1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban Quan lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sóc Sơn

114 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Dự Án Tại Ban Quan Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Huyện Sóc Sơn
Tác giả Lê Phương Anh
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Văn Hùng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Lý Dự Án
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 31,08 MB

Nội dung

Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành do người quyết định thành lập xem xét, quyết định, trong đó phải quy định rõ các quyên, trách nhiệm giữa bộ phận thực hiện chức năng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

KHOA ĐẦU TƯ

Hà Nội, 2022

Trang 2

PGS.TS Phạm Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình

nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Anh Nguyễn Xuân Tuyên - Trưởng phòng Kế hoạch tông hợpAnh Tạ Sơn Tùng — Cán bộ phòng Kế hoạch tổng hợp

Và Ban lãnh đạo cùng toản thể anh chị em trong Ban Quản lý dự án đầu tư xâydựng huyện Sóc Sơn, nơi em có cơ hội thực tập và thực hiện đề tài Mặc dù rất bậnrộn với công việc nhưng các anh chị vẫn chỉ dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian

thực tập tại cơ quan.

Trong qua trình thực tập cũng như quá trình làm báo cáo thực tập, khó tránh khỏinhững sai sót mong thầy cô bỏ qua Bên cạnh đó, do trình độ lý luận cũng như kinhnghiệm thực tiễn còn hạn chế nên em rất mong quý thầy cô cùng ban lãnh đạo, cácanh chi đóng góp ý kiến dé em học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm và hoàn thànhtốt Khóa luận tốt nghiệp cũng như có cơ hội vận dụng tốt những kiến thức vào thực

tế sau này

Em xin chân thành cảm ơn !

SINH VIÊN THỰC HIỆN

LÊ PHƯƠNG ANH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Sau quá trình thực tập và nghiên cứu tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng

huyện Sóc Sơn em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp với đề tài là: “Gidi pháp hoàn

thiện công tác quản lý dự án tại Ban Quan lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sóc

Sơn”.

Em xin cam đoan đề tài nghiên cứu mà em thực hiện là sản phẩm khoa học duynhất, được tiến hành công khai với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình từ PGS.TS PhạmVăn Hùng.

Các số liệu và thông tin trong bài nghiên cứu đều trung thực, được xác nhận từ

các cơ quan trực tiếp chủ quản, không có bất cứ sự sao chép số liệu nghiên cứu khảosát từ nghiên cứu tương tự nao trước đó Nếu phát hiện có sự sao chép kết quả nghiên

cứu cua dé tài khác, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2022

Tác giả chuyên đề thực tập

LÊ PHƯƠNG ANH

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

DANH MỤC BANG SO LIEU

DANH MỤC HINH VE VÀ BIEU DO

LOT MO DAU 0occccccesscssssssesssesssesssessecssecssessusssecssecsuessesssesssessusssesssesssessesssessseeseesseseses 1

CHUONG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE QUAN LÝ DỰ ÁN 2

1.1 Những ly luận chung về dự án va quản lý dự án 2-5 se=5+ 2 LLL Dur na + 2

1.1.2 Nội dung của quản lý dự án - c3 Sc S211 3S 9 11111 11 1 rệt 5 1.1.3 Mô hình quản lý dự á1 6 1xx 2 TH th 8 1.2 Quan lý dự án đầu tư xây dung cesesessessesssssessesseessessessesseesees 11 1.2.1 Nội dung quan lý dự ắn sgk 11 1.2.2 Các nhân tố tác động tới quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dung 14

1.3 Quan lý dự án tại Ban quan lý dự án cấp Huyện - 2-2-5255: l6 CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG CÔNG TÁC QUAN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QLDA DAU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN SOC SON GIAI DOAN 2019-2021 19

2.1 Tổng quan về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sóc Sơn 19

2.1.1 Giới thiệu về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sóc Sơn 19

2.1.2 Cơ cầu tô chức của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sóc Sơn 21

2.2 Thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban quan ly dự án đầu tư xây dựng huyện Sóc Sơm ch HH TT TH TH Hà HH HH Thọ HH Hà Hư Hư 29 2.2.1 Khái quát chung về các dự án và công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án au tur cm 7 ‹:‹:+1A 29

2.2.2 Các mô hình quản lý dự án đang được áp dụng -ccs-cssccsscrssres 34 2.2.3 Quản lý dự án theo lĩnh vực chủ yếu của dự án c5 S225 <cccccssx 34 2.2.4 Thực trạng công tác quản lý dự án qua phân tích một dự án cụ thê 44

2.3 Đánh giá thực trạng công tác Quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án huyện SOC SOM 0 4 4 79

2.3.1 Kết quả và hiệu quả công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án 79

2.3.2 Những tồn tại và hạn chẾ + sStSkEEtSEEEESEEEESEEEEEEEEEEEESEEEEEEErkrrkrkerrred 86 2.3.3 NGUYEN DAN 0 89

Trang 5

CHUONG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIEN CÔNG TÁC QUAN LÝ DỰ ÁN TẠI

BAN QUAN LÝ DỰ ÁN HUYỆN SOC SƠN 2- 552cc c Eerkerrrrrree 93

3.1 Phương hướng phát triển của Ban Quản lý dự án đến năm 2025 933.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư của Banquản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sóc Sơn - 2-2-2 22cs£xczxczs+ 94

3.2.1 Giải pháp trước mắt - 2Ss+SxeEESE 2 12E1271121121121111.211 21111111 ee 94

3.2.2 Giai phap Lau 0n 98

KET LUẬN -©2- ©5252 EEE2E21121127171121121111111 2111111112111 2111 100DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 22-©22222222E22+22EEESerrrrk 101

Trang 6

DANH MỤC CHU VIET TAT

Trang 7

DANH MỤC BANG SỐ LIEU

Bang 1 Các sai sót trong công tác thiết kế và du toán -¿ 2- s+cxccsz+csze 37

Bang 2 Những vướng mắc thường gặp trong công tác GPMB +: 88

DANH MỤC HÌNH VE VÀ BIEU DO

Hình 1 Chu kỳ của dự áñ - SG 2S 12112 1121111111111 11111111111 11H ng ng rệt 7

Hình 2 Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án -.: -¿-¿©«cs+ecx++cxe2 9Hình 3 Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án -¿ ccc+cccesrrrrreecee 10Hình 4 Mô hình tô chức dạng chìa khóa trao tay - 2 5+©cs+2z++cx++zxezcxeee 10Hình 5 Nội dung quan ly chất lượng công trình xây dựng -z-5+ 14

Biểu đồ 1: Danh mục các dự án đầu tư do Ban QLDA đầu tư xây dựng quản lý trong

D5020 5020200207201 82

Trang 8

LOI MỞ DAU

Đầu tu phát triển là một trong những nhiệm vụ chiến lược cấp thiết, là giải phápchủ yếu đề thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Với phương hướng chiến

lược đồng bộ được đề ra, hoạt động đầu tư phát triển theo hướng tăng trưởng cao, ồn

định và bền vững sẽ đem lại bộ mặt mới cho một đất nước cũng như trong từng địaphương.

Trong công cuộc đô thị hóa, hiện đại hóa, cùng với các quận, huyện khác của Hà

Nội, huyện Sóc Son đã có nhiều cố gang và thu được một số kết quả trong đầu tư pháttriển Việc quản lý dự án theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, thực hiện quy chếdau thầu đã có tiến bộ Nhiều dự án đầu tư đã hoàn thành và từng bước phát huy hiệuquả, góp phần chuyền dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện từng bước đời sống vật chất và

tinh thần của nhân dân Song đến nay so với mặt bằng chung của Thành phố Hà Nội,Sóc Sơn vẫn là huyện có điểm xuất phát và tích lũy từ nội bộ nền kinh tế thấp Tổngngân sách dành cho đầu tư phát triển rất nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn hạn

chế Vì vậy vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển luôn thu hút sựquan tâm của các cấp, các ngành Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, huyện Sóc Sơn

đang trong tiến trình đây nhanh tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phan dau đưa

tốc độ tăng trưởng GDP ngày một cao và bền vững nhằm nhanh chóng khắc phục tình

trạng tụt hậu về kinh tế Đặt ra nhu cầu đầu tư phát triển rất lớn, trong khi các nguồnlực nhất là nguồn vốn đầu tư của Nhà nước còn hạn hẹp Bởi thế, việc phân tích đánhgiá nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án của Ban quản lý

dự án huyện Sóc Sơn nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách

là van dé cấp thiết

Sau khoảng thời gian thực tập tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sóc

Sơn, nhận được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo, cũng như cán bộ nhân viên trong

ban và sự hướng dẫn tận tình của thầy Phạm Văn Hùng nên em đã chọn đề tài:

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án đầu

tư xây dựng huyện Sóc Sơn”

Khóa luận của em gồm có 3 phần:

Chương 1: Những van dé lý luận chung về quản lý dự ánChương 2: Thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây

dựng huyện Sóc Sơn

Chương 3: Giải pháp hoan thiện công tác quản lý dự án tai Ban quản ly dự án

đầu tư xây dựng huyện Sóc Sơn

Trang 9

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE QUAN LÝ DỰ ÁN

1.1 Những lý luận chung về dự án và quản lý dự án

cầu của đối tượng mà dự án hướng đến

Ở góc độ tổng quất nhất, dự án là hệ thống các công việc được xác định rõ mục

tiêu, nguồn lực, tiền độ thời gian hoản thành Ở mỗi giai đoạn nhất định của dự án cầndùng các nguồn lực khác nhau dé sử dụng hiệu quả và tránh lãng phí các nguồn tàinguyên Một dự án có thể được xem như là một chuỗi các công việc và nhiệm vụ cómục tiêu cụ thé được hoàn thành trong thời gian và điều kiện nhất định; được xác định

rõ thời gian bắt đầu và kết thúc; có giới hạn về tài chính; sử dụng các nguồn lực nhất

định phục vụ cho công tác thực hiện dự án.

« Đặc trưng co ban của dự án

- Dự án có mục đích, kết quả xác định: Tat cả các dự án đều phải có kết quả đượcxác định rõ Mỗi dự án lại bao gồm nhiều nhiệm vụ cần thực hiện, mỗi nhiệm vụ lại

có một kết quả riêng Tập hợp các kết qua cụ thé của các nhiệm vụ sẽ hình thành nênkết quả của cả dự án Bởi vậy, dự án chính là một hệ thống phức tạp được phân chiathành nhiều bộ phận khác nhau dé thực hiện và quan lý nhưng đều phải thống nhấtđảm bảo theo mục tiêu chung về thời gian, chí phí, nguồn lực, chất lượng

- Sản pham của dự án mang tính chất đơn chiếc: Kết qua của dự án không phải

là sản phẩm sản xuất hàng loạt Khác với quá trình sản xuất liên tục, kết quả của dự

án có tính khác biệt lớn, sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất, hầu nhưkhông lặp lại.

- Dự án có chu kì phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn: Mỗi dự án đềutrải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bat đầu và kết thúc, đi vàovận hanh, Dự án sẽ không kéo dai mãi Khi kết thúc, dự án sẽ được nghiệm thu, bàn

giao cho bộ phận quản lý vận hành Nhóm quản lý dự án giải tán.

- Dự án có sự tham gia của nhiều bên: Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiềubên như chủ đầu tư, nhà thầu, nhà tư vấn, bộ phận thâm định, cơ quan quản lý nhà

nước, Tùy theo tính chất của dự án mà sự tham gia, phối hợp thực hiện của các bên

Trang 10

là khác nhau Thành công của một dự án đòi hỏi sự phối hợp thường xuyên trong công

tác của nhà quản lý với các bộ phận quản lý khác.

- Môi trường hoạt động phức tạp: Quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau

cùng một nguồn lực khan hiểm của tổ chức Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và với các

hoạt động tô chức sản xuất khác về tiền vốn, nhân lực, thiết bị Trong quản lý, nhiềuthành viên của ban quản lý dự án phải chịu sự chỉ đạo của “hai thủ trưởng” và nếu

hai mệnh lệnh đó mâu thuẫn nhau thì rất khó dé trả lời câu hỏi “nên nghe sếp nao”

Do đó tạo nên mối quan hệ phức tạp trong môi trường quản lý dự án, tuy nhiên đâylại là môi trường năng động.

- Tính bất định và rủi ro cao: Phần lớn các dự án đòi hỏi nguồn vốn, nguồn nhân

lực, vật lực lớn trong khi thời gian đầu tư và vận hành kéo dài dẫn đến độ rủi ro cao

Các dự án không cùng chịu một mức độ chắc chắn bởi nó còn phụ thuộc vào nhiềuyếu tô như: quy mô, mức độ của dự án, công nghệ được sử dụng, yêu cầu chất lượng,tính phức tạp của dự án, giới hạn về thời gian, bối cảnh thực thi, các ràng buộc về chỉ

phi, an toàn kỹ thuật,

1.1.1.2 Khái niệm quản lý dự án dau tư, mục tiêu quản lý dự án

e Khái niệm quản lý dự ánQuản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giámsát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn,trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và

chất lượng sản phẩm dịch vụ băng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép

Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu Đó là: lập kế hoạch, điều phối thực

hiện và giám sát các công việc dự án.

Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tínhnguôn lực cần thiết đề thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hànhđộng thống nhất, theo trình tự logic, có thể biểu diễn dưới dạng các sơ đồ hệ thốnghoặc theo các phương pháp lập kế hoạch truyền thống

Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiềnvốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiễn độ thời gian

Giai đoạn nay chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng công việc va toàn bộ dự

án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bồ trí tiền vốn, nhân lực và thiết

bị phù hợp.

Giám sát: Đây là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hìnhthực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong

quá trình thực hiện Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ và

cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị các pha sau

Trang 11

của dự án.

e Mục tiêu của quản lý dự án Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công việc dự án

theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và

theo tiến độ thời gian cho phép Về mặt toán học, ba mục tiêu này liên quan chặt chẽvới nhau và có thể biêu diễn theo công thức sau:

C =f(P,T,S) Trong đó: C - chi phi

P - mức độ hoàn thành công việc

T - yếu tổ thời gian

S - phạm vi dự án

Từ phương trình trên cho thấy, chi phí là một hàm của các yêu tố mức độ hoànthành công việc, thời gian thực hiện và phạm vi dự án Vi vậy, chi phi của dự án tănglên khi chất lượng hoàn thiện công việc tốt hơn, thời gian kéo dai thêm và phạm vi dự

án được mở rộng.

Nếu thời gian thực hiện dự án kéo đài, trong thời gian đó thị trường giá cả nguyênvật liệu biến động (thường là sẽ tăng) sẽ phát sinh tăng chi phí cho một số khoản mục

nguyên vật liệu Thời gian kéo dài dẫn đến tình trạng làm việc kém hiệu quả do chờ

đợi, do công nhận mệt mỏi và thời gian máy chết tăng theo làm phát sinh tăng một

số khoản mục chỉ phí Thời gian thực hiện dự án kéo dài dẫn đến chi phí lãi vay ngânhang tăng theo theo thời gian Trong nhiều trường hop, có thé phát sinh khoản tiềnphạt, tiền bồi thường hợp đồng do không hoàn thành đúng tiến độ ghi trong hợp đồng

Các yếu tố: chỉ phí, thời gian, chất lượng công việc có quan hệ chặt chẽ với nhau.Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thé khác nhau đối với mỗi dự án khác nhau

nhưng chung quy lại thì dé đạt được kết quả tốt với mục tiêu này thường phải “hi sinh”

một hoặc hai mục tiêu kia Trong quá trình quản lý dự án thường diễn ra hoạt động

đánh đổi mục tiêu Đây được hiểu là việc hy sinh một mục tiêu nào đó dé thực hiệntốt hơn mục tiêu kia trong điều kiện thời gian và không gian cho phép, nhằm thực hiện

tốt nhất tất cả các mục tiêu dài hạn của quá trình quản lý dự án Nếu công việc dự ándiễn ra theo đúng kế hoạch thì không phải đánh đổi mục tiêu Tuy nhiên, kế hoạch

thực thi công việc dự án thường có những thay đổi do nhiều nguyên nhân khách quan

và chủ quan khác nhau nên đánh đổi là một kỹ năng quan trọng của nhà quản lý dự

án Việc đánh đôi mục tiêu diễn ra trong suốt quá trình quản lý, từ khi bắt đầu đến khi

kết thúc dự án

1.1.1.3 Tác dung của quản ly dự an

Các tác dụng chủ yếu của phương pháp quản lý dự án:

«Tao sự liên kết đồng bộ, thống nhất giữa tất cả các hoạt động, các công việc

Trang 12

của dự án.

« Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi cho sự trao đôi, hợp tác thường xuyên, gan

bó giữa các chủ thé tham gia vào dự an

« Phân định rõ trách nhiệm cho từng thành viên và tăng sự hợp tác trong công tác hoạt động giữa các thành viên với nhau.

+ Giúp phát hiện sớm những sai phạm, khó khăn vướng mắc nảy sinh và điềuchỉnh, can thiệp kịp thời trước những thay đôi hoặc điều kiện không dự đoán được

+ Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan dé giải quyếtnhững bất đồng

e Nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ.

1.1.2 Nội dung của quản lý dự án

1.1.2.1 Quản lý vĩ mô và quản lý vi mô đổi với các dự ánQuản lý vĩ mô đối với dự án

Quan lý vi mô hay quản lý nhà nước đối với dự án bao gồm tong thé các biệnpháp vĩ mô tác động đến các yếu tố của quá trình hình thành, thực hiện và kết thúc dự

án.

Trong quá trình triển khai dự án, đại diện nhà nước là các cơ quan quản lý nhànước về kinh tế luôn theo dõi chặt chẽ, định hướng và chi phối hoạt động của dự ánnhằm đảm bảo cho dự án đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội Các

cơ quan này sẽ sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô dé quản lý dự án bao gồm các chính

sách, kế hoạch, quy hoạch như chính sách về tài chính, tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, chínhsách đầu tư, chính sách thuế, hệ thống luật pháp, những quy định về chế độ kế toán,

bảo hiểm, tiền lương

Quản lý vi mô đối với dự án

Quản lý dự án ở tầm vi mô là quản lý các hoạt động cụ thé của dự án Nó bao

gồm các công việc như lập kế hoạch, điều phối, kiểm soát các hoạt động dự án.

Quan lý dự án bao gồm hàng loạt van đề như quản lý thời gian, chi phí, nguồn vốn

đầu tư, rủi ro, quản lý hoạt động mua bán Quá trình quản lý được thực hiện trongsuốt các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn vận hành các kết quả của dự án.Trong từng giai đoạn, các đối tượng đều phải gắn với ba mục tiêu cơ bản của hoạt

động quản lý dự án là: thời gian, chi phí và kết quả hoàn thành

1.1.2.2 Lĩnh vực quản ly dự ánTheo Viện Nghiên cứu Quản trị Dự án quốc tế (PMI), quản lý dự án bao gồmchín lĩnh vực chính:

« Lập kế hoạch tổng quan: Đây là quá trình tổ chức dự án theo một trình tự

logic, là việc chi tiết hóa các mục tiêu của dự án thành những công việc cụ thê và

Trang 13

hoạch định một chương trình thực hiện những công việc đó nhằm đảm bảo các lĩnhvực quản lý khác nhau của dự án đã được kết hợp một cách chính xác và đầy đủ.

¢ Quản lý phạm vi: là việc xác định, giám sát việc thực hiện mục đích, mục

tiêu của dự án, xác định công việc nao thuộc về dự án và cần phải thực hiện, công việc

nào nằm ngoài phạm vi của dự án

+ Quản lý thời gian: là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ thờigian nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự án Nó chỉ rõ mỗi công việc kéo dài baolâu, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc và toàn bộ dự án sẽ bao giờ hoàn thành

s Quản lý chỉ phí: là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi phí theotiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án, là việc tổ chức, phân tích số liệu va báocáo những thông tin về chỉ phí

+ Quản lý chất lượng: là quá trình triển khai giám sát những tiêu chuẩn chấtlượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng sản phẩm dự án phải đáp ứng

mong muốn của chủ đầu tư

« Quản lý nhân lực: là việc hướng dẫn, phối hợp những nỗ lực của mọi thành

viên tham gia dự án vao việc hoan thành mục tiêu dự án.

¢ Quản lý thông tin: là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt mộtcách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự án và với các cấp quản lý khácnhau.

¢ Quản lý rủi ro: là việc nhận diện các nhân tố rủi ro của dự án, lượng hóa mức

độ rủi ro và có kế hoạch đối phó cũng như quản lý từng loại rủi ro

+ Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán: đây là quá trình lựa chọn nhà cungcấp hàng hóa và dịch vụ, thương lượng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua

bán nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết cho dự án Quá trình quản lýnày nhằm giải quyết vấn đề: dự án nhận được hàng hóa và dịch vụ cần thiết của các

tổ chức bên ngoài bằng cách nào ? Tiến độ cung, chất lượng cung ra sao ?

1.1.2.3 Quản lý theo chu ky của dự án

Như đã biết, dự án là một thực thé thống nhất, được thực hiện trong thời giandài, có tính bất định nhất định nên các đơn vị thường chia dự án thành một số giai

đoạn dé tiện quản lý thực hiện Mỗi giai đoạn lại hàm chứa một hoặc nhiều công việc

Tổng hợp các giai đoạn này được gọi là chu kỳ của dự án Chu kỳ dự án xác định thời

điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc và thời hạn thực hiện dự án Tùy theo mục đíchnghiên cứu, có thê phân chia chu kỳ dự án thành nhiều giai đoạn khác nhau Thườngthì sẽ được chia làm 4 giai đoạn như trong hình 1.

Trang 14

Khai niệm hóa Lip kế hoạch Thực hiện đự án Kết thúc dự án

Hình 1 Chu kỳ của dự an

Giai đoạn 1: Khái niệm hóa (Giai đoạn xây dựng ý tưởng)

Trong giai đoạn này, những nội dung được xét đến là mục đích yêu cầu của dự

án, phạm vi của công việc được xác định, các nguồn lực cần thiết, tính khả thi, lợi

nhuận tiềm năng, mức độ chi phí, độ rủi ro,

Giai đoạn 2: Lập kế hoạch (Giai đoạn chuẩn bị)

Đây là giai đoạn mà tất cả các thông SỐ kỹ thuật chi tiết, sơ đồ, lịch trình và các

kế hoạch khác được phát triển, là giai đoạn chi tiết xen dự án cần được thực hiện như

thế nào Các gói công việc được chia nhỏ và quá trình hoàn thành được vạch ra rõrang Giai đoạn này chứa đựng những công việc phức tạp nhất của một dự án, baogồm những công việc sau:

« Thành lập nhóm dự án, xác định cấu trúc tô chức dự án

+ Lập kế hoạch tổng quan

e Phân tách công việc của dự an

« Lập kế hoạch tiến độ thời gian

« Lập kế hoạch ngân sách

« Thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất

¢ Lập kế hoạch nguồn lực can thiết

« Lập kế hoạch chi phi và dự báo dòng tiền thu

« Xin phê chuẩn thực hiện

Tiến trình thực hiện dự án có thể được bắt đầu ngay sau khi kết thúc giai đoạnnày Thành công của dự án cũng phụ thuộc lớn vào chất lượng và sự chuẩn bị kỹ lưỡngcủa các kê hoạch trong giai đoạn này.

Trang 15

Giai đoạn 3: Thực hiện dự án

Giai đoạn thực hiện là giai đoạn quản lý dự án bao gồm các công việc cần thựchiện như việc xây dựng nhà xưởng và công trình, lựa chọn công cụ, mua săm thiết bị

và lắp đặt Đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian và nỗ lực nhất Những vấn đề cần

xem xét trong giai đoạn này là những yêu cầu kỹ thuật cụ thé, vấn dé so sánh đánh giá

lựa chọn công cụ, thiết bị, kỹ thuật lắp rap, mua thiét bi chinh.

Kết thúc giai đoạn này, các hệ thống được xây dựng và kiểm định, day chuyền

sản xuất được vận hành

Giai đoạn 4: Giai đoạn kết thúcTại giai đoạn này, cần thực hiện những công việc còn lại như hoàn thành sảnphẩm, bàn giao công trình và những tài liệu liên quan, đánh giá dự án, giải phóng

nguồn lực Một số công việc cụ thể cần thực hiện khi kết thúc dự án là:

« Hoàn chỉnh và cất giữ hồ sơ liên quan đến dự án

« Kiểm tra lại số sách kế toán, tiến hành bàn giao và báo cáo

« Thanh quyết toán tài chính

« Đối với sản xuất: cần chuẩn bị va bàn giao sé tay hướng dẫn lắp đặt, các bản

vẽ chỉ tiết

« Ban giao dự án, lay chữ ký của khách hàng về việc hoàn thành

« Giải phóng và bố trí lại thiết bi

1.1.3.1 Mô hình chủ dau tư trực tiếp quản lý dự án

Đây là hình thức mà chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án hoặc lập ra ban QLDA

dé quản lý việc thực hiện các công việc dự án theo sự ủy quyên

Hình thức nay thường được áp dụng cho các dự án có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn

giản và gần với chuyên môn sâu của chủ đầu tư, đồng thời chủ đầu tư có năng lực

chuyên môn và kinh nghiệm dé quản lý dự án

Trong trường hợp chủ đầu tư thành lập ban QLDA đề quản lý thì ban quản lý dự

án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về nhiệm vụ và quyền hạnđược giao Ban QLDA được đồng thời quản lý nhiều dự án khi có đủ năng lực và đượcchủ đầu tư cho phép, nhưng không được thành lập các ban QLDA trực thuộc dé thực

hiện việc quản lý dự án.

Trang 16

Chủ đầu tư

Có bộ may du nắng lực Chủ dau tư lap ra

| Tự thực hiện | Ban QLDA

Hình 2 Mô hình chú đầu tư trực tiếp quản lý dự án

1.1.3.2 Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án

Đây là mô hình tô chức quản lý trong đó chủ dau tư giao cho ban QLDA chuyênngành hoặc thuê một tô chức tư van quan lý có đủ điều kiện, năng lực chuyên môn

phù hợp với qui mô, tính chất của dự án làm chủ nhiệm điều hành, quản lý việc thựchiện dự án Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân độc lập, có năng lực, sẽ làngười quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ quá trình

thực hiện dự án.

Mọi quyết định của chủ đầu tư liên quan đến quá trình thực hiện dự án sẽ được

triển khai thông qua tô chức tư vấn quản lý dự án (chủ nhiệm điều hành dự án)

Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án áp dụng cho những dự án quy mô lớn, tính

chất kỹ thuật phức tạp

Trang 17

Hình 3 Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án

1.1.3.3 Mô hình chìa khóa trao tay

Mô hình tô chức dự án này là hình thức tô chức trong đó ban quản lý dự án không

chỉ là đại diện toàn quyền của chủ đầu tư - chủ dự án mà còn là “chủ” của dự án

Hình thức nay cho phép tô chức dau thầu, lựa chọn nhà tông thầu dé thực hiệntoàn bộ dự án Khác với hình thức chủ nhiệm điều hành dự án, giờ đây ban quản lý

dự án được giao toàn quyền và họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việcthực hiện dự án.

Với vai trò là tổng thầu, ban QLDA được giao toàn quyền thực hiện dự án vàđược phép thuê thầu phụ dé thực hiện từng phan việc trong dự án đã trúng thầu Trongtrường hợp này, bên nhận thầu phải là một tổ chức QLDA chuyên nghiệp

Chủ đầu tư |

Tô chức đâu thâu tuyén chọn

Tổng thầu thực hiện toàn bộ

dự án

| Thuê lại

| Thau phụ A | | Thau phy B |

Hình 4 Mô hình tổ chức dang chìa khóa trao tay

Trang 18

Đề lựa chọn một mô hình tô chức QLDA phù hợp cần dựa vào những nhân tố

cơ bản như: quy mô dự án, thời gian thực hiện, công nghệ sử dụng, độ bất định và rủi

ro của dự án, địa điểm thực hiện dự án, nguồn lực và chi phí cho dự án, Ngoài ra, khixem xét lựa chọn một mô hình tổ chức cho dự án, cũng cần phân tích bốn tham số rất

quan trọng khác là phương thức thống nhất các nỗ lực, cơ cấu quyên lực, mức độ ảnh

hưởng và hệ thống thông tin Mỗi mô hình t6 chức quản ly dự án có thé áp dụng hiệu

quả trong một số trường hợp nhất định

1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng

1.2.1 Nội dung quản lý dự án

1.2.1.1 Các lĩnh vực quản lý dự án ngành xây dựng

1, Quản lý thời gian, tiến độ

Quản lý thời gian và tiến độ dự án là quá trình quản lý bao gồm việc thiết lập

mạng công việc, xác định thời gian thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ dự án

và quan lý tiến trình thực hiện các công việc dự án trên cơ sở các nguôn lực cho phép

và những yêu cầu về chất lượng đã định

Mục đích: dam bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách

và nguồn lực cho phép, đáp ứng những yêu cầu đã định về chất lượng

Đề quản lý thời gian, tiến độ một cách hiệu quả, trong quản lý dự án người ta sửdụng mạng công việc Đây là kĩ thuật trình bày tiến độ, mô tả dưới dạng sơ đồ mốiquan hệ liên tục giữa các công việc đã được xác định cả về thời gian và thứ tự trước

sau Mạng công việc là sự nối kết các công việc và các sự kiện

Tác dụng chủ yếu của mạng công việc:

« Phan ánh mối quan hệ tương tác giữa các nhiệm vụ, các công việc của dự án.+ Xác định ngày bắt đầu, ngày kết thúc, thời hạn hoàn thành dự án Trên cơ sở

đó, xác định các công việc găng, đường gang của dự an.

« Là cơ sở dé tính toán thời gian dự trữ của các sự kiện, công việc

« Xác định được công việc nào phải thực hiện kết hợp nhằm tiết kiệm thời gian,

chi phí cho dự án; công việc nao có thể thực hiện đồng thời để đạt được mục tiêu về

thời hạn cho dự án.

+ Là cơ sở dé lập kế hoạch, kiểm soát, theo dõi kế hoạch tiến độ và điều hành dự

án.

Có hai phương pháp chính dé biểu diễn mạng công việc Đó là phương pháp

AOA ( Activities on Arrow- đặt công việc trên mũi tên) và phương pháp AON (Activities on Node- đặt công việc trong các nút) Nguyên tắc chung của hai phươngpháp này là: để có thê bắt đầu một công việc mới thì các công việc sắp xếp trước nó

phải được hoàn thành, các mũi tên được vẽ theo chiều từ trái sang phải, phản ảnh

Trang 19

quan hệ logic trước sau giữa các công việc nhưng độ dài mũi tên lại không có ý nghĩa phản ánh độ dài thời gian.

2, Quản lý chỉ phíQuản lý chi phi đầu tư xây dựng là việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều

chỉnh và kiểm soát toàn bộ những chi phí cần thiết dé xây dựng mới hoặc sửa chữa,

cải tạo hoặc mở rộng công trình xây dựng.

Nhà nước quản lý chi phí đầu tư xây dựng Chi phí đầu tư xây dựng phải đượctính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầuthiết kế, chỉ dan kỹ thuật, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí vàkhu vực xây dựng công trình Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng được quy

định như sau:

Theo quy định của pháp luật tại Nghị định số 10/2021/NĐ- CP ngày 09 tháng

02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dung có hiệu lực ké từ ngày

09 tháng 02 năm 2021, tại Điều 3 quy định về nguyên tắc chi phí đầu tư xây dựng:

“Nguyên tắc quan lý chi phí đầu tư xây dựng phải dam bảo các nguyên tắc quyđịnh tại Điều 132 Luật Xây dựng và khoản 50 Điều | Luật sửa đổi, bô sung một sốđiều của Luật Xây dung, phù hợp với từng nguồn vốn dé dau tư xây dựng, hình thứcđầu tư, phương thức thực hiện, kế hoạch thực hiện của dự án và quy định của pháp

luật liên quan.”

Theo đó, thì việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo mục tiêu đầu tư,

hiệu qua dự án, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng, nguôn vốn sử dụng Chủ dau tưchịu trách nhiệm quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khiđưa dự án vào vận hành, khai thác sử dung trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án

được phê duyệt.

3, Quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là tập hợp các hoạt động của chức năng quản lý, là một quátrình nham đảm bảo cho dự án thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu và mục tiêu đề ra

Quản lý chất lượng dự án bao gồm việc xác định các chính sách chất lượng, mục

tiêu, trách nhiệm và việc thực hiện chúng thông qua các hoạt động: lập kế hoạch chấtlượng, kiểm soát và bảo đảm chất lượng trong hệ thống

Tác dụng của quản lý chất lượng dự án:

+ Đáp ứng những yêu cầu của chủ đầu tư, của những người hưởng lợi từ dự án

e Đạt được những mục tiêu của quản lý dự án.

« Chất lượng và quản lý chất lượng dự án tốt là những nhân tố quan trọng đảmbảo thăng lợi trong cạnh tranh, tăng thị phần cho doanh nghiệp

+ Nâng cao chất lượng góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động,

Trang 20

tăng thu nhập cho người lao động.

Quản lý chất lượng dự án bao gồm nhiều nội dung và do đó có nhiều cách tiếpcận Sau đây là ba nội dung chính: hoạt động lập kế hoạch chất lượng, công tác đảmbảo chất lượng và công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng dự án

« Lập kế hoạch chat lượng dự án

Lập kế hoạch chất lượng dự án là việc xác định các tiêu chuẩn chất lượng cho

dự án và xác định phương thức dé đạt các tiêu chuẩn đó Dé lập kế hoạch chất lượng

dự án cần những yếu tô đầu vào sau đây:

+ Chính sách chất lượng của doanh nghiệp (Ban quản lý dự án có trách nhiệmthực hiện chính sách chất lượng của chủ đầu tư)

e Phạm vi dự án.

« Các tiêu chuẩn và quy định trong lĩnh vực chuyên môn có ảnh hưởng đến chấtlượng dự án (các yêu cầu về chất lượng, các phương pháp đảm bảo chất lượng trong

quá trình thiết kế, thi công)

Kế hoạch chất lượng cho biết nhóm quản lý dự án sẽ thực hiện chính sách chấtlượng như thế nào Nó cũng là cơ sở để lập các loại kế hoạch khác và chỉ rõ phươngthức kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng dự án

Nội dung cơ bản của công tác lập kế hoạch chất lượng dự án gồm:

s Xây dựng chương trình, chiến lược, chính sách và kế hoạch hóa chất lượng

« Xác định những yêu cau chất lượng phải dat tới trong từng thời kỳ, từng giai

đoạn của quá trình thực hiện dự án.

« Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dự án, chỉ raphương hướng kế hoạch cụ thé, xây dựng các biện pháp dé thực hiện thành công kếhoạch chất lượng

« Đảm bảo chất lượng dự án

Đảm bảo chất lượng dự án là việc đánh giá thường xuyên tình hình hoàn thiện

dé đảm bảo dự án sẽ thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng đã định Đảm bảo chất lượng

dự án đòi hỏi dự án phải được xây dựng theo những hướng dẫn quy định, tiến hành

theo các quy trình được duyệt, trên cơ sở những tính toán khoa học, theo lịch trình,

tiền độ kế hoạch

« Kiểm soát chất lượng dự ánKiểm soát chất lượng được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án Làviệc giam sát các kết quả cụ thé của dự án dé xác định xem chúng đã tuân thủ các tiêuchuẩn chất lượng hay chưa và tìm biện pháp dé loại bỏ những nguyên nhân khônghoàn thiện Trong công tác kiểm soát chất lượng dự án sử dụng rất nhiều kiến thức

thống kê

Trang 21

Quản lý chất lượng dự án có thể được xem xét theo quá trình đầu tư, từ giai đoạnchuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư Mỗi giai đoạn cóyêu cầu quản lý chất lượng khác nhau Đối với các dự án đầu tư xây dựng, nội dungquản ly chất lượng có thé bao gồm những nội dung chính thé hiện trong hình 5

Giai đoạn chuân bị đầu tư

nghiên cứu khả thi

Giai doan thuc hién dau tu

chat lugng chat lượng

trong hảo bao tri cong

hanh céng trinh trinh

Quan ly chat

lượng do nhà

thầu tự to

chức

Gidm sát thi công

của chủ dau tư

Hoặc tô chức tư vẫn

giảm sát

Giám sắt quyên

tác giả

Hình 5 Nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng

1.2.2 Các nhân tố tác động tới quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng

1.2.2.1 Các nhân to khách quan

Các công trình xây dựng hau hết đều được tiến hành ngoài trời nên chịu tác động

trực tiếp từ ảnh hưởng của địa chat, thủy văn, khí hậu, thoi tiết Đây là các nhân tố

khách quan khó có thé lường trước được nên khi thi công phải tùy thuộc vào các yếu

tố trên dé quyết định lựa chọn công nghệ xây dựng, lịch trình xây dựng sao cho phùhợp.

Quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi rất nhiều yêu cầu trong đó có

cả yêu cầu về kinh tế và pháp luật Quá trình thực hiện dự án ở mỗi vùng là khác nhau

do tiềm năng kinh tế cũng như quy định pháp luật là không giống nhau Do đó cần có

những điều chỉnh thích hợp với nơi thi công công trình

1.2.2.2 Các nhân tổ chủ quanThứ nhất, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý hoạt động đầu tư

là yếu tổ quan trọng anh hưởng đến chất lượng của dự án dau tư bởi ho là chủ thé quản

lý nguồn ngân sách thực hiện đầu tư cũng như là tổ chức thực hiện dự án Năng lựccủa cán bộ quản lý không chỉ ảnh hưởng đến các chính sách, quyết định thi hành màcòn ảnh hưởng đến quá trình thực hiện Một trong những nguyên nhân làm giảm hiệulực, chất lượng dự án cũng như thất thoát nguồn ngân sách là do cán bộ quản lý chưa

Trang 22

Thứ ba, trang thiết bị cơ sở vật chất — kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong các

dự án đầu tư xây dựng Khi nhu cầu xây dựng ngày càng tăng thì khối lượng côngviệc trong từng khâu cũng sẽ nhiều hơn Do đó việc ứng dụng công nghệ tiên tiếntrong xây dựng sẽ giúp giải quyết được các vấn đề một cách trơn tru, nhanh chóng,chính xác và thống nhất Bởi vậy việc xây dựng hệ thống trang thiết bị cơ sở vật chất

— kỹ thuật hiện đại là một đòi hỏi tat yếu trong thi công xây dung

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của quản lý dự án đầu tư xâydựng

Mỗi dự án đầu tư xây dựng thì bao gồm 2 phần là đầu tư và xây dựng Với mỗi

dự án cần được đánh giá kết quả và hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội vì đó là mục đíchhình thành nên tính cấp thiết phải đầu tư dự án

Ngay từ bước lập dự án đầu tư xây dựng đã cần chỉ rõ các chỉ tiêu kết quả cần

đạt và các yêu cầu chất lượng Đề đánh giá kết quả chất lượng của công trình xây dựng

thì cần xét đến những tiêu chí sau:

- Mức độ an toàn và bên vững của công trình.

- Sự đáp ứng của công trình với các quy định vê quy chuân xây dựng, chỉ tiêu,

chỉ số kỹ thuật cho riêng dự án như đã nêu trong hợp đồng

- Mỹ thuật của công trình cũng là tiêu chí rất quan trọng Công trình xây dựng

có giống như trong bản vẽ thiết kế hay không, các chi tiết, cấu kiện có được lắp rápnhư yêu cầu hay không ?

- Thời gian hoàn thành dự án Dự án hoàn thành có đúng tiến độ không hay hoànthành vượt tiền độ ?

- Tài chính dự án Dự án có vượt tổng mức đầu tư không hay vừa đủ ?Việc đánh giá kết quả của công trình cần dựa vào tiêu chuẩn hệ thống đánh giá

chất lượng:

a) Kết cấu công trình: toàn bộ hệ kết cầu chịu lực ( các loại công trình trừ côngtrình đường), các lớp đường ( đối với công trình đường)

b) Kiến trúc công trình: bên trong và mặt ngoài công trình (các loại công trình

trừ công trình đường ), ngay đối với các công trình giao thông ( cầu , đường) cũng có

các tiêu chí đưa ra dé đánh giá như: độ cong đường, hình dang cau

Trang 23

e) Cơ điện (M & E) của công trình: thiết bị lắp đặt vào công trình, hệ thống cấpthoát nước, thiết bị phòng cháy chữa cháy, chiếu sáng, thông tin liên lạc, quan sát-bảovỆ

d) Các công trình phụ trợ: Tùy theo tưng loại công trình mà đề xuất, thí dụ như

đối với công trình dân dụng:hệ thống thoát nước ngoài nhà, đường nội bộ và bãi đậu

xe, sân chơi, hàng rào và công ; đối với công trình giao thông : cống thoát nước,

hàng rào bảo vệ, lan can hộ lan, sơn vạch tuyến, cọc tiêu, biển báo

Việc đánh giá được thực hiện trong suốt các giai đoạn xây dựng khác nhau Sốlượng các mẫu được xác định dựa trên quy mô của công trình ( tổng diện tích sàn củacông trình, diện tích mặt đường, thé tích khối đồ bê tông ) với một số lượng tốithiểu và tối đa của các mẫu

Quá trình tô chức đánh giá sẽ thực hiện tại công trình trong giai đoạn nghiệm thu

và được lập báo cáo đánh giá với bảng điểm theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng

Hiệu quả đầu tư là khả năng thực hiện có kết quả các nhiệm vụ kinh tế - xã hộicủa dự án đầu tư với chỉ phí là thấp nhất Hay nói cách khác, một dự án đầu tư hiệu

quả là dự án có thé đem lại những kết quả nhất định trong việc thực hiện các nhiệm

vụ kinh tế - xã hội với mức chi phí tối thiểu Vậy làm thé nào dé biết dự án đầu tư xây

dựng có hiệu quả hay không ? Tùy vào mục đích của dự án mà đánh giá xem hiệu quả

ở góc độ tài chính hay hiệu quả kinh tế - xã hội Cách đánh giá hiệu quả sẽ được phản

ánh ở hai góc độ:

- Góc độ vĩ mô hiệu quả: đây là lợi nhuận mà dự án đem lại cho chủ đầu tư

- Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản: tỷ lệ đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội

; Đề đánh giá hiệu qua đầu tư xây dựng, cần đánh giá hiệu quả tương đối va tuyệtđôi.

1.3 Quản lý dự án tại Ban quản lý dự án cấp Huyện

Đối với cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Ban quản lý

dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực đề quản lý các dự án đầu tư xây dựng

do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư và dự án đầu tư xây dung do Ủy ban

nhân dân cấp xã quyết định đầu tư khi có yêu cầu

Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành do người quyết định

thành lập xem xét, quyết định, trong đó phải quy định rõ các quyên, trách nhiệm giữa

bộ phận thực hiện chức năng chủ đầu tư và bộ phận thực hiện nghiệp vụ quản lý dự

án phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng và quy định của pháp luật khác

có liên quan.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có các trách nhiệm sau:

« Được giao làm chu dau tư một sô dự án dau tư xây dựng trên dia ban huyện va

Trang 24

thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý dự án, tham gia tư van quan ly du an khi canthiét

« Căn cứ quy định tai Khoản 9, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014, Chủ dau tư là

cơ quan, tô chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử

dụng vốn đề thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng

« Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư theo quy định tại Điều 68 của LuậtXây dựng năm 2014, trực tiếp quản lý đối với những dự án do người quyết định đầu

tư giao và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 69 của Luật năm 2014;

e Ban giao công trình cho cơ quan, đơn vi quản lý vận hành, khai thác sử dung;trường hợp cần thiết được người quyết định đầu tư giao thì trực tiếp quản lý vận hành,

khai thác sử dụng công trình.

« Được thực hiện tư van quản lý dự án đối với dự án khác khi có yêu cầu và thực

hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 70 của Luật Xây dựng năm 2014

a, Nguyên tắc làm việc của Ban Quản lý dự án dau tu xây dựng huyệnĐối với Ban Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng: Ban Giám đốc chịu

sự phân công, chỉ đạo của Lãnh đạo Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Từng thànhviên trong Ban Giám đốc được phân công phụ trách các Phòng cụ thé theo quy địnhcủa Quy chế nay;

Đối với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và điều hành dự án: Đồng chí Giámđốc Ban phụ trách và chi đạo trực tiếp Phòng Kế toán — Hành chính va Phòng Kế

hoạch — Tổng hợp Các đồng chí Phó Giám đốc Ban phụ trách và chỉ đạo trực tiếp cácphòng điều hành dự án và phòng GPMB, cụ thé theo Quyết định phân công nhiệm vụ

các thành viên trong Ban Giám đốc;

Đối với viên chức, lao động hợp đồng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng:

Viên chức, lao động hợp đồng cơ quan là người được giao nhiệm vụ trực tiếp, chuyênsâu về một hoặc một số lĩnh vực công tác theo chuyên đề, hoặc công tác tổng hợp của

cơ quan Các đồng chí viên chức, lao động hợp đồng chịu sự phân công và chỉ đạo

của đồng chí Trưởng phòng và sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc, chịu tráchnhiệm về các công việc được phân công, nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, quychế của cơ quan và nội quy, quy chế của UBND huyện Sóc Sơn

b, Chế độ hội họp, bdo cáoBan Giám đốc tiến hành họp giao ban với các Trưởng phòng mỗi tuần 1 lần, khi

cần thiết có thé họp bất thường hoặc có một số cuộc họp theo chuyên dé, nội dung,

thành phan cụ thé do Giám đốc quy định;

Hàng tháng Ban Giám đốc họp giao ban với toàn thê viên chức, lao động hợp

đồng cơ quan, thông tin tình hình công tác tháng của UBND huyện, lắng nghe viên

Trang 25

chức, lao động hợp đồng báo cáo tình hình công việc và cho ý kiến xử lý đối với cáccông việc còn vướng mắc Thời gian giao ban, thành phan giao ban do đồng chí Giámđốc Ban chỉ đạo và có thé thay đổi, trường hợp thay đổi sẽ được thông báo trước;

Các Phong chủ động sắp xếp công việc bồ trí thời gian hop giao ban tiễn độ với

cán bộ trong phòng ít nhất 1 tuần/ lần làm cơ sở tổng hợp báo cáo Ban Giám đốc

c, Chế độ kiểm tra, giảm sátChế độ kiểm tra, giám sát đối với dự án được giao quản lý: Kỹ thuật được giaotriển khai dự án, thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án, đồng thờibáo cáo tình hình (khó khăn, vướng mắc) để Trưởng phòng, Phó Giám đốc phụ tráchcho ý kiến chỉ đạo Ngoài ra, Giám đốc Ban có thé quyết định thành lập Tô công tác(do 1 đồng chí Phó Giám đốc làm Tô trưởng) đi kiểm tra thực tế hiện trường các dự

án, kiểm tra tiến độ thi công, khối lượng công việc hoàn thành, tham mưu cho BanGiám đốc văn bản đôn đốc, nhắc nhở các đơn vi chậm tiễn độ, hoặc có những thiếu

sót ngoài hiện trường ;

Chế độ kiểm tra, giám sát các hoạt động trong nội bộ Ban quản lý dự án đầu tưxây dựng: Giao phòng Kế toán — Hành chính thường xuyên kiêm tra, theo dõi việctuân thủ quy chế, thời gian, tác phong làm việc của các thành viên Ban quản lý dự

án, tham mưu cho Ban Giám đốc nhắc nhở, phê bình (nếu có)

d, Chế độ phối hợp công tácGiữa các phòng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng: Các phòng chuyên

môn, nghiệp vụ và điều hành dự án chủ động phối hợp trong công tác theo chức năng,nhiệm vụ được giao Những vấn đề vướng mắc, còn có các ý kiến khác nhau thì Phòng

Kế hoạch — Tổng hợp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Ban Giám đốc xin ý kiến chỉ

đạo;

Giữa Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng với các cơ quan, đơn vị chức năng củaUBND huyện Sóc Sơn, người quyết định đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựngcần chủ động liên hệ, bám sát các phòng, ban chức năng của UBND huyện và các đơn

vị liên quan dé kịp thời cung cấp thông tin, báo cáo giải trình đảm bao day nhanh tiến

độ triển khai dự án;

Giữa Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng với tô chức, cá nhân có liên quan: Các

cơ quan, tô chức, cá nhân đến liên hệ công tác với Ban quan lý dự án đầu tư xây dựng

đều phải thông qua Văn phòng Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng dé được sắp xếplịch, phòng họp; sau đó Văn phòng thông báo cho các đồng chí có liên quan đề giảiquyết

Trang 26

CHƯƠNG 2:

THỰC TRANG CÔNG TÁC QUAN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QLDA

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN SÓC SƠN GIAI ĐOẠN 2019-2021

2.1 Tổng quan về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sóc Sơn

2.1.1 Giới thiệu về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sóc Sơn

1, Tên Ban quản lý dự án-Tên giao dịch: BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN SÓC

SƠN

-Tên viết tắt: Ban QLDA đầu tư xây dựng

-Trụ sở giao dịch chính: Số 50, đường Núi Đôi — Thi tran Sóc Sơn — Huyện SócSơn — Thành phố Hà Nội

- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sóc Sơn được thành lập theo Quyếtđịnh số 7052/QĐ-UBND ngày 22/12/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội

về việc chấp thuận thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc Ủy bannhân dân quận, huyện, thị xã và Quyết định số 488/QĐ-UBND ngày 08 tháng 02 năm

2017 của Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn trên cơ sở tô chức lại Ban quản lý dự ánhuyện Sóc Sơn.

-Người đại điện theo pháp luật: Ông Nguyễn Bá Hoàng — Giám đốc Ban quản

lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sóc Sơn

-Nơi đăng ký hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sóc Sơn:

Thị Tran Sóc Sơn — Huyện Sóc Sơn — Thành phố Hà Nội

2, Chức năngBan QLDA đầu tư xây dựng huyện Sóc Sơn thực hiện các chức năng theo Quyếtđịnh thành lập số 488/QĐ-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2017 của Uy ban nhân dân

huyện Sóc Sơn gồm:

- Làm chủ đầu tư một số dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân

sách khi được giao.

-Tiếp nhận va quản ly sử dụng vốn dé đầu tư xây dựng theo quy định của phápluật.

- Thực hiện quyên, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban quản ly dự án đầu tư xây dựngquy định tại Điều 68, Điều 69 Luật Xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan

-Thực hiện tô chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật

-Thuc hiện các chức năng khác khi được giao va tô chức thực hiện các nhiệm vụ

quản lý dự án theo quy định pháp luật.

- Bàn giao công trình hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình

Trang 27

khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, khai thác sử dung công trình hoàn thànhtheo yêu cầu của người quyết định đầu tư

-Nhận ủy thác quản lý dự án đầu tư khác khi được yêu cầu và có đủ năng lực để

thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.

3, Nhiệm vụ và quyền hạn

¢ _ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư gồm:

- Lập kế hoạch dự án: Lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm,trong đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiễn độ thực hiện, thời hạn hoànthành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện

- Tổ chức thực hiện công tac chuẩn bị đầu tư xây dựng: Thực hiện các thủ tụcliên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và

bảo vệ cảnh quan, môi trường, phòng chống cháy nỗ có liên quan đến xây dựng côngtrình; tổ chức lập dự án, trình thâm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận,giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác

- Thực hiện dự án: Thuê tư van thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng và trìnhthâm định, phê duyệt hoặc tô chức thâm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng(theo phân cấp); chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tácbồi thường, giải phóng mặt bang và tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao nhận đất déthực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát quátrình thực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần

thiết khác

- Kết thúc xây dựng: Ban giao công trình dé vận hành, sử dụng: tô chức nghiệm

thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử; quyết toán, thanh lý hợp đồng

xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình

- Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: Tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiễn

độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng: thực hiện chế độ quản

lý tai chính, tài sản của Ban quan ly dự án theo quy định.

- Các nhiệm vụ hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình: Tổ chức văn

phòng và quản lý nhân sự Ban Quản lý dự án; thực hiện chế độ tiền lương, chính sáchđãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý; thiết

lập hệ thống thông tin nội bộ và lưu trữ thông tin; cung cấp thông tin và giải trìnhchính xác, kịp thời về hoạt động của Ban quản lý dự án theo yêu cầu của người quyếtđịnh đầu tư và của các cơ quan nhà nước có thâm quyền

- Các nhiệm vụ giám sát, đánh gia va bao cáo: Thực hiện giảm sát đánh gia đầu

tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả dự án với người quyết

định đầu tu, cơ quan quan lý nhà nước có thẩm quyên

Trang 28

e Thực hiện các nhiệm vụ quản ly dự án gồm

- Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo quy định tại Điều 66 vàĐiều 67 của Luật Xây Dựng

- Phối hợp hoạt động với tô chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án dé đảm bảo

yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn va bảo vệ môi trường

- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án khác do người quyết định đầu tư, chủ

đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện

- Nhận ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng ký kêt với các chủ đầu tư khác khi

được yêu cầu, phù hợp với năng lực hoạt động của mình.

« Giám sát thi công xây dựng công trình khi đủ điều kiện năng lực hoạt động

theo quy định của pháp luật.

¢ Quản lý, sử dung lao động, tai sản, ngân sách; thực hiện chính sách đối với

viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sóc Sơn

2.1.2.1 Cơ cầu tổ chức

« Ban Giám đốc

Ban QLDA đầu tư xây dựng có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc

- Giám đốc Ban do Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn bồ nhiệm và miễn nhiệm,

có trách nhiệm:

Đồng chí Giám đốc Ban ngoài việc thực hiện các quy định trong quy chế làm

việc của UBND huyện Sóc Sơn được ban hành hang năm, Giảm đốc Ban còn có tráchnhiệm và phạm vi giải quyết công việc theo các nội dung sau:

+ Phụ trách chung về tất cả các mặt công tác của Ban, trực tiếp lãnh đạo và điềuhành toàn diện mọi hoạt động của Ban, chịu trách nhiệm tập thé và cá nhân trước cấptrên và pháp luật.

+ Truc tiép phụ trách công tác tô chức — nhân sự, quy hoạch, kế hoạch, côngtác đối ngoại, đời sống cán bộ, viên chức trong cơ quan

+ Phân công nhiệm vụ của các Phó Giám đốc và thành viên Ban quản lý dự án;

Bồ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Trưởng, Phó phòng chuyên môn nghiệp vụ; đề

nghị UBND huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Phó Giám đốc, Kế toán

trưởng; bồ nhiệm, miễn nhiệm hoặc uy quyén cho Phé Gidm déc bé nhiém, mién

nhiệm các chức danh Giám đốc quan ly dự án

+ Giải quyết đề nghị của các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và toàn thé cán bộ,viên chức trong cơ quan.

+ Duy trì chế độ giao ban thường xuyên hoặc đột xuất trong cơ quan, tham dự

các cuộc họp do cấp trên triệu tập hoặc ủy quyền cho Phó Giám đốc đi thay

Trang 29

+ Trực tiếp tham gia, cho ý kiến về những van đề thuộc chủ trương, phươnghướng lớn như: các chương trình đề án, quy hoạch vùng, quy hoạch chung, quy hoạchphân khu, quy hoạch chi tiết, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Thànhphố và huyện, báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên dé, công tác tổ chức - nhân sự (điều

động, dé bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, viên chức; tăng cường, trưng tập cán bộtheo yêu cầu của UBND huyện, ), phối hợp với cấp ủy và công đoàn thông qua hộinghị cơ quan dé trao đôi, bàn bạc, đóng góp ý kiến trước khi quyết định hoặc trình

cấp trên quyết định

+ Chỉ đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ lập kế hoạch, chương trình hoạt

động theo tuần, tháng, năm.

+ Chịu trách nhiệm tô chức, chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dan chủ trong hoạt

động của cơ quan.

+ Ký hợp đồng với các nhà thầu, các đối tác có quan hệ công việc với cơ quan

+ Khi Giám đốc đi công tác, nghỉ phép (từ 03 ngày trở lên) thì sẽ ủy quyền chomột Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc điều hành chung mọi hoạt động của cơ quan,đồng thời có văn ban báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp quan lý

- Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sau đây viết tắt là PhóGiám đốc Ban do Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn bồ nhiệm và miễn nhiệm theo dénghị của Giám đốc Ban Các đồng chí Phó Giám đốc Ban ngoài việc thực hiện cácquy định trong quy chế làm việc của UBND huyện Sóc Sơn được ban hành hàng năm,

còn có trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc theo các nội dung sau:

+ Các Phó Giám đốc có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc các công việc

được phân công phụ trách theo từng lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Giám

đốc, UBND huyện và pháp luật về lĩnh vực công tác mà mình được giao phụ trách;

+ Đồng chí Phó giám đốc được Giám đốc Ban ủy quyên ký thương thảo hợp

đồng với các nhà thầu, ký khối lượng nghiệm thu, thanh toán của các dự án được giao

phụ trách.

- Kế toán trưởng do Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn bồ nhiệm và miễn nhiệm,

có trách nhiệm: Giúp việc cho Ban Giám đốc về các lĩnh vực tài chính, kế toán, thanh,quyết toán công trình; tham mưu cho Giám đốc về các chế độ, chính sách tiền lương,trợ cấp, phụ cấp quản lý hoạt động thu, chi, chi phí tiếp khách, đối ngoại của cơ quan

+ Khối các phòng chuyên môn, nghiệp vụ chú đầu tư

Khối các phòng chuyên môn, nghiệp vụ chủ đầu tư gồm:

- Phòng Kế toán — Hành chính;

- Phòng Kế hoạch — Tổng hợp;

a, Phong Kế toán - Hành chính

Trang 30

trên và pháp luật về tài chính, ngân sách; quản lý chặt chẽ, phân công cán bộ trong bộ

phận theo dõi tạm ứng, cấp phát, thanh toán, quyết toán các nguồn vốn đầu tư của các

dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc dự án đưa vào khai thác và sử dụng.Phối hợp với Phòng Kế hoạch- Tổng hợp kiểm tra, rà soát nguồn vốn của các dự ánđảm bảo tiến độ giải ngân theo kế hoạch, thong nhất tham mưu, đề xuất với Ban Giámđốc điều chỉnh kế hoạch vốn hoặc điều chuyền nguồn vốn cho phù hợp với tiến độ,khối lượng thực tế thi công ngoài hiện trường, đảm bảo hoàn thành công tác giải ngân

các dự án Hạch toán số sách theo chế độ kế toán chủ đầu tư theo quy định của Luật

Ngân sách, hướng dẫn của Bộ Tài chính Quản lý, theo dõi hoạt động của Văn phòng

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Các đồng chí cán bộ kế toán, thủ quỹ: Chịu sự phân công công việc của đồngchí Kế toán trưởng, chịu trách nhiệm trước Kế toán trưởng, Ban Giám đốc, cơ quantài chính cấp trên, pháp luật về lĩnh vực được phân công đảm nhiệm;

- Chủ động phối hợp với cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước, đảm bảo cácnguồn vốn được bố trí, giải ngân kịp tiễn độ Lưu trữ bảo mật hồ sơ tài chính theo quyđịnh hiện hành Báo cáo tài chính định kỳ, báo cáo quyết toán ngân sách năm theo

quy định của Bộ Tài chính và các ngành có liên quan.

- Bộ phận Văn phòng Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng:

+ Tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc về các công việc liên quan đến hoạt

động thường ngày của cơ quan; quản lý chung các tài sản của cơ quan; đảm bảo sự

hoạt động thông suốt của điện, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc (điện thoại, fax,internet ); công tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, bảo vệ

cơ quan (gồm: Văn thư, Lái xe, Bảo vệ)

+ Phụ trách công tác văn thư, lưu trữ: có trách nhiệm thường trực cơ quan, tiếpnhận, xử lý văn bản, lưu trữ, vào số theo dõi các tài liệu, giấy tờ công văn đến; kiểmtra thé thức, thấm quyền ký văn bản do các phòng chuyên môn soạn thảo; đóng dấu

và ban hành các văn bản đúng quy định và đúng địa chỉ; kiểm kê tài sản, máy móc

thiết bị, dụng cụ của cơ quan; đảm bảo đầy đủ văn phòng phẩm phục vụ công việc củacác đồng chí cán bộ, viên chức cơ quan;

+ Phụ trách công tác trang trí, khánh tiết cơ quan, kiểm tra, chuẩn bị phòng họp,

hội nghị, phụ trách va điều động lái xe theo chỉ đạo của Ban Giám đốc;

+ Phụ trách công tác đón, tiếp khách đến liên hệ công tác; bố trí tiếp đón khách

Trang 31

tại phòng họp trước khi báo cáo Ban Giám đốc; thông báo cho Trưởng phòng hoặccán bộ, viên chức có liên quan tổ chức tiếp đón hoặc giải quyết công việc;

+ Bố trí người vào Văn phòng UBND huyện chuyên các hồ sơ tài liệu của cơ

quan vào UBND huyện và lấy các văn bản đến trong ô ngăn tài liệu Ban quản lý dự

án được Văn phòng UBND huyện cung cấp; định kỳ buổi sáng 9h00', buổi chiều

16h'00 hàng ngày, trong giờ hành chính và các trường hợp đột xuất do Ban Giám đốc

Tham mưu giúp việc cho Ban Giám déc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chủ đầu

tư, thực hiện công tác kế hoạch, thâm định, tổng hợp của cơ quan Có trách nhiệm xây

dựng kế hoạch, chương trình công tác năm của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng;tong hợp số liệu báo cáo Ban Giám đốc theo định kỳ và đột xuất

Phòng Kế hoạch — tổng hợp có trách nhiệm đôn đốc các Phòng chuyên mônnghiệp vụ về tiễn độ hoàn thành công việc theo kế hoạch giao ban hang tuần, theo dõitiến độ triển khai thực hiện các dự án thuộc phòng Dự án 1, Dự án 2, Dự án 3 vàGPMB Phối hợp với Phong Dự án 1, Dự án 2, Dự án 3 và các đồng chí giám đốc

quản lý dự án tô chức hội nghị tư vấn báo cáo dự án, hội nghị bàn giao công trình

hoan thành và đưa vào sử dụng.

Phụ trách công tác tổng hợp số liệu từ các Phòng chuyên môn nghiệp vụ khác;

tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc trong công tác cân đối nguồn vốn, xây dựng

kế hoạch, tiễn độ giải ngân theo tuần, tháng, quý, năm Phối hợp với Phòng Kế toán —

Hành chính nghiên cứu, đề xuất với Ban Giám đốc thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốn,điều chuyển nguồn vốn đảm bảo hoàn thành công tác giải ngân hàng năm theo kế

hoạch Định kỳ báo cáo kế hoạch vốn, tình hình thực hiện các dự án theo yêu cầu của

UBND huyện Sóc Sơn và các cơ quan có liên quan.

Phụ trách công tác thâm định hồ sơ thuộc chức năng, nhiệm vụ của chủ đầu tư,

trình Giám đốc ký, phê duyệt Kiểm tra, rà soát các thủ tục pháp lý liên quan đến hợpđồng; đôn đốc tiến độ giải ngân sau khi các thủ tục pháp lý đã được hoàn tat, báo cáo

tiến độ giải ngân định kỳ, đột xuất khi Ban Giám đốc yêu cau

Đôn đốc các đồng chí kỹ thuật thuộc Phòng Dự án 1, Dự án 2, Dự án 3 định kỳnộp báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện dự án đầu tư theo quy định; hướng dẫn mẫubiểu cho phù hợp với quy định hiện hành

Trang 32

Có trách nhiệm tông hợp, chốt số liệu vào buổi chiều Thứ 6 hàng tuần; xây dung

kế hoạch và chương trình công tác cho tuần tiếp theo, báo cáo Ban Giám đốc và toànthé cơ quan trong hội nghị giao ban Tháng hoặc hội nghị đột xuất

Tham mưu cho Ban Giám déc dé triển khai thực hiện, ký hợp đồng ủy thác quản

lý dự án với các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu, phù hợp với năng lực hoạt động

của cơ quan.

Tham mưu cho Giám đốc Ban về công tác tổ chức, nhân sự của Ban; công tácđánh giá thi đua, khen thưởng hàng tháng, quý, năm.

Các thành viên trong phòng trực tiếp chịu sự chỉ đạo, điều hành, phân công côngviệc của đồng chí Trưởng phòng do Giám đốc Ban bồ nhiệm, nhiệm vụ đột xuất doGiám đốc giao; chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc, Lãnh đạo UBND huyện và

chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung, kết quả công việc do mình đảm nhận

¢ Khối các phòng (ban) điều hành dự án

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sóc Sơn có các phòng Điều hành dự

án sau đây:

- Phòng Dự án 1:

Thực hiện nghiệp vụ quản lý dự án, triển khai các dự án đầu tư thuộc lĩnh vựcxây dựng khối văn hoá xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, trụ sở làm việc ) vàcác dự án khác do Giám đốc Ban giao nhiệm vụ Bao gồm các đồng chí kỹ thuật vàcác đồng chí giám đốc quản lý dự án được Giám đốc Ban bé nhiệm, có năng lực, kinh

nghiệm và trình độ chuyên môn phù hợp với công việc được giao, trực tiếp thực hiệnnhiệm vụ triển khai dự án đầu tư từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đếnkết thúc đầu tư, bàn giao quyết toán dự án; Phối hợp với phòng GPMB thực hiện công

tác GPMB của các dự án (nếu có)

Trong phòng có đồng chí Trưởng phòng do Giám đốc Ban bồ nhiệm, có tráchnhiệm tổng hợp các công việc của các thành viên, cán bộ chuyên môn, kiểm tra, ràsoát, hướng dẫn các thành viên trong phòng triển khai dự án đúng trình tự, thủ tục quy

định, đảm bảo chất lượng hồ sơ, chất lượng công trình, tiễn độ giải ngân, tiễn độ hoànthành dự án theo kế hoạch Đồng chí Trưởng phòng định kỳ báo cáo Ban Giám đốctiến độ công việc của phòng, chủ động phối hợp cùng thành viên khác tháo gỡ khó

khăn, vướng mắc (nếu có)

Các thành viên trong phòng trực tiếp chịu sự chỉ đạo, điều hành, phân công côngviệc của đồng chí Trưởng phòng và Phó Giám đốc phụ trách, nhiệm vụ đốt xuất doGiám đốc giao; chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc, Lãnh đạo UBND huyện vàchịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung, kết quả công việc do mình đảm nhận

Thực hiện các công việc được quy định vê nghiệp vụ quan ly dự an và các công

Trang 33

Các thành viên trong phòng trực tiếp chịu sự chỉ đạo, điều hành, phân công côngviệc của đồng chí Trưởng phòng và Phó Giám đốc phụ trách, nhiệm vụ đốt xuất doGiám đốc giao; chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc, Lãnh đạo UBND huyện và

chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung, kết quả công việc do mình đảm nhận

Thực hiện các công việc được quy định về nghiệp vụ quản lý dự án và các côngviệc khác có liên quan đến công tác quản lý dự án

- Phòng Dự án 3:

Thực hiện nghiệp vụ quản lý dự án, triển khai các dự án đầu tư thuộc lĩnh vựcxây dựng hạ tầng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hệ thống tiêu thoát nước dâncư; các dự án thủy lợi (theo phân cấp), công tác tô chức lập, trình cấp thẩm quyền phê

duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch, tô chức quản lý quy hoạch theo quy định hiệnhành và tô chức triển khai các dự án xây dựng hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất, tôchức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định và các dự án khác do Giám đốc Ban

giao nhiệm vụ Bao gồm các đồng chí kỹ thuật và các đồng chí giám đốc quản lý dự

án do Giám đốc Ban bồ nhiệm, có năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn phùhợp với công việc được giao, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ triển khai dự án đầu tư từ

giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư, bàn giao quyết toán

dự án (bao gồm cả các dự án quy hoạch); Phối hợp với phòng GPMB thực hiện công

tác GPMB của các dự án (nếu có)

Trang 34

Trong phòng có đồng chí Trưởng phòng do Giám đốc Ban bổ nhiệm, có tráchnhiệm tổng hợp các công việc của các thành viên, cán bộ chuyên môn, kiểm tra, ràsoát, hướng dẫn các thành viên trong phòng triển khai dự án đúng trình tự, thủ tục quyđịnh, đảm bảo chất lượng hồ sơ, chất lượng công trình, tiễn độ giải ngân, tiễn độ hoàn

thành dự án theo kế hoạch Đồng chí Trưởng phòng định kỳ báo cáo Ban Giám đốctiến độ công việc của phòng, chủ động phối hợp cùng thành viên khác tháo gỡ khó

khăn, vướng mắc (nếu có)

Các thành viên trong phòng trực tiếp chịu sự chỉ đạo, điều hành, phân công côngviệc của đồng chí Trưởng phòng và Phó Giám đốc phụ trách, nhiệm vụ đốt xuất doGiám đốc giao; chịu trách nhiệm trước Ban Giam đốc, Lãnh đạo UBND huyện vàchịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung, kết quả công việc do mình đảm nhận

Thực hiện các công việc được quy định về nghiệp vụ quản lý dự án và các côngviệc khác có liên quan đến công tác quản lý dự án

- Phòng Giải phóng mặt bằng:

Thực hiện nhiệm vụ trién khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các

dự án đầu tư do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sóc Sơn làm chủ đầu tư,công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện và các nhiệm vụ khác do Giám đốcBan giao, phối hợp với các phòng Dự án 1, Dự án 2, Dự án 3 và phòng Kế toán —

Hành chính.

Phòng GPMB có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra hiện trường thi công, giám

sát an toàn lao động của các dự án do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng làm chủ đầu

tư (đại điện chủ đầu tư) theo quy định hiện hành

Phòng GPMB có trách nhiệm xây dựng quy chế phối hợp giữa phòng GPMB vàcác phòng DA1, DA2, DA3, Kế toán — Hành chính, dé đảm bảo sự liên thông, thuậnlợi, nhanh chóng trong công tác GPMB.

Trong phòng có đồng chí Trưởng phòng và 01 đồng chí Phó Trưởng phòng doGiám đốc Ban bổ nhiệm, Trưởng phòng có trách nhiệm tông hợp các công việc củacác thành viên, cán bộ chuyên môn, kiểm tra, rà soát, hướng dẫn các thành viên trong

phòng triển khai dự án đúng trình tự, thủ tục quy định, đảm bảo chất lượng hồ sơ,

đúng quy trình, tiến độ giải ngân, tiến độ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng

của dự án Đồng chí Trưởng phòng định kỳ báo cáo Ban Giám đốc tiến độ công việc

của phòng, chủ động phối hợp cùng thành viên khác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc(nếu có)

Các thành viên trong phòng trực tiếp chịu sự chỉ đạo, điều hành, phân công côngviệc của đồng chí Trưởng phòng và Phó Giám đốc phụ trách, nhiệm vụ đốt xuất do

Giám đốc giao; chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc, Lãnh đạo UBND huyện và

Trang 35

chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung, kết quả công việc do mình đảm nhận

2.1.2.2 Quyển, trách nhiệm của các thành viên Ban quan lý dự án dau tư xây

dựng

+ Quyền và trách nhiệm của Giám đốc ban

- Giám đốc Ban chịu trách nhiệm trước UBND huyện Sóc Sơn và pháp luật vềquản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và là

chủ tài khoản của don vi;

- Xây dựng, ban hành Quy chế làm việc và các quy định khác về hoạt động củaBan quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Phân công nhiệm vụ của các Phó Giám đốc và thành viên Ban quản lý dự ánđầu tư xây dựng; tuyển dụng, đề bạt, b6 nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng,

kỷ luật các chức danh Trưởng, Phó phòng, Giám đốc quản lý dự án, nhân viên thuộc

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng:

- Tổ chức, chủ trì các cuộc họp định kỳ và đột xuất (nếu có) của Ban quản lý dự

án đầu tư xây dựng, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ công tác của

các phòng và của các thành viên Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Ký các văn bản, hợp đồng xây dựng với các nhà thầu được lựa chọn, hợp đồnglao động đối với viên chức, lao động hợp đồng Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

+ Quyền và nghĩa vụ của các Phó Giám đốc ban, các Trưởng phòng

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi được Giám đốc Ban phân công

hoặc ủy quyền; thực hiện chế độ báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ Quyền, nghĩa vụ của viên chức, lao động hợp đồng của Ban Quản lý dự án

đầu tư xây dựng

- Được bảo đảm về điều kiện làm việc, được đảo tạo nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ và được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật;

- Có trách nhiệm thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao, chấp hành tốtpháp luật, chính sách hiện hành và quy chế làm việc của đơn vị; có quyên từ chối thựchiện công việc được giao khi xét thấy công việc đó ảnh hưởng đến uy tín và quyền lợicủa đơn vị, nhưng phải được sự chấp thuận của Trưởng phòng (ban) phụ trách;

- Có quyền đề xuất đóng góp ý kiến, biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao và

xây dựng đơn vi;

Trang 36

- Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng vềkết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao;

- Có trách nhiệm bảo quản và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài sản của đơn vỊ

2.2 Thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

huyện Sóc Sơn

2.2.1 Khái quát chung về các dự án và công tác quản lý dự án tại Ban quản lý

dự án đầu tư xây dựng

Sóc Sơn là huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng30km về phía Bắc Huyện có vị trí địa lý:

« Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên của tinh Thái Nguyên;

« Phía Nam giáp huyện Đông Anh;

+ Phía Đông giáp huyện Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp Hòa của

hậu Sóc Sơn thuận lợi dé phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi nhưng hạn chế là lượng

mưa lớn tập trung vào khoảng thời gian ngắn dễ gây lũ lụt, xói mòn dat

Sóc Sơn có tổng diện tích tự nhiên 30.651,30 ha, gồm 26 đơn vi hành chính,trong đó có 1 thị tran Sóc Sơn (huyện ly) và 25 xã: Xuân Thu, Xuân Giang, Việt Long,

Trung Gia, Tiên Dược, Thanh Xuân, Tân Minh, Tân Hưng, Tân Dân, Quang Tiến,

Phú Minh, Phù Lỗ, Phù Linh, Phú Cường, Nam Sơn, Minh Trí, Minh Phú, Mai Đình,

Kim Li, Hồng Kỳ, Hiền Ninh, Đức Hòa, Đông Xuân, Bắc Sơn, Bắc Phú

Trang 37

Sóc Sơn giữ một vị trí chiến lược trọng yếu (trong hành lang kinh tế Hà Nội

-Hải Phòng, Hà nội - Nam Ninh - Trung Quốc), có nhiều tiềm năng, lợi thế để pháttriển công nghiệp và du lịch, phát triển nông nghiệp sinh thái theo hướng hiện đạihóa.

Huyện Sóc Sơn là đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng kết nối Hà

Nội với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như Hải Phòng, Bắc Ninh,Quảng Ninh và với cá tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Phú Thọ, TháiNguyên thông qua quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 18; đặc biệt tuyến cao tốc BắcThăng Long — Nội Bài kết nối sân bay Nội Bài với trung tâm Hà Nội Tổng chiều dai

các tuyến đường bộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn là 227km, mật độ bình quân đạt0,86km/km2.Vé giao thông đường hàng không, sân bay Nội Bài thuộc địa phận xã

Phú Minh là sân bay quốc tế lớn nhất miền Bắc với diện tích khu vực sân 325,5 ha,lưu lượng khoảng trên 1 triệu lượt khách/năm va 16 nghìn tấn hàng hóa Hệ thốnggiao thong khá da dang và tiền năng Những năm gần đây đã được chú trọng đầu tưnhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cau phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2.2.1.2 Tiềm năng và động lực phát triển

Sóc Sơn có một quỹ dat tự nhiên (30.651ha) lớn chiếm gần 1⁄4 diện tích đất củatoàn Thành phố Hà Nội cũ (92.097ha) Quy đất này là tiềm năng dé phát triển đô thị

Trang 38

trong những năm tới.

Huyện Sóc Sơn có đô thị duy nhất là thị tran Sóc Sơn với quy mô 81,9 ha Đôthị này có vị trí khác đặc biệt khi nằm ngay trung tâm của huyện Đô thị có sự pháttriển lan tỏa theo các trục lộ, các đầu mối giao thông

Trên địa bàn huyện đã xuất hiện một số khu vực có hình thái tiềm năng pháttriển đô thị như ngã ba Thạch Lỗi, ngã ba Phù Lỗ, phố Ni Trong vài năm trở lạiđây, diện mạo Sóc Sơn đã có nhiều khởi sắc, hệ thống giao thông đô thị được cải thiện,

mật độ giao thông phân bồ tương đối đồng đều, liên hoàn và chất lượng Nhiều côngtrình xây dựng cơ bản như các công trình phục vụ phúc lợi xã hội, trụ sở làm việc của

cá cơ quan đã được cải tạo và xây dựng mới Hệ thống cấp thoát nước, chiếu sáng đô

thị, mạng lưới thông tin, dịch vụ ngân hàng, du lịch, thương mại, phát thanh có

nhiều đối mới, đáp ứng nhu cầu của nhân dân

Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050,huyện Sóc Sơn được xác định là một trong 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội với tinh chất

là đô thị phát triển về công nghiệp, dịch vụ hàng không và du lịch nghỉ dưỡng sinhthái.

Sóc Sơn sở hữu lợi thé về vị trí địa lý, hệ thống cơ sở hạ tang burt phá, đặc biệt

là quỹ đất rộng lớn với địa hình phong phú, từ đồng bằng cho đến đồi núi Các dự ánquy mô lớn đang và sẽ được triển khai như dự án trường đua ngựa Sóc Sơn, trườngquay ngoài trời, khu công nghiệp Sach, dự án tuyến đường vành đai 4,

Huyện cũng đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tang kỹ thuật, hoàn thành các dự án cảitạo, nâng cấp mạng lưới điện nông thông, các dự án cải tạo giao thông nông thôn, xâydựng nhiều trục giao thông liên xã, liên huyện quan trọng

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng của huyện, cũng như của vùng đã làm thay đôi cơ bản

bộ mặt đô thị, đồng thời tạo động lực phát triển cho Huyện

Nền kinh tế của huyện Sóc Sơn đã và đang có sự chuyên dịch đúng hướng, từcông nghiệp sang dịch vụ - du lịch — công nghiệp Sóc Sơn đã có những cơ sở làm tiền

đề cho công nghiệp, dịch vụ đó là khu công nghiệp Nội Bài, cảng hàng không quốc tếNội Bài, sân golf BRG Legend Hill, sân golf Minh Trí, khu du lịch Ham Lon Đến

nay, huyện đã có thêm 2 khu, cụm công nghiệp quy mô 188 ha, thêm 3 cụm công

nghiệp đang được quy hoạch và đầu tư

Sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển đồng đều ở tất cả các ngành học, bậc học,

trang thiết bị được nâng cấp, cơ sở vật chất được tăng cường, tất cả vì mục tiêu chung

là nâng cao trình độ của nhân dân trong Huyện Hiện trên địa bàn huyện có một trườngĐại học và một trường dạy nghề đào tạo lao động kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp

công nghiệp hóa Ngoài ra còn có Trường Công nhân kỹ thuật điện đào tạo được hàng

Trang 39

trăm học viên mỗi năm Đặc biệt, trong Quy hoạch hình thành đô thị vệ tinh Sóc Son

có nội dung về Khu đại học với quy mô khoảng 600 ha và Tổ hợp y tế chất lượng caovới quy mô khoảng 100 ha Riêng tại xã Đức Hòa, đến nay UBND thành phố Hà Nội

đã chấp thuận địa điểm đề một số đơn vị nghiên cứu thực hiện dự án đầu tư xây dựng

cơ sở đảo tạo như cơ sở 2 của các trường Đại học Tài nguyên Môi trường, Đại học Luật Hà Nội; trụ sở làm việc, viện nghiên cứu dao tạo trường Dai học Đông Đô.

2.2.1.3 Đặc điểm các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Sóc Sơn

Các dự án do Ban QLDA trực tiếp quản lý hầu hết là các dự án xây dựng, cải tạo

cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Sóc Sơn, có tổng mức đầu tư rất lớn

Những đặc điểm cơ bản của các dự án này là:

- Dự án chịu ảnh hưởng lớn của nhiều điều kiện khách quan:

Thứ nhất, dự án chịu ảnh hưởng của địa chất, thủy văn, thời tiết, khí hậu, do đặc

điểm của dự án là trải dài qua nhiều tỉnh thành miền bắc, nên thi công trên nhiều vùng

có đặc điểm khác nhau cả về khí hậu hay địa chất thủy văn vì vậy phải tùy thuộcvào các yếu tô trên dé quyết định việc lựa chọn công nghệ xây dựng, lịch trình xây

dựng sao cho phù hợp.

Thứ hai, phải tùy thuộc vào tiềm năng kinh tế của vùng, qui định của pháp luậtđối với từng vùng, miền và văn hóa xã hội của nơi đó mà quá trình thực hiện dự áncũng có những điều chỉnh dé thích hợp với nơi thi công công trình

- Dự án chịu ảnh hưởng lớn của các bên liên quan:

+ Chủ đầu tư (UBND huyện Sóc Sơn): đưa ra các quyết định về vốn, bỏ vốn và

tham gia giám sát thi công công trình xây dựng

+ Công ty tư vấn: lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tư vấn đền bù, tư vấn giám

sát công trình.

+ Các phòng ban chức năng: phòng Kế hoạch, phòng Kỹ thuật, phòng GPMB,phòng thâm định, phòng Quản ly đấu thầu,

+ Các nhà thầu xây dựng: nhận nhiệm vụ thi công công trình đã trúng thầu, có

ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tiến độ của dự án

+ Các nhà cung cấp vật tư thiết bị: đảm bảo nguồn vật tư thiết bị cho công tác

thi công xây dựng công trình.

+ Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan như Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ công

thương, Bộ tài chính : phê duyệt chủ truong dau tư, dự án đầu tư và các van đề cóliên quan theo quy mô của dự án Tùy theo tính chất và yêu cầu của chủ đầu tư mà sựtham gia của các thành phần trên cũng khác nhau

- Các dự án xây dựng thường có quy mô lớn: Việc lập kế hoạch và tổ chức thực

hiện dự án là rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tỉ mi va quá trình quản lý chặt

Trang 40

chẽ mới có thê thực hiện thành công dự an

- Tính chuẩn xác với các văn bản pháp lý quy định của Nhà nước: Tuân thủ cácquy định nghiêm ngặt chặt chẽ về quản lý dự án đầu tư xây dựng cũng như các tiêuchuẩn chất lượng trong thực hiện công trình xây dựng

2.2.1.4 Quy trình quan ly một dự án

A Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư, quy mô đầu tư xây dựng công trình

- Tìm nguồn vốn đề đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư

- Điều tra khảo sát, chọn địa điểm xây dựng

- Lập dự án đầu tư

- Gửi hồ sơ dự án và các văn bản trình đến người có thâm quyền quyết định và

cơ quan thấm định dự án

Giai đoạn nay kết thúc khi nhận được Quyết định đầu tư của Nhà nước

B Giai đoạn thực hiện dự án

- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng

- Khảo sát xây dựng

« Lap, thâm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dung

« Lua chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng, thi công xây dựng côngtrình

« Giam sát thi công xây dựng

¢ Tam ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành

e Vận hành, chạy thử

se Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng

« Ban giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác

C Giai đoạn kết thúc dự án

- Nghiệm thu, ban giao công trình

- Thực hiện việc kết thúc xây dựng

- Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình

- Bảo hành công trình

- Quyết toán vốn đầu tư

- Phê duyệt quyết toán

Công trình chỉ được bàn giao toàn bộ cho người sử dụng khi đã xây lắp hoànchỉnh theo thiết kế được duyệt và nghiệm thu dat chất lượng Hồ sơ bàn giao phải day

đủ theo quy định và phải được nộp lưu trữ theo các quy định pháp luật về lưu trữ Nhà

nước.

Sau khi nhận ban giao công trình chủ đầu tư có trách nhiệm khai thác, sử dụng

Ngày đăng: 04/06/2024, 09:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w