Chính sách thu hút FDI: Theo cuốn “Dau tu trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam” Nhà xuất bản Tư pháp, từ góc độ của nước chủ nhà nước tiếp nhận đầu tư, có thể thấy, chí
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
KHOA KINH TE ĐẦU TƯ
ĐÈ TÀI: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thu HàSinh viên: Đỗ Huy Hoàng
Mã sinh viên: 11196101
Lớp chuyên ngành: Kinh tế Đầu tư 61B
Hà Nội, tháng 04 năm 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân
trong thời gian qua đã dìu dắt và tận tình truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm
vô cùng quý báu dé em có được kết quả ngày hôm nay.
Sau thời gian học tập tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và thời gian thực tập tạiBộ Kế hoạch và Đầu tư em được hệ thống hóa kiến thức đầy đủ cũng như những hiểu biết
thực tế về chuyên ngành Kinh tế Đầu tư.
Đề hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin trân trọng cảm ơn sựhướng dẫn tận tâm, nhiệt tình của TS Nguyễn Thị Thu Hà - người trực tiếp hướng dẫn vàgiúp đỡ em về kiến thức, truyền tải những kinh nghiệm, kỹ năng và phương pháp để emhoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Em cũng xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Đầu tư đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn
tới Ban lãnh đạo, các cán bộ nhân viên làm việc tại: Vụ Quản lý các khu Kinh tế - Bộ Kế
hoạch và Đầu tư; Ban Quản lý dự án triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu - Vụ Quản lý các khu
Kinh tế đã tạo điều kiện giúp đỡ trong thời gian em về thực tập tại đơn vị.
Trong thời gian qua em đã có gắng và nỗ lực hoàn thành dot thực tập một cách tốt
nhất với đề tài “Giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư của Việt Nam” Tuy nhiên, dothời gian thực tập có hạn nên trong qua trình tìm hiểu, thống kê số liệu còn nhiều thiếu sót,nội dung khóa luận tốt nghiệp chưa thật sự đầy đủ, em kính mong nhận được sự đóng gópý kiến của thầy/cô dé khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hon
Trang 3LỜI CAM ĐOANEm xin cam đoan đề tài “Giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư của Việt Nam”
là công trình nghiên cứu độc lập của em; Các tài liệu, số liệu, hình ảnh, dẫn chứng, các dữ liệu được sử dụng trong đề tài trung thực, khách quan Các tham khảo có nguôn gốc trích dẫn rõ ràng, không sao chép của bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Được thực hiện
dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết kết hợp với nghiên cứu tình hình thực tiễn tại Bộ Kếhoạch va Dau tư và dưới sự hướng dẫn của giảng viên TS Nguyễn Thi Thu Hà
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về các nội dung cam đoan trên
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2023
TÁC GIÁ
Đỗ Huy Hoàng
Trang 4LỜI CÁM ƠNLỜI CAM ĐOANDANH MỤC TỪ VIẾT TÁTDANH MỤC BANG, SO DO, HÌNH VE
DANH MUC PHU LUC
1.1.2 Bản chat và đặc điểm dau tư trực tiếp nước ngoài
1.1.3 Cách phân loại đầu tư trực tiếp nước NGOÀI si oosee cee eevee 1.2 Hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cee - eee eee1.2.1] Khái HIỆM cĂẶ Cà nọ HHn BH HH< SH TH« Hn nn nHn KHY KH n Hy Ki ky ven1.2.2 Vai trò của hoạt động thu hút vốn dau tư trực tiếp nước ngoài -. ene1.2.3 Các nhân tô ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn dau tu trực tiếp nuoc ngodi
1.3 Cơ sở lý luận về môi trường đầu tư - cee cee cee cee esses eee se cesses se se1.3.1 Khái niệm về môi trường AGU ff cee ces cece ces ves SE sue ves KH cee ses KH HH re1.3.2 Đặc điểm và vai trò của môi trường AGU túf ce csc soe cà see es tes esses eee sọeCNARDANRER BW BẢ1.3.3 Các yếu tố cấu thành nên môi trường đầu tt ce 7 es tes cee cue ses eee ene1.3.4 Cải thiện môi trường đâu tư nhăm thu hút vôn FDÌ cee ee cà cà.1.3.4.1 Khái niệm cải thiện môi trường dau tư
"mm = CC1.3.4.2 Nội dung cải thiện môi trường đâu tr
a) Xây dựng và hoàn thiện hệ thong pháp luật, : ổn n định chính t trị, chính sách phápluật, văn hóa-xã hội 140 dung niém tin, sự an toàn, hấp dẫn các nhà dau tư 10
b) Cải thiện kết cầu hạ tang kỹ thuật va ha tang xã hội tạo lợi thế cạnh tranh về môi[TƯỜNG AGU CU oe cee cee cee cee cence cee cen cẶS cee cae cee cee cae cee cena aee KH kh ke nh kế cer xe căc coi D2c) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng giáo duc và đào tạo 12
d) Đồi mới, chủ động trong xúc tiến tạo môi trường đầu tư - 13
e) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm tra 14
1.3.4.3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến cải thiện môi trường đầu tưr 14
1.3.5 Tác động của môi trường dau tư đến thu lút vốn FDI ve ve AS1.3.6 Vai trò của môi trường dau tư với thu hút vốn F DI .- ves << ev eve ve AS 1.3.7 Các chỉ tiêu đánh giá môi trường AGU tl - ce sec cà cà esses các các eeee TỔ1.5 Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn FDI của một số nướctrong khu vực va bài học cho Việt NÑam 8
1.5.1 Kinh nghiệm của Thai LAH cà cà cà cà cee se ke eee se sec eee cecc có 18 1.5.2 Kinh nghiệm của SIHØđDOF€ cee cence cà cà cà cà cen k cee sẽ s cee sêy xe cà 19
1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cee tenes cee cesses cà sec c T9
Trang 5CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT
NAM NHÀM THU HÚT VÓN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2020 - 03/2023 000 — 22
2.1 Đặc điểm môi trường đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2020 - 3/2023 222.2 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam ảnh hưởng đến việc
2.2.1 Điều kiện tự nhiên vee cos eee cu eer ene con eee cn cerane causes cen eee ane cen eee cieeer ene can sees 22
2.2.2 Điều kiện kinh tế - văn n hóa xã hội ¬— tees 2O 2.3 Thuc trang thu hut FDI tai Viét Nam giai i đoạn 2022 - - 03/2023 ¬——.
2.3.1 Vai trò của FDI với nên kinh tế Việt Nam giai đoạn 2020 - 03/2023 bee bee cee teteenaee 24
2.3.2 Các nhân to anh hưởng đến thu hút vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 25
2.3.3 Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 2020 - 3/2023 27
2.3.3.1 Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022 2'7
2.3.3.2 Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam 3 thang dau năm 2023 3()2.4 Thực trạng cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn FDI tại Việt Nam giai
2.4.1 Các cơ quan có ó thẩm quyên quyết định ‹ các > hoạt động nhằm thu hút v von 1 FDI tai
Viét Nam "—— cee cenaee tee tenets 35
2.4 1 1 "Nhiệm \ vụ của ¿ Bộ Ké hoạch v va 1 Đầu 1 tự irene BT
2.4.1.2 Nhiệm vu cua Bộ Tài chính sen cts ess css cesctvsts at cevees vsss os 38
2.4.1.3 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ¬— costes senate teneee seseersie ete ee dO
2.4.1.4 Các Bộ chuyên ngành có nhiệm vu ° wee DS
2.4.2 Nội dung cải thiện môi trường dau tư nhằm ‘thu hút 1 von n FDI t tai Việt Nam giai
2.4.2.1 Xây dung v va à hoàn thiện hệ thôn pháp luật ‹ ổn n định chính trị, chính sách
pháp luật, văn hóa - xã hộỘi - cài cà Là cee cee cee bee KH KH kh» Khen KH kh ees 39
2.4.2.2 Thực trang về cải ii thiện két cau ha tang kỹ thuật và hạ tang xa hoi te tao 2 lợi thé
canh tranh vé méi trường dau tư ¬ cee cee — 40
2.4.2.3 Thực trạng về nâng cao o chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng giáo 2 dục và
đào tạo "——— cee cen cee cee cea cee cee cesses eae eee ce aae cee cee aae cee cenaae eee cneaae eee ened Al
2 4 2 4 Đổi mới, chủ động trong xúc tiễn tạo môi trường dau tư ¬ 42
2.4.2.5 Thực trạng về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám tát, hậu kiểm
7 Sẽ 43
2.5 Đánh giá môi trường đầu tư và công tác cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu
hút von FDI tại Việt Nam ¬ cee ee eee aee ce ceeeaee cenaee cea aee cea eee ene eee eae eenaes 44
2.5.1 Những thành tích đạt được HH
2.5.2 Hạn chế của môi trường đầu tr tu, công tác cải thiện môi trường đâu tư và nguyên
nhân của hạn CHE oie cee coc cee ves cues cus ese cer soe Kê es euses se sgk sẻ ae srseseaseces.e.đ6
VN NQUVEN ANG cee cee cee H ˆ^
Trang 6CHUONG III: MỘT SO GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIEN MOI TRUONG ĐẦU
TU DE TANG CƯỜNG THU HUT VON BAU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI
VIỆT NAM DEN NAM 2030 cos cà SỈ se eo 49
3.1 Căn cứ dé đề xuất, giải pháp " cee ceeee cee cen cne nae cee cee cee tee cen ceeaae ase aee nee ee GD
3.1.1 Dinh hướng thu hút hiệu quả vốn n đâu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ¬ 493.1.2 Quan điểm cải thiện môi trường dau tư "_ we ¬ e 4
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư Việt Nam để thu hút có hiệu
qua nguồn vốn FDI ¬— ¬— eens bebe see ceeee aes 55
3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật, ổn ¡định chính t trị văn hóa - xã ahéi 55
3.2.2 Cai thiện kết cấu ha tang kỹ thuật và hạ tang xã hội tạo lợi thé cạnh tranh về môi
trường đầu tư ¬—— cee eae cee cen eae cee cenaee cee cenaee eee ceaaee eee cegate cee cesaee eee sesate eee eee D
3.2.3 Nẵng c cao ø chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng giáo duc va đào tạO 61
3.2.4 Đối mới chủ động tăng cường xúc tiễn dau tư "—— .-—3.2.5 Tăng Cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, hau kiém tra, tăng cường tính
minh bach của nên kinh té ¬— RBE-Ÿš- <
3.2.6 Các giải pháp khác dices cee cae cee eee cae eee cess
KET LUAN : veces sev sie ees sev eiv eee ses saves ses vives sev ate ees caves es sarees sess 11166 TAI LIEU THAM KHAO "Ha sav eeesesO7
PHU LỤC ces coves ces see eee ses sev eee TH HH HH sev sev essere ees sevens ees vie esse 1168
Trang 7DANH MỤC TU VIET TAT
CNH - HDH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
XHCN Xã hội chủ nghĩa
VH-XH Văn hóa - Xã hội
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiTFP Chi tiêu do lường năng suất của đồng thời cả “lao động” và “vốn”
GCNDKDT Giay chứng nhận đăng ky đầu tưGVMCP Góp vốn mua cô phần
DTNN Dau tu nude ngoaiMTDT Môi trường dau tưXTĐT Xúc tiến đầu tư
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
CSDLQG Cơ sở đữ liệu Quốc gia
Bảng 2.1 Dự án cấp mới của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022Hình 2.3 So sánh vốn đăng ký va vốn thực hiện của các dự án FDI tại Việt Nam 2020 - 2022Hình 2.4 Cơ cau vốn FDI 03 tháng đầu năm 2023 theo tháng và theo cách thức đầu tư vốnHình 2.5 Cơ cầu FDI 03 tháng đầu năm 2023 theo ngành
Hình 2.6 Cơ cấu FDI 03 tháng đầu năm 2023 theo đối tác đầu tưHình 2.7 Cơ cau FDI 03 tháng đầu năm 2023 theo địa bàn dau tưBang 2.2 Cơ quan có thâm quyền quyết định hoạt động thu hút FDIBảng 2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác cải thiện môi trường thu hút vốn FDI
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2020 theo đối tácPhụ lục 2 Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2020 theo địa phươngPhụ lục 3 Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2021 theo đối tác
Phụ lục 4 Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2021 theo địa phươngPhụ lục 5 Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2022 theo đối tác
Phụ lục 6 Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2022 theo địa phươngPhụ lục 7 Thu hút đầu tư nước ngoài 03 tháng đầu năm 2023 theo đối tácPhu lục 8 Thu hút đầu tư nước ngoài 03 thang đầu năm 2023 theo địa phươngPhụ lục 9 Báo cáo nhanh đầu tu nước ngoài 03 tháng đầu năm 2023
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XXI, Việt Nam đang bước vào quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế, cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước Với sự hội nhập quốc tế ngày càng đa dạng đã đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng không ít thử thách trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Nén kinh té dang bién đổi theo xu hướng toàn cầu, không phải chỉ là Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa mà còn cần phải “Phát triển bên vững”, do những nhận thức thay đối đó,
chuyên đổi va hội nhập kinh tế cũng cần lựa chọn những nguồn vốn và nhà đầu tư thực sựquan tâm đến van dé “Phát triển bền vững” không chỉ cho Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến
sự phát triển bền vững của toàn thế giới.
Trong quá trình mở cửa và hội nhập với nên kinh tế thé giới, Việt Nam đã đạt đượcnhững thành tựu hết sức to lớn trên tất cả các mặt như kinh tế, chính trị VH-XH, ngoạigiao , nhờ vào quá trình hội nhập đã tạo ra những cơ hội hợp tác kinh tế, liên doanh, liên
kết giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp các nước trong khu vực và trên thế
giới Trong quá trình phát triển mạnh mẽ của nên kinh tế, Việt Nam không thé phủ nhậnvai tro quan trong của đầu tu trực tiếp vốn của nước ngoai (FDI)
Đối với bat ky một quốc gia nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển thì vốn có một vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế cũng như giải quyết các vấn đề chính trị, văn hóa và xã hội Nguồn vốn dé phat triển kinh tế có thé được
huy động ở trong nước hoặc từ nước ngoài, tuy nhiên nguồn vốn trong nước thường có hạn,
nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam (có tỷ lệ tích luỹ thấp, nhu cầuđầu tư cao nên cần có một số vốn lớn dé phát triển kinh tế) Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước
ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Hơn nữa, trong bối cảnh của nền kinh tế phát trién, tự do hoá thương mại và ngàycàng hội nhập vào thị trường tai chính quốc tế Vai trò của von đầu tư đặc biệt là vốn đầutư trực tiếp từ nước ngoài dé phát triển kinh tế được đánh giá là rất quan trọng Bat kỳ mộtquốc gia nào muốn tăng trưởng và phát triển đều cần một điều kiện không thể thiếu được,đó là phải thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho nền kinh tế Vấn đề về vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài cho việc phát triên kinh tẾ - xã hội đều được các quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển quan tâm Việt Nam cũng nằm trong quy luật đó Hay nói cách
khác, Việt Nam muốn thực hiện được các mục tiêu CNH - HĐH đất nước thì vẫn đề quantrọng hàng đầu là phải huy động và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sao cho có
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường dau tu dé tăng cường thu
hút von dau tư trực tiêp nước ngoài tại Việt Nam dén năm 2030
Trang 9CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN VE MOI TRUONG DAU TƯ NHAM TANG CUONG THU HUT VON DAU TU TRUC TIEP NUOC NGOAI
1.1 Co sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm đầu tw trực tiếp nước ngoài (FDI )
FDI là hình thức đầu tư quốc tế trong đó nhà đầu tư ở một quốc gia đầu tư toàn bộ
hoặc đủ vốn dé đầu tư vào một dự án ở một quốc gia khác nhằm giành quyền kiểm soát
hoặc tham gia vào việc kiểm soát dự án đó.
Hoạt động FDI có nhiều cách hiểu khác nhau, theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), FDIlà hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thu được lợi ích lâu dai trong một doanh nghiệphoạt động trên lãnh thô của một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư, mục đíchcủa chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp
1.L2 Bản chất và đặc điểm đầu tư trực tiếp nưóc ngoài
FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận Theo
cách phân loại đầu tư nước ngoài của nhiều tài liệu và theo quy định của pháp luật nhiều quốc gia, FDI là đầu tư tư nhân Tuy nhiên, luật pháp của một số nước (ví dụ như Việt Nam) quy định, trong trường hợp đặc biệt FDI có thê có sự tham gia góp vốn nhà nước Dù
chủ thê là tư nhân hay nhà nước, cũng cần khăng định FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là
lợi nhuận Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển phải đặc biệt lưu ý điều
này khi tiến hành thu hút FDI Các nước tiếp nhận vốn FDI cần phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào
phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉphục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư
Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu tráchnhiệm về lỗ, Jai Hình thức nay mang tính khả thi và hiệu quả kinh té cao, không có những
ràng buộc về chính trị Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh mà không phải
lợi tức.
FDI thường kèm theo chuyền giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông
qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, cán bộ quản lý vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án.
1.1.3 Cách phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài
Sáp nhập là một loại hình mua lai đặc biệt, trong đó hai công ty gộp vốn dé tạo thành
một công ty mới lớn hơn Việc sáp nhập phô biến hơn giữa các công ty có cùng quy mô vì
chúng có khả năng kết hợp các hoạt động của mình trên cơ sở tương đối bình đẳng Sáp nhập có thé tạo ra nhiều kết quả tích cực, bao gồm học hỏi và chia sẻ nguồn lực giữa các
Trang 10đối tác, tăng quy mô kinh tế và giảm chi phí bằng cách loại bỏ hoạt động, thặng dư, danhmục sản phâm lớn hơn, dịch vụ bán hàng và sức mạnh thị trường lớn hơn.
Theo định hướng của nước nhận dau tư:Thay thế nhập khẩu FDI: Hoạt động FDI được thực hiện để sản xuất và cung cấp
cho thị trường nước sở tại những sản phẩm mà trước đây nước đó phải nhập khẩu Các yếu tố anh hưởng lớn đến hình thức FDI này là dung lượng thị trường, các rào cản thương mại
của nước sở tại va chi phí vận tải.
FDI tăng cường xuất khẩu: Thị trường mà khoản đầu tư này “nhắm đến” không hoặckhông chỉ giới hạn ở nước sở tại, mà là các thị trường rộng lớn hơn trên thế giới Các yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến dòng vốn FDI theo hình thức này là khả năng cung cấp đầu vào rẻ của các nước chủ nhà như nguyên liệu thô và hàng bán thành phẩm.
FDI theo các hướng khác của chính phủ: Chính phủ nước sở tại có thé áp dụng cácbiện pháp khuyến khích đầu tư đề điều chỉnh dòng vốn FDI, chăng hạn như tăng cường thu
hút FDI dé giải quyết thâm hụt cán cân thanh toán.
Theo hình thức pháp lý:
Hop đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản được ký giữa hai hoặc nhiều bên dé dautư kinh doanh, trong đó quy định rõ trách nhiệm phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên
mà không thành lập pháp nhân mới.
Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại nước sở tại trên cơ sở
hợp đồng liên doanh được ký kết giữa hai hoặc nhiều bên Trong trường hợp đặc biệt, nócó thé được thành lập trên cơ sở thỏa thuận được ký kết giữa hai hoặc nhiều bên, dé thựchiện các hoạt động đâu tư và kinh doanh
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước sở tại, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
BOT, BT0, BT:
BOT (Build-Operate-Transfer) có nghĩa là Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao: làhình thức đầu tư theo hợp đồng dang cấp do nhà nước sử dụng tư nhân bỏ vốn đầu tư xây
dựng (Build), sau đó vận hành và kinh doanh (Operate) trong một thời gian va cuối cùng là
chuyền giao (Transfer) cho nhà nước chủ quản
Tương tự như BOT, có hai loại khác: BT và BTO (Build Transfer Operate) nghĩa là
xây dựng và chuyên giao kinh doanh, là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà
nước có thâm quyền và nhà đầu tư dé xây dựng công trình, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyên giao công trình cho quốc khách; Chính phủ cho nhà đầu tư quyền khai thác các công trình này trong một thời gian nhất định dé thu lại vốn đầu tư và lợi nhuận Còn BT
(Build Transfer) nghĩa là chuyên nhượng công trình là hình thức đầu tư được ký kết giữa
cơ quan nhà nước có thâm quyên và nhà đầu tư dé xây dựng công trình kết cầu hạ tang; khi
xây dựng xong, chủ đầu tư chuyên giao công trình cho nước sở tại; Chính phủ tạo điều kiện đề nhà đầu tư thực hiện dự án khác nhăm thu hồi vốn đầu tư, lợi nhuận hoặc thanh toán cho
nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT Tùy theo từng dự án và mục đích của nhà
nước mà thực hiện các hình thức BOT, BTO hoặc BT.
Trang 111.2 Hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1 Khai niệm
Hoạt động thu hút vốn dau tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là quá trình mà một quốcgia hay khu vực thu hút các nhà đầu tư từ các quốc gia khác đến đầu tư vào các doanhnghiệp và dự án tại quốc gia hay khu vực đó Nhà đầu tư nước ngoài có thé dau tư vào cácngành công nghiệp, dịch vụ, hạ tang, nông nghiệp, va các lĩnh vực khác FDI đóng góp vào
việc tăng trưởng kinh tế của quốc gia hoặc khu vực bằng cách tạo ra việc làm, tăng sản
lượng, cải thiện công nghệ và giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Là một hình
thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần vốn đủ lớnđầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát
dự án đó.
Dé thu hút FDI, các quốc gia thường trién khai các chính sách và biện pháp khuyến
khích nhà đầu tư đến đầu tư Những biện pháp này có thé bao gồm việc cải thiện môi trường
đầu tư, giảm thuế và phí, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, tạo ra các khu công
nghiệp và cụm kinh tế đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư Ngoài ra, các chính sách pháp lý cũng cần được dam bao dé bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư.
"Thu hút FDI là tập hợp các hành động, chính sách của chủ thể ban hành nhằm tạoấn tượng mạnh, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, kích thích họ có ý địnhđầu tư, đề xuất quyết định đầu tư FDI vào một ngành, một địa phương, một vùng kinh tế
hay một quốc gia" Đây là một trong những hoạt động thu hút nguồn lực quan trọng mà bất
ky quốc gia nào cũng thực hiện trong quá trình hội nhập sâu rộng hiện nay Hoạt động này
bao gồm nhiều nội dung từ xác định nhu cầu đến các hoạt động nhằm thu hút và giữ chân
các nhà đầu tư hoặc thúc đây các nhà đầu tu tang cuong dau tu.
Chính sách thu hút FDI: Theo cuốn “Dau tu trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam” (Nhà xuất bản Tư pháp), từ góc độ của nước chủ nhà (nước tiếp nhận
đầu tư), có thể thấy, chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài được đưa ra từ những ý tưởng,
quan điểm của quan điểm, các biện pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng dé kiém soat
hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm mục tiêu thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI,
hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những mặt tác động tích cực của FDI với sự
phát triển kinh tế.
Chính sách thu hút FDI bao gom một tập hợp các quy định, quan điểm, biện pháp vacông cụ mà nhà nước sử dụng nhằm tạo môi trường thuận lợi dé thu hút và sử dụng FDIvào các ngành, lĩnh vực của nên kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định, nhằm đạt
được các mục tiêu kinh tế vĩ mô khách quan xác định trong chiến lược phát triển kinh tế
-xã hội của quốc gia
1.2.2 Vai trò của hoạt động thu hút vốn dau tư trực tiếp nước ngoài
Đối với nước đầu tu: Đầu tư nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử dụng lợi thế sản
xuất của nước sở tại, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vôn đầu tư và
vốn xây dựng nguồn cung cấp nguyên liệu ôn định trên thị trường với giá cả phải chăng Mặt khác, đầu tư nước ngoài góp phần tạo nên sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị, mở rộng thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, tránh hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.
Đối với các nước tiếp nhận dau tw: Đối với các nước có nền kinh tế phát triển, FDIcó tác dụng rất lớn trong việc giải quyết các khó khăn về kinh tế xã hội như thất nghiệp,
4
Trang 12lạm phát Thông qua các tổ chức kinh tế FDI, các tổ chức kinh tế nước ngoài mua lại các
công ty bị đe dọa phá sản, từ đó giúp cải thiện tình hình thanh toán và tạo công ăn việc làm
cho người lao động FDI còn tạo điều kiện thuận lợi để tăng thu NSNN dưới các hình thứcthuế nhằm cải thiện tình trạng bội chi NSNN, tạo môi trường cạnh tranh thúc đây kinh tế,
doanh nghiệp phát triển, giúp người lao động và cán bộ quản lý học hỏi kinh nghiệm quản
lý của các nước Đối với các nước đang phát triển, FDI giúp tăng tốc phát triển kinh tế bằng cách tạo ra các doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động và giải quyêt một phần tình trạng
thất nghiệp ở các nước này FDI giúp các nước đang phát triên khắc phục tình trạng thiếu
vốn dài hạn Nhờ vậy, mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển to lớn và nguồn tài chính khan hiếm được giải quyết, nhất là trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa Sau FDI, máy móc và công nghệ mới giúp các nước đang phát triển tiêp cận với khoahọc và công nghệ mới Quá trình đưa công nghệ vào sản xuất làm giảm chỉ phí và nâng caokhả năng cạnh tranh của các nước dang phát triển trên thị trường quốc tế
Cùng với nguồn vốn FDL, tri thức hiện đại về quản lý kinh tế và xã hội đã được dunhập vào các nước đang phát triển, các tổ chức sản xuất trong nước đang bắt kịp các phương
thức quản lý công nghiệp hiện đại và lực lượng lao động quen với tác phong công nghiệp cũng như từng bước hình thành đội ngũ giỏi các doanh nhân FDI giúp các nước đang phát
triển mở cửa thị trường cho hàng hóa nước ngoài và đi kèm với đó là các hoạt động tiếp thịngày càng mở rộng FDI giúp tăng thu ngân sách nhà nước bằng cách đánh thuế các côngty nước ngoài Từ đó, các nước đang phát triển có thêm khả năng huy động các nguồn tàichính cho các dự án phát triển
1.2.3 Các nhân tổ ảnh hướng đến hoạt động thu hút von dau tư trực tiếp nước ngoài
Môi trường chính trị - xã hội: Ôn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đốivới việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư
nước ngoài Một khi tình hình chính trị không ôn định, các mục tiêu và phương pháp đạt
được chúng cũng thay đôi Hệ quả là lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài bị giảm, lòng tin
của họ cũng vì thế mà mắt đi Từ đó, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Môi trường kinh tế vĩ mô: Nó là điều kiện tiên quyết cho bat kỳ quyết định đầu tư
nào Đề thu hút được vốn dau tư nước ngoài, nền kinh tế quốc dân phải là nơi luân chuyền vốn đầu tư an toàn và là nơi có khả năng sinh lời cao hơn các nơi khác An ninh đòi hỏi
một môi trường kinh tế vĩ mô ôn định, giúp tạo điều kiện sử dụng tốt nguồn vốn đầu tư
nước ngoài Mức độ ôn định kinh tế vĩ mô thể hiện ở việc kiểm soát lạm phát và ồn định tiền tệ Tiêu chí này được thực hiện thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ và ngân
sách.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và hiệu quả
là một trong những yếu tố tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hướng dẫn và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài Các van đề được nhà dau tư nước ngoài quan tâm là: Môi trường
cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tư nhân được pháp luật bảo đảm; Quy định pháp luậtvề phân chia lợi nhuận, quyên chuyền lợi nhuận đối với các hình thức huy động vôn nước
ngoài cụ thé; Quy định vê thuế, giá và thời hạn thuê đất Vì tất cả các yếu tố này đều ảnh
hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận
Hệ thống cơ sở hạ tang kỹ thuật: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt là cơ sở dé thu hút vốn
dau tư nước ngoài và cũng là yếu tố thúc đây hoạt động đầu tư nước ngoài tiến hành nhanh
5
Trang 13chóng, có ảnh hưởng quyết định đến sản xuất và hiệu quả của doanh nghiệp Đây là mối
quan tâm chính của các nhà đầu tư trước khi đưa ra quyết định Một quôc gia có hệ thốnggiao thông thông suốt, mạng lưới giao thông rộng khắp, nguồn năng lượng dồi dào, hệ
thống cấp thoát nước tốt, dịch vụ tài chính ngân hàng thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu ngân sách và thu hút đầu tư nước ngoài Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố
này phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia và tạo ra môi trường dau tư hap dan
Hệ thống thị trường đồng bộ, chiến lược phát triển hướng ngoại: Các nhà đầu tưnước ngoài tìm đến những nước có một hệ thống thị trường đồng bộ, đảm bảo rằng các hoạt
động của nhà đầu tư có hiệu quả Thị trường việc làm là nơi lý tưởng dé đảm bảo công việc của nhà đầu tư Thị trường tài chính là nơi các nhà đầu tư vay tiền từ việc thực hiện sản xuất kinh doanh và thị trường, tiêu thụ hàng hóa và lưu thông hàng hóa, cũng cấp lợi nhuận cho các nhà đầu tư Hệ thống thị trường này sẽ đảm bảo răng toàn bộ quá trình sản xuất các
hoạt động thương mại có lợi ích Chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại là thực hiện một
chiến lược đối với xuất khâu Mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh với các nước, tạo điều kiện thuận lợi dé cải thiện cán cân thương mai và lay lòng tin của các nhà đầu tư.
Trình độ chuyên môn cua người lao động: Nguồn lao động vừa là yếu tố thu hút
và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài Người lao động có tay nghề cao, có yêu
cầu, khả năng quản lý cao sẽ tạo ra năng suất lao động cao Ngoài ra, các nhà đầu tư nước
ngoài sẽ giảm một phan chi phí đào tao và giảm thời gian dao tạo, dé tiến độ và hiệu qua của các dự án đạt được mục tiêu Vì vậy, nước sở tại phải tích cực nâng cao trình độ dân trí
của người lao động để không chỉ nang cao kha năng tiép cận công nghệ tiên tiến, mà còn
nâng cao kỹ thuật quản lý kinh tế.
Tình hình chính trị - kinh té của khu vực và trên thế giới: Khi môi trường kinh tế
- chính trị trong khu vực và trên thé giới ôn định, không có khủng hoảng biến động thì các
nhà đầu tư yên tâm, tập trung nguồn lực đề đầu tư ra nước ngoài Các nước chủ nhà có thê thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn Việc thay đổi chính sách của nước sở tại dé phù hợp với tình hình thực tế đòi hỏi các nhà đầu tư nước ngoài phải có thời gian tìm hiểu và thích ứng với sự thay đổi này Hơn nữa, tình hình của nước đầu tư cũng bị ảnh hưởng nên
phải tìm hướng đầu tư mới dẫn đến thay đôi chiến lược đầu tu nước ngoài
1.3 Cơ sở lý luận về môi trường đầu tư
1.3.1 Khái niệm về môi trường đầu tư
Trong sách Đầu tự quốc tế, khái niệm môi trường đầu tư được trình bày như sau:
“Môi trường đâu tư quốc tế là tổng hòa các yếu tô có anh hưởng đến các hoạt động kinhdoanh của nhà dau tư trên phạm vỉ toàn câu” » (Phung Xuân Nhạ, 2001) Theo định nghĩa
này, môi trường đầu tư sẽ bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
nhà đầu tư:
Các yếu tô của môi trường của nước dau tu: Thay đỗi chính sách đầu tư ra ngoài,tiềm lực kinh tế, các chính sách vĩ mô, khoa học công nghệ
Các yếu to của môi trường nước nhận dau tu: Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội; tình hình chính trị, các chính sách phát triển và thu hút đầu tư của nhà nước, các điều kiện tự nhiên khác
Trang 14Các yếu tô của môi truong quốc tế: Xu hướng liên kết và phat trién trong khu vuc,xu hướng đầu tư, toàn cầu hóa Các yêu tố của môi trường đầu tư quôc tế tác động qua lại
lẫn nhau, mỗi sự thay đổi của các yếu tố sẽ dẫn đến sự thay đổi các quyết định đầu tư khác nhau.
Moi cá nhân hay tổ chức không tồn tại độc lập mà tác động qua lại với nhau cũng
như tác động qua lại với môi trường xung quanh tạo thành sự vận động và phát triển không ngừng Như vậy, ta có thê hiểu môi trường là một không gian hữu hạn tồn tại bao quanh sự vật, hiện tượng Những sự thay đổi của môi trường xung quanh, có thé tao ra sự thuận lợi hay khó khăn cho các đối tượng, hiện tượng phát triên.
Cách hiểu thứ hai: “Môi trường dau tư bao gom nhiêu yếu to cụ thể hình thành nêncác cơ hội và động cơ để các công ty có thé dau tu một cách có hiệu quả, tạo việc làm vàmở rộng hoạt động cua minh” (Ngan hàng thé giới, 2005)
Trong định nghĩa này, môi trường đầu tư đã được xem xét tại địa điểm (một quốc
gia, một vùng, một địa phương cụ thé) Các nhân tố tác động đáng kế như chính sách pháp luật, thuế, hệ thống hành chính cùng với các nhân tố ít tác động như điều kiện tự nhiên,
quy mô lao động là các yếu tố cơ bản của môi trường đầu tư Theo định nghĩa này, Chính
phủ sẽ xác định được tình hình môi trường đầu tư thông qua quyết định lựa chọn chính
sách.
Như vậy, khái niệm này môi trường đầu tư liên quan chặt chẽ đến những nghiên cứu
nhân mạnh tầm quan trọng của công tác điều hành, các thể chế có chất lượng cao và cơ sở
hạ tầng xã hội trong việc tạo ra tăng trưởng Nhìn chung, tiền đề của tăng trưởng được khái quát từ khái niệm vê một môi trường đầu tư lành mạnh trong đó bao gom các yêu tố: Sự ôn
định về kinh tế và chính trị, luật pháp; cơ sở hạ tầng thích hợp, thuế và các quy định tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, chính sách lao động và khả năng tiếp cận các nguồn
tài chính Các yếu tố này được chia thành 3 nhóm: Nhóm các yếu tố tự nhiên, xã hội, chínhtrị; nhóm các yêu tố điều hành và nhóm các yếu tố cơ sở hạ tang
Theo Báo cáo phát triển thế giới, 2005 "Môi trường dau tư phản anh những nhân
16 đặc trưng của địa điểm, từ đó tạo thành các cơ hội va động lực cho doanh nghiệp dautư hiệu quả, tạo việc làm và phát triển"
Theo báo cáo, chính những nhân tố đặc trưng của địa điểm có ảnh hưởng đến chi
phí, rủi ro và rào cản cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới việc quyết định bỏ
vốn đầu tư Trong những nhân tố của môi trường đầu tư có những nhân tố Chính phủ có
thé tác động đáng ké như pháp luật, thuế, cơ sở hạ tang và tham nhũng và những nhân tố
Chính phủ ít có ảnh hưởng như điều kiện tự nhiên, quy mô thi trường
Như vậy, các quan niệm về môi trường đầu tư dù tiếp cận ở những góc độ nào đềudé cap đến môi trường đề tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh và đến những yếu tố,
điều kiện có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát trién của các doanh nghiệp, nhà đầu tu.
Từ những khái niệm trên, có thê hiểu môi trường đầu tư là môi trường bao gồm tổngthé các yếu tố cau thành và tác động lẫn nhau theo những phương hướng khác nhau, cùngtác động đến hoạt động đầu tư Nói đến môi trường đầu tu là nói đến toàn bộ các yếu tố
liên quan đến việc đưa một dự án đầu tư đi vào thực tiễn.
1.3.2 Đặc diém và vai rò của môi trường dau tw
Đặc diém của môi trường dau tw
Trang 15Thứ nhất, môi trường đâu tư là sự tong hợp của các yếu to tác động đến nhà dau tư, người lao động và nên kinh tế Khi đánh giá môi trường đâu tư cần đánh giá tổng hợp cácyếu t6 và các mỗi quan hệ giữa các yếu tố Khi cải thiện môi trường đầu tư cần chú ý đến
ảnh hưởng của việc cải thiện tat cả các yếu tổ của môi trường dau tư từ đó đề ra giải pháp phù hợp.
Thứ hai, môi trường: dau tư có tính tương tác cao Giữa chính phú, môi trường đầu tư, nhà đầu tư và các yếu tô khác có sự liên hệ qua lại, tác động lẫn nhau Nhà đầu tư căn cứ vào môi trường để có hướng đầu tư đúng đắn, nhà đầu tư cũng giúp nâng cao môi trường
đầu tư và nâng cao trình độ người lao động Chính phủ thông qua vai trò quản lý của mìnhcải thiện môi trường đầu tư và tạo ra các kênh thông tin thu hút nhà đầu tư
Thứ ba, môi trường dau tư có tính động và mở Tức là các yêu tỗ của môi trường đầutư luôn vận động biến đôi Khi nhìn môi trường đầu tư, các nhà đầu tư cần căn cứ trên sựvận động cũng như tác động qua lại của các yêu tố với nhau Sự vận động của các yếu tốmôi trường đầu tư cấp tỉnh chịu sự tác động của yếu tố môi trường đầu tư quốc gia còn yếutố của môi trường đầu tư quốc gia chịu tác động của yếu tố môi trường câp quôc tế Nhàđầu tư cần có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về hướng phát triển của môi trường đầu tư
Thứ tu, môi trường dau tu mang tính hệ thong Môi trường đầu tư quốc gia ảnh hưởng bởi môi trường đầu tư quốc tế, môi trường đầu tư quôc gia là tong hòa của môi
trường đầu tu vùng, khu vực, tỉnh, ngành Khi thu hút nhà đầu tư, chính phủ cần quản lý đầu tư một cách có hệ thống, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường dau tư, quản lý và hoàn thiện các văn bản, thủ tục hành chính.
Thứ năm, tính khách quan của môi trường dau tw Môi trường đầu tư luôn tồn tại ítnhất một nhà đầu tư hay một đơn vi sản xuất kinh doanh cũng như một nhà đầu tư hay mộtđơn vị sản xuất kinh doanh phải ton tại trong một môi trường đầu tư kinh doanh nhất định,nơi nào có các hoạt động đầu tư kinh doanh thì nơi đó sẽ hình thành môi trường đầu tư Dođó, môi trường đầu tư tôn tại một cách khách quan, nó có thé tạo điều kiện thuận lợi hoặcgây khó khăn cho các doanh nghiệp hay đơn vị sản xuất kinh doanh Môi trường đầu tưmột mặt tạo ra những cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu tư, mặt khác lại tạo ra các ràng buộccho các hoạt động đầu tư
Vai trò của môi trường dau twMôi trường đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đây đầu tư phát triểnnhanh và tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài, cụ thé:
Thủ nhất, môi trường dau tu tạo điều kiện và hướng dẫn hoạt động đâu tu: Đề thuhút đầu tư thì môi trường đầu tư phải tạo ra các cơ sở, điều kiện thuận lợi dé hoạt độngđầu tư diễn ra Căn cứ vào điều kiện hạ tầng, vào chủ trương chính sách và các biện phápkhuyến khích, vào quan điểm của địa phương thì nhà đầu tư sẽ năm bắt và biết được địa
phương định hướng đầu tư họ đi vào hoạt động ở lĩnh vực nào Từ đó nhà đầu tư lựa chọn đầu tư dựa trên năng lực của bản thân và viễn cảnh tốt đẹp do môi trường đầu tư mang lại.
Thứ hai, môi trường dau tư tạo cơ sở hợp tác dé nhà dau tư và địa phương cùng có
lợi: Thu hút vốn đầu tư nhằm khơi dậy và phát huy tiềm năng của địa phương Do đó, môi
trường dau tư có vai trò tạo cơ sở dé nhà đầu tư và địa phương cùng hợp tác dé mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho cả hai Chủ đầu tư thu được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư còn địa phương khai thác được tiềm năng, thế mạnh, giải quyết việc làm cho người lao
động và cải thiện bộ mặt kinh tế- xã hội
Trang 16Thứ ba, thông qua nhà dau tư, giới thiệu địa phương ở tat cả các lĩnh vực nhằm thuhút và đón nhân dau tư Không có một hoạt động, vận động xúc tiễn nào kêu gọi đầu tưhiệu quả bằng chính sách các nhà đầu tư hiện có giới thiệu về hoạt động đầu tư tại địaphương đó Làm tốt công tác quản lý, tạo mọi điều kiện giúp nhà đầu tư tháo gỡ khó khăntrong quá trình hoạt động chính là cách thu hút vốn đầu tư, tạo nên môi trường đầu tư cóhiệu quả nhất.
1.3.3 Các yếu tổ cấu thành nên môi trường dau tư
Môi trường đầu tư được cấu thành từ nhiều yếu tố, tùy cách tiếp cận khác nhau và
góc nhìn khác nhau,
Theo hình thái của môi trường đầu twMôi trường dau tu cứng: Liên quan đến các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảmbảo cho sự phát triển của kinh tế vùng, quốc gia như hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông,thông tin liên lạc, hệ thong cung cap năng lượng Co sở hạ tầng cũng là một yếu tố cơ bản
và quan trọng của môi trường đầu tư như chất lượng đường bộ, hệ thống tưới tiêu, cảng,
các sân bay Cơ sở hạ tầng thường được đánh giá là một trong những rào cản lớn nhất đốivới đầu tư
Môi trường dau tư mêm: Bao gồm hệ thống dịch vụ hành chính công, dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư, hệ thống các dịch vụ ngân hàng, kế toán, kiểm toán; hệthống tài chính Hệ thống tài chính có thê khuyến khích đầu tư băng cách huy động nguồn
vốn tiết kiệm cũng như giúp các nhà đầu tư kiểm soát rủi ro Hệ thống tài chính cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo Hệ thống tài chính có thê giúp thúc đây tăng trưởng, từ đó tác động gián tiếp tới việc xoá đói giảm nghèo Hệ thống tài chính cũng có thê tác động trực tiếp hơn tới xoá đói giảm nghèo thông qua việc cho phép người nghèo
có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tài chính Việc tiếp cận các tài khoản tiết kiệm, tín
dụng, bảo hiểm và kiều hối cũng giúp các hộ gia đình kiểm soát tốt hơn những biến động
về thu nhập, và cho phép người nghèo đầu tư vào các dịch vụ thiết yếu như y tế và giáo
dục.
Theo các nhóm yếu tô tác động đến dau twKhung chính sách: Bao gồm hệ thông các quy định hành chính, luật pháp và chiến
lược của nhà nước Khung chính sách bao gôm khung chính sách quốc gia và khung chính
sách quốc tế Khung chính sách quốc gia bao gồm 2 nhóm là khung chính sách vòng trong
và khung chính sách vòng ngoài Khung chính sách vòng trong là các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư nước ngoài như bảo hộ đầu tư, các tiêu chuẩn đối xử với nhà
đầu tư nước ngoài Khung chính sách vòng ngoài là những chính sách liên quan gián tiếp
đến hoạt động đầu tư như chính sách thương mại, chính sách tư nhân hóa, chính sách thuế Khung chính sách quốc tế là các nhân tổ thuộc về các hiệp định dau tư song phương va da
phương, các liên kết kinh tế quốc tẾ
Các yếu to kinh tế: Là tổng thể các yêu tô cầu thành lên một nền kinh tế Các yếu tố
kinh tế bao gôm ‹ các nhân tố chủ yếu:
Tính sẵn có của nguồn nguyên liệu
Nguồn lao động và trình độ lao độngCơ sở hạ tầng
Các nguồn khác: Công nghệ, thương hiệu
9
Trang 17Các chi phí đầu tư: chi phí thực cho nguyên nhiên liệu được điều chỉnh theo năng suất lao động; chỉ phí cho các yêu tố đầu vào, các yếu tố trung gian.
Các yếu tố khác của nền kinh tế
Các yếu tổ tạo thuận lợi cho kinh doanh: Đây là các biện pháp mà chính phủ hỗ trợ
cho hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài gồm: hoạt động xúc tiến đầu tư, các
biện pháp khuyến khích đầu tư (miễn, giảm thuế, thuế ưu đãi ), các biện pháp nhằm giảm tiêu cực phi (công khai, minh bạch, giảm và loại trừ tham nhũng ); các biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ tiện ích, công cộng nhăm nâng cao chất lượng cuộc sông
Của con người.
Theo yếu tổ cau thành
Môi trường chính trị xã hội: Sự ô ồn định của chính trị, quan hệ của các đảng phái, sự ủng hộ của các đảng phái, của quần chúng nhân dân, tổ chức xã hội với đảng cầm quyền, năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Môi trường pháp lý và hành chính: Hệ thông pháp luật công bang, rõ ràng, ồn định,khả năng thực thi pháp luật tốt
Môi trường kinh tế và tài nguyên: Các chính sách kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và
khả năng khai thác, chính sách bảo hộ thị trường trong nước
Môi trường tài chính: Các chính sách tài chính, các chỉ tiêu đánh giá nền tài chínhquốc gia, tỷ giá hối đoái và khả năng điều tiết của nền kinh tẾ, hiệu quả hoạt động của hệ
thống ngân hang, kha năng đầu tư của chính phủ cho phát trién
Môi trường cơ sở hạ tầng: Hệ thông đường sá, giao thông, hệ thống cung cấp năng
lượng
Môi trường lao động: Nguồn lao động và giá cả lao động cũng như trình độ của
người lao động
Môi trường quốc tế: Quan hệ ngoại giao, hợp tac quốc tế
1.3.4 Cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn FDI
1.3.4.1 Khái niệm cải thiện môi trường dau twLà sự tác động có chủ đích của con người vào các yếu tố môi trường đầu tư nhằm mục đích làm cho các yếu tố môi trường đầu tư vận động và từ đó, môi trường đầu tư sẽthay đổi theo chiều hướng tốt hơn
Một môi trường đầu tư tốt sẽ cải thiện các kết quả đầu tư tạo ra cho toàn xã hội Hơnnữa, môi trường đầu tư thuận lợi còn góp phần tạo cơ hội và động lực cho hoạt động đầutư hiệu quả của mọi doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến các công ty đa
quốc gia, từ đó doanh nghiệp mở rộng hoạt động, tạo công ăn việc làm cho người lao động Chính vì vậy, cải thiện môi trường đầu tư là một vấn đề quan trọng và thiết yếu của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển nhằm tạo ra một thế giới gắn bó, cân bằng và hòa bình hơn.
1.3.4.2 Nội dung cải thiện môi trường đầu tw
a) Xây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật ôn định chính trị, chính sách pháp luật, văn hóa - xã hội tạo dựng niêm tin, sự an toàn, hap dân các nhà đâu tư
10
Trang 18Một số chính sách đang được triển khai như chính sách thu hút đầu tư nước ngoài2021-2030, Luật Đầu tư 2020, Điều lệ Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam
Việc tạo lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư còn liên quan đến các vấn đề xã hội,văn hoá và môi trường Do đó, chính phủ đã có những chiến lược bao quát và đa chiều, kếthợp các giải pháp vê kinh tế, xã hội và môi trường đề tạo lợi thế cạnh tranh về môi trường
đầu tư Các chính sách và các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường, xã hội và văn hoá đã được đồng bộ hóa.
Các chính sách và quy định liên quan đến đầu tư và kinh doanh được đơn giản hóa
và dé hiểu Các quy trình thủ tục được tôi giản hóa và hệ thống hóa dé giảm thiểu chi phívà thời gian đầu tư Việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ và đảm bảo an ninh và ồn định chính trị cũng rất quan trọng dé tạo loi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư Các chính sách và các giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp
này bằng cách cung câp các khoản vay với lãi suất ưu đãi, đào tạo nhân lực, cải thiện các dịch vụ công cộng và hỗ trợ cho các chương trình nghiên cứu và phát triển.
Tạo sự minh bạch trong quan lý đầu tư: Là yếu té rất quan trọng dé tao lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư, đảm bảo các quy trình và quy định liên quan đến đầu tư đượccông khai và minh bạch Điều này giúp tạo sự tin tưởng và động viên các doanh nghiệp vànhà đầu tư
Đổi mới chính sách đầu tư: Dé tạo lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư, Chínhphủ đã có những chính sách đổi mới bằng cách đưa ra các chính sách khuyến khích như:chính sách thu hút đầu tư, giảm thuế, cung cấp hỗ trợ tài chính, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp đầu tư vào các ngành mới, công nghệ mới và những lĩnh vực đóng góp vào phát triển kinh tế đất nước.
Xây dựng hệ thống pháp lý ổn định và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Là yếu tố rấtquan trọng dé tạo lợi thé cạnh tranh về môi trường đầu tư Chính phủ xây dựng hệ thống
pháp lý ôn định, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và đảm bảo tuân thủ các quy định quốc tế về
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Điều này giúp tạo sự tin tưởng và động viên các doanh nghiệp
và nhà đầu tư.
Tăng cường quản lý tài chính và kiểm soát lạm phát: Là yếu tố quan trọng đối với sự
phát triên của nên kinh tế Chính phủ tăng cường quản lý tài chính và kiểm soát lạm phát
dé đảm bảo sự 6n định của nền kinh tế và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các
doanh nghiệp.
Tăng cường quản lý môi trường: Sẽ giúp tạo ra một môi trường sống và làm việc tốt
hơn cho người dân Việt Nam.
Tăng cường an ninh và an toàn cho các doanh nghiệp: Là yếu tố rất quan trọng déthu hút các nhà đầu tư Việc tăng cường an ninh và an toàn cho các doanh nghiệp, bằngcách tăng cường kiểm soát tội phạm và bảo vệ tài sản của các doanh nghiệp Tăng cườngquản lý chất lượng sản phẩm, tăng cường kiểm tra an toàn thực pham, tăng cường quản lýchất lượng dịch vụ và sản phâm dé đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng
Phát triển các khu công nghiệp và khu kinh tế đặc biệt: Có thé tạo ra lợi thế cạnhtranh về môi trường đầu tư Những khu vực này được tập trung đầu tư vào các ngành nghề
có tiềm năng phát triển cao, với các cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội được đầu tư mạnh mẽ.
11
Trang 19Các doanh nghiệp hoạt động trong các khu vực này sẽ được hưởng lợi từ các ưu đãi về thuếvà các chính sách khác của chính phủ Phát triển kinh tế địa phương sẽ giúp tăng cườngkhả năng cạnh tranh của các khu vực trên đất nước Việt Nam va đồng thời giúp tăng cườngsức mạnh kinh tế của toàn quốc Các khu vực nông thôn, nông nghiệp, công nghiệp và dịchvụ cần được phát triển một cách bền vững và hiệu quả.
Phát triển kinh tế địa phương: Sẽ giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của các khuvực trên đất nước Việt Nam va đồng thời giúp tăng cường sức mạnh kinh tế của toàn quốc.Các khu vực nông thôn, nông nghiệp, công nghiệp và dich vụ cần được phát triển một cáchbền vững và hiệu quả
Xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi: On định, an toàn, minh bach, khôngbị tham nhũng là một trong những yếu tố rat quan trọng dé thu hút các nhà đầu tư Chínhphủ kiểm soát luật pháp, chính sách đầu tư và quản lý kinh doanh được thực thi một cáchminh bạch, công bằng, không bị thiên vị Việc giảm bớt thủ tục hành chính, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp mới thành lập và tiếp cận với tài nguyên tài chính cũng là một trong những yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư.
Thúc đây năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp: Tạo lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo, cung cấp thông tin, tài trợ cho các chương trình nghiên cứu và phát triển.
Thúc đây sự đôi mới và sáng tạo: Là yếu tố rất quan trọng trong việc tạo lợi thế cạnhtranh về môi trường đầu tư Chính phú khuyến khích các doanh nghiệp thúc đây sự đôi mới
va sáng tao trong sản xuất và kinh doanh Điều này giúp tăng năng suất lao động và giảm
chi phí sản xuất, cũng như cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp: Đóng góp rất lớn cho sự
phát triển kinh tế và tạo việc làm Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
khởi nghiệp, bang cách giảm bớt thủ tục hành chính va tạo ra các chính sách khuyến khích,
như ưu đãi về thuế và hỗ trợ tài chính.
Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Là yếu tố quan trọng dé tao ra su đổi mới và
sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh Chính phủ đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, để
hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển sản pham mới va nâng cao chat lượng san
phẩm
b) Cải thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tang xã hội tạo loi thé cạnh tranh về môitrường dau tư
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Các cơ sở hạ tầng như đường, cầu, cảng, sân bay,
nhà máy điện là yếu tố rất quan trọng dé thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nước ngoài Hiện nay, Chính phủ chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các cơ sở hạ tầng vật chat dé tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Phát triển hạ tầng xã hội: Các yếu tô như giáo dục, y tế, văn hóa, thé thao, an ninh
đều được chính phủ đầu tư phát triển Ngoài ra, để đạt được mục tiêu tăng cường sự hấp
dẫn của môi trường đầu tư, chính phủ có sự ủng hộ và tham gia của các đối tác khác nhưcác doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng Việc thúc đây các đối tác này détham gia vào quá trình cải thiện kết cầu hạ tầng vật chất và xã hội là rất quan trọng Chínhphủ tăng cường trao đổi thông tin với các đối tác và xây dựng các chương trình đào tạo dégiúp các đối tác hiểu rõ hơn về chiến lược và kế hoạch của chính phủ.
c) Nâng cao chất lượng nguôn nhân lực, chất lượng giáo dục và đào tạo
12
Trang 20Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo: Là yếu tố quan trọng dé thu hút các nhà
đầu tư Chính phủ đã và đang quan tâm nâng cao nguôn nhân lực chất lượng cao và đầu tư
vào giáo dục và dao tao, dé nâng cao trình độ và năng lực của lao động Điều này giúp tạo ra lực lượng lao động có chất lượng cao, có năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động và
giúp tăng năng suất lao động Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dé đáp ứng nhu
cầu của nên kinh tế hiện đại Tăng cường đào tạo chuyên môn, nghiên cứu và phát triển nguôn nhân lực chat lượng cao trong các ngành nghề chủ chốt dé đáp ứng nhu cau của các doanh nghiệp đang hoạt động trên đất nước.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận tài nguyên và nguồn
nhân lực: Là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất và kinh doanh Chính phủ tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận tài nguyên và nguồn nhân lực, bằng cách
đầu tư vào hạ tầng vật chất và xã hội, giáo dục và đào tạo nhân lực chất lượng cao, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tài nguyên và nguồn nhân lực chất lượng cao nhất.
Phát triển công nghệ để cải thiện hiệu quả sản xuất và tăng cường sức mạnh cạnh
tranh trên thị trường quôc tế Chính phủ khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển,
cải thiện hệ thống giáo dục và đào tạo để tạo ra những chuyên gia chất lượng cao trong lĩnh
vực công nghệ.
d) Đổi mới, chủ động trong xúc tiễn tạo môi trường dau tưDay mạnh hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng khôngthé ngăn cản được trong thé giới hiện đại Chính phủ có phương hướng đây mạnh hội nhậpkinh tế quốc tế, bằng cách tham gia vào các hiệp định thương mại tự do và đầu tư vào cácdoanh nghiệp nước ngoài Điều này giúp tăng cường cạnh tranh và cải thiện năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong nước.
Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ: Là yếu tố rất quan
trọng dé tạo lợi thế cạnh tranh về môi trường dau tư Chính phủ có các : giải pháp tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ, bang cách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ với các quan chức cấp cao của chính phủ đề thảo luận về các vấn đề đầu tư và các chính sách hỗ trợ.
Tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia khác: Có thé giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư Việc hợp tác với các quốc gia khác trong các lĩnh vực như đầu tư, thương mại, khoa học và công nghệ dé tao ra cơ hội đầu tư mới và hỗ trợ cho các doanh
nghiệp trong việc tiếp cận các thị trường mới
Tăng cường hợp tác kinh tế với các nước khác: Sẽ giúp tăng cường sức mạnh cạnhtranh của Việt Nam trên thị trường toàn cầu Việc tham gia vào các hiệp định thương mại
tự do, tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài sẽ giúp tạo
ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu và thu hút đầu tư từcác quốc gia khác.
Tăng cường phát triển du lịch: Việt Nam có nhiều điểm du lịch nổi tiếng trên thé giới như Hạ Long, Huế, Hội An, Đà Nẵng, Phú Quốc và nhiều địa danh khác Việc tăng cường
phát triển du lịch sẽ giúp tăng cường nguồn thu nhập từ du lịch cho đất nước
Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Việt Nam cần đầu tư vào nghiên cứu và phát
triển dé phát triển các ngành công nghiệp chủ chốt và các sản phẩm cao cap Diéu nay sé
giúp tăng cường sức mạnh cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường toàn cầu và tạo ra nhiều
13
Trang 21cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
và áp dụng những kinh nghiệm tốt nhất từ các quốc gia khác Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động hợp tác quôc tế và tạo ra những mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp và tô chức quốc tế.
e) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm traTăng cường giám sát va giải quyết các tranh chấp đầu tư: Là yếu tố rất quan trọng
dé tạo lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư Chính phủ tăng cường giám sát và giải quyết các tranh chấp đầu tư, bằng cách đảm bảo rằng các tranh chấp đầu tư được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp và nhà đầu tư Việc giám sát các hoạt động đầu tư, bằng cách tăng cường kiểm soát và giám sát các hoạt động đầu tư, đảm
bảo răng các hoạt động đầu tư được thực hiện đúng quy định và đảm bảo an toàn cho các
doanh nghiệp và nhà đầu tư
1.3.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cải thiện môi trường dau tưVi ban chat của cải thiện môi trường đầu tư là sự tác động có chủ đích của con người
vào các yếu tố của môi trường, do đó đề cải thiện môi trường đầu tư, ta cần nắm rõ bản
chất, nội dung và quy trình vận động của từng yếu tố trong môi trường đầu tu và lay đó làm
cơ sở đề triển khai các hoạt động cụ thé dé cải biến môi trường Các yêu tố ảnh hưởng đến
môi trường đầu tư bao gồm:
Môi trường pháp lý: Dé hap dẫn nguôn vốn dau tư, trước hết điều quan trọng nhất là
hệ thống pháp luật đầu tư tại nước sở tại phải đảm bảo an toàn về vốn đầu tư cũng như cuộc
sống cá nhân cho nhà đầu tư trong điều kiện các hoạt động đầu tư của nhà đầu tư không
gây ảnh hưởng, tổn hại đến an ninh quốc gia và môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Thủ tục hành chính và hiệu quả quản lý nhà nước: Với vai trò là cơ quan quản lý nhà
nước, bộ máy chính quyền cần xây dựng và cải cách các thủ tục hành chính dé hạn chế việcphát sinh các chi phí không hợp lý và tiết kiệm thời gian giao dịch Một bộ máy hành chính
được đánh giá là hiệu quả sẽ quyết định sự thành công trong việc thu hút vôn đầu tư cũng
như trong cả vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn vốn Bộ máy chính quyền gọn nhẹ, quy định
pháp lý, các thủ tục hành chính lý đơn giản, nhất quán sẽ là những nhân tố quan trọng trong
quyết định đầu tư và mở rộng đầu tư của các nhà đầu tư ‘trong nước va nước ngoài.
Chat lượng nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là yếu tô có ý nghĩa rất quan trọng, daotao nguồn nhân lực là một mục tiêu quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài Đặc biệt làchuyên giao công nghệ và đào tạo nhân lực chất lượng cao dé thích ứng với các thay đổi
của khoa học công nghệ hình thành đội ngũ lao động có chất lượng cao (công nhân lảnh
nghề, kỹ sư công nghệ, chuyên gia dịch vụ)
Quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường xúc tiễn đầu tư: Trong bối cảnh hội nhập kinh
tế thế giới và khu vực, thông qua quá trình tự do hoá đầu tư và thương mại, mở rộng quan
hệ kinh tế đối ngoại là điều kiện tiên quyết để đảm bảo đầy đủ các nguồn lực phục vụ hoạtđộng sản xuất kinh doanh Dé làm được điều này, quốc gia nói chung và các địa phươngnói riêng cần chủ động tiến hành các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch, giáo
dục thông qua đó dé các quốc gia, các địa phương khác hiểu biết về những lợi thé, tiềm
năng của mình và mở ra các cơ hội hợp tác kinh doanh, thu hút nguồn vốn và các nguồn
lực khác như nhân lực trình độ cao, công nghệ kỹ thuật và các kỹ năng quản lý tiến bộ thông qua hoạt động đầu tư quốc tế trực tiếp.
14
Trang 221.3.5 Tác động của môi trường đầu tư đến thu hút vốn dau tw FDI
Môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tô môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp, công
nghiệp và tài nguyên, kỹ thuật và con người đều tác động đến việc quản lý và hoạt động
của các công ty đầu tư trong nước Đồng thời, môi trường đầu tư cũng là một yếu tố quantrọng dé xác định khả năng thu hut FDI (Foreign Direct Investment) của một quôc gia Néu
môi trường đầu tư tốt, các yếu tố như an toàn kinh tế, sự ôn định chính trị, luật pháp cứng
rắn, các chính sách hỗ trợ đầu tư, các tiện ích kinh tế và kỹ thuật đều tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi, điều này sẽ giúp tăng cường khả năng thu hút EDI Các công ty đầu tư
nước ngoài sẽ cảm thấy an tâm hơn khi đầu tư vào một môi trường đầu tư tốt, bởi vì họ cóthé dé dang quản lý hoạt động của minh và có thé tận dụng các tiện ích đầu tư để tăngcường sức mạnh kinh doanh, tạo ra cơ hội kinh doanh tốt hơn và giảm rủi ro cho các nhàđầu tư
Môi trường đầu tư có tác động quan trọng ‹ đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) Nếu môi trường đầu tư của một quốc gia được cải thiện, thì khả năng thu hút
FDI sẽ tăng Một môi trường đầu tư không tốt sẽ làm giảm sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Những yếu tô quan trong của môi trường dau tư bao gom:
Chính sách đầu tư, quy định pháp lý, ô ồn định chính trị, độ tin cậy của hệ thống tài chính, hạ tầng, trình độ lao động, sự phát triển công nghiệp, văn hóa và xã hội.
Chính sách và quy định của chính phú đối với đầu tư nước ngoài, bao gồm các khoản
hỗ trợ, thuế và thuế nhập khẩu, và quyền sở hữu tài sản
Hạ tang, bao gồm cơ sở hạ tang vận tải, cơ sở hạ tang năng lượng va mạng lưới viễn
thông.
Sự ồn định chính trị, bao gồm các rủi ro liên quan đến biến động chính tri và an ninh,và tính đến thời điểm hiện tại
Trình độ giáo duc và dao tao của nhân lực và mức lương trung bình.
Khả năng tiếp cận các thị trường và ngành công nghiệp liên quan
Ngoài các yếu tố trên, một môi trường đầu tư thuận lợi còn phải đáp ứng được các
tiêu chuẩn về đạo đức và xã hội Các nhà đầu tư nước ngoài thường quan tâm đến việc phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và đảm bảo quyền lợi của người lao động và cộng đồng địa phương.
Tóm lại, môi trường đầu tư thuận lợi là yếu tô quan trọng dé thu hút vốn đầu tư nướcngoài Chính phủ có thé tăng cường các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và nângcao đạo đức va trách nhiệm xã hội cua doanh nghiệp để cải thiện môi trường đầu tư của
quôc gia.
1.3.6 Vai trò của môi trường đầu tư với thu hút vốn đầu tư FDI
Môi trường đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và duy trì vốn đầu tư vào một khu vực cụ thé Nó có thé anh hưởng đến sự phát triển kinh tế của khu vực đó, tạo
ra các cơ hội việc làm và thu hút các doanh nghiệp đầu tư Một môi trường đầu tư thuận lợi
cần phải có chính sách pháp lý rõ ràng, hệ thống tài chính ồn định, tính minh bạch và độtin cậy cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và thúc đây sự phát triển kinh
doanh.
15
Trang 23Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp: Môi trường đầu tư thuận lợi là một trongnhững yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp giảm chi phí và thời gian đầu tư, đồng thờicũng giúp tăng cường tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp Điều này đặc biệt quan trọng
đối với các doanh nghiệp mới và nhỏ, cần tìm kiếm cơ hội dé phát triển.
Tăng tính mình bạch và độ tin cậy: Môi trường đầu tư tốt đòi hỏi phải có chính sách
pháp lý rõ ràng, một hệ thống tài chính ồn định và các chính sách hỗ trợ đầu tư được công
khai và minh bạch Những điều này giúp tăng cường sự tin cậy của các nhà đầu tư về nơi
họ đang đầu tư Các chính sách và quy định liên quan đến đầu tư và kinh doanh phải được
đơn giản hóa và dé hiểu Các quy trình thủ tục phải được tối giản hóa và hệ thống hóa dégiảm thiểu chi phí và thời gian đầu tư Việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi,bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và đảm bảo an ninh và 6n định chính trị cũng rất quan trọng.các giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đầy mạnh sự phát triển kinh té: Môi trường đầu tư thuận lợi có thé giúp thúc day sự
phát triển kinh tế của một khu vực thông qua việc tạo ra các cơ hội việc làm mới, tăng thu
nhập của người dân và nâng cao chat lượng cuộc sống Nó cũng có thé thúc day sự phát triển của các ngành công nghiệp và các khu vực địa phương khác.
Tăng cường sự hap dẫn doi với các nhà đầu tư nước ngoài: Môi trường đầu tư tốt có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu vực đó, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
Thúc day sự đổi mới và tiễn bộ công nghệ: Một môi trường dau tư tốt cũng có thé
thúc đây sự đôi mới và tiến bộ công nghệ, thông qua vigc tao ra co hội cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực tiên tiễn.
Cải thiện kết cấu hạ tang vật chất và xã hội: Việc thúc đây sự ủng hộ và tham gia
của các đối tác khác như các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng các đối
tác này dé tham gia vào quá trình cải thiện kết cấu hạ tầng vật chất va xã hội Chính phủ có
thê tăng Cường trao đổi thông tin với các đối tác và xây dựng các chương trình dao tạo dé
giúp các đối tác hiểu rõ hơn về chiến lược và kế hoạch.
Xã hội, văn hoá và môi trường: Cần có một chiến lược bao quát và đa chiều, kết hợpcác giải pháp về kinh tế, xã hội và môi trường đề tạo lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư
1.3.7 Các chi tiéu đánh giá môi trường đầu tư
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia đang cạnh tranh với nhau dé thu hút các
nhà đầu tư Vì vậy, cải thiện môi trường dau tư là một việc cần thiết dé giúp các quốc gia nâng cao sức cạnh tranh và thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn Việc xây dựng và đánh giá các chỉ tiêu dé đo lường và theo dõi tiến độ cải thiện môi trường đầu tư là rất quan trọng
của một quốc gia để có các chính sách điều chỉnh phù hợp.
Một, dau tu nước ngoài: Một trong những chỉ tiêu đầu tiên để đánh giá cải thiện môi
trường đầu tư là tổng số dự án đầu tư nước ngoài và số vốn đầu tư nước ngoài Tốc độ tăng
trưởng đầu tư nước ngoài và ty lệ đóng góp của đầu tư nước ngoài vào GDP của quốc gia
cũng là các chỉ tiêu đánh giá cải thiện môi trường đầu tư quan trọng Nếu một quốc gia có tỷ lệ đầu tư nước ngoài cao và tăng trưởng nhanh chóng, điều đó cho thay môi trường đầu tư tại đó rất thu hút và hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
16
Trang 24Hai, điều kiện cạnh tranh: Các chỉ tiêu đánh giá cạnh tranh toàn cầu như Chỉ số cạnhtranh toàn cầu (GCT), Chỉ số độ cạnh tranh kinh tế (ECD), và Chi số Năng lực Cạnh tranhQuốc gia (NCC) cũng là các chỉ tiêu đánh giá quan trọng dé đo lường môi trường dau tư.
Những chỉ sô này đo lường khả năng cạnh tranh của quôc gia trong khu vực và trên toàn
cầu Nếu một quôc gia có chi số cạnh tranh cao, điều đó cho thay môi trường dau tu của
quốc gia đó rất thu hút và cạnh tranh với các quốc gia khác.
Ba, khung pháp lý: Các chỉ số đánh giá khung pháp lý như Chỉ số năng lực pháp lý(LPI), Chỉ số Hiệu lực Thực thi Pháp luật (WJP), và Chỉ sô cải cách pháp lý quốc gia (NRI).Kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tăng
trưởng doanh nghiệp mới, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp, và
tăng trưởng ngân sách Nhà nước.
Bốn, các chỉ tiêu đánh giá về môi trường xã hội: Các chỉ tiêu đánh giá môi trường
xã hội là rất quan trọng đề đánh giá môi trường đầu tư Các chỉ tiêu này bao gồm việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đảm bảo an toàn và an ninh cho cộng đồng, đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường, đảm bảo sự công bằng và đa dạng trong xã hội, và đảm bảo sự
tôn trọng văn hóa và truyền thống của địa phương Một quôc gia có môi trường xã hội tốt
sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư vì họ có thê đảm bảo cho nhân viên của họ một môi trường làm việc an toàn và tốt hơn.
Năm, môi trường: Chỉ số chất lượng không khí, chất lượng nước, khả năng xử lýchất thải, bảo vệ môi trường và năng lực giải quyết các vấn đề môi trường
Sáu, khoa hoc và công nghệ: Số lượng bằng sáng chế, sản phẩm công nghệ mới, chi
phí nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp
Bay, các chỉ tiêu đánh giá về hạ tang: Một môi trường đầu tư thuận lợi phải có hạtầng tốt dé phục vụ cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh Vì vậy, các chỉ tiêu đánh giáhạ tầng cũng rất quan trọng Các chỉ tiêu này bao gồm chất lượng đường giao thông, cơ sở
hạ tầng viễn thông, điện năng, nước sạch và xử lý chất thải Nếu một quốc gia có các chỉ tiêu này đạt mức cao, điều này sẽ giúp thu hút các nhà đầu tư đến đó.
Tám, các chỉ tiêu đánh giá về chỉ phí đầu tw: Một trong những yếu tô quan trọng khi các nhà đầu tư đưa ra quyết định dau tư là chi phí Vì vậy, các chỉ tiêu đánh giá về chi phí
đầu tư như giá ca lao động, chi phí thuê đất, chỉ phí vận chuyền và các khoản chi phí khác
cũng rất quan trọng dé đánh giá môi trường đầu tư của một quốc gia Nếu một quôc gia có
chỉ phí đầu tư thấp hơn so với các quốc gia khác, điều này sẽ thu hút được nhiêu nhà đầu
Mười, các chỉ tiêu đánh giá về sự ồn định chính trị: Sự ôn định chính trị là một yếutố quan trọng đối với các nhà đầu tư Các chỉ tiêu đánh giá về sự ôn định chính trị bao gồm
mức độ ôn định chính trị, tình trạng đảm bảo an ninh, mức độ phân quyền và tình trạng tham nhũng Nếu một quốc gia có sự ôn định chính trị, điều này sẽ giúp các nhà đầu tư cảm
thấy an tâm và tăng độ tin cậy vào môi trường đầu tư của quôc gia đó
17
Trang 25Mười một, các chỉ tiêu đánh giá về chính sách pháp luật: Chính sách pháp luật làmột yếu tố rất quan trọng đề đảm bảo môi trường đầu tư thuận lợi Các chỉ tiêu đánh giá
chính sách pháp luật bao gồm sự minh bạch của các chính sách và quy định, sự đảm bảo
quyền lợi của các nhà đầu tư và độc lập của hệ thống tư pháp Nếu một quốc gia có chính
sách pháp luật tốt, điều này sẽ giúp tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi và hỗ trợ cho
các nhà đầu tư.
Kết luận: Với mười một chỉ tiêu để đánh giá việc cải thiện môi trường dau tư có thébao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, dé đánh giá đạt kết quả cao nhất cần thiết đòi hỏi kếtqua của sự phối hợp giữa các bộ, ngành và đơn vị liên quan, cùng với sự hỗ trợ từ các tôchức quốc tế và các chuyên gia trong lĩnh vực này Tuy nhiên, trong quá trình thực thi việc
tăng cường sự minh bạch và truyền thông trong việc quản lý đầu tư, thông tin rõ ràng và
day đủ về quy trình đầu tư, kế hoạch chi tiết và các chính sách hỗ trợ dé đảm bảo răng các
dự án đầu tư được thực hiện một cách bền vững và có lợi cho nhà đầu tư, cộng đồng địaphương Từ đó các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn, đồng thờigiúp nâng cao sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào quá trình đầu tư và quản lý đầu tư củachính phủ Như vậy, các dự án đầu tư bền vững cũng đóng góp vào việc tạo ra các cơ hội
việc làm và day mạnh sự phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia nói chung và của
Việt Nam nói riêng.
1.5 Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn FDI của một số nước
trong khu vực và bài học cho Việt Nam
1.5.1 Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan là một quốc gia phát triển kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, có nền kinh
tế đa dạng và được xem là một trong những trung tâm tài chính của khu vực Tuy nhiên,
trong thời gian gần đây, Thái Lan đã đối mặt với những thách thức về môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và rác thải.
Dé cải thiện môi | trường và thu hút vốn đầu tư, Thái Lan đã có những nỗ lực đáng kể Một trong những no lực đó là việc xây dựng các chính sách và quy định mới về môi trường, nhằm đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh và sản xuất được thực hiện theo cách thức bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Chính phủ chú ý phát triển công nghiệp phụ trợ, thành lập ủy ban hỗ trợ về vấn đề
này và cùng với các tô chức chuyên môn lo phát triển, xây dựng, hình thành những mối
liên kết công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế, phí, giá, cơ chế quản lý một cửa Ban hànhchính sách miễn thuế thu nhập và tự do hóa lĩnh vực tài chính Bộ máy quản lý đầu tư gọn
nhẹ và tập trung tiết kiệm thời gian, chi phí cho các nhà đầu tư
Đề thu hút vốn đầu tư, Thái Lan đã tạo ra các chính sách khuyến khích đầu tư, bao
gồm hỗ trợ về thuế, giảm giá đất, cải thiện quy trình đăng ký và đơn giản hóa thủ tục đầu tư Ngoài ra, Thái Lan cũng đã tăng cường đào tạo nguôn nhân lực chất lượng cao và cải
thiện hạ tầng kinh tế, gitip tao điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với quan điểm: “vốn nhân lực là ưu
tiên hàng đầu trong quá trình cạnh tranh của một đất nước”.
Quy hoạch đồng bộ từ vùng công nghiệp, quy hoạch tông thể sang KCN Phát triểnKCN có hạ tầng xã hội khép kín đảm bảo ăn, ở, sinh hoạt cho công nhân Thủ tục quản lý
18
Trang 26đơn giản, thuận tiện cho nhà dau tư Bộ máy xúc tiến đồng bộ giữa nhà nước và chính quyềnđịa phương Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở kỹ thuật dé hình thành KCN trung tâm.
Ngoài ra, Thái Lan cũng đã triển khai các chương trình và dự án đầu tư vào các công
nghệ và thiết bị mới, giúp giảm thiểu lượng khí thải và ô nhiễm nước, đồng thời cải thiện hiệu suất sản xuất và tiết kiệm năng lượng.
1.5.2 Kinh nghiệm cua Singapore
Singapore là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển và cũng là một trong
những quốc gia tiên tiến nhất trong việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cue
của các hoạt động kinh doanh đến môi trường Việc cải thiện môi trường và thu hút vốn
đầu tư FDI là hai mục tiêu chính trong chiến lược phát triển kinh tế của Singapore.
Dé cải thiện môi trường, Singapore đã triển khai nhiều chương trình và dự án nhằmgiảm thiểu ô nhiễm không khí, nước và rác thải Một trong những chương trình đáng chú ýnhất của Singapore là chương trình "Sạch và Xanh", một chương trình giúp tăng cườngchất lượng không khí, giảm thiểu khí thải độc hại và khí nhà kính Ngoài ra, Singaporecũng đã dau tư vào các công nghệ xử lý rác thải tiên tiến nhằm giảm thiểu lượng rác thải
và đảm bảo an toàn cho môi trường.
Dé thu hút vốn dau tư, Singapore đã tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn Singapore có một trong những chính sách thuế thấp nhất thế giới và các chính
sách hỗ trợ đầu tư rất hấp dẫn, bao gôm giảm giá đất và hỗ trợ tài chính Singapore cũngcó một trong những hạ tầng kinh tế tốt nhất thế giới, bao gồm một cảng biển lớn và sân bay
quốc tế, giúp thu hút các nhà đầu tư quốc tế.
Ngoài ra, Singapore cũng tập trung vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao, giúp tạo ra một lực lượng lao động tay nghề cao và đáp ứng nhu cầu của
các nhà đầu tư quốc tế.
Tóm lại, Singapore là một trong những quốc gia tiên tiến nhất trong việc cải thiện
môi trường và thu hút vốn đầu tư FDI Việc đầu tư vào các công nghệ mới và xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi đã giúp Singapore thu hút được nhiều nhà đầu tư quốc tế, đồng thời tạo ra sự phát triển kinh tế bền vững phát triển của Quốc đảo này.
1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thứ nhất, Việt Nam có cơ hội đón làn sóng đầu tư FDI thứ 4 gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó định hình tương lai của FDI Theo đó, cần tiếp tục cải thiện mạnh
mẽ hơn về thủ tục, quy định hành chính, chất lượng cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục hải quan, thủ tục thuế, bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, trước những “cơ hội vàng” của Việt Nam, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm dé đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư Việt Nam cần chủ động vượt qua các thách
thức trong thu hút FDI chất lượng cao, như sự hạn chế của quỹ đất sạch và cơ sở hạ tầng
-cang bién, hé thong giao thông đường bộ, đường thủy, hệ thong kho bãi; sự thiếu hụt số
lượng và cơ cau nguồn lao động lành nghề, có kỹ năng chuyên sâu; sự gia tăng áp lực cạnh tranh và sức ép bị thâu tóm với doanh nghiệp trong nước.
Trang mạng delano.lu (Luxembourg) cho rằng kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng
trưởng, ở mức 6,5% nhờ 4 yếu tố: chỉ tiêu cho cơ sở hạ tang, các chính sách kinh tế vĩ mô
19
Trang 27lành mạnh, sự gia tăng tầng lớp trung lưu thúc đây nhu cầu và sức hấp dẫn thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) Tài san đầu tiên của Việt Nam là dân số trẻ và có trình độ, cónhiều kỹ sư người Việt được tham gia và được đảm nhận những công việc đòi hỏi trình độkỹ thuật cao, như lĩnh vực thiết kế vi mạch Tầng lớp trung lưu đang gia tăng và đây là mộttài sản lớn trong nền kinh tế có 72% hoạt động được thúc đây bởi tiêu dùng trong nước.
Thứ ba, Việt Nam dang trở thành cường quốc xuất khẩu với thị phần toàn cầu tăngđều đặn với 1,6% (năm 2010, tỷ trọng xuất khâu liên quan đến công nghệ đã tăng gấp 5 lần
và hiện đã vượt quá 30%) Năm 2021 của Apple với 25 đối tác đặt nhà máy tại Việt Nam, chiếm 13,9% trong tong số 190 nhà cung ứng tính đến quý IV/2021, tăng so với năm 2020.
Xuất khâu: Kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN giảm trong 02 tháng đầu năm
2023 song mức độ giảm đã được cải thiện so với tháng 01 năm 2023 Xuất khẩu (kê cả dầu
thô) ước đạt hơn 38,4 ty USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ, chiếm 76,7% kim ngạch xuất
khẩu Xuất khâu không kê dầu thô ước dat gần 38,1 ty USD, giảm 5,5% so với cùng kỳ,chiếm gần 76% kim ngạch xuất khẩu cả nước
Nhập khẩu: Nhập khẩu của khu vực ĐTNN ước đạt hơn 33 tỷ USD, giảm 10,9% socùng kỳ và chiếm 67,5% kim ngạch nhập khẩu cả nước
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu giảm song tính chung trong 02 tháng đầu năm 2023,khu vực ĐTNN van xuất siêu gần 5,4 ty USD ké cả dầu thô và xuất siêu hơn 5 tỷ USDkhông ké dầu thô Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 4,2 tỷ
USD.
Thứ tư, các doanh nghiệp Pháp cho rằng, có 3 lý do dé đầu tư vào Việt Nam gồm:
Nguồn nhân lực chăm chỉ, năng động, sáng tạo; nền kinh tế cởi mở vào bậc nhất ở châu Á
và thị trường phát triển thương mại day tiêm năng Tại Diễn đàn kinh tế Pháp - Việt Nam
lần thứ nhất, nhiều doanh nghiệp Pháp bày to mong muốn dau tư và trao đổi kinh tế thương
mại với các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ năm, Việt Nam ngày càng tăng trưởng và mở cửa Nhưng một lý do quan trọng
khác, đó là việc đóng cửa của Trung Quốc và những khó khăn trong việc giao thương giữa
các nước phương Tây với Nga đã khiến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trở thành khu vực kinh tế lớn duy nhất trên thế giới hiện nay có tốc độ phát triển mạnh mẽ Báo Đầu tư của Pháp có bài "Việt Nam - Miễn đất hứa của châu A", với nhìn nhận lực lượng lao động
tay nghề cao, hệ thống các hiệp định thương mại và những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam
là yếu tố hap dan các nhà dau tư Việt Nam dang nôi lên như một trung tâm sản xuất ở khu vực Đông và Đông Nam Á, được hỗ trợ bởi các nỗ lực tự do hóa kinh tế của Chính phủ và
sự hội nhập ngày càng sâu vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đề có những kết quả đã đạt được, các Cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam tiếp tục phát huy các nội dung cải thiện môi trường dau tư, điều đó được thé hiện như sau:
Thứ nhất, cải thiện môi trường dau tư kinh doanh trọng tâm là cải cách, đơn giản
hóa thủ tục hành chính, đây mạnh chính quyền điện tử; tạo môi trường dau tư kinh doanhthông thoáng, minh bạch, bình đăng, thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư; đây mạnh phòng,chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, doanh nghiệp sân sau, vi phạm quy định; Làm
tốt nhiệm vụ giải phóng mặt băng, tạo đất sạch cho nhà đầu tư; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tăng cường vận động, tuyên truyền nhân dân, đặt lợi ích chung lên trên hết;
nghiên cứu, xây dựng chính sách đặc thù phù hợp.
20
Trang 28Thứ hai, cải thiện kết cấu hạ tầng ban hành danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng 1 nhằm phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng cao, như: hạ
tang giao thong, ha tang vién thông, công nghệ thông tin, logistics, xây dựng và phát triển
Trung tâm Đồi mới sáng tạo Quốc gia, kết noi với trung tâm đổi mới sáng tạo cấp vùng,của địa phương và doanh nghiệp nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp
Thứ ba, phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ lao động kỹ thuật,
công nhân lành nghề, có tác phong công nghiệp, ý thức tô chức kỷ luật, đáp ứng nhu cầu
thực tiễn Đây mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về đầu
tư nước ngoài thông qua các công cụ quản trị hiện đại, có tính hệ thống, cơ sở dữ liệu đầy
đủ, toàn diện, có những cảnh báo sớm.
Thứ tư, hoàn thiện thể chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cân đôi, hợp lý giữacác vùng, miền; bảo đảm việc thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài theo đúng định hướng,quy hoạch và yêu cầu phát triển Xây dựng thể chế, chính sách cho các khu kinh tế, khu
công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao
Thứ năm, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc cấp, điều chỉnh, thu hồi dự án đầu tư nước ngoài, ban hành quy định ưu đãi, hỗ trợ đầu tư Xử lý dứt điểm các dự án
gây 6 nhiễm môi trường, sử dụng đất không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nhiều năm, dự án
không triển khai hoặc không thực hiện đúng cam kết.
21
Trang 29CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM NHAM THU HUT VON ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI GIAI DOAN
2020 - 03/2023
2.1 Đặc điểm môi trường đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2020 - 3/2023
Tăng trưởng kinh tế tốt: Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao
và ôn định Năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 2,91%, một con số khá ấn tượng so với
nhiều quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
Chính sách đầu tư hấp dẫn: Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách trong chính sách đầu tư dé thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm giảm giá trị tài sản đăng ký, tăng đội ngũ cán bộ tư van đầu tư và đơn giản hóa thủ tục đăng ký dau tư.
Điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp: Môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã được cải thiện đáng ké trong những năm gần đây, với nhiều nỗ lực dé đơn giản hóa thủ tục hành
chính, giảm chi phí, tăng tính minh bạch và tăng cường quản lý nhà nước.
Hạ tầng và năng lực sản xuất tăng cường: Việt Nam đang có một môi trường đầu tư
hấp dẫn với hạ tầng đầy đủ cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp, các cảng biển và sân bay cũng như một số lĩnh vực sản xuất khác.
Năng lực nhân lực: Lao động Việt Nam được đánh giá cao về năng lực và tính cần
cù, cùng với chi phí lao động thấp so với nhiều quốc gia khác trong khu vực.
Như vậy, trong giai đoạn 2020-3/2023, môi trường đầu tư tại Việt Nam đã được cải
thiện đáng kề nhờ vào sự chú trọng và đầu tư của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhànước Một số những cải tiến đáng ké bao gồm:
Đổi mới chính sách đầu tư: Chính phủ đã thực hiện nhiều cải cách trong chính sáchđầu tư đề thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm giảm giá trị tài sản đăng ký, tăng đội ngũ cán bộ tư vấn đầu tư và đơn giản hóa thủ tục đăng ký dau tư.
Tăng cường tư pháp: Chính phủ đã thực hiện nhiều cải cách trong lĩnh vực tư pháp,
bao gồm tăng cường thực thi luật và cải thiện hệ thông pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các
nhà đầu tư.
Nâng cao hạ tầng: Chính phủ đã đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng, bao gồm cải tạo đường
bộ và đường sắt, nâng cấp cảng biên và sân bay, dé tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.
Những cải tiến này đã giúp Việt Nam thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, cácdự án FDI mới đa phần tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kho bãi, logistic, vận tải, điệntử, và viễn thông Điều này cho thấy rằng các cải tiến trong môi trường đầu tư của ViệtNam đang có tác động tích cực đến việc thu hút FDI Tuy nhiên, dé duy trì và tăng cườngsự thu hút FDI trong tương lai, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tăngcường dao tao lao động và tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia khác
2.2 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam ảnh hướng đến việcthu hút vốn FDI
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông
Nam A, ven biên Thái Bình Dương Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dai 4.550
km, tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Cam-pu-chia ở phía Tây; phía Đông
22
Trang 30giáp biển Đông Năm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam A, thuộc khu vực kinh tế năng
động của thế giới nên có tiềm năng liên kết với nhịp độ phát triển của khu vực, có khả năng
kết nỗi với những nước có nền công nghiệp cao như: Nhật Bản, Singapore, Thái Lan nên
Việt Nam có thê trở thành đầu mối trong việc giao lưu trung chuyên hàng hải, rất thuận lợi về giao thông đường biển với các châu lục khác.
Tài nguyên khoảng sản: Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, như:
thiếc, kẽm, bạc, vàng, đá quý, than đá, Thém lục địa của Việt Nam có nhiều dầu mỏ, khí Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp khai khoáng, dự án dầu
khí và lọc dầu Đất ở Việt Nam rất đa dang, có độ phi nhiêu cao, thuận lợi cho phát triển
nông, lâm nghiệp.
Khí hậu: Việt Nam năm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và
độ âm lớn Điều này sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, phát triển trồng trọt trong
nông nghiệp, đặc biệt giúp cây trồng phát triển quanh năm.
2.2.2 Điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội
Dân cư và lao động: Nguồn nhân lực Việt Nam là yếu tô quan trọng có tác động tíchcực đến thu hút ĐTNN bởi lực lượng lao động đồi dào, chi phí thấp và trình độ lao động
tăng lên qua các năm.
Thứ nhất, nguồn nhân lực Việt Nam tương đối đồi dao do quy mô dân số lớn và tănglên hàng năm Dân số hiện tại (tháng 2/2023) của Việt Nam khoảng 99,5 triệu người, dânsố Việt Nam hiện chiếm 1,27% dân số thé giới, mật độ dân số trung bình 290 người/km2.Tuy nhiên, dân số lại phân bố không đồng đều, mật độ dân số cao chủ yếu ở các thành pho
lớn, những vùng đồng bằng có điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội và cơ sở hạ tầng phát triển Quy mô của lực lượng lao động chiếm khoảng trên 50% tong dân số Lao động làm việc trong ngành Nông nghiệp vẫn chiếm ty trọng lớn nhất nhưng giảm dan, còn lao động làm việc ở ngành Công nghiệp và Dịch vụ tăng lên qua các năm.
Thứ hai, chỉ phí lao động, tiền lương của Việt Nam thấp so với các nước trong khu
vực và có sự khác biệt giữa các vùng, miên trong cả nước So với nhiều nước trong khu
vực, mức lương bình quân của Việt Nam khá thấp chỉ cao hơn Lào và Campuchia, thậmchí chỉ bằng 1/3 Malaysia và nhỏ hơn gần 30 lần so với Singapore
Thứ ba, chỉ số phát triển con người của Việt Nam luôn có xu hướng tăng lên trongthời gian qua dù GNI, GDP bình quân đầu người vẫn còn thấp Chỉ số này cho thấy, sứckhỏe của người dân Việt Nam tương đối tốt và hệ thống giáo dục phô thông rất được quantâm, phát triển
Diéu kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - Xã hội phát huy các lợi thế về địa ly và dia
hinh cua Viét Nam
Vị tri dia lý đắc địa: Việt Nam nam ở trung tâm Đông Nam A, kết nối với các quốc gia trong khu vực, cũng như nằm gần các thị trường tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ,
Nhật Bản và Hàn Quốc.
Hệ thống cảng biển phát triển: Với đường bờ biên dài hơn 3.200 km, Việt Nam cónhiều cảng biển lớn và hiện đại như Cát Lái, Tân Cảng, Cái Mép Điều này giúp cho hanghóa và dịch vụ có thé được vận chuyền nhanh chóng và tiết kiệm chi phí
Địa hình đa dạng: Việt Nam có các khu vực đôi núi, đồng bang, sông ngòi và các khu vực ven biên Điều nay mang lại nhiều lợi thé cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh
23
Trang 31như phát triển nông nghiệp, khai thác lâm sản, thủy sản, du lịch, và năng lượng tái tạo như
điện gió và điện mặt trời.
Tài nguyên tu nhiên phong phú: Việt Nam có nhiều tài nguyên quan trọng như dầu
khí, than đá, quặng kim loại, gỗ, nước mặt, đất trồng điều này tạo ra nhiều cơ hội đầu tư
cho các ngành công nghiệp khai thác, chế biến và xuất khâu.
Nhân lực trẻ và giá cả cạnh tranh: Việt Nam có dân số trẻ và có nhiều người có trình
độ cao, cùng với mức lương lao động thấp so với nhiều nước trong khu vực Điều này giúp
cho các nhà đầu tư có thể tìm được nguôn nhân lực phù hợp và đầu tư với giá cả cạnh tranh.
Tóm lại, Việt Nam là một quốc gia có điều kiện tự nhiên thuận lợi với địa hình đa dạng, đặc biệt là có nhiều cảng biển và khu vực kinh tế biển lớn Việc tận dụng và pháttriển các tài nguyên tự nhiên, đầu tư vào hạ tầng và kết nối với các thị trường quốc tế sẽ
giúp Việt Nam thu hút được nhiều vốn FDI hơn trong tương lai.
2.3 Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn 2022 - 03/2023
2.3.1 Vai trò của FDI với nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2020 - 03/2023
Các nội dung hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong những năm
qua đã có những đóng góp đáng | kể cho nền kinh tế xã hội
FDI đã bỗ sung nguôn von dau tw quan trong cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Trong những năm bắt đầu công cuộc đổi mới ở Việt Nam
Nguồn viện trợ của các nước XHCN cũ bị cắt giảm đột ngột, nguồn vốn đầu tư trong
nước còn rất hạn chế thì chủ trương thu hút FDI là rất kịp thời, , sáng suốt và đúng dan, da
bồ sung được nguồn vốn dau tu phát triển Nếu không có nguồn vốn này thì kinh tế Việt Nam khó đạt được mức tăng trưởng tương đối cao và ôn định trong 20 năm qua, và điều
quan trong là sự có mặt của nguồn von đầu tư nước ngoài đã tạo ra tác động lan truyền cho nguồn vốn trong nước, khiến các nguồn lực trong nước phát huy được tiềm năng của mình.
Sự đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế còn thé hiện ở sự tăng lên đáng ké của doanh thu từ khu vực FDI Một sô lĩnh vực đạt doanh thu cao là công nghiệp nặng, công
nghiệp nhẹ, chế biến, giao thông vận tải và bưu điện những sản phẩm có giá trị cao như
ô tô, xe máy, sắt thép, xi măng
Quy mô xuất khẩu tăng nhanh qua các năm Xuất khẩu của khu vực FDI đã góp phầntăng thu ngoại tệ cho đất nước Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng như đệt,may, giầy dép, điện tử, nông lâm thủy sản chế biến Bên cạnh đó, FDI đóng góp cho tăngtrưởng kinh tế thông qua các khoản nộp ngân sách Mặc dù phan lớn các doanh nghiệp FDI
đang trong thời kỳ miễn giảm thuế thu nhập và đối với vật tư máy móc thiết bị nhưng thu
ngân sách từ các doanh nghiệp FDI tiếp tục tăng Mặt khác nguồn vốn FDI vào Việt Nam
của tư nhân do phía nước ngoài tự cân đối ngoại tệ và bảo lãnh là chính, nên ảnh hưởng
nhỏ đến nợ chính phủ
Tac động của FDI dén tạo việc lam Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, số lao động trực tiếp trong khu vực FDI ngày càng tăng nhanh Bên cạnh đó, các dự án FDI còn tao ra một lượng việc làm gián tiếp tương đối lớn do nhu cầu cần có những cơ sở vệ tỉnh cùng các dịch vụ, yếu tố đầu vào cũng như
tham gia vào lưu thông Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT tính bình quân thì cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo ra 3 lao động gián tiếp.
24
Trang 32Với khả năng tiếp thu được số lượng lớn lao động nên FDI đã góp phần làm lành
mạnh hoá các quan hệ xã hội, tạo nên một thị trường lao động với đầy đủ các yếu tố cung cầu và cạnh tranh Qua đó thúc đây sự quan tâm của xã hội với giáo dục và đào tạo Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI bình quân cao hơn cùng ngành
nghề ở khu vực Nhờ có FDI các nhà sản xuất Việt Nam đã tìm được cách sản xuất ra sảnphẩm đa dạng và sản xuất chúng như thế nào trên thị trường thế giới Đồng thời người laođộng nhận được sự đảo tạo thích hợp và học được phần nào phương pháp, kỹ năng hoạtđộng kinh doanh hiện đại, tuân thủ trật tự quy trình sản xuất và có trách nhiệm kiểm tra chotừng sản phẩm.
Tác động của FDI đến kỹ thuật
FDI là nguồn chuyền giao công nghệ chính Chuyền giao công nghệ thông qua FDI
đã góp phần thúc đây tăng trưởng kinh tế, gia tăng xuất khẩu Thông qua các dự án FDI,
nhiéu kỹ thuật hiện dai đã được nhập vào Việt Nam, điển hình là ngành bưu chính viễn
thông, ngành tự động hoá và công nghiệp hoá chất Những kỹ thuật mới trong công nghệ
ga, dầu khí và công nghiệp nhẹ đã góp phần làm tăng kim ngạch xuất khâu Đặc biệt sựmở cửa của nền kinh tẾ, thương mại quốc tế và chính sách đầu tư nước ngoài đã không
những giúp cho sản xuất trong nước có sức mạnh mà còn tạo ra sư tiến bộ trong quản lý
công nghệ như áp dụng các tiêu chuẩn ISO
Thúc day chuyển dich cơ cau kinh tếTrong các cơ cấu kinh tế, co cầu ngành là quan trọng nhất Trước đối mới kinh tếViệt Nam chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chiếm chưa tới 30% Sau đổi
mới cơ cầu kinh tế chuyên ‹ dich theo hướng tích cực Tat cả các nhóm ngành nghề trong
nền kinh tế đều tăng, song tốc độ tăng của công nghiệp và dịch vụ cao hơn làm cho tỷ trọng
của các ngành trong GDP thay đôi
Đối với cơ cấu vùng: FDI không những giúp chuyên dịch kinh tế theo cơ cầu ngành
mà còn theo cơ cầu vùng, lãnh thô Mặc dù các dự án FDI thường tập trung vào các thành
phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh nhưng không phải FDI làm mắt cânđối thêm kinh tế co cau vùng mà tao ra tac động ngược lại, day mạnh các quá trình chuyền
dịch cơ cầu kinh tế tại địa phương và hình thành càng nhiều hơn các địa phương có tỷ trọng sản xuất công nghiệp lớn dẫn đến sự phát triển đồng đều trên cả nước.
2.3.2 Các nhân tô ảnh hưởng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam
Thị trường: Là yêu tô quan trọng đối với việc thu hút vốn đầu tư Bộ kế hoạch đầutư phân tích và đánh giá sức hấp dẫn của thị trường, kích cỡ thị trường, tiềm năng tăngtrưởng va khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm hoặc dịch vụ mà dự án đầu tư cungcấp
Điều kiện thị trường: Các yêu tố như độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giáhối đoái, lãi suất và tình hình cạnh tranh cũng có thê ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của
các nhà đầu tư Các nhà đầu tư sẽ chon dau tư vào các dự án có tiềm năng sinh lợi và giảm
rủi ro hơn.
Thị trường tiềm năng: Một thị trường có tiềm năng lớn là một yếu tố quan trọng dé thu hút các nhà đầu tư Thị trường tiềm năng cần được đánh giá rõ ràng và các nhà đầu tư cần có kế hoạch đề phát triển thị trường đó trong tương lai.
25
Trang 33Sản phẩm hoặc dịch vụ: Sản pham hoặc dịch vụ được cung cấp bởi dự án đầu tư cần được phân tích và đánh giá độ cạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ, tiềm năng tăng trưởng
và lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng
Chiến lược tiếp thị: Giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của dự án đầu tư đến kháchhàng tiềm năng dé đánh giá tính khả thi của chiến lược tiếp thị, kế hoạch tiếp thị và kinhphí tiếp thị
Đội ngũ quản lý và nhân viên: Có kinh nghiệm, chuyên nghiệp và kỹ năng cần thiếtdé thực hiện dự án thành công
Chi phí và lợi nhuận: Phân tích chi phí của dy án đầu tư, dé đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư.
Tài chính và tài sản: Đánh giá nguồn vốn, khả năng vay vốn, tài sản sở hữu của dự
án và khả năng tài chính để quản lý các rủi ro tiềm tàng
Tiém năng tăng trưởng va lợi nhuận: Chúp dam bao rằng dự án đầu tư có thé đem lạilợi nhuận lớn trong tương lai, sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo và hấp dẫn cho các nhà đầu
tư.
Tình hình kinh tế và chính trị của quốc gia hoặc khu vực: Những nơi có môi trường
kinh tế ôn định, chính trị 6n định, văn hóa ứng xử đúng mực thường được các nhà đầu tư
tin tưởng và ưa thích hơn.
Môi trường dau tư và pháp lý: Ôn định, dé dang đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trituệ sẽ giúp thu hút được nhiều nhà đầu tư
Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng tốt và phát triển như đường giao thông, điện, nước, viễnthông, sẽ giúp tăng giá trị cho dự án và thu hút các nhà đầu tư
Chính sách wu đãi đầu tw: Chính sách ưu đãi đầu tư như miễn thuế, hỗ trợ tài chính,giảm giá đất, sẽ giúp thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm đến dự án
Công nghệ và hạ tang: Điều này giúp đảm bảo rang dự án đầu tư có thé được triển
khai một cách hiệu quả và mang lại lợi nhuận lớn Việc đánh giá các công nghệ và hạ tầng có liên quan đến dự án đầu tư, bao gồm cơ sở hạ tầng, công nghệ sản xuất và phân phối sản pham
Đối tác chiến lược: Các đối tác chiến lược có thé giúp tăng giá trị của dự án và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Những đối tác chiến lược có uy tín, kinh nghiệm và sựhiểu biết sâu sắc về thị trường sẽ là một lợi thế cho dự án
Tâm nhìn của doanh nghiệp: Tầm nhìn của doanh nghiệp đầu tư cũng là một yếu tốquan trọng Các doanh nghiệp đầu tư có tầm nhìn dài hạn và có mục tiêu phát triển bềnvững sẽ có xu hướng đầu tư vào các dự án có tiềm năng phát triển lâu dài.
Thời gian hoàn thành dự án: Thời gian hoàn thành dự án cũng là một yếu tố quan trọng Các nhà đầu tư thường muốn đầu tư vào các dự án có thời gian hoàn thành ngắn và
đem lại lợi nhuận nhanh chóng.
Tinh khả thi của dự án: Dự án cần phải được đánh giá khả thi về mặt kỹ thuật, tàichính và thị trường dé thu hút được sự quan tâm của các nhả đầu tư Nếu dự án được đánhgiá khả thi và có tiềm năng lợi nhuận cao, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đầu tư vào dự án
đó.
26
Trang 342.3.3 Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 2020 - 3/2023
2.3.3.1 Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2020, vốn đăng ký mới: 14,65 tỷ USD
(giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2019) Vốn điều chỉnh: 6,4 tỷ USD (tăng 10,6% so với cùng kỳ) Góp vốn, mua cô phần: 7,47 tỷ USD (giảm 51,7% so với cùng kỳ) Năm 202], vôn đăng ký mới 15,2 tỷ USD (tăng 4,1⁄ so với cùng kỳ năm 2020) Vốn điều chỉnh: 9 tỷ USD (tăng 40,5% so với cùng kỳ) Góp vốn, mua cô phan: 6,9 tỷ USD (giảm 7,7% so với cùng kỳ) Năm 2022, vốn đăng ký mới: 12,45 tỷ USD (giảm 18,4% so với cùng ky năm 2021) Vốn điều chỉnh: 10,12 tỷ USD (tăng 12,2% so với cùng kỳ) Góp vốn, mua cô phần:
5,15 ty USD (giảm 25,2% so với cùng kỳ).
Hình 2.1 Tình hình đăng ký đầu tư vốn FDI tại Việt Nam Giai đoạn 2020 - 2022
Đơn vị: Tỷ USD
8 Vốn đăng ký mới # Vốn điều chỉnh = Góp vốn mua cô phần
Nguồn: Cục Dau tư nước ngoài
Nam 2020, tong vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cô phần (GVMCP) củanhà DTNN dat 28,53 ty USD, bang 75% so với cùng kỳ năm 2019 Vốn thực hiện của dựán đầu tư trực tiếp | nước ngoài ước đạt 19.98 tỷ USD, băng 98% so với cùng ky năm 2019
Nam 2021, tong vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cô phan, mua phan vốn
góp (GVMCP) của nhà DTNN dat 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020 Vốn
thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 19,74 tỷ USD, giảm nhẹ 1.2% so với cùng
kỳ năm 2020 Năm 2022, tong vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và gop von mua cô phan,
mua phan vén gop (GVMCP) cua nha DTNN dat gan 27,72 ty USD, bang 89% so với cùng
ky năm 2021 Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 22,4 ty USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021.
27
Trang 35Hình 2.2 Tình hình thu hút vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022
tổng vốn dang ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà ĐTNN
m Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài
Nguôn: Cục Đầu tư nước ngoàiTheo đối tác dau tư: Năm 2020 có 139 quốc gia, vùng lãnh thé có dự án đầu tư cònhiệu lực tại Việt Nam Hàn Quốc đứng đầu với tong von dang ky trén 70,6 ty USD (chiém18,4% tổng vốn đầu tư) Năm 2021, có 106 quôc gia và vùng lãnh thô có đầu tư tại Việt
Nam, Singapore dẫn đầu với tong vốn đầu tư trên 10,7 tỷ USD, chiếm 34,4% tông vốn đầu
tư vào Việt Nam Năm 2022, có 108 quốc gia và vùng lãnh thé đầu tư tại Việt Nam,
Singapore dẫn đầu với tông vốn đầu tư gân 6,46 tỉ USD, Hàn Quốc đứng thứ hai VỚI gần
4,88 tỉ USD, Nhật Ban đứng thứ ba với tông vốn dau tư đăng ký hơn 4,78 ti USD, tiếp theo
là Trung Quốc (2,52 tỉ USD), Hồng Kông (2.22 tỉ USD)
Theo lĩnh vực: Nam 2020, các nhà DTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thốngphân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷtrọng cao nhất với 226,5 tỷ USD, chiếm gần 59% tong von dau tu; tiếp theo là các lĩnh vựckinh doanh bat động sản với gần 60,1 tỷ USD (chiém 15,6% tổng von dau tư); san xuất,phân phối điện với 28,9 tỷ USD (chiếm 7,5% tong vốn dau tư) Năm 2021, Các nhà đầu tư
nước ngoài đã đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế quốc dân Trong đó, ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo dẫn đầu với tông vốn đầu tư đạt trên 18,1 tỷ USD, chiếm 58,2% tông vốn đầutư đăng ký Ngành sản xuất, phân phối điện mặc dù thu hút được sỐ lượng dự án mới, điềuchỉnh cũng như GVMCP không nhiều, song có dự án có quy mô vốn lớn nên đứng thứ hai
với tông vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư đăng ký Tiếp theo lần
lượt là các ngành kinh doanh bắt động sản; bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là trên 2,6 tỷ USD và trên 1,4 tỷ USD Còn lại là các ngành khác Nếu xét về số lượng dự án mới thì công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ và hoạt động chuyên môn,
khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lân lượt 30,7%,28,1% và 16,7% tông số dự án Năm 2022, các nhà DTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành tronghệ thống phân ngành kinh tế quốc dân Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế taochiếm ty trong cao nhất với hơn 260,1 tỷ USD (chiếm 59,3% tông vôn đầu tư) Tiếp theolà các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với gần 66,3 tỷ USD (chiếm 15,1% tông von đầu
tư); sản xuất, phân phối điện với hơn 38,3 ty USD (chiếm 8,7% tổng vốn dau tư).
28
Trang 36Theo địa ban: Nam 2020, DTNN đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước,
trong đó thành phó Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút ĐTNN với 48,2
ty USD (chiém 12,5% tong von dau tu); tiếp theo là Hà Nội với 35, 9 ty USD (chiém 9.3%tong vốn đầu tư); Bình Dương với gân 35,5 tỷ USD (chiếm 9,2% tông vốn dau tư) Năm2021, các nhà DTNN đã dau tư vào 59 tỉnh, thành pho trên cả nước Hai Phong vượt qua
Long An vươn lên dẫn đầu trong cả năm với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 5,26 tỷ USD,
chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư đăng ký và gap gan 3,5 lan so với cùng kỳ năm 2020 LongAn xếp thứ hai với trên 3,84 ty USD, chiém 12,3% tong von dau tu cả nước TP H6 ChiMinh đứng vi trí thứ ba với gan 3,74 ty USD, chiém gan 12% tong von dau tu, giam 14,2%
so với cùng kỳ Tiếp theo lần lượt là Binh Dương, Bac Ninh, Hà Nội, Nếu xét về số dự
án, các nhà DTNN vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận
lợi như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh Trong đó, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả về số
dự án mới (29,2%), số lượt dự án điều chỉnh (18,1%) và GVMCP (60,3%) Hà Nội tuy không thuộc top 5 địa phương thu hút DTNN trong năm, song xếp thứ hai về số dự án mới (16,7%) và sô lượt GVMCP (12,2%) Nam 2022, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trên cả nước TP Hồ Chí Minh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,94 tỷ
USD, chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư đăng ky và tăng 5,4% so với cùng ky năm 2021 BìnhDương đứng thứ hai với tông vốn đầu tư hơn 3,14 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn, tăng47,3% so với cùng kỳ Quảng Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,37 tỷ
USD, chiếm 8,5% tổng vốn và tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2021 Tiếp theo lần
lượt là Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội về số dự án mới, các nhà DTNN tập trung đầu tư
nhiều tai các thành phó lớn, có cơ sở hạ tang thuận lợi như TP Hồ Chi Minh, Hà Nội Trong
đó, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu về số dự án mới (43,9%), số lượt GVMCP (67,6%) và đứng
thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn (17,3% sau Hà Nội là 18,6%).
Bang 2.1 Dự án cấp mới của Việt Nam giai đoạn 2020 — 2022
Win Dự án cấp mới Vốn đăng ký Vốn thực hiện
(Triệu USD) (Triệu USD)
Trang 37Hình 2.3 So sánh vốn đăng ký và vốn thực hiện của các dự án FDI tại Việt Nam
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.3.3.2 Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam 3 tháng dau năm 2023
Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và gop von mua cé phan, mua phan von gop
(GVMCP) của nhà DTNN dat gần 5,45 ty USD, bang 61,2% so với cùng kỳ Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng hơn 4,3 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ
năm 2022 Có 36.881 dự án còn hiệu lực với tông vốn đăng ký gần 444,1 ty USD Vốn thực
hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt hơn 278,3 tỷ USD, bằng gần 62,7%
tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.Số dự án đăng ký mới: Có 522 dự án mới tăng 62,1% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt
hơn 3 tỷ USD giảm 5,9% so với cùng kỳ
Số lượt dự án điều chỉnh: Có 234 lượt dự án tăng 2,6% so với cùng kỳ, tổng vốn đăngký tăng thêm đạt gần 1,21 tỷ USD giảm 70,3% so với cùng kỳ
Số giao dịch góp vốn, mua cô phan: Có 703 giao dịch giảm 4,2% so với cùng kỳ, tổng giátrị vốn góp đạt gần 1,22 tỷ USD giảm 25,5% so với cùng kỳ
30
Trang 38Hình 2.4 Cơ cấu vốn FDI 03 tháng đầu năm 2023 theo tháng
và theo cách thức đầu tư vốn
S
= 2.000 =”
200 1.500
150 1.000
100
500 s
0
Gee Ding kvcipméi Ges Ding kf diéu chinh CC Gépvon, mua cd phản ——S0 duran mới
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Theo ngành: Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17/21 trong tong số ngànhkinh tế quốc dân Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu
tư đạt gần 4 ty USD, chiếm 73% tổng vốn đầu tư đăng ký và giảm 25% so với cùng kỳ.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 766 triệu USD,
chiếm gần 14,1% tổng vốn đầu tư đăng ký và giảm 71,6% so với cùng kỳ Trong khi đó,
các ngành bán buôn, bán lẻ; vận tải kho bãi thu hút vốn đầu tư tăng hơn so với ¡cùng kỳ, xếpthứ 3 và 4 với tong vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 276 triệu USD (tăng gap 2 lần cùng
kỳ) và gần 151 triệu USD (tăng 37%) Còn lại là các ngành khác Xét vê sô lượng dự án mới, công nghiệp chế biến chế tạo cũng là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 28,7%) và điều chỉnh vốn (chiếm 65%).
31
Trang 39Hình 2.5 Cơ cấu FDI 03 tháng đầu năm 2023 theo ngành
"an tai kho bai Xây dựng _ Các ngành khác
Nguồn: Bộ Ké hoạch và Đầu tư
Theo doi tac dau tu: Đã có 67 quốc gia và vùng lãnh thé có đầu tư tại Việt Nam trong 03 tháng đầu 2023 Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 1,69 tỷ USD,
chiếm gan 31% tổng vôn đầu tư vào Việt Nam, giảm 26, 3% so với cùng kỳ 2022; Trung
Quốc đứng thứ hai với gần 552 triệu USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư, giảm 38,3% so
với cùng kỳ Đài Loan đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 477 triệu USD,
chiếm gân 8,8% tổng vốn đầu tư, tăng 47,5% so VỚI cùng ky Tiép theo là Han Quốc, Hồng
Kông, Hà Lan, Xét về số dự án, Hàn Quốc dẫn đầu cả về số dự án mới (chiếm 15,5%), số
lượt điều chỉnh vốn (chiếm 26,9%) và GVMCP (chiếm 28,4%).
32