghiên cứu được tiến hành tại 114 quốc gia từ năm 2000đến năm 2021 Bộ dữ liệu nghiên cứu được phân thành nhóm 57 quốc gia có chế độ tỷgiá neo mềm và nhóm 57 quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi.

Với phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu địnhlượng, thông qua mô hình dữ liệu dạng bảng và phương pháp ước lượng Bayes Môhình thực nghiệm được xây dựng dựa trên lý thuyết về các yếu tố đẩy và kéo.

Chương này cũng sẽ trình bày chi tiết về thiết kế nghiên cứu và cấu trúc tổ chứccủa luận án.

Trang 40

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚCĐÂY

2.1 Một số khái niệm

2.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo OECD (2008), đầu tư trực tiếp nước ngoài được định nghĩa là loại hìnhđầu tư dùng để chỉ sự luân chuyển vốn từ quốc gia đầu tư (home country) sang quốcgia nhận đầu tư (host country) để thu được lợi ích lâu dài (sở hữu trực tiếp hoặc giántiếp 10% cổ phần có quyền biểu quyết) trong một doanh nghiệp hoạt động ở quốc gianhận đầu tư nhằm mục đích có tiếng nói hữu hiệu trong quản lý doanh nghiệp.

Theo Maurice (2009), một ví dụ điển hình của đầu tư trực tiếp nước ngoài làxây dựng một hoặc nhiều nhà máy sản xuất các sản phẩm của công ty để bán ở thịtrường nước ngoài và thành lập nên các tập đoàn đa quốc gia Ví dụ điển hình nàythường được các nhà nghiên cứu học thuật dùng để xây dựng nên những mô hình lýthuyết giải thích cho động cơ của đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là trong môhình quyền chọn thực.

Trong nghiên cứu thực nghiệm, tổng các dòng vốn vào sẽ bằng tổng các dòngvốn ra, việc cùng xác định hai loại sẽ làm phức tạp thêm vấn đề nghiên cứu, dễ bịtrùng lắp và nhầm lẫn trong quá trình phân tích (Jeanneret, 2007) Do đó, đầu tư trựctiếp nước ngoài được hiểu trong nội dung luận án là dòng vốn đầu tư ròng vào (FDInet inflows) Dòng vốn đầu tư ròng vào bao gồm tổng vốn tự có, thu nhập tái đầu tư,vốn dài hạn và vốn ngắn hạn khác được thể hiện trong cán cân thanh toán; dữ liệunghiên cứu trong luận án được quy đổi về dạng phần trăm trên GDP.

2.1.2 Tỷ giá hối đoái và chế độ tỷ giá hối đoái

2.1.2.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái

Theo Copeland (2005), tỷ giá hối đoái (exchange rate) là số đơn vị tiền tệ củamột quốc gia cần để mua một đơn vị tiền tệ của quốc gia khác Hay nói cách khác, tỷgiá hối đoái là giả cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia được thể hiện bằng sốlượng đơn vị tiền tệ của một quốc gia khác (Sullivan & Sheffrin, 2003) Cách định

Ngày đăng: 05/06/2024, 13:30

Tài liệu liên quan