1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên việt nam

170 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Giáo Dục Khởi Nghiệp Đến Ý Định Khởi Nghiệp Theo Hướng Bền Vững Của Sinh Viên Việt Nam
Tác giả Giao Thị Hoàng Yến
Người hướng dẫn GS.TS. Ngô Thắng Lợi
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Phát Triển
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 3,42 MB

Cấu trúc

  • LỜI CAM KẾT

    • Nghiên cứu sinh

    • 1.3. Các nghiên cứu về tác động trực tiếp của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững 22

    • 1.5. Khoảng trống và những vấn đề của nghiên cứu 34

    • 2.2. Ý định khởi nghiệp của sinh viên 40

    • 2.3. Lý thuyết nền tảng 43

    • 2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 48

    • KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 58

    • 3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng 68

    • KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 79

    • 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng 88

    • KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 105

    • 5.2. Định hướng phát triển giáo dục khởi nghiệp ở Việt Nam 109

    • 5.4. Một số gợi ý hoặc khuyến nghị cho các nhà quản lý 115

    • 5.5. Một số đóng góp và hạn chế của luận án, định hướng nghiên cứu trong tương lai…………. 120

    • KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 124

  • DANH MỤC HÌNH

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu

  • 3. Câu hỏi nghiên cứu

  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 5. Cách tiếp cận nghiên cứu

  • 6. Tính mới của nghiên cứu

  • 7. Kết cấu của nghiên cứu

  • CHƯƠNG 1

  • 1.1. Nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp

  • 1.2. Các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp

    • 1.2.1. Các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp

    • 1.2.2. Các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp định hướng bền vững

  • 1.3. Các nghiên cứu về tác động trực tiếp của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững

  • 1.4. Các nghiên cứu về tác động gián tiếp của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững

    • 1.4.1. Các nghiên cứu về tác động của giáo dục khởi nghiệp đến kỹ năng chấp nhận rủi ro, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện

    • 1.4.2. Các nghiên cứu về tác động của giáo dục khởi nghiệp đến động lực nội tại

    • 1.4.3. Các nghiên cứu về tác động của động lực nội tại đến nhận thức được tính khả thi về kinh doanh và thái độ hướng tới khởi nghiệp định hướng bền vững

    • 1.4.4. Các nghiên cứu về tác động của kỹ năng đánh giá rủi ro, kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện đến nhận thức được tính khả thi về kinh doanh và thái độ hướng tới khởi nghiệp định hướng bền vững

    • 1.4.5. Các nghiên cứu về tác động của nhận thức được tính khả thi về kinh doanh và thái độ hướng tới khởi nghiệp định hướng bền vững đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững

  • 1.5. Khoảng trống và những vấn đề của nghiên cứu

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

  • CHƯƠNG 2

  • 2.1. Giáo dục khởi nghiệp

    • 2.1.1. Khái niệm giáo dục khởi nghiệp

    • 2.1.2. Vai trò của giáo dục khởi nghiệp

  • 2.2. Ý định khởi nghiệp của sinh viên.

    • 2.2.1. Khởi nghiệp

    • 2.2.2. Ý định khởi nghiệp.

    • 2.2.3. Ý định khởi nghiệp định hướng bền vững.

      • Bảng 2.1. Loại hình khởi nghiệp và mục tiêu khởi nghiệp

  • 2.3. Lý thuyết nền tảng

    • 2.3.1. Lý thuyết các giai đoạn tư duy hành động

      • Hình 2.1. Mô hình các giai đoạn hình thành và thực thi ý định

      • Hình 2.2. Mô hình các giai đoạn tư duy hành động

    • 2.3.2. Mô hình về sự kiện khởi sự kinh doanh (EEM)

      • Hình 2.3. Mô hình sự kiện khởi nghiệp

    • 2.3.3. Lý thuyết hai yếu tố động lực và rào cản

  • 2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

    • 2.4.1. Mối quan hệ trực tiếp giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp

    • 2.4.2. Mối quan hệ gián tiếp giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp

      • 2.4.2.1. Giáo dục khởi nghiệp tác động tới kỹ năng của sinh viên

      • 2.4.2.2. Giáo dục khởi nghiệp tác động tới động lực nội tại của sinh viên

      • 2.4.2.3. Mối quan hệ giữa các kỹ năng đánh giá rủi ro, xử lý vấn đề, tư duy phản biện tới thái độ hướng tới khởi nghiệp định hướng bền vững

      • 2.4.2.4. Mối quan hệ giữa các kỹ năng đánh giá rủi ro, xử lý vấn đề, tư duy phản biện tới nhận thức được tính khả thi về kinh doanh.

      • 2.4.2.5. Mối quan hệ giữa động lực nội tại tới thái độ hướng tới khởi nghiệp định hướng bền vững

      • 2.4.2.6. Mối quan hệ giữa động lực nội tại tới nhận thức được tính khả thi về kinh doanh

      • 2.4.2.7. Mối quan hệ giữa nhận thức được tính khả thi về kinh doanh tới ý định khởi nghiệp định hướng bền vững

      • 2.4.2.8. Mối quan hệ giữa thái độ hướng tới khởi nghiệp định hướng bền vững tới ý định khởi nghiệp định hướng bền vững

      • 2.4.2.9. Mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp định hướng bền vững thông qua tác động tới các kỹ năng đánh giá rủi ro, xử lý vấn đề, tư duy phản biện, động lực nội tại, nhận thức về tính khả và thái độ hướng tới khởi nghiệp định hướng bền vững.

        • Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu dự kiến

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 3.1. Quy trình nghiên cứu

    • Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính

    • Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ

    • Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

  • 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

    • 3.2.1. Thiết kế và mẫu nghiên cứu

      • Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý thuyết và hình thành thang đo dự kiến

      • Giai đoạn 2: Hiệu chỉnh thang đo và hoàn thành bảng khảo sát sơ bộ phục vụ cho nghiên cứu định lượng.

    • 3.2.2. Thu thập dữ liệu

      • Bảng 3.1. Phân loại mẫu nghiên cứu định tính

    • 3.2.3. Phân tích dữ liệu

    • 3.2.4. Kết quả nghiên cứu định tính

      • 3.2.4.1. Kết quả nhận thức của sinh viên về giáo dục khởi nghiệp

      • 3.2.4.2. Kết quả nhận thức của sinh viên về vai trò của giáo dục khởi nghiệp

      • 3.2.4.3. Kết quả về ý định khởi nghiệp định hướng phát triển bền vững của sinh viên

  • 3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng

    • 3.3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

      • Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm

      • Bảng 3.2. Các giả thuyết nghiên cứu

    • 3.3.2. Phát triển thang đo và phiếu khảo sát

      • 3.3.2.1. Phát triển thang đo

        • Bảng 3.3. Bảng nguồn gốc thang đo

    • 3.3.3. Thiết kế và mẫu nghiên cứu định lượng

      • 3.3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định lượng

        • Bảng 3.4. Mã hóa các biến nghiên cứu

      • 3.3.3.2. Mẫu nghiên cứu

        • Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức

    • 3.3.4. Thu thập dữ liệu

      • 3.3.4.1. Thu thập và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu sơ bộ

      • 3.3.4.2. Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng chính thức

    • 3.3.5. Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng

      • 3.3.5.1. Cở sở lý thuyết về mô hình SEM

      • 3.3.5.2. Trình tự phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

  • CHƯƠNG 4

  • 4.1. Bối cảnh nghiên cứu

    • 4.1.1. Thực tiễn giáo dục khởi nghiệp trong các trường đại học tại Việt Nam

    • 4.1.2. Thực trạng về hoạt động khởi nghiệp của sinh viên tại Việt Nam trong vài năm gần đây

    • 4.1.3. Những rào cản đối với giáo dục khởi nghiệp trong các trường đại học ở

      • 4.1.3.1. Rào cản về chương trình đào tạo và hoạt động nghiên cứu

      • 4.1.3.2. Thách thức về văn hóa và tài chính

      • 4.1.3.3. Rào cản về hệ thống quản lý và cấu trúc tổ chức

        • Giáo dục khởi nghiệp chưa liên kết với các lĩnh vực khác trong xã hội

        • Công nghệ và công nghệ thông tin chưa được cập nhật đầy đủ

  • 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng

    • 4.2.1. Kết quả thống kê mô tả

      • Theo giới tính

      • Theo số năm học tích lũy

      • Theo quê quán

    • 4.2.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy, độ giá trị của thang đo

    • 4.2.3. Kết quả đánh giá mô hình đo lường

      • Hình 4.4. Mô hình nghiên cứu trong Smart PLS

      • Bảng 4.1. Độ tin cậy tổng hợp (Construct Reliability and Validity)

      • Bảng 4.2. Độ giá trị phân biệt (Discriminant Validity – Heterotrait-Monotrait Ratio HTMT)

      • Bảng 4.3. Bảng hệ số tải của các nhân tố (Outer Loadings)

      • Bảng 4.4. Hệ số R-square

      • Bảng 4.5. Hệ số F – square

      • Bảng 4.6. Hệ số VIF

      • Bảng 4.7. Sự phù hợp của mô hình nghiên cứu (Model fit)

    • 4.2.4. Đánh giá mô hình cấu trúc

      • 4.2.4.1. Đánh giá tác động của EE tới SOEI khi chưa có biến trung gian

        • Hình 4.5. Kết quả kiểm định mô hình khi chưa có biến trung gian

      • 4.2.4.2. Đánh giá mô hình cấu trúc khi có biến trung gian

        • Hình 4.6. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

        • Bảng 4.8. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu

        • Bảng 4.9. Bảng tổng tác động gián tiếp (Total indirect effects)

        • Bảng 4.10. Tổng hợp mối quan hệ chi tiết

      • 4.2.4.3. Phân tích đa nhóm

        • Bảng 4.11. Kiểm định sự khác biệt về tác động của biến theo nhóm giới tính

      • 4.2.4.4. Kiểm định vai trò biến điều tiết

        • Hình 4.7. Kết quả kiểm định vai trò điều tiết

        • Hình 4.8. Vai trò điều tiết của số năm học tích lũy

        • Hình 4.9. Vai trò điều tiết quê quán

        • Hình 4.10. Vai trò điều tiết của mức độ cởi mở trong các mối quan hệ xã hội

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

  • CHƯƠNG 5

  • 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu

    • 5.1.1. Mối quan hệ tích cực của giáo dục khởi nghiệp tới động lực nội tại, kỹ năng đánh giá rủi ro, kỹ năng xử lý vấn đề và kỹ năng tư duy phản biện của sinh viên

    • 5.1.2. Mối quan hệ tích cực của động lực nội tại, kỹ năng đánh giá rủi ro, kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện tới nhận thức về tính khả thi kinh doanh và thái độ hướng tới định hướng bền vững của sinh viên

    • 5.1.3. Mối quan hệ tích cực giữa nhận thức về tính khả thi kinh doanh và thái độ

  • 5.2. Định hướng phát triển giáo dục khởi nghiệp ở Việt Nam

    • Mục tiêu phát triển giáo dục khởi nghiệp ở Việt Nam:

  • 5.3. Kinh nghiệm phát triển giáo dục khởi nghiệp trên thế giới

    • 5.3.1. Kinh nghiệm đến từ Mỹ

    • 5.3.2. Kinh nghiệm đến từ Trung Quốc

    • 5.3.3. Kinh nghiệm đến từ Singapore

  • 5.4. Một số gợi ý hoặc khuyến nghị cho các nhà quản lý

    • 5.4.1. Các giải pháp phát triển giáo dục khởi nghiệp ở Việt Nam

    • 5.4.2. Đề xuất khuyến nghị phát triển giáo dục khởi nghiệp ở Việt Nam

      • 5.4.2.1. Đối với chính quyền

      • 5.4.2.2. Đối với trường đại học

  • 5.5. Một số đóng góp và hạn chế của luận án, định hướng nghiên cứu trong tương lai

    • 5.5.1. Đóng góp của nghiên cứu

    • 5.5.2. Hạn chế trong nghiên cứu

    • 5.5.3. Định hướng nghiên cứu trong tương lai

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG

    • Kính chào Quý anh/chị!

    • PHỤ LỤC 2: DỮ LIỆU CẦN THU TẬP TẠI PHỎNG VẤN SÂU

    • Phần 2: Khảo sát về phát triển bền vững

    • Phần 3: Khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh

    • Phần 4: Ý định khởi nghiệp của sinh viên

    • PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH PHỎNG VẤN

    • Reliability Statistics

    • Reliability Statistics

    • Reliability Statistics

    • Reliability Statistics

    • Reliability Statistics

    • Reliability Statistics

    • Reliability Statistics

    • Reliability Statistics

    • Reliability Statistics

    • Reliability Statistics

    • Độ tin cậy tổng hợp (Construct Reliability and Validity)

    • Độ giá trị phân biệt (Discriminant Validity – Heterotrait-Monotrait Ratio HTMT)

    • Hệ số VIF

    • Khu vực TP.HCM

    • Khu vực miền Bắc

    • Khu vực miền Trung

    • Khu vực miền Nam

Nội dung

Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam. Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam. Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam. Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam. Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam. Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam. Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam. Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam. Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam. Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam. Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam. Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam. Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam. Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam.

Tính cấp thiết của nghiên cứu

Khởi nghiệp định hướng phát triển bền vững đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và giải quyết vấn đề xã hội của mỗi quốc gia (Schumpeter, 1934; Shane và Venkataraman, 2000) Các học giả lập luận: suy thoái môi trường là kết quả của sự thất bại thị trường (Dean và McMullen, 2007) Để vượt qua thất bại thị trường liên quan đến môi trường, khởi nghiệp định hướng bền vững là cơ hội đạt được lợi nhuận và giảm các hành vi suy thoái về môi trường (Poter và Kramer, 2011) Bên cạnh các vấn đề liên quan đến môi trường, khởi nghiệp định hướng bền vững được đánh giá như một quá trình xúc tác thay đổi xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội quan trọng: giảm tệ nạn xã hội, tăng việc làm cho người dân, v.v (Mair và Marti, 2006) Các kết luận này nhấn mạnh tác động to lớn từ khởi nghiệp định hướng bền vững của cá nhân đối với mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia (Chương trình nghị sự 2030). Đứng trước sự phát triển chung của xã hội và sự hội nhập toàn cầu, các nghiên cứu hướng đến việc tìm hiểu về ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của cá nhân và việc gia tăng trách nhiệm xã hội của các doanh nhân trong hành vi kinh doanh (Koegh và Polonsky, 1998) Động lực này giống như một chìa khóa thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, gia tăng mong muốn sở hữu doanh nghiệp của cá nhân (Krueger và cộng sự, 2000) đồng thời đem đến mong muốn nghiên cứu cho các học giả về quá trình hình thành và các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của một người có mong muốn khởi nghiệp.

Dựa trên kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, đối tượng khởi nghiệp phần lớn tập trung vào giới trẻ và khởi nghiệp khi đang là sinh viên Sinh viên là những người có nhu cầu được đào tạo cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ để trở thành một doanh nhân tài năng trong tương lai (Gürol và Bal, 2009) Do đó, dựa trên nhu cầu phát triển bền vững của xã hội, giáo dục khởi nghiệp ra đời mang trọng trách trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết cho sinh viên, từ đó sinh viên hình thành ý định khởi nghiệp định hướng phát triển bền vững, đo lường được những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai xa để đưa ra các quyết định khởi nghiệp, không chấp nhận những rủi ro quá lớn, lựa chọn phương án tối ưu nhất để hành động.

Tuy nhiên, các nghiên cứu tiền nhiệm đã chỉ ra một thách thức rất lớn đối với giới trẻ là việc ứng dụng và phát triển các lý thuyết và kỹ năng trên giảng đường liên quan đến ý định khởi nghiệp và xem xét vấn đề khởi nghiệp như một sự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai Nhiều sinh viên mong muốn khởi nghiệp nhưng lúng túng trong mô hình hoạt động, gặp rào cản trong ý định khởi nghiệp hoặc bị cản trở bởi một số hạn chế về pháp lý Các học giả đã dành nhiều tâm huyết để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viờn (Seỗgin và Sungur,

2021) Các yếu tố đó có thể đến từ môi trường hoặc các nền tảng cá nhân, đồng thời sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực, trực tiếp hoặc gián tiếp đối với ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên Nghiên cứu của (Krueger, 2007) nhận định ý định khởi nghiệp định hướng bền vững được coi là yếu tố trung gian giữa hành vi kinh doanh và các yếu tố khác như chuyên môn, kỹ năng, hoàn cảnh xuất thân, văn hóa, tài chính Các ý định khởi nghiệp sẽ đi trước và giúp cá nhân nắm bắt tốt cơ hội, từ đó họ có thể lựa chọn khởi nghiệp vào thời điểm phù hợp đối với bản thân.

Mối quan hệ giữa đào tạo và khởi sự kinh doanh được thực hiện chủ yếu ở các nước đã phát triển, rất ít ở các nước phát triển (Nguyễn Thu Thủy, 2015) Bên cạnh đó, các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên và giáo dục khởi nghiệp còn tồn tại sự khác biệt giữa các quốc gia và tùy thuộc vào đặc điểm khởi nghiệp, môi trường kinh doanh khác nhau Vì vậy, quá trình hình thành ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam có thể sẽ khác biệt so với các nghiên cứu thực nghiệm tại các nước phát triển trên thế giới Đặc biệt, tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung còn rất ít nghiên cứu về ý định khởi nghiệp định hướng phát triển bền vững.

Trước sự thay đổi của xã hội, thế hệ trẻ hiện nay sở hữu hiểu biết và ý thức về môi trường, nhận thức về xã hội và trách nhiệm xã hội theo hướng phát triển bền vững(Hewlett và cộng sự, 2009) Nếu như ở các quốc gia phát triển, tỷ lệ khởi nghiệp của sinh viên cao - khoảng 40% (Serida và cộng sự, 2010) thì tại Việt Nam, tuy phong trào khởi nghiệp trong vài năm gần đây đã lan tỏa khắp cả nước nhưng tỷ lệ khởi nghiệp của sinh viên còn ở mức thấp và chỉ có một số ít sinh viên có thể vận hành hiệu quả, bắt đầu kinh doanh Nhằm giải quyết tình trạng này, các quốc gia đã và đang phối hợp giảng dạy về giáo dục khởi nghiệp và khơi dậy ý định khởi nghiệp định hướng bền vững tại các trường học Chính vì vậy, giáo dục khởi nghiệp được coi là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng, đóng vai trò như một ứng dụng hiệu quả nhằm thúc đẩy ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại các quốc gia.

Xuất phát từ yêu cầu lý thuyết về thực tiễn nghiên cứu, việc đánh giá tác động của giáo dục khởi nghiệp đối với ý định khởi nghiệp định hướng bền vững đã mở ra định hướng nghiên cứu về “Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam” Từ đó, luận án đưa ra một số đề xuất về việc nâng cao hiệu quả giáo dục khởi nghiệp và thúc đẩy ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quan của nghiên cứu là phân tích tác động của giáo dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp định bền vững của sinh viên tại Việt Nam Để đạt được mục tiêu tổng quát, nghiên cứu đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:

 Hệ thống cơ sở lý thuyết về giáo dục khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên, các mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp.

 Kiểm định mức độ tác động của giao dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam.

 Kiểm địnhvai trò trung gian của động lực nội tại, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng chấp nhận rủi ro, kỹ năng tư duy phản biện, nhận thức được tính khả thi về kinh doanh, thái độ hướng tới khởi nghiệp định hướng bền vững trong mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam.

 Vai trò của các biến điều tiết trong mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp định hướng phát triển bền vững của sinh viên tại Việt Nam.

 Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao giáo dục khởi nghiệp, nâng cao ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu xuất phát từ các câu hỏi nghiên cứu sau:

Q1: Cơ chế tác động của giáo dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam như thế nào?

Q2:Vai trò của các biến điều tiết có tác động như thế nào trong mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp định hướng phát triển bền vững của sinh viên tại Việt Nam?

Q3: Vai trò trung gian của kỹ năng và động lực nội tại có tác động như thế nào đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên?

Q4: Giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam?

Cách tiếp cận nghiên cứu

Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Trong đó, phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ yếu.

 Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được sử dụng để kiểm tra sơ bộ tính khả thi của mô hình nghiên cứu trong bối cảnh các trường đại học tại Việt Nam và khám phá các nhân tố tiềm ẩn liên quan đến giáo dục khởi nghiệp bền vững tại bối cảnh cụ thể Bằng phương pháp phỏng vấn nhóm đối tượng là các sinh viên tại các trường đại học Việt Nam, nghiên cứu đã tập trung vào việc tìm hiểu nhận thức và ý kiến của sinh viên về vấn đề giáo dục khởi nghiệp bền vững cũng như ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu còn thực hiện phỏng vấn sâu với các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và khởi nghiệp nhằm có được cái nhìn sâu rộng, rõ ràng hơn để định hướng cho việc xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu.

Các kết quả của nghiên cứu định tính là hoàn thiện thang đo và bảng hỏi khảo sát, phục vụ cho nghiên cứu định lượng.

Các kết quả thu được sau nghiên cứu định tính sẽ được sửa đổi lại thang đo và mô hình lý thuyết, đồng thời dùng làm cơ sở thiết kế bảng hỏi trong nghiên cứu.

 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện điều tra, phỏng vấn trên các trường đại học ở Hà Nội Sau đó, nghiên cứu kiểm định sơ bộ về độ tin cậy của thang đo, qua đó lựa chọn những thang đo phù hợp để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lượng chính thức.

Nghiên cứu xây dựng bảng hỏi để thực hiện điều tra và sử dụng các kỹ thuật thống kê để phân tích dưới sự trợ giúp của phần mềm SPSS 23 và Smart PLS 3.3 Trước hết, nghiên cứu phân tích Cronbach’s Alpha nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo Hệ số Cronbach’s Alpha tối thiếu lớn hơn 0.7 đối với các nhân tố (Nunnally & Burnstein,

1994) và hệ số tương quan biến tổng > 0.3 (Hair và cộng sự, 2014) thì được chấp nhận.Tiếp đến, dựa trên phương pháp PLS-SEM, nghiên cứu thực hiện đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc để nhận định về độ tin cậy, tính giá trị và chất lượng của mô hình (Hair và cộng sự, 2014) Sau khi các điều kiện về mô hình được thỏa mãn, kiểm định bootstrap sẽ được thực hiện để ước lượng mô hình và kiểm định các giả thuyết thống kê, đồng thời vai trò trung gian cũng được kiểm định trong phần này (Hair và cộng sự, 2014) Ngoài ra, kỹ thuật phân tích đa nhóm (MGA) cũng được thực hiện để kiểm định sự khác biệt (Hair và cộng sự, 2017) Cuối cùng, bằng phương pháp tiếp cận hai giai đoạn, nghiên cứu tiến hành kiểm định và đánh giá vai trò điều tiết của các biến trong mô hình (Hair và cộng sự, 2017).

Tính mới của nghiên cứu

Các nghiên cứu trước đây chủ yếu chỉ tập trung vào nghiên cứu hành vi từ lý thuyết hành vi như lý thuyết hành động hợp lý, lý thuyết hành vi có kế hoạch… Khác với các nghiên cứu tiền nhiệm, nghiên cứu vận dụng lý thuyết các giai đoạn của tư duy hành động để xây dựng mô hình nghiên cứu mới thông qua động lực nội tại và kỹ năng chấp nhận rủi ro, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện của sinh viên Từ đó, nghiên cứu đạt được những bước tiến mới trong việc chỉ ra cơ chế tác động của giáo dục khởi nghiệp, động lực nội tại và các kỹ năng đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam thông qua thái độ hướng tới khởi nghiệp định hướng bền vững và nhận thức được tính khả thi về kinh doanh

Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu tìm ra mối quan hệ của giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam Nghiên cứu không chỉ tiếp cận mối quan hệ trực tiếp giữa ý định khởi nghiệp định hướng bền vững và giáo dục khởi nghiệp đối với sinh viên Việt Nam mà nghiên cứu sử dụng động lực nội tại, kỹ năng chấp nhận rủi ro, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện, thái độ hướng tới khởi nghiệp định hướng bền vững, nhận thức được tính khả thi về kinh doanh là biến trung gian với mục tiêu tập trung khai thác các nhân tố quan trọng tác động đến giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên, qua đó tìm ra liên kết giữa các nhân tố.

Thông qua những kết quả thu được, nghiên cứu đưa ra các giải pháp và khuyến nghị phù hợp để thúc đẩy ý định khởi nghiệp định hướng bền vững thông qua giáo dục khởi nghiệp tại Việt Nam Đồng thời, kết quả nghiên cứu là cơ sở lý luận cho các nghiên cứu trong tương lai về chủ đề này.

Kết cấu của nghiên cứu

Ngoài danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nghiên cứu bao gồm 5 chương sau: Phần mở đầu: Giới thiệu

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp

Giáo dục khởi nghiệp có mục đích gia tăng các hành vi của cá nhân nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của đất nước, qua đó giáo dục khởi nghiệp có ảnh hưởng đến nhận thức của cá nhân đối với các cơ hội khởi nghiệp tiềm năng (Ozdemir,

2008) Trong nhiều năm qua, giáo dục khởi nghiệp được coi là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng, thông qua giáo dục khởi nghiệp, cá nhân đóng góp công sức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia (Neck và Greene, 2011).

Sự phổ biến của các nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp dựa trên mức độ quan tâm ngày càng tăng lên của các học giả đối với chủ đề này Các nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp có hướng tiếp cận khác nhau Trong khoảng từ năm 1984 đến năm 2011, khoảng 100 bài báo được xuất bản trên 5 tạp chí hàng đầu về khởi nghiệp trên thế giới (Journal of Business Venturing, Entrepreneurship Theory & Practice, Journal of Small Business Management, Entrepreneurship & Regional Development and International Small Business Journal) và hai tạp chí có ảnh hưởng lớn về giáo dục (Academy of Management Learning & Education and Journal of Management Education) tiếp cận giáo dục khởi nghiệp theo hướng khởi nghiệp Từ năm 2004 đến năm 2012, các nghiên cứu tập trung về tác động của giáo dục khởi nghiệp với ý định khởi nghiệp của sinh viên sau đại học (Hasan và cộng sự, 2013) Tiếp theo, giai đoạn từ 2006 – 2012, trên thế giới có khoảng 220 nghiên cứu được xuất bản về ý định khởi nghiệp của sinh viên (Fayolle & Linnan, 2013) Đặc biệt, riêng trên Web of Science và Scopus, tính đến năm 2014 có khoảng 1773 nghiên cứu được đăng trên về giáo dục khởi nghiệp (Fellnhofera & K, 2019).

Song song với sự đồ sộ về khối lượng các tài liệu nghiên cứu các khía cạnh của giáo dục khởi nghiệp, nhiều hướng nghiên cứu khác nhau đã được khai thác về đề tài này Một phân tích tổng hợp đã được thực hiện về mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định kinh doanh của cá nhân (Bae và cộng sự, 2014) Một số nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của giáo dục khởi nghiệp đối với nhận thức học viên (Lorz và cộng sự, 2013; Mwasalwiba, 2010) hoặc đánh giá năng lực của giảng viên để dạy kiến thức về giáo dục khởi nghiệp (Albornoz, 2008) Các học giả đã kiểm tra định hướng xã hội trong lĩnh vực giáo dục khởi nghiệp (Mars & Garrison, 2009) hoặc tác động của giáo dục khởi nghiệp đến việc quản lý các doanh nghiệp nhỏ (Gorman và cộng sự, 1997). Một số ít tài liệu thực hiện theo hướng tổng quan và phân loại các nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp, qua đó các nghiên cứu định tính này đã phân tích những đóng góp của nhiều học giả về giáo dục khởi nghiệp qua các giai đoạn.

Giáo dục khởi nghiệp được đưa vào giảng dạy tại nhiều trường học (Kuncoro và Rusdianto, 2016) Các kết quả nghiên cứu tiền nhiệm đưa ra kết luận về sự gia tăng về ý định khởi nghiệp của sinh viên sau khi tham gia chương trình giáo dục khởi nghiệp. Trong đó, giáo dục khởi nghiệp đa phần được cung cấp tại các trường đại học và bắt đầu xuất hiện tại các trường tiểu học và trung học cơ sở trong những năm gần đây (Fayolle và cộng sự, 2014) Theo đánh giá của một số nghiên cứu, nếu tỷ lệ giáo dục khởi nghiệp tại các quốc gia như Phần Lan, Columbia, Chile là 40%, thì tỷ lệ này ở Thổ Nhĩ kỳ chỉ là 6% (Serida và cộng sự, 2010) và sau 8 năm, tỷ lệ giáo dục khởi nghiệp đã tăng lên 16% vào năm 2016 tại Thổ Nhĩ Kỹ Sự gia tăng của tỉ lệ giáo dục khởi nghiệp đã góp phần khẳng định nỗ lực của các chính phủ trong việc thúc đẩy giáo dục khởi nghiệp đồng thời chỉ ra sự khác biệt của giáo dục khởi nghiệp tại các quốc gia Sau nhiều phân tích, các nhà nghiên cứu đã lý giải nguyên nhân của sự chênh lệch này: nếu Thổ Nhĩ Kỳ đưa giáo dục khởi nghiệp vào giảng dạy ở bậc đại học thì Mỹ và các nước châu Âu đưa giáo dục khởi nghiệp vào trường học từ trình độ học vấn tiểu học (Yelkikalan và cộng sự, 2010) Kết luận đã khẳng định hành động và tầm nhìn của chính phủ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục khởi nghiệp tại các nước trên thế giới Đây cũng bài học quan trọng cho Việt Nam đối với giáo dục khởi nghiệp Đồng thời, dựa trên các nghiên cứu tiền nhiệm, các học giả cũng đưa ra bài học cho nhà lãnh đạo: nhà lãnh đạo cần có sự quan tâm nhiều hơn đến quá trình đổi mới và sự giao lưu tri thức, đồng thời việc gia tăng ý định khởi nghiệp của cá nhân sẽ thúc đẩy sự quan tâm của truyền thông đại chúng về lĩnh vực giáo dục khởi nghiệp tại trường học (Boldureanu và cộng sự, 2020).

Nhiều nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục khởi nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau Nghiên cứu của (Karimi và cộng sự, 2010) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của giáo dục khởi nghiệp tại các trung tâm giáo dục khoa học ứng dụng về nông nghiệp của Iran Kết quả của nghiên cứu cho thấy ý định khởi nghiệp có tác động tích cực đến nhận thức của sinh viên về giáo dục khởi nghiệp (Smit, 2004) Việc tạo dựng một môi trường học tập hiệu quả và xây dựng hệ thống quy định hợp lý là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực khởi nghiệp của sinh viên (Pages và Markley, 2004) Ngoài ra, (Karimi và cộng sự, 2010) cũng chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố xã hội và sự phát triển của giáo dục khởi nghiệp (Dodd và Gotsis, 2007) Tương tự, trong nghiên cứu của (Zamani và Mohammadi, 2018), tác giả cũng đã nhấn mạnh việc phát triển giáo dục khởi nghiệp có thể giải quyết tình trạng thất nghiệp toàn thời gian của hầu hết sinh viên ngành nông nghiệp, giảm tệ nạn xã hội xuất phát từ sự thất nghiệp của thanh thiếu niên.

Có thể thấy, nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp đã được nhiều học giả quan tâm trên thế giới Các nghiên cứu tiền nhiệm về giáo dục khởi nghiệp cho thấy tồn tại ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của giáo dục khởi nghiệp đối với ý định khởi nghiệp của cá nhân nói chung và sinh viên nói riêng.

Các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp

Trong những năm qua, một số nghiên cứu đã kiểm định và đánh giá cơ hội khởi nghiệp và thành lập doanh nghiệp từ ý định khởi nghiệp của nhà khởi nghiệp (Gregoire và cộng sự, 2011) Sự phát triển của ý định khởi nghiệp có thể tạo ra nhiều việc làm bán thời gian và việc làm toàn thời gian (Karimi và cộng sự, 2010) Hơn thế nữa, việc nâng cao ý định khởi nghiệp định hướng bền vững không chỉ hoàn thành mục tiêu kinh tế mà cũn giỳp đảm bảo yếu tố mụi trường và xó hội (Muủoz và Dimov, 2015) Vỡ vậy, việc nghiên cứu về ý định khởi nghiệp, đặc biệt là ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của các cá nhân là cần thiết trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn cầu.

1.2.1 Các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp

Nghiên cứu về ý định khởi nghiệp đã xuất hiện từ rất sớm Các nghiên cứu của (Shapero, 1975; Shapero và Sokol, 1982) đánh dấu thời điểm các học giả bắt đầu quan tâm nghiên cứu về ý định khởi nghiệp Đến năm 1988, nghiên cứu của (Bird, 1988) trong lĩnh vực khởi nghiệp đã chỉ ra giá trị quan trọng của ý định khởi nghiệp Đồng thời, nghiên cứu này đã thu hút sự chú ý của phần đông các học giả đối với chủ đề về ý định khởi nghiệp của cá nhân Hiện nay, nhiều nghiên cứu trên thế giới bàn luận về ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực khởi nghiệp Phần lớn nghiên cứu có kết luận: ý định khởi nghiệp là yếu tố dự đoán tốt nhất cho hành vi khởi nghiệp (Krueger và cộng sự, 2000) và các sự kiện bất ngờ (liên quan đến biến số từ cá nhân và ngoại cảnh) thường ảnh hưởng gián tiếp đến ý định khởi nghiệp thông qua trung gian là thái độ cá nhân và động lực để hành động (Peterman và Kennedy, 2003).

Việc thúc đẩy ý định khởi nghiệp của cá nhân là cần thiết trong sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia (Carree và Thurik, 2003; Wong và cộng sự, 2005). Ý định khởi nghiệp là yếu tố giúp gia tăng việc làm, là một giải pháp chống lại khủng hoảng thất nghiệp (Karimi và cộng sự, 2010) Một số nghiên cứu hướng đến việc tìm ra sự tác động từ các quốc gia đến ý định khởi nghiệp của cá nhân (Fayolle và cộng sự,

2018) Kết quả nghiên cứu cho thấy các quốc gia có thu nhập cao hơn sẽ thúc đẩy ý định khởi nghiệp và quyền chủ động khởi nghiệp của cá nhân Văn hóa và nhận thức văn hóa của quốc gia có ảnh hưởng (cả trực tiếp và gián tiếp) đến thái độ và hành vi của cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển ý định khởi nghiệp (Moriano và cộng sự, 2012). Ngoài ra, ý định khởi nghiệp xuất hiện nhiều hơn tại các quốc gia có sự công bằng, bình đẳng, chủ nghĩa bình quân chiếm ưu thế (Engle và cộng sự, 2011) Các thể chế quốc gia có thể vừa hạn chế và vừa cho phép cá nhân có ý định khởi nghiệp (Welter và Smallbone, 2012) thông qua việc áp dụng các chính sách công (Zahra và Wright, 2011). Bên cạnh đó, ý định khởi nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ khi thu nhập quốc dân có chiều hướng gia tăng (Liủỏn và cộng sự, 2013).

Tuy nhiên, đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp cũng được các học giả quan tâm Nghiên cứu của (Trope và Liberman, 2010) phân tích quá trình hình thành ý định khởi nghiệp và hành vi khởi nghiệp tại nhiều lĩnh vực sẽ phụ thuộc vào thời điểm ý định và hành vi đó xảy ra ở tương lai gần hay xa Điều này có nghĩa: yếu tố thời gian có khả năng làm sai lệch việc hình thành hành vi và ý định khởi nghiệp của chủ thể Ngoài ra, các đặc điểm tính cách của một cá nhân có ảnh hưởng quan trọng đến ý định khởi nghiệp của họ (Baum và cộng sự, 2007).

Nghiên cứu về ý định khởi nghiệp đã xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực giỏo dục, (Bakirci và ệỗsoy, 2017) đó chỉ ra mối quan hệ giữa ý định khởi nghiệp và các yếu tố gồm: giới tính, độ tuổi, loại hình giáo dục, mức thu nhập của gia đình sinh viên (Akbaş và Arpat, 2020) Nghiên cứu của (Martin và cộng sự, 2013) tìm hiểu sự tương tác giữa ý định khởi nghiệp của sinh viên với sự phát triển năng lực và kết quả kinh doanh của họ trong môi trường giáo dục Một số nghiên cứu điều tra về nhận thức của giảng viên đối với ý định khởi nghiệp, đồng thời dự đoán về ý định khởi nghiệp của cá nhân sau các khóa học giáo dục khởi nghiệp (Deveci và Aydin, 2017).Trong lĩnh vưc tài chính và việc làm, thị trường tài chính được đánh giá có thể thúc đẩy hoặc hạn chế sự hình thành và phát triển ý định khởi nghiệp của cá nhân Hệ thống quy định và chính sách pháp luật cũng có sự ảnh hưởng lớn đối với ý định khởi nghiệp của họ (Engle và cộng sự, 2011) Bên cạnh đó, trong lĩnh vực nông nghiệp, ý định khởi nghiệp được coi là một khía cạnh cơ bản quan trọng trong kế hoạch phát triển nông nghiệp (Smit, 2004).

Các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp đã xuất hiện từ rất lâu và nhận được sự chú ý của nhiều học giả trên thế giới về chủ đề này Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, việc nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên là quan trọng, đặc biệt là nghiên cứu về ý định khởi nghiệp định hướng phát triển bền vững.

1.2.2 Các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp định hướng bền vững

Mặc dù tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống con người không ngừng nâng cao trong nhiều thập kỷ qua, tuy nhiên, những ảnh hưởng tiêu cực từ công nghiệp đến môi trường là không thể phủ nhận (Braungart và MacDonough, 2002) Song song với suy thoái môi trường, một phần sản lượng kinh tế thế giới giảm sút do phụ thuộc vào khả năng tồn tại của hệ thống tự nhiên (Costanza và cộng sự, 2014) Vì vậy, sự ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến môi trường sẽ gián tiếp làm giảm tính bền vững của hệ thống kinh tế (Dean và McMullen, 2007) Dựa trên các nghiên cứu tiền nhiệm, có thể thấy, vai trò của ý định khởi nghiệp định hướng bền vững trong việc giải quyết các thách thức về môi trường là quan trọng. Ý định khởi nghiệp định hướng bền vững sẽ thúc đẩy cá nhân theo đuổi ba mục tiêu (dựa trên lý thuyết ba trụ cột phát triển bền vững): kinh tế, xã hội và môi trường (Cohen và Winn, 2007; Dean và McMullen, 2007) Trong nghiên cứu của (Munoz và Dimov, 2015), tác giả đã đưa ra con đường mới cho ý định phát triển định hướng bền vững: xuất phát từ hành vi hỗ trợ môi trường, ý định khởi nghiệp định hướng bền vững sẽ tập trung tạo nên giá trị về nhận thức kinh doanh, hỗ trợ môi trường xã hội Ngoài ra, các học giả đã tìm ra tác động tích cực giữa sự bền vững của kinh tế – xã hội – môi trường và ý định khởi nghiệp định hướng bền vững; ngược lại, họ cũng tìm ra tác động tiêu cực của ý định khởi nghiệp định hướng bền vững với mục tiêu kinh doanh ngắn hạn (Wagner, 2012).

Việc theo đuổi ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của cá nhân là cần thiết đối với môi trường sinh thái hiện nay Bởi lẽ, kinh tế học môi trường kết luận rằng suy thoái môi trường là kết quả của sự thất bại từ thị trường, trong khi các tài liệu học thuật về khởi nghiệp cho rằng cơ hội kinh doanh tồn tại trong sự thất bại của thị trường (Dean và McMullen, 2007) Dựa trên hai kết luận này, nghiên cứu nhận thấy việc phát triển ý định khởi nghiệp định hướng bền vững cần đảm bảo mục tiêu: giảm bớt các thất bại thị trường liên quan đến môi trường thông qua khả năng sinh lời và tận dụng các cơ hội tiềm năng từ thị trường Đặc biệt, theo nghiên cứu (Cohen và Winn, 2007), tác giả khẳng định: công nghiệp có khả năng làm giảm tác động của suy thoái môi trường, vì thế các định hướng đối với doanh nghiệp bắt nguồn từ ý định khởi nghiệp bền vững của cá nhân sẽ giúp bảo vệ môi trường sinh thái lâu dài.

Trong những năm gần đây, phát triển bền vững được coi là giải pháp tối ưu đối với các vấn đề sinh thái (York và Venkataraman, 2010) Đồng thời, ba trụ cột kinh tế - môi trường – xã hội đóng vai trò là lực lượng trung tâm trong phát triển bền vững của quốc gia (Pacheco và cộng sự, 2010) Các dự án thương mại không chỉ thúc đẩy sự bảo vệ môi trường và tính công bằng trong xã hội (Hall và cộng sự, 2010) mà còn gia tăng ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của cá nhân (Shepherd và Patzelt, 2011) Các học giả chỉ ra ý định khởi nghiệp định hướng bền vững khác với ý định khởi nghiệp thông thường Nếu như các doanh nhân trước đây theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì trong ý định khởi nghiệp định hướng bền vững, việc tạo ra giá trị kinh tế sẽ được đánh giá như một phương tiện để kết thúc hoặc hòa hợp các giá trị khác nhau của nền kinh tế (Fayolle và cộng sự, 2014) Bên cạnh đó, các doanh nhân cần tập trung vào việc tạo giá trị xã hội tích cực (Seelos và Mair, 2005; Zahra và cộng sự, 2009) và tạo ra giá trị tích cực đến môi trường (Koegh và Polonsky, 1998). Ý định khởi nghiệp định hướng bền vững đã trở thành một chủ đề được quan tâm trong giới nghiên cứu (Austin et al, 2006) Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về ý định khởi nghiệp định hướng bền vững với vai trò giải quyết các vấn đề từ môi trường và xã hội, từ đó tìm ra tác động của ý định khởi nghiệp định hướng bền vững với việc tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp (Bornstein, 2004) Trong một số nghiên cứu, các học giả gắn liền ý định khởi nghiệp định hướng bền vững với các giải pháp sáng tạo (thông qua việc áp dụng các mô hình kinh doanh truyền thống và định hướng thị trường) để giải quyết các vấn đề phức tạp của xã hội (Spear, 2006) Đặc biệt, các học giả khẳng định ý định khởi nghiệp định hướng bền vững không chấp nhận hành vi tham lam vì lợi ích kinh tế và đánh đổi lợi ích của môi trường và xã hội (Hemingway, 2005; Mintzberg và cộng sự, 2002). Đi kèm với sự gia tăng của ý định khởi nghiệp định hướng bền vững là sự tăng lên nhanh chóng của khởi nghiệp xã hội: một hình thức khởi nghiệp hướng tới các tổ chức phi lợi nhuận với sứ mệnh làm cho xã hội thay đổi (Drayton, 2002) Ngoài ra,các doanh nghiệp hiện nay đang không ngừng gia tăng hoạt động tạo giá trị đối với cộng đồng (Schaltegger và Wagner, 2011) Các hành vi này đều có sự ảnh hưởng từ ý định khởi nghiệp định hướng bền vững đến việc tạo ra giá trị tích cực cho môi trường(Hockerts và Wüstenhagen, 2010) Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khẳng định hình thức khởi nghiệp định hướng bền vững cần cân nhắc một số hình thức kinh doanh xã hội không còn phù hợp với phát triển bền vững, vì vậy cần thận trọng khi hình thành và triển khai ý tưởng khởi nghiệp định hướng bền vững để phù hợp với thực tế khách quan.

Nghiên cứu về ý định khởi nghiệp định hướng bền vững đã có sự phát triển nhanh chóng và mang tính đa ngành (Anand và cộng sự, 2021) Các nghiên cứu đã đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau trong lĩnh vực này Một số nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố bên trong và bên ngoài sẽ thúc đẩy sự tiếp nhận ý định khởi nghiệp định hướng bền vững ở các cá nhân và tổ chức (Ahmad và cộng sự, 2020) Nhiều học giả đưa ra các đánh giá về khái niệm ý định khởi nghiệp định hướng bền vững như một cấu trúc và sự khác biệt của nó với các hình thức khởi nghiệp khác (Schaltegger và cộng sự, 2018). Ngoài ra, ý định khởi nghiệp định hướng bền vững được xem xét đối với các quy trình áp dụng trong tinh thần kinh doanh bền vững bao gồm sự công nhận các cơ hội và phát triển mô hình kinh doanh (Johnson và Schaltegger, 2020) Không chỉ vậy, kết luận từ nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa ý định khởi nghiệp định hướng bền vững về mặt tài chính, môi trường, xã hội và hiệu quả bền vững của doanh nghiệp (Criado- Gomis và cộng sự, 2018) Đặc biệt, đối với các yếu tố bên trong và bên ngoài của ý định khởi nghiệp định hướng bền vững, một số nghiên cứu đã chú ý đến các hành động liên quan đến việc tạo ra một doanh nghiệp bền vững, bao gồm ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của các cá nhân đối với mục đích phát triển bền vững (Agu và cộng sự, 2021; Arru, 2020) Mặc dù có một lượng lớn tài liệu được dành cho việc nghiên cứu các ý định và hành vi khởi nghiệp định hướng bền vững, nghiên cứu về các ý định khởi nghiệp định hướng bền vững chưa khai thác toàn diện các khía cạnh, cần có sự quan tâm nhiều hơn từ các học giả (Arru, 2020).

Các nghiên cứu tiền nhiệm khẳng định có nhiều yếu tố khác nhau thúc đẩy ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của một cá nhân Một vài nghiên cứu cho rằng giá trị cá nhân là động lực quan trọng xác định các ưu tiên và hành vi của một cá nhân và được phản ánh trong cơ hội kinh doanh mà cá nhân đang theo đuổi(Paliwal và cộng sự, 2022) Để khởi nghiệp, trước tiên một doanh nhân cần phải trải qua một quá trình tôi luyện kiến thức và kỹ năng để tham gia vào hoạt động kinh doanh thực tế Đối với ý định khởi nghiệp định hướng bền vững, doanh nhân cần xem xét các giá trị nội tại và kỹ năng của cá nhân để xác định tính cách, từ đó tìm ra ngành nghề bản thân tham gia kinh doanh và tối ưu cả hai yếu tố: mục tiêu kinh tế - môi trường – xã hội và tinh thần trách, nhiệm đạo đức cá nhân (Karimi và Makreet, 2020).Trong hầu hết các trường hợp, ý định khởi nghiệp định hướng bền vững được thúc đẩy bởi tính cách của một cá nhân Một số nghiên cứu chỉ ra một người giàu lòng nhân ái có nhiều khả năng hình thành ý định khởi nghiệp định hướng bền vững do nội tâm họ tồn tại sự lo lắng cho những đau khổ hoặc bất hạnh của người khác. Ngược lại, một người tham lam sẽ ưu tiên lợi nhuận bằng tiền, và do đó có thể chọn cách kinh doanh thông thường, hướng đến lợi nhuận (Arru, 2020).

Vai trò của các giá trị cá nhân trong việc thúc đẩy ý định khởi nghiệp định hướng bền vững cũng có thể được minh họa bằng cách sử dụng các khái niệm của lý thuyết Schwartz trong lĩnh vực khởi nghiệp Theo lý thuyết này, mọi người đưa ra các quyết định khác nhau và thực hiện các hành động khác khi đối mặt với một tình huống tương tự do các ưu tiên giá trị khác nhau (Karimi và Makreet, 2020) Ngoài ra, Schawartz và cộng sự (2009) cũng khẳng định, những người thích tự định hướng sẽ có nhiều khả năng mở một doanh nghiệp hơn vì nó mang lại cho họ quyền tự chủ và kiểm soát Tuy nhiên, những người thích sự an toàn có nhiều khả năng tìm kiếm việc làm hơn (Vuorio, 2018) Bên cạnh đó, sự cởi mở để thay đổi có thể là một giá trị cá nhân điển hình ở các doanh nhân có ý định khởi nghiệp định hướng bền vững vì nó cho phép suy nghĩ và hành động độc lập Tính bền vững là một khái niệm liên tục phát triển dựa trên nhu cầu của người dân (Moggi và cộng sự, 2022) Với tình hình toàn cầu hóa hiện nay, các thách thức về tính bền vững ngày càng trở nên đa dạng do những thay đổi về nhân khẩu học và nhu cầu của người dân (Pabst và cộng sự, 2021) Do đó, cởi mở để thay đổi là một giá trị kinh doanh quan trọng trong khởi nghiệp định hướng bền vững giúp các nhà đầu tư điều chỉnh theo nhu cầu và kỳ vọng của nhóm dân số này Có thể thấy, việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của cá nhân là quan trọng nhằm nâng cao hành vi của cá nhân đóng góp cho sự phát triển bền vững của quốc gia.

Các nghiên cứu về tác động trực tiếp của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững

Quan điểm chung về ý định khởi nghiệp là khả năng kinh doanh của cá nhân không phải bẩm sinh, vì vậy họ cần thông qua giáo dục khởi nghiệp để phát triển bản thân và tạo lập doanh nghiệp, thu được lợi ích kinh tế và cung cấp lợi ích cho xã hội Do đó, mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp là mối quan hệ chặt chẽ (Akkus và Mentes, 2018) Đánh giá về mối quan hệ này, một số lý thuyết như lý thuyết về vốn con người (Becker, 1960), lý thuyết tự hiệu quả và tự quyết định lập luận rằng: giáo dục khởi nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với ý định khởi nghiệp của sinh viên, qua đó cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng thúc đẩy sự nghiệp sinh doanh của họ. Để tìm hiểu rõ mối quan hệ này, nhiều nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp đã được các học giả quan tâm trong thập kỷ qua Các nghiên cứu giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2012 đều tập trung về tác động của giáo dục khởi nghiệp với ý định khởi nghiệp của sinh viên sau đại học (Nabi và cộng sự, 2013) Sau giáo dục khởi nghiệp, khi cần dự đoán hành vi xảy ra trong tương lai, sinh viên sẽ có xu hướng đánh giá trừu tượng về hành vi và cảm thấy tự tin, chấp nhận rủi ro, dễ dàng hình thành ý định Trong khi nếu hành vi đó ở tương lai gần, dựa vào những kiến thức được học tập từ chương trình giáo dục khởi nghiệp, cá nhân sẽ đánh giá chi tiết hơn, chấp nhận mức độ rủi ro ít hơn và việc hình thành ý định sẽ dẫn đến hành động nhanh hơn (Trope và Liberman, 2003) Khoảng cách thời gian khiến cho cá nhân phóng đại ý định tích cực của họ, từ đó dự đoán không chính xác mối quan hệ giữa ý định khởi nghiệp và hành vi khởi nghiệp (Sun và Morwitz, 2010).

Một số nhà nghiên cứu như Peterman và Kennedy (2003), Kolvereid và Isaksen

(2006), Dell (2008) và Tam (2009) đã bày tỏ sự ủng hộ quan điểm: ý định khởi nghiệp chịu ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp Nguyên nhân là thái độ của một chủ thể đối với kinh doanh sẽ phụ thuộc vào niềm tin cá nhân và sự tiếp xúc trực tiếp đối với tri thức giáo dục Ý định khởi nghiệp cũng được đánh giá bởi (Bae và cộng sự, 2014) trong mối quan hệ so sánh giữa giáo dục khởi nghiệp và giáo dục kinh doanh Tác giả dựa trên 73 nghiên cứu tiền nhiệm với kích thước mẫu là 37 285 cá nhân để phân tích và chỉ ra mối tương quan đáng kể giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp; mối quan hệ này lớn hơn liên kết giữa giáo dục kinh doanh và ý định kinh doanh. Tương tự, Henry và Lewis (2018) nhận định, giáo dục khởi nghiệp có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp một cách sâu sắc.

Gần đây, các học giả quan tâm nhiều hơn đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững và giỏo dục khởi nghiệp Nghiờn cứu của (Liủỏn và Fayolle, 2015) đó chỉ ra tồn tại mối quan hệ tích cực giữa ý định khởi nghiệp định hướng bền vững và giáo dục khởi nghiệp của sinh viên kinh tế Đồng thời, nghiên cứu (Kuckertz và Wagner, 2010) cũng cho thấy kết quả tương tự khi đánh giá các sinh viên khối ngành kỹ thuật và tìm ra sự tương tác trực tiếp giữa ý định khởi nghiệp định hướng bền vững và giáo dục khởi nghiệp Bên cạnh đó, theo (Boldureanu và cộng sự, 2020), việc tiếp xúc với các mô hình kinh doanh trong các chương trình giáo dục khởi nghiệp là yếu tố quan trọng kích thích sự tự tin của sinh viên, thúc đẩy sinh viên bắt đầu tham gia vào việc kinh doanh và gia tăng ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của họ Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra: sau khi cá nhân được giáo dục khởi nghiệp, họ sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn để hoàn thành các dự án khởi nghiệp xã hội, điều đó cũng ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của doanh nhân (Smith và Woodworth, 2012). Ngoài ra, trong nghiên cứu của (Karimi và cộng sự, 2010), ý định khởi nghiệp định hướng bền vững cũng chịu tác động tích cực từ nhận thức của sinh viên thông qua giáo dục khởi nghiệp.

Thông qua các chương trình giáo dục khởi nghiệp, nghiên cứu (Esfandiar và cộng sự, 2019) đánh giá mối quan hệ giữa ý định khởi nghiệp định hướng bền vững và hành vi khởi nghiệp của sinh viên một trường đại học du lịch tại Iran Kết quả cho thấy ý định khởi nghiệp định hướng bền vững ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của sinh viên và có xu hướng tăng lên khi một cá nhân sẽ khởi nghiệp trong thời gian sớm nhất Trong khi đó, nghiên cứu chỉ ra số lượng sinh viên có ý định khởi nghiệp trong khoảng 3 năm tới sẽ có xu hướng cân nhắc có nên khởi nghiệp nữa hay không Một số ít sinh viên sẽ lựa chọn từ bỏ việc khởi nghiệp trong 3 năm tới Điều này được lý giải không chỉ bởi độ trễ thời gian mà còn do tác động trực tiếp của giáo dục khởi nghiệp đến sinh viên Giáo dục trang bị những kỹ năng cần thiết cho sinh viên, từ đó sinh viên đo lường được những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai xa và không chấp nhận những rủi ro quá lớn, lựa chọn phương án tối ưu nhất để hành động Một số sinh viên còn lại lựa chọn tiếp tục xây dựng và chờ đợi thời cơ để khởi nghiệp Điều này cũng được chứng minh qua nghiên cứu (Kuncoro và Rusdianto, 2016) dựa trên 30 sinh viên học về ngân hàng người Hồi giáo Nghiên cứu tìm ra sự gia tăng ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tăng sau khi tham gia giáo dục khởi nghiệp Sự tăng/giảm khác nhau về ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên sau giáo dục khởi nghiệp được lý giải bởi nghiờn cứu của (Fayolle và Liủỏn, 2014) Kết quả nghiờn cứu chỉ ra sự khỏc biệt giữa ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên khi tham gia các chương trình giáo dục khởi nghiệp và sinh viên không tham gia các chương trình khởi nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu của (Schlaegel và Koenig, 2014) công nhận giáo dục khởi nghiệp tác động đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững mạnh hơn đối với mẫu không phải sinh viên.

Dựa trên các nghiên cứu tiền nhiệm, có thể thấy, các học giả đã công nhận mối quan hệ trực tiếp giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên Đặc biệt, trong thời gian gần đây, song song với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc tìm ra mối quan hệ trực tiếp tích cực/ tiêu cực giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp định hướng bền vững là cần thiết.

Các nghiên cứu về tác động gián tiếp của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững

Cùng với sự tiến bộ của công nghệ; việc tiếp cận khai thác tối ưu tài nguyên, gia tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã thúc đẩy các cá nhân có ý định khởi nghiệp định hướng bền vững đầu tư nhiều hơn cho giáo dục khởi nghiệp, nâng cao kỹ năng và thái độ của bản thân trên đấu trường quốc tế Vì vậy, giáo dục khởi nghiệp cần được áp dụng xuyên suốt các cấp học vì nó có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, sự sáng tạo và kỹ năng kinh doanh (Rina và cộng sự, 2019).

1.4.1 Các nghiên cứu về tác động của giáo dục khởi nghiệp đến kỹ năng chấp nhận rủi ro, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện

Theo (Kylonen, 2012), trong giáo dục, điều quan trọng nhất là sinh viên có kỹ năng chuyên môn và kỹ năng thực hành toàn diện Việc đào tạo và phát triển tất cả các kỹ năng khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng giúp cá nhân khởi nghiệp thành công (Lindh và Thorgren, 2016) Qua đó, giáo dục khởi nghiệp xây dựng và phát triển các kỹ năng kinh doanh của cá nhân, từ đó giúp họ thích nghi và xử lý tốt các biến động từ môi trường xã hội (Seikkula-Leino, 2011) Dựa trên các nghiên cứu tiền nhiệm, nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của giáo dục khởi nghiệp đến ba kỹ năng chính: kỹ năng chấp nhận rủi ro (risk-taking skill), kỹ năng giải quyết vấn đề (problem-solving skill), kỹ năng tư duy phản biện (critical-thinking skill).

 Kỹ năng chấp nhận rủi ro Đứng trước các cơ hội kinh doanh, việc giáo dục và đào tạo các kỹ năng là cần thiết để nâng cao khả năng khởi nghiệp và cho họ cơ hội sáng tạo hơn trong kinh doanh(Fillis và Rentschler, 2010) Nhiều nghiên cứu được thực hiện và đánh giá về kỹ năng khởi nghiệp của doanh nhân, đặc biệt là kỹ năng chấp nhận rủi ro Trên thực tế, doanh nhân là những chủ thể có sự sáng tạo và sẵn sàng chấp nhận rủi ro Việc cá nhân chấp nhận rủi ro được coi là một bước quan trọng trong quá trình khởi nghiệp (Rauch vàFrese, 2007; Antoncic và cộng sự, 2015) Trong giáo dục khởi nghiệp, kỹ năng chấp nhận rủi ro giúp gia tăng khả năng xử lý tình huống của cá nhân trước các vấn đề của cuộc sống (Mone, 2018) Đặc biệt, trước những vấn đề mạo hiểm, giáo dục khởi nghiệp hình thành kỹ năng phản xạ tình huống phù hợp với hoàn cảnh, giảm thiểu tối đa thiệt hại (Chell,

2008) Do đó, giáo dục khởi nghiệp giúp các cá nhân hình thành kỹ năng với các tình huống rủi ro (Hansemark, 2003), nhận thức rủi ro trong kinh doanh (Baum và cộng sự,

2007), có kỹ năng phòng tránh/ giảm thiểu rủi ro nhằm tối đa hóa lợi ích doanh nghiệp (Taatila và Down, 2012).

Trong các nghiên cứu quốc gia và quốc tế, các học giả nhận định: giáo dục khởi nghiệp có liên quan trực tiếp đến hành vi trí tuệ của các cá nhân khi chấp nhận rủi ro và hướng đến mục tiêu dài hạn (Peled, 1997, Tay và cộng sự, 2009) Giáo dục khởi nghiệp không chỉ là một phương thức trao quyền cho cá nhân chấp nhận rủi ro mà còn là cách hữu hiệu thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp trong môi trường chính sách còn nhiều rủi ro của quốc gia (Fayolle, 2013) Kỹ năng chấp nhận rủi ro là một trong những đặc điểm trong cơ sở tinh thần khởi nghiệp, xác định sự sẵn sàng và phản ứng cá nhân khi gặp những điều bất ngờ, khó dự đoán được kết quả và không có quyền lựa chọn phương án khác (Cakir và Yaman, 2015) Hoạt động kinh doanh là hoạt động không dễ dàng và liên quan đến sự không chắc chắn, rủi ro và sự phức tạp (Townsend và cộng sự, 2018). Để khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, giáo dục khởi nghiệp trước hết cần loại bỏ nỗi sợ thất bại của sinh viên, thay vào đó nuôi dưỡng những tố chất kinh doanh cần có (Krueger và cộng sự, 2000) Nghiên cứu (Gulsah Gurkan, 2021) chỉ ra khả năng chấp nhận rủi ro trong học tập giải thích 53% sự khác biệt trong nhận thức về khởi nghiệp

Có thể thấy, các nghiên cứu khẳng định rủi ro là một yếu tố cơ bản trong kinh doanh, đồng thời kỹ năng chấp nhận rủi ro là một kỹ năng thiết yếu trong vấn đề khởi nghiệp (Lumpkin và Dess, 1996) Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hành vi xử lý rủi ro có tương quan cao đối với sự sáng tạo của doanh nghiệp (Farley, 1991) từ đó đề ra vai trò của việc ra quyết định.

 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Sự phát triển của kỹ năng kinh doanh có thể được cải thiện bằng cách cung cấp một môi trường học tập mà sinh viên tương tác với những người đã khởi nghiệp thành công (Chang và Rieple, 2013) Do đó, nhà giáo dục cần cung cấp các kiến thức và kỹ năng cho sinh viên trong việc hình thành nhận thức khởi nghiệp thành công Bên cạnh kỹ năng chấp nhận rủi ro, kỹ năng giải quyết vấn đề có vai trò quan trọng đối với cá nhân Việc giáo dục khởi nghiệp khơi dậy các kỹ năng và năng lực sáng tạo của sinh viên trong và sau quá trình học tập, ngoài ra, các bài giảng được truyền tải cũng có vai trò quan trọng đối với kỹ năng giải quyết vấn đề Trên thực tế, trong khuôn khổ chương trình giảng dạy tại Thổ Nhĩ Kỳ, tám năng lực cơ bản sinh viên cần trong học tập, xã hội,phát triển cá nhân và hoạt động kinh doanh được xác định, trong số đó, kỹ năng giải quyết vấn đề nằm trong khuôn khổ năng lực này (Bộ giáo dục Quốc gia, 2018). Ý thức về năng lực của một cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là quá trình chuyển giao tri thức và tiếp thu các kỹ năng cần thiết (Bandura, 1986). Theo các phép đo truyền thống, Garder (1983) nhấn mạnh kỹ năng đánh giá vấn đề và tìm ra giải pháp để thích nghi với môi trường là kỹ năng quan trọng, nằm trong phạm vi trí thông minh Trước yêu cầu bức thiết này, giáo dục khởi nghiệp có nhiệm vụ hình thành và nâng cao khả năng phản xạ của cá nhân trước các tình huống của cuộc sống (Hao và cộng sự, 2019) Trong quá trình học tập, sinh viên được trang bị các kỹ năng và năng lực sáng tạo, những kiến thức được truyền đạt qua các bài giảng ở nhà trường có vai trò quan trọng trong việc hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề (Moberg và cộng sự, 2014) Để thích ứng được với nên kinh tế đầy biến động cũng như luôn đổi mới, khó khăn, cá nhân khởi nghiệp cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để có đối diện được những tình huống nổi trội (Moberg và cộng sự, 2014), đặc biệt ở bước đầu trong giai đoạn khởi nghiệp (Hodzic, 2016).

Có thể thấy, kỹ năng đánh giá vấn đề và xử lý vấn đề có vai trò quan trọng đối với cá nhân Thông qua giáo dục khởi nghiệp, nhà khởi nghiệp có khả năng đánh giá vấn đề hiệu quả, từ đó có thể tự tin bước vào hoạt động khởi nghiệp (Shane, 2004). Đồng thời, kỹ năng xử lý vấn đề cũng có vai trò khuyến khích con người kiên trì hành động trong quá trình khởi nghiệp, hướng đến mục tiêu tạo lợi nhuận kinh tế cho cá nhân và đổi mới của giáo dục cho các tổ chức đào tạo dựa trên những biến chuyển của thời đại (Kuncoro và Rusdianto, 2016).

 Kỹ năng tư duy phản biện

Theo nghiên cứu của (Laurel và cộng sự, 2001), tư duy phản biện là kỹ năng quan trọng để sinh viên có thể nghiên cứu, phân tích và giải quyết các vấn đề trong kinh doanh Giáo dục khởi nghiệp có nhiệm vụ nâng cao khả năng này của sinh viên, giúp họ nhận định tốt nhất vấn đề và có lập luận phản biện rõ ràng, logic, tỉ mỉ, công tâm hơn (Hodzic, 2016) Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các nhà lãnh đạo mong muốn trường học có thể phát huy được ở sinh viên tư duy phản biện và giải quyết vấn đề sáng tạo, đổi mới, hình thành một người cá nhân lãnh đạo có trách nhiệm, có tinh thần đồng đội, khả năng thích ứng nhanh nhạy với môi trường (National Research Council,

2012) Bên cạnh các kỹ năng khởi nghiệp khác, việc chuyển hóa suy nghĩ thành hành động được đánh giá như một kỹ năng cần thiết để tạo dựng tư duy phản biện cho nhà khởi nghiệp tương lai (Draycott và Rae, 2011).

Tuy nhiên, khi xem xét về tỷ lệ giáo dục khởi nghiệp được đưa ra từ các trường học, không có nhiều hệ thống giáo dục có thể khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo của sinh viên (Din và cộng sự, 2016) Trải qua hơn một thập kỷ, hệ thống giáo dục khiến sinh viên không cần bằng não trái, phải ảnh hưởng đến việc hình thành các đặc điểm kinh doanh Đây cũng là rào cản lớn trong hành vi khởi nghiệp của sinh (Moberg và cộng sự, 2014) Do đó, các nghiên cứu chỉ ra phương pháp giảng dạy truyền thống có thể ngăn cản tư duy phê phán của sinh viên và tư duy sáng tạo của họ, từ đó ảnh hưởng đến khả năng phân tích, đánh giá thông tin theo hướng chủ quan và khách quan trước vấn đề kinh doanh (Moberg và cộng sự, 2014).

Có thể nói, giáo dục khởi nghiệp có tác động tích cực và thúc đẩy các kỹ năng khởi nghiệp của sinh viên, đồng thời trang bị cho sinh viên những công cụ mạnh mẽ để chuẩn bị cho hành trang khởi nghiệp Tuy nhiên, việc học cần đi đôi với thực hành, sinh viên cần có sự va chạm thực tế nhiều để trau dồi các kỹ năng và phát triển tư duy toàn diện, không nên chỉ dựa vào kiến thức từ sách vở Bên cạnh đó, việc trau dồi tốt các kỹ năng giúp sinh viên nâng cao nhận thức về tính khả thi và định hướng bền vững.

1.4.2 Các nghiên cứu về tác động của giáo dục khởi nghiệp đến động lực nội tại Ý định khởi nghiệp định hướng bền vững được ươm mầm từ giáo dục khởi nghiệp Giáo dục khởi nghiệp không chỉ cung cấp kiến thức kinh doanh, khả năng nhạy bén tiếp cận cơ hội kinh doanh, khả năng tự chủ trong công việc mà còn đem đến niềm đam mê, sự nhiệt huyết và khát khao thể hiện năng lực cá nhân của sinh viên (Mwasalwiba, 2010) Những khao khát kinh doanh của sinh viên cần gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững 3 trụ cột: kinh tế - xã hội – môi trường (Linnanen,

2002) Do đó, giáo dục khởi nghiệp giúp sinh viên thực hiện các hành vi kinh doanh theo định hướng phát triển bền vững và điều đó có liên quan mật thiết đến các giá trị động lực nội tại (Mair và Noboa, 2006).

Khoảng trống và những vấn đề của nghiên cứu

Thứ nhất, nghiên cứu về ý định khởi nghiệp định hướng bền vững đã có sự phát triển nhanh chóng và mang tính đa ngành (Anand và cộng sự, 2021) Các nghiên cứu đã đề cập đến các chủ đề khác nhau trong lĩnh vực này như: các yếu tố bên trong và bên ngoài thúc đẩy sự tiếp nhận ý định khởi nghiệp định hướng bền vững ở các cá nhân và tổ chức (Ahmad và cộng sự, 2020); sự hiểu biết khái niệm về khởi nghiệp bền vững như một cấu trúc và sự khác biệt của nó với các hình thức khởi nghiệp khác (Schaltegger và cộng sự, 2018); các quy trình được áp dụng trong tinh thần kinh doanh bền vững bao gồm công nhận cơ hội và phát triển mô hình kinh doanh (Johnson và Schaltegger, 2020); và các kết quả của tinh thần kinh doanh bền vững về mặt tài chính, môi trường, xã hội và hiệu quả bền vững (Criado-Gomis và cộng sự, 2018) Đặc biệt, trong trường hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài của tinh thần kinh doanh bền vững, nghiên cứu đã chú ý đến các tiền đề của các hành động liên quan đến việc tạo ra một doanh nghiệp bền vững, bao gồm ý định của các cá nhân đối với mục đích đó (Agu và cộng sự, 2021; Arru, 2020) Mặc dù có một lượng lớn tài liệu được dành cho việc nghiên cứu các ý định hành vi của hoạt động kinh doanh truyền thống, nghiên cứu về các ý định kinh doanh khi khía cạnh bền vững đang bị đe dọa vẫn còn ở giai đoạn sơ khai (Arru, 2020) Vì vậy, nghiên cứu này hy vọng đóng góp thêm vào tài liệu về khởi nghiệp định hướng bền vững bằng cách khám phá các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp hướng bền vững, đặc biệt là tác động trực tiếp và gián tiếp qua động lực nội tại, kỹ năng cá nhân, cảm nhận tính khả thi về kinh doanh và thái độ định hướng bền vững của giáo dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp định hướng bền vững.

Thứ hai, hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp trong các tài liệu nhưng những nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện với nhân viên trong các lĩnh vực công nghiệp, kinh tế và kinh doanh, hoặc là các sinh viên nhưng bị giới hạn về quy mô và cách tiếp cận giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp (Balanban & Ozdemir, 2008) Các nghiên cứu đối với học sinh trung học cơ sở chủ yếu tiếp cận ở ý định kinh doanh của học sinh (Ni và Ye, 2018; Ozan, 2019; Shahin và cộng sự, 2021).

Do đó, nhằm mục đích đóng góp cho các nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp (Aytac, 2006), nghiên cứu đã lựa chọn phân tích tác động của giáo dục khởi nghiệp đối với sinh viên thông qua động lực nội tại và các kỹ năng, từ đó tác động đến thái độ và hình thành ý định khởi nghiệp (Bilge & Vedat, 2012).

Thứ ba, các mô hình kinh doanh được sử dụng phổ biến, lý thuyết về hành vi theo kế hoạch TPB (Ajzen, 1991) và lý thuyết về sự kiện kinh doanh EEM (Krueger và cộng sự, 2000) không bao gồm vai trò của các cơ hội kinh doanh trong sự hình thành (Jarvis, 2016) Do đó các mô hình hiện tại dường như không thể trả lời được cụ thể vấn đề về quá trình tạo nên ý định khởi nghiệp của một người (Brannback et cộng sự, 2007).

Lý thuyết các giai đoạn của tư duy nên được xem xét sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững.

Chương 1 là tổng hợp các nghiên cứu trước, phân tích và chỉ ra các khoảng trống trong nghiên cứu trước đây về tác động của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam Từ các đánh giá nghiên cứu tiền nhiệm, nghiên cứu xác định được hướng phân tích đồng thời xây dựng được mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Giáo dục khởi nghiệp

2.1.1 Khái niệm giáo dục khởi nghiệp

Sự quan tâm đến giáo dục khởi nghiệp đã phát triển nhanh chóng kể từ những năm 1950 Cho tới những năm gần đây, tinh thần khởi nghiệp đã trở thành một lĩnh vực quan trọng của giáo dục trong kinh doanh (Solomon và Fernald, 1991) Tuy nhiên, đã có chưa có một khái niệm chính xác nào về giáo dục khởi nghiệp (Fones và cộng sự, 2004).

Có rất nhiều những cách định nghĩa khác nhau về giáo dục khởi nghiệp Theo Hood and Young (1993), giáo dục khởi nghiệp là dạy mọi người bắt đầu việc kinh doanh thành công và vận hành các doanh nghiệp để có thể sinh lợi nhuận, và từ đó tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế Bechard và Tolohous (1998) lập luận rằng giáo dục khởi nghiệp là một chương trình hoặc khóa học nhằm giới thiệu kiến thức kinh doanh và sáng tạo các khởi nghiệp cũng như đào tạo các cá nhân khởi nghiệp Ngoài ra, Gottleib và Ross (1997) hiểu giáo dục khởi nghiệp là giáo dục về sự sáng tạo và đổi mới, nhưng Kourilsky (1995) lại hiểu giáo dục khởi nghiệp liên quan đến việc xác định cơ hội kinh doanh, phân bổ nguồn lực, quản lý rủi ro và tạo DN mới.

Một số nhà nghiên cứu đã xem xét sự khác biệt giữa giáo dục khởi nghiệp và giáo dục kinh doanh (Henry và cộng sự, 2005; Hindle, 2007) Họ khẳng định rằng giáo dục kinh khởi nghiệp khác với quản trị kinh doanh và quản lý Giáo dục khởi nghiệp tập trung vào các hoạt động cụ thể mà người khởi nghiệp thực hiện, nhấn mạnh sự đổi mới và tăng trưởng kinh doanh Do đó, để cụ thể cho việc tạo ra DN mới, GDKN thường tập trung vào các khía cạnh của việc bắt đầu khởi nghiệp (Gartner và cộng sự, 1992), chẳng hạn như xác định các cơ hội kinh doanh mới và điều hành một doanh nghiệp mới Hơn nữa, giáo dục khởi nghiệp có thể được xác định bằng cách tập trung vào khái niệm cơ hội kinh doanh Theo Davidsson (2004), giáo dục khởi nghiệp là dạy cho sinh viên cách xác định, đánh giá và theo đuổi cũng như những cách tiếp cận cơ hội khởi nghiệp.

Từ những hiểu biết trên, có thể tóm tắt rằng giáo dục khởi nghiệp là nâng cao nhận thức về tinh thần khởi nghiệp (các khái niệm và kiến thức cơ bản liên quan đến tinh thần khởi nghiệp) (Bechard và Tolohous, 1998) và phát triển các kỹ năng và năng lực cần thiết để điều hành các hoạt động kinh doanh (Davidsson, 2004; Gottleib và Ross, 1997; Hood và Young, 1993; Kourilsky, 1995), khác với giáo dục kinh doanh truyền thống (Henry và cộng sự, 2005) Dựa trên những điều này, có thế định nghĩa giáo dục khởi nghiệp là quá trình truyền đạt kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên để giúp họ khai thác cơ hội kinh doanh Theo đó, sinh viên dự kiến sẽ cải thiện thái độ của họ (mong muốn hoặc quan tâm) đối với tinh thần khởi nghiệp và phát triển kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề phức tạp và rủi ro hoặc không chắc chắn vốn có trong quá trình khởi nghiệp.

Có thể chia đối tượng tiếp nhận GDKN làm hai loại là những người có ý định khởi nghiệp và những người chưa hoặc không có ý định khởi nghiệp Loại đầu tiên là một nhóm tiêu biểu để tiếp nhận giáo dục khởi nghiệp (Klandt, 1998); loại thứ hai có thể không quan tâm đến việc trở thành doanh nhân cũng có thể tham gia các khóa học và chương trình đào tạp khởi nghiệp này bởi vì giáo dục khởi nghiệp có thể cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản về tinh thần khởi nghiệp, nâng cao kỹ năng kinh doanh và kỹ năng sáng tạo, cải thiện thái độ của họ đối với tinh thần khởi nghiệp và kích thích sự quan tâm của họ đối với hiện tượng này Do đó, giáo dục khởi nghiệp nên được cung cấp cho không chỉ cho người có ý định khởi nghiệp, mà cả những người chưa có ý định này Các chương trình, khóa học giáo dục khởi nghiệp nên nhấn mạnh cả về (1) trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng kinh doanh và (2) phát triển thái độ và ý định khởi nghiệp của họ.

2.1.2 Vai trò của giáo dục khởi nghiệp

Vào năm 2014, theo nghiên cứu của Tae Jun Bae và cộng sự, cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng chỉ các cá nhân có khả năng, năng lực của nhà khởi nghiệp tiềm năng mới có xu hướng khởi nghiệp Vì vậy họ cho rằng để có các khả năng, năng lực này, như là kỹ năng giải quyết vấn đề hay kỹ năng quản trị trong khởi nghiệp, có thể được truyền tải thông qua giáo dục khởi nghiệp (Gorman, Hanton và King, 1997; Solisvick và cộng sự, 2012) GDKN đóng vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy nhận thức, kỹ năng của một người hay một tổ chức để có thể phát huy tinh thần khởi nghiệp(Hannon, 2006) Ở một số nghiên cứu khác thì lại khẳng định rằng thành lập các chương trình GDKN một cách hợp lý sẽ giúp làm tăng số lượng các nhà khởi nghiệp, giáo dục càng tốt thì mức độ hoạt động khởi nghiệp sẽ càng cao (Reynolds và cộng sự, 1999);Hay và cộng sự, 1999).

Qua việc phân tích nhiều nghiên cứu đi trước, chủ yếu là áp dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) để đánh giá thái độ, hành vi khởi nghiệp thông qua các chương trình GDKN, Naimatullah và Bahadur (2013) đã chứng minh một lần nữa rằng GDKN có tác động tới ý định khởi nghiệp, hay nói cách khác, thái độ có mối quan hệ chặt chẽ với ý định, ngoài ra nó là một yếu tố để dự báo ý định khởi nghiệp

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu khởi nghiệp toàn cầu, có 12 yếu tố làm nên hệ sinh thái khởi nghiệp, trong đó có 2 yếu tố GDKN ở phổ thông và GDKN sau phổ thông, điều này cho thấy tầm quan trọng của GDKN đối với hệ sinh thái khởi nghiệp cũng như sự thiết yếu của nó trong việc làm thúc đẩy và tạo thuận lợi cho các hoạt động khởi nghiệp Điều này được khẳng định một lần nữa trong báo cáo “Chương trình Giáo dục và Đào tạo Doanh nhân trên toàn thế giới” của World Bank (2014) rằng các chương trình giáo dục và đào tạo khởi nghiệp đã xuất hiện ngày càng nhiều trong

20 năm trở lại đây, hứa hẹn cho tiềm năng thức đẩy các kỹ năng cũng như nhận thức của mọi người về khởi nghiệp.

Theo Chell (2008), các loại kiến thức cần thiết cho một người khởi nghiệp sẽ gồm có các kiến thức khái quát về khởi nghiệp, ngành và khách hàng, mô hình kinh doanh, các kỹ năng, cách tư duy cũng như cả những năng lực nội sinh Tất cả các yếu tố đó đều được tạo nên bằng các chương trình đào tạo khởi nghiệp cũng như thực tiễn thực hành Vì vậy, có thể thấy nhiều cách tiếp cận đã cho rằng năng lực của người khởi nghiệp không phải bẩm sinh mà có, nó được tạo ra bằng quá trình đào tạo, học tập.

Nhìn vào các DN nói chung, đặc biệt là trong những năm trở lại đây, chúng ta có thể nhận thấy sự quan trọng của khởi nghiệp, đặc biệt hiện hữu rõ ràng ở lĩnh vực công nghệ với khả năng tăng trưởng vượt bậc cũng như khả năng tạo ra việc làm ngày càng tăng của nó Nhìn theo các doanh nhân thành công trên thế giới khi khởi nghiệp như Steve Jobs hay Mark Zuckerberg, nhiều sinh viên không khỏi tham vọng và nuôi niềm mong muốn khởi nghiệp, trong trường hợp đó, GDKN trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng thực sự có mối quan hệ tích cực gữa GDKN với khởi nghiệp và sự gia tăng các DN khởi nghiệp Theo Neck, Greene, và Brush (2015), khởi nghiệp và GDKN đang ngày càng được nhìn nhận như là một cách để thúc đẩy sự phát triển bền vững của các nền kinh tế trên toàn thế giới cũng như là một giải pháp cho tăng trưởng và tiến bộ kinh tế.

Giáo dục khởi nghiệp sẽ thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp bằng cách thúc đẩy nhận thức về sự cần thiết trong việc khai thác cơ hội kinh doanh và tạo ra doanh nghiệp mới

(DeTienne và Chandler, 2004; Honig, 2004) Thông qua việc cho sinh viên tiếp xúc với những kinh nghiệm thực tế về nắm bắt, theo đuổi cơ hội kinh doanh, sinh viên có thể học hỏi và cũng như hiểu được cách áp dụng các lý thuyết và kỹ thuật cần thiết để bắt đầu khởi nghiệp Vì vậy, giáo dục khởi nghiệp cũng đẩy mạnh khả năng khám phá hoặc nhận dạng cơ hội của sinh viên(Parker, 2006), ngoài ra, nó còn thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp thông qua hiệu ứng văn hóa đối với thái độ và ý định của sinh viên (Peterman và Kennedy, 2003).

Khác với các chuyên gia hoặc kỹ sư, các doanh nhân cần phải có nhiều kỹ năng (Lazear, 2004; Michelacci, 2003), không chỉ kỹ năng về mặt kỹ thuật, các doanh nhân cũng cần các kỹ năng về kinh doanh và kỹ năng sáng tạo, đổi mới để thành lập một DN mới Vai trò này được thể hiện bởi các nhà khởi nghiệp bao gồm các kỹ năng quản lý từ chung đến cụ thể, cho phép họ đối phó với các cơ hội và rủi ro xảy tới trong quá trình kinh doanh (Lazear, 2005) Do đó, GDKN nên được mở rộng và định hướng thực hành, và nên cung cấp các kỹ năng quản lý, tổ chức và pháp tiếp cận, lập kế hoạch kinh doanh (DeTienne vàChandler, 2004).

Những sinh viên được tiếp xúc với giáo dục khởi nghiệp sẽ có thể phát triển thái độ cũng như là ý định đối với việc khởi nghiệp, từ đó hướng sinh viên bắt đầu việc kinh doanh riêng của mình (Nelson vàMburugu, 1991) Hartshorn (2001) lập luận rằng dù các cá nhân khác nhau sẽ có khả năng khác nhau đối với việc khởi nghiệp, nhưng thông qua việc học về tinh thần khởi nghiệp, mọi sinh viên đều có cơ hội trở thành doanh nhân, có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh, điều quan trọng là cần cung cấp cho họ cơ hội học hỏi kinh doanh.

Từ khi xuất hiện khoá học khởi nghiệp đầu tiên ở Harvard vào năm 1947, giáo dục khởi nghiệp đã bắt đầu nhận được sự chú ý của các học giả và GDKN đã dần trở nên phổ biến trong các trường kinh doanh từ những năm 1970 Ngày nay, tinh thần khởi nghiệp đang được giảng dạy tại hơn 2000 trường đại học ở Mỹ (Cone, 2008) Sự phát triển nhanh chóng của giáo dục khởi nghiệp cũng đã được quan sát thấy ở các quốc gia khác, chẳng hạn như Anh (Levie, 1999), Tây Ban Nha và Hà Lan (Koch, 2003) Thật vậy, khởi nghiệp đã trở thành một trong những môn học có tốc độ phát triển nhanh nhất tại các trường đại học trên toàn thế giới (Gartner vàVesper, 1999; Solomon và cộng sự,

Ý định khởi nghiệp của sinh viên

Vào năm 2006, một nghiên cứu của Lee và cộng sự đã khẳng định rằng tinh thần khởi nghiệp đang ngày càng được chú trọng ở nhiều nước trên thế giới và nó còn được xem là một phương pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho đất nước, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động.

Theo Yetisen và cộng sự (2015), có thể định nghĩa khởi nghiệp là hành động thiết kế, vận hành một doanh nghiệp mới, thường bắt đầu với một doanh nghiệp nhỏ, cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ dưới dạng mua bán hoặc cho thuê Nó là sự mong muốn phát triển DN, cũng như năng lực quản lý công việc, nghiên cứu và chấp nhận rủi ro với mục đích tạo ra lợi nhuận Hiểu theo một cách rõ ràng hơn, khởi nghiệp là cách mà một số cá nhân xác định cơ hội cũng như rủi ro, tính khả thi của các cơ hội đó để ra quyết định là có triển khai, khác thác chúng hay không (Scott và Venkatreman, 2000) Theo Hisrich và Robert (2011), việc khai thác này có thể bao gồm các quá trình như: phát triển kế hoạch, huy động vốn cả mặt tài chính và con người, xây dựng đội ngũ lãnh đạo, chịu trách nhiệm cho sự thành bại của dự án kinh doanh.

Vậy tóm lại, khởi nghiệp để chỉ những hoạt động của các cá nhân hay các tổ chức với hoạt động phát triển, thành lập một loại hình công việc có tính chất mới mẻ những cũng rủi ro, cung cấp sản phẩm dịch vụ nhất định, và đối với họ, sẽ có tiềm năng đem lại lợi nhuận hoặc khả năng phát triển lớn Khởi nghiệp là tạo ra lợi nhuận, nhưng đồng thời cũng là tạo ra các giá trị cho các cá nhân hay tổ chức khởi nghiệp, mặt khác còn tạo ra lợi ích cho cộng đồng và xã hội thông qua việc tạo công ăn việc làm, làm tăng trưởng kinh tế nước nhà, làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội Theo Sobel và King nhận định vào năm 2008, khởi nghiệp là một công cụ quan trọng để phát triển kinh tế, vậy nên thúc đẩy lớp trẻ khởi nghiệp cũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu ở nhiều khu vực, quốc gia của các nhà hoạch định chính sách.

2.2.2 Ý định khởi nghiệp Ý định đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích hành vi của con người (Tubbs và Ekegerg, 1991) Nhiều hành vi xã hội như là tạo ra một doanh nghiệp mới, được kiểm soát một cách có ý chí, người ta đã chứng minh rằng nó được dự đoán trước một cách hiệu quả bởi “ý định” (Ajzen, 1991; 2005; Bagozzi và cộng sự, 1989).

Tương tự như tinh thần khởi nghiệp, cũng có các tranh luận, nghiên cứu rất khác nhau về ý định khởi nghiệp đã được đưa ra Katz và Gartner (1988) đã xác định ý định khởi nghiệp thông qua hành động tìm kiếm thông tin cũng như các nguồn lực để có thể khởi nghiệp Bird (1992) định nghĩa ý định khởi nghiệp là một trạng thái tâm trí, nhấn mạnh vào kinh nghiệm và sự chú ý của cá nhân để có thể tạo ra DN mới Khi dựa vào khía cạnh đại diện của nhận thức, Tubbs và Ekeberg (1991) tuyên bố rằng một ý định khởi nghiệp là một đại diện của các hành động được lên kế hoạch để thực hiện hành vi khởi nghiệp Các nhà nghiên cứu khác như Reynolds và Miller (1992) cho rằng ý định khởi nghiệp là cam kết cá nhân của người khởi nghiệp tiềm năng để khởi nghiệp; hay Krueger và cộng sự (1995) đã lập luận rằng ý định khởi nghiệp là cam kết thực hiện hành vi khởi nghiệp.

Tóm lại, dựa trên các khái niệm đi trước trong quá khứ, ý định khởi nghiệp là đại diện cho nhận thức và sự hiểu biết về hiện tượng khởi nghiệp, về vấn đề khai thác cơ hội kinh doanh bằng cách áp dụng việc học khởi nghiệp (có thể kể tới như kiến thức và kỹ năng). Ý định khởi nghiệp đã được chứng minh là một định nghĩa cơ bản và thường được sử dụng trong nghiên cứu về kinh doanh (Carr và Sequeira, 2007; Krueger và cộng sự, 2000), nó cũng đã được sử dụng như một biến phụ thuộc trong nhiều nghiên cứu đi trước(Kolvereid, 1996; Tkachev và Kolvereid, 1999; Souitaris và cộng sự, 2007) Các học giả đã khẳng định rằng ý định khởi nghiệp dự đoán hiệu quả hành vi khởi nghiệp và sự tham khởi nghiệp thông qua tinh thần khởi nghiệp (Ajzen, 1991; 2005) Ý định khởi nghiệp, nói cách khác, chính là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khởi nghiệp, bắt nguồn từ thái độ, thái độ và ý định lại dựa trên nhận thức nên chúng có thể học được (Krueger và Brazeal, 1994) Do đó, nuôi dưỡng thái độ và ý định khởi nghiệp thông qua giáo dục khởi nghiệp là rất quan trọng để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp.

2.2.3 Ý định khởi nghiệp định hướng bền vững

Trong thực tế, các ý định khởi nghiệp có nhiều mục tiêu khác nhau, phụ thuộc nhiều vào người khởi nghiệp cũng như bối cảnh khởi nghiệp Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu hay định nghĩa rõ ràng nào về phân loại các loại hình định hướng khởi nghiệp cho

DN, dựa vào những cách sử dụng những thuật ngữ và tính chất của chúng trong các nghiên cứu đi trước, ở khía cạnh môi trường, có thể chia ra làm khởi nghiệp bền vững (Dean và McMullen, 2007) khởi nghiệp môi trường (Keogh và Polonsky, 1998), khởi nghiệp thân thiện môi trường - ecopreneur (Schaper, 2002) và khởi nghiệp xanh (Berle,

1991) Hơn nữa, thuật ngữ bền vững không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực khởi nghiệp có mục tiêu môi trường mà còn là một thuật ngữ chung cho cả ba mục tiêu xã hội, môi trường và kinh tế (Parrish &Tilley, 2006) Vì có nhiều cách giải thích khác nhau cho thuật ngữ ‘khởi nghiệp bền vững’, nghiên cứu làm rõ dựa vào sự so sánh của nó đối với các loại hình định hướng khởi nghiệp khác. Đầu tiên, ở lĩnh vực khởi nghiệp truyền thống, hiệu quả và lợi nhuận được cho là mục tiêu chính của các doanh nhân, là hình thức kinh doanh nổi tiếng nhất (Knight,

1921) Các doanh nhân khai thác các cơ hội thị trường bằng cách sáng tạo và thích ứng với thị trường (Austin, Stevenson và Wei-Skillern, 2006) Ngoài ra, cũng đã xác định một số loại hình khởi nghiệp khác trong những năm qua Ví dụ như các khởi nghiệp nối tiếp, khởi nghiệp tổ chức, khởi nghiệp theo thói quen (Wright, Robbie và Ennew, 1997;

Li, Feng, và Jiang, 2006) Hay trong nhiều nghiên cứu khác là tinh thần khởi nghiệp bền vững (Young và Tilley, 2006; Parrish, 2007), khởi nghiệp xã hội (Harding và Cowling,

2006) và khởi nghiệp môi trường (Thompson, Kiefer, và York, 2011) Phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để phân biệt các định hướng khởi nghiệp là xem xét các mục tiêu của doanh nhân (Thompson, Kiefer và York, 2011) Vì hầu hết các doanh nhân có nhiều hơn một mục tiêu, cần tập trung vào mục tiêu chính, cái mà định hướng cho các mục tiêu khác và DN Trong đó có thể phân biệt rằng:

 Khởi nghiệp truyền thống có một mục tiêu kinh tế, những doanh nhân chủ yếu tập trung tạo ra tư lợi và lợi nhuận cho DN.

 Khởi nghiệp xã hội chủ yếu tập trung vào con người, tạo ra phúc lợi xã hội.

 Khởi nghiệp bền vững tập trung vào ‘ba điểm mấu chốt – tripple bottem line’ (Elkington, 1998; Daneke, Hall và Lenox, 2010) và do đó phát triển mạnh để tối ưu hóa sự tương tác giữa con người, môi trường và lợi nhuận.

 Khởi nghiệp môi trường với mục tiêu môi trường tập trung vào việc tạo ra lợi ích kinh tế và sinh thái cùng một lúc, đồng thời sử dụng các cơ hội từ suy thoái sinh thái (Thompson, Kiefer và York, 2011; York & Venkataraman, 2010).

Bảng 2.1 Loại hình khởi nghiệp và mục tiêu khởi nghiệp

Loại hình Đối tượng Thời gian

Truyền thống Lợi nhuận Hiện tại

Môi trường Môi trường, lợi nhuận Tương lai

Xã hội Con người Hiện tại

Bền vững Môi trường, con người, lợi nhuận Hiện tại và tương lai

Theo Farny & Binder (2021), khởi nghiệp bền vững mô tả mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tinh thần khởi nghiệp Theo đó, tinh thần khởi nghiệp bền vững hướng tới mục đích là tạo ra các giải pháp thị trường một cách khả thi cũng như là hoạt động với vai trò là những tác nhân thay đổi, khai thác các cơ hội để phát triển bền vững Để đạt được những thành tựu phát triển bền vững đầy tham vọng như vậy, tinh thần khởi nghiệp bền vững đưa ra các giải pháp định hướng thị trường để chống lại sự suy thoái môi trường và khắc phục bất công và bất bình đẳng xã hội (Belz & Binder, 2017; Binder, 2017; Farny, 2016).

Theo Greco & de Jong (2017), tinh thần khởi nghiệp bền vững đề cập đến việc khám phá, hình thành cũng như khai thác các cơ hội khởi nghiệp góp phần vào sự bền vững bằng cách tạo ra lợi ích xã hội và môi trường cho những người khác trong xã hội (Hockerts và Wüstenhagen, 2010; Pacheco và cộng sự, 2010; Shepherd và Patzelt,

Lý thuyết nền tảng

2.3.1 Lý thuyết các giai đoạn tư duy hành động

Vào năm 1993, Gollwitzer đã đưa ra hai loại ý định: ý định mục tiêu và ý định hành động Trong nghiên cứu của ông, ý định mục tiêu thể hiện mong muốn thực hiện hành động, còn ý định hành động hành động thể hiện vào hành động nhắm tới mục tiêu nào đó trong các tình huống cụ thể Từ đó, mô hình tư duy các giai đoạn hành động được lập nên, xác định thời gian, địa điểm và cách họ có kế hoạch thực hiện hành động của họ (Heckhausen và Gollwitzer, 1987).

Hình 2.1 Mô hình các giai đoạn hình thành và thực thi ý định

Trong mô hình, việc thực hiện mục tiêu có 4 giai đoạn: tiền quyết định, tiền hành động, hành động và hậu hành động Trong đó các ý định mục tiêu và ý định hành động sẽ xảy ra trong sự chuyển tiếp tương ứng là từ giai đoạn tiền quyết định tới tiền hành động và từ giai đoạn tiền hành động tới hành động Các khái niệm về ý định mục tiêu, ý định hành động và mục tiêu cuối cùng có sự liên quan chặt chẽ với nhau, hay có thể nói rằng ý định mục tiêu là tiền đề cho sự thực hiện ý định và cuối cùng là hành động (Wiedemann và cộng sự, 2009) Khi ý định mục tiêu được hình thành thì người ra sẽ không xem xét các lựa chọn, cơ hội khác nữa mà gắn kết với mục đích đã xác định, tuy nhiên, chưa thể đảm bảo rằng mục tiêu và ý định hành động có thể giúp hành động thành công.

Cho tới năm 2012, dựa trên những ký thuyết đi trước đó, Gollwitzer & Keller mới đưa ra lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động, cho rằng việc theo đuổi mục tiêu gồm 4 giai đoạn nhưng khác biệt ở yêu cầu và thách thức, cần phải qua được các thách thức mới có thể tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tư duy nhất định Lý thuyết này đã phân biệt rõ ràng giữa động lực với các giai đoạn định hướng.

Hình 2.2 Mô hình các giai đoạn tư duy hành động

Trong giai đoạn tiền quyết định, các cá nhân, tổ chức cần chọn lựa trong nhiều mục tiêu mà mình mong muốn, cân nhắc tới tính khả thi để có thể kích hoạt tư duy có chủ đích, theo đuổi mục tiêu rõ ràng Sau đó, ở giai đoạn tiền hành động, họ cần xác định cơ hội để hành động trong tương lai, cũng như suy nghĩ tới các hệ quả tích cực lẫn tiêu cực của việc thực hiện mục tiêu đó hay không Và từ đó sẽ đưa ra các chiến lược, lựa chọn phương án bằng các kế hoạch, cách thức hành động Tới giai đoạn hành động, các cá nhân sẽ thực hiện các hành vi hướng tới mục tiêu đã xác định Cuối cùng, hậu hành động là lúc đo lường, so sánh các kết quả đạt được với các mục tiêu đã đề ra trước đó.

Phải khẳng định rằng đây là lý thuyết cơ bản, giải thích được hầu hết các mối quan hệ giữa nhận thức khả năng khởi nghiệp, mong muốn khởi nghiệp, tư duy khởi nghiệp cũng như hành động khởi nghiệp và ý nghĩa của nó đối với các cá nhân, đặc biệt là sinh viên Áp dụng vào mô hình nghiên cứu, lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động đã bổ sung, làm rõ thêm mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố trong nghiên cứu Nhờ vào giáo dục khởi nghiệp, sinh viên sẽ được thúc đẩy các động lực nội tại, kỹ năng đánh giá rủi ro, kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện, xây dựng cho sinh viên một tư duy có chủ đích về nhận thức về khả năng và mong muốn của bản thân Từ đó, sinh viên có nhận thức tính khả thi và thái độ định hướng khởi nghiệp bền vững tức là tư duy hành động làm tiền đề đẩy mạnh ý định hành động của sinh viên về việc khởi nghiệp Đây là lý thuyết nền tảng chính trong nghiên cứu, làm tiền đề xây dựng nên mô hình nghiên cứu của đề tài.

2.3.2 Mô hình về sự kiện khởi sự kinh doanh (EEM)

Trong mô hình sự kiện khởi nghiệp, hành vi của con người sẽ được thực hiện theo quán tính cho tới khi có sự kiện thay thế quán tính đó, quản lý các hành vi không mong muốn, ví dụ như một người sẽ có ý định khởi nghiệp sau khi bị mất việc làm. Theo đó thì vào năm 1982, Shapero và Sokol đã phân loại sự thay đổi trong cuộc sống làm ba nhóm chính, được làm rõ như sau:

 Một là, nhóm các thay đổi tiêu cực, ví dụ như bị sa thải, sỉ nhục hay các cảm xúc tức giận, buồn chán.

 Hai là, các giai đoạn chuyển tiếp, ví dụ như tốt nghiệp, hoàn thành nghĩa vụ quân sự, mãn hạn tù Nhóm thứ hai này đặc biệt được quan tâm bởi các chương trìnhGDKN khi các đối tượng được hướng tới thường không có ý định rõ ràng về việc họ muốn làm.

 Ba là, nhóm thay đổi có tính chất tích cực, có thể là sự tác động tích cực từ người xung quanh đối tượng như người cố vấn, gia đình, bạn bè, xã hội, v.v.

Trong mô hình này, niềm tin của các cá nhân vào lựa chọn ảnh hưởng quan trọng tới việc hành vi có được thực hiện hay không Niềm tin chỉ xuất hiện khi có mong muốn và nhận thấy tính khả thi của hành động đó Ngoài ra, theo Shapero và Sokol (1982), chỉ niềm tin là chưa đủ, điều kiện thêm đó là các sự kiện thay đổi, làm suy chuyển các cảm nhận và xu hướng hành động, kích hoạt các hành động mới.

Hình 2.3 Mô hình sự kiện khởi nghiệp

Trong mô hình, có thể phân tích rõ ràng hơn về ba yếu tố tác động lên ý định khởi nghiệp bao gồm:

 Cảm nhận mong muốn (Perception of desirability): là các giá trị tác động tới nhận thức mong muốn hành động hay không Trong đó, các tác nhân như văn hoá, gia đình, bạn bè, v.v là các yếu tố tác động trực tiếp tới nhện thức mong muốn này, bởi vậy có thể nói nó liên quan chặt chẽ tới chuẩn chủ quan Kinh nghiệm của một người sẽ có tác động rất lớn tới mong muốn của người đó đối với việc thực hiện hay không thực hiện các hành động.

 Cảm nhận tính khả thi (Perception of feasibility): là mức độ mà một cá nhân cảm nhận về khả năng thực hiện của hành động, nó được coi tương tự như định nghĩa sự tự tin của Bandura, vì vậy sự tự tin thường được sử dụng như thước đo về sự khả thi đối với cảm nhận mỗi cá nhân.

 Thiên hướng hành động (Propensity to act): là thiên hướng của cá nhân có hành động theo ý định, mong muốn của bản thân hay không (Krueger, 1993) Theo Shapero và Sokol (1982) đã xây dựng “tâm điểm kiểm soát” như một thang đo của thiên hướng hành động Trong nhiều nhiên cứu, nó cũng được các học giả coi như thiên hướng chấp nhận rủi ro hay tư duy tích cực (Krueger Jr và cộng sự, 2000; Kermit, 2008).

Mô hình sự kiện khởi nghiệp đã được chứng minh có độ tin cậy cao trong nhiều nghiên cứu trước kia Tác giả áp dụng mô hình sự kiện khởi sự kinh doanh của Shapero và Sokol (EEM) làm lý thuyết cơ bản để kiểm định mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp định hướng bền vững Tuy nhiên, nghiên cứu sử dụng nhân tố cảm nhận tính khả thi trong mô hình EEM vì đây được xem là nhân tố có tác động mạnh nhất tới ý định khởi sự kinh doanh (Bandura, 1977) Ngoài ra, do đặc thù trong bối cảnh khởi nghiệp định hướng bền vững, nhân tố thiên hướng hành động được điều chỉnh là thái độ định hướng bền vững.

2.3.3 Lý thuyết hai yếu tố động lực và rào cản Được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1959 bởi nhà tâm lý học Fredrick Herzberg, thuyết hai yếu tố được coi như một phương tiện để hiểu những yếu tố tạo nên động lực hay rào cản cho nhân viên Ông xác định ảnh hưởng của thái độ đối với động lực, bằng cách hỏi mọi người mô tả các tình huống mà họ cảm thấy tốt và tồi tệ Các yếu tố này sau đó được ông phân tích và xếp vào thành hai nhóm, nhóm các yếu tố thúc đẩy và nhóm các yếu tố rào cản, giúp cho người quản trị có thể đưa ra các quyết định, chính sách phù hợp đối với nhân viên của mình.

Sau này, thuyết hai yếu tố được áp dụng vào nhiều nghiên cứu cũng như nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống GDKN cũng không ngoại lệ, áp dụng thuyết hai yếu tố, với đối tượng là sinh viên, người hưởng giáo dục khởi nghiệp, có thể chia sự ảnh hưởng thành hai yếu tố, thúc đẩy hoặc cản họ có ý định khởi nghiệp.

Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

2.4.1 Mối quan hệ trực tiếp giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp định hướng bền vững

Giáo dục khởi nghiệp chịu trách nhiệm đào tạo các doanh nhân, doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của tăng trưởng kinh tế Do đó, thúc đẩy thái độ và ý định của sinh viên đối với khởi nghiệp là phần quan trọng của giáo dục khởi nghiệp (Autio và cộng sự, 1997; Fayolle và cộng sự, 2006) Một chương trình hoặc khóa học giáo dục khởi nghiệp có hiệu quả chắc chắn sẽ thúc đẩy được ý định, khát vọng và mong muốn được khởi nghiệp của sinh viên.

Một số nghiên cứu đã điều tra ảnh hưởng của giáo dục và đào tạo đối với thái độ và ý định khởi nghiệp của những người tham gia đã cho thấy rằng giáo dục kinh doanh ảnh hưởng đến ý định kinh doanh và hành động khởi nghiệp một cách sâu sắc (Fleming,1994; Henry, 2004) Clark và cộng sự (1984) đã điều tra các sinh viên đại học đã học một khóa học khởi nghiệp và thấy rằng hầu hết các sinh viên (80%) có ý định khởi nghiệp trong thực tế Theo các tác giả, 75% sinh viên có ý định kinh doanh sau đó bắt đầu kinh doanh riêng sau khi tốt nghiệp Những phát hiện tương tự đã thu được bởiMcMullan và cộng sự (1985), người lập luận rằng giáo dục khởi nghiệp có tác động tích cực đến tỷ lệ khởi nghiệp của sinh viên MBA Điều này được hỗ trợ bởi Brown (1990) rằng giáo dục khởi nghiệp tạo điều kiện cho người tham gia thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp.

Trong một nghiên cứu khác, Kolvereid (1996b) và Tkachev và Kolvereid (1999) cũng báo cáo rằng giáo dục có thể ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Chen và cộng sự, (1998) phát hiện ra rằng sinh viên khởi nghiệp cẩm thấy bản thân hiệu quả cao hơn so với sinh viên không khởi nghiệp, điều này quyết định đáng kể ý định khởi nghiệp Điều này cũng được chứng minh bởi Luthje và Franke (2002) rằng những sinh viên nghiên cứu về khởi nghiệp trong chương trình giảng dạy đại học có nhiều khả năng tạo ra các doanh nghiệp riêng Botha và cộng sự (2006) và Del Valle and Castillo

(2009) cũng khẳng định mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả của khởi nghiệp các DN nhỏ và GDKN.

Từ nhiều nghiên cứu được đề cập, đã chỉ ra rằng giáo dục khởi nghiệp có tác động đáng kể đến ý định khởi nghiệp và hành vi khởi nghiệp Nói cách khác, có thể kết luận tầm quan trọng và sự tác động tích cực của GDKN tới ý định lởi nghiệp của sinh viên là khá rõ ràng.

Nhưng ngoài ra, phụ thuộc vào giới tính, các tác động này có thể sẽ khác nhau.

Ví dụ nam giới, với tính cách mãnh mẽ, muốn chinh phục và ưa mạo hiểm hơn so với nữ giới, điều này có thể làm cho GDKN phần nào sẽ tác động một cách khác biệt giữa nam và nữ.

Trong quá trình tác động từ GDKN lên ý định khởi nghiệp, nghiên cứu chỉ ra ba biến điều tiết có khả năng điều tiết tác động này theo mức độ ít nhiều khác nhau bao gồm: (1) Số năm đã học tập tại trường đại học; (2) khu vực địa lý; (3) Sự cởi mở trong các mối quan hệ Điều này sẽ được làm rõ sau đây:

 Số năm học tập tại trường: có thể nhận thấy được thực tế rằng khi số năm học ở bậc đại học càng tăng thì càng làm cho tác động từ giáo dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp càng giảm Thật vậy, sinh viên năm nhất thường có nhiều tham vọng, mong muốn cũng như ý định cho công việc của mình hơn khi mới được tiếp xúc với môi trường học tập mới Ngược lại, các sinh viên năm cũ dần sẽ mất dần đi sự tò mò với môi trường này cũng như không còn ý định khởi nghiệp, bởi một phần đã hiểu hơn về khởi nghiệp và các hành động khởi nghiệp, họ trở nên bàng quan hơn với khởi nghiệp cũng như GDKN.

 Khu vực địa lý: Sinh viên ở các khu vực nông thôn hay khó khăn, không phải các thành phố lớn thường có xu hướng mong muốn và có ý định khởi nghiệp nhiều hơn.

Họ có nhiều nhu cầu tìm tòi và khám phá môi trường mới, muốn hình thành giá trị của bản thân cũng như có nhiều hy vọng muốn thay đổi cuộc sống một cách tốt hơn Trong khi ở nhóm các sinh viên sinh sống tại nơi có mức sống cao, thường là các thành phố lớn, sẽ ít có ý định khởi nghiệp, khởi nghiệp với họ không phải khái niệm xa lạ và hơn nữa, nhóm sinh viên này thường không có đủ động lực thúc đẩy họ khởi nghiệp Vậy nên giáo dục khởi nghiệp không tác dụng được nhiều trong việc hình thành ý định khởi nghiệp trong họ

 Sự cởi mở trong các mối quan hệ: Đối với các sinh viên có độ mở trong các quan hệ xã hội, có thể xây dựng được các mối quan hệ với mạng lưới rộng rãi, GDKN sẽ tác động nhiều hơn tới ý định khởi nghiệp Thật vậy, các sinh viên này thường chịu sức ép khởi nghiệp từ các mối quan hệ đồng lứa, và có nhiều mối quan hệ xã hội là một động lực tốt để khởi nghiệp bởi khởi nghiệp không phải là vấn đề dễ dàng, họ sẽ cảm thấy có ý định khởi nghiệp nếu nhận thức được hành động của họ sẽ được nhiều người hỗ trợ, dễ dàng đến với mục tiêu cuối cùng hơn Ngược lại, GDKN đối với các sinh viên không cởi mở với các mối quan hệ khác thường sẽ tác động được ít hơn tới ý định khởi nghiệp với các lý do tương tự theo chiều hướng ngược lại.

 Giả thuyết H1: Có tác động trực tiếp tích cực từ giáo dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp định hướng bền vững.

 Giả thuyết H2: Có sự khác nhau về tác động của giáo dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp định hướng bền vững theo nhóm giới tính (GEN).

 Giả thuyết H3: Số năm học tập tại trường điều tiết tác động của giáo dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp định hướng bền vững.

 Giả thuyết H4: Khu vực địa lý điều tiết tác động của giáo dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp định hướng bền vững.

 Giả thuyết H5: Khả năng cởi mở trong các mối quan hệ điều tiết tác động của giáo dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp định hướng bền vững

2.4.2 Mối quan hệ gián tiếp giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp định hướng bền vững

2.4.2.1 Giáo dục khởi nghiệp tác động tới kỹ năng của sinh viên

Mục tiêu chính của giáo dục khởi nghiệp là phát triển tất cả các kỹ năng khởi nghiệp thiết yếu để đáp ứng thành công trong khởi nghiệp (Lazear, 2004; Audretsch và cộng sự, 2016) Thực tế hiện nay, học tập các kiến thức kinh doanh truyền thống không còn có thể đáp ứng nhu cầu của môi trường năng động về khả năng kinh doanh Giáo dục khởi nghiệp xây dựng một mạng xã hội cũng như quản lý học tập toàn diện hơn cho khả năng chuyên môn của các sinh viên Giáo dục khởi nghiệp phát triển các kỹ năng kinh doanh của sinh viên, cho phép họ đối phó với những bất ổn về môi trường cũng như những thách thức mới của xã hội (Seikkula-Leino, 2011; Premand và cộng sự, 2016).

Nhận thức về cơ hội kinh doanh, kỹ năng và hành vi sẽ cùng nhau tạo thành khả năng khởi nghiệp Nâng cao kỹ năng cho phép các doanh nhân khám phá và khai thác các cơ hội cho phép họ sáng tạo hơn (Fillis và Rentschler, 2010) Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện liên quan đến kỹ năng kinh doanh khác nhau như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng định hướng hiệu quả, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng kiên nhẫn, kỹ năng giải quyết quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá rủi ro, kỹ năng tư duy phản biện, v.v Các kỹ năng này rất đa dạng và theo cách tiếp cận của Chell (2013), các kỹ năng khởi nghiệp là đa chiều và kết hợp kinh nghiệm, cảm xúc và hành vi Nói cách khác, chúng là một tập hợp phức tạp của kiến thức hợp lý, cảm xúc và tâm linh Bất kỳ sự kết hợp nào của loại hình này thúc đẩy sự đổi mới và tạo ra giá trị đều có thể được dán nhãn là "kỹ năng khởi nghiệp".

Qua tổng hợp và phân tích các sản phẩm nghiên cứu của các học giả đi trước, có thể đưa ra ba kỹ năng thiết thực, đại diện cho các tính chất cốt lõi mà GDKN sẽ thúc đẩy chúng một cách mạnh mẽ hay thậm chí là dạy chúng cho sinh viên muốn khởi nghiệp mà chưa có các kỹ năng này Chúng bao gồm: (1) Kỹ năng đánh giá rủi ro; (2)

Kỹ năng xử lý vấn đề; (3) Kỹ năng tư duy phản biện, được làm rõ như sau:

 Kỹ năng đánh giá rủi ro: Đánh giá rủi ro, chấp nhận rủi ro và đưa ra quyết định đánh đổi các cơ hội với nhau luôn là một vấn đề nan giải, đặc biệt đối với khởi nghiệp, vì vậy có thể thấy được tầm quan trọng của kỹ năng này (Covin và Wales, 2012; Cui và cộng sự, 2016; Draycott và cộng sự, 2011; Moberg và cộng sự, 2014; Taatila và Down,

2012) Giáo dục khởi nghiệp chính là công cụ để thúc đẩy những kỹ năng này trong mỗi người khởi nghiệp, giúp họ hiểu được rủi ro trong kinh doanh cũng như các kỹ năng, kiến thức cần có để giảm thiểu rủi ro, tối đa hoá lợi ích doanh nghiệp.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu được tóm tắt qua 3 giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính

Mục tiêu của giai đoạn này là xây dựng mô hình nghiên cứu cùng thang đo các biến và thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ Để đạt được mục tiêu này, nghiên cứu tập trung vào các hoạt động sau: (1) Xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, (2) Thiết lập bảng hỏi cùng các thang đo, (3) Phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm, (4) Điều chỉnh thang đo và chuẩn hóa bảng khảo sát.

Thời gian nghiên cứu định tính: từ ngày 01/12/2020 – 31/12/2020 với 80 đối tượng được phỏng vấn.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Mục tiêu của giai đoạn này là đánh giá sơ bộ độ tin cậy của các thang đo để điều chỉnh lại cho phù hợp và đưa ra bảng khảo sát chính thức Để đạt được mục tiêu này, nghiên cứu cần: (1) Phát phiếu điều tra sơ bộ; (2) Đánh giá độ tin cậy của thang đo; (3) Xây dựng bảng câu hỏi chính thức.

Thời gian nghiên cứu: 01/01/2021 – 31/01/2021 với 200 phiếu khảo sát được phân bổ, giữ lại 178 phiếu hợp lệ sau khi xử lý dữ liệu.

Giai đoạn 3: Nghiên cứu định lượng chính thức Đây là giai đoạn nghiên cứu chủ chốt của quy trình với mục tiêu nghiên cứu đưa ra là kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu chính thức để xác định mối quan hệ của các biến số trong thực tiễn, phục vụ cho mục tiêu đưa ra các khuyến nghị hữu ích tại chương 5 Để làm được điều này, nghiên cứu đã thực hiện việc đánh giá mô hình đo lường và đánh giá mô hình đường dẫn cấu trúc PLS – SEM với sự hỗ trợ của hai phần mềm SPSS.23 và Smart PLS 3.3.

Thời gian nghiên cứu: 01/03/2021 – 30/06/2021 với 1200 phiếu khảo sát được phân bổ tới các trường đại học trên cả nước Số phiếu hợp lệ giữ lại là 784 (tỷ lệ 65%).

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Đề xuất bởi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính

Dù không phải là phương pháp chính trong nghiên cứu này nhưng nghiên cứu định tính đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng chắc chắn cho các hoạt động nghiên cứu tiếp theo Mục tiêu của nghiên cứu định tính là kiểm định sơ bộ tính khả thi của mô hình và lý thuyết nghiên cứu được lựa chọn Nếu kết quả cho thấy sinh viên Việt Nam hiện nay không quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp thì nghiên cứu này sẽ không có ý nghĩa Để đảm bảo mô hình dự kiến phù hợp với bối cảnh văn hóa và xã hội tại Việt Nam, cụ thể là tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, nghiên cứu định tính được thực hiện với các nội dung sau: (1) Thiết kế và mẫu nghiên cứu, (2) Thu thập dữ liệu và (3)

Phân tích dữ liệu, (4) Kết quả nghiên cứu định tính.

3.2.1 Thiết kế và mẫu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu định tính là hoàn chỉnh mô hình cùng các thang đo và xây dựng phiếu khảo sát cho giai đoạn nghiên cứu định lượng Do vậy, nghiên cứu đã theo sát nội dung của những lý thuyết được lựa chọn: Lý thuyết hành vi có kế hoạch; Lý thuyết hai yếu tố động lực và rào cản; Lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động để có biện pháp xử lý và điều chỉnh kịp thời trong suốt quá trình thực hiện Để đạt được mục tiêu đó, nghiên cứu thực hiện các nguyên tắc sau: (1) Xác định câu hỏi phỏng vấn cho từng đối tượng cụ thể, (2) Kiểm tra mức độ khách quan và tính thống nhất của từng dữ liệu và (3) Liên lục kiểm soát và đối chiếu để tìm ra sự khác biệt về thang đo và cấu trúc của mô hình.

Quá trình thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện trong 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý thuyết và hình thành thang đo dự kiến

Bản chất khám phá của phương pháp định tính mang lại hiệu quả tốt nhất cho các mục đích tổng hợp lý thuyết (Denzin & Lincoln, 1994) Trong giai đoạn này, các tài liệu tham khảo liên quan đến giáo dục khởi nghiệp được thu thập lại, từ luận án, sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế… Dữ liệu được tổng hợp, phân tích, phản biện, sàng lọc để lựa chọn những mô hình có độ uy tín và tần suất áp dụng cao cùng các thang đo hợp lý Việc nhận biết được tác động của một sự kiện đến con người như thế nào là một quá trình phức tạp Hành động đã được thực hiện của một người phải trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau mới có thể bộc phát Đó là quá trình tư duy phức tạp đi từ nhận thức đến mong muốn và hình thành mục tiêu, chuyển hóa suy nghĩ thành hành động thực tiễn Mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp của sinh viên cũng bao gồm một chuỗi tác động khác nhau Lý thuyết về tư duy các giai đoạn hành động sẽ giải thích được hầu hết mối quan hệ phức tạp này.

Giai đoạn 2: Hiệu chỉnh thang đo và hoàn thành bảng khảo sát sơ bộ phục vụ cho nghiên cứu định lượng.

Mặc dù đã xác định được mô hình, các giả thuyết và thang đo tương ứng trong giai đoạn 1 nhưng nghiên cứu vẫn chưa thể khẳng định được những nhân tố lựa chọn đã phù hợp với hoàn cảnh xã hội và kinh tế tại Việt Nam, cụ thể là trong các trường đại học tạiViệt Nam Do vậy, trong giai đoạn này, phương pháp phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm được lựa chọn để kiểm tra và khám phá thêm các nhân tố tiềm ẩn về vai trò của giáo dục khởi nghiệp tới sinh viên Việt Nam Phương pháp này cho phép nhà nghiên cứu đặt ra các hỏi từ phạm vi rộng và tổng quan đến các ý kiến chi tiết dưới dạng từ ngữ hoặc hình ảnh tích các mẫu dữ liệu (Creswell, 2009) Cách tiếp cận này là để hiểu một hiện tượng một cách sâu sắc, không phải để kiểm tra thống kê hiệp hội (Bell, 1991).

Với mục tiêu nghiên cứu nghiên cứu đã đưa ra, nghiên cứu đã xác định đối tượng phỏng vấn là sinh viên các ngành khác nhau trong các trường đại học đã trải qua giáo dục khởi nghiệp trên khắp cả nước Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có chương trình và trọng tâm đào tạo riêng, tạo ra môi trường học tập và hoạt động khác nhau có những ảnh hưởng riêng đến tư duy và nhận thức của sinh viên Thêm vào đó, mức độ đầu tư và hiệu quả của chất lượng dịch vụ trong các trường công và tư thục cũng có thể có nhiều điểm riêng biệt.

Sự phát triển và điều kiện kinh tế khác nhau của các khu vực cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường giáo dục và xu hướng tư duy của sinh viên Do vậy, để có mẫu nghiên cứu mang tính đại diện và khách quan cao, phục vụ cho việc xác định sơ bộ tính phù hợp các giả thuyết nghiên cứu, đối tượng phỏng vấn đã được lựa chọn dựa trên các tiêu chí: ngành đào tạo, hình thức trường đại học, vị trí trường đại học và số năm học tích lũy.

Tổng số 80 sinh viên từ 20 các trường đại học khác nhau trên cả nước được phỏng vấn là những đối tượng đã tham gia giáo dục khởi nghiệp trải rộng theo các tiêu chí: ngành đào tạo, hình thức trường đại học, vị trí địa lý và số năm học tích lũy Để quá trình phỏng vấn diễn ra có hiệu quả và dễ kiểm soát, các nhóm phỏng vấn sẽ gồm 3/4 sinh viên thuộc cùng một trường đại học, lần lượt theo số năm học tập Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp sinh viên từ các trường đại học tại địa phương (Hà Nội) và hình thức online tại các trường đại học ngoài thủ đô Các đối tượng nghiên cứu đã được liên hệ trước và đồng ý tham gia.

Quá trình này diễn ra trong vòng 1 tháng từ 01/12/2020 – 31/12/2020 Các câu hỏi phỏng vấn sẽ được chuẩn bị trước dựa trên mục tiêu điều chỉnh thang đo để mô hình nghiên cứu và các giả thuyết phù hợp với bối cảnh nghiên cứu thực tế.

Bảng 3.1 Phân loại mẫu nghiên cứu định tính

Tiêu chí Số sinh viên Tỷ lệ

Tiêu chí Số sinh viên Tỷ lệ

Hình thức trường đại học

Vị trí trường đại học 80

Số năm học tích lũy 80

Sinh viên từ năm 4 trở lên 20 25%

Nguồn: Đề xuất bởi nghiên cứu

Các cuộc phỏng vấn được thực hiện dưới hình thức phỏng vấn bán cấu trúc (semi- structured interview) Nội dung của mỗi buổi phỏng vấn gồm 4 phần:

Phần mở đầu, nghiên cứu đi vào giới thiệu chủ đề, mục tiêu nghiên cứu và tiến hành lấy thông tin đối tượng tham dự, cam kết giữ bí mật và phân tích ẩn danh Sau đó, nội dung phỏng vấn sẽ xoay quanh nhận thức của sinh viên về giáo dục khởi nghiệp và những lợi ích đến từ việc tham gia các hoạt động này Phần hai, nghiên cứu tiến hành kiểm tra nhận thức của sinh viên về phát triển bền vững và ý kiến của họ về vai trò của việc khởi nghiệp định hướng phát triển bền vững Phần 3, nghiên cứu xoáy sâu vào nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Cuối cùng, các sinh viên sẽ được hỏi về ý định khởi nghiệp trong tương lai.

Các cuộc phỏng vấn đã giúp nghiên cứu hiểu được nhận thức của sinh viên Việt Nam về ý định khởi nghiệp Thông qua quá trình phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm tập trung, nghiên cứu đưa ra những ý tưởng và phát hiện mới từ các cuộc phỏng vấn trước vào các cuộc phỏng vấn tiếp theo Cuối cùng, tất cả các ý tưởng và phát hiện mới được nghiên cứu sử dụng cho việc phân tích dữ liệu.

Các cuộc phỏng vấn được ghi âm và sao chép gần đúng nguyên văn kể từ cuộc phỏng vấn với sự hỗ trợ của phần mềm Nvivo Các cuộc phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm tập trung diễn ra từ 62 đến 115 phút trung bình là 85 phút Kết quả phỏng vấn được thể hiện trong 91 trang A4.

91 trang dữ liệu đã được tổng hợp lại từ 20 buổi phỏng vấn Sau đó, nghiên cứu tiến hành so sánh và đối chiếu dữ liệu để kiểm tra tính hợp lý, khách quan và sự thống nhất giữa bản ghi âm và phần ghi chép Kết quả cho thấy độ trùng khớp cao đến hơn 90% Bước tiếp theo, nghiên cứu tiến hành phân tách các thông tin thuộc các biến khác nhau để đối chiếu và phân tích dữ liệu nhằm xác định được các mối quan của các thang đo và kiểm tra sơ bộ tính khả thi của giả thuyết nghiên cứu Sau đó, thang đo và câu hỏi sẽ được chuẩn hóa để phục vụ cho giai đoạn nghiên cứu sơ bộ.

3.2.4 Kết quả nghiên cứu định tính

3.2.4.1 Kết quả nhận thức của sinh viên về giáo dục khởi nghiệp

Kết quả thu được từ các buổi phỏng vấn cho thấy tất cả sinh viên đều nhận biết được giáo dục khởi nghiệp diễn ra trong trường đại học của mình và trong các tổ chức bên ngoài Dù mức độ nhận thức không đồng đều và hoàn toàn đầy đủ nhưng nhìn chung sự quan tâm về giáo dục khởi nghiệp đã được các sinh viên quan tâm ngay từ năm nhất học tập tại trường.

“Môi trường đại học hoàn toàn khác với cấp 3 tại huyện em Năm nhất mới vào trường, em đã bị bỡ ngỡ trước sự năng động của các bạn sinh viên và sự tài giỏi của các anh chị tiền bối Nhận thấy nhiều bạn bè lập nhóm hình thành các dự án riêng và tham gia vào những cuộc thi lớn, có điều gì đó trong em rất hoang mang và cảm thấy gấp rút, thôi thúc em tham gia vào các buổi tọa đàm và tham gia vào các câu lạc bộ kinh doanh của trường.” – Sinh viên năm nhất trường Đại học Hà Nội ngành quản trị kinh doanh.

“Mình cảm thấy thích thú với những buổi học trên trường Hầu như ai nhìn cũng nghĩ ngành y chúng mình sẽ khô khan và chỉ có nghiên cứu về cơ thể người nhưng những bài giảng trên trường của các thầy cô không chỉ như thế Rất nhiều bộ môn đã dành cho chúng mình những buổi học riêng để tìm hiểu về mô hình hoạt động của các bệnh viện và các xây dựng các phòng ban cần thiết cho một cơ sở y tế hoàn thiện.” –

Sinh viên năm 3 trường Y Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu định lượng

3.3.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Sau khi tìm ra mối liên hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp định hướng bền vững, nghiên cứu quyết định đưa ra mô hình chính thức cho nghiên cứu thực nghiệm như sau:

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Nguồn: Đề xuất bởi nghiên cứu

3.3.1.1 Biến độc lập: giáo dục khởi nghiệp (EE)

3.3.1.2 Biến nội sinh, trung gian là: động lực nội tại (IM), kĩ năng chấp nhận rủi ro (RTK), kĩ năng giải quyết vấn đề (PSK), kĩ năng tư duy phản biện (CTK), nhận thức được tính khả thi về kinh doanh (PF), thái độ hướng tới khởi nghiệp định hướng bền vững (SEO)

3.3.1.3 Biến phụ thuộc: ý định khởi nghiệp định hướng bền vững (SOEI)

3.3.1.4 Các biến điều tiết: số năm học tích lũy (YEAR), quê quán (ADDRESS), độ cởi mở của sinh viên trong các mối quan hệ xã hội (OPEN)

3.3.1.5 Các biến dùng để phân tích đa nhóm: Giới tính

(GEN) Tổng hợp các giả thuyết:

Bảng 3.2 Các giả thuyết nghiên cứu

H1 Có tác động trực tiếp tích cực từ EE tới SOEI

H2 Có sự khác nhau về tác động của EE tới SOEI theo nhóm giới tính (GEN)

H3 YEAR điều tiết tác động của EE tới SOEI

H4 ADDRESS điều tiết tác động của EE tới SOEI

H5 OPEN điều tiết tác động của EE tới SOEI

H6 Có tác động tích cực từ EE tới RTK

H7 Có tác động tích cực từ EE tới PSK

H8 Có tác động tích cực từ EE tới CTK

H9 Có tác động tích cực từ EE tới IM

H10 Có tác động tích cực từ RTK tới SEO

H11 Có tác động tích cực từ PSK tới SEO

H12 Có tác động tích cực từ CTK tới SEO

H13 Có tác động tích cực từ RTK tới PF

H14 Có tác động tích cực từ PSK tới PF

H15 Có tác động tích cực từ CTK tới PF

H16 Có tác động tích cực từ IM tới SEO

H17 Có tác động tích cực từ IM tới PF

H18 Có tác động tích cực từ PF tới SOEI

H19 Có tác động tích cực từ SEO tới SOEI

H20 EE tác động trung gian tới SOEI thông qua IM,RTK,PSK,CTK,PF, SEO

3.3.2 Phát triển thang đo và phiếu khảo sát

Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đặc biệt là nghiên cứu định lượng, nghiên cứu thực hiện các bước xây dựng và phát triển thang đo cho các biến như sau:

 Tổng quan các bài nghiên cứu đi trước và tìm hiểu cách sử dụng các biến xuất hiện trong mô hình chính thức.

 Nghiên cứu tiến hành dịch các thang đo hai chiều.

 Qua việc phỏng vấn sâu (định tính), hay thảo luận tập trung với các chuyên gia.

 Tiến hành nghiên cứu sơ bộ trên 200 đối tượng là các sinh viên học tập tại Hà Nội nhưng có quê quán là các khu vực khác nhau.

 Tiếp tục cải thiện thang đo chuẩn để sẵn sàng cho nghiên cứu định lượng chính thức.

Nghiên cứu đã tổng hợp các thang đo theo các biến, câu hỏi, nguồn gốc và thực hiện mã hóa như sau: (Các biến đều dựa trên thang Likert từ 1 - rất không đồng ý tới 5

Bảng 3.3 Bảng nguồn gốc thang đo

(Items) Nguồn gốc Mã hóa

1 Giáo dục về khởi nghiệp đã giúp tôi phát triển ý thức chủ động của mình - một loại thái độ khởi nghiệp

2 Giáo dục về khởi nghiệp đã giúp tôi hiểu rõ hơn về vai trò của khởi nghiệp trong xã hội

3 Giáo dục về khởi nghiệp khiến tôi quan tâm đến việc khởi nghiệp nhiều hơn

Phát triển dựa trên nghiên cứu của Luyu,

Kĩ năng chấp nhận rủi ro

1 Các giảng viên của khóa học thúc đẩy học viên đối mặt với thử thách và khiến họ mong muốn hoàn thành công việc đến cùng

2 Giảng viên hướng dẫn cách tính toán rủi ro trong tình huống thực tế

Phát triển dựa trên nghiên cứu của Sameh M Reda Reyad và cộng sự, 2019

(Items) Nguồn gốc Mã hóa

3 Học viên đã được dạy trong lớp cách tìm kiếm những thử thách mới.

1 Nội dung khóa học bao gồm cách xác định các vấn đề mà sinh viên có thể gặp phải khi làm việc

Kĩ năng giải quyết vấn đề

2 Giảng viên dạy sinh viên cách tư duy logic để giải quyết vấn đề

3 Các khóa học cung cấp phương pháp phân chia nhiệm vụ và tổng hợp chúng để đạt được mục tiêu

4 Khóa học dạy cách ứng dụng các phần mềm trong việc giải quyết vấn đề

Phát triển dựa trên nghiên cứu của Sameh M Reda Reyad và cộng sự, 2019

5 Phần mềm mang lại lợi ích cho sinh viên để giải quyết các vấn đề của tổ chức

1 Các khóa học hướng dẫn phân tích bằng chứng trước khi đưa ra kết luận trong mọi tình huống

Kĩ năng tư duy phản biện

2 Kỹ năng tư duy phản biện rất hữu ích trong việc suy nghĩ một cách logic

3 Giảng viên khuyến khích sinh viên thực hiện các cuộc thảo luận quan trọng trong quá trình làm việc nhóm

Phát triển dựa trên nghiên cứu của Sameh M Reda Reyad và cộng sự, 2019

4 Các hoạt động tư duy phản biện được đề cập kỹ lưỡng thông qua các chương trình giáo dục khởi nghiệp Động lực nội tại

1 Khởi nghiệp là công việc cung cấp đủ thách thức

2 Khởi nghiệp là công việc mà tôi có thể học những điều mới, học những kỹ năng mới

3 Khởi nghiệp là công việc mà tôi có cơ hội sáng tạo

Phát triển dựa trên nghiên cứu của Sameh M Reda Reyad và cộng sự, 2019

(Items) Nguồn gốc Mã hóa

4 Khởi nghiệp là công việc mà bạn có cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định

5 Khởi nghiệp là công việc mà tôi có thể làm việc theo cách của mình

Nhận thức được tính khả thi về kinh doanh

1 Tôi cảm thấy chắc chắn hơn nếu khởi nghiệp sau khi tham gia các chương trình GDKN

2 Tôi nghĩ việc khởi nghiệp sẽ khó khăn nếu như không tham gia các chương trình GDKN

3 Tôi cảm thấy quá sức cho việc khởi nghiệp nếu như không tham gia các chương trình GDKN

4 Tôi cảm thấy việc khởi nghiệp chắc chắn thành công sau khi tham gia các chương trình GDKN

5 Tôi cảm thấy đủ kiến thức để khởi nghiệp sau khi tham gia các chương trình GDKN

Phát triển dựa trên nghiên cứu của Sameh M Reda Reyad và cộng sự, 2019

Thái độ hướng tới khởi nghiệp định hướng bền vững

1 Tôi thấy có tác động giảm nghèo nếu

2 Tôi thấy cótác độngtăng việc làm nếuKNĐHBV

3.Tôi thấy cótácđộng tăng bình đẳng nếuKNĐHBV

4 KNĐHBV sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả

5 KNĐHBV bảo vệ đa dạng sinh học

6 KNĐHBV sử dụng các loại năng lượng thân thiện môi trường

7 KNĐHBV không có tác dụng với xã hội hay môi trường (R)

Phát triển dựa trên nghiên cứu của Sameh M Reda Reyad và cộng sự, 2019

1 Tôi sẵn sàng để KNDHBV

2 Tôi quyết tâmtạo dựng chương trình KNDHBV

3.Tôi đã suy nghĩ rất nghiêm túc trong việc

Phát triển dựa trên nghiên cứu của Sameh

M Reda Reyad và cộng sự, 2019

3.3.2.2 Xây dựng bảng hỏi (phiếu khảo sát)

Quy trình xây dựng phiếu khảo sát:

B1: Nghiên cứu đã lọc ra được các thông tin cần thiết nhất để có đủ dữ liệu tiến hành phân tích cho các mục tiêu nghiên cứu sau này Ở bước này, nghiên cứu cũng đã tham khảo sơ qua một vài chuyên gia để sàng lọc được những thông tin có độ phù hợp cao.

B2: Nghiên cứu bắt đầu thực hiện xây dựng khung bảng hỏi dựa vào những kết quả chương 1 và 2 Xác định được tầm quan trọng của các tài liệu nghiên cứu trước đây. Tham khảo nhiều các phương pháp xây dựng bảng hỏi từ các nghiên cứu trong và ngoài nước với những đề tài nghiên cứu tương tự Do có nhiều câu hỏi nên nếu thiết kế theo mẫu nghiên cứu thông thường, khả năng kết quả thu được sẽ kém chính xác Thông qua những kinh nghiệm của các chuyên gia nghiên cứu thực tế, bảng hỏi đã được thiết kế lại cho ngắn gọn hơn đồng thời phù hợp mục tiêu đề ra.

B3: Sau khi hoàn thành bảng hỏi dựa trên 2 bước đầu, nghiên cứu thực hiện tham vấn các chuyên gia Sau khi hoàn thành việc thu thập các thông tin từ chuyên gia, bảng hỏi được chỉnh sửa lần 1.

B4: Bảng hỏi sau khi được chỉnh sửa lần 1, nghiên cứu sử dụng bảng hỏi này tiến hành khảo sát bằng cách việc phỏng vấn sâu các sinh viên được lựa chọn nhằm kiểm tra độ sáng tỏ của câu hỏi trong bảng hỏi Sau khi tổng hợp các phản hồi, bảng hỏi được nghiên cứu chỉnh sửa lần 2.

B5: Tiếp tục gửi bảng hỏi đã sửa lần 2, nghiên cứu tiếp tục tham khảo ý kiến từ các chuyên gia chuyên sâu lần nữa để kiểm tra mức độ khả thi, học thuật, logic và khoa học của bảng hỏi Kết thúc quá trình, bảng hỏi được chỉnh sửa lần 3 dựa trên những đóng góp của chuyên gia

B6: Sau khi chỉnh sửa lần 3, nghiên cứu một lần cuối soát lại kỹ lưỡng từ ngữ, nhất quán trong logic, khoa học mà ngữ nghĩa vẫn có thể đảm bảo sau đó hình thành bảng hỏi hoàn chỉnh Như vậy, sau ba lần chỉnh sửa có tiếp thu và cải tiến, nghiên cứu hoàn thiện và thiết kế bảng hỏi phù hợp với mục tiêu nghiên cứu (phụ lục).

Sơ lược về bố cục của phiếu khảo sát:

Phần 1: Thông tin chung về người trả lời phiếu khảo sát bao gồm: Giới tính, năm học tích lũy, quê quán, vị trí địa lý của trường đại học Người trả lời khảo sát thực hiện bằng cách tích (√) vào ô phù hợp Ngoài ra còn có một số thông tin người trả lời sẽ điền đó là tên trường đại học, ngành học, năm sinh, quốc tịch.

+ Người trả lời khảo sát trả lời câu hỏi về mức độ cởi mở của bản thân trong các mối quan hệ xã hội bằng cách tích (√) vào ô phù hợp theo thang điểm likert từ ① tới ⑤ cụ thể:

+ Tiếp theo, người khảo sát trả lời các câu hỏi liên quan tới các biến: Giáo dục khởi nghiệp, Kĩ năng chấp nhận rủi ro, Kĩ năng giải quyết vấn đề, Kĩ năng tư duy phản biện, Động lực nội tại, Nhận thức về tính khả thi, Định hướng khởi nghiệp bền vững, Ý định khởi nghiệp định hướng bền vững Người trả lời khảo sát thực hiện bằng cách tích (√) vào ô phù hợp theo thang điểm likert từ ① tới ⑤ cụ thể:

Phiếu khảo sát được thu gọn cho vừa đủ trong một tờ giấy nhằm múc đích ngắn gọn cho người trả lời dễ thực hiện.

3.3.3 Thiết kế và mẫu nghiên cứu định lượng

3.3.3.1 Thiết kế nghiên cứu định lượng

Thiết kế nghiên cứu định lượng được chia ra làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất: Nghiên cứu định lượng sơ bộ với mục đích đánh giá thử với cỡ mẫu nhỏ về độ tin cậy của thang đo và lọc đi những thang đo không phù hợp, cuối cùng có được phiếu khảo sát chính thức tạo điều kiện tốt nhất cho nghiên cứu định lượng chính thức Để thuận tiện cho việc nghiên cứu định lượng sơ bộ cũng như nghiên cứu chính thức sau này, nghiên cứu sử dụng kí hiệu viết tắt đại diện cho biến theo tiếng anh nhằm mã hóa các biến nghiên cứu có đề cập tới, trừ cái biến nhằm phân tích đa nhóm hoặc biến điều tiết Cụ thể như sau:

Bảng 3.4 Mã hóa các biến nghiên cứu

Biến Mã phân tích dữ liệu

Giáo dục khởi nghiệp EE1-3

Kĩ năng chấp nhận rủi ro RTK1-3

Kĩ năng giải quyết vấn đề PSK1-5

Kĩ năng tư duy phản biện CTK1-4 Động lực nội tại IM1-5

Nhận thức về tính khả thi PF1-5 Định hướng khởi nghiệp bền vững SEO1-7 Ý định khởi nghiệp định hướng bền vững SOEI1-3

Số năm đã học tại trường YEAR Địa chỉ thường trú (thay cho gia cảnh) ADDRESS

Mức độ cởi mở của bản thân trong các quan hệ xã hội OPEN

Nguồn: Tổng hợp của nghiên cứu Giai đoạn thứ hai: Để tiếp tục hoàn thành các mục tiêu, nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu định lượng chính thức Thực hiện bằng 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến để thu thập dữ liệu Sau đó với dữ liệu thu thập được, nghiên cứu tiến hành phân tích định lượng theo mô hình cấu trúc PLS - SEM bằng sử dụng hai phần mềm SPSS 23 và Smart PLS 3.3 để phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả nghiên cứu.

Mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bối cảnh nghiên cứu

4.1.1 Thực tiễn giáo dục khởi nghiệp trong các trường đại học tại Việt Nam

Thực tiễn hướng nghiệp trong những năm gần đây tại Việt Nam phần lớn được hình thành, phát triển ở mức định hướng qua 4 giai đoạn: giáo dục nghề, tư vấn nghề, tuyển chọn nghề và thích ứng nghề Những năm trước đó ở cấp độ trung học, giáo dục khởi nghiệp chưa nhận được sự quan tâm đúng mực Các hoạt động giáo dục khởi nghiệp chưa thực sự thiết thực, chưa có các chương trình đào tạo bài bản về các kỹ năng và môn học trong lĩnh vực khởi nghiệp nên học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học chưa tiếp cận được những nguyên lý cơ bản về kinh tế học và thực tiễn kinh doanh cần thiết.

Năm 2016 làn sóng khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ, học sinh đã bắt đầu được tiếp cận các nội dung liên quan đến khởi nghiệp trong sách giáo khoa, cụ thể là môn Công nghệ lớp 10 Trung học phổ thông tại Phần học “Tạo lập doanh nghiệp”, bao gồm

2 chương và 8 bài, được giảng dạy trong 11/54 tiết gồm các nội dung như: xem Giáo dục kinh doanh là một hình thức giáo dục hướng nghiệp - khởi nghiệp, Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, Tổ chức và quản lý doanh nghiệp, (Hà Trang, 2018) Bên cạnh đó, giáo dục hướng nghiệp được tích hợp vào giảng dạy trong phạm vi các bộ môn phù hợp (Giáo dục công dân, Công nghệ …) và các hoạt động giáo dục khác (giáo dục nghề phổ thông, giáo dục ngoài giờ lên lớp) qua đó cung cấp với các em học sinh nguồn thông tin đúng đắn về các ngành nghề cần thiết được phát triển ngay tại địa phương, giúp học sinh định hướng, phát triển năng lực nghề nghiệp tương ứng đồng thời khuyến khích tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp của giới trẻ Những thay đổi này đã cho thấy nỗ lực trong việc đổi mới, phát triển giáo dục khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Vào ngày 30/10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành đề án

“Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665) và giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì triển khai Thông qua cổng thông tin chính thức là Website dean1665.vn, Bộ Giáo dục và Đào tạo không ngừng hỗ trợ, khuyến khích hoạt động là cầu nối hữu ích giúp học sinh sinh viên có cơ hội tham gia vào Hành trình Khởi nghiệp, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về hoạt động của Đề án 1665. Đề án ra đời với mục đích thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp ở các bạn học sinh, sinh viên đồng thời cung cấp các kỹ năng, kiến thức về khởi nghiệp cho các bạn ngay trong thời gian học tập tại nhà trường; xây dựng môi trường tốt để học sinh, sinh viên được hỗ trợ, nuôi dưỡng và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, từ đó góp phần giúp học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm Tính đến cuối năm 2021, số lượng các cơ sở giáo dục đại học đưa nội dung khởi nghiệp thành môn học bắt buộc hoặc tự chọn đạt 33%, tăng 3% so với năm 2020; 75% số cơ sở đã tổ chức được các lớp đào tạo ngắn hạn về kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên (theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên trên báo Hà Nội mới) Ngành Giáo dục cũng đã hình thành mạng lưới 200 cán bộ tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo trên cả nước; tổ chức thí điểm xây dựng các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong trường phổ thông tại một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hòa Bình Những tỷ lệ rất đáng mừng đã xuất hiện, 70% các trường cao đẳng, trung cấp ,100% các học viện, trường đại học trên cả nước có ít nhất 05 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của các bạn học viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí chính phủ hoặc kết hợp với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Từ năm 2018, cuộc thi ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia SV.STARTUP được tổ chứ hàng năm với quy mô lớn nhất cả nước dành cho học sinh sinh viên toàn quốc do

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, kết hợp với các Bộ, Ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức, để khuyến khích, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho các bạn học sinh, mong rằng các em có sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, dám ước mơ và có khát vọng, sự kiên trì lớn để thực hiện được ước mơ, ý tưởng thành công Các bạn học sinh, sinh viên khi tham dự cuộc thi được tự do thể hiện ý tưởng và tìm kiếm cơ hội để thực hiện hóa những ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của mình Không chỉ vậy, đây còn là môi trường tốt, thích hợp để kết nối “3 nhà”: nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp Đối với nhà nước, nguồn nhân lực chất lượng cao chính là sản phẩm của một nền giáo dục và đào tạo tốt Với doanh nghiệp, SV.STARTUP là một sân chơi thú vị để khai phá các ý tưởng/dự án mới, tiềm năng để đầu tư và có thể mang lại lợi nhuận cho mình cũng như nhiều ích lợi cho cộng động, xã hội.

Phát biểu trong ngày hội khởi nghiệp SV.STARTUP 2020, Thứ trưởng Ngô ThịMinh khẳng định Bộ Giáo dục và Đào tạo đã luôn cố gắng và sẽ tiếp tục tạo nền tảng căn bản cho các bạn trẻ về tư duy, phương pháp một cách toàn diện Bởi đây là những yếu tố căn bản, muốn khởi nghiệp, muốn có sự đổi mới sáng tạo thì trước hết tư duy, phương pháp của giới trẻ phải đổi mới Đây là trách nhiệm và sứ mệnh của cả ngành giáo dục, của các cán bộ và giáo viên.

Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống chính sách, các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cũng đã được triển khai một cách đa dạng Đã hình thành và đưa vào hoạt động hiệu quả nhiều cộng đồng khởi nghiệp lớn như: Starthub.vn, Twenty.vn, Startup vn Không chỉ vậy, một số đơn vị ươm mầm đào tạo, giúp đỡ khởi nghiệp cũng bắt đầu xuất hiện trong khu vực tư nhân như: Topica Founder Institute, 5 Desire, Hatch!Program và khu vực công lập như khi các trường đại học thành lập các vườn ươm,…

4.1.2 Thực trạng về hoạt động khởi nghiệp của sinh viên tại Việt Nam trong vài năm gần đây

Theo con số thống kê của Tạp chí Echelon (được đề cập trên trang tin tức của UBND thành phố Hà Nội, 2021) vào năm 2021, có trên 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp; gần 50 cơ sở ươm mầm đào tạo khởi nghiệp, tổ chức thúc đẩy kinh doanh và khoảng 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam Các nỗ lực trên đã tạo nên nhiều thành công bước đầu, tuy nhiên nhìn vào thực tế hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn; các cá nhân, đội nhóm khởi nghiệp vẫn thiếu sự đào tạo bài bản, thiếu sự liên kết, kiến thức cũng như kỹ năng cơ bản và chưa đủ mạnh để có thể phát triển bền vững.

Tại khu vực Đông Nam Á Việt Nam hiện đang đứng thứ 3 về số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp, lọt top 20 nền kinh tế có tinh thần khởi nghiệp theo đánh giá của

Cơ quan Thương mại và Đầu tư của Chính phủ Australia Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp của sinh viên. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng khẳng định, khởi nghiệp là một trong những thước đo thành công của Chính phủ kiến tạo Người dân, đặc biệt là người trẻ khởi nghiệp càng nhiều thì nền kinh tế của chúng ta càng năng động, qua đó rèn luyện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Với mong muốn các doanh nghiệp khởi nghiệp có môi trường thuận lợi để hỗ trợ, phát triển Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” đã được Chính phủ phê duyệt (Thủ tướng Chính phủ, 2016), nhằm hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước có nhiều tiến triển.

Sau 4 năm thực hiện Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm2025”, hoạt động khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục phổ thông và đại học trên cả nước ngày càng có nhiều khởi sắc, góp phần hiện thực hóa nhiều ý tưởng khởi nghiệp,tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp Thành quả nổi bật trong hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp là sự tham gia tích cực của học sinh, sinh viên cả nước trong cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ IV phát động từ tháng 7-

2021 đã nhận được 400 dự án tham dự Ngày 27-3-2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao giải cho 20 dự án, trong đó có 2 dự án của học sinh phổ thông thuộc thành phố Hà Nội giành giải Nhì.

Bắt đầu từ năm 2018, Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên với trung tâm là cuộc thi Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp (SV- STARTUP) được

Bộ GDĐT tiến hành tổ chức Chỉ sau 3 năm cuộc thi được triển khai đã ngày càng có đông học sinh, sinh viên quan tâm và tham gia ở đa dạng lĩnh vực, ngành nghề với các dự án chất lượng Năm 2018, sự kiện có hơn 200 ý tưởng/dự án tham gia tranh tài; đến năm 2019 con số này tăngl lên nhanh chóng, gần gấp đôi năm trước (400 dự án) và đến năm 2020, sau gần 5 tháng phát động, hơn 600 ý tưởng/dự án của các bạn trẻ đã được gửi về cuộc thi.

Kết quả nghiên cứu định lượng

4.2.1 Kết quả thống kê mô tả

Hình 4.1 Thống kê theo giới tính

Nguồn: Nghiên cứu tổng hợp

Với kết quả 784 phiếu hợp lệ, nghiên cứu tiến hành phân tích số phiếu theo giới tính thu được 494 phiếu có giới tính nam, 290 phiếu có giới tính nữ Tỷ lệ nam chiếm 63% gần với mẫu đã khảo sát trong phần nghiên cứu định tính.

Theo số năm học tích lũy

Hình 4.2 Thống kê theo số năm học tích lũy

Nguồn: Nghiên cứu tổng hợp

Dựa vào hình 4.2 cho thấy số phiếu hợp lệ phân theo số năm học tích lũy phân bổ khá đồng đều, phù hợp với việc phân tích biến điều tiết.

Hình 4.3 Thống kê theo quê quán

Nguồn: nghiên cứu tổng hợp

Từ hình 4.3 Cho thấy kết quả khảo sát lựa chọn các khảo sát phù hợp và đồng đều giữa các khu vực xuất thân của sinh viên, phù hợp trong phần nghiên cứu vai trò của biến điều tiết.

> 4 hoặc mới tốt nghiệp Năm 4 Năm 3 Năm 2 Năm 1 23% 16%

Huyện (thuộc tỉnh) Thị xã Thành phố (thuộc Tỉnh) Huyện (thuộc TPTTTW) Quận

4.2.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy, độ giá trị của thang đo

Tất cả kết quả được nghiên cứu tổng hợp trích từ phần mềm SPSS 23 Kết quả chi tiết được thể hiện trong phần phụ lục 4.

Biến Giáo dục Khởi nghiệp (EE): Hệ số Cronbach’s Alpha của biến là 0.834 >

0.8 là kết quả tốt, thang đo có độ tin cậy cao Đồng thời hệ số tương quan biến tổng đều > 0.6 cho thấy rằng các thang đo đều có ý nghĩa.

Biến Động lực nội tại (IM): Thang đo IM5 (Khởi nghiệp là công việc mà tôi có thể làm việc theo cách của mình) không có độ tương quan biến tổng cao (0.136 < 0.3) điều này cho thấy nếu không được giải thích, nhiều người sẽ có những các nhìn nhận khác nhau về câu hỏi này Một số người cho rằng nó rất tiêu cực vì việc khởi nghiệp không thể là việc của 1 cá nhân Do đó nghiên cứu loại bỏ biến này khỏi thang đo và thực hiện kiểm định lại Sau khi kiểm định lại, hệ số Cronbach’s Alpha là 0.862 > 0.8 đảm bảo độ tin cậy rất tốt Đồng thời các hệ số tương quan biến tổng đều > 0.3 cũng được đảm bảo các thang đo là phù hợp.

Biến Kĩ năng chấp nhận rủi ro (RTK): Hệ số Cronbach’s Alpha > 0.7 đảm bảo thang đo có độ tin cậy tốt Hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất là 0.558 cũng được đảm bảo.

Biến Kĩ năng giải quyết vấn đề (PSK): Hệ số Cronbach's Alpha là 0.841 > 0.8 đảm bảo độ tin cậy rất tốt Các hệ số tương quan biến tổng đều > 0.5 do đó thang đo cũng được đảm bảo ý nghĩa của thang đo.

Biến Kĩ năng tư duy phản biện (CTK): Hệ số tương quan biến tổng của CTK4 không đạt yêu cầu (< 0.3) do đó nên bị loại khỏi thang đo Kết quả sau khi loại biến CTK4 ra khỏi thang đo Sau khi loại bỏ, hệ số Cronbach's Alpha > 0.819 đảm bảo độ tin cậy rất tốt Các hệ số tương quan biến tổng đều > 0.6 cũng đảm bảo độ giá trị tốt.

Biến Nhận thức về tính khả thi (PF): Hệ số Cronbach's Alpha là 0.863 > 0.8 đảm bảo độ tin cậy rất tốt Đồng thời hệ số tương quan biến tổng đều > 0.6 cũng đạt yêu cầu.

Biến Định hướng khởi nghiệp bền vững: Hệ số tương quan biến tổng đều lớn, giả trị nhỏ nhất là 0.666 đồng thời hệ số Cronbach's Alpha là 0.903 đảm bảo độ tin cậy của thang đo.

Biến Ý định khởi nghiệp định hướng bền vững: Hệ số Cronbach's Alpha là 0.742 đảm bảo độ tin cậy tốt, các hệ số tương quan biến tổng đều > 0.5 cũng đảm bảo độ giá trị của thang đo.

Như vậy sau khi loại bỏ các thang đo IM5 và CTK4, các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị.

4.2.3 Kết quả đánh giá mô hình đo lường

Sử dụng phần mềm Smart PLS, nghiên cứu thực hiện xây dựng mô hình nghiên cứu trong Smart PLS:

Hình 4.4 Mô hình nghiên cứu trong Smart PLS

Nguồn: Trích xuất kết quả nghiên cứu từ Smart PLS

Thực hiện sử dụng kỹ thuật PLS Algorithm để kiểm định các điều kiện của mô hình Kết quả tóm tắt được trình bày như sau:

Kết quả độ tin cậy tổng hợp:

Bảng 4.1 Độ tin cậy tổng hợp (Construct Reliability and Validity)

Tổng hợp của nghiên cứu từ Smart PLS

Kết quả ở Bảng 4.1 chỉ ra rằng các biến nghiên cứu đều có hệ số Cronbach Apha lớn hơn 0.7 đảm bảo độ tin cậy của thang đo theo phương pháp nghiên cứu định lượng trong chương 3 Đồng thời giá trị cũng cho thấy phương sai trích đều lớn hơn 0.6 cũng đảm bảo thang đo được sử dụng là rất tốt.

Kiểm định độ giá trị phân biệt của các biến nghiên cứu:

Bảng 4.2 Độ giá trị phân biệt (Discriminant Validity – Heterotrait-Monotrait

CTK EE IM PF PSK RTK SEO SOEI

Tổng hợp của nghiên cứu từ Smart PLS

Từ kết quả của bảng 4.2 cho thấy các giá trị trong bảng đều nhỏ hơn 0.85 Giá trị lớn nhất là 0.695, theo tiêu chuẩn đã nêu ở chương 3, các thang đo đảm bảo độ giá trị phân biệt rất tốt.

Kiểm định độ giá trị hội tụ:

Bảng 4.3 Bảng hệ số tải của các nhân tố (Outer Loadings)

CTK EE IM PF PSK RTK SEO SOEI

CTK EE IM PF PSK RTK SEO SOEI

Tổng hợp của nghiên cứu từ Smart PLS

Tất cả các thang đo đều có hệ số tải lớn hơn 0.7 đảm bảo cho việc hội tụ giá trị đồng thời các thang đo cũng hội tụ về giá trị của biến từ đó đảm bảo cho việc tiếp tục thực hiện nghiên cứu (Hair và cộng sự, 2014).

Tổng hợp của nghiên cứu từ Smart PLS

Kết quả cho thấy SOEI được giải thích 23.2% bởi mô hình là một giá chưa được tốt Điều này được đánh giá là do GDKN chỉ là một phần tạo nên động lực để sinh viên có ý định khởi nghiệp định hướng bền vững trong khi còn một số nhân tố khác như thái độ, chuẩn chủ quan, v.v chưa được đề cập tới trong mô hình Dựa trên mục tiêu nghiên cứu là đánh giá tác động của GDKN tới ý định khởi nghiệp định hướng bền vững thì điều này vẫn có thể chấp nhận được nhưng cần thực hiện tiếp các kiểm định để đánh giá mô hình.

CTK EE IM PF PSK RTK SEO SOEI

Tổng hợp của nghiên cứu từ Smart PLS

Từ kết quả ở phụ lục 5 cho thấy, hệ số f-square của SEO tác động tới SOEI là0.145 tương đối tốt Hệ số f-square của biến CTK tác động tới SEO tương đối cao(0.280) cho thấy rằng CTK có quan hệ chặt chẽ với SEO Qua đó thấy rằng có những tác động ấn tượng trong mô hình và có thể là nhân tố chủ đạo thúc đẩy ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của các sinh viên tại Việt Nam.

Kiểm định đa cộng tuyến bằng VIF:

Tổng hợp của nghiên cứu từ Smart PLS

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM 106 5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Mối quan hệ tích cực của giáo dục khởi nghiệp tới động lực nội tại, kỹ năng đánh giá rủi ro, kỹ năng xử lý vấn đề và kỹ năng tư duy phản biện của sinh viên

Nghiên cứu phát hiện giáo dục khởi nghiệp có tác động tích cực tới động lực nội tại, kỹ năng đánh giá rủi ro, kỹ năng xử lý vấn đề và kỹ năng tư duy phản biện của sinh viên Thật vậy, các mong muốn, đam mê nội tại trong sinh viên được khơi dậy khi sinh viên tiếp cận đúng với những gì họ mong muốn, mà ở đây, giáo dục khởi nghiệp truyền tải điều này Giáo dục khởi nghiệp thôi thúc các khao khát có sẵn trong bản thân sinh viên, từ đó hình thành hệ tư tưởng vững chắc tham gia định hướng ý định khởi nghiệp. Không chỉ vậy, giáo dục khởi nghiệp là môi trường thiết lập và cải thiện các kỹ năng quan trọng như đánh giá rủi ro, xử lý vấn đề và khả năng tư duy phản biện Có một só nghiên cứu chỉ ra rằng, khả năng đánh giá và năng lực khởi nghiệp không phải là những năng lực bẩm sinh, đây là kết quả do quá trình đào tạo, giáo dục hình thành nên.

Phát hiện này cho thấy sự tương đồng với nghiên cứu Mwasalwiba (2010) khi chỉ ra rằng giáo dục khởi nghiệp tác động rõ ràng và sâu sắc tới động lức nội tại của sinh viên Một tinh thần khởi nghiệp không chỉ có cơ hội nhận dạng, phát triển kinh doanh, khả năng tự làm chủ, chủ động hành động định hướng, từ đó thắp cháy đam mê, nhiệt huyết và khát khao của sinh viên Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Mone

(2018) Mone khẳng định kỹ năng xử lý rủi ro được sử dụng trong giáo dục hướng đến mục tiêu của giáo dục là gia tăng khả năng của cá nhân trước vấn đề của cuộc sống. Đánh giá rủi ro là kỹ năng quan trọng trong quá trình khởi nghiệp Quan điểm này tương thích với Lumpkin và Dess (1996) khi nhận định kỹ năng đánh giá rủi ro là một kỹ năng thiết yếu trong tinh thần khởi nghiệp Về kỹ năng quyết định, kết quả nghiên cứu cũng khẳng định một lần nữa tính đúng đắn của nghiên cứu Yalcin (2018) rằng nhóm kỹ năng này đã đóng vai trò thiết yếu, nắm vị trí quan trọng trong lợi thế cạnh tranh của cá nhân đối với cộng đồng Vì vậy, hệ thống giáo dục khởi nghiệp đang nỗ lực hướng đến mục tiêu đổi mới tinh thần khởi nghiệp và gia tăng khả năng ra quyết định của cá nhân. Đồng thời, Hiệp hội Nghiên cứu khởi nghiệp cũng chỉ ra rằng, giáo dục khởi nghiệp chiếm 2 trong 12 yếu tố hình thành nên hệ sinh thái khởi nghiệp tiến bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp Theo công bố của World Bank 2014: “Trong

20 năm qua, các chương trình GD&ĐTKN đã mọc lên như nấm, hứa hẹn và có tiềm năng thúc đẩy các kỹ năng và thái độ khởi nghiệp”.

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, giáo dục khởi nghiệp được sự đặc biệt quan tâm của Chính phủ và cơ quan các cấp Công tác nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp hoặc ý tưởng khởi nghiệp cũng được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và các nhà nghiên cứu Các chương trình giáo dục khởi nghiệp được đầu tư tổ chức với quy mô lớn Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của các chương trình giáo dục đang ở mức hạn chế. Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam và các cơ sở giáo dục khởi nghiệp cần nghiên cứu và triển khai hiệu quả hơn thông qua lộ trình, giáo trình bài bản Học hỏi và tham khảo các chương trình giáo dục khởi nghiệp tiên tiến trên thế giới cũng là một phương pháp được đánh giá cao Từ đây, có thể khẳng định rằng, giáo dục khởi nghiệp là cơ sở, nên tảng thúc đẩy sự phát triển về động lực nội tại của sinh viên và các kỹ năng thiết yếu về đánh giá rủi ro, giải quyết vấn đề và tư duy phản biện.

Mối quan hệ tích cực của động lực nội tại, kỹ năng đánh giá rủi ro, kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện tới nhận thức về tính khả thi kinh doanh và thái độ hướng tới định hướng bền vững của sinh viên

Động lực nội tại, các kỹ năng liên quan đến đánh giá rủi ro, kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện có tác động tích cực phát triển nhận thức về tính khả thi kinh doanh và thái độ hướng tới định hướng phát triển bền vững của sinh viên Thật vậy, khi hình thành đầy đủ các kỹ năng trên, sinh viên xây dựng được hệ thống năng lực để có thể đánh giá được mức độ khả thi của kế hoạch khởi nghiệp Đồng thời đối với định hướng bền vững, cũng cần có sự thúc đẩy của các yếu tố trên.

Kết quả nghiên cứu phù hợp với nhận định của Krueger (1993) Ông cho rằng, mong muốn kinh doanh được nhận thức mô tả mức độ hấp dẫn mà một cá nhân nhận thấy khi trở thành một doanh nhân và tính khả thi trong kinh doanh được nhận thức là mức độ tin tưởng của một người rằng họ sở hữu các kỹ năng và kiến thức cần thiết để trở thành một doanh nhân Khởi nghiệp bền vững khác với khởi nghiệp thương mại là kết quả của việc tập trung vào việc kết hợp các loại giá trị khác nhau - cụ thể là giá trị xã hội, môi trường và kinh tế (Hockerts và Wustenhagen, 2010; Shepherd và Patzelt, 2010) Do đó, trong nghiên cứu này cũng đồng quan điểm với các nghiên cứu về mô hình ý định kinh doanh trong bối cảnh tinh thần khởi nghiệp bền vững nên bao gồm thái độ đối với tính bền vững, vì thái độ được định hình bởi các ưu tiên giá trị, các ý định định hình và các hành vi tiếp theo (Fischer và Schwartz, 2011 ; Schwartz, 1992) Hơn nữa, những cá nhân hướng tới phát triển bền vững và bảo tồn thiên nhiên cũng có xu hướng hành động theo các giá trị của họ (Bruyere và Rappe, 2007; Wagner, 2012).

Thực tế cho thấy, tỷ lệ sinh viên Việt Nam thực hiện khởi nghiệp đang gia tăng trong những năm gần đây Tuy nhiên, mức độ định hướng và nhận thức tính khả thi đang chưa cao Kết quả nghiên cứu hiện tại hàm ý các yếu tố thức đẩy năng lực nhận thức và định hướng khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam Các cá nhân cần đánh giá mức độ đầy đủ của các kỹ năng và khả năng của họ (tính khả thi) để thành công trong trường hợp có cơ hội cụ thể đó cũng như mong muốn tự kinh doanh so với các lựa chọn nghề nghiệp khả thi khác Đồng thời, các cơ sở giáo dục cần phát triển các chương trình hoàn thiện kỹ năng mềm cho sinh viên.

Mối quan hệ tích cực giữa nhận thức về tính khả thi kinh doanh và thái độ hướng tới định hướng bền vững tới ý định khởi nghiệp bền vững của sinh viên

Từ nhận thức về tính khả thi và thái độ hướng tới định hướng bền vững là giai đoạn cuối cùng từ giáo dục khởi nghiệp hình thành ý định khởi nghiệp Khi đáp ứng được các kĩ năng cần thiết, sinh viên có đủ năng lực để nhận ra rằng liệu các ý định ban đầu có mang tính khả thi cao và hướng tới sự phát triển bền vững hay không Điều này làm tăng sự tự tin, từ đó thôi thúc sinh viên xây dựng ý định và tiến hành thực hiện trong tương lai Từ đó cho thấy, ý định khởi nghiệp của sinh viên được xây dựng hiệu quả trên cơ sở nền tảng về những nhận thức hoàn thiện.

Định hướng phát triển giáo dục khởi nghiệp ở Việt Nam

Phát triển ý định khởi nghiệp của sinh viên là một trong những xu hướng phát triển kinh tế -xã hội trên toàn thế giới, tạo động lực tăng trưởng trong đổi mới, sáng tạo. Sinh viên đại diện cho thế hệ mới với ưu điểm vượt trội về khả năng thích nghi, ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển lối tư duy sáng tạo Đứng trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế hiện nay, phát triển ý tưởng khởi nghiệp được coi là một công cụ hữu hiệu đối phó với sự năng động của nền kinh tế, đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường Hơn nữa, các ý tưởng khởi nghiệp là nền tảng của tư duy đổi mới, sáng tạo, khai thác các biên giới công nghệ, tạo ra thị trường mới, từ đó đưa nền kinh tế phát triển vượt bậc Chính vì vậy, phát triển ý tưởng khởi nghiệp đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư phát triển trong những năm gần đây Không chỉ vậy, nhiều quốc gia đặt thúc đẩy ý tưởng khởi nghiệp là mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh tế-xã hội Gần đây, ý định khởi nghiệp bền vững đã được đề xuất là cũng đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, chẳng hạn như nghèo đói, đói và sự nóng lên toàn cầu theo nghiên cứu Porter và Kramer (2011) Khởi nghiệp bền vững không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn tạo ra nhiều giá trị hơn đối với môi trường và xã hội.

Giáo dục khởi nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nuôi dưỡng và khai thác hiệu quả ý tưởng khởi nghiệp ở sinh viên Đây được xem là động lực thúc đẩy cũng như tạo định hướng để ý tưởng khởi nghiệp trở nên rõ ràng, cụ thể và thiết thực hơn Tuy nhiên, cách thức để xây dựng một chương trình giáo dục khởi nghiệp hiệu quả đang là câu hỏi lớn đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Thực tế chỉ ra rằng, năng lực xây dựng các ý tưởng khởi nghiệp thường được hình thành rõ ràng hơn thông qua quá trình đào tạo và học tập Để phát triển giáo dục khởi nghiệp một cách hiệu quả theo đường lối đúng đắn, Việt Nam đề ra những mục tiêu, định hướng phát triển ý tưởng khởi nghiệp ở sinh viên, đặc biệt là khởi nghiệp định hướng bền vững.

Mục tiêu phát triển giáo dục khởi nghiệp ở Việt Nam:

Thúc đẩy giáo dục khởi nghiệp được xem là mục tiêu chiến lược quan trọng đối với Việt Nam, là tiền đề Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên đại lộ tăng trưởng bền vững. Để có được những bước chuyển mình đột phá, Việt Nam đã đề ra một số mục tiêu nhất định trên nhiều khía cạnh.

Thứ nhất, xây dựng văn hóa tích cực về khởi nghiệp.

Những thái độ tích cực của xã hội có tác động trực tiếp tới ý định khởi nghiệp và hành vi khởi nghiệp Việc xã hội có thái độ tích cực trong công tác giáo dục khởi nghiệp đem lại sự tự tin, thúc đẩy đam mê, khát khao của khởi nghiệp của sinh viên Đồng thời, đây cũng là động lực thúc đẩy Chính phủ ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ giáo dục khởi nghiệp nước nhà, đặc biệt khởi nghiệp bền vững, nâng cao giá trị xã hội

Thứ hai, Chính phủ thực hiện chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp non trẻ, tạo điều kiện doanh nghiệp xây dựng và phát triển bền vững.

Sự hỗ trợ, đồng hành của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ vay vốn đầu tư tạo động lựuc mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp mới bước vào thị trường, tạo dựng tinh thần bền bỉ trong quá trình khởi nhiệp Đồng thời, điều này khẳng định sự quan tâm của chính quyền nhà nước một cách gần gũi.

Thứ ba, Nhà nước đảm bảo quyền tự do sáng tạo của mỗi cá nhân, doanh nghiệp.

Nhà nước có chính sách về cấp bằng sáng chế cũng như bảo vệ tài sản trí tuệ của các nhân, doanh nghiệp Đặc biệt, nhà nước quy định các điều luật chặt chẽ đảm bảo quyền của người sáng chế cũng như xử phạt nghiêm khắc trước các hành vi sao chép, sử dụng phát minh vi phạm pháp luật.

Thứ tư, phát triển hệ thống giáo dục khởi nghiệp. Đầu tư phương pháp giáo dục, cơ sở hạ tầng và ngườn lực đào tạo nhằm nâng cao chất lượng các khóa đào tạo khởi nghiệp

Thứ năm, thiết lập có một thị trường năng động và cơ sở hạ tầng thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận thị trường.

Thị trường kinh doanh được Chính phủ đặc biệt đầu tư phát triển trong và ngoài nước Việt Nam tăng cường quan hệ hữu hảo với nhiều quốc qia trên thế giới, đặc biệt như Mỹ, Nhật Bản, hàn Quốc, Nga Đồng thời, Việt Nam không ngừng nỗ lực tham gia ký kết các hiệp định thương mại quốc tế Từ đó, tạo môi trường kinh tế mở cửa, thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiẹp trong nước Đồng thời, tạo điều kiện doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ sáu, Chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận nguồn vốn hiệu quả

Các doanh nghiệp khởi nghiệp thường có khả năng gọi vốn thấp Vì vậy, việc gọi vốn trở thành một khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp Hiểu được những khó khăn đó, Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp theo nhiều gói khác nhau, nhằm giúp đỡ doanh nghiệp vững vàng trên những bước đi đầu tiên.

Cuối cùng, Chính phủ tiển hành khuyến khích tổ chức các chương trình về khởi nghiệp hay gọi vốn đầu tư Điều này giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều kênh vốn khác nhau Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong công tác gọi vốn và không bị phụ thuộc nhiều vào các khoản vay Chính phủ, ngân hàng.

Kinh nghiệm phát triển giáo dục khởi nghiệp trên thế giới

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển khởi nghiệp giáo dục, trở thành những quốc gia vượt trội về nguồn lực chất lượng trong tư duy và năng lực khởi nghiệp.

5.3.1 Kinh nghiệm đến từ Mỹ

Mỹ là một trong số các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới Năm

1947, khóa học đầu tiên về khởi nghiệp được tổ chức tại Trường Kinh doanh Harvard.

Và kể từ đó, các chương trình giáo dục khởi nghiệp ở Mỹ mọc lên như nấm và nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu Có thể nói, Mỹ là đất nước khởi đầu cho sự phát triển của giáo dục khởi nghiệp Theo Mỹ, chiến lược duy trì vị thế cạnh tranh chính là tinh thần khởi nghiệp Qua nhiều năm phát triển, nền giáo dục khởi nghiệp của Mỹ đã mang lại những thành công ngoài sức tưởng tượng, đặc biệt trong xây dựng văn hóa khởi nghiệp và kỹ năng khởi nghiệp Theo số liệu thống kê năm 2014, sinh viên ở quốc gia này cảm thấy thích thú với những sản phẩm hay tác động mà các công ty công nghệ ở đây sáng tạo ra và họ mong muốn được cống hiến cho lĩnh vực này.

Sớm nhận thấy vai trò quan trọng của giao giục khởi nghiệp trong chiến lược tăng trưởng của quốc gia, Mỹ sớm hình thành các chính sách xây dựng nền tảng vững chắc và hỗ trợ phát triển văn hóa khởi nghiệp ở nước nhà Trên cơ sở đó, hành loạt công ty ở Mỹ phát triển thành những tập đoàn hùng mạnh, khiến nền kinh tế Mỹ phát triển vượt bậc và không ngừng giữ vị trí đầu bảng từ trước tới nay Theo quan điểm ở nước

Mỹ, yếu tố cốt lõi tạo nên sự thính vượng của quốc gia là tinh thần khởi nghiệp của người Mỹ, đặc biệt là thế hệ sinh viên Điều này là một minh chứng khẳng vai trò quyết định của giáo dục khởi nghiệp tại các trường đại học.

Theo những nhà chính sách ở Mỹ, đại học là khởi đầu cho sự phát triển kinh tế của quốc gia Đồng thời, Mỹ cũng tăng cường công tác nghiên cứu giáo dục khởi nghiệp, song song với áp dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật vào quá trình phát triển tiến bộ trong giáo dục khởi nghiệp Mỹ là một quốc gia có sự phát triển vượt trội về khoa học công nghệ, đây là một động lực giúp cho các chính sách cũng như quá trình thực hiện phát triển giáo dục khởi nghiệp diễn ra thuận lợi hơn, hiệu quả hơn. Ở Mỹ, văn hóa khởi nghiệp đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo riêng và trải dài với hàng nghìn trường đại học tiến hành bổ sung và áp dụng hiệu quả bộ môn này Không dừng lại ở đó, Mỹ xây dựng hệ thống truyền thông hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức của người dân về phát triển giáo dục khởi nghiệp Theo thống kê cho thấy, có hơn 40 tờ báo và tạp chí chuyên ngành, hàng trăm trung tâm và hàng chục tổ chức chuyên nghiệp trong thúc đẩy GD&ĐTKN Từ đó, Mỹ thành công truyền tải vai trò quyết định của đào tạo khởi nghiệp tới toàn bộ dân chúng Đây là cơ sở hình thành hệ sinh thái văn hóa khởi nghiệp trên toàn quốc Sự phát triển về khoa học công nghệ, nguồn giáo sư, chuyên gia nghiên cứu, phân tích chất lượng kết hợp với sự khéo léo trong các quyết định chính sách tạo nên sự thành công rực rỡ trong nâng cao chất lượng giáo dục khởi nghiệp.

Tại các trường đại học ở Mỹ, giáo dục khởi nghiệp được chia làm nhiều cấp độ, cụ thể như tiến sỹ, thạc sĩ, cử nhân với hệ thống phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng Đồng thời, Mỹ coi trọng vai trò liên kết giữa giáo dục tại các trường đại học và các doanh nghiệp, hiệp hội khởi nghiệp, đặc biệt đối với ngành công nghiệp Tại quốc gia này, ranh giới giữa giới học thuật và các doanh nghiệp gần như được xóa nhòa. Nhiều nhân sự thực hiện công việc trong các tập đoàn và tổ chức công có thể đến hoặc đi từ các trường đại học Kiến thức khởi nghiệp ở Mỹ mang giá trị thực tiễn rất cao, ngay cả trong các chương trình đào tạo, việc thức hành các bài tập thực tiễn là điều không thể thiếu Vì vậy, sinh viên tại Mỹ tiếp thu một cách hiệu quả các luồng kiến thức chất lượng này, đồng thời lồng ghép hiệu quả giữa lý thuyết và thực tiễn Chính vì vậy, sinh viên Mỹ xây dựng tốt các ý định khởi nghiệp và xác suất hiện thực hóa các ý định khởi nghiệp là rất cao Đồng thời, những kiến thức về khởi nghiệp rất thực tế được truyền đạt từ các doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên Các sinh viên có thể tiếp cận và trao đổi với nhân sự của doanh nghiệp, thậm chí là các cấp lãnh đạo của foanh nghiệp một cách dễ dàng.

Mỹ được xem là quốc gia có lợi thế trong nhiều lĩnh vực Chính vì vậy, xác suất khởi nghiệp được tăng lên đáng kể Hơn nữa, Mỹ cũng là một trong những quốc gia đi đầu về mục tiêu phát triển bền vững Chính vì vậy, Mỹ phát triển nhiều chính sách ưu tiên cho phát triển ý tưởng khởi nghiệp bền vững Trong khi đó, các trường đại học được xem là những ngôi trường danh giá trên toàn thế giới luôn tiên phong về sự phát triển của các sáng kiến kinh doanh tri thức Chính vì vậy, Mỹ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong những năm qua và không ngừng phát triển với cương vị tiên phong trong giáo dục khởi nghiệp bền vững nói riêng và sự phát triển về kinh tế nói chung Do đó,

Mỹ đem lại cho Việt Nam nhiều bài học trong công cuộc phát triển giáo dục khởi nghiệp, đi lên phát triển kinh tế bền vững.

5.3.2 Kinh nghiệm đến từ Trung Quốc

Giáo dục về tinh thần khởi nghiệp đến với Trung Quốc muộn, nhưng là một quốc gia đang phát triển điển hình về các tính năng quản lý (Yan và Grey, 1994) và hành vi công dân có tổ chức (Farh và Organ, 2004), dữ liệu kinh tế xã hội của Trung Quốc cung cấp hiểu rõ hơn về cách giáo dục tinh thần khởi nghiệp của các các nước đã phát triển.

Khái niệm giáo dục khởi nghiệp không được chính thức đưa vào Trung Quốc cho đến năm 1989, khi UNESCO tổ chức Hội thảo Giáo dục Quốc tế Hướng đến thế kỷ XXI tại Bắc Kinh Năm 1998, Ủy ban Trung ương của Liên đoàn Thanh niên Cộng sản, Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, và Liên đoàn Sinh viên Toàn Trung Quốc, phối hợp với các trường đại học và cao đẳng, tổ chức Cuộc thi Kế hoạch Kinh doanh của Sinh viên Đại học Quốc gia “Challenge Cup” Vào tháng 4 năm 2002, MOE đã chỉ định chín trường đại học làm cơ sở thí điểm giáo dục khởi nghiệp Kể từ đó, các trường cao đẳng và đại học khác đã làm theo, thiết kế và cung cấp các khóa học khởi nghiệp của riêng họ Trong mười năm qua, giáo dục khởi nghiệp ở Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng Sau đây là một số đặc điểm của giáo dục khởi nghiệp ở Trung Quốc.

Số lượng sách giáo khoa và sách nói chung về tinh thần khởi nghiệp tăng liên tục và được sự quan tâm của phần lớn dân chúng ở quốc gia này.

Trung Quốc xem giáo dục khởi nghiệp là một kênh quan trọng để nuôi dưỡng nhận thức của sinh viên đại học về khởi nghiệp và nâng cao khả năng thực tế của họ trong quá trình đổi mới và phát triển kinh doanh.

Trong quá trình phát triển vượt bậc của Trung Quốc, đặc biệt trong ngành công nghiệp đã dẫn tới thực trạng môi trường sông tại Trung Quốc xuống cấp nặng nề Từ đó,Trung Quốc mới rút ra bài học về phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường Đặc biệt, Trung Quốc tiến hành đặt mục tiêu chiến lược quốc gia trên cơ sở 17 nguyên tắc phát triển bền vững của Thế giới Từ quá trình nhận thức này, Trung Quốc tiến hành xây dựng nhiều chính sách tập trung vào phát triển giáo dục khởi nghiệp, đặc biệt các ý tưởng về khởi nghiệp định hướng bền vững. Đặc biệt, năm 2011 được xem là cột mốc đánh dấu việc Trung Quốc ban hành các chính sách để “thúc đẩy việc làm thông qua khởi nghiệp”, hướng tới tinh thần ủng hộ toàn diện về phát triển giáo dục khởi nghiệp khởi nghiệp Nhờ vậy, Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu đáng khen ngợi và đưa ra nhiều bài học quý giá về sự phát triển vượt bậc cho Việt Nam Các chính sách ban hành về giáo dục khởi nghiệp được áp dụng hiệu quả trên cơ sở khung pháp lý chặt chẽ.

Hơn nữa, Chính phủ Trung Quốc sớm tiến hành tổ chức nhiều cuộc khi về khởi nghiệp sáng tạo đối với sinh viên Đặc biệt phải kể đến cuộc thi vào năm 1998 tại Đại học Thanh Hoa, sự kiện này được xem là những bước đi đầu tiên trong sự phát triển của giáo dục khởi nghiệp tại đất nước này Những bước đi tiếp theo được thể hiện qua việc Chính phủ Trung Quốc triển khai các thí điểm áp dụng giáo dục khởi nghiệp, từ đó phân tích, đánh giá và rút kinh nghiệm phát triển trên diện rộng Các thí điểm được thực hiện với đa dạng các phương pháp để tích hợp phương pháp hiệu quả áp dụng trên cả nước Đây được xem là một trong những chính sách quan trọng đánh dấu sự phát triển của giáo dục khởi nghiệp ở Trung Quốc Không dừng lại ở đó, các chương trình về kinh doanh, khởi nghiệp thường xuyên được tổ chức tại các trường đại học.

Cụ thể là chương trình “Biết về kinh doanh” được tổ chức năm 2005 thức đẩy một lượng lớn sinh viên tham gia và nung nấu ý tưởng khởi nghiệp từ đó Qua sự kiện này, vai trò của giáo dục khởi nghiệp được đẩy lên cao hơn, quan trọng hơn, và khẳng định sự nỗ lựuc của chính quyền Trung Quốc Đồng thời, cho thấy mối quan hệ sâu sắc giữa các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp và các trường đại học, ba đơn vị này là nòng cốt giúp cho sự phát triển về giáo dục khởi nghiệp được vận hành liên tục và hiệu quả

5.3.3 Kinh nghiệm đến từ Singapore

Singapore là một trong số các quốc gia đi đầu về văn hóa đổi mới, sáng tạo với các chỉ số thúc đẩy khởi nghiệp đứng đầu thế giới Điều này thể hiện sự hoạt động hiệu quả của Chính phủ quốc gia này trong phát triển giáo dục khởi nghiệp, đặc biệt khởi nghiệp bền vững Các chính sách do Singapore ban hành được thực hiện hiệu quả nhờ vào sự đồng bộ từ cấp trung ương đến cấp địa phương, từ Chính phủ đến các hiệp hội khởi nghiệp, đến nhà trường Đồng thời, công tác quản lý, giám sát của Chính phủ cũng được thục hiện một cách rõ ràng, chặt chẽ Theo Singapore, sự đồng bộ giữa các cấp chính quyền, giữa Chính phủ với nhà trường và các doanh nghiệp là chìa khóa thúc đẩy sự thành công trong phát triển giáo dục khởi nghiệp ở quốc gia này Đặc biệt, việc giáo dục khởi nghiệp được đất nước Singapore xem là nhiệm vụ quan trọng trong mục tiêu phát triển chiến lược.

Các chính sách của Singapore như sau:

Một số gợi ý hoặc khuyến nghị cho các nhà quản lý

5.4.1 Các giải pháp phát triển giáo dục khởi nghiệp ở Việt Nam Để tạo điều kiện phát triển tối đa năng lực sinh viên trong phát triển hành vi khởi nghiệp, Việt Nam cần có những biện pháp cụ thể, thiết thực giúp sinh viên nói riêng và tất cả mọi người nói chung hiểu về vai trò quan trọng của giáo dục khởi nghiệp TheoLiên Hợp quốc, thúc đẩy phát triển khởi nghiệp, đặc biết khởi nghiệp bền vững là một trong những mục tiêu để phát triển bền vững của thế giới Trong đó, để phát triển ý tưởng khởi nghiệp bền vững ở sinh viên, giáo dục khởi nghiệp là yếu tố nền tảng quan trọng Chính vì vậy, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển giáo dục khởi nghiệp như sau:

Thứ nhất, vai trò giáo dục khởi nghiệp là vô cùng quan trọng và cần phổ biến rộng rãi đối với sinh viên Chính vì vậy, nên đưa khởi nghiệp thành một môn học tự chọn tại các trường đại học, cao đẳng.

Chính phủ, Bộ giáo dục và các trường học tuy đã nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục khởi nghiệp, nhưng việc tiến hành các chương trình giáo dục khởi nghiệp chưa phổ biến, thậm chí ít được quan tâm Một số chương trình giáo dục khởi nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu của sinh viên về cả số lương và chất lượng Cụ thể, các chương trình giáo dục khởi nghiệp thường được tổ chức thành một buổi vào một vài dịp đặc biệt mà không được tổ chức thường xuyên Với thời lượng một vài buổi nhỏ và không liên tục, điều này không đảm bảo có thể thúc đẩy động lực nội tại bên trong sinh viên hay cải thiện các kỹ năng về tư duy phản biện, kỹ năng đánh giá rủi ro Cũng như đã đề cập ở trên, việc đào tạo không thường xuyên tức là tạo ra các khoảng cách về thời gian, từ đó có thể làm hao mòn ý chí, quyết tâm của sinh viên đối với khởi nghiệp Điều này tạo ra những hạn chế to lớn trong việc tiếp cận ý giáo dục khởi nghiệp ở sinh viên. Chính vì vậy, việc tổ chức khởi nghiệp thành một bộ môn tự chọn giúp cải thiện những vấn đề này Những sinh viên có sẵn những động lực nội tại về khởi nghiệp hoặc những sinh viên mong muốn được tiếp cận với khởi nghiệp có thể dễ dàng đăng kí học và được tiếp cận một cách cụ thể, thường xuyên hơn Từ đó, sinh viên phần nào thích thú và quan tâm nhiều hơn, quá trình tiếp cận thường xuyên tu luyện tinh thần kiên quyết hơn trong khởi nghiệp Đồng thời quá trình rèn luyện các kỹ năng cũng trở nên hiệu quả hơn.

Thứ hai, giáo dục khởi nghiệp cần được xây dựng thành một hệ thống giáo dục hợp lý, đồng bộ, thống nhất Đây là cơ sở để công tác giáo dục khởi nghiệp trở nên hiệu quả, chất lượng hơn.

Vấn đề giáo dục khởi nghiệp cần thiết được thực hiện, tuy nhiên thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao? Điều này yêu cầu giáo dục khởi nghiệp phải xây dựng hệ thống giảng dạy thống nhất chất lượng Cụ thể, công tác giảng dạy cần được đầu tư về giáo trình, cơ sở hạ tầng, có sự đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống, cũng như sự phân chia hợp lý theo các lĩnh vự chuyên môn Đặc biệt, đối với giáo dục khởi nghiệp,cập nhật sự thay đổi liên tục của thị trường, xu hướng kinh doanh là những nhân tố quyết định chất lượng giảng dạy Việc xây dựng hệ thống giáo dục vừa đáp ứng kiến thức vừa ứng dụng thực tiễn sẽ giúp sinh viên tăng sự hiểu biết, tự tin và khả năng nhận thức tính khả thi… Giáo dục nước nhà luôn hướng tới phát triển tư duy đổi mới sáng tạo ngay cả trong học tập và lao động Đổi mới, sáng tạo trong giáo dục khởi nghiệp đặc biệt quan trọng và cần sựu chú tâm của nhà nước hơn Việc thường xuyên đặt vấn đề và độc đáo Trước bối cảnh hiện nay, thế giới hướng tới xu hướng phát triển bền vững. Chính vì vậy, giáo dục khởi nghiệp bền vững được xem là khoản đầu tư cho tương lai, vừa phát triển ý tưởng khởi nghiệp vừa xây dựng định hướng phát triển bền vững đối với thế hệ mới Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức gấp đôi yêu cầu nền giáo dục khởi nghiệp có cơ chế quản lý và giảng dạy phù hợp, tiến bộ.

Thứ ba, sự chia sẻ của các chuyên gia có trình độ chuyên môn, kinh nghiệp phong phú tạo động lực to lớn cho sinh viên cũng như đem lại những bài học quý giá đằng sau mỗi câu chuyện Chính vì điều đó, việc tổ chức mời các chuyên gia chia sẻ về khởi nghiệp cho sinh viên cũng giữ vai trò quan trọng.

Ngoài các bài học lý thuyết, việc tích hợp với các kinh nghiệm hay câu chuyện từ các chuyên gia, nhà kinh doanh là công cụ hữu hiệu thôi thức động lực trong mỗi sinh viên Kinh nghiệm từ những người đi trước luôn là vốn quý cho những người đi sau. Nhờ những kinh nghiệm ấy, người học hỏi -sinh viên có thể rút ngắn thời gian khởi nghiệp, hạn chế sai lầm không đáng có, và nhanh chóng đi đến thành công Chính vì vậy, rất cần sự phối hợp giữa các giảng viên chuyên môn và các chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Thứ tư, tăng cường tổ chức các cuộc thi, chương trình về khởi nghiệp bền vững và các vấn đề liên quan đến khởi nghiệp.

Các cuộc thi là nơi khơi dậy sự sáng tạo của sinh viên Thông qua các cuộc thi, sinh viên nhận được những kinh nghiệm hữu ích về khởi nghiệp Đây có thể được xem là các sân tập duyệt cho các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên Vì vậy, tổ chức các chương trình, cuộc thi tạo nên môi trường tìm hiểu năng động và tạo động lực thúc đẩy thế hệ sinh viên Việt trẻ khởi nghiệp hiện nay.

Thứ năm, tạo sự kết nối giữa nhà trường và các hiệp hội doanh nghiệp, phát triển và liên kết với các hiệp hội khởi nghiệp. Để hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững mạnh mẽ, chất lượng, sự liên kết giữa nhà trường, các doanh nghiệp, các hiệp hội khởi nghiệp là vô cùng quan trọng.

Từ đây có thể tạo ra môi trường va chạm thực tế, giúp sinh viên có những trải nghiệm hữu ích, tích lũy kinh nghiệm và học hỏi tinh thần, quyết tâm, nỗ lực, sáng tạo của những người đi trước.

5.4.2 Đề xuất khuyến nghị phát triển giáo dục khởi nghiệp ở Việt Nam

Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền giáo dục khởi nghiệp Bởi Chính phủ là nơi đề ra các chính sách khuyến khích cũng như tạo khung pháp lý cho nền giáo dục khởi nghiệp phát triển an toàn, bền vững Theo nhận định của World Bank

(2012), Chính phủ giữ vai trò lan tỏa tác động của tri thức và kĩ năng liên quan đến khởi nghiệp Chính phủ có quyền lực tối cao để thiết lập các khuôn khổ chính sách định hình giáo dục khởi nghiệp vào hệ thống giáo dục Đồng thời, Chính phủ cũng là nhà tài trợ các chương trình hỗ trợ và đào tạo hệ thống giáo viên giảng dạy giáo dục khởi nghiệp chất lượng Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục là người giám sát, đánh giá các chương trình đào tạo, hợp tác liên kết thúc đẩy giáo dục đào tạo Chính vì vậy, Chính phủ cần có những chính sách phù hợp nhằm thức đẩy giáo dục khởi nghiệp cho sinh viên Việt Nam, cụ thể:

Thứ nhất, nhà nước xây dựng khung chương trình đào tạo giáo dục khởi nghiệp tiêu chuẩn Đây là cơ sở để các đơn vị đào tạo triển khai mô hình đào tạo khởi nghiệp một cách hiệu quả Trong đó, bên cạnh kiến thức, khung chương trình cần nhất mạnh phát triển bản thân và kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên như kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng đánh giá rủi ro, kỹ năng xử lý vấn đề…Đây là những thành tố then chốt trong thúc đẩy hiệu quả giáo dục khởi nghiệp tại Việt Nam.

Thành lập Quỹ khởi nghiệp quốc gia với hoạt động chính là xây dựng văn hoá khởi nghiệp và phát triển kỹ năng cho sinh viên khởi nghiệp Quỹ cung cấp kinh phí cho các khoá đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, tổ chức cuộc thi khởi nghiệp, chương trình toạ đàm…Nhờ vậy, học sinh, sinh viên có cơ hội tiếp cận và phát triển bản thân, đồng thời hoàn thiện kỹ năng cần thiết cho quá trình tham gia khởi nghiệp Mô hình quỹ khởi nghiệp được đánh giá khá thành công ở Hàn Quốc với lượng sinh viên tham gia tìm hiểu và khởi nghiệp ngày càng nhiều, các ý tưởng khởi nghiệp ngày càng sáng tạo.

Thứ ba, cần có sự phối hợp giữa các bộ, Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa học và Công nghệ… trong phát triển giáo dục khởi nghiệp định hướng bền vững Sự phối hợp giữa các bộ đảm bảo xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tiên tiến Cụ thể, giúp trang bị kiến thức, kỹ năng thiết yếu, ban đầu cho hoạt động khởi nghiệp, phổ cập kiến thức, thông tin khoa học công nghệ và kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên.

Ngày đăng: 19/12/2022, 17:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w