vì trong quy hoạch tổng thể phát triển Kon Plong, khu du lịch sinh thái Măng Đen đã được xác định là khu du lịch mang tính chất trung tâm – khu lõi của vùng du lịch.. - Đề xuất được các
TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
Tổng quan về khai thác du lịch trên thế giới
1.1 Khái ni ệm chung về các khu DLST
1.1.1 Du lịch vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng Đây là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu cần phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người sau những khoảng thời gian làm việc căng thẳng Du lịch vui chơi giải trí và nghĩ dưỡng là loại hoạt động du lịch có mục đích vì sức khoẻ và có tác dụng giải trí làm cho cuộc sống chúng ta thêm đa dạng
1.1.2 Du lịch văn hoá thể thao
Loại du lịch này mục đích chính là nâng cao hiểu biết và đáp ứng sở thích cho một số cá nhân hay tập thể về một loại hình văn hoá, thể thao nào đó Loại hình này nhằm thoả mãn lòng ham hiểu biết thông qua các chuyến đi du lịch đến những nơi mới lạ để tìm hiểu và nghiên cứu những nền văn hoá khác nhau của những tộc dân khác nhau
1.1.3 Du lịch dã ngoại và thám hiểm
Là loại phục vụ cho những du khách ưa thích cảm giác mạnh, thích phiêu lưu mạo hiểm, khám phá những nơi mới lạ, những vùng đất chưa từng khai thác Du khách của loại hình này ưa chuộng các cánh rừng nguyên sinh
1.1.4 Du lịch nghiên cứu khoa học
Mục đích của loại hình du lịch này chính nhằm phục vụ cho việc khảo cứu, sưu tầm, thu thập các số liệu theo chủ đề nghiên cứu khoa học của họ 1.1.5 Du lịch sinh thái
Là loại hình du lịch có một ý nghĩa tổng hợp của các loại hình du lịch trên, là sự kết hợp giữa du lịch và môi trường Hoạt động du lịch sinh thái dựa vào các tiềm năng thiên nhiên, văn hoá và nhân văn Đây là hoạt động du lịch ít gây tác động đến các khu vực thiên nhiên còn nguyên vẹn; là hoạt động có chú trọng tới các cơ hội kinh tế đối với dân cư địa phương Mục đích của du lịch sinh thái là sử dụng phần lớn doanh thu có được từ du lịch nhằm để bảo vệ và tôn tạo các nguồn tài nguyên mà du lịch dựa vào Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đang có xu thế phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới Ngày càng chiếm được nhiều sự quan tâm của mọi người, vì đây là loại hình du lịch có trách nhiệm, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và phát triển cộng đồng
1.2 Chi ến lược phát triển và qu ản lý du lịch
- Đây là chiến lược phát triển điển hình tại hầu hết các nước du lịch châu Á
- Tập trung trên cơ sở từng dự án, sự tập trung vào từng dự án riêng lẻ sẽ được làm tăng công tác quy hoạch và hiệu quả phát triển ngắn hạn
1.2.2 Chiến lược tăng trưởng có giới hạn
- Chiến lược này có hoạch định các điều luật nghiêm ngặt về môi trường, đồng thời sẽ chấp nhận chính sách tăng trưởng chậm nhưng đều đặn và bền
- Vì thế chiến lược tăng trưởng có giới hạn sẽ dẫn đến sự giảm sút thu nhập tài chính và kinh tế của nhà đầu tư khi nhu cầu du lịch được đáp ứng ở nhiều nơi khác nhau
1.2.3 Chiến lược phát triển toàn diện
- Nếu sự xác định địa điểm thích hợp cho chiến lược này có sự phát triển ở quy mô lớn thì sẽ định vùng cho các khu vực dân cư khác Đặc biệt là đối với khu vực phát triển du lịch, kinh tế hoặc những vùng được bảo vệ môi trường
- Chiến lược này tăng tối đa lợi ích kinh tế xã hội và chặn đứng những hành động tiêu cực của sự phát triển.
Tổng quan về khai thác du lịch sinh thái
2.1 Đặc trưng cơ bản của loại h ình du l ịch sinh thái
Du lịch sinh thái (DLST) là một hình thức du lịch lấy thiên nhiên làm điểm nhấn, đồng thời chú trọng giáo dục du khách và cư dân địa phương về các vấn đề sinh thái và môi trường DLST bao gồm nhiều mảng, như du lịch nghỉ dưỡng, dã ngoại, thám hiểm, nghiên cứu khoa học và văn hóa tín ngưỡng Tuy nhiên, tất cả các hình thức DLST đều có điểm chung là mang lại những tác động tích cực đến môi trường thiên nhiên và văn hóa bản địa Việc phát triển DLST không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn mang lại lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương, góp phần vào các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững.
2.2 M ột v ài kinh nghi ệm tổ chức du lịch sinh thái tr ên th ế giới
2.2.1 Du lịch sinh thái ở Tam Giác Vàng-Thái Lan
- Tam giác vàng ở vùng Đông Nam Á là một địa danh huyền thoại thuộc khu vực ngã ba biên giới Lào-Thái Lan và Mianmar Khu vực này có diện tích khoảng 195.000km2 với địa thế hiểm trở, núi non trùng điệp Điểm thu hút nhất của toàn khu là trái tim tam giác nằm tren ngã ba sông Mea Sai và
- Nếu như trước đây, Tam giác vàng được biết đến như vùng đất của những cánh đồng cây anh túc, thì nay đã trở thành khu du lịch sinh thái lý tưởng với những thửa ruộng và vườn cây ăn trái cho trái quanh năm
Tam giác Vàng nổi tiếng với những thành phố biên giới của các nước lân cận Nằm cách trung tâm Tam giác Vàng khoảng 60km về phía Nam là thành phố Chiang Khong Tiếp tục dọc theo bờ sông khoảng 1 giờ đồng hồ nữa, bạn sẽ đến thị trấn Chiang Saen cổ kính và yên bình nhất của Thái Lan, thuộc tỉnh Chiang Rai Điểm nổi bật của Chiang Saen phải kể đến ngôi chùa bằng gỗ Wat Pa Sak xây dựng từ năm 1295, tháp bát giác Wat Chedi Luang cao 58m và Wat Phart Jom Kitti tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ với tầm nhìn toàn cảnh ra dòng sông Mê Kông.
- Còn đô thị Sob Ruak cách thành phố Chiang Saen khoảng 12km, của dân tộc Thái, nằm trên khúc cong của sông Mê Kông, đô thị này hiện đại và phát triển với phố xá sạch sẽ, không khí trong lành, các dãy phố bày bán rất nhiều các đồ vật lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ…rất ngăn nắp Còn dọc bờ sông thì xây dựng rất nhiều quán xá bằng gỗ tre, lợp lá đơn sơ phù hợp với khu du lịch sinh thái
- Gần bờ sông được xây dựng một ngôi chùa cổ Wat Pra That Pu Khao, được bao quanh bởi 5 ngôi mộ tháp và một hệ thống tường gạch đôi, mỗi mặt đều có những bậc thang gác dẫn lên từ chân đồi ngoại trừ mặt phía Tây
Từ đây có thể nhìn ngắm được trái tim của khu Tam Giác Vàng, bên trái là dòng Mearan chảy ra từ biên giới Thái và Mianmar, còn bên phải là dòng
Mê Kông mênh mông Xa hơn bên kia sông là núi rừng thượng Lào xanh thẳm và nhìn xa hơn nữa sẽ tới công viên thiên đường, sòng bạc của người Thái trên đất Mianmar
Thành phố Mea Sai, cách ngã ba sông khoảng 40km về phía Tây, là một đô thị nhộn nhịp của người Thái Mea Sai đóng vai trò là cửa ngõ thương mại quan trọng với đất nước láng giềng Myanmar Thành phố này tập trung chủ yếu vào xây dựng các dãy phố buôn bán nhiều mặt hàng đa dạng, từ thủ công mỹ nghệ đến mỹ phẩm, đồ điện tử và nhiều mặt hàng khác.
- Không gian du lịch ở Tam giác vàng lấy trung tâm thành phố Chiang Rai làm chính để đi về các di tích lịch sử văn hoá của vùng đất này Cho nên khách du lịch phải đi theo tuyến thì thuận tiện hơn
2.2.2 Khu DLST Phuket thuộc vịnh Phang Nga (Thi lan)
- Vịnh Phang Nga có tới 40 đảo nổi, mà Phuket là một đảo lớn nhất trong vịnh này, có hình dáng, vị thế địa lý, diện tích gần 540 km2, với 200.000 dân Ở đây có thế mạnh về sinh thái biển Phu ket được xây dựng theo địa hình tự nhiên, như là du khách có thể chèo thuyền qua các vách đá của 40 đảo hoặc thám hiểm các hang động sẵn có của vịnh Hai bên bờ Đông và Tây của đảo Phuket được cấu tạo bằng đá granít và đá vôi, tạo nên hàng chục bãi tắm chạy vòng quanh đảo
Trên đảo có hệ thống khách sạn, nhà hàng tiện nghi phục vụ du khách Đồng thời, hướng dẫn viên sẽ cung cấp thông tin chi tiết về độ sâu, vị trí của từng đảo nổi, đảo chìm Từ đó, du khách có thể lựa chọn tham gia các tour lặn biển bằng ống thở hoặc bình khí phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình.
- Ở khu du lịch này không có một kiến trúc xi măng nào ngoài cầu tàu dẫn ra bãi san hô phía sau đảo Mà thay vào đó là các công trình hàng quán bằng tranh, tre, nứa…các bãi các thì sạch sẽ, còn rác thải của đảo thì được đóng ống, đưa xuống lòng đất chứ không tống xuống biển Nhằm tạo môi trường sinh thái tuyệt với ngay cả trong ý thức của người dân
- Đặc biệt dạo trên bất kỳ đường phố nào trên đảo cũng là các khu nghĩ dưỡng, biệt thự…tràn ngập màu xanh của cỏ và hầu hết có hồ bơi riêng -Ở Phuket các con đường được chú ý thiết kế rộng và rất chú trọng quảng trường Vì ở đây thường xuyên tổ chức các chương trình lễ hội các dân tộc trên đường phố về đem và chương trình văn nghệ hoành tráng đậm màu sắc huyền thoại về lịch sử Thái Lan và sự chung sống hòa bình giữa các dân tộc
- Và trên đảo thì chính quyền còn cho giữ lại những dãy phố cổ Sino giữa đô thị Phuket mang đậm dấu ấn Bồ Đào Nha, dãy phố này được giữ gìn, tôn tạo hầu như nguyên vẹn Và nơi đây cũng thu hút hàng ngàn khách phương tây sinh hoạt tạo cho khu phố cảm giác sống động như nó k phải là những công trình còn lại của quá khứ
CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN
CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN
DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN
I Các yêu cầu cơ bản của du lịch sinh thái
1.1 Tôn t ạo v à gi ữ g ìn c ảnh quan tự nhi ên
- Măng Đen là một vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nó nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp như là: hồ Đăk Ke, hồ Đăm…và một số thác lớn như là thác Pasih, Lôpa vẫn còn hoang sơ, nguyên thủy chưa bị bàn tay con người khai thác Cho nên cần đưa vào chiến dịch tôn tạo và khai thác có định hướng theo du lịch sinh thái
- Bên cạnh đó thế mạnh của Măng Đen là diện tích rừng nguyên sinh rộng lớn, điều này cũng chính là nguyên nhân chủ đạo để tạo nên một môi trường trong lành như vậy Vì vậy cần phải bảo vệ rừng, cần có những chính sách thật sự nghiêm để trừng phạt tất cả những ai muốn hủy hoại nguồn sống này
- Ngoài ra Măng Đen còn đặc biệt ở địa hình khúc khủy, tuy là với địa hình này thì giao thông sẽ không thuận lợi như ở đồng bằng, nhưng địa hình này nếu biết tận dụng thì sẽ tạo nên một cảnh quan của đô thị đặc biệt và sẽ rất ra dáng của một đô thị miền núi, đây cũng là một điểm thu hút của kiến trúc công trình đặc thù nơi đây, vì vậy mà điều đơn giản này vẫn phải giữ gìn và cần một sự quản lý thật sự
1.2 B ảo tồn những giá trị văn hoá -truy ền thống
1.2.1 Giữ gìn văn hóa truyền thống
- Để bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống thì lễ hội chính là loại hình sinh hoạt văn hoá cộng đồng trình diễn được tất cả Rất phổ biến và đậm đà bản sắc dân tộc, là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá phi vật thể, làm giàu và phát huy giá trị nền văn hoá dân tộc Lễ hội phản ảnh những sinh hoạt, những khát vọng về tài năng của nhân dân về nhiều mặt của đời sống; đồng thời thông qua lễ hội thì trí tuệ, đạo lý, tình cảm, khuynh hướng thẩm mỹ của nhân dân được toả sáng
- Những năm qua khi đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong tiến trình công nghệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế, quốc tế, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân được nâng cao, do đó tham gia lễ hội đã trở thành một nhu cầu chính đáng có ý nghĩa hơn Theo thống kê của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội(trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 332 lễ hội lịch sử cách mạng, 544 lễ hội tôn giáo, 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam và 40 lễ hội khác)
- Vì vậy nhu cầu tổ chức lễ hội đã lan toả ở hầu hết các địa phương trong cả nước, đặc biệt là loại hình lễ hội văn hoá du lịch Công tác quản lý và tổ chức lễ hội có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực: vừa giữ gìn, phát triển những nét đẹp văn hoá truyền thống, vừa kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố hiện đại, phát huy được tác dụng tích cực của lễ hội, nêu cao ý nghĩa giáo dục truyền thống
- Việc tổ chức có hiệu quả các hoạt động lễ hội đã có tác dụng khai thác tiềm năng du lịch, tạo nguồn thu lớn bổ sung cho nguồn thu ngân sách quốc gia Lễ hội còn góp phần tích cực trong việc giao lưu với các nền văn hoá
1.2.2 Tạo việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
Để hoạt động du lịch sinh thái bền vững và được người dân ủng hộ, các khu du lịch cần tạo lợi ích trực tiếp cho cộng đồng tại đô thị Những lợi ích này có thể là các công việc bình thường phù hợp với khả năng của người dân, giúp họ cải thiện đời sống và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại địa phương.
- Để cộng đồng tham gia vào các hoạt động tác nghiệp giản đơn như nấu ăn, giặt là…Trong một số trường hợp cộng đồng có thể tham gia hoạt động lữ hành với tư cách là hướng dẫn viên địa phương Ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sự hiểu biết của cộng đồng sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn về các giá trị cảnh quan, đa dạng sinh học của khu vực Phải để cộng đồng hưởng lợi từ việc bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Để cung cấp các dịch vụ đến các du khách thì thì cộng đồng có khả năng tự tổ chức cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách du lịch như lưu trú tại nhà, vận chuyển khách (thuyền, xe thô sơ…), dịch vụ ăn uống, bán hàng thủ công mỹ nghệ…Tuy nhiên, để có thể thực hiện được các dịch vụ này, cộng đồng cần được huấn luyện với những hiểu biết tối thiểu về giao tiếp, về các quy định nghiệp vụ…
Khuyến khích cộng đồng chủ động cung cấp các sản phẩm du lịch văn hóa mang đậm bản sắc truyền thống, bao gồm biểu diễn nghệ thuật dân gian, giới thiệu hoạt động sản xuất thủ công mỹ nghệ hoặc tái hiện các sinh hoạt thường nhật trong đời sống.
1.3 Nâng cao nh ận thức
Việc nâng cao nhận thức của người dân địa phương và du khách về mục đích và lợi ích của du lịch sinh thái đóng vai trò quan trọng Do đó, các hoạt động nâng cao nhận thức được thực hiện đối với 3 nhóm đối tượng:
+ Học sinh phổ thông: là những người sử dụng tài nguyên và ra quyết định trong tương lai Vì vậy để xây dựng nhận thức bảo tồn lâu dài dựa trên năng lực hiện có Chính quyền địa phương phải phối hợp với giáo viên địa phương xây dựng giáo trình giáo dục môi trường để đưa vào thời khoá biểu trong trường học, để học sinh được học thường xuyên về môi trường và bảo tồn tại nơi các em sinh sống
+ Người lớn tuổi tại địa phương: là những người hiện đang sử dụng tài nguyên Vì vậy nhằm hạn chế những tác động bất lợi đến môi trường do các hoạt động sinh kế, nên cần tổ chức các chương trình gặp gỡ thôn bản với sự tham gia của các cán bộ địa phương, các đoàn thanh niên để đưa thông tin về bảo vệ, bảo tồn đến được người dân ở vùng sau vùng xa Để các thông tin thay thế trong phát triển cộng đồng sẽ được tuyên truyền đến những người dân không trực tiếp tham gia vào khu du lịch sinh thái này
+ Du khách: là những người sẽ mang thông tin bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên về với gia đình họ và nhiều người khác Vì vậy việc giải thích giá trị và mục đích của khu du lịch và những khu cần bảo tồn cho du khách cũng quan trọng như việc hạn chế các tác động bất lợi của họ đến môi trường Cho nên chính quyền địa phương nên kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch ít gây tác động môi trường, cung cấp cho du khách tài liệu, thông tin và xây dựng năng lực cho hướng dẫn viên du lịch và các cán bộ du lịch khác
2.1 Chi ến lược sản phẩm
ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CẢNH QUAN
Định hướng quy hoạch tổng thể khu du lịch sinh thái Măng Đen
- Khu du lịch sinh thái Măng Đen –KonTum đã được Chính phủ thống nhất chủ trương lập dự án quy hoạch xây dựng thành khu DLST mang tầm quốc gia Mới đây Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum đã ra quyết định: “ xây dựng khu du lịch Măng Đen thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng khu vực Bắc Tây Nguyên”
- Bên cạnh đó khu DLST Măng Đen có thể liên kết với nhiều điểm tham quan du lịch khác của tỉnh Kon Tum như là:
+ Nhà thờ Gỗ ở thị xã Kon Tum được xây dựng gần 90 năm Công trình là sự kết hợp giữa phong cách châu Au và nét văn hóa Tây Nguyên
+ Tòa Giám mục Kon Tum là một công trình kiến trúc phương Tây kết hợp với lối kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống, được thành lập năm 1935 Ở đây là một thế giới tĩnh lặng, lưu trữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo của vùng đất Kon Tum
+ Chiến trường Đăk Tô – Tân Cảnh, thuộc huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum cách thị xã Kon Tum 42 km về hướng Bắc, là nơi diễn ra những trận đánh ác liệt trong chiến tranh chống Mỹ năm 1972
+ Ngục Kon Tum, nằm ở phía Tây thị xã Kon Tum, do Pháp xây dựng để giam giữ tù chính trị trong thời kỳ năm 1930-1931
+ Di chỉ khảo cổ học Lung Leng, nằm trên thôn Lung Leng, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy Lung Leng đã cung cấp một hệ thống di tích và hiện vật vô cùng phong phú Ở đây xã hội Tây Nguyên thời kỳ tiền sử đã được tái hiện. + Cầu treo Konklor-làng du lịch văn hóa Konkơtu, thuộc địa phận làng Konklor, thị xã Kon Tum Cầu nối liền hai bờ của dòng sông ĐăkBla huyền thoại Còn làng du lịch văn hóa Konkơtu là một làng Banar còn giữ nguyên được nét sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên hoang sơ
Vườn quốc gia Chư Mom Ray với diện tích đáng kể 56.621 ha tọa lạc tại địa phận huyện Sa Thầy và huyện Ngọc Hồi, nằm ở phía Tây tỉnh Kon Tum Điều đặc biệt của khu vườn quốc gia này là vị trí địa lý tại ngã ba Đông Dương, tiếp giáp với hai khu bảo tồn thiên nhiên của Lào và Campuchia Nhờ vị trí chiến lược này, Chư Mom Ray được kỳ vọng sẽ trở thành khu bảo tồn thiên nhiên liên quốc gia của khu vực Đông Nam Á.
1.2 Xác định h ình th ức du lịch sinh thái tại Măng Đen
- Trong chiến lược phát triển đến năm 2025, Măng Đen sẽ trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng có quy mô 3.500-5.000 ha với nhiều loại hình sản phẩm du lịch như:
Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng là một lựa chọn tuyệt vời để tận hưởng thế mạnh về khí hậu mát mẻ quanh năm của Măng Đen Không khí trong lành và nhiệt độ dễ chịu sẽ giúp du khách thư thái tinh thần, giảm căng thẳng hiệu quả Đây là một hoạt động lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự bình yên và tái tạo năng lượng giữa thiên nhiên tươi đẹp.
+ Du lịch sinh thái tham quan các danh thắng, du khách có thể nhìn ngắm những thác nước hùng vĩ như thác Pasih, thác Đăk Ke, Lô Ba…hoặc đến với các hồ nước lung linh huyền ảo như Toong Đam, Toong Zơri, Toong Pô…
+ Du lịch sinh thái tìm hiểu văn hóa, Măng Đen là nơi có rất nhiều đồng bào dân tộc sinh sống như Banar, Giẻ triêng, Xơ đăng…du khách có thể đến tận nơi buôn làng sinh sống để tìm hiểu văn hóa bản địa của từng dân tộc + Du lịch sinh thái mạo hiểm, tới đây du khách có thể thỏa mãn được sự đòi hỏi tìm kiếm cảm giác phiêu lưu mạo hiểm, vì Măng Đen có mật độ rừng rất cao và có đỉnh núi Ngọc Linh để phục vụ yêu cầu này của khách du lịch
+ Du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học, với khí hậu lạnh quanh năm, môi trường xanh, thích hợp nghiên cứu các giống cây trồng, hay hoa quả đặc biệt của xứ lạnh Bên cạnh đó Măng Đen còn có một hệ động thực vật vô
1.3 D ự báo quy mô phát triển
- Tính theo tốc độ trung bình của cả nước, năm 2007 số biệt thự xây dựng tại Măng Đen là 25 biệt thự nghỉ dưỡng, số phòng du lịch được xây dựng tại Măng Đen khoảng 300 phòng (trung bình mỗi biệt thự có 8 phòng khách du lịch)
- Tốc độ tăng trưởng khách du lịch của Việt Nam tính trung bình khoảng 15%/năm Như vậy dự báo số phòng cần xây dựng tại Măng Đen trong các giai đoạn là :
- Bình quân mỗi phòng có 1,5 khách du lịch; hệ số thuê phòng khoảng 50% thì số lượng khách trung bình hàng ngày tại khu du lịch sinh thái Măng Đen như sau:
+ Năm 2015 có khoảng 690 khách/ngày
+ Năm 2020 có khoảng 1.380 khách/ngày
+ Năm 2030 có khoảng 5.600 khách/ngày
- Tính trung bình ngày nghỉ tại khu du lịch khoảng 3 ngày/lượt thì số lượt khách du lịch tại Măng Đen như sau:
+ Năm 2015 có khoảng 80-85 ngàn lượt khách/năm
+ Năm 2020 có khoảng 165-170 ngàn lượt khách/năm.
+ Năm 2030 có khoảng 650- 700 ngàn lượt khách/năm
Trong 6 tháng đầu năm 2008, thành phố đón gần 640.000 lượt khách du lịch, trong đó hơn 20% là khách quốc tế So sánh với Đà Nẵng, số lượng khách du lịch này có tính khả thi cao, cho thấy tiềm năng phát triển du lịch của thành phố trong tương lai.
- Theo thống kê năm 2007, dân số khu vực quy hoạch khoảng 5.000 người bao gồm dân số khu vực trung tâm huyện lỵ, dân số các làng bản trong ranh giới 5.000 ha thuộc xã Đắc Long, Măng Cành và xã Hiếu Dân số hình thành do bộ máy chính trị- hành chính- dịch vụ- thương mại cấp huyện Bộ máy này sẽ được tăng cường theo quy mô phát triển kinh tế và xã hội của huyện Và trong quá trình quy hoạch thì nguồn dân số trong khu vực quy hoạch:
+ Dân số hình thành do bộ máy chính trị- hành chính- dịch vụ- thương mại cấp huyện
+ Dân số hình thành do lao động làm việc và ở lại trong các khu du lịch, khu dịch vụ cao cấp
+ Dân số hình thành trên cơ sở phát triển cụm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp Măng Đen
+ Dân số các làng bản xung quanh
+ Khách vãng lai- khách du lịch
Giải pháp tổ chức không gian cảnh quan du lịch sinh thái Măng Đen
2.1 C ụm du lịch nghĩ dưỡng
Khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng ven hồ Đăk Ke được thiết kế hài hòa giữa các căn resort, bungaloo hòa quyện với thảm hoa rực rỡ như Đỉnh Hàm Rồng, mang đến không gian thư giãn như chốn bồng lai tiên cảnh Bên cạnh đó, các chòi câu cá ven hồ giúp du khách vừa tĩnh tâm câu cá vừa tận hưởng cảnh quan tuyệt đẹp.
2.2 C ụm du l ịch thám hiểm
- Đây là cụm du lịch thác Pasih, cụm du lịch này mỡ đầu là trung tâm phục vụ du lịch thám hiểm Cụm du lịch thác Pa Sih có quy mô rộng 500 ha với địa hình triền dốc, nhiều đồi núi và đây là một khu rộng lớn với nhiều tán rừng già, phù hợp với du lịch thám hiểm leo núi Bên cạnh đó còn có khu nuôi thả động vật bản địa và một phần dành cho khách du lịch săn bắt
- Du khách đi đến giữa khu sẽ là trung tâm lễ hội truyền thống, nơi đây tập trung những lễ hội của buôn làng để du khách có thể tìm hiểu và tham quan Từ con suối chảy ra từ chân thác Pa Sĩ, sẽ được bố trí nhiều bugaloo ven đồi và một vài dịch vụ ăn uống Xen lẫn trong khu du lịch này là các đài vọng cảnh, chòi câu cá…Nếu du khách đi vào tận cùng bên trong để đến được thác Pa Sĩ, thì du khách sẽ được chứng kiến một thác nước hùng vĩ tung bọt trắng xoá Bên cạnh thác có nhiều biệt thự nghỉ dưỡng để mỗi ngày du khách có thể nghe tiếng núi rừng vọng lại
2.3 C ụm du lịch tham quan cảnh quan
- Đây là cụm du lịch hồ Toong Đam, Toong Zơri, Toong Pô có quy mô khoảng 400 ha, phía Tây tiếp giáp với khu dân cư, nếu hướng xuống phía dưới sẽ có một con đường nhỏ đi vào cụm du lịch Với hai bên là các bungaloo nghỉ dưỡng bên hồ Còn phía trên, trước khi qua cầu bắc qua hồ Toong Đam, ta có thể đỗ xe hay nghỉ ngơi ở nhà hàng thuỷ tạ Đi vào bên trong xen lẫn với những đám cây xanh là khu vui chơi giải trí thể dục thể thao
- Xe điện sẽ đưa du khách theo con đường độc đạo qua phía bên kia hồ Toong Zơri, sẽ là một trung tâm phục vụ du lịch tham quan, trung tâm này là điểm nhấn và là vị trí tập trung của toàn khu đồng thời cũng có những chức năng như trưng bày giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống
- Thỉnh thoảng khu du lịch xây dựng một số đài vọng cảnh để du khách từ đây có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp chung quanh Vào sâu tận cùng khu du lịch này là hồ Toong Pô với các cụm nhà nghỉ bugaloo ven hồ, các khu đất dành riêng cho các đoàn khách du lịch có nhu cầu picnic cắm trại
- Và hơn nữa du khách có thể tham quan cả cụm du lịch quanh hồ và thác Đăk ke, Lô Ba Trước khi đến được chân thác Lô Pa, du khách phải đi xuyên qua một cụm du lịch rộng khoảng 300 ha Bắt đầu ga đi cáp treo, trên cao du khách sẽ được nhìn toàn cảnh khu DLST Măng Đen Vào sâu nữa du khách sẽ được xe điện đưa đi tham quan khu nhà rông văn hoá, trung tâm trưng bày chơi giải trí bên hồ ở chân thác Gần bên còn có trò chơi cáp trượt dành cho những du khách thích cảm giác mạnh
Khu vực xung quanh Thác Lô còn có các khu vực tiện ích phục vụ cho du khách, bao gồm khu vực ăn uống giải khát ven đồi và khu nghỉ dạng bungalow cho những du khách có nhu cầu lưu trú lại qua đêm Ven con suối chảy ra từ Thác Lô cũng được tận dụng để phục vụ các nhu cầu khác.
Pa được xây dựng thêm nhiều chòi nghỉ ven suối để phục vụ câu cá, giải trí, nghỉ chân Đường lên tới đỉnh thác là các bugaloo dạng hoang dã dựa vào địa hình sẵn có, tạo nên một không gian cảnh quan thật tự nhiên và quyến rũ
2.4 C ụm du lịch nghi ên c ứu khoa học
Cụm du lịch này không nằm tập trung mà nằm rãi rác theo vị trí sẵn có của nó như các rừng già, núi, hồ, thác…Cụm du lịch thể loại này phù hợp với từng đoàn du khách rằng họ muốn tìm hiểu, nghiên cứu về chủng loại nào
2.5 Làng đồng b ào dân t ộc
2.5.1 Buôn Tai – dân tộc Ê đê
Diện tích toàn buôn: 4,5 ha, mỗi buôn truyền sẽ có 15 nhà
Buôn Tai truyền thống bố trí tự do trên đồi tương đối bằng phẳng, gần suối lớn từ trên núi cao chảy về quanh làng Các ngôi nhà định hướng Bắc Nam, trước mặt là nhà, sau nhà là kho lúa cách 5-7m Đường làng rộng 2-3m, dọn sạch và có hàng rào bảo vệ bao quanh.
Nhà dài hoặc ngắn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế từng nhà, sinh hoạt cộng đồng trong nhà trưởng làng là cố định, nhà sẽ nối dài khi có nhu cầu nhà ở tăng
Cây trong làng trồng thường là xoài, mít và cây rừng cổ thụ cây nhà mồ nằm cách làng từ 100-150m Nhà mồ không có hàng rào bảo vệ, chạm khắc tượng nhà mồ
Làng có giọt nước ăn (nơi cúng tế thần linh), còn nơi để uống, để tắm riêng
Cách bố trí của làng Tai tương đối gọn gàng, giao thông vuông vức theo ô bàn cờ, có thể phục vụ du lịch
2.5.2 Làng Kon Hơ Ngo Ktu- dân tộc Bah nar
Làng nằm cách trung tâm Măng Đen khoảng 4km về hướng Tây Bắc Tổng diện tích làng khoảng 2ha, gồm 233 hộ với 200 nóc nhà Số nhân khẩu khoảng 1800 người toàn bộ theo đạo Thiên Chúa giáo
Làng Kon Hơ Ngo Ktu được xây dựng ở vùng sâu hơn các dân tộc khác, đặt trên vùng đồi cao và được đặt gần nguồn nước Người đồng bào ở nhà sàn ngắn, nhà sàn dài: làm bằng cây lồ ô, tre nứa hoặc các tấm vắn gỗ đẽo, mái lợp tranh Hướng nhà là Đông Tây, một cửa chính được mở ở gian giữa nhìn về hướng Nam, hai cửa phụ ở hai đầu, một cửa hướng Đông và cửa kia hướng Tây
Đề xuất các tuyến điểm tham quan
3.1 Định hướng các tuyến du lịch trên đồi núi, sông ng òi…
- Tuyến du lịch nghĩ dưỡng: các tuyến du lịch dạng này quan trọng là cơ sở lưu trú cần phải có các hình thức thư giãn đa dạng (resort) và luôn gắn liền với cảnh quan thiên nhiên và môi trường tự nhiên Hàng chục ngàn km rừng thông ngút ngàn Các hồ nước trong xanh như là: hồ Đăm, hồ Zơ Ri, hồ Pô, hồ Ki, Lung, Ly Leng, Săng, Rpoong…Và nếu đi vài chục km nữa họ có thể đến suối nước nóng Đăk Tô để ngâm mình
- Tuyến du lịch tham quan cảnh quan: Các tuyến du lịch tham quan cảnh quan đa số là du khách từ những tỉnh khác chưa từng biết đến vùng đất này Ngoài việc thay đổi môi trường và tận hưởng cái không khí se lạnh quanh năm thì điểm đến của họ sẽ là các suối đá và thác như: Đăk ke, thác Pasih, thác LôBa…hoặc các hồ nước như trên Vì đó là đặc trưng của những điểm du lịch vùng cao
- Tuyến du lịch săn bắn: Có lẽ đây là tuyến du lịch còn mới mẻ đối với ở đây Nhưng trong thời điểm này thì công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn-Tây
Nguyên cũng đăng ký đầu tư 600 tỷ đồng thực hiện dự án khu du lịch văn hoá, sinh thái, nghĩ dưỡng tại Khu DLST Măng Đen Công ty này dự kiến sẽ xây dựng 50 biệt thự nghỉ dưỡng, nuôi thú trong rừng và tổ chức cho du khách săn bắn, cưỡi voi, leo núi, cáp trượt kết hợp với thưởng thức những giá trị văn hoá phi vật thể của đồng bào Tây Nguyên
3.2 Định hướng các tuyến du lịch chuyên đề
- Tuyến du lịch dã ngoại và thám hiểm: Măng Đen được biết đến là một vùng đất còn hoang sơ Nên với điều kiện ở đây thì thực sự phù hợp với loại hình du lịch dã ngoại và thám hiểm Măng Đen có những cánh rừng già nhiều bí ẩn, với những phong cảnh thiên nhiên hữu tình phù hợp để đoàn dã ngoại có thể cắm trại sinh hoạt ngoài trời…
- Tuyến du lịch nghiên cứu khoa học: với khí hậu lạnh quanh năm, môi trường xanh, thích hợp cho nghiên cứu các giống cây trồng hay hoa quả đặc biệt của xứ lạnh Măng Đen còn có một hệ thực vật phong phú, đa dạng với loại rừng lá kim, rừng hỗn giao, nhiều loài gỗ quý Đặc biệt Măng Đen còn nằm trên quặn Boxit nhôm có hàm lượng rất cao còn chưa đưa vào khai thác
Tuyến du lịch này đưa du khách đến khám phá đời sống của những cộng đồng dân tộc thiểu số, nơi cuộc sống vật chất và tinh thần của họ còn nhiều thiếu thốn, nhưng các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian diễn ra vô cùng phong phú và thường xuyên gắn liền với các lễ hội như lễ đâm trâu, mừng lúa mới, bỏ mã.
- Măng Đen được coi là vùng đất đậm đà văn hoá dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số, với hệ thống di sản văn hoá, phong cảnh, độc đáo, đa dạng Trong đó, lễ hội đóng vai trò quan trọng, bởi nó chính là môi trường sống của nhiều loại hình sinh hoạt văn hoá cổ truyền và diễn xướng dân gian
- Lễ hội của các tộc người Măng Đen có dáng vẻ riêng mang tính khu vực Lễ hội cộng đồng được sản sinh trong điều kiện, hoàn cảnh sống, lao động sản xuất gắn liền với núi rừng mênh mông Chính từ đó nó chứa đựng một sắc thái văn hoá riêng-lấy con người làm chủ, lấy trời đất làm khuôn mẫu
Văn hóa ở Măng Đen hài hòa giữa cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt Các lễ hội dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây thường có quy mô nhỏ, được tổ chức trong phạm vi gia đình, nhóm gia đình hoặc cộng đồng làng, phản ánh đậm nét bản sắc văn hóa làng.
- Lễ hội của các tộc người ở Măng Đen là lễ hội nguyên hợp, bao giờ cũng xuất phát từ yếu tố thiêng-nghi thức tế lễ, hiến sinh để mong đổi lại sự bình yên và no đủ Khi các hành động đó cảm thấy được chứng giám thì ở mỗi con người như được cởi mở, sự thăng hoa đó được cộng cảm tạo thành không khí của lễ hội Phần hội là hệ quả của lễ, không có lễ thì không có hội, nhưng không phải lễ nào cũng thành hội Chỉ khi nào lễ tạo được niềm hứng khởi, náo nức, lan toả khắp các thành viên của cộng đồng, quy tụ thành nhiều niềm vui chung, thì không gian, tâm trạng của lễ nhanh chóng nhường chổ cho hội
- Hiện nay Măng Đen đang muốn nhanh chóng lập môi trường, điều kiện và “đất sống” cho văn hoá lễ hội của đồng bào ở đây Phù hợp với nhận thức và đặc thù của từng cộng đồng dân tộc cùng với việc vận động khuyến khích đồng bào tổ chức thực hiện một cách tự nguyện theo chủ trương, chính sách phát triển văn hoá của dân tộc thiểu số
- Việc bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống, trong đó văn hoá lễ hội là cái “nôi” chuyên chở các loại hình văn hoá khác và phát huy trong đời sống xã hội, trước hết phải do chính đồng bào các dân tộc tiểu số thực hiện và chỉ họ mới có thể bảo tồn, gìn giữ, kế thừa và phát huy một cách thiết thực và hiệu quả.
Định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng ở Măng Đen
- Mạng lưới đường: được tổ chức trên cơ sở hiện trạng và định hướng quy hoạch chung xây dựng Về cơ bản mạng lưới đường được thiết kế bám theo địa hình hiện trạng của vùng đất này, nhằm tiết kiệm kinh phí và tổ chức hợp lý không gian quy hoạch kiến trúc Mật độ và lộ giới đường được thiết kế đảm bảo khai thác quỹ đất hiệu quả và tổ chức giao thông tốt nhất
Giao thông tĩnh được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện hành, với lưu ý đến địa hình dốc và nhu cầu phục vụ du lịch của vùng Quy mô lộ giới được tối giản để hạn chế san lấp và phá vỡ cảnh quan Vì vậy, việc bố trí điểm tránh, quay xe, mở rộng và bãi đỗ xe cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo thuận tiện giao thông mà vẫn bảo tồn đặc điểm địa hình và cảnh quan của vùng.
- Các loại kết cấu mặt đường: Các tuyến giao thông trong khu chủ yếu các khu ở, các khu chức năng Sẽ dùng loại bê tông xi măng là cho các tuyến phụ
- Hiện tại nguồn điện sử dụng giai đoạn đầu cho khu vực huyện KonPlong lấy từ tuyến trung áp 22 KV xuất từ trạm biến áp 110/22KV – 16 + 25 MVA Vinh Quang Kon Tum
- Giai đoạn tiếp theo sẽ sử dụng nguồn điện tại thị trấn với dự án đang được lập xây dựng trạm biến áp 110 KV
- Dự kiến vị trí xây dựng trạm biến áp sẽ được đặt tại khu vực đèo Măng Đen, xã Đăk Long, huyện KonPlong Từ đó để cấp điện cho khu vực thiết kế sẽ xây dựng các trạm biến áp phụ tải 22/0,4 KV; dung lượng 250 KVA để xuất ra các tuyến hạ áp 22/0,4 KV và các tuyến 0,4KV cho các nhóm nhà ở trên các trục giao thông nội bộ
- Đang có dự án xây dựng Nhà máy nước công suất 500m 3 /ngày đêm Bên cạnh đó nguồn nước chính cấp cho trạm sử lý được xác định là nguồn nước mặt của suối Đăkke Hiện nay đã có dự án cho trạm sử lý nước, đặt tại khu vực phía Bắc thị trấn, nằm trên tỉnh lộ 676, cao trình 1195m, diện tích khoảng 500m 2
- Hệ thống ống dẫn được tổ chức theo mạng lưới vòng kết hợp cành cây, tính toán thuỷ lực theo tổng đương lượng các trang thiết bị trong nhà
Do đặc thù độ dốc ở Măng Đen lớn và phức tạp, đồng thời phù hợp với yêu cầu vệ sinh môi trường để phục vụ cho khách du lịch, cho nên trong vấn đề này đã thiết kế cho giải pháp mương, cống thoát nước kiên cố bằng ống bê tông cốt thép ly tâm với các tiết diện tính toán phù hợp với lưu lượng dòng chảy và tốc độ thoát nước
- Để có sự đồng bộ về cốt nền đúng theo quy hoạch không gian kiến trúc- cảnh quan, cần thực hiện công tác chuẩn bị kỹ thuật mặt bằng, san nền
- Trong công việc này thì sẽ tôn tạo địa hình tự nhiên, không sử dụng phương pháp san nền đồng bộ, để tạo đặc thù về không gian kiến trúc và cảnh quan
- Bên cạnh đó tạo hướng dốc địa hình thuận lợi cho việc tổ chức hướng thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt Sẽ có giải pháp kỹ thuật hỗ trợ như kè, thảm cỏ để chống sói mòn làm biến đổi địa hình và chống sạt lở
Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình và khu công cộng yêu cầu phải xử lý đạt chất lượng loại B theo tiêu chuẩn quy định trước khi xả thải vào hệ thống chung Quy trình này đảm bảo độ sạch của nước thải, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Tại các khu vực dân cư, các công trình công cộng lớn cần phải có điểm thu gom rác và được chở đi xử lý
- Trên các tuyến đường phố tại các điểm tập trung khu ở, điểm sinh hoạt, dịch vụ công cộng đặt các thùng rác có nắp đậy kín thu gom rác cho các xe
- Các khu đất trống đều được trồng hoa, cỏ hoặc cây xanh và đều được chăm sóc bởi bộ phận quản lý môi trường
Khu du lịch sinh thái Măng Đen là điểm đến lý tưởng cho du khách với đa dạng hình thức du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan cảnh quan, nghiên cứu khoa học, thám hiểm Nổi bật với khí hậu trong lành, cảnh quan tuyệt đẹp, nền văn hóa phong phú và đồ thủ công mỹ nghệ độc đáo do người dân bản địa chế tác, Măng Đen mang đến cho du khách những trải nghiệm du lịch trọn vẹn và khó quên.
Khu du lịch sinh thái Măng Đen được mọi người đánh giá là Đà Lạt thứ hai Nếu xét trên hiện tại thì Măng Đen chưa thể so sánh với Đà Lạt về sự phát triển cũng như sự biết đến của du khách trong và ngoài nước Tuy nhiên trong tương lai Măng Đen với những gì đang có và đi đúng hướng thì sẽ là một khu du lịch sinh thái ra dáng, vì Măng Đen còn rất nguyên sơ nên dễ quy hoạch hơn Vì vậy Măng Đen dám tự tin để hy vọng nó sẽ nằm trong ba khu DLST của Việt Nam ngang hàng với Sa Pa ở phía Bắc và Đà lạt ở phía Nam
Tuy nhiên trên con đường hình thành đó không đơn giản, qua nghiên cứu khai thác khu du lịch sinh thái Măng Đen, ta thấy được muốn biến một vùng đất có những điều kiện thiên nhiên ưu đãi không phải là nhất thời Nó đòi hỏi nguồn đầu tư lớn và khoa học phát sinh từ nhu cầu thực tế của khách du lịch trong nước và nước ngoài, cũng như nắm bắt cơ hội để đưa người dân bản địa thoát khỏi sự lạc hậu và nghèo nàn đeo bám