1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Hoạch Và Quản Lý Cây Xanh Trên Địa Bàn Quận Tân Phú Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Lương Thị Phượng
Người hướng dẫn TS. KTS. Phan Sỹ Châu
Trường học Trường Đại Học Kiến Trúc Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Đô Thị Và Công Trình
Thể loại Luận Văn Thạc Sỹ
Năm xuất bản 2010
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 7,09 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1 MỞ ĐẦU (6)
    • 1. Lý do chọn đề tài (6)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (6)
    • 3. Nội dung nghiên cứu (6)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (7)
    • 5. Phạm vi nghiên cứu (7)
    • 6. Cấu trúc của luận văn (7)
    • 7. Giải thích từ ngữ (8)
  • PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (9)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÂY XANH ĐÔ THỊ (9)
    • 1.1. Tổng quan về cây xanh đô thị (9)
      • 1.1.1. Cây xanh đô thị (9)
      • 1.1.2. Các yêu cầu đối với cây xanh trong đô thị (10)
      • 1.1.3. Cây xanh đô thị tại Việt Nam (11)
    • 1.2. Tổng quan về việc lập và thực hiện quy hoạch cây xanh ở một vài nước trên thế giới (11)
      • 1.2.1. Cây xanh của thành phố Singapore (12)
      • 1.2.2. Cây xanh của thành phố Paris (16)
      • 1.2.3. Quy hoạch công viên cây xanh tại thành phố Chandigard (Ấn Độ) (19)
    • 1.3. Kết luận chương 1 (20)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ CÂY (21)
    • 2.1. Điều kiện tự nhiên và quy hoạch cây xanh đô thị (21)
      • 2.1.1. Đặc trưng về điều kiện tự nhiên của quận Tân Phú (21)
      • 2.1.2. Phân bố dân cư và cây xanh đô thị (22)
      • 2.1.3. Cấu trúc không gian đô thị và cây xanh đô thị (23)
    • 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội và ảnh hưởng của nó trong quy hoạch cây xanh đô thị (25)
      • 2.2.1. Điều kiện sống và nhu cầu cây xanh đô thị (25)
      • 2.2.2. Quy hoạch xây dựng thành phố và cây xanh đô thị (27)
    • 2.3. Cơ sở pháp lý về quản lý cây xanh đô thị (28)
      • 2.3.1. Cây xanh đô thị - một đối tượng được quản lý theo cơ sở pháp lý (28)
        • 2.3.1.1. Quy chuẩn quốc gia về quy hoạch cây xanh đô thị (28)
        • 2.3.1.2. Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị [5] (29)
      • 2.3.2. Các Quyết định phê duyệt quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng (31)
    • 2.4. Kết luận chương 2 (33)
  • CHƯƠNG III: QUY HOẠCH CÂY XANH VÀ QUẢN LÝ CÂY XANH TẠI CÁC PHƯỜNG CỦA QUẬN TÂN PHÚ (34)
    • 3.1. Tổng quan chung về quận Tân Phú (34)
      • 3.1.1. Diện tích (34)
      • 3.1.2 Về hành chính (34)
      • 3.1.3. Dân số (34)
    • 3.2. Quy hoạch chung xây dựng quận Tân Phú (34)
      • 3.2.1. Phường Hiệp Tân [12] (35)
        • 3.2.1.1. Hiện trạng (35)
        • 3.2.1.2. Quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt (36)
        • 3.2.1.3. Đánh giá chung (37)
      • 3.2.2. Phường Tân Thới Hòa [13] (39)
        • 3.2.2.1. Hiện trạng (39)
        • 3.2.2.2. Quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt (40)
        • 3.2.2.3. Đánh giá chung (41)
      • 3.2.3. Phường Hòa Thạnh [14] (42)
        • 3.2.3.1. Hiện trạng (42)
        • 3.2.3.2. Quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt (43)
        • 3.2.3.3. Đánh giá chung (44)
      • 3.2.4. Phường Phú Trung [15] (44)
        • 3.2.4.1. Hiện trạng (44)
        • 3.2.4.2. Quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt (46)
        • 3.2.4.3. Đánh giá chung (46)
      • 3.2.5. Phường Phú Thạnh [16] (46)
        • 3.2.5.1. Hiện trạng (46)
        • 3.2.5.2 Quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt (47)
        • 3.2.5.3. Đánh giá chung (47)
      • 3.2.6. Phường Phú Thọ Hòa [17] (49)
        • 3.2.6.1. Hiện trạng (49)
        • 3.2.6.2. Quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt (50)
        • 3.2.6.3. Đánh giá chung (50)
      • 3.2.7. Phường Tân Thành [18] (52)
        • 3.2.7.1. Hiện trạng (52)
        • 3.2.7.2 Quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt (53)
        • 3.2.7.3. Đánh giá chung (53)
      • 3.2.8. Phường Tân Sơn Nhì [19] (55)
        • 3.2.8.1. Hiện trạng (55)
        • 3.2.8.2. Quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt (56)
        • 3.2.8.3. Đánh giá chung (56)
      • 3.2.9. Phường Tân Quý [20] (58)
        • 3.2.9.1. Hiện trạng (58)
        • 3.2.9.2. Quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt (59)
        • 3.2.9.3. Đánh giá chung (59)
      • 3.2.10. Phường Sơn Kỳ [21] (60)
        • 3.2.10.1. Hiện trạng (60)
        • 3.2.10.2 Quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt (61)
        • 3.2.10.3. Đánh giá chung (61)
      • 3.2.11. Phường Tây Thạnh [22] (63)
        • 3.2.11.1. Hiện trạng (63)
        • 3.2.11.2. Quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt (63)
        • 3.2.11.3. Đánh giá chung (64)
    • 3.3. Kết luận chương 3 (65)
    • CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRỒNG, QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC CÂY XANH THEO QUY HOẠCH XÂY DỰNG TẠI QUẬN TÂN PHÚ (66)
      • 4.1. Xác định diện tích trồng cây xanh và cây xanh trên cơ sở quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt (66)
        • 4.1.1. Quy hoạch cây xanh, công viên, diện tích mặt nước trong điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng (66)
        • 4.1.2. Quy hoạch cây xanh, công viên, diện tích mặt nước trong điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng (69)
        • 4.1.3. Chỉ tiêu và qui mô đất cây xanh trong các dự án xây dựng nhà ở, công trình công cộng và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (72)
      • 4.2. Giải pháp quản lý quy hoạch (73)
        • 4.2.1. Đối với các dự án xây dựng công viên, cây xanh do ngân sách nhà nước đầu tư (74)
        • 4.2.2. Đối với dự án khu nhà ở có qui hoạch xây dựng khu công viên – cây xanh (74)
        • 4.2.3. Đối với hoa viên trong khu dân cư (74)
        • 4.2.4. Đối với cây xanh vỉa hè, đường phố (75)
      • 4.3. Những giải pháp thực hiện (75)
        • 4.3.1. Cải cách hành chính (75)
        • 4.3.2. Giải pháp về quy hoạch (76)
        • 4.3.3. Tạo thêm quỹ đất (76)
        • 4.3.4. Giải pháp về vốn (77)
        • 4.3.5. Giải pháp về quản lý (77)
      • 4.4. Quản lý diện tích trồng cây xanh và cây xanh tại quận Tân Phú (79)
        • 4.4.1. Nguyên tắc quản lý (79)
        • 4.4.2. Trách nhiệm của cơ quan được phân cấp quản lý công viên, chủ đầu tư xây dựng công viên (81)
      • 4.5. Kết luận chương 3 (82)
    • PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (83)

Nội dung

Thể loại cây xanh, hình khối không gian, hình thức phân bố và cấu trúc quy hoạch của nó trong không gian đô thị là một trong những thành phần quyết định chất lượng môi trường và cảnh qua

TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÂY XANH ĐÔ THỊ

Tổng quan về cây xanh đô thị

Cây xanh là một thành phần không thể thiếu trong cấu trúc đô thị Thể loại cây xanh, hình khối không gian, hình thức phân bố và cấu trúc quy hoạch của nó trong không gian đô thị là một trong những thành phần quyết định chất lượng môi trường và cảnh quan của thành phố Trong nhiều trường hợp cây xanh đô thị tạo nên bản sắc riêng của một khu vực hoặc một thành phố Vườn treo Babylon là một điển hình trong lịch sử xây dựng thành phố.[1]

Hình 1.1 Vườn treo Babylon – một thể loại trồng cây xanh có chọn lọc [1] Cây xanh đô thị về công năng sử dụng có hai loại: cây xanh sử dụng công cộng bao gồm các hình loại cây xanh trồng ở công viên, quảng trường, vườn hoa, vườn dạo… và cây xanh trong khuôn viên của từng căn nhà hoặc một cụm công trình, nó thường là sở hữu của gia đình, công ty hoặc cơ quan…

1.1.2 Các yêu cầu đối với cây xanh trong đô thị

Theo tiêu chuẩn Việt Nam về quy hoạch đô thị [2], [5], [6] “việc trồng cây không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông, không làm hư hỏng móng nhà và công trình ngầm, không gây nguy hiểm, không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường”

Thảm thực vật miền nhiệt đới cho phép đưa nhiều chủng loại cây xanh để trồng trong đô thị Cây xanh tại thành phố Hồ Chí Minh là một thí dụ cho thực tiễn phát triển trong hơn 300 năm qua Cây xanh trong Thảo cầm viên, công viên Tao Đàn … tạo cho thành phố có được những cảnh quan đặc trưng có một không hai Những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã tạo nên không gian của công viên, đường phố trở nên hoành tráng, gần gũi với thiên nhiên và con người

Cây xanh trồng trong đô thị [10] phải có tán cây đẹp Thân cây chắc thẳng, rễ cọc và lá nhỏ Mùi hương của hoa lá không gây ô nhiễm môi trường Cây không tiết ra chất độc hại đối với môi trường sống của con người Cây không có quả hoặc quả phải thật nhỏ Đấy là những yêu cầu tối thiểu khi lập quy hoạch và trồng cây xanh cần lưu ý Bản thân cây xanh khi được trồng trong thành phố nó là một thước đo sinh học để kiểm tra chất lượng môi trường

Thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh có trồng nhiều loại cây rễ chùm Khi cây có nhiều năm tuổi rễ mọc ngang và nổi lên làm hỏng đường, hỏng hệ thống thoát nước và vỉa hè của đường phố Điển hình cho loại cây này là cây

Xà cừ, một loại cây nhập từ Australia

Các qui chế quản lý và chăm sóc cây xanh trong thành phố, đặc biệt tại các khu dân cư, chưa có sự quan tâm đúng mức để bảo đảm an toàn tại khu vực có cây xanh, đặc biệt là các cây cao có tán cây lớn Những vụ cây đổ đè chết người hoặc làm đổ công trình kiến trúc tại thành phố Hồ Chí Minh là có thể loại trừ hoặc giảm thiểu, nếu trồng và quản lý sử dụng có cơ sở khoa học

1.1.3 Cây xanh đô thị tại Việt Nam

Các thành phố của Việt Nam nói chung thiếu cây xanh và có quá ít diện tích trồng cây xanh Mặc dù công tác quy hoạch ở các thành phố có xác định chỉ tiêu diện tích, khu vực và vị trí trồng cây xanh (công viên, vườn hoa, ), nhưng do không xác định được các giải pháp thực hiện, nên các ý tưởng trong quy hoạch thường bị lãng quên và diện tích đất dự kiến cho trồng cây xanh đô thị từ từ bị chuyển qua sử dụng các mục đích khác Do cần giải quyết các mục tiêu bức xúc khác nhau trong quản lý và cuộc sống nên bản thân chính quyền các cấp và cả người dân thường xem nhẹ vai trò của cây xanh trong đô thị

Vì vậy trong cuộc sống đô thị tại các thành phố của Việt Nam nói chung, của thành phố Hồ Chí Minh và đến tận các quận, huyện thường không có các giải pháp đầu tư để tăng diện tích cây xanh và trồng cây xanh Việc bảo quản chăm sóc cây xanh hiện hữu cũng không có cơ quan chịu trách nhiệm cụ thể và không theo một quy trình hoặc một mục tiêu rõ ràng

Một mâu thuẫn luôn có trong các đô thị Vệt Nam là nội dung quy hoạch cây xanh luôn được đề cập nhưng thường chung chung, không cụ thể, chỉ dừng lại ở chỉ tiêu và vị trí khu đất Không gian đô thị phát triển nhanh cả

3 chiều, nhưng không gian cho cây xanh và mảng xanh đô thị bị thu hẹp, và càng ở khu vực trung tâm thành phố càng vắng bóng cây xanh

Trong những năm gần đây nhiều khu ở mới được xây dựng, nhưng kế hoạch thực hiện cho quy hoạch cây xanh tại các khu này thường bị thu hẹp và có nơi chuyển đất cây xanh sang đất xây dựng công trình công cộng

Trong hoàn cảnh đó, cây xanh thiếu và hiếm là khó tránh khỏi.

Tổng quan về việc lập và thực hiện quy hoạch cây xanh ở một vài nước trên thế giới

Tại các thành phố có sức thu hút khách du lịch và là nơi nghỉ dưỡng hấp dẫn trên thế giới thường là những thành phố có tỷ lệ phủ kín cây xanh khá cao Điển hình có thành phố Paris (Pháp), Geneve (Thụy Sĩ), Bruege (Bỉ), Singapore, Chandigard (Ấn Độ)… Ở các thành phố này cây xanh là một trong những thành phần chủ thể tạo nên bố cục không gian đô thị Sự hiện hiện của cây xanh không chỉ có trong một số lượng lớn cây xanh trồng tập trung tại công viên, vườn hoa, công viên rừng mà len lỏi tận mọi khoảng trống và các góc lớn nhỏ trong thành phố Tìm hiểu kinh nghiệm và cơ sở quy hoạch xây dựng cây xanh tại một vài thành phố trên thế giới nhằm tổng hợp những tinh hoa giải quyết vấn đề cây xanh đô thị có thể xem xét áp dụng trong điều kiện của Việt Nam

1.2.1 Cây xanh của thành phố Singapore

Singapore nổi tiếng là một ốc đảo xanh - sạch bậc nhất của thế giới Quốc gia Đông Nam Á này vẫn luôn được gọi với cái tên "Công viên trong thành phố" Hệ thống cảnh quan xanh ở đây được quy hoạch xây dựng chi tiết sát thực tế cho từng khu đất và trồng theo những tiêu chí nhất định

Singapore có diện tích đất nhỏ hẹp, không có nhiều tài nguyên và Chính phủ đã xác định phát triển thương mại, du lịch và kinh tế tri thức là nền tảng quan trọng của đất nước Vì vậy công tác quy hoạch phát triển không gian đô thị đã ưu tiên cho các hoạt động phát triển kinh tế thương mại, dành quỹ đất để hình thành các trục trung tâm đa chức năng về thương mại, tài chính, ngân hàng Tuy nhiên, vấn đề cảnh quan, môi trường cũng được đặt lên hàng đầu trong công tác quy hoạch xây dựng Nội dung quy hoạch xây dựng được chuyển giao thực hiện trong thời gian ngắn

Từ năm 1963 Singapore đã đề ra mục tiêu cho các đồ án quy hoạch của mình là xây dựng Singapore thành một thành phố vườn, và không dừng lại ở đó, hiện nay mục tiêu của các nhà lãnh đạo là quy hoạch Singapore trở thành một thành phố trong vườn Các đồ án quy hoạch đều được thiết kế cảnh quan cây xanh trên từng ô phố và đường phố, hệ thống công viên cây xanh đan xen với các khu nhà ở Công tác quy hoạch cũng luôn quan tâm đến việc bảo tồn các di sản, các khu nhà ở cũ… các đồ án đều được kèm theo mô hình chi tiết để quản lý, thực hiện Việc chú trọng đến thiết kế cảnh quan để tạo ra một đô thị trong vườn là một sắc thái riêng và là niềm tự hào của người dân Singapore

Bộ máy quản lý cây xanh của Singapore là Ủy ban công viên quốc gia (NParks), chức năng của Nparks là đề ra các chính sách quản lý cây xanh và trực tiếp quản lý hơn 365 công viên, khoảng 1,4 triệu cây xanh đường phố và các nơi công cộng.Việc chặt bỏ cây xanh đều phải xin phép NParks Việc xây dựng, mở rộng các tuyến đường đều phải có bản vẽ quy định lộ giới cây xanh và bản vẽ cây xanh do NParks xét duyệt NParks có khoảng 900 nhân viên, có trách nhiệm quản lý và giám sát việc duy tu và trồng cây xanh, các nhân viên kỹ thuật được phân công theo dõi cụ thể về tình trạng cây xanh, hàng tháng phải báo cáo về tình trạng cây để có chế độ quản lý và chăm sóc Lực lượng lao động duy tu, phát triển cây xanh đều được thuê ngoài, trên 90% lao động thông qua các công ty tư nhân Nhân viên các công ty này phải được NParks đào tạo một khoá học

Là một quốc đảo nhỏ với diện tích hạn chế, lại mang trong mình một cuộc sống công nghiệp sôi động nên kiến trúc cao tầng của Singapore rất phát triển Tuy nhiên, không vì thế mà Singapore mất đi khoảng xanh vốn có của mình Các kiến trúc sư đã tận dụng tối đa không gian để đưa thiên nhiên tới gần với những công trình Cảnh quan xanh được bố trí ở khắp mọi công trình kiến trúc từ những khu nhà cao tầng, khu biệt thự riêng cho đến các resort

Bất kỳ ở đâu, yếu tố xanh cũng được ưu tiên hàng đầu Không chỉ là cảnh quan bên ngoài, cây xanh còn được bố trí ngay lòng những công trình Các toà nhà cao tầng với lối kiến trúc hiện đại nhưng cũng không kém phần quyến rũ với những quy hoạch cảnh quan xanh từ khắp các đường phố cho tới bên trong của các toàn nhà Vì vậy, môi trường ở Singapore luôn được đánh giá vào loại sạch nhất trên thế giới

Nguyên tắc chung trong quy hoạch công viên cây xanh là đa dạng và có cá tính Mỗi khoảng không gian đều có đặc thù riêng để người đi đường có những trải nghiệm khác nhau và đặc biệt là làm sao để mọi người dân đều dễ dàng tiếp cận

Từ vỉa hè, dải phân cách, trên cầu vượt, trên ban công những tòa nhà cao tầng, trường học, bệnh viện… và các mảng bê tông như chân trụ cầu đều được cây xanh phủ kín, nhiều đoạn đường ngang qua những khu công viên cây xanh được trồng như những khu rừng nhiệt đới Ở các bãi đậu xe cũng được tận dụng để trồng cây xanh cho bóng mát Người ta còn sản xuất các loại gạch lát để trồng cỏ, phủ xanh luôn bề mặt đỗ xe, và tất nhiên việc lát các loại gạch này cũng được tính toán thiết kế hợp lý để đảm bảo an toàn và tiện lợi cho người sử dụng

Một đặc điểm khác biệt trong việc trồng cây xanh đường phố và công viên ở Singapore là các cây xanh có tán luôn được trồng trên các thảm cỏ và cây bụi có hoa, trên các cây xanh đều trông thêm các loại cây cộng sinh như hoa lan… Dọc các trục giao thông đều có dải phân cách bằng thảm cỏ, cây xanh và cây bụi có hoa ngăn cách lối đi bộ, người đi bộ chỉ được phép qua đường tại những vị trí có tín hiệu giao thông

Công viên và khuôn viên các nhà cao tầng của Singapore đều tận dụng địa hình và đất đào để tạo nên các hình dạng đồi núi nhỏ để tạo cảnh quan thiên nhiên cho đô thị Trong nhiều bồn hoa, dải phân cách nằm rải rác suốt các đại lộ của Singapore phần lớn là những cây hoa giấy, lá màu đẹp mắt chịu được khô hạn chứ không phải là những loại cây, hoa đắt tiền

Cây xanh có bóng mát được trồng nhiều nhất là cây “Raintree” hay người địa phương còn gọi là “Cây năm giờ”, ở Việt nam còn gọi là cây Muồng tím Đây là loại cây ban ngày lá cây xanh tươi nhưng chiều tối khép lại và hoa có nhiều hương thơm, quan niệm của một số chuyên gia Singapore cho rằng vận dụng những đặc tính trên để hạn chế lá cây che khuất hệ thống chiếu sáng công cộng vào ban đêm và tạo ra bóng mát vào ban ngày

Các công viên đều có kết hợp làm các khu vui chơi giải trí cho người già và trẻ em và cho các hoạt động thể dục thể thao khác, 95% đường phố đã được phủ xanh còn lại 5% là do bảo tồn các khu ở cũ Hiện nay dự án đang tiếp tục xây dựng các trục đường có nhiều tán cây xanh tạo thành vòm dành riêng cho người đi bộ, xe đạp và các loại xe sử dụng năng lượng sạch và kết nối các khu công viên tạo thành một vành đai công viên cây xanh để phát triển du lịch

Dự kiến đến năm 2012 dự án sẽ hoàn thành đường vành đai liên kết này với tổng chiều dài là 300km Ngoài ra dự án cũng kêu gọi sự tham gia của cộng đồng, mỗi năm Chính phủ phát động một tháng trồng cây để huy động các doanh nghiệp và người dân tham gia phủ xanh thành phố

Việc quản lý cây xanh ở Singapore rất khoa học Mỗi cây đều có một lý lịch cụ thể và được số hóa để đưa vào quản lý trên máy tính Mỗi khi trồng mới một cây đều phải cập nhật vị trí và đặc điểm của cây vào máy tính Mỗi khi có tác động nào đến cây như chặt cành, mé nhánh, xịt thuốc… đều được cập nhật vào hệ thống để quản lý Ít nhất mỗi 1,5 năm phải kiểm tra sức khỏe cho cây một lần, kiểm tra mức độ mục ruỗng của cây để kịp thời phát hiện các vấn đề cần xử lý Như đã đền cập ở trên hiện nay Ủy ban công viên quốc gia có khoảng 900 nhân viên, trong đó có khoảng 120 nhân viên chỉ lo về việc chăm sóc sức khỏe cho cây Ở nhiều nơi, khi dân số tăng thì thường diện tích cây xanh ngày càng bị thu hẹp nhưng ở Singapore thì ngược lại Năm 1986 Singapore có 2,7 triệu dân thì có 36% diện tích cây xanh trên tổng diện tích đất là 666 km 2 ; đến năm

Kết luận chương 1

Cây xanh là một trong những thành phần chủ yếu tạo nên bố cục không gian của đô thị Nó là động lực chính trong cân bằng sinh thái môi trường đô thị Một thành phố có nhiều cây xanh hoặc có độ che phủ của cây xanh lớn thường có vi khí hậu ôn hòa, cảnh quan có bản sắc riêng Vì vậy trong ý tưởng quy hoạch xây dựng cũng như trong thực tế xây dựng thành phố tỷ lệ diện tích đất trồng cây xanh và cách phân bố của nó trong bố cục không gian đô thị bao giờ cũng được quan tâm đúng mức Các thành phố hấp dẫn du khách trên thế giới là những thành phố có nhiều cây xanh và diện tích cây xanh kết hợp với mặt nước như kênh rạch ao hồ

Trong tiêu chuẩn thiết kế đô thị của tất cả các nước bao giờ cũng có chỉ tiêu đất dành cho cây xanh ở mức khoảng trên dưới 10% tổng đất đô thị Và như vậy nó thực sự là một phần tất yếu phải thực hiện trong quá trình xây dựng thành phố Ở Việt Nam và đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh cây xanh trong ý tưởng quy hoạch xây dựng luôn được đề cao và thể hiện đầy đủ trong từng giải pháp quy hoạch xây dựng Đáng tiếc không có một giải pháp thực hiện nào thật cụ thể, vì vậy khoảng xanh trong thành phố luôn bị thu hẹp và thường nhường chỗ cho các dự án khác Theo góc độ pháp lý quy hoạch xây dựng và thực tiễn quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt cần có những cơ chế kích cầu thích hợp cho tạo quỹ đất trồng cây xanh và cần tìm kiếm giải pháp đa dạng về chủng loài cũng như cách thức trồng cây xanh trong đô thị, để tạo nên một thành phố xanh từ công trình đến khoảng trống không gian đô thị.

CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ CÂY

Điều kiện tự nhiên và quy hoạch cây xanh đô thị

2.1.1 Đặc trưng về điều kiện tự nhiên của quận Tân Phú Điều kiện tự nhiên là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển cây xanh trong đô thị Chế độ mưa nắng, thời tiết, đất đai là những thành phần cần biết rõ trước khi quy hoạch cây xanh đô thị Lựa chọn đúng chủng loài phù hợp với điều kiện tự nhiên và đáp ứng điều kiện cảnh quan trong đô thị và tổng hợp các nguyên tắc hợp lý cho trồng và bảo quản cây xanh trong từng khu vực (trong đô thị) bảo đảm sự một môi trường thân thiện với cuộc sống và tiết kiệm được nhiều công sức cũng như chi phí chăm sóc và bảo quản cây xanh đô thị

Khi trồng đúng chủng loài quí hiếm và có khả năng tạo cảnh đặc biệt sẽ tạo nên sản phẩm vô giá từ cây xanh trong đô thị 153 cây xanh lâu năm thuộc loài quí hiếm và cây xanh trên 3 đường phố Huyền Trân Công Chúa, Sương Nguyệt Anh và Trương Định đang được cơ quan chức năng kiến nghị xếp vào loại cây xanh bảo tồn của thành phố Hồ Chí Minh là một trong những điển hình cho các trường hợp nêu trên

Xét về mặt tự nhiên, thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khu vực có điều kiện rất tốt cho cây xanh đô thị Cụ thể thông qua các điều kiện sau đây: a) Khí hậu

Quận Tân Phú là quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh Lãnh thổ của quận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Đặc trưng chính của khí hậu là nóng ẩm có nhiệt độ trung bình 28C, có hai mùa mưa nắng rõ rệt Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm Mùa nắng từ tháng

11 năm này đến tháng 3 năm sau Không có gió bão lớn Điều kiện này rất thuận lợi cho phát triển của thảm thực vật nói chung và cây xanh cũng như các loại cây bụi và các loài hoa trồng trong đô thị Vì hai yếu tố nắng gió có vai trò quyết định cho trồng và tăng trưởng của thảm thực vật b) Địa hình Địa hình của quận Tân Phú tương đối bằng phẳng Hướng dốc từ khu vực trung tâm về ba phía Tây – Nam và Tây Bắc Độ dốc trung bình là 0,5% Cao độ mặt đất so với mực nước biển từ 1,6 m đến 7,5m Với địa hình này cần có nhiều loại cây xanh có tán lá và chiều cao khác nhau để có bố cục hài hòa với các quần thể công trình kiến trúc và cải thiện điều kiện vi khí hậu trong đô thị c) Thủy văn

Tân Phú có tổng lượng mưa khoảng 2000mm Lượng mưa chủ yếu tập trung ở mùa mưa Vì vậy mùa khô thiếu nước Quận không có hồ nước hoặc hồ điều tiết, chỉ có một số kênh hở thoát nước Trong hoàn cảnh đó khả năng điều tiết độ ẩm tại chỗ rất hạn chế Vì vậy bổ sung hệ thống vòi phun nước công cộng ở nhiều khu vực khác nhau để cải thiện điều kiện vi khí hậu trong khu vực đô thị

2.1.2 Phân bố dân cư và cây xanh đô thị

Khu dân cư hiện hữu có tầng cao thấp và mật độ dân cư rất cao khoảng

270 đến 280 người / ha Mật độ xây dựng rất cao (so sánh bảng tổng hợp) Điều kiện này không cho phép trồng nhiều cây xanh theo yêu cầu trong qui chuẩn quy hoạch xây dựng Trong điều kiện này cần có giải pháp trồng cây xanh đô thị trong khuôn viên, dọc trục giao thông và ngay trên phần mái công trình để cải thiện điều kiện che phủ bằng mảng xanh trong đô thị

Bảng 2.1 Tổng hợp mối quan hệ dân số, diện tích và mật độ cư trú tại quận Tân Phú ở thời điểm năm 2008

TT Cụm dân cư Số dân (người) Diện tích đất (ha) Mật độ cư trú

(*) không kể diện tích đất khu công nghiệp

2.1.3 Cấu trúc không gian đô thị và cây xanh đô thị

Cây xanh, một thành phần quan trọng tạo nên bố cục không gian của thành phố, có vai trò điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện môi sinh Cùng với việc giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì sử dụng cây xanh đang là giải pháp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ môi trường Hệ thống cây xanh đô thị làm tăng thẩm mỹ cảnh quan đô thị, tạo ra cảm giác êm dịu về màu sắc và môi trường khí hậu đô thị, tôn cao giá trị thẩm mỹ của các công trình kiến trúc, các đài kỷ niệm, các danh lam, thắng cảnh, phục vụ cho nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, đi dạo và thưởng ngoạn của con người

Nghiên cứu các tài liệu về quy hoạch cây xanh trong đô thị, đặc biệt trường hợp thành phố Chandigard của Ấn độ [9], thành phố Abuja của Nigeria và thành phố Brasilia của Brazin (tư liệu từ mạng Internet google earth) có thể tổng hợp các xu hướng bố cục cây xanh đô thị sau đây:

- Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới quy hoạch cây xanh đô thị cần có các mảng xanh nối liên tục chen suốt trong khu ở và khu công cộng Cần bố trí nhiều công viên với qui mô diện tích khác nhau phân bố đều trên lãnh thổ thành phố Nếu so sánh ý tưởng này với của những nguyên tắc bố cục thành phố vườn của Ebenezer Howard thì đây là nguyên tắc chung cho thiết kế quy hoạch đô thị

- Quy hoạch giao thông, đặc biệt là các trục giao thông có chiều rộng lớn (từ 4 làn xe trở lên) phải có chiều rộng vỉa hè đủ lớn để trồng cây xanh đô thị - chủ yếu là các cây thân gỗ lớn - tạo cảnh quan và cải thiện điều kiện che nắng dọc trục giao thông

- Hệ thống rạch, hồ nhân tạo và hệ thống phun nước công cộng phải có kết hợp với cây xanh và không gian trống, nhằm tạo điều kiện sử dụng các khu vực này trở nên khu vực cải thiện điều kiện vi khí hậu trong đô thị Do có những đặc thù về chiều rộng và chiều dài trong đô thị các trục này sẽ là những trục cảnh quan thông thoáng đô thị

- Hệ thống cây xanh qui hoạch theo nguyên tắc trên bảo đảm tạo nên một cấu trúc không gian đô thị có khả năng thông thoáng rất lớn và bảo đảm tạo môi trường đô thị có khí hậu phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân tại nơi cư ngụ của họ

Cây xanh trong đô thị là yếu tố gắn kết các thành phần khác nhau (công trình, cụm công trình, đường phố, tượng đài, mặt nước, địa hình…) tạo nên cảnh quan sinh động và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của con người trong đô thị [3] Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, đô thị cần bố trí trồng cây xanh tạo thành hệ thống liên tục để bảo đảm che nắng, thông gió (thông thoáng) và che chắn bụi cho thành phố Cây xanh là một thành phần để cân bằng sinh thái tạo môi trường sống bền vững có vi khí hậu tương thích với nhu cầu của con người

Các thủ thuật trồng cây xanh theo nhóm cao thấp khác nhau, màu sắc và hình dạng lá khác nhau tạo nên một cảnh quan đa dạng về hình khối, mềm mại đường nét Đặc trưng này giúp giảm nhẹ ấn tượng quá hoành tráng nhưng thô kệch của những hình khối công trình có đường nét đậm bản chất hình học ba chiều với vật liệu xây dựng thô cứng tại các khu công cộng và các cụm nhà ở cao tầng

Điều kiện kinh tế xã hội và ảnh hưởng của nó trong quy hoạch cây xanh đô thị

2.2.1 Điều kiện sống và nhu cầu cây xanh đô thị

Nhu cầu cây xanh cho không gian sống và làm việc của con người luôn có và hiện diện mọi nơi mọi lúc Con người sinh ra và trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới được bao quanh cả một thảm thực vật Quá trình đô thị hóa đã thu gom và tập trung các công trình kiến trúc và kỹ thuật làm mất đi khoảng không gian sống của thảm thực vật

Mặt khác điều kiện kinh tế thấp kém của một thành phố và của từng hộ dân luôn là rào chắn không cho tạo quỹ đất để trồng cây xanh Khảo sát thực tế các thành phố cho thấy thành phố càng nghèo thì chỉ số cây xanh theo đầu người càng thấp Cũng phải nhấn mạnh rằng đây không phải là lý do duy nhất để kết luận đói nghèo là nguyên nhân thiếu cây xanh vừa đề cập ở trên

Cân đối từ khả năng tạo quỹ đất ở cấp quy hoạch chung thành phố theo Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm

2025 và quy hoạch xây dựng quận Tân Phú cho thấy không có khả năng dành quỹ đất để đáp ứng nhu cầu khoảng 3m2 đến 4m2/người (hoặc là > 7m2/người như tiêu chuẩn quốc gia qui định) dành cho cây xanh trong đô thị tại khu vực nội thành

Tuy nhiên phải bảo đảm quỹ đất cây xanh trong mọi trường hợp khoảng trên dưới 2m2/người Từ thực tế trên đòi hỏi phải thay đổi cách tư duy và ứng dụng nhiều giải pháp khác nhau để tăng sự hiện diện của cây xanh trong không gian sống và làm việc của con người

Thực tế các khoảng không khác nhau trong đô thị, trong quần thể kiến trúc, trong công trình, trong phòng làm việc và kể cả nơi ngủ có thể trồng những thể loại cây xanh tương ứng khác nhau, để xanh hóa môi trường đô thị

Trong lý luận quy hoạch đô thị kể cả chỉ tiêu quy hoạch xây dựng thường chỉ đề cập đến chỉ tiêu đất cây xanh, đất công viên , chưa quan tâm đến khả năng phát triển và cách trồng cây xanh trong không gian đô thị Cách tư duy và quy hoạch hiện nay làm cho người dân nghĩ rằng cây xanh công viên và cụ thể ngay một cây xanh đứng trước nhà của họ là việc của thành phố hay của phường

Từ thực tế này cho thấy cần bổ sung những nội dung sinh hoạt hàng ngày của người dân, cách thức sống trong cộng đồng và khả năng hiện diện của cây xanh để làm rõ hơn cơ sở lý luận quy hoạch cây xanh đô thị

Các giải pháp từ nghiên cứu này sẽ tạo điều kiện hình thành một cấu trúc đa dạng về thể loại cây xanh, hoa lá trong công viên, trong quần thể kiến trúc và cả trong các công trình lớn nhỏ khác nhau Mỗi người sống trong không gian đó nhận rõ trách nhiệm (nghĩa vụ) với cây xanh và họ sẽ góp sức làm cho nó ngày càng phong phú hơn

2.2.2 Quy hoạch xây dựng thành phố và cây xanh đô thị

Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là khu vực nội thành thiếu diện tích cây xanh trầm trọng Nhiều quận nội thành không có công viên hoặc diện tích trồng cây xanh Điển hình quận 3, quận 5, quận Phú Nhuận và quận Bình Thạnh Hiện nay khu vực nội thành chỉ có các công viên với qui mô diện tích đất rất khiêm tốn < 20 ha Đó là các công viên Tao Đàn, Lê Văn Tám, Sở Thú, Lê Thị Riêng, Hoàng Văn Thụ Các khoảng trống có trồng cây xanh với diện tích quá nhỏ - không đáng kể Xem xét các số liệu quy hoạch sử dụng đất dài hạn cho một tổng quan chung không có lối ra

Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích khoảng 2095 km2 Khu vực nội thành gồm 13 quận có diện tích đất khoảng 142 km2 Theo dự kiến đến năm

2025 có khoảng 4,5 triệu dân sống trong khu vực này Tương ứng có mật độ khoảng 317 người/ha Như vậy mỗi người dân có trung bình khoảng 31,6m2 đất đô thị Quỹ đất này được phân bố như sau:

- Đất công trình công cộng 2,9 m2/người

- Đất cho các chức năng khác 18,4 m2/người

Ngoài ra thành phố có vùng phục hồi sinh thái Cần Giờ Một khu vực rừng ngập mặn với qui mô khoảng 70.000 ha.Tại huyện Củ Chi và Bình

Chánh theo dự kiến sẽ có một số khu rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng Đây là những khu vực xanh bổ sung năng lực tái tạo môi trường không khí của thành phố

Thực tế những khu đất dự kiến dành cho xây dựng công viên cây xanh trong dài hạn đã được cơ quan chức năng cho phép lập các dự án xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ kinh doanh bất động sản khác nhau Trường hợp công viên rạch Miễu (Phú Nhuận) và công viên quận 6 là những thí dụ điển hình.

Cơ sở pháp lý về quản lý cây xanh đô thị

2.3.1 Cây xanh đô thị - một đối tượng được quản lý theo cơ sở pháp lý 2.3.1.1 Quy chuẩn quốc gia về quy hoạch cây xanh đô thị

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, cây xanh đô thị bao gồm 3 nhóm chính [2]:

- Cây xanh sử dụng công cộng, gồm: quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo , bao gồm cả diện tích mặt nước nằm trong khuôn viên các công trình này và diện tích cây xanh cảnh quan ven sông được quy hoạch xây dựng thuận lợi cho người dân đô thị tiếp cận và sử dụng cho các mục đích giải trí, thư giãn

- Cây xanh đường phố, gồm cây xanh, thảm cỏ trồng trong phạm vi chỉ giới Tất cả các tuyến đường cấp phân khu vực trở lên đều phải trồng cây xanh đường phố

- Cây xanh chuyên dụng gồm rừng cách ly, rừng phòng hộ, vườn nghiên cứu thực vật học, vườn ươm

Như vậy cây xanh được tiêu chuẩn quốc gia phân ra thành 3 phạm trù chính để quy hoạch và quản lý chăm sóc Nhưng thực tế chưa có các quy định cụ thể để các cơ quan chức năng thực hiện

Tại thành phố Hồ Chí Minh và trong đó có quận Tân Phú, trải qua một thời gian dài không kiểm soát được việc xây dựng thành phố theo quy hoạch đã duyệt và một trong những hệ quả là mật độ xây dựng quá cao Hầu như tất cả diện tích đất đã tận dụng cho xây dựng công trình, không còn nhiều cho cây xanh và khoảng trống trong khu dân cư Vì vậy các thể loại cây xanh cây cảnh trồng trong nhà, trong căn hộ, trong khuôn viên công trình đóng một vai trò thiết yếu cho cải tạo vi khí hậu và và là một phần nội thất công trình hoặc tiểu cảnh trong khuôn viên công trình

Theo quy chuẩn quy hoạch xây dựng qui định về diện tích cây xanh sử dụng công cộng như sau:

- Trong mỗi một đơn vị ở đất cây xanh gồm sân chơi, vườn hoa,sân bãi TDTT phục vụ hàng ngày Mỗi đơn vị ở mới xây dựng phải có một vườn hoa với qui mô tối thiểu 5000m2 Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của đơn vị ở

- Công viên, vườn hoa trong đô thị tùy theo qui mô và vị trí có thể phục vụ nhu cầu sử dụng cho cả thành phố hoặc nhiều đơn vị ở

2.3.1.2 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị [5]

Nghị định số 64/2010/NĐ-CP của Chính phủ bao gồm các quy định về quản lý cây xanh đô thị bao gồm quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ chặt hạ, chuyển dịch cây xanh đô thị Để xác định nội dung công tác quản lý cây xanh đô thị cần xem xét và so sánh điều kiện hiện nay với nội dung pháp lý hiện hành a) Quy hoạch cây xanh đô thị: Điều 9 nội dung quy hoạch cây xanh đô thị ghi rõ ” Quy hoạch chung đô thị phải xác định: chỉ tiêu đất cây xanh, tổng diện tích đất cây xanh cho toàn đô thị, từng khu vực đô thị, diện tích đất để phát triển vườn ươm và phạm vi sử dụng đất cây xanh đô thị” Đối với quy hoạch chung xây dựng quận Tân Phú được phê duyệt tại Quyết định số 1980/QĐ-UBND ngày 05/05/2008 [24] đã xác định rõ trong 3 giai đoạn quy hoạch sử dụng đất như sau:

- Giai đoạn năm 2010: Đất cây xanh TDTT 15,87 ha với chỉ tiêu 0,41m2/người

- Giai đoạn đến năm 2015: Đất cây xanh TDTT 34,42 ha với chỉ tiêu 0,76m2/người

- Giai đoạn đến năm 2020: Đất cây xanh TDTT 76,42 ha với chỉ tiêu 1,64m2/người

Vị trí qui mô và cấu trúc cây xanh trong tổng mặt bằng đã xác định cụ thể Đây là văn bản pháp lý đã được ban hành, nhưng chưa được triển khai cụ thể để có biện pháp quản lý sử dụng đất Đặc biệt thời gian thực hiện nội dung quy hoạch xây dựng kéo dài dễ gây tình trạng biến động, cần phải có các giải pháp hỗ trợ tạm thời để sử dụng đất hợp lý và ổn định chức năng đã duyệt trong quy hoạch xây dựng Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng mục 4 điều 9 ghi rõ: “Phải xác định cụ thể chủng loại cây, tiêu chuẩn cây trồng, các hình thức bố cục cây xanh trong các khu chức năng, xác định vị trí cây xanh trên đường phố”

Nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng các phường đã được duyệt chưa đáp ứng yêu cầu này Các giải pháp liên quan phải được cụ thể hóa trong quy chế quản lý quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch phân khu b) Đối với bảo vệ chăm sóc cây xanh đô thị: Điều 13 của Nghị định ghi rõ “cây xanh đô thị phải được giữ gìn, bảo vệ và kiểm tra thường xuyên - đơn vị dịch vụ về quản lý cây xanh có trách nhiệm bảo vệ cây xanh đô thị trên địa bàn được giao theo hợp đồng với cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo phân cấp”

Trên địa bàn quận Tân Phú diện tích trồng cây xanh còn qúa ít, nhưng đặc biệt cây xanh đường phố đã có nhiều, song công tác này chưa được triển khai theo hợp đồng, để phân định chức năng quyền hạn trong bảo quản cây xanh trên địa bàn quận Đây là biện pháp quản lý cây xanh theo quy định của pháp luật trên nguyên tắc hợp đồng kinh tế Một giải pháp đưa vị trí của cây xanh trong đô thị thành một tài sản được bảo vệ bằng luật và có chủ quản lý

2.3.2 Các Quyết định phê duyệt quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng

Tân Phú là một quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy nội dung quy hoạch xây dựng cũng như Quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận Tân Phú đều phụ thuộc vào hệ thống văn bản từ trung ương đến thành phố va cấp sau cùng là quận và các phường

Hệ thống văn bản pháp luật liên quan bao gồm: a) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 Nội dung Quyết định này cho phép xác định quận Tân Phú thuộc khu vực nội thành phát triển Quận là một địa bàn dân cư đô thị phát triển mới của thành phố Vì vậy cân đối các chỉ tiêu quy hoạch xây dựng, đặc biệt là chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cân đối chủ yêu cho nhu cầu của người dân sống trong địa bàn quận

Quận không có các công viên hoặc các trung tâm công cộng phục vụ chung cho thành phố Xét vế mặt bố cục không gian đô thị thì quận Tân Phú là khu dân dụng xây dựng mới trên một hiện trạng hạ tầng xã hội – kỹ thuật của khu vực cận nội thành trước đây b) Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh: Quyết định số 1980/QĐ – UBND ngày 05/05/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng quận Tân Phú Theo nội dung quyết định trên Quận Tân Phú trong quá trình phát triển sẽ hình thành 4 cụm dân cư với tổng số dân như sau [24]:

- Giai đoạn năm 2010 có khoảng 385.000 dân

- Giai đoạn năm 2015 có khoảng 429.000 dân

- Giai đoạn năm 2020 có khoảng 465.000 dân

Số liệu dân số và khả năng phát triển của 4 cụm dân cư trên là cơ sở chủ yếu để xác định nhu cầu cây xanh đô thị trong từng giai đoạn phát triển Các chỉ tiêu quy hoạch cây xanh được trình bày cụ thể trong bảng 2.2

Bảng 2.2 Tổng hợp diện tích cây xanh của các giai đoạn quy hoạch xây dựng

TT HT Naêm 2004 QH naêm 2010 QH naêm 2015 QH naêm 2020

Tổng cộng 3.69 15.87 32.42 76.42 c) Các Quyết định về phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng: Hiện nay tất cả 11 phường của quận Tân Phú đã có quy hoạch chi tiết sử dụng đất đã được phê duyệt Đây là cơ sở pháp lý để quản lý sử dụng đất và cũng là tiền đề cho các dự án trồng cây xanh ở các phường Các xí nghiệp sản xuất, đặ biệt là các xí nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường từng bước sẽ được di dời và theo thỏa thuận đã được cơ quan chức năng phê duyệt sẽ dùng một phần quỹ đất cho trồng cây xanh Các công viên nhỏ và vườn hoa được tạo lập từ các dự án này sẽ là nguồn bổ sung đáng kể cho thảm xanh của quận.

Kết luận chương 2

Từ nghiên cứu trên cho thấy quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận Tân Phú đã có những cơ sở khoa học và pháp lý nhất định Nó là tiền đề cho tạo quỹ đất và bảo quản quỹ đất dành cho trồng cây xanh Cây xanh có thể ở dạng công viên, vườn hoa, cây xanh dọc trục giao thông, cây xanh tại các khoảng trống khác nhau trong đô thị Và đặc biệt cây xanh trong từng quần thể công trình và ngay cả trong công trình Nghiên cứu cho một tổng quan chung về cây xanh trên địa bàn một quận nội thành Cây xanh không chỉ xác định qua chỉ tiêu, qui mô diện tích trong qui hoạch sử dụng đất Cây xanh còn được quan niệm là bao gồm tất cả các thể loại được chọn lọc trong thảm thực vật nhiệt đới hoặc ngoại nhập được trồng theo nhiều dạng khác nhau ở trong từng bố cục không gian to nhỏ khác nhau tạo nên một xu hướng xanh hóa không gian đô thị Trong môi trường nhiệt đới, đặc biệt các khu đô thị có mật độ xây dựng cao cây xanh là yếu tố cải thiện vi khí hậu và tạo cảnh quan quanh năm có một màu xanh bất tận.

QUY HOẠCH CÂY XANH VÀ QUẢN LÝ CÂY XANH TẠI CÁC PHƯỜNG CỦA QUẬN TÂN PHÚ

Tổng quan chung về quận Tân Phú

Trước tháng 12 năm 2003, quận Tân Phú là phần đất phía Tây của quận Tân Bình Ngày 02 tháng 12 năm 2003 quận được thành lập theo Nghị định số 130/2003/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ

Quận Tân Phú có tổng diện tích tự nhiên là 1.606,98 ha Ranh giới tiếp giáp như sau: phía Đông giáp quận Tân Bình, ranh giới là đường Trường Chinh và đường Âu Cơ; phía Tây giáp quận Bình Tân, ranh giới là đường Bình Long và Kênh 19 tháng 5; phía Nam giáp quận 6, quận 11; phía Bắc giáp quận 12

Quận bao gồm 11 phường là: Tân Sơn Nhì, Tây Thạnh, Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Thành, Phú Thọ Hòa, Phú Thạnh, Phú Trung, Hòa Thạnh, Hiệp Tân và Tân Thới Hòa

Khi thành lập quận, dân số toàn quận có 347.344 người Năm 2005 có 372.519 người, năm 2009 có 393.382 người, ước tính đến năm 2010 sẽ có 401.000 người Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân mỗi năm là 1%.

Quy hoạch chung xây dựng quận Tân Phú

Quyết định số 1980/QĐ-UBND ngày 05/5/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng quận Tân Phú bao gồm những nội dung chính sau đây [24]:

- Chức năng đô thị của quận là khu ở đô thị có các công trình dịch vụ công cộng cấp khu vực và cấp thành phố

- Định hướng phát triển không gian đô thị gồm 4 cụm dân cư Mỗi cụm có một trung tâm dịch vụ công cộng và các công trình công cộng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân phân bố theo bán kính phục vụ Mật độ xây dựng tối đa khoảng 40% Tầng cao công trình từ 3 đến 18 tầng (do nằm trong tĩnh không sân bay Tân Sơn Nhất)

- Trung tâm văn hóa TDTT và công viên cây xanh của quận gồm khu công viên tập trung Tân Thắng, công viên TDTT Phú Trung và sân banh Tây

- Một số công viên và vườn hoa được hình thành thông qua thực hiện các dự án xây dựng trên quỹ đất do di dời công nghiệp tạo nên

Nội dung chi tiết về quy hoạch chung xây dựng được trình bày cụ thể trong bản đồ kèm theo

Tổng số dân trong phường là 25.927 người (số liệu cập nhật tháng

12/2009) và có tổng diện tích tự nhiên là 112,9 ha

3.2.1.1 Hiện trạng Đây là khu đô thị cũ, phát triển tự phát nên hệ thống hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt đất công viên cây xanh trên địa bàn phường hiện nay chưa có Hiện trạng sử dụng đất phường Hiệp Tân xem tại bảng 3.1

Bảng 3.1 - Hiện trạng sử dụng đất phường Hiệp Tân

TT Loại đất Diện tích

2 Đất công trình công cộng 0,95 0,8 0,36

Trong dự án phân lô hộ lẻ, được phê duyệt từ khi còn là quận Tân Bình, có khoảng 401,0 m² nhưng do quản lý không chặt chẽ nên chủ đầu tư không thực hiện Dọc theo đường Kênh Hiệp Tân có khoảng 2087 m² được phủ kín cây xanh và có hoa viên nhỏ khoảng 302 m²

3.2.1.2 Quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt

Theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 của phường Hiệp Tân đến năm 2010 (được phê duyệt ngày 31/12/2008) thì tổng diện tích đất dành cho công viên cây xanh diện tích 4,51ha, chiếm 3,99% diện tích đất tự nhiên toàn phường, chỉ tiêu 1,50 m²/người (dự kiến dân số đến năm 2010 là 30.000 người) Cây xanh được phân bổ từ quy hoạch các khu đất hỗn hợp

Trên địa bàn phường quy hoạch 31 tuyến đường có vỉa hè rộng trên 3m

(lộ giới quy hoạch từ 12,0m trở lên); diện tích giao thông tổng cộng là

- Diện tích nút giao thông : 5.888 m 2

Như vậy, khi đầu tư thực hiện các tuyến đường đủ lộ giới thì việc trồng cây xanh trên vỉa hè dọc các tuyến đường này cũng góp phần phủ xanh cho toàn phường Ngoài ra, theo kế hoạch cải tạo kênh Nước đen việc bố trí các mảng cây xanh dọc kênh cũng vừa để bảo vệ kênh rạch và đảm bảo thoát nước mặt cho khu vực, vừa tạo tăng cường mảng xanh cho địa phương

Chỉ tiêu quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 cho đến năm 2010 phải đạt tối thiểu là 1,50 m²/người, nhưng hiện nay trên địa bàn hoàn toàn không có cây xanh tập trung Hiện trạng quỹ đất trống không còn

Hình 3.1(1) - Bản đồ đánh giá hiện trạng cây xanh phường Hiệp Tân

Hình 3.1(2)- Bản đồ quy hoạch cây xanh phường Hiệp Tân

Trên địa bàn phường chỉ có các cơ sở sản xuất, công nghiệp hiện hữu gây ô nhiễm, có tổng diện tích khoảng 40,29 ha, trong tương lai gần, phần lớn các cơ sở này sẽ phải di dời đến khu công nghiệp tập trung hoặc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề sản xuất để phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội

Có khoảng 31,80ha được quy hoạch thành khu hỗn hợp, nâng cao hệ số sử dụng đất Trên cơ sở tính toán hài hòa giữa lợi ích cho doanh nghiệp và xây dựng phát triển hạ tầng, các dự án đầu tư tại đây, ngoài việc xây dựng nhà ở cao tầng kết hợp trung tâm thương mại dịch vụ, các công trình công cộng, giao thông, sẽ phải dành một phần diện tích làm các khu cây xanh tập trung, dự kiến khoảng 4,51ha, để phục vụ người dân tại chỗ và trong khu vực

Khu dân cư phường Tân thới Hòa quận Tân Phú là phường có vị trí phía Nam của quận Tổng số dân trong phường là 26.659 người (số liệu cập nhật tháng

12/2009) và có tổng diện tích tự nhiên là 114,6 ha

3.2.2.1 Hiện trạng Đây là khu đô thị cũ, phát triển tự phát nên hệ thống hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt đất công viên cây xanh tập trung trên địa bàn phường hiện nay chưa có Trong các dự án phân lô hộ lẻ được phê duyệt từ khi còn là quận Tân Bình và trong các khu cư xá hiện hữu có các hoa viên tiểu đảo có quy mô nhỏ lẻ với diện tích tổng cộng khoảng

6.803,8 m² Hiện trạng sử dụng đất phường Tân Thới Hòa thể hiện tại bảng

Bảng 3.2 - Hiện trạng sử dụng đất phường Tân Thới Hòa

TT Loại đất Diện tích

2 Đất công trình công cộng 1,91 1,67 0,71

3 Đất giao thông và sân bãi 13,77 12,02 5,17

3.2.2.2 Quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt

Theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 của phường Tân Thới

Hòa đến năm 2010 (được phê duyệt ngày 31/12/2008) thì tổng diện tích đất dành cho công viên cây xanh diện tích 7,13ha, chiếm 6,22% diện tích đất tự nhiên toàn phường, chỉ tiêu 2,1 m 2 /người (dự kiến dân số đến năm 2010 là

34.000 người) Ngoài công viên cây xanh hiện hữu, số còn lại được phân bổ từ quy hoạch các khu đất hỗn hợp và theo kế hoạch cải tạo Rạch Bến Trâu và

Kênh Tân Hóa Lò Gốm, sẽ có các mảng cây xanh dọc kênh vừa để bảo vệ kênh rạch và đảm bảo thoát nước mặt cho khu vực, vừa tạo tăng cường mảng xanh cho địa phương

Trên địa bàn phường quy hoạch 39 tuyến đường có vỉa hè rộng trên 3m

(lộ giới quy hoạch từ 12,0m trở lên); diện tích giao thông tổng cộng là

- Diên tích nút giao thông : 1.963 m 2

Như vậy, khi đầu tư thực hiện các tuyến đường đủ lộ giới thì việc trồng cây xanh trên vỉa hè dọc các tuyến đường này cũng góp phần phủ xanh cho toàn phường

Kết luận chương 3

Phân tích và tổng hợp hiện trạng và quy hoạch cây xanh tại các phường cho thấy quỹ đất đã sử dụng cho trồng cây xanh quá thấp so với định hướng trong quy hoạch chi tiết Khả năng bổ sung diện tích để trồng cây xanh rất hạn hẹp Vì vậy cần tăng cường các giải pháp trồng cây xanh trong khuôn viên, trong và bên ngoài công trình kiến trúc, cây xanh dọc các tuyến đường và kiểm soát diện tích trồng cây xanh trong các dự án đã được phê duyệt

Tăng cường vai trò và chức năng của ủy ban nhân dân phường trong các giải pháp tăng độ phủ xanh diện tích đất và các công trình tại phường.

CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRỒNG, QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC CÂY XANH THEO QUY HOẠCH XÂY DỰNG TẠI QUẬN TÂN PHÚ

4.1 Xác định diện tích trồng cây xanh và cây xanh trên cơ sở quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt

4.1.1 Quy hoạch cây xanh, công viên, diện tích mặt nước trong điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng

Bố cục dân cư quận Tân Phú chia làm 4 cụm dân cư đô thị Phân bố theo bảng 4.1

Bảng 4.1 Bảng tổng hợp phân bố cụm dân cư và công viên cây xanh

Diện tích đất công viên

3 Cụm 3 80.000 2,16 Địa đạo Phú Thọ Hòa

Như vậy các cụm dân cư 1, 3 và 4 theo quy hoạch có một công viên cây xanh có qui mô diện tích đất bảo đảm cho các hoạt động của người dân cư ngụ trong cụm dân cư đô thị

Theo Quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng, mỗi cụm dân cư cần có một công viên cây xanh Nhưng quá trình phát triển không thể kiểm soát nên được điều chỉnh để bảo đảm điều kiện cần có cho nhu cầu về cây xanh của quận trong thời gian tới Bố cục không gian đô thị của quận được điều chỉnh tại Quyết định 1980/QĐ-UBND ngày 05/05/2008, do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành, xác định khu công viên đa năng Tân Thắng tại phường Sơn Kỳ, công viên thể dục thể thao Phú Trung, sân bóng Tây

Thạnh Chỉnh trang nâng cấp các công viên hiện hữu trong các khu dân cư hiện hữu Một số công viên mới sẽ được hình thành từ giải pháp khoét lõm hoặc di dời các nhà xưởng sản xuất gây ô nhiễm môi trường và không có hướng phát triển mở rộng

Do quỹ đất có hạn nên quy hoạch sử dụng đất cho cây xanh đô thị và nhu cầu tập thể dục thể thao cũng như các hoạt động văn hóa khác nhau của người dân được kết hợp trong các khu chức năng, khu đa năng văn hóa – thể dục thể thao- cây xanh – dịch vụ vui chơi giải trí [6]

Cũng theo Quyết định nêu trên diện tích cây xanh trên địa bàn Tân Phú sẽ phát triển trong các gia đọan thể hiện tại bảng 4.2

Bảng 4.2 Tổng hợp chỉ tiêu quy hoạch cây xanh

TT Giai đoạn quy hoạch xây dựng

Tỷ lệ (%) trên tổng diện tích quận

Các số liệu trên cho thấy chỉ tiêu cây xanh theo quy hoạch được các cấp có thẩm quyền của thành phố phê duyệt không bảo đảm yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc gia về cây xanh đô thị Khả năng che nắng, tạo cảnh và cân bằng điều kiện vi khí hậu yêu cầu tăng diện tích che phủ bằng cây xanh Cần phải xem xét khả năng trồng cây xanh theo các tiêu chí pháp lý khác nhau đã được ban hành và áp dụng Điều 1 của Quyết định số 2830/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố

Hồ Chí Minh về khống chế chiều cao thân và chiều rộng tán cây xanh đường phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh [11] ghi rõ “Cây xanh trồng sau năm 2000 có chiều cao thân cây nhở hơn 10m, chiều rộng tối đa của tán lá cây nhỏ hơn 6m Đối với cây xanh trồng trước năm 2000 qui định như sau: cây xanh trồng ở vỉa hè nhỏ hơn 5m có chiều cao thân cây nhỏ hơn 12m, chiều rộng tối đa của tán lá cây nhỏ hơn 7m; trồng ở vỉa hè lớn hơn 5m có chiều cao thân cây nhở hơn 15m, chiều rộng tối đa của tán lá cây nhỏ hơn 8m”

Cây xanh trồng trên đường phố theo quy cách sau:

“ Các tuyến đường có vỉa hè rộng trên 5 m cho phép cây có thân cây cao tối đa khoảng 15m Tuyến đuờng vỉa hè rộng từ 3- 5m trồng các loại cây có độ cao thân cây tối đa khoảng 12m Khoảng cách giữa các cây từ 7 m đến 10m Cây trồng phải cách trụ điện 2m, cách miệng hố ga 2m, cách giao lộ 5m, cách đầu giải phân cách Các tuyến đường có chiều dài trên 2km có thể trồng từ 1 đến 3 loại cây khác nhau” [6]

Quận Tân Phú có hệ thống giao thông với tổng chiều dài khoảng 237km và tổng diện tích lộ giới khoảng 364 ha (trong đó có khoảng 55 tuyến đường có lộ giới trên 12m) [11] có khả năng trồng cây xanh trên vỉa hè và dải ngăn cách Với quy định hiện hành, nếu hoàn thiện hệ thống giao thông sẽ có khoảng từ 150 ha đến 250 ha cây xanh đường phố Thực hiện giải pháp quy hoạch xây dựng cho phép nâng diện tích phủ cây xanh khoảng 3 đến 4m²/người

Cây xanh dọc các tuyến đường có vỉa hè và lộ giới đủ điều kiện để trồng cây xanh Hành lang kỹ thuật gồm tuyến dẫn điện cao thế, bờ kênh rạch có khả năng trồng cây xanh, gồm kênh Tham Lương, kênh Tân Hóa Lò Gốm, kênh 19-5 và rạch Bến Trâu, tuyến hành lang điện cao thế đi qua địa bàn quận

4.1.2 Quy hoạch cây xanh, công viên, diện tích mặt nước trong điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng

Quy hoạch chi tiết xây dựng là cụ thể hóa các định hướng đã được phê duyệt trong quy hoạch chung xây dựng kết hợp với cân đối điều kiện hiện trạng và dự kiến phát triển của khu vực cần lập hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng Nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/2000 hoặc 1/500 [2]

Các thông tin về quy hoạch chi tiết xây dựng bao gồm chức năng sử dụng của từng lô đất, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao tối thiểu và tối đa của công trình dự kiến xây dựng, vị trí, qui mô diện tích, ranh các hành lang kỹ thuật và các khu vực có chức năng đặc biệt

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng xác định cụ thể chi tiết cho từng thể loại vừa nêu trên Do có những hoàn cảnh khác nhau về điều kiện lịch sử phát triển, điều kiện kinh tế xã hội và cơ chế quản lý nên cách thức áp dụng cho từng trường hợp cụ thể có sự chênh lệch rất lớn so với chỉ tiêu quy hoạch xây dựng ghi trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Chỉ tiêu diện tích đất cây xanh của quận Tân Phú cũng không thoát khỏi tình trạng như trên Theo quy chuẩn quy hoạch “mỗi đơn vị ở xây dựng mới cần có một công trình vườn hoa phục vụ chung cho toàn đơn vị ở với qui mô tối thiểu một 5.000 m 2 ” [2] Đất cây xanh trong đơn vị ở tối thiểu phải đạt 2m 2 /người Để đạt được chỉ tiêu này trong điều kiện cải tạo xây dựng hiện nay không phải là một định hướng khả thi

Các quy định về mật độ xây dựng của từng lô đất thường giới hạn ở mức < 60% tổng diện tích lô đất và các quy định về khoảng trống, khoảng lùi cho phép tạo bố cục kiến trúc thông thoáng và điều kiện thuận lợi cho trồng cây xanh đô thị Khuôn viên trụ sở Ủy ban nhân dân quận Tân Phú tại đường Thoại Ngọc Hầu, khu phức hợp chung cư cao tầng tại phường Tân

Thành là nhưng thí dụ điển hình cho các ý kiến tổng hợp vừa nêu

Các dự án đầu tư xây dựng đã và sẽ thực hiện cho phép hình thành các dải cây xanh, tiểu đảo và vườn hoa qui mô nhỏ (xem bảng tổng hợp 3.3) Các hình loại cây xanh, cây bụi và thảm cỏ này cải thiện điều kiện môi trường và vẻ đẹp cảnh quan khu vực và gây ấn tượng bản sắc riêng của không gian đô thị

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Quy hoạch, quản lý, trồng, bảo quản và chăm sóc cây xanh trên địa bàn quận Tân Phú đã được phân tích và tổng hợp theo góc độ quản lý hình chính và quy hoạch đô thị, để tạo cơ sở đánh giá kết quả và đề xuất các giải pháp, nhằm nâng cao diện tích cây xanh và cải thiện môi trường tại một quận đang có quá trình đô thị hóa thuộc vào loại nhanh của thành phố

Quận Tân Phú là quận ven đô đã thu hút một lượng dân cư rất lớn từ khu vực nội thành và các nơi khác đến Hàng loạt nhà ở của người dân nhập cư đã được xây dựng Quá trình phát triển này đã nằm ngoài tầm kiểm soát của quận Nhà ở tự xây chiếm hết tất cả các khu vực dự kiến trồng cây xanh Mật độ xây dựng quá cao và đặc biệt thiếu hẳn các điều kiện tối thiểu hạ tầng kỹ thuật đô thị Công tác quy hoạch và quản lý thực chất điều chỉnh theo thực tế và tìm giải pháp để kiểm soát quá trình đô thị hóa Đây là một vấn đề vô cùng nan giải trong tìm giải pháp để quy hoạch và trồng cây xanh theo pháp lý hiện hành Để kiểm soát và điều chỉnh được sử dụng đất cho trồng cây xanh đô thị trong quá trình cỉnh trang đô thị cần lưu ý những vấn đề cơ bản sau đây: a) Cần cụ thể hóa định hướng sử dụng đất và thể loại cây xanh trồng trên địa bàn quận, thông qua xác định quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt trong quy hoạch chung va quy hoạch chi tiết xây dựng

Quận Tân Phú đã có quy hoạch chung xây dựng được duyệt tại Quyết định số 1980/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2008 Hệ thống công viên vườn hoa chủ yếu đã được xác định gồm công viên Tân Thắng, công viên địa đạo Phú Thọ Hòa và công viên Thể dục thể thao Phú Trung Các dải cây xanh trồng dọc kênh Tham Lương, kênh Nước Đen, kênh Hiệp Tân, kênh Tân Hóa

Lò Gốm và rạch Bến Trâu và dọc các tuyến đường có lộ giới ≥ 30 m như Âu

Cơ, Hòa Bình, Tân Kỳ Tân Quý, Bình Long, Thoại Ngọc Hầu, Trường Chinh,

Chế Lan Viên, Lũy Bán Bích, tuyến đường dọc tuyến điện cao thế, Lê Trọng Tấn và Phan Anh tạo nên khung sườn mảng xanh đô thị của quận Tân Phú

Vị trí và ranh khu đất thuộc các mảng xanh nêu trên cần cập nhật trên bản đồ tỷ lệ 1/500, để đủ cơ sở quản lý và xác định cụ thể nội dung quy hoạch sử dụng đất Đặc biệt các khu cây xanh dọc bờ kênh và diện tích mặt nước cần có quy hoạch chi tiết cho từng khu vực để kết hợp hài hòa mặt nước với thảm xanh, nhằm tạo nên cảnh quan đặc trưng của từng khu vực b) Phần đất cây xanh còn lại trong các quy hoạch chi tiết xây dựng ở tỷ lệ 1/2000 và 1/500 đã được phê duyệt có qui mô diện tích đủ để xây dựng vườn hoa tiểu cảnh hoặc trồng cây đơn lẻ theo nhóm Dựa trên quy hoạch chi tiết được duyệt quận kết hợp cùng phường quản lý quỹ đất và kết hợp cùng chủ đầu tư dự án có liên quan triển khai thực hiện Thể loại cây xanh này sẽ làm cho không gian đô thị xanh hơn, thân thiện và đặc biệt thông thoáng hơn

Nó gắn liền với tiện nghi ở của người dân bên cạnh vườn hoa và cây xanh đơn lẻ c) Trồng và quản lý cây xanh không chỉ giới hạn trong tiêu chuẩn thiết kế đô thị như công viên, vườn hoa, cây xanh cách ly… Công tác có liên quan bao gồm cả cây xanh trong khuôn viên công trình và cả trong công trình Vấn đề cây xanh đô thị không thể giải quyết bằng chỉ tiêu diện tích đất trồng cây xanh cần đạt được, mà phải tính đến độ che phủ diện tích đô thị bởi cây xanh và mảng xanh Trong điều kiện thực tế của quận Tân Phú cần mở rộng xác định phương thức trồng cây xanh gồm có các dạng sau:

- Công viên vườn hoa ở qui mô do quận trực tiếp quản lý hoặc thành phố đầu tư xây dựng

- Cây xanh cách ly do chủ sử dụng đất liên quan chịu trách nhiệm đầu tư và chăm sóc

- Cây xanh dọc đường phố, khu tiểu đảo giao thông hoặc quảng trường bao quanh hoặc trước công trình

- Cây xanh trồng trong khuôn viên của tư nhân, của công sở hoặc trụ sở công ty, doanh nghiệp tại quận

- Cây xanh trong và tiếp cận sát công trình kiến trúc hoặc hành lang hạ tầng kỹ thuật đô thị

Mỗi một thể loại cây xanh cần có quy chế trồng, quản lý, bảo quản và chăm sóc nhất định Cần pháp lý hóa trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi cho công tác có liên quan Đây là điều kiện cần và đủ để cây xanh đô thị phát triển và phục vụ lợi ích chung của quận và của người dân cư ngụ tại quận Tân Phú

[1] Vườn treo Babylon Wikipedia tiếng Việt

Wikipedia.org/ /vườn treo Babylon

[2] Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng

Nhà xuất bản xây dựng - Berlin 1999

[4] Viện quy hoạch đô thị nông thôn Bộ Xây dựng;

Tài liệu báo cáo tổng hợp về Tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch đô thị;

[5] Nghị định 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị

[6] Quyết định số 2830/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố về khống chế chiều cao thân và chiều rộng tán cây xanh đường phố trên địa bàn thành phố

[7] Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 3;

Nhà xuất bản từ điển bách khoa Hà Nội 2003

Paris đôi bờ sông Sein;

Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội 1997

[9] Charles Delfaute – Lịch sử kiến trúc của thành phố từ Babylon đến Brasilia;

[10] Quyết định số 199/2004/QĐ-UB ngày 18 tháng 8 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định về quản lý Công viên cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

[11] Viện Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh;

Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 quận

Tân Phú; Thành phố Hồ Chí Minh – 2005

[12] Công ty Khảo sát Thiết kế Tư vấn Sài gòn;

Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 phường Hiệp Tân, quận Tân Phú; Thành phố Hồ Chí Minh – 2008

[13] Công ty Khảo sát Thiết kế Tư vấn Sài gòn;

Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú; Thành phố Hồ Chí Minh – 2008

[14] Công ty Khảo sát Thiết kế Tư vấn Sài gòn;

Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú; Thành phố Hồ Chí Minh – 2008

[15] Công ty Khảo sát Thiết kế Tư vấn Sài gòn;

Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 phường Phú Trung, quận Tân Phú; Thành phố Hồ Chí Minh – 2008

[16] Công ty Khảo sát Thiết kế Tư vấn Sài gòn;

Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 phường Phú Thạnh, quận Tân Phú; Thành phố Hồ Chí Minh – 2008

[17] Công ty Khảo sát Thiết kế Tư vấn Sài gòn;

Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú; Thành phố Hồ Chí Minh – 2008

[18] Công ty Khảo sát Thiết kế Tư vấn Sài gòn;

Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 phường Tân Thành, quận Tân Phú; Thành phố Hồ Chí Minh – 2008

[19] Công ty Xây dựng Kiến trúc Miền Nam;

Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú;

Thành phố Hồ Chí Minh – 2008

[20] Công ty Xây dựng Kiến trúc Miền Nam;

Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 phường Tân Quý, quận Tân Phú; Thành phố Hồ Chí Minh – 2008

[21] Công ty Xây dựng Kiến trúc Miền Nam;

Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú;Thành phố Hồ Chí Minh – 2008T

[22] Công ty Khảo sát Thiết kế Tư vấn Sài gòn;

Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 phường Tây Thạnh, quận Tân Phú; Thành phố Hồ Chí Minh – 2008

[23] Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phó Hồ Chí Minh đến năm

[24] Quyết định số 1980/QĐ-UBND ngày 05/5/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt đồ án quy hoạch chung quận Tân Phú

Tham khảo các trang web:

- http://www.congviencayxanh.com.vn

- http://www.nparks.gov.sg

CÁC PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM

- Một vài hình ảnh cây xanh quận Tân Phú

- Quyết định số 1980/QĐ-UBND ngày 05/5/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 quận Tân phú

- Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phó Hồ Chí Minh đến năm

- Bản đồ quy hoạch chung xây dựng quận Tân Phú đến năm 2020 (phần giao thông và cây xanh).

Ngày đăng: 04/06/2024, 10:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Vườn treo Babylon. Wikipedia tiếng Việt Wikipedia.org/.../vườn treo Babylon Khác
[2] Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng Khác
[3] Le Corbusier; Staedtebau Nhà xuất bản xây dựng - Berlin 1999 Khác
[4] Viện quy hoạch đô thị nông thôn Bộ Xây dựng; Tài liệu báo cáo tổng hợp về Tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch đô thị;Hà Nội - 2005 Khác
[5] Nghị định 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị Khác
[6] Quyết định số 2830/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố về khống chế chiều cao thân và chiều rộng tán cây xanh đường phố trên địa bàn thành phốHồ Chí Minh Khác
[7] Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 3; Nhà xuất bản từ điển bách khoa Hà Nội 2003 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Vườn treo Babylon – một thể loại trồng cây xanh có chọn lọc  [1]       Cây  xanh  đô thị về công năng sử dụng có hai loại: cây xanh sử  dụng  công cộng bao gồm các hình loại cây xanh trồng ở công viên, quảng trường,  vườn hoa, vườn dạo… - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Hình 1.1 Vườn treo Babylon – một thể loại trồng cây xanh có chọn lọc [1] Cây xanh đô thị về công năng sử dụng có hai loại: cây xanh sử dụng công cộng bao gồm các hình loại cây xanh trồng ở công viên, quảng trường, vườn hoa, vườn dạo… (Trang 9)
Hình 1.2  Phân bố hệ thống công viên tại một phần lãnh thổ  TP Singapore - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Hình 1.2 Phân bố hệ thống công viên tại một phần lãnh thổ TP Singapore (Trang 16)
Hình 1.3 Một đặc điểm nổi bật của Paris là có nhiều đất trồng cây xanh - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Hình 1.3 Một đặc điểm nổi bật của Paris là có nhiều đất trồng cây xanh (Trang 17)
Bảng 1.1   Phân bố công viên của thành phố Paris. - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Bảng 1.1 Phân bố công viên của thành phố Paris (Trang 18)
Hình 1.4 Mặt bằng thành phố Chandigard mảng cây xanh (gạch sọc  đậm)  cũng như mạng lưới giao thông đều có dạng ô bàn cờ - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Hình 1.4 Mặt bằng thành phố Chandigard mảng cây xanh (gạch sọc đậm) cũng như mạng lưới giao thông đều có dạng ô bàn cờ (Trang 19)
Bảng 2.1 Tổng hợp mối quan hệ dân số, diện tích và mật độ cư trú tại - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Bảng 2.1 Tổng hợp mối quan hệ dân số, diện tích và mật độ cư trú tại (Trang 23)
Bảng 3.1 - Hiện trạng sử dụng đất phường Hiệp Tân - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất phường Hiệp Tân (Trang 35)
Hình 3.1(1) - Bản đồ đánh giá hiện trạng cây xanh phường Hiệp Tân - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Hình 3.1 (1) - Bản đồ đánh giá hiện trạng cây xanh phường Hiệp Tân (Trang 37)
Bảng 3.2 - Hiện trạng sử dụng đất phường Tân Thới Hòa - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất phường Tân Thới Hòa (Trang 39)
Hình 3.2 - Bản đồ đánh giá hiện trạng và quy hoạch cây xanh - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Hình 3.2 Bản đồ đánh giá hiện trạng và quy hoạch cây xanh (Trang 41)
Bảng 3.3 - Hiện trạng sử dụng đất phường Hòa Thạnh - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Bảng 3.3 Hiện trạng sử dụng đất phường Hòa Thạnh (Trang 42)
Hình 3.3 - Bản đồ đánh giá hiện trạng và quy hoạch cây xanh p.Hòa Thạnh. - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Hình 3.3 Bản đồ đánh giá hiện trạng và quy hoạch cây xanh p.Hòa Thạnh (Trang 43)
Hình 3.4 - Bản đồ đánh giá hiện trạng và quy hoạch cây xanh p.Phú Trung. - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Hình 3.4 Bản đồ đánh giá hiện trạng và quy hoạch cây xanh p.Phú Trung (Trang 45)
Bảng 3.4 - Hiện trạng sử dụng đất phường Phú Trung - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Bảng 3.4 Hiện trạng sử dụng đất phường Phú Trung (Trang 45)
Bảng 3.5 - Hiện trạng sử dụng đất phường Phú Thạnh - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Bảng 3.5 Hiện trạng sử dụng đất phường Phú Thạnh (Trang 47)
Hình 3.5 - Bản đồ đánh giá hiện trạng và quy hoạch cây xanh p.Phú Thạnh - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Hình 3.5 Bản đồ đánh giá hiện trạng và quy hoạch cây xanh p.Phú Thạnh (Trang 48)
Hình 3.6 - Bản đồ đánh giá hiện trạng và quy hoạch cây xanh p.Phú Thọ Hòa - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Hình 3.6 Bản đồ đánh giá hiện trạng và quy hoạch cây xanh p.Phú Thọ Hòa (Trang 51)
Bảng 3.7 - Hiện trạng sử dụng đất phường Tân Thành - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Bảng 3.7 Hiện trạng sử dụng đất phường Tân Thành (Trang 52)
Hình 3.7 - Bản đồ đánh giá hiện trạng và quy hoạch cây xanh p. Tân Thành. - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Hình 3.7 Bản đồ đánh giá hiện trạng và quy hoạch cây xanh p. Tân Thành (Trang 54)
Bảng 3.8 - Hiện trạng sử dụng đất phường Tân Sơn Nhì. - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Bảng 3.8 Hiện trạng sử dụng đất phường Tân Sơn Nhì (Trang 55)
Hình 3.7 - Bản đồ đánh giá hiện trạng và quy hoạch cây xanh - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Hình 3.7 Bản đồ đánh giá hiện trạng và quy hoạch cây xanh (Trang 57)
Bảng 3.9 - Hiện trạng sử dụng đất phường Tân Quý. - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Bảng 3.9 Hiện trạng sử dụng đất phường Tân Quý (Trang 58)
Hình 3.9 - Bản đồ đánh giá hiện trạng và quy hoạch cây xanh p. Tân Quý. - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Hình 3.9 Bản đồ đánh giá hiện trạng và quy hoạch cây xanh p. Tân Quý (Trang 59)
Bảng 3.10 - Hiện trạng sử dụng đất phường Sơn Kỳ - lvts 2010 quy hoạch và quản lý cây xanh trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh
Bảng 3.10 Hiện trạng sử dụng đất phường Sơn Kỳ (Trang 60)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w