1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Bico: Thực trạng và giải pháp

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Đầu Tư Phát Triển Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bico: Thực Trạng Và Giải Pháp
Tác giả Bùi Thanh Tuyền
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư
Thể loại khóa luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 25,2 MB

Nội dung

Các nhân tố tác động tới hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm ...- 2 s-s... Hiện nay, doanh nghiệp ngành thực phẩm tôn tại dưới nhiều loại hình

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA ĐẦU TƯ

ob oh ok oh of oh ok ok ok

DE TAI:

HOAT DONG DAU TU PHAT TRIEN TAI

CONG TY TRACH NHIEM HUU HAN BICO:

THUC TRANG VA GIAI PHAP.

Ho tén sinh vién : Bùi Thanh Tuyền

MSV : 11185444

Lớp : Kinh tế đầu tư 60A

Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội — 2022

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực và học thuật Emxin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Hoạt động dau tư phát triển tạicông ty Trách nhiệm hữu hạn Bico: Thực trạng và giải pháp” là một bài viết

hoàn toàn độc lập dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Thu Hà Em cam kết

rằng nghiên cứu này do em tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, em đã nhận được sựgiúp đỡ nhiệt tình và đóng góp quý báu của nhiêu tập thé và cá nhân

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Thu Hà đã trực tiếp

hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành

khóa luận Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Đầu tư và Khoa Đầu

tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ trong suốt quá trình học tập tại

trường và hoàn thành khóa luận.

Em xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, các đồng nghiệp đang công tác tại

Công ty TNHH Bico đã giúp đỡ mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá

trình nghiên cứu, thu thập số liệu và đã cung cấp thông tin cần thiết dé em hoàn

thiện nghiên cứu đê tài.

Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn đồng hành cùng em trên chặng đườnghọc tập tại trường Đại học Kinh tế quốc dân và hoàn thành khóa luận này

Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2022

Sinh viên

Bùi Thanh Tuyển

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ NGỮ VIET TAT

DANH MỤC BIEU DO, SƠ DO VA HÌNH ANH

DANH MUC BANG BIEU

0008000671025 1CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE ĐẦU TƯ PHAT

TRIEN TẠI DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC THUC

1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm 21.2 Nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcthure PHAM 00007 3

1.2.1 Nguồn vốn chủ sở hữu - 2 ¿+ t+S++EE2EE2E2EEEEEEEEEEEEEEErrkrrerree 35000000061008 A Ả 4

1.3 Nội dung đầu tư phát triển của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

1.3.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực - 2-2 2+ x+z++£++£+zxezxezxee 5

1.3.4 Dau tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ - 6

1.3.5 Đầu tư cho hoạt động marketing -. ¿ s¿©+©5+2cx+2zxvzxsrxvees 61.4 Quản lý hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực thực phẩm - s- 5£ s£ s s©s£s£ se EsEseEsEEsEssessEssesersersersersesssse 7

1.4.1 Công tác quản lý quá trình lập dự án đầu tư -s¿-: 71.4.2 Công tác quan lý quá trình thâm định dự án đầu tư -. - 8

1.4.3 Công tác quản lý quá trình thực hiện dự án đầu tư - 9

1.4.4 Công tác quản lý quá trình kết thúc dự án đầu tư -: 9

1.5 Các nhân tố tác động tới hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm - 2 s-s<ssssesseessessessesserses 9

1.5.1 Nhân tố khách quan (bên ngoài doanh nghiệp) - 91.5.2 Nhân tô chủ quan (bên trong doanh nghiệp) - 2-5 s52 11

Trang 5

1.6 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển

trong doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm 13

1.6.1 Đánh giá kết qua của hoạt động đầu tư phát triỀn - 13

1.6.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 14

1.7 Bài học kinh nghiệm của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm - Công ty TNHH Interflour Việt Nam -s ssscceeseese 16 CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIEN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HAN BICO GIAI DOAN 2018-2021 18

2.1 Giới thiệu về công ty Trách nhiệm hữu hạn Bico - 18

2.1.1 Thông tin về công ty Trách nhiệm hữu hạn Bico - . - 18

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Bico 18

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Bico - 19

2.1.4 Sản phâm kinh doanh chủ yếu và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Bico Gv HH HH HH kg 19 2.1.5 Co cau tô chức của công ty TNHH Bico cecceccescesceseesessesseseseeseeees 20 2.1.6 Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Bico trong giai đoạn 2018-22 Í - - c +: +33 vErerirsrrrrrerrrrrrrke 23 2.2 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại công ty TNHH Bico giai đoạn 2018-2021 o- 5-5 << 5 4 4 0 00 06 06 04.04040500 9050 25 2.2.1 Quy mô và cơ câu nguồn vốn dau tư phát triển của công ty TNHH Bico giai đoạn 2018 - 202 1 - -.L Sc 1 v1 3S 31111111111 1111111 E11 ke rep 25 2.2.2 Nội dung đầu tư phát triển tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Bico giai s(8200E0207201157 29

2.2.3 Công tác quản lý hoạt động dau tư phát triển của công ty TNHH Bico ¬—- 5

2.3 Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển tại công ty Trách nhiệm hữu hạn

Bico giai đoạn 2018 - 2021 << 5 << 999990099404 0405004605804.68 58

2.3.1 Những kết quả đạt được của hoạt động dau tư phát triển tại công ty

TNHH Bico giai đoạn 2018 - 2021 - c1 132111 3E Exrrrvre 58

2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty

TNHH Bico giai đoạn 2018-2021 - - -c 33321133 EEEEeesesreeeeeessre 60

2.3.3 Một số hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động đầu tư phát triển của

công ty TNHH Bico G G1 TH Hiệp 65

Trang 6

CHƯƠNG 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUÁ

HOẠT ĐỘNG DAU TƯ PHÁT TRIEN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM

HỮU HAN BICO DEN NĂM 2025 - 5° 5° 5° sssessessessesersersessesse 70

3.1 Định hướng phát trién và mục tiêu của công ty Trách nhiệm hữu hạn

Bico đến năm 2025 sssessssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssesssssssssssessessssessssssesssesesseees 70

3.1.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH Bico đến năm 2025 703.1.2 Mục tiêu phát trién của công ty -¿-+¿©2x+2x++zxsrxrrrxerkrsree 703.2 Đánh giá chung về công ty Trách nhiệm hữu hạn Bico theo mô hình

quả hoạt động đầu tư phát triển tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Bico 82

3.4.1 Kiến nghị Bộ tài chính -¿- 2+ +¿22++2E2EEt2EEEEEEEEESrkrrrkerkrsree 823.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ¿- 2 2s xecx+£+zzzrszsez 83

$8 00007 84

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2 2-22 85

Trang 7

DANH MỤC TỪ NGU VIET TAT

Từ viết tắt Diễn giải

TNHH Trách nhiệm hữu han

SXKD Sản xuất kinh doanh

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

GTGT Giá tri gia tăng

KH&CN Khoa học và công nghệ

ATVSTP An toàn về sinh thực phẩm

Trang 8

DANH MỤC BIEU ĐỎ, SƠ DO VÀ HINH ANH

Biểu đồ 2.1: Xu hướng biến động quy mô vốn đầu tư của công ty TNHH Bico

Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư cho nguồn nhân lực của công ty

TNHH Bico giai đoạn 2018 — 22 c1 12119 1 9 v.v vn ng 42

Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học —

công nghệ của công ty TNHH Bico giai đoạn 2018 — 2021 - - 47

Sơ đồ 1.1: Quy trình đầu tư chung trong doanh nghiệp - 7

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cau tô chức của công ty TNHH Bico .: - 20

Hình ảnh 2.1: Nhà máy Bico được xây dựng mới hiện đại trên khuôn viên 6000

m2 tại Xã Nhuận Đức, Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh - 2+ + +2 34

Hình ảnh 2.2: Trang giới thiệu trên website của công ty TNHH Bico 49

Hình ảnh 2.3: Trang chủ Facebook của công ty TNHH Bico 50

Hình ảnh 2.4: Một số hình ảnh quảng bá sản phẩm của công ty TNHH Bico 50Hình ảnh 2.5: Giấy chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm của công ty TNHH

185 (0 64

Trang 9

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 2.1: Cơ cấu lao động của công ty TNHH Bico - - 5-55 s+csscse: 23Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của của công ty TNHH Bico giai đoạn

Bảng 2.5: Vốn đầu tư phát triển phân theo nội dung đầu tư tại công ty TNHH

Bico giai đoạn 2018 — 2021 k1 HH TH HH kh 29

Bảng 2.6: Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển phân theo nội dung đầu tư tại công ty

TNHH Bico giai đoạn 2018 — 2021 G6 2c 132311351113 1151111111 ree 30

Bang 2.7: Quy mô vốn dau tư vào tai sản cố định của công ty TNHH Bico giai

Bảng 2.10: Hoạt động đầu tư mua sắm máy móc thiết bị cho hoạt động SXKD

của công ty TNHH Bico giai đoạn 2018 — 202 ] - 5-55 **+cxsevsserss 36

Bảng 2.11: Chi phí đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị của công ty

TNHH Bico giai đoạn 2018 — 2021 - - c2 132311151113 E111 kree 37

Bảng 2.12: Vốn đầu tư mua sắm phương tiện vận tải của công ty TNHH Bico

glial doan 2018 0020720117 Ả 37

Bang 2.13: Tinh hình về vốn dau tư trang thiết bi văn phòng của công ty TNHH

Bico giai đoạn 2018 - 22] c1 1132111121113 1119 11 1111 0111 0 1 ng ng rệt 38

Bảng 2.14: Đầu tư hàng tồn trữ tại công ty TNHH Bico giai đoạn 2018 - 2021 40Bảng 2.15: Một số mặt hàng tồn trữ của công ty TNHH Bico giai đoạn 2018 -

Bảng 2.16: Đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH Bico giai đoạn

"0152/21 42

Bảng 2.17: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH Bico

glial doan 2018 07927/20017Ẻa.a Ú 43

Bang 2.18: Các nghiệp vu dao tao và chi phí cho công tác nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực của công ty TNHH Bico giai đoạn 2018 — 2021 - 44

Trang 10

Bảng 2.19: Vốn đầu tư cho an toàn lao động tại công ty TNHH Bico giai đoạn

20118 - 202 l ST TT HT TT HT TH TH TT TH TH ngành 46

Bảng 2.20: Vốn đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học — công nghệ của công ty

TNHH Bico giai đoạn 2018 — 2021 - 55c 2221322132111 EEEErkrrrrrrrre 47 Bảng 2.21: Danh mục các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học — công

nghệ của công ty TNHH Bico giai đoạn 2018-2021 - 5 55 <<<x+ssseesves 48

Bảng 2.22: Cơ câu vốn đầu tư cho hoạt động marketing của công ty TNHH Bico

Giai doan 2018 - 202] 00 434 52 Bang 2.23: TSCD tăng thêm của công ty TNHH Bico giai đoạn 2018 - 2021 59

Bảng 2.24: Năng lực phục vụ tăng thêm của công ty TNHH Bico giai đoạn 2018

72 59 Bảng 2.25: Lượng khách hàng tăng thêm nhờ hoạt động marketing tại công ty

TNHH Bico giai đoạn 2018 - 22 1 - 5< 3221131135115 11 1111111 EkErkrrek 60

Bảng 2.26: Doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư tại công ty TNHH Bico giai

Goan 2018 0092720117177 61

Bảng 2.27: Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư của công ty TNHH Bico giai đoạn 2018

-ừ 62

Bảng 2.28: Thu nhập tăng thêm của người lao động so với vốn đầu tư tại công ty

TNHH Bico giai đoạn 2018 — 2021 - c c 1 2111231113113 1111111 ree 63

Bảng 2.29: Cơ cấu các khoản thuế của công ty TNHH Bico phải nộp cho Nhà

nước giai đoạn 2018 - 22L - ¿c2 2.13211121139131 1111 1111111111111 E111 re 64

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

Đầu tư phát triển có vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp bởi hoạtđộng này giúp duy trì và mở rộng tiềm lực sản xuất của doanh nghiệp đó Nhamđáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càngkhốc liệt như hiện nay thì hoạt động DTPT trong doanh nghiệp ngày càng cần được

chú trọng, quan tâm.

Thanh lập từ năm 2012, với tầm nhìn và chiến lược độc đáo, công ty TNHHBico luôn giữ một vị trí vững vàng trong ngành thực phẩm Công ty hoạt độngtrong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nguyên liệu, phụ gia làm bánh, chất hỗ trợchế biến thực phẩm Công ty TNHH Bico hiện đang là đối tác, nhà phân phối đángtin cậy của nhiều doanh nghiệp cùng lĩnh vực hoặc liên quan đến lĩnh vực, gópphần thúc đây nền kinh tế và hội nhập của đất nước

Sau gần 10 năm hình thành và phát triển, công ty TNHH Bico đã trở thànhdoanh nghiệp đầy tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và thương mại thực phẩm tại

Việt Nam Nhận thấy nhu cầu của thị trường cũng như tầm quan trọng của công

tác DTPT, từ năm 2018 đến năm 2021, công ty đã tập trung nguồn lực cho hoạtđộng này Tuy nhiên, hoạt động ĐTPT của công ty TNHH Bico vẫn tồn tại một số

hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả đầu tư của công ty Chính vì

vậy, sau thời gian thực tập tại công ty, em đã chọn đề tài “Hoat động đầu tư pháttriển tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Bico: Thực trạng và giải pháp” nhằm

nâng cao hiệu quả DTPT của công ty Trong khóa luận này, em chỉ nghiên cứu các

hoạt động DTPT tại công ty và không dé cập đến các dự án công ty góp vốn với

các bên khác.

Khóa luận bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển tại doanh nghiệp

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN VE ĐẦU TƯ PHÁT TRIEN

TẠI DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG

LĨNH VỰC THỰC PHẨM

1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm

Trong thời gian gần đây, ngành sản xuất và chế biến thực phâm có xu hướngtăng trưởng mạnh, từng bước cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm có sức cạnhtranh cao Ngành thực phẩm là lĩnh vực ít bị ảnh hưởng nhất trong bối cảnh diễnbiến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, bởi đây là nhu cầu thiết yếu của người tiêudùng hàng ngày Trong một doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phâm diễn ra

các hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm và cung cấp các loại sản phẩm này dé đáp

ứng nhu cầu xã hội

Hiện nay, doanh nghiệp ngành thực phẩm tôn tại dưới nhiều loại hình như:doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, doanh

nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp dịch vụ thực phẩm, doanh

nghiệp nghiên cứu và chuyên giao công nghiệp thực pham Một doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực thực phẩm thường có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, quả trình sản xuất của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

thực phẩm là sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng lao động và

tư liệu lao động.

- Sức lao động: bộ phận sản xuất và bộ phận văn phòng (kinh doanh, kế

toán, hành chính ).

- Đối tượng lao động của ngành thực pham hầu hết là nguyên vật liệu tự

nhiên như các loại cây trồng nông nghiệp (lúa, ngô, khoai ), các hoạt chất đãđược điều chế (nhũ hóa, enzyme, chất oxy hóa) Bên cạnh đó, các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực thực phẩm còn sử dụng các vật liệu như thép, nhôm, nilong dé đựng, đóng gói, bảo quản sản phẩm sau sân xuất, chế biến

- Tu liệu lao động: co hai loại tư liệu lao động: công cụ lao động (máy móc,

thiết bị sản xuất ); bộ phận gián tiếp cho quá trình sản xuất (nhà may, nhà xưởng,

kho, phương tiện vận tải ) Ngoai ra, KH&CN cũng nắm vai trò quan trọng trong

quá trình hoạt động DTPT của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm

Thứ hai, đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất, chế biến lương thực, thực

phẩm là phụ thuộc chủ yêu vào nguồn nguyên liệu đầu vào từ nông sản Do đó, giá

trị của các sản phâm từ nông nghiệp được tăng lên sau quá trình chê biên, giảm sự

2

Trang 13

phụ thuộc của việc tiêu thụ nông sản vào thời gian và khoảng cách.

Thứ ba, sản phẩm của các doanh nghiệp ngành thực phẩm thường khá đadạng, phong phú, giá trị không quá cao và quay vòng vốn nhanh Vì thực phẩm

luôn là nhân tố thiết yếu dé duy trì sự sông đới với con người nên lượng hàng hóavào/ra của các doanh nghiệp ngành thực phẩm thường lớn, tỷ lệ xoay vòng vốn

cao.

Thứ tu, giá tri sản phâm hau hết thường không quá cao va don hàng doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm gồm số lượng lớn các mặt hàng khácnhau Vì lí do đó, các doanh nghiệp ngành thực phẩm thường duy trì tỷ lệ hàng tồnkho lớn Đó cũng là khoản mục mà doanh nghiệp ngành thực phẩm chú trọng đầu

tư, bên cạnh việc đầu tư TSCD phục vụ việc sản xuất kinh doanh

Thứ năm, các doanh nghiệp ngành thực phẩm thường xuyên phải đối mặtvới những khó khăn và rủi ro bất ngờ từ chính hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp hoặc môi trường kinh doanh, chang hạn như: các yêu cầu về cơ sở vật chấtđảm bảo chất lượng sản phâm, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phâm, nhu cầu tiêudùng không ổn định Những van dé này gây ra nhiều khó khăn cho các công tytrong ngành, từ các doanh nghiệp lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong điều kiện các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hoạt độngtrong ngành công nghiệp thực phẩm nói riêng phải đối mặt với nhiều rủi ro Ngoàiviệc phân tích hiệu quả dé đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình tài chính của công

ty thì việc ĐTPT nhăm phát huy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là vấn đề

cân được quan tâm và câp thiệt trong thời điêm hiện tại.

1.2 Nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcthực phẩm

1.2.1 Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặcđược hình thành từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, nguồnvốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ Một doanh nghiệp có thé nhiều chủ

sở hữu vốn

Đề thành lập doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh, cần số vốn nhất địnhđược hình thành từ nhiều nguồn vốn hoàn toàn khác nhau Nguồn vốn chủ sở hữu

có thé được tích lũy trong nội bộ doanh nghiệp và từ khoản khấu hao hăng năm

Ưu điểm của nguồn vốn này bao gồm tính độc lập, không phụ thuộc vào chủ nợ

và giảm rủi ro tín dụng Các dự án sử dụng nguôn vôn chủ sở hữu không làm hạn

3

Trang 14

chế khả năng vay nợ của một doanh nghiệp.

1.2.2 Nguồn von nợ

Nguồn vốn nợ của doanh nghiệp được hình thành từ việc vay nợ hoặc phát

hành chứng khoán qua công chúng thông qua hai hình thức chủ yếu: tài trợ giántiếp qua các trung gian tài chính (ngân hàng thương mại, các tô chức tin dụng )hoặc tài trợ trực tiếp (qua thị trường vốn: thị trường chứng khoán, hoạt động tín

dụng thuê mua ).

1.3 Nội dung đầu tư phát triển của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcthực phẩm

ĐTPT tại doanh nghiệp ngành thực phẩm là việc sử dụng vốn, nguyên liệu

và các nguôn lực khác trong hiện tại nhằm duy trì hoạt động SXKD, tăng thêm tài

sản, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao đời sống của can bộ, nhân

viên trong công ty.

1.3.1 Đầu tư xây dựng cơ bản (đầu tư vào tài sản cỗ định) của doanh nghiệp

Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư nham tạo ra TSCĐ của doanh nghiệp.Đầu tư XDCB trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực pham gồm cáchoạt động như: xây dựng nhà máy, nhà xưởng, kho và lắp đặt, mua sắm máy móc thiết

bị Hoạt động đầu tư này đòi hỏi nguồn vốn lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn

DTPT của don vi.

Hoạt động đầu tư XDCB đóng vai trò đặc biệt quan trọng dé doanh nghiệp

ton tại va phat triển Đầu tư XDCB là tiền đề, co sở dé đầu tư vào các nội dungkhác Ngược lại, các nội dung đầu tư khác cũng tao điều kiện mở rộng quy mô sản

xuất, giúp doanh nghiệp tiếp tục phát triển, tạo ra TSCD cho doanh nghiệp

Xét theo nội dung, đầu tư XDCB bao gồm các nội dung sau:

- Đầu tư xây dựng nhà máy, nhà xưởng, nhà kho, phương tiện vận tải, truyềndẫn Hoạt động này thường xảy ra trước khi tiến hành sản xuất trong thời gian khá

đài, thưởng từ 3-5 năm.

- Đầu tư mua sắm, lắp đặt MMTB sản xuất Doanh nghiệp có thé mua máy

móc thiết bi mới bằng cách nhập khẩu từ nước ngoài, hoặc do góp vốn của các cô

đông hoặc đầu tu của nước ngoài chuyền giao công nghệ

- Dau tư sửa chữa, nâng cấp, cải tạo những tài sản hư hỏng, lỗi thời Dé

việc kinh doanh không bị ngừng trệ, doanh nghiệp phải đầu tư để nâng cấp nhà

xưởng, máy móc Hoạt động dau tư nay cân được tiên hành phù hợp yêu câu sản

4

Trang 15

xuât, quy mô và với nguôn lực mà doanh nghiệp đang có.

1.3.2 Đầu tư hàng tôn trữ trong doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực

phẩm

Hàng tồn trữ tại các công ty ngành thực phẩm bao gồm nguyên liệu, bánthành phẩm và sản phẩm được tồn trữ Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vựcthực phẩm, đầu tư hàng tồn trữ được coi là khoản mục quan trọng nhất trong quátrình đầu tư Trong đó, nguyên liệu là một bộ phận hàng tồn trữ không thê thiếu

Tỷ lệ hàng tồn trữ trong các doanh nghiệp ngành thực phâm thường khá cao do

hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn, luân chuyền liên tục, các đơn hàng yêu cầu số

lượng sản phẩm lớn

Sự liên kết của việc sản xuất và kinh doanh luôn cần nhanh chóng, nhịpnhàng Duy trì hàng tồn kho là cách dé doanh nghiệp tránh tình trạng tắc nghẽntrong quá trình SXKD Bên cạnh đó, doanh nghiệp dự trữ hàng tồn kho dé chuẩn

bị cho những tình huống xấu, như sự sụt giảm cung ứng nguyên liệu, sự thay đổiđột ngột về giá cả hay những dot giãn cách xã hội làm đứt gãy chuỗi cung ứng

trong thời gian vừa qua

Mặt khác, trong ngành thực phẩm, doanh nghiệp cần phân biệt rõ tồn trữ

và dư thừa ứng đọng Nếu tồn trữ nhiều có thé dẫn đến ứng đọng nguồn vốn, hàng

hóa hư hỏng, làm tăng chi phí bảo quản, giảm chất lương sản phẩm Còn dự trữquá ít có thể dẫn đến không đủ nguyên vật liệu, sản phâm dẫn đến gián đoạnSXKD, làm tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến hiệu quả và uy tín của công

ty.

1.3.3 Đầu tư phát triển nguôn nhân lực

Đầu tư cho nguồn nhân lực là hoạt động đầu tư nhằm nâng cao chất lượngnguồn lực con người, đảm bảo an toàn lao động, cải thiện điều kiện và môi trường

làm việc của người lao động.

Nguồn nhân lực có vi trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế và doanhnghiệp Nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết định sức mạnh nội tại,đảm bảo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

bao gồm: đầu tư cho hoạt động đảo tạo đội ngũ lao động (chính quy, không chính

quy, dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ ); đầu tư chăm sóc sức khỏe, y tế,

đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc của người lao động

Trong các công ty ngành thực phẩm, nguồn nhân lực kém có thé dẫn đếnkhông đảm bảo chất lượng sản phẩm, gây ra nhiều hậu quả, thiệt hại về kinh tế,

Trang 16

con người và uy tín đối với khách hàng Do vậy, nhân lực là nhân tổ có vai tròquyết định tới sự tồn tại của doanh nghiệp Điều này khiến việc đầu tư phát triểnnguồn nhân lực luôn được các công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm quan

tâm.

1.3.4 Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ

Trong điều kiện môi trường cạnh tranh ngành thực phẩm ngày càng gay gat,

các doanh nghiệp “chạy đua” về năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm,KH&CN là nguồn lực quan trọng giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, phát triểnbền vững Nhờ nghiên cứu và ứng dụng KH&CN trong ngành thực pham, chi phí

về lao động, vốn, chỉ phí giá thành của một đơn vị sản phẩm giảm xuống, hiệu quả

sử dụng của các yếu tố này tăng lên

Đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển KH&CN trong doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực thực phẩm là hình thức đầu tư nhằm hiện đại hóa công nghệ

và trang thiết bi, cải tiến đổi mới công nghệ xây dựng, góp phan tạo chuyên biến

rõ rệt về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả trong sản xuất, nâng

cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.3.5 Đầu tư cho hoạt động marketing

Hoạt động marketing là một nội dung quan trọng của doanh nghiệp nói

chung và doanh nghiệp ngành thực phẩm nói riêng Đầu tư cho hoạt độngmarketing gồm các hoạt động như: đầu tư cho quảng cáo, đầu tư nhằm xúc tiếnthương mại, quảng bá thương hiệu Việc đầu tư cho các hoạt động marketing nênchiếm tỷ trọng hợp lý trong tổng VĐT của doanh nghiệp

Hoạt động quảng cáo, xây dựng thương hiệu, quảng bá, xúc tiễn thương mại

có mối quan hệ thống nhất mật thiết Trong đó, thương hiệu được coi là tài sảnquan trọng nhất trong nhiều doanh nghiệp Thương hiệu tác động đến sự lựa chọn

của người tiêu dùng, của nhà đầu tư và đối tác kinh doanh Đặc biệt, đối với các

công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thực phẩm, thương hiệuđóng vai trò tiên quyết, ảnh hưởng lớn đến uy tin, kết quả kinh doanh của công ty

Đầu tư vào hoạt động marketing là nhân tố cần thiết cho sự thành công củadoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm Nhờ có marketing, doanh

nghiệp tiến hành dự báo nhu cầu tiêu thu sản phẩm, dự tính các hoạt động của

doanh nghiệp, hỗ trợ bán hàng thông qua quảng cáo, khuyến mại

Dé hoạt động marketing đạt hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải: xác định

rõ định hướng, thời gian triển khai, phạm vi triển khai, nghiên cứu thị trường

6

Trang 17

Doanh nghiệp có thé cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ dé đáp ứngnhu cầu thị trường Qua đó, doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư cụ thể, rõ ràng, gópphan khang định thương hiệu và uy tin của công ty trên thị trường.

1.4 Quản lý hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực thực phẩm

Song song với việc triển khai thực hiện các nội dung ĐTPT, dé đảm bảo cáchoạt động đầu tư được tiễn hành thuận lợi, đem lại hiệu quả tài chính và kinh tẾ xãhội cao, doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động đầu tư Quản

lý hoạt động DTPT trong doanh nghiệp trải qua nhiều giai đoạn theo quy trình đầu

tư chung của doanh nghiệp.

Vai trò của quy trình là thực hiện và kiểm soát nhiều công việc Đối vớidoanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành thực phẩm nói riêng, quy trìnhđầu tư trải qua 8 bước như sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình đầu tư chung trong doanh nghiệp

Nguồn: Bài giảng học phan “Kinh tế dau tư 2”— TS Nguyễn Ti hị Ti hu Hà,

Khoa Đầu tư, Đại học Kinh tê Quốc dân

Tuy nhiên đối với mỗi dự án cụ thế, có thể chia công tác quản lý các bướctrong quy trình đầu tư của doanh nghiệp thành 4 quá trình: quá trình lập dự án đầu

tư, quá trình thâm định dự án đầu tư, quá trình triển khai dự án đầu tư và quá trìnhkết thúc dự án Mỗi quá trình gồm nhiều công việc khác nhau nên nếu cơ cấu tổ

chức không rõ ràng, chỉ tiết sẽ dẫn đến quá tải hoặc phân bổ nhân sự, công việc

không hợp lý.

1.4.1 Công tác quản lý quá trình lập dự án đầu tư

Quá trình lập dự án đầu tư trong doanh nghiệp gồm 5 bước đầu trong quy

trình đầu tư: nghiên cứu thị trường, xác định năng lực của doanh nghiệp, xây dựngchiến lược đầu tư tông thé, xây dựng kế hoạch đầu tư và cuối cùng là lập dự án đầu

tư Cụ thể, doanh nghiệp thực hiện các bước công việc như sau:

Bước 1: Điều tra và dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm, dịch vụ trong

thời gian nghiên cứu; nghiên cứu đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước

7

Trang 18

nhằm định hướng đầu tư.

Bước 2: Đánh giá, xác định năng lực chuyên môn, tài chính và các nguồnlực của doanh nghiệp (điểm mạnh, điểm yếu)

Bước 3: Xây dựng chiến lược đầu tư phát triển tổng thé của doanh nghiệp

trong giai đoạn tới, đặc biệt chú trọng nhu cầu thị trường và chiến lược sản phẩm.

Bước 4: Xây dựng kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp, bao gồm các quan

điểm cơ bản, các mục tiêu chủ yếu, các giải pháp lớn và danh mục các dự án đi

kèm và tiễn độ thực hiện các dự án đó

Bước 5: Lập dự án đầu tư cho từng nội dung đầu tư, từng đối tượng sảnphẩm hay dịch vụ trong chiến lược và kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp, công tác quản lý quá trình lập dự án đầu tư thường

do ban kế hoạch — đầu tư của công ty lập và quản lý kế hoạch dau tư Tuy nhiên,đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ câu bộ máy đơn giản, ít phòng ban, công táclập dự án đầu tư có thể do ban lãnh đạo công hoặc phòng kinh doanh trực tiếpnghiên cứu thị trường, lập chiến lược và kế hoạch đầu tư nhằm phát triển, mở rộng

quy mô công ty.

Dé nâng cao hiệu quả công tác lập dự án, đòi hỏi ngay từ công tác tổ chức

lập dự án phải lựa chọn được các thành viên có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung của dự án, các công việc phân chia hợp lý, khoa học, nâng cao trách

nhiệm của các thành viên tham gia lập dự án Công tác quản lý khâu lập dự án cầnchú ý đến tính đầy đủ và tính chính xác của các nội dung có liên quan đến khả năngthực hiện và hiệu quả của dự án, đáp ứng được yêu cầu đặt ra về thời gian va chi

phí cho công tác lập dự án.

1.4.2 Công tác quản lý quá trình thẩm định dự án đầu tư

Công tác thâm định phải được tiến hành phù hợp với các quy định hiện hành

về quản lý hoạt động đầu tư Các công việc được phân chia hợp lý, khoa học vàtiễn hành giám sát trong suốt quá trình thẩm định

Hoạt động thâm định dự án là việc tổ chức đánh giá một cách khách quan

và toàn điện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện

và hiệu quả của dự án dé từ đó ra quyết định đầu tư hoặc tài trợ cho dự án Dựatrên kết quả của quá trình thâm định, các dự án được đánh gia có tính khả thi cao

sẽ được đưa vào thực hiện đầu tư

Trong các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, công tác quản lý quá trình thẩm định

dự án có thê phải thông qua sự phê duyệt của nhiều phòng ban Thông thường, banđầu tư phát triển sẽ tiến hành thâm định trong quá trình chuẩn bị đầu tư Bộ phận

8

Trang 19

kế toán quản lý, thâm định về việc cấp phát vốn DTPT.

1.4.3 Công tác quản lý quá trình thực hiện dự án đầu tư

Quản lý quá trình thực hiện dự án là việc lập kế hoạch, điều phối thời gian,

nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn

thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu

đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phâm dịch vụ, bằng những phương pháp và

điều kiện tốt nhất cho phép

Quản lý thực hiện dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu: lập kế hoạch, điều

phối thực hiện và thực hiện giám sát các công việc trong dự án nhằm đạt được các

mục tiêu xác định Công tác quản lý quá trình thực hiện dự án trong các tập đoàn,

doanh nghiệp thường do ban dau tư phát triển tổ chức triển khai Bên cạnh đó, đối

với các doanh nghiệp có vai trò chủ đầu tư dự án, ban quan lý dự án của công ty

có thể trực tiếp thực hiện các dự án đầu tư được doanh nghiệp ủy quyền làm chủđầu tư

Quản lý quá trình thực hiện dự án là một quá trình diễn ra thường xuyên

liên tục, từ khi dự án bắt đầu đến khi dự án hoàn thành và kết thúc

1.4.4 Công tác quản lý quá trình kết thúc dự án đầu tư

Quản lý quá trình kết thúc dự án là các hoạt động hoàn thiện dé chính thứcđóng lại dự án Trong doanh nghiệp, công tác quản lý quá trình kết thúc dự án đầu

tư do các bộ phận có nhiệm vụ thực hiện dự án tiếp tục triển khai hoàn thành.Ngoài ra, bộ phận kế toán thực hiện thống kê tài chính, thánh quyết toán chương

trình, dy án đầu tư Quá trình kết thúc dự án đầu tư còn mang vai trò tong kết va

rút kinh nghiệm cho các dự án trong tương lai của doanh nghiệp.

Việc kết thúc dự án phải được thực hiện bài bản và đầy đủ Giai đoạn kết

thúc dự án không theo trình tự sẽ phát sinh nhiều rắc rối như các van đề liên quanđến pháp lý, trách nhiệm nhân sự, Điều này có thé dé lại cho doanh nghiệpnhững thiệt hại lớn về tài chính, giảm hiểu quả sử dụng vốn dau tư

1.5 Các nhân tố tác động tới hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực thực phẩm

1.5.1 Nhân tổ khách quan (bên ngoài doanh nghiệp)

1.5.1.1 Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lí bao gồm các luật và các văn bản dưới luật Sự 6n định

Trang 20

về luật pháp (luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật về thuế ) sẽ có tác động tích cựctới hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp và ngược lại Các chính sách cùa nhànước về xuất nhập khẩu, tài chính tiền tệ tạo ra thuận lợi hay thách thức, từ đó có

thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới chiến lược, chủ trương đầu tư của doanh

nghiệp, tới các quyết định và thực hiện đầu tư

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, ngoài cácluật doanh nghiệp liên quan đến kinh doanh chung, công ty cần tuân thủ các quyđịnh pháp luật về an toàn thực phẩm Hệ thống pháp luật nước ta hiện nay có nhiềuvăn bản pháp luật có nội dung quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về vấn đề bảo vệquyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực ATVSTP, như: Luật An toàn thục phẩmnăm 2011, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Bộ luật Dân sự, LuậtThương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Chất lượng sản phâm, hàng hoá; Luật Xử lý

vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật trên.

Hoạt động DTPT của doanh nghiệp trong mỗi thời kì nên dựa trên quy định

của các văn bản pháp luật, tuỳ theo định hướng phát triển kinh tế của đất nước để

đề ra phương hướng cho đầu tư của doanh nghiệp mình

1.5.1.2 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế nắm vai trò tiên quyết trong việc hoàn thiện môi trường

kinh doanh và ảnh hưởng tới hoạt động SXKD, ĐTPT của doanh nghiệp ngành

thực phẩm Môi trường kinh tế vừa tạo ra các cơ hội phát triển cho các doanh

nghiệp, vừa có thé là nhân tô đầu tiên và chủ yếu trong việc cham dứt hoạt độngcủa doanh nghiệp nếu định hướng và hoạt động của doanh nghiệp không tuân theoquy luật phát triển của nó Day chính là nhân tổ tác động trực tiếp nhất đến địnhhướng kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp Do đó, khi đưa ra một chiếnlược đầu tư cho doanh nghiệp mình, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngành thựcphẩm đều phải phân tích kĩ càng các biến động của môi trường kinh tế ngành để

có định hướng phát triển phù hợp Môi trường kinh tế trong và ngoài nước đượcthé hiện qua các chỉ số như: lãi suất, lạm phát, sự hội nhập giữa các nước trong

khu vực và thế giới

1.5.1.3 Môi trường khoa học công nghệ của ngành thực phẩm

Công nghệ đang giúp các nhà sản xuất thực phẩm đảm bảo số lượng sảnphẩm đủ lớn cho dân số thế giới vẫn đang ngày càng gia tăng Điều đó đồng nghĩa

với việc nhu cau thực phẩm sẽ tăng lên mỗi năm Băng cách sử dụng công nghệ dé

10

Trang 21

cải thiện phương pháp chế biến và đóng gói, doanh nghiệp ngành thực phâm cóthé cải thiện cả thời hạn sử dụng va nâng cao tính an toàn thực phâm của sản phẩmcho nhiều người hơn.

Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống của con người càng cao

dẫn đến yêu cầu về chất lượng trong lĩnh vực thực phẩm ngày càng lớn hơn Nhữngyêu cầu đó vừa là thách thức, cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực

thực phẩm Sự thay đôi nhanh chóng của ngành công nghệ trên thế giới khiến cácdoanh nghiệp ngành thực phẩm luôni chú trọng cập nhật đầu tư, thay đồi theo các

công nghệ hiện đại mới.

KH&CN phát triển góp phần gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, sản

phẩm của các doanh nghiệp ngành thực phẩm Áp dụng KH&CN vào quy trìnhsản xuất, tao ra các nguyên liệu sản xuất mới có thể giúp giảm thiểu chi phí sảnxuất, cải tiến và đổi mới mẫu mã của sản phẩm, từ đó giúp nâng cao sức cạnh

tranh của sản phẩm, tăng lợi nhuận thu được và mở rộng quy mô của doanh nghiệp

1.5.1.4 Môi trường cạnh tranh ngành thực phẩm

Với tiềm năng lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, thị trường ngành thực phẩmđang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu Các doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thực phẩm không ngừng đầu tư chohoạt động đầu tư phát triển Nhằm thu hút khách hàng, các công ty chi rất nhiềungân sách cho việc đầu tư vào thương hiệu, nghiên cứu sản pham, nâng cao chatlượng phục vụ Cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngành thực phẩm cùngphân khúc luôn có sự “bám đuôi” nhau rất sát trên bảng xếp hạng thị phần

1.5.2 Nhân tô chủ quan (bên trong doanh nghiệp)

1.5.2.1 Chiến lược phát triển và bộ máy quản trị doanh nghiệp

Chiến lược phát triển của doanh nghiệp là hệ thống các mục tiêu, chínhsách và giải pháp thực hiện các mục tiêu đó Do vậy, chiến lược phát triển và đầu

tư đúng đắn là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo cho việc duy trì và tiếp tục nângcao hiệu quả dau tư phát triển doanh nghiệp và ngược lại Chiến lược phát triển vàchủ trương đầu tư không những phải bám sát các mục tiêu định hướng của doanhnghiệp đó, của ngành thực phẩm mà còn phải dựa vào chiến lược phát triển của cả

nước.

Ngoài ra, bộ máy quản trị doanh nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng

đối với sự ton tại và phát triển doanh nghiệp và thực hiện đồng thời nhiều nhiệm

11

Trang 22

vụ khác nhau:

Thứ nhất, xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh và pháttriển phù hợp Đó là cơ sở định hướng tốt để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động

sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển có hiệu quả

Thứ hai, xây dựng các kế hoạch và phương án kinh doanh trên cơ sở chiến

lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp đã xây dựng

Thứ ba, tổ chức thực hiện các kế hoạch, phương án về SXKD đã đề ra

Thứ tư, t6 chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh trong quá trình thực hiện.Chất lượng của bộ máy quản trị quyết định rất lớn tới hiệu quả SXKD củadoanh nghiệp, đặc biệt trong ngành thực phẩm Nếu bộ máy quản trị doanh nghiệpđược tổ chức qua cồng kênh hoặc đơn giản, chức năng nhiệm vụ chồng chéo, không

rõ ràng hoặc phải kiêm nhiều nhiệm vụ, các quản tri viên thiếu năng lực và tinh thần

trách nhiệm sẽ dẫn đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp không cao

1.5.2.2 Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính giúp doanh nghiệp xác định quy mô của hoạt động đầu

tư Đề đi đến quyết định đầu tư, doanh nghiệp cần xem xét khả năng tài chính (gồmnguồn tự có và nguồn có thé huy động thêm) và nhu cầu đầu tư Đây là yếu tố nộitại chi phối đến việc ra quyết định đầu tư của một doanh nghiệp Nó ảnh hưởngđến kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển dưới hai góc độ trực tiếp vàgián tiếp

Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh đảm bảo các hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ồn định Doanh nghiệp có khả

năng đầu tư đôi mới công nghệ và áp dung kỹ thuật tiên tiễn vào sản xuất nhằm

làm giảm chỉ phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phâm Ngược lại, nếu như

khả năng về tài chính của doanh nghiệp yếu kém thì doanh nghiệp không những

không có khả năng đầu tư đôi mới công nghệ, mà còn không thể đảm bảo được cáchoạt động sản xuất kinh đoanh diễn ra bình thường

Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín, sự chủđộng trong sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Vì vậytình hình tài chính của doanh nghiệp tác động mạnh tới hiệu quả sản xuất kinh

doanh của chính doanh nghiệp đó.

Trên góc độ gián tiếp, khả năng huy động vốn đầu tư chịu ảnh hưởng từnăng lực tài chính của doanh nghiệp Nếu năng lực tài chính của doanh nghiệp cao,khả năng trả nợ đảm bảo thì doanh nghiệp có thể được vay các khoản vốn lớn hơn

với thời gian dài hơn và ngược lại.

12

Trang 23

1.5.2.3 Nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực được xem là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng

tới công tác đầu tư tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, đặc biệtthể hiện ở hiệu quả đầu tư Trình độ và năng lực nhân sự tốt giúp nâng cao chấtlượng các dự án đầu tư, tiết kiệm chi phí, từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư

Trong lĩnh vực SXKD thực phẩm, có thé chia ra 3 bộ phận khác nhau Thứ

nhất là bộ phận quản trị, quản lý Đây là bộ phận quan trọng, thực hiện nhiệm vụbao quát công việc, đề ra kế hoạch đầu tư đúng đắn và sắp xếp nhân sự thực hiện.Quyết định đầu tư đúng đắn, phù hợp với xu thé phát triển của doanh nghiệp thì

hoạt động của doanh nghiệp mới có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao và ngược lại.

Thứ hai là bộ phận sản xuất chuyên môn, chịu trách nhiệm: xác định đầu vào cần

thiết cho hoạt động sản xuất, xây dựng và giám sát lịch trình sản xuất, tìm ra biện

pháp làm giảm chi phí sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, cải thiện sản phẩm.Thứ ba là bộ phận tài chính — kế toán Đây là hai bộ phận chịu trách nhiệm thựcthi các quyết định đầu tư của bộ phận lãnh đạo và kiểm soát tài chính, dòng tiền

của doanh nghiệp Trình độ chuyên môn và năng lực của các bộ phận này ảnh

hưởng lớn việc ra quyết định đầu tư, thực hiện hoạt động đầu tư và định hướng đầu

tư của doanh nghiệp trong tương lai.

1.6 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triểntrong doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm

1.6.1 Đánh giá kết quả của hoạt động dau tư phát triển

Việc xác định được chính xác các kết quả của hoạt động DTPT có vai tròquan trọng trong đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư, trong công tác quản lýhoạt động đầu tư ở các cấp độ quản lý trong doanh nghiệp Tuy ngảnh thực phẩm

có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau nhưng kết quả của hoạt động đầu tưphát triển thường được thê hiện thông qua các chỉ tiêu sau:

1.6.1.1 Khối lượng von dau tư thực hiện

Khối lượng VDT thực hiện là tổng tiền đâ chi nhằm thực hiện các hoạt

động dau tư bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi phi cho công tác muasắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và chi phí khác theo quy định của thiết kế

dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt

Chỉ tiêu này cho biết mức độ đạt được trong quá trình thi công xây dựng

công trình, đánh gia mức độ hoan thiện của các hạng mục va đôi tượng xây dựng.

13

Trang 24

1.6.1.2 Tài sản cỗ định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm

Các TCSĐ được huy động là kết quả đạt được trực tiếp của quá trình thicông xây dựng công trình, có thể được biểu hiện bang hiện vat hoặc bằng giá tri.Chỉ tiêu biểu hiện bằng hiện vật là số lượng các TSCD được huy động như sốlượng nhà máy, nhà kho, nhà xưởng, văn phòng , chỉ tiêu biểu hiện bằng giá trị

là giá trị các TSCD được huy động.

Đề đánh giá mức độ đạt được trong quá trình thực hiện đầu tư, cần sử dụng

các chỉ tiêu cơ bản sau:

Tỷ lệ VĐT thực hiện của dự án: thé hiện mức độ thực hiện VDT của từng

VDT thực hiện của một đơn vị TSCD huy động trong kỳ: Chỉ tiêu này

luôn lớn hon 1 mới đảm bảo cho hoạt động đầu tư ngày càng mở rộng và việc triểnkhai các kết quả của hoạt động đầu tư được thuận lợi

Mức huy động TSCD so với vẫn thực hiện còn ton đọng cuối kỳ: Chỉ tiêunày càng lớn càng tốt, chứng tỏ tình trạng tràn lan trong thực hiện đầu tư đượckhắc phục

Mức VĐT thực hiện chưa được huy động ở cuối kỳ so với toàn bộ vẫn dau

tw thực hiện: Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, chứng tỏ việc thi công dứt điểm và

nhanh chóng huy động vốn cho các công trình, đối tượng xây dựng, giảm ứ độngvốn

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm: là khả năng đáp ứng nhu cầu sản

xuất, phục vụ của các TSCD đã được huy động vào sử dụng dé sản xuất hoặc phục

vụ.

1.6.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

1.6.2.1 Hiệu qua tài chính

Sản lượng tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh sản lượng tăng thêm trong kỳvới tông mức VĐT phát huy tác dụng trong kỳ của doanh nghiệp

14

Trang 25

Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị VDT phát huy tác dụng trong ky đã tạo ra

được bao nhiêu mức tăng của sản lượng trong kỳ của doanh nghiệp.

Doanh thu tăng thêm so với von đầu tư phát huy tác dung trong kỳ

Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh doanh thu tăng thêm trong

kỳ với tổng mức VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu Nó cho biết mức

doanh thu tăng thêm tính trên 1 đơn vị vốn DTPT phát huy tác dụng trong kỳ của

nhiêu lợi nhuận tăng thêm.

Hiệu qua sử dụng vốn DTPT của doanh nghiệp càng cao khi hệ số này càng

lớn.

1.6.2.2 Hiệu quả kinh tế - xã hội

Mức đóng gop cho ngân sách tăng thêm trong kỳ so với VDT phát huy tác dụng trong kỳ của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh tổng mức đóng góp cho ngânsách tăng thêm trong kỳ với tổng mức VĐT phát huy tác dụng trong kỳ của doanhnghiệp Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vi VDT đã đóng góp bao nhiêu cho ngân sách

Mức thu nhập (hay tiền lương của người lao động) tăng thêm so với VDT

phát huy tác dụng trong kỳ của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh tổng thu nhập (hay tiền lươngcủa người lao động) tăng thêm trong kỳ với tổng mức VĐT trong kỳ Chỉ tiêu nàycho biết 1 đơn vị VDT phát huy tác dung trong kỳ của doanh nghiệp đã đem lại

mức thu nhập tăng thêm là bao nhiêu.

Số chỗ việc làm tăng thêm so với VĐT phát huy tác dụng trong kỳ của

doanh nghiệp

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh tổng số chỗ làm việc tăngthêm trong kỳ với tổng mức VĐT phát huy tác dụng trong kỳ của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị VDT phát huy tác dụng trong kỳ của doanh nghiệp

đã tạo ra bao nhiêu chỗ làm việc tăng thêm là bao nhiêu.

Ngoài các chỉ tiêu trên, doanh nghiệp có thé sử dụng các chỉ tiêu khác nhưmức tăng năng suất lao động, mức nâng cao trình độ nghé nghiệp của người lao

động, uy tín và thương hiệu của công ty hay mức độ đáp ứng các mục tiêu trong

15

Trang 26

chiến lược phát triển KTXH của đất nước

1.7 Bài học kinh nghiệm của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực

phẩm - Công ty TNHH Interflour Việt Nam

Tọa lạc tại khu công nghiệp Cái Mép thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, công

ty TNHH Interflour Việt Nam là một trong những công ty hàng đầu trong sản xuất

bột mì với các sản phẩm chất lượng cao tại Việt Nam với 2 nhà máy bột mì nằm

bên sông Thi Vải, công suất 1,000 tan mỗi ngày Công ty cung cấp các sản phẩm

như: bột làm bánh mì, bột làm bánh quy, bột làm mì bột mì làm bánh nướng, bột

mì Interflour, dầu nành

Công ty sở hữu cảng nông sản Cái Mép với 308 mét chiều dai với khả năng

tiếp nhận tàu có sức chứa lên đến 75.000 tấn và là cảng nông sản lớn tại Việt Nam

và Đông Nam Á Ngoài ra, công ty Interflour Việt Nam hoạt động trong kinh doanhtrong các lĩnh vực: chế biến sản phẩm và hạt từ ngũ cốc, sản xuất thức ăn chăn

nuôi, xây dựng và vận hành trạm xử lý hàng hóa, đóng gói, quản lý và vận chuyênsản phẩm nông nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu

Tại thị trường Việt Nam, công ty TNHH Interflournter chiếm 50% thị phầncung cấp bột mì cho các nhà máy sản xuất mì ăn liền, lò bánh mì và các nhãn hàng

sử dụng bột mì làm bánh, như Công ty cô phần Acecook Việt Nam, thương hiệubánh ngọt BreadTalk hay Pizza Hut Nhà máy của công ty chuyên sản xuất bột

mì sản xuất bánh mì Việt Nam, bánh mì baguettes và mì sợi với dòng sản phẩm

Globe va Bakers' Choice được ưu chuộng.

Đề có được những thành công như vậy, công ty TNHH Interflour đã không

ngừng nỗ lực phát triên hoạt động DTPT Hiệu quả dau tư của công ty thê hiện ởthị phần công ty đang năm giữ và uy tín công ty ngày một nâng cao Từ câu chuyệnthành công của công ty TNHH Interflour Việt Nam, có thể rút ra một số bài họckinh nghiệm cho các DN hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm như sau:

Thứ nhất, tập trung đầu tư vào TSCD, cụ thé là việc xây dựng nhà máy,cảng và máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất của công ty

Thứ hai, luôn cải tiến, đổi mới công nghệ và chủ trọng đồng bộ máy móc

thiết bị trong hoạt động sản xuất Khi Interflour mua lại nhà máy bột mỳ Việt Ý

năm 2015 tại Sơn Trà, Đà Nẵng, công ty TNHH Interflour đã đầu tư mới toàn bộmáy móc, trang thiết bị

Thứ ba, sự an toàn, chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty là những ưutiên hang đầu dé doanh nghiệp hoạt động tốt trong ngành thực phẩm

Thứ tư, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, công ty cần quan tâm nghiên

16

Trang 27

cứu thị hiếu, hành vi người tiêu dùng, sự thay đổi trên thị trường để đưa ra thịtrường những sản phẩm tốt, chất lượng, phục vụ yêu cầu của đối tác, khách hàng

Thứ năm, công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhaunhưng nên chú trọng phát triển mạnh ngành nghề chính, tạo dựng thương hiệu, uy

tín để giữ vững vị trí và thị phần của công ty trên thị trường

17

Trang 28

CHƯƠNG 2

THUC TRANG DAU TƯ PHÁT TRIEN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BICO GIAI ĐOẠN 2018-2021

2.1 Giới thiệu về công ty Trách nhiệm hữu hạn Bico

2.1.1 Thông tin về công ty Trách nhiệm hữu hạn Bico

Tên giao dịch:

- Tên công ty viết bang tiếng Việt: CONG TY TNHH BICO

- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: BICO COMPANY LIMITEDDia chỉ trụ sở chính: 637H Đường Bui Thi Điệt, Ấp Bàu Cạp, Xã Nhuận

Đức, Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Người đại diện: Ông Nguyễn Minh Hải - sinh năm 1958

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Bico

Công ty TNHH Bico được thành lập vào năm 2012, trụ sở chính tại 219A

Lê Lâm, Phường Phú Thạnh, Quận Tân phú, Thành phố Hồ Chi Minh, Việt Nam.Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nguyên liệu, phụ gia làm bánh,

công ty TNHH Bico có đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao, kinh nghiệm lâu năm

trong nghé, cùng đội ngũ kinh doanh tận tâm, luôn lang nghe, chia sẻ và cung cấpcho khách hàng những sản phẩm tốt nhất

Xuất phát từ tiêu chí đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, công ty TNHH

Bico đã nhanh chóng có được niềm tin của các đối tác và khách hàng trong vàngoài nước Số lượng đại lý phân phối và khách hàng của công ty TNHH Bico giatăng không ngừng theo thời gian Điều đó đã tạo động lực giúp công ty chú trọngđầu tư phát triển doanh nghiệp, liên tục đôi mới kỹ thuật, công nghệ, nâng caonăng lực sản xuất kinh doanh nhằm đem đến sự hài lòng và sản phẩm tốt nhất cho

khách hàng.

Từ khi thành lập đến năm 2021, công ty TNHH Bico tiếp tục phát triển thị

trường thông qua việc sản xuất và cung cấp nguyên liệu và phụ gia làm bánh đến

các đại lý, cửa hàng làm bánh, siêu thị trên toàn quốc.

Năm 2020, nhà máy Bico bắt đầu được xây dựng mới hiện đại trên khuônviên 6000 m2 tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh Trụ sởchính của công ty chuyên đến 637H Đường Bùi Thị Điệt, Ap Bau Cap, Xã NhuậnĐức, Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chi Minh, Việt Nam

18

Trang 29

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Bico

Lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH Bico là sản xuất và thương mại,

cụ thé: SXKD huong hiéu, phu gia thuc pham, nguyên liệu, chất hỗ trợ chế biến

2.1.4 Sản phẩm kinh doanh chủ yếu và đặc điểm hoạt động kinh doanh của

công ty TNHH Bico

Công ty TNHH Bico là công ty sản xuất và kinh doanh thực phẩm VDT

cho hoạt động sản xuất và kinh doanh thuộc quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ,

trung bình khoảng 14 tỷ một năm trong giai đoạn 2018 - 2021.

Công Ty TNHH Bico hiện đang kinh doanh các ngành nghề sau:

(1) Xay xát và sản xuất bột thô (Ngành chính)(2) Chế biến và bảo quản rau quả

(3) Bán buôn thực phẩm(4) Bán buôn đồ uống

(5) Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào dau

(6) Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật(7) Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâuĐặc điểm hoạt động kinh doanh: hàng hóa của công ty rất đa dạng, hạn sửdụng tương đối dai so với ngành hàng thực pham Tuy nhiên, các sản phâm của

công ty đòi hỏi thêm hoạt động bảo quản, lưu trữ phù hợp.

Hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất nguyên liệu, phụ liệu, bột trộn

và phụ gia làm bánh, lưu chuyên hàng hóa, phân phối sản phẩm tới các doanhnghiệp trong nước và nước ngoài Ngoài ra, công ty còn sản xuất và cung cấp một

số sản phẩm khác như: đồ uống, chế biến và bảo quản hoa quả, dầu, mỡ động, thực

Trang 30

bán buôn và bán lẻ.

2.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Bico

2.1.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Bico:

So đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Bico

Giám đốc

————————

Trưởng phòng Trưởng phòng Kế toán

Kinh doanh Sản xuất trường

Nhân viên Nhânviên Nhân viên Tổ sản Tổ sản Kếtoán Kế toán

kinhdoanh kinhdoanh kinhdoanh xuấtkhô xuất ướt viên viên kho

Nguồn: Tài liệu Phòng Kế toán của công ty TNHH Bico

2.1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty

Giám đốc: Lãnh đạo công ty TNHH Bico chỉ gồm một giám đốc, có đầy

đủ quyền phê duyệt, thi hành các quyết định đối với hoạt động của công ty Giám

đốc điều hành chung; đồng thời chịu trách nhiệm trước cán bộ công nhân viên va

pháp luật về kết quả SXKD của công ty

Phòng Kinh doanh (gồm Trưởng phòng kinh doanh và các nhân viên

kinh doanh trong các bộ phận):

Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm về công tác kinh doanh của công ty,nghiên cứu thị trường và phát triển sản phâm Đối với công ty TNHH Bico, phòng

kinh doanh của công ty có được chia ra thành nhiều bộ phân ở các chi nhánh khác

nhau, bao gồm: bộ phận kinh doanh toàn quốc, bộ phận kinh doanh Thành phố Hồ

Chí Minh và miền Đồng, bộ phân kinh doanh miền Bắc, bộ phân kinh doanh miền

Trung Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động trong

nhiệm vụ, thâm quyền được giao

Nhiệm vụ của phòng kinh doanh bao gồm:

Thứ nhất, đảm bảo đầu ra của công ty, tiếp cận và nghiên cứu thị trường,

20

Trang 31

giới thiệu sản phâm và mở rộng thị trường, thu hút khách hàng mới.

Thứ hai, thiết lập kế hoạch kinh doanh theo năm, theo quý và tháng chocông ty, đề xuất nhiệm vụ của các bộ phận hỗ trợ Đồng thời, đề xuất các biện phápnâng cao hiệu quả công tác marketing trong từng thời điểm

Thứ ba, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tính giá và lập hợp đồng

với khách hàng Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách hàng năm,

kế hoạch công việc của phòng từng tháng đề trình Giám đốc phế duyệt

Thứ tư, xây dựng các quy trình nghiệp vụ kinh doanh, đánh giá quy trình

trong thực tế đề liên tục thay đổi, giúp nâng cao hoạt động của công ty

Thứ năm, lập và trình bày báo cáo nội bộ theo quy định của công ty và các

báo cáo khác theo yêu cầu của Giám đốc

Thứ sáu, xây dựng các chính sách bán hàng, bao gồm chính sách về giá,khuyến mãi, chiết khâu và các chương trình quảng bá, tiếp cận đến khách hàng

Thứ bảy, phòng kinh doanh là đại diện của công ty với các đại lý, khách

hàng Vì vậy, các nhân viên kinh doanh có nhiệm vụ giữ gìn, phát huy mối quan

hệ tốt đẹp của công ty với các đối tác kinh doanh

Phòng kế toán (gốm Kế toán trưởng, KẾ toán viên và Thú kho):

Với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ cấu bộ máy tô chức của công tyTNHH Bico chưa thật sự chuyên môn hóa Phòng kế toán của công ty gồm kế toántrường, các kế toán viên và thủ kho đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ, như:

Thứ nhất, ghi nhận các hóa đơn mua hàng, bán hàng, kê khai hồ sơ, chứng

từ cho các bên khách hàng; quản lý phân xưởng, lượng hàng hóa ra/vào nhà kho của công ty.

Thứ hai, lưu trữ xác các tai liệu, thu chi tài chính trong quá trình SXKD,

dam bao tat toán chi phi cho các hoạt động và lập phiếu thu chi cho tất cả những

chi phí phát sinh của công ty.

Thứ ba, lập báo cáo kế toán hàng tháng, hàng quý, hang năm dé trình Giám

đốc, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước về

tất cả hoạt động tài chính của công ty

Thứ tư, thực hiện công tác tuyển dụng, quản lý lương, thanh toán tiền lương,thưởng và các chế độ, chính sách cho người lao động, đóng bảo hiểm xã hội theo

đúng quy định của Nhà nước và của công ty.

Thứ năm, tiến hành quản lý và bảo quản các tai sản của công ty, tham mưucho Giám đốc đề xử lý các van dé về tô chức, hành chính trong công ty

21

Trang 32

Phong Sản xuất (gầm Trưởng phòng sản xuất, TỔ sản xuất khô, Tổsản xuất ướt):

Phòng sản xuất của công ty TNHH Bico chia thành 2 tổ dựa trên phươngpháp sản xuất khác nhau: tổ sản xuất ướt và tô sản xuất khô Mỗi tổ sản xuất gồm

các kỹ thuật viên và nhân viên sản xuất chuyên biệt thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, trưởng phòng san xuất nhận kế hoạch sản xuất từ bộ phận kinhdoanh và xây dựng các kế hoạch sản xuất chỉ tiết theo các công đoạn

Thứ hai, phòng sản xuất dựa trên kế hoạch sản xuất, tồn kho nguyên liệukhả dụng sẽ tiễn hành dự trù nguyên liệu phục vụ sản xuất

Thứ ba, kiểm tra và theo dõi thời gian dừng máy dé dự trù vật tư sửa chữa,

bảo dưỡng: lập các đề nghị mua vật tư, nguyên vật liệu, chuyển Giám đốc kiểm tra

và gửi về phòng kế toán mua hàng

Thứ tư, theo dõi tiền độ, thống kê chỉ tiết theo các kế hoạch sản xuất; kiểmtra đánh giá chất lượng thành phẩm, nghiên cứu đề xuất cải tạo, phát triển sản pham

và kĩ thuật sử dụng MMTB.

Thứ năm, chịu trách nhiệm quan ly kỹ thuật MMTB tại nhà máy Bico; sửa

chữa, vận hành hệ thống giám sát và bao đâm an ninh, an toàn trong nhà máy va

trụ sở chính.

Thứ sáu, quản lý công tác ATLD — VSLD - Bảo hộ lao động và phòng

chống cháy nô trong công ty

Thứ bảy, nghiên cứu, đề xuất áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ,thử nghiệm trang thiết bị tiên tiền nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của

công ty.

2.5.3 Cơ cấu nhân sự của công ty

Tính đến ngày 31/12/2021, công ty TNHH Bico có tổng cộng 22 nhân viên

Trong đó, đội ngũ nhân viên của công ty TNHH Bico có số lượng nam và nữ chênh

lệch khá nhiều, lao động nữ chủ yếu làm việc ở khối văn phòng Lao động có trình

độ cao với 72,7 % trình độ đại học và trên đại học.

Số lượng nhân viên có độ tuôi trên 35 chiém tới 63,6% Có thé nói rằng độingũ nhân viên của công ty có kinh nghiệm khá dày dặn, làm việc lâu năm và nhiều

kỹ năng Tuy nhiên, số lượng nhân viên trẻ (dưới 25 tuổi) còn ít, chứng tỏ công tyTNHH Bico chú trọng tuyển dụng lao động đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực vàngười lao động thường gắn bó lâu dai với công ty

22

Trang 33

Bảng 2.1: Cơ cau lao động của công ty TNHH Bico

STT Cơ cấu lao động ( tính đến 31122021) Tỷ trọng

2.2 | Lao động nữ 4 18,2%

3 | Độ tuổi3.1 | Dưới 25 tuổi 2 9,1%

3.2 | Từ25 đến dưới 35 tuổi 6 21,3%

3.3 | Trên 35 tuổi 14 63,6%

Nguồn: Phòng Kế toán và sinh viên tự tong hop

2.1.6 Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Bico

trong giai đoạn 2018-2021

Doanh nghiệp luôn chú trọng quan tâm tới tình hình tài chính của công ty

bởi nó thé hiện “sức khỏe” của doanh nghiệp Từ bảng 2.2, có thé thấy, trong 4năm gần đây (2018-2021), công ty TNHH Bico đang trên đà phát triển, lợi nhuậntất cả các năm trong giai đoạn này đều đương Nhìn chung, tình hình sản xuất kinhdoanh của công ty tốt

Doanh thu của công ty TNHH Bico chủ yếu đến từ hoạt động sản xuất vàkinh doanh nguyên liệu phụ gia bánh, phụ liệu Trong cơ cấu doanh thu, công ty

có thêm doanh thu về tài chính và hoạt động khác (thanh lý tai sản, ) nhưng chỉchiếm tỉ lệ nhỏ Những doanh thu này phụ thuộc vào tỉ lệ lãi suất ngân hàng, giá cả

thị trường và mức độ khấu hao, nên có sự biến động qua các năm

Cụ thé, trong giai đoạn 2018-2021, doanh thu của công ty TNHH Bico liên

tục tăng Đặc biệt, vào năm 2021, doanh thu của công ty tăng mạnh từ 35.301 triệu

đồng năm 2020 lên 40.908 triệu đồng, tăng 13,71% Dù giai đoạn 2019 — 2021,

23

Trang 34

công ty chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covd-19 nhưng tình hình sản xuất kinhdoanh van rat tích cực.

Bang 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của của công ty TNHH Bico

2.4 | Chi phí quan lý doanh nghiệp 789 716 708 688

Lợi nhuận thuần từ hoạt động

3 403 304 565 758

kinh doanh

4 | Lợi nhuận khác 0 16 -66 11

5 | Lợi nhuận trước thuế 403 320 499 769

Nguôn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2018 - 2021 của công ty TNHH Bico

Bên cạnh đó, lợi nhuận trước thuế của công ty cũng có xu hướng tăng dan

Sau 4 năm từ năm 2018 đến năm 2021, lợi nhuận của công ty tăng gấp 1,88 lần, từ

403 triệu đồng lên 758 triệu đồng Riêng năm 2019, lợi nhuận của công ty giảm do

tình hình kinh doanh của công ty có nhiều biến động Ngoài ra, việc lợi nhuận công

ty phát triển mạnh trong năm 2021 là do thời gian này, công ty đã hoàn thiện vàtriển khai sử dụng nhà máy sản xuất Bico giúp tăng năng suất và chất lượng sảnphẩm Đồng thời, dich Covid 19 khiến nhu cầu sử dụng nguyên liệu, phụ gia làm

24

Trang 35

bánh, men thực phẩm tăng cao, cùng việc công ty đây mạnh hoạt động dau tưphát triển đã làm tăng thị phần của công ty trên thị trường.

Ngoài ra, giai đoạn 2018-2019, công ty được hưởng ưu đãi thuế TNDN do

đáp ứng điều kiện ưu đãi về dia ban Tuy nhiên, số liệu lợi nhuận trước thuế và sauthuế qua 2 năm cuối giai đoạn nghiên cứu cho thấy mức đóng thuế của công ty đều

tăng qua mỗi năm.

Xét về chi phí, công ty đây mạnh hoạt động kinh doanh nên chi phí hoạtđộng kinh doanh cũng tăng theo năm Trong cơ cấu chi phí thì chi phí bán hàngchiếm trung bình hơn 90%, có thê thấy công ty chỉ tập trung vào mảng kinh doanhthé mạnh, chủ yếu bán hàng, phân phối sản phẩm Việc chi phí ngày càng tăngcũng chứng tỏ công ty ngày càng mở rộng quy mô kinh doanh và bỏ thêm vốn đầu

tư phát triển

Nhìn chung, tình hình kinh doanh của công ty TNHH Bico trong giai đoạn

2018 - 2021 phát triển theo chiều hướng tích cực và tương đối ôn định Các chỉtiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ số đều không có dấu hiệu bấtthường Điều này chứng tỏ công ty đang đầu tư đúng hướng vào hoạt động kinh

doanh cũng như các hoạt động bô trợ khác Trong giai đoạn tới, công ty cần phát

huy hơn nữa dé hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng tăng, đạt

được những mục tiêu đã đê ra trong ngăn hạn và dài hạn.

2.2 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại công ty TNHH Bico giai đoạn

Công ty TNHH Bico thực hiện hoạt động sản xuất kinh đoanh và phân

phối sản phẩm Do đó, việc đầu tư cải tạo, xây dựng mới nhà máy, kho chứa hàng,

nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng là những vấn đề quan trọng và cấp thiết.Đồng thời, nhu cầu về đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty cũng ngày càng tăng Công ty tập trungchủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh nguyên liệu, phụ liệu làm bánh và đang có kếhoạch mở rộng trong tương lai Chính vì vậy, nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu

tư phát triển đòi hỏi phải có kế hoạch rõ ràng và phương án huy động khả thi

25

Trang 36

Bảng 2.3: Quy mô vốn đầu tư phát triển của công ty TNHH Bico

giai đoạn 2018-2021

STT Quy môvốn | Don vị | Năm | Năm | Năm | Năm | Giai đoạn

đầu tư tinh | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2018-2021

trưởng liên hoàn

Nguồn: Phòng ké toán của công ty và số liệu sinh viên tự tính toánTrong giai đoạn 2018 — 2021, vốn đầu tư của công ty liên tục tăng do đầu

tư vào hàng tồn trữ cũng như đầu tư máy móc, thiết bị và nhà máy, nhà kho Từbảng 2.3 và biéu đồ 2.1 đưới đây, ta thấy quy mô vốn dau tư của công ty TNHHBico qua các năm có xu hướng tăng Số liệu cho thấy, nhận thức sự quan trọng của

hoạt động đầu tư phát triển, công ty TNHH Bico đã rất chú trọng đầu tư vào mảngnày Điều này còn được thê hiện qua quy mô vốn đầu tư ngày càng lớn của công

ty TNHH Bico như biéu đồ 2.1 dưới đây:

Biểu đỗ 2.1: Xu hướng biễn động quy mô vốn đầu tư của công ty TNHH Bico

——Tong von dau tư

Nam Nam Nam Nam

2018 2019 2020 8 2021

Nguồn: Phòng kế toán của công ty TNHH Bico

Trong giai đoạn từ 2018-2021, tổng vốn DTPT của công ty liên tục tăngtrưởng rất nhanh Cụ thé, năm 2018, tông vốn DTPT của công ty là 12.171 triệuđồng Năm 2019, vốn DTPT tăng mạnh lên 14.564 triệu đồng, tốc độ tăng

26

Trang 37

119,66% Điều này cho thấy công ty đã rất nỗ lực trong việc huy động vốn chohoạt động DTPT Đặc biệt, nguồn VDT của công ty tăng mạnh nhất trong giai đoạn

2019 — 2020, từ 14.564 triệu đồng lên 19.052 triệu đồng, tương đương với tốc độtăng 130,82% Nguyên nhân là do năm 2020, công ty chú trọng nhiều hơn chohoạt động dau tư phát triển, nhất là ở mang đầu tư hàng tồn trữ

Công ty TNHH Bico ngày càng chú trọng vào phát triển bền vững, mở rộng

đầu tư ở các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng, MMITB Nhờ đó, hoạt động KD

của công ty cũng ngày càng phát triển lớn về quy mô, đạt hiệu quả và lợi nhuậncao, làm tiền đề cho đầu tư phát triển, giúp công ty ngày càng phát triển và nângcao uy tín trong thị trường phân phối nguyên liệu, hương liệu, bột làm bánh, phụgia và men thực phẩm

2.2.1.2 Cơ cầu nguồn von đầu tư phát triển của công ty TNHH Bico giai đoạn

2018 - 2021

Xét trên góc độ doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư có thể được hình thành từnhiều nguồn khác nhau Nguồn vốn của công ty TNHH Bico được hình thành từcác nguồn sau: nguồn vốn tự có, nguồn vốn vay tín dụng

Bảng 2.4: Cơ cầu nguồn vốn dau tư của công ty TNHH Bico

1.2 | Lợi nhuận chưa phân phối | -1.157| -837 | -341 -81

2 | Nguồn von vay §.578 | 10.651 | 14.643 |18.022| 51.894 75,78%

Tổng vốn đầu tư 12.171 | 14.564 | 19.052 |22.691 68.478 100,00%

Nguôn: Phòng kế toán của công ty và số liệu sinh viên tự tính toánTổng VDT của công ty TNHH Bico trong 4 năm gan đây (2018-2021) củacông ty khá lớn, dat mức 68.478 triệu đồng Nhìn chung, tong vốn DTPT của công

ty TNHH Bico có chiều hướng tăng nhanh, đồng thời tốc độ tăng của nguồn vốn

vay cũng lớn hơn qua các năm trong giai đoạn 2018 - 2021.

27

Trang 38

Vào năm 2018, tổng vốn đầu tư của công ty là 12.171 triệu đồng, trong đó,nguồn vốn vay gấp 2,4 lần nguồn vốn chủ sở hữu (vốn tự có), chiếm tới 75,78%tổng VĐT Đến năm 2021, khoảng cách chênh lệch giữa nguồn vốn vay và vốnchủ sở hữu trong cơ cầu nguồn vốn của công ty tăng đáng kể Nguồn vốn chủ sởhữu của công ty TNHH Bico chỉ tăng 1,3 lần so với sô liệu năm 2018, trong khi

nguồn von vay tăng tới 2,1 lần, chiếm 79,42% tông vốn dau tư phát trién của công

ty trong năm 2021 Vốn vay của công ty tăng đều qua các năm, cao nhất dat 18.022triệu đồng vào năm 2021 Có sự gia tăng như vậy bởi năm 2021, công ty đầu tưnhiều để hoàn thiện nhà máy Bico

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu nguôn vốn dau tư của công ty TNHH Bico

Trong giai đoạn này, nguồn vốn sử dụng cho ĐTPT của công ty TNHHBico chủ yêu được huy động từ nguồn vốn vay từ các ngân hàng Nguồn vốn vay

tin dụng linh hoạt hơn, có thé vay được số lượng lớn và đáp ứng nhu cầu về vonngắn hạn cho công ty kịp thời đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh Nguồn vốnnày mang lại cho công ty những khoản tiết kiệm thuế hợp lý, do chỉ phí trả lãi vayđược tính làm chỉ phí trước khi tính lợi nhuận trước thuế, qua đó tăng lợi nhuận

Bên cạnh đó, tỷ trọng vốn vay cao chứng tỏ rằng công ty có đòn bây tài chính tốt

và là doanh nghiệp có uy tín trên thị trường Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn

này đi kèm với áp lực trả nợ.

Qua nhiều năm hoạt động trong thị trường, công ty TNHH Bico ngày càng

28

Trang 39

thê hiện được vị trí của mình Do hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng mởrộng nên vốn đầu tư vào hàng tồn trữ tăng Đồng thời dé hội nhập và bắt kịp xuthế thị trường, công ty TNHH Bico tiếp tục đầu tư cải thiện cơ sở vật chất, đầu tưcho nguồn nhân lực va marketing Có thé rằng, với sự tăng trưởng ổn định của

nguồn vốn đầu tư, công ty có thé đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về vốn đầu tư chocác nội dung đầu tư đề nâng cao hoạt động đầu tư phát triển của công ty

2.2.2 Nội dung đầu tư phát triển tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Bico giai

đoạn 2018 — 2021

Tổng số VĐT của công ty TNHH Bico giai đoạn 2018- 2021 tập trung chủyếu cho 5 nội dung đầu tư, được thể hiện trong các bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.5: Von đầu tư phát triển phân theo nội dung đầu tư tại

công ty TNHH Bico giai đoạn 2018 — 2021

Đơn vị: Triệu đồng.

x x x

Năm Năm Năm Năm Giai đoạn

Nội dungđâutư | 20s | 2019 | 2020 | 2021 | 2018-2021

Đầu tư vào TSCĐ 2.067 | 4.514 | 2.192 5.511 14.284

Đầu tư hàng ton trữ | 7.159 | 7.359 | 14.966 | 15.043 44.527

Đầu tư phát triển

Nguôn: Báo cáo hoạt động dau tư phát triển của công ty và

s6 liệu sinh viên tự tính toán

Số liệu bảng 2.5 và 2.6 cho thấy sự tăng giảm của quy mô và tỷ trọng vốn

ĐTPT phân theo từng nội dung tại công ty TNHH Bico qua các năm trong giai

đoạn 2018 - 2021 Nhìn chung, lượng VĐT cho từng nội dung cụ thể của công ty

là khác nhau, nhưng các nội dung đều có xu hướng tăng giá trị VĐT

29

Trang 40

Bảng 2.6: Tỷ trọng von dau tư phát triển phân theo nội dung dau tư tại

công ty TNHH Bico giai đoạn 2018 — 2021

Đơn vị: %

x x x x

Năm Năm | Năm | Năm Giai đoạn

Nội dung dautu 20g | 2019 | 2020 | 2021 | 2018-2021

Đầu tư vào TSCĐ 16,98 | 30,99 115 | 24,29 20,86

Đầu tư hang tồn trữ | 58,82 | 50,53 | 78,55 | 66,30 65,02

Đầu tư phát triển

x R 13,33 8,29 4,49 4,25 6,79

nguồn nhan lực

Đầu tư nghiên cứu,ứng dụng KH&CN 8,86 8,51 4,57 3,55 5,85

Dau tư cho hoạt 191 1,68 0,88 1,61 1,48

động Marketing

Tv 7

Nguồn: Số liệu sinh viên tự tính toản

Những nội dung của hoạt động ĐTPT đều mang những mục đích nhấtđịnh Vốn ĐTPT của công ty TNHH Bico dành nhiều nhất cho hoạt động đầu tưvào hàng ton trữ, tiếp đến là hoạt động đầu tư vào TSCD Đầu tư cho hoạt độngmarketing chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trên tông VDT Các hoạt động khác có lượngvốn phân bồ tương đối đồng đều

2.2.2.1 Đầu tư vào tài sản cố định

Đối với công ty TNHH Bico, việc đầu tư vào TSCĐ được chú trọng quantâm, bởi đây là tiền đề cho hoạt động SXKD cũng như các hoạt động DTPT khác

Từ năm 2018 đến năm 2021, công ty đã đầu tư gia tăng TSCĐ, bao gồm: đầu tưxây dựng nhà kho, nhà máy và đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị Hoạt động

cụ thé của đầu tư vào TSCD tại công ty là: xây dựng nhà máy, xây dung kho chứahang tồn trữ; xây dựng, cải tạo các công trình phụ trợ khác; mua sắm bồ sung, lắpđặt, sửa chữa, nâng cấp MMITB

Từ biéu đồ 2.3, có thé thay sự biến động lớn về lượng và ty trọng trong tổng

VDT Nhìn chung, VDT vào TSCD của công ty tăng mạnh, từ 2.067 triệu đồngnăm 2018, tương đương 16,98% tổng VDT năm đó lên tới 5.511 triệu đồng năm

2021, gấp 2,67 lần Năm 2021, tỷ trọng VDT vào TSCD của công ty TNHH Bico

30

Ngày đăng: 04/06/2024, 09:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w